Lập luận phản đối quan điểm: “Nghề Luật sư cũng như các nghề khác đều phải có lương tâm, trách nhiệm với công việc cho nên không cần thiết phải có Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệ
Trang 1TỔNG HỢP BÀI LÀM – NHÓM 1
MỤC LỤC
CÂU 1 ĐỀ 1 1
Câu 1.1 1
Câu 1.2 4
TÌNH HUỐNG ĐỀ 1 8
Bản 1 8
1 Tóm tắt 8
2 Là luật sư của Bà B, anh/ chị xác định vấn đề pháp lý cần giải quyết trong vụ việc 9
3 Là Luật sư của bà B, anh/chị hãy đặt câu hỏi cho bà B và luật sư D 9
Bản 2 10
1 Tóm tắt tình huống 10
2 Tình tiết cơ bản vụ việc 11
3 Trả lời câu hỏi tại Đề 1 11
CÂU 1 ĐỀ 1
Câu hỏi:
1.1 Charles Dickens đã nói “Nếu không có người xấu thì sẽ chẳng có luật sư tốt” Anh (chị) ủng hộ hay phản đối quan điểm trên? Anh (chị) hãy đưa ra lập luận để bảo vệ quan điểm của mình?
1.2 Lập luận phản đối quan điểm: “Nghề Luật sư cũng như các nghề khác đều phải
có lương tâm, trách nhiệm với công việc cho nên không cần thiết phải có Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư”
Bài làm:
Câu 1.1.
Tôi đưa ra lập luận để phản đối quan điểm “Nếu không có người xấu thì sẽ chẳng có luật sư tốt” như sau:
Theo Lời nói đầu trong Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, ban hành theo quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội đồng luật
sư toàn quốc: “Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp
của luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.”
Làm luật sư hay nghề luật sư là làm gì và làm như thế nào? Là cầm chứng chỉ hành nghề luật sư phe phẩy trước mặc thiên hạ vỗ ngực ta đây hay là để tự hào bản thân
đã cứu trợ cho được bao nhiêu đời người khỏi sự bất công? Là dùng “chất xám” của mình
1
Trang 2để góp phần bảo vệ lẽ công bằng? Là đi từng hộ gia đình liên quan hòng có được biên bản xác minh với những nội dung có lợi cho thân chủ mình? Là quyết chí, là cống hiến,
là hạnh phúc?
Nhiệm vụ của luật sư là góp phần bảo vệ pháp quyền bằng việc hướng dẫn cho khách hàng hiểu biết và thi hành đúng pháp luật, phục vụ công lý, bảo vệ những quyền của công dân đã được Hiến pháp và pháp luật quy định Luật sư đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ quyền cơ bản của công dân và phát triển xã hội Luật sư với tư cách là người có kiến thức sâu, rộng về pháp luật và có chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tham gia tích cực trong việc bảo vệ pháp quyền, khẳng định mình trong công cuộc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Với tôn chỉ làm việc như trên, với sự đóng góp tuyệt vời như trên, liệu luật sự có thực sự cần “kẻ xấu” để trở thành một luật sư giỏi không? Quan điểm này đưa ra gần như khẳng định rằng người xấu là điều cần thiết để xây dựng một luật sư xuất sắc Điều này không chỉ góp phần vào việc tạo ra một tầm nhìn đầy tiêu cực về con người luật sư mà còn làm mờ đi vai trò của giáo dục, của đạo đức và nền tảng chuyên môn mà mọi luật sư dày công tích lũy Phân định người tốt, kẻ xấu là việc của Tòa án đạo đức Việc của luật
sư là phát hiện ra tình tiết có lợi, nhận biết tình huống bất lợi cho thân chủ mình và dùng
“chất xám” sao cho thật khéo, thật hay để gỡ cho thân chủ mình trước Tòa án nhân dân Luật sư giỏi không chỉ xuất phát từ việc bào chữa hay đối phó với “kẻ xấu” mà phải từ sự hiểu biết sâu sắc về luật pháp, tình người và khả năng giải quyết vấn đề Cụ thể:
Thứ nhất, kỹ năng hành nghề của luật sư phải dựa trên cơ sở tuân thủ pháp luật Theo các quy định chung của Hiến pháp và pháp luật, Luật sư với tư cách là người hiểu biết pháp luật có nhiệm vụ cùng với khách hàng của mình tìm kiếm chứng cứ, tài liệu chứng minh và đề xuất giải pháp pháp lý cho việc áp dụng thống nhất pháp luật Đối diện với các cáo buộc của CQTHTT đối với khách hàng của mình, Luật sư có trách nhiệm tìm
ra các lựa chọn cho việc áp dụng pháp luật bằng các chỉ ra các tình tiết thiếu căn cứ của các cáo buộc hoặc điều luật được áp dụng Khi hành nghề, luật sư có trách nhiệm tuân thủ pháp luật, giải quyết hài hòa yêu cầu tưởng chừng như mâu thuẫn là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và bảo vệ tính hiệu lực của pháp luật
Thứ hai, luật sư để giỏi là người có năng lực “bóc tách” thực tiễn khỏi pháp luật, rồi dùng chính kết quả này để giải quyết vấn đề của thực tiễn theo đề nghị của khách hàng Có thể ví von một cách hình tượng như “Vụ việc giống như một chiếc xoong méo Một khi bị giao cái xoong méo, bạn phải dùng Tư duy pháp lý gõ nó phẳng ra để có thể lấy cái nắp đậy lại Cái xoong là vụ việc, cái nắp đậy là luật điều chỉnh Tư duy pháp lý của luật sư giống như cái búa nhỏ bạn dùng để gõ xoong Khi nắp úp vào xoong được là bạn giải quyết được vụ việc” Luật sư biết những “điểm mờ”, những điểm chưa rõ ràng của luật để phản biện, để áp dụng các phương pháp tư duy một cách linh hoạt nhằm tìm
ra giải pháp phù hợp nhất cho tình huống pháp lý phát sinh mà họ đang giải quyết Luật
sư phải mày mò, tìm ra sự kiện pháp lý mấu chốt – cái mà sẽ quyết định câu hỏi pháp lý mấu chốt để giải quyết toàn bộ vụ án
Thứ ba, luật sư để gọi là giỏi, phải là người có tinh thần sẵn sàng coi vụ việc của khách hàng là vụ việc của chính mình Sau khi trải qua quá trình đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp, bản thân mỗi luật sư phải thấm nhuần tư tưởng của Quy tắc 5 Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam năm 2019 do Hội đồng Luật sư toàn quốc ban hành Rằng luật sư đã làm hết khả năng của mình nhưng bản án được tuyên ra vẫn nghiêng phần thiệt
về khách hàng của mình Kéo theo đó là chuỗi câu hỏi luật sư tự đặt ra cho chính mình Liệu rằng phiên tòa hôm đó mình sử dụng tình tiết này thì số phận của ai kia có khác đi
2
Trang 3không? Tại sao mình lại bỏ sót chi tiết đó? Tại sao mình lại không nói? Tại sao mình lại bất lực đến thế?
Đằng sau mọi nỗ lực theo nghề của mọi luật sư không chi là sự đam mê với việc tìm hiểu về hệ thống pháp luật, mà còn là niềm tin vào sức nặng của ngôn từ, của lẽ phải song hành cùng với giá trị đạo đức Học nghề luật sư không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn đòi hỏi tư duy lô-gíc, khả năng phân tích, sự linh hoạt và khả năng giao tiếp nhanh nhẹn Tuy đòi hỏi cao như vậy nhưng những giá trị mà nghề luật sư đem lại cho xã hội lại vô cùng to lớn, nhờ có luật sư, ta mới nghe được những tiếng nói không biểu đạt thành lời Nhờ có luật sư và nghề luật sư, ta còn nhận ra, Bộ luật Hình sự nước ta không chỉ là trách nhiệm hình sự và hình phạt mà còn là cơ hội cho người lầm lỗi được chuộc tội, là kim chỉ nam để bị hại lấy lại những gì mình đáng được bồi thường, là công
cụ để nhà nước ta thực hiện tốt việc bảo đảm an ninh, trật tự trị an xã hội Các bài luận cứ bảo vệ, bài luận cứ bào chữa của luật sư hàm chứa trong đó không chỉ là kiến thức pháp
lý, nghệ thuật ngôn từ mà còn là tình người, là đạo đức, là cả một cơ hội cho một cá nhân đang phải đứng trước vòng lao lý Đó không chỉ là việc áp dụng pháp luật một cách cứng nhắc, mà còn là việc tìm ra những giải pháp sáng tạo và công bằng để giải quyết mâu thuẫn
Tóm gọn lại,
Một người luật sư giỏi phải là người “tài đức vẹn tròn” nghĩa là, chữ giỏi mà chúng ta đang bàn đến phải xuất phát từ bản thân người luật sư chứ không phải do “người xấu” đem tới Cụ thể hơn:
(1) Giỏi ở cách luật sư thể hiện sự kính trọng đối với nghề Kính trọng ở cách nghề của ta làm gì cho ta, kính trọng ở cách nghề của ta làm gì cho tổ quốc, kính trọng ở cách nghề của ta làm gì cho đồng bảo Chỉ khi có thái độ đúng đắn với nghề nghiệp, thì mỗi luật sư mới có ý thức tự tu dưỡng cả về kiến thức lẫn đạo đức để xứng đáng với chức danh “Luật sư”
(2) Giỏi ở cách luật sư không ngại khổ, ngại khó, ngại vất Trận chiến của luật sư không chỉ ở chốn Quan trường mà còn trong chính quá trình hành nghề, đi tìm sự thật Vì thành công trong nghề luật sư thì 90% là lao động vất vả và chỉ có 10% là may mắn
(3) Giỏi ở chỗ sẵn sàng nối tiếp truyền thống tốt đẹp của nghề, trờ thành “chỗ dựa pháp lý” đáng tin cậy cho bà con Luật sư luôn phải nhớ trên vai là niềm tin của nhiều người, nhiều gia đình, để từ đó phấn đấu sao cho xứng đáng với niềm tin yêu của xã hội
Từ các lý lẽ trên, việc đưa ra nhận định “Nếu không có người xấu thì sẽ chẳng có luật sư tốt” không phản ánh đúng bản chất của nghề luật sư và cũng không hàm chứa ý nghĩa khuyến khích xây dựng xã hội công bằng, lý tưởng, không phản ánh đúng chức năng xã hội của luật sư cũng như sứ mệnh của luật sư như trong Luật Luật sư và Bộ Quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp luật sư thể hiện.1
1 Luận cứ 4: Quan điểm “Nếu không có người xấu thì sẽ chẳng có luật sư tốt” cũng giống như quan điểm phiến diện rằng “Luật sư bào chữa cho người xấu cũng là người xấu” Tuy nhiên, điều này là không đúng sự thật Luật
sư bào chữa cho bị cáo không tự động biến luật sư đó thành người xấu, cũng như việc xã hội không có người xấu hay tội phạm thì sẽ không có luật sư tốt hay xấu Nếu thực trạng xã hội mà không tồn tại người xấu - tội phạm, khi
đó xã hội hoàn toàn bình đẳng và văn minh Một xã hội bình đẳng và văn minh tuyệt đối sẽ không xảy ra tranh chấp, khi mà mọi công dân đều tuân thủ thượng tôn pháp luật Khi đó luật sư không thực sự cần thiết để bảo vệ người yếu thế, người bị xâm hại về quyền và lợi ích.
Luận cứ 5: Thông qua thực trạng xã hội không thể đánh giá chuyên môn, đạo đức của người luật sư Việc đánh giá
này là vô căn cứ, bởi một luật sư được đánh giá qua khả năng nắm vững kiến thức pháp lý, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp Ngoài ra, qua thực tiễn xã hội, bằng kết quả các vụ án, người ta thường đánh giá người luật sư giỏi, người luật sư có đạo đức chứ không ai đánh giá người luật sư là tốt Vậy, thế nào mới là 1 luật sư tốt và các tiêu chí nào đánh giá một luật sư tốt?
Luận cứ 6: Thực tế xã hội hiện nay vẫn luôn tồn tại người tốt, kẻ xấu nhưng vẫn luôn tồn tại những luật sư giỏi và
đạo đức gữa muôn vàn người tốt kẻ xấu đó Liệu rằng quan điểm này của tác giả Charles Dickens có đang đi đúng
3
Trang 4Câu 1.2.
Trong xã hội luôn tồn tại nhiều ngành nghề khác nhau, nghề nào cũng cao quí và cần thiết, mỗi một ngành nghề đều có vai trò, vị trí và ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của đất nước, nghề nào cũng đòi hỏi lương tâm và trách nhiệm của mỗi người Lương tâm của nghề giáo chính là thước đo về phẩm chất, đạo đức của người thầy Người làm báo phải có lương tâm và trách nhiệm, đưa tin một cách khách quan, trung thực, không vì những động cơ khác nhau mà đưa ra những suy nghĩ chủ quan của bản thân, dẫn đến thông tin bị sai lệch… Người thầy thuốc phải là “lương y” hết lòng tận tụy
vì người bệnh, như “từ mẫu”, như người mẹ nhân từ.… Đúng vậy, nghề Luật sư cũng thế, người Luật sư cũng phải có lương tâm, trách nhiệm với công việc như bất cứ người nào
làm trong ngành nghề nào trong xã hội … nhưng tôi phản đối quan điểm: “Nghề Luật
sư cũng như các nghề khác đều phải có lương tâm, trách nhiệm với công việc cho nên không cần thiết phải có Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư” vì những lý do sau:
Thứ nhất, Đạo đức là nền tảng cơ bản của người Luật sư Lương tâm nghề nghiệp, trách nhiệm nghề nghiệp cũng là đạo đức cơ bản của người Luật sư.
Cũng giống như mỗi người được sinh ra đều có quê hương, nguồn cội, đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, được ví như là gốc rễ, là nền tảng cơ bản của nghề Luật sư Luật sư hành nghề liên quan đến lĩnh vực Pháp luật, bằng kiến thức Pháp luật, kỹ năng nghề nghiệp và uy tín của mình, có trách nhiệm bảo vệ công lý, công bằng
và góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam Do vậy, để hành nghề Luật sư, trước hết phải xuất phát từ một nền tảng đạo đức, với nghề Luật sư, yêu cầu về đạo đức
đã được đưa vào bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư để áp dụng Một khi
vi phạm, người Luật sư có thể bị tước thẻ hành nghề Đó là một yêu cầu khắt khe, nhưng hết sức cần thiết Ít có nghề nghiệp nào như nghề Luật sư, vừa có Luật Luật sư, vừa có
Bộ Quy tắc ứng xử đạo đức nghề nghiệp Các LS khi hành nghề ngoài việc tuân thủ các quy định chung của pháp luật, cũng đồng thời phải thực hiện nghiêm túc Luật Luật sư và
Bộ Quy tắc Bởi nghề luật không chỉ đứng trên phương diện của lẽ phải mà còn cần phải
có đạo đức tốt Điều này không những được q uy định cụ thể trong các quy định pháp luật
về Luật sư mà còn ở chính bản thân người hành nghề phải tự tu dưỡng, học tập, rèn luyện
và tư duy trong suốt sự nghiệp của mình
Vị trí, vai trò của nghề Luật sư là hết sức rộng lớn trong đời sống xã hội nhưng cũng chính vì thế cũng hết sức nặng nề về trách nhiệm xã hội về bổn phận nghề nghiệp
để có được sự tin cậy của người dân Lịch sử phát triển nghề Luật sư trên thế giới và ở Việt Nam đều cho thấy: nền tảng căn bản nhất để xây dựng và phát triển nghề nghiệp Luật sư là phải thấm nhuần và thực hiện nghiêm túc những quy định về đạo đức và ứng
xử nghề nghiệp một cách nhuần nhuyễn và hiệu quả nhất Yêu cầu đó đòi hỏi người mới vào nghề cũng như người hành nghề lâu năm, vài chục năm khi ứng xử đều phải giống nhau về nội dung và tinh thần đạo đức nghề nghiệp Có như vậy, người dân mới tin vào Luật sư, nghề Luật sư
* Lương tâm nghề nghiệp của luật sư
Không riêng gì nghề Luật sư, mà tất yếu của xã hội đều có chung một kết quả Không có điều gì là hoàn hảo, không có nghề nào mà không có mảng tối của riêng mình Cũng như việc không có nghề nào mà tất cả mọi người ai đi làm cũng đều hoàn thành hết trách nhiệm bằng lương tâm của mình Luật sư không là ngoài lệ, bên cạnh những Luật
hiện thực khách quan không, hay đang thể hiện góc nhìn phiến diện của bản thân?
4
Trang 5sư làm việc bằng cái tâm, bằng trách nhiệm thì xã hội vẫn còn tồn tại những Luật sư vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm Luật Luật sư, đi trái lại trách nhiệm của nghề Luật
sư mà xã hội tin tưởng Đối với nghề Luật sư, “lương tâm” được nhắc đến trong Luật Luật sư, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam bằng những khái niệm phổ quát nhất Trong Bộ Quy tắc, những tiêu chuẩn cơ bản nhất về “lương tâm” được trải dài xuyên suốt Một người Luật sư phải hiểu và làm việc theo sứ mệnh của nghề nghiệp mình đã chọn Một người Luật sư phải tôn trọng những quy định pháp luật cơ bản nhất như giữ bí mật thông tin khách hàng, ứng xử khi xung đột lợi ích trong nghề… Một Luật sư phải tôn trọng đồng nghiệp, duy trì kết nối tình đồng nghiệp với nhau… tất cả những khái niệm phổ quát nhất về lương tâm của nghề được đề cập và xây dựng thành một Bộ Quy tắc Đạo đức của con người được hình thành dựa trên nền tảng xã hội, gia đình Thế giới quan mỗi người Luật sư được hình thành khác nhau dựa trên nhiều yếu tố như di truyền, giáo dục, gia đình… Vì vậy, tự mỗi người Luật sư phải xây dựng cho mình những chuẩn mực đạo đức hành nghề riêng để áp dụng và vận dụng nó cả đời Sống và làm việc ngoài việc tuân thủ những tiêu chuẩn đạo đức của nghề, còn tuân thủ những tiêu chuẩn của cá nhân mình, ngoài việc giúp cho xã hội nghề nghiệp văn minh hơn, tốt hơn, còn giúp cho mỗi chúng ta sau khi hoàn thành một sự việc nào đó, dù thành công hay thất bại thì điều cuối cùng chúng ta nhận được là sự thanh thản vì mình đã làm việc bằng hết lương tâm của mình
* Trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư
Trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư bao gồm trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức Trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm luật sư phải chịu khi vi phạm các quy định của pháp luật về hành nghề luật sư, còn trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp thể hiện lương tâm nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của luật sư được quy định trong Quy tắc Đạo đức
và Ứng xử nghề nghiệp luật sư do tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư ban hành
Luật sư không chỉ mang trên vai mình trách nhiệm theo quy định của pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp mà còn có trách nhiệm đạo đức đối với khách hàng và xã hội Mục đích hành nghề của luật sư là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trong sự phù hợp giữa lợi ích công và lợi ích cá nhân, góp phần duy trì công bằng xã hội Nói đến trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư không chỉ dừng lại ở trách nhiệm pháp lý,
dù xã hội thường đòi hỏi ở luật sư trách nhiệm pháp lý cao hơn đối với công dân bình thường khác
Trách nhiệm pháp lý của luật sư là nghĩa vụ bắt buộc, là sự ràng buộc trực tiếp và
cụ thể của luật sư Trách nhiệm pháp lý của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp được thể hiện trong các quy định của pháp luật về luật sư và các văn bản pháp luật khác có liên quan Điều quan trọng cần đề cập là yếu tố đạo đức của trách nhiệm của luật sư, là trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp của luật sư
Thứ hai, vai trò của Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam
Nghề Luật sư ở Việt Nam là một nghề đặc thù, hoạt động nghề nghiệp của Luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần phát triển KT - XH, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp
là nền tảng cơ bản của nghề Luật sư Luật sư phải có bổn phận tự mình nâng cao trình độ,
kỹ năng chuyên môn; nêu gương trong việc tôn trọng, chấp hành pháp luật; tự giác tuân thủ các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề, trong lối sống
và giao tiếp xã hội
5
Trang 6Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư đã phát huy tác dụng trong việc xây dựng các giá trị chuẩn mực của nghề Luật sư, hướng dẫn hành vi ứng xử cho Luật sư trong quá trình hành nghề Nhờ đó, các Luật sư khi hành nghề đã tự soi mình trước những quy tắc để từng bước xây dựng uy tín, thương hiệu và niềm tin với khách hàng và cộng đồng xã hội
Điều 5 Luật Luật sư quy định nguyên tắc hành nghề Luật sư: “Tuân theo Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam”
Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam được Hội đồng Luật sư toàn quốc ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 gồm Lời nói đầu, VI Chương, 32 Quy tắc (sau đây gọi là Bộ Quy tắc)
Lời nói đầu Bộ Quy tắc đã nêu rõ: “Bộ Quy tắc … tôn vinh của xã hội.”
Điều 2, Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ quy định: “Bộ Quy tắc …tổ chức xã hội
- nghề nghiệp Luật sư”
- Bộ Quy tắc là cơ sở để xây dựng các giá trị chuẩn mực của nghề Luật sư Luật sư
là một nghề cao quý, tính chất cao quý của nghề Luật sư không những đòi hỏi người Luật
sư tuân thủ pháp luật mà còn phải thấm nhuần quy tắc đạo đức, chuẩn mực đạo đức người Luật sư được nêu ra, chỉ rõ trong Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam
- Bộ Quy tắc là cơ sở, căn cứ để thực hiện việc giám sát Luật sư, hành nghề Luật
sư Giám sát, tự giám sát từ đó phát hiện sai lầm, uốn nắn, điều chỉnh hành vi của cá nhân, của Tổ chức cho phù hợp pháp luật, phù hợp chuẩn mực xã hội là đòi hỏi với mọi
cá nhân, tổ chức
Đối với nghề Luật sư giám sư hoạt động Luật sư còn nhằm bảo vệ, phát huy truyền thống tốt đẹp của người Luật sư, nghề Luật sư Căn cứ, cơ sở để thực hiện giám sát nghề Luật sư của tổ chức xã hội nghề nghiệp chính là việc xem xét, uốn nắn, định hướng để người Luật sư thực hiện các chuẩn mực của Bộ Quy tắc đã đặt ra
- Bộ Quy tắc là cơ sở để xem xét khen thưởng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý
kỷ luật đối với Luật sư trong phạm vi tổ chức xã hội - nghề nghiệp Luật sư Có công thì động viên, khuyến khích, khen thưởng Có sai phạm thì nhắc nhở, uốn nắn và cần thiết phải xem xét xử lý kỷ luật
- Bộ Quy tắc cũng chính là “Luật của Luật sư”, khi Bộ Quy tắc đã được trao vai trò, chức năng là căn cứ để xét khen thưởng và kỷ luật Luật sư Một Luật sư chỉ có thể được khen thưởng khi không vi phạm nội dung Bộ Quy tắc, một Luật sư có thể bị kỷ luật thậm chí là kỷ luật ở mức cao nhất là xóa tên khỏi Đoàn Luật sư nếu vi phạm quy định trong Bộ Quy tắc
* Khái niệm về Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư.
Căn cứ vào nội dung của Quy tắc, có thể đưa ra một định nghĩa chung về Quy tắc
đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư như sau :“Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp luật sư là những quy tắc xử sự được thể hiện dưới hình thức văn bản chứa đựng những quy phạm đạo đức và ứng xử nghề nghiệp do Hội đồng luật sư toàn quốc ban hành để điều chỉnh hành vi của các thành viên Liên đoàn luật sư Việt Nam trong quan hệ với các chủ thể có liên quan khi hoạt động nghề nghiệp và trong giao tiếp xã hội.”
Trong đời sống thường nhật, Luật sư tham gia vào các qh xh, các qh nghề nghiệp, trong đó có các qh tố tụng trong các vụ án HS, DS, HNGĐ, TM, LĐ, HC Trong các qh
tố tụng nêu trên lại diễn ra nhiều loại qh giữa các chủ thể khác như: qh giữa Luật sư với các CQ THTT, người THTT qua các g/đoạn tố tụng khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; qh với KH, với những người tham gia tố tụng khác, qh với đ/nghiệp, v.v Với tư cách một chủ thể tham gia trong các qh tố tụng, Luật sư có những quyền và nghĩa vụ tố tụng nhất
6
Trang 7định theo quy định của Pháp luật Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý Luật sư phải tuân thủ và nếu vi phạm sẽ phải chịu các hình thức xử lý theo các chế tài đã được luật hóa
Tuy nhiên, trong các qh nêu trên, vẫn còn có những trường hợp, tình huống nảy sinh trong thực tiễn giao tiếp không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Pháp luật mà thuộc phạm trù đạo đức và ứng xử nghề nghiệp phải được điều chỉnh bằng các quy định đạo đức tương ứng Đó là các quy định về căn cứ, chuẩn mực đã được xác định trong bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam Các quy định này cũng hàm chứa các nghĩa vụ đạo đức mang tính chất cấm đoán hay bắt buộc luật sư phải tuân thủ hoặc các quy phạm mang tính chất khuyến khích luật sư áp dụng trong quá trình hành nghề cũng như trong lối sống, giao tiếp khi tham gia các quan hệ xã hội khác
* Vị trí, vai trò của Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam
Nghề luật sư gắn liền với số phận pháp lý của con người “Hoạt động … văn
minh.” (Điều 3).
Cũng như sông có nguồn, cây có gốc, nhà có nền, đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa
là nguồn, là gốc, là nền tảng cơ bản của nghề Luật sư Không có đạo đức nghề nghiệp, nghề Luật sư không thể tồn tại, phát triển Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và tự chịu trách nhiệm cá nhân về uy tín nghề nghiệp của mình, với mục tiêu phụng sự công lý, tôn trọng và dựa trên pháp luật thì trước hết phải xuất phát từ một nền tảng đạo đức Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Luật sư có giá trị là các chuẩn mực đạo đức của giới Luật sư, tạo
cơ sở để luật sư tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong sinh hoạt và hành nghề; là thước đó giúp luật sư giữ gìn phẩm chất, uy tín của mỗi cá nhân; từ đó khiêm tốn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng hành nghề, góp phần nâng cao uy tín nghề nghiệp của giới luật sư trong xã hội
Thứ ba, Luật sư phải thấm nhuần và thực hiện nghiêm túc những quy định
về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp
Lịch sử phát triển nghề Luật sư trên thế giới và ở Việt Nam đều cho thấy: nền tảng căn bản nhất để xây dựng và phát triển nghề nghiệp Luật sư là phải thấm nhuần và thực hiện nghiêm túc những quy định về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp một cách nhuần nhuyễn và hiệu quả nhất
Trong số 32 quy tắc, có những quy tắc chung mang tính chất là những nghĩa vụ đạo đức cơ bản của luật sư và các quy tắc cụ thể điều chỉnh hành vi của luật sư khi tham gia các nhóm quan hệ xã hội trong hành nghề, gồm: quan hệ với khách hàng, quan hệ với đồng nghiệp, quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác Các tiêu chuẩn chung về mặt đạo đức nghề nghiệp luật sư liên quan đến chức năng xã hội của luật sư với sứ mệnh cao cả là bảo vệ công lý, phát triển kinh tế, góp phần xây dựng
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; tuân thủ và trung thành với Hiến pháp, pháp luật; độc lập, ngay thẳng, tôn trọng sự thật và góp phần vào việc xây dựng hệ thống pháp luật, tích cực tham gia các hoạt động công ích Thí dụ, Quy tắc 2 quy định: Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất
kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp Luật sư có nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật
Các tiêu chuẩn đạo đức trong quan hệ với khách hàng là các tiêu chuẩn quan trọng nhất trong bộ quy tắc này Bởi vì, mối quan hệ với khách hàng chính là "lửa thử vàng" đối với cá nhân luật sư; uy tín, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp luật sư Sự tiêu cực hay không tiêu cực của luật sư đều xuất phát từ mối quan hệ này và nó có ý nghĩa chi phối các hành vi ứng xử khác trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội của luật sư Các tiêu
7
Trang 8chuẩn này liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của luật sư đối với khách hàng Ðó là việc tận tâm thực hiện hết khả năng và trách nhiệm với khách hàng trong khuôn khổ pháp luật cho phép và phạm trù đạo đức nghề nghiệp; tuân thủ bí mật quốc gia
và bí mật của khách hàng; ngăn ngừa các thủ đoạn hành nghề không lương thiện, tự giác thực hiện các nghĩa vụ trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, giải quyết các mâu thuẫn về lợi ích Chẳng hạn, Quy tắc 6 quy định: Luật sư tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng; chỉ nhận vụ việc theo khả năng chuyên môn, điều kiện của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu hợp pháp của khách hàng
Các tiêu chuẩn đạo đức trong mqh của Luật sư với đồng nghiệp thực chất là những quan hệ đạo đức, trong đó chủ yếu là thái độ ứng xử với nhau trong giới Luật sư Tiêu chuẩn này đòi hỏi mỗi luật sư phải coi uy tín của đồng nghiệp và uy tín của giới là uy tín của chính mình Ðiều mình không muốn thì không được làm với đồng nghiệp
Các tiêu chuẩn đạo đức trong mối quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và các
cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội trong bộ quy tắc có ý nghĩa bổ trợ cho thái độ ứng
xử của cá nhân luật sư Còn mối quan hệ này đã được các quy phạm pháp luật liên quan điều chỉnh cụ thể Thí dụ, quy định luật sư không được: câu kết qua trung gian hoặc trực tiếp quan hệ với người tiến hành tố tụng (kể cả người tham gia tố tụng) nhằm mục đích lôi kéo họ vào việc làm trái pháp luật trong giải quyết vụ việc (Quy tắc 24) Ngoài ra, Bộ Quy tắc còn quy định các tiêu chuẩn về kỷ luật nghề nghiệp luật sư
Việc ban hành Bộ Quy tắc nói trên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam còn có ý nghĩa là cơ sở để nhân dân giám sát hoạt động của luật sư
Tóm lại, đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản, có vai trò rất quan trọng đối với nghề Luật sư Bộ Quy tắc như một định lượng để các Luật sư căn cứ vào đó nhằm tránh các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Pháp luật về Luật sư Với các lý lẽ trình
bày ở trên, tôi phản đối quan điểm :”Nghề Luật sư cũng như các nghề khác đều phải có
lương tâm, trách nhiệm cho nên không cần thiết phải có Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư “
TÌNH HUỐNG ĐỀ 1
Bản 1
1 Tóm tắt
+ Năm 2020 ông S (chồng bà B, 59 tuổi) tham gia kinh doanh đa cấp, thế chấp GCN quyền sử dụng đất vay 200 triệu, thời hạn 3 năm
+ Thực tế GCN QSSĐ đã được chuyển nhượng cho bên thứ 3 và thế chấp vay ngân hàng 4 tỷ
+ Bà B cùng 10 người khác đã kí hợp đồng dịch vụ pháp lý với văn phòng luật sư
N Luật sư D (của VP luật sư N) có trách nhiệm giải quyết vụ việc Hợp đồng dịch vụ pháp lý quy định “Khoản thù lao 50 triệu đồng không được hoàn trả trong bất cứ trường hợp nào”
+ Luật sư D đã soạn đơn và cùng bà B với người khác đến Cơ quan cảnh sát điều tra, nộp đơn tố cáo
+ Sau hai năm không nhận được thông tin gì về việc giải quyết vụ việc, các thân chủ đã viết đơn hỏi cơ quan điều tra và nhận được câu trả lời là không tiếp nhận đơn nào của Luật sư D
8
Trang 9+ bà B và mọi người cho rằng Luật sư không làm gì trong hợp đồng dịch vụ pháp
lý nên đã làm đơn gửi Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư đề nghị xử lý kỉ luật Luật sư D và yêu cầu trả lại các khoản tiền đã nhận
+ Luật sư D trình bày là đã tư vấn ngoài giờ hành chính 4 buổi cho bà B và mọi người, đã thu thập nghiên cứu hồ sơ, soạn đơn tố cáo cho họ kí và cùng đi nộp Đơn đã được tiếp nhận, vào sổ thụ lý và thực hiện các bước tố tụng quy định
2 Là luật sư của Bà B, anh/ chị xác định vấn đề pháp lý cần giải quyết trong
vụ việc
Vấn đề pháp lý được hiểu đơn giản là vấn đề về một vụ việc mà khách hàng đã làm hoặc định làm cần hỏi ý kiến của luật sư
Là Luật sư của Bà B trong vụ việc nêu trên theo em vấn đề pháp lý cần giải quyết là: xác định yếu tố lừa dối giao dịch ủy quyền/ thực hiện tư vấn pháp lý; hiệu lực của hợp đồng ủy quyền – Từ đó xác định Luật sư D có bị xử lý kỷ luật và bà B có yêu cầu luật sư
D trả lại được các khoản tiền đã nhận hay không?
Để giải quyết được vấn đề này, cần làm rõ một số vấn đề như sau:
- Hiệu lực của hợp đồng thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với công ty đa cấp khi vay 300 triệu đồng? Hiệu lực của hợp đồng vay?
- Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ của ông S, bà B với bên thứ ba có hiệu lực pháp luật không?
- Hiệu lực của hợp đồng thế chấp của bên thứ ba nhận chuyển nhượng từ ông S, bà
B (khi ông S, bà B bị lừa kí vào giấy chuyển nhượng cho người không quen biết)?
- Nội dung công việc của hợp đồng dịch vụ pháp lý
- Bà B có là người trực tiếp kí hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc được các bị hại (nạn nhân) khác ủy quyền để đại diện kí hợp đồng dịch vụ pháp lý với Luật sư D không?
- Thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý “khoản thù lao 50 triệu đồng không được hoàn trẻ trong bất cứ trường hợp nào” có đúng quy định của pháp luật hay không?
- Khi cùng Luật sư D soạn đơn tố cáo gửi đến Cơ quan cảnh sát điều tra thì đơn tố cáo do ai ký, bà B có biết nội dung đơn tố cáo hay không?
- Đơn tố cáo Luật sư D nộp cho cơ quan cảnh sát điều tra được vào sổ số bao nhiêu, ngày bao nhiêu
- Luật sư D cho rằng đơn đã thực hiện đúng các bước tố tụng, vậy kết quả là gì?
- Những hành vi của Luật sư D có bị xử lý kỷ luật theo quy định của Bộ Quy tắc
và ứng xử nghề nghiệp luật sư không?
- Có yếu tố lừa dối trong giao dịch ủy quyền/hợp đồng pháp lý với VPLS N, Luật
sư D không?
3 Là Luật sư của bà B, anh/chị hãy đặt câu hỏi cho bà B và luật sư D
Câu hỏi cho bà B
- Bà B cần trình bày lại nội dung vụ việc đã diễn ra;
- Bà đã ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với Văn phòng Luật sư N, xin bà cung cấp bản sao của hợp đồng dịch vụ pháp lý này?
- Khi ký hợp đồng bà và văn phòng luật sư N, luật sư D có xác định nội dung công việc cần thực hiện với hợp đồng dịch vụ pháp lý này không?
- Trong hợp đồng dịch vụ pháp lý có thỏa thuận thời gian thực hiện dịch vụ pháp
lý không? Lý do gì sau 2 năm không nhận được thông tin bà mới hỏi thông tin?
- Mức thù lao cụ thể trong hợp đồng là bao nhiêu?
9
Trang 10- Ngoài mức thù lao cụ thể trong hợp đồng, hai bên còn có thỏa thuận nào khác liên quan đến thù lao mà không được ghi nhận trong hợp đồng không?
- Bà có được Luật sư D tư vấn ngoài giờ hành chính 4 buổi không? Đó là những buổi nào, nội dung tư vấn là gì?
- Bà đã thanh toán thù lao cho Luật sư D theo hợp đồng dịch vụ pháp lý chưa? Nếu
đã thanh toán thì thanh toán thành bao nhiêu đợt, có lưu lại chứng từ thanh toán không?
- Ông D cho rằng đã soạn đơn tố cáo và cho mọi người kí – vậy bà có biết đến nội dung đơn tố cáo không, bà có là một trong những thành viên ký vào đơn tố cáo không?
- Bà có là người cùng Luật sư D đến cơ quan cảnh sát điều tra để nộp đơn không?
Câu hỏi cho Luật sư D
- Yêu cầu ông D trình bày lại vụ việc đã diễn ra;
- Cung cấp bản sao hợp đồng dịch vụ pháp lý mà VPLS N đã ký với bà B và các bị hại khác
- Nội dung thực hiện của hợp đồng dịch vụ pháp lý đã là gì?
- Ngoài thù lao đã thỏa thuận trong hợp đồng, hai bên còn có thỏa thuận khác không?
- Sau khi kí hợp đồng, ông đã thực hiện những nội dung gì của công việc theo hợp đồng dịch vụ pháp lý? Kết quả của nội dung thực hiện?
- Ông hãy cho biết ai là người kí vào đơn tố cáo và những ai cùng ông đi nộp đơn
tố cáo (ngày tháng năm nộp đơn, số sổ thụ lý, cán bộ nhận hồ sơ)
- Đề nghị ông cung cấp bản sao đơn tố cáo đã được soạn và nộp cho cơ quan cảnh sát điều tra?
- Ông đã tư vấn ngoài giờ hành chính 4 buổi cho bà B và mọi người còn lại vào thời gian nào, nội dung tư vấn là gì?
- Ông đã nhận 50 triệu đồng của bà B chưa? Ngày tháng năm nhận, chứng từ kèm theo?
Bản 2
Phần này, ngoài việc thực hiện các câu hỏi tại Đề 1, nhóm cũng xin phép tóm tắt lại toàn bộ tình tiết sự việc cũng như đưa ra các tình tiết cơ bản của vụ việc để các thành viên Tổ 1 nắm rõ
Năm 2020, ông S (chồng bà B) tham gia kinh doanh đa cấp và bị các cá nhân liên quan trong công ty này dụ dỗ thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vay 300 triệu đồng thời hạn 2 năm để góp vốn vào các gói kinh doanh đa cấp
Sau khi ký nhiều tài liệu không đọc được nội dung, bà B mới biết chồng mình đã
bị lừa ký vào giấy chuyển nhượng sổ đỏ cho người không quen biết và đã sang tên cho bên thứ ba để thế chấp ngân hàng lấy 4 tỷ đồng
Bà B cùng 10 người sập bẫy của kinh doanh đa cấp đã ký hợp đồng dịch vụ pháp
lý với Văn phòng luật sư N để tìm kiếm sự trợ giúp Luật sư D có trách nhiệm nghiên cứu
hồ sơ, soạn thảo đơn từ và phối hợp với cơ quan Nhà nước giải quyết vụ việc trên Trong hợp đồng dịch vụ pháp lý có ghi rõ “khoản thù lao 50 triệu đồng không được hoàn trả trong bất cứ trường hợp nào”
Luật sư D đã soạn đơn tố cáo và cùng hai người đến Cơ quan điều tra nộp đơn tố cáo hành vi của nhóm người kinh doanh đa cấp, hai người đi cùng ngồi chờ ngoài cổng
10