Em hãy chỉ ra ít nhất hai hình ảnh và cho biết tác dụng của những hình ảnh ấy trong việc thể hiện cảm hứng chủ đạo.. Em hãy phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình tro
Trang 1Họ, tên học sinh: ……….………… ; Lớp: ……….……; Số báo danh: ………
I ĐỌC (6,0 điểm)
CHA VÀ MÙA THU
Con chẳng gặp lá rơi vàng trước ngõ Khi mùa thu giăng lối trước hiên nhà Chỉ gặp dáng cha ngồi lặng lẽ
Chẳng bao giờ thanh thản với thời gian
Chẳng biết bao giờ mùa thu cứ mênh mang Cho trời xanh thêm và gió đưa lời hát Cho ngày con sinh chẳng bao giờ nắng nhạt
Để cha cười ấm áp một vầng mây
Mùa thu gầy như khói xanh bay Cay cay mắt con dối lòng không khóc Cha trở mình từng đêm khó nhọc Khát vọng ngày xưa dạt mãi phía chân trời
Trách làm gì mùa thu cũ xa xôi Mây trắng phiêu trôi một đời cha phiêu bạt Lặng giấu nỗi buồn sau ánh nhìn đã nhạt Cha tìm gì trong sâu thẳm trời xanh?
Đi qua mùa thu không qua được nỗi buồn
Ám ảnh thời gian điều còn, điều mất Dẫu ngày con sinh nắng vàng, gió hát
Nụ cười cha không trọn vẹn bình yên
(Nguyễn Thị Minh Thương, Báo Văn nghệ trẻ, ngày 18/7/2003)
TRƯỜNG …
-
Năm học: 2023 – 2024
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - KHỐI 10
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
Trang 22
Trả lời câu hỏi sau:
Câu 1 Xác định chủ thể trữ tình Nêu dấu hiệu nhận biết chủ thể trữ tình trong bài thơ Câu 2 Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của cách gieo vần trong đoạn thơ:
“Mùa thu gầy như khói xanh bay Cay cay mắt con dối lòng không khóc Cha trở mình từng đêm khó nhọc Khát vọng ngày xưa dạt mãi phía chân trời”
Câu 3 Cảm hứng chủ đạo của bài thơ trên là gì? Em hãy chỉ ra ít nhất hai hình ảnh và cho
biết tác dụng của những hình ảnh ấy trong việc thể hiện cảm hứng chủ đạo
Câu 4 Em hãy phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ
(HS có thể trình bày bằng cách gạch đầu dòng hoặc viết đoạn)
II VIẾT (4,0 điểm)
Từ trải nghiệm đọc văn bản Cha và mùa thu của tác giả Nguyễn Thị Minh
Thương, em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề và một
số nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ
-HẾT -
Học sinh không được sử dụng tài liệu, giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm
Trang 33
1 - Chủ thể trữ tình xuất hiện trực tiếp
- Căn cứ xác định: đại từ nhân xưng “con”
0.5 0.5
+ Xét vị trí : vần chân “oc” qua từ “khóc”, “nhọc”
+ Xét thanh điệu: Vần trắc “khóc”, “nhọc”
- Tác dụng:
+ Tạo sự kết nối, cộng hưởng âm thanh giữa các dòng thơ + Thể hiện cảm xúc xót xa của người con dành cho cha
(Chấp nhận cách diễn đạt khác của HS, miễn hợp lí)
0.5
0.5 0.5
của người con dành cho cha
- Căn cứ:
+ Hình ảnh: dáng cha ngồi lặng lẽ, cha cười ấm áp, cha trở mình
từng đêm khó nhọc, nụ cười cha không trọn vẹn bình yên, cay cay mắt con dối lòng không khóc, ám ảnh thời gian…
Lưu ý: 0.25 / hình ảnh
- Tác dụng:
+ Hình ảnh gợi lên dáng vẻ của người cha trong kí ức của con + Qua đó thấy được tình yêu thương và lòng biết ơn của người con dành cho cha
(Chấp nhận cách diễn đạt khác của HS, miễn hợp lí)
0.5
0.5
0.5
4 Diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài
thơ:
- Mạch tình cảm, cảm xúc + Khổ 1: Nhớ đến dáng cha ngồi lặng lẽ với những nỗi lo trong
cuộc sống
+Khổ 2: Nhớ đến niềm hạnh phúc của cha khi con chào đời +Khổ 3,4,5: Nỗi nhớ của con về sự vất vả của cha
- Nhận xét:
Diễn biến cảm xúc của chủ thể trữ tình ổn định xuyên suốt cả bài thơ, đó là tình yêu thương, lòng hiếu thảo của con dành cho cha
(Chấp nhận cách diễn đạt khác của HS, miễn hợp lí)
2,0
TRƯỜNG TH, THCS VÀ THPT
NGÔ THỜI NGHIỆM
-
Năm học: 2023 – 2024
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: NGỮ VĂN – Lớp: 10
(Đáp án – thang điểm gồm có 04 trang)
Trang 44
a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
- Không diễn đạt bằng hình thức đoạn văn
0,25
b Xác định đúng vấn đề nghị luận (Dẫn được yêu cầu đề ở mở
bài)
Chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ
Lưu ý:
HS không nhất thiết nêu rõ chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ trong mở bài; nhưng bắt buộc phải nêu rõ một
số nét đặc sắc về nghệ thuật trong quá trình phân tích
0,25
c Triển khai vấn đề: : Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách (trình bày về chủ đề trước, các nét đặc sắc nghệ thuật sau; trình bày về các nét đặc sắc trước, chủ đề sau; kết hợp phân tích, đánh giá chủ đề và các nét đặc sắc nghệ thuật trong từng luận điểm) nhưng cần vận
dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng
chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
❒ MỞ BÀI: (0,5 điểm)
- Giới thiệu được bài thơ (tên tác phẩm, tác giả)
- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá
❒ THÂN BÀI: (2,0 điểm)
1 Chủ đề:
- Xác định được chủ đề của bài thơ: (0,5 điểm)
Nỗi nhớ của người con về cha, gắn liền với tình yêu thương và sự thấu hiểu nỗi vất vả của cha
- Phân tích, đánh giá được chủ đề của bài thơ: (0,5 điểm)
Chủ đề nỗi nhớ, tình yêu thương và sự thấu hiểu nỗi vất vả của cha được tác giả Nguyễn Thị Minh Thương thể hiện một cách độc đáo khi cha gắn liền với mùa thu Đó có thể là mùa thu vào ngày con được sinh ra, đó cũng có thể là mùa thu như tuổi đời của cha
3.0
Trang 5
5
(chỉ vào khoảng trung niên như lá vàng sắp rụng rơi trên cây), hay
đó là sự cảm nhận nỗi thăng trầm trong cuộc đời của cha
2 Phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc về hình thức
nghệ thuật của bài thơ (trên cơ sở bám sát tri thức Ngữ văn)
-Phân tích nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (0,5 điểm) Gợi ý: (Chấp nhận những phát hiện riêng của HS miễn là đúng,
hợp lí)
- Chủ thể trữ tình: Thể hiện tình cảm trực tiếp qua đại từ nhân
xưng “con” – tập trung thể hiện vào dòng suy nghĩ, tình cảm của
người con
- Từ ngữ và hình ảnh trong thơ:
+ Lựa chọn về từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên gần gũi, quen
thuộc “lá rơi vàng”, “khói xanh bay”, “nắng nhạt”…
+ Lựa chọn từ ngữ đặc tả tính chất của sự vật, cho thấy sự quan
sát tinh tế của tác giả: “mùa thu gầy”, “ánh nhìn đã nhạt”, “nụ
cười cha không trọn vẹn bình yên”…
- Biện pháp tu từ:
+ So sánh “Mùa thu gầy như khói xanh bay”-> so sánh liên tưởng
dáng vẻ “mùa thu gầy” như “khói xanh bay” -> tăng hiệu quả
diễn đạt, lời thơ hấp dẫn, sinh động, giàu hình ảnh gợi tả vẻ đẹp mùa thu đến nhẹ nhàng, mong manh gợi cảm…
+ Câu hỏi tu từ “Cha tìm gì trong sâu thẳm trời xanh?” -> nhấn
mạnh vào sự khắc khoải của người cha, che giấu nỗi buồn vào trời xanh, ánh mắt như đang tìm kiếm chút bình yên trong tâm hồn
- Đánh giá được tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức
nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề bài thơ (0,5 điểm)
(Lưu ý, HS có thể kết hợp phân tích và đánh giá trong quá trình làm bài )
❒ KẾT BÀI: (0.5)
Trang 66
- Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật
và nét độc đáo về chủ đề của bài thơ
- Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức bài thơ
d Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt
0,25
e Sáng tạo
Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy
0,25