1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản trị vận hành an toàn kỹ thuật lao động

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Quy tắc khi làm việc tập thể - Phối hợp chặt chẽ tuân theo hiệu lệnh của chỉ huy - Sử dụng dụng cụ bảo hộ trước khi làm việc - Tìm hiểu kỹ trình tự và cách làm việc, tiến hành theo đú

Trang 1

Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 10 năm 2022

Trang 2

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, NỘI DUNG 1

1.1 Khái niệm 1

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng 1

1.3 Nội dung 1

CHƯƠNG 2: QUY TẮC CHUNG 2

2.1 Những quy tắc chung về an toàn lao động 2

2.1.1 Quy tắc khi sắp xếp vật liệu 2

2.1.2 Quy tắc khi đi lại 2

2.1.3 Quy tắc nơi làm việc 2

2.1.4 Quy tắc khi làm việc tập thể 2

2.1.5 Quy tắc khi tiếp xúc chất độc hại 3

2.1.6 Quy tắc khi sử dụng dụng cụ BHLĐ 3

2.1.7 Quy tắc khi sử dụng máy móc 3

2.1.8 Quy tắc khi sử dụng dụng cụ thủ công 4

2.1.9 Quy tắc an toàn về điện 4

CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ AN TOÀN THÍCH HỢP 5

3.1 Thiết bị che chắn 5

3.1.1 Mục đích che chắn 5

3.1.2 Phân loại thiết bị che chắn 5

3.2 Thiết bị bảo vệ 5

3.2.1 Mục đích của thiết bị bảo vệ 5

3.2.2 Phân loại thiết bị bảo vệ 5

3.2.3 Yêu cầu thiết bị bảo vệ 6

3.3 Tín hiệu, báo hiệu 6

3.3.1 Mục đích của tín hiệu, báo hiệu 6

3.3.2 Phân loại tín hiệu, báo hiệu 6

3.3.3 Các yêu cầu đối với tín hiệu, báo hiệu 6

3.4 Thiết bị an toàn đặc biệt 6

3.5 Trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân 7

3.5.1 Mục đích 7

3.5.2 Phân loại 7CHƯƠNG 4: CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG 8

Trang 3

4.1 Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động 8

4.2 Khoảng cách an toàn 8

4.3 Bảo vệ trang thiết bị máy móc và đảm bảo các tiêu chí về vệ sinh môi trường làm việc 8

4.4 Tổ chức nơi làm việc hợp lý đảm bảo an toàn lao động 9

4.5 Thiết bị an toàn riêng biệt cho một số loại thiết bị, công việc 9

4.6 Phòng cháy, chữa cháy 10

Trang 4

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, NỘI DUNG 1.1 Khái niệm

Kỹ thuật an toàn lao động trong sản xuất là các biện pháp, phương tiện, tổ chức kỹ thuật phòng ngừa sự tác động các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong sản xuất đối với người lao động

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng - Trình độ công nghệ

Ví dụ: hệ thống cảm biến phát tín hiệu an toàn, công nghệ sản xuất có chứa đựng

những yếu tố nguy hiểm (tạo các khu vực nguy hiểm, tồn tại bụi khí độc, hỗn hợp nổ, tiếng ồn, rung động, bức xạ có hại, điện áp nguy hiểm, )

- Mức độ yêu cầu phát triển xã hội

- Các biện pháp phòng ngừa doanh nghiệp (trang bị bảo hộ lao động cho nhân viên, tập huấn an toàn lao động, cách tổ chức sắp xếp trang thiết bị trong nhà máy, etc…)

1.3 Nội dung

- Xác định vùng nguy hiểm

 Vùng nguy hiểm trong sản xuất là khoảng không gian xác định trong đó tồn tại các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại có khả năng gây chấn thương trong sản xuất dưới dạng tai nạn lao động.Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao

động Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con

người trong quá trình lao động (Theo điều 3 Luật số 84/2015/QH13)

Ví dụ:

o Vùng giữa khuôn và đầu búa máy, máy đột dập …

o Vùng giữa các trục cán, giữa vành tiếp xúc của các cặp bánh răng … o Tiếng ồn, hóa chất,

- Áp dụng các biện pháp quản lý, tổ chức và thao tác làm việc bảo đảm an toàn

- Sử dụng các thiết bị an toàn

Trang 5

CHƯƠNG 2: QUY TẮC CHUNG 2.1 Những quy tắc chung về an toàn lao động

2.1.1 Quy tắc khi sắp xếp vật liệu

- Vật liệu đưa vào kho phải có nhãn, mác , phiếu theo dõi

- Dùng đế kê, đồ gá chắc chắn khi bảo quản vật dễ lăn Các loại vật liệu cuộn tròn như cuộn giấy, cuộn vải

- Vật liệu sắp xếp theo từng chủng loại, gọn gàng dễ lấy

- Xếp vật liệu thường dùng và ít dùng ở khu vực khác nhau để thuận tiện cho việc bảo quản và sử dụng

- Đối với các vật liệu nặng và vật liệu nhẹ nên để vật liệu nặng ở dưới nhẹ ở trên

- Đảm bảo khoảng cách giữa các lô hàng, giữa lô hàng tới tường, độ cao xếp hàng để việc bảo quản, bốc xếp được an toàn

2.1.2 Quy tắc khi đi lại

- Đi lại theo lối dành riêng cho người

- Đi cầu thang: vịn lan can, không được nhảy từ trên xuống

- Chướng ngại vật trên lối đi: dọn dẹp ngay

- Không đi ngang khu vực máy cắt, góc máy thiết bị, khu vực đang vận chuyển bằng cẩu

- Không vào khu vực có người làm việc bên trên

2.1.3 Quy tắc nơi làm việc

- Không bảo quản chất độc hại nơi làm việc

- Khi làm việc bên trên cấm người qua lại bên dưới, không vứt bừa bãi đồ đạc bên dưới

- Sắp xếp gọn gàng nơi làm việc, không được ăn uống hút thuốc nơi làm việc

- Thực hiện theo các hướng dẫn quy định tại nơi làm việc

2.1.4 Quy tắc khi làm việc tập thể

- Phối hợp chặt chẽ tuân theo hiệu lệnh của chỉ huy

- Sử dụng dụng cụ bảo hộ trước khi làm việc

- Tìm hiểu kỹ trình tự và cách làm việc, tiến hành theo đúng trình tự

- Bàn giao ca phải rõ ràng, lưu ý người kế tiếp các tình huống có thể xảy ra

Trang 6

- Phải tìm hiểu quy trình, cẩn thận quan sát xung quanh khi vận hành

2.1.5 Quy tắc khi tiếp xúc chất độc hại

- Phân loại dán nhãn nhận dạng, để khu riêng biệt, sử dụng các trang thiết bị bảo hộ chuyên biệt

- Sử dụng các công cụ bảo hộ ( mặt nạ chống khí độc, áo chống hóa chất, găng tay, …) dụng cụ bảo hộ

- Tuyệt đối không cho người lạ vào khu vực chứa chất độc hại

- Khi tiếp xúc chất acid, kiềm… cần cẩn thận và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng

2.1.6 Quy tắc khi sử dụng dụng cụ BHLĐ

- Dụng cụ BHLĐ phải cấp phát đúng đối tượng

- Ủng bảo hộ, mũ bảo hộ: làm việc ngoài trời, môi trường độc hại

- Găng tay: không đeo khi làm việc máy tốc độ cao

- Kính chống bụi: các công đoạn phát sinh nhiều bụi

- Kính bảo vệ: hàn, sấy UV

- Găng tay: tiếp xúc hóa chất độc hại, sửa điện

- Mũ cách điện, kính cách điện: sửa chữa các máy điện, các dụng cụ điện, dây tải, dây cấp điện

- Dụng cụ hỗ trợ hô hấp: môi trường oxy dưới 18%, nồng độ khí độc vượt quá tiêu chuẩn cho phép

- Găng tay và áo chống nhiệt: tiếp xúc với vật (chất) nóng hoặc môi trường quá nóng

- Áo, găng tay chống phóng xạ: làm gần thiết bị có sử dụng phóng xạ đồng vị

- Bảo vệ tai: âm thanh lớn hơn 90Db,

- Nịt treo: làm việc độ cao hơn 2m

2.1.7 Quy tắc khi sử dụng máy móc

- Ngoài người phụ trách không ai được khởi động máy, trước khi khởi động phải kiểm tra TB an toàn và vị trí đứng

- Khi nghỉ việc phải ngắt máy, không để máy chạy không tải khi không có người sử dụng, mất điện cần tắt nguồn

- Khi điều chỉnh phải tắt máy, phải tắt động cơ và chờ cho tới khi máy dừng hẳn, không dùng tay hoặc gậy để làm dừng máy

- Khi vận hành máy phải mặc đúng đồng phục phục vụ cho công việc

- Kiểm tra máy thường xuyên và kiểm tra trước khi vận hành

Trang 7

- Trên máy hỏng, cần treo biển ghi “ Máy hỏng”

2.1.8 Quy tắc khi sử dụng dụng cụ thủ công - Thay cán, lưỡi khi bị hỏng hoặc lung lay

- Sắp xếp bảo quản đúng nơi quy định

- Bảo quản cần bịt phần lưỡi, xếp vào các thùng các dụng cụ có chứa phần nhọn

2.1.9 Quy tắc an toàn về điện

- Không ai được sửa điện ngoài những người có trách nhiệm

- Không sờ vào các TB điện khi tay ướt, làm đổ các chất lỏng lên các TB điện

- Tất cả các công tắc phải có nắp đậy, cần kiểm tra định kỳ thường xuyên dây điện

- Không được treo các đồ vật lên dây điện

- Chú ý ngắt nguồn điện khi kết thúc công việc hay khi mất điện

Trang 8

CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ AN TOÀN THÍCH HỢP 3.1 Thiết bị che chắn

3.1.1 Mục đích che chắn

- Cách ly vùng nguy hiểm với người lao động

- Ngăn ngừa người lao động rơi, ngã hoặc vật rơi văng bắn vào người lao động

- Tùy thuộc vào yêu cầu che chắn mà cấu tạo thiết bị che chắn có thể đơn giản hay phức tạp và được chế tạo bằng nhiều vật liệu khác nhau như thép, gỗ, nhựa VD: Tấm che, tấm nhựa ni lông, keo phun đặc biệt, băng dính che, vật liệu che tấm ốp cửa

3.1.2 Phân loại thiết bị che chắn

- Che chắn tạm thời, che chắn ở sàn thao tác trong xây dựng

- Che chắn cố định, bao che các bộ phận chuyển động, truyền động Một số yêu cầu thiết bị che chắn:

- Ngăn ngừa được tác động xấu do bộ phận của thiết bị sản xuất gây ra

- Không gây trở ngại cho thao tác của người lao động

- Không ảnh hưởng đến năng suất lao động, công suất của thiết bị

- Dễ dàng tháo lắp khi cần thiết

3.2 Thiết bị bảo vệ

3.2.1 Mục đích của thiết bị bảo vệ

- Ngăn ngừa tác động xấu do sự cố quá trình sản xuất gây ra

- Ngăn chặn hạn chế sự cố sản xuất

- Sự cố gây ra có thể do: quá tải, bộ phận chuyển động đã chuyển động quá vị trí giới hạn, nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá, cường độ dòng điện cao quá… Khi đó thiết bị bảo hiểm tự động ngắt máy, ngắt thiết bị hoặc bộ phận của máy

Ví dụ: Thiết bị bảo vệ quá tải như cầu dao tự động, thiết bị đo nhiệt độ như đồng hồ đo nhiệt độ; can nhiệt; súng đo nhiệt độ từ xa, …

3.2.2 Phân loại thiết bị bảo vệ

Theo khả năng phục hồi lại khả năng làm việc của thiết bị, thiết bị bảo vệ được phân chia như sau:

Trang 9

- Hệ thống có thể tự hồi phục lại khả năng làm việc khi đối tượng phòng ngừa đã trở lại dưới giới hạn quy định: van an toàn, rơ le nhiệt

- Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng tay: Aptomat…

- Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng cách thay thế cái mới: cầu chì, chốt cắm…

3.2.3 Yêu cầu thiết bị bảo vệ

- Ngăn ngừa tác động xấu do bộ phận của thiết bị sản xuất gây ra

- Thiết bị bảo vệ phải tuân thủ các quy định về kỹ thuật an toàn

3.3 Tín hiệu, báo hiệu

3.3.1 Mục đích của tín hiệu, báo hiệu

- Cảnh báo cho người lao động kịp thời tránh các tác động xấu của sản xuất bao gồm: biển báo, đèn hiệu, cờ hiệu, còi báo động nhằm mục đích

- Hướng dẫn thao tác: bảng điều khiển hệ thống tín hiệu

- Nhận biết quy định về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn qua dấu hiệu quy ước về màu sắc, hình vẽ

3.3.2 Phân loại tín hiệu, báo hiệu

- Ánh sáng, màu sắc: thường dùng 3 màu đỏ, xanh, vàng

- Âm thanh: thường dùng còi, chuông, kẻng…

- Màu sơn, hình vẽ, bảng chữ

Khu vực đỗ xe, khu vực đi bộ được sơn màu đánh dấu riêng Có ba loại:

o Bảng biển báo hiệu: "Nguy hiểm chết người", "STOP"…

o Bảng biển cấm: "Khu vực cao áp, cấm đến gần", "Cấm đóng điện, đang sửa chữa!", "Cấm hút thuốc lá", Không phận sự miễn vào

o Bảng hướng dẫn: "Khu làm việc", "Khu cách ly" “Khu thoát hiểm”…

- Đồng hồ, dụng cụ đo lường

3.3.3 Các yêu cầu đối với tín hiệu, báo hiệu - Dễ nhận biết

- Khả năng nhầm lẫn thấp, độ chính xác cao

- Dễ thực hiện, phù hợp yêu cầu kỹ thuật

3.4 Thiết bị an toàn đặc biệt

Trang 10

Những biện pháp, dụng cụ thiết bị an toàn chung không thích hợp đối với một số công việc của người lao động, cần phải có thiết bị, dụng cụ an toàn chuyên biệt Ví dụ:

o Dây lưng an toàn cho người lao động trên cao

o Sàn thao tác và thảm cách điện, sào công tác cho công nhân vận hành điện

3.5 Trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân 3.5.1 Mục đích

Biện pháp kỹ thuật bổ sung, hỗ trợ giúp người lao động tránh những tai nạn bất ngờ Thiếu phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân có thể xảy ra nguy hiểm đối với người lao động

3.5.2 Phân loại

- Trang bị phương tiện cá nhân được chia làm 7 loại theo bộ phận được bảo vệ

- Trang bị bảo vệ mắt bao gồm trang bị bảo vệ mắt khỏi bị chấn thương cơ học và chấn thương bức xạ (Ví dụ: kính bảo hộ lao động, kính chống hóa chất hay kính hàn, kính nhìn lò, tấm che mắt…)

- Trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp (Ví dụ: tấm che mặt, mặt nạ mũi, mặt nạ phòng độc…)

- Trang bị bảo vệ cơ quan thính giác (Ví dụ: nút bịt tai, bịt tai và chèn bán lỗ tai…)

- Trang bị phương tiện bảo vệ đầu (Ví dụ : Mũ cứng, lưới che tóc và mũ va chạm )

- Trang bị phương tiện bảo vệ chân tay (Ví dụ; găng tay, găng tay bảo hộ lao động, túi đeo tay và vòng cổ tay; ủng an toàn, xà cạp, ga và thun)

- Quần áo bảo hộ lao động

Trang 11

CHƯƠNG 4: CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

Để bảo vệ người lao động khỏi bị tác động bởi các yếu tố nguy hiểm nảy sinh trong lao động, với sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung, nhiều phương tiện kỹ thuật, biện pháp thích hợp đã được nghiên cứu áp dụng

Sau đây là một số biện pháp, phương tiện phổ biến nhất

4.1 Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động

Trước khi bắt tay vào thực hiện công việc, người lao động phải trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ Những thiết bị bảo đảm an toàn gồm có những đồ cơ bản như giầy bảo hộ, kính, áo, dây đeo, kính bảo vệ mắt dây căng an toàn…Việc này vừa đảm bảo an toàn cho bản thân vừa tránh ảnh hưởng đến công ty Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những thiết bị robot hiện đại có chức năng điều khiển từ xa làm những việc con người dễ gặp rủi ro nhất

4.2 Khoảng cách an toàn

Khoảng cách an toàn là khoảng không gian nhỏ nhất giữa người lao động và các loại phương tiện, thiết bị, hoặc khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng với nhau để không bị tác động xấu của các yếu tố sản xuất Như khoảng cách cho phép giữa đường dây điện trần tới người, khoảng cách an toàn khi nổ mìn

Tùy thuộc vào quá trình công nghệ, đặc điểm của từng loại thiết bị mà quy định các khoảng cách an toàn khác nhau Việc xác định khoảng cách an toàn rất cần chính xác, đòi hỏi phải tính toán cụ thể Dưới đây là một số dạng khoảng cách an toàn:

- Khoảng cách an toàn giữa các phương tiện vận chuyển với nhau hoặc với người lao động như: khoảng cách các đường ô tô với bức tường, …

- Khoảng cách an toàn về vệ sinh lao động: Tùy theo cơ sở sản xuất mà phải bảo đảm một toàn giữa cơ sở đó và khu dân cư xung quanh

4.3 Bảo vệ trang thiết bị máy móc và đảm bảo các tiêu chí về vệ sinh môi trường làm việc

Luôn ý thức kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, thiết bị trong và sau mỗi quá trình sử dụng để luôn được làm việc trong điều kiện tự động hóa – cơ giới hóa tốt nhất.Trang bị máy móc, thiết bị, công nghệ đạt chuẩn, đảm bảo:

- Trang bị thêm một số phụ kiện an toàn như van, thiết bị áp lực, cầu chì, …

- Sử dụng các tín hiệu cảnh báo nguy hiểm bằng đèn phát sáng, màu sắc, âm thanh, biển báo…

Trang 12

- Thực hiện tự động hóa đối với các công việc, môi trường có tính chất nguy hiểm, độc hại

- Thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra máy móc, thiết bị định kỳ để phát hiện kịp thời các hư hỏng

- Ngăn nắp, gọn gàng, giữ gìn vệ sinh chung nơi làm việc – sản xuất Mỗi đơn vị sản xuất với lượng người, nguyên vật liệu và máy móc lớn cần được sắp xếp – tổ chức khoa học để đảm bảo không gây cản trở, tắc nghẽn dẫn đến rủi ro trong quá trình sản xuất Sự sạch sẽ, vệ sinh đúng tiêu chuẩn cũng giúp người lao động có được môi trường làm việc trong lành hơn và làm việc hiệu suất hơn

4.4 Tổ chức nơi làm việc hợp lý đảm bảo an toàn lao động

- Bố trí máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm phải khoa học, trật tự, phù hợp với trình tự gia công, vận chuyển và việc đi lại của người lao động được dễ dàng, giảm bớt được những hao phí lao động không cần thiết, tiết kiệm được thời gian,

- Nhà cửa phải cao ráo, đủ không khí, ánh sáng, nền nhà phải bằng phẳng bảo đảm sạch sẽ hợp vệ sinh, các chất thải, nước thải phải loại ra khỏi khu vực sản xuất kịp thời, phải bố trí đầy đủ các thiết bị an toàn vệ sinh lao động Không bố trí các bộ phận gây độc hại, tiếng ồn, xen kẽ với những nơi điều kiện làm việc bình thường

- Nơi làm việc phải có nội quy, quy trình làm việc an toàn, hướng dẫn thao tác, điều khiển, sử dụng máy móc, dụng cụ theo đúng quy trình kỹ thuật an toàn,

- Tường nhà, các trang bị, các bộ phận điều khiển, các núi cắm điện cần được bố trí và sơn màu phù hợp, thẩm mỹ vừa tăng vẻ đẹp nơi làm việc, vừa gây cảm giác hưng phấn, dễ chịu đối với người lao động

4.5 Thiết bị an toàn riêng biệt cho một số loại thiết bị, công việc

- Đối với một số loại thiết bị, công việc của người lao động mà những biện pháp, dụng cụ thiết bị an toàn chung không thích hợp, cần thiết phải có thiết bị, dụng cụ an toàn riêng biệt như: dụng cụ cầm tay trong công nghiệp phóng xạ, công nghiệp hoá chất (cặp bày các bình có hình dáng đặc biệt, kích thước nhỏ ) dụng cụ này phải đảm bảo thao tác chính xác, đồng thời người lao động không bị các tác động xấu

- Việc nối đất an toàn cho các thiết bị điện khi bình thường thì được cách điện nhưng có khả năng mang điện khi sự cố như vỏ của máy điện, vỏ động cơ, vỏ cáp điện Việc tự ngắt điện bảo vệ khi có điện , các rơ le điện là những thiết bị riêng biệt bảo đảm an toàn cho người lao động

Ngày đăng: 05/07/2024, 10:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w