1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ô nhiễm môi trường không khí tại hà nội

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 910,62 KB

Nội dung

CÁC TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI HÀ NỘIGiao thông: Số lượng lớn xe cộ và phương tiện giao thông tại thành phố này tạo ra khí thải độc hại từ động cơ đốt nhiên liệu, góp

Trang 1

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI HÀ NỘI

1 ĐẶT VẤN ĐỀ.

Ô nhiễm môi trường không khí là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không khí không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật

và tự nhiên.Ô nhiễm không khí tại Hà Nội đang là vấn đề nghiêm trọng đáng báo động Thành phố Hà Nội là một trong những nơi bị ô nhiễm không khí nặng nhất của cả nước, có nhiều thời điểm bụi mịn bao phủ cả bầu trời làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân Từ năm 2010 - 2017, nồng độ bụi luôn có xu hướng tăng mạnh Từ năm 2019 đến nay, tình trạng cao điểm ô nhiễm khxảy ra rất thường xuyên tại các thành phố lớn cả nước

Chất lượng không khí trong văn phòng và các tòa nhà cao ốc đang sụt giảm nghiêm trọng Với hiện trạng về chất lượng không khí ở Hà Nội trong những năm gần đây cho thấy không khí đã và đang cướp đi sinh mạng và chất lượng sống của con người, ảnh hưởng đến nền kinh tế của toàn thành phố Hà Nội cũng như toàn nước Việt Nam

2 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI HÀ NỘI

Từ tháng 11/2023 đến nay, rất nhiều ngày, tình trạng ô nhiễm không khí Hà Nội

và các tỉnh miền Bắc ở mức xấu, ảnh hưởng lớn tới chất lượng sức khoẻ người dân Một lớp sương mù trắng đục và bụi mịn liên tục bao phủ Thủ đô.

Sáng 3/12, ứng dụng IQ Air liên tục xếp Hà Nội trong top 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới Có thời điểm ứng dụng này xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí thứ 3 thế giới.

Thông tin từ Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ TN&MT) cho thấy, chất lượng không khí ở Hà Nội có sự khác biệt giữa mùa khô và mùa mưa Vào mùa khô, từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, tại một số khu vực đặt trạm quan trắc như: Minh Khai, Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm), Hàng Đậu (quận Hoàn Kiếm), Thành Công (quận Ba Đình), Chi cục BVMT (quận Cầu Giấy)… Chỉ số chất lượng không khí (AQI) dao động ở ngưỡng từ 101 (mức kém) đến dưới 200 (mức xấu), một số ngày vượt ngưỡng 200 (mức rất xấu), gây hại cho sức khỏe Mùa mưa, chỉ số AQI được cải thiện theo hướng tốt hơn.

Theo Báo cáo của Chi cục BVMT Hà Nội, có nhiều nguồn gây ô nhiễm MTKK Cụ thể, toàn Thành phố có 17 khu công nghiệp; khoảng 806 làng có nghề, trong đó có 318 làng được công nhận làng nghề; hơn 770 nghìn xe ô tô, gần 6 triệu xe máy lưu thông hằng ngày Đây chính là nguồn phát thải khí nhà kính gây ô nhiễm môi trường, trực tiếp khiến cho tình trạng ô nhiễm MTKK

Trang 2

ngày càng tăng Bên cạnh đó, hoạt động đốt rơm rạ, rác thải sinh hoạt của người dân không được kiểm soát cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm MTKK Kết quả quan trắc của Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 2022 cho thấy, các hoạt động này tại Hà Nội đã phát thải ra MTKK 758 tấn bụi mịn PM , hơn 8.400 tấn khí CO và gần 110.000 tấn 2.5khí CO , gây ô nhiễm MTKK nghiêm trọng… Kết quả giám sát vào tháng 23/2023 của Ban Đô thị, HĐND TP Hà Nội chỉ ra, trên địa bàn Thành phố hiện

có nhiều nguồn khí thải lớn ra môi trường, từ phương tiện giao thông, sản xuất làng nghề, hoạt động tại các cụm công nghiệp Trong khi đó, một số địa phương chưa vào cuộc quyết liệt nên tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch, tái sử dụng bếp than tổ ong, đốt rác thải sinh hoạt vẫn tiếp diễn, ý thức BVMT của một số người dân còn hạn chế.

Ngoài ra, do quỹ đất hạn hẹp, một số địa phương chưa có điểm trung chuyển, phải sử dụng điểm tập kết rác thải ở mặt đường, gây cản trở giao thông Một số huyện gặp khó khăn trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải do hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, đường ngõ hẹp, vẫn còn tình trạng đổ rác và đốt rác không đúng nơi quy định Đặc biệt, tình trạng các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng không che chắn, phát tán bụi ra môi trường khá phổ biến Việc kiểm soát khí thải của phương tiện giao thông (nhất là xe máy) cũng gặp nhiều khó khăn Bên cạnh đó, mặc dù các lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, xử lý, song tình trạng đổ trộm đất, phế thải, lôi kéo đất cát, vi phạm vệ sinh môi trường… chưa được giải quyết triệt để.

Báo cáo của Sở TN&MT Hà Nội cho thấy, hiện nay, Sở đang quản lý vận hành

34 trạm quan trắc không khí và 1 xe quan trắc không khí lưu động tự động liên tục tại khu xử lý chất thải Nam Sơn Trong năm 2022, Sở đã phối hợp với Trung tâm quan trắc môi trường miền Bắc lắp đặt 2 trạm quan trắc cố định và 30 trạm quan trắc cảm biến trên địa bàn Thành phố; tiếp nhận, giám sát dữ liệu quan trắc

từ 13 trạm quan trắc khí thải của 8 đơn vị sản xuất trên địa bàn Hà Nội Kết quả phân tích từ 34 trạm quan trắc của Sở TN&MT Hà Nội từ đầu năm 2023 đến nay cho thấy, chỉ số chất lượng MTKK trên địa bàn Thành phố có sự khác biệt giữa các loại hình và khu vực quan trắc Cụ thể, ở khu vực nông thôn, chất lượng không khí được cải thiện nhất, với tỷ lệ ngày tốt và trung bình là 98,6%; khu vực đô thị, cận đô thị, tỷ lệ ngày tốt, trung bình là 80,9%, còn lại là ngày kém và xấu Trong khi đó, quan trắc đối với loại hình giao thông cho thấy, tỷ lệ ngày tốt và trung bình là 63%, còn lại là ngày kém, xấu và rất xấu Những ngày chất lượng không khí từ mức kém đến mức rất xấu có ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Trang 3

3 CÁC TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI

HÀ NỘI

Giao thông: Số lượng lớn xe cộ và phương tiện giao thông tại thành phố này tạo ra khí

thải độc hại từ động cơ đốt nhiên liệu, góp phần vào ô nhiễm không khí bằng khói, khí CO2 và các chất gây ô nhiễm khác

Công nghiệp: Sự phát triển của các khu công nghiệp trong và ngoại thành cũng đóng góp

vào ô nhiễm không khí, thông qua việc xả thải từ nhà máy, tiếp liệu từ nguồn năng lượng không sạch, và quá trình sản xuất công nghiệp

Xử lý chất thải: Quá trình xử lý chất thải không hiệu quả có thể tạo ra khí methane và

các chất khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí

Xây dựng và đô thị hóa: Công trình xây dựng và phát triển đô thị đôi khi cũng tạo ra bụi

và các chất thải, góp phần vào việc làm giảm chất lượng không khí

Ý thức của người dân: Nhiều người vô tư vứt rác bừa bãi bất kể địa điểm, thậm chí

cả ở nơi có biển “cấm đổ rác”… Ý thức của người dân về bảo vệ môi trường kém, chưa hiểu rõ hết tác hại của những hàn động ấy đến môi trường xung quanh thế nào Công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức cá nhân, cộng đồng trong việ tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường

Các tổ chức bảo vệ môi trường: Quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường,

nhất là của lực lượng cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật vềbảo vệ môi trường Các cơ sở pháp lí , chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tôi phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng, giáo dục, phòng ngửa răng đe đối với các hành vi xâm hại môi trường Rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí hình sự; còn các biện pháp xử líkhác như buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉ hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết nên không có hiệu quả

Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng: Các cấp

chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra giám sát về môitrường Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các

cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổ biến Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đến với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác

bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn Do đó trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của các doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường

Những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường:

Những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ

Trang 4

chức thực hiện của các cơ quan chức năng Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hàn vi của các cá nhân , tổ chức, các hoạt động kinh tế , các qui trình kĩ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu cho ngành sản xuất Tuy nhiên hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa bao lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế…trong việc bảo vệ môi trường.

4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THEO TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG.

Hoạt động con người: Giao thông, sản xuất công nghiệp

Các chỉ thị về tiêu chí áp lực môi trường:

Trong và ngoài TP Hà Nội, nhiều cơ sở tái chế như tái chế nhôm, chì không có hệ thống xử

lý khí thải theo quy định bảo vệ môi trường Họ sản xuất nhưng không tuân thủ quy định dẫn tới tình trạng ô nhiễm

Bên cạnh đó, các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy dùng xăng, dầu cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí Theo thống kê, Hà Nội hiện có gần 7 triệu xe máy lưu thông, trong

đó nhiều xe máy đã cũ, không được bảo trì thường xuyên, khói đen thải ra môi trường là nguồn phát thải bụi mịn PM2.5 Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí

Mùa đông, trời ẩm thấp, gió rất lặng nên bụi mịn luẩn quẩn dưới tầng thấp Đó là đặc điểm của các tỉnh miền Bắc, trong đó có Hà Nội nên trong thời tiết mùa đông, rất nhiều ngày khôngkhí bị ô nhiễm nặng

Các chỉ thị về tiêu chí trạng thái môi trường:

- Bụi vượt chuẩn cho phép 1,24 đến 2,59 lần, hay có mức dao động trong khoảng từ 0,35 mg/cm3 đến 0,78 mg/cm3 (QCVN 05-2013)

- Nồng độ NO2 trong không khí trên toàn bộ 6 trạm quan trắc dao động ở mức 0,24mg/m3, ở mức cao so với tiêu chuẩn cho phép(QCVN 05-2023)

0,15 Số giờ nắng trung bình tháng đạt từ 160 đến 270 giờ, đô € ẩm không khí trung bình 79,5% Nhiê €t đô € không khí trung bình hàng năm là 27,96°C, cao nhất là tháng 4 (30,5ºC), thấp nhất

là tháng 12 (26ºC) Lượng mưa bình quân hàng năm là 1934mm và mỗi năm có khoảng 159 ngày mưa

Với chỉ số ô nhiễm không khí trên, cơ quan này cảnh báo những người bình thường bắt đầu

có các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng

Trong khi đó trang thông tin kết quả quan trắc của Đại sứ quán Mỹ hiển thị chỉ số AQI của

Hà Nội là 167, mức có hại cho sức khỏe

Trang 5

Đặc biệt, điểm đo ở Trường quốc tế Liên Hợp Quốc (quận Tây Hồ) sáng nay AQI đạt ngưỡngcao nhất toàn thành phố là 181.

Trong khi đó AirVisual sáng nay thời điểm 7-8h xếp Hà Nội đứng thứ 3 trong top 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, chỉ xếp sau 2 thành phố Karachi và Lahore (Pakistan) với chỉ số 182

5 GIẢI PHÁP CỤ THỂ GIẢI QUYẾT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

5.1 Học hỏi kinh nghiệm một số nước trên thế giới.

- Mỹ thành lập Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) và ban hành Đạo luật Không khísạch Đạo luật Không khí sạch xác định hai loại Tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng khôngkhí môi trường Các tiêu chuẩn cấp 1 quy định về việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, baogồm cả việc bảo vệ sức khỏe của các cộng đồng dân cư “nhạy cảm” như trẻ em, người bịhen suyễn hoặc các bệnh tim phổi khác và những người lớn tuổi Các tiêu chuẩn cấp 2được thiết lập ở mức độ BVMT chống lại tác động bất lợi của ô nhiễm không khí nhưgiảm tầm nhìn và thiệt hại cho động vật, mùa màng, cây cối và các tòa nhà

Trong khi cơ quan EPA của Mỹ đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng không khí thì các bang của Mỹ được yêu cầu phải đáp ứng các tiêu chuẩn này và đệ trình lên EPA các kế hoạch thực thi cho thấy họ sẽ đạt được và duy trì chất lượng không khí như thế nào Nguyên tắc

cơ bản của hoạt động quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm của Mỹ nói chung và các bang nói riêng là ai gây ô nhiễm, người đó phải trả tiền, phải khắc phục ô nhiễm Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể vì lý do khách quan hoặc bất khả kháng (đất bị ô nhiễm tồn lưu, môi trường ô nhiễm do thiên tai…), chính quyền sẽ có các chính sách cụ thể để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trực tiếp cải tạo tình trạng ô nhiễm như miễn, giảm thuế; hỗ trợ công nghệ xử lý

Đặc biệt là Mỹ đã cải thiện chất lượng không khí ngoài trời trong khi vẫn duy trì tăng trưởng kinh tế Đây là kết quả của nhiều nỗ lực tổng hợp, bao gồm việc ban hành Luật và các quy định cấp quốc gia, địa phương về chất lượng không khí, các nguồn ô nhiễm, bao gồm cả xe cộ, công nghiệp, nông nghiệp và phát điện Bên cạnh đó, Mỹ cũng là một trongnhững quốc gia thực thi nghiêm ngặt những quy định của pháp luật, cùng với sự tham gia tích cực của các tổ chức cộng đồng và cá nhân

- Năm 1989, Mexico City là thành phố đầu tiên trên thế giới ra lệnh hạn chế xe ô tô Thànhphố này đã giảm 20% xe lưu thông trên đường phố từ thứ Hai đến thứ Sáu, dựa trên biển

số xe Ngay lập tức mức ô nhiễm được hạ thấp

Bên cạnh đó còn gói cải cách mang tên ProAire mở rộng giao thông công cộng và ban hành tiêu chuẩn khắt khe hơn về khí thải xe cộ Những điều này đã hỗ trợ cải thiện chất lượng không khí tại Mexico City trong nhiều năm sau đó

- Hàn Quốc đã quyết định miễn phí các phương tiện giao thông công cộng bao gồm xe buýt

và tàu điện ngầm trong khung giờ cao điểm tại thủ đô Seoul nhằm chống lại tình trạngkhói bụi dày đặc bao phủ thành phố Ngoài ra, chính quyền Hàn Quốc cũng khuyến khíchcác cơ quan nhà nước giảm sử dụng ô tô, đóng cửa 360 bãi đỗ xe và giảm bớt việc xâydựng những công trình được chính phủ tài trợ

- thành phố Paris (Pháp) áp dụng lệnh cấm xe ô tô đi vào các quận trung tâm dịp cuối tuần,cấm xe theo ngày chẵn, lẻ và áp dụng chính sách miễn phí giao thông công cộng khi chất

Trang 6

lượng không khí trong thành phố giảm mạnh Ngoài ra, chính quyền thành phố cũngkhuyến khích hình thức sử dụng chung các phương tiện cá nhân.

- Với Zurich (Thụy Sĩ), thành phố này tập trung hạn chế chỗ đậu xe và chỉ cho phép một sốlượng xe ô tô nhất định đi vào thành phố trong cùng một thời điểm Bên cạnh đó, đường

xe điện, phố đi bộ và các khu vực cấm xe ô tô đều được tăng cường xây dựng nhiều hơn.Các biện pháp này đều mang đến kết quả tích cực, giúp giảm bớt ách tắc giao thông và cảithiện chất lượng không khí

- Kinh nghiệm làm giảm ô nhiễm không khí của một thành phố châu Âu khác rất đángđược học hỏi là Copenhagen (Đan Mạch) với phong trào đi xe đạp được triển khai vôcùng hiệu quả Hiện tại, số lượng xe đạp nơi đây còn cao hơn cả số dân của thành phố.Đan Mạch đang đặt mục tiêu trở thành quốc gia không phát thải khí carbon vào năm2025

5.2 Giải pháp giải quyết ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội

- Đưa thêm những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng không khí, nâng cao tiêu chuẩn vềchất lượng không khí Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để gửi thông tin cho người dân sinh sống trong khu vực có nguy cơ cao Thực hiện đa dạng hóa trong đầu tư về sản xuất năng lượng, chuyển đổi qua những dạng năng lượng khác ngoài năng lượng từ đốt than; tăng cường khuyến khích sử dụng những nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng và những dự án giao thông công cộng

- Kiểm tra khí thải xe gắn máy, loại bỏ xe gây ô nhiễm, kiểm soát nguồn khí thải từ các nhàmáy phát sinh khí thải ô nhiễm với lưu lượng lớn, giảm kẹt xe Về lâu dài cần thực hiện quy hoạch và phân vùng xả thải khí thải phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Quy định định mức xả thải khí thải từng nhà máy lớn, giảm xe cá nhân sử dụng năng lượng hóa thạch

- Để khắc phục tình trạng ô nhiễm, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ TN&MT) đề nghị các Sở TN&MT khẩn trương chỉ đạo, tăng cường tần suất quan trắc, công bố kết quảquan trắc chất lượng môi trường không khí trên cổng thông tin điện tử và phương tiện truyền thông của tỉnh, thành phố, khuyến cáo người dân áp dụng ngay các giải pháp bảo

vệ sức khỏe, đặc biệt với nhóm đối tượng có hoạt động ngoài trời vào 5h-7h sáng và 19h tối

14h Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường cũng yêu cầu các địa phương tổ chức kiểm tra, giámsát các nguồn thải khí thải (đặc biệt là các điểm đốt mở, đốt rác thải, đốt rơm rạ, phụphẩm nông nghiệp, công trình xây dựng, cơ sở sản xuất công nghiệp) Trong đó, yêu cầucác cơ sở sản xuất công nghiệp kiểm soát, bảo đảm xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật

về môi trường, đặc biệt là các cơ sở có phát sinh nguồn bụi, khí thải lớn Đôn đốc, giámsát các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải lắp đặt quan trắc khí thải tự động và truyền dữliệu về Sở TN&MT theo quy định

Để khắc phục tồn tại, hạn chế trong kiểm soát ô nhiễm không khí, UBND Thành phố HàNội đã yêu cầu các cấp, ngành tiếp tục nhiều giải pháp Trong đó, Thành phố đã giao SởTài nguyên và Môi trường “Xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khícấp tỉnh” theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong giai đoạn 2021 - 2025,trên cơ sở đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tiến hành kiểm kê, lượng hóa cácnguồn gây ô nhiễm để triển khai giải pháp cụ thể, phù hợp về chính sách và công nghệ.-

Trang 7

- Thành phố cũng giao Sở Giao thông - Vận tải triển khai Đề án “Phân vùng hạn chế hoạtđộng của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tảihành khách công cộng, tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm2030”; nghiên cứu xây dựng, triển khai đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khuvực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông để hạn chế số lượng xe cơ giới.-

- Hà Nội đã nhận diện rõ thực trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm và đã có nhiều giải pháp xử

lý Tuy nhiên, đến nay, khi các ứng dụng theo dõi chất lượng không khí tại Hà Nội đềughi nhận mức độ ô nhiễm ở ngưỡng đỏ và ngưỡng tím, cá biệt một vài nơi lên ngưỡngnguy hại thì có thể nói rõ ràng, những giải pháp đã có chưa thực sự hiệu quả

6 KẾT LUẬN

Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường không khí đang ở mức báo động, đặc biệt tại HàNội đang là mối quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như cộng đồng Phần lớncác nhà máy, xí nghiệp ở đây chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm không khí hoặc có nhưnghoạt động không thật hiệu quả và đôi khi mang tính chất đối phó

Quá trình phát triển kinh tế cùng với mức độ gia tăng đáng kể các khu đô thị, khu dân cư, khucông nghiệp thiếu sự quy hoạch đồng bộ, tổng thể lại càng gây phức tạp thêm cho công tácquản lý và kiểm soát ô nhiễm từ các nguồn thải

Các phương tiện giao thông công cộng ngày càng gia tăng cùng với hiện trạng quyhoạch về mạng lưới các tuyến đường không đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân đã gâythêm ô nhiễm môi trường không khí Các hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp,

và xây dựng là những nguồn chính gây ô nhiễm không khí, trong đó do giao thông gây

ra chiếm tỷ lệ 70% Đây là vấn đề vô cùng bức xúc, nó không chỉ làm suy thoái môitrường, biến đổi khí hậu, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đếnsức khoẻ, tính mạng của người dân, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, sự pháttriển của trẻ em nói riêng và sự phát triển con người nói chung Bởi vậy, sự phát triển kinh tếkhông thể ổn định và bền vững

Việc giải quyết vấn đề ô nhiễm này vô cùng nan giải, đòi hỏi phải có sự cần một chiến lược dài, một sự phối hợp của tất cả các ban ngành và người dân trong việc bảo vệ môi trường và chấp hành đúng như pháp luật đã quy định

LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐ 72/2020/QH14

Điều 12, Mục 2, Chương II Luật bảo vệ môi trường 2020 về Quy định chung về bảo vệ môi trường không khí

Trang 8

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật.

- Chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố theo quy định của pháp luật

- Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng

- Các nguồn phát thải bụi, khí thải phải được quan trắc, đánh giá và kiểm soát theo quy định của pháp luật

Điều 88, Mục 6, Chương VI Luật bảo vệ môi trường 2020 về Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải

- Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải kiểm soát và xử lý bụi, khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường Bụi có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại

- Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng phát tán bụi, khí thải phải

có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải, thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường

- Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan hướng dẫn thực hiện hoạt động phòng ngừa, kiểm tra, giám sát, xử lý các nguồn bụi, khí thải gây ô nhiễm không khí

Mục 1, Chương XI Luật bảo vệ môi trường 2020 về Công cụ kinh tế cho bảo vệ môi trường.Điều 136 Chính sách thuế, phí về bảo vệ môi trường

1 Thuế bảo vệ môi trường được quy định như sau:

a) Thuế bảo vệ môi trường áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa mà việc sử dụng gây tác độngxấu đến môi trường hoặc chất ô nhiễm môi trường;

b) Mức thuế bảo vệ môi trường được xác định căn cứ vào mức độ gây tác động xấu đến môi trường;

c) Việc ban hành, tổ chức thực hiện quy định về thuế bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế

2 Phí bảo vệ môi trường được quy định như sau:

a) Phí bảo vệ môi trường áp dụng đối với hoạt động xả thải ra môi trường; khai thác khoáng sản hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường; dịch vụ công thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;

b) Mức phí bảo vệ môi trường được xác định trên cơ sở khối lượng, mức độ độc hại của chất ô nhiễm thải ra môi trường, đặc điểm của môi trường tiếp nhận chất thải; mức độ tác động xấu đến môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản; tính chất dịch vụ công thuộc lĩnh vực bảo vệ môitrường;

c) Việc ban hành, tổ chức thực hiện quy định về phí bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí

Trang 9

3 Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính của chất thải hoặc sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường để đề xuất danh mục cụ thể các đối tượng chịu thuế, phí bảo vệ môi trường, biểu khung, mức thuế, phí bảo vệ môi trường đối với từng đối tượng chịu thuế, phí bảo vệ môi trường và phương pháp tính phí bảo vệ môi trường, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 137 Ký quỹ bảo vệ môi trường

1 Ký quỹ bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm phục hồi môi trường, xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này

2 Tổ chức, cá nhân có hoạt động dưới đây phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường:

a) Khai thác khoáng sản;

b) Chôn lấp chất thải;

c) Nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

3 Việc ký quỹ bảo vệ môi trường được thực hiện bằng tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật

4 Tổ chức, cá nhân thực hiện ký quỹ như sau:

a) Tổ chức, cá nhân có hoạt động quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thực hiện ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh;

b) Tổ chức, cá nhân có hoạt động quy định tại điểm c khoản 2 Điều này thực hiện ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc tổ chức tài chính, tín dụng theo quy định của pháp luật

5 Chính phủ quy định chi tiết Điều này và mức ký quỹ, hình thức ký quỹ, nguyên tắc áp dụng lãi suất ký quỹ, hoàn trả ký quỹ bảo vệ môi trường

Điều 138 Chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên

1 Chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên là việc tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên trả tiền cho tổ chức, cá nhân cung ứng giá trị môi trường, cảnh quan do hệ sinh thái tự nhiên tạo ra để bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên

2 Các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được chi trả bao gồm:

a) Dịch vụ môi trường rừng của hệ sinh thái rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;b) Dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản;

c) Dịch vụ hệ sinh thái biển phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản;

Trang 10

d) Dịch vụ hệ sinh thái núi đá, hang động và công viên địa chất phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí;

đ) Dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên phục vụ mục đích hấp thụ và lưu trữ các-bon, trừ trường hợp quyđịnh tại điểm a khoản này

3 Nguyên tắc chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân sử dụng một hoặc một số dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên phải chi trả tiền dịch

vụ hệ sinh thái tự nhiên;

b) Việc chi trả tiền dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được thực hiện bằng hình thức trả tiền trực tiếp hoặc chi trả gián tiếp thông qua ủy thác;

c) Tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được hạch toán vào giá thành sản phẩm, dịch vụ của bên sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên, phải bảo đảm bù đắp chi phí cho hoạt động bảo vệ, duytrì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên;

d) Tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên phải sử dụng tiền thu được từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên để bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên

4 Tổ chức, cá nhân phải trả tiền dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên khi có hoạt động sau đây:a) Khai thác, sử dụng mặt nước, mặt biển của hệ sinh thái cho nuôi trồng thủy sản, dịch vụ giải trídưới nước;

b) Khai thác, sử dụng cảnh quan của hệ sinh thái cho dịch vụ du lịch, giải trí;

c) Sản xuất, kinh doanh có phát thải khí nhà kính phải sử dụng dịch vụ hấp thụ và lưu trữ các-boncủa hệ sinh thái để thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

5 Chính phủ quy định chi tiết Điều này

Điều 139 Tổ chức và phát triển thị trường các-bon

1 Thị trường các-bon trong nước gồm các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính vàtín chỉ các-bon thu được từ cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

2 Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thuộc danh mục quy địnhtại khoản 3 Điều 91 của Luật này được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính và có quyền trao đổi, mua bán trên thị trường các-bon trong nước

3 Căn cứ xác định hạn ngạch phát thải khí nhà kính bao gồm:

a) Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và chiến lược, quy hoạch phát triển khác có liên quan;b) Kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực và cơ sở thuộc danh mục quy định tại khoản 3 Điều 91 của Luật này;

c) Lộ trình, phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của đất nước và cam kết quốc tế

Trang 11

4 Cơ sở phát thải khí nhà kính chỉ được phát thải khí nhà kính trong hạn ngạch đã được phân bổ; trường hợp có nhu cầu phát thải vượt hạn ngạch được phân bổ thì mua hạn ngạch của đối tượng khác thông qua thị trường các-bon trong nước.

5 Cơ sở phát thải khí nhà kính thực hiện giảm phát thải khí nhà kính hoặc không sử dụng hết hạnngạch phát thải được phân bổ thì được bán lại cho đối tượng khác có nhu cầu thông qua thị trường các-bon trong nước

6 Cơ sở phát thải khí nhà kính tham gia các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên được phép trao đổi tín chỉ các-bon trên thị trường các-bon trong nước

7 Cơ sở phát thải khí nhà kính tham gia thị trường các-bon trong nước thực hiện trao đổi, đấu giá, vay mượn, nộp trả, chuyển giao hạn ngạch, tín chỉ các-bon; thực hiện các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước, quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế

mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

8 Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính theo giai đoạn và hằng năm

9 Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, cơ quan ngang Bộ

có liên quan thành lập thị trường các-bon trong nước

10 Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho các đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều này; tổ chức vận hành thị trường các-bon trong nước và tham gia thị trường các-bon thế giới

11 Chính phủ quy định chi tiết Điều này, chi phí phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, lộ trình, thời điểm triển khai thị trường các-bon trong nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.Điều 140 Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường

1 Khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường

2 Căn cứ nhóm dự án đầu tư được phân loại theo quy định tại Điều 28 của Luật này, Chính phủ quy định chi tiết đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường

3 Khuyến khích đối tượng không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường

Trang 12

- Lập và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng bao gồm môi trường không khí, môi trường nước, chất thải rắn, tiếng ồn và yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Bồi thường thiệt hại do vi phạm về bảo vệ môi trường do mình gây ra

NGHỊ ĐỊNH 45/2022/NĐ-CP VỀ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.

Điều 20, Chương II, Nghị định 45/2022/NĐ-CP về Vi phạm các quy định về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường:

1 Hành vi thải chất gây mùi khó chịu, hôi thối vào môi trường; thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn

kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%) bị xử phạt như sau:

a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi thải chất gây mùi khó chịu, hôi thối vào môi trường; thải bụi, khíthải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn

Ngày đăng: 19/07/2024, 16:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN