Tất cả các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu RDBMS như MySQL, MS Access, Oracle, Sybase, Informix, Postgres hay SQL Server đều lấy SQL làm ngôn ngữ cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn.. Giải pháp: +
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỒ ÁN Quản Trị CSDL Bằng SQL
Đề Tài : Quản Lý Sinh Viên
Sinh viên: Nguyễn Hùng Cường
Mã sinh viên: 2722210751
Lớp: TH27.01
Trang 2Mục Lục
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU 3
1.1: Ngôn ngữ lập trình SQL 3
1.1.1 Khái niệm SQL 3
1.1.2 Chức năng của SQL 3
1.2 HỆ QUẢN TRỊ SQL SERVER 4
1.2.1 SQL Server là gì ? 4
1.2.2 Lịch sử phát triển 4
1.2.3 Đặc điểm 5
1.2.4 Các thành phần của một SQL Server 5
Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU 6
2: Phân tích CSDL 6
2.1 Biểu đồ phân cấp chức năng: 8
2.2 Phân loại các thuộc tính vào một tập thực thể 10
2.3 THIẾT KẾ CÁC BẢNG 10
Chương 3: CHƯƠNG TRÌNH THỬ NGHIỆM 11
3.1 MỘT SỐ KẾT QUẢ TRUY VẤN 11
3.2 KẾT LUẬN 13
Tài Liệu Tham Khảo 14
2
Trang 3Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
1.1: Ngôn ngữ lập trình SQL
1.1.1 Khái niệm SQL
SQL viết tắt của Structured Query Language, là ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc, cho phép bạn truy cập và thao tác với các cơ sở dữ liệu để tạo, xóa, sửa đổi, trích xuất dữ liệu
SQL cũng là ngôn ngữ tiêu chuẩn cho các hệ cơ sở dữ liệu quan hệ Tất
cả các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu (RDBMS) như MySQL, MS Access, Oracle, Sybase, Informix, Postgres hay SQL Server đều lấy SQL làm ngôn ngữ
cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn
1.1.2 Chức năng của SQL
– SQL là ngôn ngữ phi thủ tục, nó không yêu cầu ta cách thức truy nhập CSDL như thế nào Tất cả các thông báo của SQL đều rất dễ sử dụng và ít khả năng mắc lỗi
– SQL cung cấp tập lệnh phong phú cho các công việc hỏi đáp DL
Chèn, cập nhật, xoá các hàng trong một quan hệ
Tạo, sửa đổi, thêm và xoá các đối tượng trong của CSDL
Điều khiển việc truy nhập tới cơ sở dữ liệu và các đối tượng của CSDL
để đảm bảo tính bảo mật của cơ sở DL
Đảm bảo tính nhất quán và sự ràng buộc của CSDL
– Yêu cầu duy nhất để sử dụng cho các hỏi đáp là phải nắm vững được các cấu trúc CSDL của mình
Trang 41.2 HỆ QUẢN TRỊ SQL SERVER
1.2.1 SQL Server là gì ?
SQL Server chính là một hệ quản trị dữ liệu quan hệ sử dụng câu lệnh SQL để trao đổi dữ liệu giữa máy cài đặt SQL Server và máy Client Một Realational Database Management System – RDBMS gồm cố: database, datase engine và các chương trình ứng ựng dùng để quản lý các bộ phận trong RDBMS và những
dữ liệu khác
1.2.2 Lịch sử phát triển
Phiên bản đầu tiên của Microsoft SQL Server ra đời đầu tiên vào năm
1989 cho các hệ điều hành chạy 16 bít với SQL Server phiên bản 1.0 và tiếp tục phát triển cho tới ngày nay
SQL Server của Microsoft được thị trường chấp nhận rộng rãi kể từ version 6.5 Sau đó Microsoft đã cải tiến và hầu như viết lại một engine mới cho SQL Server 7.0 Cho nên có thể nói từ version 6.5 lên version 7.0 là một bước nhảy vọt Có một số đặc tính của SQL Server 7.0 không tương thích với version 6.5 Trong khi đó từ Version 7.0 lên version 8.0 (SQL Server 2000) thì những cải tiến chủ yếu là mở rộng các tính năng về web và làm cho SQL Server 2000 đáng tin cậy hơn
Một điểm đặc biệt đáng lưu ý ở phiên bản 2000 là Multiple-Instance Tức
là bạn có thể cài dặt phiên bản 2000 chung với các phiên bản trước mà không cần phải gỡ chúng Nghĩa là bạn có thể chạy song song version 6.5 hoặc 7.0 với phiên bản 2000 trên cùng một máy (điều này không thể xảy ra với các phiên bản trước đây) Khi đó phiên bản cũ trên máy bạn là Default Instance còn phiên bản
2000 mới vừa cài sẽ là Named Instance
Từ tháng 10 năm 2016, các phiên bản sau được Microsoft hỗ trợ:
SQL Server 2008 R2
SQL Server 2012
SQL Server 2014
SQL Server 2016
4
Trang 5Phiên bản hiện tại là Microsoft SQL Server 2016, xuất bản vào ngày 1/6/2016 SQL Server 2016 chỉ hỗ trợ cho các bộ vi xử lý 64 bít
1.2.3 Đặc điểm
SQL mang đến rất nhiều lợi ích, như:
Tạo cơ sở dữ liệu mới
Tạo bảng mới trong cơ sở dữ liệu
Tạo view (khung nhìn) mới
Thực hiện truy vấn trên cơ sở dữ liệu
Giúp mô tả dữ liệu
Tạo, chèn, xóa, sửa đổi bản ghi trong cơ sở dữ liệu
Trích xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu
Thiết lập quyền trên bảng, thủ tục và view
Nhúng các ngôn ngữ khác sử dụng mô-đun SQL, thư viện, trình biên dịch sẵn
1.2.4 Các thành phần của một SQL Server
Các thành phần của một server: Database, Security, Server objects, Replication, Management
- Database: thư mục chứa các CSDL của server này
- Security: chứa các tài khoản người dùng (Logins), nhóm quyền (Server Roles) của server này
- Server objects
Gồm Backup Devides, Linked Server, Trigger
+ Backup devide: thực hiện sao lưu server này vào 1 file bak
+ Lineked Server: kết nối đến nhiều CSDL khác Các CSDL này có thể nằm trên một hệ quản trị CSDL khác MS SQL Server
Trang 6Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU
2: Phân tích CSDL
Điểm thi được quản lý dựa trên phương pháp thủ công
+ Điểm thi của từng sinh viên được ghi chép và lưu dữ bằng sổ sách + Quản lý điểm, thông tin về sinh viên quản lý bằng việc ghi chép và kiểm kê
+ Quản lý nhập điểm, xuất điểm bằng cách ghi chép thủ công, sinh viên muốn xem điểm bằng việc đối chiếu thủ công
+ Chưa có cơ chế kiểm tra bạn đọc
Nhược điểm:
+ Tốn rất nhiều thời gian và công sức
+ Dễ nhầm lẫn, sai sót
+ Khó kiểm tra quản lý
+ Hiệu quả năng suất thấp
Do đó hệ thống quản lý kết quả thi cần phải sửa đổi lại cơ cấu quản lý hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả để dễ quản lý đến từng học sinh
Giải pháp:
+ Cần tổ chức lại cơ cấu quản lý, thay thế một số công đoạn thủ công bằng “tin học hoá hoá” nhờ có sự trợ của các chương trình, phần mềm ứng dụng + Việc nhập điểm, tìm kiếm, sửa chữa, báo cáo, thống kê cần được xử lý nhờ máy tính
+ Đưa ra máy in khi có yêu cầu
Các dữ liệu đầu vào:
Dữ liệu đầu vào là nguồn thông tin được đưa vào máy tính để xử lý, bao gồm các thông tin sau :
+ thông tin sinh viên, thông tin về điểm
+ Các yêu cầu tìm kiếm
Dữ liệu đầu ra:
6
Trang 7Dữ liệu đầu ra là các thông tin sau khi xử lý bao gồm các thông tin sau: + Bảng danh sách điểm
+ Bảng thống kê báo cáo
Từ thực trạng trên, chúng ta có sơ đồ luân chuyển thông tin:
Sơ đồ luân chuyển thông tin của hệ thống quản lý học tập sinh viên
Sau khi lưu hồ sơ sinh viên với các môn học và có điểm các môn thi, phòng giáo vụ tiến hành vào điểm của từng môn học
Sinh viên sẽ đương nhiên bị điểm 0 đối với mỗi môn thi nếu:
+ Không dự thi, xin hoãn thi
+ Không thuộc diện được học hai trường, được nghỉ học một số môn mà nghỉ quá 25% số giờ của học phần (dù có phép hay không có phép)
Điểm thi sẽ tính theo thang điểm 10
Điểm tổng kết sẽ được tính bằng điểm các môn nhân với số đơn vị học trình tương ứng và chia cho tổng số đơn vị học trình
Sinh viên có thể dự thi các học phần tích để có điểm cao hơn vào những kỳ thi chính thức tiếp theo Sau khi học lại hay thi lại hoặc thi nâng điểm, điểm tổng kết mới sẽ được tính theo điểm cao nhất của từng môn
Trang 8Sinh viên phải học lại những môn có điểm thi lại < 5 và thi lại những môn có điểm thi lần đầu < 5 vào thời điểm sớm nhất của nhà trường
Nếu phải học lại một học phần làm cơ sở cho các học phần tiếp theo sau, sinh viên không được học và dự thi các học phần tiếp sau nếu nhà trường không cho
phép
Sau mỗi học kỳ các khoa sẽ tiến hành xét khen thưởng/ kỷ luật, xếp loại cho sinh viên
- Xếp loại học tập:
9 00 -> 10 00 xếp loại Xuất sắc
8 00 -> 8 99 xếp loại Giỏi
7 00 -> 7 99 xếp loại Khá
6 00 -> 6 99 xếp loại Trung bình - Khá
5 00 -> 5 99 xếp loại Trung bình
< 5 xếp loại Yếu
- Xét loại học bổng:
+ Loại 1: Đạt điểm trung bình từ 8 00 trở lên và không có môn nào có điểm dưới 7
+ Loại 2: Đạt điểm trung bình từ 7 00 -> 7 99 và không có môn nào có điểm dưới
2.1
Biểu đồ phân cấp chức năng:
8
Trang 9Ý nghĩa của từng chức năng trong hệ thống:
Quản lý môn học
- Có các chức năng thêm, sửa,xoá các môn học theo yêu cầu của nhà quản lý
- Cung cấp thông tin về các môn học trong mỗi kỳ học cho nhà quản lý, giáo viên và sinh viên khi có yêu cầu
Quản lý sinh viên
- Có các chức năng thêm, sửa, xoá thông tin sinh viên theo yêu cầu của nhà quản lý
- Cung cấp thông tin về sinh viên cho nhà quản lý,giáo viên và sinh viên khi
có yêu cầu
Quản lý điểm
- Có chức năng cập nhật điểm cho sinh viên sau mỗi kỳ học
- Thực hiện phúc khảo điểm cho sinh viên khi sinh viên yêu cầu
- Báo cáo, thống kê điểm của sinh viên cho nhà quản lý, giáo viên và sinh viên khi có yêu cầu
Thống kê,báo cáo
Trang 10- Thống kê danh sách sinh viên đỗ lần 1, lần 2, tỷ lệ sinh viên đỗ lần 1, lần 2 theo từng lớp học, môn học sau mỗi kỳ học
- Thống kê danh sách sinh viên trượt lần 1, lần 2(học lại),tỷ lệ sinh viên trượt lần 1, lần 2 theo từng lớp học, môn học sau mỗi kỳ học
- Thống kê danh sách sinh viên bị lưu ban, tỷ lệ sinh viên bị lưu ban sau mỗi năm học
- Thống kê danh sách sinh viên đạt học bổng, tỷ lệ sinh viên đạt học bổng sau mỗi kỳ học
- Trong quá trình thống kê sẽ sử dụng chức năng tính điểm của quản lý điểm
2 2 Phân loại các thuộc tính vào một tập thực thể
Kiểu thực thể liên kết là nguồn thông tin cần thiết cho hệ thống ,các kiểu thực thể có thể xuất hiện ở các tác nhân ngoài , các luồng thông tin nội bộ hoặc các kho dữ liệu
Kiểu thực thể Môn Học gồm MaMH, TenMH, So Trinh
Kiểu Thực Thể Điể m: MaSV, MaMH, Hoc Ky,Diem lan 1, Diem lan 2, Hoc lai
Kiểu thực thể HeDT: Ma HDT, Ten HDT
Kiểu thực thể Lớp gồm Ma Lop, Ten Lop,Ma Khoa, Ma HDT, Ma Khoa Hoc Kiểu thực thể Sinh Viên gồm MaSV, TenSV, Ngày Sinh, giới tính, Que quan, ma lop
Kiểu thực thể Học Kỳ: Ma HK, Ten HK
Kiểu thực thể Khóa Học: Ma Khoa Hoc, Ten Khoa Hoc
Kiểu thực thể Khoa gồm: Ma Khoa,Ten Khoa, Dia Chi, Dien Thoai
2.3 THIẾT KẾ CÁC BẢNG
MONHOC MAMH TENMH SOTINCHI HOCKY
KHOA MAKHOA TENKHOA VPKHOA SODT
10
Trang 11LOPHOC MALOP TENLO
P
MAKHO A
GVCN SISO HOCPH
I
Chương 3: CHƯƠNG TRÌNH THỬ NGHIỆM
3.1 MỘT SỐ KẾT QUẢ TRUY VẤN
Dưới đây là một số kết sau khi thực thiện câu lệnh truy vấn:
Trang 133.2 KẾT LUẬN
Hiện nay MS SQL Server có thể thao tác với các CSDL có kích thước cực lớn, phục vụ nhiều máy khách cùng lúc và kết hợp ăn ý với các chương trình khác (như Microsoft Internet Infomation Server –IIS, Microsoft Team
Foundation Server – TFS, Microsft Visual Studio - VS,…)
MS SQL Server chỉ chạy trên hệ điều hành windows của Micrisoft Nhưng việc kết nối đến MS SQL Server có thể thực hiện từ các hệ điều hành khác nhau dựa vào thư viện các nhà phát triển cung cấp
Cơ sở dữ liệu SQL cung cấp một phương pháp hiệu quả để tổ chức, lưu trữ và truy xuất dữ liệu SQL (Structured Query Language) là ngôn ngữ lập trình được
sử dụng để tương tác với cơ sở dữ liệu quan hệ
SQL hỗ trợ việc tạo bảng, thêm, sửa đổi và xóa dữ liệu trong cơ sở dữ liệu Nó cũng cung cấp các câu lệnh truy vấn phức tạp để lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu dựa trên các tiêu chí được chỉ định
Cơ sở dữ liệu SQL cho phép xác định các ràng buộc và quan hệ giữa các bảng thông qua các khóa chính và khóa ngoại Điều này giúp đảm bảo tính toàn vẹn
và quan hệ logic của dữ liệu
SQL cung cấp khả năng thực hiện các phép toán và chức năng tính toán trên dữ liệu, bao gồm tính tổng, trung bình, tối đa, tối thiểu và các phép toán logic
Cơ sở dữ liệu SQL có thể được tối ưu hóa để cải thiện hiệu suất truy vấn và xử
lý dữ liệu Các chỉ mục, tối ưu hóa truy vấn và chính sách bộ đệm là những công cụ được sử dụng để đạt được điều này
SQL là tiêu chuẩn công nghiệp được hỗ trợ bởi hầu hết các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ phổ biến như MySQL, PostgreSQL, Oracle, SQL Server, v.v
Sử dụng SQL, ta có thể thiết kế và quản lý cơ sở dữ liệu phức tạp với hàng ngàn bảng và triệu bản ghi Nó cung cấp khả năng mở rộng và linh hoạt để đáp ứng các yêu cầu của các ứng dụng quản lý dữ liệu lớn
Trang 14Tóm lại, cơ sở dữ liệu SQL là một công nghệ mạnh mẽ và linh hoạt để quản lý
dữ liệu Sử dụng SQL, ta có thể xây dựng các ứng dụng quản lý dữ liệu phức tạp và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Tài Liệu Tham Khảo
1 https://aws.amazon.com/vi/what-is/sql/
2 https://viblo.asia/p/sql-la-gi-nhung-dieu-can-biet-ve-sql-GrLZDyjJlk0
3 https://viettuts.vn/sql/sql-la-gi
14