1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ôn thi thptqg môn văn

155 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tuyển tập các văn bản ôn thi môn Ngữ Văn cho học sinh cấp 3 được soạn thảo và sưu tầm từ nhiều nguồn thông tin khác nhau của các trang mạng hot nhất đối với các bạn trẻ

Trang 1

Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu 2

Trang 2

Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

Nhân vật

Phùng 1.Khái quát nhânvật

2.Một trái tim nghệsĩ tâm huyết, trântrọng, thăng hoa vớicái đẹp

- Nhân vật kể chuyện xưng “tôi”- Là người dẫn dắt câu chuyện

- Là lăng kính của nhà văn trong việc soi chiếu, tìm kiếm “những hạt ngọc ẩngiấu trong bề sâu tâm hồn con người”

- Câu chuyện nghịch lý và vỡ lẽ của anh bắt đầu khi anh nhận nhiệm vụ đithực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù, đểxuất bản trong bộ lịch nghệ thuật thuyền và biển theo yêu cầu của trưởngphòng

- Phùng trở về vùng biển miền Trung - cũng là chiến trường xưa nơi anhchiến đấu -> sau nhiều ngày “phục kích” -> chụp được bức ảnh thuyền đánhcá thu lưới vào buổi bình minh -> bao triết lý về nghệ thuật và cuộc đời hiệnlên rõ ràng và sâu sắc

- Một người nghệ sĩ tâm huyết với nghề:

● Dốc lòng, dốc sức “mai phục” -> bắt được khoảnh khắc đẹp, không nềhà, ngần ngại

➔ Người nghệ sĩ yêu cái đẹp, tận tụy với nghề, luôn làm việc với

Liên hệ Phùng với Vũ Như Tôtrong “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”

Dẫn dắt, lý giải: Nghệ sĩ lànhững người có trái tim nhạycảm nhất, tinh tế nhất và cũngđắm say, thiết tha với cái đẹp

Trang 3

3.Một trái tim nghệsĩ nhạy cảm, gắn bóvới cuộc đời

tâm thái nghiêm túc, cống hiến và dành tâm huyết trọn vẹn vớinghề

- Một người nghệ sĩ trân trọng, thăng hoa với cái đẹp:

● Phát hiện ra “cảnh đắt trời cho”: cảnh chiếc thuyền ngoài xa đang kéolưới trong biển sớm mờ sương -> cảm xúc reo vui nhảy múa

● Anh cảm thấy như đó là “một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích” ->cảm thấy “bối rối, trái tim như có cái gì đó bóp thắt vào”

● Tâm hồn ngập tràn hạnh phúc, cõi lòng thanh sạch, trút bỏ nhữnglấm bẩn ngoài kia -> cái đẹp có khả năng thanh lọc tâm hồn conngười

● Đồng tình với quan điểm “cái đẹp chính là đạo đức”

● “Tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoànthiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”

- Chứng kiến cảnh gã đàn ông đánh vợ -> bất bình

● Kinh ngạc đến độ “vứt chiếc máy ảnh xuống chạy nhào tới” -> ngườinghệ sĩ có tấm lòng nhân ái, biết thương yêu, bênh vực bảo vệ conngười -> đặt cuộc đời lên trên nghệ thuật và nhận ra: Cái đẹp khôngbao giờ là đạo đức

- Chứng kiến cảnh gã đàn ông đánh vợ lần hai -> lao đến và đánh gã đàn ôngbạo lực

● Phùng muốn hành động để bảo vệ những người bị ức hiếp -> ngườinghệ sĩ biết gắn mình với đời sống, bất bình trước những hành độngvũ phu, tàn nhẫn của con người

- Bất bình trước thái độ cam chịu của con người -> luôn muốn bảo vệ cáithiện, xóa bỏ bất công, tàn nhẫn

● Ở tòa án huyện -> người đàn bà không chịu bỏ chồng -> thấy khôngkhí “trở nên ngột ngạt quá” -> bất bình trước sự cúi đầu, cam chịu cái

Nhà thơ người Pháp Charles

Baudelaire: “Mi xuống từ trờicao hay lên từ vực thẳm/Hỡi cáiđẹp!”

Charlie Chaplin: “Cuộc đời là bikịch khi quay cận cảnh, nhưnglà hài kịch khi quay xa”

Liên hệ với văn học: Trước Cáchmạng, quan điểm “nghệ thuật vịnhân sinh” và “nghệ thuật vịnghệ thuật” luôn được các nhàvăn, nhà thơ quan tâm và bànluận -> cái đẹp luôn cần gắn bóvới cuộc đời

Trang 4

4.Người nghệ sĩ từngcó những hạn chếtrong cách nhìnnhận cuộc sống vàcon người đã nhậnthức và vỡ lẽ ranhững oái oăm củacuộc đời

xấu, cái ác

- Phùng từng có cái nhìn đơn giản, dễ dãi về con người và cuộc sống:

● Phùng đã có cái nhìn đơn giản, thiếu sâu sắc, ngây thơ về cuộc sống,về NĐBHC

● Phùng thiếu kinh nghiệm sống, Phùng không hiểu được:★ cuộc sống của một người đàn bà hàng chài trên một con

thuyền không có đàn ông

★ một người mẹ sẽ phải gánh vác, chăm lo cho “đặng một sấpcon nhà nào cũng trên dưới chục đứa” như thê nào nếu khôngcó người cha

★ vị xương rồng luộc chấm muối★ những ngày biển động

➔ Bạo lực gia đình là một hệ quả, không phải nguyênnhân gốc rễ

➔ Phùng không thể nào giải quyết triệt để vấn đề

● Phùng đã có cái nhìn định kiến với người đàn ông: “Lão ta hồi trướcbảy nhăm có đi lính Ngụy không” -> với Phùng, chỉ có những kẻ quaylưng lại với đất nước mới không có tình người

➔ cái nhìn thiển cận, đầy sự quy chụp

- Phùng từng thất bại, bất lực trong việc giải phóng con người khỏi bạo lựcgia đình

● Phùng nỗ lực giúp nđbhc thoát khỏi khổ đau bất hạnh -> nhưng chỉ lànhững hành động bộc phát, không mang lại kết quả lâu dài

● Phùng và Đẩu cố gắng giải quyết giúp nđbhc bằng cách dựa vào luậtpháp, mong muốn chị bỏ chồng -> vẫn chưa thể giải thoát con ngườikhỏi nghèo đói, bế tắc và túng quẫn

- Phùng đã có sự biến chuyển nhận thức về cuộc sống và con người:

Dẫn dắt: Một người nghệ sĩ chânchính phải là người ngụp lặnsâu vào từng vỉa tầng tâm tư,tình cảm để hiểu thấu từng biếnthiên nhỏ nhất trong tâm hồncon người, từ đó đưa vào tácphẩm Bằng khả năng quan sát,thấu hiểu, khát khao “tìm hạtngọc ẩn giấu trong bề sâu tâmhồn con người”, nhà văn NMCđã miêu tả quá trình chuyểnbiến nhận thức của nhân vậtPhùng thật sâu sắc…

“Cuộc đời dài lắm, để đi hếtđược cuộc đời, con người phảitrải qua biết bao những khoảnhkhắc tỉnh táo và cả si mê” (Cuộc

đời dài lắm - Chu Lai)

Văn học 1945 - 1975, khi đề cậpđến số phận con người -> nhàvăn đề cao khả năng vượt quanghịch cảnh, tìm thấy hạnhphúc, thường nói về sự vậnđộng theo chiều hướng tích cực,

Trang 5

● Phùng nhận thức rõ hơn hiện thực đời sống trái ngang, chứa đầynghịch lý mà con người ta phải chấp nhận để tồn tại Cuộc sốngphong phú, phức tạp, nhiều mảng màu

● Phùng phát hiện vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn và thấu hiểu hơncuộc sống của người đàn bà hàng chài

● Phùng nhận ra nghệ thuật phải gắn bó với cuộc đời

từng bước vượt lên hoàn cảnh,hồi sinh tâm hồn -> NguyễnMinh Châu nói về những nghịchlý như một sự tồn tại hiển nhiêntrong đời sống con người

Nhân vậtngườiđàn bàhàngchài

1.Hoàn cảnh, lailịch, ngoại hình

2.Số phận éo le, bấthạnh: nạn nhân củađói nghèo và bạo lựcgia đình

- Lai lịch:

● Tác giả gọi nhân vật là “người đàn bà”, “mụ” -> không có tên gọi cụthể -> gợi lên thân phận bé nhỏ của người lao động thời hậu chiến ->tăng tính khái quát

● Tuy đất nước đã thoát khỏi xiềng xích nô lệ, bóc lột, áp lực nhưngtrong cuộc sống của người dân, đói nghèo vẫn hiện hữu

★ Trên chiếc thuyền nhỏ lênh đênh, cả gia đình nđbc phải chen

Dẫn dắt về tấm lòng của nhà

văn: “Nhà văn tồn tại ở trên đờiđể làm công việc giống như kẻnâng giấc cho những ngườicùng đường, tuyệt lộ, bị cái áchoặc số phận đen đủi dồn conngười ta đến chân tường, nhữngcon người cả tâm hồn và thể xácbị đọa đày đến ê chề, hoàn toànmất hết lòng tin vào con ngườivà cuộc đời, để bênh vực chonhững con người không có ai đểbênh vực” (Ngồi buồn viết mà

chơi - Nguyễn Minh Châu)Giọt nước mắt của người đàn bà

hàng chài: “Tôi nghĩ nếu vẽ mộtbiểu tượng của nghề viết mà tôiđang đeo đuổi, tôi sẽ vẽ hìnhảnh của giọt nước mắt…tôi luônao ước những trang viết củamình có được sự rung cảm như

Trang 6

3.Sự im lặng, nhẫnnhục, thái độ camchịu

4.Vẻ đẹp của tìnhmẫu tử

chúc nhau mà sống -> không gian chật hẹp, tù túng -> bópnghẹt từng khoảnh khắc sum họp, đầm ấm

Những ngày biển động “cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn câyxương rồng luộc chấm muối” -> xương rồng luộc chấm muối là

món ăn tạm bợ khi con người ta lâm vào cảnh đói nghèo cùngcực

- Nạn nhân của bạo lực gia đình

● Bị chồng đánh liên tiếp trong một thời gian dài“ba ngày một trận nhẹ,năm ngày một trận nặng”

● Chị phải chịu những trận đòn tàn bạo từ người chồng mà chị yêuthương“Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trongngười ra một chiếc thắt lưng của lính Ngụy ngày xưa, có vẻ như nhữngđiều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơngiận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưngngười đàn bà”

Bạo lực gia đình đã khiến chị rơi vào vòng quay đầyrẫy những đau khổ, bất hạnh của số phận

- Khi bị chồng đánh đập dã man, chị “không hề kêu lên một tiếng, không chống

trả, cũng không tìm cách chạy trốn” -> dù đau đớn trong trái tim và thể xác

nhưng chị đã bình tĩnh để đón nhận đòn roi, vì chị đã quá quen với nhữnggiày vò này

- Chánh án khuyên bỏ chồng“đừng bắt con bỏ nó”

- Nhưng khi thằng bé Phác đánh lại cha-> Chị lại khóc vì những điều bấy lâunay mình cam chịu, nhẫn nhục để bảo vệ nay lại đổ vỡ

Chị cam chịu, nhẫn nhịn vì con

- Tình mẫu tử được chị ý thức như một thiên tính tự nhiên của người phụ nữ

“Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn

những giọt nước mắt.” (Nguyễn

Ngọc Tư)

Nguyễn Minh Châu đã chiêm

nghiệm sâu sắc rằng “chiếntranh không chỉ có chiến công,không chỉ có anh hùng và quảcảm mà còn một phần chìmkhuất bao nỗi đa đoan của conngười, của cuộc đời, biết bao sựhi sinh mất mát, dang dở chialìa vẫn phải dằn lòng lại”.

Chính vì thế sau năm 1975những sáng tác của ông mangđến cái mới trong cách nhìnđời, nhìn người và đặc biệt lànhững số phận con người mớivới những bi kịch và mất mátthời hậu chiến Nếu Quỳ trong

trong “Người đàn bà trênchuyến tàu tốc hành” đau đớn

trong bi kịch khi những điềumình mong muốn trái ngượcvới thực tế thì người đàn bàhàng chài lại chật vật trướcnhững khốn khó của cuộc sống

Trang 7

5.Vẻ đẹp nhân hậu,bao dung, vị tha,thấu hiểu và cảmthông cho chồng

nên phải gánh lấy cái khổ”

- Chị có một triết lý sống cao cả: sống vì con“Đàn bà ở thuyền chúng tôi phảisống vì con chứ không phải sống cho mình như ở trên đất được” -> Chị không bỏ

chồng vì chị cần một người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùngchị làm ăn nuôi nấng các con

- Khi thấy thằng bé Phác đánh trả lại cha -> đau đớn, hổ thẹn vì làm tổnthương tâm hồn thơ dại của con“Người đàn bà dường như lúc này mới cảmthấy đau đớn, vừa đau đớn vừa cảm thấy xấu hổ, nhục nhã” Nỗi đau ấy cònhiện lên qua hành động “ôm chầm lấy”, “chắp tay vái lấy vái để”

- Những phút giây hạnh phúc hiếm hoi trong cuộc đời chị là“khi nhìn đàn contôi chúng nó được ăn no” -> hạnh phúc của chị đều bắt nguồn từ niềm vui của

con -> sẵn sàng đánh đổi và hy sinh tất cả

Đằng sau hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa kiên cườnggiữa phong ba là một người phụ nữ, một người mẹ ViệtNam đang chèo chống cho mái ấm gia đình, cho

những đứa con được ăn no, ngủ yên mà không khổ sởvì đói khát, nghèo nàn

- Chị luônbiết ơnngười đàn ông đã trở thành trụ cột cùng chị chèo lái conthuyền cuộc đời, vì đã lấy chị và cho chị một gia đình

- Bằng tình thương, chịsẵn sàng nhận lỗi về phía mình, xem mình là cănnguyên dẫn đến sự khốn khổ của chồng:

●“Cái lỗi chính là đám đàn bà trên thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lạichật”

●“Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn”

- Qua góc nhìn của người đàn bà, lão chồng từng là“anh con trai cục tínhnhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi” -> Chị hiểu rằng chính cuộc

sống mưu sinh đã khiến chồng trở thành người đàn ông thô bạo, tàn nhẫn- Hai lần cầu xin“quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt

Trang 8

6 Từng trải, thấuhiểu lẽ đời

con bỏ nó” -> tấm lòng bao dung vô bờ bến

- Ban đầu ở tòa án huyện, cả cử chỉ và lời nói của chị đều toát ra vẻ khép nép,nhưngsau khi đã nhận ra được lòng tốt của Phùng và Đẩu-> thay đổi cách

xưng hô “con” -> “chị”, “quý tòa” -> “các chú”, thay đổi giọng điệu, ngôn ngữ“mất hết cái vẻ ngoài khúm núm, sợ sệt Điệu bộ khác, ngôn ngữ khác”

- Thể hiện giọng điệu sắc sảo, phong thái chững chạc từng trải“để lộ ra cái vẻsắc sảo chỉ đến thế, chỉ vừa đủ để kích thích trí tò mò của chúng tôiʼ

- Sự cảm thông và sẻ chia, giải thích để Phùng và Đẩu hiểu được thế nào làkhó khăn của một con thuyền thiếu bóng đàn ông, chị đưa ra những lý lẽhợp lý và thuyết phục:

●“Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn Cho nêncác chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc”●“Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế

nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một con thuyền không có đànông”

●“Đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần một người đàn ông đểchèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp connhà nào cũng trên dưới chục đứa”

Lời giãi bày giản dị mà sâu xa đã giúp chị được thấuhiểu -> thay đổi cách nhìn nhận của Phùng và Đẩu

Người đàn bà hàng chài có sự sắc sảo, hiểu biết, thấuhiểu lẽ đời nhưng không bộc lộ, biểu hiện ở bên ngoàimà được cất giữ, giấu kín ở bên trong

Hai pháthiện củanghệ sĩ

1.Phát hiện 1 - Đó là cảnh con thuyền đang ẩn hiện trong biển sớm mù sương: mũi thuyền

in một nét mơ hồ lòe nhòe, bầu sương mù trắng có pha chút màu hồnghồng; bóng dáng con người hài hòa cùng cảnh vật, ánh sáng đường nét đều

Trang 9

- Là bức tranh sinh hoạt nhức nhối của 1 gia đình hàng chài: gã chồng điên

cuồng đánh vợ như đánh kẻ thù (lão lập tức trở lên hùng hổ, trút cơn giậnnhư lửa cháy, dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào người đàn bà; nghiếnrăng ken két, nguyền rủa đau đớn…), một cảnh tượng man rợ, phi đạo đức➔ Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống; lời

văn giản dị đã góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm

- Hai đoạn văn đã cho thấy những phát hiện độc đáo của Phùng: một cảnh

tượng hoàn mĩ và một cảnh tượng phi lí, vô đạo đức Cả hai phát hiện đềuxoay quanh con thuyền và gia đình hàng chài Đó là 2 mặt của một vấn đề:hình thức và bản chất Nhìn bên ngoài, từ xa thì đẹp, thơ mộng Khi đến gầnthì cái xấu, cái ác được phô bày.

- Qua đó nhà văn muốn nhắn nhủ: đừng nên nhầm lần giữa hình thức với

bản chất; cuộc đời không xuôi chiều mà luôn chứa những nghịch lí, cầnphải thận trọng khám phá bằng cái nhìn đa chiều

- Qua 2 đoạn văn, người đọc nhận ra khuynh hướng sáng tác của NguyễnMinh Châu sau 1975: quan tâm tới thế sự, trở về với đời thường để khám

phá ra những mảng tối những góc khuất của cuộc đời…đó là những đónggóp to lớn của vị khai quốc công thần cho triều đại văn học mới.

Liên hệ nhân vật Tam trongtruyện ngắn “Tro tàn rực rỡ”của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: vì

nỗi đau mất con mà Tamthường xuyên uống rượu, chửivu vơ, tủi thân bất ngờ, và châmlửa đốt nhà như một thói quen.Đổ vỡ, thất vọng, cảm thấy cuộcđời mình vô nghĩa, anh ta chỉcòn tìm thấy niềm vui trongnhững đám cháy rực rỡ vànhững đống tro tàn còn sót lại.Căn nhà bị đốt cháy rừng rựcnhư ảo ảnh huy hoàng, tráng lệ,một tuyệt phẩm khởi sinh từ trotàn rực rỡ Tam đốt nhà nhưmột sự cố gắng vô vọng, cố gắngkiếm tìm ý nghĩa cho một cuộcđời vốn chẳng thể có ý nghĩa gì.

Bởi thế, trong đám cháy, “trongmắt Tam chỉ có đám cháy rực rỡ”,“Tam say đắm, tê mê ngắm chúngcho đến khi những cái lưỡi đó khátthèm liếm láp đến mẩu gỗ cuốicùng”

Trang 10

Đoạn kết 1.Giá trị của tấmảnh đối với côngchúng

2.Tấm ảnh qua cảmnhận của Phùng

- Là một bức ảnh rất nghệ thuật – một cảnh đắt trời cho, một vẻ đẹp toàn bíchmà có lẽ đời nghệ sĩ khó có thể gặp lần hai.

- Tấm ảnh được bổ sung vào bộ lịch năm ấy, góp phần nâng cao uy tín cho tác

giả của tấm ảnh “trưởng phòng rất bằng lòng”; tấm ảnh có giá trị nghệ thuậtcao, được mọi người yêu thích, “được treo rất nhiều nơi nhất là các gia đìnhsành nghệ thuật” Không những thế, nó còn có giá trị lâu bền “không nhữngcho bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau”.

Sự đánh giá cao của công chúng về tấm ảnh xứng đáng với công sức màPhùng đã bỏ ra sau nhiều ngày “phục kích” Nhưng, công chúng họ chỉ lànhững người yêu nghệ thuật một cách thuần túy, chỉ cảm nhận cái đẹpbên ngoài của tấm ảnh, của nghệ thuật

- Khác với công chúng, anh – tác giả của bức ảnh không nhìn nhận một cáchhời hợt mà luôn băn khoăn, day dứt, nghĩ suy, trăn trở về bức ảnh: “ngắmkĩ”, “nhìn lâu hơn”.

- Mỗi lần nhìn kĩ vào tấm ảnh đen trắng, người nghệ sĩ thấy hiện lên “cái màuhồng hồng của ánh sương mai”: đó là chất thơ, là vẻ đẹp lãng mạn của cuộcđời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật.

- Nhìn lâu hơn anh thấy hình ảnh “người đàn bà hàng chài đang bước ra khỏitấm ảnh” Đó là hiện thân của những lam lũ, khốn khó, của sự thật cuộc đời

● Nỗi ám ảnh về người đàn bà hàng chài từ ngoại hình đến số phận“cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch cómiếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéolưới suốt đêm”

● Đằng sau vẻ lấm láp của đời thường, ở chị hiện lên vẻ đẹp tâm hồn:giàu lòng thương con, giàu đức hi sinh, vị tha, từng trải, sâu sắc, vàthấu hiểu lẽ đời.

● Hình ảnh “Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân chị dẫm lên mặtđất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông…” là biểu hiện của dòng chảy

“Nhà thơ như con ong biến trămhoa thành mật ngọt

Một giọt mật thành đòi vạnchuyến ong bay”

(Ong và mật - Chế Lan Viên)Như con ong cần mẫn, tận tụybay khắp vạn nẻo đời tìm kiếmchất mật ngọt say mê, nhà vănsống sâu ngụp lặn ở mảnh đấtđời sống muôn hình vạn trạngđể hứng “giọt đời” chắp bút viết,biến nó thành giọt tinh khôi,chất tinh túy

Trang 11

cuộc sống, số phận của nhân vật trở thành một trong những mảnhghép “không ai nhớ mặt đặt tên” của xã hội.

Hình ảnh người đàn bà làng chài đó chính là một hình ảnh rất thực tế vềcon người Việt Nam sau chiến tranh: đói nghèo, khổ cực, lam lũ

Nhận thức của Phùng rất sâu sắc, rõ rệt về thực trạng cuộc sống conngười, đồng thời thể hiện những trăn trở về một giải pháp để thay đổicuộc sống ấy

Vế phân

hóa 1.Nhận xét quanniệm về nghệ thuậtcủa nhà văn NguyễnMinh Châu

2.Nhận xét về cáchnhìn nhận cuộc sốngvà con người của nhàvăn

- Nghệ thuật không thể xa cách với hiện thực nhọc nhằn, cay cực của conngười Nghệ thuật phải dành ưu tiên trước hết cho con người, phải góp phần

giải phóng con người khỏi sự cầm tù của đói nghèo, tăm tối và bạo lực.Người nghệ sĩ phải có tấm lòng biết trăn trở về số phận; phải dũng cảm nhìnthẳng vào hiện thực.

- Không những vậy, một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là tác phẩmthể hiện được chiều sâu, bản chất của hiện thực đằng sau cái vẻ ngoài đẹpđẽ, lãng mạn Để làm được điều đó đòi hỏi người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa

chiều, sâu sắc, toàn diện về hiện thực, phải có sự trải nghiệm và quá trìnhlao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ.

- Qua sự thể hiện của nhà văn, chiếc thuyền chỉ đẹp khi nó ở ngoài xa trongsương mù bồng bềnh huyền ảo, nhưng khi nó đến gần thì bên trong nó lạibộc lộ những cái thật xấu xí của cảnh bạo lực gia đình Và trong cuộc sốngbất hạnh, trong vẻ xấu xí thô kệch của người đàn bà khốn khổ kia vẫn ánhlên những nét đẹp của người phụ nữ lao động - cho dù đó là những nét đẹpcủa sự âm thầm nhẫn nhục cam chịu không đáng có và không nên có củangười phụ nữ trong thời đại ngày nay Cuộc sống đa diện, nhiều chiều, conngười có những nỗi niềm sâu kín bên trong, có những vẻ đẹp khuất lấp bên

Trang 12

3.Nhận xét về quanniệm của nhà văn vềmối quan hệ giữanghệ thuật và cuộcsống

trong, làm sao có thể hiểu một cách đơn giản, dễ dãi được?

- Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã vượt qua được cái nhìn đơn giản, dễ dãi đểhướng đến cách nhìn nhận con người và cuộc sống ở góc nhìn đa chiều,hướng sự quan tâm đến số phận cá nhân con người – nhất là con người laođộng vất vả, lam lũ sau chiến tranh.

- Sau chiến tranh, cuộc sống con người vẫn còn nhiều những khó khăn, giankhổ: Cái nghèo, cái đói chi phối cuộc sống của con người Bởi vậy, nhà vănđã đặt ra vấn đề cần thiết là phải làm sao cho cuộc sống ấy ngày càng tốt đẹphơn.

- Chính từ cái nhìn đầy chất nhân văn ấy, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm bứcthông điệp đến người nghệ sĩ: Người nghệ sĩ - theo nhà văn - phải đào sâu,phải nhìn cuộc đời bằng đôi mắt toàn diện, phải thấy được những góc khuấtcủa cuộc đời Nghệ thuật chân chính không thể chỉ dừng lại ở sự phản ánhvẻ đẹp bề ngoài của cuộc sống, nhìn cuộc sống từ cái nhìn ngoài xa, hời hợt.

- Đoạn trích [ ] là phát hiện của nghệ sĩ Phùng về bức tranh cuộc sống gaigóc, sần sùi, đối lập hẳn với bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ được miêu tả ởđoạn văn trước đó Sự phát hiện những nghịch lí ấy giúp Phùng nhận thứcrõ hơn mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc đời Giữa nghệthuật và cuộc đời có mối quan hệ song hành: Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc

đời, và cuộc đời là hiện thực phong phú khơi nguồn cho cảm hứng nghệthuật "Nghệ thuật chân chính phải gắn với cuộc và vì cuộc đời, vì conngười".

- Từ nhận thức ấy, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm bức thông điệp đến ngườinghệ sĩ: Người nghệ sĩ - theo nhà văn - phải đào sâu, phải nhìn cuộc đời

Trang 13

4.Nhận xét về tìnhcảm nhân đạo mànhà văn dành chonhân vật của mình

5.Nhận xét nghệthuật khắc họa nhânvật (Phùng)

6.Triết lý nhân sinh

bằng đôi mắt toàn diện, phải thấy được những góc khuất của cuộc đời.Chiếc thuyền trong sương sớm đẹp vì nó là viễn ảnh, được nhìn từ xa Nó cóthể thanh lọc tâm hồn người nghệ sĩ, khơi dậy những xúc cảm đẹp đẽ.Nhưng khi đến gần, cũng chính từ chiếc thuyền ấy lại là cảnh bạo lực giađình phi đạo đức, phi thẩm mỹ Nghệ thuật đích thực, người nghệ sĩ chânchính không thể chỉ dừng lại ở sự phản ánh vẻ đẹp bề ngoài của cuộc sống,nhìn cuộc sống từ cái nhìn ngoài xa, hời hợt Giá trị nhân văn trong tácphẩm này đã thể hiện ngay trong quan điểm nghệ thuật tiến bộ đó của nhàvăn Nguyễn Minh Châu

- Quan tâm, thấu hiểu, sẻ chia sâu sắc với nỗi bất hạnh, đi tìm vẻ đẹp khuấtlấp trong tâm hồn người phụ nữ

- Phê phán, lên án hành động vũ phu của một người chồng bạo hành gia đình- Khát khao hạnh phúc bình dị đến với người dân lao động trong xã hội

- Điểm nhìn trần thuật sắc sảo -> lời kể chuyện khách quan, chân thực, giàusức thuyết phục

- Ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo -> phù hợp với việc thể hiện tính cách nhân vật- Nghệ thuật khắc họa nhân vật thông qua cách tạo tình huống nhận thức,

mang tính khám phá, phát hiện -> thay đổi trong nhận thức, suy ngẫm ->cách nhìn đời, hiểu sâu thêm về tính cách người đàn bà, Phác, Đẩu, chínhmình

- Bước ra khỏi chiến tranh, cuộc sống con người chưa hẳn đã bình an Cuộcchiến với đói nghèo, thất học cũng cực kì cam go, khó khăn không kém cuộc

Trang 14

7.Tình huống nhậnthức

chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Đây là một bài toán cần phải giảiquyết.

- Cái nhìn một chiều bao giờ cũng dễ gây ra phán xét phiến diện Bởi vậy,muốn hiểu một vấn đề, một con người, chúng ta phải xem xét kĩ lưỡng vấnđề, con người ấy.

- Giới thiệu khái quát tình huống

● Khái niệm tình huống: là những thời khắc đặc biệt trong đời sống màở đó các nhân vật thể hiện rõ bản chất trong các mối quan hệ giữacác nhân vật với hoàn cảnh.

● Tình huống đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tácphẩm.

- Phân tích tình huống nhận thức

● Tình huống làm thay đổi nhận thức con người nghệ sĩ Phùng đang ởtrong giây phút thăng hoa của cảm xúc vì phát hiện ra “cảnh đắt trờicho”.

● Cảnh một chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ sương vàmột cảnh tượng phi thẩm mĩ (một người đàn bà xấu xí mệt mỏi; mộtgã đàn ông to lớn, độc dữ) phi nhân tính (gã chồng đánh đập người vợmột cách thô bạo; đứa con vì thương mẹ đã đánh lại cha) Trước cảnhtượng ấy người nghệ sĩ trào lên một cảm xúc ngỡ ngàng từ đó anh đãcó một cách nhìn đời khác hẳn → Đây là tình huống độc đáo, mang ýnghĩa khám phá, phát hiện về đời sống Tình huống bất ngờ, chứađựng những nghịch lí của đời sống (cộng với câu chuyện của người

đàn bà hàng chài ở tòa án huyện) đã khiến cho Phùng thay đổi nhậnthức về cuộc sống:

○ Thấy rõ những ngang trái trong gia đình thuyền chài ấy, hiểusâu thêm tính cách người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu sâu

Trang 15

thêm bản chất người đồng đội của mình (Đẩu) và hiểu thêmchính mình.

○ Thấy rõ nghệ thuật phải gắn chặt với đời sống Chiếc thuyềnnghệ thuật mang vẻ đẹp huyền ảo thì ngoài xa, nhưng sự thậtcuộc đời và vì cuộc đời Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời,bởi lẽ nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời.Tình huống nhận thức trong “Chiếc thuyền ngoài xa” vì thếnhư một gợi ý về yêu cầu đối với nghệ sĩ: phải biết rút ngắnkhoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống Người nghệ sĩ nếuđã có tình yêu sâu nặng với con người, phải biết trung thực,dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực cho dù hiện thực ấy cókhắc nghiệt đến đâu chăng nữa.

Qua tình huống nhận thức trong truyện, tác giả gửi gắm thông điệp:không được đơn giản, dễ dãi trong cách nhìn cuộc sống, con người màphải có một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thực sựsau

Vợ Nhặt - Kim Lân

Bối cảnhnạn đóinăm ẤtDậu

- Nạn đói khủng khiếp năm 1945, khi dân ta rên xiết dưới ách Pháp, Nhật.- Cái đói tràn về xóm ngụ cư tồi tàn gây nên hậu quả thê thảm: người chết

thây nằm còng queo bên đường, người sống chỉ còn là những cái bóng dậtdờ lặng lẽ như những bóng ma Đó là quang cảnh chung Miêu tả cụ thể,truyện cho thấy một người đàn bà đói đến gần chết (gầy xọp đi, khuôn mặt

Văn chương là một sản phẩm tinhthần tinh tế thể hiện tài năng vàtâm huyết của người nghệ sĩ Tuynhiên, việc tác giả được thừanhận là một nghệ sĩ thực sự chưabao giờ là điều dễ dàng Bàn về

Trang 16

xám xịt) và một gia đình phải ăn thứ cám đắng chát, nghẹn bứ.

- Không khí tối tăm, ảm đạm, thê lương trùm lên làng xóm:

● Mở đầu câu chuyện là thời gian, không gian mỗi lúc một tối hơn(Bắtđầu là “mỗi chiều, chạng vạng mặt người”, rồi “bóng chiều nhánhem", rồi “cảnh sầm lại” và cuối cùng là “tối om”).

● Cảnh nên vợ nên chồng cũng thảm thương, tội nghiệp:

★ Bốn bát bánh đúc - thứ bánh bình dân, rẻ tiền — coi như là lễăn hỏi (Nhớ lại: bát cháo hành “lễ cưới'' để thị Nở - Chí Phèothành vợ chồng).

★ “Lễ đưa dâu” âm thầm trong cảnh chiều heo hút không mộtánh đèn, lửa; chỉ có tiếng quạ gào thê thiết.

★ Cho đến buổi tối hạnh phúc đầu tiên ở nhà - coi như đêm tânhôn của Tràng và người vợ nhặt - cũng diễn ra trong tiếng hờkhóc người chết ngoài xóm và mùi khét lẹt đầy tử khí.

● Bản thân việc nhặt được vợ trong cảnh đói - chết như thế đã là nghịchlý khác thường; rồi hạnh phúc của họ cũng buồn bã khác thường.Những chuyện “phi nhân loại” như thế gián tiếp tố cáo bọn thống trịdồn đẩy nhân dân ta vào cảnh thảm sầu (Ý tố cáo này rõ hơn quatiếng trống thúc thuế dồn dập và lời bà mẹ Tràng: “Đằng thì nó bắtgiồng đay Đằng thì nó bắt đóng thuế”).

vấn đề này, nhà văn Pháp La

Bơ-ruy-e nhận định: “Khi một tácphẩm nâng cao tinh thần ta lênvà gợi cho ta những tình cảm caoquý và can đảm, không cần tìmmột nguyên tắc nào để đánh giánó nữa: Đó là một cuốn sách hayvà do một nghệ sĩ viết ra”

“Đó là thần viết, thần mượn tayngười để viết nên những trangsách bất hủ”

“Nạn đói vô cùng khủng khiếp.Nó kéo dài cái chết khiến nạnnhân bị các cơn đói giày vò, đaukhổ, tủi nhục Nhìn thấy ngườithân chết mà không cứu được,biết đến lượt mình rồi sẽ chết màkhông thoát được Muốn tìm cáisống đã phải dứt bỏ nhà cửa, quêhương, mồ mả tổ tiên ra đi, mongsao được cứu sống, nhưng rồi lạichết gục ở đầu đường xó chợ” (GS.

Văn Tạo và GS Furuta Moto)Nhân vật

Tràng 1.Tràng là người đànông thô kệch - Tràng có ngoại hình xấu xí, thô kệch Đầu của Tràng thì cạo trọc nhẵn, cáilưng to rộng như lưng gấu Hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều,hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn

Văn học là “hàng triệu câu

chuyện được viết ra dưới vòm trờinày” (Nguyễn Ngọc Tư), là hàng

Trang 17

2.Tràng là người dânlao động nghèo,“nhặt” được vợ trongthời buổi đói khát

lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ vừa lý thú vừa dữ tợn…

- Tính khí lại thất thường: Mỗi buổi chiều về, hắn bước ngật ngưỡng trên con

đường khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào bêntrong bến Hắn có cái tật vừa đi vừa tủm tỉm cười Nhiều lúc, hắn cứ phảingửa mặt lên cười hềnh hệnh.

- Bản thân anh là dân ngụ cư, dân ăn nhờ, ở đậu.

- Tràng sống với mẹ già trong một căn nhà xiêu vẹo trên bãi đất hoang mọclổn nhổn những búi cỏ dại.

- Hoàn cảnh xuất thân: khó lấy được vợ.

- Tuy nhiên, giữa cái khung cảnh tối sầm lại vì đói khát, Tràng bỗng nhiên“nhặt” được vợ Cuộc gặp gỡ giữa Tràng và người đàn bà không tên diễn rathât chóng vánh chỉ qua hai lần gặp mà chỉ gặp ở đường và chợ để rồi “nênvợ, nên chồng”:

● Lần gặp thứ nhất:

★ Trên đường kéo xe thóc lên tỉnh, Tràng hò chơi cho đỡ mệt“Muốn….” Không ngờ, thị ra đẩy xe cho anh và còn liếc mắtcười tít nữa.

★ Tràng thích lắm vì từ khi cha sinh mẹ đẻ đến giờ mới có mộtngười con gái cười với hắn tình tứ đến như thế.

● Lần gặp thứ 2, ở quán nước ngoài chợ:

★ Ban đầu, Tràng không nhận ra vì thị khác quá, trên khuôn mặtlưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt.

Khi nhận ra rồi, trong lời đáp “ăn gì thì ăn, chả ăn giầu” Tràng

sẵn sàng đãi thị bốn bát bánh đúc.

★ Trong bối cảnh mà người ta lo thân không xong, ai cũng đứngtrên miệng vực thẳm của cái chết hành động mà Tràng đãi thịbốn bát bánh đúc chứng tỏ rằng Tràng là một người khá tốt

triệu cảm xúc được gìn giữ vànuôi dưỡng trong trái tim củamỗi người thưởng thức Và lạthay, trong gió sương của cuộcđời, người đọc lại dừng bênnhững trang viết “Vợ nhặt” đểcảm nhận trọn vẹn…

“Cái khổ làm héo một phần lớnnhững tính tình tươi đẹp củangười ta” (Nam Cao)

“Một người đau chân có lúc nàoquên được cái chân đau của mìnhđể nghĩ đến một cái gì khác đâu?Khi người ta khổ quá thì người tachẳng còn nghĩ đến ai được nữa”

Trang 18

3.Niềm hạnh phúccủa Tràng khi có vợ

4.Tâm trạng củaTràng trong buổi

bụng và cởi mở.

★ Chính sự tốt bụng và cởi mở của Tràng đã đem đến cho Tràng

hạnh phúc, Tràng nói đùa với thị “Này … rồi cùng về”, nhưngthị đã theo Tràng về thật Khi quyết định “đèo bòng” Tràng cảmthấy “chợn” nhưng “chậc kệ”

- Tràng khi đưa vợ về qua xóm ngụ cư: tâm trạng của anh hôm nay phớn

phở, cười tủm tỉm, hai con mắt thì sáng lên lấp lánh, trước ánh mắt nhìnđầy tò mò và ngạc nhiên của người dân trong xóm, trước những lời xì xàobàn tán của người dân trong xóm, Tràng rất hãnh diện, rất đắc ý, mặt cứvênh lên như thể chứng tỏ với mọi người Tràng đã có vợ.

- Tràng khi đưa vợ về đến nhà:

Hành động: xăm xăm nhấc tấm phên rách ra và câu nói “Không cóngười đàn bà nhà cửa ra thế đấy” ta hiểu rằng có vợ rồi người đàn ông

ăn nói cục cằn kia bỗng văn hóa hẳn lên.

● Ánh mắt của anh đã để ý đến cô vợ nhặt và thắc mắc với lòng mình

“Quái, sao nó lại buồn thế nhỉ?” Tràng sốt ruột mong ngóng mẹ về để

còn ra mắt cô vợ nhặt.

● Khi mẹ về, sau lời giới thiệu, Tràng cũng hồi hộp, lo lắng đợi chờ câu

trả lời của mẹ, và chỉ khi người mẹ nói “Các con phải duyên phải kiếpvới nhau u cũng mừng lòng” Tràng mới thở đánh phào một cái.

Có thể nói, Kim Lân đã rất chú ý miêu tả diễn biến tâm trạngcủa Tràng từ khi có vợ Có rất nhiều lần Kim Lân nhắc đến nụcười của Tràng để nhấn mạnh đến niềm khát khao hạnhphúc, khát khao mái ấm gia đình để thách thức với cái đóiđang tung lưới bủa vây.

- Tràng thấy mình như bước ra từ một giấc mơ, trong người “êm ái lửng lơ”.

- Trước mặt anh mọi thứ đều thay đổi:

“Từ lúc yêu nhau hoa nở mãiTrong vườn thơm ngát của hồn

Trang 19

sáng ngày hôm sau ● nhà cửa sân vườn hôm nay đều được quét tước sạch sẽ

● mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt ở góc nhà đã thấy đem rasân hong

● hai cái ang nước vẫn để khô cong dưới gốc cây ổi giờ đã kín nước đầyăm ắp

Rõ ràng những cảnh tượng rất đỗi bình thường ấy cũng đãlàm cho anh cảm động, hạnh phúc với anh thật giản dị.- Từ buổi sáng đó, anh mới thấy mình nên người Anh nghĩ đến tương lai,

đến sự sinh sôi nảy nở của hạnh phúc để rồi vui sướng, phấn chấn tràn ngậptrong lòng.

- Và người vợ nhặt của Tràng hôm nay cũng khác lắm – đó là một người đàn

bà hiền hậu, đúng mực, không có vẻ gì chao chát, chỏng lỏn nữa.

- Tràng thấy “thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng Hắn đã có mộtgia đình Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy Cái nhà như cái tổ ấm chemưa che nắng Một nguồn vui sướng, phấn chấn tràn ngập trong lòng Bâygiờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng chovợ con sau này” Nguồn vui ấy như tia nắng, như ánh bình minh đem sinh

khí đến cho cuộc sống vốn đang ngập tràn sự chết chóc của cái đói tung lướibủa vây.

- Và trong bữa cơm đầu tiên, bữa cơm của 3 con người đang khốn khổ vì cái

● Vì thế, kết thúc của tác phẩm đã gieo vào lòng người đọc một niềmtin mãnh liệt, gieo một hạt giống hi vọng mãnh liệt vào tâm hồn

(Xuân Diệu)

Trong thiên truyện “Chí Phèo”của Nam Cao, ta cũng từng bắtgặp những ước mơ giản đơn vàbình dị đến nao lòng trong một“con quỷ dữ” Chí mơ về một giađình, một mái nhà ấm êm, hắnbỗng dưng cảm thấy sợ cô độc

Trang 20

Tràng, gia đình anh và tất cả bạn đọc chúng ta.

Tràng là một người lao động nghèo, tốt bụng và cởi mở (giữalúc đói anh sẵn lòng đãi người đàn bà xa lạ), luôn khát khaohạnh phúc và có ý thức xây dựng hạnh phúc.

Nhân vậtngười vợnhặt

1.Thị là nạn nhân

của nạn đói - Cái tên cũng không có, ngoại hình tiều tụy, xác xơ vì đói “hôm nay thị ráchquá…con mắt”.- Cũng giống như Tràng, khung cảnh Kim Lân để cho nhân vật này xuất hiện

là một không gian tối sầm vì đói khát.

- Cũng giống như bao người khác, thị ngồi vêu cùng với mấy chị em gái nơicửa nhà kho Chị không có tên, không tuổi tác, không cha mẹ, không giađình… môt con số không tròn trĩnh đang bao trùm lên lá số tử vi của chị.Cái đói đã cướp đi của thị tất cả.

- Khi chưa theo Tràng về làm vợ cái đói đã để lại “dấu tích” ghê gớm trêndáng hình và tính cách của chị:

● Lần gặp thứ nhất:có vẻ táo tợn, ăn nói mạnh mẽ “Có khối cơm trắngmấy giò mà ăn đấy! “Này nhà tôi ơi! Nói thật hay nói khoác đấy”

● Lần gặp thứ 2:chân dung của thị khiến Tràng không nhận ra, gầy…Thị cong cớn trong lời nói, vô duyên trong hành động “sà xuốngđánh… cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc… ăn xong cầm đôi

đũa quệt ngang miệng, thở: “Hà ngon! Về chị thấy hụt tiền thì bỏ bố”.

Tuy nhiên, ẩn đằng những lời nói và hành động ấy là khát vọng vềhạnh phúc và sự sống.

- Kim Lân không có ý chê bai người vợ nhặt kia, dù thực tế cũng có nhữngngười phụ nữ không đẹp Điều mà nhà văn muốn nhấn mạnh ở đây là: sứchủy hoại khủng khiếp của cái đói đối với hình hài và tính cách của conngười.

● Vì đói mà thị cố tạo ra cái vẻ cong cớn, chao chát, chỏng lỏn như làđể thách thức với số phận.

Trang 21

2.Miêu tả nhân vậtthị, Kim Lân khôngchú trọng nhiều đếndiễn biến tâm trạngbên trong mà KimLân chú ý nhiều đếnhành động Sâuthẳm trong thị vẫnkhao khát một máiấm gia đình và niềmtin ở tương lai

4.Hình tượng chị vợnhặt thể hiện rất rõtư tưởng nhân đạocủa Kim Lân

● Vì đói mà thị quên đi cả sĩ diện của mình, quên đi cả lòng tự trọngtheo không một người đàn ông về làm vợ trong khi chẳng biết tí gì vềanh ta.

● Vì đói mà thị đánh liều nhắm mắt đưa chân, đánh liều với hạnh phúccả đời mình.

Thị thật đáng thương Nhưng đằng sau sự liều lĩnh ấy của thị,người đọc hiểu rằng, thị là người có ý thức bám lấy sự sốngmãnh liệt.

- Thị bước sau Tràng chừng 3 – 4 bước, cái nón rách tàng nghiêng nghiêngche đi nửa mặt, mặt cúi xuống, chân nọ bước díu cả vào chân kia Thị đã ýthức được về bản thân, cái dáng cúi mặt kia phải chăng đó là sự tủi phận- Về đến nhà, trông nếp nhà rẹo rọ của Tràng, thị nén tiếng thở dài, tiếng thở

dài chấp nhận bước vào cuộc đời của Tràng.

- Hành động khép nép, tay vân vê tà áo khi đứng trước mặt bà cụ Tứ, thị thậtđáng thương.

- Tuy nhiên, ở sâu thẳm bên trong con người này vẫn có một niềm khátkhao mái ấm gia đình thực sự.

● Thị đã trở thành một con người hoàn toàn khác khi là một người vợtrong gia đình.

● Hạnh phúc đã làm cho thị thay đổi từ một người phụ nữ cong cớn,đanh đá bỗng trở thành một người đàn bà hiền hậu đúng mực, máiấm gia đình đã đủ sức mạnh làm thay đổi một con người.

- Một mặt nhà văn đã lên án tội ác dã man của phát xít Nhật và thực dânPháp Nạn đói do chúng gây ra đã cướp đi mọi giá trị của con người, và biến

người con gái như một thứ đồ rẻ rúng có thể nhặt được

- Mặt khác vợ Tràng đã nói lên một sự thật ở đời đó là trong đói khổ, hoạnnạn, kề bên cái chết nhưng con người vẫn khát khao được sống, vẫn sống

“Lấy nhau vì nghĩa vì tìnhĐói no không ngả, rách lànhkhông nghiêng”

“Trong cái điêu tàn và rữa nát,trong sự bủa vây của cái chết, sựsống vẫn không ngừng trỗi dậy,vươn lên Từ thoi thóp, leo lét, cólúc mãnh liệt như có phép màu”

(Trần Thị Thanh Nga)

Trang 22

ngay khi cả cuộc đời không thể chịu được nữa Những con người nghèo

khổ vẫn thương yêu đùm bọc, và cùng nhau vun đắp hạnh phúc để vượt quanhững thử thách khắc nghiệt.

Người vợ nhặt là nạn nhân của nạn đói Những xô đẩy dữ dộicủa hoàn cảnh đã khiến “thị” chao chát, thô tục và chấpnhận làm “vợ nhặt” Sâu thẳm trong con người này vẫn khaokhát một mái ấm “Thị” là một người hoàn toàn khác khi trởthành người vợ trong gia đình.

Nhân vậtbà cụ Tứ

1 Diễn biến tâmtrạng của bà cụ Tứ

Nhà văn Kim Lân tâm sự: “Phần gây xúc động lớn nhất cho tôi khi đọc lại truyện ngắnVợ nhặt đó là đoạn bà cụ Tứ- mẹ Tràng trở về” Thông điệp nghệ thuật về bản chất

nhân đạo trong tâm hồn người Việt ở hình tượng nhân vật bà cụ Tứ đã được KimLân thể hiện thành công qua diến biến tâm trạng của người mẹ nghèo ấy khi nhìnthấy chị vợ nhặt xuất hiện trong nhà mình cho đến buổi sáng ngày hôm sau.

- Từ trước đến giờ có bao giờ Tràng mong ngóng mẹ về đến thế đâu, nhấtđịnh là phải chuyện gì quan trọng, khác thường

● Chân bước theo con nhưng lòng bà đang phấp phỏng Rồi “đứng sữnglại” khi bà nhìn thấy một người phụ nữ đứng ở đầu giường con traibà, mà lại chào bà bằng u.

● Ngạc nhiên đã làm cho bà lão không còn tin vào cảm giác của bà nữa,tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn đi thì phải.

● Nhưng thực sự mắt bà không nhoèn, và tai bà cũng không đến mứcđiếc lác như chị vợ nhặt nghĩ ban đầu Bà chưa thể tin, không thể tinrằng con mình lại có người theo và lại chưa bao giờ hình dung nhậndâu trong một tình cảnh trớ trêu, tội nghiệp đến thế.

- Bà lão cúi đầu nín lặng

● đằng sau cái cúi đầu nín lặng ấy là dòng cảm xúc tuôn trào, là cơnbão lòng đang cuộn xoáy với tình thương con vô bờ bến.

Trang 23

● Bây giờ thì bà không chỉ biết sự việc “Nhà tôi nó mới về làm bạn vớitôi đấy u ạ” như lời Tràng thưa gửi mà bà còn hiểu ra biết bao nhiêucơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp của con trai mình.

- Bà tủi thân, tủi phận, bà so sánh người ta với mình

“người ta dựng vợ gả chồng cho con những lúc nhà ăn lên làm nổi, cònmình thì…” Bà lãochua chát, tự trách bản thân mình, càng thươngcon bao nhiêu bà lại càng tủi phận bấy nhiêu.

● Bà lão đã khóc, những giọt nước mắt hiếm hoi của người già dướingòi bút nhạy cảm của Kim Lân đã gieo vào lòng người đọc biết baothương xót, tủi buồn.

- Bà đã chấp nhận nàng dâu không phải chỉ bằng tình mẫu tử mà lớn hơnđó là tình người, là sự cảm thông với chị vợ nhặt từ cái nhìn của ngườicùng giới, cùng là phụ nữ.

Câu nói đầu tiên mà bà cụ Tứ dành cho chị vợ nhặt “Ừ thôi các conphải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”,lời nói của bà nhưtrút đi biết bao gánh nặng tâm trạng đang đè nặng trong Tràng, lờinói ấy như một sự chiêu tuyết cho giá trị của cô vợ nhặt.

★ Câu nói ấy của bà làm cuộc hôn nhân của Tràng và thị khôngcòn là chuyện nhặt nhau ở đường và chợ nữa mà là duyênphận.

★ Cách nói giản dị mà chan chứa tình người quả thực đã làm ấmlòng những số phận tội nghiệp.

★ Thị và Tràng dường như cũng sẽ ấm lòng hơn khi kinh nghiệmcủa một người mẹ từng trải nói “ai giàu ba họ, ai khó ba đời”.Bà động viên an ủi con trai và con dâu cùng nhau bước quakhó khăn đói khổ trước mắt mà lòng đầy thương xót.

● Nhưng sau những lời động viên ấy ta lại thấy Kim Lân để nhân vật bàcụ Tứ quay về với chính cuộc đời mình để mà lo lắng cho hạnh phúcthực tại của hai con.

Trang 24

★ Điều mà bà lo không phải là “sự hợp nhau hay không hợpnhau” giữa hai người mà điều mà người mẹ ấy lo lắng đó là,cái đói đang đe dọa hạnh phúc của con bà.

★ Trong bóng tối, bà nghĩ về cuộc đời dài dằng dặc của đờimình, cuộc đời của những người thân để mà thấu hiểu,

thương xót rồi “nghẹn lời” chỉ có dòng nước mắt chảy xuống

● Trong bữa ăn đầu tiên, mâm cơm ngày đói sao thảm hại:chỉ có mộtlùm rau chuối thái rối, một đãi muối, một niêu cháo lõng bõng toànnước và món chính là chè khoán

- Ăn cháo cám nhưng không khí gia đình thật ấm áp, tình chồng vợ, tình mẹcon – những nguồn động lực lớn lao ấy giúp họ tăng thêm sức mạnh đểvượt qua thực tại

● Bà cụ Tứ toàn nói chuyện của tương lai, toàn chuyện vui, chuyệnsung sướng về sau.

● Bà lão bàn với con tính chuyện nuôi gà, ngoảnh đi ngoảnh lại sẽ cóđàn gà cho mà xem.

● Câu chuyện của bà lão bất giác làm cho ta nhớ lại bài ca dao miềnTrung mười cái trứng Cũng giống như tất cả những người bình dânxưa, bà lão đang gieo vào lòng các con bà niềm lạc quan, niềm tin vàhi vọng Từ đàn gà mà có tất cả Khát vọng sống bật lên ngay cả trong

hoàn cảnh khốn cùng nhất “Chớ than phận khó ai ơi Còn da lông mọc,còn chồi nảy cây”.

- Song niềm vui của bà cụ Tứ cũng thật tội nghiệp Miếng cháo cám đắng

Trang 25

chát và tiếng trống thúc thuế dồn dập vội vã đưa bà cụ Tứ trở về với thực

tại với tiếng nói xen lẫn cả hơi thở dài trong lo lắng: “Đằng thì nó bắt giồng

đay, đằng thì nó bắt đóng thuế Giời đất này không chắc đã sống được qua đượcđâu các con ạ” Và bà lại khóc, tình thương con lại hiện hình qua những giọt

nước mắt lặng lẽ tuôn rơi.

- Với sự thấu hiểu, với sự đồng cảm, Kim Lân đã dựng lên hình ảnh bà cụ Tứ– người mẹ thương con, nhân hậu, bao dung Trong hoàn cảnh đói nghèo,

bà vẫn dang rộng cánh tay đón nhận người con dâu mặc dù trong lòng cònnhiều xót xa, tủi cực, vẫn gieo vào lòng các con ngọn lửa sống trong hoàncảnh tối tăm của xã hội lúc bấy giờ.

Bà cụ Tứ là một người mẹ nghèo khổ, rất mực thương con,một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung và giàu lòngvị tha, một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai,hạnh phúc tươi sáng Bà đã thắp sáng niềm tin vào tương laicho con và dâu của mình.

- Đặc biệt, không gian năm đói đã tạo thành khung cảnh nền để Kim Lân kểlại câu chuyện nhặt vợ cười ra nước mắt của Tràng Câu chuyện bi hài được

Trang 26

2.Nhận xét về giá trịnhân đạo

3.Nhận xét về sựchuyển biến củanhân vật người vợnhặt (trước và saukhi làm vợ Tràng)

miêu tả trong truyện (đoạn văn trên) góp phần hoàn chỉnh bức tranh chânthực về tình cảnh thảm khốc của người nông dân: Vì đói quá mà chị vợ nhặtđã phải đánh đổi cả lòng tự trọng để được ăn, để theo không người đàn ôngxa lạ; vì nghèo mà bà cụ Tứ phải dằn vặt bởi không lo nổi dăm ba mâm chođám cưới của con; vì khổ mà bữa cơm mừng dâu mới chỉ toàn cháo loãng,ăn với muối và món chè khoán đắng chát thực ra chỉ là cháo cám

- Qua nhân vật Tràng, nhà văn Kim Lân không chỉ đồng cảm sâu sắc với số

phận cùng khổ của người nông dân nghèo Việt Nam trước cách mạng tháng

Tám mà còn phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của họ Đó là vẻ đẹp của tình

người, của khát vọng hạnh phúc Đoạn trích đã diễn tả thành công sự đổithay trong tâm trạng của nhân vật Tràng: Từ bất ngờ, bỡ ngỡ đến hạnh phúctột cùng; từ ngờ nghệch, vô tâm trở thành người đàn ông trưởng thành, cótrách nhiệm Sự đổi thay ấy nói lên sức mạnh của tình yêu thương, sứcmạnh của khát vọng hạnh phúc có thể biến những điều không thể thànhcó thể, biến đau khổ thành ngọt ngào Xây dựng hình tượng nhân vật Tràng,nhà văn đã thể hiện thái độ đồng cảm, trân trọng với khát vọng hạnh phúc

của con người để từ đó khẳng định: Dù trong tình huống bi thảm tới đâu, dùkề bên cái chết, con người vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng,vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng vào tương lai, vẫn muốn sống cho rangười Đây cũng chính là chiều sâu tư tưởng nhân đạo của tác phẩm.

- Trước khi trở thành vợ Tràng, thị là một người phụ nữ ăn nói chỏng lỏn, táobạo và liều lĩnh, chủ động làm quen và "liếc mắt cười tít" với Tràng ngaytrong lần gặp đầu tiên Thậm chí lần gặp thứ hai, thị còn "sầm sập chạy tới","sưng sỉa nói" và lại còn "đứng cong cớn" trước mặt Tràng, chủ động đòi ăn,trơ trẽn biền đùa làm thật để theo không Tràng.

- Nhưng khi trở thành vợ Tràng, thị đã trở về với chính con người thật của

Trang 27

4.Nhận xét về vẻ đẹpcủa khát vọng, vẻđẹp của tình người

mình là một người đàn bà hiền thục, e lệ, lễ phép, đảm đang Thị bẽn lẽn đicạnh Tràng, lễ phép chào hỏi mẹ chồng, thị còn dậy sớm, quét tước, dọndẹp cho căn nhà khang trang, sạch sẽ Đó là hình ảnh của một người vợ biếtlo toan, thu vén cho cuộc sống gia đình – hình ảnh của một người vợ hiền,một cô dâu thảo Trong bữa cơm cưới giữa ngày đói, thị tỏ ra là một phụ nữam hiểu về thời sự khi kể cho mẹ và chồng về câu chuyện ở Bắc Giang ngườita đi phá kho thóc của Nhật Chính thị đã làm cho niềm hy vọng của mẹ vàchồng thêm niềm hy vọng vào sự đổi đời trong tương lai.

- Miêu tả sự thay đổi của nhân vật Thị, Kim Lân đã thể hiện được sự trântrọng và niềm tin vào những phẩm chất, giá trị tốt đẹp của con người, đó lànhững vẻ đẹp mà nạn đói không thể nào hủy diệt được Chính điều đó đãtạo nên ý nghĩa nhân văn sâu sắc của ngòi bút Kim Lân.

- Đoạn trích nói riêng, tác phẩm nói chung không chỉ giàu giá trị hiện thựcmà còn giàu giá trị nhân đạo Xây dựng tình huống nhặt vợ của Tràng, đoạnvăn nói lên tình cảnh thê thảm của người nông dân trong cảnh đói, gián tiếptố cáo tội ác của bọn thực dân phong kiến đã đẩy con người đến tình cảnhphải bán rẻ cả nhân phẩm để được sống Đồng thời, nhà văn cũng thể hiệnsự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc cũngnhư vẻ đẹp của tình người trong nạn đói Dưới sự thể hiện của ngòi bút giàulòng nhân ái Kim Lân, ta thấy sự túng đói quay quắt, hoàn cảnh khốn khổkhông làm con người từ bỏ lòng yêu thương, nhân hậu, không ngăn cảnđược con người hy vọng vào cuộc sống, hy vọng vào hạnh phúc ngày mai.Họ vẫn vượt lên trên cái chết, cái thảm đạm để sống với nhau bằng tìnhngười đẹp đẽ, để hướng đến sự sống, hạnh phúc và ngày mai tươi sáng hơn.- Phát hiện và miêu tả vẻ đẹp ấy trong tâm hồn nhân vật, Kim Lân đã đem

đến cho tác phẩm tình cảm nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.

Trang 28

5.Nhận xét về vẻ đẹpcủa nhân vật bà cụTứ

6.Nhận xét về nétđặc sắc trong ngòibút miêu tả tâm línhân vật

- Chiều sâu tâm lí của nhân vật bà cụ Tứ đã nói lên những phẩm chất tốt đẹpcủa người mẹ này Đó là tình mẫu tử cao cả, thiêng liêng, đặc biệt là lòngthương người như thể thương thân, lòng nhân hậu, vị tha và nghị lực sốngphi thường.

- Trước hết, đó là vẻ đẹp của tấm lòng nhân hậu, bao dung Lòng bà luônchan chứa tình yêu thương dành cho các con, bà có những ứng xử chânthành, đầy tình nghĩa đối với cả con trai và con dâu Người mẹ nghèo khổ ấyđã không vì cái đói, cái cực của kiếp người tha hương cầu thực mà chai sạntâm hồn, dửng dưng, vô cảm với tình cảnh khốn cùng của người khác Bà đãvượt qua những nghi lễ thông thường, đồng ý cho người đàn bà xa lạ làmcon dâu mình và còn thấy thương xót, thấu hiểu cho hoàn cảnh của ngườiđàn bà ấy.

- Chẳng những thế, người mẹ ấy dù trong mọi hoàn cảnh dù khắc nghiệtnhất, đáng buồn tủi nhất vẫn cố gắng xua tan những buồn lo để vui sống,khơi lên ngọn lửa niềm tin và hi vọng cho con cái, trở thành chỗ dựa tinhthần vững chãi cho các con Đây chính là điều khiến ta bất ngờ nhất khi đọctruyện Bởi trong ba nhân vật, người hi vong vào tương lai nhiều hơn cả làbà cụ Tứ Điều ấy tưởng như trái với quy luật tâm lí người đời từng tổng kết:Tuổi trẻ hay hướng đến tương lai còn người già hay nhìn về quá khứ Vậy màngười mẹ già lọng khọng gần đất xa trời này lại là người sống cho con vàcũng hi vọng cho con.

- Vẻ đẹp tâm hồn của bà cụ Tứ đã thể hiện chiều sâu giá trị nhân văn của tácphẩm: Cho dù phải sống trong một tình thế hết sức bi đát, bà cụ Tứ nóiriêng và những người lao động nói chung vẫn hướng đến tương lai, vẫn khátkhao một mái ấm gia đình, vẫn gắn bó bao bọc lẫn nhau bằng tình thương,

Trang 29

7.Nhận xét về nétđộc đáo trong nghệthuật xây dựng tìnhhuống truyện

lòng nhân ái.

- Miêu tả diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong tình huống anh con trainhặt được vợ, Kim Lân đã khẳng định biệt tài phân tích tâm lí nhân vật mộtcách chân thật và sâu sắc, cảm động Ngòi bút của nhà văn đã len lỏi, láchsâu vào những nét tâm lí vô cùng đơn giản, tinh tế của người mẹ nông dânnghèo từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau khi Tràng có vợ.

- Nhà văn không miêu tả sự phát triển tâm lí của nhân vật theo đường thẳng,mà là những trạng thái phức tạp, gấp khúc Ông cũng không chỉ khắc họatâm trạng ấy thông qua hành động, lời lẽ, cử chỉ bền ngoài mà còn nhậpthân vào nhân vật Nhờ vậy, hình ảnh bà cụ Tứ hiện lên chân thực hơn, phùhợp với những nỗi niềm trắc ẩn trong chiều sâu riêng của người già từngtrải và giàu tình yêu thương.

- Ai đó đã nói rằng, tình huống truyện là linh hồn của tác phẩm Đối với nghệthuật truyện, xây dựng được một tình huống truyện độc đáo là một trongnhững yếu tố then chốt tạo nên sức sống của tác phẩm ấy Đoạn trích trên[ ] dựng lên một tình huống vừa lạ, vừa éo le đã thể hiện những nét độc đáotrong ngòi bút nghệ thuật Kim Lân.

- Trước hết, cái tài của Kim Lân là dựng được một tình huống lạ Hiếm có mộttình huống nào lại "lạ" như tình huống nhặt vợ của anh cu Tràng Bởi

chuyện dựng vợ, gả chồng xưa nay vốn là chuyện hệ trong cuộc đời conngười, vậy mà Tràng lại lấy được vợ theo kiểu nhặt Lạ bởi Tràng lại khôngphải là người hào hoa, giàu có gì mà chỉ là anh phu xe nghèo, xấu, hơi ngốcvậy mà Tràng lại có người theo không.

- Chính vì thế mà việc Tràng có vợ đã tạo ra sự lạ lùng, ngạc nhiên với tất cả

Trang 30

8.Nhận xét về cáchnhìn của nhà văn vềngười lao động

mọi người trong xóm ngụ cư, với bà cụ Tứ, thậm chí đã có những thời điểmchính Tràng cũng chẳng thể nào tin được vào điều đó.

- Không chỉ dựng được tình huống lạ, Kim Lân còn tạo cho tình huống ấynhững khía cạnh éo le, bất ngờ Éo le bởi giữa lúc đói khát, nuôi thân cònchẳng xong vậy mà Tràng lại dám "đèo bòng", "rước cái của nợ đời ấy về" Cóvợ, nhưng chen vào hạnh phúc là nỗi lo chạy trốn cái đói, nỗi lo níu kéo sựsống Chính vì tình huống éo le này mà mọi người không biết nên buồn haynên vui, hạnh phúc hay đau khổ

- Dựng lên tình huống nhặt vợ độc đáo của nhân vật, Kim Lân đã nói lên đượcrất nhiều những vấn đề tư tưởng sâu sắc của tác phẩm, cũng như miêu tả rõnét hơn chiều sâu tâm lí và vẻ đẹp tâm hồn nhân vật.

- Hình tượng nhân vật bà cụ Tứ là minh chứng tiêu biểu thể hiện cách nhìn củanhà văn về cuộc đời người lao động theo chiều hướng tích cực: Đi từ bóng tối vươnra ánh sáng (khác với các tác phẩm hiện thực phê phán trước Cách mạng thángTám) Điều đó thể hiện cái nhìn đầy nhân hậu, giàu tình yêu thương và lạc quancủa nhà văn đối với người lao động Hiện thực của cuộc Cách mạng tháng Tám -1945 đã giúp nhà văn nhận ra khả năng cách mạng, khả năng đổi đời của ngườinông dân, nên cách nhìn của nhà văn về người lao động cũng thay đổi Không cònnhững cái chết đau thương như lão Hạc, Chí phèo, bà cái Gái, không còn đêm đennhư mực như cái tiền đồ của chị Dậu những trang cuối cùng của "Vợ nhặt" đãnhen nhóm lên ánh sáng của niềm tin và hi vọng Nhà văn tin vào sự đổi đời củangười nông dân, như tin vào câu nói dân gian trong lời cụ Tứ: "Ai giàu ba họ, ai khóba đời "

Trang 31

Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

Nhân vậtMị(phẩmchất,tínhcách,hoàncảnh)

1.Mị là một cô gái trẻxinh đẹp, yêu đời, cónhiều phẩm chất tốtđẹp

2.Số phận bi thươngcủa nhân vật Mị

- Mị là cô gái H'Mông trẻ đẹp, có tài thổi sáo:“Trai đến đứng nhẵn cả chân váchđầu buồng Mị”, “Mị thổi sáo giỏi, Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay nhưthổi sáo Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”

- Mị là người con hiếu thảo, tự trọng:“Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, conphải làm nương ngô giả nợ thay cho bố Bố đừng bán con cho nhà giàu”

- Cô yêu thích lao động, không ham giàu sang

Bản chất tốt đẹp, hứa hẹn một cuộc đời hạnh phúc.

- Nhà nghèo:Vì món nợ truyền kiếp bố mẹ vay gia đình nhà thống lí Pá Tranên Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ -> Mị là con nợ đồng thời cũng là con dâunên số phận đã trói buộc Mị đến lúc tàn đời

- Danh nghĩa là con dâu thực chất là con ở

Bị vắt kiệt sức lao động: “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa

năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thi đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi háicủi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tướcthành sợi”, “Con ngựa con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn đứng gãichân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêmcả ngày”-> Bị biến thành một thứ công cụ lao động là nỗi cực nhục

mà Mị phải chịu đựng.

Bị giam hãm về tinh thần (hủ tục): Bị giam cầm trong căn phòng

“kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay Lúc nào trông racũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”-> Sống với

trạng thái gần như đã chết.

●Bị A Sử đối xử tàn nhẫn

“Nghệ thuật chỉ đạt đến đỉnhcao khi nó được chắt lọc từnhững nỗi đau đích thực củacuộc đời” (Lê Huy Bắc)

Vẻ đẹp chăm chỉ, cần cù, hamlao động của Mị - Liên hệ với

Việt Bắc - Tố Hữu: “Nhớ cô emgái hái măng một mình”, hay

trong “Chiều tối”, Hồ Chí Minh

từng trân trọng hình ảnh: “Côem xóm núi xay ngô tối”

Con người là trung tâm của mọitác phẩm văn học, cho nên sốphận con người, nhất lànhững người phụ nữ đã trởthành nguồn cảm hứng vô tậncho các nghệ sĩ từ xưa đếnnay Như đại thi hào NgaMacxim Gorki từng có nhữngcâu thơ tuyệt hay:

“Trời không ánh sáng hoa nào

Trang 32

3.Hình ảnh Mị trongđoạn văn mở đầutruyện

4.Giá trị hiện thựctrong đoạn trích:“Lần lần, mấy nămqua, mấy nămsau…Mị nghĩ rằngmình cứ chỉ ngồitrong cái lỗ vuông ấymà trông ra, đến baogiờ chết thì thôi.”

Mị là nạn nhân của cường quyền, thần quyền-> sốphận cay đắng tủi nhục của người phụ nữ nông dânmiền núi dưới ách của thực dân phong kiến Sống tămtối, nhẫn nhục, đau khổ, tê liệt về tinh thần, buôngxuôi theo số phận.

- Một cô gái âm thầm, lẻ loi, sống như gắn vào những vật vô tri, vô giác: “Ai

ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồiquay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”.

- Một cô con dâu nhà thống lý quyền thế, giàu sang “nhiều nương, nhiều bạc,nhiều thuốc phiện” nhất làng nhưng lúc nào cũng “cúi mặt”, “buồn rười

rượi”, không nói, không cười.

Hình ảnh của Mị hoàn toàn tương phản với cái giađình mà Mị đang ở Hình ảnh ấy chỉ rằng Mị đã trảiqua những tháng ngày cực khổ và cơ nhục biết chừngnào ở nhà thống lí; đồng thời báo hiệu một tương laikhông bằng phẳng Hình ảnh ấy là tấm gương phảnchiếu một số phận nhiều uẩn khúc và một bi kịch củacõi nhân thế nơi miền núi cao Tây Bắc.

- Miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân dưới ách thống trị củabọn chúa đất miền núi và bọn thực dân

● Biểu hiện trước hết về giá trị hiện thực trong đoạn trích là thông quanhân vật Mị, Tô Hoài đã miêu tả chân thực số phận cùng khổ củangười dân dưới ách thống trị của bọn chúa đất miền núi và bọn thựcdân phong kiến

★ Trong những trang viết của Tô Hoài, Mị vốn là một cô gái Mèoxinh đẹp, tài hoa, hiếu thảo Thế nhưng, chỉ vì nghèo, cha mẹ

Dạ vắng yêu thương dạ nhữngsầu

Đời không mẹ hiền, không phụnữ

Anh hùng, thi sĩ hỏi còn đâu ”

Số phận người phụ nữ cũng trởthành một sợi chỉ đỏ xuyên suốtnhững tác phẩm văn

học Việt Nam qua các thời kỳ.Những bài ca dao than thântrách phận là lời than thở vìcuộc đời, cảnh ngộ khổ cực,đắng cay, sự tự ý thức, sự nhậnthức rõ ràng của họ về sựnhỏ nhoi, thấp kém của mìnhtrong xã hội lúc bấy giờ: “Thânem như hạt mưa sa / Hạtvào đài các, hạt ra ruộng cày”.Đó là thân phận một nàng Kiềutài hoa nhưng bạc mệnh,

người chinh phụ sống tủi hờn côđơn, cung nữ sắc nước hươngtrời nhưng bị vua ghẻ

lạnh phải sống trong sự lạnhlùng họ đều có điểm chung làbất hạnh, khổ đau và thậmchí là bất lực, bế tắc, phó mặc

Trang 33

không trả nổi tiền cho nhà thống lí nên Mị đã bị bắt về làm

dâu gạt nợ Từ đây, Mị trở thành con dâu nhà giàu nhưngthực ra là rơi vào cảnh một cổ hai tròng, một tròng con dâuvà một tròng con nợ Bao nhiêu hi vọng về hạnh phúc, vềtương lai của cô như vụt tắt Khi mới bị bắt về làm dâu, có đếnhàng tháng trời đêm nào Mị cũng khóc, có lần cô trốn về nhàđịnh ăn lá ngón tự tử.

Đây có thể xem là sự phản kháng của Mị trướcthần quyền và cường quyền, không chấp nhậnkiếp sống trâu ngựa, nhưng rồi vì cha mà côkhông đành lòng chết

Đến đoạn văn này thì ý thức phản kháng của Mị đã mất đi

“Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết Nhưng Mịcũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa” Sự đày

đọa về thể xác, áp chế về tinh thần đã khiến Mị tê liệt hoàntoàn Ở địa ngục trần gian của nhà Pá Tra, bao vất vả, khổnhục đổ lên đầu Mị Mấy năm sau khi bố Mị qua đời, Mị cũngkhông nghĩ đến cái chết nữa, bởi vì“Mị quen cái khổ rồi Bâygiờ thì Mị tưởng như mình cũng là con trâu, con ngựa (…) chỉ biếtviệc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi”và“Con ngựa, con trâu làm còn có

lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gáinhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày” Cách so sánh

ngang bằng (Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng làcon ngựa) và so sánh không ngang bằng (Con ngựa, con trâu

làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ,đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày)

nhằm tập trung phản ánh nỗi khổ, bị đọa đày về thể xác củaMị Cách so sánh ấy đã cho thấy điều mà tác giả dự báo ở đầu

tác phẩm khi để nhân vật hiện lên giữa những vật vô tri, vô

cho số phận Thế nhưng đến vớicác tác phẩm văn học

hiện đại, đặc biệt là “Vợ chồng APhủ”, ta sẽ thấy nhà văn đã thổivào số phận ấy một

luồng sinh khí mới.

Trang 34

giác được cụ thể hóa hơn Mị có khác nào một công cụ laođộng của nhà thống lí, không có chút quyền con người cơ bảnnào.

Sự đọa đày về thể xác ấy đã dẫn đến sự tê liệt về tinh thần.

Quen với cái khổ nên Mị không còn nghĩ ngợi gì nữa, trongđầu chỉ còn ý niệm về công việc nối tiếp công việc, mỗi năm,mỗi mùa, mỗi tháng cứ thế làm đi làm lại: tết xong thì háithuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, cuối mùa đi bẻbắp… Cách khắc họa nhân vật của Tô Hoài gây ấn tượng về

một con người bị tê liệt về xúc cảm, hành động như một cỗmáy đã được lập trình sẵn, chỉ như đang tồn tại một cách vôthức mà không hề sống với bất kì một trạng thái cảm xúcsống động nào.

● Không chỉ dừng lại ở đó, ở tầng sâu hơn, ngòi bút Tô Hoài còn nêulên một sự thực đau lòng: con người bị áp bức, nếu cứ nhẫn nhụcchịu đựng, kéo dài đến một lúc nào đó, sẽ bị tê liệt cả tinh thần phảnkháng

“Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xócửa” -> mạng sống, nhân cách con người bị coi rẻ -> con người

tuyệt vọng

★ Mị cam chịu thân phận con rùa nuôi trong xó cửa, chỉ biếtngồi trong cái buồng kín mít, trông ra cửa sổ vuông mờ mờ

trăng trắng, “đến bao giờ chết thì thôi”.

★ Chi tiết căn buồng Mị nằm:Một chi tiết tưởng chừng như nhỏnhặt trong tác phẩm nhưng nếu nhìn kĩ ta lại thấy sau đó

những ẩn ý của nhà văn Căn buồng của một người phụ nữ nóichung và người phụ nữ Mông nói riêng là nơi chia sẻ mọi buồnvui, giấu kín bao khát khao mơ ước, và là không gian theo bámsuốt cuộc đời của họ Khi còn trẻ đó là căn buồng kín đáo của

Trang 35

một cô thiếu nữ, với bao niềm riêng tư Khi đi lấy chồng đó làcăn buồng đong đầy hạnh phúc lứa đôi Xa hơn là căn buồngđếm từng ngày, từng tháng khi thai nghén chín tháng mườingày, khi nuôi con bế bồng với bao tin yêu, hi vọng… Tưởngnhư đó là không gian thân thương, gần gũi và ấp áp nhưng vớiMị thì không Đó là một căn buồng kín mít, chỉ có một lỗvuông cửa sổ chỉ nhỏ bằng bàn tay mà ngồi trong đó nhìn rabên ngoài lúc nào cũng thấy “mờ mờ, trắng trắng không biếtlà sương hay là nắng” Người đọc có thể liên tưởng ngay đến

hình ảnh một ngục thất tinh thần, thiếu sinh khí, thiếu sựsống Phải chăng chính điều này đã làm tê liệt hơn sức sống

trong người con gái đầy xuân xanh

- Giá trị hiện thực của đoạn trích còn thể hiện ở tiếng nói tố cáo tội ác củabọn thực dân phong kiến miền núi Tây Bắc

● Bọn thực dân phong kiến miền núi mà đại diện là gia đình thống líPá tra đã lợi dụng cường quyền và thần quyền để áp bức, bóc lột sứclao động của người dân miền núi

★ Chúng dùng những hủ tục lạc hậu, thủ đoạn độc ác đày đọacon người như cho người dân vay nặng lãi, dùng cách cúngtrình ma để hù dọa người dân để mỗi năm lãi càng thêmnhiều.

★ Chúng biến trần gian thành địa ngục, chà đạp lên hạnh phúc,tình yêu của con người Mị chính là nạn nhân dưới sự áp chếcủa chúng.

★ Không những đày đọa thể xác của Mị, chúng còn làm tê liệt ýthức phản kháng, sống trong sự cam chịu, chấp nhận kiếp đờilàm dâu gạt nợ, nô lệ đầy tủi nhục.

Trang 36

Đêmtình mùaxuân

1.Giải thích “Sứcsống tiềm tàng”

2.Tác động của ngoạicảnh: Cảnh sinh hoạtcủa nhân dân TâyBắc

“Sức sống tiềm tàngʼʼ là sức sống ẩn sâu kín trong tâm hồn con người, và chỉ bộc

phát trong một điều kiện cụ thể nào đó Ở nhân vật Mị, sức sống tiềm tàng trongtâm hồn cô chính là lòng yêu đời, yêu cuộc sống, sự phản kháng, sự khát khaovươn lên những điều tốt đẹp hơn nhằm thoát khỏi số phận đen tối của đời mình

- Cảnh sinh hoạt thể hiện phong tục ăn Tết của người Mèo

● Đoạn trích giúp chúng ta ít nhiều có thể hình dung về phong tục đónTết của người Mèo (HʼMông)

★ Người Mèo không ăn Tết theo lịch mà đón Tết khi vụ mùa gặthái đã xong nên Tết là sự cộng hưởng của vẻ đẹp đất trời và

niềm vui thu hoạch mùa màng “Ở Hồng Ngài, người ta thành lệcứ ăn Tết thì gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào”.

Họ ăn Tết khi “Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong,ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho”.

Phong tục ấy thể hiện rõ nhịp sống của con người“hoà thuận” một cách hồn nhiên, tự nhiên cùng nhịpđiệu của thiên nhiên, vũ trụ như thuở sơ khai.

● Vào dịp Tết người ta thường tập trung ở một không gian thoáng,rộng, thường là mỏm đất phẳng ở đầu làng để thổi khèn, thổi sáo,đánh quay, ném còn và nhảy Vẻ đẹp của bức tranh sinh hoạt, phongtục miền núi trong ngày Tết của người Mèo, qua ngòi bút của TôHoài, thực sự có sức say lòng người

Trẻ con đầy vui sướng với những trò chơi ngày Tết “Đám trẻ đợiTết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà”

Trai gái thì thổi khèn, thổi sáo tìm bạn yêu “Ngoài đầu núi lấpló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi”

● Sự am hiểu về phong tục tập quán của người miền núi còn được TôHoài thể hiện rõ khi nhà văn miêu tả cảnh ăn Tết trong gia đình

“Về Tây Bắc khi mùa xuân vừatới

Ngắm hoa Ban nở trắng cả lưngđồi

Lửa bập bùng giữa rừng đêm mởhội

Điệu múa Xòe ai uốn lượn, lảlơi…”

(Tây Bắc Hành - Trần Đức Phổ)

“Hoa mơ nở khắp núi rừngĐắm say sơn nữ ngập ngừngbước chân

Cảnh xuân tha thiết nồng nànTình xuân ấm áp chứa chan gọimời”

(Mùa xuân Tây Bắc - Axeng)

Trang 37

thống lí Pá Tra

“Cả nhà thống lí Pá Tra vừa ăn xong bữa cơm Tết cúng ma Xungquanh, chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng vẫn còn nhảy lên xuống,run bần bật Vừa hết bữa cơm lại tiếp ngay bữa rượu bên bếp lửa”.

★ Nhìn ở góc độ phong tục, bên cạnh vui chơi thì người miềnnúi còn có tục thờ cúng, ốp đồng và ăn cơm, uống rượu bênbếp lửa.

- Tiếng sáo

● Nhà văn Tô Hoài rất dụng công trong mô tả tiếng sáo bởi tiếng sáomùa xuân được xem như linh hồn của đời sống tinh thần nhân dânvùng Tây Bắc “Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đichơi”.

● Tác giả miêu tả tiếng sáo rất cụ thể: khi còn xa Mị tiếng sáo “lấp ló”lúc ẩn lúc hiện ngoài đầu núi Nhưng rồi nó đến gần hơn, vọng lại rõhơn để có thể hiểu được lời của người đang thổi sáo Giữa khungcảnh thiên nhiên thơ mộng, quyến rũ và say mê, tiếng sáo làm nổibật vẻ đẹp của con người Tây Bắc đa tình, nghệ sĩ:

Mày có con trai con gái rồiMày đi làm nươngTa chưa có con trai con gái

Ta đi tìm người yêu

● Mùa xuân là mùa của hò hẹn, mùa của tình yêu, của hạnh phúc và

tiếng sáo chính là tín hiệu báo hiệu rằng “Những đêm tình mùa xuânđã tới” Mùa xuân mới, đất trời, vạn vật bùng trỗi dậy của sức sống

mới và con người cũng bùng dậy những khát vọng yêu đương.

“Chi tiết nó giống như ngọn nếnthắp trong chiếc đèn ông saocủa trẻ con chơi vào đêm Trungthu Ngọn nến nếu cháy to quáthì sẽ thiếu cháy mất cái đèn,còn nếu ngọn nến quá bé thì đènsẽ không được sáng” (Nhà văn

Nguyễn Thế Hùng)

“Tiếng sáo kia quá tha thiết,quá mạnh mẽ, nó dìu hồn Mịbay lên trên hoàn cảnh, nó làbiểu tượng của niềm khát sống,khát khao yêu, ở đây còn là lòngkhao khát tự do nữa” (Tô Hoài)

Trang 38

3.Diễn biến tâmtrạng của Mị trongđêm tình mùa xuân

- Tác động của tiếng sáo: Đầu tiên, Mị “ngồi nhẩm thầm bài hát của ngườiđang thổi”

● Tiếng sáo gọi bạn thiết tha, bổi hổi khi Tết đến xuân về ấy như mộtcơn gió thổi tung đám tàn tro đang vây quanh cuộc đời Mị.

● Đặc biệt qua nghệ thuật trần thuật và miêu tả tiếng sáo đặc sắc, TôHoài đã mang đến cho người đọc một linh hồn đang cựa quậy hồisinh đằng sau thân xác giá băng:

★ Tâm hồn Mị tha thiết bổi hổi khi nghe tiếng sáo từ đầu núivọng lại Mị đã ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổisáo.

★ Sau bao nhiêu ngày câm lặng, có lẽ đây là lần đầu tiên ngườicon dâu gạt nợ này đã khẽ hát, dù chỉ là nhẩm thầm Mị nhẩmthầm -> khẽ khàng nhắc lại theo sự hồi tưởng, thậm chí khôngliền mạch, lúc nhớ lúc quên lời bài hát của người đang thổi.★ Có lẽ trước đây Mị cũng đã từng thổi sáo hoặc hát bài này rồi.

Giờ nghe tiếng sáo ngoài đầu núi vọng lại, lúc ẩn lúc hiện,trong Mị đã thức dậy điều gì đó quen thuộc, lâu nay bị lãngquên.

- Tác động của rượu: Trong không khí của một đêm tình mùa xuân, trongcái nồng nàn của bữa rượu ngày Tết, “Mị cũng uống rượu”.

Dịp Tết, mọi người uống rượu, đi chơi và Mị cũng tìm đến rượu “NgàyTết, Mị cũng uống rượu Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát Rồi Mịsay”.

★ Đó cũng không phải là cách uống của người thưởng xuân cũngkhông phải uống vì thèm rượu Cách uống rượu của Mị là cách

“Như một cây rừng héo úa tànrụi, nhưng sâu trong mao mạchcủa thân, nhựa vẫn chảy thầm.Vừa có cái gì chết mòn, chết mỏiđi, vừa có cái gì không chịu chếthẳn” (Chu Văn Sơn)

Những hồi tưởng ấy cồn càothành men rượu trong lòng nhưXuân Diệu từng viết:

“Ôi chén rượu ân tìnhTừ bình minh sự sốngRót mãi tới vô cùngCủa cuộc đời lồng lộng”

(Chén nước - Xuân Diệu)

Trang 39

uống để giải sầu, uống rượu như nuốt căm, nuốt hận vào lòng.★ Sức chịu đựng của Mị là có hạn, đã đến lúc cần bùng cháy.

Rượu chính là chất men xúc tác để nhân vật có đủ sức mạnh

và can đảm làm những việc mà khi tỉnh táo Mị không thể bởibao áp chế đè nặng.

Vì thế mới có những diễn biến đầy phức tạp trong tâmlí và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân.- Mị ý thức về bản thân mình vẫn còn trẻ, ý thức về quyền được đi chơi ngày

● Sự hồi sinh trong tâm hồn đã dẫn đến hàng chuỗi các hành động cảvô thức lẫn ý thức nhưng chứa đựng đầy sức sống của nhân vật

★ Khi ngập mình trong hơi men nồng nàn, tha thiết, với tiếng

sáo đang đang “văng vẳng gọi bạn đầu làng”, lòng Mị đang

sống về ngày trước, hồi tưởng lại mùa xuân tươi đẹp thời congái.

★ Ngày ấy, Mị là người con gái xinh đẹp, tài hoa, yêu đời, chỉ cần

một chiếc lá là “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay nhưthổi sáo” Ngày ấy, Mị có “biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêmthổi sáo đi theo Mị”

Những hồi ức thanh xuân tươi đẹp ấy sống dậy chothấy Mị đã bắt đầu thức tỉnh, Mị đã ý thức được về sựtồn tại, về cuộc đời của mình Mị không còn sống mộtcách bất động, vô hồn ở nhà thống lí, sức sống mãnhliệt đang trỗi dậy trong tâm hồn Mị và khát vọng sốngnhư ngọn lửa đã làm bừng sáng lại tâm hồn Mị

● Mị đứng dậy nhưng không bước ra đường chơi mà từ từ đi vào trongbuồng -> Mị bước theo tiếng gọi của sự giam cầm, cam chịu

Liệu chén rượu mà Mị đã mượnđể đi về những ký ức ngày xưa

có “rót mãi đến vô cùng” để đưa

Mị về với cuộc đời lồng lộng màMị đã có hay chăng? Có lẽ câutrả lời vẫn luôn được Tô Hoài ấpủ để người đọc hôm nay mảimiết đi tìm

Trang 40

● Tuy nhiên, tác động của ngoại cảnh đã làm thức dậy trong Mị nhậnthức về quá khứ tươi đẹp, về hiện tại vô cùng tàn nhẫn và hướng vềtương lai

★ Mị đi tìm những đêm tình ngày xuân, khứ hồi một thời tuổi

trẻ: “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng nhưnhững đêm Tết ngày trước Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn

đi chơi” -> Khẳng định những biến đổi tích cực trong nhậnthức, ý thức của Mị

★ Mị so sánh mình với những người phụ nữ khác -> Mị tìm lấy lýdo để tiếp sức cho những mong muốn đang dần hồi sinh★ Kéo Mị lại thực tại lại chính là cuộc hôn nhân phi lý của mình,

một cuộc hôn nhân “không có lòng mà vẫn phải ở với nhau”

- Mị cảm thấy rõ hơn bao giờ hết cái vô nghĩa lý của cuộc sống thực tại:“Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ khôngbuồn nhớ lại nữa” Mị đã nhận ra cảnh khổ của mình Ý thức tự tồn chớmđầu nảy nở nhưng hết sức mơ hồ

● Mị muốn chết để chấm dứt thân phận làm dâu đầy đắng cay, tủi nhục● Thực tế mà cô từng chấp nhận nay bỗng trở nên vô lí, khó chấp nhận

“Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra”

Lòng ham sống trong Mị đã trỗi dậy, “ứa ra” chính là

biểu hiện cao nhất của sự phản kháng, lòng yêu sốngvà ham sống

- Từ ý thức trong tâm hồn khi nghe tiếng sáo -> Mị đã có sự thay đổi tronghành động

Nhìn thấy A Sử, Mị không sợ, “Mị cũng không nói”

Mị chủ động đến góc nhà “lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩađèn cho sáng”

Mị quấn lại tóc, “với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”, không

Cảm giác thôi thúc muốn duxuân giữa đêm tình, muốn sốnglại những trẻ trung và tươi đẹpngày trước:

“Nào, hãy bước lẹ lên cỏ nonxanh mịn, Nếu đất đỏ vì sươngmai văng lên gót, vòng nhạc nơichân còn lỏng lẻo, ngọc báu rơikhỏi chuỗi đeo tay, cũng đừngbận lòng, em ạ Nào, hãy bước lẹlên cỏ non xanh mịn”

(Trích dẫn trong quyển “Thơ” Tagore)

-Ta tưởng như rằng những khátkhao trong lòng Mị đang thôithúc Mị “bước lên cỏ non xanhmịn” của tuổi trẻ

Ngày đăng: 04/07/2024, 14:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức và bản chất. Nhìn bên ngoài, từ xa thì đẹp, thơ mộng. Khi đến gần thì cái xấu, cái ác được phô bày. - Ôn thi thptqg môn văn
Hình th ức và bản chất. Nhìn bên ngoài, từ xa thì đẹp, thơ mộng. Khi đến gần thì cái xấu, cái ác được phô bày (Trang 9)
Hình ảnh một ngục thất tinh thần, thiếu sinh khí, thiếu sự sống. Phải chăng chính điều này đã làm tê liệt hơn sức sống - Ôn thi thptqg môn văn
nh ảnh một ngục thất tinh thần, thiếu sinh khí, thiếu sự sống. Phải chăng chính điều này đã làm tê liệt hơn sức sống (Trang 35)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w