1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề số 8 phát triển ứng dụng quản lý thư viện

45 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (4)
    • 1.1. Lựa chọn bài toán (4)
    • 1.2. Các yêu cầu của ứng dụng (5)
    • 1.3. Đề xuất mô hình phát triển ứng dụng (6)
  • CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG (8)
    • 2.1. Các yêu cầu chức năng (8)
    • 2.2. Các yêu cầu phi chức năng (10)
  • CHƯƠNG III: ĐẶC TẢ YÊU CẦU (12)
    • 3.1. Đặc tả Z (12)
    • 3.2. Đặc tả trạng thái máy hữu hạn (17)
    • 3.3. Đặc tả mạng Petri/ Đặc tả trừu tượng (24)
  • CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ (33)
    • 4.1. Use Case (33)
    • 4.2. Biểu đồ Sequence Diagram (40)
    • 4.3. Biểu đồ ERD (43)

Nội dung

- Các quy tắc chuyển trạng thái có thể bao gồm: Từ trạng thái "Chưa đăng nhập" sang "Đăng nhập thành công": Khi người dùng cung cấp thông tin đăng nhập chính xác và đăng nhập thành công.

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Lựa chọn bài toán

Phát triển ứng dụng quản lý thư viện

Lý do lựa chọn đề tài: Mặc dù hiện nay các trường học đều áp dụng công nghệ trong việc quản lý thư viện của trường nhưng phần lớn các ứng dụng này vẫn khá mới mẻ và chưa được tối ưu hóa Thực tế thư viện là một cơ sở hạ tầng quan trọng trong trường học Phát triển một ứng dụng quản lý thư viện sẽ giúp tăng cường quy trình quản lý tài liệu, lưu trữ thông tin, quản lý thành viên, và các hoạt động khác liên quan đến thư viện Đề tài này có tính ứng dụng cao và có thể góp phần cải thiện hiệu quả công việc trong môi trường thư viện thực tế

Tính phổ biến và sự cần thiết: Hầu hết các tổ chức và tổ chức giáo dục đều có thư viện hoặc tài liệu cần quản lý Việc phát triển ứng dụng quản lý thư viện sẽ đáp ứng nhu cầu chung của nhiều người và có tiềm năng ứng dụng rộng rãi

Khả năng phát triển và mở rộng: Phát triển ứng dụng quản lý thư viện cho phép tìm hiểu và áp dụng các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực phát triển phần mềm như quản lý cơ sở dữ liệu, giao diện người dùng, xử lý logic, và kiểm thử

Từ đây có thể xây dựng và mở rộng chức năng của ứng dụng theo yêu cầu và sự phát triển của môi trường thư viện

Tính linh hoạt và đa dạng: Ứng dụng quản lý thư viện có thể được thiết kế và phát triển theo nhiều hướng khác nhau Có thể tạo ra một ứng dụng đơn giản chỉ để quản lý sách và thành viên, hoặc mở rộng nó để bao gồm các tính năng như tìm kiếm, đặt sách trực tuyến, quản lý mượn trả, và nhiều hơn nữa Điều này tạo ra một khung việc linh hoạt để thể hiện ý tưởng sáng tạo và khả năng phát triển ứng dụng theo ý muốn

Tính hấp dẫn cá nhân: Cá nhân em thấy thư viện ở trường có rất nhiều sách hay nhưng đa số các bạn thường chọn đến thư viện để sử dụng laptop làm việc, học tập, ngồi nói chuyện hoặc nghỉ ngơi giữa giờ chứ không mượn sách hay đọc sách tại thư viện một phần cũng ngại những thủ tục phức tạp khi mượn sách, ngoài ra còn có những khó khăn nhất định khi phải tìm kiếm một quyển sách muốn đọc khi nhìn lên tủ sách có quá nhiều loại sách khác nhau Vậy nên chúng em muốn phát triển một ứng dụng giúp cho việc tìm kiếm và mượn sách trở nên dễ dàng hơn theo chiều hướng tự động hóa để thu hút thêm nhiều bạn mới đến đọc sách mỗi khi vào thư viện trường

Các yêu cầu của ứng dụng

Quản lý sách: Hệ thống phải cho phép thêm, xóa, cập nhật và tìm kiếm sách trong thư viện của trường đại học Điều này bao gồm thông tin về tựa đề, tác giả, ISBN, ngày xuất bản, số lượng, vị trí, thể loại và mô tả

Hệ thống quản lý thư viện phải có khả năng lưu trữ thông tin thành viên, cụ thể là thông tin của sinh viên, giảng viên và nhân viên thư viện Các thông tin này gồm có tên, mã số sinh viên/giảng viên, khoa, email, số điện thoại và địa chỉ Ngoài ra, hệ thống còn có chức năng đăng ký, cập nhật, xóa thông tin thành viên, cũng như lưu giữ lịch sử mượn trả sách.

Quản lý mượn trả sách: Hệ thống phải có khả năng ghi nhận và theo dõi việc mượn trả sách của thành viên trong trường đại học Điều này bao gồm ghi nhận mượn sách, quá hạn, trạng thái sách (đã mượn, đã trả, mất), hạn trả, số lần gia hạn và tính phí phạt Đặt sách trực tuyến: Hệ thống có thể cung cấp tính năng đặt sách trực tuyến cho thành viên trong trường đại học Điều này cho phép thành viên xem tình trạng và đặt sách từ xa mà không cần có mặt tại thư viện

Tìm kiếm và lọc sách: Hệ thống cần cung cấp tính năng tìm kiếm và lọc sách dựa trên các tiêu chí như tựa đề, tác giả, thể loại, từ khóa và nhiều yêu cầu khác

Quản lý đặt chỗ và đặt chỗ sách: Hệ thống có thể cung cấp chức năng quản lý đặt chỗ và đặt chỗ sách cho các thành viên Điều này giúp đảm bảo sẵn có sách khi thành viên đến thư viện

Thống kê và báo cáo: Hệ thống phải cung cấp các chức năng thống kê và báo cáo về số lượng sách, thành viên, mượn trả, thể loại và các thông tin liên quan khác để hỗ trợ quản lý và ra quyết định trong trường đại học

Giao diện người dùng thân thiện: Giao diện người dùng phải dễ sử dụng, thân thiện và tương tác tốt với người dùng trong trường đại học Nó cần hỗ trợ các chức năng như đăng nhập, đăng ký, tìm kiếm, xem thông tin sách và thành viên, và thực hiện các thao tác quản lý

Bảo mật và phân quyền: Hệ thống phải đảm bảo bảo mật thông tin và hỗ trợ các cơ chế phân quyền, giới hạn quyền truy cập vào các chức năng và dữ liệu nhạy cảm trong trường đại học

6 Tích hợp với hệ thống khác (tuỳ chọn): Hệ thống có thể cần tích hợp với các hệ thống khác trong trường đại học như hệ thống quản lý sinh viên, hệ thống thanh toán hoặc hệ thống thư viện kỹ thuật số

Kích thước của CSDL đủ lớn để lưu trữ thông tin khi sử dụng

Bàn giao sản phẩm đúng thời gian và địa điểm thích hợp.

Đề xuất mô hình phát triển ứng dụng

Mô hình nhóm lựa chọn để phát triển ứng dụng là mô hình phát triển phần mềm dựa trên thành phần (Component-based Development Model) Bằng việc tái sử dụng lại các thành phần của chương trình “Quản lý thư viện” đã thực hiện ở môn Lập Trình dotNet và phát triển thêm cũng như khắc phục các hạn chế của các thành phần để có thể hoàn thiện ứng dụng trong thời gian ngắn Để giảm thiểu các hạn chế của mô hình phát triển thành phần như khả năng tương thích giữa các thành phần cũ và thành phần mới, không phù hợp với môi trường và công nghệ phát triển mới, khả năng mở rộng và hiệu suất kém chúng em đưa ra một số giải pháp như sau:

Quản lý phiên bản và sự phụ thuộc: Thiết lập quy trình quản lý phiên bản chặt chẽ và sự phụ thuộc của các thành phần Sử dụng công cụ quản lý phiên bản để theo dõi và kiểm soát các thay đổi trong thành phần và đảm bảo tính tương thích giữa các phiên bản

Kiểm tra tích hợp và kiểm thử hệ thống: Thực hiện kiểm tra tích hợp sớm và kiểm thử hệ thống để phát hiện và sửa lỗi tương thích giữa các thành phần Xây dựng các kịch bản kiểm thử phức tạp để đảm bảo tính tương thích và đúng đắn của hệ thống khi các thành phần được kết hợp

Kiểm soát chất lượng: Áp dụng quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ để đảm bảo rằng các thành phần phần mềm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và tuân thủ các yêu cầu đã định nghĩa

Kiểm tra tái sử dụng và tương thích: Đánh giá và kiểm tra các thành phần tái sử dụng từ các nguồn bên ngoài trước khi sử dụng chúng Đảm bảo tính tương thích và tuân thủ của các thành phần với yêu cầu và môi trường phát triển của bạn

7 Thiết kế giao diện rõ ràng: Đặt ra các tiêu chuẩn rõ ràng cho giao diện giữa các thành phần và tuân thủ chúng một cách nghiêm ngặt Điều này giúp đảm bảo tính tương thích và sự giao tiếp hiệu quả giữa các thành phần

Xây dựng và duy trì tài liệu: Tạo và duy trì tài liệu chi tiết về các thành phần, giao diện, quy tắc và quy trình để giúp cho việc hiểu và sử dụng các thành phần dễ dàng hơn Nghiên cứu hướng dẫn và tài liệu hỗ trợ cho các nhà phát triển mới

Tìm hiểu và nắm vững kiến thức về thành phần: Đảm bảo rằng nhóm phát triển có đủ kiến thức và kỹ năng để sử dụng và phát triển các thành phần phần mềm Tìm hiểu và nắm vững kiến thức về các tiêu chuẩn và quy tắc của mô hình phát triển dựa trên thành phần

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG

Các yêu cầu chức năng

2.1.1 Các chức năng – tính năng chính của phần mềm quản lý thư viện gồm:

- Đăng nhập - Đăng ký - Quản lý nhập sách - Quản lý độc giả - Quản lý mượn sách, trả sách - Thống kê

- Mục đích : Dùng cho độc giả đăng nhập vào hệ thống để sử dụng các tính năng của chương trình

- Thông tin đầu vào : Độc giả cần phải thực hiện theo yêu cầu của hệ thống khi muốn đăngnhập vào hệ thống

- Thao tác xử lý : Một bảng thông báo sẽ hiện ra hỏi độc giả có đăng nhập hoặc thoát , có thêm phần đăng ký nếu độc giả chưa đăng ký

- Mục đích : Dùng để đăng ký tên tài khoản, mật khẩu, thông tin cá nhân, ngày làm thẻ và ngày hết hạn để thực hiện cho quá trình đăng nhập

- Thông tin đầu vào : Độc giả cần cần phải thực hiện theo yêu cầu của hệ thống

- Thao tác xử lý : Một bảng thông báo sẽ hiện ra giúp độc giả điền đầy đủ thông tin để đăng ký hoặc có thể chọn thoát

2.1.4 Quản lý nhập sách - Mục đích : Chúng ta có thể nhập thêm thông tin sách từ nhà cung cấp và lưu trữ dữ liệutrên máy tính.Khi cần chúng ta có thể truy cập, tìm kiếm sách thông qua mã sách hay tên sách,chúng ta cũng có thể thêm bớt sách một cách dễ dàng

- Thông tin vào : Giám đốc hiệu sách có yêu cầu tới bộ phận nhập sách nhập thêm một sốlượng sách vào cửa hàng

- Thao tác xử lý : Khi thủ thư gửi yêu cầu nhập sách và danh mục nhập sách cho nhà cung cấpthì nhà cung cấp dựa vào danh mục xem có đủ các mặt hàng trong đơn hàng hay không để thôngbáo trả lời từ chối hay đồng ý cung cấp sách cho bộ phận nhập sách.Nhà cung cấp sẽ đưa đến hiệusách và giao cho bộ phận nhập sách

- Bộ phận nhập sách kiểm tra sách và nhập vào kho sau khi kiểm tra theo biểu mẫu sau :

9 2.1.5 Quản lý Mượn – Trả sách

- Mục đích : Quản lý thông tin các loại sách được mượn và trả để đáp ứng mọi yêu cầu độcgiả

- Thông tin đầu vào : Độc giả yêu cầu mượn sách hoặc trả sách và gửi thông tin về cuốn sáchcần mượn hoặc cần trả

- Thao tác xử lý : Khi độc giả gửi yêu cầu mượn – trả sách, thông tin sách cần mượn – trả đến bộ phận phục vụ độc giả, bộ phận này tìm kiếm sách và kiểm tra cho độc giả

Cụ thể : Khi độc giả mượn sách nào đó thì kiểm tra xem sách sách đó thuộc về loại mượn đọc tại chỗ hay mượn về nhà đọc và báo cho độc giả xem yêu cầu mượn có phù hợp với loại sách cần mượn hay không

Khi độc giả trả sách thì kiểm tra xem sách đã hết hạn trả hay chưa

Hoặc là sách đươc trảcó còn nguyên vẹn hay không Độc giả nhận sách rồi nhận phiếu từ bộ phận phuc vụ độc giả -Thông tin đầu ra :

Bộ phận phục vụ độc giả giao phiếu mượn trả cho độc giả bao gồmthông tin : Tên độc giả , tên sách , ngày mượn , ngày trả

2.1.6 Quản lý độc giả : - Mục đích : Quản lý độc giả để có thể cung cấp sách phù hợp cho mọi độc giả và có thể quảnlý được việc sử dụng sách ở thư viện của độc giả

- Thông tin đầu vào : Độc giả đến mượn sách hoặc trả sách phải gửi thông tin về bản thân

-Thao tác xử lý : Khi độc giả có nhu cầu đọc mượn sách, bộ phận phục vụ độc giả sẽ làm các thủ tục để cấp thẻ cho độc giả để họ có quyền tra cứu thông tin trong thư viện Trên thẻ có những thông tin chi tiết về độc giả như: Họ tên, Năm sinh , lần mượn sách gần nhất…, mỗi thẻ sẽcó một số đăng ký do thư viện cấp Sau khi cấp thẻ, thư viện sẽ tạo một hồ sơ ghi nhận việc mượn trả của người đọc Trên hồ sơ này có các thông tin tương tự như các thông tin được ghi trên thẻ,ngoài ra trên hồ sơ còn có một bảng ghi lại những lần mượn trả sách của độc giả để dễ theo dõi

-Thông tin đầu ra : Thẻ thư viên với các thông tin được nêu ở trên và độc giả có thể sử dụngthẻ này để có thể đọc mượn sách ở thư viện

- Mục đích : Giám đốc có thể bao quát được toàn bộ hệ thống của thư viện để có nhữngphương pháp cải tiến để phát triển thư viện

- Thông tin vào : Giám đốc yêu cầu thống kê báo cáo theo hàng tháng hay hàng năm

- Thông tin xử lý : Hàng thàng hay hàng năm thủ thư phải thống kê lượng sách tồn, lượngsách đã được mượn , số sách chưa được trả , loại sách được mượn nhiều nhất (hoặc ít nhất ) gửi cho giám đốc

- Thông tin ra : Báo cáo tổng kết thống kê cho từng loại sách 2.1.8 Tìm kiếm :

- Mục đích: Dùng để tìm kiếm thông tin sách có trong thư viện

- Thông tin vào : Độc giả nhập từ khóa để tìm kiếm mọi thông tin về tất cả các sách có trong thư viện

- Thông tin ra: Bảng tìm kiếm có thể giúp cho người dùng có thể tìm kiếm sách nhanh chonghơn nhờ những hướng dẫn có sẵn

Các yêu cầu phi chức năng

Hiệu suất: Ứng dụng nên có hiệu suất cao để đáp ứng số lượng lớn người dùng cùng lúc và xử lý các tác vụ nhanh chóng Điều này đảm bảo người dùng có trải nghiệm mượt mà và không bị gián đoạn trong quá trình tìm kiếm sách, mượn sách hay trả sách

Bảo mật: Hệ thống cần có biện pháp bảo mật mạnh mẽ để đảm bảo an toàn thông tin của người dùng và dữ liệu thư viện Điều này có thể bao gồm xác thực người dùng, mã hóa dữ liệu, kiểm soát quyền truy cập và bảo vệ chống các cuộc tấn công mạng

Khả năng mở rộng: Ứng dụng nên được thiết kế để có thể mở rộng và hỗ trợ số lượng lớn người dùng và tài liệu Nó nên có khả năng xử lý và lưu trữ dữ liệu mở rộng mà không gây ảnh hưởng đến hiệu suất Độ tin cậy: Hệ thống nên hoạt động ổn định và tin cậy, đảm bảo không xảy ra mất dữ liệu hoặc sự cố không mong muốn Sao lưu dữ liệu thường xuyên và có khả năng khôi phục dữ liệu từ các sự cố, như mất kết nối mạng hoặc hỏng hóc phần cứng

Giao diện người dùng: Giao diện người dùng nên được thiết kế dễ sử dụng, thân thiện và hợp lý Nó nên cung cấp trải nghiệm người dùng tốt, cho phép người dùng dễ dàng tìm kiếm sách, thực hiện các tác vụ quản lý và tương tác với các tính năng của ứng dụng

Hỗ trợ đa nền tảng: Hệ thống nên hỗ trợ nền tảng đa dạng như máy tính để bàn, điện thoại di động và máy tính bảng Điều này cho phép người dùng truy cập và sử dụng ứng dụng từ nhiều thiết bị khác nhau một cách linh hoạt

Tích hợp với hệ thống khác: Ứng dụng có thể cần tích hợp với các hệ thống khác như hệ thống quản lý tài khoản, hệ thống thanh toán hoặc hệ thống thư điện

11 tử để tối ưu hóa quy trình làm việc và cung cấp trải nghiệm tích hợp cho người dùng

Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Hệ thống có thể hỗ trợ nhiều ngôn ngữ để phục vụ người dùng đa văn hóa và đa ngôn ngữ Điều này đảm bảo rằng người dùng có thể sử dụng ứng dụng bằng ngôn ngữ ưa thích của họ

Dễ dàng cài đặt và bảo trì: Hệ thống nên có quy trình cài đặt đơn giản và dễ dàng, cũng như các công cụ quản lý và bảo trì để đảm bảo hoạt động ổn định và duy trì của ứng dụng

ĐẶC TẢ YÊU CẦU

Đặc tả Z

3.1.1 Đặc tả miền (Domain specification):

Các thực thể trong miền: Sách, Độc giả, Mượn sách

Các tập hợp và quan hệ:

Tập hợp Độc giả: {dg1, dg2, dg3, }

Quan hệ mượn trả sách: {ms1, ms2, ms3, }

3.1.2 Đặc tả thuộc tính (Attribute specification):

Mã Sách: Chuỗi ký tự

Tên sách : Chuỗi ký tự

Tác giả : Chuỗi ký tự

Thể loại : Chuỗi ký tự

Năm xuất bản : Số nguyên dương

Tên nhà xuất bản: Chuỗi ký tự

Thuộc tính của Độc giả:

Mã độc giả: Chuỗi ký tự

Tên độc giả (name): chuỗi ký tự

Lớp (class): chuỗi ký tự

Số điện thoại (phone): chuỗi ký tự

13 Thuộc tính của Mượn sách:

Sách (book): tham chiếu đến phần tử ‘mã sách’ trong tập hợp Sách Độc giả (reader): tham chiếu đến phần tử ‘mã độc giả’ trong tập hợp Độc giả

3.3.3 Đặc tả hoạt động (Operation specification): Đăng ký (Register): Đầu vào: tên đăng nhập (username), mật khẩu (password), họ tên, lớp, số điện thoại Đầu ra: lưu vào cơ sở dữ liệu

Tên đăng nhập phải là duy nhất và chưa được sử dụng bởi người dùng khác

Tạo một tài khoản mới với tên đăng nhập và mật khẩu đã cho lưu vào bảng account trong cơ sở dữ liệu Đăng nhập (Login): Đầu vào: tên đăng nhập (username), mật khẩu (password) Đầu ra: đăng nhập thành công hoặc thất bại

Tên đăng nhập và mật khẩu phải khớp với tài khoản đã đăng ký

Xác thực tên đăng nhập và mật khẩu

Trả về kết quả thành công hoặc thất bại

Thêm sách (AddBook): Đầu vào: thông tin sách (Mã sách, tên sách, tác giả…) Đầu ra: Lưu vào cơ sở dữ liệu

Tạo một sách mới với thông tin đã cho

Thêm sách vào tập hợp Sách

Xóa sách (DeleteBook): Đầu vào: Thông tin sách Đầu ra: Sách đã được xóa khỏi cơ sở dữ liệu

Xóa sách khỏi tập hợp Sách

Cập nhật thông tin sách (UpdateBook): Đầu vào: sách (book), thông tin mới (Tác giả, thể loại, năm xuất bản…) Đầu ra: thông tin sách đã được chỉnh sửa

Cập nhật thông tin sách với thông tin mới

Thêm độc giả (AddReader): Đầu vào: thông tin độc giả (Tên, lớp, số điện thoại…) Đầu ra: Đã thêm vào cơ sở dữ liệu

Tạo một độc giả mới với thông tin đã cho

15 Thêm độc giả vào tập hợp Độc giả

Xóa độc giả (DeleteReader): Đầu vào: Thông tin độc giả (reader) Đầu ra: Thông tin đã bị xóa khỏi CSDL Hành động:

Xóa độc giả khỏi tập hợp Độc giả

Cập nhật thông tin độc giả (UpdateReader): Đầu vào: độc giả (reader), thông tin mới (Tên, lớp, số điện thoại) Đầu ra: Thông tin đã được cập nhật

Cập nhật thông tin độc giả với thông tin mới

Mượn sách (BorrowBook): Đầu vào: Thông tin sách (book), độc giả (reader), ngày mượn, ngày trả Đầu ra: Phiếu mượn trả sách

Sách phải có sẵn trong thư viện và chưa được mượn Độc giả phải tồn tại trong danh sách độc giả

Tạo một phiếu mượn sách mới với thông tin sách, độc giả và ngày mượn

Thêm phiếu mượn sách vào quan hệ Mượn sách

16 Trả sách (ReturnBook): Đầu vào: sách (book), độc giả (reader), ngày trả (returnDate) Đầu ra: Độc giả đã trả sách

Sách phải đã được mượn bởi độc giả đó

Tìm mục mượn sách trong quan hệ Mượn sách dựa trên sách và độc giả

Cập nhật ngày trả của mục mượn sách thành ngày trả

Thống kê (Statistics): Đầu vào: Thông tin sách, độc giả, thông tin mượn trả sách Đầu ra: Thông tin thống kê xuất ra excel

Tính toán và trả về thông tin thống kê về số lượng sách, số lượng độc giả, số lượng sách được mượn/trả, v.v

Tìm kiếm sách (SearchBook): Đầu vào: từ khóa tìm kiếm (keyword) Đầu ra: danh sách các sách phù hợp Hành động:

Tìm kiếm các sách có tiêu đề hoặc tác giả chứa từ khóa tìm kiếm

Trả về danh sách các sách phù hợp

Tìm kiếm độc giả (SearchReader): Đầu vào: từ khóa tìm kiếm (keyword) Đầu ra: danh sách các độc giả phù hợp

Tìm kiếm các độc giả có tên hoặc địa chỉ chứa từ khóa tìm kiếm

Trả về danh sách các độc giả phù hợp.

Đặc tả trạng thái máy hữu hạn

- Trạng thái "Chưa đăng nhập":

Người dùng chưa đăng nhập vào ứng dụng

- Trạng thái "Đăng nhập thành công":

Người dùng đã đăng nhập thành công và được xác thực

Họ có quyền truy cập và thực hiện các chức năng khác trong ứng dụng

- Trạng thái "Đăng nhập thất bại":

Người dùng đã cố gắng đăng nhập nhưng không thành công

Họ sẽ cần cung cấp thông tin đăng nhập chính xác để đăng nhập thành công

- Các quy tắc chuyển trạng thái có thể bao gồm:

Từ trạng thái "Chưa đăng nhập" sang "Đăng nhập thành công":

Khi người dùng cung cấp thông tin đăng nhập chính xác và đăng nhập thành công

Từ trạng thái "Chưa đăng nhập" sang "Đăng nhập thất bại":

Khi người dùng cung cấp thông tin đăng nhập không chính xác hoặc không tồn tại trong hệ thống

Từ trạng thái "Đăng nhập thành công" sang "Chưa đăng nhập":

Khi người dùng chọn đăng xuất hoặc thoát khỏi ứng dụng

- Trạng thái "Chưa đăng ký":

Người dùng chưa thực hiện quá trình đăng ký tài khoản

- Trạng thái "Đang đăng ký":

18 Người dùng đã bắt đầu quá trình đăng ký tài khoản

Họ cần cung cấp thông tin cá nhân và thông tin đăng nhập để hoàn tất quá trình đăng ký

- Trạng thái "Đăng ký thành công":

Người dùng đã hoàn tất quá trình đăng ký tài khoản và tài khoản đã được tạo thành công trong hệ thống

Họ có thể sử dụng tài khoản mới để đăng nhập và truy cập vào các chức năng khác trong ứng dụng

- Trạng thái "Đăng ký thất bại":

Người dùng đã cố gắng đăng ký tài khoản nhưng quá trình đăng ký không thành công

Có thể do lỗi hệ thống, thông tin không hợp lệ hoặc tài khoản đã tồn tại trong hệ thống

- Các quy tắc chuyển trạng thái có thể bao gồm:

Từ trạng thái "Chưa đăng ký" sang "Đang đăng ký":

Khi người dùng bắt đầu quá trình đăng ký tài khoản

Từ trạng thái "Đang đăng ký" sang "Đăng ký thành công":

Khi người dùng cung cấp thông tin đăng ký hợp lệ và hoàn tất quá trình đăng ký thành công

Từ trạng thái "Đang đăng ký" sang "Đăng ký thất bại":

Khi quá trình đăng ký bị hủy bỏ, thông tin không hợp lệ hoặc tài khoản đã tồn tại

Từ trạng thái "Đăng ký thành công" sang "Chưa đăng ký":

Khi người dùng chọn quay lại và bắt đầu lại quá trình đăng ký

- Trạng thái "Chưa nhập sách": Ứng dụng hiện không có quyển sách nào được nhập vào hệ thống

Trạng thái "Đang nhập sách":

19 Người dùng đang thực hiện quá trình nhập sách vào hệ thống

Họ cần cung cấp thông tin chi tiết về sách, bao gồm thông tin về tác giả, tiêu đề, năm xuất bản, và số lượng sách

- Trạng thái "Nhập sách thành công":

Quá trình nhập sách đã hoàn tất và sách đã được thêm vào hệ thống

Số lượng sách trong thư viện đã được cập nhật

- Trạng thái "Nhập sách thất bại":

Quá trình nhập sách không thành công do lỗi hệ thống, thông tin không hợp lệ hoặc trùng lặp

- Các quy tắc chuyển trạng thái có thể bao gồm:

Từ trạng thái "Chưa nhập sách" sang "Đang nhập sách":

Khi người dùng bắt đầu quá trình nhập sách

Từ trạng thái "Đang nhập sách" sang "Nhập sách thành công":

Khi người dùng cung cấp thông tin sách hợp lệ và hoàn tất quá trình nhập sách thành công

Từ trạng thái "Đang nhập sách" sang "Nhập sách thất bại":

Khi quá trình nhập sách bị hủy bỏ, thông tin không hợp lệ hoặc sách trùng lặp

Từ trạng thái "Nhập sách thành công" sang "Chưa nhập sách":

Khi người dùng muốn nhập sách mới hoặc tiếp tục quá trình nhập sách

- Trạng thái "Chưa có độc giả":

Trạng thái mặc định khi ứng dụng chưa có bất kỳ thông tin về độc giả nào trong hệ thống

- Trạng thái "Đang xem danh sách độc giả":

Người dùng đang xem danh sách các độc giả có trong hệ thống

Có thể hiển thị thông tin cơ bản về mỗi độc giả, chẳng hạn như tên, số điện thoại, địa chỉ

20 - Trạng thái "Đang thêm độc giả":

Người dùng đang thực hiện quá trình thêm một độc giả mới vào hệ thống

Họ cần cung cấp thông tin chi tiết về độc giả, bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ, ngày sinh, giới tính và các thông tin khác liên quan

- Trạng thái "Thêm độc giả thành công":

Quá trình thêm độc giả vào hệ thống đã hoàn tất và độc giả đã được lưu trữ

Có thể hiển thị thông tin chi tiết về độc giả và số lượng độc giả trong hệ thống đã được cập nhật

- Trạng thái "Thêm độc giả thất bại":

Quá trình thêm độc giả không thành công do lỗi hệ thống hoặc thông tin không hợp lệ

- Các quy tắc chuyển trạng thái có thể bao gồm:

Từ trạng thái "Chưa có độc giả" sang "Đang xem danh sách độc giả":

Khi người dùng chọn xem danh sách độc giả trong ứng dụng

Từ trạng thái "Đang xem danh sách độc giả" sang "Đang thêm độc giả":

Khi người dùng chọn thêm một độc giả mới vào hệ thống

Từ trạng thái "Đang thêm độc giả" sang "Thêm độc giả thành công":

Khi người dùng cung cấp thông tin độc giả hợp lệ và hoàn tất quá trình thêm độc giả thành công

Từ trạng thái "Đang thêm độc giả" sang "Thêm độc giả thất bại":

Khi quá trình thêm độc giả bị hủy bỏ hoặc thông tin không hợp lệ

Từ trạng thái "Thêm độc giả thành công" sang "Đang xem danh sách độc giả":

Khi người dùng hoàn thành quá trình thêm độc giả và muốn quay lại xem danh sách độc giả

3.2.5 Trạng thái mượn,trả sách

- Trạng thái "Chưa mượn sách": Độc giả chưa thực hiện việc mượn sách trong hệ thống

21 - Trạng thái "Đang mượn sách": Độc giả đang thực hiện quá trình mượn sách từ thư viện

Họ cần cung cấp thông tin về sách cần mượn và thời gian mượn

- Trạng thái "Sách đã được mượn":

Quá trình mượn sách đã hoàn tất và sách đã được đánh dấu là đã được mượn

Có thể hiển thị thông tin về sách đã mượn và thời gian trả sách dự kiến

- Trạng thái "Trả sách": Độc giả đã quyết định trả sách trước thời hạn

Họ cần cung cấp thông tin về sách trả và thời điểm trả

- Trạng thái "Sách đã được trả":

Quá trình trả sách đã hoàn tất và sách đã được đánh dấu là đã được trả

- Các quy tắc chuyển trạng thái có thể bao gồm:

Từ trạng thái "Chưa mượn sách" sang "Đang mượn sách":

Khi độc giả chọn sách và bắt đầu quá trình mượn sách

Từ trạng thái "Đang mượn sách" sang "Sách đã được mượn":

Khi độc giả cung cấp thông tin hợp lệ và hoàn tất quá trình mượn sách

Từ trạng thái "Sách đã được mượn" sang "Trả sách":

Khi độc giả quyết định trả sách trước thời hạn

Từ trạng thái "Trả sách" sang "Sách đã được trả":

Khi độc giả cung cấp thông tin sách trả và hoàn tất quá trình trả sách

- Trạng thái "Chưa thực hiện thống kê": Ứng dụng chưa thực hiện bất kỳ thống kê nào

- Trạng thái "Đang thực hiện thống kê":

Người dùng đang thực hiện quá trình thống kê trong ứng dụng

22 Họ cần cung cấp thông tin về phạm vi thống kê, bao gồm thời gian, thể loại sách, tác giả, độc giả, và các thông tin khác tùy thuộc vào yêu cầu thống kê cụ thể

- Trạng thái "Thống kê thành công":

Quá trình thống kê đã hoàn tất và kết quả thống kê được hiển thị cho người dùng

Có thể hiển thị các số liệu thống kê, biểu đồ, bảng, hoặc thông tin khác tương ứng với yêu cầu thống kê

- Trạng thái "Thống kê thất bại":

Quá trình thống kê không thành công do lỗi hệ thống hoặc thông tin yêu cầu thống kê không hợp lệ

- Các quy tắc chuyển trạng thái có thể bao gồm:

Từ trạng thái "Chưa thực hiện thống kê" sang "Đang thực hiện thống kê":

Khi người dùng chọn thực hiện quá trình thống kê và cung cấp thông tin yêu cầu

Từ trạng thái "Đang thực hiện thống kê" sang "Thống kê thành công":

Khi quá trình thống kê hoàn tất và kết quả thống kê được hiển thị

Từ trạng thái "Đang thực hiện thống kê" sang "Thống kê thất bại":

Khi quá trình thống kê bị hủy bỏ hoặc thông tin yêu cầu thống kê không hợp lệ

Từ trạng thái "Thống kê thành công" sang "Chưa thực hiện thống kê":

Khi người dùng muốn thực hiện một thống kê mới hoặc tiếp tục quá trình thống kê

- Trạng thái "Chưa thực hiện tìm kiếm":

Người dùng chưa thực hiện bất kỳ tìm kiếm nào trong hệ thống

- Trạng thái "Đang thực hiện tìm kiếm":

Người dùng đang thực hiện quá trình tìm kiếm trong ứng dụng

23 Họ cung cấp thông tin tìm kiếm, chẳng hạn như từ khóa, tiêu đề sách, tác giả, thể loại, và các thông tin khác tùy thuộc vào yêu cầu tìm kiếm cụ thể

- Trạng thái "Kết quả tìm kiếm":

Khi quá trình tìm kiếm đã hoàn tất và kết quả tìm kiếm được hiển thị cho người dùng

Có thể hiển thị danh sách các kết quả tìm kiếm phù hợp, bao gồm sách, tác giả, thể loại, và các thông tin khác tương ứng với yêu cầu tìm kiếm

- Trạng thái "Không tìm thấy kết quả":

Khi quá trình tìm kiếm không có kết quả phù hợp hoặc không tìm thấy thông tin tương ứng với yêu cầu tìm kiếm

- Các quy tắc chuyển trạng thái có thể bao gồm:

Từ trạng thái "Chưa thực hiện tìm kiếm" sang "Đang thực hiện tìm kiếm":

Khi người dùng chọn tìm kiếm và cung cấp thông tin tìm kiếm

Từ trạng thái "Đang thực hiện tìm kiếm" sang "Kết quả tìm kiếm":

Khi quá trình tìm kiếm hoàn tất và kết quả tìm kiếm được hiển thị

Từ trạng thái "Đang thực hiện tìm kiếm" sang "Không tìm thấy kết quả":

Khi quá trình tìm kiếm không có kết quả hoặc không tìm thấy thông tin tương ứng với yêu cầu tìm kiếm

Từ trạng thái "Kết quả tìm kiếm" hoặc "Không tìm thấy kết quả" sang

"Chưa thực hiện tìm kiếm":

Khi người dùng muốn thực hiện một tìm kiếm mới hoặc tiếp tục quá trình tìm kiếm

Đặc tả mạng Petri/ Đặc tả trừu tượng

3.3.1 Đặc tả trừu tượng chức năng đăng nhập

- Trạng thái "Chưa đăng nhập": Đại diện cho trạng thái khi người dùng chưa đăng nhập vào hệ thống

- Trạng thái "Đang đăng nhập": Đại diện cho trạng thái khi người dùng đang thực hiện quá trình đăng nhập

- Trạng thái "Đăng nhập thành công": Đại diện cho trạng thái khi người dùng đã đăng nhập thành công và có quyền truy cập vào các chức năng của ứng dụng

- Trạng thái "Đăng nhập thất bại": Đại diện cho trạng thái khi quá trình đăng nhập không thành công vì sai thông tin đăng nhập

- Sự kiện "Nhập thông tin đăng nhập": Đại diện cho sự kiện khi người dùng cung cấp thông tin đăng nhập (tên đăng nhập và mật khẩu)

- Sự kiện "Xác thực đăng nhập": Đại diện cho sự kiện kiểm tra thông tin đăng nhập để xác định xem có đúng hay không

- Sự kiện "Đăng nhập thành công": Đại diện cho sự kiện khi thông tin đăng nhập chính xác và người dùng được chuyển sang trạng thái "Đăng nhập thành công"

- Sự kiện "Đăng nhập thất bại": Đại diện cho sự kiện khi thông tin đăng nhập không chính xác và người dùng được chuyển sang trạng thái "Đăng nhập thất bại"

- Quy tắc chuyển trạng thái:

Từ trạng thái "Chưa đăng nhập" sang "Đang đăng nhập": Xảy ra khi người dùng cung cấp thông tin đăng nhập bằng sự kiện "Nhập thông tin đăng nhập"

Từ trạng thái "Đang đăng nhập" sang "Đăng nhập thành công": Xảy ra khi thông tin đăng nhập được xác thực thành công bằng sự kiện "Xác thực đăng nhập" và kết quả là đúng

25 Từ trạng thái "Đang đăng nhập" sang "Đăng nhập thất bại": Xảy ra khi thông tin đăng nhập không chính xác hoặc xác thực đăng nhập không thành công bằng sự kiện "

3.3.2 Đặc tả trừu tượng chức năng đăng ký

- Trạng thái "Chưa đăng ký": Đại diện cho trạng thái khi người dùng chưa thực hiện quá trình đăng ký vào hệ thống

- Trạng thái "Đang đăng ký": Đại diện cho trạng thái khi người dùng đang thực hiện quá trình đăng ký

- Trạng thái "Đăng ký thành công": Đại diện cho trạng thái khi quá trình đăng ký hoàn tất và người dùng đã được tạo tài khoản thành công

- Trạng thái "Đăng ký thất bại": Đại diện cho trạng thái khi quá trình đăng ký không thành công, có thể do thông tin đăng ký không hợp lệ hoặc đã tồn tại tài khoản tương tự

- Sự kiện "Nhập thông tin đăng ký": Đại diện cho sự kiện khi người dùng cung cấp thông tin đăng ký, bao gồm tên, email, mật khẩu và các thông tin khác cần thiết

- Sự kiện "Kiểm tra thông tin đăng ký": Đại diện cho sự kiện kiểm tra thông tin đăng ký để đảm bảo tính hợp lệ và sẵn sàng để tạo tài khoản

- Sự kiện "Đăng ký thành công": Đại diện cho sự kiện khi thông tin đăng ký được xác nhận là hợp lệ và tài khoản người dùng được tạo thành công

- Sự kiện "Đăng ký thất bại": Đại diện cho sự kiện khi thông tin đăng ký không hợp lệ hoặc đã tồn tại tài khoản tương tự và quá trình đăng ký không thành công

- Quy tắc chuyển trạng thái:

Từ trạng thái "Chưa đăng ký" sang "Đang đăng ký": Xảy ra khi người dùng cung cấp thông tin đăng ký bằng sự kiện "Nhập thông tin đăng ký"

26 Từ trạng thái "Đang đăng ký" sang "Đăng ký thành công": Xảy ra khi thông tin đăng ký được kiểm tra và xác nhận là hợp lệ bằng sự kiện "Kiểm tra thông tin đăng ký" và kết quả là đúng

Từ trạng thái "Đang đăng ký" sang "Đăng ký thất bại": Xảy ra khi thông tin đăng ký không hợp lệ hoặc đã tồn tại tài khoản tương tự bằng sự kiện "Kiểm tra thông tin đăng ký" và kết quả là sai

3.3.3 Đặc tả trừu tượng chức năng quản lý nhập sách

- Trạng thái "Chưa nhập sách": Đại diện cho trạng thái khi sách chưa được nhập vào hệ thống thư viện

- Trạng thái "Đang nhập sách": Đại diện cho trạng thái khi đang tiến hành quá trình nhập sách vào hệ thống

- Trạng thái "Nhập sách thành công": Đại diện cho trạng thái khi quá trình nhập sách hoàn tất và sách đã được thêm vào thư viện thành công

- Trạng thái "Nhập sách thất bại": Đại diện cho trạng thái khi quá trình nhập sách không thành công, có thể do thông tin sách không hợp lệ hoặc đã tồn tại sách tương tự trong hệ thống

- Sự kiện "Nhập thông tin sách": Đại diện cho sự kiện khi người dùng cung cấp thông tin về sách, bao gồm tên sách, tác giả, năm xuất bản, v.v

- Sự kiện "Kiểm tra thông tin sách": Đại diện cho sự kiện kiểm tra thông tin sách để đảm bảo tính hợp lệ và sẵn sàng để nhập vào thư viện

- Sự kiện "Nhập sách thành công": Đại diện cho sự kiện khi thông tin sách được xác nhận là hợp lệ và sách được thêm vào thư viện thành công

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ

Use Case

4.1.1 Sơ đồ Use-Case tổng quát

Hình 1: Sơ đồ Use-Case tổng quát Mô tả ca sử dụng Quản lý độc giả:

Mục đích: sử dụng để quản lý thông tin độc giả, thêm, xóa, sửa thông tin độc giả

Tác nhân kích hoạt: Admin

Các bước tiến hành: Chọn chức năng quản lý độc giả, hệ thống sẽ hiển thị màn hình quản lý độc giả: danh sách các độc giả, các chức năng con thêm, xóa, sửa độc giả

=> Admin tiến hành thêm, xóa, sửa độc giả qua các form thêm độc giả, xóa, sửa thông tin độc giả

=> Ca sử dụng kết thúc

34 Điều kiện trước: Thủ thư phải đăng nhập trước khi sử dụng chức năng quản lý độc giả Điều kiện sau: hiển thị danh sách độc giả sau khi cập nhật thông tin

Mô tả ca sử dụng quản lý mượn trả:

Mục đích: quản lý quy trình mượn trả sách

Tác nhân kích hoạt: Admin

Các bước tiến hành: Độc giả yêu cầu mượn( trả )sách, thủ thư xác nhận thông tin độc giả bằng chức năng tìm kiếm độc giả

=> Xác nhận thông tin độc giả thành công, thủ thư kiểm tra thông tin sách độc giả yêu cầu mượn

=> Thành công, thủ thư tạo phiếu mượn, yêu cầu độc giả thanh toán tiền cọc

=> Với trường hợp trả sách, thủ thu kiểm tra thông tin phiếu mượn và thông tin sách mượn

=> Thủ thư hoàn trả lại tiền cọc cho độc giả, cập nhật lại thông tin cho phiếu mượn Điều kiện trước: thủ thư phải đăng nhập hệ thống Điều kiện sau: hiển thị thông tin phiếu mượn mới

Mô tả ca sử dụng quản lý kho sách:

Mục đích: Dùng để quản lý thông tin chi tiết sách trong kho, xử lý thêm, xóa, sửa thông tin sách

Tác nhân kích hoạt: Admin

Các bước tiến hành: Chọn chức năng “Quản lý kho sách”: hệ thống sẽ hiển thị các chức năng con trong mục quản lý kho sách

=> Hiển thị danh sách sắp xếp sách trong kho theo thứ tự

=> Thủ thư nhập thông tin sách mới nhập hoặc sửa chữa

=> Ca sử dụng kết thúc Điều kiện trước: Thủ thư phải đăng nhập trước Điều kiện sau: Đưa ra được danh sách sách trong kho sau khi đã thay đổi

Mô tả ca sử dụng thống kê:

Mục đích: giúp thủ thư nắm rõ tình trạng mượn trả sách, thống kê độc giả thân thiết và sách được mượn nhiều của thư viện

Tác nhân kích hoạt: Admin

Các bước tiến hành: Thủ thư chọn chức năng thống kê, màn hình thống kê hiện ra

=> Thủ thư chọn thống kê theo các tiêu chí khác nhau: thống kê sách, độc giả theo tháng, năm

=> Màn hình hiển thị kết quả

=> Ca sử dụng kết thúc Điều kiện trước: thủ thư phải đăng nhập hệ thống Điều kiện sau: hiển thị danh sách thống kê theo yêu cầu

Mô tả ca sử dụng tìm kiếm:

Mục đích: tìm kiếm thông tin sách, độc giả, tác giả

Tác nhân kích hoạt: Admin, độc giả

Các bước tiến hành: Người dùng chọn chức năng tìm kiếm

=> Màn hình tìm kiếm hiển thị, người dùng tiếp tục chọn tìm kiếm theo các tiêu chí có sẵn hoặc nhập từ khóa

=> Màn hình kết quả tìm kiếm hiển thị

=> Kết thúc ca sử dụng Điều kiện trước: có chức năng tìm kiếm, đăng nhập hệ thống Điều kiện sau: hiển thị danh sách kết quả tìm kiếm

36 4.1.2 Phân rã sơ đồ Use-Case

Hình 2: Phân rã Use-Case đăng ký

Hình 3: Phân rã Use-Case đăng nhập

37 Use-Case quản lý độc giả

Hình 4: Phân rã Use-Case quản lý độc giả

Use-Case quản lý mượn trả

Hình 5: Phân rã Use-Case quản lý mượn trả

38 Use-Case quản lý kho sách

Hình 6: Phân rã Use-Case quản lý kho Sách

Hình 7: Phân rã Use-Case thống kê

Hình 8: Phân rã Use-Case tìm kiếm bằng quyền Admin

Hình 9: Phân rã Use-Case tìm kiếm bằng quyền độc giả

Biểu đồ Sequence Diagram

Biểu đồ tuần tự chức năng đăng nhập:

Hình 10: Biểu đồ tuần tự chức năng đăng nhập

Biểu đồ tuần tự chức năng tìm kiếm

Hình 11: Biểu đồ tuần tự chức năng tìm kiếm

41 Biểu đồ tuần tự chức năng mượn sách

Hình 12: Biểu đồ tuần tự chức năng mượn sách

Biểu đồ tuần tự trả sách:

Hình 13: Biểu đồ tuần tự chức năng trả sách

42 Biểu đồ tuần tự quản lý Sách:

Hình 13: Biểu đồ tuần tự quản lý Sách

Biểu đồ tuần tự Thống kê sách đã mượn

Hình 14: Biểu đồ tuần tự thống kê sách đã mượn

Biểu đồ ERD

Sơ đồ thực thể quan hệ E-RD

Hình 15: Biểu đồ ERD Sơ đồ dữ liệu quan hệ Diagram

Trong bài tập lớn môn công nghệ phần mềm, chúng em đã xây dựng một ứng dụng quản lý thư viện với các chức năng quan trọng như Đăng ký, Đăng nhập, Quản lý Sách, Quản lý Độc giả, Quản lý Mượn trả, Thống kê và Tìm kiếm Ứng dụng này giúp quản lý một thư viện tại trường đại học một cách hiệu quả và tiện lợi

Trong quá trình xây dựng ứng dụng, nhóm đã sử dụng mô hình phát triển dựa trên thành phần để tách biệt các chức năng và tái sử dụng thành phần một cách linh hoạt Điều này giúp chúng em dễ dàng mở rộng và bảo trì ứng dụng trong tương lai Ứng dụng quản lý thư viện của nhóm cho phép người dùng đăng ký và đăng nhập để truy cập các chức năng quản lý sách và độc giả Chức năng Quản lý Sách cho phép thêm, xóa và cập nhật thông tin sách trong thư viện Chức năng Quản lý Độc giả cho phép thêm, xóa và cập nhật thông tin độc giả Chức năng Quản lý Mượn trả giúp người dùng mượn và trả sách, đồng thời kiểm tra tính khả dụng và quyền mượn sách Chức năng Thống kê cung cấp thông tin thống kê về số lượng sách, độc giả và mượn trả Chức năng Tìm kiếm cho phép người dùng tìm kiếm sách và độc giả theo từ khóa

Trong quá trình phát triển ứng dụng, chúng em đã đảm bảo tính bảo mật và ổn định của hệ thống Đồng thời, nhóm cũng đã thực hiện kiểm thử và sửa lỗi để đảm bảo rằng ứng dụng hoạt động một cách chính xác và không gây ra sự cố

Trong tương lai, chúng em còn có thể phát triển thêm các chức năng bổ sung như Đặt sách, Gợi ý sách dựa trên sở thích của người dùng và tích hợp thanh toán trực tuyến để thuận tiện hơn cho người dùng

Tổng kết lại, qua bài tập lớn này, nhóm đã có cơ hội áp dụng và nắm vững kiến thức về công nghệ phần mềm để xây dựng một ứng dụng quản lý thư viện thực tế

Qua quá trình làm việc nhóm, chúng em đã rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, phân công công việc và làm việc hiệu quả nhóm

Quá trình làm bài chúng em cũng không thể tránh được có những thiếu sót mà bản thân không thể phát hiện được, nhóm chúng em rất mong có được những lời nhận xét và chỉ dạy của thầy(cô) để hoàn thiện bài tập lớn cũng như có thêm kinh nghiệm để phát triển bản thân Nhóm 1 xin chân thành cảm ơn thầy(cô)!!!

Ngày đăng: 28/06/2024, 15:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

4.1.1. Sơ đồ Use-Case tổng quát. - đề số 8 phát triển ứng dụng quản lý thư viện
4.1.1. Sơ đồ Use-Case tổng quát (Trang 33)
Hình 3: Phân rã Use-Case đăng nhập - đề số 8 phát triển ứng dụng quản lý thư viện
Hình 3 Phân rã Use-Case đăng nhập (Trang 36)
Hình 2: Phân rã Use-Case đăng ký. - đề số 8 phát triển ứng dụng quản lý thư viện
Hình 2 Phân rã Use-Case đăng ký (Trang 36)
Hình 5: Phân rã Use-Case quản lý mượn trả. - đề số 8 phát triển ứng dụng quản lý thư viện
Hình 5 Phân rã Use-Case quản lý mượn trả (Trang 37)
Hình 4: Phân rã Use-Case quản lý độc giả. - đề số 8 phát triển ứng dụng quản lý thư viện
Hình 4 Phân rã Use-Case quản lý độc giả (Trang 37)
Hình 6: Phân rã Use-Case quản lý kho Sách. - đề số 8 phát triển ứng dụng quản lý thư viện
Hình 6 Phân rã Use-Case quản lý kho Sách (Trang 38)
Hình 7: Phân rã Use-Case thống kê. - đề số 8 phát triển ứng dụng quản lý thư viện
Hình 7 Phân rã Use-Case thống kê (Trang 38)
Hình 8: Phân rã Use-Case tìm kiếm bằng quyền Admin - đề số 8 phát triển ứng dụng quản lý thư viện
Hình 8 Phân rã Use-Case tìm kiếm bằng quyền Admin (Trang 39)
Hình 9: Phân rã Use-Case tìm kiếm bằng quyền độc giả. - đề số 8 phát triển ứng dụng quản lý thư viện
Hình 9 Phân rã Use-Case tìm kiếm bằng quyền độc giả (Trang 39)
Hình 10: Biểu đồ tuần tự chức năng đăng nhập - đề số 8 phát triển ứng dụng quản lý thư viện
Hình 10 Biểu đồ tuần tự chức năng đăng nhập (Trang 40)
Hình 11: Biểu đồ tuần tự chức năng tìm kiếm - đề số 8 phát triển ứng dụng quản lý thư viện
Hình 11 Biểu đồ tuần tự chức năng tìm kiếm (Trang 40)
Hình 12: Biểu đồ tuần tự chức năng mượn sách - đề số 8 phát triển ứng dụng quản lý thư viện
Hình 12 Biểu đồ tuần tự chức năng mượn sách (Trang 41)
Hình 13: Biểu đồ tuần tự chức năng trả sách - đề số 8 phát triển ứng dụng quản lý thư viện
Hình 13 Biểu đồ tuần tự chức năng trả sách (Trang 41)
Hình 13: Biểu đồ tuần tự quản lý Sách. - đề số 8 phát triển ứng dụng quản lý thư viện
Hình 13 Biểu đồ tuần tự quản lý Sách (Trang 42)
Hình 14: Biểu đồ tuần tự thống kê sách đã mượn - đề số 8 phát triển ứng dụng quản lý thư viện
Hình 14 Biểu đồ tuần tự thống kê sách đã mượn (Trang 42)
Hình 15: Biểu đồ ERD  Sơ đồ dữ liệu quan hệ Diagram. - đề số 8 phát triển ứng dụng quản lý thư viện
Hình 15 Biểu đồ ERD Sơ đồ dữ liệu quan hệ Diagram (Trang 43)
Sơ đồ thực thể quan hệ E-RD - đề số 8 phát triển ứng dụng quản lý thư viện
Sơ đồ th ực thể quan hệ E-RD (Trang 43)