1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Thông tin - thư viện: Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên của Trường Đại học Thương mại

150 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1.4. Vai trò của văn hóa đọc đối với sinh viên trường đại học Thương mai (44)
    • 1.4.1. Văn hóa đọc với việc học tập, nghiên cứu khoa học (44)
    • 1.4.2. Văn hóa đọc với việc phát triển con người toàn diện (45)
    • 2.1.3. Thói quen đỌC ...............................-- - - c1 1S v1 TH T HH TH TH KH TH ky 48 2.1.4. Khả năng tìm kiếm tài liệu và lựa chọn tài liệu...............................--2- ¿55 55 2.2. Kỹ năng đỌC..........................-- -- -- QQTHnnHTHHTHHnH TH TH HH KH TH kg 62 2.2.1. Phương pháp đọc........................... .. - -- c1 2 1221112311111 1111119 11101111111 n1 ng kg hư 62 2.2.2. Kỹ năng tiếp nhận nội dung tài liệu.................................-- 2 2 52+ z+£x+£xezxzrcee 62 2.2.3. Kỹ năng vận dụng tri thức đã đọc vào thực tiễn................................----- 5 5c: 65 2.3. Ứng xử với tài liệu..........................----- +- se St E212 1 1101112121101 1 tereg 67 2.3.1. Thai độ của sinh viên đối với tài HOU... celle cece ees eseeseseseeseeseeseeee 67 2.3.2. Hành vi ứng xử của sinh viên đối với tài liệu ..............................---- cece 68 2.4. Các yếu tố tác động đến văn hóa đọc của sinh viên trường đại học Thương ;) 0 (53)
    • 2.4.1. Đặc điểm cá nhân ooo. cccceccccceesecssessessessscssessessesssesessessesstssesesseeseasen 71 2.4.2. MOE truONg OC 0n .ằ.ằ (76)
    • 3.2.1. Phát triển nguồn lực thông tim... cece ees esseessessessessessessesseeseesseeees 101 3.2.2. Phát triển các loại hình sản phẩm, dịch vu thông tin thư viện (106)
    • 3.2.3. Nâng cao năng lực và phẩm chất cán bộ thông tin thư viện (114)
    • 3.2.4. Đào tạo người dùng fỉn.......................... - - .-- - nnn SH HT TH TH TH kg hệp 110 3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chat, ha tang công nghệ............................-- 2-2 5e: 114 3.3. Nhóm giải pháp đối với sinh viên .................................-- 2-5222 eEerxrrErrrrerree 115 KẾT LUẬN.........................---- 5-5221 EEE212211211211211211211211 2111121112111 .1E11rre 118 (115)

Nội dung

Vai trò của văn hóa đọc đối với sinh viên trường đại học Thương mai

Văn hóa đọc với việc học tập, nghiên cứu khoa học

Giáo dục theo học chế tín chỉ đòi hỏi SV một sự chủ động và tự trách nhiệm, tự ý thức lấy việc học của bản thân mình Đây cũng chính là điểm yếu mà nhiều rất nhiều SV Việt Nam còn thiếu Vì vậy, cần phải có những phương pháp học tập hiệu quả khi học theo tín chỉ Các phương pháp học tập như: tự học, tự đọc tài liệu, học nhóm có thé hỗ trợ cho nhau rat tốt trong việc giúp SV tìm tòi, hiểu và nắm vững kiến thức Trong đó, việc tự đọc, tự nghiên cứu tài liệu là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các phương pháp học tập trên Tự học biến những tri thức trong tài liệu thành tri thức của mình bang cách tích cực đọc Doc là một quá trình tự hoc bằng cách

39 khám phá, đó là khám phá độc lập, bởi khi đọc bản thân người đọc phải đặt ra những câu hỏi, thắc mắc và tìm cách giải đáp những vấn đề đó Chính trong quá trình tư duy này, kiến thức sẽ được khắc sâu và tư duy thăng hoa, nảy ra nhiều ý tưởng sáng tạo, khai thác tối đa khả năng tiềm ân của mỗi người. Đối với SV, bên cạnh việc học tập các môn trên lớp, NCKH được xem như một trong những nhiệm vụ và trách nhiệm của sinh viên Nó không chỉ cung cấp cho SV cơ hội tiếp cận với lĩnh vực chuyên môn yêu thích, mà còn rèn luyện cho họ một tác phong làm việc khoa học, cách nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, tiếp cận từ nhiều phía, nâng cao kiến thức thực tiễn, nâng cao chất lượng đảo tạo Trong

NCKH yêu cầu SV phải nắm được phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học, phương pháp khai thác thông tin từ tài liệu khoa học (phương pháp đọc, trích dẫn tham khảo ) Văn hóa đọc sẽ giúp SV thực hiện tốt những phương pháp trên trong thực hiện nhiệm vụ NCKH.

Ngày nay, trong thời đại nền kinh tế tri thức, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ đã và đang trở thành lực lượng sản suất trực tiếp, thì việc học tập và học tập suốt đời sẽ trở thành nhu cầu của cá nhân và xã hội Phát triển văn hóa đọc cho SV sẽ phát triển khả năng nghiên cứu độc lập va học tập suốt đời.

Tóm lại, để quá trình học tập, NCKH đạt kết quả cao, SV cần phải làm chủ thế giới thông tin Văn hóa đọc giúp SV có năng lực định hướng thông tin, có kỹ năng thông tin tốt để có thé tìm kiếm, lựa chọn tài liệu, khai thác và sử dụng thông tin hợp lý, đúng pháp luật, có phương pháp đọc hiệu quả, có kỹ năng tiếp nhận vận dụng tri thức đã đọc vào thực tiễn đáp ứng yêu cau tự học, tự nghiên cứu.

Văn hóa đọc với việc phát triển con người toàn diện

Con người là nhân tố quan trọng nhất bảo đảm cho sự phát triển bền vững.

Xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần phải có những con người phát triển toàn diện về thé lực, trí lực và tâm lực (văn hóa, đạo đức xã hội).

Có thể nhận thấy, văn hóa đọc có vai trò to lớn trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thé chat, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ.

Con người Việt Nam toàn diện không chỉ giỏi kiến thức về chuyên môn mà còn phải có một nhân cách hoàn thiện Đối với thanh niên SV văn hóa đọc không chỉ có tác dụng định hướng mà còn giúp nuôi dưỡng tâm hồn, giáo dục nhân cách Đó là các giá trị như tinh thần yêu nước, tinh thần hiếu học, tinh thần yêu lao động, yêu thương con người, tinh thần đoàn kết, ding cảm Có một nghịch lý là bước vào thời kỳ kinh tế thị trường, nhu cầu nhân lực đòi hỏi trình độ cao, nhiều người đọc vì mục đích thực dụng Họ chủ yêu tìm đọc các sách tri thức, sách dạy kinh doanh, day quản lí, kế toàn, sách công cụ như các loại từ điển, sách tham khảo dé dùng vào việc thi cử, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, Nhu cầu tri thức thực dụng tăng vọt so với nhu cầu đọc để làm phong phú đời sống tâm hồn Hơn bao giờ hết, phát triển văn hóa đọc để xây dựng nền tảng văn hóa cho SV nhằm đáp ứng các tiêu chí, giá trị của thanh niên thời đại mớilà vô cùng cần thiết. Đối với SV của trường ĐHTM, văn hóa đọc không chỉ hỗ trợ cho họ trong việc tạo lập một nền tảng kiến thức vững chắc, trở thành những nguồn nhân lực quan trọng trong lĩnh vực kinh tế của quốc gia và thế giới mà còn trở thành những doanh nhân, những nhà quản lý kinh tế có bản lĩnh, đạo đức, có trách nhiệm với cộng đông, xã hội.

THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

2.1 Năng lực định hướng đọc

> Nhu caudoc theo nội dung tài liệu

Khảo sát SV trường ĐHTM về nội dung tài liệu mà họ thường sử dụng thu được kết quả như sau:

Chính trị, Lịch sử, Xã hội

Biểu đồ 2.1: Lĩnh vực tài liệu thường sử dụng

Theo bảng, biểu đồ trên cho thấy, nội dung tài liệu SV trường ĐHTM quan tâm, sử dụng nhiều nhất là tài liệu chuyên môn (chiếm 50.7%) Để đáp ứng nhiệm vụ học tập và nghiên cứu, SV có nhu cầu sử dụng các tai liệu phục vụ cho chương trình học tập cao nhất và đã vượt qua tỷ lệ 50% Như vậy, nhu cầu đọc của SV phụ thuộc vào chuyên ngành được đào tạo và nội dung chương trình học tập của họ Nội dung thứ hai được SV Thuong mại quan tâm là tai liệu thuộc lĩnh vực văn học, kỹ năng sống (chiếm 46.9%) Đây là hai nội dung đọc chiếm tỷ lệ cao hơn hắn so với các lĩnh vực còn lại Có thê thay, mặc dù được đào tạo vê các chuyên ngành kinh tê

42 và thương mại nhưng SV trường vẫn có nhu cầu sử dụng tài liệu thuộc lĩnh vực văn học, kỹ năng sống khá cao Day là tín hiệu khả quan dé có thé phát triển văn hóa đọc cho SV trường Bởi không thé phủ nhận vai trò của văn học trong việc bồi dưỡng tình yêu thương và nhân ái trong tâm hồn con người, là công cụ đắc lực dé giáo dục nhận thức con người Văn học dạy cách làm người Sách kỹ năng sống giúp cá nhân hoàn thiện những kỹ năng giải quyết van dé trong cuộc sông, hoan thiện bản thân dé có cuộc sống hài hòa, hạnh phúc hơn Thứ ba là nội dung giải trí (chiếm 29.3%) Nội dung ngoại ngữ, tin học chiếm tỷ lệ 27.9% Tuy nhiên, là những SV kinh tế năng động của một trường đại học, nhu cầu đọc tài liệu ngoại ngữ, tin học có tỷ lệ còn thấp, đặc biệt thấp hơn tài liệu có nội dung giải trí Nội dung chính trị, lịch sử, xã hội có tỷ lệ thấp hon han so với các nội dung khác 11,2%.

Cuối cùng thấp nhất là tài liệu thuộc các lĩnh vực khác (danh nhân, khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên ) với 6.8%.

Nhìn chung, SV trường ĐHTM có nhu cầu đọc tương đối phong phú, đa dạng Nội dung tai liệu thường sử dụng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

> Như cầu doc theo hình thức tài liệu

Tài liệu cung cấp cho SV phục vụ học tập, nghiên cứu tai Thư viện có nhiều loại hình, bao gồm: Sách tham khảo, giáo trình, luận văn, luận án, báo cáo khoa học, kỷ yếu, báo, tạp chí, từ điển, bách khoa thư Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hình thức tài liệu cũng da dang từ tài liệu in, tài liệu điện tử, trực tuyến đến tài liệu trên CD-ROM Qua nghiên cứu cho thấy nhu cầu về loại hình tài liệu của SV cũng đa dạng và phong phú.

Từ dién, bach khoa thu

Biểu đồ 2.2: Loại hình tài liệu thường sử dung Qua số liệu bảng và biéu đồ cho thấy SV có nhu cầu sử dụng các loại hình tài liệu khác nhau với tỷ lệ khác nhau:

- Sinh viên quan tâm sử dụng nhiều nhất loại hình tài liệu sách tham khảo 52.7% và giáo trình 47.3% Các loại hình tài liệu khác chiếm tỷ lệ ít hơn Điều này do đặc thù của quá trình học tập, nghiên cứu của SV Thực tế, sinh viên có nhu cầu sử dụng tài liệu chuyên môn nhiều nhất, nội dung này chủ yếu nằm trong sách tham khảo và giáo trình Đây là hai loại hình tài liệu phô biến SV thường sử dụng khi học tập trên giảng đường và trong khi tự học Đối với SV, giáo trình là tài liệu cung cấp những thông tin cơ bản nhất, những kiến thức nền tảng để họ tiếp tục nghiên cứu sâu các vấn đề khác Sách tham khảo giúp mở rộng thêm kiến thức, cung cấp thông tin một cách hệ thống và chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó Vì vậy, loại tài liệu này rất có tác dụng đối với SV.

- Tỷ lệ sử dụng báo, tạp chí không nhiều 28.9% (trong đó, bao gồm cả số lượng nhất định sử dụng báo, tạp chí giải trí) Như vậy, SV vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về giá trị của các bài báo khoa học trong tạp chí Đây là loại hình tài liệu chứa nhiều thông tin học thuật quý giá, đáng tin cậy Đặc biệt, các tạp chí khoa học chuyên ngành luôn có những bài việt có giá trị và chuyên sâu, cung câp những kêt

44 quả nghiên cứu mới nhất hoặc những vấn đề đang được nghiên cứu, rất hữu ích đối với SV trong việc bố sung kiến thức chuyên ngành Do vậy, cần chú trọng đào tạo kỹ năng lựa chọn tài liệu cho SV dé kích thích nhu cầu sử dụng báo, tạp chí của SV nhằm hỗ trợ tốt hơn cho quá trình học tập, nghiên cứu.

- Nhu cầu sử dụng luận văn, luận án, báo cáo khoa học các cấp có nhu cầu sử dụng thấp là 11.9% với lý do là loại hình tài liệu này chỉ SV năm cuối và SV đang tham gia NCKH mới quan tâm sử dụng.

- Từ điển, bách khoa thư chiếm tỷ lệ thấp nhất là 8.5% Sinh viên thường sử dụng từ điển trong học tập ngoại ngữ, tra cứu thuật ngữ chuyên ngành, sử dụng bách khoa thư để tìm hiểu kiến thức tổng quát hoặc chuyên sâu về nhiều lĩnh vực như: khoa học, kinh tế, chính trị, xã hội

- Kết quả khảo sát cũng cho thấy hình thức tài liệu mà SV thường sử dụng nhất là tài liệu in giấy (chiếm 80.3%), tài liệu điện tử cũng được SV quan tâm (chiếm 44.6%), so với hai loại hình tài liệu trên thì loại hình tài liệu trên CD-ROM ít được sử dụng nhất với 1.4%.

Tài liệu in giấy Tài liệu điện tử, trực tuyến — Tài liệu trên CD-ROM

- Như vậy, SV có nhu cầu sử dụng tài liệu truyền thống nhiều nhất Thực tế, loại hình tài liệu truyền thống vẫn đang chiếm ưu thế trong bổ sung tại Thư viện ĐHTM, do đó, số lượng tài liệu nhiều hơn và nội dung cập nhật hơn so với hai loại

45 hình tài liệu còn lại Trong khi đó, số lượng tài liệu điện tử được bồ sung rất ít, lại là tài liệu ngoại văn, do vậy không mang tính cập nhật nên lượng sử dụng hạn chế Tài liệu trên CD-ROM cũng là tài liệu ngoại văn và không cập nhật (bổ sung từ năm 2003) nên hầu như SV không quan tâm sử dụng.

> Nhu cau doc theo ngôn ngữ tài liệu

Khảo sát về ngôn ngữ tài liệu mà SV thường sử dụng cho kết quả như sau: y-_ sm

Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Nhật Tiếng Trung

Thói quen đỌC . - - c1 1S v1 TH T HH TH TH KH TH ky 48 2.1.4 Khả năng tìm kiếm tài liệu và lựa chọn tài liệu . 2- ¿55 55 2.2 Kỹ năng đỌC QQTHnnHTHHTHHnH TH TH HH KH TH kg 62 2.2.1 Phương pháp đọc - c1 2 1221112311111 1111119 11101111111 n1 ng kg hư 62 2.2.2 Kỹ năng tiếp nhận nội dung tài liệu . 2 2 52+ z+£x+£xezxzrcee 62 2.2.3 Kỹ năng vận dụng tri thức đã đọc vào thực tiễn - 5 5c: 65 2.3 Ứng xử với tài liệu - +- se St E212 1 1101112121101 1 tereg 67 2.3.1 Thai độ của sinh viên đối với tài HOU celle cece ees eseeseseseeseeseeseeee 67 2.3.2 Hành vi ứng xử của sinh viên đối với tài liệu cece 68 2.4 Các yếu tố tác động đến văn hóa đọc của sinh viên trường đại học Thương ;) 0

> Thói quen sử dung thời gian rỗi

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, xuất hiện khái niệm "văn hóa thời gian rỗi" và toàn cầu hóa cũng có tác động không nhỏ đến việc sử dụng thời gian rỗi của phần lớn thanh niên Việt Nam hiện nay, trong đó có SV trường ĐHTM Năm 2010, với một nghiên cứu của cuộc Điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (SAVY 2), chúng ta đã có kết quả là: “Xem tivi và nghe nhạc là 2 lựa chon chiếm số đông áp đảo với lần lượt là 96,8% và 90,8% 85% số người được hỏi dùng thời gian rảnh rỗi đi chơi với bạn bè và người yêu, 77% thích đọc sách và 60,9% dành thời gian cho việc chơi thé thao" Khao sát việc sử dụng thời gian rỗi của SV

48 trường ĐHTM đã phản ánh một thực trạng đáng buồn, thực tiễn đó cũng năm trong tình hình chung của thanh niên cả nước.

Từ số liệu bảng biểu cho thấy, văn hóa màn hình đã phát huy triệt để ảnh hưởng của nó trong đa số SV Internet, các dòng máy tính bảng, Ipad, truyền hình, điện thoại di động, đã trở nên không thể thiếu trong hầu hết giới SV, các hình thức giải trí công nghệ cao là đối tượng lựa chọn của SV khi có thời gian rỗi Lướt NET, "lang thang" trên NET, truy cập Facebook, Twitter, vào blog dé tán gau, chia sẻ vui buồn, nghe nhạc, xem game show, xem phim đã trở thành nhu cầu, thói quen những khi rảnh rỗi của phần lớn SV Con số truy cập mạng xã hội (chiếm tỷ lệ 74.1%) và xem tivi, nghe nhạc (chiếm 62.9%) đã cho thấy: Những thành tựu của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ truyền thông, viễn thông và công nghệ giải trí nghe - nhìn đã thay đổi những thói quen tưởng chừng như bat biến của con người Nếu như đọc sách là thói quen của SV các thế hệ trước đây thì hiện nay, đọc sách là lựa chọn đứng sau so với các phương tiện giải trí và chỉ chiếm tỷ lệ 46.3%.

Hoạt động tự học cũng chiếm tỷ lệ không cao là 27.2%, chơi game, chơi thé thao, du lịch chiếm tỷ lệ nhỏ, đặc biệt hoạt động tham gia học ngoại khóa chỉ chiếm 7.8%.

Qua kết quả điều tra có thể nhận thấy, ngoài thời gian tham gia học tập trên lớp, ở phòng thực hành, thời gian còn lại phần lớn SV dành vào việc giải trí, tỷ lệ đọc sách trong thời gian rỗi chưa đạt 50%, tự học và tham gia học ngoại khóa là những hoạt động ít được thực hiện hơn cả trong thời gian rồi Rõ ràng là cần có sự điều chỉnh về tỷ lệ giữa các hoạt động cho phù hợp với yêu cầu của phương pháp học tập mới hiện nay Những hoạt động liên quan đến nhiệm vụ học tập, trong đó có đọc sách, tự học, tham gia học ngoại khóa cần được ưu tiên va trở thành mối quan tâm chính, những hoạt động giải trí cần phải được giảm bớt Như vậy, SV mới chủ động trong việc hoàn thành tốt kế hoạch học tập đã đề ra.

> Thoi quen đọc thường xuyên

“Từlh-2h '"#Từ2h-3h “# Không có thời gian "#Từ3h-4h #TTừ4h-5h

Kết quả khảo sát đã cho thấy việc SV "lười đọc" một phần là hệ quả của việc chủ yếu sử dụng thời gian rỗi cho giải trí Việc học trên lớp hay tự học ở nhà đều yêu cầu phải đọc, nghiên cứu tài liệu thế nhưng việc học của SV diễn ra hàng ngày mà việc đọc thì không diễn ra với tần suất tương xứng Qua biểu đồ cho thấy kết quả cụ thể về thời gian dành cho việc đọc tài liệu chuyên môn của SVnhư sau:

Phần lớn SV chỉ dành từ 1-2h đọc tài liệu chuyên môn trong ngày (chiếm

64.3%), 19.4% SV sử dụng từ 2-3h/ngày, 5.8% SV đọc từ 3h-4h/ngày, chỉ có 1%

SV sử dụng từ 4h-5h/ngày, bên cạnh đó có đến 9.5% SV không có thời gian đọc tài liệu chuyên môn trong ngày Với thời gian dành cho việc đọc tài liệu chuyên môn chỉ từ 1-2h là quá ít nên đa số SV được khảo sát đã không hoan thành được yêu cầu đọc tài liệu của giáo viên Cụ thé, khi được hỏi trong bảng điều tra: Anh (chị) có đọc hết tài liệu thay cô giao?" Kết quả trả lời là: Chi có 23.5% SV đọc hết, 71.4% SV đọc một phần, 5.1% SV không đọc Có thé thay, có một số lượng không nhỏ SV chi

"học chay", không có việc đọc sách hoặc đọc quá ít để chuẩn bị cho bài học hàng ngày Đây là một thực trạng cần lưu tâm khi việc học của SV không gắn liền với việc đọc hàng ngày trong điều kiện đào tạo theo tín chỉ Bởi theo các chuyên gia

Giáo dục đại học, điều quan trọng trong phương pháp học tập theo hệ thống tín chỉ là SV phải học cách tự đọc tài liệu để hiểu kỹ “linh hồn” của từng chương và tiến tới cả học phan.

Cũng theo kết quả khảo sát về cách thức đọc tài liệu để chuẩn bị cho buổi học trên lớp có 13.9% SV đọc tài liệu trước buổi học, 33.7% SV đọc tài liệu sau buổi học, chỉ có 52.4% SV đọc tài liệu trước và sau budi học Những con số biểu hiện tỷ lệ quá thấp cho thấy việc SV đọc tài liệu để chuẩn bị cho bài học trên lớp cũng như đọc lại bài sau buổi học là không cao Da phần đều dé dồn vào lúc thi cử và kiểm tra Tất nhiên, SV muốn được điểm cao và hiệu quả học tập tốt, không đơn giản chỉ là đọc sách từ sáng đến tối, “cày” chăm chỉ, đến kỳ thi học thuộc bài, mà quan trọng là phải có kỹ năng và sự sáng tạo trong học tập Điểm khác biệt lớn nhất của học chế tín chỉ so với cách học truyền thống là thời lượng sẽ dành nhiều hơn cho thảo luận, làm việc nhóm và tự đọc sách Việc đọc sách cần được tiến hành trước buổi học giúp SV tạo được khung tri thức dé tiép nhận bai hoc tốt hơn va đọc sau buổi học dé tham thấu kiến thức.

Như vậy, cần thiết phải hình thành thói quen đọc thường xuyên cho SV của trường Sinh viên cần phải nhận thức được việc dành thời gian đọc sách mỗi ngày là cân thiệt và quan trọng đôi với việc hoc tập, nghiên cứu của minh.

> Thói quen chọn dia điểm đọc sách

Kết quả điều tra cho thấy, địa điểm đọc sách của SV khá đa dạng, phong phú nhưng với mỗi địa điểm đọc có tỷ lệ lựa chọn khác nhau Nhìn chung đọc sách tại nhà luôn là lựa chọn của nhiều người và SV cũng nằm trong số đó (chiếm 69.4%). Đọc sách từ Internet qua các trang thông tin điện tử là lựa chọn thứ hai với 34%. Đến Thư viện đọc sách là lựa chọn của 25.5% SV Ngoài ra, 16% SV có thé đọc ở bất cứ nơi nào Cuối cùng là đọc sách trong lớp học và nhà sách, quán cà phê sách có ty lệ lần lượt là 13.9% và 12.2%.

Nhà sách, quán cà phê sách

Trang thông tin tin dién tir

Biểu đồ 2.8: Địa điểm thường đọc sách Từ bảng biểu có thể nhận thấy, SV có thói quen đọc sách ở nhà và đọc từ Internet qua các trang thông tin điện tử Điều này có thể lý giải như sau: Đọc sách ở nhà có không gian yên tĩnh, thoải mái, SV có thé chủ động, linh hoạt trong sắp xếp thời gian đọc Đọc trên các trang thông tin điện tử là cách truy cập nhanh chóng, tiện lợi và có thé ở bat cứ nơi nào Thư viện là nơi có không gian đọc rộng rãi, có tài liệu phục vụ cho việc đọc nhưng không phải là địa điểm đọc sách thường xuyên của

SV Từ thực trạng khảo sát, cân xem xét một sô vân đê sau:

- Dé đáp ứng thói quen đọc sách ở nhà của SV, thư viện cần phát triển dịch vụ cho mượn tai liệu về nhà, thay đôi phương thức sử dụng dịch vụ theo hướng mở, nhanh chóng, thuận tiện cho SV trong việc mượn về nhà.

- Phát triển tài liệu điện tử, xây dựng các CSDL toàn văn dé phục vụ cho việc truy cập nhanh chóng, thuận tiện, đầy đủ tại bất cứ nơi nào.

- Cần nâng cao nhận thức cho SV về vai trò của thư viện, tăng cường marketing thư viện để thu hút, khuyến khích SV có thói quen đọc và sử dụng tài liệu tại thư viện Sinh viên cần biết rằng thư viện có không gian đọc rộng rãi, cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ đảm bảo, là nơi có thể cung cấp nguồn tài liệu đáng tin cậy, phù hợp với chương trình học tập của SV.

> Thói quen sử dụng Thư viện

Kết quả điều tra cho thấy, có gần 85% SV sử dụng thư viện, tuy nhiên mức độ sử dụng thường xuyên thì không cao:

Đặc điểm cá nhân ooo cccceccccceesecssessessessscssessessesssesessessesstssesesseeseasen 71 2.4.2 MOE truONg OC 0n ằ.ằ

Lua tuổi SV có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát di tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá).Hoạt động học tập của SV là hoạt động đi vào nghiên cứu chuyên sâu những chuyên ngành khoa học cụ thể nhằm trở thành chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học nhất định. Đồng thời SV cũng phải hình thành cho bản thân năng lực NCKH trong quá trình học tập vì hoạt động học tập của SV là hoạt động độc lập, tự chủ và sáng tạo cao, có sự thay đôi rất lớn so với học tập ở bậc phổ thông Xét về trình độ phát triển tâm lý, nhân cách lứa tuổi SV là tuổi hoàn thiện các kỹ năng học tập để có thé tự học suốt đời.Chính tính tự ý thức cao trong đặc điểm tâm lý của SV sẽ tác động tích cực đến nhận thức cua SV, từ đó, SV sẽ tích cực, chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập phù hợp nhằm đem lại kết quả học tập cao Đây chính là yếu tố ảnh hưởng lớn đến văn hóa đọc của SV.

2.4.2.1 Chính sách phát triển văn hóa đọc

Những hành động cụ thể của Nhà nước trong thời gian gần đây có liên quan đến chính sách phát triển văn hóa đọc là:

Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định lấy 21/4 là Ngày sách Việt Nam Sự kiện này diễn ra trong cả nước với sự tham gia đông đảo của nhân dân cho thấy sự quan tâm đến văn hóa đọc của người dân Ngày sách Việt

Nam là nơi tôn vinh sách va văn hóa đọc, tôn vinh người viết sách Những hoạt động này đã tạo nên hiệu ứng xã hội rất tốt nhằm lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Ngày 06/02/2015 Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thé thao và Du lịch phê duyệt Kế hoạch xây dựng Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2015- 2020, định hướng 2030” Đề án nhằm cụ thể hóa Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 với mục tiêu hình thành thói quen và phát triển nhu cầu đọc của mọi tang lớp, đây mạnh phong trào đọc, xây dựng hệ thống đọc trong tương lai Dự thảo Đề án đã nêu lên những giải pháp như: Về phía Nhà nước cần tăng cường đầu tư cho hệ thống thư viện đề hình thành môi trường đọc hiện đại, với nhiều tài liệu phong phú có khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của nhiều đối tượng đọc khác nhau cũng như khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển văn hóa đọc Về phía các nhà xuất bản, cần phát hành những cuốn sách hay, chất lượng, có giá trị khoa học, nhân văn cao, có khả năng hấp dẫn với bạn đọc, tránh chạy theo lợi nhuận hoặc theo thị hiểu của thị trường Riêng hệ thống thư viện, cần tăng cường hơn nữa phương thức phục vụ bạn đọc, giới thiệu sách, quảng bá nguồn lực, các sản phẩm cũng như dịch vụ của mình đến với bạn đọc Về phía nhà trường, các thầy cô giáo cần quan tâm đến việc đọc sách của học sinh, sinh viên Trong gia đình, cha mẹ chú ý đến việc đọc sách của con cái và xây dựng tủ sách riêng Tuy mới chỉ là Dự thảo nhưng Đề án cho thấy phát triển văn hóa đọc là chiến lược quốc gia, rất cần sự lan tỏa từ trong cộng đồng.

Bên cạnh những chính sách phát triển văn hóa đọc của Nhà nước, các hoạt động liên quan của Nhà trường sẽ có tác động trực tiếp đến sự phát triển văn hóa đọc của SV trường Những chính sách cụ thé của Nhà trường nhằm khuyến khích phát triển văn hóa đọc, xây dựng một môi trường đọc lành mạnh, đầu tư phát triển thư viện, sẽ là những yếu tố giúp phát triển văn hóa đọc của SV.

Ngày 20/3/2015, trường ĐHTM đã phê duyệt Đề án thành lập Câu lạc bộ (CLB) Sách Thương mại (trực thuộc Đoàn trường ĐHTM) Đề án nêu rõ mục đích của CLB là: "Phát triển văn hóa đọc, mang văn hóa đọc đến gần hơn với SV, trước tiên là các ban SV trường DHTM" và mục tiêu là: "Giúp các bạn SV nhận thức

72 được tầm quan trọng của việc đọc sách, duy trì và phát huy được những nét đẹp của việc đọc sáchđang ngày càng bị mai một dan trong bối cảnh bùng nổ của công nghệ thông tin và sự đa dạng của các loại hình tài liệu Từ đó đưa ra những định hướng đúng dan về việc đọc sách va phát triển văn hóa đọc trong sinh viên toàn Trường;

Giúp chia sẻ kiến thức hay từ trong sách và phát triển những kỹ năng để áp dụng những kiến thức đó vào trong thực tế; Tạo sân chơi cho SV, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt cho SV giao lưu, học hỏi, trao đổi và chia sẻ các cuốn sách được chọn lọc với rat nhiều tri thức bé ích và lý thú, giúp ích rất nhiều trong cuộc sống thường ngày cũng như trong hoc tập".Với mục đích và mục tiêu như đã đề ra, CLB Sách Thương mại đã có những hoạt động định kỳ như chia sẻ sách hàng tháng, tổ chức đọc sách miễn phí, trao đổi sách, chia sẻ kĩ năng đọc sách của các diễn giả, tham gia các cuộc thị giới thiệu sách Những hoạt động của CLB sách đã góp phần phát triển văn hóa đọc trong SV.

2.4.2.2 Khoa học và công nghệ

Thập niên cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, sự bùng nỗ của các phương tiện truyền thông mới, nhất là Internet đã làm dịch chuyên văn hóa đọc: quan niệm về văn hoá đọc, loại hình, thé loại tài liệu đọc đều thay đôi.

Sự phát triển của khoa học công nghệ kéo theo sự thay đôi của mọi mặt trong cuộc sống con người Sách báo và những tài liệu in giấy không còn là kênh thông tin duy nhất, các phương tiện viễn thông như amazon, ebook, các trang blog, các trang mạng phát triển 6 ạt và cạnh tranh ban đọc với các tài liệu bằng giấy Tuy vậy, công nghệ cũng có tác động hai mặt, lượng ấn phâm được xuất bản lớn, có nhiều sách in lậu, sách kém chất lượng về nội dung và hình thức xuất hiện tràn lan trên thị trường, thông tin trên mạng thì đa chiều, có cả thông tin hữu ích và cả thông tin độc hại Việc tìm được những thông tin hữu ích phải yêu cầu người đọc có một trình độ và bản lĩnh nhất định, phải biết tìm ở đâu, tìm như thế nào, chọn lọc và thâm định một cách khoa học Nếu không có đủ kỹ năng và bản lĩnh, người đọc sẽ chìm ngập trong biển thông tin hỗn độn Đặc biệt là đối tượng thanh niên SV, lớp thé hệ yêu thích công nghệ và tiếp cận rất nhanh đến những sản phẩm văn hóa mới.

73 Đây chính là vấn đề mà cả xã hội lo lắng và bận tâm Rõ ràng là sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là intetnet vừa là cơ hội nhưng cũng là những thách thức lớn đối với sự phát triển của văn hóa đọc Sinh viên trường DHTM cũng không năm ngoài những thách thức đó trong việc tìm kiếm và đọc tài liệu trên internet Tỷ lệ SV sử dụng Internet cho hoạt động tìm kiếm và đọc tài liệu rất nhiều, nhưng trình độ tìm trên internet của SV còn chưa tương xứng, hầu như chưa có kỹ năng thông tin cần thiết, bởi chưa được đảo tạo Sinh viên chỉ sử dụng google với cách tìm kiếm đơn giản chứ chưa biết truy cập đến những địa chỉ học thuật có giá trị Nếu không có đủ kiến thức và kỹ năng thông tin thì việc tìm tin trên mạng rất mắt thời gian và hơn thế, thông tin tìm kiếm được không có đủ chất lượng, giá trị Do vậy, đây là một trong những vấn đề ảnh hưởng nhiều đối với sự phát triển văn hóa đọc của SV trường ĐHTM hiện nay.

2.4.2.3 Môi trường tâm lý sw phạm

Xây dựng môi trường tâm lý sư phạm thuận lợi bằng những cách thức tạo nên sự quan tâm lẫn nhau giữa giảng viên với SV, giữa SV với SV và SV với môn học/học phần và việc học tập môn học/học phan.

Giảng viên có nhiệm vụ thông qua bài giảng truyền dat, củng cố kiến thức, kinh nghiệm cho SV, tạo cho SV có hứng thú khám phá những tri thức mới, hướng dẫn những phương pháp tốt nhất dé SV có thé thu được những thông tin, tri thức cần thiết Trình độ đọc của SV có thể được phát triển thông qua quá trình học tập các môn học Mỗi môn học cu thé với những đặc thù học tập, nghiên cứu riêng sẽ cần những phương pháp, kỹ năng đặc thù trong việc tiếp cận, nghiên cứu tư liệu.

Trong khi đó, cán bộ thư viện có nhiệm vụ tìm hiểu về nội dung chương trình giảng dạy, các bài tập, chủ đề mà SV sẽ phải tìm hiểu, nghiên cứu trong từng môn học, học phần cụ thê Thông qua đó, cán bộ thư viện có thể năm bắt được nhu cầu tin của SV nhằm điều chỉnh, bố sung tài liệu cũng như xác định các nguồn tài liệu phù hợp với nhu cầu thông tin của SV Đó cũng là một biện pháp nhằm định hướng nhu cầu đọc, thói quen đọc cho SV Đồng thời, qua trao đổi với cán bộ thư viện, giảng viên có thé năm bat những nguôn tải liệu san có trong thư viện, nhăm tự nâng cao trình

74 độ chuyên môn và cập nhật kiến thức mới phục vụ quá trình giảng dạy, hỗ trợ cán bộ thư viện trong việc tư vấn cho SV về nguồn tìm kiếm tải liệu.

Phát triển nguồn lực thông tim cece ees esseessessessessessessesseeseesseeees 101 3.2.2 Phát triển các loại hình sản phẩm, dịch vu thông tin thư viện

- Kinh phí đầu tư cho công tác phát triển NLTT phải được tăng cường nhằm đảm bảo cân đối về nội dung tài liệu, về hình thức và ngôn ngữ tài liệu.

- Đề có sự cân đối kinh phí, SỐ lượng tài liệu cho mỗi lĩnh vực, chuyên ngành đào tạo, mỗi loại hình, ngôn ngữ, được bổ sung phù hợp, cân đối thì việc xây dựng một chính sách phát trién NLTT bằng văn bản chính thức là việc làm cần thiết

101 và có tính cấp bách Chính sách phát triển NLTT giúp thư viện xác định được diện tài liệu phù hợp dựa trên nhu cầu tin của SV kết hợp với việc xem xét nhiệm vụ chiến lược của thư viện trong từng thời kỳ.

- Xây dựng kế hoạch bổ sung tài liệu ngoại văn trên cơ sở cân đối nguồn kinh phí được cấp dé tạo điều kiện cho NDT có thê tiếp cận tới những nguồn thông tin khoa học và công nghệ mới trên thế giới một cách trực tiếp và nhanh nhất (NDT không phải chờ tới khi tài liệu được dịch ra tiếng Việt) Các ngôn ngữ tài liệu cần được ưu tiên b6 sung trước mắt đó là tiếng Anh, tiếng Pháp dé phục vụ hai chuyên ngành mới mở và làm tải liệu tham khảo thêm cho các chuyên ngành đảo tạo của trường Trong dai hạn khi có nguồn kinh phí lớn hơn, có thé bé sung thêm tài liệu tiếng Trung Quốc.

- Xây dựng kế hoạch mua quyền truy cập các CSDL điện tử, các CSDL toàn văn phù hợp với các chuyên ngành dao tao của trường dé phục vụ công tác học tập, giảng day và NCKH của các đối tượng NDT Bước dau do nguồn kinh phí bổ sung đang còn hạn hẹp Trung tâm TT-TV nên ưu tiên bổ sung các tài liệu số trong nước có liên quan đến tất cả các lĩnh vực đào tạo của nhà trường (đặc biệt ưu tiên các chuyên ngành còn it tai liệu tham khảo, các chuyên ngành mới mở)

- Trung tâm cần có kế hoạch từng bước số hóa các nguồn tin nội sinh như sách giáo trình, các luận án tiễn sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp, các đề tài NCKH các cấp,

- Phối hợp bổ sung và chia sẻ nguồn lực thông tin Tăng cường phối hợp với các đơn vi trong trường như: Phong Khoa hoc đối ngoại, các khoa, bộ môn dé thu thập nguồn tài liệu xám va trao đôi các nguôn tài liệu quý, kip thời nắm bắt nhu cau tin để xây dựng chiến lược bổ sung phù hợp Tích cực hơn nữa trong việc tham gia các hội nghề nghiệp như Hội Thông tin Khoa học công nghệ Việt Nam, Liên hiệp Thư viên đại học khu vực phía Bac, Tao mối liên kết chặt chẽ với các Trung tâm TT-TV lớn trong cả nước như Thư viện Quốc gia Việt Nam, Cục thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Trước mắt có thé tham gia vào liên hợp do Cục thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc giađứng đầu với tư

102 cách là thành viên khách để khai thác một số CSDL miễn phí và làm quen với mô hình Consortium.

- Trung tâm TT-TV trường ĐHTM cùng với các Trung tâm TT-TV trường đại học trong nước thành lập một Liên hợp các Trung tâm TT-TV đại học khối kinh tế dưới sự bảo trợ của Bộ giáo dục và Đào tạo Việc thành lập Liên hợp này sẽ tạo ra nhóm những Trung tâm TT-TVcó nhiều điểm tương đồng về chức năng nhiệm vụ, nguồn lực thông tin, người dùng tin do đó việc phối hợp bổ sung sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn.

- Trung tâm TT-TV trường DHTM nên tham gia với tư cách thành viên nòng cốt vào Consortium quốc gia hiện nay để có quyền khai thác toàn bộ nguồn thông tin vô cùng phong phú của Consortium.

3.2.2 Phát triển các loại hình sản phẩm, dịch vụ thông tin thư viện

Nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ hiện có - Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc (đọc tài liệu tại chỗ vả dịch vụ mượn tải liệu về nhà): Cần đổi mới về phương thức phục vụ, tổ chức kho tài liệu hợp lý Nham hướng tới việc đáp ứng tốt nhu cau tin và khai thác hiệu quả hơn NLTT tại Trung tâm TT-TV, pha di bức tường ngăn cách giữa kho sách và bạn đọc, thu hút ngày càng lớn NDT đến với Trung tâm TT-TV thì Trung tâm cần tiếp tục nghiên cứu triển khai hình thức tổ chức kho tài liệu theo kho mở Cụ thể là: Tiến hành tổ chức kho mở đối với kho tài liệu tại phòng đọc, mượn về nhà, kho tài liệu ngoại văn, tiếp tục hoàn thiện và thống nhất việc sắp xếp tai liệu tại các kho Báo -Tạp chí-Luận văn và kho sau đại học cho khoa học và hợp lý hơn.

- Dich vụ sao chụp tài liệu: Thư viện cần bố trí nhân sự chuyên trách việc phô tô tài liệu dé đáp ứng kịp thời yêu cầu của SV.

- Các dịch vụ thông tin như: dịch vụ “hoi- đáp” thông tin; dich vu tim tin theo chuyên đề; dịch vụ tư vấn thông tin; v.v cần được nâng cao chất lượng Thư viện cần bố trí nhân sự chuyên trách thực hiện các dịch vụ này Hiện nay, công việc này do các cán bộ phục vụ thực hiện kiêm nhiệm nên còn thiếu sự chủ động, tích cực trong việc thỏa mãn nhu cầu tra cứu thông tin cho SV.

- Nâng cao chất lượng trưng bày, triển lãm sách Thư viện đã tổ chức các buổi triển lãm sách, giới thiệu sách bằng cách kết hợp với các nhà xuất bản, các công ty phát hành sách vào những dịp như Ngày Sách Việt Nam, Ngày sách và bản quyền thế giới Tuy nhiên, những hoạt động này cần đi vào chiều sâu và có sự tương tác với bạn đọc hơn nữa nhằm kích thích sự quan tâm, hứng thú đọc của SV.

Trưng bày triển lăm sách là hình thức thư viện tập hợp một số tài liệu theo một tiêu chí lựa chọn nào đó đem trưng bày giới thiệu trực quan cho người đọc Trưng bày triển lãm sách, báo, tư liệu có tác dụng kích thích nhu cầu đọc sách báo của SV, hướng SV quan tâm đến những sự kiện mang tính xã hội rộng lớn, những ngày kỷ niệm lịch sử của dân tộc cũng như của thế giới, những sinh hoạt chính trị có tầm quan trọng đặc biệt của Dang và Nhà nước ta Qua trưng bay, SV có thé xem trực tiếp cuốn sách, đọc lướt hoặc đọc tại chỗ, có thông tin tra cứu cụ thê của tài liệu Sinh viên có thé tìm thấy sách phù hợp với nhu cầu của mình, đồng thời qua các buổi trưng bay sách mới thư viện có thé thông báo cho SV kip thời những tài liệu cập nhật, phản ánh những vấn đề thời sự của xã hội, kịp thời giới thiệu cho SV những tải liệu mới nhất.

Thông qua triển lãm, trưng bày giới thiệu sách, thư viện có thể quảng bá nguồn lực thông tin với SV toàn trường Tuy vậy, cần có thêm những hình thức khuyến khích hoạt động đọc của SV bằng cách tuyên dương, tặng sách cho những SV tích cực đọc tại thư viện trong cả quá trình năm học.

Phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới - Xây dựng thư mục theo chuyên đề Những thư mục này sẽ có ích cho người dùng tin khi họ nghiên cứu về một vấn đề chuyên sâu nào đó.Sau khi nghiên cứu nhu cầu người dùng và khả năng của mình, thư viện xây dựng một hoặc một sỐ chuyên đề nào đó rồi tiễn hành thu thập, lựa chọn và bao gói đưới những hình thức cụ thể, sau đó, có thể định ky cung cấp cho người dùng tin.Dé tiến hành dịch vụ này, Trung tâm thư viện cần có đội ngũ cán bộ giỏi không những về chuyên môn nghiệp vụ, mà còn có trình độ hiéu biệt sâu vê các chuyên ngành kinh tê, thương

104 mại, có khả năng đưa ra cácdanh mục chuyên đề phù hợp với hướng nghiên cứu của

- Xây dựng CSDL học liệu điện tử phục vụ E-learning

Nâng cao năng lực và phẩm chất cán bộ thông tin thư viện

Nếu như trước đây, cán bộ TT-TV chỉ được chú trọng đào tạo các kiến thức và kỹ năng tổ chức và quản lý thông tin, tài liệu theo dấu hiệu hình thức là chủ yếu thì ngày nay ở nhiều nước phát triển chương trình đào tao cán bộ TT-TV đã chuyển trọng tâm sang rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá thông tin va quản trị thông tin, tri thức bằng CNTT.

Từ việc xác định các khía cạnh căn bản trong hoạt động TT-TV trong xã hội thông tin, có thê thấy rõ những năng lực và kỹ năng cần thiết hàng đầu đối với cán bộ TT-TV như sau:

- Năng lực tiếp cận và lựa chọn thông tin, tai liệu cần thiết trong biển thông tin tri thức ngày cảng phong phú và đa dạng đề phát triển NLTT.

- Năng lực xử lý, phân tích và đánh giá, bao gói thông tin nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ thông tin có giá trị gia tăng cao.

- Kỹ năng ứng dụng các thành tựu CNTT dé quan ly và khai thác NLTT ngày càng phong phú, đa dạng một cách hiệu quả.

- Kỹ năng giao tiếp với NDT, đảm bảo nâng cao hiệu quả phổ biến thông tin[23, tr.310-317].

- Nhà trường cần tạo điều kiện dé cán bộ Trung tâm TT-TV tham gia đầy đầy đủ các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, các cuộc hội thảo về chuyên môn nghiệp vụ, ứng dụng CNTT trong hoạt động TT-TV do các cơ quan đầu ngành, các trung tâm thông tin mở.

- Tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho cán bộ đi học nâng cao trình độ (thạc sĩ, tiễn sĩ), trình độ ngoại ngữ, để xây dựng đội ngũ cán bộ nguồn cho Trung tâm TT-TV trong thời gian tới.

- Tham dự các lớp nâng cao năng lực quản lý và điều hành Trung tâm TT-

TV hiện đại trong và ngoài nước.

- Tổ chức cho cán bộ đi tham quan, khảo sát, học hỏi kinh nghiệm của các

Trung tâm TT-TV đại học hiện đại trong và ngoài nước.

- Khuyén khích, động viên cán bộ tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn,tin học, ngoại ngữ, các kiến thức xã hội khác phục vụ yêu cầu công tác.

Đào tạo người dùng fỉn - - - nnn SH HT TH TH TH kg hệp 110 3.2.5 Tăng cường cơ sở vật chat, ha tang công nghệ 2-2 5e: 114 3.3 Nhóm giải pháp đối với sinh viên 2-5222 eEerxrrErrrrerree 115 KẾT LUẬN . 5-5221 EEE212211211211211211211211 2111121112111 1E11rre 118

- Định hướng nhu cầu, sở thích và thói quen đọc cho sinh viên Cán bộ thư viện phối hợp với giáo viên định hướng cho SV về nội dung tài liệu cần đọc Cụ thé, Thư viện bổ sung những tải liệu có nội dung chuyên ngành phù hợp, những sách kinh điển, sách có nội dung hay và hữu ich Thông qua các lớp đào tạo người dùng tin, thông qua những hoạt động như ngày hội sách, ngày văn hóa đọc, trưng bảy, triển lãm, thông qua hệ thống tra cứu,

- Đào tạo nâng cao kỹ năng tìm kiếm và khai thác thông tin Mục tiêu của chương trình đào tạo nhằm trang bị cho người dùng những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc tìm kiếm, đánh giá và sử dụng hiệu quả nguồn học liệu sẵn có bên trong và bên ngoài thư viện dé phuc vu cho viéc hoc tap va nghiên cứu độc lập.

Cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản trong việc nhận biết được nhu cầu thông tin của bản thân, cũng như khả năng định vị, đánh giá thông tin hợp lí phục vụ cho học tập, nghiên cứu Nội dung hướng dẫn của chương trình không chỉ tập

110 trung vào các nguồn học liệu truyền thống và điện tử có sẵn tại thư viện mà còn hướng tới các nguồn thông tin ở bên ngoài như Internet, các nguồn thông tin mở.

Bên cạnh nội dung lý thuyết, người sử dụng còn được thực hành tìm kiếm thông tin trực tiếp trên nguồn thông tin mà mình đang tiếp cận Cụ thể, các nội dung đào tạo như sau:

1 Giới thiệu tong quan về thư viện: Trình bày tông quan về thư viện, giới thiệu các nguồn tài nguyên thông tin tại thư viện; Các chính sách, nội quy, quy định của thư viện; Tham quan thực tế thư viện

2 Hướng dẫn sử dụng thư viện: Cách thức tìm kiếm, khai thác nguồn tài nguyên, sản phẩm, dịch vụ tại thư viện; Chính sách, nội quy và quy trình sử dụng thư viện; Cách tô chức kho tài liệu; Thực hành tìm kiếm tài liệu bằng hệ thống mục lục phiếu, thư mục trực tuyến OPAC và tìm tin trên mạng LAN của Trung tâm TT-

3 Hướng dan cách tìm kiếm thông tin trên Internet: Trình bay tổng quan về Internet và các nguồn thông tin trên Internet; Hướng dẫn kỹ thuật tìm kiếm và truy cập thông tin từ các công cụ tìm tin trên Internet; Thực hành tìm tin trên Internet.

4 Tra cứu thông tin trên CSDL điện tử: Giới thiệu các CSDL và phạm vi thông tin của CSDL; Kỹ thuật tìm kiếm và truy cập thông tin từ công cụ hỗ trợ tìm tin trên CSDL; Thực hành tìm tin trên CSDL.

5 Hướng dẫn khai thác các nguồn thông tin hữu ích khác như các nguồn thông tin mở (open-access) và các cổng kết nối thông tin theo chủ đề (SBIG) Ngoài ra, thư viện có thê kết hợp với giảng viên, phát triển thêm các nội dung hướng dẫn cách sử dụng các phần mềm tiện ích như Microsoft Office, Endnote, và các sản phẩm của công nghệ Web 2.0 như SurveyMonkey, Blog, Del.icio.us, Furl, Google Bookmark dé bé trợ cho việc thu thập, tô chức, lưu trữ, trình bày và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả.

6 Kỹ năng thông tin chuyên ngành: Tổng quan về các nguồn tài nguyên thông tin điện tử và các CSDL khoa học chuyên ngành; Kỹ thuật tìm kiếm và truy cập thông tin từ các công cụ hỗ trợ tìm trực tuyến; Thực hành tìm kiếm thông tin

111 theo chuyên dé, bao gồm: xác định nhu cầu thông tin, chọn nguồn thông tin dé khai thác, tìm hiểu cơ chế hoạt động và chức năng của các nguồn thông tin đó, triển khai việc định vị và truy cập thông tin, sử dụng thông tin hiệu quả và các vấn đề về bản quyên và sở hữu trí tuệ.

Hiện nay, tại thư viện trường ĐHTM, chương trình dao tạo kỹ năng thông tin còn sơ sài Nội dung hướng dẫn chỉ tập trung vào nguồn học liệu có sẵn tại thư viện trường Nội dung hướng dẫn còn nặng về lý thuyết, ít thực hành, thời gian giảng dạy còn hạn chế, số lượng người được dao tạo trong một lớp quá đông Những nội dung như hướng dẫn tra cứu thông tin trên Internet, phô biến các tiêu chí lựa chọn và thấm định nội dung thông tin, kỹ năng thông tin chuyên ngành, đặc biệt là vấn dé bản quyền và sở hữu trí tuệ là những vấn đề còn bị bỏ ngỏ, chưa có trong chương trình đào tạo.

- Xây dựng văn hóa ứng xử với tài liệu

Trên thực tế vẫn còn tình trạng SV ghi chú, gấp mép trang, làm hỏng, làm mất, tài liệu của thư viện Vì vậy, bên cạnh việc cần phải phổ biến rộng rãi nội quy thư viện, cán bộ thư viện cần phải quản lý chặt chẽ hơn nữa trong việc mượn trả tài liệu Nếu phát hiện hành vi những hành vi trên cần có sự nhắc nhở, xử lý nghiêm khắc theo nội quy của thư viện. Đối với hành vi sao chép tài liệu: Cần tuyên truyền, giảng dạy kiến thức về việc sao chép tài liệu để SV có ý thức hơn thông qua phô biến nội quy thư viện, luật bản quyền Thư viện cần phé biến quy định về cơ chế sao chép đối với từng loại hình tài liệu cụ thể như ngu6n tin nội sinh, tài liệu ngoại văn, sách, báo, tạp chí,

Nạn “đạo văn” không mới nhưng trong thời đại Internet ngày càng phát triển, hành vi này ngày càng phô biến hơn bởi tính thuận tiện và chi phí rẻ Hành vi này ngăn cản sự phát triển các kỹ năng quan trọng của SV như đọc - viết, kỹ năng nghiên cứu, phân tích và hệ thống van dé, khả năng sáng tạo, phan biện, phan ánh không chính xác năng lực của người học, người nghiên cứu Đề hạn chế tình trạng “đạo văn”, Nhà trường cần nghiên cứu hoặc đầu tư mua phần mềm chống sao chép hoặc hạn chế sao chép Cần đưa vào nội dung chương trình chính khóa trong học phần phương pháp luận NCKH, tăng cường các

Ngày đăng: 29/06/2024, 13:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cầu tổ chức Trung tâm Thông tin - Thư viện trường DHTM - Luận văn thạc sĩ Thông tin - thư viện: Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên của Trường Đại học Thương mại
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cầu tổ chức Trung tâm Thông tin - Thư viện trường DHTM (Trang 41)
Hình tài liệu còn lại. Trong khi đó, số lượng tài liệu điện tử được bồ sung rất ít, lại là tài liệu ngoại văn, do vậy không mang tính cập nhật nên lượng sử dụng hạn chế - Luận văn thạc sĩ Thông tin - thư viện: Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên của Trường Đại học Thương mại
Hình t ài liệu còn lại. Trong khi đó, số lượng tài liệu điện tử được bồ sung rất ít, lại là tài liệu ngoại văn, do vậy không mang tính cập nhật nên lượng sử dụng hạn chế (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w