1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Chuong 3 plhđ

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

pháp luật kinh tế chương 3 chi tiết về pháp luật hợp đồng phần lý thuyết chi tiết đầy đủ bản fulllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Trang 1

CHƯƠNG III

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG I Khái niệm hợp đồng

1 Định nghĩa hợp đồng

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm

dứt quyền, nghĩa vụ dân sự 2 Phân loại hợp đồng

Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau:

- Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau;- Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ;

- Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồngkhác;

- Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính;- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợpđồng đều phải thực hiên nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thựchiện hợp đồng đó;

- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việcphát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

II Gia o kết hợp đồng

1 Hình thức hợp đồng

Hợp đồng là một dạng của giao dịch dân sự Do vậy, những quy định về hìnhthức giao dịch dân sự được áp dụng cho cả hợp đồng Theo đó, điều 119 - Bộ luậtdân sự 2015 có quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau:

- Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hànhvi cụ thể Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thôngđiệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịchbằng văn bản.

- Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bảncó công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

2 Chủ thể hợp đồng

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng là một dạng giao dịch dânsự Muốn giao dịch dân sự có hiệu lực thì chủ thể của giao dịch phải có năng lựcpháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xáclập; ngoài ra, chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện.

3 Nội dung của hợp đồng

Nội dung của hợp đồng là các điều khoản do các bên thoả thuận, thể hiệnquyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng.

Việc pháp luật quy định nội dung của hợp đồng có ý nghĩa hướng các bêntập trung vào thoả thuận những nội dung quan trọng của hợp đồng, tạo điều kiện

Trang 2

thuận lợi cho việc thực hiện, đồng thời phòng ngừa những tranh chấp xảy ra trongquá trình thực hiện hợp đồng

Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:+ Đối tượng của hợp đồng;

+ Số lượng, chất lượng;

+ Giá, phương thức thanh toán;

+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;+ Quyền, nghĩa vụ của các bên;

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; + Phương thức giải quyết tranh chấp

4 Điạ điểm giao kết hợp đồng

Địa điểm giao kết hợp đồng do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuậnthì địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhânđã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng

5 Trình tự giao kết hợp đồng

Về lý thuyết, một hợp đồng có thể được hình thành theo bất cứ cách thứcnào, theo đó chứng tỏ giữa các bên đã đạt được sự thoả thuận Thời điểm giao kếthợp đồng là thời điểm mà các bên đã đạt được sự thoả thuận Các vấn đề pháp lí cơbản của quá trình giao kết hợp đồng gồm:

- Đề nghị giao kết hợp đồng; - Chấp nhận đề nghị hợp đồng;- Thời điểm giao kết hợp đồng

a Đề nghị giao kết hợp đồng

Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng vàchịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác địnhhoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).

- Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợpđồng trong trường hợp sau đây:

+ Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đềnghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;

+ Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đềnghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.

- Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới.- Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:+ Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng;

+ Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận;+ Hết thời hạn trả lời chấp nhận;

+ Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;+ Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực;

Trang 3

+ Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờbên được đề nghị trả lời.

Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng:

- Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có

hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồngnhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị

mới của bên chậm trả lời Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả

lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.

- Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý dokhách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thôngbáo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lờingay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.

- Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện

thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấpnhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thoả thuận về thời hạn trảlời.

Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giaokết hợp đồng, nếu thông báo về việc rút lại này đến trước hoặc cùng với thời điểmbên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.

c Thời điểm giao kết hợp đồng

Về nguyên tắc chung, hợp đồng được giao kết vào thời điểm các bên đạtđược sự thoả thuận.

Thời điểm giao kết hợp đồng được quy định khác nhau phụ thuộc vào cáchthức giao kết và hình thức của hợp đồng Theo Điều 400- Bộ luật dân sự năm 2015,có thể xác định thời điểm giao kết hợp đồng theo các trường hợp sau:

+ Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhậngiao kết.

+ Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kếthợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùngcủa thời hạn đó.

+ Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏathuận về nội dung của hợp đồng.

+ Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng kývào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

Trang 4

+ Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng

văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định là thời điểm các bên đã thoảthuận bằng lời nói về nội dung của hợp đồng.

6 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng là một dạng giao dịch dân sự, do vậy, căn cứ vào điều 117- Bộ luậtdân sự và các quy định có liên quan, có thể xác định một hợp đồng có hiệu lực khicó đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán phải có năng lực chủ thể

để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng

Thứ hai, đại diện của các bên giao kết hợp đồng phải đúng thẩm quyền Đại

diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diệntheo uỷ quyền

Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của

pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Thứ tư, hợp đồng được giao kết đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng nhằm

đảm bảo sự thoả thuận của các bên phù hợp với ý chí thực của họ, hướng đếnnhững lợi ích chính đáng của các bên đồng thời không xâm hại đến những lợi íchmà pháp luật bảo vệ.

III Thực hiện hợp đồng

1 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng

Để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng mang lại lợi ích cho các bên đồng thờikhông xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ, pháp luật quy địnhnhững nguyên tắc có tính chất bắt buộc đối với các chủ thể trong quá trình thựchiện hợp đồng Theo đó, việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sauđây:

- Mọi chủ thể đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệtđối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

- Các chủ thể xác lập, thực hiện, chấm dứt hợp đồng trên cơ sở tự do, tựnguyện cam kết, thỏa thuận Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm củaluật, không trái đạo đức xã hội, có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải đượcchủ thể khác tôn trọng.

- Các chủ thể phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự củamình theo hợp đồng một cách thiện chí, trung thực.

- Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt hợp đồng không được xâm phạm đến lợiích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

- Các chủ thể phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thựchiện không đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.

2 Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng

Để đảm bảo thực hiện hợp đồng, các bên giao kết có quyền thỏa thuận ápdụng các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng như cầm cố tài sản, thế chấp tài

Trang 5

sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tàisản.Việc áp dụng các biện pháp đảm bảo được tiến hành dựa trên sự thoả thuận củacác bên.

a Cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộcquyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảmthực hiện nghĩa vụ.

Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp cóthỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bênnhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố Trường hợp bất động sản là đối tượng củacầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối khángvới người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

*Bên cầm cố và bên nhận cầm cố có các quyền và nghĩa vụ sau : - Nghĩa vụ của bên cầm cố:

+ Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thoả thuận.

+ Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầmcố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền huỷ hợpđồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấpnhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.

+ Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầmcố, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

- Quyền của bên cầm cố tài sản:

+ Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố nếu do sửdụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị (quyền nàyáp dụng trong trường hợp các bên thoả thuận cho phép bên nhận cầm cố được chothuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tàisản cầm cố).

+ Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu cókhi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

+ Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầmcố.

+ Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhậncầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.

- Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố:

+ Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tàisản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

+ Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảmthực hiện nghĩa vụ khác.

Trang 6

+ Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợitức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảođảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

- Quyền của bên nhận cầm cố:

+ Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trảlại tài sản đó.

+ Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy địnhcủa pháp luật.

+ Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởnghoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thoả thuận.

+ Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sảncho bên cầm cố.

*

Trường hợp chấm dứt cầm cố tài sản:

- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

- Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảođảm khác.

- Tài sản cầm cố đã được xử lý.- Theo thỏa thuận của các bên.

b Thế chấp tài sản

Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sảnthuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản chobên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ Các bên có thể thỏa thuận giao chongười thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trườnghợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác Thế chấp tài sản phát sinh hiệulực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

* Tài sản thế chấp

Đối với biện pháp thế chấp tài sản, tài sản bảo đảm không được giao cho bênnhận thế chấp mà vẫn do bên thế chấp chiếm giữ Do vậy, để bảo đảm quyền lợicủa bên nhận thế chấp, việc xác định tài sản bảo đảm phải rõ ràng, cụ thể, tránh xảyra những tranh chấp không đáng có

* Quyền và nghĩa vụ của các bên trong thế chấp tài sản : - Nghĩa vụ của bên thế chấp:

+ Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có

thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.+ Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.

Trang 7

+ Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khaithác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp cónguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

- Quyền của bên thế chấp:

+ Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trườnghợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thoả thuận.

+ Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.

+ Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tàisản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấpchấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

+ Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoáluân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh Trong trường hợp này, quyền yêucầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thuđược, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.

+ Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luânchuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ýhoặc theo quy định của luật.

+ Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bênthuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thếchấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.

- Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp:

+ Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trườnghợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thếchấp.

+ Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

- Quyền của bên nhận thế chấp:

+ Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trởhoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.

+ Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thếchấp.

+ Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản,giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị củatài sản do việc khai thác, sử dụng.

+ Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.

+ Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đócho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúngnghĩa vụ.

+ Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏathuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trang 8

+ Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộluật này

- Quyền của người thứ ba giữ tài sản thế chấp:

+ Được khai thác công dụng tài sản thế chấp, nếu có thỏa thuận;

+ Được trả thù lao và chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, trừ trường

hợp có thỏa thuận khác.

- Nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp:

+ Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp; nếu làm mất tài sản thế chấp, làm mất

giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thường;

+ Không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu việc tiếp tục

khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp;

+ Giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp theo

thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

* Trường hợp chấm dứt thế chấp:

- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.

- Việc thế chấp tài sản được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảođảm khác.

- Tài sản thế chấp đã được xử lý.- Theo thoả thuận của các bên.

c Đặt cọc

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sauđây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật cógiá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảmgiao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lạicho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từchối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bênđặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừtrường hợp có thoả thuận khác.

d Ký cược

Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê mộtkhoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung làtài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản kýcược sau khi trả tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuêcó quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản kýcược thuộc về bên cho thuê.

e Ký quỹ

Trang 9

Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quýhoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong toả tại một tổ chức tín dụng để bảo đảmviệc thực hiện nghĩa vụ.

Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúngnghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thườngthiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.

Thủ tục gửi và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật.

f Bảo lưu quyền sở hữu

Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưucho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ Bảo lưu quyền sở hữu phảiđược lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán Bảo lưuquyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăngký.

Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bántheo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản Bên bán hoàn trả cho bên muasố tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng.Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồithường thiệt hại.

* Trường hợp chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu :

- Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong;- Bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu;

- Theo thỏa thuận của các bên.g Bảo lãnh

Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bêncó quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên cónghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩavụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụthay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năngthực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Trang 10

* Trường hợp chấm dứt bảo lãnh

- Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt;

- Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảmkhác;

- Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;- Theo thỏa thuận của các bên.

h Tín chấp

Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân,hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh,tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạnvay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng chovay và tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp.

i Cầm giữ tài sản

Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắmgiữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sảntrong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúngnghĩa vụ.

Cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên cónghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ Cầm giữ tài sảnphát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếmgiữ tài sản.

* Quyền và nghĩa vụ của bên cầm giữ : - Quyền của bên cầm giữ:

+ Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp

đồng song vụ.

+ Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo

quản, giữ gìn tài sản cầm giữ.

+ Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên cónghĩa vụ đồng ý Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị

nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.

- Nghĩa vụ của bên cầm giữ:

+ Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ.

+ Không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ.

+ Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý

của bên có nghĩa vụ.

+ Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.

+ Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.

*

Trường hợp chấm dứt cầm giữ :

- Bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế.

Ngày đăng: 07/07/2024, 14:43

w