1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Triết học: Trào lưu xã hội dân chủ ở các nước tư bản phát triển và ảnh hưởng của nó đến chủ nghĩa xã hội hiện thực

100 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ NGUYET ANH

TRAO LƯU XÃ HỘI DAN CHU Ở CAC

NƯỚC TU BAN PHÁT TRIEN VA ANH HUONG

CUA NO DEN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰCLUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

CHUYÊN NGÀNH: CNXHKH

MÃ SỐ : 60.22.85

HÀ NỘI - 2007

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRÀO LƯU XÃ HỘI DÂN CHỦ Ở CÁC

NƯỚC TƯ BẢN PHÁT TRIEN VA ANH HUONGCỦA NÓ ĐẾN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

Chuyên ngành: CNXHKH

Mã số 1 60.22.85

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Anh Tuấn

HÀ NỘI - 2007

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ CÁC GIAI DOAN PHÁT TRIEN CUA

TRÀO LƯU XÃ HỘI DAN CHU Ở CÁC NƯỚC TU BAN CHAU ÂU7

1.1 Sự ra đời và hoạt động của các dang xã hội dân chủ giai đoạn 1875 - 1945 7

1.2 Sự ra đời của Quốc tế xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội

2.1 Vài nét về chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa xét lại 49

2.1.1 Chủ nghĩa cơ hội 492.1.2 Chủ nghĩa xét lại 55

2.2 ảnh hưởng của trào lưu xã hội dân chủ đến chủ nghĩa xã hội hiện thực 66

2.2.1 ảnh hưởng trên phương diện tư tưởng 662.2.2 anh hưởng trên phương diện lý luận 75

2.2.3 anh hưởng trên phương diện thực tiễn 82

Kết luận 91

Danh mục tài liệu tham khảo 94

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ giữa thé kỷ XIX, khi chủ nghĩa cộng sản mới là “bóng ma ám ảnh châu

Âu” đến nay, những người cộng sản và cách mạng đã thường xuyên phải tiến hành

đấu tranh để bảo vệ và phát triển học thuyết của mình, đưa lý luận đó vào phong

trào công nhân và nhân dân lao động Học thuyết cách mạng và khoa học của

những người cộng sản luôn bị các thế lực thù địch, trước hết là giai cấp tư sản và

các lực lượng phản động chống đối quyết liệt Họ đã tìm đủ mọi cách, dùng đủ mọi

thủ đoạn tấn công vào đường lối chính trị, vào nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản

là chủ nghĩa Mác — Lênin.

Đặc biệt, sau sự đổ vỡ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên xô và các nước `

Đông Âu, các nhà tư tưởng chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội lại được địp lấn tới

phê phán, đả kích tới tấp vào chủ nghĩa Mác - Lénin Họ hi hứng tung ra đủ thứ lýluận nhằm bác bỏ nó và rêu rao về sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản Không nhữngkẻ thù của chủ nghĩa Mác — Lênin mà cả một số người trước đây tự xưng là ngườimácxít thì giờ đây cũng ra sức xuyên tac, bác bỏ, công kích chủ nghĩa Mác - ! ênin.

Ho cho học thuyết đó đã “lỗi thời”, bởi vì chủ nghĩa Mác ra đời từ giữa thế ky XIX,

vào lúc chủ nghĩa tư bản đang còn là “cổ điển” Chủ nghĩa Mác đã đóng góp nhiềucho lịch sử bằng việc phê phán chủ nghĩa tư bản cổ điển đó, đã hoàn thành sứ mệnh

lịch sử rồi và không còn phù hợp với thời đại ngày nay

Những người chống cộng còn cố tìm cách phủ nhận tính khoa học của chủ

nghĩa Mác — Lénin, cố chứng minh, Mác, Angghen, Lénin không phải là những nhà

khoa học Họ nói dựng đứng rang: “Chủ nghĩa Mác chỉ là một ý thức hệ hrr ảo”,“một thứ nói dối có ý thức”, “những vở kịch giả hình”, “chứa đầy tính chất nuyễn

tưởng”; còn Lénin thì làm tăng sự không tưởng của Mác “lên hon một lần”; rang

Mac va Lénin là những nhà hoạt động xã hội duy tâm, siêu hình và không tưởng.

Với linh hồn là phép biện chứng duy vật, với hòn đá tảng kinh tế là họcthuyết giá trị thặng dư, với những phát kiến vĩ đại về chủ nghĩa duy vật lịch sử mà

1

Trang 5

nội dung cơ bản là học thuyết hình thái kinh tế — xã hội, vai trò lịch sử của giai cấpcông nhân chủ nghĩa Mác — Lénin cho đến nay van là đỉnh cao của trí tuệ loài

người, là khoa học chính xác và hoàn bị chưa có gì thay thế được, những nội dungcơ bản của chủ nghĩa Mác — Lénin trong điều kiện ngày nay vẫn đúng Chủ nghĩa

Mác — Lénin vẫn là vũ khí tinh than của giai cấp công nhân và nhân dan lao động bi

áp bức trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình Cho dù có

những kẻ cố tình bóp méo, xuyên tac, thì chủ nghĩa Mác — Lénin vẫn có sức sống

dẻo dai và giá trị bất diệt.

Thử nghiệm chủ nghĩa xã hội hiện thực ở các nước châu Âu đã thất bại,

nhưng các nước xã hội chủ nghĩa còn lại ở các châu lục khác, trong khi tiến hành

đổi mới, cải cách toàn diện, vẫn tiếp tục đi theo con đường của Mác Và họ không

đơn độc, nhiều nước phát triển phương Tây bằng cách này hay khác lâu nay vẫn

đang cố gắng làm xích lại gần nhau những tư tưởng tự do của mình với những tư

tưởng xã hội chủ nghĩa và hiện thực hoá chúng Có không ít trong số đó là những tư

tưởng do Mác khởi xướng đã và đang được những người xã hội dân chủ vận dụng và

phát triển cho phù hợp với tình hình mới.

Để tiến hành thắng lợi chính sách đổi mới ở Việt Nam thì nhiệm vụ suy

ngẫm có phê phán các quá trình diễn ra trong trào lưu xã hội dân chủ phương Tay

phải có ý nghĩa to lớn Nhu cầu nghiên cứu không định kiến kinh nghiệm thực hiệnmô hình phát triển theo kiểu xã hội dân chủ, những xu hướng chuyển hoá mới nhất

của nó, ngày càng gia tăng Để làm được như vậy cần phải khắc phục các cách tiếp

cận và khuôn mẫu lỗi thời trong việc đánh giá lý luận và thực tiễn của trào ưu xã

hội dân chủ Những đánh giá đó trong lịch sử nhận thức đã hai lần thay đổi đảo

ngược: từ những đánh giá tiêu cực — chỉ trích mạnh mẽ (trước đổi mới) sang những

đánh giá phi phê phán — có ý ngợi ca thái quá hết lời (nhất là sau khi mô hình xã hội

chủ nghĩa Xôviết sụp đổ) Đối ngược với những thái cực tiếp cận chịu áp lực của hệ

tư tưởng như trước đây thì ngày nay đã trở nên cấp thiết việc đánh giá khách quancông bằng cả thành tựu lẫn những xu hướng dẫn đến khủng hoảng trong phong trào

xã hội dân chủ phương Tây, làm rõ những nguyên nhân thực sự của chúng Con liên

2

Trang 6

quan đến việc xác định nguyên nhân cuộc khủng hoảng đó, thì chúng không phải làở “sự khước từ” hay “ xa rời” một số “nguyên lý mác-xít” chính thống (như thường

viết trong các công trình trước đây), mà trước hết ở chỗ, những điều kiện mới đã

làm bộc lộ tính thiếu hiệu quả của nhiều nguyên tắc truyền thống trong chính học

thuyết xã hội chủ nghĩa Day là những nguyên tắc rất cần được tái suy ngẫm theo

hướng mạnh dạn bỏ đi những giáo điều đã không còn đứng được trước những thử

thách của thực tiễn xã hội.

Đặc biệt quan trọng là vấn đề làm rõ khả năng áp dụng kinh nghiệm của một

nước này vào nước khác Có thời một số người đã kêu gọi bê nguyên xi kinh

nghiệm xã hội dân chủ phương Tây áp vào các nước đang phát triển, trong đó có

Việt Nam Những ý đồ áp đặt máy móc kinh nghiệm nước ngoài hẳn nhiên là thấtbại Nguyên nhân thì có nhiều, ở đây chỉ xin nêu ra hai trong số chúng: sự kém phát

triển của các quan hệ thị trường và tầng lớp trung lưu là không đáng kể ở Việt Nam.

Vẫn có ý kiến cho rằng, kiểu xã hội dân chủ Tây Âu là hiện tượng phổ quát

thích dụng cho tất cả các nước Có phải vậy không? Ở nhiều nước châu Á, châu Phi

và các vùng khác nữa các chính khách địa phương không hề có ý sao chép lý luận

và thực tiễn tự do hoá của trào lưu xã hội dân chủ, bởi họ cho rằng, nước họ có cơ

sở xã hội khác và sự nghèo đói của phần lớn dân cư là vấn đề cơ bản Hơn thế,chính những người xây dựng cương lĩnh xã hội dân chủ cũng phải thừa nhận tính

chất khu vực của nó khi tuyên bố rằng, các nguyên tắc xã hội dân chủ mới trình bày

trong đó được vạch thảo chuyên dành cho châu Âu Nói khác, các nguyên tắc đó

hoàn toàn không thể xem là mẫu hình thích hợp cho mọi khu vực trên thế giới.

Kinh nghiệm phát triển xã hội của nước ngoài, những thành tựu thu được

trong tiến trình cải cách, nhất là cải cách sự điều tiết nhà nước đối với nền kinh tế

và khu vực xã hội, tổ chức hệ thống an sinh xã hội, tạo ra các điều kiện phát triển

các xí nghiệp vừa và nhỏ, sự kiểm soát dân cử đối với quyền lực hành pháp rõ

ràng là rất đáng được nghiên cứu toàn diện và phần nào áp dụng một cách car bằng

có suy xét đến những khác biệt căn bản về điều kiện kinh tế — xã hội và truyền

thống dân tộc ở các nước khác nhau“Khi ở Việt Nam định hình được xã hội dân sự

3

Trang 7

và xuất hiện đáng kể những người trung lưu, thì có lẽ lý luận và thực tiễn xã hội dân

chủ sẽ có vị trí cân xứng trong thang bậc thái độ chính trị của đất nước Việc suy

ngẫm kinh nghiệm phát triển tích cực của trào lưu xã hội dân chủ phương Tây như

là một trong những khuynh hướng chính trị — xã hội chủ yếu trong thế giới hiện đạinhất định cũng sẽ dẫn đến tư tưởng nêu trên.

Nhu vậy, để bảo vệ có hiệu quả chủ nghĩa Mác — Lénin, hơn nữa là tiếp tục

phát triển nó phù hợp với tình hình hiện nay, thì chúng ta phải đẩy mạnh tổng kếtthực tiễn và nghiên cứu bản chất, kinh nghiệm của trào lưu xã hội dân chủ Việcnghiên cứu này cũng góp phần vào cuộc đấu tranh tư tưởng hiện nay, chống lại

những quan điểm sai trái Với lý do đó, tôi chọn dé tài: “Trào luu xã hội dân chủ ởcác nước tu ban phát triển và ảnh hưởng của nó đến chủ nghĩa xã hội hiện thực”

làm đề tài luận văn của mình.

2 Tình hình nghiên cứu

Không phải bây giờ vấn đề này mới được nghiên cứu, mà ngay từ khi trào lưu

này ra đời, các nhà triết học mácxít đã bắt tay vào nghiên cứu nó Ở nước ta đã có

không ít công trình phân tích một cách có phê phán các quan điểm chủ nghĩa xã hội

ngoài mácxít nói chung và trào lưu xã hội đân chủ nói riêng Có thể kể ra đây mộtsố công trình tiêu biểu của các nhà nghiên cứu như: Báo cáo tổng quan đề tại KX.06 07 “Về giai cấp công nhân hiện đại, phong trào cộng sản và công nhân, trào lưu

xã hội — dân chủ hiện đại” của Dao Duy Quát (2000); Dé tài KX 08 09 (2005)

“Trién vọng của chủ nghĩa xã hội trong hai thập niên đầu thé kỷ XXI” của Nguyễn

Ngọc Long; “Vững bước trên con đường đã chọn” của Hội đồng lý luận Trung

ương; “Chủ nghĩa Mác — Lénin va công cuộc đổi mới ở Việt Nam” của Đặng Hữu

Toàn, Nxb CTQG, HN, 2002; Dé tài độc lập cấp nhà nước 2003/17 “Nhận di*n các

quan điểm sai trái thù địch” do Hồng Vinh chủ biên; “Nhận diện “Con đường thứba mới” của các đảng xã hội — dân chủ” của Dang Công Minh (2004) Tất cả

những công trình nghiên cứu này đã đề cập tới và đã phê phán những nội dung quan

trọng của các quan điểm ngoài mácxít Các tác giả đã phác họa cho chúng ta thấy

điện mạo của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại trong phong trào công nhân, bản

4

Trang 8

chất dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi của các quan điểm cấp tiến tả khuynh, cũng như sựxuyên tạc quan điểm mácxít về đấu tranh giai cấp, về cách mạng và quan hệ giữa

bạo lực và dân chủ của chúng Mặt khác, các tác giả cũng đề cập đến những phương

hướng, giải pháp để chống lại hay loại bỏ những quan điểm sai trái ảnh hưởng đếnchủ nghĩa xã hội hiện thực.

Ngoài ra, các tạp chi “Thong tin khoa hoc xã hội”, “Lý luận chính trị”, “Triết

học”, “Công tác tư tưởng lý luận” cũng thường đăng tải các nghiên cứu của các

tác giả Trung Quốc, Nga và một số bài của các nhà nghiên cứu nước ta Nội dungchủ yếu của những bài này là nhận diện các quan điểm sai trái về chủ nghĩa xã hội,

phân tích nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực, bàn về tương lai của

chủ nghĩa xã hội, con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội trong tình hình hiện nay.

Nhiều tác giả, đặc biệt là các nhà lãnh đạo Đảng cũng nhấn mạnh sức sống trường

tồn và ý nghĩa phương pháp luận của chủ nghĩa Mác — Lénin trong việc phân tíchcác vấn đề của thế giới đương đại và phong trào xã hội chủ nghĩa nói riêng.

Có thể nói, đây là vấn dé nhạy cảm, luôn thu hút sự quan tâm của nhiều

người Trong khuôn khổ có hạn vầ trong chừng mực khả năng có thể, trên cơ sở hệthống hóa các quan điểm có liên quan đến đề tài, luận văn này cố gắng tìm hiểu quá

trình xuất hiện, phát triển, biến đổi của trào lưu xã hội dân chủ và ảnh hưởng của nó

đến chủ nghĩa xã hội hiện thực, qua đó gợi mở một số vấn đề tiếp tục nghiên cứu.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: phân tích khái quát lịch sử xuất hiện, các giai đoạn phát triển và xu

hướng biến đổi của trào lưu xã hội dân chủ ở châu Âu, từ đó chỉ ra bản chất ét lại

và những tác động tích cực, tiêu cực của nó đến chủ nghĩa xã hội hiện thực.

Để đạt được mục đích trên, luận văn phải giải quyết các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, khái quát lịch sử xuất hiện và tiến triển của trào lưu xã hội dân chủ

từ cuối thế kỷ XIX đến nay ở châu Âu

Thứ hai, tìm hiểu nội dung tư tưởng, lý luận và bản chất cơ hội, xét lại chủ

nghĩa Mác — Lénin của trào lưu xã hội dân chủ

Trang 9

Thứ ba, trình bày, phân tích, đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực

của trào lưu xã hội dân chủ đến chủ nghĩa xã hội hiện thực.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: nội dung tư tưởng và bản chất của trào lưu dân chủ —xã hội qua từng giai đoạn lịch sử, sự tác động của nó cả tiêu cực lẫn tích cực đếnchủ nghĩa xã hội hiện thực trên các lĩnh vực tư tưởng, lý luận và thực tiễn.

Pham vi nghiên cứu: Day là dé tai rất rộng, do đó chúng tôi xin giới hạnphạm lại như sau: về mặt thời gian khoảng từ những năm 70 của thế kỷ XIX đến

nay Về mặt quốc gia — khu vực là ở các nước tư bản châu Âu phát triển như: Anh,

Pháp, Đức, Thụy Điển

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Co sở lý luận: Luan văn dua trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vat biện

chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các tài liệu (văn kiện) như: văn kiện của Quốctế xã hội và các tài liệu liên quan.

- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được tiến hành dựa trên phương pháp luận

biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lénin, quan điểm đường lối của Dang ta về chủnghĩa xã hội Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống

nhất logic — lịch sử.

6 Đóng góp của luận văn

Về mặt lý luận: Đề tài chỉ ra những điểm hop lý trong quan điểm, chinn sách

phát triển xã hội của một số đảng xã hội dân chủ đã và đang nắm quyền ở châu Âu

có tác động tới xã hội chủ nghĩa hiện thực, qua đó rút ra bài học cần thiết cho Việt

Nam hiện nay.

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo, phục vụ học tập, nghiên cứu của sinh

viên, giáo viên về các chuyên đề liên quan đến môn chủ nghĩa xã hội khoa học.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 2

chương, 5 tiết.

Trang 10

Chương |

SỰ HÌNH THÀNH VÀ CÁC GIAI DOAN PHAT TRIEN CUA

TRÀO LƯU XÃ HỘI DAN CHỦ 6 CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHAU AU

1.1 Sự ra đời và hoạt động của các dang xã hội dân chủ giai đoạn 1875

Từ nửa sau thế ky XVI các cuộc Cách mạng Tư sản Hà Lan (1579), Anh(1649) đã chính thức mở đầu cho sự hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ

nghĩa ở châu Âu Một giai cấp mới ra đời từ các công trường thủ công, đó là giai

cấp công nhân Tuy nhiên ý thức giai cấp công nhân thời kỳ này chưa mang tính

độc lập Những thế hệ công nhân đầu tiên đã có chung một mục đích với giai cấp tư

sản mới ra đời là chống lại giai cấp quý tộc, phong kiến Họ là một lực lượng to lớntrong cuộc đấu tranh giành độc lập như ở Hoa Kỳ (1776) hoặc trong Cách mạng Tư

sản Pháp (1789) và nhiều cuộc cách mạng ở các quốc gia châu Âu khác.

Ý thức của giai cấp công nhân, với tư cách là giai cấp độc lập được nảy sinh

trong những điều kiện kinh tế, xã hội, khoa học nhất định từ gần giữa thế kỷ XIX.

Chính vào thời kỳ này chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ cùng với sự bóc !ật tàn

tệ của nó đã khiến giai cấp công nhân dan dan nhận thức được sự đối lập về cơ bản

lợi ích của mình với lợi ích của giai cấp tư sản Sự bóc lột đã man sức lao động lànguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phong trào công nhân quốc tế trên vũ đài chínhtrị với hàng loạt cuộc đấu tranh trên quy mô lớn như phong trào Hiến chương ở

Anh (1837 - 1838), cuộc khởi nghĩa Liông ở Pháp (1831 - 1834), cuộc khởi nghĩacủa thợ dệt Xilédi ở Đức (1844) Cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp

vô sản đã có tác động to lớn đến xu hướng vận động của lịch sử, đồng thờ: đánh

dấu sự trưởng thành đến sự độc lập về ý thức của giai cấp công nhân.

Tương ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội, cuộc cách mạng công nghiệp lần

thứ nhắt diễn ra nhờ hàng loạt các phát minh khoa học và kỹ thuật đã làm cho giai

cấp công nhân phát triển nhanh chóng cả về số lượng lân chất lượng Đồng thời

cũng bắt đầu nảy sinh sự phân tầng trong giai cấp công nhân Trong khi tuyệt đại

7

Trang 11

đa số công nhân là những người vô sản nghèo khổ thì một bộ phận, do có năng lực

chuyên môn, tay nghề cao được giới chủ ưu ái, nên đã có thu nhập cao hơn Bộ

phận công nhân này tuy chưa thỏa mãn lợi ích của mình, nhưng đấu tranh để lật đổchế độ tư bản chủ nghĩa không phải là một nhu cầu bức xúc Bộ phận “quý tộc” này

trong đội ngũ công nhân là cơ sở xã hội đầu tiên của trào lưu xã hội dân chủ.

Chủ nghĩa xã hội không tưởng thé kỷ XVIII và thế kỷ XIX đã có ảnh hưởngkhông nhỏ tới ý thức của giai cấp công nhân nói chung và ý thức của những người

xã hội đân chủ trong giai cấp công nhân nói riêng Các học thuyết của Ôoen, R.

Rútxô, Xanh ximông, Phuriê đã góp phần làm cho giai cấp công nhân nhận thức sâu

sắc hơn về chủ nghĩa tư bản và về thân phận của mình Những trước tác của các nhà

xã hội chủ nghĩa không tưởng đã chỉ ra:

Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản là một xã hội bất công, là nguyên nhân của đốikháng giai cấp, của tình trạng nghèo khổ, đốt nát

Thứ hai, chủ nghĩa tư bản làm nảy sinh ra giai cấp vô sản và thúc đẩy đấu

tranh giai cấp trong xã hội tư bản lên một tầm cao mới.

Thứ ba, về giải pháp cho sự phát triển của lịch sử, Ôoen cho rằng, “hoàn toàn

không thể thực hiện bằng bao lực hay sự căm phan và sự đối xử độc ác đối với mộtbộ phận nào đó của loài người” để thay đổi xã hội tư bản, mà phải tiến hành “cách

mạng trong ý thức và hoạt động của nhân loại”, nghĩa là bằng giáo giục, bằng

thuyết phục, bằng lẽ phải, đạo đức Còn Xanh Ximông thì cho rằng, “phải chuyển

tài sản cá nhân tư sản cho nhà nước”, bằng khoa học quản lý xã hội công nghiệp vàcũng bằng con đường “thuyết phục giai cấp bóc lột”; Phuriê thì lớn tiếng đòi “tiêu

diệt chế độ đó” Tuy nhiên ông lại phản đối cách mạng, bởi, theo ông cách mạng sẽ

tạo ra những biến đổi nhà nước, mà những thay đổi về nhà nước bằng bạo lực cách

mạng sẽ dẫn đến sự đổ vỡ và cảnh nồi da nấu thịt tang thương trong xã hội.

Như vậy, chủ nghĩa xã hội không tưởng đã phê phán, lên án chủ nghĩa tư bản

song phủ nhận con đường bạo lực cách mạng để thay đổi xã hội đó Chủ nghĩa xãhội không tưởng cho rằng, con đường duy nhất để thay đổi chủ nghĩa tư bản chỉ cóthể là sử dụng các biện pháp giáo dục, thuyết phục Dù chủ trương theo cách nào

8

Trang 12

chăng nữa, thì các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đều đã không thể chỉ ra được

con đường cách mạng nhằm thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ xã

hội mới công bằng, bình dang hơn như họ hằng mơ ước.

Từ nửa sau thế kỷ XIX bên cạnh chủ nghĩa xã hội không tưởng còn có chủ

nghĩa xã hội khoa học của Mác, và nhiều học thuyết khác về tổ chức, điều hành xã

hội, bao gồm cả các học thuyết xã hội của đạo Thiên chúa va đạo Tin lành.

Tuy nhiên, người có ảnh hưởng sâu sắc hơn cả đối với sự hình thành trào lưuxã hội dân chủ là Bécstanh Bécstanh đã đưa ra những luận điểm triết học về sự vận

động của lịch sử, về mối quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, vềchiến lược cải cách của giai cấp công nhân và một loạt khái niệm, trong đó có khái

niệm “dân chu” được trào lưu xã hội dân chủ sau đó lấy làm nền tảng học thuyết

của mình.

Những tác động thực tiễn cũng như trên phương diện lý luận đã dẫn đến việc

nhanh chóng thành lập tổ chức xã hội dân chủ Trước hết phải nói đến “Tổng hội

Công nhân Đức” (1863) do Látxan tổ chức và lãnh đạo Những người lãnh đạo tổ

chức này muốn dẫn dắt công nhân đi theo hướng cơ hội, cải lương với ảo tưởng đưanước Phổ độc tài tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách hòa bình Sự ra đời của “Đảng

Công nhân xã hội dân chủ Đức” (1869) là sự kiện có tâm vóc lịch sử trong phong

trào công nhân quốc tế Dang này do A.Bêben, một người mácxít tổ chức và lãnh

đạo Mục tiêu Đảng xã hội dân chủ là đấu tranh xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩahiện đại, phấn đấu xây dựng một nhà nước nhân dân tự do Nhưng, trong khi lãnhtụ A.Bêben còn bị cầm tù thì những người lãnh đạo hữu khuynh của dang đã sát

nhập Đảng công nhân xã hội dân chủ Đức với Tổng hội Công nhân Đức thành

“Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Đức” ở quy mô toàn quốc Đại hội sát nhập

diễn ra ở Gôta (1875) đã thông qua Cương lĩnh Gôta “Đảng Công nhân xã hội chủ

nghĩa Đức” được coi là tổ chức Đảng xã hội dân chủ đầu tiên ở châu Âu, đồng thời

cũng là Đảng xã hội dân chủ đầu tiên trên thế giới.

Trang 13

Cũng vào thập kỷ 70, 80 của thế kỷ XIX, khuynh hướng xã hội dân chủ ở

châu Âu đã thực sự trở thành trào lưu lớn trong phong trào công nhân với sự ra đời

của một loạt các Đảng xã hội dân chủ, mang những tên gọi khác nhau.

Ở Pháp, phong trào xã hội chủ nghĩa cũng dâng cao mạnh mẽ và một cột mốc

quan trọng là việc thành lập Đảng công nhân Pháp tháng 10 năm 1879 ở Mácxây.

Đảng cũng đã trải qua cuộc đấu tranh quyết liệt giữa những người mácxít và các

phần tử cải lương Mục đích chủ yếu của phong trào là giành đa số trong các hội

đồng thị chính dé “dần dần thay thế chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa bằng chế độ

công hữu” thông qua việc thành lập các xí nghiệp của hội đồng thị chính Cương

lĩnh này đã bị đa số công nhân phê phán.

Cũng trong năm 1879, Đảng xã hội dân chủ Bỉ ra đời, sau đó hợp nhất với

một số tổ chức công nhân như các nghiệp đoàn và hợp tác xã Qua đó, phong trào

được mở rộng và tính quần chúng của đảng cũng tăng lên.

Ở Hà Lan các nhóm xã hội dân chủ đã xuất hiên vào cuối những năm 70.

Đến năm 1882 các nhóm này hợp nhất thành Hội xã hội dân chủ và đến năm 1894

thành lập Đảng xã hội dân chủ Hà Lan.

Ở Thụy Điển, Đảng công nhân xã hội dân chủ thành lập năm1889, nhưng

ngay từ đầu quyền lãnh đạo Đảng lại rơi vào tay những người cải lương.

Ngoài ra, ở các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Na Uy, Thụy Sĩ, Đan Mạch,Bungari, Rumani đều ra đời các đảng công nhân ít nhiều mang tư tưởng xã hội

dân chủ đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác.

Sự phát triển rầm rộ của các tổ chức chính trị của giai cấp vô sản thúc đẩy

việc truyền bá tư tưởng xã hội chủ nghĩa, các giá trị về dân chủ nhân đạo và quyềncon người trong giai cấp công nhân Trong cao trào đấu tranh rộng lớn của giai cấp

vô sản nổi lên các cuộc bãi công với quy mô lớn và kéo đài ở nhiều nước trong

những năm 80 và 90 thé ky XIX.

Đặc biệt, sự phát triển của phong trào xã hội chủ nghĩa thúc đẩy yêu cầu

thành lập tổ chức quốc tế mới của công nhân Ngày 14/7/1889, Đại hội công nhân

10

Trang 14

quốc tế họp ở Pari Các đại biểu từ hơn 20 nước đã đến dự Đại hội Hầu hết các

đảng đến dự đều đứng trên lập trường xã hội chủ nghĩa khoa học Nghị quyết của

Đại hội xác nhận chủ nghĩa xã hội khoa học là cơ sở tư tưởng của phong trào công

nhân xã hội chủ nghĩa Đại hội thông qua cương lĩnh đấu tranh rộng rãi vì các lợi

ích bức thiết của giai cấp công nhân Đại hội không đưa nghị quyết thành lập tổ

chức quốc tế mới, nhưng về sau được công nhận là Đại hội thành lập Quốc tế II.

Thực tế là ngay từ khi mới ra đời, bên cạnh khuynh hướng mácxít đã có khuynh

hướng cải lương, xét lại Vì vậy lịch sử của Quốc tế II là lịch sử đấu tranh giữa các

khuynh hướng cải lương và cách mạng, chủ nghĩa xét lại với việc bảo vệ và phát

triển chủ nghĩa Mác.

Ở Đức, sau Đại hội của Đảng xã hội dân chủ ở Gôta, ảnh hưởng của phái

Látxan lên cao Chủ nghĩa cải lương, cơ hội trong Đảng còn phát triển hơn khi

Đảng giành được thắng lợi trong bầu cử nghị viện Những người theo chủ nghĩa cải

lương lập luận rằng, có thể cải tạo dần dần chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã

hội, giai cấp công nhân có thể nhận được sự giúp đỡ của nhà nước tư bản chủ nghĩa

để tổ chức các hợp tác xã.

Kẻ thù tư tưởng gây nguy cơ lớn đối với chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa xét lại.Chủ nghĩa xét lại xuất hiện ngay trong nội bộ phong trào công nhân dưới chiêu bài

phê phán, “xét lại”, thậm chí phát triển chủ nghĩa Mác Chủ nghĩa xét lại vừa là

một cơ sở tư tưởng vừa là một khuynh hướng chính của trào lưu xã hội dân chủ.

Người khởi xướng khuynh hướng này là E Bécstanh - một trong các lãnh tụ của

đảng xã hội dân chủ Đức cuối thế kỷ XIX Ngay từ lúc ra đời, chủ nghĩa xét lại đã

trở thành một hiện tượng quốc tế Ngoài các phần tử cơ hội, cải lương trong Đảng

xã hội dân chủ Đức, chủ nhghĩa xét lại còn nhận được sự đồng tình của các phần tử

cải lương ở Pháp, Bỉ, Nga và ở nhiều đảng xã hội dân chủ khác Đại hội thành lập

Quốc tế II đã phê phán chủ nghĩa xét lại Bên cạnh sự xuất hiện của chủ nghĩa cảilương, chủ nghĩa xét lại thì nguy cơ mới lại nảy sinh, đó là sự xuất hiện của chủ

lãi

Trang 15

nghĩa phái giữa, giữ thái độ thỏa hiệp với chủ nghĩa cơ hội Một trong những người

đại diện của phái giữa là K Cauxky'.

Đúng vào thời điểm lich sử này, sự xuất hiện của dang Bônsêvích Nga do V.

[ Lênin lãnh đạo và hoạt động của những người mácxít chân chính trong phong

trào công nhân Quốc tế, đã có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho cuộc đấu tranh

với các trào lưu cơ hội, xét lại và cải lương Do nguy cơ chiến tranh thế giới ngày

càng tăng nên các kỳ Đại hội của Quốc tế II sau đó đều ra nghị quyết chống chiến

tranh đế quốc chủ nghĩa, chỉ ra sự cần thiết phải lợi dụng cuộc khủng hoảng do

chiến tranh gây ra để lật đổ chủ nghĩa tư bản, thực hiện chuyên chính vô sản Từ đóhoạt động của Quốc tế II được đẩy mạnh, liên tục dé xướng các chủ trương hành

động của giai cấp vô sản nhằm bảo vệ hòa bình, giúp đỡ công nhân các nước đấu

tranh va đòi thực hiện nghị quyết của Quốc tế II.

Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914) là đỉnh cao cuộc tổng

khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản, đồng thời là nguyên nhân sâu xa dẫn đến khủng

hoảng của trào lưu xã hội dân chủ thời kỳ hình thành Một bộ phận những lãnh tụ

xã hội dân chủ đã giữ lập trường xã hội sôvanh dân tộc hẹp hòi, gắn sự phát triển

lên chủ nghĩa xã hội với sự thắng lợi quân sự của nước mình Một bộ phận khác lên

án mục đích chiến tranh đế quốc, nhưng tự thỏa mãn bằng yêu cầu hòa bình, chấm

dứt chiến tranh theo con đường thỏa hiệp giữa các cường quốc Một bộ phận những

người cánh tả trong một số đảng Tây Âu lại chủ trương lợi dụng cuộc khủng hoảng

do chiến tranh gây ra để lạt đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xác lập một nền hòa bình,

dân chủ và công bằng chung cho tất cả Một bộ phận những người xã hội chủ nghĩa

cách mạng, trước hết là những người bônsêvích do Lénin lãnh đạo thì kiên quyết

chủ trương biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng, giành chính quyền

về tay giai cấp công nhân.

Thắng lợi rung chuyển thế giới của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, sự

xuất hiện của Nhà nước chuyên chính vô sản kiểu mới chưa từng có trong lịch sử,

sự thức tỉnh của phương Đông từ chấn động của Cách mạng Tháng Mười Nga

! K.Cauxky (1854 -1938) Dang viên xã hội dan chủ Đức, kẻ phản bội chủ nghĩa Mác

12

Trang 16

những sự kiện tầm cỡ ấy đã làm phá sản cái triết lý điển hình philixtanh của những

người cơ hội, cải lương theo Bécxtanh trong Quốc tế II Đứng trước những thách

thức gay go đó, những người lãnh đạo cánh hữu của các đảng thuộc Quốc tế II đã

phản bội lại lý tưởng và nguyên tắc của phong trào công nhân, đã vứt bỏ các kết

luận và nghị quyết đúng đắn của các kỳ đại hội của Quốc tế II Chỉ sau ba ngày

chiến tranh thế giới nổ ra, các lãnh tụ của Đảng xã hội dân chủ Đức đã bỏ phiếu tán

thành ngân sách chiến tranh của chính phủ tư sản Tiếp đó các đảng xã hội dân chủ

Anh, Bỉ, Áo cũng hành động như vậy Sự phản bội của những người xã hội dân chủ

cánh hữu tất yếu dẫn đến sự phân hóa trong phong trào công nhân quốc tế và sự tan

rã của Quốc tế II.

Lênin đã giành nhiều công sức để nghiên cứu những nguyên nhân sâu xa dẫnđến cuộc khủng hoảng của trào lưu xã hội dân chủ va sự phá sản của Quốc tế II,

Lênin theo dõi chặt chẽ sự phát triển của các khuynh hướng khác nhau trong trào

lưu này Người chỉ rõ, những phần tử sôvanh chủ nghĩa là lực lượng thi hành triệt

để chính sách cơ hội chủ nghĩa Họ rời bd cuộc đấu tranh giai cấp, bênh vực những

đặc quyền đặc lợi, những hành vi cướp bóc và tàn bạo của giai cấp tư sản Họ đingược lại tất cả những niềm tin vào lý tưởng xã hội chủ nghĩa, hoàn toàn phủ nhận

nghị quyết của Đại hội Quốc tế II Lênin đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải kiên

quyết và triệt để chống lại các phần tử này.

Trong cuộc đấu tranh này can đặc biệt chú ý đến phái giữa đứng đầu là

Cauxky trong việc bênh vực chủ nghĩa cơ hội, cải lương Bằng những lập luận chiết

trung và thuật ngụy biện, Cauxky đã vứt bỏ hết linh hồn sống của chủ nghĩa Mác.

Trong học thuyết Mác, họ thừa nhận tất cả, chỉ trừ đấu tranh giai cấp và những biện

pháp bạo động cách mạng Họ tìm cách biện hộ cho đân chủ tư sản bằng những

danh từ hoa mỹ như “dân chủ vô hạn”, “dân chủ thần túy” Như vậy, so với pháixã hội sôvanh về thủ doan lừa bịp giai cấp công nhân, thì phái giữa theo chủ nghĩa

Cauxky còn nguy hại cho chủ nghĩa Mác hơn nhiều lần.

Cuộc đấu tranh phức tạp này tất yếu dẫn đến một “cuộc chia tay lịch sử”

trong phong trào công nhân giữa một bên là những người cộng sản, tiêu biểu là

13

Trang 17

Đảng công nhân xã hội dân chủ Bônsêvích Nga do Lênin đứng đầu, và một bên là

các trào lưu cơ hội hữu khuynh đủ mọi màu sắc Để phát triển phong trào công nhân

quốc tế, thì việc hình thành các nhóm mácxít, các đảng mácxít độc lập là việc

không thể không làm.

Sau khi chiến tranh thế giới I kết thúc với sự tan rã của Quốc tế II, tháng I

năm 1919, hội nghị của 8 tổ chức và Đảng cộng sản đã họp để thông qua một bức

thư kêu gọi thành lập Quốc tế cộng sản Ngày 2/3/1919, Đại hội thành lập Quốc tếcộng sản (Quốc tế III) chính thức họp ở Matxcova Đây là một sự kiện có ý nghĩa

lịch sử trọng đại Sự ra đời của Quốc tế HI đã mở ra một trang mới trong phong trào

công nhân quốc tế Quốc tế cộng sản đã nhanh chóng tập hợp các lực lượng mácxít,những chiến sĩ đấu tranh kiên cường cho sự nghiệp của giai cấp công nhân Nhưng

từ đó, phong trào cộng sản và công nhân phân hóa thành hai trào lưu: Một bộ phận

đứng về Quốc tế III, tức là Quốc tế Cộng sản; bộ phận còn lại, chủ yếu gồm một số

đảng cộng sản và xã hội dân chủ châu Âu theo chủ nghĩa cải lương, cơ hội tập trung

lại trong tổ chức mang tên “Quốc tế xã hội và lao động” và tự coi là tổ chức kế tục

Quốc tế II Nhưng nó cũng chỉ là một phần cội nguồn trực tiếp của trào lưu dân chủ

xã hội.

Cũng trong năm 1919, các dang dân chủ do phái hữu lãnh đạo đã tập hợpnhau lại khôi phục Quốc tế II và lấy Luân Đôn làm trụ sở, vì vậy còn được gọi là

Quốc tế Luân Đôn Đại hội Quốc tế Luân Đôn mang nặng màu sắc chống Cộng, bài

Xô và sẵn sàng hợp tác với giai cấp tư sản nhằm ổn định chủ nghĩa tư bản sau chiến

tranh Đại hội đã ra nghị quyết về bồi thường chiến tranh, về hòa ước Vécxây và

vấn đề xã hội hóa các lực lượng sản xuất Quốc tế Luân Đôn thể hiện sự liên kết

giữa phái hữu và phái giữa.

Tháng 2/1921, 20 đảng và tổ chức xã hội chủ nghĩa thuộc phái giữa tập hợpnhau lại thành lập Quốc tế cộng đồng lao động các đảng xã hội chủ nghĩa (thường

gọi là Quốc tế hai rưỡi) Đại hội đã thông qua các nghị quyết “về cuộc đấu tranh

quốc tế chống phản cách mạng”, “về phương pháp và tổ chức đấu tranh giai cấp”.

14

Trang 18

Các đại biểu lên án mạnh mẽ đường lối cải lương của Quốc tế Luân Đôn, nhưng lại

chống cả chủ nghĩa Mác và Quốc tế cộng sản.

Tình hình các đẳng giữ quan điểm đối lập lẫn nhau đòi hỏi các khuynh hướng

trong nội bộ trào lưu xã hội dân chủ phải liên hiệp lại Do vậy, vào tháng 5/ 1923,

Quốc tế công nhân xã hội chủ nghĩa ra đời tại Hambudéc (Đức) trên cơ sở hợp nhất

Quốc tế Luân Đôn với Quốc tế II “rưỡi” Đó là tổ chức quốc tế đầu tiên của trào lưu

xã hội dân chủ Đại hội thông qua hai nghị quyết về cuộc đấu tranh chống bọn phảnđộng quốc tế Nghị quyết thứ nhất nêu lên nguy cơ chủ yếu của tình hình là chính

sách can thiệp và phá hoại của chủ nghĩa đế quốc đối với Liên Xô và các nước khác,

nhưng lại bỏ qua đề nghị của những người cộng sản thành lập Mặt trận thống nhấtđấu tranh chống đế quốc Nghị quyết thứ hai mang màu sắc bài Xô rõ rệt, phản đối

xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

Mặc dù có sự ra đời của Quốc tế công nhân xã hội chủ nghĩa nhưng nội bộ

trào lưu xã hội dân chủ vẫn bị phân hóa sâu sắc Phái hữu đã quay ra phụ họa lập

trường chống Cộng, bài Xô của giai cấp tư sản Họ khai thác những sai lầm trong

công cuộc xây dựng chủ nghĩa ở Liên Xô để vẽ lên thành một bức tranh đen tối

nhằm lung lạc tư tưởng và niềm tin của giai cấp vô sản và những người lao động.

Họ tỏ rõ lập trường chống Cộng trong việc phủ nhận con đường cách mạng vô sản

để giải phóng giai cấp công nhân, biện hộ cho đường lối liên minh, hợp tác với giai

cấp tư sản Thực chất là dựa vào chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn nó đang phục hồi

và phát triển sau chiến tranh Một mưu toan khác của chủ nghĩa chống Cộng là cố

tình đối lập chủ nghĩa Lênin với chủ nghĩa Mác, trước hết trên các vấn đề cốt yếu vềlý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa và về lý luận về đảng kiểu mới Những luận

điểm của chủ nghĩa Mác được Lénin phát triển trong những điều kiện lich sử mới

đều bị họ coi là đi ngược lại di sản của Mác Họ phủ nhận những luận điểm cáchmạng cơ bản của Mác, nhưng lại giả vờ trung thành với chủ nghĩa Mác Họ lên án

Lênin đã áp đặt chuyên chính của một giai cấp lên toàn xã hội Bằng nhiều cách

khác nhau, các nhà tư tưởng xã hội dân chủ phái hữu cố chứng minh tính hạn chế

của chủ nghĩa Lênin, rằng nó chỉ có tác dụng đối với những nước chậm phát triển

15

Trang 19

như Nga Họ muốn hạ thấp chủ nghĩa Lênin như là một học thuyết mang tính địa

phương, không có ý nghĩa quốc tế, không thể vận dụng được trong điều kiện chủnghĩa tư bản phát triển.

Còn các lực lượng xã hội dân chủ cánh tả, tiêu biểu là O Bauer, lãnh tụ của

dang xã hội dân chủ Áo tuyên bố chống chủ nghĩa tư bản, bảo vệ nước Nga Xôyiết.

Tuy nhiên, phái này lại đưa ra điều kiện cho sự liên minh giữa những người xã hộidân chủ với những người cộng sản là Liên Xô phải bỏ con đường của mình và đitheo con đường chủ nghĩa xã hội dân chủ mà trào lưu này đang quảng bá và theo

đuổi Những người cánh tả cũng phê phán việc đồng nhất khái niệm chuyên chính

vô sản với một hệ thống quyền lực tập trung quan liêu ở Liên Xô Họ kế thừa những

luận điểm của Lénin phát triển chủ nghĩa Mác nhằm tìm ra “con đường thứ ba”.

“Con đường thứ ba” ở đây là con đường thông qua việc chuyển biến hòa bình từ chủ

nghĩa tu bản dần dan sang chủ nghĩa xã hội dân chủ dựa trên những kinh nghiệm

của cả phong trào cộng sản và phong trào công nhân xã hội dân chủ.

Tóm lại, từ khi Quốc tế II ra đời đến lúc chiến tranh thế giới hai bùng nổ, trào

lưu xã hội dan chủ không có thay đổi lớn nào về quan điểm, đường lối Nhìn chung,

các đảng xã hội dân chủ vẫn giữ đường lối thỏa hiệp và hợp tác với giai cấp tư sản,vẫn tiếp tục khuynh hướng chống Cộng, bài Xô với các mức độ khác nhau Đángchú ý là trong chiến tranh thế giới thứ hai, ở nhiều nước tư bản phương Tây, hàng

ngũ các đảng xã hội dân chủ bị phân hóa sâu sắc: phái hữu tiếp tục các khuynh

hướng cơ hội, cải lương và dẫn đến phản bội phong trào công nhân Phái tả thì bảo

vệ Liên Xô, chống đế quốc và trực tiếp tham gia kháng chiến khiến cho uy tín của

họ tăng lên ở khắp nơi.

Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là một thử thách khắc nghiệt đối với hai hệ

thống xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng là thử thách đối

với trào lưu xã hội dân chủ Quốc tế xã hội phân hóa, một số đảng chuyển sang

Quốc tế III ủng hộ những người cộng sản như Đảng xã hội dân chủ Pháp Ban lãnhđạo Đảng xã hội dân chủ Pháp đã đưa ra dự thảo nghị quyết ủng hộ mặt trận thống

nhất và hợp tác với những người cộng sản Dự thảo được sự ủng hộ của các đảng xã

l6

Trang 20

hội Áo, Italia, Tây Ban Nha nhưng những người xã hội dân chủ Thụy Điển, Hà

Lan, Anh, Đan Mạch, Phần Lan, Tiệp Khắc lại cực lực phản đối Do đó, nam 1933

khi dang Quốc xã lên cầm quyền ở Đức, thì ngay lập tức Dang xã hội dan chủ Đức

bị loại ngay ra khỏi vòng pháp luật, tất cả các báo chí và tài sản của Đảng đều bị

tịch thu Năm sau, Đảng xã hội dân chủ Áo cũng chịu chung số phận như vậy.

Đường lối chống Cộng, chủ nghĩa cơ hội, cải lương, sự ve vãn của các lựclượng đế quốc đối với phái hữu xã hội dân chủ là nguyên nhân đầu tiên gây ra sự

chia rẽ và mang lại tổn thất nặng nề cho phong trào công nhân lúc bấy giờ.

1.2 Sự ra đời của Quốc tế xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng chủ

nghĩa xã hội dân chủ (từ 1945 đến 1980)

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, chủ nghĩa phát xít đã bị đánh bại, các

nước xã hội chủ nghĩa lần lượt ra đời ở các nước Đông Âu tạo thành hệ thống Chủ

nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước va trở thành một hệ thống thế giới,

làm cho tương quan lực lượng thế giới thay đổi có lợi cho các lực lượng dân chủ và

chủ nghĩa xã hội Sau thất bại nặng nề của chủ nghĩa đế quốc ở Trung Quốc, Triều

Tiên, Việt Nam và Cu Ba, cộng với sự ảnh hưởng tích cực của Liên Xô và các nước

xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và

châu Mỹ Latinh phát triển mạnh.

Nhiều nước tư bản chủ nghĩa sau chiến tranh nhờ chuyển sang mô hình kinh

tế thị trường hiện đại với sự can thiệp của nhà nước (lý thuyết Kénis mới) đã phát

triển mạnh mẽ Ngoài ra, ở nhiều nước Tây Âu cũng đã diễn ra sự hợp tác giữa

những người cộng sản và những người xã hội dân chủ như ở Pháp, Italia Sự hợp tác

ấy đã mang lại những hiệu quả đáng kể trong việc đưa người vào chính phủ liênhiệp, vào các cơ quan công đoàn và các tổ chức phụ nữ, thanh niên.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của các lực lượng cách mạng và dân chủ, chủ

nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ tìm mọi cách phản công lại Chính sách “Chiếntranh lạnh” do U Sớcsin khởi xướng từ tháng 3/1946 là su phản ứng quyết liệt của

giới tư bản tài phiệt nhằm ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản Tổngký

Trang 21

thống Mỹ Aixenhao không bao giờ công nhận “Liên Xô và các chính phủ Đông

Âu” Do vậy, khác với những năm 30, chủ nghĩa chống cộng trong giai đoạn này

công khai, điên cuồng và được thực hiện bằng mọi thủ đoạn.

Cuộc “chiến tranh lạnh” do các lực lượng đế quốc hiếu chiến phát động là

một thử thách nghiêm trọng đối với trào lưu xã hội dân chủ vừa mới khôi phục hoạtđộng sau chiến tranh Phái hữu xã hội dân chủ đã hoàn toàn quy thuận chiến lược

của đế quốc Mỹ và tham gia tích cực vào cuộc “chiến tranh lạnh” nhằm chống

Cộng và chống Liên Xô Trong bối cảnh quốc tế phức tạp ấy, các nhà lý luận xã hộidân chủ ra sức tìm tòi một đường lối chính trị và tư tưởng phù hợp với tình hình

đang biến đổi Tư tưởng “phi ý thức hệ” (1946) ra đời từ đó Theo K Sumakhơ, nhàlý luận của Đảng xã hội dân chủ Đức, người đưa ra vấn đề “phi ý thức hệ” thì,

“không cần thiết” có một thứ lý luận nào đối với phong trào công nhân Ông tung

hô tuyên truyền “tự do đối với hệ tư tưởng”, “tính trung lập của thế giới quan”.

Nhưng thực chất của “phi ý thức hệ” chính là sự biện minh cho việc đoạn

tuyệt với chủ nghĩa Mác, tước vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân, phá hoại ảnh

hưởng va uy tín của học thuyết Mác — Lénin, lôi kéo về phía mình những cử tri bo

phiếu cho các đảng tư sản Luận điểm này là bước phát triển mới của chủ nghĩa cơ

hội và chủ nghĩa bảo thủ về chính trị của trào lưu xã hội dân chủ.

Những nội dung tư tưởng mới của trào lưu xã hội dân chủ được thể hiện một

lần nữa trong Tuyên ngôn Phranphuốc của Đại hội thành lập Quốc tế xã hội chủ

nghĩa năm 1951 Bản tuyên ngôn đã chính thức thừa nhận thuyết “phi hệ tư tưởng”

và tuyên bố rằng “Chủ nghĩa xã hội là một phong trào quốc tế, không đòi hỏi sự

thuần khiết nghiêm ngặt các quan điểm ” [trích theo 23, 57] Tuyên ngôn

Phranphuốc mang dấu ấn của sự thỏa hiệp Một mặt, nó phê phán chủ nghĩa tư bản,

thừa nhận chủ nghĩa tư bản đã làm cho cuộc đấu tranh giai cấp thêm gay gắt Đồng

thời nó vạch ra con đường khắc phục chủ nghĩa tư bản bằng cách xây dựng một xã

hội mới “trong đó lợi ích của tất cả mọi người đứng trên lợi nhuận” Mặt khác, nóphê phán chủ nghĩa xã hội hiện thực không có dân chủ mà chỉ có tôn thờ sự thống

trị của độc quyền nhà nước.

18

Trang 22

Tuyên ngôn Phranphuốc là văn kiện đầu tiên của trào lưu xã hội dân chủhoàn toàn từ bỏ con đường tất yếu lịch sử đi lên chủ nghĩa xã hội, từ bỏ quan niệm

chủ nghĩa xã hội khoa học, từ bỏ chủ nghĩa Mác bằng cách đặt chủ nghĩa Mác

ngang hàng với các trào lưu tư tưởng khác trong cái gọi là “đa nguyên tư tưởng” và“tự do ý thức hệ” Lần đầu tiên Tuyên ngôn này nêu rõ mục đích của cả trào lưu làlựa chọn con đường thứ ba — con đường của chủ nghĩa xã hội dân chủ, con đường

chủ trương xây dựng “chủ nghĩa xã hội” trong khuôn khổ xã hội tư bản.

Các lãnh tụ của Quốc tế xã hội chủ nghĩa quan niệm rằng, từ sau Chiến tranh

thế giới thứ hai, thế giới đã phân thành hai khối: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ

nghĩa Hai khối đạt được những thành tựu lớn về kinh tế, kỹ thuật, nhưng đều phạmnhững sai lầm, và đều lâm vào tình trạng khủng hoảng Họ cho rằng chủ nghĩa tư

bản không thể khắc phục được nạn thất nghiệp, nghèo đói, bất bình đẳng giữa người

với người, bất bình đẳng giữa nước giàu và nước nghèo, giữa nam và nữ Còn ở

các nước xã hội chủ nghĩa thì kinh tế phát triển chậm, chế độ cực quyền quan liêu,

vị phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân Sự đối đầu giữa hai khối tư bảnchủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, giữa các siêu cường là nguyên nhân làm cho tình

hình thế giới căng thẳng Từ quan niệm đó, Quốc tế xã hội cho rằng lối thoát duynhất để loài người tiến đến một xã hội công bằng, một đời sống tốt hơn, tự do và

hòa bình trên thế giới là con đường “xã hội dân chủ” nằm giữa tư bản chủ nghĩa và

cộng sản chủ nghĩa.

Khái niệm “xã hội dân chủ” được Đảng xã hội dân chủ Đức, sau đó là Đảng

xã hội dân chủ Thụy Điển sử dụng để chỉ mô hình xã hội do các đẳng xã hội dânchủ cầm quyền xây dựng và dẫn dắt xã hội đi theo Mô hình này có ba điểm chính:

Chế độ xã hội dân chủ trong mong muốn với hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa do

Đảng xã hội dân chủ cầm quyền; Chế độ đa nguyên về sở hữu - nền kinh tế “hỗn

hợp” thị trường tư bản chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước; Hệ thống an sinh xã

hội được đảm bảo bởi một loạt chính sách bảo trợ xã hội rộng lớn Mô hình này còn

được gọi bằng một tên khác là Nhà nước phúc lợi chung.

19

Trang 23

Chúng ta sẽ khảo sát những nội dung cơ bản trong quan niệm của những

người xã hội dân chủ về mô hình xã hội đã nêu theo những điểm chính của nó.

Khác với một số người đã hoặc hiện đang từ bỏ chính thuật ngữ “chủ nghĩa

xã hội”, những người xã hội dân chủ giai đoạn này lại thừa nhận chủ nghĩa xã hội là

mục đích của bản thân họ Có một sự khác biệt về nguyên tắc giữa quan điểm giáo

điều, kiểu Xtalin về “chủ nghĩa xã hội nhà nước” và quan niệm của họ về chủ nghĩa

xã hội Đối với họ — những giá trị và mục đích co bản là “tạo ra một hình thái xã hội

mới, tốt đẹp hơn”, đòi hỏi phải có “nhiều tự do, công bằng, bình đẳng, đoàn kết và

dân chủ hơn Khác với những lực lượng có định hướng xã hội chủ nghĩa cùng thời —

những người đã biết “chính xác” chủ nghĩa xã hội hoặc chủ nghĩa cộng sản là gì,

biết “chính xác” tất cả mọi thời kỳ, biết phân kỳ tạm thời “quá trình xây dựng chủ

nghĩa xã hội” và thậm chí là khởi đầu của chủ nghĩa cộng sản, - thì những người xãhội dân chủ lại tuyên bố rằng họ “không có tham vọng hiểu biết về khuôn mẫu của

một xã hội hoàn hảo nào đó, xã hội không có khả năng tiếp tục đổi thay, cải cách và

phát triển” (trích Cương lĩnh của Quốc tế xã hội chủ nghĩa).

Trái với một số quan niệm (sai lầm) của chúng ta, nhiều văn kiện mang tính

cương lĩnh được các đảng xã hội dân chủ thông qua những năm đó, đều có phần phê

phán chế độ tư bản chủ nghĩa hiện đại Nhiều dang đã đi đến quan điểm cho rằngnhững vấn đề kinh tế và xã hội ở nước họ đều do những khiếm khuyết của chế độ xã

hội hiện tồn sinh ra, rằng chỉ hoàn thiện chủ nghĩa tư bản không thôi là chưa đủ, màcần phải chuyển sang một chế độ kinh tế và xã hội mới, sang “xã hội không có giai

cấp, không có đặc quyền đặc lợi, không có sự phân biệt đối xử” (Tuyên bố của đảng

xã hội chủ nghĩa Áo, đảng xã hội dân chủ Phap ).

Một trong những nguyên tắc chủ đạo của những người xã hội dân chủ là ước

nguyện vươn tới chế độ dân chủ Đối với họ “chủ nghĩa xã hội và chế độ dân chủ

bao giờ cũng đi liền với nhau” Mọi cương lĩnh đều nhấn mạnh “sự trung thành”

của trào lưu xã hội dân chủ với chế độ dân chủ nghị viện đa đảng: “sự tự do chân

chính chỉ có thể tồn tại ở chế độ dân chủ đa nguyên” (Cương lĩnh của Công đẳng

Anh); họ kiên định cho rằng “'chỉ có thể nói về chế độ dân chủ khi nhân dân có khả

20

Trang 24

năng tự do thông qua quyết định ủng hộ một trong số nhiều đường lối chính trị bằngcon đường tham gia vào các cuộc bầu cử tự do” Tuy nhiên, chính họ ngay từ khi đócũng đã không còn coi chế độ nghị viện đa đảng là thành tựu cao nhất của xã hội,mà đòi hỏi phải luôn đối chiếu những hình thức dân chủ đã đạt được với “những giá

trị và những mục dich cơ ban” của chúng nhằm tìm ra những hình thức mới và mở

rộng lĩnh vực hoạt động của chúng Họ phấn đấu “thường xuyên phát triển nhữnghình thức tồn tại của chế độ dân chủ, tạo ra những thể chế dân chủ mới” khiến cho

“chế độ dân chủ phải trở thành một lối sống đối với mọi người” Cương lĩnh đảng

xã hội dân chủ Đức còn nhấn mạnh, muốn hạn chế sức mạnh kinh tế của tư bản, thì

phải đặt nó dưới sự giám sát của chế độ dân chủ Do vậy đòi hỏi phải có những hình

thức tham gia đa dạng vào đời sống xã hội, những hình thức ngoài nghị viện khác

nhau để thực hiện sự giám sát xã hội Đó là các tập thể lao động dé xuất ra quyếtđịnh, tiến hành các cuộc thương lượng tập thể, tiến hành các cuộc trưng cầu dân ý,

thực hiện những sáng kiến của công dân, cũng như những hình thức thể hiện quan

điểm chính trị đối lập khác Tuy nhiên những người xã hội dân chủ lại không đề ra

các hình thức thực hiện chế độ dân chủ đa nguyên, mà chỉ nói rất chung rằng

“những hình thức dân chủ có thể là đa dang, những nên văn hóa da dạng sé tạo ra

những hình thức dân chủ được thể chế hoá của riêng mình”.

Nếu phần bàn về chế độ dân chủ trong các cương lĩnh xã hội dân chủ là chưa

cụ thể, thì bức tranh “về chế độ kinh tế và xã hội tương lai mới, tốt đẹp hơn” còn

trừu tượng hơn Họ biết rõ một số mốc và mục đích của “giai đoạn cải tạo hiện nayđối với xã hội hiện tồn trên mọi phương diện kinh tế, chính trị và xã hội”, thạm chí

là tỷ my so với các cương lĩnh ở các thời kỳ trước đó, nhưng lại không biết mục

đích cuối cùng Chúng ta sẽ xem xét một điểm số then chốt chủ đạo nhất trong số

nhiều vấn đề mà những người xã hội dân chủ đã đưa ra trong thời kỳ này.

Tất cả các đảng xã hội dân chủ đều ủng hộ chế độ đa nguyên về quan hệ sở

hữu, ủng hộ “nền kinh tế hỗn hợp” trong đó cùng tồn tại chế độ tư hữu và các hình

thức sở hữu xã hội khác nhau về tư liệu sản xuất Đối với những người xã hội dânchủ điều quyết định không phải là mối tương quan giữa chế độ tư hữu và chế độ

21

Trang 25

công hữu (mặc dũ ở đây vẫn đã có những bất đồng quan điểm giữa các đảng khác

nhau), bởi vì cả chế độ tư hữu, lẫn công hữu tự nó đều không đảm bảo được tínhhiệu quả kinh tế và sự công bằng xã hội Nhiệm vụ hệ trọng nhất là làm sao đạt tới

những mục tiêu mong muốn trong lĩnh vực khác Đề phòng sự nguy hiểm sinh ra từ

sức mạnh thống trị của tư bản, những người xã hội dân chủ thường quan niệm,

những hình thức sở hữu xã hội khác nhau có những chức năng hoàn toàn khác nhau.

Chính điều này sẽ trở thành quan điểm chủ đạo của nhiều đảng xã hội dân chủ trong

những năm đầu thế kỷ XXI.

Chế độ sở hữu công cộng trong nền kinh tế hỗn hợp có chức năng giám sát

và được sử dụng nhằm tránh sự cưỡng bức của tư bản tư nhân lớn Nó cần thiết ở

những nơi mà nếu thiếu các xí nghiệp xã hội thì không thể đáp ứng được những lợi

ích và những nhu cầu xã hội vô cùng quan trọng, bức thiết, khi tư bản tư nhân

không thể hay không muốn làm điều đó (Đảng xã hội dân chủ Đức) Đối với Công

dang Anh thì “việc đạt tới những mục đích đã được phi trong cương lĩnh” doi hỏi

phải “chuyển khu vực kinh tế lớn cho sở hữu xã hội” Như vậy, những người xãhội dân chủ ủng hộ các hình thức sở hữu xã hội đa dạng Đó là những tổ chức xãhội và nhà nước, những hình thức sở hữu tập thể phong phú Hầu như tất cả mọicương lĩnh đều đưa ra một kiểu “đột phá vào chế độ tư hữu” — sự tham gia của công

nhân sản xuất vào việc chiếm dụng sở hữu ở xí nghiệp bằng cách tạo ra cái được gọi

là quỹ công nhân, bằng con đường phát hành “cổ phiếu công nhân”

Những người xã hội dân chủ hết sức coi trọng thị trường với tư cách là “một

yếu tố phát triển năng động của nền kinh tế” “Xã hội được tổ chức theo kiểu chế độdân chủ cần đến thị trường và cạnh tranh Thị trường làm ổn định một cách có hiệu

quả những quá trình kinh tế vô cùng đa dạng” (Đảng xã hội dân chủ Đức) Chế độnhư vậy tự bộc lộ ra là một chế độ có sức sản xuất cao Nó tỏ rõ nhiều ưu thế so vớitất cả các hình thức quản lý nền kinh tế theo lối mệnh lệnh tập trung Nhưng, trong

khi thừa nhận thị trường và cạnh tranh là những cơ chế phát triển kinh tế tất yếu, thì

những người xã hội dân chủ dẫu sao vẫn chỉ ra “những khiếm khuyết lớn của thị

trường” và kiên quyết phản đối “sức mạnh vô biên của chế độ thị trường” (Công

22

Trang 26

đảng Anh) Xã hội dân chủ cần phải sửa đổi những khiếm khuyết, thậm chí là của

cả những chế độ thị trường hoàn thiện nhất.

Những người xã hội dân chủ đến giai đoạn này đều cho rằng cần đảm bảo

Pa Là)

“sự giám sát xã hội, dân chủ đối với sức mạnh kinh tế của tư bản” Khi đó nhà nước,

hơn nữa lại là nhà nước hùng mạnh cần phải giữ vai trò chủ yếu, “không được giốngnhư xưởng sửa chữa những hư hỏng sinh ra do sự chưa hoàn hảo của chế độ thị

trường, mà nhà nước phải điều tiết thị trường vì lợi ích của công dân” Ngoài ra, nhà

nước không được phép chỉ thực hiện những chức năng truyền thống của mình Nó

“cần phải tạo ra tất cả mọi điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế của xã hội,

phục vụ lợi ích của nó, giám sát những hình thức quyền lực kinh tế hiện tồn trong

xã hội” (Đảng xã hội dân chủ Đức) “Nhà nước cần phải kết hợp trong mình các

chức năng phát triển và điều tiết” (Công đảng Anh) “Chúng tôi không muốn giảm

bớt vai trò của nhà nước Mà ngược lại, chúng tôi muốn có một nhà nước hoạt động

có hiệu quả và hùng hậu hơn” (Đảng xã hội chủ nghĩa Áo).

Những người xã hội dân chủ gọi chế độ kế hoạch hoá nhà nước là một công

cụ quan trọng bậc nhất để lãnh đạo các quá trình kinh tế trong nước nhằm đạt tới

những kết quả kinh tế và xã hội mong muốn Khi phản đối cả “chủ nghĩa tư bản thị

trường không được điều tiết”, lẫn “sự khống chế quan liêu kiểu chế độ tập trung

Xôviết”, những người xã hội dân chủ bày tỏ sự ủng hộ chế độ kế hoạch hoá nhà

nước được thực hiện một cách gián tiếp, bằng con đường tạo ra những điều kiện

nhất định cho sự hoạt động của thị trường (Đức, Áo, Pháp, Công đảng Anh).

Như vậy, các chương trình trong thời gian này của những người xã hội dân

chủ là những thử nghiệm nhằm tạo ra trong điều kiện mới một quan điểm mới vềcải tổ xã hội Thế nhưng xét theo các quan điểm mang tính nguyên tắc của họ vềcác con đường cải tổ xã hội, họ vẫn đứng trên lập trường chủ nghĩa xã hội dân chủ

những năm 50, vẫn duy trì một học thuyết, vẫn trung thành với các lý tưởng trước

đây Là những người ủng hộ các cuộc cải cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ

hiện tồn, những cuộc cải cách phải tạo ra một xã hội công bằng, tốt đẹp hơn,

-23

Trang 27

những người xã hội dân chủ cả trong tương lai vẫn muốn tiến hành cải tạo cơ bản

chế độ hiện tồn một cách từ từ, “từng bước đi qua những thể chế xã hội hiện đại”.

Nhưng sự phát triển lịch sử vào những năm 60 - 70 thế kỷ XX đã bác bỏ ý

định của chủ nghĩa xã hội dân chủ Với một nền công nghiệp, nền quốc phòng hùngmạnh và những tiềm lực khoa học kỹ thuật tiên tiến, Liên Xô đã trở thành một

cường quốc phát triển, làm cho Mỹ mất ưu thế độc quyền ở một số lĩnh vực Hệ

thống xã hội chủ nghĩa trở thành chỗ dựa vững chắc cho cuộc đấu tranh của nhân

dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ Phong trào giải

phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ làm cho chủ nghĩa thực dân liên tiếp bị sụp đổ

khắp nơi Điển hình là đế quốc Mỹ bị sa lầy trong chiến tranh xâm lược Việt Nam,

phong trào chống chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam lan rộng khắp châu Âu và châu

Mỹ, lôi cuốn cả một bộ phận lớn của trào lưu xã hội dân chủ Tiếp đến cuộc khủng

hoảng dầu mỏ 1973 là bước khởi đầu của cuộc khủng hoảng theo chu kỳ mới của hệ

thống tư bản chủ nghĩa thời hậu chiến tranh.

Cuộc khủng hoảng mới của chủ nghĩa tư bản là nguyên nhân sâu xa dẫn tới

cuộc khủng hoảng mới cả về lý luận, tư tưởng và tổ chức của trào lưu xã hội dân

chủ Chủ nghĩa cải lương, cơ hội, chủ nghĩa chống cộng, tất cả đều đã thất bại.

Trong nội bộ các đảng xã hội dân chủ xu hướng phân hóa ngày càng tăng, đặc biệtlà sự phê phán mạnh mẽ từ phái tả Nhu cầu thực tiên đòi hỏi các đảng xã hội dân

chủ phải đổi mới về tư tưởng và lý luận.

Trước tình hình đó nhiều đảng xã hội dân chủ đã đề ra đường lối “tư tưởngmới” thay thế cho đường lối “phi tư tưởng hóa” trước đây Đường lối “tư tưởng

mới” nhằm thích ứng với những thay đổi trong tương quan giữa các lực lượng dân

chủ và tiến bộ với các thế lực tư bản đế quốc Đề ra đường lối “tư tưởng mới”, các

nhà lý luận xã hội dân chủ hy vọng trang điểm lại bộ mặt mới cho chủ nghĩa xã hội

dân chủ hiện đại Nếu trước đây, trong thời kỳ “phi ý thức hệ” những người xã hội

dân chủ từ bỏ chủ nghĩa Mác, thì bây giờ ngược lại, họ đánh giá cao công lao của

Mác trong việc phê phán, mổ xẻ chủ nghĩa tư bản Năm 1970, trong lễ kỷ niệm 150ngày sinh của Angghen, Chủ tịch Quốc tế xã hội chủ nghĩa V Bran đã nhấn mạnh:

24

Trang 28

“Tất cả chúng ta đứng trên vai của Mác” [trích theo 28, 96] Còn nguyên Tổng

thống Pháp F Mitterand thì nói: “Đảng xã hội không hề phụ thuộc vào một giáo

điều nào song cơ sở lý luận của nó là chủ nghĩa Mác” [trích theo 28, 96] Sự thừa

nhận vai trò lý luận của chủ nghĩa Mác trở thành một quan điểm chính thống.

Như trên đã chỉ ra, các nhà xã hội dân chủ còn chủ trương xây dựng nền kinhtế theo đường lối mới Đó là họ ủng hộ nền kinh tế thị trường “đặt lợi ích xã hội lên

trên lợi nhuận” Để xây dựng nền kinh tế thị trường, các nhà xã hội dân chủ không

hạn chế ở biện pháp cải thiện tình cảnh người lao động mà muốn thông qua chính

sách kinh tế và xã hội của nhà nước tác động vào thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi

của ngời lao động.

Muốn vậy, các nhà xã hội chủ nghĩa xây dựng một nhà nước đứng bên trên

giai cấp để thực hiện phân phối lại lợi nhuận Nhưng nhà nước này, theo họ khôngđược đẩy chủ nghĩa tư bản đến chỗ bị đe dọa nghiêm trọng tới sự tồn tại của nó, mà

ngược lại, phải tạo môi trường tốt nhất cho sự phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư

bản Hàng loạt các chính sách xã hội như cải cách hệ thống thuế, lương tối thiểu,cải cách hệ thống trường học và đào tạo, hệ thống dịch vụ công cộng, chăm sóc sức

khỏe và bảo hiểm xã hội đã có tác dụng nhất định trong việc giảm bớt khó khăn

cho các tầng lớp lao động nghèo, nhưng hoàn toàn không xóa bỏ khoảng cách giữa

người giàu và người nghèo.

Những người xã hội dân chủ cũng thấy được tính vô căn cứ của chủ nghĩa bài

Xô vốn là những trò bia đặt của các thế luc đế quốc phản động nên đã dan dần hiểu

được thiện chí hòa bình và hợp tác của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa Chính

phủ các nước do họ nắm quyền lãnh đạo đã dần thay chính sách “chiến tranh lạnh”

bằng chính sách hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa nhằm tranh thủ tuyên

truyền những giá trị dan chủ và nhân đạo của chủ nghĩa xã hội dân chủ, hong day

lui uy tín và ảnh huong của chủ nghĩa cộng sản Ngoài ra, những người xã hội dân

chủ còn tham gia vào cuộc đấu tranh chống phổ biến vũ khí hạt nhân, giải trừ quânbị Quốc tế xã hội chủ nghĩa đã thành lập một ủy ban riêng mang tên Ôlốp Pamơ

để soạn thảo ra các quan điểm về an ninh chung trong thời đại nguyên tử.

25

Trang 29

Từ những thay đổi trong chính sách an ninh, hòa bình, hợp tác, trào lưu xã

hội dân chủ đã cơ bản thay đổi thái độ đối với phong trào giải phóng dân tộc và các

vấn đề của thế giới thứ ba Các lãnh tụ của quốc tế xã hội chủ nghĩa như V Bran, Ô.Pamơ đã mở rộng phạm vi hoạt động của trào lưu xã hội dân chủ sang cả châu Á,

châu Phi và châu Mỹ Latinh Chủ nghĩa xã hội dân chủ từ một trào lưu chính trị ở

châu Âu nay được mở rộng ra khắp các châu lục Điều đó chứng tỏ, phái tả trong

trào lưu xã hội dân chủ đã nhận thức đúng về những thay đổi quan trọng trên thế

giới, sớm rút ra những vấn đề cần tiếp cận và giải quyết trên cơ sở phân tích khách

quan những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới.

Đường lối “tư tưởng mới” của những người xã hội dân chủ không chỉ mang

lại thắng lợi, mà nhiều khi cũng dẫn tới những khó khăn, thất bại chua cay Nhữngkết quả từ chính sách kinh tế xã hội của họ đã gây những thất vọng sâu sắc Họ

chẳng những không đưa xã hội tư bản chủ nghĩa đến gần chủ nghĩa xã hội, mà cònlàm cho những bất công xã hội sâu sắc thêm Những giá trị nhân đạo được tuyên bốkhắp các cương lĩnh chỉ là lý thuyết và ảo tưởng Hậu quả là cả thời gian dài cầmquyền họ không thực hiện được những điều mà họ đã kỳ vọng nêu ra trong các

cương lĩnh, do đó mà uy tín của họ bị giảm sút, nhiều đảng xã hội dân chủ mất

chính quyền Nhiều cử tri đã bỏ phiếu cho các đảng tư sản bảo thủ.

Cũng phải thừa nhận rằng, những thập niên 50, 60, 70 của thế kỷ XX là thờikỳ chủ nghĩa xã hội dân chủ được nhiều người ngưỡng mộ, khi các đảng xã hội dân

chủ nắm quyền ở một số nước Bắc Âu và một số nước khác (Cộng hòa liên bangĐức, Bi, Ha Lan, Thụy Si , Otxtraylia, Niu Dilân ) Thời kỳ này, trào lưu xã hội

dân chủ đã nắm bat kịp thời xu thế biến đổi của thế giới để đưa ra những chính sách

hợp lý có tác dụng rõ rệt giảm bớt khó khăn cho đời sống của nhân dân.

1.3 Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực và sự trôi dậy của

trào lưu xã hội dân chủ (từ 1980 đến nay)

Từ giữa những 80, Liên Xô bước vào công cuộc cải tổ nhằm khắc phục sự trì

trệ đã kéo đài đang dẫn đến cuộc đại khủng hoảng xã hội Do không có đường lối

giữ vững ổn định chính trị mà công cuộc cải tổ bất thành Nhìn tổng thể, sự sụp đổ

26

Trang 30

của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu bắt nguồn trực tiếp từ các sai

lầm trong đường lối cải tổ và tác động của các thế lực thù địch bên ngoài Trong đóphải nói đến tác động trực tiếp của các quan điểm lý luận công khai, dân chủ, đanguyên, đa đảng của trào lưu xã hội dân chủ Sự sụp đổ đó cũng là một thời cơ cho

các phong trào xã hội dân chủ ở các nước phương Tây “hồi sức” sau những khó

khăn nghiêm trọng.

Từ những năm 80, mô hình “nhà nước phúc lợi chung” cũng lâm vào khủnghoảng, các dang xã hội dân chủ liên tiếp thất cử ở nhiều nước Su thất bại trong các

cuộc bầu cử cuối những năm 80, đầu những năm 90, cho thấy mô hình cũ đã hết

hiệu quả Ở các quốc gia do các Đảng xã hội dân chủ cầm quyền, tỷ lệ thất nghiệp

tăng nhanh (số người thất nghiệp trong thời kỳ này là gần 20 triệu người, 50 triệungười sống ở và dưới mức nghèo khổ), kinh tế rơi vào trì trệ, tệ nạn xã hội ngày

càng gia tăng (số người tự tử hàng năm lên đến hơn 50 nghìn người) Điều đó có

nghĩa là ở phương Tây đã định hình “xã hội hai phần ba”, trong đó 2 phần 3 công

dân được đảm bảo đời sống theo nghĩa là có công ăn việc làm ổn định lương cao,

còn một phần ba dân số “bị loại ra” khỏi đời sống đó Vấn đề thất nghiệp đại chúng

đã gay gắt đến mức Đại hội lần thứ IV Đảng các nhà xã hội chủ nghĩa châu Âu tại

Milan (3/1999) buộc phải thông qua nghị quyết chuyên biệt có tên “Công ước châu

Âu về việc làm”, trong đó kêu gọi các quốc gia do những người xã hội dân chủ nắm

quyền phải quan tâm hơn nữa giải quyết vấn đề việc làm — thất nghiệp Hơn nữa,

mô hình kinh tế thị trường tự do cũng tỏ ra mất sức sống Cùng với những hiện

tượng trên, qúa trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ với những mặt tích cực và

tiêu cực của nó, cũng đều đang tác động đến việc vạch thảo và lựa chọn chiến lược

phát triển tiếp theo Trong bối cảnh đó, vào những năm 80 — 90 trong phong trào xã

hội dân chủ ở một loạt nước như Đức, Pháp, Italia, Thuy Điển, Anh, Áo, Tây Ban

Nha đã diễn ra rất nhiều cuộc tranh thảo xung quanh các luận điểm cương lĩnh

mang tính nguyên tắc như dân chủ và đa nguyên, tương quan giữa các nguyên tắc tựdo và bình đăng, sở hữu tư nhân và xã hội hoá, chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cá

nhân, vai trò của nhà nước Trong tiến trình các cuộc tranh thảo thường vang lên

27

Trang 31

những lời kêu gọi phải tích cực tính đến hiện thực mới của sự phát triển xã hội,

những nhu cầu của việc hiện đại hoá nền kinh tế.

Lý luận và thực tiễn của trào lưu xã hội dân chủ hiện đại ngày càng trở nên

thực dụng hơn do bị chế định bởi những nhiệm vụ nắm bắt kinh nghiệm phát triển

thị trường đã có ở các nước tư bản chủ nghĩa, bởi sự cần thiết phải hợp lý hoá và

hiện đại hoá nền sản xuất và mọi lĩnh vực đời sống xã hội Các thiết định mang tính

cương lĩnh của các nhà xã hội dân chủ giờ đây đã không còn gắn với những đòi hỏi

“thủ tiêu chủ nghĩa tư bản” như trước đây, bởi lẽ từ lâu người ta đã thừa nhận chủ

nghĩa tư bản có khả năng tự phát triển và tự hoàn thiện Các chương trình hiện đại

hoá, thắt chặt kinh tế đều có nghĩa là chuyển từ cách hiểu truyền thống về các

nguyên tắc xã hội chủ nghĩa sang tính toán tỉnh táo hiện thực kinh tế — xã hội trong

chế độ kinh tế hỗn hợp.

Việc tìm kiếm các hình thức xã hội hoá mới đã có ý nghĩa đặc biệt quantrọng Trên phương diện này đã diễn ra sự khước từ cách hiểu giáo điều trước đây cả

về chính thiết chế sở hữu tư nhân, lẫn về sự xã hội hoá theo kiểu quốc hữu hoá nhà

nước toàn diện “Xã hội hóa” giờ đây không còn được hiểu là sự thủ tiêu sở hữu tư

nhân, mà là xã hội hoá các chức năng riêng rẽ của nó nhờ thiết lập sự kiểm soát của

nhà nước đối với việc phân phối thu nhập và v v Trong việc này thì quyền sở hữu

đã được luật pháp công nhận vẫn thuộc tư nhân Các nhà xã hội dân chủ cho rằng,không phải hình thức sở hữu tự thân, mà là sự phân chia đúng đắn các chức năngcủa nó giữa các chủ thể quyền lực khác nhau, mới có ý nghĩa quyết định Cách tiếpcận này đã thể hiện việc nắm bắt được những biến đổi tính chất các quan hệ lẫn

nhau giữa chủ thể sở hữu và quyền lực chính trị ở các nước tư bản phát triển Nếu ở

thế kỷ XIX người sở hữu đồng thời giữ vai trò là lực lượng chính trị thống lĩnh, thì

trong thế ky XX đã dién ra sự chuyển dịch chủ thể sở hữu Các hội cổ phần, các xí

nghiệp hợp tác đã minh chứng cho quá trình xói mòn sự nắm giữ cá nhân đối với sởhữu tư nhân, cho khả năng phân tách và xã hội hoá các chức năng riêng rẽ của

quyền sở hữu vốn đã được gán buộc về mặt luật pháp cho các tổ chức xã hội và nhà

nước khác nhau.

28

Trang 32

Chúng ta ở Việt Nam chưa chú ý và chưa biết đến cách tiếp cận “chức năng”

này của các nhà xã hội dân chủ đối với vấn đề sở hữu tư nhân Chúng ta mới chủyếu chú ý đến cách phân chia truyền thống tỷ lệ phần trăm giữa sở hữu nhà nước và

sở hữu tư nhân ở nước này hay nước khác Chúng ta đã cho rằng, dường như chỉ có

cách đó mới có ý nghĩa quyết định.

Trong khi đó đã vài chục năm rồi tồn tại mô hình phát triển xã hội kiểu

Thuy Điển có tên gọi là “chủ nghĩa xã hội chức năng” Sự lý giải phi truyền thống

khái niệm “quyền sở hữu” là xuất phát điểm của nó Thông thường sở hữu được

hiểu là phạm trù luật học phản ánh quan hệ ý chí, quyền lực trực tiếp của chủ thể

đối với khách thể Quyền chiếm hữu được hiểu hoặc quá như quyền sở hữu tư nhân,

hoặc quá là quyền sở hữu nhà nước Khác với cách hiểu (hoặc là - hoặc là) đó, thì

cách tiếp cận chức năng chú trọng đến cái căn bản hơn, đến cấu trúc của quyền

chiếm hữu bao gồm cả một dải các chức năng như thẩm quyền chiếm hữu, phân bổ,

sử dụng, kiểm tra và phân phối thu nhập và sản phẩm sản xuất Một trong các

chức năng đó (chẳng hạn, quyền chiếm hữu hợp pháp) có thể vẫn thuộc sở hữu tư

nhân, còn những thẩm quyền khác có thể được “xã hội hoá” Nói khác, các chức

năng này hay khác của quyền sở hữu có thể được phân chia giữa các chủ thể quyền

lực khác nhau.

Mô hình Thuy Điển có đặc trưng là vẫn bảo toàn các phương tiện sản xuất

chủ yếu (85 — 90%) trong tay sở hữu tư nhân song song với việc thu hồi và xã hội

hoá một loạt các chức năng vốn thuộc quyền sở hữu Nhờ sự xã hội hội hoá kiểu

này đã hình thành một khu vực “nhà nước” mạnh mẽ bảo đảm hết các chi phí ngân

sách cho an sinh xã hội, quốc phòng, giáo dục, y tế, khoa học, văn hóa, quản lý

Cần chú ý rằng, khu vực kinh tế nhà nước đó xuất hiện không phải nhờ quốc hữu

hoá theo cách hiểu truyền thống, mà nhờ xã hội hoá mang tính chức năng Như vậy,

ý nghĩa quyết định không phải thuộc về quyền sở hữu, mà thuộc về sự điều tiết

chính trị đối với các chức năng riêng biệt của nó, tức là thuộc về quyền kiểm soátsản xuất và phân phối sản phẩm thông qua chính sách thuế khoá phù hợp, điều tiết

thị trường

29

Trang 33

Trong số các công cụ được tạo ra nhằm thực thi kiểm soát xã hội đối với

quyền lực kinh tế, thì các uỷ ban sản xuất vốn có sứ mệnh đảm bảo sự cùng tham

gia của các công nhân viên chức vào mọi vấn đề cơ bản trong hoạt động của xí

nghiệp, giữ vai trò quan trọng nhất Cách hiểu “chức năng” về thiết chế sở hữu đối

ngược về nguyên tắc với truyền thống mác-xít, theo đó vai trò quyết định trong sự

phát triển xã hội thuộc về chính hình thức sở hữu Niềm tin vào chuyện, chỉ có thủ

tiêu sở hữu tư nhân về phương tiện sản xuất mới đảm bảo tự do và công bằng, trước

đây đã thúc đẩy việc tập trung quyền lực vào tay giới quan liêu nhà nước, vốn rất

khó thuần phục, và nói chung là không chịu thuần phục sự thanh sát của xã hội.

Mặt khác, điểm đặc biệt chủ yếu của xã hội dân chủ mới cuối thế kỷ XX

-đầu thế kỷ XXI là định hướng đến mô hình phát triển xã hội đồng thuận phản ánh

xu hướng chung toàn thế giới là ảnh hưởng và thâm nhập lẫn nhau của các tư tưởngxã hội chủ nghĩa và tự do chủ nghĩa trong kỷ nguyên toàn cầu hoá kinh tế thế giới,

tài chính, thương mại và văn hóa.

Đâu là cái gây ra sự xích lại gần với hệ tư tưởng tự do chủ nghĩa? Trước hết

đó là do sự dịch chuyển về chất trong sự phát triển cơ sở đại chúng của trào lưu xã

hội dân chủ, là do sự gia tăng chưa từng có các tầng lớp trung lưu mới (công nhânviên, kỹ thuật viên, công chức ) và do sự sụt giảm đáng kể số lượng giai cấp côngnhân hiểu theo nghĩa truyền thống Vị thế xã hội của con người, chỗ làm việc, tự

thân, cho dù vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong đời sống người ta, giờ đây đãkhông còn là cái độc nhất xác định các nhu cầu văn hóa xã hội và các định hướng

chính trị của con người Trong các điều kiện gia tăng sự cá thể hoá của xã hội, mở

rộng các khả năng thu nhận học vấn, lựa chọn phong cách sống cá nhân và lao động

nghề nghiệp thì biểu thế giới quan của các cá nhân cũng trở nên linh động hơn.

Sự gia tăng thường xuyên các nguồn đầu tư và bù lỗ từ nhà nước vào khuvực xã hội, sự tăng lương không cân bằng với năng suất lao động, bộ máy quản lýquan liêu phình ra mạnh mẽ đã dẫn đến việc tâm thế chính trị trước đây của các

nhà xã hội dân chủ đạt tới “sự bình đẳng” (nhờ thiết lập thuế luỹ tiến đánh vào lợinhuận và hệ thống các trợ cấp xã hội bao cấp), vốn lúc đầu đã mang lại những kết

30

Trang 34

quả có ý nghĩa xã hội nhất định, về sau này theo đà phát triển kinh tế của đất nước

đã sinh ra tâm lý sống nhờ xã hội Tất cả kết cục đã trở thành cái kìm hãm sự phát

triển: lạm phát leo thang, năng suất lao động bị giảm sút.

Các nhà xã hội dân chủ cũng đã phải thừa nhận sự thật đó Các nghị quyết

chính trị của Đại hội Đảng xã hội dân chủ Thuy Điển (1996) đã đặt ra nhiệm vụthống nhất hai mặt: “không chỉ cần phải đấu tranh để các quyền xã hội được tuân

thủ, mà còn phải không cho phép tâm lý sống nhờ biểu hiện ra” Việc tạo ra các

điều kiện tạo thuận lợi nâng cao trách nhiệm cá nhân, đã trở thành động lực cho các

cương lĩnh xã hội dân chủ hiện nay.

Các cương lĩnh đó nhất nhất nhấn mạnh sự trung thành với các nguyên tắc

nền tảng của xã hội dân chủ đã được hình thành từ đầu thế kỷ XX - tự do, bình

đẳng, công bằng và đoàn kết Nhưng đồng thời cũng ghi nhận rằng, trong những

điều kiện hiện nay các nguyên tắc vừa nêu đã có sắc thái mới và cần được chỉnh

sửa Đặc biệt điều đó liên quan đến bình đẳng va chủ nghĩa tập thể Chang hạn,

cương lĩnh của các nhà xã hội dân chủ Thuy Điển tuyên bố rằng, chừng nào mà

trong xã hội tương lai tri thức và kỹ năng, giáo dục và văn hóa sẽ ngày càng có ýnghia to lớn, còn sự phát triển kinh tế sẽ phụ thuộc vào việc biết tạo ra các tiền dé

cho sự tăng trưởng kinh tế sôi động, thì việc đảm bảo bình đẳng xã hội sẽ phụ thuộckhông đơn giản chỉ vào các quyết định chính trị, mà ở mức độ đáng kể, còn vào tri

thức và mức độ thành thạo của chính con người, các nỗ lực cá nhân của họ.

Trong cương lĩnh của đảng xã hội dân chủ Đức nguyên tắc “bình đẳng” đã

bị loại ra khỏi số các giá trị cơ bản với tư cách một nguyên tắc độc lập và bị đưa vào

khái niệm “công bằng” và chỉ biểu thị sự bình đẳng các khả năng Một số nhà phân

tích cho rằng, công bằng xã hội có thể cho phép cả sự bất bình đẳng, nhưng chỉ ở

mức độ, mà ở đó nó “có lợi cho tất cả”.

Thảo luận về bình đẳng xã hội, nhà sử học nổi tiếng của đảng xã hội dânchủ Đức T Maier đã phát triển lý thuyết “bình đẳng có lựa chọn”, theo đó “tất cả sự

khác biệt giữa mọi người đều được coi là hợp pháp, và đáng được khuyến khích

những khác biệt giúp việc tự khai mở cá tính mà không đe doa sự tích hợp xã hội”.

31

Trang 35

Vì thế “công bằng xã hội không phải là công thức nhất thành bất biến chỉ được thể

hiện hết ở thu nhập và các cơ hội học hành Đúng ra cần phải hiểu công bằng xã hội

hội là quan điểm giả định cả bất công, mà chính là những bất công thúc đẩy việctăng thêm sự phồn thịnh xã hội nói chung.

Trong các điều kiện của cuộc khủng hoảng hệ chuẩn xã hội dân chủ (và chủnghĩa xã hội nói chung), sự tiến công của hệ tư tưởng bảo thủ mới và tự do mới,

trong hàng ngũ các đẳng đã vang lên những lời kêu gọi xét lại sự đối đầu cứng nhắc

trước đây giữa các tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tự do chủ nghĩa Và trước tiên là kết

hợp hài hoà lý tưởng bình đẳng với những đòi hỏi tự do cá nhân, các nguyên tắc của

đoàn kết với cách hiểu mới về chủ nghĩa cá nhân Thảo luận về những nhiệm vụ

chung của các đảng xã hội dân chủ và xã hội chủ nghĩa của các nước Tây, Trung và

Đông Âu trong việc vạch thảo cương lĩnh xã hội dân chủ hiện đại, Kh Timerman

(Cộng hoà liên bang Đức) cho là cần thiết phải đưa vào cương lĩnh đó các yếu tố xã

hội — tự do chủ nghĩa Theo ông, trong tương lai nhiệm vụ đảm bảo sự cân bang

giữa các giá trị xã hội chủ nghĩa và tự do chủ nghĩa, tức là “sự cân bằng giữa thịtrường tự do và an sinh xã hội, sự can thiệp của nhà nước và việc phi điều tiết hoá,

sự tích hợp tập thể và chủ nghĩa cá nhân như phong cách sống” là vấn đề cơ bản đối

với các đảng cánh hữu Nói khác, cần phải đưa vào cương lĩnh xã hội dân chủ cácyếu tố “tự do chủ nghĩa lành mạnh” liên quan đến nhà nước, kinh tế và xã hội.

Viện vào các lý thuyết tự do “xã hội mở” và năng động xã hội (K Pôper), lý

thuyết công bằng (J Roi), các công trình của E Bextanh nhiều nhà lý luận xã hội

dân chủ đã bộc lộ tư tưởng có tên gọi là “chủ nghĩa xã hội tự do” Những tư tưởng

này được đặc biệt tích cực vạch thảo ở Italia trong các tác phẩm của L Pelikanhin,Ph Benal

Giống như các nhà tu do mới, những người theo đuổi chủ nghĩa xã hội — tu

do kêu gọi hạn chế các chức năng của nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề xãhội, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển các quan hệ thị trường, cạnhtranh, sáng kiến cá nhân, tự do cá nhân Việc tự do hoá hệ tư tưởng xã hội dân chủ

biểu hiện trong sự đánh giá tích cực những khía cạnh cá nhân chủ nghĩa vốn gắn với

32

Trang 36

sự phát triển tính độc đáo của con người, tự do và sáng kiến của họ Cách hiểu đổi

mới về nguyên tắc tập thể chủ nghĩa có tên gọi là “chủ nghĩa tập thể mới” đã được

nêu ra trong điều kiện tình cảm đoàn kết như hình tượng sống đang suy yếu Nó dựa

trên kiến giải mới về cá nhân chủ nghĩa như là phương thức mở rộng sự đa dạng các

động cơ và tự do lựa chọn của các cá nhân, nhưng không bị chia cắt bởi các lợi ích

vị kỷ, mà lại liên kết với nhau bởi những mục đích chung nào đó.

Kết quả là đã định hình quan niệm về vai trò gia tăng của tự do cá nhân và

trách nhiệm cá nhân Sơ đồ truyền thống về sự đối ngược giữa chủ nghĩa tập thể và

chủ nghĩa cá nhân trong thế giới ngày nay đã trở nên đơn giản hoá Trong khihướng đến việc thoả mãn các nhu cầu cá nhân của mình, người ta cũng càng giống

nhau hơn về phong cách tư duy và hành động (hiện tượng đại chúng hoá) Vì thế

cùng chính một quá trình cá nhân hoá cũng tạo ra những tiền đề, một mặt, cho sựđoàn kết, và mặt khác, còn dẫn đến sự huỷ hoại nó Từ đó các nhà xã hội dân chủ

kết luận, chủ nghĩa cá nhân và tình đoàn kết không loại trừ lẫn nhau Trong xã hội

công nghiệp hiện đại vốn sinh ra các quá trình cá nhân hoá, thì cũng đồng thời phát

triển nhu cầu về các hình thức đoàn kết, hợp chung và hợp tác mới.

Từ những năm 80, ở nhiều nước phương Tây nơi các nhà xã hội dân chủ

nắm quyền, đã áp dụng đường lối tân tự do trong lĩnh vực kinh tế Việc kiểm soáttài chính và thu nhập được nới lỏng hơn Sàn chứng khoán đã tiếp nhận cổ phiếu củaxí nghiệp khu vực nhà nước với tư cách là bước đầu cho việc cổ phần hoá chúng.

Đang diễn ra sự tự do hoá dần dần tư bản: dỡ bỏ sự hạn chế phần tư bản nước ngoài

trong các xí nghiệp quốc nội, dỡ bỏ các cấm đoán đầu tư vào cổ phiếu nước ngoài

và bất động sản.

Sự thay đổi như thế trong lý luận và thực tiễn của trào lưu xã hội dân chủ

phương Tây trong những năm 80 - 90 tất yếu dẫn đến sự phát triển tiếp theo của cácxu hướng hiện đại hoá được biểu hiện trong việc hình thành vào cuối những năm 90

“Công đảng mới” ở Anh và đảng “lớp giữa mới” ở Đức Sự đổi mới chính sách

mang tính cương lĩnh của Công dang Anh được thủ lĩnh mới của nó, Tony Blair gọi

là “Con đường thứ ba”.

33

Trang 37

“Con đường thứ ba” dựa trên những tư tưởng hiện đại hoá trào lưu xã hội dan

chủ do cố vấn của Tony Blair là E Giđens nêu ra trong cuốn sách “Con đường thứ

ba” Nhân có sự sử dụng khái niệm này cần phải thấy rằng, trong lịch sử tư tưởng xã

hội — chính trị khái niệm này hoàn toàn không phải là mới Vào những năm 20 — 30

và muộn hơn nó đã được sử dụng để chỉ con đường phát triển giữa chủ nghĩa tư bản

và chủ nghĩa xã hội, giữa đường lối cải cách xã hội — dân chủ và chủ nghĩa xã hộinhà nước kiểu Xôviết Lần này “con đường thứ ba” là một mô hình phát triển xã hội

được điều chỉnh ở giữa mô hình cổ điển của chủ nghĩa xã hội dân chủ (mô hình nhà

nước phúc lợi) với mô hình thị trường tân tự do.

Các nhà lý luận của “Con đường thứ ba”, trong khi không đặt ra nhiệm vụ

phê phán toàn diện chủ nghĩa tân tự do và mô hình xã hội dân chủ truyền thống, đã

chỉ tự hạn chế ở việc khắc phục một số điểm tiêu cực của các trào lưu đã nêu.

Chẳng hạn, trong hệ tư tưởng của phái tự do (“con đường thứ nhất”) họ lên án

những yếu tố sùng bái thị trường, phản đối việc dựa vào sự phi điều tiết hoá nền

kinh tế Còn những người theo đuổi “con đường thứ hai”, mà Tony Blair gọi là “các

nhà cánh tả cực đoan”, bị chỉ trích ở việc họ đánh giá quá mức vai trò của khu vực

nhà nước, ở định hướng của họ về phía nhà nước hoá và mở rộng khu vực xã hội, ở

niềm tin của họ vào chuyện nhà nước có thể thay thế xã hội công dân.

Các nhà lý luận “con đường thứ ba” đặt ra nhiệm vụ khắc phục sự tha hoádân cư khỏi các thiết chế quyền lực bằng cách phát triển các hình thức tham gia

khác nhau của công dân vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế — xã hội (“xã hội

đồng tham gia”), bằng sự tương trợ lẫn nhau (“không gì được cho không cả”) và dựa

trên phong trào giao tiếp đồng đẳng Phong trào này là phương thức quan hệ hàng

ngày của con người trong các cộng đồng nhỏ ở địa bàn cư trú (nhà thờ, trường học,

xóm láng giềng ) Đánh giá vai trò của phong trào này, giáo sư người Anh Risac

Xavơ trong bài báo “Con đường thứ ba của những người Công đẳng mới” đi đến kết

luận rằng, các giá trị tập thể chủ nghĩa truyền thống đã nhường chỗ cho những giá

trị mà theo đó người ta liên hợp với nhau nhằm bảo vệ các quyền lợi riêng của

Trang 38

mình Tình đoàn kết xã hội theo lối truyền thống đã nhường đường cho các hình

thức cá nhân chủ nghĩa sắc tộc mới.

Những cơ sở triết học của “con đường thứ ba” và “giao tiếp cộng đồng” khởinguồn từ các công trình của nhà triết học Scốtlen J Macmarơ được xuất bản từ

những năm 30 — 50 thế kỷ XX Ong cho rằng, triết học mang tính chính trị cần gan

ý nghĩa quyết định không phải cho cá nhân, cũng không phải cho xã hội, mà chocác quan hệ liên cá nhân đã được định hình giữa mọi người trong các cộng đồng

không lớn.

Hãy chú ý rằng, các nhà tự do chủ nghĩa cũng hướng đến sử dụng các cộng

đồng lãnh thổ “giao tiếp đồng thuận”, nhân đó mà mở rộng các khả năng tương tác

thực tế giữa các bên đối ngược từ lâu là các nhà xã hội dân chủ và các nhà tự do chủ

nghĩa Kết quả là những người Công đảng mới thực tế đã đi vào liên minh với các

nhà dân chủ tự do Và không phải ngẫu nhiên mà ở đại hội các nhà xã hội chủ nghĩa

châu Âu (1999) Tony Blair đã kêu gọi thủ lĩnh các dang xã hội chủ nghĩa châu Âu

nghiên cứu kinh nghiệm của đảng Dân chủ Hoa kỳ trong việc hạn chế thất nghiệp,

dam bảo việc làm và thịnh vượng chung.

Cũng đầy ấn tượng các phát biểu của Tony Blair (Thủ tướng Anh), GerkhardSređơ (Thủ tướng Đức) tại cuộc gặp thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Mỹ, Anh, Đức,Italia, Pháp, Brazin (11/1999) với chủ dé “Cải cách trong thế kỷ XXT” Họ đã hết

sức hài lòng với lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ B Clintơn đi theo mô hình cải cáchtự do tả khuynh trong kinh tế kiểu Mỹ (tự do thị trường, vai trò quyết định của cạnh

tranh, xiết chat “kỷ luật ngân sách” ) Sử dụng hệ thuật ngữ xã hội dân chủ, B.

Clintơn phát biểu ủng hộ tích cực “con đường thứ ba”, kêu gọi hợp tác chặt chẽ hơn

nữa giữa các nhà xã hội dân chủ mới với các nhà dân chủ tự do Ý hướng bám giữ

“mô hình xã hội — tự do kiểu Clinton” đã làm sáng t một tình huống đầy nghịch lý:

“các nhà xã hội dân chủ mới” vừa nắm quyền ở một loạt nước đã biểu lộ sự thiếu tintưởng vào khả năng riêng mình, vào các phương tiện xã hội dân chủ giải quyếtnhiều vấn đề quan trọng, trong khi bộc lộ xu hướng xích lại gần hơn với cải cách —

xã hội theo phái tự do.

35

Trang 39

Nhưng không phải tất cả đều đồng ý với xu hướng này, với những lời kêu gọi

của các nhà xã hội dan chủ chau Âu mới chối bỏ chính sách xã hội dường như đã cũ

nát chỉ dẫn đến “những chi phí xã hội quá mức” Chang han, đại điện dang xã hộidân chủ Thuy Điển cho rằng, các chi phí cho lĩnh vực xã hội có thể tạo cơ hội cho

nền kinh tế thêm linh động Mà tính linh động là chìa khoá duy trì lạm phát ở mứcđộ thấp và sự tăng trưởng kinh tế dài lâu, do vậy châu Âu cần không phải chia tay

với mô hình của mình, mà phải hiện đại hoá nó để tạo ra nền kinh tế có sức cạnh

tranh và năng động nhất thế giới.

Các đảng xã hội dân chủ châu Âu trong khi khẳng định sự thống nhất và sự

đồng thuận với các giá trị cơ bản, thì cũng đồng thời bộc lộ những bất đồng khá căn

bản trong cách tiếp cận, hướng ưu tiên và như vậy, về thực chất là phát triển

“những con đường thứ ba” riêng của mình Chẳng hạn, chính sách hiện đại hoá kinhtế và nhà nước do đảng xã hội dân chủ Đức thi hành lại nhấn mạnh vào sự gia tăng

đầu tư toàn diện — cho nghiên cứu khoa học, cho các công nghệ mới, các thị trường

mới Để thực hiện chương trình này, cần sự đồng thuận nỗ lực của tất cả những ai

quan tâm hoạt động theo hướng này Đảng “lớp giữa mới” ở Đức kêu gọi không chỉ

các tang lớp rộng rãi những người làm thuê, mà cả những doanh nhân nhỏ và vừa,

những người làm nghề tự do hợp tác với nhau Chủ nghĩa thực dụng tự do, chiếnlược hiện đại hoá với sự chú trọng đến các vấn đề kinh tế là hệ tư tưởng của đảng.

Tư tưởng “con đường thứ ba” và “lớp giữa mới” đã được phát triển thành họcthuyết trong các tài liệu cương lĩnh do Tony Blair và Gerkhard Sređơ ký kết vào

tháng 6/1999 Thông cáo của “trục” Anh - Đức đã kêu gọi tất cả các nhà xã hội dân

chủ châu Âu thảo luận các tư tưởng được trình bày trong đó về đổi mới và hiện đại

hoá đường lối của trào lưu xã hội dân chủ hiện đại Nhu vậy, có thể gọi “con đường

thứ ba” và một vài biến thể nhỏ của nó là mô hình Nhà nước đầu tư cho xã hội và

phúc lợi xã hội Về nội dung chính trị, kinh tế, xã hội, “Con đường thứ ba” cơ bảnvan là xã hội tư bản hiện đại, vẫn là chủ nghĩa tư bản được điều chỉnh bởi một số

chính sách do các Đảng xã hội dân chủ đề xuất Cụ thể:

36

Trang 40

Về chính trị, trên cơ sở hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa, “Con đương thứ

ba” chủ trương hạn chế vai trò điều tiết của nhà nước Tuy nhiên, những người kêu

gọi đi theo mô hình này vẫn kiên trì, nhà nước phải giữ một vai trò quan trọng trong

việc giải quyết những vấn đề cơ bản, thiết yếu của xã hội; nhà nước phải có chính

sách bao quát điều kiện sinh sống của mọi thành viên xã hội Các Đảng xã hội dân

chủ tiếp tục đường lối dung hòa mâu thuẫn xã hội, thực hiện nguyên tắc “dân chủ”

trong quản lý Tuy nhiên, nguyên tắc “dân chủ” này cũng có sự điều chỉnh, từ dân

chủ theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số sang nguyên tắc “đồng thuận” xã hội

(mô hình Hà Lan).

Trên bình diện chính trị quốc tế, trào lưu xã hội dân chủ ngày càng gắn bó

chặt chẽ với chính phủ Mỹ và Liên hợp quốc Chính tư tưởng về “Con đường thứ

ba” cũng chỉ được Tony Blair đưa ra sau một cuộc trao đổi với Tổng thống B.

Clintơn ở Oasinhtơn (2/1998) Trào lưu xã hội dân chủ đề cao vai trò của Liên Hợp

Quốc Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi phải cải cách tổ chức quốc tế này.

Trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, “Con đường thứ ba” tập trung vào giải quyết

hai vấn đề lớn: một là, “gạt bỏ mọi trở ngại cho kinh tế phát triển”; hai là, hạn chế

tối đa nạn thất nghiệp Nhằm thực hiện hai mục tiêu trên, chính phủ của các Đảng

xã hội dân chủ chủ trương: Cân bằng cán cân thu chi, cắt giảm phúc lợi kiểu bao

cấp cũ; Khuyến khích đầu tư, sản xuất kinh doanh bằng cách giảm thuế và hạn chếsự can thiệp của nhà nước; Chuyển mục tiêu đầu tư phúc lợi, đầu tư cho sinh hoạt

sang đầu tư cho việc làm và cho đào tạo nguồn nhân lực Chuyển từ nguyên tắc Nhà

nước phúc lợi sang nguyên tắc Nhà nước đầu tư cho xã hội Chính sách được kỳ

vọng là sẽ dé cao hơn trách nhiệm cá nhân Quan niệm về công bằng xã hội chuyển

từ sự giúp đỡ những người khó khăn sang việc tạo ra các cơ hội như nhau cho mỗi

thành viên của cộng đồng Chấp nhận sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo

Các Đảng xã hội dân chủ có chung một quan điểm về chính sách việc làm là

tập trung vào việc đào tạo và đào tạo lại, năng động hóa thị trường lao động, cố

gắng đáp ứng đòi hỏi thường xuyên thay đổi nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi của cuộc

cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại Tuy nhiên chính sách việc làm của các

37

Ngày đăng: 29/06/2024, 13:27

Xem thêm:

w