Câu 19: Tổ chức chính trị do tầng lớp tiểu tư sản trí thức lập ra ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất không phải là Câu 20: Nội dung nào không phải là mục tiêu của phong trào "
Trang 1ĐỀ 2
Câu 1: Theo quy định của Hội nghị lanta (2/1945), trên lãnh thổ nước Đức không có thế lực nào chiếm đóng?
Câu 2: Luận điểm nào không thể hiện bản chất của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 -1931) ở Việt Nam?
A Thiện hiện dân chủ với nhân dân
B Thực hiện chuyên chính với kẻ thù
C Đẩy mạnh liên minh công - nông - binh
D Chính quyền của dân, do dân và vì dân
Câu 3: Hướng tiến công đầu tiên của quân dân Việt Nam trong Đông Xuân 1953 – 1954 là
Câu 4: Quốc gia nào không phải là đồng minh chiến lượ c của Mỹ trong quá trình thực hiện Chiến lược toàn cầu?
Câu 5: Nước nào sau đây gia nhập ASEAN trong thời kỳ Chiến tranh lạnh?
Cầu 6: Cuộc đấu tranh phá ấp chiến lược của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1961 -1975) diễn ra chủ yếu ở vùng nào?
Câu 7: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
"Ngày 12/9/1930 Khoảng 8.000 nông dân kéo đến huyện lị với khẩu hiệu "Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!", Đả đảo Nam triều!", "Nhà máy về tay thợ thuyền!", "Ruộng đất về tay dân cày!" Đoàn biểu tình xếp hàng dài hơn 1 km, tiến về thành phố Vinh" (Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, tr.92)
Đoạn trích trên thể hiện diễn biễn của sự kiện lịch sử nào?
A Khởi nghĩa Yên Bái
B Cách mạng tháng Tám
C Cao trào kháng Nhật cứu nước
D Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh
Câu 8: Lực lượng giữ vai trò xung kích, hỗ trợ quần chúng tạo nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở
Việt Nam được tập hợp trong
A Mặt trận Liên Việt
B Mặt trận Việt Minh
C Đội Du kích Ba Tơ
D Việt Nam Giải phóng quân
Câu 9: Trước khi giành được độc lập, các nước Malaysia, Mianma, Ai Cập
đều
A là thuộc địa của thực dân Anh
B là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân mới
C có sự liên minh đoàn kết chiến đấu
D là nước nửa thuộc địa nửa phong kiến
Câu 10: Trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi, để xây dựng lực lượng quân đội quốc gia, thực dân Pháp đã
A ra sức phát triển ngụy quân
B thiết lập hành lang Đông - Tây
C xây dựng hệ thống boong - ke
D mở rộng hệ thống đương số 4
Câu 11: Chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh
(1969 -1973) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam có điếm tương đồng về
A xây dựng "quốc sách"
B âm mưu chiến lược
C các biện pháp tìm diệt
D thủ đoạn chiến tranh
Trang 2Câu 12: Trật tự thế giới nào không được hình thành trong thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI?
A Trật tự thế giới đa cực
B Trật tự thế giới đơn cực
C Trật tự thế giới hai cực Ianta
D Trật tự Véc sai - Oasinhton
Câu 13: Tổng bộ Việt Minh ra lời kêu gọi: "Giờ kháng Nhật cứu nước đã đến, kíp nhằm theo lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh
của Việt Minh Tiến lên! Xông tới! Cứu nước cứu nhà" trong bối cảnh lịch sử nào?
A Sau khi Nhật tiến hành đảo chính Pháp
B Khi Nhật bắt đầu xâm lược Đông Dương,
C Khi Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh
D Khi quân Đồng minh vào giải giáp Nhật
Câu 14: "Mỹ phản ứng yếu ớt, chủ yếu là đe dọa từ xa", đây là tình cảnh của Mỹ sau sự kiện nào ở Việt Nam?
A Chiến thắng Phước Long B Chiến thắng Tây Nguyên,
C Hiệp định Pari về Việt Nam D Trận Điện Biên Phủ trên không
Câu 15: Thành công của Liên Xô trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội (1950 -1973) có ý nghĩa như thế nào?
A Duy trì sức sống bền bỉ của chế độ xã hội mới
B Hạn chế sự xuất hiện của khủng hoảng kinh tế
C Thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế thế giới
D Đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Liên Xô
Câu 16: Sau khi Tổng thống Mỹ Kennơđi bị ám sát năm 1963, Giônxơn lên thay đã có chủ trương gì đối với cuộc
chiến tranh ở miền Nam Việt Nam?
A Triển khai một kế hoạch cụ thể khác B Mở rộng phạm vi bình định miền Nam
C Xuống thang cuộc chiến tranh xâm lược D Ngừng viện trợ cho chính quyền Sài Gòn
Câu 17: "Về hình thức, chiến tranh Triều Tiên là cuộc nội chiến nhưng thực chất đó là cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ với
Trung Quốc và Liên Xô" Nội dung này chứng tỏ điều gì?
A Cuộc chiến tranh này đã nhanh chóng bị quốc tế hoá
B Mỹ và Liên Xô đã có những xung đột quân sự trực tiếp
C Là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất của Chiến tranh lạnh
D Triều Tiên được thống nhất bằng phương pháp hoà bình
Câu 18: Sự xuất hiện giai cấp công nhân đầu thế kỷ XX ở Việt Nam là biểu hiện của
A quá trình nông nghiệp hóa đất nước B sự sụp đổ của phương thức sản xuất cũ
C sự xuất hiện nền kinh tế độc lập tự chủ D sự du nhập phương thức sản xuất mới
Câu 19: Tổ chức chính trị do tầng lớp tiểu tư sản trí thức lập ra ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất không
phải là
Câu 20: Nội dung nào không phải là mục tiêu của phong trào "Vô sản hóa" do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
thực hiện ở Việt Nam năm 1928?
A Truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản B Rèn luyện cán bộ cách mạng tiền bối
C Mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ D Kết nối phong trào công nhân trong nước
Câu 21: Những thành tựu mà Việt Nam và Trung Quốc đạt được trong công cuộc cải cách, đổi mới cuối thế kỷ XX
đầu thế kỷ XXI đã chứng tỏ
A sự phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở châu A
B chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại ở khu vực châu Á
C bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa luôn có sự thay đổi
D sức sống của chủ nghĩa xã hội trong những bối cảnh mới
Câu 22: Sự kiện nào đã hiện thực hóa chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà
nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới?
A Việt Nam tham dự hội nghị Bali ở Inđônêxia (1976)
B Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp quốc (1977)
C Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1995)
D Việt Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia chống Pôn Pốt (1979)
Câu 23: Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh năm 1945, ở Đông Nam Á chỉ có Việt Nam, Inđônêxia và Lào tuyên bố
độc lập Nội dung này chứng tỏ
Trang 3A sự giúp đỡ của đồng minh là điều kiện tiên quyết để thắng lợi.
B điều kiện khách quan là một nhân tố tạo nên thắng lợi của cách mạng,
C điều kiện chủ quan luôn luôn phụ thuộc vào điều kiện khách quan
D thời cơ khách quan giữ vai trò quyết định nhất đối với cách mạng^
Câu 24: Sản phẩm chính trị trực tiếp của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1960 là
A chiến thuật "Trực thăng vận" B Bộ chỉ huy quân sự Mỹ (MACV)
C chính quyền Việt Nam Cộng hoà D Sài Gòn - hòn ngọc của Viễn Đông
Câu 25: Sau khi ra đời năm 1929, ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã
A chủ động tổ chức hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam
B nhanh chóng phát triển cơ sở và lãnh đạo quần chúng đấu tranh,
C chuẩn bị thay thế vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
D tiến hành đàm phán để thống nhất phong trào trong và ngoài nước
Câu 26: Đọc bảng số liệu sau và trả lời câu hỏi:
Tình hình đầu tư của tư bản Pháp vào Việt Nam phân theo ngành kinh tế (năm 1930)
Nông nghiệp và rừng 39,7
Công nghiệp chế biến 12,8
(Nguyễn Văn Khánh, Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 -1945), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
2019, trang 114)
Tinh hình đầu tư của tư bản Pháp có tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam?
A Kinh tế tài chính không thấy xuất hiện ở Việt Nam
B Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự phát triển không đều
C Một số ngành dịch vụ không được du nhập vào thuộc địa
D Phương thức sản xuất phong kiến bị thay thế hoàn toàn
Câu 27: Để góp phần giải phóng các xã, châu, huyện ở Việt Bắc trong Cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 -
8/1945), Đảng Cộng sản Đông Dương đã chủ trương tiến hành
A tổng khởi nghĩa B đấu tranh chính tri C đấu tranh hòa bình D khởi nghĩa từng phần
Câu 28: Năm 1940, khi phát xít Nhật vào Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng và chấp nhận các yêu sách của Nhật
Điều đó phản ánh
A sự suy yếu của đế quốc Pháp B sự thay đổi tính chất cách mạng
C kẻ thù của Đông Dương đã loại bớt D sự chia sẻ lợi ích của phe Đồng minh
Câu 29: Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hai yếu tố cấu thành chính quyền thuộc địa của Pháp ở Việt Nam là
C chính trị và ngoại giao D thực dân và phong kiến
Câu 30: Nội dung nào là điểm tương đồng về bối cảnh của Việt Nam khi đương đầu với hai lần xâm lược của thực dân
Pháp?
A Việt Nam có tổ chức lãnh đạo sáng suốt B Chế độ chính trị ở Việt Nam đã lỗi thời,
C Đất nước đang có độc lập và có chủ quyền D Nhà nước phong kiến có chính sách tiêu cực
Câu 31: Phong trào cách mạng 1930 1931, phong trào dân chủ 1936 1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939
-1945 ở Việt Nam đều
A diễn ra trong bối cảnh quốc tế thuận lợi B có nhiều hình thức đấu tranh phong phú
C sử dụng báo chí làm công cụ đấu tranh chính D chủ yếu đấu tranh bằng phương pháp hòa bình
Câu 32: Nhận xét nào không phản ánh đúng về phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?
A Khởi nghĩa từng phần phát triển và duy trì đến các giai đoạn cách mạng sau
B Quần chúng làm rung chuyển trận địa của chủ nghĩa đế quốc ở nông thôn
C Lực lượng chính trị, liên minh công nông được tạo ra từ trong phong trào
D Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để chống đế quôc và phong kiến
Câu 33: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
Trang 4"Trái lại, ta luôn phải chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù, nghĩa là nay mai đây cuộc chiến tranh Thái Bình Dương thắng lợi, thì lúc đó với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho cuộc tổng khởi nghĩa to lớn" (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000* tr.131-132).
Đoạn trích trên thể hiện chủ trương nào của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Hội nghị trung ương lần thứ 8
(5/1941)?
A Sử dụng lực lượng vũ trang là nòng cốt trong tổng khởi nghĩa
B Xác định tiến trình khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến
C Chủ động xây dựng và chuẩn bị thời cơ khách quan cho cách mạng
D Tiến hành xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh với ba thứ quân
Câu 34: Thực tiễn của Cách mạng tháng Tám (1945) và hai cuộc kháng chiến chống xâm ngoại xâm (1945 -1975) ở
Việt Nam cho thấy hình thức cao nhất của đấu tranh chính trị là
A đấu tranh bí mật, bất hợp tác với kẻ thù B đấu tranh hòa bình, công khai, hợp pháp,
C xung kích cùng quân đội để tự giải phóng D nổi dậy của quần chúng giành quyền làm chủ
Câu 35: Đọc tư liệu và trả lời câu hỏi:
Trong thư gửi Quốc hội và nhân dân Pháp (ngày 7/1/1947), Hồ Chí Minh viết: "Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi trịnh trọng tuyên bố cùng với nước Pháp rằng: Nhân dân Việt Nam không đấu tranh chống nước Pháp và nhân dân Pháp Đối với nước Pháp và nhân dân Pháp, nhân dân Việt Nam vẫn thân thiện, tin cậy và khâm phục" (Hồ
Chí Minh toàn tập, t.5, Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 2000, tr.ll)
Nội dung đoạn trích trên chứng tỏ điều gì?
A Vấn đề của hai nước chỉ được giải quyết bằng con đường hòa bình vì có sự ủng hộ của nhân dân Pháp
B Các thế lực phản động thực dân Pháp xâm lược mới là đối tượng đấu tranh của nhân dân Việt Nam
c Khẳng định vai trò của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong quá trình chống thực dân Pháp xâm lược
D Sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam và nhân dân Pháp trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung
Câu 36: Đọc tư liệu và trả lời câu hỏi:
Ngày 7/7/1954, Ngoại trưởng Mỹ F.Dulles điện cho B.Smith, Trưởng phái đoàn đại diện của Mỹ tại Hội nghị Giơnevơ
"chắc chắc tuyển cử thì cuối cùng có nghĩa là thống nhất đất nước Việt Nam dưới quyền ông Hồ Chí Minh Điều quan trọng hơn là trì hoãn tuyển cử càng lâu càng tốt" (Tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ về cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam, Tập 1/ Thông tấn xã Việt Nam phát hành tháng 8/1971, tr.55)
Nội dung đoạn trích trên thể hiện rõ chủ trương nào của Mỹ?
A Lập Quốc hội nước Việt Nam Cộng hoà B Chỉ đạo cuộc tổng tuyển cử ở Việt Nam
C Thành lập chính quyền tay sai ở Việt Nam D Không thi hành nội dung Hiệp định Giơnevơ
Câu 37: Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam có điểm gì mới so với kháng chiến chống Pháp?
A Hoàn thành đồng thời nhiệm vụ kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa cộng sản
B Có sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa ngay từ đầu cuộc kháng chiến
C Kết hợp giữa đấu tranh chính trị của quần chúng với chiến tranh cách mạng
D Thực hiện tiến công bằng sức mạnh của lực lượng vũ trang ba thứ quân
Câu 38: Nội dung nào sau đây không phải là tiêu chí để khẳng định "Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc điển hình '?
Câu 39: Trong bối cảnh của Chiến tranh lạnh, thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam (1954
-1975) đã
A thúc đẩy nhanh quá trình hòa hoãn của các nước trong trật tự hai cực
B hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước,
C phá vỡ phòng tuyến quan ừọng của chủ nghĩa đế quốc ở Đông Nam Á
D trở thành biểu tượng về tấm gương chống ảnh hưởng của hai phe
Câu 40: Nhận định nào đúng về sự ra đời của các nước xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Tự giải phóng khỏi xiềng xích của chủ nghĩa thực dân và lựa chọn chế độ xã hội mới
B Có sự trợ giúp trực tiếp của Liên Xô trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc
C Trải qua cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng tiến tới xã hội cộng sản
D Có quá trình điều chỉnh kịp thời trước những biến động để giữ vững chế độ xã hội