1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Sử dụng công cụ thuế suất để khuyến khích đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp chế biến dừa tỉnh Bến Tre)

92 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƯƠNG TRỊNH TRƯỜNG VINH

SỬ DUNG CÔNG CỤ THUE SUAT DE KHUYEN KHÍCHDOI MOI CONG NGHE CHO CAC DOANH NGHIEP

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƯƠNG TRỊNH TRƯỜNG VINH

SỬ DỤNG CONG CỤ THUE SUAT DE KHUYEN KHÍCHDOI MOI CONG NGHE CHO CAC DOANH NGHIEP

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được Luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động

viên, giúp đỡ của các cá nhân và tập thể.

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Tran Thị Thu Hà, du

khoảng cách và rất bận rộn về thời gian nhưng Cô đã tranh thủ và tận tình hướngdẫn giúp tôi, để tôi thực hiện nghiên cứu của mình.

Xin cùng bay tỏ lòng biết ơn thật đặc biệt đến Phó Giáo sư — Tiến sĩ VũCao Dam, Phó Giáo sư — Tiến sĩ Phạm Ngọc Thanh, Tiến sĩ Trần Văn Hải, Tiếnsĩ Đào Thanh Trường, Tiến sĩ Trần Thị Mai, cùng quý thầy giáo, cô giáo —

những người đã trực tiếp giảng dạy, đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vôcùng có ích trong những năm học vừa qua Mặt khác, đã luôn đồng hành để

hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này.

Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Khoa Khoa họcquản lý, Khoa Đào tạo sau đại học, Trường Đại học khoa học Xã hội và nhân

văn, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thường trực UBND tỉnhBến Tre, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch vàĐầu tư, Sở Công Thương, Sở Tài chính, Cục thuế tỉnh Bến Tre và Chi Cục thuếthành phố Bến Tre, các tổ chức, cá nhân, cùng ban bè đồng nghiệp, đã tạo điều

kiện, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này.

Do còn hạn chế về thời gian và năng lực của bản thân, vì thế Luận vănnày chắc chắn còn nhiều thiếu sót Rất mong nhận được sự thông cảm và hyvọng sẽ được tiếp tục nghiên cứu trong dịp khác.

Truong Trịnh Trường Vinh

Trang 4

MỤC LỤC

\ 89000 22 — 4

LOI CAM 090 3DANH MỤC CÁC TU VIET TAT o seccssesssssssssecssecsssecssecsssecsssecssseesneessneesss 6

DANH MUC CAC HINH 0n 8

1 Ly do 0u 0 92 Lịch sử nghiÊn CỨU - c1 E1 11911 911911 11911 vn nu ng ng ry 103 Muc tiéu nghién 8u 011 II

4 Mẫu khảo sát và phạm vi nghiên cứu - + 2s + 2+s+s+s££zx+x+zezxze+ 12

h9 80801) 0u nn 13

6 Giả thuyết nghiên cứu -¿- :- 2-5 £2S£+EE2EESEEEEEEEEEE1211211211 21111 E1 ty 13

7 Phương pháp nghiÊn CỨU - c1 11321183113 11111111111 rrkkrrre 13

8 Kết cầu của luận văn ¿222222222 22112221122111221121112211 111 14

PHAN NỘI DƯNGG G5 SE EEEE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkEEEEkrkerkrkrree 15

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN -5¿-©55¿225+c22v+scvvsrxvrsrrrree 15

1.1 Công nghệ và đổi mới công nghệ - 2-2 2 2+E+£x+£E+E£+EzErxee 15

LADD, CONG HghỆ Ă Ăn TH TH HH HH ket 15

1.1.2 Đổi mới công NNE seccscsssesssessesssesssesssessssssesssscssessusssssssessusssssssecssecsesssesssess 17

1.2 Doanh nghiệp nhỏ va VỪA - - G c 31191 391 vn ng net 20

1.2.1 Lý luận chung về doanh nghiệp - c©ce+ccEererterrsrerkerree 20

1.2.2 Tiêu chí doanh nghiệp nhỏ VG VIA 5c + kE+eeEsseeeeeeeeeeere 22

1.2.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ Và VỪA - 55c ScSSssekseeeseeeeerrs 23

1.3 Công cụ thuẾ -:- S2 SE+ESESEEEEEEE121121717111211211111 111.11 xe 25

1.3.1 Khái niệm VE thuẾ .-©55c25S+cSEEttSEEttEEEtitEEttttrttrtrrsrrrerrke 25

1.3.2 Chức năng, vai tro cua 1NUC ccccscsescscsvscsvsssesesssescscsvsveesesssesssesestavsvavavaveees 26

L.A Thué SUat h Ò 29

1.4.1 Khái niệm VỀ thud SUGt ccccccccceccscssescscssescscssesvecsseseecesssveecesesetsavsusussteveaeers 291.4.2 Vai trò của thud SuấT 5-5 St St‡ESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkererkres 30

1.4.3 Phân loại thuế suất -55c:25ctc2SxvSExttSEEttEtttrkrrsrrrrrrrrree 30

1.4.4 Ảnh hưởng của các loại thuế lên hoạt động ĐMCN +: 31

CHƯƠNG 2 THUC TRANG VIỆC AP DUNG THUE SUAT DE DMCN

TRONG CAC DNNVV VA TRONG LINH VUC CHE BIEN DUA O TINH

500A (đ 32

Trang 5

2.2 Thực trạng hoạt động DNNVV tại tỉnh Bến Tre -5- 33

2.2.1 Thực trạng hoạt động và phát //2/880nnnaa 33

2.2.2 Những đóng góp chủ yếu của các DNNVV Bến Tre -: 35

2.3 Thực trạng hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp chế biến dừa

tỉnh Bến TTTe 2 2 ESE9EE2EE2E2E9E1EE12112112111711111 1111111111111 111 tre 37

2.3.1 Thực trạng hoạt động và phát /7208800010101010nẺ8aa 37

2.3.2 Thực trang phát triển ngành chế biến dừa Bến Tre -: 38

2.3.3 Hiện trạng công nghệ và hoạt động đổi mới công nghệ của các doanhnghiệp chế biến dừa tinh BEN TÍr€ 52 5£+ESEEEEEEEEEE212121211 1111 xe, 44

2.4 Thực trạng sử dụng công cụ thuế suất dé khuyến khích DNCBD tinh

Bến Tre đổi mới công nghỆ - ¿5£ 2 £+SE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkeee 53

2.4.1 Thực trạng các công cụ thuế về DMN oieccccscscsesesescsvsvscscesesesesvsvsvsveesesese 532.4.2 Thực trạng công cu thuế đối với việc hỗ trợ DNCBD tại Bến Tre trong

DIMUON 8P 55

Tóm tắt chương 2 oiecceceecesccssessessessessessessessessssssessessessessessssessiessesseesessessesseessen 60CHUONG 3 GIẢI PHAP SỬ DỤNG CÔNG CỤ THUÉ SUAT DE

KHUYEN KHÍCH DOI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DNNVV, CỤ THE

TRONG LĨNH VUC CHE BIEN DUA TẠI TINH BEN TRE 623.1 Mục tiêu của các giải pháp sử dung công cụ thuế suất dé khuyến khích

ĐMCN trong các DNNVV tại tỉnh Bến Tre 2-52 s+s+zs+rserxeres 623.2 Phân loại các nhóm DNNVV, cụ thể các DNCBD tại tinh Bến Tre 63

3.3 Đề xuất các giải pháp sử dụng công cụ thuế suất dé khuyến khích

ĐMCN trong các DNNVV tại tỉnh Bến Tre 2 2 2+s+zs+rserseres 64

3.3.1 Các giải pháp về chính sách thuế s-©5e©5z2cxSctecxerxesrxesreees 643.3.2 Các giải pháp thực hiện các chính sách thuế phục vụ cho DMCN 79

Tóm tắt chương 2 -2-5+ 5£ ©5£+S£9EE£EE£EEEEEEEEEEE21121121121717121 21.11 xe 81

KET LUAN ueeeccccccsccecsscsesecsesscsesecsesecsesecsucecsucessucarsucarsucarsusarsucarsucarsucarencavens 82

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO - 2-22 2 s£x+zxzse2 83

PHU LUC Ì - c2 2c 322821113113 1191511111111 E1 1E rrkrrree 86PHU LUC 2 - c2 3221 2111211211151 191119119111 1 11 11 11111 vn ng net 92

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

Đông băng sông Cửu Long

DNCBD Doanh nghiệp chế biến dừa

DNNVVDoanh nghiệp nhỏ và vừa

DMCNĐôi mới công nghệ

FDIDau tư trực tiêp nước ngoài

GTGTGiá tri gia tang

GTSXGia tri san xuat

GTSXCNGia tri sản xuat công nghiệp

HACCP Hệ thông phân tích mỗi nguy và điểm kiêm soát tới hạn

KH&CNKhoa học và công nghệTNDNThu nhập doanh nghiệpTNHHTrach nhiém hitu han

R&D Nghiên cứu và phát triên

Trang 7

DANH MỤC CAC BANG, BIEU

Bang 2.1SO nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tinh

Bến Tre từ 2008-2012

Bảng 2.2

tỉnh Bến Tre từ năm 2008-2012

Bảng 2.3Thực trạng cơ sở, lao động ngành chế biên dừa tỉnh Bên Tre

Bảng 2.4 Số cơ sở lao động ngành công nghiệp chế biến dừa tỉnh Bến Tre

Bảng 2.5 Co cau, giá tri, sản lượng sản phâm chê biên từ dừa chủ yêu tỉnh

Bên Tre

Bảng 2.6 Xuất khâu các sản phâm từ dừa tỉnh Bến Tre

Bảng 2.7Các doanh nghiệp khảo sát và loại hình sở hữu

Bảng 2.8Thông tin vê chính sách thuê của nhà nước

Bảng 2.9Thông tin về chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp

Bảng 2.10Mức độ ảnh hưởng các loại thuế hàng năm

Trang 8

Hình 1.1

DANH MỤC CÁC HÌNH

Các giai đoạn phát trién của năng lực cạnh tranh quốc gia

Hình 2.1 Cơ câu vốn dau tư phát triên năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Hình 2.2 Số doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp ngân sách nhà nước từ 2008-2012

Hình 2.3 Số nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp nhỏ và vừa từ

Hình 2.4 Ngành dừa tỉnh Bến Tre

Hình 2.5 Xuất xứ thiết bị sản xuất ngành dia tinh Bến Tre

Hình 2.6 Mức độ tự động của day chuyên thiết bị sản xuất ngành dừa tỉnh Bến Tre

Hình 2.7

biến dừa tỉnh Bến Tre

Hình 2.8 Kết quả khảo sát hoạt động đôi mới công nghệ của 30 doanh nghiệp chế

biên dừa

Hình 2.9Doanh nghiệp được khảo sát và loại hình sở hữu

Trang 9

PHAN MỞ DAU

1 Ly do nghiên cứu

Toàn cầu hoá có tác động tích cực đến nâng cao trình độ công nghệ củanên kinh tế Việt Nam, đặc biệt là từ khi Nhà nước ban hành chính sách đầu tưnước ngoài (1988) và thúc đây phát triển kinh tế tư nhân Tuy nhiên, trong nềnkinh tế nói chung, đa số doanh nghiệp còn sử dụng đan xen các công nghệ lạc

hậu, trung bình va tiên tiến Hiện nay, đầu tư cho đổi mới công nghệ ở Việt Nam

chỉ chiếm khoảng 0,5% GDP, trong khi các nước công nghiệp phát triển khoảng2% Theo xếp hạng của WEF (The Word Economic Forum) khả năng tiếp thu

công nghệ của các doanh nghiệp của Việt Nam đứng thứ 38/104 nước (Thái Lan

26/104 nước, Trung Quốc 34/104 nước).

Trình độ thiết bị công nghệ trong các DNNVV ngoài nhà nước của ViệtNam chỉ bằng 3% mức trang bị kỹ thuật trong các DN công nghiệp lớn Tỷ lệđổi mới công nghệ của các DNNVV là rất thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến khảnăng cạnh tranh và đổi mới chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, không phải bat cứ doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng đổi mới

công nghệ, bởi những hạn chế vốn có của doanh nghiệp về vốn, nhân lực, trìnhđộ công nghệ hay những yếu tô bên ngoài như nhu cầu về cải tiến sản phẩm,

rủi ro khi đầu tư, chính sách tài chính, thuế cho đổi mới công nghệ (xem

Feldman và cộng sự: 2002; Link: 1996, Tuyên: 2007) Chính vì vậy, đòi hỏi phải

có những chính sách thiết thực nhằm kích thích tối đa nội lực để các doanh

nghiệp DMCN Đó là yếu tô sống còn của DN trong giai đoạn hiện nay.

Trên thực tế tại tỉnh Bến Tre, hiện có trên 1.100 cơ sở và doanh nghiệp

chế biến dừa và làm sản phẩm từ dừa, chiếm tỷ trọng khá lớn so với ngành công

nghiệp chế biến và được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Hiện trạng về

công nghệ thiết bị ở các cơ sở và doanh nghiệp còn ở mức độ thấp, hệ số đổi

mới hàng năm không đáng kể, chỉ phí sản xuất cao, làm hạn chế khả năng cạnh

tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, việc tiếp cận các công nghệ dé đầu tư đổi mới công nghệ tạicác doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, do phần lớn các

Trang 10

doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công nghệ trong quátrình cạnh tranh Đã có nhiều giải pháp đề xuất thực hiện nhằm thúc day cácDNNVV đôi mới công nghệ như: chính sách hỗ trợ von, ưu đãi thuế Tuynhiên, xét cho cùng tất cả các giải pháp chúng ta đã làm chỉ mới giải quyết đượcphan ngọn chứ không giải quyết tận gốc các van đề Phần lớn các doanh nghiệp

được nhận hỗ trợ trực tiếp và ưu đãi thường rơi vào một số doanh nghiệp và mộtsố lĩnh vực, do đó sẽ tạo ra một sân chơi không bình đăng, hoạt động không thực

sự coi trọng hiệu quả Như vậy ĐMCN là vấn đề không thể xem nhẹ và cũng

không thể chậm hơn Vì thế, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Sử dụng công cụthuế suất để khuyến khích đổi mới công nghệ cho các DNNVV” (nghiên cứu

trường hợp các doanh nghiệp chế biến dừa tại tỉnh Bến Tre) với mong muốn sẽgóp phần lý giải nhiều vấn đề khó khăn trong việc khuyến khích các doanhnghiệp chế biến dừa tỉnh Bến Tre đầu tư DMCN, nhằm nâng cao chất lượng sảnphẩm va tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong quá trình hội

nhập kinh tế quốc tế, day nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà.

2 Lịch sử nghiên cứu

Nhà nước đã ban hành Luật chuyển giao công nghệ và một số chính sách

khuyến khích cho hoạt động chuyền giao công nghệ, DMCN Các văn bản phápquy về ưu đãi thuế, về tài chính, tín dụng, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

cũng đã được ban hành để khuyến khích doanh nghiệp ĐMCN, nhưng trong

thực tế, hoạt động DMCN trong các DNNVV, mà cụ thể là các doanh nghiệpchế biến dừa tại tỉnh Bến Tre còn nhiều bat cập.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết được công bố trên các tạp chí,ấn phẩm liên quan đến chính sách tài chính, chính sách thuế dé thúc đây đầu tư

hoạt động ĐMCN cho khoa học và công nghệ tại các DNNVV Có thể ké đếnmột số công trình như:

- Các biện pháp, chính sách khuyến khích doanh nghiệp ĐMCN, Viện

nghiên cứu chiến lược và chính sách KH&CN, tháng 10/1999;

- Nghiên cứu của các tác giả Hoàng Trọng Cư, Nguyễn Lan Anh, Nguyễn

Minh Hạnh và một số người khác (1999) “Nghiên cứu van dé thuế trong hoạt

động khoa học và công nghệ ”;

10

Trang 11

- Nghiên cứu của Trần Ngọc Ca (2000) “Nghién cứu cơ sở khoa học cho

việc xây dựng một số chính sách và biện pháp thúc day hoạt động DMCN vanghiên cứu - triển khai trong các cơ sở sản xuất ở Việt Nam”;

- Tác giả Vũ Cao Đàm (2003) “Đổi mới chính sách tài chính cho hoạt động

- Cơ chế chính sách và giải pháp đông bộ thúc đẩy ĐMCN và ứng dụngcông nghệ cao, Đề án Bộ Kê hoạch va Đầu tư, tháng 8/2003;

- Tác giả Nguyễn Võ Hưng (2005) Nghiên cứu cơ chế và chính sách KH&CN

khuyến khích ĐMCN đối với DNNVV có vốn nhà nước;

- Nghiên cứu của Nguyễn Việt Hoà (2007) “Nghiên cứu tác động của cơ

chế, chính sách công đến việc khuyến khích DN dau tư vào KH&CN”.

Các công trình đó đã giải quyết nhiều vấn đề phức tạp để thúc đây các

DNNVV đầu tư DMCN Tuy nhiên, giải pháp sử dụng công cụ thuế suất nhằmkhuyến khích DMCN cho các DNNVV chưa được nghiên cứu, đề xuất dé có thévận dụng trong điều kiện của tỉnh Bến Tre Trong đề tài này, tác giả học tập và

kế thừa những kết quả nghiên cứu có liên quan đến chính sách thuế, trong đó có

công cụ thuế suất, đồng thời kết hợp với việc nghiên cứu tình hình thực tế tại địa

phương, dé dé xuất giải pháp sử dụng công cụ thuế suất nhằm khuyến khíchPMCN cho các DNNVV, góp phan nâng cao năng lực cạnh tranh của loại hìnhDN này và cụ thể trường hợp các doanh nghiệp chế biến dừa tại tỉnh Bến Tre.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung:

Đề xuất giải pháp dé sử dụng công cụ thuế suất nhằm khuyến khích đổimới công nghệ cho các DNNVV, cụ thé trong trường hợp các doanh nghiệp chếbiến dừa tại tỉnh Bến Tre.

Trang 12

suất đối với hoạt động đôi mới công nghệ của các DNNVV;

- Nghiên cứu thực trạng ĐMCN trong các DNCBD tại tỉnh Bến Tre và tình

hình sử dụng công cụ thuế suất để đầu tư DMCN Phân tích những hạn chế vànguyên nhân của hạn chế trong việc sử dụng công cụ thuế suất đối với việc khuyếnkhích ĐMCN của các DNCBD tại tỉnh Bến Tre;

- Định hướng và đề xuất giải pháp để sử dụng công cụ thuế suất nhằmkhuyến khích ĐMCN cho các DNNVV (cụ thể đối với các doanh nghiệp chế

biến dừa tại tỉnh Bến Tre) trong thời gian tới.

4 Mẫu khảo sát và phạm vi nghiên cứu

Mẫu khảo sát:

Khảo sát 30 doanh nghiệp chế biến dừa trên tổng số 116 doanh nghiệp chế

biến dừa ở tỉnh Bến Tre thuộc các loại hình sở hữu va các nhóm sản pham ché bién

dừa có giá trị tang cao Trong đó:

-_ DN có vốn nhà nước: 02 DN, chiếm 6,7%;- _ DNtư nhân: 24 DN, chiếm 80%;

- _ DN có vốn đầu tư nước ngoài: 04DN, chiếm 13,3%.-_DN có sản phẩm cơm đừa nạo sấy: 6/12 DN

-_DN có sản phẩm là hàng thủ công mỹ nghệ: 02/8 DN

Phỏng van 10 cán bộ thuế tại 08 huyện và thành phó Bến Tre, tỉnh Bến Tre.Ngoài ra còn tiến hành phỏng van trực tiếp đại diện 3 cơ quan thực thi chính sách cấp

tỉnh (Tài chính; Thuế và Khoa học và Công nghệ).

Pham vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung:

Tìm hiêu các chính sách ưu đãi vê thuê của một sô quôc gia đôi với việc

12

Trang 13

khuyến khích đầu tư ĐMCN trong các doanh nghiệp và chính sách thuế của ViệtNam liên quan van dé nay.

Tìm hiểu các chính sách của nhà nước trong việc khuyến khích doanhnghiệp đầu tư đổi mới công nghệ.

Nghiên cứu hoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp chế

biến dừa ở tỉnh Bến Tre, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp Trong đó chútrọng đến vai trò của thuế suất và ảnh hưởng của nó đối với hoạt động đôi mới

công nghệ trong các DNCBD.

- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2001 đến năm 201 1

5 Câu hỏi nghiên cứu

Sử dụng công cụ thuế suất như thé nào để khuyến khích DMCN cho cácDNNVV, cụ thể đối với các doanh nghiệp chế biến dừa tại tỉnh Bến Tre?

6 Giả thuyết nghiên cứu

Dé giải quyết vấn đề nêu trên, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

- Khuyến khích DNNVV ĐMCN theo hướng tỷ lệ nghịch giữa trình độcông nghệ và thuế suất (trình độ công nghệ càng cao, thuế suất càng giảm)

- Hệ thống thuế suất được áp dụng theo nguyên tắc:

* Sản phẩm có trình độ công nghệ cao, mức thuế suất 0%.

* Sản phẩm có trình độ công nghệ trung bình, mức thuế suất 5%.

* Sản phẩm tươi, thô hoặc chỉ mới qua sơ chế, mức thuế suất 10%.

7 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu (thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu)

từ các ấn pham và báo cáo khoa học, số liệu thống kê va báo cáo từ các nganhcủa tỉnh Bến Tre.

- Phương pháp phỏng vấn khảo sát trực tiếp 30 doanh nghiệp chế biến dừa

tại tỉnh Bến Tre, kết hợp với việc sử dụng các tư liệu, báo cáo của các doanhnghiệp Đồng thời phỏng van 10 cán bộ ngành thuế tại 08 huyện va thành phốBến Tre.

- Phương pháp chuyên gia (3 chuyên gia các ngành thực thi chính sách),

13

Trang 14

phương pháp hội thảo bàn tròn cũng được sử dụng trong đề tài để làm rõ những phát

hiện của nghiên cứu.

- Phương pháp quan sát, tổng kết thực tiễn.

* Phương pháp xử lý thông tin

Sắp xếp, phân loại, tổng hợp và phân tích theo các đề mục đã định trước

băng cách dùng chương trình Microsoft Excel.8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bồ cục thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.

Cơ sở lý luận về công nghệ, đổi mới công nghệ, doanh nghiệp nhỏ vàvừa, công cụ thuế, thuế suất, vai trò của các công cụ thuế và ảnh hưởng đối vớihoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp;

Chương 2: Thực trạng việc áp dụng thuế suất để déi mới công nghệ

trong các DNNVV và trong lĩnh vực chế biến dừa ở tỉnh Bến Tre.

- Tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre.

- Thực trạng hoạt động và phát triển của các DNNVV tại tỉnh Bến Tre.

- Thực trạng công nghệ và đổi mới công nghệ trong các DNNVV vàtrong lĩnh vực chế biến dừa tỉnh Bến Tre.

- Thực trạng sử dụng công cụ thuế suất để khuyến khích ĐMCN cho

các doanh nghiệp chế biến dừa tỉnh Bến Tre.

Chương 3: Giải pháp sử dụng công cụ thuế suất để khuyến khích ĐMCN

trong các DNNVV, cụ thé trong linh vuc ché bién dita tai tinh Bén Tre.

- Muc tiéu cua cac giai phap

- Phân loại các nhóm DNNVV, cụ thé các DNCBD tinh Bến Tre

- Đề xuất các giải pháp sử dụng công cụ thuế suất để khuyến khíchDMCN trong các DNCBD tỉnh Bến Tre:

KET LUẬN

KHUYÉN NGHỊ.

14

Trang 15

PHAN NỘI DUNG

CHUONG 1 CO SO LY LUAN1.1 Công nghệ và đỗổi mới công nghệ

1.1.1 Công nghệ

1.1.1.1 Khái niệm về công nghệ

Trong lịch sử xã hội loài người, khái nệm Công nghệ được hình thành từ

khá lâu và được sử dụng khá phổ biến, đã có nhiều tác giả đưa ra nhiều địnhnghĩa khác nhau về công nghệ Có thể nêu một số khái niệm điển hình sau đây:

- Theo quan niệm cô điển nhất, Công nghệ là một trật tự nghiêm ngặt các

thao tác của quá trình chế biến vật chất và / hoặc thông tin.

- Theo tác giả R.Jones, năm 1970 cho răng, Công nghệ là cách thức mà

qua đó các nguồn lực được chuyền thành hàng hoá.

- Theo F.R.Root, Công nghệ là dạng kiến thức có thé áp dụng được vàoviệc sản xuất ra các sản phẩm và sáng tạo ra các sản phẩm mới.

- Theo tác giả J.Baranson, năm 1976 đưa ra: Công nghệ là tập hợp các

kiến thức về một quy trình hoặc/ và các kỹ thuật chế biến cần thiết đề sản xuất ra

các vật liệu, cầu kiện và sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh.

- Theo J.R.Dunning, năm 1982, Công nghệ là nguồn lực bao gồm kiến

thức được áp dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất và việc nghiên cứu tiếp cận thị

trường cho những sản phẩm và dịch vụ đang có và tạo ra những sản phẩm va

dịch vụ mới.

- Tác giả P.Strunk, năm 1986 cho rằng, Công nghệ là sự áp dụng khoa học

vào công nghiệp bằng cách sử dụng những nghiên cứu và cách xử lý một cách

có hệ thống và có phương pháp Công nghệ là kiến thức có sẵn trong óc con

người không phải là hàng hoá.

- Theo Nawar Sharif, năm 1986 đã đưa ra một định nghĩa khá khái quát vềcông nghệ Công nghệ là một hệ thống tri thức về quá trình chế biến vật chất và/hoặc thông tin, về phương tiện và phương pháp chế biến vật chất và/ hoặc thông

tin Công nghệ là một tập hợp phần cứng và phần mềm, bao gồm 4 yếu tố: phầnkỹ thuật (vật thể), phần thông tin, phần con người và phần thiết chế tổ chức Đây

15

Trang 16

cũng là 4 yếu tổ công nghệ theo quan điểm của Trung tâm chuyền giao côngnghệ Châu A - Thái Bình Dương (APCTT).

- Ông Graham, năm 1988 đưa ra định nghĩa: Công nghệ là kiến thứckhông sờ mó được và không phân chia được, có lợi về mặt kinh tế khi sử dụngđể sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ.

Một số tô chức quốc tế đã đưa ra các định nghĩa về công nghệ khác nhau.- Tổ chức PRODEC năm 1982 cho rang, Công nghệ là một loại kỹ năng,

kiến thức, thiết bị và phương pháp được sử dụng trong sản xuất công nghiệp,

chế biến và dịch vụ.

- Trước đó, năm 1972, tô chức UNCTAD cho răng, Công nghệ là một đầuvào cần thiết cho sản xuất Nó được mua bán trên thị trường như một hàng hoá.

- Ngân hàng thế giới năm 1985 đưa ra định nghĩa: Công nghệ là phương

pháp chuyên hoá các nguồn thành sản phẩm, gồm ba yếu tố:+ Thông tin về phương pháp.

+ Phương tiện, công cụ sử dụng phương pháp thực hiện việc chuyền hoá.

+ Sự hiểu biết phương pháp hoạt động như thé nao và tại sao?

- Tổ chức OECD, gồm các nước phát triển châu Âu, Nhật bản, Mỹ và

Canada lại có một định nghĩa chung: Công nghệ được hiểu là một tập hợp cáckỹ thuật, mà bản thân chúng là một tập hợp các hành động và quy tắc lựa chọnchỉ dẫn việc ứng dụng có trình tự các kỹ thuật đó mà theo hiểu biết của con

người thì sẽ đạt được một kết quả định trước (và đôi khi được kỳ vọng) trong

một hoàn cảnh nhất định.

- Theo tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) thì

Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp.

- Theo Uỷ ban kinh tế và xã hội châu Á - Thái bình dương (ESCAP),Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật chế biến vật liệu thành

thông tin Công nghệ bao gồm tất cả các kỹ năng kiến thức, thiết bị và phươngpháp sử dụng trong sản xuất, chế tạo hoặc dịch vụ công nghiệp, dịch vụ quản lý.

Trên cơ sở tập hợp và khái quát các định nghĩa về công nghệ nêu trên, tácgiả Trần Ngọc Ca, năm 1987 đã đưa ra một khái niệm hợp lý về công nghệ như

16

Trang 17

sau: Công nghệ có thể được hiểu như mọi loại hình kiến thức, thông tin, bi

quyết, phương pháp (gọi là phần mềm) được lưu giữ dưới các dạng khác nhau

(con người, ghi chép ) và mọi loại hình thiết bị, công cụ, tư liệu sản xuất (gọi là

phần cứng) và một số tiềm năng khác (tổ chức, pháp chế, dịch vụ ) được áp

dụng vào môi trường thực tế để tạo ra các loại sản phẩm và dịch vụ.

- Luật Khoa học và Công nghệ của Việt Nam, năm 2000 đã đưa ra địnhnghĩa khái quát: Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí

quyết, công cụ, phương tiện dùng dé biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.

- Theo Luật chuyển giao công nghệ, năm 2006 (số 80/2006/QH ngày29/11/2006) và Luật Khoa học và Công nghệ sửa đổi năm 2013 (số 29/2013/QHngày 18/6/2013 của Quốc hội): Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ

thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng dé biến đổi nguồn lựcthành sản phẩm.

Tác giả luận văn cơ bản tuân theo khái niệm pháp lý này.

1.1.1.2 Đặc điểm của công nghệ

Bắt kỳ một công nghệ nào cũng có 5 đặc điểm cơ bản là:

- Công nghệ trước hết là khoa học “Làm” tức là hệ thống tri thức về các

giải pháp hành động, khác với khoa học “Hiểu” (Vũ Cao Dam).

- Công nghệ hoạt động lặp lại theo chu kỳ chế tạo sản phẩm.

- Công nghệ tồn tại theo chu kỳ, phù hợp với chu kỳ sống của sản phẩm.Nó tồn tại và phát triển qua các giai đoạn: Ra đời — Tăng trưởng - Thịnh vượng

— Bảo hoà - Tiêu vong.

- Sản phẩm của công nghệ được xác định trước theo thiết kế.

- Hoạt động công nghệ mang tính tin cậy cao, trên cơ sở một quy trình đã

được nhà chế tạo chuẩn hoá va được người sản xuất làm chủ.

1.1.2 Đối mới công nghệ

1.1.2.1 Khái niệm về đổi mới công nghệ

Chúng ta có thé hiểu Đối mới (Innovation) là việc tao ra và phát triển một

ý tưởng nào đó và đưa nó vào áp dụng trong cuộc sống Trong khoa học có thể

nói đôi mới là quá trình thương mại hoá thành công một sáng chê Đôi mới là

17

Trang 18

quá trình tìm kiếm, tiếp thu và sử dụng tri thức nên không thể là một việc chốclát Thành công không chỉ được đo bằng một đổi mới thành công mà bang cảmột chuỗi các đổi mới.

PMCN chính là quá trình thương mai hoá thành công một sáng chế Sáng

chế hay sáng tạo chính là việc tạo ra ý tưởng mới, còn đôi mới chính là dùng

những ý tưởng này để tạo ra lợi ích.

Trong phạm vi doanh nghiệp, ĐMCN có thé là đổi mới quy trình sản xuất

hoặc đổi mới sản phẩm Quản lý công nghệ và quản lý quá trình DMCN là một

nội dung quan trọng, có ý nghĩa sống còn của công tác quản trị doanh nghiệp.

Doanh nghiệp là chủ thê của quá trình học hỏi và ĐMCN.

Qua khảo sát thực tế cho thấy các DNNVV ở Bến Tre thường hiểu

DMCN là quá trình thay thế, bé sung, hoàn thiện công nghệ cũ, lạc hậu thànhcông nghệ mới tiên tiến hơn, đồng bộ hơn Đổi mới làm phát sinh nhu cầu công

nghệ ở nhiều dạng khác nhau.

1.1.2.2 Vai trò của hoạt động đổi mới công nghệ

PMCN có thé anh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở cấp độ doanh nghiệp,nơi tạo ra ĐMCN và có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.

Công nghệ được coi là nhân tố quan trọng tạo ra khả năng cạnh tranh củamột quốc gia Nếu không có phát triển công nghệ, một quốc gia có thê đạt đượctăng trưởng cao chăng hạn như thông qua mức sống cao, tích lũy tư bản lớnnhưng họ không thể có tăng trưởng lâu dài và bền vững.

Những ảnh hưởng của công nghệ đến tăng trưởng kinh tế tùy thuộc vào sự

phon thịnh về kinh tế của từng quốc gia Vào giai đoạn dau, kha năng phát triển

kinh tế thường phụ thuộc vào chuyên giao công nghệ từ nước ngoài Các quốc

gia có tốc độ phát triển kinh tế cao hon sẽ chuyền đến giai đoạn phô biến côngnghệ Với các quốc gia phát triển cao hơn nữa, bản thân họ sẽ trở thành những

người sáng tạo công nghệ mới đề duy trì tăng trưởng kinh tế cao.

Theo tác giả Porter (1990), năng lực cạnh tranh của một quốc gia có thểtrải qua 3 giai đoạn phát triển thông qua hình thái phát triển của các ngành công

nghiệp Các giai đoạn như sau:

18

Trang 19

Hình 1.1 Các giai đoạn phát triển của năng lực cạnh tranh quốc gia

Định hướng Định hướng Định hướng

theo đâu vào =| theo sức đầu tư = theo đổi mới

Giá đầu vào Hiệu quả Giá trị riêng biệt

Trong giai đoạn định hướng phát triển theo đầu vào, các nhân tố cơ bản

như giá lao động rẻ và việc dé dàng tiếp cận với các nguồn lực tự nhiên là những

nguồn lực quyết định khả năng cạnh tranh quốc gia và là điều kiện để thâm nhậpthị trường quốc tế Các hãng chủ yếu sản xuất các sản phẩm đơn giản, được thiếtkế ở nước khác có trình độ tiến tiến hơn Công nghệ được tích lũy chủ yêu thôngqua nhập khâu, dau tư trực tiếp nước ngoài và bắt chước Trong giai đoạn naycác công ty cạnh tranh chủ yếu dựa trên giá cả và khả năng liên hệ với kháchhàng Các doanh nghiệp tập trung vào lắp ráp, sản xuất dựa vào lao động rẻ vàkhai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Trong giai đoạn định hướng phát triển theo đầu tư, hiệu quả trong việc sản

xuất sản phẩm và và dịch vụ trở thành nguồn lực chính của lợi thế cạnh tranh.Các sản phẩm và dịch vụ đã phức tạp hơn nhưng công nghệ và thiết kế chủ yếu

vẫn du nhập từ nước ngoài hay bắt chước Tuy nhiên, trong giai đoạn này cácquốc gia không chỉ thu nạp công nghệ nước ngoài mà bắt đầu phát triển năng lựcdé có thé cải tiễn công nghệ Cũng trong giai đoạn này, nền kinh tế tập trung vào

sản xuất và thực hiện các dịch vụ lắp ráp dé xuất khẩu.

Trong giai đoạn định hướng phát triển theo đổi mới, khả năng sản xuất

các sản phâm và dịch vụ với công nghệ hàng đầu sử dụng các phương pháp tối

ưu trở thành nguồn cạnh tranh chủ đạo quốc gia Thể chế và các biện phápkhuyên khích hỗ trợ đổi mới rất phát triển Các công ty cạnh tranh dựa vào chiến

lược riêng biệt và có phạm vi toàn cầu.

Để tăng cường sự thịnh vượng, một quốc gia bắt buộc phải chuyển đổi

phương thức cạnh tranh từ lợi thé so sánh (dua vào lao động rẻ hay nguôn tàinguyên thiên nhiên sẵn có) sang lợi thế cạnh tranh dựa trên các sản phẩm riêng

biệt và năng suât cao Điêu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự đâu tư đúng

19

Trang 20

hữu hiệu cải thiện khả năng cạnh tranh của DN.

Những lập luận trên xác nhận vai trò quan trọng của hoạt động ĐMCN

trong việc thay đôi hình thức DN cạnh tranh dé dat vị trí cao hơn trên thi trường.

1.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.1 Lý luận chung về doanh nghiệp

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội

Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29-11-2005, có hiệu

lực từ ngày 01-7-2006, thay thế Luật Doanh nghiệp đã ban hành năm 1999, Luật

Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 và Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996, một

số khái niệm cơ bản về DN sản xuất công nghiệp được thống nhất như sau:

- Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giaodịch ôn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục

đích thực hiện các hoạt động kinh doanh (Diéu 4).

- Kinh doanh là việc thực hiện liên tục, một số hoặc tat cả các công đoạn

của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ

trên thị trường nhằm mục dich sinh lợi (Điều 4).

Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh cácngành nghề mà pháp luật không cắm Trên thực tế khái niệm DN được hiểu là

dùng chung đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinhtế, các loại hình tổ chức, các ngành nghề khác nhau, có tư cách pháp nhân.

- Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên

20

Trang 21

50% vốn điều lệ Hiện tại ở Việt Nam có loại hình doanh nghiệp 100% vốn Nhà

nước, đoanh nghiệp có trên 50% vốn Nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn

(TNHH) một thành viên 100% vốn Nhà nước.

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành

viên có thé là tổ chức, cá nhân Số lượng thành viên không vượt quá 50 Thanhviên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanhnghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp Phần vốn góp của

thành viên chỉ được chuyền nhượng theo quy định của Luật doanh nghiệp.

- Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc

một ca nhân làm chủ sở hữu Chủ sở hữu công ty chỊu trách nhiệm về các khoản

nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty.Công ty TNHH không được quyền phát hành cô phiếu.

- Công ty cô phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thànhnhiều phan bằng nhau gọi là cổ phần Cổ đông có thé là tổ chức hoặc cá nhân cócô phần Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa Cổ

đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tai sản khác của doanh

nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Cổ đông có quyên tự do chuyển nhượng cô phần của minh cho ngườikhác Công ty cô phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy độngvốn Công ty cô phần có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi vàcác loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.

- Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất hai thành

viên là chủ sở hữu chung của công ty ,cùng nhau kinh doanh dưới một tên

chung Ngoài các thành viên hợp danh còn có các thành viên góp vốn Thành

viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm băng toàn bộ tải sản của mình về

các nghĩa vụ của công ty Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản

nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty Công ty hợp danhkhông được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nảo.

- Doanh nghiệp tư nhân là một doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ vàtự chịu trách nhiệm băng toàn bộ tài sản của mình vê mọi hoạt động của doanh

21

Trang 22

nghiệp Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ một loại chứng

khoán nào Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

- Nhóm công ty là tập hợp công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhauvề lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dich vụ kinh doanh khác Nhóm

công ty bao gồm các hình thức: Công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế và

các hình thức khác.

- DN có vốn đầu tư nước ngoài là DN do nhà đầu tư nước ngoài thành lập

dé thực hiện đầu tư tại Việt Nam hoặc DN Việt Nam do nha đầu tư nước ngoài

góp vốn, mua cô phần, sáp nhập, mua lại.

- DN công nghiệp là DN trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, kinh

doanh các sản phẩm công nghiệp.

- Hộ kinh doanh (hộ cá thể, hộ gia đình) là cơ sở sản xuất kinh doanh quy

mô gia đình, có sử dụng thường xuyên dưới 10 lao động (theo Nghị định

43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về Dang ký DN).

Trong phạm vi nghiên cứu có giới hạn, luận văn tập trung vào loại hình

DNNVV, chiếm số lượng đông nhất và đóng góp ngày càng lớn cho xã hội,nhưng rất dé bị tốn thương trong thời kỳ hội nhập Tiêu chi DNNVV được xác

định ở phần sau đây.

1.2.2 Tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo Điều 03 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009

của Chính phủ định nghĩa về DNNVV: DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh

độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng kỷ khôngquá 100 tỷ dong hoặc số lao động trung bình hang năm không quá 300 người.

Khu vực Công nghiệp và xây dựng:

- DN vừa là DN có tông nguồn vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng vàsố lao động từ trên 200 người đến 300 người.

- DN nhỏ là DN có tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đồng trở xuống và số laođộng từ trên 10 người đến 200 người.

Khu vực Thương mại và dịch vụ:

22

Trang 23

- DN vừa là DN có tổng nguồn vốn từ trên 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng và

số lao động từ trên 50 người đến 100 người.

- DN nhỏ là DN có tổng nguồn vốn từ 10 tỷ đồng trở xuống và số laođộng từ trên 10 người đến 50 người).

Tuy nhiên, theo Thông tư số 16/2013/TT-BTC ngày 08/02/2013 của Bộ

Tài chính hướng dẫn thực hiện việc gia hạn, giảm một số khoản thu Ngân sáchNhà nước theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính

phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị

trường, giải quyết nợ xấu, quy định cách xác định DNNVV là: DN đáp ứng dayđủ các tiêu chí về lao động sử dụng dưới 200 lao động và doanh thu tính thuế

thu nhập DN 2012 không quá 20 tỷ đồng được xác định căn cứ vào chỉ tiêu“doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ” Điều này đã gây nhiều bắt cập,chưa thống nhất trong việc thực hiện các chính sách ưu đãi cho DN.

Trong luận văn này tiêu chí DNNVV tuân theo tinh thần Điều 03 Nghịđịnh số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ.

1.2.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNNVV gop phan quan trọng trong việc giải phóng và phát triển sức sản

xuất, huy động và phát huy được nội lực vào xây dựng và phát triển kinh tế - xãhội Góp phan đáng kế vào việc phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân

sách, tạo nhiều việc làm, xoá đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hộikhác Vai trò của DNNVV ngày càng lớn đối với nền kinh tế - xã hội được thể

hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất, các DNNVV đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinhtế Các DNNVV ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng GDP do số lượng

doanh nghiệp ngày càng nhiều và phân bổ rộng khắp trong hầu hết các ngành,

các lĩnh vực và địa phương DNNVV được coi là xương sống của nền kinh tế.

Thứ hai, góp phân làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việc nhiều DN, chủ

yếu là các DNNVV được thành lập tại các vùng nông thôn, vùng miễn núi, vùng

sâu, vùng xa sẽ làm giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp va tăng tỷ trọng nganh

công nghiệp, dịch vụ Điêu này sẽ giúp cho việc chuyên dịch cơ câu của toàn bộ

23

Trang 24

nền kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành

công nghiệp và dịch vụ.

Thứ ba, các DNNVV tạo ra nhiều việc làm mới, góp phan xoá đói giảm

nghèo Việt Nam là một nước đang phát triển, có mật độ dân số cao, lực lượng

lao động tăng nhanh, quy mô vốn tích luỹ nhỏ vì vậy phát triển DNNVV ở nướcta là một lựa chọn đúng đắn trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các DN lớn trong việc tạo racác công việc Tuy nhiên, thực tế cho thấy các DNNVV lai là những đối tượngtạo ra nhiều việc làm cho xã hội.

Thư tư, làm tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nên kinh tế Sự ra

đời của các DNNVV đã làm tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế Với sự tồn tạicủa nhiều DN hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực sẽ làm giảm tính độcquyền và buộc các DN phải chấp nhận cạnh tranh, phải liên tục đổi mới dé có

thé tồn tại và phát triển Với tính linh hoạt của mình, các DNNVV cũng sẽ tạo

sức ép cạnh tranh thậm chí với các công ty lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia.Đồng thời nhiều DNNVV còn đóng vai trò là vệ tinh cho các DN lớn, thúc day

quá trình chuyên môn hoá.

Thứ năm, đóng góp vào quá trình tăng tốc độ áp dụng công nghệ mới.

Với sự linh hoạt của mình, các DNNVV là người đi tiên phong trong việc áp

dụng các phát minh về công nghệ mới cũng như sáng kiến về kỹ thuật Do áp

lực cạnh tranh nên các DNNVV thường xuyên phải cải tiến công nghệ, tạo sự

khác biệt để có thể cạnh tranh thành công Mặc dù không tạo ra được những

phat minh, sáng kiến mang tính đột phá nhưng nó là những tiền dé cho sự thayđổi về công nghệ.

Thứ sau, các DNNVV có khả năng hợp tác với các DN lớn Quá trình thay

đổi nhanh chóng về công nghệ trong những năm qua cùng với công cuộc đổi

mới nền kinh tế ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá đã thúc đây sự hợp tácvà kết hợp chặt chẽ giữa các cộng đồng DN: lớn, nhỏ và vừa dưới nhiều hình

thức khác nhau Thứ nhất là liên kết DN theo hình thức mạng lưới, thường đượcxây dựng trên cơ sở chuyên môn hoá các công đoạn của quá trình sản xuất kinhdoanh bắt đầu từ khâu cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, các giai đoạn của quátrình sản xuất và quá trình tiêu thụ, phân phối sản phẩm Mạng lưới liên kết các

DN từ quy mô nhỏ, vừa đến DN lớn thông qua quan hệ trao đổi thông tin, quan

hệ giao dịch thương mại, quan hệ thầu phụ công nghiệp, quan hệ mạng lướiphân phối tiêu thụ hàng hoá Thứ hai, liên kết DN theo hình thức cụm công

24

Trang 25

nghiệp, khu công nghiệp Đây là hình thức liên kết dựa trên yếu tố gần gũi về

địa lý giữa các DN trong cùng một khu vực Nhà nước có vai trò đưa ra các

chính sách khuyến khích, chủ động phát triển cơ sở hạ tầng các khu côngnghiệp, cụm công nghiệp là tiền đề quan trọng cho việc hình thành các kết caucông nghiệp theo khu vực địa lý dạng này Thứ ba là dạng liên kết dưới hìnhthức đối tác kinh doanh chiến lược Hình thức liên kết này tạo điều kiện cho cácDNNVV nâng cao trình độ quản ly và phát trién được năng lực công nghệ.

Các DNNVV là tiền dé tạo ra các DN lớn, đồng thời làm lành mạnh môi

trường đầu tư và kinh doanh.Véi những DN thành công, quy mô của DN sẽđược mở rộng và nhiều DN trong số này dần trở thành DN lớn, các tập đoànkinh tế Ngoài ra với số lượng lớn, rào cản tham gia thị trường không lớn thì sẽ

luôn có nhiều DN mới tham gia vào thị trường, đồng thời cũng có nhiều DN sẽ

bị phá sản do hoạt động kinh doanh không hiệu quả Đối với DN quy mô nhỏ thìviệc rút lui sẽ không gây tác động đến nền kinh tế, nhưng với DN lớn hay mộttập đoàn thì việc rút lui này lại có tác động lớn cả về mặt kinh tế và xã hội.

Các DNNVV là tiền đề tạo ra môi trường văn hoá kinh doanh mang tính

kinh tế thị trường, tạo ra những nhà kinh doanh giỏi Đây là điều cần thiết vớiBến Tre hiện nay Trong giai đoạn kinh tế kế hoạch hoá tập trung khá lâu, môi

trường kinh doanh mang tính thị trường gần như không tồn tại hoặc không có cơ

hội phát triển, đội ngũ doanh nhân giỏi, có khả năng điều hành các DN trongđiều kiện quốc tế hoá và hội nhập kinh té quéc té han ché Vi vay, viéc tao ra

một môi trường văn hoá kinh doanh mang tinh thi trường cũng như đội ngũ các

nhà kinh doanh giỏi là điều kiện quan trọng dé Việt Nam hội nhập thành công.1.3 Công cụ thuế

1.3.1 Khái niệm về thuế

Trên góc độ kinh tế học, người ta cho rằng thuế là một biện pháp đặc biệt,

theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình dé chuyển một phần nguồn lựctừ khu vực tư sang khu vực công, nhằm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội

của Nhà nước.

Trên giác độ phân phối thu nhập thì thuế là hình thức phân phối và phânphối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quỹtiền tệ tập trung của nhà nước dé dap ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện

các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.

25

Trang 26

Trên giác độ người nộp thuế, thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc

mà mỗi tô chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo luật địnhdé dap ứng nhu cầu chi tiêu việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ Nhà nước.

Như vậy, các quan niệm trên đều đề cập đến các nội dung cơ bản như:nguồn lực chuyền giao, quyén lực Nha nước va chức năng, nhiệm vụ của Nhanước Một trong các khái nệm về thuế được thừa nhận chung là:

Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các pháp nhân, thể nhân cho

Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính

chất hoàn trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn xã hội.

Ngoài các khoản thu về thuế, Nhà nước còn thu các khoản phí và lệ phí.Đây là các khoản thu mà một tô chức hay cá nhân phải trả khi được cơ quan nhànước hoặc tổ chức, cá nhân được Nhà nước uỷ quyền cung cấp các hàng hoá,

dịch vụ công cộng.

1.3.2 Chức năng, vai trò của thuế

1.3.2.1 Huy động nguon lực tài chính cho Nhà nước

Thuế là phương tiện dé Nhà nước tập trung một phan tổng sản phẩm quốcnội (GDP) vào Ngân sách Nhà nước (NSNN), thể hiện băng tỷ lệ phần trăm

GDP được động viên vào NSNN Trên cơ sở đó, Nhà nước chi tiêu dé duy tri suton tại va thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội của mình (chi quảnlý hành chính Nhà nước, chi đầu tư phát triển, chi quốc phòng an ninh, cung cấphang hoá công cộng ) Hiện nay, thuế là nguồn thu có tỷ trọng lớn nhất trong

tổng thu NSNN của các nước có nền kinh tế thị trường.

Việc huy động số thu cho NSNN gan liền với chức năng, nhiệm vụ của cơ

quan hành chính nhà nước: nếu chỉ thực hiện nhiệm vụ chi cho hoạt động hành

chính thì số thu sẽ được huy động ở mức độ thấp, nếu Nhà nước đảm nhiệmcung cấp một số dịch vụ công cộng thì số thu cần huy động sẽ nhiều lên Tuy

nhiên, các nguồn thu huy động vào NSNN không phải lúc nào cũng cân đối vớinhu cầu chi tiêu của Nhà nước, nếu việc chi tiêu của Nhà nước lớn hơn cácnguôn thu huy động được thi sẽ dẫn tới tình trạng bội chi NSNN Bội chi NSNNvới tỷ lệ cao, quy mô lớn có thể gây ra lạm phát, tăng lãi suất thị trường, cản trở

26

Trang 27

đầu tư Vì vậy, việc xác định mức huy động GDP vào NSNN (thuế đóng vai trò

quan trọng) cũng như tỷ lệ bội chi hợp lý sẽ góp phan làm lành mạnh tài chính

Nhà nước, góp phần 6n định và tăng trường kinh tế quốc gia.

1.3.2.2 Điều tiết vĩ mô nên kinh tế

Trong khi huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước thì thuế cũng thực

hiện điều tiết kinh tế thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau,xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế, xây dựng các mức

thuế phải nộp phù hợp , qua đó kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo

chung, phù hợp với lợi ích của xã hội Việc điều tiết kinh tế của thuế gan liền

với vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước, Nhà nước sử dụng thuế dé

tác động đến nền kinh tế quốc dân: điều chỉnh chu kỳ kinh tế, cơ cấu ngành, khu

vực và từng vùng lãnh thô Cụ thé:

- Điêu chỉnh chu kỳ nên kinh tế: đây là một trong những nội dung quantrọng của quá trình sử dụng công cụ thuế điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế Trongnên kinh tế thị trường thì sự phát triển theo chu ky là điều không thé tránh khỏi.Đề đảm bảo tốc độ tăng trưởng én định, Nha nước đã sử dụng thuế dé điều chỉnhquá trình đó Trong những năm khủng hoảng và suy thoái kinh tế, Nhà nước có

thé hạ thấp mức thuế, tao ra những điều kiện ưu đãi về thuế thuận lợi nhăm kíchthích nhu cầu tiêu dùng dé tăng đầu tư và mở rộng sức sản xuất Điều đó có thểđưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng nhanh chóng Ngược lại, trong thời kỳphát triển quá mức, có nguy cơ dẫn đến mat cân đối, bằng cách tăng thuế, thu

hẹp đầu tư, Nhà nước có thé giữ vững nhịp độ tăng trưởng theo mục tiêu đặt ra.- Thuế góp phan hình thành cơ cấu ngành hợp ly theo yêu cầu của từng

giai đoạn phát triển nền kinh tế Bằng việc ban hành hệ thống thuế, Nhà nước sẽquy định đánh thuế hoặc không đánh thuế, đánh thuế với thuế suất cao hoặc thấp

vào các ngành nghề, các mặt hàng cụ thể Thông qua đó Nhà nước có thể thúc

đây sự phát triển của những ngành kinh tế quan trọng hoặc san bằng tốc độ tăngtrưởng giữa chúng, đảm bảo sự cân đối giữa các ngành nghề trong nền kinh tế.

- Diéu chỉnh tích luỹ tư bản: sản xuất chiễm hữu và tư bản hoá lợi nhuận

luôn luôn là mục đích cơ bản của hoạt động kinh doanh trong nên kinh tế thị

27

Trang 28

trường, Nhà nước cần sử dụng thuế dé điều chỉnh sự tích luỹ đó phù hợp lợi ích

kinh tế của các chủ thé kinh tế và lợi ich xã hội Mặt khác, sự phát triển nền kinh

tế luôn đòi hỏi phải tăng nhanh vốn dau tư cơ bản, dé phát triển nền kinh tế quốc

dân, Nhà nước cần phải khuyến khích tích luỹ và tích tụ trong các doanh nghiệp,dé tạo ra nguồn von đầu tư Việc thay đôi các chính sách thuế của Nhà nước cóthé ảnh hưởng đến quy mô va tốc độ tích luỹ tư bản, do đó tác động đến quatrình đầu tư phát triển kinh tế.

- Thuế góp phan bảo hộ nên sản xuất trong nước Thông qua điều chỉnh

mức thuế xuất thuế xuất khẩu, thuế nhập khâu mà gây nên áp lực tăng giá hàng

nhập khẩu, giảm kha năng cạnh tranh so với hàng sản xuất trong nước, từ đóđiều chỉnh khối lượng hàng hoá đưa ra thị trường và đưa vào dé thực hiện bảohộ nền sản xuất trong nước và bảo vệ lợi ích của thi trường nội dia.

Tác động điều tiết vĩ mô nền kinh tế của thuế chỉ đem lại hiệu quả thiếtthực khi công cụ thuế được Nhà nước áp dụng theo các phương pháp điều chỉnhthích hợp đến các đối tượng điều chỉnh của thuế Trong thực tiễn thế giới có rấtnhiều phương thức Nha nước sử dụng công cụ thuế dé tác động đến nền kinh tế.Có thé chi ra một số phương pháp điều chỉnh chủ yếu của thuế như sau:

- Thay doi thuế suất:

Thông qua việc quy định đánh thuế với thuế suất cao hay thấp vào các đối

tượng chịu thuế, Nhà nước tác động đến mối quan hệ giữa cung, cầu trên thị

trường, làm ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư của doanhnghiệp và dân cư, từ đó thực hiện điều tiết vĩ mô nền nền kinh tế.

- Ap dụng các biện pháp uu đãi thuế:

Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể cũng như yêu cầu, mục tiêu của nền kinhtế từng thời kỳ, Nhà nước có thé thực hiện ưu đãi thuế, tạo điều kiện thuận lợitrong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế dé kích thích tăng tích luỹ

và tích tụ vốn trong các doanh nghiệp và dân cư, góp phần đây mạnh dau tư vatăng trưởng kinh tế.

28

Trang 29

1.3.2.3 Điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội

Thuế là công cụ dé Nhà nước can thiệp vào quá trình phân phối thu nhập,

của cải của xã hội, hạn chế sự chênh lệch lớn về mức sống, về thu nhập giữa các

tầng lớp dân cư trong xã hội.

Việc điều hoà thu nhập giữa các tầng lớp dân cư có thể được thực hiệnthông qua các sắc thuế trực thu, điều tiết trực tiếp thu nhập của người nộp thuế(thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp ), đặc biệt thuế thu nhập cá

nhân có sử dụng thuế suất luỹ tiến sẽ có tác dụng rất lớn trong vấn đề điều tiết

thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.

Ngoài ra, việc điều hoà thu nhập có thể được thực hiện một phần thôngqua các sắc thuế gián thu Ví dụ như thuế tiêu thụ đặc biệt, loại thuế này có đốitượng chịu thuế chủ yếu là các hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng cao cấp, đắt tiền, các

hàng hoá, dịch vụ này thông thường chỉ có những người có thu nhập cao trong

xã hội mới có thê sử dụng và hoặc sử dụng nhiều, qua đánh thuế điều tiết bớtmột phan thu nhập của họ.

1.4 Thuế suất

1.4.1 Khái niệm về thuế suất

Thuế suất là mức thuế phải nộp trên một đơn vị khối lượng chịu thuế.

Định mức thu thuế (tỉ lệ %) tính trên khối lượng thu nhập hoặc giá trị tài sảnchịu thuế Thuế suất có các loại: thuế suất lũy tiến, thuế suất tỉ lệ thuận, thuếsuất có định tuyệt đối, thuế suất luỹ thoái.

Thuế suất luỹ tiến là việc đánh thuế suất cao hơn khi có thu nhập tăng

hoặc giá tri tài sản chịu thuế tăng.

Thuế suất tỉ lệ thuận là việc đánh thuế với thuế suất như nhau trên tất cả

các khối lượng thu nhập hoặc giá trị tài sản chịu thuế.

Thuế suất cố định tuyệt đối là thuế suất quy định băng số tiền tuyệt đối

cho một hoạt động có thu nhập hoặc một đối tượng chiu thuế.

Thuế suất luỹ thoái là việc đánh thuế với thuế suất giảm khi có thu nhậphoặc giá tri tài sản chịu thuế tăng.

29

Trang 30

1.4.2 Vai trò của thuế suất

Thuế suất được xem là “linh hồn” của một sắc thuế, nó thé hiện tập trung

nhất tác động điều chỉnh của sắc thuế đó đối với đối tượng chịu thuế và đốitượng nộp thuế Đồng thời cũng luôn là vấn đề trọng tâm, tâm điểm của mọi

cuộc cải cách, sửa đôi các đạo luật thuế, góp phần bảo đảm nguồn thu ngân sách

nha nước và bình 6n thị trường.

Thuế suất phản ánh yêu cầu và chỉ rõ mức độ động viên của sắc thuế đến

từng đơn vi của một đối tượng, nhăm điều tiết vĩ mô nền kinh tế (nếu thuế suất

cao có nghĩa là nhà nước không khuyến khích).

Thể hiện quan điểm động viên của Nhà nước đối với từng loại hoạt độngsản xuất kinh doanh, đồng thời cũng là mối quan tâm hàng đầu của người nộpthuế và là "hàng rào thuế quan" để bảo hộ hàng sản xuất trong nước (đối với

thuế suất thuế xuất khâu, thuế nhập khâu) Tuỳ theo từng luật thuế mà người tacó thé áp dụng các dang thuế suất khác nhau như: thuế suất cố định, thuế suất ty

lệ, thuế suất luỹ tiến, thuế suất luỹ thoái.

1.4.3 Phân loại thuế suất

Thuế suất thuế giá trị gia tăng: áp dụng thống nhất theo loại hàng hóa,

dịch vụ ở các khâu nhập khâu, sản xuất gia công hay kinh doanh thương mại.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: là loại thuế suất được áp dụngđánh vào phan thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí liên quan đến thu nhập

của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt: là loại thuế suất Nhà nước dùng đánh lêncác sản phẩm, hàng hóa hạn chế sản xuất và nhập khâu Thuế suất thuế tiêu thụ

đặc biệt không phân biệt hàng hóa nhập khâu hay hàng hóa sản xuất trong nước.

Thuế suất thuế xuất khâu, nhập khẩu được quy định đối với từng loại hànghóa, được định trong biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Luật thuế xuất nhập

khẩu Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu tùy theo yêu cầu điều tiết của nha nướctrong từng thời kỳ Hàng hóa cần khuyến khích xuất khâu, nhập khẩu thì thuế

suất thấp Hàng hóa không khuyến khích xuất khâu, nhập khâu thì thuế suất cao.

30

Trang 31

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đượcthiết kế theo biêu lũy tiến từng phần và cho từng đối tượng nộp thuế đối với thu

nhập thường xuyên và có sự phân biệt loại thu nhập đối với thu nhập khôngthường xuyên và ngoại trừ một sỐ trường hợp đặc biệt.

Thuế suất thuế tài nguyên: Thuế suất thuế tài nguyên được quy định theobiểu khung thuế suất thuế tài nguyên Thuế suất cụ thê đối với dầu thô, khí thiênnhiên, khí than được xác định lũy tiến từng phần theo sản lượng dầu thô, khí

thiên nhiên, khí than khai thác bình quân mỗi ngày.

1.4.4 Ảnh hưởng của các loại thuế lên hoạt động ĐMCN

Hoạt động ĐMCN của DN hiện nay bị tác động bởi các loại thuế là: thuếgiá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khâu Cụ thé:

Thuế giá tri gia tăng: trong các hoạt động DMCN, việc nhập khẩu, mua

bán các thiết bị, nguyên liệu phục vụ là quan trọng nhất và chiếm chi phí rất lớn.Việc áp thuế GTGT lên các phần này như là áp thuế sản phẩm làm cho chi phímua bán thiết bị tăng lên.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: đây là thuế có ảnh hưởng nhiều nhất chohoạt động ĐMCN Hoạt động này được thực hiện từ nguồn kinh phí chủ yếu là

lợi nhuận của DN nói cách khác chính là tái đầu tư Vì thé, nguồn lợi nhuận sauthuế là sẽ quyết định đến việc doanh nghiệp còn vốn dé tái DMCN hay không.

- Thuế nhập khẩu: cũng như thuế GTGT, tác động lên nhiều thiết bị

trong quá trình nhập khẩu.

Như vậy, việc thay đối, áp dung các chính sách về thuế có thé giúp choDN thúc day DMCN trong đó chủ yếu chính là DN có thêm khoản để tái đầu tưhay tiết kiệm chi phí cho DMCN.

31

Trang 32

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG THUE SUAT DE DMCNTRONG CÁC DNNVV VÀ TRONG LĨNH VUC CHE BIEN DUA Ở

TINH BEN TRE

2.1 Giới thiệu tỉnh Bến Tre

Bến Tre là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSCL với diện tíchtự nhiên 2.359,5 km? (chiếm 5,84% diện tích vùng ĐBSCL), có toạ độ địa lý từ

9°48” đến 1120 vĩ độ Bắc và từ 105°57’ đến 106°48’ kinh độ Đông Bến Tre

giáp với các tỉnh Tiền Giang ở phía Bắc, Trà Vinh ở phía Nam và Đông Nam,Vĩnh Long ở phía Tây và Tây Nam và phía Đông giáp biển Đông Dân số trung

bình 1.258.500 người, mật độ dân số 533 ngudi/km’.

Toàn tinh hiện có 09 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm thành phố BếnTre và 08 huyện là Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, MỏCày Bắc, Mỏ Cày Nam và Thạnh Phú) và 164 đơn vị hành chính cấp xã Trungtâm của tỉnh Bến Tre (Thành phố Bến Tre) cách Thành phó Hồ Chí Minh 85 km

(đi ngang qua Tiền Giang và Long An) Các sông lớn như sông Tiền, Ba Lai,Hàm Luông và Cổ Chiên mang phi sa bồi tụ qua nhiều thế ky và đã chia địa

hình Bến Tre thành ba dai cù lao lớn là cù lao An Hóa, ct lao Bảo và cù laoMinh Nhìn trên bản đồ, tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt mà đầu nhọn nằm ở

thượng nguồn, các nhánh sông lớn giống như nan quạt xòe rộng ra ở phía Đông.

Quy mô GDP

Quy mô GDP năm 2012 đạt 32,87 ngàn ty đồng (năm 2010 là 22 ngàn ty

đồng, năm 2005 là 9,9 ngàn tỷ đồng), chiếm khoảng 6% của vùng ĐBSCL.Trong đó, các ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 50,8%, công nghiệp - xây

dựng 16,6% và dịch vụ 32,6% Thu nhập bình quân đầu người (tính bằng

GDP/nguoi) tăng nhanh từ 17,5 triệu đồng năm 2010 lên 27 triệu đồng năm2012 Tuy nhiên, đến nay Bến Tre vẫn là tỉnh có thu nhập bình quân đầu người

thấp của vùng ĐBSCL.

Cơ cầu GDP của tỉnh có sự chuyên dịch tích cực theo hướng giảm dan tỷ

trọng các ngành nông nghiệp, thủy sản trong GDP của Tỉnh, nhưng vẫn còn

32

Trang 33

chậm so với các tỉnh khác Đến năm 2012, nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷtrọng lớn nhất trong cơ cấu GDP (33,6%), kế tiếp là thủy sản (17,1%), côngnghiệp chế biến (10,7%), thương nghiệp - sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe

máy và đồ dùng cá nhân (9,3%).

Tổng vốn đầu tư phát triển

Tổng von đầu tư thực hiện trên địa ban tăng liên tục trong giai đoạn 2005— 2012 Năm 2012 tổng vốn dau tư phát triển của khu vực Nhà nước và tư nhân

(trong và ngoài nước) là 10.751 tỷ đồng và chiếm 32,9% GDP năm 2012; theo

cơ cấu: vốn Nhà nước chiếm 30,6%, vốn ngoài Nhà nước (trong nước) chiếm59,3% và von FDI chiếm 10,1% tổng số.

Hình 2.1

Cơ cấu vốn đầu tư phát triển năm 2012

trên địa bàn tỉnh Bên Tre

nghiệp ngày càng được chú trọng như: các Hội thảo xúc tiến đầu tư, xúc tiến

thương mại, các lớp tập huấn khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, lớp tập

33

Trang 34

huấn khởi sự doanh nghiệp Da số các DN sản xuất, kinh doanh các ngành nghề,lĩnh vực là thế mạnh của tỉnh như chế biến dừa, thủy sản, sản xuất cây con

giống, nuôi trồng thủy sản, thương mại, dịch vụ, nên có nhiều kinh nghiệm

trong sản xuất, tạo ra các sản phẩm có chất lượng, tiến tới đáp ứng được yêucầu xuất khẩu.

Trong khu vực nông nghiệp có 226 DN, chỉ có 01 DN có tổng nguồn vốnlớn hơn 20 tỷ đồng - đạt chuẩn DN có quy mô vừa, còn lại 225 DN khác có

nguồn vốn nhỏ hơn 20 tỷ đồng - thuộc nhóm quy mô nhỏ, siêu nhỏ Có 50% số

DN có nguồn vốn dưới 1.211 triệu đồng, chỉ có 25% số DN có nguồn vốn trên3.201 triệu đồng Đến 75% số DN có quy mô lao động dưới 20 người.

Khu vực công nghiệp chế biến có 176 DN, có đến 152 DN nhỏ, siêu nhỏ chiếm 86%, có 24 DN quy mô vừa Có 50% số DN công nghiệp chế biến cónguồn vốn dưới 1,5 tỷ đồng, hơn 25% số DN có nguồn vốn trên 6,3 tỷ đồng.Hơn % số DN có quy mô lao động dưới 20 người So với hai tỉnh giáp ranh TiềnGiang và Vĩnh Long, tỉnh Bến Tre có ít hơn về số DN CNCB nhưng lại vượt trộivề số DN trong ngành nông nghiệp.

-Khu vực dịch vụ (bán buôn, bán lẻ và các ngành dịch vụ khác) có sé

lượng DN đăng ký hoạt động nhiều nhất Trong số 967 DN thương mai - dịch vuthì có 928 DN nhỏ và siêu nhỏ về nguồn vốn (dưới 10 tỷ đồng đối DN thương

mại — dich vụ) Đến 75% số DN có quy mô lao động dưới 15 người.

Như vậy, DN Tỉnh chủ yếu là các DN qui mô nhỏ thuộc các lĩnh vực dịch

vụ, buôn bán, sửa chữa; đa số là DN thuộc lĩnh vực tư nhân, DN nhà nước vàFDI thấp Điều này cho chúng ta thấy răng ưu thế tiềm năng phát triển DN thâm

dụng lao động, nhưng trình độ công nghệ thấp, chất lượng sản phẩm, mẫu mã,

bao bì, chủng loại, đạt tiêu chuẩn xuất khâu chưa cao; việc đầu tư dây chuyềnmáy móc thiết bị, mở rộng qui mô sản xuất chưa được quan tâm đúng mức, các

DN chưa định hướng tham gia đầu tư theo qui mô lớn dé cạnh tranh trong va

ngoài nước.

Giá trị sản xuất công nghiệp cả tỉnh năm 2011 là 12.553 tỷ đồng; riêngnăm 2010 là 9.576 tỷ đồng, trong đó các DN công nghiệp tạo ra 5.309 tỷ đồng,

34

Trang 35

chiếm 55% và 45% giá trị sản xuất còn lại là đóng góp từ các cơ sở sản xuất cáthé, hộ gia đình.

Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến năm 2011 đạt 11.926 tỷ đồng; riêng

năm 2010 là 8.964 tỷ đồng, trong đó khu vực trong nước là 7.930 tỷ đồng, khuvực có vốn đầu tư nước ngoài là 1.034 tỷ đồng - chỉ chiếm khoảng 12% trongtong giá trị sản xuất công nghiệp của Tinh Sản phẩm chủ yếu là thủy hải sản

đông lạnh, các sản pham chế biến từ dita , thủ công mỹ nghệ Như vậy, mặc dù

Tinh đã đầu tư nhiều trong quá trình chuyên dich cơ cấu vào việc hình thành khu

công nghiệp và cụm công nghiệp nhưng khả năng thu hút FDI còn hạn chế và dovậy chưa sử dụng hết tiềm năng đất đai, lao động tại địa phương.

Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: tính đến tháng 9-2012, trên địa

bàn tỉnh có 41 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 309 triệu USD,

trong đó có 16 dự án trong khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư đăng ký là 249triệu USD; 25 dự án ngoài khu công nghiệp, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 60triệu USD Các dự án FDI thuộc các lĩnh vực chế biến sản phâm từ dừa, dệt

may, hải sản, thức ăn chăn nuôi, linh kiện ô tô, dược phẩm Đa số nhà đầu tư

đến từ Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Bi trong đó Thái

Lan đang giữ vị trí số 01 về dự án cũng như vốn đầu tư (Nguồn Báo cáo UBNDtỉnh Bến Tre)

2.2.2 Những đóng góp chủ yễu của các DNNVV Bến Tre

- Tạo ra các ngành nghề, sản phẩm hàng hoá chủ lực của địa phương:các DNNVV trên địa ban tỉnh hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác

nhau nhưng hình thành một số nganh nghé, san pham mũi nhọn ở địa phương

như: chế biến và xuất khẩu thủy sản, may mặc, sản xuất kẹo, sản xuất chỉ xơdừa, nuôi trồng thủy sản và quản lý nuôi, khai thác và tiêu thụ nghêu.

- Đóng góp vào thu ngân sách Nhà nước hàng năm: DNNVV là lực lượng

chủ yếu đóng góp vào nguồn thu ngân sách Nhà nước, tốc độ hang năm tăng

nhanh Đây chính là điều kiện dé thực hiện các mục tiêu đầu tư, các kế hoạchphát triển kinh tế xã hội của địa phương Riêng năm 2012, tổng thu đạt 54,57%so với dự toán, nguyên nhân là do thực hiện giãn thu thuế thu nhập DN nhằm

35

Trang 36

tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường thời suy thoáikinh tế, theo tinh thần Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ.

Bảng 2.1 Số nộp ngân sách Nhà nước của các DNNVV từ 2008 -2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2012Đơn vị

Toàn tỉnh 2.678 | 139.487

Cuc thué 448 | 93.675Thanh phố 1.052] 22.943

ø Năm 2008 s Năm 2010au Năm 2009 ø Năm 2011

au Năm 2010 s Năm 2012

Năm 2011ø Năm 2012

Nguồn: Cục thuế tỉnh Bến Tre

Bảng 2.2 Thực trạng thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh

Nguồn: Cục thuế tỉnh Bến Tre

Trang 37

- Tạo việc lam và thu nhập cho người lao động: các DNNVV đã tao được

nhiều việc làm cho người lao động, đến cuối năm 2012 số lao động làm việctrong các DN khoảng 50.000 người (trong đó, số lao động làm việc trong các

doanh nghiệp ngoài nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 47.000người, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước khoảng 3.000

người Các doanh nghiệp đã thu hút được nhiều lao động từ khu vực nông thôn,gop phần thúc đây chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo

hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần xoá đói giảm nghèo, giảm bớt

các tệ nạn xã hội.

- Đóng góp về xuất khẩu và thu ngoại tệ: Cùng với sự nỗ lực của các

doanh nghiệp và chính sách khuyến khích về hoạt động kinh doanh xuất khâu

của Nhà nước, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng xuấtkhẩu như: chế biến hàng nông sản, thuỷ sản, làm cho sản phẩm hang hoá xuất

khâu của tỉnh ngày càng đa dạng hơn.

Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hàng năm đã đóng gópđáng kế vào kim ngạch xuất khẩu chung của địa phương, năm 2012 đạt 435,4triệu USD gap 4,5 lần năm 2005 đạt 95,1 triệu USD.

- Tham gia thực hiện các chính sách xã hội: nhiều DNNVV đã có những

đóng góp tích cực vào công tác xã hội của địa phương như giải quyết việc làm

cho hang vạn lao động; chăm sóc, phụng dưỡng ba mẹ Việt Nam anh hung; ủng

hộ các quỹ như: Ngày vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ hỗ trợ nạn

nhân chất độc da cam, quỹ khuyến học, cũng như tham gia vào các chương

trình an sinh xã hội khác ở địa phương.

2.3 Thực trạng hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp chế biến dừa

tỉnh Bến Tre

2.3.1 Thực trạng hoạt động và phát triển

Bến Tre là tỉnh có quy mô dừa lớn nhất cả nước và được trồng tập trung

thành vùng nguyên liệu lớn Trước năm 2005, diện tích dừa Ổn định trong

khoảng 37.000 ha - 38.000 ha Sau đó tăng nhanh và đạt đến 55.870 ha vào năm

2011 (chiếm 31,14% diện tích đất nông nghiệp của tinh) và đạt khoảng 58.440

37

Trang 38

ha năm 2012 (chiếm hơn 50% vùng ĐBSCL, gần 40% của cả nước), trong đódiện tích đang cho thu hoạch là 41.535 ha Toàn tỉnh có 163.082 hộ trồng dừa,sản lượng dừa năm 2010 là 420 ngàn tấn, gấp 2 lần sản lượng năm 1999, Năng

suất dừa Bến Tre khá cao so với chuẩn quốc tế, vào khoảng 9.703 trái/ha/năm,cao hơn so với năng suất dừa Ấn Độ và Sri Lanka.

Tỉnh hiện có các vùng chuyên canh dừa, dừa xen cây ăn trái (cây có múi,

măng cụt ) và dừa xen cây ca cao Ngành dừa (trồng dừa, hái, thu gom, sơ chế

dừa khô, chế biến sản phẩm từ cây dừa ) tạo việc làm trực tiếp cho khoảng

66.556 ngàn lao động địa phương (53.707 lao động trồng dừa, sơ chế dừa trái

khô, 12.849 lao động công nghiệp chế biến sản phẩm từ dừa), chiếm 9% laođộng đang làm việc trong nên kinh tế của Tinh Phan lớn là lao động phô thông,

không có trình độ chuyên môn kỹ thuật hay cho người nghèo tại địa phương và

tham gia ở các khâu trồng, hái, thu gom, vận chuyên, sơ chế Cho thấy vai trò rất

quan trọng của ngành dừa trong việc tạo ra việc làm, thu nhập và bảo đảm sinh

kế cho người nghèo, lao động nông thôn ở Bến Tre Như vậy, ngành dừa là mộtngành đặc biệt vừa mang tính truyền thống, vừa thu hút được việc thâm dụng laođộng, và vừa có khả năng tạo ra giá trị xuất khẩu cho Bến Tre Tuy vậy cây dừa

đang đối diện với các khó khăn: độc quyền thu mua do tiêu thụ tươi, các sản

phẩm chế biến từ dừa chưa đạt độ sâu và tính da dạng để có khả năng cạnh tranh

với các quốc gia khác có trồng dừa.

2.3.2 Thực trang phát triển ngành chế biến dừa Bến Tre

Ngành công nghiệp chế biến đừa ở Bến Tre tuy mới hình thành không lâu,

nhưng đã có sự phát triển nhanh, khá chắc chăn và phong phú về mặt hàng.

Công nghiệp chế biến dừa đã tiêu thụ 85,74% tổng lượng dừa thu hoạch trên địabàn tỉnh và chiếm tỷ trọng khá lớn so với ngành công nghiệp chế biến, được

xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Theo số liệu tổng hợp thống kê và điều

tra ngành chế biến dừa giai đoạn 2005 - 2010 và năm 201 1 như sau:

- Số lượng doanh nghiệp và cơ sở chế bién dừa: giai đoạn 2005 - 2010

tăng bình quân 3,04%/năm, từ 1.399 cơ sở và doanh nghiệp năm 2005 tăng lên

1.625 đơn vị năm 2010, chiếm 16,67% số cơ sở ngành công nghiệp Năm 2011

38

Trang 39

tăng lên 1.929 đơn vị, chiếm 15,53% tổng số cơ sở toàn ngảnh công nghiệp,

trong đó có 116 doanh nghiệp, chiếm 44,27% tổng số doanh nghiệp ngành công

nghiệp, số còn lại là 1813 cơ sở kinh doanh cá thê.

Bảng 2.3 Thực trạng cơ sở, lao động ngành công nghiệp chế biến dừa tỉnh Bến Tre

Tỷ trọng

DN chế biến dừaSỐ LAO ĐỘNG

(Nguồn: Báo cáo chương trình phát triển ngành dừa tỉnh Bên Tre, UBND tinh năm 2012)

- Lao động tham gia trong các DN và cơ sở chế bién dừa: chiếm tỷ lệ

kha cao trong lao động ngành công nghiệp, giai đoạn 2005 - 2010 tăng bình

quân 5,8%/nam, từ 15.414 người năm 2005, lên 20.429 người năm 2010, chiếm41,76% tông lao động ngành công nghiệp Năm 2011 tăng lên 22.639 lao động,

chiếm 38,71% tổng số lao động toàn ngành công nghiệp của tỉnh.

Bảng 2.4 Số cơ sở, lao động một số ngành chế biến dừa tỉnh Bến Tre

Sô cơ sở sản xuât công nghiệp

Trang 40

Chỉ xơ dừa; thảm, lưới xơ dừa

Than thiêu kết

Thủ công mỹ nghệ từ dừa

Kẹo dừa

Sản xuất cơ bản từ dừa khác

(Nguồn: Báo cáo chương trình phát triển ngành dừa tỉnh Bến Tre, UBND tỉnh năm 2012)

- Giá trị sản xuất công nghiệp ngành chế biến dừa: tăng đều và giữvững tỷ trọng cao trong cơ cấu chung của ngành Năm 2008 giá trị sản xuấtngành chế biến đừa là 672 tỷ đồng, chiếm ty trọng 23,12% trong tong giá trị sản

xuất của ngành công nghiệp, đến năm 2010 giá trị sản xuất các sản phẩm từ dừa

820 tỷ đồng, chiếm 24,58% so với giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp,giai đoạn 2006 - 2010 tăng trưởng bình quân 13,52%/năm (giá có định 1994)

Bảng 2.5 Cơ cấu, giá trị, sản lượng sản phâm chế biến từ dừa chủ yếu tỉnh Bến Tre

Giá trị | Tỷ trọngThực hiện qua các năm Tăng trưởng sx |GTSX2010

2009 2010 2011 2006-| 2012- | 4649 | Toàn | Chế2010 | 2011 tỉnh | biến

4 5 6 7 8 9 10 |Trđồng| %

Cơm dừa nạo say â 35,040} 44,325 30,305 30,020} 49,500} 8 181,830

Sữa dừa â + ¬ 5,052} 20/291 20,750 50,520Bột sữa dừa A 560 715 426 640 650} 18 6,416Chỉ xơ dừa A 53,110} 68,094) 67,500) = =71,533) 82,500) 4 104.625

Than thiêu kết 4 25,560} 26,475} 28,000} 21/3561 26,200) 10 32,200

Than hoạt tinh â + ¬ 936 4,491 5,200) 44 8,892

Thạch dừa â 6,650} 12,488 14,672) 16,500} 12,000) 58 16,139IMụn dừa a 5,807 6,182 11,690 9037 12,000) 67 9,820

Keo dừa A 14,715) 15350 18100 20,000 16,000) 7 217,200

Tổng GTSX

CN CB Dừa 672,000} 790,000} 820,000) 910,000J 1,030,000)

Ty trọng GTSXCNnganh CBD so với

GTSXCN toan tinh

Giá tri san xuất công nghiệp ngành chế biến dừa 2011 tăng 11% so với năm 2010;

Giá trị sản xuất công nghiệp ngành chế biến dừa 2012 tăng 13,2% so với năm 2011;

(Nguồn: Báo cáo chương trình phát triển ngành dừa tỉnh Bến Tre, UBND tỉnh năm 2012)

40

Ngày đăng: 29/06/2024, 04:30

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN