1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Mạng lưới xã hội của các tiểu thương ở một chợ vùng biên (Nghiên cứu trường hợp chợ Cốc Lếu, tỉnh Lào Cai)

139 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUÓC GIAHANOIL

-TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-======

& -TA THI & -TAM

MANG LUOI XA HOI CUA CAC

TIEU THUONG O MOT CHO VUNG BIEN(Nghiên cứu trường hợp chợ Cốc Léu, tỉnh Lao Cai)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội, tháng 11-2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUÓC GIAHANOIL

-TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-======

& -TA THI & -TAM

MANG LUOI XA HOI CUA CAC

TIEU THUONG O MOT CHO VUNG BIEN

(Nghiên cứu trường hợp chợ Cốc Léu, tinh Lao Cai)

Trang 3

BANG CHU VIET TAT TRONG LUẬN VAN

CTQG Chinh tri Quéc gia

Tr Trang

VHDT Van hóa Dân tộc

VHTT Văn hóa Thông tin

VXH Vốn xã hội

UBND Ủy ban Nhân dân

Trang 4

THONG KE BANG BIEU TRONG LUẬN VAN

Tén bang TrangBang 2.1: Thông kê nguồn gốc hang hóa ở chợ Cốc Léu 41

Bang 3.1: Chợ ở khu Lao Ha Yên năm 1958 43Bang 3.2: Mang lưới chợ ở các huyện, thị tinh Lao Cai 44Bảng 3.3: Số lượng chợ ở tỉnh Lào Cai nam 2011 45

Bảng 3.4: Hệ thống chợ ở thành phố Lào Cai 46

Bảng 3.5: Thông kê ngành hàng và thành phần tộc người buôn bán 53

ở chợ A Cốc Léu, Lào Cai năm 2012

Bảng 3.6: Thông kê số lượng các phường hội của tiểu thương ở chợ 59Bang 4.1: Một số sản phẩm của gia đình người Giáy ban ở chợ Cốc Léu và 88

thị tran Hà Khẩu

Trang 5

MỤC LỤC

DẪN LUẬN

Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nguồn tài liệu của luận văn

Đóng góp của luận văn

Aw FY mm Bo cục của luận văn

Chương 1

TONG QUAN TAI LIEU, CƠ SỞ LÝ THUYET VÀ

PHUONG PHAP NGHIEN CUU

1.1 Lich sử vấn dé

1.I.1 Nghiên cứu của cúc tác giả nước ngoài1.1.2 Nghiên cứu của các tác giả trong nước

1.2 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

1.2.1 Các khái niệm cơ bản dùng trong luận van

1.2.2 Lý thuyết nghiên cứu

1.2.3 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu kết chương 1

Chương 2

VAI TRO DIA - KINH TE CUA CHỢ COC LEU TRONG

MẠNG LUOI CHỢ VUNG BIEN O LAO CAI2.1 Khai quát chung về dia bàn nghiên cứu

22222426

Trang 6

2.2 Bối cảnh kinh tế - xã hội của chợ Cốc Léu

2.2.1 Sự hình thành và phát triển của hệ thong đường sắt ở Lào Cai

2.2.2 Sw phát triển của hệ thông du lịch ở Sa Pa

2.2.3 Sw hiện diện của người Hoa và các tiểu thương người Việt

2.2.4 Một số yếu tô kinh tế - xã hội khác tác động tới chợ vùng biên

2.3 Chợ Cốc Lếu ở vùng biên Lào Cai

MẠNG LƯỚI XÃ HOI CUA CÁC TIỂU THƯƠNG Ở CHỢ COC LEU

3.1 Chợ Cốc Lếu trong mạng lưới chợ vùng biên

3.1.1 Chợ Cốc Léu trong mối liên hệ với các chợ vùng biên3.1.2 Liên hệ và trao đổi hàng hóa

3.1.2.1 Quan hệ mua và bản giữa chợ Coc Léu với các vùng3.1.2.2 Quan hệ mua và ban giữa chợ Cốc Léu với các địa phương

trong tỉnh

3.1.2.3 Quan hệ mua và bản giữa chợ Cốc Léu với các địa phương vàdân tộc ở Trung Quốc

3.2 Quan hệ giữa những người bán hàng trong chợ

3.2.1 Nguon gốc tiểu thương ở chợ Cốc Lễu

3.2.2 Quan hệ xã hội của người bán hàng

3.2.3 Quan hệ bạn hàng giữa các tiểu thương

3.2.4 Quan hệ với người bản hàng rong

3.3 Quan hệ giữa người mua và người bán

3.3.1 Về giá cả và sự lựa chọn

62

Trang 7

3.3.1.1 Đối với người đồng tộc

3.3.1.2 Đối với người dân tộc khác

3.3.2 Uy tín nghề nghiệp và quan hệ tộc người3.3.2.1 Đối với người đông tộc

3.3.2.2 Đối với người dân tộc khác

Tiểu kết chương 3

Chương 4

QUAN HỆ BUÔN BAN XUYEN BIEN GIỚI VÀ MẠNG LƯỚI

XÃ HỘI CỦA TIỂU THƯƠNG

4.1 Quan hệ xã hội của tiểu thương người Việt với người Hoa

4.1.1 Quan niệm của người Hoa trong kinh doanh

4.1.2 Quan hệ với người Hoa ban hàng ở chợ

4.1.3 Quan hệ với người Hoa bán hàng tại Hà Khẩu

4.2 Quan hệ của tiểu thương người Việt với các tộc người khác

4.2.1 Quan hệ của tiểu thương người Việt với bạn hàng và kháchhàng từ Trung Quốc sang

4.2.2 Quan hệ của tiểu thương người Việt với khách du lịch từ TrungQuốc sang

4.3 Quan hệ giữa những người buôn bán nhỏ xuyên biên giới

4.3.1 Nguồn gốc hình thành các nhóm người buôn bán nhỏ xuyên

biên giới

4.3.2 Nhu cau liên kết của nhóm người buôn bán nhỏ trong bối cảnh

thương mại vùng biên

4.3.3 Méi quan hệ của người buôn bán nhỏ với nhau

4.3.4 Mối quan hệ giữa người buôn bán nhỏ và bạn hàng Trung QuốcTiểu kết chương 4

KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ

90909294

Trang 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Danh sách những người cung cấp thông tin

Danh mục công trình có liên quan đến luận văn

Bảng hỏi

Phụ lục ảnh

Sơ đô các khu vực chợ Côc Lêu

98

Trang 9

DẪN LUẬN

1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

Ở Việt Nam, chợ có từ khá lâu đời Day là nơi diễn ra các hoạt động trao đôimua bán hàng hoá, dịch vụ vừa là nơi giao lưu văn hóa thoả mãn nhu cầu sản xuấtvật chất, tinh thần của người dân ở nhiều nơi, từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu,vùng xa, biên giới và hải đảo với quy mô, đặc điểm riêng của từng địa phương Hệthống chợ ở các địa phương có những liên hệ và gắn kết với nhau tạo nên mạng lưới

thị trường.

Mạng lưới thị trường và chợ là một trong những thành tố quan trọng trong nềnkinh tế hàng hóa, có quan hệ hữu cơ với văn hóa đảm bảo đời sống, văn hóa xã hội

và văn hóa nhận thức (tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn ngữ ) Mặt khác, mạng lưới thị

trường và chợ có quan hệ mật thiết với các yếu tố môi sinh (tự nhiên và xã hội), có

giao lưu, tiếp nhận và trao đôi giữa cộng đồng này với cộng đồng khác Điều đó làm

cho mạng lưới thị trường cũng như chợ luôn mang hơi thở của đời sống, có sức sôngmãnh liệt, thích ứng dé sinh tồn và phát triển Cũng như các hoạt động kinh tế khác,mạng lưới chợ và các tiểu thương nổi lên như một hiện tượng kinh tế nỗi trội, phổbiến; đúng như câu nói dân gian lưu truyền “Nhân giai xu thi đạo”, có nghĩa là mọi

người đều đua nhau chạy chợ, đây là hệ thống vi thị trường, có cơ chế tích tiêu hàng

hóa, tiền tệ lưu thông gọn nhẹ, linh hoạt của những người sản xuất và buôn bán nhỏ.Từ trước đến nay, đặc biệt ké từ khi Đổi mới năm 1986 và chính sách mở cửacủa nước ta, các cửa khẩu vùng biên là nơi diễn ra các hoạt động thương mại nhộnnhịp, đem lại thu nhập kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của

cư dân vùng biên giới Trong bối cảnh đó, mạng lưới thị trường cũng như chợ ở hầu

hết các khu vực khác đều có những thay đôi dé thích ứng và phát triển trong bối cảnhnền kinh tế có những chuyển đổi mới Vì vậy, những vấn đề phát triển kinh tế vùng

biên, các trao đôi xuyên biên giới và các mối quan hệ tộc người (QHTN) vùng biên

giới đang trở thành những mối quan tâm lớn đối với các ngành khoa học xã hội.

Nghiên cứu mạng lưới xã hội (MLXH) của tiêu thương ở chợ là chủ đề khá mới

mẻ và hấp dẫn, không chỉ cung cấp những hiểu biết toàn diện về kinh tế và văn hóa

mà còn thấy được sự thay đổi, thích ứng và phát triển của các tộc người trong bối

cảnh kinh tế đất nước có nhiều thay đổi ở từng khu vực cụ thê.

Khu vực biên giới Việt - Trung, trong đó có thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai lànơi không chỉ có đường biên giới giữa hai quốc gia mà còn có những đặc điểm về

Trang 10

lịch sử, kinh tế, văn hóa riêng cần được khám phá Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tếphát triển đầy năng động với các mối giao lưu kinh tế - văn hóa và xã hội xuyên biên

giới, thu hút một số lượng lớn cư dân từ các vùng miền khác đến trao đổi, buôn bánvà sinh sống Nghiên cứu về hoạt động trao đổi, buôn bán của các cư dân ở đây,những năng động trong kinh tế - xã hội và các mỗi QHTN xuyên biên giới có ý nghĩa

đặc biệt quan trọng, không chỉ có đóng góp vào quá trình xây dựng chiến lược phát

triển vùng biên mà còn chú trọng và phát huy nhân tố con người Họ chính là chủthé, là nhân tố lõi trong phát triển bền vững ở khu vực biên giới nước ta.

Thành phó Lào Cai thuộc khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, nơi có hoạt

động thương mại diễn ra sôi động bậc nhất ở nước ta, lại giáp với cửa khâu Hà Khẩu

- Trung Quốc Như vậy, Lào Cai nằm trong khu kinh tế có nền thương mại - dịch vụphát triển, là điểm gặp gỡ, giao thương hàng hóa từ nhiều địa phương trong cả nướctập kết tại đây để xuất khâu sang Trung Quốc, đồng thời là nơi trung chuyển hanghóa từ Trung Quốc về thị trường nội địa nước ta Sự phát triển của các hoạt độngthương mại, trao đổi kinh tế ở vùng biên giới tỉnh Lào Cai đang tạo ra sự chuyênbiến lớn trong kinh tế - xã hội của các tộc người vùng biên, đặc biệt, đây là mảnh đấtmàu mỡ có sức hút kỳ lạ số lượng lớn cư dân từ nhiều nơi trong cả nước về đây démưu sinh Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài “Mạng lưới xã hội của các tiểu thương ởmột chợ vùng biên (Nghiên cứu trường hợp chợ Cốc Léu, tỉnh Lào Cai)” làm đề tài

luận văn thạc sỹ của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu này là làm rõ vai trò địa kinh tế của chợ Cốc Lếu với

mạng lưới chợ ở vùng biên Lào Cai Nghiên cứu tập trung vào tác động của mạng

lưới xã hội đối với hoạt động buôn bán nội vùng và buôn bán xuyên biên giới của cáctiêu thương ở chợ Cốc Lếu Qua đây, tìm kiếm giải pháp trong việc phát huy vai tròcủa chợ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới nước ta, đặc biệt,thế mạnh vùng kinh tế biên mậu trong bối cảnh hiện nay.

Nghiên cứu của chúng tôi hướng tới giải quyết các vấn dé cụ thể sau:

- Nghiên cứu làm rõ vai trò địa - kinh tế của chợ Cốc Lếu với mạng lưới chợ

vùng biên ở Lào Cai.

- Tìm hiểu về QHTN thông qua quan hệ bạn hang, quan hệ người bán hàng vớikhách hàng trong việc xây dựng MLXH của các tiểu thương ở chợ Cốc Léu.

- Tìm hiểu và phân tích MLXH qua quan hệ buôn bán xuyên biên giới của các

tiêu thương thông qua các mối quan hệ với bạn hàng người Hoa từ Trung Quốc sang,

10

Trang 11

quan hệ với các tộc người khác và quan hệ giữa những người buôn bán nhỏ xuyênbiên giới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của dé tai là mạng lưới xã hội hay các quan hệ xã hội cua

các tiêu thương ở chợ vùng biên Mẫu nghiên cứu tập trung vào MLXH của các tiểuthương ở chợ Cốc Lếu, thành phố Lào Cai.

Nghiên cứu tập trung vào một địa bàn cụ thé, chợ Cốc Léu, thành phố Lào Cai.Đây là khu vực trải qua quá trình phát triển kinh tế nhanh và năng động ở khu vựcbiên giới Việt - Trung, đồng thời, là không gian tập trung một lượng lớn cư dân địa

phương và người ngoại tỉnh đến đây tham gia vào hoạt động thương mại Đặc biệt,

kể từ khi tái lập lại tỉnh Lào Cai và Việt Nam - Trung Quốc mở cửa va xúc tién mạnhmẽ các hoạt trao đổi kinh tế ở vùng biên giới từ năm 1991 đến nay đã trở thành độnglực mạnh mẽ để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội ở vùng biên giới.

Địa điểm nghiên cứu

Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu điểm ở chợ Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, tỉnh

Lào Cai Lào Cai là tỉnh biên giới phía Đông Bắc, giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc),

có khu kinh tế cửa khâu Quốc tế Lào Cai lớn nhất cả nước, hoạt động buôn bán xuấtnhập khâu ở đây diễn ra sôi động và phát triển bậc nhất ở nước ta.

Chợ Cốc Lếu có vị trí rất thuận lợi trong hoạt động buôn bán hàng hóa ở biên

giới Chợ có lịch sử hình thành từ rất sớm và có truyền thống buôn bán phát triển.

Hiện nay, chợ Cốc Lếu là chợ lớn và nồi tiếng nhất ở Lào Cai Chợ là điểm đến của

khách du lịch trong nước, du lịch nước ngoai, khách địa phương và các tộc người

thiểu số (TNTS) trong các huyện thị trong tỉnh, đặc biệt là khách du lịch TrungQuốc Các tiểu thương ở chợ Cốc Léu đã xây dựng một MLXH rat tốt, không chi lànhững mối quan hệ trong nước mà còn là mối quan hệ xuyên biên giới, đó là nhữngmỗi quan hệ với ban hàng, chủ hàng, người mỗi và khách hàng người Trung Quốc

Cho nên, chợ Cốc Lếu là điểm nghiên cứu thú vi dé tìm hiểu về MLXH của các tiểu

thương ở chợ vùng biên Lao Cai.

4 Nguồn tài liệu của luận văn

Tài liệu chính của luận văn là tài liệu điền đã dân tộc học, gồm tài liệu phỏngvấn nhanh, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, điều tra hồi cố, các ghi chép quan sát,các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê của phòng ban ở địa bàn khảo sát.

11

Trang 12

Luận văn kế thừa các kết quả nghiên cứu về chợ vùng cao, chợ vùng biên và

văn hóa chợ nói chung và văn hóa chợ vùng cao nói riêng.

5 Đóng góp của luận văn

Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về MLXH của các tiêu thương ở chợvùng biên cụ thé.

Trên cơ sở nguồn tư liệu từ thực địa, luận văn chỉ ra vai trò của MLXH tronghoạt động kinh doanh của các tiểu thương ở chợ vùng biên, cùng với đó là những yêu

tố tác động tới quan hệ của các tiêu thương trong bối cảnh kinh tế - xã hội ở vùng

biên tinh Lào Cai ké từ khi tái thành lập đến nay.

Luận văn góp thêm cơ sở khoa học và những luận cứ thực tế, giúp các nhà kinh

tế, nhà quản lý văn hóa, nhà chính sách có những chính sách phù hợp nhằm pháttriển bền vững kinh tế - văn hóa ở vùng biên.

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đâu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văngồm 4 chương với nội dung như sau:

Chương 1: Tổng quan tài liệu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Vai trò địa - kinh tế của chợ Cốc Léu trong mạng lưới chợ vùng

biên ở Lào Cai

Chương 3: Mạng lưới xã hội của các tiểu thương ở chợ Cốc Léu

Chương 4: Quan hệ buôn bán xuyên biên giới và mạng lưới xã hội của tiểu

12

Trang 13

Chương 1

TONG QUAN TAI LIEU, CƠ SỞ LÝ THUYETVA PHUONG PHAP NGHIEN CUU

1.1 Lich sử van dé

1.1.1 Nghiên cứu của các học giả nước ngoài

Vùng đất biên giới Việt - Trung đã được các nhà truyền giáo và thám hiểm, các

sỹ quan đồn trú, các nhà khoa học đã thu thập nhiều thông tin về khu vực này Đếnnay, các nhà khoa học đã công bố nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử và đặc điểmvăn hóa của các tộc người, phong tục tập quán của cư dân sinh sống tại khu vực biêngiới được biết đến như Bonifacy đã đăng một số nghiên cứu về các dân tộc khác

nhau sinh sống ở khu vực này như: Khảo sát về người Tay ở vùng sông Chay Bắc Bộ

và miễn Nam Trung Quốc (1907), Các nhóm dân tộc vùng sông Chảy (1904),

Chuyên khảo về người Mán Cao Lan (1905) Revue Indochinoise, Các dân tộc tỉnhVan Nam (Revue Indochinoise (1913, S6 19), Người Tay ở biên giới Việt - Trung(Madrolie, 1906, Revue Indochinoise, Số 25,26 & 27), Bắc Bộ các nhóm cu dân ban

địa (E.de Rozario, 1935) Năm 1930 Bi Yuan Zhang trong Thời sự nguyệt bdo đã

đăng bài viết Phong tục tập quán và văn hóa ngôn ngữ của các dân tộc vùng biêngiới Việt Nam (Dẫn theo Nguyễn Thị Lê, 2010) Các công trình nghiên cứu trên mớichỉ dừng lại ở việc miêu tả văn hóa, phong tục tập quán mà chưa đề cập đến nhữngkhía cạnh trong giao lưu, trao đôi hàng hóa của khối cư dân ở vùng biên này.

Đặc biệt, trong thời gian gần đây, những ý tưởng nghiên cứu về hoạt động sinhkế và buôn bán, trao đổi xuyên biên giới cùng với các QHTN xuyên biên giới, nhữngquan hệ về vùng cao Việt Nam và Trung Quốc được Sarah Turner, LauraSchoenberger, Christine Bonnin và một số học giả nước ngoài khác đã có nhữngnghiên cứu về chợ ở vùng cao Việt Nam, tìm hiểu về chợ buôn trâu và vai trò củacon trâu trong đời sống sinh kế của các TNTS ở huyện Simacai, Lào Cai Một nghiên

cứu khác cũng của Sarah Turner về chủ đề buôn bán ở vùng nông thôn tỉnh Vân Namgiáp biên giới Việt Trung Các bài viết này khám phá các mạng lưới và thực tiễnkinh doanh của cư dân vùng biên ở phía Bắc Việt Nam (Turner Sara, 2010).

1.1.2 Nghiên cứu của các học giả trong nước

Từ khi Đồi mới đến nay, hệ thống chợ ở nước ta (cả nông thôn và thành thị) đãphát triển khá mạnh mé, tác động của chợ đến đời sông kinh tế - xã hội ở mỗi cộng

đồng là khác nhau Chợ trở thành trung tâm trao đổi kinh tế, thúc đây các hoạt động

thương nghiệp trong một nên kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển sôi động, đồng thời,

13

Trang 14

là nơi giao lưu văn hóa Hàng hóa nông sản và thủ công nghiệp được sản xuất hàngloạt với khối lượng lớn được mang ra thị trường dé trao đổi, buôn bán, thông quamạng lưới chợ, các làng buôn, các tuyến buôn bán liên vùng đường sông, đường biển

và ven biên giới.

Ở một số địa phương, chợ phát triển thành trung tâm kinh tế vùng/ trung tâm

thương mại dịch vụ, đồng thời là địa phương có sự chuyển đổi kinh tế xã hội mạnh

mẽ theo hướng đô thị hóa, công nghiệp hóa Đặc biệt, vùng miền núi, biên gidi Các

hoạt động trao đổi, buôn bán dường như còn dé dat và thiếu hệ thống, đến nay, các

hoạt động này đã sống dậy và đang hồi sinh, trở thành trung tâm buôn bán sôi động

và đã có những đóng góp tích cực trong nền kinh tế quốc dân.

Các nghiên cứu trong nước đã đề cập nhiều đến chủ đề chợ và những trao đôibuôn bán của các khối cư dân Tuy nhiên, vẫn có ít người quan tâm đến MLXH củanhững người buôn bán, các quan hệ xã hội này diễn ra như thế nào trong bối cảnh

kinh tế, văn hóa và không gian tộc người cụ thé ? Đó là sản phẩm của những mốiquan hệ cá nhân hay được tồn tại bởi những quan hệ duy tình hay duy lý, thậm chícác mối quan hệ truyền thống, vai trò, sức mạnh của các quan hệ cá nhân đối vớinghề nghiệp các tiểu thương ở chợ 2.

Ở Việt Nam, nghiên cứu về chợ và hoạt động trao đổi buôn bán là chủ đề đượcđông đảo các nhà khoa học quan tâm Từ rất sớm, chợ và mạng lưới những ngườibuôn bán đã được các nhà nghiên cứu quan tâm như đối tượng chính của hoạt động

kinh tế trong đời sống sinh hoạt của cư dân.

Những nghiên cứu đầu tiên về chợ và mạng lưới chợ chủ yếu được đề cập dưới

góc độ Sử học, tức tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của hệ thống chợ truyền

thống ở Việt Nam Trước tiên phải kể đến công trình “Thăng Long - Hà Nội thé kỷXVII - XVIII - XIX” của Nguyễn Thừa Hy (1993) đã khái quát mạng lưới chợ, các

hoạt động buôn bán tại chỗ, các tuyến buôn bán liên vùng và buôn bán với nước

ngoài ở Thăng Long thé kỷ XVII - XVIII - XIX Các nghiên cứu về chợ và các mối

quan hệ kinh tế cơ bản ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ khá phong phú Nghiên cứu về

chợ và các mỗi quan hệ kinh tế - văn hóa của vùng cao được đề cập trong một SỐcông trình, trong cuốn “D6 thi cổ Việt Nam” của Viện Sử học (1989), phần viết về“Hoạt động kinh tế và cơ cấu tổ chức cu dân của đô thị Lạng Sơn - Kỳ Lừa”, có đềcập đến chợ Kỳ Lừa về mặt kinh tế - văn hóa, chuyên khảo này đã bước đầu pháchọa một cách khái quát về điện mạo của chợ vùng cao, gợi mở những ý tưởng chocác nghiên cứu sâu hơn “V một số làng buôn ở đông bang Bắc Bộ thé kỷ XVIII -XIX” của Nguyễn Quang Ngọc (1993) nghiên cứu về mô hình làng buôn, một loại

14

Trang 15

làng mà trong khoảng thời gian hàng mấy thế kỷ, đại đa số dân làng lấy việc buônbán làm nghiệp và nguồn sống chính của họ là kinh tế thương nghiệp mang lại, điều

này tác động sâu sắc vào nhiều mặt đời sống của làng.

Trong khoảng từ thập kỷ 70 đến 90 của thế kỷ trước, đã có nhiều công trìnhnghiên cứu về chợ vùng của người Việt đã ra đời Bằng tiếp cận Dân tộc học và tiếpcận liên ngành các nhà nghiên cứu đã có nhiều phát hiện khoa học có giá trị, nhất làlý giải về mối quan hệ chợ làng với kết cấu kinh tế xã hội tiêu nông, lý giải mối quan

hệ của hoạt động buôn bán với ý thức hệ nho giáo và phân tầng xã hội, lý giải vai trò

thực tế của người phụ nữ tiểu nông trong đời sống gia đình và cộng đồng Công trình

“Làng xã Việt Nam - một số vấn đề kinh tế văn hóa xã hội” của tác giả Phan Đại

Doãn (2010) đã đưa ra những kiến giải về chợ làng không những làm giải thé kinh tếtiêu nông làng xã mà còn góp phan củng cố cấu trúc kinh tế truyền thống lay nông

nghiệp làm cơ sở Chợ làng không phải là thành thị mà chỉ là một phần nhỏ của

thành thị hòa trong nông thôn Qua đó, tác giả khang định chợ chính là mắt xích quantrọng trong kết cấu kinh tế - xã hội nông - công - thương, chợ có sức sống bên lâutrong cộng đồng cư dân.

Bên cạnh các công trình này, trên các tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Dân tộc học,

Văn hóa Dân gian đã xuất hiện các công trình chuyên khảo về chợ, mạng lưới chợhay các quan hệ xã hội ở khía cạnh khác nhau có liên quan đến chợ Đặc biệt, quamột số nghiên cứu được tiếp cận dưới góc nhìn Sử học và Dân tộc học của NguyễnĐức Nghinh như “Chợ chùa thé kỷ XVIT' (1979); “Máy nét phác thảo về chợ lang

(qua những tài liệu các thé kỷ XVII, XVII) (1980)”; “Chợ làng, một nhân tố củng cốmoi liên hệ dân tộc” (1981); Nguyễn Đức Nghinh, Trần Thị Hòa (1981) “Chợ làngtrước cách mạng tháng Tám (thử nghiệm nghiên cứu trên địa bàn huyện đồng

bằng)”; nội dung của các nghiên cứu trên đặc biệt lưu tâm đến mạng lưới chợ làng,tác giả cho rằng chợ làng có vai trò thương nghiệp rất quan trọng Theo kết quả

nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Đức Nghinh và Tran Thị Hòa thì trước cách mang

thang 8 -1945, ở vùng Bắc Bộ cứ khoảng 7km” (khoảng 3 làng đến 6 làng) thì có 1

chợ Tiếp theo kết quả nghiên cứu trên thì khoảng 5.120 người ở Bình Lục (Hà Nam)

có | chợ và 3.300 người ở Quỳnh Côi (Thái Bình) có I chợ, riêng ở Bình Lục thì cứ

khoảng 3,2 đơn vi làng có 1 chợ Như vậy, hệ thống chợ làng khá dày đặc, đó là biểuhiện của nền kinh tế hàng hóa mở rộng Mạng lưới chợ làng đã tạo nên mối liên hệkinh tế giữa các địa phương và trong phạm vi toàn quốc, đó chính là mối liên hệ dân

tộc, các quan hệ giữa các tộc người trong trao đôi hàng hóa, chợ đã trở thành một

phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế ở nông thôn Tác giả Diệp Đình Hoa, Bùi Xuân

15

Trang 16

Dinh (1983) với “Quan hệ giao lưu buôn ban qua một chợ làng trung du (rước cách

mang tháng Tám)” di sâu tìm hiểu vai trò của chợ ở vị trí giao điểm của đồng bằng

và trung du, bước đầu đề cập đến một số hàng hóa đặc trưng ở chợ làng trung du.

Tuy nhiên, các nghiên cứu ấy phần lớn dành nghiên cứu soi chiếu về thời kỳ lịch sử

đã qua, tức là giai đoạn trước cách mạng tháng § năm 1945.

Trong khi đó, sức sống và sự năng động của việc buôn bán ngoài quốc doanh ở

thời bao cấp lại không được nhiều các nhà khoa học đương đại quan tâm Ngay cảkhi thực hiện công cuộc Đổi mới, với sự hồi sinh và phát triển mạnh mẽ của chợtruyền thống, việc nghiên cứu và xem xét van đề này của các nhà Dân tộc học và

Nhân học ở Việt Nam cũng chưa có nghiên cứu xứng tầm Phải đến những năm gần

đây, các nghiên cứu về chợ từ Đổi mới xuất hiện ngày càng nhiều Lê Thị Mai(2004) có nghiên cứu “Chợ quê trong quá trình chuyển đổi”, đây là chuyên khảo đầutiên nghiên cứu về chợ quê châu thé sông Hồng trong quá trình chuyên đổi hơn 20

năm dưới tác động của những chính sách kinh tế, xã hội Tác giả tập trung nghiêncứu sự chuyên đổi của chợ quê ở vùng lưu vực sông Hồng cũng như phân tích vai tròcủa chợ quê trong đời sống kinh tế làng xã, đặc biệt là giai đoạn chuyền sang kinh tếthị trường, mở cửa và hội nhập, thị trường hàng hóa nông thôn phát triển, khuyếnkhích các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động thị trường, từ đó cho thấy,mạng lưới chợ quê đang có những biến đổi mạnh mẽ Tác giả cũng thấy được sựchuyền mình của chợ quê trở thành phố chợ, thành các trung tâm công - thương mại -

dịch vụ hay các trung tâm kinh tế vùng Qua nghiên cứu, tác giả cũng khẳng định sự

phát triển chợ quê ở những làng nghề phát triển, người dân có truyền thống kinh

doanh đang trở thành xu hướng khả thi và đang được thừa nhận là con đường đô thị

hóa thích hợp của vùng nông thôn châu thổ sông Hong, đồng thời, nghiên cứu cũng

điểm qua một số nét về chợ ở trung du.

Dưới góc độ Dân tộc học và nhân học, chợ là chủ đề vốn rất hấp dẫn, vì chợ

không chỉ là nơi diễn ra các trao đổi mua bán mà còn ân chứa nhiều khía cạnh về xã

hội và không gian văn hóa tộc người Chợ phiên ở vùng núi cao không chỉ là nơi diễn

ra các hoạt động mua ban, trao đôi hàng hóa mà còn là nơi giao lưu, sinh hoạt văn

hóa của các TNTS ở vùng núi cao phía Bắc Việt Nam Chợ họp theo phiên, đây là

nơi tụ hội các dân tộc Dao, Hmông, Nùng, Tày ở quanh vùng, thậm chí cả các tộc

người bên kia biên giới cũng sang giao lưu Chợ họp trên những khu đất rộng, vừa là

nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đôi hàng hóa như trâu, bò, ngựa, lợn, gà

vừa là nơi để buộc ngựa, phương tiện đi lại của đồng bào Có lẽ, đa số tộc ngườivùng cao đến chợ ngoài mục đích trao đổi hang hóa còn dé giao lưu văn hóa Khi

16

Trang 17

xuống chợ, đồng bào mang theo con ga, gui măng, dắt theo con ngựa dé bán Thậmchí, có người dắt bò, dắt ngựa đến chợ chỉ là để khoe, khảo giá tài sản của mình, đếnkhi tan chợ họ lại dắt về Ngoài ra, đồng bào đến chợ với nhu cầu lớn hơn là gap gỡbạn bè, giao lưu tình cảm, tìm kiếm bạn tình, hát đối đáp, giao duyên đến khi tanchợ Ngày nay, chợ vùng cao, đặc biệt là chợ vùng cao biên giới còn là điểm dulịch thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan, đây chính là điểm sáng trongđời sống kinh tế, xã hội ở vùng dân tộc thiểu số ở nước ta Sự xuất hiện của khách dulịch không chỉ có tác động về mặt kinh tế (tạo việc làm trong khu vực dịch vụ, bảoton và phát huy nghề truyền thống như thêu, dét, làm thuốc ) mà còn tăng cường

sự giao lưu văn hóa - xã hội.

Các công trình nghiên cứu về chợ, viết về chợ ở khu vực Tây Bắc xuất hiệnkhá sớm Thế kỷ thứ XVIII, trong tác phẩm “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn(1878) đã cung cấp một số tên chợ ở Tuyên Quang và Hung Hóa Đến dau thé kỷXIX, công trình “Hoàng Việt nhất thong dư địa chi’ của Lê Quang Định (1806) đãmiêu thuật về một số chợ ở Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang Bộ “Đại Nam nhất thốngchi” thời Tự Đức phần viết về tỉnh Hưng Hóa có ghi danh sách 6 phố chợ Đặc biệt,những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, một số sỹ quan Pháp và tòa công sứ LàoCai, Yên Bái có viết các loại tiêu chí như “Lược khảo về Lục An Châu” (1898),“Lược khảo về Bảo Hà” (1898), “Tiểu chí xứ Lào Cai” (1909), “Địa chi Lào Cai"(1933) Các công trình trên có ghi chép một số nét về các chợ ở Lào Cai, Bảo Hà,chợ ở Phố Ràng Báo cáo kinh tế hàng năm của tỉnh Lào Cai (1957 - 1959) cũng đềcập nhiều đến hệ thống các chợ, việc xây dựng mở rộng chợ, việc trao đổi, buôn bán,

giá cả các mặt hàng ở chợ.

Nghiên cứu về chợ, chợ phiên vùng cao trong những thập niên gần đây có tác

giả Lê Chi Qué (1986) nghiên cứu về diễn xướng Sli, lượn va van đề văn hóa hộichợ Trần Hữu Sơn (1997) có tác phâm “Văn hóa Dân gian Lào Cai” đã khẳng định,

chợ vùng cao không chỉ là nơi trao đôi kinh tế mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa,

nơi gặp gỡ của các đôi trai gái, đồng thời là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa văn hóa

vật thê, phi vật thể Chợ là chiếc cầu giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, tăng cườngmối đoàn kết giữa các tộc người anh em Chính vì vậy, chợ trở thành một tụ điểmvăn hóa thông tin, một trung tâm văn hóa cho cả vùng, vai trò của chợ đối với việcxây dựng đời sống văn hóa vùng cao là quan trọng và cần được quan tâm Tiếp mạchnghiên cứu về chợ văn hóa vùng cao, Tran Hữu Son (2004) trong công trình “Xáydựng đời sống văn hóa ở vùng cao” đã chỉ ra những nét đặc trưng trong đời sống vănhóa của các TNTS, nghiên cứu đã khái quát hệ thống chợ ở vùng cao phía Bắc Qua

17

Trang 18

đó, tác giả tiếp tục đi sâu khám pha vai trò va gia trị văn hóa của chợ, chợ phiêntrong đời sống tinh thần các tộc người ở vùng cao phía Bắc Tác giả đặc biệt lưu ýđến việc xây dựng, bảo tồn và lưu giữ sinh hoạt văn hóa ở chợ của các TNTS Đâychính là giải pháp hữu hiệu trong xây dựng đời sống văn hóa ở vùng cao nước ta.

Trong mạch nghiên cứu về giá trị văn hóa của chợ vùng cao, Hoàng Nam

(2003) có bài nghiên cứu “Tir !ễ hội đến chợ hội - một giải pháp bảo tôn, phát huy

bản sắc văn hóa của hai dân tộc Tày, Nùng ở Lạng Sơn” đã chỉ ra giá trị văn hóa củachợ từ truyền thống đến hiện tại Bế Văn Hậu (2006) trong “Vai nhận xét qua mộthợp tác nghiên cứu chợ vùng cao Lào Cai” bài viết bước đầu đưa ra cái nhìn tông

quan về hoạt động chợ vùng cao Lao Cai, chợ là nơi hội tụ, giao lưu văn hóa, kinh tế

của các dân tộc thiểu số Hmông, Dao, Nùng, Giáy, Bố Y Tác giả cũng chỉ ranhững thay đổi của chợ vùng cao xưa va nay, chợ ngoài chức năng mua bán, trao đồihàng hóa thì chính chợ vẫn còn đậm nét là không gian giao lưu văn hóa của các tộcnguoi Tiép đến là một số bài viết về chợ vùng cao có gia tri về mặt tư liệu như “Chợ

tình của người Dao do ở Sa Pa” của Pham Thị Kim Oanh (1997); “Người Hmong,

Dao có chợ tình hay không” của Vương Duy Quang (1993); “Đặc sắc chợ phiênvùng cao Lào Cai” của tac giả Ngọc Bộ, Ngọc Triển (2011) Các bài viết trên tậptrung mô tả, phân tích yếu tố “chợ tình” và các hoạt động văn hóa chủ yếu ở chợ SaPa Đây cũng là những gợi mở đáng quý cho những nghiên cứu tiếp theo.

Kế từ khi Việt Nam - Trung Quốc bình thường hóa quan hệ trở lại, việcnghiên cứu các chính sách phát triển vùng biên đã được đặt ra với sự ra đời của hàng

loạt các công trình nghiên cứu như: Buôn bán qua biên giới Việt - Trung: lich sử,

hiện trạng triển vọng (Nguyễn Minh Hằng, 2001), Phát triển kinh tế miễn núi phíaBắc và tác động của nó đến tăng cường sức mạnh chủ quyên an ninh biên giới (Dinh

Trọng Ngọc, 2001), Buôn bán qua biên giới Việt - Trung và một số nhận xét về điềukiện dé phát triển buôn bán qua biên giới (Lê Tuân Thanh, 2004) Các nghiên cứu

nay chỉ nhìn van dé từ phía Việt Nam mà thiếu cái nhìn so sánh xuyên biên giới.

Ở Viện Dân tộc học, khoảng 5 năm gần đây đã có một số đề tài có liên quan

đến vấn đề kinh tế xã hội của cư dân các tỉnh biên giới: “Các giải pháp văn hóa xã hội hạn chế, đẩy lùi các tệ nạn xã hội ở một số dân tộc vung Đông Bắc Việt Nam”do TS Vũ Thị Hồng và TS Đào Huy Khuê làm Chủ nhiệm (2006 - 2007), đề cậpđến tình hình tệ nạn xã hội trong mối quan hệ giữa các tộc người ở vùng Đông Bắc.

-“Một số van dé bức xúc của đông bào dân tộc Tay - Ning - Giáy trong quá trình

phát triển kinh tế, văn hóa ở Lạng Son và Lào Cai” do Tiến sĩ Đặng Thanh Phươnglàm Chủ nhiệm (2008 - 2009) “Vai trò của người Việt trong sự phát triển bên vững

18

Trang 19

vùng Đông Bắc Việt Nam” do PGS, TS Bùi Xuân Đính làm Chủ nhiệm (2008 2009) nghiên cứu vai trò của người Việt trong phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục,xây dựng hệ thống chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng, sự thích nghi với môitrường sông ở vùng Đông Bắc.

-Viện Dân tộc học mới có một nghiên cứu trực tiếp về “Mot s6 van dé co ban

về dân tộc dưới tác động của sự phát triển vùng biên giới Việt - Trung (Nghiên cứu

về người Hà Nhì ở một làng của tỉnh Lào Cai và một làng thuộc châu Hong Hà, tinh

Vân Nam, Trung Quốc) ” Kết quả nghiên cứu thực địa dựa trên cơ sở tư liệu ở một

làng người Hà Nhì tại tỉnh Lao Cai.

Nhìn chung, đã có một lượng tương đối các công trình nghiên cứu về chợ dưới

góc nhìn mô tả, giải thích để tìm ra những chuyên biến từ truyền thống đến hiện tạivà đã một số nghiên cứu thiên về hoạt động giao lưu trao đổi hàng hóa của các tộcngười vùng biên giới Việt - Trung Trong bối cảnh đó, chợ trở thành đề tài mang lạisức gợi lớn cho các nghiên cứu trong tương lai, đặc biệt là nghiên cứu về chợ là chủđề lôi cuốn các nhà Dân tộc học và Nhân học Việt Nam Mặc dù, số lượng cácnghiên cứu về chợ ở Việt Nam nói chung chưa nhiều, đây cũng chính là một trongnhững hạn chế của các nhà Dân tộc học và Nhân học trong thời gian vừa qua Songvới ý nghĩa, chợ như là hơi thở của đời sống hàng ngày và rất nhạy cảm với nhữngthay đôi của đời sống xã hội, đặc biệt là chợ ở vùng biên giới, vì thế việc nghiên cứuvề chợ là vô cùng quan trọng Cho nên, những nghiên cứu trong thời gian tới có thégan những van đề nghiên cứu về chợ, mạng lưới chợ hay hay MLXH của các tiêuthương với những van đề về biến đổi kinh tế, xã hội rộng hơn Đây thực sự là cácvấn đề mà các nhà Dân tộc học/Nhân học Việt Nam cần quan tâm sâu hơn trong thời

gian toi.

1.2 Co sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

1.2.1 Các khái niệm cơ bản dùng trong luận văn

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng một số khái niệm then chốt dé thựchiện đề tài nghiên cứu, đó /à mạng lưới xã hội, quan hệ xã hội, tiểu thương.

Mạng lưới xã hội (Social Network): là một cấu trúc xã hội hình thành bởi

những cá nhân (hay những tô chức), các cá nhân được gắn kết bởi sự phụ thuộc lẫnnhau thông qua những nút thắt như tình bạn, quan hệ họ hàng, sở thích chung, traođổi tài chính, những mối quan hệ về niềm tin, kiến thức và uy tín Đơn giản hơn,

MLXH là đồ thị những mối quan hệ xác định, ví dụ như tình bạn Các nút thắt gắn

kết cá nhân với xã hội chính là những mối liên hệ xã hội của cá nhân đó MLXH có

19

Trang 20

thé dùng dé kiểm tra vốn xã hội - giá trị mà cá nhân có được từ MLXH Những kháiniệm này thường được biểu thị trong biểu đồ mạng xã hội, trong đó các nút thắtchính là các điểm và các môi quan hệ là những đường ke’.

Ở Việt Nam, theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh, mạng lưới xã hội được hiểu như làmối liên hệ giữa các cá nhân, các nhóm xã hội khác trong một thực thé xã hội nhấtđịnh, dù đó là chính thống hay phi chính thống, thường xuyên hay bất thường, các

mạng lưới xã hội “chuyên chở” các mối quan hệ qua lại về kinh tế, xã hội và văn hóa

giữa các cá nhân hay nhóm xã hội, đảm bao tính liên thông, cân bằng, ổn định, gắn

kết của một thực thê xã hội (Ngô Đức Thịnh, 2008).

Quan hệ xã hội (Social network) là những quan hệ giữa người với người được

hình thành trong quá trình hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng,

đạo đức, văn hóa, v.v Quan hệ xã hội được hình thành từ tương tác xã hội Những

tương tác này không phải là ngẫu nhiên, mà có mục đích, có hoạch định, có xu

hướng lặp lại, én định và tao lập ra một mô hình tương tác Quan hệ xã hội là quanhệ bền vững, ồn định của các chủ thể hành động Các quan hệ này được hình thànhtrên những tương tác xã hội ôn định, có tính lặp lại, v.v Các tương tác này còn cóthể mang những đặc trưng khác nữa, và qua đó tạo ra các loại quan hệ xã hội khácnhau”.

Ở phương Đông, đặc biệt là ở Trung Quốc, khái niệm Quanxi (quan hệ) đã cótừ lâu và được nghiên cứu nhiều Guanxi (phát âm: “gwan - shee”), một từ tiếngTrung có nghĩa là những mối quan hệ tương trợ cần thiết cho thành công Đề thànhcông trong lĩnh vực kinh doanh cần phải kết hợp hài hòa giữa những quan hệ xã giaovới những quan hệ mang tinh chất cá nhân Guanxi có nghĩa là nghệ thuật tinh tếtrong việc xây dựng và nuôi dưỡng quan hệ Nhưng thực chat, Guanxi có nghĩa làmột mối quan hệ được xây dựng sau một thời gian dài, chúng ta có thé hiểu đó là

“quan hệ tốt” Bốn nguyên tắc cơ ban của một mối quan hệ tốt có thé hiểu ngắn gọn

là: sự tin tưởng (tôn trọng và hiểu người khác), sự quý mến (trung thành và nghĩa

vụ), sự phụ thuộc (sự hòa hợp lẫn nhau, tôn chỉ hai bên cùng có lợi) và sự thích nghi

(kiên trì và mở mang kiến thức) Trong nghệ thuật của quan hệ có ba yếu tố quantrọng, đó là: đạo đức, chiến thuật và xã giao đan xen với nhau Quan hệ được xâydựng dựa trên sự “thân thiết” Sự thân thiết dựa trên hai yếu tố: tin tưởng lẫn nhau vàbiết ơn, đồng thời dựa trên cơ sở tình bạn, họ hàng, hàng xóm, cùng quê, đồng

hương, đồng học và đồng nghiệp Quan hệ còn dựa trên “tình cảm” là tình cảm

! http://vi.wikipedia.org? http://vi.wikipedia.org

20

Trang 21

giữa cha và con, vợ vả chồng, bà con thân, bạn thân, thầy và tro Ngoai ra, quan hệ

còn dựa trên nguyên tắc “nhân tình” là khái niệm về sự có đi có lại, nghĩa vụ, sựmang ơn Dong thời, khái niệm “sỹ điện” là cơ chế quan trọng bảo đảm việc thực

hiện nghĩa vụ và sự có đi có lại.

Ở Trung Quốc, MLXH (Quanxi/Quan hệ xã hội) là hệ thống xã hội của người

Trung Quốc, từ đó, nuôi dưỡng những mối quan hệ cá nhân trong cộng đồng làng

xóm vừa là trò chơi quyền lực, vừa là phong cách sống, guanxi (quan hệ) không chỉliên quan đến những tính toán lý trí và thực dụng mà còn thé hiện tính hòa đồng xã

hội, đạo đức, chủ tâm và tình cảm cá nhân Sử dụng những khái niệm bản xứ của

Trung Quốc về guanxi các học giả Trung Quốc đã nhấn mạnh sự cân bằng giữa tinh

cảm và tính thực dụng Trong khi mạng lưới quan hệ xã hội được diễn đạt bởi khái

niệm guanxi là vô cùng quan trọng thì tình cảm (renqing) và nghĩa vụ có đi có lại

cũng có giá trị quan trọng tương tự Về mặt này, Kipnis đã viết xúc tích về mốiquan hệ giữa guanxi va renging Vì trong guanxi đồng thời là trao đổi vật chất và tinhcảm của con người, trao đôi vật chất thì trực tiếp sinh ra tình cảm và quan hệ Cáckhái niệm và thuật ngữ liên quan đến các mối quan hệ về cơ bản ở Việt Nam cũnggiống như ở Trung Quốc, Guanxi (relationship) là quan hệ trong tiếng Việt và cũng

được dùng tương tự Ở Trung Quốc, khái niệm quan hệ được sử dụng dé biểu thị vai

tro quan trọng trong việc xây dựng, duy trì hay tang cường quan hệ xã hội.

Vậy, quan hệ xã hội và MLXH có mối quan hệ tương hỗ tạo ra vốn xã hội, tồn

tại trong từng mối quan hệ giữa các cá nhân, nhóm hay các tổ chức xã hội Trong

mạng xã hội, vốn con người là đầu mối trung tâm còn vốn xã hội năm ở các đườngliên hệ và liên kết với các đầu mối MLXH có thé chia thành mạng lưới vi mô (quan

hệ xã hội trong phạm vi nhỏ, các nhóm nhỏ) và MLXH vĩ mô (quan hệ xã hội trong

các nhóm lớn hay trong cộng đồng xã hội rộng).

1.2.2 Lý thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng khái niệm vốn xã hội như một cách tiếp cận

tổng thê để khám phá MLXH của các tiêu thương Vốn xã hội (Social Captial): đây làthuật ngữ được sử dụng từ đầu thế kỷ XX, nhưng nó chỉ được dùng một cách rộng rãisau công trình của Coleman, Buordieu và Putnam vào cuối những năm 1980 và đầunhững năm 1990 Vốn xã hội được quan niệm là một loại vốn, bên cạnh các loại vốnkhác như vốn kinh tế, vốn văn hoá, vốn con người Bourdieu đưa ra định nghĩa vềvốn xã hội “Vốn xã hội là tổng hợp các nguồn lực, hữu hình hay vô hình hoặc sự tích

lũy của một cá nhân hay một nhóm bởi một mạng lưới bền vững của các mối quan hệ

qua lại có mức độ thé chế hóa nhiều hay ít đã được thừa nhận Thừa nhận rằng vốn

21

Trang 22

có thể có những hình thức khác nhau là tuyệt đối cần thiết để giải thích cấu trúc vànhững động lực về sự khác biệt giữa các xã hội” (Dẫn theo Hoàng Bá Thịnh, 2008).

Cùng thời với Boundieu, nha xã hội học người Mỹ Jame Coleman đã đưa ra

một khái niệm rất rộng về von xã hội: “Vốn xã hội được định nghĩa bang chức năngcủa nó Nó không phải là những thực thể riêng lẻ mà là những thực thể đa dạng, với

hai thành tố chung: bao gồm một số khía cạnh của các cau trúc xã hội và các khía

cạnh của cấu trúc xã hội khiến cho các hành động của các tác nhân dễ dàng cho dù

các cá nhân hoặc liên kết các tác nhân trong cấu trúc đó Cũng giống như các hình

thức khác nhau của vốn, vốn xã hội được hình thành, tạo nên khả năng đạt đượcnhững mục tiêu cụ thể mà nếu không có vốn xã hội thì sẽ không thê đạt được” (Dẫn

theo Hoàng Bá Thịnh, 2008, tr 46).

Khi nghiên cứu về vốn xã hội không thể không đề cập đến cách giải thích vềvốn xã hội theo quan điểm chức năng của Coleman Ông định nghĩa vốn xã hội là“các nguồn lực cấu trúc xã hội mà cá nhân có thé sử dụng như là nguồn vốn tài sản”.Đồng thời ông cũng chỉ ra một số hình thái của vốn xã hội như sau:

+ Lòng tin, sự kỳ vọng, trách nhiệm được thể hiện trong quan hệ xã hội và nhờchúng mà hành động được thực hiện đều là nhờ những hình thái của vốn xã hội.

+ Thông tin được phát triển và trao đổi trong quan hệ giữa người này với ngườikhác mà nhờ nó hành động được thực hiện cũng là hình thái của vốn xã hội.

+ Những chuẩn mực xã hội có hiệu lực mà nhờ nó hành động được thực hiện.Dưới hình thái là những chuẩn mực, vốn xã hội có thê khuyến khích hoặc kiềm chế

hành động của các cá nhân, nhóm xã hội.

+ Quyên lực hay uy tín cũng được xem là một hình thái của vốn xã hội, bởi vì

khi giao quyền kiểm soát hành động cho một người nào đó, điều này cũng có nghĩa

đã tạo ra vốn xã hội cho người đó

Ở phương Đông, vốn xã hội bắt nguồn từ Quan hệ, Trung Quốc gọi là Guanxi,

Nhật Bản gọi là Kankei, Han Quốc gọi là Kwankye Người Việt Nam coi trọng cácquan hệ không khác gì người Trung Quốc Ngay từ thời bao cấp đã có sự phân kiểuquan hệ như sau: Nhất thân, nhì thế, tam quyền, tứ chế Nghĩa là: thân là quan hệgiữa họ hàng, bè bạn, thế là quan hệ do quà biếu, ân huệ, hội hè tạo nên, quyền làquan hệ do quyền lực tạo nên và chế là quan hệ do thé chế quy định Hai kiểu quanhệ đầu là quan hệ của vốn xã hội Nhân tố quan trọng nhất tạo nên sự thành côngtrong kinh doanh là sự hợp tác, cộng sự dựa trên chữ tín Chữ tín đã tạo nên các thểchế hợp tác, tôn trọng hợp đồng Trong khoa học xã hội gọi đây là vốn xã hội Đây làvăn hóa truyền thống trong kinh doanh ở nước ta Cộng đồng người Việt Nam ở

22

Trang 23

nước ngoài không sử dụng được vốn xã hội để phát triển kinh doanh có hiệu quảbằng các cộng đồng người Hoa.

Tóm lại, cho đến nay van ton tại nhiều quan niệm khác nhau về vốn xã hội: đólà nguồn lực, các khía cạnh của cấu trúc xã hội, chuẩn mực không chính thức,MLXH, sự trao đổi qua lại, sự tin cậy, vv

Bên cạnh đó, nghiên cứu còn vận dụng lý thuyết tương tác xã hội và hànhđộng xã hội dé lý giải hành vi ứng xử của các tiểu thương trong môi trường kinh tế -

xã hội ở vùng biên Qua việc tìm hiểu mối QHTN và sự tương tác với bạn hàng,

khách hàng cũng thé hiện những mối liên kết nhất định trong MLXH của các tiểu

thương ở chợ.

1.2.3 Phương pháp nghiên cứu

Điền đã dân tộc học là phương pháp chính dé thu thập tư liệu cho đề tainghiên cứu Các thao tác, kỹ thuật cụ thé được áp dụng trong nghiên cứu này là: quan

sát tham dự, phỏng vấn dưới các hình thức khác nhau (phỏng vấn nhanh, phỏn vấn

sâu, phỏng vấn câu chuyện cuộc đời, sử dụng bảng hỏi ), điều tra hồi cố, thảo luận

nhóm, thu thập tai liệu thứ cấp, sử dụng các tài liệu thống kê có sẵn

Điền dã, thu thập tư liệu ở chợ vùng biên Lào Cai cho đề tài luận văn này có

những thuận lợi và khó khăn riêng so với địa bàn đô thị hay nông thôn khác Chợ

vùng biên là địa bàn nhạy cảm, phức tạp, buộc nhà nghiên cứu phải có kinh nghiệm

cá nhân, bản lĩnh và ứng xử nhanh và nhạy bén đề xử lý linh hoạt các tình huống.

Thứ nhất, về những thuận lợi: khi điền di ở một chợ vùng biên ở Lào Cai,người nghiên cứu tiết kiệm được thời gian đi lại, tăng thời gian làm việc ở thực địa,

có thé đi điền dã bat cứ thời gian nhàn rỗi nào dé thu thập hoặc xác minh lại tư liệu,

việc gặp người buôn bán tương đối thuận lợi vì phần lớn thời gian họ ở chợ.

Bên cạnh đó, khó khăn khi khảo sát địa bàn chợ vùng biên cũng rất nhiều.

Nếu như ở nông thôn, nơi con người sống thân thiện, chan hòa và cởi mở thì nhữngngười buôn bán ở chợ vùng biên có vẻ như dé dat, cảnh giác và đề phòng, lạnh lùng

và hơi khó gần, một số người tỏ ra ghê gớm và thiếu thân thiện với người lạ Vì vậy,

công việc bắt buộc phải gặp được các vị đứng đầu cơ quan hành chính này, nếu

không gặp được, có nghĩa là công việc đang ùn tắc ở đó Bởi, địa bàn nghiên cứu khánhạy cảm đo ở gần biên giới, vấn đề “an ninh biên giới” luôn được các nhà quản lý

và cơ quan hành chính “đề cao cảnh giác” Mặt khác, khi tiếp xúc với người buôn

bán hoặc người đi chợ ở vùng biên giới, nếu không có giấy giới thiệu của Sở văn hóa

hoặc của Ban quản lý chợ thì công việc điều tra và lấy tư liệu sẽ vô cùng khó khăn.

23

Trang 24

Mọi giải thích về bản thân đều không có giá trị Nhiều trường hợp, khi có giấy giớithiệu của Sở văn hóa nhưng không có người của Ban quản lý chợ đi cùng, tôi vẫngặp phải khó khăn của người bán hàng, họ bận, không có thời gian, hẹn dé lúc khác,thậm chí nhiều lần họ còn mang, chửi và không tiếp, nhiều người bán hàng cũng cảmthấy bực mình khi bị làm phiền, bị “soi mói”.

Sự eo hẹp về thời gian của người buôn bán ở chợ cũng khiến cho công việc

triển khai nghiên cứu thực địa thời gian đầu chậm trễ, phải làm hẹn và lỡ hẹn nhiều

lần tôi mới có cơ hội để tiến hành công việc Thời gian đối với người buôn bán là

tiền là bạc nên họ không có nhiều thời gian rảnh rỗi dé trò chuyện Do vậy, tôi phảiluôn linh hoạt để cuộc phỏng vấn của mình đạt hiệu quả cao nhất (vừa giúp họ bán

hàng vừa làm việc, vừa trò chuyện, tham gia vào các bữa cơm gia đình, tham gia vào

những dip đi lễ, di chùa, tham gia các đám cưới, đám tang của người trong chợ ).

Hơn nữa, ở chợ không gian chật hẹp lại đông người qua lại nên tôi không thể

đứng ở một quây quá lâu, có khi câu chuyện đang diễn ra phải dừng lại vì người bánhàng có khách Như thế, tôi lại đi sang khu vực khác để quan sát, khi người bán hàngrảnh tôi lại đến và tiếp tục câu chuyện.

Ngoài ra, một số bất đồng, mâu thuẫn, cảnh giác giữa người buôn bán với cơquan thuế, hải quan hay quản lý thị trường đã khiến người buôn bán luôn “đề phòng”

hơn với những người “giả danh” dân thường hay “nha báo”, “công an mật”, nha

nghiên cứu Đây cũng là vấn đề khó khăn tiếp theo mà tôi gặp phải trong thời gian

đầu nghiên cứu ở chợ vùng biên.

Sau đây là một số cách thức mà tôi đã làm việc với chính quyền và người

buôn bán khi nghiên cứu đề tài này:

+ Gặp chính quyền:

Trước tiên, khi đến địa bàn nghiên cứu, tôi luôn xuất trình giấy tờ đi công tác

đối với các cơ quan chức năng và nêu rõ mục đích công việc của mình Ngoài việc

gặp và lay thông tin ở Phòng Công thương của Uy ban nhân dân thành phố, Sở Văn

hóa tôi còn gặp thêm các cán bộ phụ trách về hộ khẩu, địa chính, văn hóa để nắm

được thông tin chung, khi xuống địa bàn nghiên cứu không bỡ ngỡ, tiết kiệm thờigian tìm hiểu ban đầu, có cơ sở để so sánh thông tin thu được khi xuống thực địa.

+ Kỹ năng thu thập thông tin ở thực địa:

Khi đến chợ nghiên cứu, tôi chưa vội bắt tay ngay vào công việc, đầu tiên là“đi chơi chợ”, “đi ngắm chợ” dé nắm rõ các khu vực hàng hóa, bồ trí chợ, các lối vàochợ, các di tích như đình, chùa, miéu ở gần chợ, hay các ngõ ngách quanh chợ Những ngày tiếp theo, tôi đi lang thang ngắm chợ dé nắm được tình hình, làm quen

24

Trang 25

với người bán hàng, trò chuyện thân mật và làm quen, xây dựng quan hệ với người

buôn bán hay những người ban hàng ở bên ngoài vỉa hè chợ dé biết thêm thông tin vềchợ Ngày ngày đến chợ, tôi thường quan sát các hoạt động và đặt minh trong bốicảnh sống cuộc sống ở chợ, lay chợ đặt cá nhân vào trong bối cảnh bán hang thay,hay vị trí người đi chợ mặc cả, người môi giới, dẫn khách, giới thiệu khách Từ đó,người nghiên cứu tạo nên một mạng lưới quan hệ với người bán hàng Mối quan hệvới người bán hàng được xây dựng tốt, người bán hàng coi nhà nghiên cứu là ngườithân, bạn thân để có thể giãi bày tâm sự, chia sẻ cảm xúc, hiểu được suy nghĩ của

người trong cuộc Qua đó, nhà nghiên cứu mô tả theo cam quan những gia tri nhãnquan của người buôn bán.

Sau những ngày đầu làm quen, tôi bắt đầu vẽ sơ đồ chợ, sơ đồ các ngành hàngvà biết được “lịch đi chợ, thời điểm bán đắt hàng, thời điểm người bán hàng rảnhrồi”, từ đó, xây dựng lịch điền dã trong ngày, trong tuần một cách hiệu quả Ví dụ: ởnhóm hàng đồ lưu niệm và giải khát rất đông khách du lịch trong nước, du lịch nướcngoài và khách Trung Quốc, người bán hàng bận suốt cả ngày, thậm chí không cònthời gian để ăn trưa và nghỉ trưa, vì vậy, cơ hội dé nói chuyện, thực hiện phỏng vẫnvới người bán hàng ở khu vực này rất khó khăn Như vậy, buổi tôi khi đã về nhà họmới có thời gian tiếp chuyện với tôi, hoặc nếu muốn nói chuyện với họ, tôi phải ởchợ đến lúc người bán hàng thu dọn hàng hóa thì tôi mới có hỏi được vài câu, thựcsự lúc này người bán hàng cũng khá mệt nên kết quả phỏng vấn không cao.

Tiếp theo, tôi lập được danh sách những người buôn bán tiêu biểu ở các ngành

hàng khác nhau, thông qua trưởng các ngành hàng, các thành viên trong Ban Quản lý

chợ, một số người am hiểu và thân thiện khác trong chợ như đội Bảo vệ Sau đó,tôi thiết lập mối quan hệ tin cậy và thân thiện với người kinh doanh trong chợ Khi

nghiên cứu ở địa bàn “nhạy cảm và có ảnh hưởng tới an ninh biên giới” ở vùng biên,

tôi luôn mang theo giấy giới thiệu của Sở Văn hóa và xuất trình khi tới gặp những tổ

trưởng các ngành hàng trong thời gian đầu và nhờ họ nói với những người buôn bánkhác trong nhóm hàng của mình, nếu có điều kiện, tôi nhờ người trong Ban Quản lýchợ dẫn đến giới thiệu với vài người bán hàng trong chợ Nghiên cứu ở chợ tôi cầnphải có tác phong nhanh nhẹn và linh hoạt ứng xử với các tình huống khác nhau, khingười bán hàng bận hoặc mệt mỏi thì tôi sẽ quay lại vào lần sau Hơn nữa, là nhànghiên cứu, tôi luôn giữ phong cách nhẹ nhàng, lịch sự, đúng chuẩn mực và ăn mặcgiản di, nói năng ngắn gọn, dễ hiểu.

Đề có tư liệu chính xác và đáng tin cậy, việc xây dung va thiết lập các mốiquan hệ tin cậy với người buôn bán là điều rất khó và quan trọng Ngoài giấy giới

25

Trang 26

thiệu cua Sở Văn hóa là can bộ nghiên cứu Văn hóa chợ xuống địa bàn nghiên cứu,tôi cũng giải thích với những người buôn bán về công việc nghiên cứu của mìnhkhông làm ảnh hưởng tới công việc buôn bán hay cuộc sống của mọi người, nhữngnội dung nghiên cứu tại chợ chỉ dùng vào mục đích nghiên cứu khoa học, dé tham

khảo mà không ảnh hưởng hay gây hại gì cho người buôn bán, cũng như những

người khác, địa phương hay cộng đồng.

Dé đi sâu vào đời sống sinh hoạt của người buôn bán, tôi tham gia vào việc

giúp họ bán hàng, cùng họ tham gia những dịp sinh hoạt tôn giáo như cùng đi lễchùa, cùng đi đền Bảo Hà hay cùng tham dự lễ hầu đồng của một số người buôn bán

trong chợ Ở chợ, sau khi tham khảo để nắm được giá cả một số mặt hàng, ở mức giá

nào có thé bán được, tôi cũng tham gia cùng dọn hàng, bay hàng và bán hàng hoaquả khô hay quan áo với một số người ban hàng Vừa don hàng, vừa bày hàng, vừanói chuyện, tôi vừa hiểu thêm về nghệ thuật bán hang, cách mời khách, cách bày vàsắp xếp các loại hàng hóa vừa tiết kiệm được diện tích, vừa đẹp dé hap dan khachhàng, hiểu thêm về sự khôn khéo của người ban hang, mong muốn của người bánhàng Ở nhóm hàng quần áo, tôi học được cách sắp xếp quần áo, cách cheo quần áo,qua đó, tìm được những thông tin cần thu thập Tôi nghĩ, phải “xâm nhập”, “sống

trong” cuộc sống của người buôn bán, mới có thé hiểu thêm những “bí ân”, “luật

ngầm”, hay “nghệ thuật” hay những thông tin “nhạy cảm” của những người buôn

Nghiên cứu về MLXH của người buôn bán là “dip tốt” dé tôi có thé biết và

được gặp những người thân, hay những người có quan hệ với người buôn bán dékhai thác tư liệu, quan sát và tìm hiểu những thông tin khác có liên quan Đối vớinhững trường hợp tiến hành nghiên cứu sâu, tôi cố gắng đến nhà họ nhiều lần, tham

gia vào sinh hoạt trong gia đình như ăn cơm tối, ăn cỗ cưới, ăn giỗ hay ăn tết, đi lễ

cùng họ Khi tham gia vào những dịp trên, tôi cé gắng lắng nghe những sinh hoạt

trong cuộc sống bình thường của ho và cố gắng chụp anh và ghi lại những nét sinh

hoạt thường nhật của họ.

+ Phỏng van: là phương pháp được sử dụng dé thu thập tư liệu trong suốt quá

trình điền đã Tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc dé thu thập thôngtin, các câu chuyện cuộc đời của người buôn bán Tôi đã kết hợp giữa định lượng vàđịnh tính dé tưởng tượng ra thế giới của người buôn ban, có cảnh bon chen, nhữngcạnh tranh, xung đột, dim hàng, có uy tín và mất uy tín Thế giới của người buôn bán

rất phức tạp, ở đây có con người, mối quan tâm lớn nhất của họ là lợi nhuận, một thế

giới đầy mâu thuẫn Qua đó, tôi tìm hiểu văn hóa của người buôn bán qua thế giới

26

Trang 27

cạnh tranh, những liên kết lẫn nhau, người mua có lựa chọn, liên hệ cạnh tranh Điềuđó có thể thấy qua mối quan hệ cộng sinh giữa các khách hàng, khi mua được hàngrẻ, hàng tốt, khách hàng gặp nhau có thể giới thiệu ra địa điểm ấy mua hàng, thậmchí những chỗ bán hàng kém chất lượng hoặc bán đắt, khách hàng nói với nhau,những quầy hàng như vậy thường ít khách tới mua, hoặc khách mua ít hàng Đặc

biệt, ở chợ, thế giới của những người bán hàng rau, hàng cá có sự cạnh tranh ngầm

rất quyết liệt nhưng có lúc họ lại trầm tư, rồi lại có lúc chửi nhau, cãi nhau, tranh

khách của nhau Trong thời gian điều dã ở chợ, tôi càng hiểu thêm ý nghĩa của câunói “hàng tôm hàng cá” Tôi cũng hiểu hơn về niềm tin tôn giáo của người buôn bán,

họ tin vào “lộc” hay “duyên” buôn bán, có “xúi quây”, đi ra ngõ họ kiêng gặp phụ nữ

hay “gái hóa”, trong tình huống như vậy có có những cách ứng xử khác như đi vềhoặc đốt vía, đặc biệt, những người buôn bán tâm niệm và thành tâm với việc cầu

khan Cũng ở chợ, mối quan hệ bạn hàng tâm linh mà không chi có thé giới vật chat

có sự cạnh tranh, thế giới tâm linh xen vào môi trường của những người buôn bán.Hầu hết người buôn bán đều rất mê tín, tin vào “lộc thánh” thậm chí nhiều người bị

thần thánh hóa, một số người buôn bán có căn đồng, hàng năm, họ hầu đồng vào đầu

năm và cuối năm dé xin lộc và lễ tạ ở phủ lớn Nhiều người buôn bán theo đạo đồng

cốt, họ có niềm tin tuyệt đối vào sự “ban lộc” và “phát lộc”, nhiều người mang hàng

mình bán đi dé lễ cúng và xin thánh thần phù hộ “mua may bán dat”, tạo ra một thégiới của những người bán hàng, những người buôn bán như một liên kết với thần linh

dé cung cầu xin thánh thần phù hộ cho họ được “đắc lộc” hay “sung mãn tài lộc”.

Hau hết những người buôn bán đều đi theo tôn giáo, tôn giáo giúp họ củng có niềmtin, vững tin hơn trong việc buôn bán, trong thế giới của những người buôn bán cóđầy rẫy sự cạnh tranh, tôn giáo giúp họ tự tin hơn trong một mặt cộng sinh, một mặtcạnh tranh, nhưng hiện lên là sự liên hệ siêu phàm trong đời sống tâm linh Tất cả

những sự phức tạp trong một thế giới của người buôn bán, tôi phải đặt mình ở vị trí

khách quan, tôi cùng hòa nhịp với họ, cùng tham gia vào cuộc sống buôn bán ở chợ,

cùng tham gia đi lễ chùa, lễ đền hay tham dự một số lễ hầu đồng của một số người

buôn bán tại đền Thượng, đền Cô đôi Cam Đường, đền ông Hoàng Bảy Tôi đãquan sát tham dự hầu hết các sinh hoạt tôn giáo của người buôn bán trong chợ, tôihiểu được mong muốn, suy nghĩ, tâm tư tình cảm hay triết lý sống của họ Điều quantrọng, tôi đặt cái tôi của mình vào không gian, bối cảnh, thế giới của người bán hàng

với những khác nhau của người buôn bán như người Hmông theo đạo tin lành, họ

buôn bán và tạo ra mạng lưới riêng, đồ lễ của họ khác như tranh thánh, người Dao cólễ cấp sắc, họ có hệ thống lễ riêng, đồ thờ cúng riêng, tạo ra những mặt hàng đặc thù

27

Trang 28

riêng, đồ dùng tôn giáo của họ khác với thế giới đồ thờ cúng của người Việt NgườiViệt cúng bái mặt hàng tôn giáo riêng, tạo liên kết, tạo ra MLXH Ở chợ một số mặthàng đặc thù có tính chất tôn giáo, một số người buôn bán mặt hàng này có đặc thùmạng lưới người bán đồ khô.

Trò chuyện thân mật được tôi sử dụng suốt từ những ngày đầu đến chợ làm

nghiên cứu đến khi kết thúc, và được dùng trong suốt quá trình điền da ké từ khi xây

dựng các mối quan hệ ban đầu đến khi xây dựng các mối quan hệ thân thiết và quantrọng trong suốt thời gian nghiên cứu.

Phỏng vấn phi cấu trúc được sử dụng nhiều nhất trong quá trình nghiên cứu,

dé trò chuyện với những người cấp tin và những người khác, dé “làm thân” và “xây

dựng lòng tin”, dé họ tự nói theo cách của minh.

Ngoài việc phỏng vấn các cá nhân, tôi còn tiến hành thảo luận nhóm Nhữngcuộc thảo luận nhóm thường do tôi sắp đặt và chuẩn bị từ trước Do thời gian có hạn

nên tôi thường tận dụng những lúc, những nơi có đông những người buôn bán như

trong buổi trưa hoặc lúc vắng khách người bán hàng thường “tụ tập” lại một chỗ dénói chuyén , trong từng lúc, từng nơi và từng hoàn cảnh cụ thé mà tôi sẽ đưa ranhững “gợi mở” dé mở đầu câu chuyện hoặc chuẩn bị câu hỏi sẵn từ trước để chủ

động hỏi chuyện.

Cách ghi chép lại những thông tin thu được khi phỏng vấn cần phải có “cách”và “khéo léo”, cần có “nghệ thuật” mới nhớ được hết những thông tin quan trọng thu

được Khi nghiên cứu ở chợ, tôi thuê nhà ở ngay gần chợ, trong lúc nói chuyện với

người buôn bán tôi cố gắng tập trung cao nhất và “nhập tâm” dé nghe và nhớ đượcnhững thông tin quan trọng, sau khi câu chuyện kết thúc, tôi nhanh chóng ra ngoài

công ngôi uống nước dé ghi chép nhanh lại những thông tin quan trọng hoặc trở về

phòng trọ dé ghi chép lại nhật ký điền dã Những lúc đang trò chuyện thân mật hoặcđang nói những chuyện nhạy cảm nếu cầm bút ghi chép, hoặc lúc nào cũng mangtheo giấy bút, hay máy ghi âm, máy ảnh người cung cấp thông tin sẽ không thoảimái, không nói chuyện thậm chí, họ còn đề phòng với người nói chuyện.

Nhật ký điền dã được tôi ghi chép hàng ngày trong máy tính Trên cùng tôighi ngày, tháng, thời gian rồi ghi các thông tin quan sát và thu thập được trong mộtngày Đối với những người mà tôi chọn làm đối tượng phỏng vấn sâu, tôi ghi chép

những thông tin thu thập được hàng ngày vào một file riêng và những thông tin này

được bổ sung dan dan, những thông tin thu thập được tại địa bàn phỏng van tôi ghi

vào một file riêng Sau mỗi ngày điền dã tôi đều ghi chép ngay tài liệu vào máy tính,nếu những thông tin nào chưa rõ hoặc chưa chính xác tôi bôi đen hoặc gạch chân

28

Trang 29

đánh dấu lại, để hôm sau hoặc khi có cơ hội tôi xác minh lại làm sáng rõ thông tinđó Việc đọc lại các thông tin sau một ngày điền da sẽ giúp nhớ và thuộc các thôngtin nhanh, đồng thời, có thé bổ sung ngay những thông tin khuyết thiếu khi gặp lạinhững người đã phỏng vấn Trong khi viết nhật ký điền dã, tôi cũng viết thêm nhữngcảm xúc sau mỗi ngày điền da cũng rất quan trọng, giúp người nghiên cứu nhớ tốthơn những sự kiện đã diễn ra.

Bên cạnh phỏng vấn định tính, việc thu thập các số liệu thống kê, các báo cáo

của Ban Quản lý chợ, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan cũng quan

trọng Các tài liệu này, các số liệu thống kê này giúp tôi có thêm tư liệu để so sánh,

đối chiếu với các kết qua thu được từ các cuộc phỏng vấn người dân dé lý giải ban

chất của vấn đề, cũng có thể phải xử lý lại những thông tin thu được Việc xin các tài

liệu trên, tôi tranh thủ xin lại và nhờ sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn, Banquản lý chợ,

Tiểu kết chương Í

Mạng lưới xã hội là một thành tố quan trọng trong hoạt động sinh kế của tộc

người Trong Dân tộc học/Nhân học, dù là nghiên cứu cơ bản hay ứng dụng thì

MLXH của các tiêu thương ở chợ vùng biên có vai trò đặc biệt quan trọng Hiện nay,khi nền kinh tế thị trường đang được thúc đây mạnh mẽ với các hoạt động giaothương xuyên biên giới rộng mở thì việc nghiên cứu về MLXH của các tiêu thương ởchợ vùng biên càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa thiết thực.

Khi tiến hành nghiên cứu về MLXH của các tiểu thương ở một chợ vùng biêntôi sử dụng một số khái niệm chính liên quan đến QHTN và MLXH Phương phápnghiên cứu chủ yếu trong luận văn là quan sát, quan sát tham gia, phỏng vấn nhanh,phỏng van sâu và thảo luận nhóm Lý thuyết nghiên cứu luận văn sử dụng là vốn xã

hội, bên cạnh đó, tôi sử dựng thêm lý thuyết về tương tác xã hội và hành vi xã hội.

29

Trang 30

Chương 2

VAI TRO DIA - KINH TE CUA CHỢ COC LEU

TRONG MANG LUOI CHO VUNG BIEN O LAO CAI

2.1 Khái quát chung về dia bàn nghiên cứu

Lao Cai là tỉnh miền núi nam ở phía Đông Bắc Việt Nam, diện tích tự nhiên

6383,89 km”; phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 203km đường biêngiới, trong đó có 103km đường biên giới sông suối; phía Nam giáp tỉnh Yên Bái;

phía Đông giáp tỉnh Hà Giang với chiều đài 90km, phía Tây và Tây Nam giáp các

tỉnh Lai Châu, Sơn La.Địa hình

Lào Cai nằm ở độ cao trung bình là 1000m so với mặt nước biển, có 3 dạng địa

hình tổng quát khác nhau là núi cao, đôi thấp và thung lũng Các dang địa hình được

phân chia thành các bậc đai như bậc đai cao 200 - 500m, chiếm 28,1% diện tích, đaicao 501 - 1000m chiếm 36,7% diện tích, phần còn lại là các đai cao 1001 - 2000m

và trên 2000m Lào Cai có dãy núi Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng Tây Bắc

-30

Trang 31

Đông Nam Dãy núi này có các đỉnh sắc và nhọn răng cưa có hình mũi kim nhưPhan Xi Pang (tiếng Pháp là Fansipan) ở độ cao 3143m là đỉnh núi cao nhất Đông

Dương, Pu Luông cao 2985m Day Hoàng Liên Sơn và Pu Luông năm giữa Sông

Hong va Sông Đà, độ cao trung bình các ngọn núi từ 1700m đến 2800m, chạy dài150km từ biên giới tới tỉnh Yên Bái, nối dài với các dãy núi và cao nguyên tỉnh Vân

Nam, phía Nam Trung Quốc Lào Cai tập trung nhiều núi non cao, về hành chính

thuộc miền Đông Bắc bên trái sông Hồng, nhưng Lào Cai lại có phần lãnh thô thuộc

vùng Tây Bắc (bên phải sông Hồng).

Khi hậu

Do địa hình tương đối phức tạp, nhiều núi cao nên Lào Cai có khí hậu đa dạng,

phân hóa theo mùa và khác biệt giữa các vùng Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20

-23°C; những vùng có độ cao trên 700m, có khí hau 4 nhiệt đới pha ôn đới, nhiệt độtrung bình hàng năm từ 18 - 28°C; ở những vùng thung lũng, nhiệt độ lên tới 30°C;riêng Sa Pa, nhiệt độ có khi xuống dưới 00C, thậm chí có tuyết rơi Lào Cai có lượng

mưa thấp, trung bình khoảng 1400 - 1500mm/ năm, năm mưa nhiều có thể đạt2700mm/ năm, các vùng ít mưa nhất Sa Pa.

Thủy văn

Lào Cai có sông Hồng chảy qua địa phận tỉnh với chiều đài 120km, là sông lớnnhất tinh, bắt nguồn từ Vân Nam; sông Chay chảy qua tỉnh với chiều dai 124km,

sông Nậm Mu dài 122km; trong đó, sông Hồng và sông Chảy có lưu vực rộng, lưu

lượng nước lớn và tốc độ dòng chảy cao Tiềm năng nước mặt với dòng chảy hàngnăm khoảng 9,5 tỉ mÌ, phân bố không đều, phân hóa theo địa hình, theo mùa và phụ

thuộc vào lớp phủ bề mặt đệm Hiện nay, Lào Cai mới sử dụng 2,25% lượng nước

đến Vào mùa khô, tiềm năng khai thác tối đa là 0,9 tỉ m nhưng cũng chỉ mới sửdụng 55 triệu mỶ (vào năm 2000) Lào Cai có tiềm năng thủy điện tương đối lớn, đến

năm 2000, cả tỉnh có 58 có công trình thủy điện nhỏ, tông công suất 2397KW, chiếm

0,13 % lượng điện toàn tỉnh.

Giao thông

Lao Cai có quốc lộ 70, 4E, 4D, 279 với tổng chiều dai là 473km, chiều daicác tỉnh lộ là 295,5km Hiện nay, hệ thống đường bộ Lào Cai rất thuận tiện cho việcvận chuyên giao lưu kinh tế trong và ngoài tỉnh, thêm vào đó, tuyến đường sắt HàNội - Lào Cai có vai trò quan trọng trong lưu thông và vận chuyên hàng hóa, thành

phố Lào Cai thông thương với Vân Nam và Hà Nội bằng đường sông với tổng chiều

dài đường sông là 274km; Lào Cai có 2 cảng sông ở thành phố Lào Cai và huyệnBảo Hà, song khả năng vận chuyên đường sông không lớn.

31

Trang 32

Lao Cai năm trên trục kinh tế Sông Hồng, có hệ thống giao thông đường bộ,đường sắt, đường sông nối liền cửa khẩu quốc tế Lao Cai (cũng là tỉnh ly tinh LàoCai) với bên kia biên giới là thị trấn Hà Khẩu - Hekou thuộc tỉnh Vân Nam, TrungQuốc và các cửa khẩu quốc gia Mường Khương, Bát Xát.

Từ Hà Nội lên Lào Cai bằng đường bộ, theo đường quốc lộ số 2 qua Việt Trìđến Đoan Hùng, rẽ trái qua Yên Bái rồi theo quốc lộ 4D đến Lào Cai khoảng 335km.Theo đường khác, từ Hà Nội đi lên thành phố Điện Biên Phủ mat 400km, từ ĐiệnBiên Phủ qua Lai Châu và Phong Thổ (Tam Đường), đây cũng là cách duy nhất đến

SaPa và Lào Cai.

Từ Lào Cai đến thành phố Côn Minh - trung tâm tỉnh Vân Nam chừng 500km(theo hướng đi từ Hà Khẩu đến Côn Minh bằng đường bộ mat khoảng 9 - 10 giờ đixe ô tô) Như vậy, Lao Cai có vi trí chiến lược quan trọng, thuận lợi cho việc giaothương với miền đồng bằng, với trung tâm thủ đô Hà Nội và với Vân Nam (TrungQuốc) Đây là điều kiện “đắc địa” để Lào Cai phát triển kinh tế và giao lưu văn hóavới các địa phương khác trong cả nước và với bên kia biên giới từ trong truyền thốngđến hiện tại.

2.1.2 Lịch sử hình thành

Dưới thời vua Minh Mạng, đơn vị hành chính tỉnh lần đầu tiên xuất hiện là các

tỉnh: Ninh Bình, Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Yên, Sơn Tây,

Bắc Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn Lúc này,

tỉnh Lào Cai chưa xuất hiện nhưng phần đất thuộc tỉnh Lào Cai hiện nay thuộc tỉnh

Hưng Hóa (Nguyễn Hữu Tâm, 2007).

Theo nguồn thư tịch cũ như Hung Hóa phong thổ luc của Hoàng Trọng Chính,

Hưng Hóa ký lược của Phạm Thận Duật, Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán

triều Nguyễn chưa thấy chép đến địa danh Lào Kay Các châu Thủy Vỹ, Bảo Thắngvà Văn Bàn đều thuộc tỉnh Hưng Hóa, trong đó, châu Thủy Vỹ là địa bàn chính của

tỉnh Lao Cai sau nay.

Ngày 12/7/1907, toàn quyền Đông Duong ra nghị định số 288 chuyén đạo quan

binh số 4 Lào Cai, chuyển Lào Cai sang chế độ cai trị dân sự, thành lập tỉnh Lào Cai

gồm 3 trung tâm: Bắc Hà, Cốc Léu, Phong Thổ Đến ngày 1/2/1908, toàn quyềnĐông Duong ra Nghị định chuyển xã Xuân Quang và một phan xã Khảo Ban, xã

Xuân Giao từ tỉnh Yên Bái sát nhập vào tỉnh Lào Cai Thời điểm này, tỉnh Lào Cai

hình thành bộ máy hành chính từ tỉnh xuống tới xã và làng bản.

Trang 33

Từ rất sớm, người Pháp đã sử dụng danh từ “Lào Kay” trong các văn bản và

con dấu Khi đọc, người Việt biến âm theo tiếng Việt “Lào Kay” thành Lào Cai,

trong giao tiếp và dân gian người ta vẫn gọi là Lao Cai.

Về tên gọi Lào Cai, các nhà khoa học đã có những kiến giải khác nhau Theo cốgiáo sư Đào Duy Anh, tên gọi Lào Cai bắt nguồn từ “Lão Nhai”, khi làm bản đồ,người Pháp viết “Lao Cai” thành “Lào Kay” “Lão”, hay “Lạo” là tên của một tộcngười, như vậy cách thích nghĩa “Lão Nhai” là phố của người bộ tộc Lão, Lạo Vùng

đất phường Cốc Lếu hiện nay, trước kia có một khu chợ, dần dần người ta mở mang

thêm một phố chợ đông đúc người đến đây tụ họp và tên chợ được lấy tên chínhmảnh đất mà nó đang diễn ra Vì thế, phố chợ đầu tiên này theo tiếng địa phươngđược gọi là Lão Nhai (248, tức Phố Cũ) Sau này, người ta mở thêm một phố chợkhác gọi là Tân Nhai (Šïfï, Phố Mới ngày nay) Từ đó có thé khang định rằng, têngọi Lào Cai hiện nay bắt nguồn từ tên “Lao Kàu” xuất hiện từ năm 1872 và cũng cóthé xuất hiện sớm hơn (Vũ Huy Phúc, 2007).

Trong chính sử triều Nguyễn chép địa danh Bảo Thắng thì tài liệu Pháp bắt đầudùng từ “Lao Kau” dé chỉ phố Bảo Thang Trải qua một thời gian dài, nhất là sau khiPháp đã đặt xong chế độ bảo hộ đối với Trung và Bắc Kỳ, danh từ “Lao Kàu” chính

thức được dùng, còn Bảo Thắng dé chỉ một châu hay một đồn bảo, và rồi dần dần

không được dùng đề chỉ phố hay thị xã “Lao Kàu”.

Về nguồn gốc của chữ “Lao Kau”, trước hết có thé quan sát thay rang chữ “Lao

Kàu” là một từ phiên âm, bởi lẽ chữ ¡ hai chấm ở trên (tiếng Pháp gọi là ¡ tréma)

dùng dé bắt người đọc phải đọc tách đôi chữ a và chữ i, nếu không với chữ i thườngthì chữ Kai có thể đọc là Ke Vì vậy, từ “Kàu” phải đọc là Cai, khi đó chữ Cai mới

có ý nghĩa.

Dựa theo kết quả nghiên cứu của Giáo sư Đỗ Văn Ninh, Lao Cai là cách phátâm của người địa phương đọc chữ Lão Nhai (478) có nghĩa là Phố Cũ hoặc Chợ Cũ.

Người Pháp sau này cũng giải thích chữ Lao Kay là Chợ Cũ (Vieux Marché) Vậy

thời Lưu Vĩnh Phúc hay đúng hon là trước đó người dân địa phương, ké cả người

Hoa và người Việt, thường gọi Bảo Thắng là Lảo Kay (như chữ Mong Kai Sin Kai,v.v ) Sau đó, người Pháp phiên âm lại cách gọi đó băng chữ Latinh là Lao Kaihoặc Lao Kay Người Việt dùng chữ Quốc ngữ phiên âm lại là Lào Cai để chỉ BảoThắng (Vũ Huy Phúc, 2007).

Hầu hết các nghiên cứu về vùng đất Lào Cai của các tác giả Ngô Vi Liễn, ĐàoDuy Anh đều giải thích chữ Lão Nhai bên cạnh tên Lào Cai trong các tác phẩm nổitiếng về địa danh lịch sử của mình Tuy nhiên có một giải thích khác về từ Lão Nhai

33

Trang 34

tức phố của người Lão hay người Thái (le bourg des Lao (Tai) do một chuyên giahướng dẫn du lịch người Pháp chủ trương, có một nhánh dân tộc ít người gọi làngười Lạo trong sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn ở cuốithé ky XIX đã nhắc đến khi chép về phong tục Lao Kai Bên cạnh đó, khi xem xétcác vùng xung quanh Lào Kai thì thấy có nhiều địa danh tương tự Lào Cai như: Sin

Kai, Si Kai, Si Ma Kai, v.v và những từ đó chỉ có thé hiểu là Phố Mới (Sin Kai),

Tây Phố (Si Kai), v.v

Nhìn chung, có nhiều cách hiểu khác về nguồn gốc tên gọi Lào Cai nhưng phan

đông các nhà nghiên cứu thiên về cách giải thích Lào Cai là phiên âm của từ LãoNhai, có nghĩa là Phố Cũ Vậy là tên gọi “Lao Kàu” xuất hiện nếu muộn nhất cũng từ1872, được Việt hóa thành từ Lao Kay rồi Lào Cai Thời xưa, Lào Cai là một căn cứtrao đổi hàng hóa, buôn bán giữa người Hoa (Trung Quốc) với cư dân Việt và các

TNTS khác trong vùng.

Năm 1907, Pháp lập tỉnh Lào Cai, gồm châu Thủy Vĩ và châu Bảo Thắng Đếnnăm 1945, Lào Cai là một trong 23 tỉnh thuộc Bắc Kỳ.

Tháng 12 năm 1975, Lào Cai sát nhập cùng Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh

Hoàng Liên Sơn.

Ngày 1 - 10 - 1991, tỉnh Lào Cai được tái lập gồm 9 don vị hành chính, gồm thịxã Lào Cai và 8 huyện (Bát Xát, Sa Pa, Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Thắng, Bao

Yên, Văn Bàn, Than Uyên), ngày 20 6 1992 lập lại thị xã Cam Đường, ngày 18

-8 - 2000 tách huyện Bắc Hà thành 2 huyện là Bắc Hà và Si Ma Cai.

Từ đó đến nay, Lào Cai trở thành một trong những trọng điểm phát triển kinh tế- văn hóa - du lịch ở vùng Đông Bắc nước ta.

2.1.3 Thành phan tộc người

Theo số liệu Tổng điều tra Dân số va nhà ở năm 2009, toàn tỉnh Lào Cai có

614.595 người, mật độ dân số 98 người/km” Đến năm 2010, dân số thành phố Lào

Cai có 101.200 người, mật độ dân số 440 người/kmỶ Lào Cai là địa bàn tụ cư của 25

tộc người, trong đó, các TNTS chiếm trên 64% tổng dân số toản tỉnh, trong đó, dân

tộc dân Việt (chiếm 35,9% dân số toàn tỉnh), dân tộc Hmông (chiếm 22,21%), dântộc Tày (chiếm 15,84%), dân tộc Dao (chiếm 15,05%), dân tộc Giáy (chiếm 4,7%),

dân tộc Nùng (chiếm 4,4%), Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì và La Chí chiếm tỷ lệ thấp

hơn (Nguôn: Số liệu thống kê năm 2008 của Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai) Bên cạnh

các tộc người trên, Lào Cai là địa bàn tụ cư của người Hoa, có một bộ phận người

Trang 35

Hoa tự nhận là người Hoa bản địa và một bộ phận người Hoa gốc Hán, họ có mặt ởLào Cai từ sớm, đến năm 1979, số người này đã trở về quê cũ ở bên kia biên giới.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lê (2010), trong số 56 dân tộc củaTrung Quốc có 12 dân tộc xuyên biên giới Việt - Trung gồm: Zhuang, Han, Dai,Buyi , Miao, Yao, Yi, Hani, Lahu, Kelao, Jing, Hui Đáng lưu ý là tat cả các dân tộc

này đều có mặt ở Việt Nam nhưng lại được gọi bằng các tộc danh khác nhau Các

nhà khoa học Việt Nam dường như chưa quan tâm nhiều đến nghiên cứu các dân tộcxuyên biên giới nên chưa đưa ra được một danh mục cụ thể Nguyễn Chí Huyên,Hoàng Hoa Toàn và Lương Văn Bảo (2000) đã tập hợp một số bài viết để mang lại

một cái nhìn khái quát về nguồn gốc lịch sử các tộc người vùng biên giới phía Bắc

Việt Nam nhưng không đưa ra môt danh mục xác định, trong khi thông tin về cácđồng tộc của họ phía bên kia biên giới it 61 và chưa được cập nhật Dựa trên các tailiệu mô tả dân tộc học có sẵn ở Việt Nam, chúng ta có thể xác định được 26 trong sỐ54 dân tộc có địa bàn cư trú xuyên biên giới Việt - Trung, gồm: Kinh, Tày, Nùng,Thai, Hmong, Dao, La Hu, Cờ Lao, Cham, Ly, Bồ Y, Giay, Hoa (Hán), Ngai, Lô Lô,

Phù Lá, Pa Thén, San Diu, Hà Nhì, Si La, Cổng, Pu Péo, La Chí, Sán Chay, Mảng ;

trong số này, có những tộc người có dân số đông như người Kinh (Việt), Tày, Nùng,Thái, Hmông, Dao, và Hoa nhưng cũng có những nhóm rất nhỏ với tổng dân số chỉ

dưới một ngàn người như Pu Péo và S1-La.

2.2 Bối cảnh kinh tế - xã hội của chợ Cốc Léu

2.2.1 Sự hình thành và phát triển của hệ thống đường sắt ở Lào Cai

Trong chương trình khai thác thuộc địa ở Đông Dương, thực dân Pháp đã khan

trương xây dựng một số tuyến đường sắt, trong đó có tuyến đường sắt Hải Hòng - Hà

Nội - Lào Cai Ngay khi đoạn đường sắt Hà Nội - Việt Trì được đưa vào khai thácngày 10/3/1903 thì tới ngày 5/5/1903, toàn quyền Đông Dương cũng ra nghị định

chuyền tỉnh ly Hưng Hóa từ Hưng Hóa về Phú Thọ, đồng thời chuyên tỉnh Hưng Hóa

thành tỉnh Phú Thọ Đến ngày 18/2/1903 toàn quyền Đông Dương lại ra nghị địnhthành lập tỉnh Phúc Yên, địa bàn tỉnh Phúc Yên là địa bàn tỉnh Phù Lỗ cũ (trung tâmtỉnh chính là thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc hiện nay) nằm trên tuyến đường sắt từ HàNội tới thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Đỗ Thị Nguyệt Quang, 2007, tr.77).

Tuyến đường sắt Yên Bái - Lào Kay khánh thành ngày 1/2/1906, đến12/7/1907, tỉnh Lào Kay thành lập gồm châu Thủy Vỹ và châu Bảo Thắng, cả haichâu này đều có tuyến đường sắt chạy qua.

Trang 36

Tuyến đường sắt Hà Nội - Lao Kay có Phố Lu, ngày xưa là trung tâm của tinhLao Kay, với bến cảng sông Hồng nhộn nhịp, tap nap người mua kẻ bán, từ khi tuyến

đường sắt Hà Nội - Lào Cai đi vào hoạt động, ga cuối cùng đặt ở thành phố Lao Cai,

hoạt động trao đôi mua bán ở quanh khu vực nay càng thuận lợi, các tiểu thươngbuôn hàng chuyến từ miền xuôi lên tập kết hàng hóa dé chuyển sang bên kia biên

giới hoặc trao đối ở quanh vùng.

Cùng thời gian này, chính quyền thực dân xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai

-Vân Nam, tuyến đường sắt từ Hải Phòng - -Vân Nam dài 848km trai dài trên lãnh thé

Việt Nam - Trung Quốc Đến ngày 1/4/1910 toàn tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà

Nội - Lào Cai - Vân Nam đã đưa vào sử dụng.

Tuyến đường sắt Lào Cai - Côn Minh góp phần thúc day các hoạt động traođối, buôn bán thương mại phát triển, thúc đây việc hình thành các đô thị mới như thị

tran Hà Khẩu hình thành cùng với thành phố Lào Cai, thành phố Cá Cựu, thủ đô

thiếc của Trung Quốc cũng phát triển Trước khi có đường sắt, khu vực này chỉ pháttriển ngành khai mỏ Khi có đường sắt chạy qua, thị tran Hà Khẩu trở nên sam uất,trở thành đô thị phát triển ở tỉnh Vân Nam, trong khi đó, một số đô thị lớn của tỉnhVân Nam như bến thuyền Mạn Hảo, thành phố Mông Tự đều suy tàn khi tuyến

đường sắt không chạy qua.

Tuyến đường sắt Hải Phòng - Côn Minh (đường sắt Điền Việt) nằm trên hànhlang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh Tuyến đường này được xâydựng trong thời gian 12 năm (1898 - 1910), chiều dài 859 km, đi qua một loạt các

tỉnh ở Việt Nam như Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái,

Lào Cai; các huyện của Trung Quốc như Hà Khẩu, Bích Sắc, Khai Hoa, Kiến Thủy,

Cá Cựu, Côn Minh.

Giao thông đường sắt không chỉ tác động tới việc hình thành, phát triển đô thịmà còn làm thay đổi ngành du lich ở những nơi nó đi qua, số lượng khách du lịch

trong và ngoài nước biết đến các địa danh nổi tiếng như Sa Pa, Bắc Hà nhiều hơn.

Lào Cai từ một tỉnh miền núi hẻo lánh xa xôi trở nên nhộn nhịp, có phó, có chợ, cócầu, đường sắt, đường bộ, trên bến dưới thuyền.

Trải qua thời gian, sự hiện diện của tuyến đường sắt này đã làm cho sự dichuyền giữa các địa phương trở nên thuận tiện, cùng với đó là sức hút mãnh liệt từtài nguyên du lịch nhân văn của vùng Tây Bắc đã hình thành và phát triển Đặc biệtphải ké đến du lịch Sa Pa đã xuất hiện hơn 100 năm, đồng thời gắn với tuyến đườngsắt Hải Phòng - Lào Cai, điều này nói lên mối quan hệ chặt chẽ giữa đường sắt và du

lịch.

Trang 37

Hệ thống đường sắt tác động tới hoạt động buôn bán ở chợ Hàng hóa từ miềnnúi như chè, thuốc phiện, thuốc nam được chuyên về miền xuôi, hàng hóa từ miền

xuôi chuyên lên Lào Cai có thé đến được Hồng Kông, sang các nước ở Đông Nam

Á Hệ thống đường sắt phát triển, hoạt động buôn bán thuốc phiện ở Đông Dương

cũng sôi động hơn Cùng với vai trò của đường sông, đường sắt ngày càng khăng

định được sự tăng cường và hiện diện ở vùng biên, đặc biệt là chợ vùng biên cùng

với hoạt động trao đôi, buôn bán hàng hóa ở khu vực biên giới.

Hiện nay, cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu là cửa khẩu duy nhất giữa Việt

Nam và Trung Quốc hội tụ đầy đủ các loại hình vận tải: đường sắt, đường bộ và

đường sông Nằm trong lòng một thành phố nên cửa khẩu quốc tế Lào Cai có cả một

hệ thống dịch vụ của một thành phố trên 10 vạn dân, phục vụ nhu cầu giao lưuthương mại, xuất nhập khâu và du lịch Ngoài ra, cửa khẩu này cũng nối liền với thịtrường vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc Hoạt động kinh tế biên mậu củaLào Cai phát triển mãnh mẽ với kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đều qua các năm(Hoàng Thanh Vân, 2003; Nguyễn Anh Tuân, 2011).

2.2.2 Sự phát triển của hệ thong du lịch ở Sa Pa

Lào Cai có trung tâm du lịch Sa Pa, cách thành phố Lào Cai 38 km và cách thủđô Hà Nội 350 km, nơi đây đã là một khu nghỉ hè đầy thơ mộng trong những năm 20và 30 của thé kỷ trước Các tài liệu lưu trữ và các câu chuyện ké của các cụ già sốngở Sa Pa nhớ lại một thị tran miền núi kiểu châu Âu với hơn 200 biệt thự.

Mùa đông năm 1903, trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ, đoàn thámhiểm của Sở địa lý Đông Dương đã khám phá ra cảnh quan mặt băng Lồ Suối Tủngvà làng Sa Pa Sự kiện này đánh dấu việc ra đời của thị trấn Sa Pa.

Năm 1905, người Pháp đã thu thập được những thông tin đầu tiên về địa lý, khíhậu, thảm thực vật Sa Pa bắt đầu được biết tới với không khí mát mẻ, trong lành và

cảnh quan đẹp Năm 1909, một khu điều dưỡng được xây dựng Năm 1917, một văn

phòng du lịch được thành lập ở Sa Pa và một năm sau, người Pháp bắt đầu xây dựngnhững biệt thự đầu tiên Năm 1920, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai hoàn thành,Sa Pa được xem như thủ đô mùa hè của Bắc Kỳ Tổng cộng, người Pháp đã xây dựng

ở Sa Pa gần 300 biệt thự Vào thập niên 1940, người Pháp đã quy hoạch, xây dựng

Sa Pa thành nơi nghỉ mát, điều dưỡng khá lý tưởng Ở đây có đầy đủ hệ thống thủy

điện, trạm nước, dinh toàn quyền, toà chánh sứ, sở than, kho bạc, kiểm lâm, hệ thống

đường nhựa và đặc biệt là hơn 200 biệt thự theo kiểu phương Tây, làm cho thị trấn

nay mang nhiều dang dap của một thành phố châu Âu.

Trang 38

Từ năm 1944 - 1945 quân Tưởng đến Sa Pa tàn phá du lịch thành phố này Đếnnăm 1947, phần lớn các biệt thự còn lại của Pháp cũ đều bị người Việt Nam phá hủynhằm ngăn cản sự trở lại của quân Pháp trong thời gian đầu cuộc kháng chiến chốngPháp Đến năm 1979, chiến tranh biên giới lại hủy hoại vẻ đẹp của khu du lịch, hệthong khách san bi pha hủy, chi còn một số khách sạn nhỏ như khách sạn

Đến năm 1990, Sa Pa được xây dựng, tái thiết trở lại Sa Pa trở thành thị tran du

lịch hấp dẫn bậc nhất ở miền Bắc nước ta Nằm giữa thị trấn Sa Pa là đền Mẫu, nơi

thu hút một lượng lớn du khách thập phương tới đây làm lễ đầu năm hoặc tổ chức

các buôi lễ hầu đồng.

Gần đây, kinh tế phát triển, nhu cầu văn hóa tâm linh của người Việt ở mọimiền đất nước được phục hồi trở lại Hàng năm, Lào Cai đón SỐ lượng người Việtthường đi du lịch kết hợp với các cuộc hành hương tôn giáo về các đền như đền ôngHoàng Bảy, đền Cô Đôi Cam Đường, đền Thượng, đền Mẫu Đặc biệt là hệ thốngđền thờ ở mẫu ở biên giới Từ năm 2000 trở lại đây, sự bùng né của du lich tâm linh,du khách đi du lich gan với hành hương, nhiều tuyến du lịch đường dai từ ĐôngHưng, Trung Quốc đến Yên Bái, đền Thượng, đền Mẫu Du lịch vùng biên có sức

hút lớn đối với du khách ở mọi miền đất nước Một đặc điểm nổi bật là khi đi hành

hương du khách thường gắn với mua săm hàng hóa, đồ dùng gia đình, đồ điện Đặcđiểm này làm cho số lượng người đến Lào Cai càng tăng lên Chính những yếu tốtrên là tác nhân tích cực trong việc thúc day thị trường mua bán trao déi ở Lào Cai

càng trở nên sôi động hơn.

Nếu như trước năm 2000, Lào Cai đón một số lượng người lớn người lên Lào

Cai làm ăn buôn bán, song ở giai đoạn này, chính sách mở cửa mới được thực hiện

và đang trong giai đoạn chuyên giao, việc buôn bán gặp khó khăn.

Ké từ sau năm 2000, số lượng người đến Lao Cai tăng lên đáng kế Dòng người

đến đây thỏa mãn 3 mục đích: mãn mục đích tâm linh, đáp ứng nhu cầu du lịch nghỉ

dưỡng và mua bán hàng hóa Thêm vào đó, hệ thống giao thông đến Lào Cai rất tiện

lợi, hơn nữa, chợ có nhiều thay đôi lớn và hấp dẫn khách hàng bởi sự đa dạng củahàng hóa và giá thành hợp với túi tiền của du khách.

2.2.3 Sự hiện diện của người Hoa và các tiểu thương người Việt

Trang 39

Bên cạnh các tộc người bản địa, người Hoa có mặt ở vùng biên giới Lào Cai từrất sớm Trước đây, một sỐ thương nhân người Hoa đến Lào Cai buôn bán làm ăn, họcư trú gần chợ Cốc Lếu, lập nên các phố buôn bán sam uất của người Minh, ngườiThanh Đầu thế kỷ XIX, ở châu Thuỷ Vĩ có 69 người, Văn Bàn có 4 người Minh,Thanh (người Hoa) Họ đều phải đóng thuế, chấp hành luật lệ của nhà Nguyễn Mỗinăm người Minh, người Thanh ở Thuỷ Vi đóng thuế là 85 lạng bac Cửa quan BảoThắng giữa thé ky XVIII thu thuế buôn muối được 180 lạng bạc Cuối thé kỷ XVIIIthu 1000 lạng bạc thuế muối Trung Quốc cũng nhập hàng tơ lụa, thuốc nô từ ViệtNam qua vùng biên giới Lào Cai (Quốc sử quán triều Nguyễn, tập V).

Mặt khác, suốt từ thế ky X dén thé ky XIX, Nha nước Việt Nam luôn áp dungchiến lược “Hoà hiếu với phương Bắc” Do đó, quan hệ văn hoá, kinh tế ở vùng biêngiới diễn ra sôi động và được khuyến khích phát triển Một yếu tố quan trọng khácthúc đây giao lưu văn hoá, trao đổi kinh tế vùng lưu vực sông Hồng giữa Việt Namvà Trung Quốc là các đợt di cư của các tộc người thiêu số và người Hoa Các đợt dicư này diễn ra khá mạnh ở cuối thời kỳ nhà Minh và suốt thời nhà Thanh Chínhquyền các châu, phủ Việt Nam đều dành đất cho người Hoa cư trú, chiêu mộ họ vàolàm phu mỏ, thậm chí lập làng, lập phố riêng Sống xen kẽ với cư dân người Việt,

văn hoá người Hoa và văn hoá người Việt có nhiều điều kiện giao lưu, ảnh hưởng lẫn

nhau Vùng đô thị có người Hoa sinh sống trở thành sam uất như nhận xét của nhà sửhọc Pham Thuận Duật giữa thé ky XIX: “Phố Minh Hương ở thị tran, phố BaoThang

ở Thuỷ Vĩ, đồn Phong Thu ở Chiêu Tan, chợ Hoa Lâm ở Thanh Sơn, đều là nơi đô

hội” (Phạm Thận Duật, 2000).

Năm 1868, Lưu Vĩnh Phúc đánh đuôi Hồ Quân Xương và thủ lĩnh quân Cờ

Vàng Hoàng Sung Anh, xây dựng Lào Cai thành một trung tâm buôn bán sam uất.Với tước phong “Bảo Thắng phòng ngự sứ” của triều đình nhà Nguyễn, Lưu VĩnhPhúc đã áp dụng chế độ quan lý cửa khẩu, thúc đây trao đổi kinh tế giữa Vân Namvới Lào Cai và vùng đồng băng Bắc Bộ Hàng xuất khẩu sang Vân Nam chủ yếu làmuối, thuốc lá, hàng tiêu dùng và nhập khẩu chủ yếu là chè, kim loại, vũ khí, thuốcphiện Hàng năm, từ Hà Nội có khoảng 2000 thuyền buồn chở hàng lên Lào Cai,hàng hoá ngược sông Hồng chở lên Man Hảo và ngược sông Nam Thi chuyển đếnphủ Khai Hoá - Vân Nam - Trung Quốc Thời kỳ này con đường buôn bán qua sông

3 Người Hoa ở Lào Cai có 2 nhóm: một nhóm tự nhận là người | Hoa gốc Việt, một nhóm khác nhận là người

Hoa goc Han Trong nghién cứu này, chúng tôi chủ yếu đề cập đến người Hoa từ Trung Quốc sang, họ tự nhận

và người Việt gọi là người Hoa goc Han.

39

Trang 40

Hồng ở Lào Cai còn là con đường nhập vũ khí, thuốc nỗ cho các đội quân chống

Pháp xâm lược.

Lào Cai thời kỳ 1860 - 1885 trở thành một trung tâm văn hoá lớn trên sông

Hồng Với sự hình thành dãy phố người Hoa (phố Téo), sự giao lưu văn hoá giữangười Hoa, người Việt ở Lào Cai phát triển, tại đây các trường học, ngôi chùa của

người Hoa cũng được hình thành, trường, lớp học cho con em người Hoa mở rộng

xuống Phố Lu và Tran Hà (Bảo Hà hiện nay) Bên cạnh đền thờ Mẫu ngay ở bến

sông, đền thờ Đức Thánh Trần ở đỉnh Mai Lĩnh còn có đền thờ Quan Công, Hội

quán và chùa của người Hoa ở khu phố Tèo Đền Mẫu của người Việt năm bêncạnh biên giới là biểu tượng cho truyền thống văn hóa và giao lưu của người Việt.

Từ khi thành lập, chợ Cốc Lếu trở thành nơi trao đôi hàng và địa điểm sinh hoạtvăn hóa của các TNTS trong vùng Chủ nhân của chợ là cư dân bản dia, chủ thể

chính trong chợ là người dân tộc Hàng hóa đặc trưng ở chợ là lâm thổ sản, chủ yếu

trao đổi trong nội vùng Đây là nơi sinh hoạt văn hóa trong vùng, vào thứ 7, Chủ nhậtngười dân trong các bản đi ngựa xuống chợ múa hát, giao lưu, hôm sau mới tham giatrao đổi mua ban hàng hóa Điều này thé hiện rõ bản sắc văn hóa chợ vùng cao Đặcbiệt, từ năm 1940 trở đi, người Việt ở miền xuôi bắt đầu lên tham gia buôn bán ở chợCốc Lếu Họ mang muối, cá mắm, mỳ chính, vải lên trao đổi với các tộc người ởđịa phương quanh chợ Cốc Léu lay cac mang, moc nhi, nam hương, mật ong Mộtthời gian sau, người Việt từ miền xuôi lên chợ mua trâu, bò, ngựa, lâm thé sản mang

về xuôi Từ sau chính sách Di dân xây dựng vùng kinh tế mới, người Việt lên miền

núi đông hơn, tham gia vào các hoạt động ở chợ như ban vai, quần áo Đặc biệt,năm 1991 chính sách mở cửa biên giới thực hiện với nhiều cơ chế thông thoáng tạo,

nhiều người Việt lên miền núi tiếp tục buôn bán ở chợ, tham gia vào các hoạt động

trao đổi mua bán nhiều hon, hàng hóa đa dang hơn Đến nay, người Việt đã trở thành

chủ thể chính trong hoạt động giao thương ở chợ Cốc Lếu.

2.2.4 Một số yếu tổ kinh tế - xã hội khác tác động tới chợ vùng biên

Ảnh hưởng của chiến tranh biên giới năm 1979 đã có tác động lớn tới toàn bộcác lĩnh vực trong đời sống kinh tế và dân cư vùng biên giới Lào Cai Đặc biệt là

việc người Hoa rời khỏi khu vực gần biên giới Lào Cai, lúc này, vai trò của ngườiHoa trong hoạt động buôn bán suy giảm dần, hầu như mọi hoạt động thương mại

buôn bán tạm thời ngưng trệ Thời điểm này, sự hiện diện của nền kinh tế kế hoạchhóa làm cho hoạt động trao đôi hàng hóa giảm sút Từ năm 1979 chợ vùng biên vanton tai, song chi mang tinh chất đơn thuần, cho là nơi trao đôi hàng hóa phục vụ cư

40

Ngày đăng: 29/06/2024, 04:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN