SỞ Y TẾ THANH HÓA BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNGĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞKHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG B
Trang 1SỞ Y TẾ THANH HÓA
BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP CƠ SỞ
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ
VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
TỈNH THANH HÓA NĂM 2024
Chủ nhiệm đề tài: CNĐD Nguyễn Thị Hiền
Thanh Hóa, tháng 04 05 năm 2024
Trang 2ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài: Khảo sát kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân
viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thanh Hóa năm 2024.
2 Thời gian thực hiện: 06 tháng
5 Các cán bộ tham gia nghiên cứu :
1 Họ tên: Nguyễn Hữu Linh ĐDV Phòng KHTH
2 Họ tên: Nguyễn Thị Lan Anh ĐDT Khoa Ngoại
Trang 3và tăng chi phí điều trị Đó là vấn đề quan trọng trong quản lý chất lượng chămsóc và chi phí điều trị của bệnh viện (BV) cũng như NB ở các quốc gia Theothống kê của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2007 tại các nước đang phát triển cho
Trang 4kết quả 1,4 triệu NB mắc NKBV, chi phí cho NB mắc NKBV khoảng1.300.000- 2.300.000 USD/ năm Tại Châu Âu, tỷ lệ tử vong do NKBV khoảng50.000 ca tử vong/ năm [22].
Tại Việt Nam tỷ lệ NKBV chung ở NB nhập viện từ 5%- 10% tùy theođặc điểm và quy mô bệnh viện Những BV bệnh viện tiếp nhận càng nhiều NBnặng, thực hiện càng nhiều thủ thuật xâm lấn thì nguy cơ mắc NKBV càng cao
Tỷ lệ NKBV có thể lên tới 20%- 30% ở những khu vực có nguy cơ cao như Hồisức tích cực (HSTC), ngoại khoa… Các loại NKBV thường gặp là nhiễm khuẩnvết mổ (NKVM), nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN),… [3] Theo nghiên cứu củaBùi Hồng Giang năm 2013 tại khoa HSTC BV Bạch Mai cho thấy: nhiễm khuẩn
hô hấp là 68,1%, NKTN là 8,3% [6] Có nhiều nguyên nhân dẫn đến NKBV như
là môi trường, NB, từ các hoạt động khám và chữa bệnh Trong đó yếu tố conngười đóng vai trò quan trọng NB có thể mắc NKBV khi nhân viên y tế(NVYT) không tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình thực hành trong chăm sóc,điều trị Đặc biệt, NVYT tại các khoa lâm sàng là những người thường xuyêntiếp xúc và khám, điều trịchăm sóc trực tiếp cho NB, nếu không có đủ kiến thức,thái độ và thực hành đúng về kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) sẽ ảnh hưởng đến
NB Theo nghiên cứu của Vũ Thị Bích Huyền và cộng sự, khảo sát kiến thức,thái độ và KSNK của Bác sĩ và ĐD năm 2022, tỷ lệ đạt về kiến thức, thái độ vàcủa Bs, ĐD là khá thấp, một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thựchành ở đối tượng nghiên cứu: trình độ học vấn, thâm niên công tác… [18]
Ở nước ta hiện nay, công tác KSNK đã được Bộ Y tế đưa vào danh mụckiểm tra đánh giá chất lượng BV hàng năm [4] Tuy nhiên vấn đề này còn gặpnhiều khó khăn do ngân sách hạn hẹp, tình trạng quá tải, cơ sở vật chất còn yếukém, phần lớn NVYT chưa nhận thức được tầm quan trọng của KSNK tại bệnhviện
Trang 5Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thanh Hóa là Bệnh viện chuyên khoahạng II tuyến tỉnh, thực hiện nhiệm vụ theo Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-BYT ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Thông tư quyđịnh chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ sở phục hồi chức năng Làbệnh viện chuyên khoa phục hồi chức năng, không thực hiện phẫu thuật iện tại,bệnh viện có thực hiện các, thủ thuật xâm lấn nhưng không phức tạp như tiêm,truyền tĩnh mạch, laser nội mạch, thuỷ châm…, song công tác kiểm soát nhiễmkhuẩn luôn được chú trọng Để phòng chống NKBV, BVbệnh viện cũng đã đưa
ra một số biện pháp khuyến cáo như VST, tuân thủ nghiêm ngặt vô khuẩn khithực hiện các thủ thuật [6], quy định về vệ sinh môi trường, quy định về quản lýchất thải, quản lý đồ vải, khử khuẩn tiệt khuẩn y cụ Tuy nhiên trong thời giangần đây tại các khoa lâm sàng vẫn còn tình trạng có bệnh nhân bị nhiễm khuẩntiết niệu, tỷ lệ tuân thủ VST của NVYT chưa cao, công tác khử khuẩn-tiệt khuẩn
y dụng cụ có lúc còn chưa tốt , vệ sinh môi trường bề mặt đặc biệt là trật tựbuồng bệnh và phân loại chất thải đầu nguồn của NB có lúc còn chưa đảm bảo.Nhận thức được đầy đủ việc phòng chống NKBV trong công tác KSNK của BV,NVYT đặc biệt NVYT tại các khoa lâm sàng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết vìđây là đối tượng thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị chăm sóc NB Với mụcđích tìm hiểu thực trạng kiến thức, thái độ của NVYT tại các khoa lâm sàng trên
cơ sở đó đưa ra giải pháp KSNK phù hợp với BVbệnh viện, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Khảo sát Kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thanh Hóa năm 2024”, với hai mục tiêu sau:
1 Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thanh Hóa năm 2024.
2 Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thanh Hóa năm 2024.
Trang 6Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Kiểm soát nhiễm khuẩn
1.1.1 Khái niệm về kiểm soát nhiễm khuẩn
Kiểm soát nhiễm khuẩn là việc xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện c
ác quy định, hướng dẫn, quy trình chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn nhằmgiảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho người bệnh, nhân viên y
tế và cộng đồng trong quá trình cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh [5]
1.1.2 Các văn bản quy phạm pháp luật về/ liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn
Điều 62 Luật khám chữa bệnh năm 2009 quy định: Cơ sở khám bệnh,chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện các biện pháp KSNK: Giám sát, khử khuẩn,tiệt khuẩn, vệ sinh, xử lý chất thải…[1]
Thông tư 16/2018/TT-BYT ngày 20 tháng 7 năm 2018 quy định vềKSNK trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [5]
Quyết định số 3671/QĐ-BYT, ngày 27 tháng 09 năm 2012, phê duyệtcác hướng dẫn KSNK cùng với tài liệu hướng dẫn thực hành KSNK môitrường BV [2]
Quyết định mới nhất số 3916/QĐ-BYT, ngày 28 tháng 08 năm 2017, phêduyệt các hướng dẫn KSNK trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [3]
1.2 Nhiễm khuẩn bệnh viện
1.2.1 Định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện
Theo tổ chức Y tế thế giới, NKBV được định nghĩa như sau: NKBV lànhững nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian NB điều trị tại BV và nhiễm khuẩnnày không hiện diện cũng như không nằm trong giai đoạn ủ bệnh tại thời điểmnhập viện NKBV thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi NB nhập viện [24]
1.2.2 Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện hiện nay
Tại Hoa Kỳ, hàng năm ước tính có 2 triệu NB bị NKBV, làm 90.000người tử vong, làm tốn thêm 4,5 tỉ dollar viện phí Nghiên cứu về hiệu quả củaChương trình kiểm soát NKBV SENIC (Study on the Efficacy of NosocomialInfection Control) đã khẳng định Chương trình kiểm soát NKBV bao gồm giámsát và áp dụng kỹ thuật có thể làm giảm 33% NKBV Từ đó, nhiều BV đã cải
Trang 7tiến các biện pháp kiểm soát NKBV và đã đạt được nhiều thành công Từ năm
2007, Hiệp hội KSNK và dịch tễ học Hoa Kỳ APIC (Association forProfessionals in Infection Control and Epidemiology) đã đưa ra mục tiêu
“hướng đến không có NKBV”[24]
Tình hình NKBV tại Việt Nam: Theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng
và cộng sự thực hiện năm 2006- 2007 tại 62 BV khu vực phía Bắc đại diện cáctuyến như: BV trung ương, tuyến tỉnh, thành phố, quận, huyện cho thấy tỉ lệ NKBVtrung bình là 7,8% trong đó các BV tuyến Trung ương tỉ lệ NKBV là 5,4%, các BVtuyến tỉnh, thành phố tỉ lệ NKBV là 8,3%, tỉ lệ NKBV tại các tuyến quận, huyện là6,3% [15] Năm 2005, Bệnh viện Bạch Mai giám sát tại 36 BV với 7541 NB, tỉ lệNKBV là 7,8% Các nhiễm khuẩn thường gặp: Nhiễm khuẩn hô hấp (41,9%),NKVM (27,5%), NKTN (13,1%), nhiễm khuẩn đường tiêu hoá (10,3%), nhiễmkhuẩn da và mô mềm (4,1%), các nhiễm khuẩn khác (2%) [15]
1.2.3 Nguyên nhân nhiễm khuẩn bệnh viện
Tác nhân vi sinh vật gây NKBV phần lớn là do vi khuẩn sau đó là do virút, nấm và ký sinh trùng
Vi khuẩn: Vi khuẩn gây NKBV có thể từ hai nguồn gốc khác nhau
Vi khuẩn nội sinh, thường cư trú ở lông, tuyến mồ hôi, tuyến chất nhờn NB
Vi khuẩn ngoại sinh, là vi khuẩn có nguồn gốc ngoại lai, có thể từ dụng cụ
y tế, NVYT, không khí, nước hoặc lây nhiễm chéo giữa các NB
Vi khuẩn Gram dương, cầu khuẩn: Tụ cầu vàng, vi khuẩn Staphylococcus
saprophyticus
Vi khuẩn Gram âm, trực khuẩn Gram (-), họ vi khuẩn đường ruột, chủng
Acinetobacter spp, chủng A.baumannii, Acinetobacterspp
Vi rút: Một số vi rút có thể lây NKBV như vi rút viêm gan B và C, các vi rút
hợp bào đường hô hấp, SARS và vi rút đường ruột truyền qua tiếp xúc từ tay- miệng
và theo đường phân- miệng
Ký sinh trùng và nấm: Một số ký sinh trùng, Candida albicans,
Aspergillus spp, Cryptococcus neoformans, , loài Aspergillus spp
1.2.4 Các yếu tố thuận lợi dẫn đến nhiễm khuẩn bệnh viện
Có rất nhiều yếu tố thuận lợi dẫn đến NKBV ở NB như:
Các yếu tố nội sinh (do chính bản thân NB): Các yếu tố từ NB làm thuận lợi
cho NKBV gồm tuổi, tình trạng sức khỏe NB có can thiệp phẫu thuật, NB đa chấn
Trang 8thương,… đều có nguy cơ cao mắc NKBV
Các yếu tố ngoại sinh: Các yếu tố có thể gặp trong môi trường như
không khí, nước, bề mặt vật dụng xung quanh NB Môi trường BV, đặcbiệt tại các khoa như khoa HSTC ngoại và các khoa ngoại đều có nguy cơgây NKBV
Từ hoạt động chăm sóc và điều trị: Các phẫu thuật, các thủ thuật can
thiệp, xâm lấn,…là những yếu tố nguy cơ nhất trong NKBV, do sử dụng cácdụng cụ, thiết bị xâm nhập
Các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ của NVYT: Thiếu kiến thức, thái độ
và kỹ năng thực hành của NVYT
Từ việc sử dụng kháng sinh không thích hợp: Sự lạm dụng kháng sinh
trong điều trị cũng là yếu tố nguy cơ mắc NKBV
1.2.5 Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện
NKBV dẫn đến nhiều hệ luỵ cho NB và cho hệ thống y tế như: tăng biếnchứng và tử vong cho NB; kéo dài thời gian nằm viện; tăng sử dụng kháng sinh dẫnđến tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật và tăng chi phí điều trị
Trên thế giới: Theo báo cáo năm 2009, tổng chi phí điều trị trực tiếp cho cácbệnh nhiễm trùng liên quan đến y tế tại Mỹ hàng năm, ước tính chi phí cho các hoạtđộng đó vào khoảng 28,4 đến 33,8 tỷ USD Sau khi áp dụng các biện pháp KSNKhiệu quả thì chi phí này giảm xuống còn 5,7 đến 6,8 tỷ USD
Ở Việt Nam chưa có những nghiên cứu quốc gia đánh giá chi phí củaNKBV, một nghiên cứu tại BV Chợ Rẫy cho thấy NKBV làm kéo dài thời giannằm viện 15 ngày với chi phí trung bình mỗi ngày là 192,000 VND và ước tính chiphí phát sinh do NKBV vào khoảng 2,880,000 VND/ NB Theo một số nghiên cứutại BV Bạch Mai, số ngày nằm viện gia tăng do NKVM là 11,4 ngày; nhiễm khuẩn
hô hấp là 7,8 ngày cũng đồng nghĩa với các chi phí phát sinh trung bình tăng thêmlần lượt là 1,9 triệu đồng; 23,6 triệu đồng
1.3 Phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện
1.3.1 Vệ sinh tay [3]
Tổ chức Y tế thế giới WHO (2007), trên cơ sở khuyến cáo của Trung tâmkiểm soát và phòng chống bệnh Hoa Kỳ CDC (2002), Đức – Pháp (2002) và ýkiến của các chuyên gia KSNK hàng đầu trên thế giới dựa vào các nghiên cứukhoa học đã đưa ra khuyến cáo: VST là biện pháp đơn giản, rẻ tiền nhất và cũng
Trang 9hiệu quả nhất trong KSNK, do đó cần tăng cường kiến thức, thái độ và thựchành VST của NVYT sẽ tác động trực tiếp đến giảm tỷ lệ NKBV.
VST là biện pháp chính để giảm NKBV, mặc dù hành động này là đơngiản, tuy nhiên để hình thành được thói quen này ở NVYT, cần phải giám sátthường xuyên kết hợp với tập huấn và lồng ghép vào các hoạt động phong tràokhác để giới thiệu về nội dung này Theo cập nhật gần đây, dịch tễ học về tuânthủ VST, là phương pháp tiếp cận mới đã được chứng minh là có hiệu quả và antoàn đối với tất cả người bệnh,VST có ý nghĩa rất lớn trong công tác chăm sócngười bệnh [24]
Bộ Y tế đã Quyết định 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017, Về việc hướngdẫn 6 bước VST thường quy với nước và xà phòng hoặc dung dịch chứa cồn, sát
khuẩn tay với dung dịch chứa cồn Sát khuẩn tay với dung dịch có chứa cồn: có
hiệu quả như VST với nước và dung dịch chứa cồn, xong chỉ áp dụng khi bàntay sạch không dính máu và các chất tiết của người bệnh Có thể sử dụng tạinhững nơi không có điều kiện đặt hệ thống VST
*Khái niệm
Vệ sinh tay: Là một thuật ngữ chung để chỉ hoặc rửa tay bằng xà phòng
thường, rửa tay bằng xà phòng khử khuẩn hoặc chà tay bằng dung dịch VSTchứa cồn
Rửa tay: Là rửa tay với nước và xà phòng thường.
Rửa tay khử khuẩn: Là rửa tay với nước và xà phòng khử khuẩn.
Chà tay khử khuẩn: Là chà toàn bộ bàn tay bằng dung dịch VST chứa cồn
(không dùng nước) nhằm làm giảm lượng vi khuẩn có trên bàn tay
Bồn rửa tay: Vòi cấp nước có cần gạt hoặc khóa vặn hoạt động tốt; bồn
sạch, quanh bồn không để phương tiện, đồ vật khác
Nước rửa tay: Nước sạch qua vòi có khóa hoạt động tốt.
Trang 101. Trước khi tiếp xúc với NB
2. Trước khi làm thủ thuật vô trùng
3. Sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể
4. Sau khi tiếp xúc NB
5. Sau khi đụng chạm vào nhữn
g vùng xung quanh NB
Khăn lau tay: Khăn sạch sợi bông hoặc khăn giấy sử dụng một lần
Nếu là khăn sợi bông, cần giặt khử khuẩn sau mỗi lần sử dụng, được đựngtrong hộp cấp khăn kín tại mỗi điểm rửa tay
Trang bị phương tiện VST
Phương tiện VST thường quy phải luôn có sẵn ở mọi buồng phẫu thuật,thủ thuật, mọi khu vực chăm sóc NB, khu hành chính, khu tiếp đón NB và cácbuồng vệ sinh Tại các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, các giường NB nặng,
xe tiêm, xe thủ thuật, buồng phẫu thuật, thủ thuật cần được trang bị dung dịchVST tay chứa cồn Các buồng thủ thuật, buồng hành chính, buồng NB nặng, khutiếp đón NB và khu vệ sinh phải có bồn rửa tay
*Các chỉ định thời điểm vệ sinh tay
Hình 1.1: Các thời điểm VST khi chăm sóc người bệnh (WHO 2005),[]
*Quy trình VST thường
Trang 11Hình 1.2: Quy trình VST thường quy
Chú ý: Khi thực hiện quy trình VST thường quy cần lưu ý một số điểm sau:
+ Lựa chọn đúng phương pháp VST
+ Lấy đủ 3ml- 5 ml dung dịch VST cho mỗi lần VST
+ Tuân thủ đúng thời gian VST: chà tay với dung dịch chứa cồn theo quytrình 6 bước đạt từ 20- 30 giây, mỗi bước chà 5 lần
1.3.2 Khử khuẩn - tiệt khuẩn dụng cụ y tế [2]
Tái sử dụng các DC trong chăm sóc và điều trị tại các cơ sở KCB là mộtviệc làm thường quy trong các bệnh viện ở Việt Nam cũng như các nước đangphát triển và kém phát triển Quá trình tái sử dụng này nếu không được tuân thủnghiêm ngặt từ khâu làm sạch, KK - TK và đóng gói, nếu không thực hiện đúng
có thể gây nên những hậu quả, ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và điều trịngười bệnh Do vậy việc cập nhật kiến thức, kỹ thuật xử lý DC đúng là một yêucầu cấp thiết, giúp hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ sai sót, bảo đảm an toàncho người bệnh và chất lượng điều trị của người thầy thuốc
*Một số khái niệm
Làm sạch là quá trình loại bỏ hoàn toàn các chất ngoại lai ra khỏi dụng cụ,
thường được thực hiện bằng nước và xà phòng hoặc các chất enzyme
Khử nhiễm là một quá trình loại bỏ các VSV gây bệnh khỏi các dụng cụ,
làm cho các dụng cụ trở nên an toàn khi sử dụng
Khử khuẩn là quá trình loại bỏ hầu hết hoặc tất cả VSV gây bệnh trên
dụng cụ nhưng không diệt được bào tử vi khuẩn
Tiệt khuẩn là quá trình loại bỏ tất cả VSV gây bệnh và cả bào tử của vi
khuẩn trên dụng cụ
*Các yếu tố ảnh hưởng đến KK – TK dụng cụ
Số lượng và vị trí của tác nhân gây bệnh đến dụng cụ
Khả năng bất hoạt các vi sinh vật
Nồng độ và hiệu quả của hoá chất KK
Những yếu tố vật lý và hoá học của hoá chất KK
Những chất hữu cơ và vô cơ
Thời gian tiếp xúc với hóa chất KK-TK
*Dụng cụ được xử lý theo phân loại của Spaudling
Dụng cụ phải tiệt khuẩn (Thiết yếu - Critical Items): Là những DC được
sử dụng để đưa vào mô, mạch máu và khoang vô khuẩn
Trang 12Dụng cụ phải khử khuẩn mức độ cao (bán thiết yếu - Semi - criticalItems): Là những DC tiếp xúc với niêm mạc hoặc da bị tổn thương, tối thiểuphải được KK mức độ cao bằng hóa chất KK.
Khử khuẩn mức độ trung bình - thấp (không thiết yếu - Non - criticalitems): Là những DC tiếp xúc với da lành, không tiếp xúc với niêm mạc
*Nguyên tắc khử khuẩn và tiệt khuẩn dụng cụ
Dụng cụ khi sử dụng cho mỗi người bệnh phải được xử lý thích hợp.Dụng cụ sau khi xử lý phải được bảo quản an toàn cho đến khi sử dụng.NVYT phải được tập huấn, trang bị đầy đủ các phương tiện phòng hộ
Dụng cụ y tế trong các cơ sở KCB phải được quản lý và xử lý tập trung
*Nguyên tắc chọn lựa hóa chất khử và tiệt khuẩn dụng cụ
Hoá chất KK - TK dụng cụ phải chọn thích hợp cho từng loại DC, để DC đạtđược tối ưu về vô khuẩn, tiệt khuẩn Do vậy khi lựa chọn hoá chất phải dựa trênnhững nguyên tắc sau: không tốn kém và không gây tổn hại DC, dựa vào khả năngtiêu diệt vi khuẩn của hoá chất, mức độ gây hại của DC để điều chỉnh hoá chấtphù hợp tránh gây hại cho người sử dụng và an toàn cho môi trường
*Các phương pháp KK – TK dụng cụ
Làm sạch: là quá trình xả nước ban đầu để loại bỏ chất KK và phần lớn
chất bẩn, máu, mủ, dịch tiết, đờm DC phải được làm sạch ngay khi sử dụng và
DC phải được làm sạch với các chất tẩy rủa có chứa enzyme dưới vòi nước trướckhi KK – TK tại trung tâm TK
Việc làm sạch được thực hiện bằng tay hoặc bằng máy rửa cơ học khithực hiện làm sạch phải lựa chọn chất tẩy rửa hoặc enzyme tương thích với DC
và theo khuyến cáo của nhà sản xuất
DC sau khi làm sạch cần kiểm tra các bề mặt, khe khớp và loại bỏ hoặcsửa chữa các DC bị gẫy, hỏng và han rỉ trước khi đem KK- TK
Khử khuẩn mức độ cao: là KK bằng hóa chất, áp dụng cho các DC bán
thiết yếu khi không thể áp dụng TK KK mức độ cao đạt hiệu quả phụ thuộc vàotừng loại hóa chất, thời gian, nồng độ
Khử khuẩn trung bình và thấp, áp dụng cho các DC tiếp xúc với da
nguyên vẹn, sử dụng hóa chất theo nồng độ và thời gian khuyên cáo của các nhàsản xuất
Tiệt khuẩn dụng cụ là sử dụng máy TK với các công nghệ
cần phải được làm sạch, xếp DC đúng quy định trước khi TK
Trang 13Lưu giữ và bảo quản:
Dụng cụ sau TK phải được lưu giữ ở nơi quy định bảo quản chất lượng
DC đã TK Nơi lưu giữ DC phải có các tủ, kệ bảo đảm không bị hỏng khi tiếpxúc bên ngoài bề mặt đóng gói Tủ kệ phải cách nền nhà 12 – 25 cm, cách trần12,5cm, cách tường 5cm và phải có hệ thống phun nước chống cháy
Nơi lưu giữ DC tại đơn vị TK trung tâm có thông khí tốt và phải đượcgiám sát nhiệt độ, độ ẩm và bụi như nhiệt độ: 18 -220C, Độ ẩm: 35 – 60
Kiểm tra, luân chuyển DC thường xuyên để tránh hết hạn sử dụng Hạn sửdụng của các loại DC TK tuỳ thuộc vào phương pháp TK, chất lượng bao bìđóng gói, tình trạng lưu giữ
Khi sử dụng nếu thấy nhãn trên các DC bị mờ, không rõ hoặc không cònhạn sử dụng cần phải tiệt khuẩn lại
1.3.3 Vệ sinh bề mặt môi trường[3]
Môi trường trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (gọi tắt là môi trườngbệnh viện) bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanhcon người, có ảnh hưởng tới đời sống, hoạt động của nhân viên y tế (NVYT),người bệnh (NB), người nhà NB, tác động đến đời sống và phát triển của conngười, thiên nhiên Môi trường bệnh viện (MTBV) được chia thành các loại: (1)Môi trường bề mặt: Các bề mặt, đặc biệt là bề mặt xung quanh NB như sàn nhà,tường, trần nhà, trang thiết bị chăm sóc NB; (2) Môi trường không khí bao gồmkhí lưu thông trong bệnh viện (BV); (3) Môi trường nước, bao gồm nguồn nước
sử dụng trong chăm sóc, điều trị và sinh hoạt
Nhiều nghiên cứu cho thấy môi trường bề mặt ô nhiễm là nguyên nhânquan trọng dẫn đến sự lan truyền mầm bệnh gây ra các vụ dịch trong BV.Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường bề mặt là do việc phát tán VSV gâybệnh từ NB, NVYT nhiễm khuẩn hoặc mang VSV định cư vào môi trường quacác hoạt động chăm sóc, điều trị Vệ sinh, khử khuẩn môi trường bề mặt thíchhợp góp phần giúp giảm NKBV và kiểm soát các vụ dịch có thể xảy ra trong các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) Hướng dẫn này chỉ tập trung quy địnhthực hành vệ sinh môi trường (VSMT) bề mặt
* Phân loại môi trường bề mặt
- Phân loại theo mức độ ô nhiễm
+ Khu vực yêu cầu vô khuẩn cao (ký hiệu màu trắng): Khu vực chăm sóc,điều trị trực tiếp NB trong tình trạng nặng hoặc rối loạn đáp ứng miễn dịch , bề
Trang 14mặt khu phẫu thuật, nhà đẻ, buồng can thiệp mạch, khu đóng gói lưu giữ dụng
cụ tiệt khuẩn, khu pha chế dịch
+ Khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao (ký hiệu màu đỏ): Khu vực có bề mặt
bị phơi nhiễm với lượng lớn máu hoặc các dịch cơ thể khác hoặc khu vực tiếpnhận, cách ly NB mắc các bệnh truyền nhiễm có khả năng gây dịch
+ Khu vực có nguy cơ ô nhiễm trung bình (ký hiệu màu vàng)
+ Khu vực có nguy cơ ô nhiễm thấp (ký hiệu màu xanh
- Phân loại theo mức độ tiếp xúc
+Bề mặt tiếp xúc thường xuyên
+Bề mặt ít tiếp xúc IV
*Quy định thực hành vệ sinh môi trường bề mặt trong các cơ sở khám bệnh chữa bệnh
Quy định chung về làm sạch/khử khuẩn môi trường bề mặt
- Chuẩn bị phương tiện làm sạch
- Hóa chất làm sạch, khử khuẩn - Hóa chất tẩy rửa
- Trình tự làm sạch: Làm sạch từ khu vực ít ô nhiễm tới khu vực ô nhiễmnhiều nhất, từ bề mặt ít tiếp xúc tới bề mặt tiếp xúc thường xuyên, từ bề mặt caotới bề mặt thấp và từ trong ra ngoài
- Kỹ thuật làm sạch: Loại bỏ chất thải, bụi, mảnh vụn, chất bẩn nhìn thấybằng mắt thường trước khi làm sạch/khử khuẩn Giảm thiểu khuyếch tán bụihoặc chất ô nhiễm khác trong quá trình lau Tốt nhất là sử dụng loại khăn laudùng một lần Nếu dùng nhiều lần thì phải giặt lại khăn/tải lau thường xuyên.Không nhúng khăn/giẻ bẩn vào dung dịch làm sạch/khử khuẩn Sử dụng giẻ lauriêng cho từng khu vực và cho từng giường bệnh
- Tần suất làm sạch:Tần suất khử khuẩn bề mặt tiếp xúc thường xuyên caohơn bề mặt ít tiếp xúc
- Người thực hiện: Nhân viên thuộc công ty vệ sinh công nghiệp (VSCN)
đã ký hợp đồng với BV hoặc hộ lý chịu trách nhiệm làm sạch/khử khuẩn bề mặtthông thường Điều dưỡng chịu trách nhiệm làm sạch/khử khuẩn các bề mặtdụng cụ/thiết bị y tế
- Yêu cầu chất lượng làm sạch: Mọi bề mặt luôn sạch khi quan sát bằngmắt thường (không có bụi, vết bẩn, vết đánh dấu hoặc các chất ô nhiễm khác) vàkhông có mùi khó chịu
Quy định làm sạch/khử khuẩn môi trường bề mặt tại một số khu vực đặc
Trang 15- Tại khu phẫu thuật
- Tại khu cách ly
* Kỹ thuật vệ sinh môi trường bề mặt:
Làm sạch bụi, chất thải sinh hoạt và dịch sinh học
Kỹ thuật vệ sinh bề mặt - Kỹ thuật lau: Lau theo chiều từ “sạch” đến
“bẩn”; và nên chia đôi mặt sàn nhà, đặt biển báo để dành ½ lối đi Lau theo hìnhzíc zắc, đường lau sau không trùng đường lau trước; không dùng mặt khăn bẩnhay tải bẩn để lau lại đường lau trước đó
Kỹ thuật vệ sinh từng khu vực cơ bản
- Vệ sinh bề mặt khoa phòng
- Vệ sinh bề mặt giường, bàn, đệm, ghế Đây là những bề mặt thườngchứa các mầm bệnh có nguồn gốc từ môi trường và NB Việc vệ sinh, khửkhuẩn cẩn thận và đúng quy định là hết sức cần thiết Các bước thực hiện tương
tự như vệ sinh bề mặt, tuy nhiên phải chú ý các bước làm sạch và khử khuẩn,thường thực hiện trước khi vệ sinh sàn nhà hoặc khi có yêu cầu
- Vệ sinh trần nhà, tường, cửa và các dụng cụ khác Trần nhà, tường, cửa
sổ, cửa ra vào, quạt trần, máy lạnh, đèn, hộp điện, khung ảnh là những bề mặtkhông thể vệ sinh hằng ngày, nhưng lại là nơi chứa bụi và các tác nhân gâybệnh Việc vệ sinh phải được lên kế hoạch và bảo đảm khi thực hiện thuận tiện,
dễ dàng và không làm ảnh hưởng đến NB và phát tán bụi, tác nhân gây bệnh vàokhu vực có liên quan
- Vệ sinh bồn rửa tay Bồn rửa tay sạch, không có các đồ vật không cầnthiết và có đầy đủ phương tiện cho thực hiện vệ sinh tay
- Vệ sinh nhà vệ sinh (bồn cầu) Đây là khu vực cần được làm vệ sinh tốithiểu 2 lần cho nhà vệ sinh nhân viên và 3 lần cho nhà vệ sinh công cộng/NB vàkhi cần
- Hành lang, cầu thang: Đây là khu vực nhiều người qua lại, nhiều bụi,chất thải bám và đóng các kẽ bậc lên xuống, các góc cầu thang Các tay cầm,vịn, song cầu thang nhiều người cầm nắm, nguy cơ lây nhiễm cao, nhất là cầuthang khu vực lây nhiễm và khi vào mùa dịch bệnh Vệ sinh tối thiểu 2 lần/ngày
và khi cần
- Vệ sinh bề mặt khi có máu và dịch cơ thể Các bề mặt đôi khi có thể bịbắn/đổ tràn máu, dịch cơ thể từ NB/từ sự bất cẩn của NB, NVYT, người nhà
Trang 16NB Việc xử lý cần phải được thực hiện ngay lập tức bởi nhân viên vệ sinh đãđược huấn luyện một cách cẩn thận nhằm ngăn ngừa phát tán và lây lan tác nhângây bệnh cho mọi người trong các cơ sở KBCB
* Giám sát, kiểm tra chất lượng vệ sinh môi trường
Qui trình VSMT cần phải được giám sát, kiểm tra thường qui bởi cácnhân viên có kiến thức và được đào tạo Các kết quả của kiểm tra giám sát phảiđược tổng hợp và phân tích và sau đó phản hồi cho nhân viên vệ sinh, nhà quản
lý và xây dựng kế hoạch hành động để cải tiến, sửa chữa các thiếu sót và sai sóttrong quá trình thực hiện VSMT Báo cáo phản hồi dưới nhiều hình thức: Toàn
cơ sở KBCB, tại khoa phòng Đánh giá lại sau phản hồi và xây dựng kế hoạchkhắc phục sai sót để cải thiện chất lượng VSMT
1.4 Kiến thức, thái độ của nhân viên y tế về kiểm soát nhiễm khuẩn
1.4.1 Khái niệm
Theo từ điển Wikipedia, kiến thức là sự quen thuộc, nhận thức hoặc hiểubiết về ai đó hoặc một cái gì đó, chẳng hạn như sự kiện, thông tin, mô tả hoặc kỹnăng, có được thông qua kinh nghiệm hoặc giáo dục bằng cách nhận thức, khámphá hoặc học hỏi Kiến thức có thể đề cập đến một sự hiểu biết lýthuyết hoặc thực tế về một chủ đề Nó có thể là ẩn (như với kỹ năng thực tế hoặcchuyên môn) hoặc rõ ràng (như với sự hiểu biết lý thuyết về một chủ đề); nó cóthể nhiều hơn hoặc ít chính thức hoặc có hệ thống.Trong tâm lý học, thái độ làmột cấu trúc tâm lý, một thực thể tinh thần và cảm xúc được thừa hưởnghoặc đặc trưng cho một người Chúng phức tạp và là một trạng thái có đượcthông qua kinh nghiệm Đó là trạng thái tâm trí dễ bị ảnh hưởng của một cánhân liên quan đến một giá trị và nó được kết tủa thông qua một biểu hiệnđáp ứng đối với một người, địa điểm, sự vật hoặc sự kiện (đối tượng tháiđộ), điều này ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của cá nhân [17]
1.4.2 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ của nhân viên y tế về kiểm soát nhiễm khuẩn.
1.4.2.1 Tuổi, giới tính
Nghiên cứu của tác giả Sarani H và cộng sự năm 2014 khi nghiên cứu về ki
ến thức, thái độ và thực hành của nhân viên y tế về các biện pháp phòng ngừa chuẩn tại BV giảng dạy liên kết với Đại học Y khoa Zabol- Iran, kết quả cho thấy c
ó mối quan hệ đáng kể giữa kiến thức và giới tính (p = 0,02) [21]
Theo nghiên cứu của tác giả Tạ Thị Phương khi đánh giá kiến thức, thái
Trang 17độ và tỷ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT tại khoa ngoại và khoa nội BV Đa khoaĐống Đa trước và sau can thiệp năm 2010- 2011, kết quả cho thấy tỷ lệ nam và
nữ có thái độ tích cực với tuân thủ vệ sinh bàn tay trước và sau can thiệp khá cao(trên 90%) Nữ có thái độ tích cực với tuân thủ vệ sinh bàn tay cao hơn so vớinam [16]
Theo tác giả Hồ Thị Nhi Na khi nghiên cứu về kiến thức và thái độ đốivới một số quy định phòng ngừa chuẩn của nhân viên y tế tại một số khoa của
BV Đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2015, nhân viên y tế có độ tuổi từ
30 tuổi trở lên có kiến thức tốt về tuân thủ các quy định về phòng ngừa chuẩn[9]
Nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Hiền và cộng sự năm 2015 về kiến thức,thái độ, thực hành về VST thường quy và một số yếu tố liên quan của nhân viên
y tế tại BV Đa khoa Hoè Nhai năm 2015, kết quả nghiên cứu tìm thấy các yếu tốliên quan tới kiến thức chưa đạt về VST như tuổi (trên 30 tuổi), yếu tố giới tính(nam) với thái độ chưa đạt Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủVST thường quy của nhân viên y tế với yếu tố thái độ Nhóm nhân viên y tế cóthái độ không tích cực không tuân thủ VST cao hơn 2,7 lần so với nhóm nhânviên y tế có thái độ tích cực [8]
1.4.2.2 Thời gian công tác
Kết quả nghiên cứu của tác giả Deborah J Ward năm 2011 khi nghiêncứu tổng quan hệ thống ĐD về những yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ,thực hành về KSNK kết quả cho thấy kinh nghiệm, số năm công tác và trình độhọc vấn là những yếu tố nâng cao kiến thức về thực hành tốt nhất Thiếu kiếnthức và trình độ học vấn thấp là hai lý do dẫn đến thực hành phòng chống nhiễmkhuẩn chưa tốt ở ĐD Sinh viên ĐD có kiến thức về phòng chống nhiễm khuẩn
ít và thiếu kinh nghiệm thực hành có mối liên quan đến việc giảm KSNK
1.4.2.3 Trình độ chuyên môn
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà năm 2015 về thực trạng kiếnthức và thái độ của ĐD hồi sức tích cực về KSNK tại BV Việt Đức cho thấynhóm các ĐD có trình độ đại học, sau đại học có thái độ về phòng ngừa NKVMcao gấp 3,16 lần nhóm ĐD có trình độ cao đẳng và trung cấp [12]
Theo tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai khi nghiên cứu về kiến thức, thái độ,thực hành về KSNK của ĐD tại BV E năm 2015, kết quả cho thấy nhóm ĐD cótrình độ đại học có kiến thức cao gấp 3,24 lần so với nhóm có trình độ cao đẳng
Trang 18và trung cấp; nhóm ĐD có trình độ đại học có thái độ cao gấp 4,04 lần so vớinhóm ĐD có trình độ cao đẳng và trung cấp [13].
Theo tác giả Hồ Thị Nhi Na khi nghiên cứu về kiến thức và thái độ đốivới một số quy định phòng ngừa chuẩn của nhân viên y tế tại một số khoa của
BV Đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2015, kết quả cho thấy mối liênquan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ chuyên môn với kiến thức về rửa taycủa nhân viên y tế Trong đó, tỷ lệ ĐD/ nữ hộ sinh có kiến thức tốt đối vớirửa tay trong phòng ngừa chuẩn cao gấp 3,85 lần so với bác sỹ (95% CI:1,39- 10,64) [9]
1.4.2.4 Đào tạo về KSNK
Theo tác giả Suchitra JB và Lakshmi Devi N khi nghiên cứu về tác độngcủa giáo dục lên kiến thức, thái độ và thực hành của nhân viên y tế về nhiễmtrùng bệnh viện Giáo dục có tác động tích cực đến việc duy trì kiến thức, thái
độ và thực hành trong tất cả nhân viên y tế Có một nhu cầu để phát triển một hệthống giáo dục liên tục cho tất cả các nhân viên y tế, để giảm tỷ lệ mắc nhiễmtrùng bệnh viện, tuân thủ các biện pháp can thiệp là bắt buộc [23]
Nghiên cứu của tác giả Rawan Deham I Aledeilah và cộng sự tại thànhphố Arar, Ả Rập Saudi (2018) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụngchương trình đào tạo đa phương thức nhằm giải quyết kiến thức về VST, cũngnhư các chiến lược cho thái độ và hành vi trong các biện pháp can thiệp VST[20]
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Việt Hùng và Trương Anh Thư, Vũ VănGiang năm 2005 cho thấy trước can thiệp tỷ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT đạt6,3%, sau 4 tháng tổ chức chiến dịch vận động NVYT tăng cường vệ sinh bàntay, tỷ lệ tuân thủ rửa tay đã tăng lên 65,7% [15]
1.5 Một số nghiên cứu kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn của NVYT trong nước và quốc tế.
1.5.1 Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn của NVYT trên thế giới
Nghiên cứu của Jain M và cộng sự về kiến thức, thái độ của các bác sỹ
và ĐD về chỉ định đặt ống thông và phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu
có liên quan đến đặt thông tiểu ở một BV chăm sóc sức khoẻ đại học năm
2015 tại Ấn Độ cho thấy 57% số người được hỏi có thể xác định tất cả cácbiện pháp phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu liên quan đến đặt thông
Trang 19tiểu [19].
Theo tác giả Sreejith Sasidharan Nair cùng cộng sự (Ấn Độ) năm 2014nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành VST giữa các sinh viên y khoa vàsinh viên ĐD tại một trung tâm chăm sóc sức khỏe đại học ở Raichur, Ấn Độ kếtquả cho thấy: Chỉ có 9% người tham gia (13 trong số 144 người) có kiến thứctốt về VST, thái độ về VST của sinh viên ĐD, sinh viên y khoa lần lượt là52,1% và 12,9% [22]
1.5.2 Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng tại Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà năm 2015 về thực trạng kiến thức vàthái độ của ĐD hồi sức tích cực về KSNK tại BV Việt Đức cho thấy tỷ lệ ĐD cókiến thức đúng về phòng ngừa NKVM là 44,12%; thái độ tích cực về phòngngừa NKVM là 80,9% [12]
Theo điều tra của Nguyễn Văn Dũng và Trần Đỗ Hùng năm 2012 nghiêncứu đánh giá kiến thức, thực hành về NKBV của NVYT tại các BV thuộc tỉnhVĩnh Long Kết quả tỷ lệ nhân viên y tế có kiến thức tốt về phòng NKBV, trong
Năm 2010, tác giả Mai Ngọc Xuân khảo sát thái độ và sự tuân thủ rửatay của bác sỹ và ĐD tại các khoa trọng điểm BV Nhi Đồng 2 Kết quả, phầnlớn nhân viên y tế có thái độ tuân thủ rửa tay rất tốt: 63,8% cho là luôn luôn
và 31,4% cho là thường xuyên phải rửa tay khi có cơ hội Tuy nhiên, thực tếchỉ có 17,6% là luôn luôn và 13,8% là thường xuyên thực hành đúng cơ hộirửa tay
1.6 Thông tin về địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện Phục hồi chức tỉnh Thanh Hóa là Bệnh viện chuyên khoaPHCN, tuyến tỉnh hạng II, là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Sở Y tế tỉnhThanh Hóa Bệnh viện có 160 giường bệnh trong đó có 120 giường kế hoạch.Bệnh viện gồm 12 khoa phòng, với đội ngũ cán bộ gồm 110 người Bệnh viện
có chức năng khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong toàn tỉnh
Trang 20Hàng năm, Bệnh viện tiếp nhận trên 3000 người bệnh đến điều trị.
Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thanh Hóa là bệnh viện chuyên khoaphục hồi chức năng không thực hiện phẫu thuật, thủ thuật xâm lấn ít không phứctạp, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh việnhạn chế Hiện tại, Bệnh viện đã thành lập khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Hộiđồng KSNK, Mạng lưới KSNK Hội đồng và Mạng lưới KSNK luôn được kiệntoàn và hoạt động theo đúng quy định tại Thông tư 16/2018/TT-BYT
Bệnh viện luôn xây dựng Kế hoạch công tác KSNK, Kế hoạch điều tra cắtngang NKBV, Kế hoạch Vệ sinh tay, Kế hoạch quản lý y dụng cụ, Kế hoạch vệsinh bề mặt môi trường và tổ chức hoạt động theo kế hoạch
Tuy nhiên tại Bệnh viện, trong những năm gần đây vẫn còn tình trạngngười bệnh mắc NKBV chủ yếu là nhiễm khuẩn hô hấp, một số ít bệnh nhânnhiễm khuẩn tiết niệu Bên cạnh đó tỷ lệ tuân thủ Vệ sinh tay của nhân viên y tếchưa cao Công tác khử khuẩn tiệt khuẩn đặc biệt là khâu làm sạch-khử nhiễmban đầu còn chưa hợp lý hoặc chưa kịp thời hoặc do thiếu phương tiện Vệ sinhmôi trường bề mặt, đặc biệt là trật tự buồng bệnh có lúc còn chưa gọn gàng ngănnắp, CTYT phát sinh tại khu vực buồng bệnh do NB, người nhà NB phân loạichưa đúng quy định Các công tác KSNK này nếu không được thực hiện theođúng quy định đặc biệt là việc đảm bảo môi trường vô khuẩn trong mọi hoạtđộng khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ NB chắc chắn gây nên NKBV và sẽ lànguồn lây lan dịch bệnh ra môi trường
Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thanh Hóa đang trong quá trình mởrộng quy mô cả về chất lượng và số lượng Điều này tạo nên áp lực lớn cho côngtác chuyên môn của bệnh viện nói chung và công tác KSNK nói riêng do cơ sởvật chất của bệnh viện chưa đáp ứng đủ sự phát triển mạnh mẽ cũng như nhucầu sử dụng của bệnh nhân Bệnh viện đang đứng trước một thách thức lớn đốivới sự phát triển toàn diện trong tương lai
Trang 21
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ nhân viên y tế đang làm việc tại 05 khoa lâm sàng Bệnh việnPhục hồi chức năng tỉnh Thanh Hóa vào thời điểm nghiên cứu
2.1.2 Tiêu chí lựa chọn
Toàn bộ nhân viên y tế làm việc tại 05 khoa lâm sàng, cận lâm sàng tạibệnh viện từ tháng 05/2024 đến tháng 10/2024 tự nguyện đồng ý tham gianghiên cứu
2.1.3 Tiêu chí loại trừ
- Nhân viên y tế không đồng ý tham gia nghiên cứu;
- Nhân viên y tế đang trong thời gian đi học, nghỉ thai sản, nghỉ ốm, nghỉphép không có mặt tại thời điểm nghiên cứu
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5/2024 đến hết tháng 10/2024
- Địa điểm nghiên cứu: Tại 05 Khoa Lâm sàng, Bệnh viện Phục hồi chứcnăng tỉnh Thanh Hóa
2.3 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.4.1 Cỡ mẫu: n= NVYT đang làm việc tại 05 khoa lâm sàng, Bệnh viện Phục
hồi chức năng tỉnh Thanh Hóa từ tháng 5/2024 đến hết tháng 10/2024 tham gianghiên cứu
2.4.2 Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu: Toàn bộ nhân viên y tế đang làm việc tại 05 khoa lâm sàng,Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thanh Hóa vào thời điểm nghiên cứu baogồm Bác sỹ, Điều dưỡng, KTV đạt tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ
2.5 Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng bộ công cụ gồm các câu hỏi để đánh giá kiến thức, thái độ củaNVYT về công tác KSNK tại Bệnh viện (Phụ lục)
Tiến trình thu thập số liệu:
+ Bước 1: Lựa chọn những NVYT đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu
Trang 22+ Bước 2: Những NVYT đủ tiêu chuẩn lựa chọn sẽ được giới thiệu mụcđích, ý nghĩa, phương pháp và quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu.Nếu đồng ý NVYT ký vào bản đồng thuận và được phổ biến về hình thức thamgia nghiên cứu sau đó được hướng dẫn về cách trả lời các thông tin trong bộ câuhỏi
+ Bước 3: Đánh giá kiến thức về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn củaNVYT thông qua bộ câu hỏi
Bộ công cụ được xây dựng dựa trên các tài liệu: Quyết định số BYT phê duyệt các hướng dẫn về KSNK; Quyết định số 3916/QĐ-BYT phêduyệt các hướng dẫn về KSNK; Tài liệu đào tạo phòng và kiểm soát NKBVBạch Mai 2013; Tài liệu đào tạo liên tục KSNK cho nhân viên y tế tuyến cơ sở
3671/QĐ-2.6 Các biến số nghiên cứu
- Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu về: Giới tính, nghề nghiệp,trình độ học vấn, thâm niên công tác, bộ phận công tác, tham gia tập huấn
- Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về Kiểm soát nhiễm khuẩn:
+ Kiến thức cơ bản nhiễm khuẩn bệnh viện
+ Kiến thức về khử khuẩn-tiệt khuẩn y dụng cụ
+ Kiến thức về Vệ sinh tay
+ Kiến thức về Vệ sinh môi trường bề mặt
- Thái độ của đối tượng nghiên cứu về công tác KSNK:
+ Thái độ về phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện
+ Thái độ về công tác Khử khuẩn tiệt khuẩn
+ Thái độ về Vệ sinh tay
+ Thái độ về vệ sinh bề mặt môi trường
2.7 Tiêu chí đánh giá
- Phần kiến thức: Đối tượng tham gia nghiên cứu trả lời 50 câu hỏi về
kiến thức về công tác KSNK tại bệnh viện phân bố theo 04 phần cơ bản Cụ thể:
1 Kiến thức cơ bản nhiễm khuẩn bệnh viện
2 Kiến thức về khử khuẩn-tiệt khuẩn y dụng cụ
3 Kiến thức về Vệ sinh tay
4 Kiến thức về Vệ sinh môi trường bề mặt
+ Trả lời đúng câu hỏi được 1 điểm/câu
+ Trả lời sai hoặc không rõ câu hỏi được 0 điểm/câu
Trang 23- Phần thái độ: Đối tượng tham gia nghiên cứu trả lời 30 câu hỏi về thái
độ Thái độ được đánh giá theo 5 mức độ là Rất ít cần thiết, ít cần thiết, cầnthiết, khá cần thiết, rất cần thiết
Khi chấm điểm đạt ta nhóm thành 2 nhóm:
+ Không cần thiết = rất ít cần thiết và ít cần thiết
+ Cần thiết = cần thiết, khá cần thiết và rất cần thiết
+ Trả lời không cần thiết được 0 điểm/câu
+ Trả lời cần thiết được 1 điểm/câu
- Cách tính điểm và phân loại điểm kiến thức, thái độ như sau:
+ Kiến thức, thái độ đạt khi các nội dung đạt ≥ 80% tổng điểm
+ Kiến thức, thái độ chưa đạt khi các nội dung đạt < 80% tổng điểm
2.8 Xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu được nhập liệu và xử lý, phân tích bằng phần mềm phần mềmSPSS 23.0, Exel
• Giải thích kỹ về nghiên cứu cho đối tượng hiểu, nhấn mạnh tính bảo mật
và tự nguyện trong nghiên cứu Nghiên cứu viên hướng dẫn chi tiết, sắp xếp chỗngồi hợp lý tránh hiện tượng trao đổi phiếu điền
• Đối với sai số trong quá trình làm sạch số liệu và nhập liệu: Đọc phiếu
và làm sạch trước khi nhập liệu
• Làm sạch các số liệu bị thiếu và số liệu vô lý trước khi phân tích
2.9 Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với sự chấp thuận của người tham gia Cácthông tin về đối tượng tham gia nghiên cứu được giữ bí mật và được lưu giữ vàchỉ nhằm phục vụ cho mục đích của nghiên cứu
Được sự ủng hộ, cho phép của Ban Giám đốc bệnh viện, lãnh đạo cáckhoa lâm sàng Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thanh Hóa