Kế toán vốn bằng tiền CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN 1.1. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ, nguyên tắc của kế toán vốn bằng tiền 1.1.1.1. Khái niệm vốn bằng tiền Vốn bằng tiền là một phần của tài sản lưu động trong Doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất. Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm: Tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các khoản tiền đang chuyển (kể cả ngoại tệ, vàng bạc đá quý,..). Vốn bằng tiền được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí.
KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
Khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ, nguyên tắc của kế toán vốn bằng tiền
1.1.1.1 Khái niệm vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là một phần của tài sản lưu động trong Doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm: Tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các khoản tiền đang chuyển (kể cả ngoại tệ, vàng bạc đá quý, ) Vốn bằng tiền được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí
1.1.1.2 Đặc điểm, phân loại vốn bằng tiền a Đặc điểm
Trong quá trình kinh doanh, vốn bằng tiền được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm các loại vật tư hàng hóa phục vụ cho nhu cầu kinh doanh Đồng thời vốn bằng tiền cũng là kết quả của việc mua bán và thu hồi các khoản nợ Chính vì vậy, quy mô vốn bằng tiền đòi hỏi Doanh nghiệp phải quản lý hết sức chặt chẽ do vốn bằng tiền có tính thanh khoản cao, nên nó là đối tượng của gian lận và sai sót Vì vậy việc sử dụng vốn bằng tiền phải tuân thủ các nguyên tắc, chế độ quản lý thống nhất của Nhà nước chẳng hạn: lượng tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp dùng để chi tiêu hàng ngày không vượt quá mức tồn quỹ mà doanh nghiệp và ngân hàng đã thỏa thuận theo hợp đồng thương mại… b Phân loại Theo hình thức tồn tại, vốn bằng tiền được phân chia thành:
+ Tiền Việt Nam: là loại tiền phù hiệu Đây là các loại giấy bạc do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và được sử dụng làm phương tiện giao dịch chính thức với toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
+ Ngoại tệ: là loại tiền phù hiệu Đây là loại giấy bạc không phải do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhưng được phép lưu hành trên thị trường Việt Nam như: đồng Đô la Mỹ (USD), đồng tiền chung Châu Âu (EURO), đồng yên Nhật (JPY)…
Theo trạng thái tồn tại, vốn bằng tiền của Doanh nghiệp bao gồm các khoản sau: + Tiền mặt: gồm giấy bạc Việt Nam, ngoại tệ, bạc vàng, kim khí quý, đá quý, ngân phiếu hiện đang được giữ tại két của Doanh nghiệp để phục vụ nhu cầu chi tiêu trực tiếp hàng ngày trong kinh doanh
+ Tiền gửi ngân hàng: là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý mà doanh nghiệp đang gửi trong tài khoản của Doanh nghiệp tại Ngân hàng
1.1.1.3 Nguyên tắc hạch toán của vốn bằng tiền Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu
Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại Doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của Doanh nghiệp
Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định của chế độ chứng từ kế toán
Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
+ Bên Nợ các khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế
+ Bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền
Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, Doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi Doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch
1.1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
Kiểm tra tường xuyên tình hình thực hiện chế độ sử dụng và quản lý vốn bằng tiền, kỷ luật thanh toán, kỷ luật tín dụng Giám sát tình hình thực hiện kế toán thu chi các loại vốn bằng tiền, đảm bảo chi tiêu tiết kiệm và có hiệu quả cao Phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng tham ô và lợi dụng tiền mặt trong kinh doanh.
Kế toán tiền mặt
1.1.2.1 Nguyên tắc chế độ lưu thông tiền mặt Việc quản lí tiền mặt phải dựa trên chế độ và thể lệ của Nhà nước đã ban hành, phải quản lí chặt chẽ cả hai mặt thu và chi, đồng thời tập trung nguồn tiền vào ngân hàng
Nhà nước nhằm điều hòa tiền tệ trong lưu thông, tránh lạm phát và bội chi ngân sách, kế toán phải thực hiện các nguyên tắc sau:
Tài khoản 111 – Tiền mặt dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ Chỉ phản ánh vào TK 111
“Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ thực tế nhập, xuất, tồn quỹ
Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm
Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh của các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm
Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch
1.1.2.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của kế toán tiền mặt trong Doanh nghiệp a Khái niệm
Kế toán tiền mặt là công việc theo dõi mọi hoạt động liên quan đến thu, chi tiền mặt tại quỹ, theo dõi tồn quỹ hàng ngày từ đó để có hướng chuẩn bị dòng tiền cho việc hoạt động kinh doanh nội bộ b Đặc điểm Công ty luôn giữ một lượng tiền nhất định để phục vụ chi tiêu hàng ngày và đảm bảo cho hoạt động của Công ty không bị gián đoạn Tại Công ty, chỉ những nghiệp vụ phát sinh không lớn mới thanh toán bằng tiền mặt Hạch toán vốn bằng tiền do thủ quỹ thực hiện và được theo dõi hàng ngày Tiền mặt của Công ty tồn tại chủ yếu dưới dạng đồng nội tệ và rất ít dưới dạng đồng ngoại tệ
1.1.2.3 Chứng từ và sổ sách sử dụng Phiếu thu
Phiếu chi Giấy đề nghị tạm ứng Giấy thanh toán tiền tạm ứng Giấy đề nghị thanh toán
Biên lai thu tiền Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND) Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý)
Sổ quỹ tiền mặt Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt Sổ chi tiết tài khoản 111
Sổ cái tài khoản 111 1.1.2.4 Tài koản sử dụng Để phản ánh tình hình thu, chi và tồn quỹ tiền mặt của doanh nghiệp, kế toán sử dụng Tài khoản 111 - “Tiền mặt”, tài khoản này có kết cấu như sau:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc… nhập quỹ
- Số tiền mặt thừa phát hiện khi kiểm kê
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng do đánh giá lại cuối kỳ
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc… xuất quỹ
- Các khoản tiền mặt phát hiện thiếu khi kiểm kê
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm do đánh giá lại cuối kỳ
Số dư bên Nợ: Số tiền mặt tồn quỹ hiện có
Tài khoản 111 – Tiền mặt, có 2 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam + Tài khoản 1112 – Ngoại tệ
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như: TK 112, TK 133, TK 152, TK 156, TK 211, TK 331,…
1.1.2.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
* Kế toán các khoản thu, chi tiền mặt bằng tiền Việt Nam
Sơ đồ 1.1: Kế toán các khoản phải thu, chi tiền mặt bằng tiền Việt Nam
* Kế toán các khoản thu, chi tiền mặt bằng ngoại tệ
Sơ đồ 1.2: Kế toán tiền mặt (ngoại tệ)
Kế toán tiền gửi ngân hàng
1.1.3.1 Khái niệm kế toán tiền gửi ngân hàng
Tiền gửi ngân hàng là số vốn bằng tiền của doanh nghiệp đang gửi tại các ngân hàng, kho bạc Nhà nước hoặc các Công ty tài chính bao gồm tiền Việt Nam, các loại ngoại tệ, vàng bạc đá quý,…
1.1.3.2 Nguyên tắc hạch toán kế toán tiền gửi ngân hàng
Tài khoản tiền gửi ngân hàng dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp Căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 “tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…)
Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê
Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở Ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu
1.1.3.3 Chứng từ, sổ sách sử dụng
- Giấy báo Nợ, giấy báo Có - Lệnh thanh toán
- Uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi - Séc chuyển khoản
- Séc tiền mặt - Séc bảo chi - Sổ phụ ngân hàng (bảng sao kê) - Sổ tiền gửi ngân hàng
- Sổ chi tiết tài khoản 112 - Sổ cái tài khoản 112 - Các sổ liên quan khác
1.1.3.4 Tài khoản sử dụng Để phản ánh tình hình tăng giảm và số hiện có về các tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp kế toán sử dụng Tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng” TK 112 có kết cấu như sau:
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý gửi vào Ngân hàng
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý rút ra từ Ngân hàng
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ
Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý hiện còn gửi tại Ngân hàng
Tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng” có 3 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 1121 – Tiền Việt Nam
+ Tài khoản 1123 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như: TK 111, TK 133, TK
152, TK 153, TK 211, TK 331, … 1.1.3.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
* Kế toán tiền gửi Ngân hàng bằng tiền Việt Nam
Sơ đồ 1.3: Phương pháp hạch toán tiền gửi ngân hàng bằng tiền Việt Nam
* Kế toán tiền gửi Ngân hàng bằng ngoại tệ
Sơ đồ 1.4: Phương pháp hạch toán kế toán tiền gửi Ngân hàng bằng ngoại tệ
KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN
Kế toán các khoản phải thu
1.2.1.1 Nguyên tắc hạch toán các khoản phải thu
Các khoản phải thu được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải thu, đối tượng phải thu, loại nguyên tệ phải thu và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp Việc phân loại các khoản phải thu là phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác được thực hiện theo nguyên tắc:
+ Phải thu của khách hàng gồm các khoản phải thu mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch có tính chất mua – bán, như: Phải thu về bán hàng, cung cấp dịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản (TSCĐ, BĐS đầu tư, các khoản đầu tư tài chính) giữa doanh nghiệp và người mua (là đơn vị độc lập với người bán, gồm cả các khoản phải thu giữa công ty mẹ và công ty con, liên doanh, liên kết)
+ Phải thu nội bộ gồm các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc;
+ Phải thu khác gồm các khoản phải thu không có tính thương mại, không liên quan đến giao dịch mua – bán
Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải thu để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn Các chỉ tiêu phải thu của Bảng cân đối kế toán có thể bao gồm cả các khoản được phản ánh ở các tài khoản khác ngoài các tài khoản phải thu, như: Khoản cho vay được phản ánh ở TK 1288; Khoản ký quỹ, ký cược phản ánh ở TK 1386, khoản tạm ứng ở TK 141…
Việc xác định các khoản cần lập dự phòng phải thu khó đòi được căn cứ vào các khoản mục được phân loại là phải thu ngắn hạn, dài hạn của Bảng cân đối kế toán
1.2.1.2 Kế toán khoản phải thu khách hàng a Khái niệm
Khoản phải thu khách hàng là khoản phải thu do khách hàng mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp nhưng chưa thanh toán b Một số quy định khi hạch toán phải thu khách hàng
Kế toán phản ánh các khoản nợ phải thu khách hàng theo chi tiết từng khách hàng riêng biệt
Không phản ánh các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay
Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo sự thoả thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao c Chứng từ và sổ sách sử dụng
- Giấy báo có của ngân hàng…
- Sổ nhật ký bán hàng;
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua; - Sổ tổng hợp công nợ phải thu… d Tài khoản sử dụng Để theo dõi các khoản phải thu khách hàng, kế toán sử dụng Tài khoản 131 –
“Phải thu khách hàng” Kết cấu tài khoản này như sau:
- Số tiền phải thu của khách hàng phát sinh trong kỳ khi bán sản phẩm, hàng hóa,
BĐS đầu tư, TSCĐ, dịch vụ, các khoản đầu tư tài chính - Số tiền thừa trả lại cho khách hàng
- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam)
- Số tiền khách hàng đã trả nợ
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng - Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng có khiếu nại
- Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (có thuế GTGT hoặc không có thuế GTGT)
- Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua - Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam)
- Số tiền còn phải thu của khách hàng
Tài khoản này có thể có số dư bên Có Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn vốn" e Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 1.5: Kế toán phải thu của khách hàng
1.2.1.3 Kế toán khoản phải thu nội bộ a Nguyên tắc hạch toán
Tài khoản phải thu nội bộ dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với đơn vị cấp dưới hoặc giữa các đơn vị cấp dưới trực thuộc doanh nghiệp độc lập
Cuối kỳ kế toán, phải kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh, số dư tài khoản 136 "Phải thu nội bộ", tài khoản 336 "Phải trả nội bộ" với các đơn vị cấp dưới có quan hệ theo từng nội dung thanh toán Tiến hành thanh toán bù trừ theo từng khoản của từng đơn vị cấp dưới có quan hệ, đồng thời hạch toán bù trừ trên 2 tài khoản 136 “Phải thu nội bộ" và tài khoản 336 "Phải trả nội bộ" (theo chi tiết từng đối tượng) Khi đối chiếu, nếu có chênh lệch, phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời b, Chứng từ, sổ sách sử dụng
- Hoá đơn GTGT - Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có…
- Hoá đơn vận chuyển kiêm xuất kho nội bộ - Sổ chi tiết TK 136, Sổ cái TK 136, … c, Tài khoản sử dụng Để theo dõi các khoản phải thu nội bộ, kế toán sử dụng Tài khoản 136 – Phải thu nội bộ Kết cấu tài khoản này như sau:
- Số vốn kinh doanh đã giao cho đơn vị cấp dưới
- Các khoản đã chi hộ, trả hộ doanh nghiệp cấp trên hoặc các đơn vị nội bộ khác
- Số tiền doanh nghiệp cấp trên phải thu về, các khoản đơn vị cấp dưới phải nộp
- Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về, các khoản cấp trên phải giao xuống
- Số tiền phải thu về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ giữa các đơn vị nội bộ với nhau
- Các khoản phải thu nội bộ khác
- Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị cấp dưới
- Số tiền đã thu về các khoản phải thu trong nội bộ
- Bù trừ phải thu với phải trả trong nội bộ của cùng một đối tượng
Số dư bên Nợ: Các khoản nợ phải thu ở các đơn vị nội bộ chưa thu được
Tài khoản 136 - “Phải thu nội bộ” có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1361 - Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc - Tài khoản 1368 - Phải thu nội bộ khác d Phương pháp hạch toán Sơ đồ 1.6: Kế toán tài khoản 1361 – Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
Sơ đồ 1.7: Kế toán các khoản phải thu nội bộ khác
1.2.1.4 Kế toán khoản phải thu khác a Nguyên tắc hạch toán
Kế toán các khoản phải trả
1.2.2.1 Kế toán các khoản phải trả nhà cung cấp a Nguyên tắc hạch toán các khoản phải trả nhà cung cấp
Tài khoản phải trả nhà cung cấp dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người bán TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết b Chứng từ và sổ sách sử dụng
- Phiếu đặt hàng, Hợp đồng kinh tế;
- Hóa đơn bán hàng của bên bán;
- Giấy báo nợ của ngân hàng…
- Bảng tổng hợp công nợ phải trả người bán;
- Sổ chi tiết thanh toán với người bán… c Tài khoản sử dụng Để theo dõi các khoản phải trả cho người bán , kế toán sử dụng tài khoản 331 –
Phải trả người bán Kết cấu tài khoản này như sau:
- Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp;
- Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao;
- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng;
- Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán;
- Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán
- Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp;
- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, khi có hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức;
- Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể Khi lập Bảng cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn” d Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 1.12: Sơ đồ kế toán tài khoản 331 - Phải trả người bán
Kế toán các khoản thanh toán với Nhà nước a Nguyên tắc kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Tài khoản thuế và các khoản phải nộp Nhà nước dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm b Tài khoản sử dụng Để theo dõi kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước, kế toán sử dụng tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Kết cấu tài khoản này như sau:
- Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ;
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác đã nộp vào Ngân sách Nhà nước;
- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp;
- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá Bên Có:
- Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp;
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước
Tài khoản 333- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, có 9 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp Tài khoản 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt
Tài khoản 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp Tài khoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân Tài khoản 3336 - Thuế tài nguyên
Tài khoản 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất Tài khoản 3338 - Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác Tài khoản 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác c Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 1.13: Sơ đồ kế toán tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
1.2.2.3 Kế toán các khoản phải trả nội bộ a Nguyên tắc hạch toán Tài khoản phải trả nội bộ dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả giữa doanh nghiệp với các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc có tổ chức công tác kế toán (sau đây gọi là đơn vị hạch toán phụ thuộc); Giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc của cùng một doanh nghiệp với nhau b Chứng từ sử dụng
+ Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn mua hàng + Phiếu thu, phiếu chi
+ Giấy báo Nợ, giấy báo Có, … + Sổ chi tiết tài khoản 336 + Các sổ tổng hợp liên quan c Tài khoản sử dụng Để hạch toán các khoản phải trả nội bộ, kế toán sử dụng tài khoản 336 - “Phải trả nội bộ” Kết cấu tài khoản như sau:
- Số tiền đã trả cho đơn vị hạch toán phụ thuộc;
- Số tiền đơn vị hạch toán phụ thuộc đã nộp doanh nghiệp;
- Số tiền đã trả các khoản mà các đơn vị nội bộ chi hộ, hoặc thu hộ đơn vị nội bộ; - Bù trừ các khoản phải thu với các khoản phải trả của cùng một đơn vị có quan hệ thanh toán
- Số vốn kinh doanh của đơn vị hạch toán phụ thuộc được doanh nghiệp cấp
- Số tiền đơn vị hạch toán phụ thuộc phải nộp doanh nghiệp;
- Số tiền phải trả cho đơn vị hạch toán phụ thuộc;
- Số tiền phải trả cho các đơn vị khác trong nội bộ về các khoản đã được đơn vị khác chi hộ và các khoản thu hộ đơn vị khác
Số dư bên Có: Số tiền còn phải trả, phải nộp cho doanh nghiệp và các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp
Tài khoản 336 - “Phải trả nội bộ” có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3361 - Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh - Tài khoản 3368 - Phải trả nội bộ khác d Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 1.14: Sơ đồ hạch toán tài khoản 336 – Phải trả nội bộ
1.2.2.4 Kế toán các khoản phải trả, phải nộp khác a Nguyên tắc kế toán các khoản phải trả, phải nộp khác
Tài khoản phải trả, phải nộp khác dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác thuộc nhóm TK 33 (từ TK 331 đến TK 336) Tài khoản phải trả, phải nộp khác cũng được dùng để hạch toán doanh thu nhận trước về các dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng b Tài khoản sử dụng Để theo dõi các khoản phải trả, phải nộp khác, kế toán sử dụng tài khoản 338 –
Phải trả, phải nộp khác Kết cấu tài khoản này như sau:
- Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý
- Bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên
- Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị
- Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn
- Doanh thu chưa thực hiện tính cho từng kỳ kế toán; trả lại tiền nhận trước cho khách hàng khi không tiếp tục thực hiện việc cho thuê tài sản
- Số phân bổ khoản chênh lệch giữa giá bán chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay (lãi trả chậm) và chi phí tài chính
- Hoàn trả tiền nhận ký cược, ký quỹ
- Các khoản đã trả và đã nộp khác
- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý (chưa xác định rõ nguyên nhân), giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết định ghi trong biên bản xử lý do xác định ngay được nguyên nhân
- Trích BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc khấu trừ vào lương của công nhân viên
- Các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền nhà, điện, nước ở tập thể
- Số BHXH đã chi trả công nhân viên khi được cơ quan BHXH thanh toán
- Doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ
- Số chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả ngay
- Vật tư, hàng hóa vay, mượn, các khoản nhận vốn góp hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) không thành lập pháp nhân
- Các khoản thu hộ đơn vị khác phải trả lại
- Số tiền nhận cầm cố, ký cược, ký quỹ phát sinh trong kỳ
- Các khoản phải trả khác
- BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc kinh phí công đoàn được để lại cho đơn vị chưa chi hết tại thời điểm cuối kỳ
- Giá trị tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết tại thời điểm cuối kỳ - Doanh thu chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ kế toán
CÁC HÌNH THỨC GHI SỔ
Hình thức nhật ký chung
Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung là tất cả nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh Hình thức kế toán nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt - Sổ Cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sơ đồ 1.16: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Hình thức Nhật ký – Sổ cái
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái là các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp các chứng từ kế toán cùng loại
Sơ đồ 1.17: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái
Hình thức Chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
- Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ - Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ cái
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bẳng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán
Sơ đồ 1.18: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Hình thức kế toán trên máy vi tính
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định Phần mềm kế toán được thiết kế thoe hình thức kế toán nào sẽ có loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay
Một số phần mềm kế toán đang được áp dụng:
- Phần mềm kế toán Misa - Phần mềm kế toán Fast Accounting - Và một số phần mềm kế toán khác
Sơ đồ 1.19: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN
Tìm hiểu chung về công ty
2.1.1 Thông tin chung về tên, địa chỉ
- Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH được thành lập năm 2011 với mong muốn được vận dụng kiến thức và kinh nghiệm tích lũy của đội ngũ nhân viên đã từng hợp tác và thực hiện thành công những công việc thuộc lĩnh vực xây dựng đặc biệt là chuyên ngành trang trí nội thất cao cấp để tạo dựng lên một hướng đi mới theo mong muốn và dự định mà những sáng lập viên đã ấp ủ từ lâu Cho đến nay công ty đã đi vào hoạt động được hơn 10 năm và đang tiếp tục hoàn thiện và phát triển hơn
Với tâm huyết và niềm đam mê sang tạo của đội ngũ những người trẻ tuổi, công ty luôn phấn đấu để tạo dựng và phát triển thành một trong những công ty uy tín trong ngành nội thất cũng như đạt được sự tín nhiệm của khách hàng.
Cùng với hy vọng đem đến sự hài long về chất lượng và tính thẩm mỹ của mọi công trình, Redpoint luôn đồng hành cùng khách hàng ngay từ giai đoạn gặp gỡ, lắng nghe và tư vấn thiết thực hợp lí cho đến quy trình thiết kế - thi công chuyên nghiệp, sang tạo theo yêu cầu và phong cách của từng khách hàng cụ thể.
Bằng kinh nghiệm, kỹ năng chuyên nghiệp và trên hết là long đam mê sang tạo, đội ngũ thi công - thiết kế của Redpoit hân hành được cùng khách hàng tạo nên nhứng không gian sống – làm việc mang đậm nét cá tính và ấn tượng.
Sơ lược về công ty:
Tên công ty: CÔNG TY TNHH
Tên quốc tế: REDPOINT VIET NAM COMPANY LIMITED.
Địa chỉ: Tầng 3, số 1, ngõ 329 đường Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng,Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Chi nhánh: Quốc lộ 1A- ADC Villas, phường Tân Phú, TPHCM.
Xưởng sản xuất: 1038/3A Quốc lộ 1A, phường An Phú Đông, quận 12, TPHCM.
Người đại diện: Trần Hữu Minh Thành
Tài khoản ngân hàng: 0681101116007 - ngân hàng MB Bank- Thăng Long.
03301014010179 – ngân hàng MSB Bank– CN Cầu Giấy
2.1.2 Thông tin về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động
- Ngành nghề kinh doanh chính của công ty
STT Tên ngành Mã ngành
3 Bán buôn vật liệu, thiết bị xây dựng 4663
Ngoài những nghề chính công ty còn đăng ký kinh doanh một số loại hình kinh doanh khác nhưng không phải là ngành nghề kinh doanh chính và cũng không tập trung nhiều vào các mảng đó mà chỉ mang tính chất lấy thị phần để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác nên chúng ta chỉ tập trung vào các mảng mà công ty chú ý tới.
- Đặc điểm sản suất kinh doanh của công tyCông ty TNHH nhận thầu thi công các công trình hoàn thiện nội thất tập trung vào các công trình nhà ở cao tầng, Khách sạn, Resort 5 sao, Trung tâm thương mại, …
Công ty cũng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhà ở và thiết kế nội thất với những lợi thế và đặc trưng riêng của công ty tạo nên những sản phẩm tốt với lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Ngoài ra công ty cũng hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, ưu tiên đầu tư và tận dụng được lợi thế của nhà thầu như bất động sản (căn hộ - khách sạn thương mại, dịch vụ, …) và các dịch vụ khác liên quan trong chuỗi giá trị của công ty. Đội ngũ nhân viên thông qua tuyển dụng và sàng lọc có nhiều kinh nghiệm, gắn bó với công ty, tận tâm nhiệt tình với công việc.
2.1.3 Đặc điểm tính năng sản phẩm, hàng hóa
Thiết kế sản phẩm nội thất là sự kết hợp sáng tạo của kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ, … tạo nên các sản phẩm sử dụng trong không gian nội thất đảm bảo đƣợc tính an toàn, công năng, thẩm mỹ, kinh tế, …đáp ứng đƣợc nhu cầu của người sử dụng.
Khi thiết kế lựa chọn sản phẩm nội thất, ngoài việc quan tâm đến yếu tố thẩm mỹ còn cần lưu ý xem xét đến yếu tố về nhân trắc học như kích thước ngoại quan phải phù hợp với các bộ phận của cơ thể, phù hợp với nhu cầu tâm lý con người và phải được điều hoà tương đối với môi trường cũng như kích thước không gian bên trong phòng Tất cả các yếu tố trên rất được công ty chú trọng vì những chi tiết nhỏ có thể mang lại cho khác hàng những trải nghiệm tinh té nhất về các dịch vụ mà công ty cung cấp.
Bên cạnh những sản phẩm nội thất công ty cũng rất quan tâm tới dịch vụ thi công các công trình và bán buôn một số vật liệu xây dựng vì đó là các mảng kinh doanh chính Các công trình mà công ty nhận thi công đều được lên kế hoạch và phân nhiệm vụ cụ thể nhằm đạt dược hiệu quả cao nhất trong công việc cũng như việc hoàn thành kịp tiến độ để giao cho nhà thầu Hầu hết các sản phẩm mà công ty bán đều được nhập khẩu hoặc thông qua một bên thứ ba có độ uy tín cao nhằm cung cấp những sản phẩm tốt ra thì trường cho các nhà thầu, dự án.
Dịch vụ thi công và nội thất cũng như bán hàng của công ty sẽ mang đến cho khách hàng một trải nghiệm tương xứng với giá tiền đã bỏ ra vì công ty luôn sử dụng những sản phẩm tốt nhất những người thợ tốt để hoàn thiện dự án, sản phẩm cung cấp ra thị trường.
2.1.4 Tình hình tài chính của công ty trong hai năm gần nhất
- Báo cáo tài chính của công ty trong năm 2020 và 2021
Tình hình tài chính của công ty trong hai năm 2020 và 2021 có những thay đổi rõ rệt, tài sản và nguồn vốn của công ty đã giảm trong năm 2021 từ59,705,250,213 xuống còn 51,960,403,761 (giảm 7,744,846,452 tương ứng với12,9%) Tài sản và nguồn vốn của công ty giảm như vậy là có nguyên nhân,trong năm 2021 cả thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid -19, tất nhiên là cảViệt Nam do đó kinh tế và tài chính của công ty đã bị ảnh hưởng rất nặng nề,may mắn là chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong thời điểm đại dịch của nhà nước rất kịp thời và cấp thiết nên doanh nghiệp đã vực dậy được sau thời điểm đại dịch đi qua Tuy rằng vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức nhưng doanh nghiệp đang và đã cố gắng từng ngành để có thể trở lại bình thường mới
2.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý.
- Chức năng, nhiệm vụ của một số bộ phận chủ yếu trong công ty.
Phòng hành chính sự nghiệp:
Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, qui định, chỉ thị của Ban Tổng Giám đốc (BGĐ).
Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các qui định áp dụng trong Công ty.
Nghiên cứu và nắm vửng qui định pháp luật liên quan đến hoạt động của Công ty, đảm bảo cho hoạt động của Công ty luôn phù hợp pháp luật.
Kiểm tra việc thực hiện nội qui của các bộ phận và cá nhân trong toànCông ty.
Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, tuyển dụng, đào tạo và tái đào tạo
Phục vụ các công tác hành chính để BGĐ thuận tiện trong chỉ đạo – điều hành, phục vụ hành chính để các bộ phận khác có điều kiện hoạt động tốt.
Quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tài sản của Công ty.
Tham mưu đề xuất cho Lãnh đạo để xử lý các vấn đề thuộc lãnh vực Tổ chức-Hành chính-Nhân sự.
Hỗ trợ Bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giửa BGĐ và Người lao động trong Công ty.
Tham gia xây dựng Hệ thống Quản lý chất lượng, Hệ thống Quản lý Môi trường và Trách nhiệm Xã hội tại Công ty.
Bảo vệ lợi ích hợp pháp của Công ty và của người lao động.
Tổ chức thực hiện các Quyết định, Quy định của BGĐ.
Báo cáo đầy đủ, kịp thời và trung thực tình hình diễn biến và kết quả công việc khi thực hiện nhiệm vụ BGĐ giao.
Chịu trách nhiệm về kết quả công việc do Phòng thực hiện.
Chấp hành các quyết định khen thưởng, kỷ luật của BGĐ đối với kết quả công việc của Phòng.
Phục vụ tốt nhất các điều kiện pháp lý hành chính, hậu cần, an sinh để sản xuất thông suốt.
Cùng với Công đoàn trao đổi, dung hoà các lợi ích giửa cá nhân với cá nhân, giửa cá nhân với tổ chức.
Lưu giữ, bảo mật tài liệu, bảo vệ tài sản Công ty.
Thụ lý và cố vấn Ban Giám đốc về bồi thường thiệt hại khi xảy ra tổn thất về tài sản của Công ty.
Sửa chửa kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Tổng hợp ý kiến của mọi bộ phận và cá nhân trong Công ty để tham mưu cho Ban GĐ trong công tác quản lý.
Tham mưu xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành của Công ty.
Xây dựng hệ thống các qui chế, qui trình, qui định cho Công ty và quản lý việc chấp hành các nội qui đó.
Xây dựng, tổ chức, quản lý và phát triển nguồn nhân lực.
Xây dựng và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động.
Quản lý và cải tiến công tác hành chính trong Công ty.
- Phòng kế toán tài chính Chức năng:
Thực hiện những nghiệp vụ về chuyên môn tài chính, kế toán theo đúng quy định của Nhà nước.
Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc (BTGĐ) về chế độ kế toán Cập nhật những thay đổi của chế độ kế toán theo quy định của pháp luật.
Tìm hiểu chung về công tác kế toán tại công ty
2.2.1 Cơ cấu tổ chức phòng kế toán tài chính và chức năng, nhiệm vụ của nhân viên trong phòng.
- Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán
Quan hệ chỉ đạo Quan hệ đối chiếu
Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
Kế Toán Trưởng (kiêm kế toán tổng hợp)
Kế toán thanh toán tiền lương,
Kế toán vật tư hàng hóa,
+ Sẽ điều hành và quản lý các nhân viên trong phòng kế toán, đảm bảo nhân viên sẽ tham gia đầy đủ các chương trình huấn luyện kế toán và hoàn thành các công việc được giao Kế toán trưởng cũng chịu trách nhiệm việc đào tạo các quy trình làm việc liên quan đến kế toán trong công ty cho các kế toán viên mới.
+ Kế toán trưởng đảm bảo các tiến độ và năng suất làm việc của mọi người ổn định Phân tích và báo cáo cho Ban lãnh đạo những vấn đề tài chính phát sinh và đề xuất các biện pháp kịp thời để xử lý vấn đề một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian và các chi phí cho doanh nghiệp Kế toán trưởng cũng là người trực tiếp giao dịch với ngân hàng.
+ Kế toán trưởng sẽ là người đại diện pháp lý đối với các vấn đề liên quan tới bộ phận kế toán Do đó, kế toán trưởng cần kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của các dữ liệu được lưu trữ qua các báo cáo, chứng từ, hoá đơn, bảng chuyển lưu tiền tệ hay công nợ với ngân hàng, để dễ dàng cung cấp khi cần xác minh.
+ Giám sát các khoản quyết toán thu chi, dòng tiền vào cuối năm hay tổ chức kiểm kê tài sản đều do kế toán trưởng thực hiện, giúp kế toán trưởng dễ dàng nắm bắt tình hình tài chính doanh nghiệp và đưa ra các biện pháp điều chỉnh hợp lý Bên cạnh đó, ở bất kỳ thời điểm nào, ban lãnh đạo luôn có yêu cầu các quyết toán đột xuất, vì thế kế toán trưởng luôn cần sẵn sàng Kết quả quyết toán cũng sẽ được trình bày bởi kế toán trưởng.
+ Kế toán trưởng là người nắm rõ các hoạt động tài chính công ty nên sẽ đưa ra các phân tích và dự đoán có tính chính xác cao Các phân tích và dự báo nguồn tài chính sẽ giúp doanh nghiệp có kế hoạch để duy trì ngân sách và nhanh chóng xử lý các vấn đề, rủi ro liên quan đến tài chính, vạch ra các chiến lược và chính sách mới phát triển doanh nghiệp.
+ Các báo cáo tài chính dùng để tóm gọn những kết quả tài chính kinh doanh của doanh nghiệp theo quý và theo năm Kế toán trưởng sẽ trực tiếp tham gia lập các báo cáo tài chính hoặc theo dõi và hướng dẫn các kế toán viên lập báo cáo, theo các khoảng thời gian quy định để trình bày các bảng báo cáo đúng thời hạn cho cấp trên.
Kế toán thanh toán tiền lương, BHXH:
+ Kế toán tiền lương là người chịu trách nhiệm hạch toán tiền lương người lao động dựa theo các yếu tố: bảng chấm công, hợp đồng lao động, phụ cấp, bảng theo dõi tăng ca… Bên cạnh đó, kế toán tiền lương còn phải đảm bảo cân bằng giữa chi phí lương cho nhân viên và chi phí của doanh nghiệp
+ Thực hiện tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp các số liệu về số lượng lao động, thời gian kết quả lao động, năng suất lao động, tính lương và các khoản trích theo lương, sau đó phân bổ chi phí lao động theo các đối tượng sử dụng lao động.
+ Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các nhân viên hạch toán kế toán ở các bộ phận sản xuất- kinh doanh, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chừng từ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp.
+ Theo dõi tình hình trả - tạm ứng tiền lương, tiền thưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động.
+Lập các báo cáo về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương, theo định kỳ tiến hành phân tích điều chỉnh tình hình lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương, cung cấp các thông tin chi tiết chính xác về lao động tiền lương cho bộ phận quản lý một cách kịp thời.
Kế toán vật tư hàng hóa, TSCĐ
+ Sẽ là tham gia kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của nhà nước, lập các báo cáo về tài sản cố định của doanh nghiệp; kế toán tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo quản và sử dụng tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của tài sản cố định.
+ Theo dõi tình hình hiện có và sự biến động của vật tư, hàng hóa nhập, xuất kho.
+ Lập các báo cáo kế toán về số lượng nhập, xuất, tồn kho của vật tư, hàng hóa và đối chiếu công nợ, báo cáo thống kê theo biểu mẫu quy định của chế độ tài chính hiện hành.
+ Đối chiếu số liệu, sổ sách với thủ kho theo quy định hàng tháng, quý, phối hợp với các bộ phận tiến hành kiểm kê định kỳ theo quy định của công ty.
+ Tổ chức ghi chép số liệu chính xác đầy đủ kịp thời về số lượng, hiện trạng và TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm TSCĐ nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm xây dựng, đầu tư và bảo quản TSCĐ Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ.
+ Là người chịu trách nhiệm quản lý và nhập xuất quỹ tiền mặt, hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt với sổ kế toán tiền mặt Nếu xảy ra chênh lệch kế toán với thủ quỹ phải kiểm tra để xác định nguyên nhân và báo ngay với lãnh đạo phòng để đề ra các biện pháp xử lý nhanh chóng và kịp thời.
Tìm hiểu về thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản
2.3.1 Kế toán tiền mặt a, Đặc điểm
- Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quĩ bảo quản tại quĩ (két) của doanh nghiệp bao gồm: tiền Việt Nam tại công ty TNHH , đơn vị tiền tệ được sử dụng là Việt Nam đồng Ngoài ra công ty không sử dụng bất kỳ loại tiền ngoại tệ nào khác để giao dịch hay thanh toán.
- Chi tiền: Các nghiệp vụ chi tiền mặt khác phát sinh trong kì kế toán gồm chi lương cho nhân viên, chi tạm ứng, chi nộp ngân hàng, tiếp khách, trang thiết bị, công cụ dụng cụ đồ dùng, đối ngoại……
Thu thập và phân loại chứng từ Nhập liệu
Sổ kế toán cáo kếBáo toán
- Thu tiền: Các nghiệp vụ thu tiền mặt từ sản phẩm bán được và các dịch vụ khác do khách hàng thanh toán, lĩnh tiền gửi ngân hàng về quỹ, thu tạm ứng và khoản thu khác phải thu b Tài khoản sử dụng + TK111- Tiền mặt c Chứng từ sử dụng
+ Phiếu thu + Phiếu chi + Giấy đề nghị thanh toán + Biên lai thu tiền
+ Các chứng từ có liên quan d Sổ sách sử dụng
+ Sổ quỹ tiền mặt + Nhật ký chung + Sổ cái TK111 + Bảng cân đối tài khoản e, Trình tự ghi sổ
- Hằng ngày, kế toán căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán, và các chứng từ khác có liên quan đã được kiểm tra tính hợp lệ để ghi vào sổ Nhật ký chung Đồng thời, sử dụng các chứng từ này để ghi vào sổ quỹ tiền mặt từ sổ Nhật ký chung, kế toán tiền hành ghi vào sổ Cái của tài khoản: TK 111- Tiền mặt để theo dõi
- Cuối tháng, đối chiếu số liệu trên sổ quỹ tiền mặt và sổ Cái tài khoản tiền mặt Căn cứ vào số liệu ghi trên sổ cái, kế toán tiến hành cộng sổ cái để lập bảng Cân đối số phát sinh, làm căn cứ để lập Báo cáo tài chính
- Ví dụ: Ngày 11/11/2021 rút tiền gửi về nhập quỹ số tiền 50,000,000đ Nợ TK 111: 50,000,000
Kí hiệu: AA/19T Ngân hàng quân đội chi nhánh HN Số: 18820186201610011
Tên khách hàng: CÔNG TY TNHH Số tài khoản: 0681101116007
Loại tiền: VNĐ Địa chỉ: Tầng 3, số 1, ngõ 329 đường Cầu Giấy
, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy
Loại tài khoản: TIEN GUI
Mã số thuế: 0 THANH TOAN
Số ID khách hàng: Số bút toán hạch toán:
Chúng tôi xin thông báo đã ghi nợ tài khoản của Quý khách số tiền theo chi tiết sau:
Nội dung Số tiền ĐAO THI MEN RUT TIEN 50.000.000
Số tiền bằng chữ: Năm mươi triệu Việt Nam đồng chẵn.
Lập phiếu Kiểm soát Kế toán trưởng
Tầng 3, số 1, ngõ 329 đường Cầu Giấy, (Ban hành theo thông tư số
Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, 133/2016/TT-BTC Thành phố Hà Nội, Việt Nam Ngày 26/08/2016 của Bộ tài chính)
Họ và tên người nộp tiền: Đào Thị Mến Địa chỉ: Phòng kế toán Công ty TNHH Lí do nộp: Rút tiền gửi về nhập quỹ tiền mặt
Số tiền: 50.000.000 đ (Viết bằng chữ: Năm mươi triệu Việt Nam đồng) Kèm theo: 01 chứng từ gốc
Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nộp tiền
(Ký, họ tên, đóng (Ký, họ tên) (Ký, họ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) dấu) tên) Đã ký Đã ký Đã ký Đã ký Đã ký Đã nhận đủ số tiền: Năm mươi triệu Việt Nam đồng chẵn
- Ví dụ: Ngày 01/11/2021 chi tiền thanh toán tiền cước điện thoại cho công ty số tiền thanh toán là : 2,654,143đ ( đã có VAT 10 %)
Nợ TK 6422 2,412,857 Nợ TK 133 241,286 Có TK 111 2,654,143 Đơn vị: Công ty TNHH Địa chỉ: Tầng 3, số 1 ngõ 329 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Quyển số: 10 Số: PC00131/21 Nợ: 6422,133
Có 111 Họ và tên người nộp tiền: Công ty TNHH Địa chỉ: Ngõ 329, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội Lý do nộp tiền: Thanh toán tiền cước điện thoại theo hóa đơn số 3839174 Số tiền: 2,654,143 (Viết bằng chữ): Hai triệu sáu trăm năm mươi tư ngàn một trăm bốn mươi ba đồng.
Kèm theo: 1 chứng từ gốc
Giám đốc Kế toán trưởng Người nộp tiền
(Ký, họ tên, đóng dấu)
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Hai triệu sáu trăm năm mươi tư nghìn một trăm bốn mươi ba đồng. Đơn vị: Công ty TNHH Địa chỉ: Tầng 3, số 1 ngõ 329 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
SỔ QUỸ TIỀN MẶT Loại quỹ: Tiền Việt Nam Ngày
Thu Chi Thu Chi Tồn
-Số phát sinh trong tháng
01/11 01/11 PC131/21 Thanh toán tiền điện thoại 2,654,143
04/11 04/11 PC133/21 Nộp tiền vào tài khoản 10,000,000
13/11 13/11 PC136/21 Nộp tiền vào tài khoản 50,000,000
19/11 19/11 PC260/21 Chi phí đăng ký nhãn hiệu 2,750,000
Cộng phát sinh trong tháng 175,500,000 210,242,537
- Sổ này có…trang, đánh số từ trang 01 đến trang…
CÔNG TY TNHH Ngõ 329 Đường Cầu giấy, Dịch Vọng (Ban hành theo thông tư số 133/2016/TT-BTC
Hà Nội Ngày 26/08/2016 của Bộ tài chính)
Tháng 11 năm 2021 Tên tài khoản: Tiền mặt
Nhật ký chung Số hiệu TK đối ứng
-Số phát sinh trong tháng
01/11 PC131/21 01/11 Thanh toán tiền điện thoại 133 2,654,143
13/11 PC136/21 13/11 Nộp tiền vào tài khoản 112 50,000,000
-Cộng số phát sinh tháng 175,500,000 210,242,537
-Sổ này có…trang, đánh số từ trang 01 đến trang…
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
2.3.2 kế toán tiền gửi ngân hàng a Đặc điểm
Tài khoản 112 phản ánh tình hình tăng giảm và còn lại của tất cả các khoản tiền của doanh nghiệp gửi tại ngân hàng: tiền gửi về vốn lưu động, tiền gửi về vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tiền gửi về các quỹ xí nghiệp và các khoản kinh phí khác
Hàng tháng sau khi nhận được các bảng sao kê ngân hàng kèm theo các giấy báo nợ, có của ngân hàng thì kế toán phải kiểm tra số liệu giữa chứng từ của Công ty với chứng từ của ngân hàng Nếu có số chênh lệch thì phải báo cáo với ngân hàng để hai bên có biện pháp xử lý
Mọi khoản thanh toán gửi vào các đơn vị có tài khoản ở Ngân hàng đều được thực hiện bằng chuyển khoản từ số tiền như theo định mức quy định của chế độ quản lý tiền mặt của Công ty còn lại đều phải thanh toán qua ngân hàng
Các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh tăng tài khoản tiền gửi ngân hàng:
- Thu từ bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản
- Doanh thu từ hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác bằng tiền gửi ngân hàng
- Xuất quỹ tiền mặt nộp vào tài khoản ngân hàng
- Khách hàng ứng trước tiền hàng bằng chuyển khoản
- Thu hồi các khoản nợ phải thu, cho vay, ký cược, ký quỹ bằng tiền gửi ngân hàng
- Vay ngân hàng cho hoạt động kinh doanh
Các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh giảm tài khoản tiền gửi ngân hàng: - Mua sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, mua tài sản cố định, chi cho đầu tư xây dựng cơ bản đã thanh toán bằng chuyển khoản
- Tạm ứng cho nhân viên
- Thanh toán các khoản vay, khoản nợ bằng tiền gửi ngân hàng
- Chi phí tài chính, chi phi bằng tiền khác bằng tiền gửi ngân hàng
- Trả lợi nhuận cho các bên góp vốn bằng tiền gửi ngân hàng
- Chi khen thưởng, phúc lợi bằng tiền gửi ngân hàng
- Nộp thuế, nộp bảo hiểm theo quy định b Tài khoản sử dụng + TK112- Tiền gửi ngân hàng
+ Một số giấy tờ có liên quan c Chứng từ sử dụng
+ Giấy báo nợ + Giấy báo có + Bản sao kê của ngân hàng kèm theo chứng từ gốc (ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi) d Sổ sách sử dụng
+ Sổ quỹ ngân hàng + Nhật ký chung + Sổ cái TK 112 + Bảng cân đối tài khoản e, Trình tự ghi sổ kế toán
- Hằng ngày, kế toán căn cứ vào Hóa đơn giá trị gia tăng (liên 3), giấy báo Có, Phiếu thu và các chứng từ khác có liên quan đã được kiểm tra tính hợp lệ để ghi vào sổ Nhật ký chung Đồng thời, sử dụng các chứng từ này để ghi vào sổ chi tiết thanh toán với người mua.
- Từ sổ Nhật ký chung, kế toán tiền hành ghi vào sổ Cái của tài khoản: TK 131 để theo dõi tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của công ty Cuối tháng, cộng sổ kế toán chi tiết để lấy số liệu lập bảng tổng hợp công.
- Cuối tháng, đối chiếu số liệu trên sổ tiền gửi ngân hàng và sổ cái tài khoản tiền gửi ngân hàng Căn cứ vào số liệu ghi trên sổ cái, kế toán tiến hành cộng sổ cái để lập bảng cân đối số phát sinh, làm căn cứ để lập Báo cáo tài chính.
- Ví dụ: Ngày 22/11/2021 thanh toán tiền vé máy bay cho nhân viên trong công ty số tiền là 10,000,000đ
- Dựa vào hoá đơn mua hàng kế toán đơn vị lập UNC cho Kế toán trưởng và Giám đốc kí duyệt
- Sau khi đồng ý phê duyệt kế toán sẽ lập UNC chính thức của ngân hàng và đi tiền
- Ngân hàng gửi lại UNC và giấy báo nợ cho đơn vị
- Ví dụ: Ngày 16/11/2021 thu tiền thi công dự án Holiday số tiền là
SỔ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
Nơi mở tài khoản giao dịch: MSB Số hiệu tài khoản tại nơi gửi: 03301014010179
SH NT Thu (gửi vào) Chi (rút ra) Tồn
Số phát sinh trong kỳ
02/11 PC132 02/11 Nộp tiền vào tài khoản 111 450.000.000
Thu tiền thi công dự án Holiday
Thanh toán tiền vé máy bay
Cộng phát sinh trong kỳ 1.319.265.603 979.828.649
-Sổ này có…trang, đánh số từ trang 01 đến trang…
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Tên tài khoản: Tiền gửi ngân hàng
Nhật ký chung Số hiệu TK đối ứng
-Số phát sinh trong tháng
02/11 PC132 02/11 Nộp tiền vào tài khoản 111 450.000.000
16/11 NTTK092 16/11 Thu tiền thi công 131 300.000.000
22/11 2149 22/11 Thanh toán tiền vé máy bay 331 10.000.000
-Cộng số phát sinh tháng 1.819.265.603 1.179.828.649
-Sổ này có…trang, đánh số từ trang 01 đến trang…
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
2.3.3 Kế toán phải thu khách hàng a, Đặc điểm
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN
Kể từ khi thành lập cho đến nay nhìn chung tình hình kế toán vốn bằng tiền trong Công ty TNHH là khá tốt Để đạt được kết quả như ngày hôm nay Công ty đã không ngừng nỗ lực phấn đấu Qua thời gian thực tập tại Công ty em thấy công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đã có những ưu điểm như:
3.1.1.1 Về bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức khoa học, hợp lý và có sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban, bộ phận, từ đó tạo ra hiệu quả trong công tác quản lý điều hành chung của Công ty
3.1.1.2 Về bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung, phù hợp với thực tế tại công ty về quy mô và loại hình hoạt động kinh doanh Số lượng cán bộ kế toán của phòng gồm 3 người và được phân công trách nhiệm, nội dung công việc rõ ràng nên công việc được thực hiện nhịp nhàng, hiệu quả và phát huy được trình độ cũng như kinh nghiệm của từng cá nhân
Bộ máy kế toán tổ chức gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo cung cấp kịp thời những yêu cầu cơ bản về thông tin kế toán của Công ty Đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ, nhiệt tình trung thực được bố trí hợp lý tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm công việc được giao, đáp ứng yêu cầu cơ bản về công tác hạch toán nói chung và hạch toán vốn bằng tiền nói riêng Việc bố trí này tạo điều kiện cho việc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên và sự đoàn kết, hòa đồng hợp tác, tạo niểm tin vững chắc cho toàn thể công nhân viên trong Công ty
3.1.1.3 Hệ thống sổ sách, chứng từ và sổ kế toán
Phòng kế toán đã sử dụng hệ thống sổ sách tương đối đầy đủ, tỉ mỉ, việc ghi chép và mở sổ sách theo quy định của BTC Lập và nhận chứng từ ghi chép kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Phân loại, tập hợp chứng từ theo từng loại nghiệp vụ và phản ánh vào sổ sách Khóa sổ kế toán khi kết thúc kỳ kế toán Lập báo cáo tài chính mỗi niên độ kế toán, báo cáo quản trị mỗi niên độ kế toán kịp thời Công tác ghi sổ kế toán đơn giản, sửa chữa kịp thời những sai phạm Các sổ chi tiết và nhật ký chung được ghi chép phản ánh trực tiếp từ chứng từ gốc nên thuận tiện cho kiểm tra và đối chiếu chứng từ gốc Hình thức kế toán Công ty áp dụng là hình thức “Nhật ký chung” Hình thức này khá phù hợp với đặc điểm tình hình kinh doanh của Công ty, là hình thức ghi sổ đơn giản, dễ làm, dễ học Trong điều kiện hầu hết các doanh nghiệp vừa và lớn trong nền kinh tế đều có điều kiện vận dụng kế toán máy vào công tác kế toán tại đơn vị mình
Về tài khoản sử dụng công ty đã sử dụng đúng các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán thống nhất ban hành theo quyết định của bộ trưởng BTC
3.1.1.4 Về công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Công tác hạch toán kế toán có sự kết hợp chặt chẽ và cụ thể giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị, vừa cung cấp kịp thời các số liệu bên trong Công ty, lẫn số liệu giúp nhà quản trị tìm ra được những phương hướng quản lý mới tạo hiệu quả cao
Bên cạnh đó ta không thể không nhắc đến đội ngũ lãnh đạo của Công ty. Đó là những con người đã ngày đêm không kể sức lực, tìm tòi và sáng tạo ra phương hướng hoạt động kinh doanh cho phù hợp với tình hình mới (khi có sự chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp của Nhà nước sang nền kinh tế thị trường) Và hiện nay, đội ngũ lãnh đạo lại kết hợp với những người công nhân của công ty tiếp tục đi tiếp những con đường chông gai tiếp theo trong sự vận hành phát triển kinh doanh mới của công ty
Hệ thống tài khoản được áp dụng để theo dõi sự biến động của vốn bằng tiền hoàn toàn tuân thủ theo quy định của chế độ kế toán của Bộ Tài Chính và đã được chi tiết cho từng loại tiền
Tiền mặt của công ty được quản lý tại quỹ do thủ quỹ (kiêm kế toán trưởng) chịu trách nhiệm thu chi Thủ quỹ là người trung thực có năng lực chuyên môn, thận trọng
Việc nhập xuất tiền mặt đều dựa trên những chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ và được kế toán trưởng và giám đốc soát xét, ký duyệt, do vậy không xảy ra tình trạng chi tiêu lãng phí, chi tiêu một cách hợp lý và có mục đích rõ ràng Đối với tiền gửi ngân hàng thì kế toán có quan hệ chặt chẽ với Ngân hàng, tập hợp theo dõi và đối chiếu với Ngân hàng
Lãnh đạo công ty cùng với Kế toán trưởng luôn giám sát chặt chẽ quá trình thu chi và quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng để phục vụ nhu cầu thanh toán đảm bảo cho quá trình kinh doanh của công ty được diễn ra liên tục đem lại hiệu quả cao
Công tác kế toán thanh toán với các nhà cung cấp, với khách hàng đã đảm bảo theo dõi chi tiết tới từng đối tượng, từng loại mặt hàng và từng bộ phận, đơn vị Công ty cũng đảm bảo việc thanh toán đúng hạn đối với các khoản phải nộp Nhà nước, áp dụng kịp thời các quy định của Bộ tài chính Cụ thể: Đối với công tác thanh toán với nhà cung cấp, chương trình kế toán máy đã cho phép theo dõi chi tiết tới từng người bán Hệ thống các báo cáo quản trị nội bộ giúp cho việc theo dõi chính xác thời hạn thanh toán và số tiền của từng hợp đồng, từng nhà cung cấp từ đó kế toán có thể thanh toán cho các hợp đồng được đúng hạn Đối với công tác phải thu khách hàng: nhìn chung đã phản ánh trung thực số liệu, sổ sách rõ ràng, hạch toán chính xác các nghiệp vụ kinh tế liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ phát sinh trong kỳ, đảm bảo được những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý của công ty, mang lại hiệu quả kinh tế Đối với các nghiệp vụ thanh toán với Nhà nước: việc hạch toán thuế GTGT được hạch toán theo đúng chế độ, công ty cũng thực hiện thanh toán các khoản thuế đúng thời hạn quy định
Bên cạnh những ưu điểm trên, việc hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, với khách hàng vẫn còn những hạn chế cần được khắc phục:
3.1.2.1 Tồn tại trong công tác kế toán tiền mặt
Thứ nhất, trong quá trình viết các chứng từ kế toán, một số khoản mục trong chứng từ kế toán không ghi đầy đủ Điều này có thể gây ra sai sót trong quá trrình nhập liệu
Thứ hai, hiện tại công ty chưa có một định mức tiền mặt tồn quỹ cụ thể cũng như chưa có một kế hoạch thanh toán công nợ thống nhất dẫn tới số tiền mặt tại quỹ của công ty không ổn định Điều này dẫn tới khó khăn trong việc chi tiêu tiền mặt của công ty và gây ứ đọng vốn, làm cho vòng quay của vốn chậm
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH
3.2.1 Nhóm giải pháp về tổ chức công tác kế toán
Thứ nhất, xây dựng bộ máy kế toán phù hợp với cơ cấu quản lý của doanh nghiệp Nên xây dựng hệ thống tài khoản Kế toán theo hướng đảm bảo tính tích hợp được hệ thống Kế toán tài chính và Kế toán quản trị nhưng phải tuân thủ hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định của Bộ tài chính Có khả năng tổng hợp và phân loại thông tin, có khả năng áp dụng trên máy vi tính.
Xây dựng hệ thống sổ kế toán đảm bảo tuân thủ các quy định của chế độ kế toán và phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp
Thứ hai, tổ chức hoàn thiện chứng từ kế toán là khâu quan trọng, quyết định đến thông tin kế toán Do đó, cần xây dựng hệ thống chứng từ đơn giản, rõ ràng, phù hợp với quy định của chế độ kế toán, bên cạnh đó, các chỉ tiêu phản ánh trong chứng từ phải thể hiện được yêu cầu quản lý nội bộ Quy định trình tự luân chuyển chứng từ một cách hợp lý, khoa học, tránh được sự chồng chéo, ứ đọng Tất cả các chứng từ kế toán được lập từ trong đơn vị hay từ các đơn vị bên ngoài phải được tập trung vào phòng kế toán và chỉ sau khi kiểm tra xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng ghi sổ kế toán
3.2.2 Nhóm các giải pháp về kế toán tiền mặt
3.2.2.1 Cần ghi chép đầy đủ thông tin trên chứng từ Để đảm bảo tính hợp pháp của chứng từ kế toán, kế toán cần phải ghi đầy đủ các thông tin trên phiếu thu, phiếu chi, ghi bổ xung các thông tin còn thiếu, đánh số thứ tự các chứng từ một cách liên tục khi hạch toán xong phải tiến hành xem sổ để xem số thứ tự đã đánh đúng chưa để kịp thời sửa chữa
3.2.2.2 Xác định và quản lý lưu lượng tiền mặt
Về kế toán tiền mặt tại công ty, công ty vẫn chưa xác định được định mức tiền mặt tại quỹ cụ thể cũng như chưa xây dựng kế hoạch thanh toán công nợ nhất định Để tránh trường hợp đến hạn thanh toán một số khoản phải trả cho người cung cấp mà công ty chưa đáp ứng được ngay thì cuối mỗi ngày kế toán thanh toán nên lập báo cáo tình hình thu chi trong ngày và đối chiếu với số dư của sổ quỹ tiền mặt trên phần mềm
Việc xác định được lượng tiền mặt tồn quỹ nhằm duy trì sự thông suốt các hoạt động kinh doanh và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu đến mức tối đa những thất thoát cũng như hành vi gian lận công quỹ trong quá trình hoạt động Bên cạnh đó, công ty cần xây dựng một định mức tiền mặt tại quỹ để duy trì hoạt động không để lượng tồn quỹ quá nhiều và cũng không quá ít Lượng tiền mặt tối ưu của doanh nghiệp phải thỏa mãn được 3 nnhu cầu chính: Chi trả các khoản phải trả phục vụ sản xuất kinh doanh như chi trả cho nhà cung cấp, khách hàng, … chi trả cho các khoản chi ngoài kế hoạch, dự phòng cho các cơ hội phát sinh ngoài dự kiến khi thị trường có sự thay đổi đột ngột Đồng thời, công ty nên tiến hành kiểm kê quỹ thường xuyên, định kỳ vào cuối hàng tháng vì thời gian kiểm kê vào cuối quý là khá dài Khi cần thiết có thể kiểm kê quỹ đột xuất hoặc khi bàn giao quỹ Việc kiểm quỹ thường xuyên có ưu điểm: Giúp cho nhà quản lý nắm được số tồn quỹ thực tế, số tiền thừa, thiếu so với thực tế để có biện pháp tăng cường quản lý quỹ tốt hơn Xác định số tiền mặt tồn quỹ sẽ có biện pháp thu hồi nợ hoặc thanh toán bớt tiền hàng cho nhà cung cấp
3.2.2.3 Bổ sung sổ chi tiết tài khoản tiền mặt
Việc bổ sung sổ chi tiết tiền mặt ngoài sổ quỹ tiền mặt giúp doanh nghiệp kiểm soát lượng tiền mặt đang có một cách tốt hơn và đảm bảo các nghiệp vụ chứng từ luôn khớp với sổ quỹ tiền mặt Góp phần minh bạch trong khâu quản lý tiền mặt tại công ty.
3.2.3 Nhóm các giải pháp về kế toán tiền gửi ngân hàng
3.2.3.1 Mở thêm tài khoản giao dịch ở một số ngân hàng
Hiện nay, lưu lượng tiền luân chuyển qua ngân hàng càng ngày càng lớn, số lượng ngân hàng quá ít, do đó Công ty nên mở thêm tài khoản giao dịch ở một số ngân hàng (Ví dụ:
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ) Như vậy, việc thanh toán Công ty sẽ thuận tiện và tiết kiệm được thời gian, chi phí.
3.2.3.2 Hoàn thiện hạch toán tiền gửi ngân hàng
Kế toán phải hạch toán kịp thời việc thu, chi tiền gửi để nắm bắt được lượng tiền gửi ngân hàng, tiền vay phải trả để công ty có phương án vay vốn, trả vốn kịp thời, tránh tình trạng lượng tiền gửi còn nhưng đơn vị phải đi vay.
Như vậy sẽ góp phần tăng nhanh vòng quay của vốn, giảm thiểu lãi vay phải trả ngân hàng, góp phần tăng lợi nhuận cho công ty
- Các giấy nhận Nợ (nếu Công ty vay ngân hàng) thì phải lưu trữ cẩn thận, sắp xếp theo số thứ tự – theo ngày phát sinh rồi đóng thành quyển…
3.2.4 Nhóm các giải pháp về kế toán các khoản thanh toán
Hiện nay, theo quy định của Công ty, các chứng từ như hóa đơn GTGT đều do một người ở một phòng ban thu thập rồi gửi về phòng kế toán, điều này dễ dẫn đến hiện tượng mất mát chứng từ, công ty nên lập sổ giao nhận chứng từ khi luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận, phòng ban Mỗi khi giao nhận chứng từ, các bên đều phải ký xác nhận vào sổ này Nếu xảy ra mấy mát chứng từ cũng dễ quy trách nhiệm cho đúng người, đúng bộ phận để có biện pháp xử lý Việc này giúp quản lý chặt chẽ chứng từ của công ty. Đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với quản lý chứng từ nói riêng và công việc nói chung
Hoàn thiện việc trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi:
- Các khoản nợ quá hạn và khó đòi phát sinh trong kỳ phải lập hồ sơ theo dõi riêng từng khoản nợ, từng đối tượng khách hàng, hàng tháng báo lên ban giám đốc và trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi
- Việc lập dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập các báo cáo kế toán tài chính như cức khoản dự phòng khác Mức lập dự phòng đối với nợ phải thu khó đòi và việc xử lý xóa nợ khó đòi phải theo quy định của chế độ tài chính quy đinh doanh nghiệp
- Cuối kỳ kế toán năm, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được, kế toán tính toán xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần phải trích lập Nếu số dự phòng phải thu khó đòi năm nay cần trích lập nhiều hơn năm trước thì số chênh lệch dự phòng cần phải trích lập thêm:
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 229- Dự phòng tổn thất tài sản (2293)