1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát hiện trạng và xây dựng vườn thực vật củ chi thành phố hồ chí minh

120 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát hiện trạng và xây dựng vườn thực vật Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thị Thảo Quyên
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Hợp
Trường học Trường Đại học Mở – Bán công TPHCM
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học
Thể loại Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Khoa học
Năm xuất bản 2004
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

- Vườn thực vật Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh là một công trình có tầm cỡ quốc gia, là một đơn vị do nhà nước thành lập, nhằm: nghiên cứu khoa học, phục vụ học tập nghiên cứu thực vật, ph

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ – BÁN CÔNG TPHCM

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Đề tài:

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ XÂY DỰNG

VƯỜN THỰC VẬT CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC

GVHD : PGS.TS TRẦN HỢP

SVTH : NGUYỄN THỊ THẢO QUYÊN

MSSV : 39800203

11 / 2004

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp, là niềm tự hào của tất cả những ai đã từng là sinh viên Một quyển luận văn tốt nghiệp được hoàn thành, đánh dấu bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời sinh viên của chúng tôi Với riêng tôi, quyển luận văn này không chỉ là niềm tự hào mà còn mang một ý nghĩa to lớn hơn Đó là hai câu chuyện nhỏ của tôi

Một Tôi sống với bà ngoại, bà chăm sóc tôi từ khi tôi lọt lòng mẹ Tôi lớn lên trong tình yêu thương của bà, lớn lên bằng những câu ca dao_ tục ngữ, bằng những câu chuyện dân gian truyền miệng về một vùng quê nghèo ở miền Bắc mà hằng đêm bà kể cho tôi nghe Bà tôi không biết chữ, nhưng vốn dĩ là một phụ nữ sâu sắc, bà thấm thía về một kí ức nghèo khó, về một tuổi thơ lam lũ Dẫu nghèo, nhưng tôi được đi học được mặc những bộ quần áo sạch sẽ gọn gàng Bà bảo tôi cố mà học vào cho ấm cái thân, cứ như bà thì khổ lắm Bà tôi hàng ngày vẫn mặc chiếc áo màu nâu, một tay cắp thúng bánh vào hông, tay kia xách cái xô nhựa màu đỏ, đầu đội nón lá, dáng đi nghiêng nghiêng trong nắng, cất tiếng rao từ đầu xóm đến cuối ngõ Hình ảnh ấy như khắc sâu vào tim tôi Khi đó, cái con bé 15 tuổi như tôi những tưởng cuộc sống đơn giản lắm, bỏ dở dang năm học lớp 9 mà “đi kiếm tiền” Tôi đi phụ bếp cho nhà hàng, về rất khuya, đêm nào bà cũng chờ mở cửa cho tôi, rồi hai bà cháu đi ngủ Trong giấc ngủ chập chờn, bà ôm tôi vào lòng, thở dài Đêm cuối cùng, bà vẫn chờ tôi về, trong tiếng rên rỉ của cơn đau bà dặn tôi phải đi học lại cho đến nơi đến chốn Sau hai năm xa rời sách vở, tôi quay lại với quyết tâm: phải học!

Hai Thời trung học của tôi trải qua dưới mái trường Bổ túc văn hóa Với các bạn phổ thông, giờ ra chơi là những ô cửa sổ ngập nắng và gió, qua ô cửa sổ sân trường của các bạn thật đẹp lung linh với hàng phượng vĩ Ngôi trường của

Trang 3

SV: NGUYỄN THỊ THẢO QUYÊN 2

chật hẹp Lớp học cũ kỉ, nền nhà chắp vá loang lỗ Cô dạy môn Vật lí có lần vì

quá say sưa giảng bài, khi bước xuống bục, cô bước ngay vào chỗ nền nhà bị vỡ

và ngã, cô đứng dậy thật nhanh, người dính đầy phấn và cát, cô phủi nhẹ rồi

giảng tiếp bài Lớp học lợp tôn, không có la-phông nên buổi trưa rất nóng Giờ

ra chơi, chúng tôi ùa ra hành lang tiếp giáp với đường ray xe lửa để tránh cái

nóng oi bức ngột ngạt ở trong lớp Giờ học của chúng tôi luôn bị ngắt quãng khi

có đoàn tàu chạy qua Nghe mãi rồi thành quen, tiếng còi hụ, tiếng xình xịch,

mọi người cũng chẳng ai muốn nhìn ra để xem đoàn tàu dài hay ngắn Trông cho

nó đi qua thật mau, tiếng cô- tiếng thầy lại vang lên truyền cảm lạ kì Trong

lòng tôi thôi thúc, phải cố học cho thật tốt Con đường đến Đại học không chỉ

dành cho các bạn học chính qui, mà thầy cô của chúng tôi cũng muốn chúng tôi

được như các bạn

Hai câu chuyện của tôi chỉ đơn giản vậy thôi! Không có hai câu chuyện

nhỏ này sẽ không có “tôi” của ngày hôm nay

Quyển luận văn này được hoàn thành, tôi xin được đặc biệt cảm ơn PGS.TS Trần

Hợp Thầy đã hết sức giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi tận tình

Cho tôi được cảm ơn:

-Chi cục Phát triển Lâm nghiệp

-Phân viện II Viện Qui hoạch & Thiết kế Nông Nghiệp

-Trường ĐH Mở BC TP Hồ Chí Minh

-Trung tâm Dịch vụ Kĩ thuật Lâm nghiệp

Tôi tự hào khi quyển luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành Đây là món quà

tôi dành tặng cho con gái của mình nhân sinh nhật một tuổi của bé

Xin cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

A- TỔNG QUAN

PHẦN MỞ ĐẦU

Sự cần thiết phải khảo sát và các căn cứ xây dựng vườn thực vật Củ Chi 4 – 11

PHẦN MỘT

Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và thực trạng vườn thực vật Củ Chi 12 – 20

B- KỀT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Trang 5

SV: NGUYỄN THỊ THẢO QUYÊN 4

A- TỔNG QUAN

PHẦN MỞ ĐẦU

SỰ CẦN THIẾT PHẢI KHẢO SÁT VÀ

CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG VƯỜN

THỰC VẬT CỦ CHI

Trang 6

1.Sự cần thiết:

- Thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, các Bộ, ngành có liên quan để xây dựng hai vườn thực vật đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt dự toán lập dự án khả thi cho đầu tư công trình xây dựng vườn thực vật Củ Chi, giao cho Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Môi Trường nay là Chi Cục Phát Triển Lâm Nghiệp tổ chức thực hiện

- Vườn thực vật Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh là một công trình có tầm cỡ quốc gia, là một đơn vị do nhà nước thành lập, nhằm: nghiên cứu khoa học, phục vụ học tập nghiên cứu thực vật, phát hiện các loài mới có lợi đểà đưa chúng vào trồng trọt, tuyên truyền giáo dục về môi trường thẩm mỹ Bên cạnh đó vườn thực vật còn nhằm mục tiêu phúc lợi, tham quan và trao đổi kinh nghiệm quốc tế

- Vườn thực vật là bộ sưu tập thực vật sống được trồng ngoài trời và cả trong nhà kính Thực vật được phân bố theo nguyên tắc: theo vùng địa lý, theo hệ thống phát sinh

(Hội thảo khoa học về xây dựng vườn thực vật_1996)

2.Vị trí xây dựng vườn thực vật:

- Củ Chi, vùng “đất thép thành đồng” nơi có căn cứ Địa đạo nổi tiếng với những chiến tích anh hùng, ghi đậm nhiều dấu ấn lịch sử qua hai cuộc chiến tranh giữ nước

Trang 7

SV: NGUYỄN THỊ THẢO QUYÊN 6

- Là một huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Củ Chi có địa hình cao

nhất và nhiều đồi gò so với những nơi khác trên địa bàn thành phố Chiến tranh

đã hủy diệt hầu hết những khu rừng nguyên sinh ở đây, thay vào đó là những

vùng hoang trống hoặc các khu rừng thứ sinh nhiều loài nhưng giá trị kinh tế

thấp

- Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhà nước và nhân dân Thành

phố Hồ Chí Minh đã tiến hành đầu tư phát triển kinh tế xã hội trên nhiều phương

diện Trong đó, công tác tạo mảng xanh ở Củ Chi qua phong trào trồng cây của

nhân dân nói chung và khôi phục lại rừng nói riêng đã đạt được nhiều thành quả

- Từ năm 1991 đến nay, thành phố đã thực hiện việc xây dựng và phát

triển rừng phòng hộ môi trường trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố đã tiến

hành đầu tư cho công tác quản lý và bảo vệ rừng phòng hộ thông qua việc trồng

theo phương thức chuyển hóa, thay đổi dần các lâm phần cây keo lá tràm hiện

hữu bằng các loài cây thân gỗ, cơ bản dựa trên mô hình phục chế cấu trúc rừng

mưa nhiệt đới của Giáo Sư Thái Văn Trừng, bước đầu trồng sưu tập một số loài

cây đặc hữu của vùng Đông Nam Bộ

- Với những thành tựu bước đầu đáng khích lệ, đồng thời được sự ủng hộ

của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố

Hồ Chí Minh đã thống nhất chủ trương: chuyển đổi rừng phòng hộ môi trường tại

huyện Củ Chi thành Vườn Thực Vật, nhằm mục đích nâng cao hơn nữa giá trị

nhiều mặt của rừng phòng hộ hiện hữu

3.Những yếu tố cần thiết để khảo sát hiện trạng và xây dựng Vườn Thực

Vật Củ Chi tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Trang 8

- Thành Phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế thương mại và dịch vụ lớn nhất trong cả nước Là đầu mối giao lưu của khu vực và đang tiến mạnh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Bên cạnh đó, dân cư ngày càng đông đúc, diện tích xây dựng đô thị mở rộng, nổi lên nạn ô nhiễm môi trường… làm nghèo đi tính đa dạng sinh học vốn có của thiên nhiên

- Vì thế việc xây dựng một vườn sưu tập thực vật ở Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh là rất cần thiết, vừa có giá trị khoa học vừa tăng thêm màu xanh độ che phủ cho thành phố, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái đồng thời tạo được một khu tuyên truyền giáo dục cho nhân dân Giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nâng cao hiểu biết về sự phong phú và đa dạng của hệ thực vật nhiệt đới nước ta, đồng thời là nơi tham quan, du lịch, nghiên cứu học tập…

- Với những đặc trưng cần thiết đó, Chi Cục Phát Triển Lâm Nghiệp Tp Hồ Chí Minh đã kết hợp với Trung Tâm Dịch Vụ Khoa Học Kỹ Thuật Lâm Nghiệp tiến hành khảo sát ngoài thực địa thu thập các tài liệu để xây dựng dự án Các biện pháp kỹ thuật khảo sát tuân thủ theo các quy trình, quy phạm về điều tra tài nguyên và điều tra lâm học của Bộ Lâm Nghiệp trước đây và Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành làm cơ sở cho việc xây dựng vườn

4 Phương pháp nghiên cứu:

4.1 Nghiên cứu ngoại nghiệp:

- Đóng cọc

- Thu mẫu tiêu bản

- Vẽ phân bố các loài: Thống kê biểu phân bố loài

Trang 9

SV: NGUYỄN THỊ THẢO QUYÊN 8

4.2 Nghiên cứu nội nghiệp:

- Định danh các loài theo các bộ thực vật chí trong nước và các tài liệu tham

khảo Phương pháp định danh bằng các khóa tra cứu

- Mô tả một số loài tiêu biểu theo hình thái – đặc tính

- Lập danh lục các loài hiện có theo họ bộ

5 Hạn chế:

- Được sự hướng dẫn của PGS TS Trần Hợp, tôi thực hiện đề tài “Khảo sát hiện

trạng và xây dựng vườn thực vật Củ Chi” để làm luận văn tốt nghiệp của mình

- Trong luận văn, chỉ nghiên cứu và phác thảo phần mặt bằng thực vật, dựa trên

sơ đồ thiết kế xây dựng vườn thực vật Củ Chi và lập danh sách các loài cây sẽ

được bổ sung gây trồng tại vườn

Đây là một phần nhỏ trong dự án “Đầu tư xây dựng vườn thực vật Củ Chi” của

Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Hồ Chí Minh

6 Mục tiêu và nhiệm vụ:

6.1 Mục tiêu: Đầu tư xây dựng và phát triển vườn thực vật Củ Chi, ngoài

chức năng phòng hộ môi trường còn đáp ứng hai mục tiêu cơ bản:

a)Về mặt khoa học:

_ Là bộ sưu tập tiêu bản thực vật sống của các tỉnh phía Nam và một phần

của các tỉnh phía Bắc, đặc biệt hệ sinh thái vùng nhiệt đới miền Đông Nam Bộ,

với các đại diện: quí hiếm, đặc hữu, giá trị kinh tế cao và phổ biến

_ Nghiên cứu dẫn giống thực vật (Insitu và Exsitu), lai tạo giống mới từ

các giòng thực vật có nguồn gốc xuất xứ khác nhau

Trang 10

_ Là nơi tham quan học tập, nghiên cứu, giao lưu khoa học Đồng thời là

cơ sở thực tiễn để giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong quan hệ hợp tác quốc tế về thực vật học

Trang 11

SV: NGUYỄN THỊ THẢO QUYÊN 10

b)Về mặt phúc lợi kinh tế xã hội:

Ngoài phương diện là một cơ sở nghiên cứu khoa học thực vật, Vườn thực

vật Củ Chi còn gắn liền với khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, hợp thành một

cảnh quan độc đáo, có ý nghĩa về lịch sử đấu tranh cách mạng của Thành phố

nói riêng và cả nước nói chung Như vậy, hoạt động khoa học kết hợp với công

tác bảo tồn và phát triển những di tích lịch sử thông qua các dịch vụ trồng cây,

du lịch sinh thái sẽ bảo đảm:

♦ Tôn tạo cảnh quan thiên nhiên thấm đậm bản sắc văn hóa dân tộc, phục

vụ du lịch khoa học, du lịch sinh thái Trực tiếp giáo dục về ý thức bảo vệ thiên

nhiên môi trường, ý thức về quá trình lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc qua

các mô hình sinh thái cảnh quan

♦ Tạo ra nhiều việc làm, cải thiện và nâng cao chất lượng về cuộc sống của

nhân dân địa phương trên cơ sở xây dựng và phát triển các cộng đồng nông thôn,

lấy nông nghiệp sinh thái làm nền tảng

6.2 Nhiệm vụ:

_ Quy hoạch các phân khu chức năng

_ Đề xuất các mô hình cấu trúc, hệ thống cây trong các phân khu chức

năng

7 Những căn cứ để đầu tư dự án:

- Căn cứ quyết định số 1637/QĐ-UB-KT ngày 27/03/1996 của Ủy Ban

Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh

- Căn cứ quyết định số 2366NN-TCCB/QĐ ngày 16/09/1997 của Bộ

Trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

- Căn cứ văn bản số 576/KH-TH ngày 18/10/1997 của Cục Phát Triển

Lâm Nghiệp v/v xây dựng dự án Vườn thực vật tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 12

- Căn cứ thông báo số 725/NN-PTNT ngày 07/02/1998 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn v/v Vườn thực vật Củ Chi

- Căn cứ văn bản số 424/UB-KT ngày 09/02/1998 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh v/v đề nghị chuyển chức năng rừng phòng hộ môi trường khu Bến Dược Củ Chi thành vườn thực vật

- Căn cứ văn bản số 2468/BNN_PTLN ngày 24/06/1998 Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn v/v chuẩn bị đầu tư Vườn thực vật Củ Chi

- Căn cứ văn bản số 279/CV-UB ngày 14/06/1999 của Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Củ Chi thống nhất ý kiến chuyển rừng phòng hộ môi trường Bến Dược và Bến Đình sang Vườn thực vật Củ Chi

- Căn cứ quyết định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của chính phủ

- Căn cứ văn bản số 10810/KTST.QH ngày 08/09/1999 của Kiến trúc sư Trưởng Thành Phố trích yếu ý kiến địa điểm Dự án Vườn thực vật Bến Dược_Bến Đình huyện Củ Chi

- Căn cứ văn bản số 08/TB-VP-CNN ngày 17/01/2000 của Văn phòng Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh thông báo nội dung cuộc họp về Dự án Vườn thực vật tại khu Bến Dược Huyện Củ Chi

- Căn cứ quyết định số 17/2000 ngày 02/08/2000 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng

- Căn cứ thông tư số 102/TT/BNN-KL ngày 02/10/2000 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

- Căn cứ quyết định số 44/2000/QĐ-UB ngày 03/05/2002 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh

- Căn cứ tờ trình số 319/TT-BQL ngày 30/09/2002 của Ban Quản lý Rừng Phòng Hộ Môi Trường Thành Phố

Trang 13

SV: NGUYỄN THỊ THẢO QUYÊN 12

- Căn cứ kết quả thẩm định số 129/TĐ-QLN ngày 11/12/2002 của Chi cục

quản lý nước

- Căn cứ quyết định số 507/QĐ-NN-XDCB ngày 11/12/2002 của Giám

đốc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

- Căn cứ văn bản số 283/BQL-CV ngày 18/12/2002 v/v đề nghị chỉ định

thầu công tác tư vấn lập dự án khả thi “Đầu tư xây dựng Vườn thực vật Củ Chi

của Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Môi Trường Thành Phố Hồ Chí Minh”

- Căn cứ công văn số 1157/NN-KHTC ngày 20/12/2002 của Giám đốc Sở

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

- Căn cứ quyết định số 290/QĐ-BQL.DA ngày 23/12/2002 của trưởng Ban

Quản lý Rừng Phòng Hộ Môi Trường Thành Phố

- Căn cứ Quyết định 159/2003/QĐ-UB ngày 3/9/2003 của UBND

TP.HCM về điều chỉnh mức tiền công khoán bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụïng ở

TP Hồ Chí Minh

Trang 15

SV: NGUYỄN THỊ THẢO QUYÊN 14

I Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên:

Diện tích vườn thực vật Củ Chi là 39,1334 m2 (làm tròn 39 Ha)

I.1.Tọa độ địa lý chung:

Vườn thực vật nằm trong xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi - TP Hồ Chí Minh

có vị trí địa lý:

• Vĩ độ Bắc : 10° 38′ - 10° 10′

• Kinh độ Đông :106° 22′ - 106° 54′

• Độ cao so với mặt biển : 30 m

Vườn thực vật Củ Chi chủ yếu là đồi gò, độ cao chênh lệch không đáng

kể, chỉ biến động từ 5-10 m, nghiêng từ Đông Nam xuống Tây Bắc

Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Tây Ninh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai,

phía Nam giáp biển Đông, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền

Giang Vườn thực vật còn gần với nơi hội tụ của hai dòng sông lớn ở Đông Nam

Bộ: sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, chúng hợp lưu tại Bắc Nhà Bè, nơi đây có

hệ thống cảng thuận lợi cho tàu bè đi lại cập bến, có sân bay quốc tế, có hệ

thống đường bộ giao lưu với mọi miền đất nước Chính vì vậy, việc xây dựng

một vườn thực vật nằm trong địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là điều hợp lý Cụ

thể vườn thực vật Củ Chi có ranh giới là: Bắc giáp bờ tường của trường Thiếu

Sinh Quân, Nam giáp với khu trồng cây của dân và nông trường, Đông giáp với

khu dân cư gần đường lộ và Tây giáp với khu nông trường Phạm Văn Cội

I 2 Địa hình:

Thành phố Hồ Chí Minh thuộc miền Đông Nam Bộ, địa hình vừa có

những đặc điểm riêng vừa có những nét tương tự với cả hai miền Nam Trung Bộ

và Tây Nam Bộ, thể hiện rõ nhất là địa hình nghiêng, bậc thềm thấp dần từ Bắc

xuống Nam, từ Đông sang Tây, đặc trưng cho vùng Đông Nam Bộ có địa hình

Trang 16

bằng phẳng nhất so với các vùng đồi núi khác ở nươc ta Củ Chi thuộc địa hình vùng gò đồi do nằm ở phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh

I.3 Đất:

Đào phẩu diện ở trong diện tích vườn và dựa trên kết quả phân tích tại 4 phân khu tiêu biểu của Vườn thực vật (Được thực hiện bởi Phòng phân tích đất_Phân viện Quy hoạch Thiết kế Nông Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh), kết luận như sau

• Thành phần cơ giới nhẹ, phân bố trên những đồi thoải, dễ thoát nước, thường có tầng đất rất dày

• Là loại đất chua

• Nghèo các chất dinh dưỡng

Vườn thực vật Củ Chi có đất ít bị sói mòn, không có sông suối, vùng đất cao, khô, nóng, mạch nước ngầm sâu

Đất đai trên các tài liệu điều tra hiện trạng (tháng 08/2004), kết hợp tham khảo các tài liệu đã có (Đất đai Việt Nam của Hội Khoa Học Đất Việt Nam 1996) thì đất ở vườn thực vật thuộc đất phát triển trên phù sa cổ, thoát nước tốt, mực nước ngầm sâu, lớp mặt thường màu xám, thành phần chủ yếu là cát và thịt pha sét Các lớp sâu (dưới 20 cm) có màu nâu hay nâu vàng, thành phần chủ yếu là thịt pha sét, phân lớp hơi rõ Đất này có nhiều mao quản nhỏ và vừa, thích hợp cho cây có bộ rễ nhỏ và rất nhỏ (cây bụi, cây thân cỏ dễ mọc vào mùa mưa và dễ cháy vào mùa khô) Vì vậy, công tác chăm sóc vườn khá phức tạp và khó khăn

Các phẩu diện đất đã đào để nghiên cứu hiện trạng đất theo tiêu chuẩn của phòng phân tích đất thuộc Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp,và được phân viện II Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp ở Thành phố Hòâ Chí

Minh phân tích (Bảng 1.I.3.: Bảng phân tích đất vườn thực vật Củ Chi)

Trang 17

SV: NGUYỄN THỊ THẢO QUYÊN 16

I 4 Khí hậu_Thời tiết:

Vườn thực vật Củ Chi nằm trong phạm vi khí hậu chung của cả thành phố, nóng

ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa cận xích đạo với hai mùa rõ rệt (mùa mưa và

mùa khô)

_ Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 04

năm sau Những đợt khô ngắn ngày thường xảy ra vào giữa tháng 07 và tháng

08

_ Nhiệt độ bình quân năm: 27° C, cao nhất là 32° C và thấp nhất 25° C

_ Lượng mưa bình quân năm: 1.707 mm , thấp nhất là 1.392 mm

_ Độ ẩm không khí trung bình: 76%, mùa mưa là 81% và mùa khô là 70%

_ Hướng gió thịnh hành: Tây-Tây Nam (tháng 05-10) và Đông- Đông Bắc

(tháng 11-04)

_ Tốc độ gió trung bình là: 3-4 m/s

I.5 Kinh tế xã hội:

Vườn thực vật Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong khu đất được

nhà nước giao cho Chi Cục Phát Triển Lâm Nghiệp

▪ Trong vườn thực vật hiện nay không có dân cư sinh sống, chỉ tiếp giáp sát

với khu dân cư ven theo đường quốc lộ Khu nhà dân có trồng các loại cây ăn

trái và các cây nông nghiệp Ngay trong khu vườn thực vật còn một số cây Điều

do dân gây trồng, sau này sẽ đền bù giải tỏa theo tiến độ xây dựng vườn

▪ Dọc theo đường lộ: giao thông thuận lợi, có đường nhựa ô tô đi từ Bến

Đình đến Bến Dược

▪ Gần khu du lịch “Địa đạo Bến Đình”: thuận lợi cho việc phát triển

Trang 18

II Thực trạng Vườn Thực Vật:

Được khảo sát từ ngày 17/05/2004 đến ngày 23/05/2004, kết hợp với Hạt Kiểm lâm Củ Chi thực hiện Bao gồm hiện trạng cây gỗ được trồng từ năm 1995 – 2000 của Ban quản lý Rừng phòng hộ môi trường (Ban QLRPHMT), và hiện trạng các loài cây tự nhiên chủ yếu là cây thân gỗ

(Bảng 2.II: Bảng thống kê số cây hiện có trong vườn thực vật)

II 1 Phương pháp khảo sát:

Đóng cọc theo ranh giới vườn cách khoảng 25 m/1cọc Dùng dây chăng để đo lại diện tích Theo sơ đồ vườn cũ thì vẫn phân chia thành 14 phân khu Kiểm tra lại toàn bộ số lượng cây, loại cây, tình trạng cây

II 2 Diện tích Vườn Thực Vật:

Phân khu Diện tích vườn do Ban

QLRPHMT phụ trách trước khi thành lập Vườn thực vật

Diện tích đất Vườn thực vật hiện hữu

Trang 19

SV: NGUYỄN THỊ THẢO QUYÊN 18

Chú thích : Diện tích đất ở phân khu 8 ,phân khu 12 và một phần đất ở

phân khu 9 , phân khu 11 là đất thuộc trường bắn, còn rừng Ô Thái Văn Trừng

với diện tích 2,5 ha ( phân khu 10 ) được tính vào diện tích thuộc Vườn thực vật

Củ Chi

II 3.Hiện trạng các loài cây:

Một góc hiện trạng vườn thực vật

- Chủ yếu là các loại cây thuộc họ Sao, Dầu, được trồng theo kế hoạch

các năm trước và theo từng hàng cách nhau 5 m x 4 m/ 1cây

- Trồng xen kẻ là Lim sẹt, Muồng đen, Vên vên…

Trang 20

- Hàng cây ven vườn cũ tương đối tốt, phía trong đa số là cây mọc còi cọc và chết nhiều

- Khu 7,9,10 có nhiều cây to

- Các phân khu sau có nhiều điều của dân trồng, sẽ chặt sau khi thu hoạch và được đền bù theo chế độ ban hành:

Phân khu 1 2 3 4 13 14 Tổng cộng

Số cây (Điều) 53 357 43 297 260 190 1.200 cây

Điều do dân trồng trong vườn thực vật

II 4 Đánh giá tổng quát:

Vườn thực vật Củ Chi có nhiều điểm thuận lợi và nổi bật như sau:

_ Có một diện tích đất trống đã trồng một số cây gỗ mọc tuy không đều, nhưng cũng đủ để bổ sung theo yêu cầu vào bộ sưu tập các loài cây gỗ, tạo ra một vườn thực vật đúng ý nghĩa có tầm cỡ khu vực và quốc gia

Trang 21

SV: NGUYỄN THỊ THẢO QUYÊN 20

_ Đất đai địa hình vườn thực vật tương đối đồng đều và phong phú Có thể

đào hồ, đắp gò theo ý muốn, bố trí cây cỏ theo cảnh quan tạo lập và xây dựng

các lối đi, công trình phù hợp

_ Có đường giao thông thuận lợi, ở gần nhiều điểm di tích lịch sử, các khu

du lịch đẹp của thành phố Vì vậy, sẽ góp phần làm phong phú thêm các tuyến

tham quan du lịch, học tập, nghiên cứu của người dân thành phố và khách du

lịch

_ Vấn đề qui hoạch trồng cây trong Vườn thực vật cần có chính sách bồi

thường hợp lý cho đầt đai do dòng tộc để lại và một ít cây Điều dân đã trồng và

sẵn sàng Diện tích đất này còn có thể mở rộng ra phía nông trường cao su Phạm

Văn Cội nếu vườn được xây dựng đẹp, có sức hấp dẫn và có nhu cầu mở rộng

làm thành một vườn thực vật lớn đặc trưng cho khu vực Đông Nam Á và Việt

Nam

_ Vườn thực vật nằm trong quần thể nhiều khu du lịch sinh thái có trồng

cây khác nhau như: khu “Một thoáng Việt Nam”, khu “Mô phỏng Biển Đông”,

các di tích địa đạo Bến Dược, Bến Đình.Vì vậy, việc xây dựng một vườn thực

vật ở đây là rất thuận lợi và phù hợp với qui hoạch mảng xanh của thành phố

trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự mở rộng khu dân cư của

thành phố

Tóm lại, với các thuận lợi nêu trên, việc đầu tư xây dựng vườn thực vật

rất phù hợp với chủ trương chung của chính phủ và nhà nước

Trang 22

B-KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

PHẦN HAI

PHÁC THẢO NỘI DUNG QUY

HOẠCH & XÂY DỰNG VƯỜN THỰC VẬT CỦ CHI TP HỒ

CHÍ MINH

Trang 23

SV: NGUYỄN THỊ THẢO QUYÊN 22

1 Mục tiêu:

-Vườn thực vật Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh là một khu trồng cây sưu

tập những loài cây bản địa Việt Nam gồm các loài cây quí hiếm, đặc hữu và phổ

biến của cả nước, đã được định danh theo các Bộ thực vật chí trong nước và các

nước lân cận

-Vườn thực vật Củ Chi còn là một bảo tàng sống lưu trữ các nguồn gen

của các loài cây có giá trị kinh tế cao bản địa hoặc được nhập nội, thuần hóa,

đóng góp cho kho tài nguyên cây cỏ của cả nước

-Vườn thực vật Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh là nơi nghiên cứu, lai tạo

các loài cây có giá trị trong sản xuất, để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học,

học tập hay xuất khẩu

-Vườn thực vật Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh là hiện trường phục vụ

cho việc tạo lập các kiểu rừng nhiệt đới, đặc biệt là kiểu rừng Đông Nam Bộ,

bằng cách gây trồng hỗn giao các loài cây, phục vụ cho giảng dạy học tập,

nghiên cứu tham quan du lịch, đồng thời, góp phần giáo dục ý thức yêu thiên

nhiên, bảo vệ môi trường, làm phong phú nguồn đa dạng sinh học vốn giàu có

của rừng nhiệt đới Việt Nam

-Vườn thực vật Củ Chi là nơi nghỉ ngơi cho mọi người, mọi tầng lớp nhân

dân trong khung cảnh yên tĩnh, mát mẻ của cây cỏ

2 Yêu cầu:

-Vườn thực vật Củ Chi mặc dù có diện tích nhỏ, hạn chế, nhưng sẽ được

thiết kế một cách mỹ quan, hiện đại và khoa học Được gây trồng hầu hết các

loài cây có trong cả nước bao gồm ba nội dung: quí hiếm, đặc hữu và phổ biến

thông dụng

Trang 24

-Các loài cây đã có trong công tác sưu tập, sẽ được gây trồng theo hai phương thức: theo họ-bộ trong một khuôn khổ hệ thống sinh tiến hóa và theo các yêu cầu sinh thái môi trường Các khu vực theo các lô được thiết kế sẽ tạo ra các khu trồng theo họ- bộ, các khu có môi trường sống khác nhau để làm cho cảnh quan bớt đơn điệu, phù hợp với các nhu cầu sống của mỗi loài cây

-Ngoài các loài cây trồng theo họ- bộ trong các lô có các kí hiệu khác nhau, ngoài ra vườn thực vật còn sưu tập các họ cây đặc sắc theo các chuyên đề, bao gồm các loại cây họ Sao- Dầu (Dipterocarpaceae) đặc trưng cho vùng Đông Nam Bộ, các loài cây họ Cau- Dừa (Arecaceae) đặc sắc cho cảnh quan nhiệt đới, các loài cây Tre- Trúc (họ phụ Tre của họ Cỏ: Bambusoideae- Poaceae), các loài cây họ Tuế (Cycadaceae), làm phong phú cho các chủng loại gây trồng và tăng thêm vẻ đẹp hấp dẫn của vườn thực vật

- Các loài cây đặc sắc phục vụ cảnh quan làm nơi trưng bày cho khách du lịch tham quan cũng được đặc biệt chú ý như: trồng một khu các loài Phong lan (Orchidaceae) theo các dàn treo và trong chậu, các loài cây mọng nước (chủ yếu họ Xương rồng- Cactaceae) phục vụ một khu đồi cát khô sỏi đá và các loài cây làm cảnh có hoa đẹp (cây bản địa xen lẫn cây ngoại lai) trong các chậu hay trong các bồn hoa

- Kỹ thuật trồng theo họ - bộ hay trồng theo các môi trường sống phải bảo đảm thông thoáng, hài hòa, cây có đủ không gian dinh dưỡng Đặc biệt các loài cây có giá trị cao, có dáng đẹp, hoa lớn cần có khoảng cách rộng để du khách có thể đi xung quanh chiêm ngưỡng và chụp ảnh Cây trồng theo họ - bộ trong các lô cần đảm bảo được cách gây trồng theo nhiều tầng, xen lẫn cây ưa sáng với cây chịu bóng, tạo nên không gian của cảnh quan rừng tự nhiên, giúp cây phát triển tốt và đảm bảo vẻ mỹ quan, tính khoa học của một khu sưu tập thực vật

Trang 25

SV: NGUYỄN THỊ THẢO QUYÊN 24

- Kỹ thuật bố trí trồng theo họ, theo nhóm (chi, loài), vừa rải rác vừa tập

trung, từng cây từng cụm theo nhu cầu sống của các loài khác nhau, bảo đảm

thông thoáng, hài hòa, cảnh quan luôn thay đổi và đẹp, làm cho cây có đủ không

gian dinh dưỡng, tạo ra nhiều tầng - phiến như cảnh trong một khu rừng nhiệt đới

để cây phát triển và phát sinh tốt như trong thiên nhiên Đảm bảo vẻ mỹ quan và

tính khoa học của một vườn thực vật theo tiêu chuẩn quốc tế

- Quy hoạch vườn thực vật được phân lô, phân khoảnh rõ ràng theo các lối

đi được bố trí hợp lý, đủ diện tích để có thể đi xuyên qua các khu rừng khi cần

tham quan du lịch du khảo trong vườn, vừa có chỗ đi lại vừa có các giao điểm

làm chỗ dừng chân Ngoài ra các lối đi còn tạo điều kiện có đủ không gian dinh

dưỡng cho các loài cây mà vẫn thuận tiện cho việc tham quan du lịch, vẫn tôn

tạo được vẻ đẹp thẩm mỹ của vườn

Trang 26

3 Quy hoạch bố trí mặt bằng của vườn thực vật:

TT QUY HOẠCH KÝ HIỆU DIỆN TÍCH (m2)

I Khu sưu tập thực vật thân gỗ KA 240,002

Cây họ quý hiếm KA 1 4,611 Cây đặc hữu KA 2 5,348 Cây họ Sao Dầu KA 3 56,656 Cây họ Cau Dừa KA 4 13,129 Cây họ Thiên Tuế KA 5 4,946 Cây họ Tre Trúc KA 5 13,522 Cây theo họ – bộ KA 6 141,790

II Khu sưu tập Phong lan - Cây cảnh KB 83,131

Khu các bồn hoa, trồng cây dọc bờ rào KB 4 50,000

III Khu vườn ươm, nhà kính KC 5,600

IV Khu hành chính dịch vụ KD 22,712

Hệ thống đường KE 1 26,022 Đất trồng cây dọc tường rào KE 2 2,255 Đất trống quanh hệ thống giếng KE 3 5,280 Dất tập kết ở cổng sau KE 4 5,000

Trang 27

SV: NGUYỄN THỊ THẢO QUYÊN 26

3.1 Khu sưu tập thực vật thân gỗ (KA):

3.1.1 Chức năng của khu (KA):

- Trồng sưu tập vừa trồng theo họ- bộ, để tạo nên các thảm thực vật mới trên đất trống, vừa trồng xen kẽ với các cây gỗ đã trồng theo các họ- bộ đã

qui hoạch cùa dự án Các khu này trồng theo các lô mà ranh giới là các lối đi

Các lô cần phân nhỏ vừa đủ để có thể quan sát được các loài cây chủ yếu trong

lô Do việc trồng cây gỗ cũ đã có một phần, nên khi qui hoạch sẽ tôn trọng hiện

trạng, để trồng xen thêm các loài cây gỗ cùng họ- bộ phù hợp Sau này khi sưu

tập nhiều có thể bứng hay chặt bỏ các cây trồng cũ không phù hợp với qui

hoạch Kế hoạch trồng và thay thế sẽ theo tiến độ hàng năm và theo tốc độ sưu

tầm được các loài mới

- Trồng sưu tập ưu tiên cho các phân khu đặc biệt theo các họ đặc trưng, như: họ Sao Dầu, họ phụ Tre trúc, họ Cau Dừa, họ Tuế và các lô sưu tập

các loài cây quí hiếm, cây đặc hữu, cây có giá trị kinh tế cao của cả nước và đặc

trưng cho miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

Trang 28

Sưu tập cây quý hiếm

Sưu tập cây đặc hữu

Sưu tập cây họ Sao Dầu

Sưu tập cây họ Cau Dừa

Sưu tập cây họ phụ Tre trúc

Sưu tập cây họTuế

Sưu tập cây theo họ- bộ: 55họ

4.611 5.348 56.656 13.129 13.522 4.946 141.790

17

16 8,9,10,11,12,13 21,22,23

24,25 7,14 2,3,4,5,6,19,20,33,34,35,36,37

3.2 Khu sưu tập phong lan và cây cảnh (KB):

3.2.1 Chức năng của khu (KB):

- Đây là khu trung tâm của vườn thực vật, vừa làm nhiệm vụ sưu tập các loài cây, vừa để trưng bày phối hợp cảnh quan và cây cỏ, làm phong phú và tôn thêm vẻ đẹp của vườn

- Đây cũng là nơi tổ chức vui chơi, giải trí, tổ chức văn hóa nghệ thuật khi cần thiết Làm nơi thưởng ngoạn cho khách du lịch và nghiên cứu khoa học

Trang 29

SV: NGUYỄN THỊ THẢO QUYÊN 28

Sưu tập, trưng bày phong lan

Sưu tập, trưng bày cây mọng nước

Sưu tập, trưng bày cây cảnh

▪ Cây leo

▪ Cây bụi

▪ Cây cỏ

Khu trồng các bồn hoa, trồng cây

dọc hàng rào

4.503 4.433 24.195 10.886 7.502 5.807 50.000

15

18

28,29

30 trồng xen

3.3 Khu vườn ươm, thực nghiệm, lai tạo:

3.3.1 Chức năng của khu (KC):

- Là nơi tổ chức gieo, ươm, tạo cây con từ hạt giống hay từ chồi, nuôi cấy mô, nuôi dưỡng cây con cho đủ tiêu chuẩn để đem ra trồng theo họ- bộ,

theo qui hoạch và kế hoạch tại các lô trong vườn

- Đây là nơi sưu tập các loài cây ngoại lai có giá trị kinh tế, phù hợp với điều kiện sống ở Việt Nam, thông qua các nguồn trao đổi giống với các

vườn thực vật quốc tế hay từ và các chuyến công tác nước ngoài, đặc biệt có thể

thu mua trong nhân dân nếu họ có cây mới

- Tạo các giống mới bằng lai, ghép, thực hiện các thí nghiệm chuyên môn, nhằm tạo ra các loài cây có giá trị cao về kinh tế, khoa học và

thưởng ngoạn

Trang 30

- Đây là nơi dưỡng cây khi mới sưu tập ở rừng về, làm công tác vệ sinh, chăm sóc và giữ giống mới

-Đây là nơi làm việc và sinh hoạt của các cán bộ chuyên môn nhằm bảo tồn chăm sóc cây đựoc sưu tập trong nước và nhập nội giống mới

KC 1

KC2

KC3

- Vườn ươm các loại cây

- Khu nhà kính tưới phun Nhà nuôi cấy mô,

lai tạo cây con

- Vườn dưỡng cây, vườn ươm sau cấy mô

3.4 Khu hành chính, dịch vụ_Hội thảo khoa học (KD):

-Là địa điểm xây dựng văn phòng, nhà làm việc của Ban quản lí vườn thực vật Là nơi dịch vụ hướng dẫn khách du lịch, học tập, tham quan và nghiên cứu

-Là nơi xây dựng bảo tàng thực vật, kèm theo trưng bày, lưu trữ sách báo, lưu trữ các tài liệu nghiên cứu có liên quan tới vườn

-Tại đây xây dựng hội trường để hội thảo khoa học, tiếp các đoàn nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, trao đổi thông tin

3.5 Quy hoạch đất khác :

Trang 31

SV: NGUYỄN THỊ THẢO QUYÊN 30

-Theo sơ đồ thiết kế, qui hoạch hàng rào và hệ thống đường vừa kiên cố

hợp lí vừa đảm bảo tính mỹ thuật

3.5.1 Quy hoạch hàng rào:

Có hai loại:

-Tường xây gạch có chông sắt (phần tiếp giáp nhà dân)

-Tường cột bê-tông có lưới B40

Trồng các nhóm cây leo, cây hàng rào cho leo phủ lên chông sắt – lưới B40 Dự

kiến trồng các loại như: Aùnh hồng (Pachyptera), Huỳnh anh (Allamada

purgative), Bụp kín (Malvaviscus), Bìm bịp trắng (Calomyction speciosum), Cát

đằng (Thunbergia grandiflora), Hàm cọp (Thunbergia mysorensis), Kim ngân

hoa (Lonicera japonica)…

3.5.2 Qui hoạch hệ thống đường:

Các loại đường được thiết kế qui hoạch :

- Đường nhựa rộng 6m là hệ thống đường chính đi thẳng từ cổng vào khu

bày cây cảnh và đài phun nước đến khu trung tâm

- Đường nhựa rộng 4 m, là hệ thống đường chính để ô tô con có thể đi

lại trong vườn Chủ yếu bao quanh vườn để công tác bảo vệ đi lại

thuận lợi giữa các khu

- Đường cấp phối hay bê tông rộng 2 m Dùng để đi bộ theo các lô trồng

cây

- Ngoài ra còn hệ thống đường nhựa rộng 6 m từ liên tỉnh lộ 15 vào đến

cổng vườn

Dự kiến dọc theo đường lộ lớn các loại đường 6 m và 4 m trồng các loại cây gỗ

có hoa đẹp như: các loại Bằng lăng (Lagerstroemia); các loại Muồng (Cassia)

như Bò cạp nước (Cassia fistula), Muồng hoa đào (Cassia javanica), Muồng vàng

(Cassia multijuga),…; các loại Móng bò (Bauhinia) như Móng bò tím (Bauhinia

Trang 32

purpurea), Móng bò vằn (Bauhinia variegata),…; các loài cây có hoa đẹp trong họ Đinh (Bignoniaceae) như Điệp tím (Jacaranda mimosioides), Sò đo cam (Spathodea campanulata)… Các loài cây này sẽ còn nuôi trồng trong các lô theo họ- bộ

3.5.3 Qui hoạch hai hồ nước:

Để tạo sự thông thoáng hài hòa cho một vườn thực vật, bố trí hai hồ nước tại vườn là yếu tố cần thiết Tại hồ sẽ nuôi trồng một số thực vật thủy sinh như: sen, súng, bèo…

Trang 33

SV: NGUYỄN THỊ THẢO QUYÊN 32

PHẦN BA

A- HẠNG MỤC LÂM SINH TRONG

PHÁC THẢO XÂY DỰNG VƯỜN

B- KỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÀ

CHĂM SÓC CÂY

Trang 34

A Hạng mục lâm sinh trong đầu tư xây dựng vườn thực vật:

Theo sơ đồ thiết kế, dựa trên 14 phân khu, vườn thực vật được chia lại thành các lô nhỏ để dễ bố trí các hạng mục lâm sinh và cơ sở hạ tầng trong quy hoạch

Ở đây chỉ phác thảo hạng mục lâm sinh

A.1 Khu sưu tập thực vật thân gỗ:

Hạng mục này được thực hiện trong các lô theo khu chức năng (KA) Diện tích trồng cây thân gỗ sưu tập là 240,002 m2, trên 6 phân khu và 19 lô theo qui hoạch, nhằm sưu tập đầy đủ các loài cây gỗ theo danh lục bao gồm các loài cây thân gỗ quí hiếm, đặc hữu và phổ biến của cả nước

Bao gồm:

- 45 loài cây quí hiếm và cây đặc hữu

- 42 loài cây họ Sao dầu

- 37 loài cây họ Cau dừa

- 22 loài cây họ phụ Tre trúc

- 7 loài cây họ Tuế

- 532 loài cây đặc trưng cho cả nước (chủ yếu là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên)

(Danh sách cây trồng sưu tập có danh lục đính kèm theo)

Hạng mục này dự kiến tổ chức thực hiện trồng mới theo lô với số họ, số loài như sau:

Trang 35

SV: NGUYỄN THỊ THẢO QUYÊN 34

Phân khu (KA 1) + (KA 2) Sưu tập cây quí hiếm và cây đặc hữu

16

17

4.611 5.348

Cộng 9.959 24 họ 45 loài 6-9 405 cây

Phân khu (KA 3) Sưu tập cây họ Sao Dầu

Trang 36

Phân khu (KA 4) Sưu tập cây họ Cau Dừa (Arecaceae)

Cộng 13.129 37 loài 9-16 592 cây

Phân khu (KA 5) Sưu tập cây họ phụ Tre trúc (Bambusoideae)

Trang 37

SV: NGUYỄN THỊ THẢO QUYÊN 36

Phân khu (KA 5) Sưu tập cây họ Tuế (Cycadaceae)

Tổng số cây trồng

Trang 38

36

37

13.761 19.853

A.2 Khu sưu tập cây cảnh:

Hạng mục này được thực hiện trong khu chức năng (KB) Diện tích trồng cây cảnh sưu tập là 83,131 m2

Phong lan (Orchidaceae), Cây mọng nước chủ yếu là xương rồng (Cactaceae) và các loài cây làm cảnh cũng là những họ thực vật của Việt Nam Kế hoạch sưu tập nuôi trồng, thuần dưỡng và trưng bày cụ thể như sau:

-Phong lan: 112 loài

-Cây mọng nước, chủ yếu Xương rồng: 91 loài với 15 họ

-Cây làm cảnh: 25 loài

-Cây làm hàng rào leo: 46 loài

Mỗi nhóm cây được dự kiến trồng vào một khu sưu tập nuôi dưỡng, có một diện tích nhất định để trưng bày phục vụ khách tham quan và trồng rãi rác theo lối đi, hàng rào, bồn hoa để làm cảnh quan đỡ đơn điệu

A.3.Trồng cây dọc tường rào và trong bồn trồng hoa của vườn thực vật:

Dọc theo tường rào, dọc theo lối đi lớn trong vườn được trồng các loài cây thân gỗ có hoa đẹp, theo danh lục là 25 loài Điểm xuyến là các cây leo làm hàng rào, theo danh lục là 46 loài

Trang 39

SV: NGUYỄN THỊ THẢO QUYÊN 38

B Giải pháp kỹ thuật:

_ Trong diện tích 24 Ha trồng cây gỗ sưu tập theo các phân khu, đã có

một số loài cây gỗ (mọc tự nhiên và được gây trồng trước đây đặc trưng cho

miền Đông Nam Bộ) cần được giư õlại một số cây đẹp, mọc khỏe, đặc trưng cho

các lô của họ đó Còn lại cần phải di chuyển hay bỏ đi, để có diện tích gây trồng

các loài cây mới Trước hết, do chưa sưu tập được một lúc đầy đủ các loài cây

theo danh lục, thì chỉ cần loại bỏ các loài cây nằm trong khu vưc xây dựng nhà

hay đường đi Còn lại, sẽ trồng xen vào các cây đã có các loài cây mới sưu tập

theo họ- bộ Số loài cây đã được gây trồng là 12 và 1 loài do dân trồng là cây

Điều Do cây thưa thớt, số lượng ít, nên có thể trong khi trồng dặm thêm các loài

mới vẫn cần chăm sóc nuôi dưỡng các loài đã có, để cho đất rừng được bảo vệ,

môi trường sống thuận lợi cho các cây con mới trồng Sau này sẽ xử lý dần khi

các loài sưu tập được phong phú

_ Phương thức trồng mới: Trồng sưu tập theo các loài tập trung từng đám

cây từ 4 -16 cây cho mỗi loài, cự ly (5x5)m Trồng hết loài này đến loài khác,

theo đường dọc hay theo các cụm vuông

_ Cây con trồng phải được gieo ươm trong bầu lớn nếu bứng từ rừng cần

phải xử lí qua bầu lớn, như vậy không bị vỡ và không làm hại nhiều đến bộ rễ

Nên trồng cây vào đầu mùa mưa

B 1 Loài cây trồng:

-Phân khu (KA 1) và (KA 2): trồng sưu tập 45 loài cây quí hiếm, đặc hữu

(danh sách kèm theo), mỗi loài trồng từ 6_9 cây

-Phân khu (KA 3): trồng sưu tập 42 loài cây họ Sao Dầu (danh sách kèm

theo), mỗi loài trồng 9_16 cây

-Phân khu (KA 4): trồng sưu tập 37 loài cây họ Cau Dừa (danh sách kèm

theo), mỗi loài trồng 9_16 cây

Trang 40

-Phân khu (KA 5): trồng sưu tập 22 loài cây họ Tre trúc và 7 loài Tuế (danh sách kèm theo), mỗi loài trồng 4_8 cây cho Tre trúc và 12_16 cho Tuế (hay trồng bụi nhỏ)

-Phân khu (KA 6): trồng sưu tập 525 loài cây gỗ phổ biến (chủ yếu cây miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên), mỗi loài trồng 4-6 cây

B.2 Mật độ cây cây trồng:

-Cự ly trồng (5x5)m

-Mức độ 400 cây/ ha

-Mỗi loài được trồng theo cụm (2x3) hoặc (3x3) hoặc (3x4)

B.3 Xử lý thực bì, làm đất, đào hố:

- Đất ở đây vừa khô cứng lại xấu, thiếu dinh dưỡng Nên khi làm đất cần phải cày hoặc xới toàn diện trước mùa mưa Mục đích vừa làm cỏ, vừa làm đất tơi xốp

- Đào hố trồng cây trước mùa mưa, kích thước (70x70x70)cm

- Nếu có điều kiện thêm phân hữu cơ khô Đặc biệt có nguồn phân bò ở Củ Chi khá nhiều và rẻ

B.4 Tiêu chuẩn cây con:

- Tất cả cây trồng sưu tập, kể cả cây gieo ươm từ hạt hay cây bứng tự nhiên trong rừng, cần phải được lựa chọn kỹ theo tiêu chuẩn qui định cơ bản như sau:

- Cây có thân thẳng, không bị cụt ngọn, không bị sâu bệnh, nấm, không phân cành nhiều tán rộng, không bị đứt rễ cọc, không bị tróc vỏ hay vỡ bầu

Ngày đăng: 22/07/2024, 15:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w