1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Báo cáo Đồ án đề tài : Mô hình máy ấp trứng tự động

61 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Mô hình máy ấp trứng tự động là một hệ thống được thiết kế để cung cấp các điều kiện môi trường lý tưởng cho quá trình ấp trứng mà không cần sự can thiệp liên tục của con người. Mục tiêu chính của máy ấp trứng tự động là tăng tỷ lệ nở của trứng và đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quá trình ấp. Dưới đây là một số yếu tố và tính năng chính của một máy ấp trứng tự động: Điều khiển nhiệt độ: Máy ấp trứng tự động được trang bị hệ thống điều khiển nhiệt độ chính xác. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình ấp, và cần phải được duy trì ổn định ở mức độ phù hợp cho từng loại trứng. Điều khiển độ ẩm: Độ ẩm cũng là một yếu tố quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn cuối của quá trình ấp. Máy ấp trứng tự động thường có hệ thống điều khiển độ ẩm để duy trì mức độ ẩm cần thiết. Quạt thông gió: Để đảm bảo không khí lưu thông và cung cấp đủ oxy cho trứng, máy ấp trứng tự động được trang bị quạt thông gió. Điều này giúp ngăn ngừa sự tích tụ của CO2 và giữ cho không khí trong máy luôn tươi mới. Hệ thống lật trứng: Để đảm bảo sự phát triển đều của phôi, trứng cần được lật đều đặn. Máy ấp trứng tự động thường có cơ chế lật trứng tự động, giúp lật trứng một cách đều đặn mà không cần can thiệp của con người. Bộ điều khiển vi xử lý: Máy ấp trứng tự động thường được trang bị bộ điều khiển vi xử lý để quản lý tất cả các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, quạt thông gió và hệ thống lật trứng. Bộ điều khiển này có thể được lập trình để điều chỉnh các thông số theo nhu cầu cụ thể của từng loại trứng. Cảm biến: Các cảm biến nhiệt độ và độ ẩm được sử dụng để giám sát và điều chỉnh các điều kiện môi trường bên trong máy. Điều này giúp đảm bảo các điều kiện luôn được duy trì ổn định. Báo động và cảnh báo: Một số máy ấp trứng tự động có tích hợp hệ thống báo động và cảnh báo khi có sự cố xảy ra, chẳng hạn như nhiệt độ hoặc độ ẩm vượt quá ngưỡng cho phép. Thiết kế cách nhiệt: Máy ấp trứng cần có thiết kế cách nhiệt tốt để duy trì nhiệt độ ổn định và giảm thiểu sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Mô hình máy ấp trứng tự động mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian, tăng tỷ lệ nở, và đảm bảo chất lượng của quá trình ấp. Sự phát triển của công nghệ đã giúp cải thiện hiệu quả và độ tin cậy của các hệ thống ấp trứng tự động, làm cho chúng trở thành công cụ hữu ích trong ngành chăn nuôi.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢIPHÂN HIỆU TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

Lớp : Tự động hóa K60

Tp Hồ Chí Minh - 1/2024

Trang 2

Được sự phân công của quý thầy cô, bộ môn Điều khiển học, khoa Điện –Điệntử, trường Đại học Giao thông vận tải phân hiệu tại TP.HCM, sau gần ba thángnghiên cưu em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp “Thiết kế mô hình máy ấp trứngtự động”.

Để hoàn thành đề tài đươc giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sựhướng dẫn tận tình của thầy cô và bạn bè Vì thế, trong lời đầu tiên của cuốnbáo cáo đồ án tốt nghiệp này, em muốn dành lời cảm ơn chân thành đến ThầyMai Vạn Hậu cũng như các thầy cô giáo trong bộ môn và bạn bè đã trực tiếphướng dẫn và tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện để em hoàn thành tốt đề tài.

Xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 01 năm 2023Sinh viên thực hiện

Lê Dương Khang

Trang 3

Lời mở đầu

Trứng là nguyên liệu quan trọng trong ngành chăn nuôi và sản xuất thực phẩm.Quy trình ấp trứng truyền thống yêu cầu sự giám sát và điều chỉnh thủ công,đồng thời tốn nhiều thời gian và công sức Để giải quyết vấn đề này, máy ấptrứng tự động sử dụng vi điều khiển đã được phát triển, đáp ứng nhu cầu tăngcường hiệu suất và tiết kiệm năng lượng.

Đồ án này tập trung nghiên cứu và phát triển máy ấp trứng tự động sử dụng viđiều khiển, một công nghệ đột phá trong lĩnh vực tự động hóa quy trình ấptrứng Chúng tôi sẽ tìm hiểu sâu về nguyên lý hoạt động của máy ấp trứng tựđộng sử dụng vi điều khiển, từ việc đo lường và điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, đếnquá trình đảo trứng và theo dõi tình trạng các quá trình này.

Mục tiêu của đồ án này là nghiên cứu và phát triển một máy ấp trứng tự độngthông minh và chính xác, sử dụng vi điều khiển để tự động điều chỉnh và giámsát quá trình ấp trứng một cách hiệu quả Chúng tôi sẽ thực hiện thiết kế, lậptrình và kiểm thử một hệ thống máy ấp trứng tự động tiên tiến, sử dụng các cảmbiến và actuator để đảm bảo sự ổn định và an toàn trong quá trình ấp trứng.Mô hình được thi công thông qua quá trình tìm hiểu, chọn lựa linh kiện mộtcách phù hơp nhât, kết hơp giao tiếp với các khối cảm biến và các thiết bị chấphành để mang lại tự tối ưu nhất khi vận hành.

Hy vọng rằng đồ án này sẽ đem lại kiến thức bổ ích và là nguồn tham khảo hữuích cho những người quan tâm đến việc ứng dụng vi điều khiển trong ngànhchăn nuôi và sản xuất trứng Em cũng mong rằng đồ án này sẽ truyền cảm hứngvà khơi dậy sự quan tâm trong việc phát triển và ứng dụng các công nghệ tựđộng hóa trong ngành này.

Mục lục

Trang 4

1.3 Phương pháp nghiên cứu 5

1.4 Phạm vi giới hạn nghiên cứu 7

1.5 Lịch sử phát triển lò ấp trứng 7

Chương II : Cơ sở lý thuyết 10

2.1 Cấu tạo của máy ấp trứng 10

a Thùng máy và giàn khay trứng 10

b Bộ tạo nhiệt và bộ điều nhiệt 10

Trang 5

b Khối điều khiển 12

Chương III : Lựa chọn và thiết kế hệ thống 22

3.1 Yêu cầu chung của hệ thống 22

3.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống 24

3.3 Xử lý các trường hợp bất thường có thể xảy ra 27

3.4 Lưu đồ thuật toán 28

3.5 Thiết kế dao diện giám sát 31

Chương IV Thi công hệ thống 31

Trang 6

5.3 Kết quả sau khi ấp thử nghiệm 45

Chương VI: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 48

6.1 Kết luận 48

6.2 Hướng phát triển 48

Tài liệu tham khảo 50

PHỤ LỤC 50

Trang 7

Kí hiệu Giải thích

Receiver-Transmitter

Trang 9

Hình 3.1 Sơ đồ khối hệ thống 31

Hình 3.2 Sơ đồ nguyên lý 32

Hình 3.3 Thuật toán PID 34

Hình 3.4 Bảng điều khiển máy ấp trứng công nghiệp 35

Hình 3.5 Xuất hiện trứng nở sớm trong quá trình ấp 36

Hình 3.6 Lưu đồ thuật toán xử lý độ ẩm và quá trình đảo 37

Hình 3.7 Lưu đồ thuật toán xử lý nhiệt độ trong lòng ấp 38

Hình 3.8 Giao diện giám sát qua ứng dụng di động 39

Hình 4.1 Bên trong lòng ấp 42

Hình 4.2 Vỏ ngoài máy ấp trứng 43

Hình 4.3 Mạch điều khiển 44

Hình 4.4 Mạch điều khiển sau khi đấu nối các thiết bị 45

Hình 4.5 Mẫu đường dẫn trong Blynk 46

Hình 4.6 Đường dẫn kết nối với vi xử lý 46

Hình 4.7 Lập trình trên Arduino IDE 47

Hình 4.8 Giao diện hiển thị trên Blynk 48

Hình 4.9 Các hệ điều hành có thể cài đặt app Blynk 49

Hình 4.10 Kết nối UART 48

Hình 4.11 Mạch phát hiện điểm không 50

Hình 5.1 Vịt con bắt đầu phá vỏ 53

Trang 10

Hình 5.2 Vịt con mới nở 53

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1: Danh sách các linh kiện 41Bảng 4.2: Tham số ấp các loại trứng gia cầm phổ biến 51Bảng 5.1: Kết quả thử nghiệm ấp trứng 52

Trang 12

Chương I: Tổng quan1.1 Giới thiệu chung về đề tài.

- Trong nhiều năm qua ngành nông nghiệp nước ta có nhiều những thành tựuvượt bậc, không chỉ đủ cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm cho đất nước màcòn xuất khẩu ra thị trường thế giới Với thành tựu to lớn đó, chúng ta phải kểđến ngành chăn nuôi gia cầm đã góp phần quan trọng cho nền kinh tế quốc dân.Sự phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nóiriêng đã đem lại lợi ích kinh tế cho các hộ nông dân, từng bước xoá đói giảmnghèo và ngày càng có nhiều hộ gia đình làm giàu trên mảnh đất của mình nhờvào kinh tế trang trại Ngày nay, nền kinh tế trang trại được phát triển rộng rãitrên cả nước với quy mô vừa và lớn do đó vấn đề con giống là hết sức bức xúc.ấp trứng nhân tạo bằng máy ấp công nghiệp là phương pháp tối ưu để sản xuấtcon giống trong thời gian ngắn, tỷ lệ ấp nở cao, đặc biệt có thể ấp được một sốlượng trứng lớn, và chất lượng con giống được nâng cao Chính vì vậy việc đểđáp ứng được nhu cầu thiết thực trên em đã nghiên cứu và chế tạo ra lò ấp trứngmini cho hộ gia đình

Trang 13

- Đa số máy ấp trứng công nghiệp hiện nay đều hoạt động trên nguyên lý tạo ramôi trường phù hợp nhất cho trứng phát triển Các điều kiện đó bao gồm cónhiệt độ, độ ẩm và độ thoáng khí

Hình 1.2 Máy ấp trứng công nghiệp

* Ưu điểm:

- Năng suất cao từ 500 đến 6000 trứng mỗi lần ấp- Bộ khung chắc chắn ổn định

Trang 14

- Tỉ lệ ấp thành công từ 95% trở lên

* Nhược điểm:

- Giá thành chỉ phù hợp cho trang trại vừa và lớn

- Chưa có hệ thống tự cân bằng độ ẩm mà phải tạo độ ẩm thủ công- Phải thường xuyên kiểm tra và điều khiển trực tiếp trên máy

b Giải quyết vấn đề.

- Từ những nhược điểm trên em đã nghiên cứu và thiết kế máy ấp trứng minidành cho quy mô hộ phù hợp với hộ gia đình với những ưu điểm:

+ Chi phí đầu tư thấp

+ Dùng dây meso hoặc bóng đèn cung cấp nhiệt Điều khiển và ổn định nhiệt độbằng vi xử lý

+ Nguyên lý làm việc: sử dụng cảm biến nhiệt độ đo nhiệt độ lò ấp rồi chuyểntín hiệu cho khối điểu khiển thông qua rơle để điều khiển hệ thống nhiệt của lòấp trứng và sử dụng cảm biến độ ẩm đo độ ẩm lò ấp từ đó cho phép kích hoạtphun sương để cân bằng độ ẩm Thiết kế chu kì tự động đảo trứng để tranh tìnhtrạng phôi ấp ra bị dị tật

* Ưu điểm:

- Thiết kế mạch nhỏ gọn dễ lắp ráp, sửa chửa

- Cân bằng nhiệt độ bằng phương pháp điều chỉnh điện áp đầu bóng đèn nhờ vàothuật toán PID qua đó tiết kiệm năng lượng và tăng độ ổn định cho môi trườngtrong lồng ấp

- Tự cân bằng độ ẩm bằng hệ thống phun sương.

- Có động cơ đảo trứng theo thời gian để hạn chế tối đa tình trạng gà con bị dịtật

*Nhược điểm:

- Cần phải có kiến thức sâu rộng điện tử, cảm biến, vi xử lý, lập trình

Trang 15

1.3 Phương pháp nghiên cứu.

- Tham khảo tài liệu, dựa trên các mẫu máy ấp sẵn có trên thị trường đưa ranguyên lý làm việc cụ thể từ đó suy ra ưu nhược điểm Tận dụng ưu điểm sẵn cóvà khắc phục nhược điểm còn hiện hữu bằng các kiến thức đã tích lũy đượctrong quá trình học tập và nghiên cứu

- Áp dụng các giải pháp tự động hóa để giải quyết các vấn đề trước đây làmbằng thủ công như công đoạn đảo trứng, tạo độ ẩm, căn chỉnh nhiệt độ

- Bám sát các số liệu thực tế để tạo ra môi trường ấp tốt nhất cho trứng :+ Thời gian ấp trứng tùy thuộc vào đối tượng ấp

+ Nhiệt độ và độ ẩm trong lòng ấp : Trứng gia cầm phát triển theo từng giaiđoạn khác nhau, mỗi giai đoạn trứng lại cần nhiệt độ và độ ẩm khác nhau: Ví dụnhư trứng gà

Giai đoạn 1 (1 – 7 ngày): nhiệt độ ấp phù hợp là 37,8 độ C, độ ẩm khoảng 65%Giai đoạn 2 (8 – 18 ngày): nhiệt độ ấp phù hợp là 37,5 độ C, độ ẩm phù hợp là55%

Giai đoạn 3 (18 ngày đến khi khẻ nở): nhiệt độ ấp phù hợp là 37,2 độ C, độ ẩmphù hợp là 60%.

- Khi ấp trứng gà bằng máy ấp trứng, thường các nhà sản xuất đều khuyên ngườidùng cài đặt nhiệt độ ấp 37,5 độ C và độ ẩm trong khoảng 55 – 65%

Trang 16

Hình 1.3 Kỹ thuật ấp trứng gà bằng máy

1.4 Phạm vi giới hạn nghiên cứu

- Vì điều kiện thời gian và chi phí hạn chế, mặt khác do nghiên cứu về máy ấptrứng là một đề tài lớn nên em tập trung và nghiên cứu và chế tạo máy ấp trứngloại nhỏ cho hộ gia đình

- Máy có công suất nhỏ,và số lượng trứng từ 50-100 quả cho một lần ấp

1.5 Lịch sử phát triển lò ấp trứng

- Trong các sách gia cầm ngày nay, chúng ta vẫn nghe nói rằng phương pháp ấptrứng nhân tạo cổ xưa nhất được phát minh ở Ai Cập Diodorus Siculus (sử giaHy Lạp) viết về điều này trong thời của mình – từ năm 80 đến 20 trước côngnguyên Những tác giả cổ hơn, chẳng hạn như Aristotle và Pliny, viết rằng ngườiAi Cập từ lâu đã sử dụng một loại “lò” đặc biệt để ấp trứng gia cầm, nhưngkhông ai biết rõ quy trình này Điều duy nhất mà mọi người biết là phân lạc đàđược sử dụng để cung cấp nhiệt cần thiết cho việc ấp

Trang 17

Hình 1 4 Lò ấp trứng thời cổ đại

- Vào thời đó, nhiều nhà phát minh cố gắng chế tạo máy ấp trứng dựa trênphương pháp của người Ai Cập Nỗ lực đầu tiên được thực hiện bởi JeanBaptiste Della Porta vào năm 1588 ở Ý Ông bị buộc phải ngưng công việc bởiTòa án Dị giáo Tây Ban Nha

- Ở Mỹ, Lyman Byce, một thanh niên 26 tuổi người Canada, người đếnPetaluma để chữa bệnh, đã phát minh ra lò ấp điều khiển nhiệt độ vào năm 1879cùng với Isaac Dias, một nha sĩ địa phương Cha của Byce nuôi gà và dùng phângia súc để sưởi ấm chuồng Với hình ảnh đó trong đầu, anh phát minh ra cách ấpnhân tạo trứng gà Lò ấp này là một đột phá trong ngành công nghiệp gia cầmMỹ, nhanh chóng đánh dấu Petaluma trên bản đồ như là “Rổ trứng của thế giới”- Với sự phát triển không ngừng của nền công nghiệp hiện nay lò ấp trứng đãđược cải tiến nhân rộng về hiệu quả và năng suất cao khác xa vưới lò ấy trứngcủa nhà phát minh ra nó và đây là kết quả đã được kết tụ của nhiều năm qua

Trang 18

Hình 1.5 Máy ấp trứng hiện đại

- Nhờ vào việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc chế tạo và cải tiến nhiều loại

máy ấp trứng Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm nói riêng và ngành chăn nuôi nóichung đã phát triển vượt bật, đáp ứng được nhu cầu về nguồn thực phẩm cho xãhội

Trang 19

Chương II : Cơ sở lý thuyết2.1 Cấu tạo của máy ấp trứng.

a Thùng máy và giàn khay trứng.

- Thùng máy thường có dạng hình hộp bằng gỗ và có thể bọc tôn, nhôm ngoàimặt đáy để tăng cứng vững, có cửa lớn phía trước để đưa trứng vào ra, có cửakính để quan sát trong máy, nhiệt kế, ẩm kế; có cửa sổ phía sau để mở và chămsóc máy bên trong Ngoài ra còn có cửa thoát gió, thoát khí thải trong máy

- Giàn là một bộ khung, thường bằng kim loại, để đặt các khay trứng, có thểxoay nghiêng bên phải, bên trái để đảo trứng Giàn thường có 2 kiểu: giàn trốngvà giàn tầng.

- Khay xếp trứng ấp (khay ấp) thường hình chữ nhật, bằng gỗ, kim loại hoặcnhựa có những thanh ngăn giữ trứng Khe giữa các thanh có thể thay đổi rộnghẹp để phù hợp kích thước to nhỏ của các loại trứng.

- Khay xếp trứng nở (khay nở) cũng hình chữ nhật, có đáy bằng lưới thép (lỗvuông hoặc tròn) Khi tới ngày nở trứng được chuyền từ các khay ấp sang khaynở để việc nở của trứng được dễ ràng Khi đảo trứng, các khay ấp sẽ nghiêngcùng với khung giàn một góc 45-470 so với mặt ngang, lần lượt theo 2 phía đốixứng

b Bộ tạo nhiệt và bộ điều nhiệt.

- Bằng điện: bóng đèn đốt nóng, khi có dòng điện qua sẽ toả nhiệt cho máy Bộđiều nhiệt thường gồm một bộ cảm biến nhiệt đặt trong máy, tác động vào bộđóng ngắt mạch điện cung cấp nguồn cho bóng đèn sợi tóc

c Bộ tạo ẩm.

Làm việc theo nguyên lý sau:

- Vung nước qua cánh quạt trong máy, nước từ bình chứa đặt cao hay từ mạngống cung cấp chung của trại, qua van nước, ống dẫn vào bầu, để rồi theo ống

Trang 20

dẫn hàn dọc các cánh quạt gió mà vung ra xung quanh, xuyên qua các lỗ nhỏ củavành lưới thép bao xung quanh, sẽ tạo thành lớp sương mù gây ẩm trong máy

d Bộ thông gió và bộ điều gió.

- Bộ thông gió ở các máy ấp trứng đều là quạt hướng trục,

lắp ở giữa thành sau bên trong máy Cửa hút gió được bố trí gần trục quạt có nắpđiều gió, điều chỉnh độ mở bằng tay Cửa thoát gió thường bố trí trên nóc máyhay ở thành trước máy, có nắp điều gió, đóng mở bằng tay

d Bộ đảo trứng.

Bao gồm có các nguyên lý làm việc sau:

- Động cơ điện quay: dùng cho mọi kiểu giàn trứng, thường gồm động cơ điện,bộ giảm tốc, bộ truyền động và cụm tiếp điểm cuối

- Dây kéo: dùng ở một số máy ấp trứng cỡ nhỏ, trong đó khay trứng có các đũatròn xoay được, quấn một dây chung sao cho khi đảo, ta kéo một đầu dây thì cácđũa xoay đủ để khay trứng xoay theo một góc nào đó

- Tay quay: dùng ở máy ấp trứng có giàn trống, dùng tay quay trống nghiêngmột góc 45-470(so với mặt nằm ngang) lần lượt cả hai phía theo từng thời gianqui định

e Bộ điều khiển và báo hiệu.

- Thường bao gồm: những bộ khởi động từ, những cụm tiếp điểm tổng, nhữngrơle điện từ, cầu chì, nút bấm, cụm đầu nối điện, chuông đèn báo hiệu

f Bộ phận phụ trợ.

- Máy ấp trứng còn có những bộ phận phụ trợ như: giàn chuyển trứng, bộ bánhxe chuyển giàn trứng, bàn chuyển trứng, thang, dụng cụ soi trứng

Trang 21

2.2 Các thiết bị, linh kiện chính.a Bộ nguồn.

- Khối nguồn là thành phần không thể thiếu trong hệ thống, nó cung cấp điệnnăng cho bộ xử lý và bộ điều khiển hoạt động Ở đây ta lựa chọn ModuleLM2596

Hình 2.1 LM2596

Thông số:

- Input 4V - 35V- Output: 1V - 30V- Max output current: 3A- Circuit size: 53mm x 26mm- Input gate: INPUT +, INPUT-

- Output gate: OUTPUT+,

OUTPUT-b Khối điều khiển.

Trang 22

- Khối điều khiển giữ vai trò điều khiển và xử lý các tín hiệu từ khối thiết bị vàkhối cảm biến

Vi điều khiển 16F887A:

PIC16F877A là một Vi điều khiển PIC 40 chân và được sử dụng hầu hết trongcác dự án và ứng dụng nhúng Nó có năm cổng bắt đầu từ cổng A đến cổng E.Nó có ba bộ định thời trong đó có 2 bộ định thời 8 bit và 1 bộ định thời là 16Bit Nó hỗ trợ nhiều giao thức giao tiếp như giao thức nối tiếp, giao thức songsong, giao thức I2C PIC16F877A hỗ trợ cả ngắt chân phần cứng và ngắt bộđịnh thời

Hình 2 2 Vi điều khiển 16f887A

- Input voltage: 7-12V- Operating voltage: 3.3V- Digital I/O Pins (DIO): 16- Analog input pins (ADC): 1- UART: 1

- Giao tiếp: Cable Micro USB

- WiFi: 2.4 GHz Support Standard 802.11 b/g/n

Trang 23

- Là khối chịu trách nhiệm nhận tín hiệu từ các cảm biến để xử lý và đưa ra tínhiệu Ta chọn Module Wifi ESP8266 NodeMCU

- ESP8266 có thể được sử dụng làm mô-đun Wi-Fi bên ngoài, sử dụng chươngtrình cơ sở tập lệnh AT tiêu chuẩn bằng cách kết nối nó với bất kỳ bộ vi điềukhiển nào sử dụng UART nối tiếp hoặc trực tiếp dưới dạng vi điều khiển hỗ trợWi-Fi, bằng cách lập trình chương trình cơ sở mới bằng SDK được cung cấp

Hình 2 3 ESP8266 NodeMCU

Hình 2 4 Sơ đồ cồng ESP8266

Thông số:

- Input voltage: 7-12V- Operating voltage: 3.3V

Trang 24

- Digital I/O Pins (DIO): 16- Analog input pins (ADC): 1- UART: 1

- Communicate: Cable Micro USB

- WiFi: 2.4 GHz Support Standard 802.11 b/g/n- Integrated standard TCP/IP

Trang 25

- Mô-đun 2 rơle phù hợp cho các ứng dụng ngắt điện áp cao AC hoặc DC, thiếtbị tiêu thụ dòng điện lớn, mô-đun thiết kế nhỏ gọn, OPTO và bóng bán dẫn cáchly, đóng mức thấp (0V) phù hợp với mọi loại MCU và thiết kế nguồn điện bênngoài giúp sử dụng linh hoạt và dễ dàng.

Trang 26

Hình 2 7 Cảm biến nhiệt độ LM35

Thông số:

- Hiệu chuẩn trực tiếp theo oC- Điện áp hoạt động: 4-30VDC- Dòng điện tiêu thụ: khoảng 60uA- Nhiệt độ thay đổi tuyến tính: 10mV/°C- Khoảng nhiệt độ đo được: -55°C đến 150°C

- Điện áp thay đổi tuyến tính theo nhiệt độ: 10mV/°C- Độ tự gia nhiệt thấp, 0,08 oC trong không khí tĩnh- Sai số: 0,25°C

Trang 27

- Kiểu chân: TO92

- Kích thước: 4.3 × 4.3mm

* Cảm biến độ ẩm DHT11

DHT11 là cảm biến nhiệt độ, độ ẩm rất thông dụng hiện nay vì chi phí rẻ và rấtdễ lấy dữ liệu thông qua giao tiếp 1-wire ( sử dụng 1 dây data để truyền dữ liệu).Cảm biến được tích hợp bộ tiền xử lý tín hiệu giúp dữ liệu nhận về được chínhxác mà không cần phải qua bất kỳ tính toán nào.

Cảm biến nhiệt độ và độ ẩm DHT11 bao gồm 3 thành phần chính Một cảm biếnđộ ẩm loại điện trở, một điện trở nhiệt NTC (Negative Temperature Coefficient– hệ số nhiệt âm) để đo nhiệt độ và một vi điều khiển 8 bit có nhiệm vụ chuyểnđổi tín hiệu tương tự từ cảm biến và gửi ra tín hiệu số duy nhất.

Tín hiệu số này có thể được đọc bởi bất kỳ vi điều khiển hoặc bộ vi xử lý nào đểphân tích.

Trang 28

Hình 2 8 Cảm biến độ ẩm DHT11

2.3 Thiết bị điều hành.a Máy phun sương

- Mạch máy phun sương mini cổng DC 12V dùng để tạo ẩm khi buồng ủ có độẩm dưới giới hạn độ ẩm.

Hình 2 9 Máy phun sương tạo độ ẩm 24V

Thông số:

- Đường kính: 20 mm

Trang 29

- Công suất tối thiểu: 2.5W (sử dụng bình thường 1.5W)

c Màn hình LCD

Hình 2 11 Màn hình LCD

- LCD 16 được sử dụng để hiển thị trạng thái hoặc các thông số LCD 16×2 có16 chân trong đó 8 chân dữ liệu (D0 – D7) và 3 chân điều khiển (RS, RW, EN),

Trang 30

khiển giúp dễ dàng định cấu hình LCD ở chế độ lệnh hoặc dữ liệu Chúng cũnggiúp chúng ta định cấu hình ở chế độ đọc hoặc ghi Điện áp hoạt động 2,5-6v.

2.4 Phần mềm kết nối Blynk

- Blynk là phần mềm mã nguồn được thiết kế cho các ứng dụng IoT Ứng dụnggiúp người dùng điều khiển phần cứng từ xa, có thể hiển thị dữ liệu cảm biến,lưu trữ dữ liệu hoặc thay đổi dữ liệu có 3 thành phần chính trong nền tảng ứngdụng Blynk.

+ Ứng dụng Blynk: cho phép tạo giao diện cho dự án của mình bằng nhiều tiệních khác nhau.

+ Máy chủ Blynk: chịu trách nhiệm về mọi giao tiếp giữa điện thoại thông minhvà phần cứng Bạn có thể sử dụng Blynk Cloud hoặc chạy máy chủ Blynk củariêng mình cục bộ Nó là nguồn mở, có thể dễ dàng xử lý hàng ngàn thiết bị.+ Blynk Library: Thư viện chứa các nền tảng phần cứng phổ biến, cho phép giaotiếp với máy chủ và xử lý tất cả các lệnh đến và đi

Hình 2 12 App Blynk

Ngày đăng: 25/06/2024, 23:24

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w