Các hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên trên cạn?. Biển Đông là biển lớn thứ mấy trong các biển trên thế giới?. Vùng biển Việt Nam là một phần của biển nào sau đây?. Vị trí
Trang 1HƯỚNG DẪN
Ôn tập kiểm tra giữa học kỳ 2, năm học 2023-2024
Môn: Lịch sử và Địa lí – Lớp 8 (Lưu ý: Nội dung ôn tập chỉ mang tính chất tham khảo)
PHÂN MÔN: ĐỊA LÍ
I Lý thuyết
1 Phần trắc nghiệm: Bài 11, 13, 14
Câu 1 Khí hậu Việt Nam mang tính chất: Nhiệt đới gió mùa
Câu 2 Nước ta có nhiều loại đất khác nhau, có thể chia làm mấy nhóm chính? 3 nhóm chính
Câu 3 Nhóm đất feralit chiếm bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên của nước ta? Chiếm 65%
Câu 4 Nhóm đất phù sa chiếm bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên của nước ta? Chiếm 24%
Câu 5 Sự phong phú và đa dạng của sinh vật Việt Nam được biểu hiện ở: Thành phần các loài sinh vật, nguồn gen di truyền, hệ sinh thái
Câu 6 Các hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên trên cạn? Rừng kín thường xanh
Câu 7 Các hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên dưới nước? Rừng ngập mặn
Câu 8 Biển Đông thuộc đại dương nào sau đây? Đại dương Thái Bình Dương
Câu 9 Biển Đông có 2 vịnh biển lớn là vịnh nào sau đây? Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan
Câu 10 Biển Đông là biển lớn thứ mấy trong các biển trên thế giới? Thứ 3
Câu 11 Có bao nhiêu quốc gia có chung Biển Đông? 9 quốc gia
Câu 12 Vùng biển Việt Nam là một phần của biển nào sau đây? Biển Đông
Câu 13 Vùng biển Việt Nam có diện tích bao nhiêu? Khoảng 1 triệu km 2
Câu 14 Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng bao nhiêu hải lí tính từ đường cơ sở ra
phía biển? 12 hải lí
2 Phần tự luận: Bài 12, 14, 15
Bài 12 Sử dụng hợp lí tài nguyên đất
1 Đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng
a Đặc điểm của đất feralit
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP THỦ DẦU MỘT
TRƯỜNG THCS PHÚ MỸ
Trang 2- Có lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, dễ thoát nước.
- Đất thường có màu đỏ vàng
- Phần lớn đất feralit có đặc điểm chua, nghèo các chất badơ và mùn
b Giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Đối với nông nghiệp: thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, phát triển đồng cỏ để chăn nuôi gia súc lớn,
- Đối với lâm nghiệp: thích hợp để phát triển rừng sản xuất
2 Đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng
a Đặc điểm của đất phù sa
- Được hình thành do quá trình bồi tụ của các hệ thống sông
- Đặc điểm chung: tầng đất dày và phì nhiêu
b Giá trị sử dụng đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.
- Đối với nông nghiệp: thích hợp trồng cây lương thực, rau, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm
- Đối với thuỷ sản: thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thuỷ sản
Bài 14 Vị trí địa lí Biển Đông, các vùng biển của Việt Nam
- Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận
lãnh thổ của Việt Nam
- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển Ranh
giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam
- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có
chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải
- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp
với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở
- Thềm lục địa là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải
Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa
Bài 15 Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo
a Địa hình
- Địa hình ven biển rất đa dạng, bao gồm: các dạng bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn, vịnh cửa sông, bãi cát phẳng, đầm, phá, đảo ven bờ,
Trang 3- Vùng thềm lục địa rộng, bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung
- Có nhiểu đảo và quần đảo, trong đó có 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa
b Khí hậu
- Khí hậu vùng biển nước ta có tính chất nhiệt đớoiẩm gió mùa
- Nhiệt độ: khá cao, khoảng 26°C
- Lượng mưa trung bình trên biển từ 1100 đến 1300 mm/năm
- Gió trên Biển: mạnh hơn trên đất liền Tốc độ trung bình đạt 5 - 6 m/s
- Bão: Trung bình mỗi năm có 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông
c Đặc điểm hải văn
- Dòng biển: dòng biển lạnh theo gió mùa đông và dòng biển nóng theo gió mùa hạ
- Nhiệt độ nước biển trung bình trên 23°C
- Độ muối bình quân là 32 - 33%0
- Chế độ thủy triều: nhật triều và bán nhật triều
II Bài tập/Vận dụng
1 Dựa vào hình 14.1 kể tên các đảo và quần đảo thuộc Biển Đông.
………
………
………
2 Dựa vào hình 14.1 cho biết các quốc gia có chung Biển Đông.
………
………
………
3 Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ tốt môi trường biển, đảo?
………
………
………
PHÂN MÔN: LỊCH SỬ
I Lý thuyết
1 Phần trắc nghiệm: Bài 12, 13, 15
Câu 1 Cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào sau đây ở châu Âu thuộc khối Hiệp ước? Anh, Pháp, Nga
Trang 4Câu 2 Cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào sau đây ở châu Âu thuộc khối Liên minh? Đức,
Áo - Hung, I-ta-li-a
Câu 3 Duyên cớ dẫn đến sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xéc-bi.
Câu 4 Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) quốc gia nào được hưởng lợi
nhiều nhất từ việc buôn bán vũ khí cho cả hai bên tham chiến? Mỹ
Câu 5 Trong quá trình diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện nào đã đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới? Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.
Câu 6 Sự kiện nào dưới đây đã đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc? Đức
kí hiệp ước đầu hàng không điều kiện.
Câu 7 Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo nhân dân lao động Nga đấu tranh trong
Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười (1917)? Đảng Bôn-sê-vích.
Câu 8 Vấn đề cấp bách đặt ra cho nước Nga sau Cách mạng tháng Hai là gì? Chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
Câu 9 Đêm 24/10/1917 (tức ngày 6/11), dưới sự chỉ huy trực tiếp của Lê-nin, quần
chúng cách mạng Nga đã chiếm được nhiều vị trí then chốt ở: Pê-tơ-rô-grát.
Câu 10 Sau thất bại trong cuộc chiến tranh thuốc phiện, chính quyền Mãn Thanh đã
buộc phải kí kết với Anh bản hiệp ước nào sau đây? Hiệp ước Nam Kinh.
Câu 11 Đến cuối thế kỉ XIX, vùng Sơn Đông của Trung Quốc đã trở thành khu vực
ảnh hưởng của đế quốc nào? Đức.
Câu 12 Năm 1911, Trung Quốc Đồng minh hội đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến
hành cuộc cách mạng nào? Cách mạng Tân Hợi.
2 Phần tự luận: Bài 12, 14, 16
Bài 12 Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
1 Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất
a Nguyên nhân sâu xa:
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa → hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau:
+ Khối Liên Minh (1882): Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a
+ Khối Hiệp ước (1907): Anh, Pháp, Nga
b Nguyên nhân trực tiếp:
- Từ năm 1912, tình hình trên bán đảo Ban-căng trở nên phức tạp
Trang 5- Năm 1914 Thái tử Áo - Hung bị phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát → Chiến tranh bùng nổ
2 Hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại
a Hậu quả:
- Nhân loại phải gánh chịu những tổn thất nặng nề
- Kinh tế, chính trị châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng
b Tác động:
- Bản đồ châu Âu được phân định lại
- CM tháng Mười thành công đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới
Bài 14 Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX
Tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX
- Đưa nhân loại bước vào thời đại văn minh công nghiệp
- Các nước Tây Âu trở nên thịnh vượng, tầng lớp người giàu xuất hiện
- Mang đến sự hiểu biết sâu sắc về thế giới tự nhiên và xã hội loài người
Bài 16 Nhật Bản
Cuộc Duy Tân Minh Trị
a Chính trị:
- Thành lập chính phủ theo mô hình của Đức sau thống nhất
- Ban hành Hiến pháp
- Lập Quốc hội
b Kinh tế:
- Thống nhất tiền tệ, thị trường
- Cho phép mua bán ruộng đất
- Xây dựng đường xá, cầu cống
- Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa
c Giáo dục:
- Thi hành chế độ giáo dục bắt buộc
- Tăng cường nội dung khoa học – kĩ thuật
- Cử thanh niên ưu tú đi du học ở phương tây
Trang 6d Quân sự:
- Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương tây
- Thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự
- Đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí
II Bài tập/Vận dụng
1 Chiến tranh thế giới thứ nhất đã dạy cho chúng ta những bài học gì để có thể góp
phần giữ gìn hòa bình thế giới?
………
………
………
………
2 Sau khi tìm hiểu về lịch sử Nhật Bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX Theo em, cần học hỏi điều gì để đất nước phát triển? ………
………
………
………
3 a Hoàn thành bảng thống kê một số thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học và nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX theo mẫu dưới đây: Lĩnh vực Kĩ thuật Khoa học Văn học Nghệ thuật Thành tựu b Các thành tựu nào của khoa học, kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX vẫn còn ảnh hưởng đến đời sống hiện tại? ………
………
Duyệt của …………
(Ký, ghi rõ họ và tên) Duyệt của TTCM (Ký, ghi rõ họ và tên) Phú Mỹ, ngày …./…/2024 Giáo viên ra nội dung ôn tập (GVBM ký, ghi rõ họ và tên)