Giáo trình được biên soạn bao gồm lý thuyết và hướng dẫn thực hành, phù hợp cho người mới bắt đầu học guitar đệm hát Ngoài ra giáo trình soạn riêng các ca khúc được chọn lọc dành cho người thích thể loại nhạc 8x9x về trước, ca khúc được chơi bằng những giai điệu Slow, Rumba, Valse,.. Khi mua file giáo trình người học sẽ được tặng 1 buổi hướng dẫn, chia sẻ online về kiến thức, kỹ năng đệm hát tốt hơn và giải đáp những thắc mắc về giáo trình LH/ Zalo: 0915651564 Đoàn Thảo Minh - Khóa học đệm guitar cơ bản từ 4-6 tháng online và trực tiếp - Tư vấn tips chọn mua đàn guitar, phụ kiện âm nhạc
Trang 1Because music is so
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Bạn có niềm đam mê âm nhạc, yêu thích đàn Guitar, đệm hát cho bạn bè, người thân trong những dịp đặc biệt hoặc muốn tự tin thể hiện mình trước đám đông? Bạn đang tìm kiếm phương pháp học Guitar hiệu quả nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Khóa học Guitar đệm hát cơ bản chính là lựa chọn phù hợp nhất với bạn Chỉ trong thời gian ngắn, bạn sẽ nhanh chóng nắm bắt được những kỹ thuật cơ bản về Guitar để nghe được nhịp, bắt được tông và chọn điệu nhạc chơi cho bài hát Từ đó, bạn có thể tự mình chơi ngẫu hứng và đệm hát các bản nhạc yêu thích theo phong cách của bản thân.
THÚ VỊ VỚI NHỮNG Ý NGHĨA CỦA ĐÀN GUITAR TRONG CUỘC SỐNG
1 Chơi guitar giúp bạn nạp năng lượng tích cực
Cuộc sống đôi khi có những áp lực khiến bạn cảm thấy cạn kiệt năng lượng.
Âm nhạc chính là cách để khắc phục tốt nhất điều này Thay vì ngồi yên một chỗ và lo lắng cũng như mệt mỏi, hãy cầm cây đàn guitar và chơi bản nhạc mà bạn yêu thích và bạn sẽ cảm thấy thoải mái, hứng khởi tức thì.
Nghiên cứu cho thấy rằng giai điệu có tiết tấu nhanh thường làm mọi người hứng khởi, kích thích não bộ và giúp cơ thể di chuyển, vận động nhiều hơn Còn những khi lo lắng, giai điệu nhẹ nhàng, êm ái sẽ làm bạn bình tĩnh và cảm thấy an toàn Học guitar là việc bạn có thể tự chơi một giai điệu hay chính là tự làm chủ cảm xúc của chính mình.
2 Kích thích não bộ
Theo tiến sĩ Anita Collins, giáo sư âm nhạc và nghệ thuật tại Đại học Canberra, chơi Guitar hay bất kể một loại nhạc cụ nào đó sẽ giúp não bộ con người hoạt động một cách hiệu quả hơn, bởi vì khi chơi nhạc, cùng một lúc não bộ sẽ bị chi phối bởi nhiều nguồn thông tin khác nhau Hơn thế nữa, việc chơi nhạc cũng giúp chúng ta giải quyết mọi vấn đề theo 2 khía cạnh song song là tính logic và tính nhân văn.
3 Guitar - nơi gửi gắm cảm xúc
Cầm cây guitar lên và chơi một đoạn nhạc Rock hay Metal, tất cả những cảm xúc giận dữ của bạn đều được cuốn theo điệu nhạc đó Hay khi bạn đang thăng hoa trong cảm xúc của tình yêu, hãy gảy một đoạn nhạc Ballad,
nó sẽ khiến tình yêu của bạn trở nên lãng mạn hơn bao giờ hết.
Trang 34 Giảm stress
Có một sự thật là âm nhạc sẽ giúp con người ta trở nên trẻ trung và giảm bớt
đi rất nhiều căng thẳng trong cuộc sống Vừa đàn guitar và hát theo sẽ giúp bạn xua tan đi phần nào buồn phiền âu lo… Một nhà tâm thần học chuyên trị cho các nhạc sĩ, Michael Jolkovski, cho biết: “Guitar có thể giúp ta thoát khỏi những phiền muộn trong cuộc sống, khác với những cách mà nhiều người
thường áp dụng như ăn nhiều, rượu bia, TV hay cứ mò mẫm những thứ vô định trên Internet Nó giúp con người trở nên vui tươi và gắn bó với nhau hơn.”
5 Kết nối con người
Đa số những guitarist đều là sinh viên, khi kết nối thành một cộng đồng với
nhiều người chơi guitar trong nhiều trường đại học khác nhau thì đó chính là sự liên kết hài hòa và đa dạng, từ đó mở ra nhiều mối quan hệ Điều này sẽ giúp mọi người có cơ hội phát triển và giúp đỡ lẫn nhau.
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Học guitar đệm hát mất bao lâu?
Khóa học Guitar đệm hát cơ bản trung bình mỗi người học sẽ khoảng từ 3-5 tháng, tùy mức độ luyện tập, năng khiếu trong âm nhạc, sự chăm chỉ mà cho ra thời gian học nhanh hay chậm.
2 Học phí đóng xong sẽ không được hoàn lại nếu không phát sinh bất cứ vấn
đề nào liên quan đến chất lượng giảng dạy
3 Học viên được nghỉ học có phép tối đa 3 buổi/khóa 8 buổi Nghỉ học có phép phải báo giảng viên trước giờ học, đi học đúng giờ, chăm chỉ luyện tập ở nhà, giúp đỡ mọi người trong lớp tiến bộ và tạo không khí học tập vui vẻ
Trang 4T Nội dung Bài thực hành
Số buổi luyện tập
3 Lý thuyết âm nhạc Hợp âm 1-2
4 Luyện tập hợp âm Hợp âm và làm quen với nhịp
trong bài hát 1-2
5 Luyện tập hợp âm Tập chuyển hợp âm với, Vòng hợp
âm với bài hát
1-2
6 Luyện tập hợp âm
Tập chuyển hợp âm với Vòng hợp
âm thông dụng với các bài hát
Các hợp âm khác
7 Đệm hát với điệu
Valse
Nhịp 3/4 với điệu Valse Luyện tập
điệu Valse với bài hát
Trang 5Đệm hát với điệu Ballade( suft nhanh)
Nhịp 4/4 với điệu BalladeLuyện
Các biến tấu khác của điệu, điệu
nâng cao, kết hợp chạy bassLuyện tập với bài hát
Các biến tấu khác của điệu, kỹ
thuật nâng cao
Trang 6I GIỚI THIỆU CÂY GUITAR:
1 Các phần của cây Guitar:
được đặt tên theo âm của mỗi
dây Hãy nhớ tên của chúng
Phần 1 Giới thiệu nhạc cụ guitar
ar
Trang 7Classic( Đàn cổ điển)
Dây ni lông
Đầu đàn có 2 lỗ dài
Khóa đàn chúc xuống
Ngựa thường không nhiều dạng
Thường là thân tròn đều
Luôn luôn có 12 khoang
Âm thanh ấm
Không nên lắp dây sắt vào đàn cổ điển
Acoustic dây sắt
Đầu đàn đục
Khóa chĩa hai bên
Ngựa thường đa kiễu mẫu
Thường là thân khuyểt
Luôn có 14 khoang
Âm thanh đanh thép
Phân biệt đàn Acoustic và đàn Classic
chắc chắn.Có thể bắt chéo chân lên nhau
để tạo độ cao cho cây đàn guitar
Tư thế đứng để chơi guitar sẽ cần đến một dụng cụ hỗ trợ là dây đeo đàn guitar, dây này sẽ giúp người chơi nâng đỡ đàn, đảm bảo độ vững chắc của đàn để người chơi có thể dễ dàng gảy dây đàn và bấm nốt Nếu
sử dụng cách nào thì sau khi đeo dây đàn, nên điều chỉnh độ dài của dây để đảm bảo
độ cao của đàn phù hợp với tầm tay , sao cho cảm thấy thoải mái nhất khi chơi đàn
Trang 8Những lỗi thường gặp ở đàn guitar và cách khắc phục:
Có thể nói người chơi đàn guitar có khá nhiều vấn đề đối với cây đàn guitar của mình Ngoài việc chọn mua đàn guitar tốt thì việc bảo quản nó cũng cả vấn đề Đau đầu nhất là mỗi khi nó bị hư hỏng chẳng biết đường đâu mà lần, đưa ra tiệm sửa đàn guitar thì cũng chưa yên tâm lắm phần thì sợ ông này chặt, ông kia chém Hay nhiều khi giao trứng cho ác hỏng luôn cả cây đàn guitar.
Và đó có thể nói là nỗi băn khoăn khá lớn của người chơi guitar hiện nay Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn thường nghĩ rằng đàn guitar rất phức tạp và khó sửa chữa Điều này không đúng cho lắm vì sẽ có rất nhiều lỗi thông thường( rất thường xảy ra) mà bạn hoàn toàn có thể sửa chữa được.
Trong quá trình sử dụng Guitar Acoustic, dù là đàn Guitar cao cấp hay đàn guitar giá rẻ thì tuổi thọ và âm thanh của cây đàn phụ thuộc khá nhiều vào bạn
Trước khi bắt đầu sửa chữa việc đầu tiên hãy tìm ra nguyên nhân nào gây ra lỗi cho cây đàn guitar của bạn.
Thứ nhất: điều kiện thời tiết và khí hậu
Những cây đàn Guitar đắt tiền chủ yếu được làm bằng gỗ nguyên tấm (Solid),
gỗ lại rất dễ có những biến đổi vật lý khi khí hậu thay đổi, nhất là về nhiệt độ và
độ ẩm Đối với đàn Guitar, độ ẩm thích hợp dao động quanh khoảng 60% (tuy nhiên cần lưu ý tới khí hậu nơi sinh ra nó) Nhiệt độ cao quá cũng không tốt cho đàn, ở nhiệt độ khoảng 50 độ C, chất keo dính ở đàn bắt đầu bị chảy, do đó không nên để đàn ở những nơi quá nóng như gần bếp lửa, lò sưởi, hay để ngoài trời.
Như vậy vô tình hay cố ý đàn guitar của bạn rơi vào trường hợp đó thì sẽ xảy ra các lỗi như sau:
- Nếu để đàn guitar ở những nơi ẩm hơn bình thường, nó sẽ biến dạng (cong cần nhẹ ).
- Tuy nhiên khi bạn đưa nó về điều kiện tốt nó sẽ trở lại bình thường Còn những cây nào bị rơi vào điều kiện quá ẩm, những biến dạng nặng nề (cong cần nặng )
sẽ rất khó để sửa cần đàn về như cũ.
Thứ 2: Va chạm hoặc rơi
Khi sử dụng đàn, rất nhiều bạn chơi xong không đặt đàn vào vị trí an toàn như bao đàn hoặc treo lên mà để đàn dựa vào tường hoặc để mặt bàn chông chênh Chỉ cần một va chạm nhẹ khiến đàn rơi xuống cũng có thể làm cong cần hoặc nứt vỡ ở thùng đàn.
Sửa đàn guitar
Vì thế đừng quá tiết kiệm với một cái bao đựng đàn guitar vì chúng có chế độ chông sốc như bao đựng laptop nên sẽ giảm được tối đa khả năng bị nức thùng đàn guitar.
Trang 9Thứ 3: Do thói quen chơi đàn guitar và bảo quản đàn guitar của bạn :
Chính vì lý do này mà khi mua đàn guitar, bạn cần xác định rõ dòng nhạc mình định chơi Âm thanh đàn hay phụ thuộc lớn vào quá trình sử dụng Còn việc bảo quản đàn ở đây chính là việc hạn chế những tác động của thời tiết và một
số thói quen khi dựng cần đàn.
Tuy nhiên việc xác đinh nguyên nhân chỉ là một phần để việc sửa đàn guitar của bạn được chính xác hơn Ngoài ra bạn cần biết được đặc điểm của những lối đó như về mặt âm thanh, về mặt vật lý, Sau đây là một số nhận biết lỗi phổ biến và cách khắc phục:
Các lỗi cơ bản về âm thanh:
sửa đàn guitar
* Với trường hợp 2:
Vấn đề về dây: Nên chọn các loại dây chất lượng một chút, một bộ dây chất lượng giá cũng chỉ dao động trên 120k Vì thế bạn đừng quá tiết kiệm khi chọn mua dây đàn guitar nhé vì ảnh hưởng rất lớn đến âm thanh đàn guitar của bạn đó.
Thứ 4: Âm thanh đàn guitar nghe không được chuẩn:
Có rất nhiều nguyên nhân khiến âm thanh đàn không chuẩn, trong đó có 3 lý
Âm thanh đàn nhỏ hoặc quá trầm:
Nguyên nhân chính cũng là do dây đàn Guitar Acoustic , do bạn chọn dây không đúng hoặc mua phải dây Guitar chất lượng không tốt Mặt khác, nếu Guitar Acoustic của bạn có lắp EQ thì bạn nên kiểm tra EQ đàn: kiểm tra pin
và dây điện từ pickup đến EQ Rất có thể bạn cần thay pin hoặc dây điện bị đứt.
Cách kiểm tra đơn giản bằng cách dùng bút thử điện xem các mặt điện có bị đứt đoạn không nhé.
Trang 10Thứ 5: Lỗi kỹ thuật
Phím đàn guitar không đều:
Phím đàn không đều dẫn đến ấn phím đàn bị tịt, rè Khi mua đàn các bạn chú ý: các cửa hàng có thể nâng ngựa đàn lên hơn mức bình thường để che giấu khuyết điểm này, do đó muốn phát hiện thì phải hạ ngựa đàn xuống >> lúc này nếu gảy hơi mạnh sẽ rất dễ bị rè nếu phím làm kém.
Vấn đề này tuy không xuất hiện thường xuyên như việc cong cần đàn nhưng không phải là hiếm gặp, điều này đa số là do việc gia công đàn sơ sài và khi mua đàn bạn không chọn lựa kĩ Tuy nhiên, việc khắc phục sẽ rất đơn giản nếu bạn mang ra cửa hàng sửa đàn guitar có uy tín.
Thùng đàn guitar bị biến dạng:
Có rất nhiều mức độ biến dạng của thùng đàn: đơn giản thì cong mặt, nặng hơn
là sập cầu và cuối cùng là không thể sử dụng được.
Việc biến dạng mặt trước đàn rất ít gặp ở đàn Guitar cổ điển (Guitar Clasical), nhưng rất hay gặp ở đàn Acoustic ( vì lực căng dây khá lớn và nguyên nhân chủ yếu là do lưng ngựa đàn quá cao ) Khi lưng ngựa đàn càng cao thì áp lực chuyển lên mép trong của ngựa đàn càng lớn tạo áp lực lên bề mặt đàn tại vị trí này >> kết cục là mặt đàn bị biến dạng.
Do đó lời khuyên là không nên để lưng ngựa đàn cao vì rất dễ làm biến dạng mặt đàn, đặc biệt với các bạn mới tập, hay các bạn dánh thời gian tập đàn, chơi đàn quá nhiều.Việc mặt đàn bị biến dạng thì không thể khắc phục được, nếu nhẹ thì vẫn tiếp tục dùng cây đàn méo mó, nặng thì đành bỏ đi tậu đàn mới
Mép đàn bị rạn hoặc nứt
Về nguyên nhân thì có khá nhiều lý do như việc vỗ quá mạnh vào mặt đàn, va chạm thường xuyên, chất lượng đàn kém, cầu đàn quá yếu Chính vì vậy, khi sử dụng bạn nên hạn chế tác động lực quá mạnh vào thùng đàn.
Lược và lưng ngựa đàn bị biến dạng quá mức
Đó là việc lược và ngựa đàn bị dây hằn sâu hoặc các rãnh chạy dây bị méo mó gây rè dây.
Trang 11BÀI TẬP KHỞI ĐỘNG
Kỹ thuật tay phải:
Tay phải của bạn đặt một cách
thoải mái, không được co quắp, tay
và dây phải chéo một góc 45 độ,
không nên quá xa hay quá gần
Vị trị tương ứng của các ngón tay:
- Ngón cái: Dây 6, 5, 4
- Ngón trỏ: Dây 3
- Ngón giữa: Dây 2
- Ngón áp út: Dây 1
Kỹ thuật tay trái
-Tay trái bấm phải vuông góc ngón
tay với cần đàn hay dùng đầu ngón
tiếp xúc với dây, nếu không sẽ rè
đàn, khuỷu tay cong lại đưa về phía
trước cần đàn - dư độ dài cho các
ngón tay
* Lưu ý: Giữ người thoải mái, không
cần quá căng thẳng, khi chơi đàn
không nhìn vào tay phải, tập trung
vào tay trái
Bài tập luyện tay phải:
Bài tập luyện tay trái: ( áp dụng cho tất cả các dây)
Trang 12PHẦN 2 NHẠC LÝ
ĐÔ RÊ MI FA SOL LA SI
ĐÔ RÊ MI FA SOL LA SI
Thứ tự hàng kẻ và khe của khuông nhạc chính, từ dưới đếm lên
Thứ tự hàng phụ và khe phụ từ trong khuông nhạc chính đếm ra
Trong âm nhạc người ta dùng 7 âm thanh có tên gọi và thứ tự như sau:
KHÓA NHẠC
Khóa nhạc là ký hiệu khi đặt trên khuông nhạc sẽ xác định
được tên của các nốt nhạc trên khuông nhạc đó
Khóa nhạc được ghi ở đầu mỗi khuông nhạc
Trong chương trình học đàn Guitar, chỉ sử dụng khóa Sol
Trang 132/4 Nhịp hai hai
4/4 Nhịp bốn bốn
Nhịp - Phách
1 Nhịp:
Một bài nhạc được chia ra nhiều khoảng cách có trường độ bằng nhau gọi
là nhịp Nhịp được giới hạn bởi 2 vạch nhịp.
Khoảng cách giữa 2 vạch nhịp gọi là ô nhịp hay trường canh.
Khi kết thúc 1 đoạn nhạc, thay đổi khóa nhạc, thay đổi nhịp, người ta dùng 2 vạch nhịp, gọi là vạch kép.
Chấm dứt bài nhạc, người ta dùng vạch kép kết thúc, gồm 1 vạch bình thường và 1 vạch đạm hơn.
2 Phách:
Mỗi nhịp được phân chia ra thành những đơn vị gọi là phách Phách là đơn vị thời gian tính được trong mỗi ô nhịp.
Số lượng phách có trong mỗi ô nhịp, tùy thuộc vào số chỉ nhịp mà chúng
ta sẽ tìm hiểu trong bài
Chỉ số nhịp
Số chỉ nhịp được biểu thị bằng 1 phân số.
Số chỉ nhịp ghi ở đầu bản nhạc, sau khóa Sol và chỉ ghi 1 lần.
Số chỉ nhịp cho ta biết, bản nhạc này ở nhịp mấy ? Có nghĩa là: mỗi ô nhịp có mấy phách, mỗi phách có giá trị bằng hình nốt nào.
Số 2 cho biết: nốt trắng là đơn vị
phách của các loại nhịp có mẫu số là 2.
Mỗi ô nhịp 2 phách.
Mỗi phách là 1 nốt trắng.
Trang 14Âm nhạc được tạo từ âm thanh và sự im lặng Các note cho biết khi
nào thì chơi và khoảng lặng cho biết khi không chơi.
Trang 15VỊ TRÍ NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG NHẠC VÀ TRÊN CẦN ĐÀN
CUNG VÀ NỬA CUNG
Trong 7 tên nốt, khoảng cách cao dộ của chúng không đồng đều nhau, có
khoảng cách 1 cung, có khoảng cách ngắn hơn gọi là nửa cung.
Các khoảng cách cao dộ được ấn định như sau:
Khoảng cách cao độ của: ĐÔ-RÊ, RÊ-MI, FA-SOL, SOL-LA là 1 cung.
Khoảng cách cao độ của: MI-FA, SI-ĐÔ là nửa cung.
Ghi chú:
Mỗi cung có thể chia làm 2 nửa cung.
Mỗi cung có thể chia làm 10 phần nhỏ, mỗi phần đó gọi là Comma.
Comma là cao độ nhỏ nhất mà tai nghe có thể phân biệt được.
Mẹo hay giúp học và bấm nốt nhạc guitar thành thạo
Việc cố gắng học tất cả các nốt nhạc trên đàn guitar cùng một lúc có thể khiến cho người chơi bị quá tải và gây ra sự nhầm lẫn trong quá trình học Vì thế cách tốt nhất là hãy bắt đầu học và bấm nốt chỉ với một dây đàn
Tập trung vào các nốt nhạc tự nhiên trước: Trước khi học nốt nhạc guitar, người
chơi cần học và ghi nhớ về bảy nốt nhạc cơ bản trong nhạc lý Sau đó bạn có thể
áp dụng những nốt nhạc này lên một dây đàn khác với amply Khi bạn nhìn vào dây B (Si), bạn có thể bắt đầu với nốt B và tiếp tục đặt tên cho các nốt nhạc tự nhiên cho đến khi đến nốt B tiếp theo trên phím thứ 12, tránh đặt tên cho các nốt thăng hoặc giáng.
Xuôi và ngược : Để ghi nhớ nhanh các nốt nhạc trên đàn guitar, người chơi nên
tập tìm chúng từ cả phía trên lẫn phía dưới của cùng một dây đàn Kỹ thuật này
sẽ giúp não bộ làm việc theo cả hai chiều, khi cần tìm một nốt nhạc trên một dây đàn
Nhảy nốt: Nhảy nốt là một phương pháp hữu ích để ghi
Trang 16Phần 3 Thực hành
BAÌ TẬP DÂY 1
Trang 17BAÌ TẬP DÂY 2
Trang 18JINGLE BELLS
Trang 19Luyện tập với loại hình nốt móc đơn:
Lưu ý: Nhịp chân vào lúc tập, 1/2 nhịp sẽ được tính là 1 lần nhấc hoặc dậm chân
Trang 20BAÌ TẬP DÂY 3
Trang 21BAÌ TẬP DÂY 4
Trang 22BAÌ TẬP DÂY 5 VÀ 6
Trang 23HỢP ÂM VÀ CHỮ VIẾT TẮT CỦA HỢP ÂM
Sau khi hoàn tất phần I, trong đó có các lý thuyết về nhạc cụ, âm nhạc, bài tập 6 dây đàn Đến đây bạn đã thông thuộc và nắm vững các tên note nhạc trên cần đàn và trên khuông nhạc Ở phần II, bạn sẽ tiến thêm 1 bước nữa là đệm hát, đệm hợp âm
Ban đầu bạn chỉ nên sử dụng 1 số hợp âm dễ bấm và thông dụng cho thật quen tay Sau đó bạn sẽ được tiếp cận với những hợp âm phức tạp và những kiểu bấm khác nhau.
I HỢP ÂM:
Những âm thanh được chọn lọc cùng phát ra 1 lượt hoặc lần lượt gọi là hợp âm
(Hiểu nôm na rằng: Tập hợp âm thanh từ 2 nốt trở lên)
Có 2 loại Hợp âm:
1 Hợp âm thuận: Khi nghe có cảm giác hài hòa, thuận tai và mãn nguyện
* Hợp âm trưởng: Khi nghe, ngoài cảm giác của hợp âm Thuận, hợp âm trưởng còn biểu hiện sự vui tươi, phấn khởi, trong sáng
* Hợp âm thứ: Đối nghịch lại với hợp âm trưởng; Hợp âm thứ tạo cảm giác u buồn, dịu dàng, ảm đạm
2 Hợp âm nghịch: Khi nghe có cảm giác bất ổn, chói tai, gay gắt phải có 1
cách giải quyết khác ổn định hơn
Trừ ra 2 loại hợp âm Trưởng và Thứ, các hợp âm còn lại đều là hợp âm nghịch( Hợp âm 5 tăng, giảm, Hợp âm 6,7,9,11) Trong đó, có hợp âm 7 là hợp
âm rất quan trọng và thường xuyên được sử dụng.
Trang 24Thêm chữ “m” phía sau mẫu tự:
* Hợp âm bảy: Thêm số “7” phía sau
mẫu tự
* Hợp âm thứ bảy
II CHỮ VIẾT TẮT CỦA HỢP ÂM:
Dùng 7 mẫu tự đầu tiên để viết tắt cho 7 tên của hợp âm, cách khác: lấy kí hiệu của note làm kí tự đầu cho hợp âm
Tên hợp
Chữ viết
Trang 25Bài tập luyện hợp âm: Tập rải các hợp âm, sau đó ghép các
hợp âm lại rải thành một vòng hợp âm, nhịp chân, tập chậm rãi Một số vòng hợp âm thông dụng thường dùng trong các bài hát:
Trang 26Phần 5
GIAI ĐIỆU
Trang 27Nhịp 3/4: gồm ba phách mỗi phách bằng một nốt đenphách thứ nhất mạnh, phách thứ 2 và phách thứ 3
nhẹ Hiểu nôm na 3/4 (Phách đầu mạnh, 2 phách sau
Trang 28Bass 3 2 1 2 3 Bass 2 1 2 3
* Đệm nâng cao: Kết hợp chạy nốt bass, có thể dùng 2-3 nốt
trong nhịp thứ 6 ( nhịp cuối sắp chuyển hợp âm)
B a s s 3 2 1 2 B a s s
Trang 31Bass 3 2 1 2 3 2 3
Điệu Ballade
Loại nhịp 4/4Tempo từ 70 - 90
Quạt dây
Trang 33L
321 Đ
X Bass
X Bass
Điệu Disco
Loại nhịp 4/4
Trang 34X Bass
♪ ♪ ♪ ♪ ♪ ♪ ♪ ♪
Điệu Chachacha
* Khi quạt lên “ L(321)” ở nhịp 2, tay trái nhấp hợp âm theo
nhịp( nhấp dây) để tạo âm ngắt
Nhịp 4/4 Tempo 100 - 110
Trang 35Bass 3 2 1 321 321 Bass
chính 321
Bass phụ 321
Trang 36Bass (321) Bass
chính
Bass phụ
(321) (321)
Điệu Bossonova
& Rumba
BOSSONOVA RUMBA Tempo 130 - 150 Tempo 90 -130
Trang 37Bass (321) Bass (321)
Xuống (Bass)
Xuống (321)
Xuống (Bass)
Xuống (321)
Xuống
(Bass)
Xuống (321)
Xuống (Bass)
Xuống (321)
Lên (321)
Số 2 biểu thị cho số phách có trong ô nhịp là 2 (1 phách mạnh,
1 phách nhẹ); Số 4 biểu thị cho độ dài của mỗi phách bằng một nốt đen ( nốt tròn chia cho 4) Nhịp 2/4 thường được dùng trong các bài hát có tiết tấu nhẹ nhàng và tự nhiên.
Trang 38Luyện tập các bài hát
Điệu Disco
Tôi muốn Huyền thoại người con gái
Bài hát cho tuổi trẻ Hãy ngước mặt nhìn đời
Yêu đời yêu người Hát về cuộc sống hôm nay và ngày mai
Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Và tôi cũng yêu em Bước tình hồng
Điệu Bossanova & Rumba
Dạ khúc Đường xa ướt mưa Vết thương cuối cùng Bây giờ tháng mấy
Để nhớ một thời ta đã yêu
Điệu Bolero
Cám ơn Hai vì sao lạc Gửi về em
Điệu Fox
Ta đã thấy gì trong đêm nay
Gia tài của mẹ Kinh khổ
Hát trên những xác người
Mặt trời bé con Người con gái Việt Nam da vàng
Điệu Valse
Nhỏ ơi
Ngày xưa hoàng thị
Để gió cuốn đi
Hãy yêu nhau đi
Rồi mai tôi đưa em
Chiều nay không có em
Thương nhau ngày mưa
Vị ngọt đôi môi
Đàn bà
Trái tim mùa đông
Và con tim đã vui trở lại
Mưa phi trường
Con đường tình yêu
Bức thư tình đầu tiên
Trang 39NHỎ ƠI
-Quang
Nhật-1 Lần [Am]đầu ta gặp [G]nhỏ, trong [Em]nắng chiều bay [Am]bay
Ngập[Am] ngừng ta hỏi [G]nhỏ, nhỏ [G7]bảo nhỏ không [C]tên
Ừ [A7]thì nhỏ không [Dm]tên, bây [G7]giờ quen nhé [E7]nhỏ, nhỏ [Am]ơi
2 Lần [Am]này ta gặp [G]nhỏ trong [Em]nắng chiều bay [Am]bay
Ngập [Am]ngừng ta hỏi [G]nhỏ, nhỏ [G7]bảo nhỏ chưa [C]yêu
Ừ [A7]thì nhỏ chưa [Dm]yêu, bây [G7]giờ yêu nhé [E7]nhỏ nhỏ [Am]ơi
ĐK: Lần [Am]này, nhỏ quay [Dm]đi không [G7]thèm nhìn ta [C]nữa
Giọt [Am]sầu rơi một [Dm]mình chỉ [A7]còn ta một [Dm]mình, nhỏ [Am]ơi[Am] [Dm] [G] [C] [Am] [Dm] [E] [Am]
ĐK: Lần [Am]này, nhỏ quay [Dm]đi không [G7]thèm nhìn ta [C]nữa
Giọt [Am]sầu rơi một [Dm]mình chỉ [A7]còn ta một [Dm]mình, nhỏ [Am]ơi
Trang 40NGÀY XƯA HOÀNG THỊ
-Phạm Thiên Thư&Phạm
Duy-Capo 3
Em [G]tan trường [Bm]về, đường [G6]mưa nho [Bm]nhỏ
Em [Em7]tan trường [Am]về, đường [D7]mưa nho [G]nhỏ
Ôm [D7]nghiêng tập [G]vở, tóc [Em]dài tà [Bm]áo vờn [D7]bay
Em [G]đi dịu [Bm]dàng, bờ [G6]vai em [Bm]nhỏ
Chim [Em7]non lề [Am]đường, nằm [D7]im dấu [G]mỏ
Anh [D7]theo Ngọ [G]về gót [Em]giầy lặng [Bm]lẽ đường [D7]quê
2 Em [G]tan trường [Bm]về, anh [Em]theo Ngọ [G]về
Chân [Am]anh nặng [D7]nề, lòng [G]anh nức [Em]nở
Mai [D7]vào lớp [G]học anh [Em]còn ngẩn [Bm]ngơ, ngẩn [D7]ngơ
Em [G]tan trường [Bm]về, mưa [Em]bay mờ [G]mờ
Anh [Am]trao vội [D7]vàng, chùm [G]hoa mới [Em]nở
Ép [Am]vào cuối [G]vở muôn [Em]thuở còn [Bm]thương, còn [D7]thương
3 Em [G]tan trường [Bm]về, anh [Em]theo Ngọ [G]về
Em [Am]tan trường [D7]về, anh [G]theo Ngọ [Em]về
Môi [D7]em mỉm [Am]cười mang [D7]mang sầu [G]đời, tình [D7]ơi
Bao [G]nhiêu là [Bm]ngày theo [Em]nhau đường [G]dài
Trưa [Am]trưa, chiều [D7]chiều Thu [G]Đông chẳng [Bm]nhiều
Xuân [D7]qua rồi [Am]thì chia [Bm]tay phượng [D7]nở sang [G]hè
Tăng ½ tone lên
[Ab] -
* [Ab]Rồi [Eb7]ngày [Ab]qua [Eb7]đi, qua [Ab]đi, qua [Eb7]đi
4 Như [Ab]phai nhạt [Cm]mờ đường [Ab6]xanh nho [Cm]nhỏ
Như [Fm7]phai nhạt [Bbm]mờ, đường [Cm]xanh nho [Ab]nhỏ
Hôm [Eb7]nay tình [Ab]cờ đi [Fm]lại đường [Cm]xưa, đường [Eb7]xưa
Cây [Ab]xưa còn [Cm]gầy nằm [Ab6]phơi dáng [Cm]đỏ
Áo [Eb7]em ngày [Bbm]nọ phai [Eb7]nhạt mấy [Ab]màu
Âm [Eb7]vang thuở [Ab]nào bước [Fm]nhỏ tìm [Cm]nhau, tìm [Eb7]nhau
5 Xưa [Ab]tan trường [Cm]về, anh [Fm]theo Ngọ [Ab]về
Nay [Bbm]trên đường [Eb7]này đời [Ab]như sóng [Fm]nổi
Xóa [Eb7]bỏ vết [Ab]người, chân [Fm]người tìm [Cm]nhau, tìm [Eb7]nhau
Ôi [Ab]con đường [Cm]về ôi [Fm]con đường [Ab]về
Bông [Bbm]hoa còn [Eb7]đẹp lòng [Ab]sao thấm [Fm]mệt
Ngắt [Bbm]vội hoa [Ab]này nhớ [Fm]người tình [Cm]xưa thuở [Eb7]xưa
6 Xưa [Ab]tan trường [Cm]về anh [Fm]theo Ngọ [Ab]về
Xưa [Bbm]tan trường [Eb7]về anh [Ab]theo Ngọ [Fm]về
Đôi [Cm]chân mịt [Bbm]mù theo [Eb7]nhau bụi [Ab]đỏ đường [Eb7]mơ Trang 3 / 3
Xưa [Ab]theo Ngọ [Cm]về mái [Fm]tóc Ngọ [Ab]dài
Hôm [Bbm]nay đường [Eb7]này cây [Ab]cao hàng [Fm]gầy
Đi [Cm]quanh tìm [Eb7]hoài ai [Ab]mang bụi [Eb7]đỏ đi [Ab]rồi.