1. Lí do chọn đề tài Cán bộ là nhân tố quan trọng trong mọi cuộc cách mạng ở các quốc gia nói chung và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào) nói riêng, điều này đã được Chủ tịch Cay-sỏn Phôn-vi-hẳn khẳng định: “Cán bộ là vốn quý báu nhất của Đảng, là người lãnh đạo nhân dân, phục vụ nhân dân, tạo ra mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng”[20, tr.68]. Chính vì vậy, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của nước CHDCND Lào; bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và bảo đảm hiệu quả trong hội nhập quốc tế của nước CHDCND Lào. Xây dựng đội ngũ công chức nói chung và xây dựng đội ngũ công chức cấp tỉnh nói riêng là một chủ trương lớn của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Đảng NDCM Lào) ngày từ khi giành được chính quyền. Thông qua chủ trương này, đã cung cấp cho Nhà nước Lào một thế hệ công chức có đủ năng lực, đạo đức cách mạng để tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ mới đặt ra. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Lào đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ này một cách quyết liệt, triệt để và đạt được nhiều hiệu quả; đặc biệt là từ khi Chính phủ Lào ban hành Nghị định 171/GOV ngày 11/11/1993 về điều lệ công chức nhà nước, với những quy định cụ thể về quyền hạn, nhiệm vụ, lợi ích, trách nhiệm, tuyển dụng, quản lý công chức…. Tuy nhiên, từ đó cho đến nay cơ chế, chính sách, pháp luật về xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nói chung và công chức cấp tỉnh nói riêng còn nhiều điểm chưa phù hợp, chưa đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực của nền hành chính hiện đại, hội nhập quốc tế. Đối với huyện Sả Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào, sau khi được tái lập với nỗ lực của các cấp, ngành và nhân dân địa phương huyện đã có được hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển xã hội. Các hoạt động văn hoá, kinh tế, xã hội phát triển đi vào chiều sâu, chính sách xã hội được triển khai có hiệu quả. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở và yêu cầu ngày càng cao trong lãnh đạo, quản lý, điều hành quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội, quản lý đô thị, xây dựng nông thôn mới... ở cấp xã hiện nay, đội ngũ công chức cấp huyện tại địa phương còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém cả về số lượng và chất lượng. Một bộ phận công chức, công chức chưa thực sự có trình độ chuyên môn đúng theo yêu cầu cụ thể, năng lực chuyên môn chưa cao và hơn hết là chưa tận tụy với nghề. Điều này đặt ra cho lãnh đạo huyện cần phải có biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trên địa bàn huyện, đảm bảo cho hoạt động văn hóa, kinh tế xã hội thực sự phát huy hết vai trò, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước phát triển bền vững. Xuất phát từ lý do trên, tác giả tiến hành lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại huyện Samuối, tỉnh Salavanh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” làm tiểu luận hết môn của mình.
Trang 1TIỂU LUẬN MÔN : KĨ NĂNG ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI : NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC
TẠI HUYỆN SAMUỐI, TỈNH SALAVANH, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN
CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY
Trang 2MỤC LỤC
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2
2.1 Đề tài nghiên cứu tại Lào 2
2.2 Đề tài nghiên cứu Việt Nam 5
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 7
4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 8
4.1 Đối tượng nghiên cứu 8
4.2 Phạm vi nghiên cứu 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 31 Lí do chọn đề tài
Cán bộ là nhân tố quan trọng trong mọi cuộc cách mạng ở các quốc gia nói chung và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào) nói riêng, điều này đã được Chủ tịch Cay-sỏn Phôn-vi-hẳn khẳng định: “Cán bộ
là vốn quý báu nhất của Đảng, là người lãnh đạo nhân dân, phục vụ nhân dân, tạo ra mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng”[20, tr.68] Chính vì vậy, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của nước CHDCND Lào; bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và bảo đảm hiệu quả trong hội nhập quốc
tế của nước CHDCND Lào
Xây dựng đội ngũ công chức nói chung và xây dựng đội ngũ công chức cấp tỉnh nói riêng là một chủ trương lớn của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Đảng NDCM Lào) ngày từ khi giành được chính quyền Thông qua chủ trương này, đã cung cấp cho Nhà nước Lào một thế hệ công chức có đủ năng lực, đạo đức cách mạng để tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ mới đặt ra Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Lào đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
và thực hiện nhiệm vụ này một cách quyết liệt, triệt để và đạt được nhiều hiệu quả; đặc biệt là từ khi Chính phủ Lào ban hành Nghị định 171/GOV ngày 11/11/1993 về điều lệ công chức nhà nước, với những quy định cụ thể về quyền hạn, nhiệm vụ, lợi ích, trách nhiệm, tuyển dụng, quản lý công chức… Tuy nhiên, từ đó cho đến nay cơ chế, chính sách, pháp luật về xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nói chung và công chức cấp tỉnh nói riêng còn nhiều điểm chưa phù hợp, chưa đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực của nền hành chính hiện đại, hội nhập quốc tế
Đối với huyện Sả Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào, sau khi được tái lập với
nỗ lực của các cấp, ngành và nhân dân địa phương huyện đã có được hệ thống
cơ sở vật chất hạ tầng cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển xã hội Các
Trang 4hoạt động văn hoá, kinh tế, xã hội phát triển đi vào chiều sâu, chính sách xã hội được triển khai có hiệu quả Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở và yêu cầu ngày càng cao trong lãnh đạo, quản lý, điều hành quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội, quản lý đô thị, xây dựng nông thôn mới ở cấp xã hiện nay, đội ngũ công chức cấp huyện tại địa phương còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém cả về số lượng và chất lượng
Một bộ phận công chức, công chức chưa thực sự có trình độ chuyên môn đúng theo yêu cầu cụ thể, năng lực chuyên môn chưa cao và hơn hết là chưa tận tụy với nghề Điều này đặt ra cho lãnh đạo huyện cần phải có biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trên địa bàn huyện, đảm bảo cho hoạt động văn hóa, kinh tế xã hội thực sự phát huy hết vai trò, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước phát triển bền vững
Xuất phát từ lý do trên, tác giả tiến hành lựa chọn đề tài: “Nâng cao
chất lượng đội ngũ công chức tại huyện Samuối, tỉnh Salavanh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” làm tiểu luận hết môn của mình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề xây dựng đội ngũ công chức nói chung và xây dựng đội ngũ công chức cấp tỉnh nói riêng của nước CHDCND Lào vẫn là vấn đề được nghiên cứu tương đối ít, nhất là dưới góc độ chính trị học Trong những năm gần đây có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này như sau:
2.1 Đề tài nghiên cứu tại Lào
* Đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ.
Trang 5Thời gian qua cũng có một số các đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp
bộ nghiên cứu về cán bộ, công chức, cũng như nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở nước CHDCND Lào như:
- Tổng cục Hành chính, Bộ Nội vụ Lào (2003), Tăng cường công tác
xây dựng Đảng và tăng cường công tác nâng cao năng lực cán bộ, công chức", Đề tài khoa học cấp nhà nước, Viêng Chăn Đề tài đã đề ra được
những mục tiêu, giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức của nước CHDCND Lào nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh nói riêng có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn, tâm huyết với nghề nghiệp, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, bảo đảm sự chủ động, chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế
- Văn phòng Chính phủ (2010), Nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho công chức cấp tỉnh của nước CHDCND Lào trong giai đoạn 2010 - 2020,
Đề án cấp nhà nước, Viêng Chăn Đề án này đã giải quyết được những vấn đề như: Tạo được sự chuyển biến về nhận thức và hành vi của cán bộ, công chức cấp tỉnh; cung cấp được những vấn đề lý luận và thực tiễn để nâng cao năng lực quản lý nhà nước của công chức cấp tỉnh; Tuy nhiên, đề án lại chưa tập trung đi sâu vào nghiên cứu về đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh của một tỉnh cụ thể dẫn đến các giải pháp được đưa ra có thể không được áp dụng ở những tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn như tỉnh Xaysomboun, Salavan, Phongsaly,
* Luận văn, sách, tạp chí, báo
Trong thời gian qua cũng đã xuất hiện một số sách, bài báo, bài tạp chí nghiên cứu về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh ở nước nước CHDCND Lào như:
Trang 6- Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào (2010), Giáo trình công chức, công vụ, Nxb Viêng Chăn Cuốn sách tập trung vào việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công chức, công vụ của nước CHDCND Lào
- Ounkeo Sypaseut, “Nâng cao chất lượng và kết quả công tác tổ chức
cán bộ cấp tỉnh ở Lào hiện nay”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 10/2009; bài
viết tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở Lào và rút ra những kinh nghiệm cho việc tổ chức cán bộ cấp tỉnh trong những năm tiếp theo
- Suvanthon Manyphan, "Nâng cao chất lượng cán bộ - công chức cấp
tỉnh ở nước CHDCND Lào", Tạp chí Xây dựng Đảng, số 144, tháng 10/2013.
Ngoài việc trình bày, phân tích những vấn đề lý luận, thực tiễn về chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở nước CHDCND Lào, tác giả bài báo đã đưa ra được những giải pháp như: Công tác quy hoạch phải gắn với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các cấp nhằm khắc phục tình trạng kém chất lượng; Tuy nhiên, những phân tích, đánh giá và giải pháp mà tác giả đưa ra mang tính chung chung, chứ chưa nghiên cứu cụ thể về chất lượng đội ngũ cán bô, công chức cấp tỉnh của một tỉnh cụ thể
Chanthanom BANDAVONG (2011), Quản lý đội ngũ cán bộ Đảng viên là cán bộ trong hệ thống chính trị các huyện ở thành phố Viêng Chăn giải đoạn hiện nay, luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng, bảo vệ tại HVCTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội Trong luận văn này, tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận của quản lý đội ngũ Đảng viên trong hệ thống chính trị (HTCT) ở thành phố; chỉ ra thực trạng và đề xuất giải pháp cơ bản nhằm nâng cao quản lý đội ngũ cán bộ đảng viên ở thành phố Viêng Chăn hiện nay
Trang 7- Đại học Quốc gia Lào (2013), Giáo trình Luật Hành chính, Nxb Đại học Quốc gia Lào, Viêng Chăn Cuốn sách này tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp lý của Luật hành chính, trong đó nội dung về cán, bộ công chức được đề cập khá chi tiết ở Chương 5 của cuốn sách
- Khamphan Phommathat (2005), Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở nước CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới", Luận án tiến sĩ chính trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Trong luận án này, tác giả tập trung phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiẽn của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh thuộc diện Trung ương quản lý trong bối cảnh đổi mới đất nước Phân tích đánh giá đúng thực trạng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý Từ đó, tác giả đặt ra những vấn đề cấp bách cần phải giải quyết và đề xuất những phương hướng chủ yếu nhằm giải quyết những tồn tại, thúc đẩy hơn nữa quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý Tuy nhiên, công trình này lại chưa nghiên cứu sâu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp tỉnh với tư cách
là một trong những nội dung quan trọng của vấn đề nâng cao chất lượng công chức cấp tỉnh ở nước CHDCND Lào
- Souksomphone Pholasa (2016), Nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cán
bộ, công chức tỉnh Chăm Pa Sắc, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội Luận văn
đã đề cập, lãm rõ những vấn đề lý luận về cán bộ, công chức; nữ cán bộ, công chức cấp tỉnh; tiêu chí, nhân tố tác động đến chất lượng của đội ngũ nữ cán
bộ, công chức cấp tỉnh ở nước CHDCND Lào Từ đó tác giả khái quát, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ nữ cán bộ, công chức tỉnh Chăm
Pa Sắc và đề ra những phương hướng, mục tiêu, giải pháp nhằm nâng cao
Trang 8chất lượng đội ngũ nữ cán bộ, công chức tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2020 Tuy nhiên, luận văn này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chất lượng nữ cán bộ, công chức cấp tỉnh, mà chưa nghiên cứu chất lượng của tất cả đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh ở nước CHDCND Lào
Phuvan CHANTHAVONG (2016), Quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt của Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, ngành Chính trị học, chuyên ngành Quản lý xã hội, Hà Nội Trong khóa luận này, tác giả đã làm rõ những vấn đề cơ bản của quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt, sự cần thiết phải tăng cường quản lý cán chủ chốt ở Trung ương, thực trạng và giải pháp những vấn đề đặt ra hiện nay
2.2 Đề tài nghiên cứu Việt Nam
Cuốn sách “Chỉ dẫn áp dụng, nghiên cứu, tìm hiểu, học tập Luật Cán
bộ, công chức”, Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2011 do tác giả Nguyễn Vũ Tiến
chủ biên Cuốn sách đã thống kê, tập hợp, sắp xếp khá đầy đủ các quy định, các văn bản giải thích, hướng dẫn thi hành pháp luật về CBCC, đặc biệt là những quy định về quyền và nghĩa vụ của CBCC
Tác giả Vũ Thu Hà với đề tài; “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
tại cơ quan UBND quận Long Biên Thành phố Hà Nội giai đoạn 2012
-2015 và định hướng đến năm 2020”, luận văn thạc sỹ năm -2015 Tác giả đã
đi sâu phân tích thực trạng chất lượng công chức hành chính cơ quan UBND quận Long Biên, đưa ra giải pháp có tính hệ thống để nâng cao chất lượng công chức hành chính trên cơ sở những quy định có tính pháp lý của Nhà nước, học tập, tiếp thu những kinh nghiệm của thành phố, của quận huyện trên cả nước
Trần Minh Tuấn (2016), bài viết “ Công tác cán bộ trong trình hình
mới: Quan điểm và thực tiễn triển khai”, Tạp chí Lý luận chính trị, Số
Trang 98-gốc của Đảng cũng như hạn chế của công tác này mà bài viết đã đưa ra những yêu cầu có tính cấp bách nhằm nâng cao việc đổi mới công tác cán bộ cho phù hợp với tình hình mới
Các công trình nghiên cứu về công tác cán bộ có: Học viện Chính trị -Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh về
“Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Mình về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ trong
sự nghiệp đối mới hiện nay”; Đỗ Ngọc Ninh, Đinh Ngọc Giang (2005),
“Đồng chí Nguyễn Văn Linh với công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ trong thời kỳ đổi mới ”, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 7); Th.s Nguyễn Thế Vịnh (2007), “Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X)”, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 2); Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (chủ biên) (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia
Các công trình nghiên cứu về cán hộ chủ chốt: Tiến sĩ Hồ Văn Vĩnh (1994), “Nâng cao trình độ năng lực quản lý cán bộ chủ chốt hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận (số 01); Trần Xuân Sầm (chủ biên) “Xác định cơ cấu
và tiêu chuẩn cản bộ lãnh đạo chủ chốt trong HTCT thời kỳ đổi mới”; Luận
án Tiến sĩ Lịch sử của Nguyễn Văn Côi (2000) “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay”; Học viện Nguyễn Ái Quốc: “Mẫu hình và con đường hình thành người cán bộ lãnh đạo chỉnh trị chủ chốt cấp cơ sở”, do TS.Phan Văn Tích chủ biên, nhánh
đề tài KT-XH05-11
Như vậy, Tài liệu cho thấy một sự quan tâm đáng kể đối với vấn đề xây dựng đội ngũ công chức ở cấp tỉnh ở cả Lào và Việt Nam Các công trình trên đã bước đầu quan tâm nghiên cứu đến vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh nói
Trang 10riêng ở nước CHDCND Lào Tuy nhiên, đến hiện tại nhiều công trình vẫn chỉ
ở mức độ tổng quan và chung chung, chưa đào sâu vào nghiên cứu cụ thể
Tuy vậy, chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể, trực diện về: nâng
cao chất lượng đội ngũ công chức tại huyện Samuối, tỉnh Salavanh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay dưới góc độ chính trị học.
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về chất lượng đội ngũ công chức; đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức tại huyện Samuối, tỉnh Salavanh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay; tiểu luận chỉ
ra giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại huyện Samuối, tỉnh Salavanh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một là: Phân tích cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ công chức
Hai là: Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức tại huyện Samuối, tỉnh Salavanh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Ba là: Đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại huyện Samuối, tỉnh Salavanh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời gian tới
Trang 114 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại huyện Samuối, tỉnh Salavanh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Từ năm 2018 đến nay
- Không gian: Huyện Samuối, tỉnh Salavanh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
Trang 12TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1 Trần Minh Tuấn (2016), bài viết “ Công tác cán bộ trong trình hình
mới: Quan điểm và thực tiễn triển khai”, Tạp chí Lý luận chính trị, Số
8-2016, Hà Nội
2. Nguyễn Vũ Tiến, năm 2011, “Chỉ dẫn áp dụng, nghiên cứu, tìm
hiểu, học tập Luật Cán bộ, công chức”, Nxb Tư pháp, Hà Nội,
3. Tổng cục Hành chính, Bộ Nội vụ Lào (2003), Tăng cường công tác
xây dựng Đảng và tăng cường công tác nâng cao năng lực cán bộ, công chức", Đề tài khoa học cấp nhà nước, Viêng Chăn.
4 Ounkeo Sypaseut, “Nâng cao chất lượng và kết quả công tác tổ
chức cán bộ cấp tỉnh ở Lào hiện nay”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 10/2009
5. Suvanthon Manyphan, "Nâng cao chất lượng cán bộ - công chức
cấp tỉnh ở nước CHDCND Lào", Tạp chí Xây dựng Đảng, số 144, tháng
10/2013
6 Chanthanom BANDAVONG (2011), Quản lý đội ngũ cán bộ Đảng viên là cán bộ trong hệ thống chính trị các huyện ở thành phố Viêng Chăn giải đoạn hiện nay, luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng, bảo vệ tại HVCTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội
7 Đại học Quốc gia Lào (2013), Giáo trình Luật Hành chính, Nxb Đại học Quốc gia Lào, Viêng Chăn Cuốn sách này tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp lý của Luật hành chính, trong đó nội dung về cán, bộ công chức được đề cập khá chi tiết ở Chương 5 của cuốn sách
8 Khamphan Phommathat (2005), Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở nước CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới", Luận án tiến sĩ chính trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội