1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng hiện sinh của soren kierkegaard trong tác phẩm kính sợ và run rẩy

97 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng hiện sinh của Soren Kierkegaard trong tác phẩm Kính sợ và run rẩy
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Tư tưởng hiện sinh của soren kierkegaard trong tác phẩm kính sợ và run rẩy Soren Kierkegaard (1813-1855) được coi là cha đẻ của triết học hiện sinh và là một nhân vật quan trọng tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển của triết học Châu Âu. Nội dung chủ yếu của bước ngoặc mà Kierkegaard thực hiện là lấy tồn tại cá nhân cô độc, phi lý tính, thay thế tồn tại của vật chất khách quan và ý thức lý tính, lấy đó làm xuất phát điểm của toàn bộ triết học. Ông cũng đã có phản ứng lại tư tưởng của các triết gia cổ đại và nhất là Hegel về con người và đã xây dựng một hệ tư tưởng triết học hướng về con người hiện sinh. • Con người trong tình huống hiện sinh Kierkegaard quan tâm đến con người trong tình huống hiện sinh. Ông phân biệt giữa hai tình trạng hiện tại của một người, nghĩa là bây giờ họ đang là gì, và họ phải là gì, hay cốt yếu là gì. Ông cho rằng có một chuyển động trong đời sống một người từ tình trạng bản chất sang tình trạng tồn tại. Qua phân tích tâm lý sâu xa, ông làm nổi bật sự lo âu của con người về tính hữu hạn của họ như là nguyên nhân làm họ trở nên xa lạ hay tha hóa với hiện hữu có tính bản chất của họ. Con người luôn cảm nhận sự bất an và hữu hạn của nó. Kierkegaard còn cho rằng con người hiện sinh là diễn viên chứ không phải là khán giả, nghĩa là chính con người ấy luôn đứng trước các khả năng đa dạng hoặc là – hay là và định hướng đi tích cực cho đời sống với tất cả sự chọn lựa của mình. Trong phân tích con người hiện sinh, Kierkegaard hiểu con người theo quan điểm của Kitô giáo. Theo đó, bản chất của con người bao gồm mối quan hệ với Thiên Chúa, Đấng vô hạn. Ông tin rằng thân phận của con người hiện sinh là hậu quả của việc họ xa rời Thiên Chúa, và càng xa rời Thiên Chúa thì họ càng dấn sâu vào sự tha hoá, thất vọng và ngày càng tệ hại hơn.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CHO SỰ

RA ĐỜI TƯ TƯỞNG HIỆN SINH CỦA 10 SOREN KIERKEGAARD 10 1.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội ra đời tư tưởng hiện sinh của Soren

Kierkegaard 10 1.2 Những tiền đề lý luận cho sự ra đời tư tưởng hiện sinh của Soren Kierkegaard 14 1.3 Vài nét tiểu sử của Soren Kierkegaard và tác phẩm “Kính sợ và run rẩy” 38 CHƯƠNG 2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG

HIỆN SINH CỦA KIERKEGAARD QUA TÁC PHẨM 48

“KÍNH SỢ VÀ RUN RẨY” 48 2.1 Các giai đoạn hiện sinh của con người trong tư tưởng hiện sinh của Soren Kierkegaard 48 2.2 Bản chất của đức tin 56 2.3 Mối quan hệ giữa luân lý và đức tin 65 2.4 Những ưu điểm và hạn chế trong tư tưởng hiện sinh của

Kierkegaard trong tác phẩm “Kính sợ và run rẩy” 74 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chủ nghĩa hiện sinh là một trong những trào lưu triết học tiêu biểu của nền triết học phương Tây hiện đại với các đại diện tiêu biểu như: Soren Kierkegaard, Martin Heidegger, Jean - Paul Sartre, A Camus Với việc lấy tồn tại người làm trung tâm cho học thuyết của mình, chủ nghĩa hiện sinh đã góp phần không nhỏ vào việc đưa triết học quay lại với vấn đề cơ bản nhất đó chính là con người, là đại diện tiêu biểu cho trường phái triết học phi duy lý Trong đó, có thể kể đến Soren Kierkegaard (1813 – 1855), được xem là ông

tổ của chủ nghĩa hiện sinh

Kierkegaard đã mang đến những khái niệm mới cho chủ nghĩa hiện sinh nói chung và chủ nghĩa hiện sinh tôn giáo nói riêng khi hướng triết học quay trở về với con người trong bối cảnh mà xã hội châu Âu cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX tỏ ra khá thịnh hành với tư tưởng triết học của Hegel Trong đó, ông đã triển khai những phạm trù cơ bản nhằm làm rõ bản chất của tồn tại, đó chính là “tuyệt vọng”, “tội lỗi”, “chọn lựa”… tạo ra một cách nhìn nhận vô cùng mới mẻ cho đời sống cá nhân con người Trong thời đại ngày nay, khoa học – kỹ thuật đã và đang phát triển một cách vượt bậc, con người đang được tận hưởng những thành tựu khoa học ngoài mong đợi, nó len lỏi vào mọi khía cạnh của đời sống Chính điều này đã dẫn đến sự biến đổi trong cách giao tiếp, ứng xử hằng ngày, thay vì gặp gỡ trực tiếp để trao đổi, chia sẻ thông tin, họ có thể gặp gỡ và trao đổi với nhau một cách gián tiếp thông qua các trang thiết bị thông minh, mạng xã hội v.v… Đây được xem là những mặt tích cực mà khoa học – kỹ thuật đã đạt được trong việc liên kết mọi người lại với nhau bất chấp khoảng cách về không gian, thời gian Thế nhưng, bên cạnh

đó, con người dần trở nên thờ ơ, vô cảm, sống một cách thụ động và bị lệ

Trang 3

thuộc vào chính những thành tựu mà họ đã đạt được, thay vì sử dụng chúng như công cụ giao tiếp, chia sẻ, họ đã đánh mất ý nghĩa của cuộc sống, tồn tại một cách lệ thuộc vào cảm xúc, những hoạt động, châm ngôn sống của tha nhân trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội Từ đó, các cá nhân bắt đầu sống buông thả, quên mất ý nghĩa của cuộc đời, sống theo kiểu bèo dạt mây trôi, đánh mất sự tồn tại đích thực của chính mình

Trong bối cảnh đó, chúng ta vẫn tìm thấy được giá trị nhân bản trong tư tưởng hiện sinh của Soren Kierkegaard, ông đã có những phát biểu vô cùng mới mẽ về bản chất của tồn tại, sự không lặp lại của mỗi cá nhân con người trên đường đời Đồng thời là sự trải nghiệm của đời người thông qua các giai đoạn hiện sinh sẽ là liều thuốc tinh thần có thể giúp cho con người vượt qua được những thử thách, cám dỗ trong bối cảnh xã hội hiện đại, cũng là sự nhắc nhở một cách cứng rắn rằng không được từ bỏ chính mình và không được nhún nhường trước những cám dỗ, nghịch cảnh

Chính vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Tư tưởng hiện

sinh của Soren Kierkegaard trong tác phẩm: Kính sợ và run rẩy” làm đề tài

luận văn thạc sĩ của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Soren Kierkegaard là một trong những nhà tư tưởng tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh, đặc biệt là chủ nghĩa hiện sinh tôn giáo Chính vì thế, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ông dưới nhiều góc độ khác nhau, một trong số đó có thể kể đến những công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp

và những nhân tố hình thành nên tư tưởng hiện sinh của ông Ngoài ra, có những công trình nghiên cứu về tư tưởng hiện sinh nói chung và tư tưởng của ông nói riêng Trên cơ sở đó, có thể chia các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn thành hai nhóm chính:

Trang 4

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu các điều kiện và tiền đề ra đời

tư tưởng hiện sinh của Soren Kierkegaard

Tác giả P Foulquie (1968) với cuốn sách Chủ nghĩa hiện sinh [13] về

cơ bản đã nêu ra được những nhân tố ảnh hưởng đến sự ra đời tư tưởng hiện sinh của Soren Kierkegaard Trong cuốn sách này, Foulquie nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của Augustine trong quan niệm về chân lý cá nhân với tư cách là tiền đề lý luận quan trọng để Kierkegaard xây dựng quan niệm về chân lý và tính chủ quan cho học thuyết triết học của mình

Cuốn Triết học phương Tây hiện đại [2] của Bonchenski (1969) đã

phân tích những yếu tố gây ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Kierkegaard, thông qua đó hình thành nên tư tưởng hiện sinh của ông Đồng thời, tác giả cũng nêu ra được vị thế quan trọng của tư tưởng hiện sinh tôn giáo của Kierkegaard trong chủ nghĩa hiện sinh Tuy nhiên, do cuốn sách khái lược nhiều tư tưởng khác nhau của triết học phương Tây hiện đại nên trong phần điều kiện và tiền đề ra đời tư tưởng hiện sinh của Soren Kierkegaard vẫn chưa được tác giả làm rõ nét

Tác giả Bùi Đăng Duy và Nguyễn Tiến Dũng (2005) với cuốn sách

Lịch sử triết học phương Tây hiện đại [7] đã chỉ ra được những đặc điểm cơ

bản của lịch sử triết học phương Tây hiện đại Trong cuốn sách này, các tác giả đã tập trung vào việc phân tích những bối cảnh lịch sử, xã hội dẫn đến sự xuất hiện của các trào lưu, trường phái triết học Tuy nhiên, trong phần trình bày về chủ nghĩa hiện sinh nói chung và tư tưởng hiện sinh của Kierkegaard nói riêng vẫn chưa thực sự rõ ràng

Tác giả Thomas Flynn (2017) với công trình Chủ nghĩa hiện sinh – dẫn

luận ngắn [50] đã khái quát những điều kiện và tiền đề ra đời của chủ nghĩa

hiện sinh Đồng thời, tác giả đã nêu ra được đặc điểm nổi bật của hai trường

Trang 5

phái hiện sinh: vô thần và hữu thần, từ đó, tác giả đã đi đến việc nhận định tầm quan trọng của Soren Kierkegaard trong việc định hình nên những khái niệm cơ bản trong chủ nghĩa hiện sinh nói chung

Tác giả Patrick Gardiner (2017) với công trình Dẫn luận về

Kierkegaard [42] đã khái quát những đặc điểm chính hình thành nên tư tưởng

hiện sinh của Kierkegaard Theo đó, có ba nền tảng chính hình thành nên tư tưởng hiện sinh của Kierkegaard, thứ nhất là học thuyết triết học của Kant về mối quan hệ giữa đạo đức và đức tin, thứ hai là triết học Hume Thứ ba là hệ thống triết học của Hegel, Gardiner cho rằng việc Kierkegaard hướng tới hệ thống triết học của Hegel là vì nó có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn ở Châu Âu lúc bấy giờ Với quan điểm của một nhà hữu thần, Kierkegaard tỏ ra không mấy đồng tình với Hegel khi ông cho rằng Thượng đế được đồng nhất với tinh thần tuyệt đối, mà động lực để phát triển của nó chính là sự tha hóa, nếu như trong chính bản thân Thượng đế còn chịu sự tha hóa ấy thì bản thân con người cũng chẳng thể nào tìm kiếm được chỗ dựa vững chắc cho tinh thần của mình

Giáo trình Triết học phương Tây hiện đại [19] của các tác giả Nguyễn

Vũ Hảo (chủ biên), Đỗ Minh Hợp (2018) là một công trình nghiên cứu về triết học phương Tây hiện đại Trong đó, tác giả đã nêu rõ những bối cảnh lịch

sử - xã hội cho sự ra đời của triết học hiện sinh nói chung Đồng thời là những nhận xét, đánh giá tổng quan về triết học hiện sinh của Soren Kierkegaard, cũng trong công trình này, những đặc điểm về tiền đề ra đời tư tưởng hiện sinh của Soren Kierkegaard cũng đã được tác giả làm rõ và chỉ ra được mối liên hệ, tầm ảnh hưởng của tư tưởng hiện sinh của Kierkegaard đến các triết gia hiện sinh hữu thần về sau

Trang 6

Cuốn Giáo Trình triết học phương Tây hiện đại [52] của Đinh Ngọc

Thạch, Doãn Chính, Trần Quang Thái (2019) cũng đã chỉ ra được những nét

cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Soren Kierkegaard, nhất là trong giai đoạn ông mới bắt đầu sự nghiệp triết học, những bài bút chiến của ông đối với những người không cùng lập trường Qua đó, các tác giả đã cho thấy được một diện mạo Kierkegaard hoàn toàn mới, khác với cách trình bày trong các công trình trước đó

Thứ hai, các công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng hiện sinh của Kierkegaard

Với tư cách là ông tổ của chủ nghĩa hiện sinh, Soren Kierkegaard đã nhận được nhiều sự quan tâm từ giới học thuật, nghiên cứu chuyên sâu, có thể

kể đến những công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng hiện sinh của ông như:

Tác giả Stanley Rosen (2004) với công trình Triết học nhân sinh [48] là

một trong những công trình có chiều sâu về tư tưởng hiện sinh của Kierkegaard, nhất là trong giai đoạn hiện sinh tôn giáo Bằng cách tập hợp các đánh giá có tính tổng quan về triết học phương Tây từ góc độ các vấn đề nhân sinh, tác phẩm đã nhận được sự quan tâm đến từ nhiều độc giả trên thế giới Trong công trình này, Stanley đã trình bày một cách chi tiết về tư tưởng hiện sinh tôn giáo của Soren Kierkegaard trong mối quan hệ giữa cái cá thể với cái luân lý và giữa cái cá thể với cái tuyệt đối xét với tư cách nằm trong cùng mối quan hệ tuyệt đối với cái tuyệt đối ấy Kierkegaard có vẻ muốn hướng con người đến với sự cam kết vĩnh cửu trước Thiên Chúa Đồng thời, tác giả cũng đưa ra nhận định về quan điểm của Hegel về mục đích trong hành động luân lý: “Chỗ mà ông phẩm định con người chỉ là cá nhân và xem sự phẩm định này là một „hình thức của tội lỗi vệ mặt đạo đức‟” và “ông sai lầm trong việc

Trang 7

lớn tiếng rạch ròi phản đối việc Abraham tận hưởng vinh dư và vinh quang như một người cha đầy lòng tin cậy khi lẽ ra ông phải bị gửi trả lại một tòa án thấp hơn và bị chứng minh là một kẻ sát nhân” [49, tr.140 – 141] đã cho thấy được sự khác biệt trong cách nhìn nhận về tính mục đích trong hành động giữa Kierkegaard và Hegel

Cuốn sách Triết học hiện sinh [9] của Trần Thái Đỉnh (2015) là một

công trình nghiên cứu chuyên sâu triết học hiện sinh nói chung Trong đó, tác giả đã khái quát những tiền đề tư tưởng cho sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh, đồng thời, tác giả cũng đã phân biệt hai nhánh của chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa hiện sinh vô thần và chủ nghĩa hiện sinh hữu thần Bên cạnh đó, những

tư tưởng cơ bản của Soren Kierkegaard đã được phân tích và làm rõ, đặc biệt

là giai đoạn tôn giáo – giai đoạn hiện sinh cao nhất của sự hiện hữu được

khảo cứu thông qua tác phẩm “Kính sợ và run rẩy” bằng hình tượng nhân vật

Abraham hiến tế con trai là Isaac cho Thượng đế Kierkegaard đã cho thấy những trách nhiệm nặng nề mà Abraham đang nhận lãnh, đồng thời là sự ca ngợi về lòng dũng cảm và sự từ bỏ vô hạn của Abraham, từ đó biến ông trở thành “tổ phụ của đức tin”, thể hiện sự mâu thuẫn giữa luân lý và đức tin Đồng thời, Kierkegaard đã làm rõ được tính nghịch lý trong đức tin cá nhân khi đặt vào trong mối quan hệ tuyệt đối với Thượng đế

Công trình Đạo đức học phương Tây hiện đại – một số học thuyết chính

và ảnh hưởng của chúng ở Việt Nam [20] của tác giả Nguyễn Vũ Hảo (2017)

là một công trình chuyên nghiên cứu về đạo đức học phương Tây hiện đại Trong đó, tác giả đã nêu bối cảnh của xã hội hiện đại, những lý do cần thiết để nghiên cứu đạo đức học trong một số trào lưu triết học phương Tây, thông qua đó, tác giả đã chỉ ra được tầm quan trọng của tư tưởng hiện sinh của Kierkegaard, những đặc điểm chính trong tư tưởng của ông, đồng thời đưa ra

Trang 8

những phạm trù, khái niệm trọng tâm Cuối cùng, tác giả đã đưa ra những nhận định, đánh giá về ưu điểm của tư tưởng hiện sinh của Kierkegaard

Tác giả Johannes Hirschberger (2020) với tác phẩm Lịch sử triết học (2

tập) [32] đã khái quát cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp, cũng như những công

lao của Kierkegaard trong dòng chảy của lịch sử triết học: “Ảnh hưởng của Kierkegaard là vô cùng rõ ràng ở thế kỷ của ta, nhất là trong sự phát triển của thần học biện chứng Tin lành và triết học hiện sinh” [32, tr 582] Bên cạnh

đó, tác giả cũng đã liệt kê các tác phẩm của Kierkegaard đã được dịch ra bởi các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới Đồng thời, tác giả chỉ ra sự tương đồng

và khác biệt giữa Kierkegaard và Marx khi phản bác lại triết thuyết hệ thống của Hegel, đây là một cách nhìn vô cùng mới mẻ về tư tưởng hiện sinh của Kierkegaard trong mối liên hệ với Karl Marx

Ở Việt Nam, các tác phẩm của Kierkegaard đã được dịch trong thời gian gần đây Đa số các tác phẩm được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt,

trong đó có Nhật kí kẻ mị tình do được dịch bởi dịch giả Quế Sơn, tiếp theo là dịch giả Nguyễn Nguyên Phước với hai tác phẩm Kính sợ và run rẩy, Lặp

lại… tuy nhiên, do dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt cho nên vẫn còn hạn chế

về mặt truyền trải nội dung Đối với riêng tác phẩm Kính sợ và run rẩy, đã có

rất nhiều phiên bản khác nhau bằng tiếng Anh được dịch ra, và theo bản dịch của Edna H Hong và Howard V.Hong mà dịch giả Nguyễn Nguyên Phước chọn dịch là một trong những bản kể trên

Nhìn chung, các công trình trên đã chỉ ra được những tiền đề ra đời cũng như những quan điểm cơ bản trong tư tưởng hiện sinh của Soren Kierkegaard Thế nhưng, vẫn chưa có một công trình nào thực sự mang tính chuyên khảo về tư tưởng hiện sinh của ông

Trang 9

Như vậy, tư tưởng hiện sinh của Kierkegaard đã được rất nhiều các học giả trên thế giới cũng như một số học giả ở Việt Nam nghiên cứu một cách chuyên sâu dưới nhiều góc độ, phương pháp khác nhau và đã đạt được một số

thành quả nhất định Một là, các công trình về cơ bản đã chỉ ra được bối cảnh

và tiền đề ra đời tư tưởng hiện sinh của Soren Kierkegaard, trong bối cảnh mà các nhà tư tưởng đang ủng hộ chủ nghĩa duy lý một cách nhiệt thành và cũng

có những người đi ngược lại với xu hướng này, trong đó có tư tưởng hiện sinh

của Kierkegaard với trọng tâm là vấn đề con người Hai là, có một số các

công trình đã trình bày những nội dung cơ bản của tư tưởng hiện sinh của Kierkegaard và những nhân tố ảnh hưởng như: Kinh Thánh, triết học Kitô

giáo và một số đại diện đến từ triết học cổ điển Đức Ba là, một số công trình

đã làm rõ vị trí, vai trò của tư tưởng hiện sinh của Kierkegaard, đồng thời cũng đưa ra được những nhận định về ưu điểm, hạn chế trong tư tưởng hiện sinh của ông

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Phân tích làm rõ những nội dung cơ bản trong

tư tưởng hiện sinh của Soren Kierkegaard trong tác phẩm “Kính sợ và run

rẩy”

Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được những mục tiêu đề ra, đề tài cần

thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất, phân tích những điều kiện, tiền đề tư tưởng cho sự ra đời tư

tưởng hiện sinh của Soren Kierkegaard

Thứ hai, phân tích và làm rõ tư tưởng hiện sinh của Soren Kierkegaard

trong tác phẩm “Kính sợ và run rẩy”

Trang 10

Thứ ba, đánh giá những giá trị và hạn chế trong tư tưởng hiện sinh của

Kierkegaard trong tác phẩm “Kính sợ và run rẩy”

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng hiện sinh của Soren Kierkegaard Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tư tưởng hiện sinh của Soren

Kierkegaard trong tác phẩm “Kính sợ và run rẩy”

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận là quan niệm về con người của chủ nghĩa Mác - Lênin Ngoài ra, luận văn có kế thừa và phát triển những thành tựu nghiên cứu của các học giả đi trước

Luận văn sử dụng phương pháp tiếp cận triết học là chủ yếu, trong một

số trường hợp cụ thể có kết hợp với phương pháp liên ngành Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: so sánh, phân tích, tổng hợp, lịch sử, logic, quy nạp, diễn dịch, trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hoá, văn bản học

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm rõ tư tưởng hiện sinh của

Soren Kierkegaard trong tác phẩm Kính sợ và run rẩy, từ đó thấy được những

giá trị và hạn chế trong tư tưởng hiện sinh của ông trong tác phẩm

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể trở thành tài

liệu tham khảo cho những công trình liên quan sau này

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn bao gồm phần mở đầu, 2 chương, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo

Trang 11

CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CHO SỰ

RA ĐỜI TƯ TƯỞNG HIỆN SINH CỦA

SOREN KIERKEGAARD 1.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội ra đời tư tưởng hiện sinh của Soren Kierkegaard

Hegel đã từng nhấn mạnh trong Lời Tựa của tác phẩm Các nguyên lý

của triết học pháp quyền: “Mỗi cá nhân bao giờ cũng là đứa con của thời đại

mình, do đó, triết học, cũng thế, là việc thấu hiểu thời đại của chính mình bằng tư tưởng Thật điên rồ khi tưởng rằng một nền triết học có thể vượt ra khỏi thế giới hiện tiền của mình, một cá nhân có thể nhảy ra khỏi thời đại của mình.” [16, tr 84] Do đó, toàn bộ các học thuyết triết học nói chung và tư tưởng của Kierkegaard về bản chất đều là sản phẩm của một thời đại, của chính dân tộc đã sản sinh ra nó, là tư tưởng, sự phản ánh bao trùm lên toàn bộ thời đại của mình trong phạm vi tư tưởng Vì vậy, để nhận thức một cách đầy

đủ và cơ bản nhất về tư tưởng hiện sinh của Kierkegaard, cần phải đặt nó trong bối cảnh lịch sử - cụ thể của dân tộc và thời đại Bối cảnh ấy không gì khác hơn là hiện thực lịch sử của Châu Âu và Đan Mạch trong khoảng cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỉ XIX

Về kinh tế, trong giai đoạn này phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

đã được thiết lập và có những bước phát triển mạnh mẽ ở một số nước Tây

Âu, đặc biệt là Anh, Pháp, Hà Lan v.v… Chính sự ra đời này của phương thức sản xuất mới đã làm cho việc tạo ra của cải và hàng hóa phát triển vượt bậc Một sự kiện lịch sử quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội tư bản lúc bấy giờ là cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh năm 1760 đã biến nước này từ một nước có nền nông nghiệp nhỏ bé trở thành một nước tư bản chủ nghĩa lớn mạnh, điều này có ảnh hưởng lớn đến kinh tế và chính trị đối với phần còn lại

Trang 12

của Châu Âu lúc bấy giờ Chính nó đã thúc đẩy sự phát triển cả về trình độ, quy mô và hiệu quả sản xuất, đem lại một nền sản xuất chưa từng có trong lịch sử Do đó, chế độ phong kiến ở Châu Âu cùng với những đặc trưng của

nó là sự chuyên chế, độc quyền đã không còn phù hợp với bối cảnh lịch sử mới Vì lẽ đó, việc xóa bỏ chế độ cũ, thay thế một chế độ xã hội mới là một nhu cầu tất yếu của lịch sử

Về chính trị, bên cạnh sự lớn mạnh về kinh tế, giai cấp tư sản đã nhanh chóng chiếm được vị thế của một lực lượng chính trị độc lập Đứng trước những đòi hỏi cấp bách của lịch sử, giai cấp tư sản cùng với quần chúng nhân dân đã tự mình tổ chức cuộc đấu tranh lâu dài và quyết liệt nhằm lật đổ sự thống trị của chế độ phong kiến và giáo hội Vì vậy, các cuộc cách mạng tư sản đã nhanh chóng được diễn ra trên bề mặt rộng của châu Âu, đặc biệt là ở khu vực Tây Âu, đầu tiên là Hà Lan và sau đó đã nở rộ sang nước Anh Trong bối cảnh ấy, tuy nước Anh đã giành được thắng lợi sau cuộc cách mạng, nhưng suy cho cùng, đó là cuộc cách mạng chưa triệt để, bởi nó chưa thực hiện được nhiệm vụ lịch sử của mình là xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến Châu Âu Tiếp theo cần phải kể đến đó chính là cuộc Đại cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794) với việc xử tử vua Louis XVI là một trong những cú đánh quyết định để xóa bỏ chế độ phong kiến ở Châu Âu và mở ra con đường cho lực lượng sản xuất của xã hội tư bản phát triển Về sứ mệnh lịch sử, cuộc Đại cách mạng tư sản Pháp là một sự kiện gây tiếng vang lớn, mang tính bước ngoặt của lịch sử

Việc nước Pháp tiến hành cuộc cách mạng tư sản và nước Anh thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp làm rung chuyển Châu Âu, đưa nó vào nền văn minh công nghiệp, trở thành tấm gương góp phần khơi dậy tinh thần cách mạng của các dân tộc khác, trong đó có nước Đức, Đan Mạch Ở Đức, tuy có

Trang 13

tinh thần cách mạng nhưng vì giai cấp tư sản và những lực lượng tiến bộ nằm rải rác ở những vương quốc nhỏ tách rời nhau, nhỏ bé về số lượng, yếu kém

về kinh tế và chính trị nên không thể nào tiến hành cách mạng tư sản trong thực tiễn, mà chỉ tiến hành cách mạng về phương diện tư tưởng và có tinh thần muốn thỏa hiệp với các tầng lớp phong kiến, quý tộc Phổ, giữ lập trường cải lương trong việc giải quyết những vấn đề phát triển của đất nước Trên tinh thần ấy, nước Đức đã nảy sinh ra những nhân vật kiệt xuất, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ nhân loại sau này, trong đó có triết gia G.W.F Hegel (1770 – 1831), người có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trong giới triết học

Ở Đan Mạch, tuy các cuộc chiến tranh vẫn diễn ra thường xuyên, nhưng từ năm 1772 đã bãi bỏ chế độ nông nô, cải cách luật pháp, các tòa án

và lực lượng cảnh sát, quét sạch nạn tham nhũng và lam dụng chức vụ khỏi các cơ quan công quyền, tuyên bố khoan dung đối với các tôn giáo, và khuyến khích văn học, nghệ thuật

Thế nhưng, Kierkegaard cho rằng nền đạo đức xã hội Đan Mạch đương thời đang bị mục rỗng bởi các thói tự mãn, đạo đức giả, tự lừa dối và nó thể hiện rõ trong lĩnh vực tư tưởng hay tôn giáo Trong suốt sự nghiệp tư tưởng của mình, ông đã viết rất nhiều tác phẩm nhằm công kính, mỉa mai những đặc

tính xã hội ấy, trong cuốn Sự đào luyện trong Kitô giáo (1850), ông đã rút ra

một sự tương phản giữa đức tin Kitô giáo chân chính thực sự đòi hỏi ở một tín

đồ và những đại diện giả mạo của nó đang rải rác khắp nơi trên trần tục để nhân danh tôn giáo, rao giảng đức tin Ông bắt đầu chuyển đối tượng sang Hans Martensen, người vừa kế vị chức Tổng giám mục của Đan Mạch vào năm 1854 bằng cách xoáy sâu vào điếu văn của ông này khi cho rằng Mynster như là một “chứng nhân của chân lý” Bỏ qua mối quan hệ giữa Martensen

Trang 14

với cha mình, Kierkegaard nhìn thấy Martensen chính là hóa thân của thói tự mãn và dễ giải Kitô giáo, mẫu người điển hình bị ông chỉ trích rất nhiều

Trong giai đoạn phê phán định Giáo hội đương thời, đặc biệt là Giáo hội Đan Mạch, Kierkegaard đã hướng đến báo chí nhằm công kích các mục

tiêu của mình, hai tờ báo mang tên Christendom và The Instant đã xuất hiện

như là đòn tấn công những người tuyên truyền và đại diện cho tật xấu mà Kierkegaard ngầm định Thế nhưng, mục tiêu chính của những công kích ấy hướng đến việc vạch trần bản chất của Giáo hội Đan Mạch nói chung, khi nó gắn kết nhà nước, bị điều hành bởi một bộ máy quan liêu chủ yếu quan tâm thúc đẩy lợi ích vật chất cho các thành viên của nó

Theo Kierkegaard, Giáo hội Đan Mạch chẳng khác gì một sự thật đang

bị xuyên tạc, cùng với đó là sự bảo hộ của nhà nước đối với Giáo hội, bằng việc làm này, nhà nước đã thực sự khiến Kitô giáo, đặc biệt là Kitô giáo Tân ước trở nên bất khả thi Thay vì làm cho nó trở nên khả hữu trong cuộc sống thì giờ đây có vô số quan chức nhân danh thuyết giảng, biện hộ cho Kitô giáo nhưng thật ra lại phục vụ cho mục đích tư lợi cá nhân Việc làm này dẫn đến chỗ con người tự cho mình là tín đồ Kitô giáo, khoác lên mình danh xưng là tín đồ và chỉ dừng lại đó, làm lu mờ hoàn toàn bản chất thật sự của tôn giáo Kierkegaard đã nhìn thấy rõ bên trong giáo hội Tin Lành chính thức của Đan Mạch một sự mâu thuẫn trực tiếp của Kinh Thánh Tân ước và sứ điệp của nó dành cho con người

Trong Lời Tựa của tác phẩm Kính sợ và run rẩy, ông viết: “không chỉ

đơn thuần trong lĩnh vực thương mại mà ngay cả trong thế giới tư tưởng, thời đại của chúng ta diễn ra một vụ bán tháo thực sự Hết thảy mọi thứ đều có thể mua được ở mức rẻ mạt đến nỗi người ta ngờ rằng cuối cùng liệu có còn ai muốn trả giá nữa hay không Mọi tay định giá đầu cơ, những kẻ vốn tận

Trang 15

hưởng dõi theo những xu thế quan trọng của triết học hiện đại, mọi giảng viên

tư phí, giáo sinh và sinh viên, mọi kẻ ngoại đạo và những người đương chức trong triết học, đều không hài lòng với việc hoài nghi hết thảy mà muốn vượt

xa hơn nữa” [46, tr.53 – 54]

Tóm lại, sau những thành tựu mà các cuộc cách mạng đã để lại đã tạo tiền đề cho sự ra đời của tư tưởng triết học của Kierkegaard Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng hiện sinh của ông cũng cần phải khảo cứu một cách khách quan

về lịch sử như một lý tưởng mà ta biết chắc rằng, cũng như mọi tư tưởng, có

lẽ sẽ không bao giờ có thể được hiện thực hóa hoàn toàn Nhưng, tư tưởng bất

kì của một người nào đó bao giờ cũng có mối liên hệ mật thiết với toàn bộ bối cảnh lịch sử cụ thể, nơi mà họ đã được sinh ra và được sống Do vậy, khảo cứu toàn bộ điều kiện lịch sử - xã hội là điều vô cùng cần thiết, để không phải rơi vào tình trạng chủ quan, duy ý chí

1.2 Những tiền đề lý luận cho sự ra đời tư tưởng hiện sinh của Soren Kierkegaard

1.2.1 Đạo đức học Socrates

Năm 1841, Kierkegaard đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ với đề

tài Về khái niệm châm biếm với sự chú trọng thường xuyên đến Socrates Mặc

dù luận văn của ông không được đánh giá cao do tính rườm rà và thiếu tính mạch lạc, hệ thống nhưng sau cùng vẫn được thông qua Thông qua luận văn này, có thể thấy rằng Kierkegaard đặc biệt đánh giá cao những nỗ lực cũng như nhân cách của Socrates, người đã thách thức quyền uy của thói quen, dám đưa ra những ý tưởng mới mẻ bằng lối tranh luận mang phong cách mỉa mai, châm biếm

Trang 16

Bản thân Kierkegaard trong giai đoạn sáng tác mạnh mẽ nhất cũng rất

ưa thích phong cách châm biếm này của Socrates Nếu như Socrates dùng chính cái chết của mình để bảo vệ cho phẩm chất của luân lý cá nhân thì Kierkegaard lại có một phản ứng gắt gao đối với trật tự xã hội đương đại Ông cho rằng, đời sống con người là nỗi thất vọng, thất vọng là hệ quả của bản chất tội lỗi của con người nhưng cũng là khả năng duy nhất của sự vươn đến Thượng đế Thù ghét sự tồn tại nhưng yêu lại yêu bản thân mình, con người toan tính khi thì trở thành kẻ sáng tạo, khi lại chìm vào thú vui, nhưng ở cả hai trường hợp, con người chẳng thể tìm ra chính mình, và rơi vào sự thất vọng như một căn bệnh dẫn tới cái chết, một cái chết vĩnh hằng không có điểm kết thúc, tự hủy hoại sự tồn tại của mình

Chân lý là chân lý cho tôi, nó phải biến cải cuộc đời tôi và trở thành phương châm sống cho chính hiện hữu của tôi Do đó, Kierkegaard xem nhận thức về cái được gọi là chân lý khách quan như điều mà lịch sử triết học luôn quan tâm thực chất chẳng mang lại một lợi ích đích thực nào cả Thay vào đó,

nó được xem là vĩ đại, nhưng không thúc giục con người tiến đến sự tán thành thực sự, sống động với chân lý, và điều này thật sự điên rồ, đã đến lúc nên quay lại với chính phát biểu của Socrates: “Tôi chỉ biết một điều rằng tôi chẳng biết gì cả”1, câu nói này được Socrates đưa ra trong bối cảnh ông muốn nhắm đến việc thay đổi quan điểm của Meno2, một người luôn tự tin thái quá vào ý kiến của chính mình và cho rằng bản thân có rất nhiều tri thức Theo Kierkegaard, trong thời đại mà người ta muốn vượt xa hơn đức tin, và rằng triết học hệ thống đang tỏ ra khá hiệu quả trong việc lĩnh hội thế giới và

Trang 17

Thượng đế, đức tin chẳng khác nào thứ dễ định giá và rao giảng ở khắp nơi Đây được xem là sự xúc phạm vô cùng nặng nề đối với thế giới nội tâm của con người Bởi Thượng đế tạo ra con người bằng ý chí và hình ảnh của Ngài,

do đó, mỗi cá nhân là một tồn tại độc nhất vô nhị chỉ có thể được xem xét trong mối quan hệ với cái tuyệt đối

Mọi xét đoán mang tính thế tục hoặc làm đơn giản nó chẳng khác nào

sự bán tháo đức tin chân chính Nếu một hành vi bất kì nào đó muốn đưa Kitô giáo quay trở lại với tôn giáo tự nhiên như kiểu Socrates, như một loại hình luôn tiền giả định về thế giới, tức là sự khả tri của lý trí và đức hạnh về nguồn gốc vạn vật, vũ trụ, Kierkegaard tỏ ra không đồng tình với luận điểm này Ông cho rằng, tôn giáo mà cụ thể là Kitô giáo mang đến cho ta chẳng khác gì ngoài sự nghịch lý, và nó luôn hoạt động như vậy Việc mô tả hoặc rao giảng Kitô giáo bằng cách biến nó trở thành một tôn giáo ôn hòa, đánh đồng nó trong sự bình yên của tinh thần chính là hành động báng bổ, phản bội Tôn giáo mà Đấng Kitô đòi hỏi luôn hà khắc, buộc phải có những hoài nghi đầy đau đớn, khổ sở, sự tai tiếng và nghịch lý Thượng đế là cái mà con người không thể biết một cách tuyệt đối, là cái một hoàn toàn khác biệt với ta, Ngài siêu việt con người nhưng con người thì không bao giờ có thể siêu việt được chính mình Do đó, bất kì người nào muốn tìm cách hiểu Thượng đế nhất định

sẽ rơi vào tình trạng bối rối, lo sợ

Do đó, trong tác phẩm Kính sợ và run rẩy, Kierkegaard đã vạch rõ con

đường dẫn đến Thượng đế, nó hoàn toàn không phải là con đường hòa giải giữa lý tính và đức tin con người như kiểu Kant, cũng không phải là sự hòa giải trong trung giới như kiểu Hegel, mà đó là cú nhảy vọt của những mâu thuẫn, nó lặp đi lặp lại và dần trở nên chính mình ở trạng thái cao hơn Tuyệt

Trang 18

nhiên không có sự phủ nhận nào, mà chỉ là những khả năng chọn lựa cho phép sự xuất hiện của trách nhiệm nơi người quyết định nó

Trong quan niệm về hiện sinh của mình, Kierkegaard đã nhắc đến Socrates trong giai đoạn đạo đức, Socrates là mẫu hình lý tưởng để Kierkegaard có thể đưa ra những ví dụ cụ thể về mối quan hệ giữa cá nhân với luân lý, nhưng suy cho cùng, đó cũng chỉ là bi kịch trong đời người

Trong cuốn Kính sợ và run rẩy, không dưới mười lần cái tên Socrates được

Kierkegaard nhắc đến: “Rõ ràng người anh hùng bi kịch, cũng giống như những người khác, những kẻ vốn không bị tước đi quyền năng của tiếng nói,

có lẽ là một vài lời phù hợp, nhưng vấn đề là liệu nó có phù hợp với hắn khi thốt ra những lời ấy hay không” [46, tr 293] Theo Kierkegaard, người anh hùng bi kịch có được sự khẳng định nhờ vào hành động mang tính thời điểm

và nó phù hợp với sự trông ngóng từ những người xung quanh, nếu việc làm của họ hợp với luân lý, họ chẳng cần phải giải thích gì và ngược lại, họ cũng không cần phải nói quá nhiều về những suy nghĩ của mình, bởi đó chỉ là sự thất bại có sự góp mặt của tính mục đích, và mục đích đó suy cho cùng cũng chỉ xuất phát từ động cơ có tính chất đối sánh với cái luân lý Trường hợp đó cũng tương đồng như trong trường hợp của Socrates, người lấy cái chết – tức hành động cụ thể để bảo toàn đức hạnh của mình

Vậy nhưng, trường hợp của Socrates được Kierkegaard xem xét một cách đặc biệt hơn so với những loại anh hùng bi kịch khác Ông viết: “Vậy nên người ta đòi hỏi Socrates, với tư cách là một anh hùng, phải bình tĩnh và

tự chủ […] và tự khẳng định lập trường của mình” [46, tr 295] Trong trường hợp là một người thông thường, sẽ chẳng có gì đáng bàn, nhưng đây là trường hợp của Socrates, người được mệnh danh là nhà triết học lỗi lạc nhất thời kì bấy giờ, cũng là người tạo nên sức ảnh hưởng lâu dài đối với lịch sử triết học

Trang 19

và đặc biệt là tư tưởng về đạo đức, Kierkegaard hiểu điều đó, ông giải thích:

“Nếu như không có một lời bộc bạch nào từ Socrate, [ ] nếu tôi không thể làm được việc đó, thì một thi sĩ sẽ làm được” [46, tr 296] Thế nhưng, đây cũng chỉ là mẫu hình lý tưởng mà Kierkegaard phân tích trong bối cảnh đạo đức, rằng một cá nhân sống trong giai đoạn đạo đức sẽ trở nên như thế nào khi va vấp bởi sự giằng co giữa hiện hữu của cái cá thể với hệ thống luân lý Nơi đó, chính Socrates là nạn nhân, và dù ông có thể nói ra những tâm tư sau cùng, nhưng đó cũng chỉ là tấn bi kịch

Tuy vậy, vẫn phải thừa nhận rằng, Kierkegaard đã kế thừa tư tưởng của Socrates về chân lý dành cho mỗi cá nhân, nhờ đó mà nó biến cải cuộc sống của mỗi cá nhân đang hiện hữu trong thế giới, chân lý chỉ thực sự có nghĩa khi nó trở thành châm ngôn sống cho chính mình, cũng giống như Descates

được Kierkegaard nhắc đến trong tác phẩm Kính sợ và run rẩy: “ông khiêm

tốn thừa nhận rằng phương pháp của ông chỉ quan trọng đối với riêng mình ông mà thôi.”[46, tr 56]

1.2.2 Kinh Thánh

Kierkegaard là một tín hữu Kitô giáo, do đó, Kinh Thánh cũng là một trong những nền tảng tư tưởng mà ông đã kế thừa Theo quan niệm của Kitô giáo, Kinh Thánh là sự mặc khải của Thiên Chúa đối với con người, được ghi chép lại, là tập hợp những lời răn của Chúa, là nền tảng đối với giáo lý và đức tin con người Theo tiếng Hy Lạp, Kinh Thánh được hiểu là các sách Thánh,

được chia ra làm hai phần: Tân ước và Cựu ước Xét về mặt lịch sử, Kinh

Cựu ước có mặt sớm hơn vào những năm trước công nguyên, có nội dung bàn

về những giao ước của Chúa với người Do Thái thông qua đại diện là tổ phụ

Noe, Abraham và Moses Kinh Tân ước ra đời sau với cột mốc của sự ra đời

chúa Jesus (sau công nguyên), là một nhân vật lịch sử, đến thế gian với sứ

Trang 20

mệnh mang đến đức tin cho con người với Đấng Thiên Chúa toàn năng Nội dung của kinh Tân ước nhấn mạnh đến lời giao ước của Chúa với con người thông qua chúa Jesus, nhập thế để thực hiện sứ mệnh mà đức Chúa Cha đã giao phó, làm cho con người biết được mình cũng là con của Chúa mà trước giờ họ không hề hay biết

Trong các tác phẩm Lặp lại hay Kính sợ và run rẩy, Kierkegaard đã rất

nhiều lần đề cập đến Kinh Thánh với tư cách là cầu nối để ông triển khai

những luận điểm, tư tưởng của mình Chẳng hạn, trong cuốn Kính sợ và run

rẩy (1843), có thể bắt gặp sự xuất hiện dày đặc các điển tích, các nhân vật

hay các mẫu chuyện được lấy ra từ Kinh Thánh bằng nhiều phương thức kể khác nhau Đặc biệt phải kể đến chính là câu chuyện Abraham hiến tế con trai của mình là Isaac theo chỉ thị của Thượng đế Tuy nhiên, Kierkegaard đã biến tấu câu chuyện này và kể nó dưới nhiều góc độ khác nhau nhằm đưa đến cho độc giả những khó khăn, mâu thuẫn mà Abraham vấp phải Cụ thể, Johannes

De Silentio3 viết: “Xưa có một kẻ khi còn là một đứa trẻ đã được nghe một câu chuyện tuyệt hay về việc Thiên Chúa đã thử lòng Abraham […] cái ý nghĩa khiến người ta run rẩy” [46, tr 6] Bên cạnh đó, có một việc gây ảnh hưởng đến Kierkegaard đó là sự kiện người bố của ông dù đã thoát nghèo nhưng luôn mặc cảm tội lỗi vì đã báng bổ đức tin của mình đối với Thượng

đế, và điều này dường như đã tác động không nhỏ tới Kierkegaard “người cha, Michael, dù từ một nông nô vươn lên thành thương gia giàu có, nhưng thường xuyên bị ám ảnh bởi tội lỗi và sự trừng phạt từ Thượng đế.” [42, tr 40] Theo các nhà nghiên cứu, chuyện này chính là việc cha của Kierkegaard

do quá cực khổ đã chỉ tay lên trời mà nguyền rủa Thiên Chúa, sau này khi đã giàu có, ông rất ân hận về chuyện này Nó cũng gây ám ảnh đến Kierkegaard

3 Johannes De Silentio hay Johannes Câm Lặng, Kính sợ và run rẩy, phần giải thích, tr 62

Trang 21

và có ảnh hưởng nhiều đến cuộc đời ông sau này cả trong đời thường lẫn tư tưởng Hơn nữa, trong cuốn sách, Kierkegaard còn trích nhiều đoạn Kinh Thánh khác nhau như: “Và Thiên Chúa thử lòng Abraham và phán rằng, hãy bắt Isaac, đứa con trai duy nhất của ngươi, đứa con yêu dấu nhất và đi đến xứ Moriah, và dâng đứa con của lễ thiêu ở trên mộ hòn núi mà ta sẽ chỉ cho”4

Đoạn viết mở đầu cho chuỗi những suy tư đầy nghịch lý của Kierkegaard đến người đọc

Bên cạnh đó, không ít lần Kierkegaard đề cập đến các chi tiết được lấy

ra từ các câu chuyện trong Kinh Thánh, đặc biệt là sách Sáng Thế, nhất là khi

ông đề cập đến gia đình Abraham, chẳng hạn như chi tiết: “ông nghĩ về Hagar”5, là người tì nữ đã có thai với Abraham và tỏ thái độ khinh bỉ với bà chủ là Sarah Về sau, theo lời Thiên Chúa, Hagar đành quay lại nhà Abraham chịu lụy sinh con và sau khi có Isaac, cả hai mẹ con Hagar và Ishmael bị đuổi

ra khỏi nhà Hay trong đoạn phân tích về mối quan hệ giữa đức tin và lý trí, ông viết: “Tôi đoan chắc rằng Thiên Chúa là tình yêu, ý nghĩ này với tôi có một giá trị trữ tình nguyên thủy” [46, tr 111], trong Kinh Thánh, sách Giăng 4:8, nguyên văn cụ thể của câu này là “Ai không yêu thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa chính là tình yêu” Bên cạnh đó, trong đoạn phân tích về anh hùng bi kịch và những hệ lụy mà những người anh hùng ấy có thể sẽ phải hứng chịu, Kierkegaard đã dùng hình ảnh của người anh hùng bi kịch so sánh với Abraham – đại diện cho hiệp sĩ đức tin, nếu người anh hùng bi kịch vẫn luôn bị xét lại bằng các giá trị luân lý, thì Abraham vốn dĩ không phải chịu sự xem xét về mặt luân lý, bởi trong sâu thẳm tinh thần của mình, Abraham vốn

dĩ thuộc về Thượng đế, và Thượng đế thấy biết nỗi thống khổ mà chẳng quên điều gì trong sự kín nhiệm [46, tr 301] Đoạn này được gợi hứng đối với

4 Kinh Thánh, sách Sáng Thế, chương 22

5 Hagar là con đòi người Ai Cập của Sarah, người đã sinh một đứa con cho Abraham tên là Ishmael

Trang 22

Kierkegaard trong Kinh Thánh, sách Ma-thi-ơ 6:6 “Song khi ngươi cầu nguyện, hãy vào phòng riêng, đóng cửa lại, rồi cầu nguyện Cha ngươi, ở nơi kín nhiệm đó; và cha ngươi, là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm, sẽ thưởng cho ngươi”

Như vậy, đối với Kierkegaard, đức tin là niềm say mê cao cả nhất đối với một con người, và đức tin chân chính chỉ có thể đạt được thông qua Kinh Thánh Tất nhiên, Kinh Thánh là sự biểu lộ, sự mặc khải của Thiên Chúa dành cho loài người, và chỉ trong mối quan hệ với Thiên Chúa, con người mới tìm ra được chân lý dành cho mình Trên nền tảng ấy, Kinh Thánh như nguồn sáng dẫn lối những tâm hồn lầm lỗi trở về đúng hướng, mọi buồn đau, sầu não đều có thể được khắc phục

1.2.3 Triết học Kitô giáo

Gia đình Kierkegaard có truyền thống theo Kitô giáo, đây cũng là một trong những nhân tố gây ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng hiện sinh Kitô của Kierkegaard Ông được sinh ra trong một gia đình mộ đạo, hay đi nhà thờ, nên bên cạnh nguồn gốc Kinh Thánh, ông còn chịu ảnh hưởng lớn từ triết học Kitô giáo Đối với Kierkegaard, Thượng đế chẳng khác gì sự nghịch lý, tuy con người vẫn có thể tìm thấy Ngài trong sự bất lực nơi trần thế, trong mối

quan hệ tuyệt đối với cái tuyệt đối Trong Kính sợ và run rẩy, ông viết: “Giờ

đây chúng ta đối mặt với cái nghịch lý Hoặc là cái cá thể, với tư cách là cái

cá biệt […] hoặc là Abraham là kẻ bị hư mất” [46, tr 286], Abraham là nhân vật được Kierkegaard lấy cảm hứng để nêu lên tư tưởng hiện sinh của mình trong giai đoạn thứ ba, tức giai đoạn tôn giáo, toàn bộ những cốt yếu trong đời sống tôn giáo của ông đều được thông qua quá trình Abraham hiến tế con trai của mình là Isaac cho Thượng đế Thực chất, Kierkegaard đang muốn mang đến cho độc giả những cái nhìn khác nhau về trường hợp của Abraham khi

Trang 23

phải bị xét đoán dưới nhiều khía cạnh khác nhau như mỹ học, đạo đức Nhưng, trong trường hợp của hiện sinh tôn giáo, Abraham hoàn toàn nằm ngoài lề các giá trị phổ quát ấy, ông chỉ được xét trong mối quan hệ giữa cá cá thể với cái tuyệt đối – tức Thượng đế Tư tưởng hiện sinh của Kierkegaard về sau này được các nhà hiện sinh kể cả hữu thần lẫn vô thần kế thừa một cách triệt để Nếu Kierkegaard mang con người đặt trong mối quan hệ với Thượng

đế thì Heidegger lại đặt nó trong mối quan hệ với tình huống giới hạn – tức cái chết, hoặc J.P Sartre kết án con người là tự do, bản thân con người từ khi sinh ra đã bị kết án phải được tự do

Triết học Kitô đã trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử Ở mỗi thời kì đều có những đại diện tiêu biểu khác nhau như: Augustino, Thomas Aquinas, Martin Luther, Herder, v.v… Trong các đại diện

ấy, tư tưởng hiện sinh Kitô của Kierkegaard chủ yếu chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi Augustino và Martin Luther

Thánh Augustino (Saint Augustine, 354 – 430), là hiện thân của minh triết trong thời kì Giáo phụ Như Grabmann đã khẳng định: “Ảnh hưởng của các giáo phụ lên triết học Trung đại đồng nghĩa với sự hiện hữu và ảnh hưởng không ngừng của Thánh Augustine đến thời Trung đại” [32, tr 384] Hay theo Gilson: “Với Thánh Augustine ta đạt đến đỉnh cao của triết học thời kì Giáo phụ, và có lẽ là toàn bộ triết học Kitô giáo” [32, tr 384], những tư tưởng

chính của ông chủ yếu được trình bày trong tác phẩm Tự thuật Augustine

quan niệm rằng Chúa Kitô cũng là một nhân cách – là cái thiện tuyệt đối và

nó được cụ thể hóa thông qua hình tượng của Đấng Jesus Christ Theo Augustine: “Con sẽ không được hiện hữu, tuyệt đối sẽ không được hiện hữu nếu không có Chúa ở trong con Hay, đúng hơn, nếu con không ở trong Chúa” [45, tr 178] Trong mối quan hệ ràng buộc giữa con người và Thượng đế, ông

Trang 24

cho rằng Thượng đế đã ban tặng cho con người sự tự do tinh thần một cách tuyệt đối nhưng nó phải nằm trong mối quan hệ với cái tuyệt đối – tức là sự giới hạn của Thượng đế

Con người hoàn toàn chiếm vị thế độc tôn không thể bị thay thế bởi một giống loài nào khác, vì lẽ đó nên con người ngoài phần thể xác xét với tư cách tự nhiên, còn là một thực thể tinh thần hoàn toàn tách biệt khỏi thế gian nằm trong mối quan hệ với Thượng đế, vì lẽ đó mà con người cũng được tự

do hành động theo ý muốn và lời răn của Chúa Thế nhưng tại sao vẫn có cái

ác xuất hiện, liệu đó có phải là ý muốn của Thiên Chúa hay không? Augustine cho rằng, con người được ban tặng cho khả năng tự do ý chí, những cái ác xuất hiện là khi con người khước từ sự tuân phục ý chí Thượng Đế, và đó là mọi nguyên nhân dẫn tới sai lầm, tội lỗi nơi con người

Về bản chất của chân lý, Augustine cho rằng chân lý là một thuộc tính của các phán đoán của con người và cần phải thừa nhận bản chất của nó trong

sự phù hợp của các mệnh đề của ta với những sự kiện khách quan của từng trường hợp hay các hoàn cảnh khách quan của các sự vật, hiện tượng, tức là tính lôgíc của chân lý Nhưng, chân lý còn nằm trong sự tương hợp của sự vật với ý chí của Thượng đế mà cấu thành nên bản chất thật sự của nó Cho nên,

có thể nói rằng, bản chất của chân lý chính là Thượng đế, vì lẽ muốn nhận thức được chân lý chắc chắn không được bỏ qua sự hiện hữu của Thượng đế trong mối quan hệ này

Trong mối quan hệ ấy, Augustine cho rằng, con người xét với tư cách

hữu thể có thể nằm trong tính không gian và thời gian như các sự vật, hiện

tượng bao gồm tất cả các đặc điểm cấu thành nên các quan năng nhận thức Điều này có thể gây ra sự không đồng bộ trong nhận thức của mỗi cá nhân, nhưng vẫn còn đó một khía cạnh khác giúp con người đạt đến chân lý hằng

Trang 25

cửu, siêu việt Trong sự bất toàn, ta đạt được sự hoàn hảo, trong cái tương đối,

là cái tuyệt đối, trong cái trần tục, là cái siêu việt Vì lý do đó, ông nhấn mạnh rằng cái bản tính bất biến, bản chất đầu tiên vượt lên trên toàn bộ nỗ lực của

lý tính chính là Thượng đế, đồng thời, bản chất ấy cũng như sự sống đầu tiên

có ở nơi mà sự minh triết đầu tiên có mặt Vì lẽ con người không thể vượt qua được những giới hạn của Thượng đế trong việc truy tìm chân lý, và con người cũng chẳng thể nhận thức được bản thân Thượng đế Cho nên, Augustine đã giải thích rằng dù không thể nắm bắt được Thượng đế trong tất cả về sự đầy

đủ, phong phú vốn có của Ngài, nhưng con người lại nắm bắt được Ngài trong một phương cách xác thực và chủ động, hơn thế nữa, con người cũng luôn đối diện với Ngài trong mỗi chân lý xét như cái toàn mỹ nhất, và chân lý toàn mỹ

sẽ biểu lộ cái chân lý cá nhân

Kierkegaard đã kế thừa tư tưởng chân lý cho tôi của Augustine, ông không chấp nhận những phương cách sống nhún nhường, sống cho kẻ khác Thay vào đó, chân lý là những gì hiển hiện cụ thể và có ích cho mỗi cá nhân con người Cực đoan hơn Augustine, Kierkegaard cho rằng, chân lý chỉ hiển

hiện khi con người bước vào đời sống tôn giáo Kế thừa tư tưởng về “chân lý

cá nhân” của Augustine, Kierkegaard đã xây dựng nên quan điểm mỗi cá

nhân con người đối diện một mình trước Thượng đế, trong hoàn cảnh này, mọi sự che đây đều bị vỡ vụn và con người không thể tránh né hoặc giấu giếm bất kì điều gì Hay nói cách khác, đó là sự phơi bày trước ánh sáng của cái vĩnh cửu, là nhìn chính mình từ giác độ vĩnh hằng Tượng tự trong Kinh Thánh, Thượng Đế giống như nguồn sáng soi dẫn cho mọi con người bước vào thế giới, luận điểm mà Augustine đã kế thừa và phát triển như sau: chân

lý xét như chân lý cá biệt đứng đằng sau những hiểu biết của con người thực chất cũng chỉ là một phần của cái chân lý phổ quát, vĩnh cửu - tức Thượng

đế Như thế, mọi hệ giá trị mang tính chất luân lý cũng chẳng phải là cái chân

Trang 26

lý tuyệt đối nếu nó không phải đến từ nơi Thượng đế hơn là lý tính của con

người Do đó, trong tác phẩm Kính sợ và run rẩy, Kierkegaard bằng nghệ

thuật phúng dụ hình ảnh của Abraham đã đưa ra một định đề nan giải rằng:

“Liệu có tồn tại một sự đình bỏ có tính mục đích luận đối với luân lý hay không?” [46, tr 157] Nếu không thì mọi việc làm luân lý cũng chẳng khác gì những sự đổi chác qua lại nhằm thỏa mãn nhu cầu, ham muốn của con người như trong giai đoạn thẩm mỹ, đạo đức hoặc nếu có thì âu cũng chỉ là quyết định đã có sự xét đoán từ trước Trả lời câu hỏi này bằng cách nào cũng rơi vào thế nguy nan, dẫu vậy, Kierkegaard đã đưa ra định đề tiếp theo: “Liệu có tồn tại một bổn phận tuyệt đối với Thượng đế hay không?” [46, tr 189], định

đề này cũng chính là mục đích chính mà Kierkegaard muốn bàn sâu trong tác phẩm này, với việc con người có thể thực thi một giải pháp tuyệt đối với cái tuyệt đối, tạm gác lại những chỉ trích hay những xác quyết mang tính công phá từ các giá trị luân lý tương đối, đây cũng là đặc điểm hiện hữu cao nhất trong tư tưởng hiện sinh của Kierkegaard

Đại diện tiếp theo của Kitô giáo mà Kierkegaard đã kế thừa chính là Martin Luther (1483 – 1546), là nhà thần học người Đức, tu sĩ dòng Atugustine, đồng thời cũng là Giáo sư tại khoa thần học tại Wittenberg, cũng được biết đến là người có tư tưởng cải cách tôn giáo Đặc biệt, ông là người chống lại Giáo hội Roma, cho rằng sự cứu rỗi chỉ có thể do Thiên Chúa ban nhưng không cho tín hữu thông qua niềm tin vào Chúa Jesus, là Đấng cứu con người khỏi tội lỗi, chứ không phải do việc làm của con người Không chỉ thế, thần học của Martin Luther thách thức quyền hành và chức vụ của Giáo Hoàng bằng cách cho rằng chỉ có Kinh Thánh mới là nguồn gốc duy nhất đạt

tới sự hiểu biết – sự mặc khải của Thiên Chúa, ông cũng chống lại khuynh

hướng đề cao các giáo sĩ

Trang 27

Martin Luther là người lên án công khai mạnh mẽ Giáo hội đương thời Kierkegaard tìm thấy sự tương đồng giữa mình với Luther ở chỗ không thỏa mãn đối với các khiếm khuyết của Giáo hội, thậm chí là cả bản thân Giáo hội khi đưa ra các phương diện học thuyết và lễ nghi của nó Tất cả những gì cần làm đó chính là văn bản Kinh Thánh, bởi Kinh Thánh là sự mặc khải trực tiếp

từ Thiên Chúa Do đó, Kierkegaard cũng nối gót Martin Luther, cho rằng mỗi tín đồ phải có khả năng tiếp xúc trực tiếp với Kinh Thánh

Luther đưa ra học thuyết đạo đức tôn giáo thông qua luận điểm “minh biện bằng niềm tin” [20, tr 157], cho rằng trách nhiệm con người là tất cả cơ

sở để xác lập tiêu chí Bởi với một con người xác thịt hữu hạn, chẳng ai có thể định giá được những công lao, việc thiện mà mình mà gây tạo được Cần thiết phải có niềm tin mới có thể là thước đo Mỗi người đều có thể phán xét rõ ràng về độ vững chắc của niềm tin của mình Do đó, đòi hỏi duy nhất của một con người công chính là sự quan tâm chủ yếu đến việc duy trì và củng cố niềm tin Nếu điều kiện này được tuân thủ, thì mọi thứ sẽ diễn ra trôi chảy, do

đó, người nào liên tục quan tâm đến niềm tin thì có thể sẽ hy vọng được cứu rỗi

Xét về hình thức, quan điểm minh biện của Luther có vẻ như không đặt trọng tâm vào cá nhân con người, mà nó yêu cầu sự tin tưởng vào ý Chúa trong mọi việc Nhưng, về mặt nội dung, nó lại hoàn toàn căn cứ trên tính độc lập của con người, vì không ai khác mà chính cá nhân con người bây giờ đóng vai trò chủ đạo cho những hoài nghi và dao động bên trong tinh thần của mình Do vậy, nó đòi hỏi con người phải tạm thời rời xa những công việc thế

sự hằng ngày, quay vào quán xét bên trong mình, đảm bảo được trách nhiệm cho sự giữ gìn tính trong sạch bên trong và lòng mộ đạo Kierkegaard đã kế thừa học thuyết minh biện bằng niềm tin của Luther, thông qua hình ảnh nhân

Trang 28

vật Abraham của mình, Kierkegaard muốn đặt trọn niềm tin yêu tuyệt đối với Thiên Chúa Với hành vi hiến tế con trai Isaac theo lời của Chúa, Abraham đã

ít nhất một lần bỏ qua những giá trị luân lý của cộng đồng, xã hội để nhằm thể hiện sự tin tưởng một cách tuyệt đối với Thiên Chúa Đó là hành động thần thánh, chẳng thể lặp lại, một hành động siêu lý, để có được sự tin tưởng này, một cá nhân không thể nào trông ngóng từ phía người khác mà phải dựa vào chính bản thân mình

Con người bản chất là cô đơn, cô đơn trên mọi giai đoạn của cuộc sống,

Kierkegaard trước khi đề cập đến giai đoạn hiện sinh cao nhất – hiện sinh tôn

giáo Ông cũng đã nêu lên tính đơn lẻ của con người trong giai đoạn thẩm mỹ

và đạo đức, nơi một cá nhân phải chịu sự xét đoán một cách đơn lẻ cho những hành vi cụ thể, ở giai đoạn thẩm mỹ, đó là tay chơi Don Juan khét tiếng chuyên lừa phỉnh các cô gái đẹp Tây Ban Nha và thất vọng, chán chường khi không thỏa mãn được cái Tôi tham lam không đáy, nó đẩy một cá nhân vô mục đích đến với giai đoạn hiện sinh tiếp theo là đạo đức, nơi diễn ra tấn bi kịch của vô số các anh hùng luân lý, hành động dựa vào các chuẩn mực, sự uy tín mà họ có được trong cuộc sống trần thế để rồi vẫn phải va vào tình cảnh chán chường do không thỏa mãn được mong muốn của cá nhân với luân lý

Đó cũng chính là tiền đề đưa con người đến với Thương đế, sự thật không cần phải chứng minh thêm, bởi Thượng đế như là chân lý hiện hữu trong cuộc sống, con người không thể đến được với Ngài là do sự thiếu vắng của đức tin,

kẻ nào có đức tin sẽ nhìn thấy Chúa, và tìm thấy ánh sáng của hiện hữu, đạt được nhân vị độc nhất vô nhị, không lặp lại của chính mình

Trong mối liên hệ này, Kierkegaard đã tìm thấy nơi Luther những giá trị hữu ích trong việc chứng minh bằng niềm tin để được cứu rỗi, đó là sự liên tục trong việc truy vấn về đức tin và bổn phận cá nhân trước Đấng vô cùng

Trang 29

Cùng với đó là sự giữ gìn trong sạch tinh thần và lòng mộ đạo để được đặt lên tồn tại đích thực Như vậy, học thuyết của Luther xây dựng và đóng vai trò là

cơ sở của hiện sinh tôn giáo của Kierkegaard, cùng với chân lý dành cho tôi nơi Augustine, minh biện bằng niềm tin đã nâng trách nhiệm nơi cá nhân con người trong tư tưởng hiện sinh của Kierkegaard lên một tầm cao mới

1.2.4 Triết học đạo đức và tôn giáo của Kant

Immanuel Kant (1724 – 1804) là một trong những triết gia có tầm ảnh hưởng to lớn đến nhiều nhà tư tưởng trong lịch sử triết học từ cận đại đến hiện đại Kierkegaard cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, ông tán thành với Kant trong tư tưởng về tôn giáo, nhất là nhận thức tôn giáo chỉ là con đường của đức tin hơn là lý trí Nhưng khác với Kant ở chỗ, Kierkegaard cho rằng lý trí và đức tin là hai con đường hoàn toàn độc lập, không thể hòa giải giống

như Kant, trong tác phẩm Đặt cơ sở cho siêu hình học về đức lý (1785), Kant

cho rằng bổn phận tuyệt đối với Thượng đế không được phép vượt quá đạo đức thuần lý, tức là có sự hợp nhất giữa ý chí của Thần thánh và ý chí thuần

lý tự chủ của con người Đối với Kierkegaard, bằng cách đặt ra nan đề: Liệu

có tồn tại một bổn phận tuyệt đối với Thượng đế hay không? [46, tr 189] đã

đi ngược lại với xu thế đang thịnh hành thời kì này, nhất là đối với quan điểm của Kant, theo Kierkegaard nếu được thì sẽ làm cho mối quan hệ giữa đức tin

và lý trí càng bị đảo lộn hoặc nếu không thì sẽ làm nó chuyển hóa hoàn toàn

Hơn thế nữa, trong tác phẩm Phê phán lý tính thuần túy, Kant viết:

“Các vấn đề không thể tránh khỏi này của bản thân lý tính thuần túy là: THƯỢNG ĐẾ, TỰ DO [CỦA Ý CHÍ] và SỰ BẤT TỬ [CỦA LINH HỒN] […] hay sự bất lực của lý tính đối với công việc lớn lao như thế” [29, tr 85] Phát biểu này cho thấy việc nhận thức về Thượng đế - đích đến cuối cùng của đức tin con người là một lĩnh vực hoàn toàn độc lập so với lý tính thuần túy

Trang 30

mà chỉ có thể xuất hiện thông qua lý tính thực tiễn Trong lúc phân biệt các loại nhận thức, Kant cho rằng nhận thức của con người cần phải tuân thủ theo một nền tảng các hình thức và khái niệm tiên nghiệm (a priori), do tâm trí áp đặt lên các dữ liệu mà các giác quan cung cấp cho mảnh đất nhận thức màu

mỡ Thế nhưng, việc áp dụng những hình thức này một cách hợp lý hay không lại phụ thuộc vào phạm vi của cảm giác – thông qua các giác quan của con người, và bất kì nỗ lực nhận thức nào nằm ngoài các yếu tố trên đều trở nên không chính đáng Do đó, Kant đã đưa ra một ranh giới rõ rệt giữa những giả thuyết: thứ nhất, theo kiểu khoa học tự nhiên, nghĩa là có thể thông qua phương pháp thực nghiệm và các giác quan để chứng minh, loại còn lại là những lý thuyết nhằm đưa ra nhận thức về một trật tự siêu cảm giác hay siêu nghiệm (transcendental) của sự vật, nằm ngoài phạm vi của những cung cấp khoa học, những xác quyết này thuộc về lý tính siêu nghiệm tư biện mà Kant cũng đã từng đề cập: “Đến thời điểm hiện tại, tôi có thể gạt ra một bên cơ may đạt được kết quả của lý tính thuần túy trong mục đích tư biện […] và so với mục đích tối hậu ấy, mọi mục đích khác chỉ có giá trị phương tiện” [29, tr 1139] Đối với Kant, mục đích tối hậu của việc sử dụng lý tính thuần túy này

có thể thúc đẩy việc hợp nhất sự quan tâm nào cao hơn nữa Trên cơ sở thừa nhận con người là sinh vật có khả năng sử dụng lý tính, Kant đồng thời cũng hướng đến việc sử dụng lý tính thông qua con đường thực tiễn, hay còn gọi là

lý tính siêu nghiệm áp dụng cho lĩnh vực thực hành (bao gồm: đạo đức, tôn giáo, chính trị, xã hội v.v…) và ông cho rằng: “Mục đích tối hậu của lý tính siêu nghiệm tư biện liên quan đến ba đối tượng: sự tự do của ý chí, sự bất tử của linh hồn và sự tồn tại của Thượng đế […] và mục đích của nó chính là

„hạnh phúc (Gluckseligkeit)‟” [29, tr 1141] và nó đảm bảo sự nhất trí để đạt được mục đích này Từ đó, nó dẫn tới những quy luật đạo đức thông qua các quy tắc thực dụng (pragmatisch) cho hành vi tự do, nhằm đạt được mục đích

Trang 31

do các giác quan nhận thấy và khuyến khích, không phải những quy luật thuần túy được xác định trên cơ sở tiên nghiệm Ngược lại, Kant cho rằng mối lưu tâm đến những vấn đề này của lý tính thuần túy tư biện là rất nhỏ, và kể

cả có dành cho sự quan tâm hết mức có thể, ta cũng không thể mang lại lợi ích cụ thể (in concreto), tức là, trong việc nghiên cứu tự nhiên Kant giải thích rằng: “Dù giả thử có chứng minh được rằng ý chí là tự do, tri thức này cũng chỉ liên quan đến những nhận thức khả niệm của ý chí chúng ta thôi […] sẽ không có hiệu lực trong lĩnh vực kinh nghiệm” [29, tr.1140]

Từ những nhận định trên, có thể thấy rằng Kant phản đối việc theo đuổi các vấn đề mang tính siêu hình học tư biện, bởi nó kéo theo những hậu quả không chỉ là sự quan tâm học thuật đơn thuần, vắng mặt hoàn toàn tính thực tiễn Điều này đã được thể hiện rõ trong nhiều nỗ lực từng được thực hiện qua các thế kỷ để chứng minh các tuyên bố có tầm quan trọng với triết học Kitô giáo Cụ thể là các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và bản chất của Thượng

Đế, Theo Kant, mọi nỗ lực nhằm ứng dụng lý tính một cách thuần túy tư biện như vậy đến thần học đều hoàn toàn vô ích, từ ngay trong bản chất của chúng đều trống rỗng và không có giá trị Do đó, cần phủ nhận tri thức thuần túy để

có thể có chỗ đứng cho đức tin, nó được bao hàm trong thuyết duy tâm siêu việt của ông (transcendental), trong đó, Kant phân chia rạch ròi giữa hai thế

giới: một là thế giới kinh nghiệm của các sự vật, hiện tượng – tức là thế giới

khả niệm, có thể nhận thức được thông qua các giác quan thông thường của

chủ thể, thứ hai là một trật thứ thế giới của các vật tự nó (sing an dich) – tức

thế giới không thể tiếp cận được dưới cấp độ kinh nghiệm, các giác quan Theo đó, không một xác quyết nào rõ ràng để có thể hiểu được nó ở cấp độ lý thuyết, và mục đích của thần học tư biện là cung cấp cho chúng ta những sự thật có thể chứng minh được về thế giới mang tính siêu nghiệm như vậy, nên những tuyên bố, xác quyết về nó là vô căn cứ, không thể chấp nhận Do đó,

Trang 32

cần có một bước chuyển từ lý tính thuần túy tư biện sang lĩnh vực ứng dụng thực tiễn – lý tính thực tiễn, cụ thể thông qua những phán đoán, phát biểu về mặt đạo đức, lý tính lúc này xét tư cách là thực tiễn mới trực tiếp biểu lộ chính nó

Từ quan điểm đó, Kant đã trình bày một giải pháp thay thế cho những cách thức tiếp cận đạo đức trong truyền thống triết học bằng cách mang lý tính vào trong lãnh vực thực hành Dù đối với Kant, con người không thể đồng bộ tất cả về mặt giác quan, cũng như về mặt năng lực nhận thức như những sinh vật có đạo đức Do đó, Kant đã chỉ ra rằng, với khả năng sử dụng

lý tính6 để hành động bất chấp những xúi giục của các khuynh hướng khoái cảm, kiên định trong mọi việc làm do chính những nguyên tắc mà chính mình

đề ra Và các nguyên tắc ấy không dựa trên nhận thức kinh nghiệm, và trên hình thức thuần túy nhất là những nguyên tắc mà tất cả nên tuân thủ thì có thể được xem như bắt nguồn từ lý tính, vì lẽ đó, chúng áp đặt các trách nhiệm tất yếu phải được chấp nhận bởi các tác nhân lý tính Bằng cách này, Kant đã đưa

ra một học thuyết về đạo đức đòi hỏi sự tuân phục tuyệt đối của bổn phận, nghĩa vụ cá nhân của một lý tính tự trị sẽ siêu việt toàn bộ thế giới của cảm

xúc và ham muốn tự nhiên – Mệnh lệnh tuyệt đối, tồn tại dưới dạng các châm

ngôn [29, tr 53], mệnh lệnh này có nội dung như sau: “Hãy hành động sao

cho châm ngôn của ý chí của bạn lúc nào đồng thời có thể có giá trị như là nguyên tắc của một sự ban bố quy luật phổ biến” [29, tr 56]

Phát biểu trên của Kant nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lý tính như một nguồn gốc cho các đòi hỏi về mặt đạo đức, điều này đồng nghĩa với việc bác bỏ đạo đức dựa trên thần học theo cách hiểu truyền thống Không thể có

6 Trong Phê Phán Lý Tính Thuần Túy, Kant đã nêu rõ con người là sinh vật có khả năng sử dụng lý tính, hoàn

toàn không phải là sinh vật có sẵn lý tính Tức là con người có thể dùng tới nó trong những lúc cần thiết, nhưng không phải lúc nào con người cũng sống trong lý tính

Trang 33

vấn đề cầu khấn những chỉ thị của Thượng Đế để xác thực các quy luật luân

lý, và như vậy mối quan hệ giữa hai phạm trù đạo đức và tôn giáo có thể sẽ bị đảo ngược, đạo đức hỗ trợ cho đức tin tôn giáo thay vì như trước Con người bằng khả năng đưa ra các châm ngôn thông qua khả năng lựa chọn hợp lý của

mình xét với tư cách là vật tự nó 7, ngoài tự do ý chí, đạo đức có những ngụ ý mang ý nghĩa cụ thể hơn đối với các nguyên lý nền tảng của tôn giáo Vì vậy, ông cho rằng, trong lý tính thực tiễn, con người cần nhận thấy mình có bổn

phận để thúc đẩy “sự thiện tối cao” [29, tr 1145], nó mang một tác nhân siêu

nghiệm, có khả năng đảm bảo những nỗ lực của con người sẽ không bị phí bỏ,

thì đó chính là sự tồn tại của Thượng Đế Cũng trong Phê phán lý tính thuần

túy, ông viết: “Ở đây, tôi biết một cách hoàn toàn xác tín rằng không một ai

biết đến những điều kiện nào khác hơn để có thể cùng dẫn đến sự thống nhất của các mục đích trong quy luật đạo đức Cũng chính vì điều lệnh đạo đức đồng thời cũng là các châm ngôn [chủ quan] của tôi, nên tôi phải tin tưởng vào vững chắc vào sự tồn tại của Thượng đế và thế giới tương lai, và chắc chắn rằng không có gì có thể làm lay chuyển lòng tin ấy, bởi qua đó, bản thân các nguyên tắc đạo đức của tôi sẽ không bị sụp đổ; tôi không thể từ bỏ mà không trở thành đáng ghê tởm trước chính tôi” [29, tr 1166] Đồng thời, trong

Phê phán lý tính thực hành [30], ông bổ sung thêm cho sự xác quyết của Sự

thiện tối cao: “Từ đó ta có thể thấy rằng, nếu hỏi đâu mà mục đích của cuối cùng của Thượng đế trong việc sáng tạo ra thế giới […] họ mới có thể hy vọng được hưởng phần hạnh phúc từ tay của một Đấng tạo hóa sáng suốt” [30, tr 230] Nói như vậy không đồng nghĩa với việc đưa ra một đề xuất triết học cho niềm tin lịch sử về tính xác thực của những con người được thiêng

7 Kant cho rằng, con người là một sinh vật thuộc về cả thế giới sự vật hiện tượng (tức về mặt thể xác) và thế giới vật tự nó (tức tinh thần) Con người vẫn chịu chi phối bởi các quy luật tự nhiên nhưng đồng thời vẫn thoát ly khỏi nó trong tư cách là vật tự thân

Trang 34

liêng chỉ định hay những sư kiện mang tính siêu nghiệm củng cố các xác quyết tôn giáo, ngược lại, nó là một đức tin mang tính thực tiễn Trên cơ sở

đó, nó tạo một nền móng vững chắc mà Kant đang muốn hiện thực hóa, và trong mối tương liên này, đạo đức bổ trợ cho đức tin của tôn giáo

Trước hết, Kierkegaard đã cao Kant ở chỗ nêu rõ vị trí của con người trong thế giới khi Kant vẫn ưu ái cho con người với tư cách là một dạng tồn

tại trong thế giới – vật tự nó (sing an dich), bên cạnh thế giới của các sự vật,

hiện tượng, đồng nghĩa với đời sống thẩm mỹ trong tư tưởng của Kierkegaard Trong thế giới vật tự nó, con người với tư cách là khả thể có thể nhận thức được bằng trí óc, Kierkegaard đồng thời cũng đề cao con người với

tư cách hiện sinh độc đáo, không lặp lại Đặc biệt, con người đối với Kierkegaard không thể tiếp cận được thông qua bất kì khái niệm hay sơ đồ

duy lý nào, trong Hoặc là/Hoặc là, ông viết: “việc quan tâm đến hiện sinh của

mình là trách nhiệm cơ bản của mỗi người, gắn liền với sự lựa chọn dứt khoát cho một phương thức sống đạo đức nhất định” [60, tr 163 – 164] Ông cũng đưa ra những đặc điểm giữa tư duy hiện sinh và tư duy khoa học, đó là tư duy hiện sinh có thể nhận thức được và thâm nhập vào thế giới nội tâm của con người với tư cách hiện sinh

Ngược lại, tư duy khoa học chỉ xuất phát từ sự quan tâm thuần túy lý thuyết, trừu tượng, cô đọng Thế nhưng, Kierkegaard tỏ ra không mấy đồng cảm với Kant ở chỗ thừa nhận những hạn chế của lý tính thuần túy tư biện trong lĩnh vực đạo đức và nó được bộc lộ chỉ thông qua con đường lý tính thực hành Hơn nữa, nếu những niềm tin vào Thượng đế và tính bất tử của linh hồn là những vấn đề mang tính thực tiễn hơn là lý thuyết thì chẳng khác nào đạo đức được xem là sự thay thế thích hợp cho tôn giáo trở thành đối tượng trung tâm cho mọi bận tâm của con người, và hệ quả của nó chính là

Trang 35

những khía cạnh lịch sử của Kitô giáo cũng chỉ đơn thuần mang ý nghĩa thuần túy tuyệt đối Và như thế, đối với Kierkegaard, vấn đề này không gì khác hơn

là sự xét lại một cách triệt để các thông điệp của Kitô giáo và thay nó bằng một tập hợp hoàn toàn khác biệt Ông viết: “Tư tưởng chính của tôi là do mức

độ tăng trưởng tri thức lớn lao trong thời đại này, chúng ta đã quên mất ý nghĩa của tồn tại, hay „bản chất nội tại‟ có nghĩa là gì, […] thì họ chắc chắn cũng quên mất tồn tại là gì theo nghĩa con người” [61, tr 223]

Cho dù Kierkegaard đánh giá cao những phản đối của Kant trong việc chống lại các quan điểm dùng phương tiện lý thuyết để chứng minh các nguyên lý nền tảng của Kitô giáo Nhưng mặt khác, ông cũng phê phán học thuyết phê phán của Kant, vì lẽ nếu Kant đang ra sức bảo vệ học thuyết đức tin này theo những con đường hợp lý hóa, nếu tốt thì tước đoạt sức mạnh tự thân của nó, nếu tệ thì sẽ làm nó chuyển hóa hoàn toàn Tức là, trong chừng mực mà triết học Kitô giáo được hiểu đúng nghĩa với những điều răn về cái thiện, cái tuyệt hảo tối cao và sự tự do thông qua mối quan hệ của đạo đức và đức tin, khi đạo đức bổ trợ cho đức tin, Thượng đế chẳng khác nào phải thể hiện chính mình thông qua những nhận thức mang tính thực tiễn của con người, tức là trong quá trình đạo đức Ngược lại, nếu đạo đức chiếm vị trí hoàn toàn của đức tin, nó sẽ biến đức tin thành một dạng thức hoàn toàn khác biệt và trong chính thời điểm ấy, đức tin dần trở nên xa lạ với chính nó

Như vậy, Kierkegaard đã kế thừa những quan điểm của Kant trong việc nhìn nhận về bản chất của con người, nhất là với một nhà hiện sinh hữu thần

Kitô, ông đã phát triển quan niệm con người với tư cách là vật tự nó (sing an

dich) của Kant và mối quan hệ giữa đạo đức và đức tin tôn giáo Dù có những luận điểm mang tính trái chiều, song không thể phủ nhận được những ảnh

Trang 36

hưởng đáng kể mà học thuyết triết học của Kant để lại cho tư tưởng hiện sinh của Kierkegaard ở các tác phẩm sau này của ông

1.2.5 Triết học tinh thần của Hegel

G W F Hegel (1770 – 1831), vị triết gia người Đức là một trong những nhân vật gây ảnh hưởng lớn nhất đối với không chỉ về mặt tư tưởng mà còn là sự nghiệp của Kierkegaard

Hegel ngay từ đầu đã dành mối quan tâm không nhỏ cho việc xác định

vị trí của đức tin tôn giáo trong nhận thức con người Trên cơ sở là người kế thừa những gì mà triết học Kant để lại, ông nhận thấy rằng đạo đức dường như tạo nên mục đích và bản chất của các tôn giáo Bản thân Đức Kitô cũng được phác thảo như nguồn động lực xướng đạo như cách mà Kant đã đề cập,

có nghĩa là sự ràng buộc của sự tồn tại nơi Đấng thiêng liêng đối với các phẩm hạnh đạo đức của con người và bổn phận của con người với các trách

vụ thiêng liêng ấy, tức sự thực thi tự do của cái phổ quát Về sau, sự quan tâm của Hegel đến lịch sử tư tưởng tôn giáo đã không giới hạn vào lĩnh vực nhận thức và khoa học thực nghiệm nó đã có một khía cạnh khác, mà tầm quan trọng có thể được nhận thức trong bối cảnh siêu hình học của ông Cụ thể,

trong Hiện tượng học tinh thần, ông cho rằng tôn giáo như một phương cách

nhận thức, đã tiến bộ đến điểm có thể được xem là phản ánh những thấu hiểu

cơ bản về bản chất của thực tại như một tổng thể và nó trở nên rõ ràng hơn trong khuôn khổ triết học của chính ông, nơi chúng được trình bày một cách minh bạch và có thể tiếp cận bằng lý trí, đây có lẽ là điểm chí tử cho những phê phán cực kì gay gắt của Kierkegaard dành cho Hegel

Triết học Hegel, đối với Kierkegaard được coi là triết học “hệ thống”, bởi nó bao gồm những sự phân tách rõ ràng với những phương thức quen thuộc trong việc tư duy về các hình thái tự nhiên và xã hội trong các cấp độ

Trang 37

phát triển không ngừng Ở cấp độ thông thường, Hegel cho rằng con người xem tự nhiên như một thứ xa lạ với chính mình, nó tồn tại hoàn toàn độc lập, hơn thế nữa, con người với tư cách là các cá nhân hay tập thể cũng xem những người khác như những con người tách biệt Ở đó, chỉ có thể tương tác với nhau theo những cách thức thuần túy bên ngoài Theo quan điểm của Hegel, điều này dễ dàng cung cấp cho chúng ta các vấn đề từ cả lý thuyết lẫn thực tiễn Về mặt lý thuyết, thế giới có thể biểu hiện với con người với tư cách là những tồn tại nằm ngoài khả năng nhận thức, và do đó, đã có những suy tư triết học xác định con người có thể biết tới đâu Tương tự như triết học

Kant, con người không thể nắm bắt được vật tự thân, về mặt thực tiễn, con

người dễ có khuynh hướng trải nghiệm cảm giác xa lạ với những xã hội mà

họ là một thành phần, nơi ho theo đuổi các mục đích và ý định khác nhau Hegel gọi đó là sự tha hóa (alienation), do đó tạo nên sự bất hạnh trong nhận thức của con người với tư cách là những tồn tại cô đọng, độc lập trong chính chỉnh thể, hệ thống này

Từ chỗ đó, Hegel đi đến việc diễn giải về thực tại thông qua ý niệm

“tinh thần tuyệt đối” (Geist) Theo đó, thực chất mọi thứ mà con người cho

rằng xa lạ với chính mình lại là những biểu hiện của một tiến trình vũ trụ bao trùm Bản thân con người cũng tham gia vào tiến trình này dựa trên cơ sở tinh thần, do đó, thông qua học thuyết logic của mình, Hegel tiến hành chứng minh rằng sự thật cốt lõi của mọi sự vật, hiện tượng có thể được trình bày trong các tư tưởng phổ quát, và chúng mở ra theo những quy luật biện chứng cần thiết nhằm lột bỏ tính xa lạ của thế giới khách quan trước mặt con người Nói khác đi, thực tại không còn biểu hiện với con người như thể độc lập và bên ngoài, không thể rút gọn hơn; thông qua trung gian là ý thức con người, tinh thần đi đến chỗ có một hiểu biết toàn bộ và thỏa mãn

Trang 38

Trong quan điểm này, Kierkegaard đã phê phán gay gắt đối với triết học hệ thống của Hegel khi cho rằng, Thượng đế không phải là một hữu thể siêu việt độc lập về mặt không gian và thời gian, trái lại, vấn đề này lại được

thay thế bằng “tinh thần thế giới” tự triển khai trong sự nội tại của chúng Và

do vậy, lịch sử cũng không có gì khác hơn là hành trình của chính Thượng đế qua biểu trưng của sự nhập thể và thuộc về Hệ thống tư biện Giáo lý tôn giáo chẳng khác nào sự hình dung bằng biểu tượng và minh bạch hóa bằng tư duy sáng sủa của triết học Kierkegaard hoàn toàn phủ nhận luận điểm ấy, ông cho rằng nó phủ nhận sự siêu việt của Thượng đế phải đi vào trần thế để tìm thấy chính mình từ triết học Đức8, rằng sự phát triển của tinh thần cần phải trải qua

ba mức độ từ thấp đến cao, cụ thể: tinh thần chủ quan (Subjective mind), tinh

thần khách quan (Objective mind), đến tinh thần tuyệt đối (Absolute mind)

Trong đó, tinh thần tuyệt đối vốn là mức độ quan trọng nhất để đạt được nhận

thức tuyệt đối (Absolute Knowledge) Về nhận thức, Hegel lại chia nó ra làm

ba hình thức khác nhau: Nghệ thuật, Tôn giáo và Triết học Ở đó, Nghệ thuật được xem là hình thức thấp nhất của Tinh thần tuyệt đối, tức việc nhận thức cái tuyệt đối bằng trực giác cảm tính Ở hình thức Tôn giáo, nó nhận thức cái

tuyệt đối bằng biểu tượng, tức là sự nhận thức bằng trức giác cảm tính và lòng

sùng kính đối với cái tuyệt đối (ở đây là Thượng đế) Nghệ thuật xét cho cùng cũng chỉ là một mặt của Tôn giáo Hình thức cao nhất của tinh thần tuyệt đối chính là triết học, tức là sự nhận thức cái tuyệt đối bằng khái niệm, trong triết

học, cả tôn giáo và nghệ thuật được hợp nhất làm một Do đó, đức tin tôn

giáo chỉ là một trạng thái quá độ của tinh thần Để nhận thức được hiện thực dưới dạng lý trí, người ta cần phải vượt xa hơn nữa để vươn tới tầm nhìn của triết học

8 Ngụ ý của Kierkegaard ám chỉ đến tham vọng của triết học Hegel khi cho rằng mọi vấn đề đều được khai sáng dưới lý trí và điều đó được thể hiện rõ nhất trong chính triết học của ông

Trang 39

Kierkegaard không đồng ý đối với quan điểm này của Hegel, bởi con người không thể nào vượt xa hơn so với đức tin, vì đức tin thuộc về cái tuyệt đối, không thể nhận thức được bằng lý trí Cho nên, Kierkegaard chối bỏ hệ thống phổ quát của Hegel và thiết lập nên nền tảng của triết học hiện sinh cho riêng mình với quan niệm mỗi cá thể có một hệ thống riêng nhằm chỉ trong mối liên hệ tuyệt đối với cái tuyệt đối của chính nó mà thôi Thế nhưng, không nên vì thế mà đi đến kết luận rằng Kierkegaard muốn đạp đổ hoàn toàn

hệ thống triết học của Hegel, thực ra ông vẫn ngưỡng mộ và chịu hàm ơn rất nhiều từ vị tiền bối của mình Vì lẽ, mục đích của Kierkegaard là sử dụng công cụ tư duy của Hegel với tư cách phản đề đối với triết thuyết này, cũng như Hegel, Kierkegaard nhận thấy các hình thái thấp hơn sẽ sụp đổ do chính những mâu thuẫn nội tại của chúng, nếu Hegel cho rằng cần có một động lực giúp cho tiến trình ấy có thể diễn ra thuận lợi bằng cách tha hóa, thì Kierkegaard mang vào thế giới nội tâm con người thông qua các giai đoạn

khác nhau của tâm hồn con người: thẩm mỹ, đạo đức, tôn giáo Động lực để

loại bỏ cái trước đó chính là nỗi thất vọng, sự chán chường để dẫn tới mâu thuẫn đòi hỏi sự lặp lại trên bình diện cao hơn và chỉ đạt tới trạng thái toàn

mỹ nhất – giai đoạn đạo đức thay vì quay về với tinh thần tuyệt đối nơi

Hegel Ba giai đoạn này cũng biểu trưng cho ba giai đoạn hiên hữu trong triết học hiện sinh của Kierkegaard, nó vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn trong mỗi tinh thần của con người cá nhân, đơn độc

1.3 Vài nét tiểu sử của Soren Kierkegaard và tác phẩm “Kính sợ và run rẩy”

1.3.1 Vài nét tiểu sử của Soren Kierkegaard

Soren Aabye Kierkegaard (1813 – 1855) sinh ra ở Copenhagen, ông là người con thứ bảy của Michael Pederson Kierkegaard, một nhà buôn hàng dệt

Trang 40

kim đã nghỉ hưu Cha của Kierkegaard từng xuất thân từ thân phận một nông

nô nghèo khó, về sau được giải phóng khỏi thân phân khó khăn và trả thành một người khá giả, một phân thông qua chính nỗ lực của ông và nỗ lực từ người em trai Mẹ Kierkegaard vốn là đầy tớ của người vợ đầu, được cha ông cưới sau khi người vợ đầu ấy qua đời

Là một người tự học và sâu sắc trong kinh doanh, đồng thời là thành viên mộ đạo của Giáo hội Lutheran – những người theo tư tưởng Luther, nhà thần học người Đức lãnh đạo cuộc Cải cách, với niềm tin mạnh mẽ vào bổn phận và tính kỷ luật, cha của Kierkegaard đã có ảnh hưởng sâu sắc tới chính ông Có một điều thú vị mà chính Kierkegaard sau này đã kể lại là ông luôn cảm nhận được một không khí u ám và cảm thấy tội lỗi với đức tin bắt nguồn

từ người cha quá cố của mình với niềm tin rằng ông ta lẫn cả gia đình mình đều chịu một lời nguyền huyền bí nào đó bỏ mặc thành công trong đời thường, ông luôn bị ám ảnh về sự trừng phạt của Đấng bề trên: “Nền tảng đen tối, từ rất sớm đã trở thành một phần của cuộc đời tôi […] Sự khiếp sợ do cha tôi rót đầy vào tâm hồn tôi, sự sầu muộn khủng khiếp của chính ông và tất cả những điều khác trong mối quan hệ mà tôi thậm chí không thể ghi lại” [42, tr 273]

Năm 1830, Kierkegaard theo học tại trường Đại học Copenhagen, ban đầu, mọi thứ diễn ra khá thuận lợi Trong năm đầu tiên, ông theo học những khóa dự bị trong nhiều chủ đề khác nhau như tiếng Hy Lạp, Latin, các bộ môn như lịch sử, toán học, vật lý, triết học và vượt qua tất cả các kì thi liên quan với kết quả xuất sắc Về sau, ông bắt đầu đi chuyen sâu vào thần học như người anh của ông là Peter Kierkegaard nhưng tỏ vẻ khá trịch thượng, người

đã hoàn tất khóa học trong thời gian ngắn hơn bình thường và đang theo đuổi học vị tiến sĩ tại Đức Thế nhưng, hành trình của Kierkegaard dường như

Ngày đăng: 15/07/2024, 11:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Alain Laurent (1999), Lịch sử cá nhân luận, Phan Ngọc dịch, Nxb. Thế Giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử cá nhân luận
Tác giả: Alain Laurent
Nhà XB: Nxb. Thế Giới
Năm: 1999
2. Bonchenski (1969), Triết học phương Tây hiện đại, Tuệ Sĩ dịch, Nxb. Ca Dao, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học phương Tây hiện đại
Tác giả: Bonchenski
Nhà XB: Nxb. Ca Dao
Năm: 1969
3. Costica Bradatan (2017), Chết cho tư tưởng, Trần Ngọc Hiếu dịch, Nxb. Tri Thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chết cho tư tưởng
Tác giả: Costica Bradatan
Nhà XB: Nxb. Tri Thức
Năm: 2017
4. Nguyễn Tiến Dũng (2015), Lịch sử triết học phương Tây, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học phương Tây
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Nhà XB: Nxb. Khoa học Xã hội
Năm: 2015
5. Nguyễn Tiến Dũng (2006), Chủ nghĩa hiện sinh, lịch sử, sự hiện diện của nó ở Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa hiện sinh, lịch sử, sự hiện diện của nó ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2006
6. Nguyễn Tiến Dũng (2019), Quan niệm của Thuyết hiện sinh về Sự cô đơn và ý nghĩa nhân sinh của nó với xã hội phát triển, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Xã hội Nhân văn, 128 (6c.) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm của Thuyết hiện sinh về Sự cô đơn và ý nghĩa nhân sinh của nó với xã hội phát triển
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Năm: 2019
7. Bùi Đăng Duy & Nguyễn Tiến Dũng (2005), Lịch sử triết học phương Tây hiện đại, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học phương Tây hiện đại
Tác giả: Bùi Đăng Duy & Nguyễn Tiến Dũng
Nhà XB: Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2005
8. Dagobert D. Runes (2009), Lịch sử triết học từ Cổ đại đến Cận hiện đại, Nxb. Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học từ Cổ đại đến Cận hiện đại
Tác giả: Dagobert D. Runes
Nhà XB: Nxb. Văn Hóa Thông Tin
Năm: 2009
9. Trần Thái Đỉnh (2015), Triết học hiện sinh, Nxb. Văn Học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học hiện sinh
Tác giả: Trần Thái Đỉnh
Nhà XB: Nxb. Văn Học
Năm: 2015
10. Trần Thái Đỉnh (2014), Triết học Kant, Nxb. Văn Học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học Kant
Tác giả: Trần Thái Đỉnh
Nhà XB: Nxb. Văn Học
Năm: 2014
11. Phan Quang Định (2008), Toàn cảnh Triết học Âu Mỹ thế kỉ XX. Nxb. Văn Học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cảnh Triết học Âu Mỹ thế kỉ XX
Tác giả: Phan Quang Định
Nhà XB: Nxb. Văn Học
Năm: 2008
12. Epictetus (2017), Nghệ thuật sống, Đô Tư Nghĩa dịch, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật sống
Tác giả: Epictetus
Nhà XB: Nxb. Hồng Đức
Năm: 2017
13. Foulquie (1968), Chủ nghĩa hiện sinh, Thụ Nhân dịch, Nxb. Thế Sự, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa hiện sinh
Tác giả: Foulquie
Nhà XB: Nxb. Thế Sự
Năm: 1968
14. Frédéric Lenoir (2021), Sokrates, Chúa Giêsu, Đức Phật, Võ Thị Xuân Sương dịch, Nxb. Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sokrates, Chúa Giêsu, Đức Phật
Tác giả: Frédéric Lenoir
Nhà XB: Nxb. Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh
Năm: 2021
15. Bùi Giáng (2018), Martin Heidegger và tư tưởng hiện đại, Nxb. Văn Học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Martin Heidegger và tư tưởng hiện đại
Tác giả: Bùi Giáng
Nhà XB: Nxb. Văn Học
Năm: 2018
16. G.W.F. Hegel (2010), Các nguyên lý của triết học Pháp quyền, Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, Nxb. Tri Thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nguyên lý của triết học Pháp quyền
Tác giả: G.W.F. Hegel
Nhà XB: Nxb. Tri Thức
Năm: 2010
17. G.W.F. Hegel (2006), Hiện tượng học tinh thần, Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, Nxb. Tri Thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện tượng học tinh thần
Tác giả: G.W.F. Hegel
Nhà XB: Nxb. Tri Thức
Năm: 2006
18. Nguyễn Vũ Hảo (2016), Quan niệm về con người trong một số trào lưu Triết học phương Tây hiện đại, Nxb. Thế Giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm về con người trong một số trào lưu Triết học phương Tây hiện đại
Tác giả: Nguyễn Vũ Hảo
Nhà XB: Nxb. Thế Giới
Năm: 2016
19. Nguyễn Vũ Hảo (2016), Giáo trình triết học phương Tây hiện đại, Nxb. Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình triết học phương Tây hiện đại
Tác giả: Nguyễn Vũ Hảo
Nhà XB: Nxb. Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2016
20. Nguyễn Vũ Hảo (2017), Đạo đức học phương Tây hiện đại, Nxb. Thế Giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức học phương Tây hiện đại
Tác giả: Nguyễn Vũ Hảo
Nhà XB: Nxb. Thế Giới
Năm: 2017
w