1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phản Địa Đàng trong 451 Độ F và The Road

23 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Dấu ấn Phản Địa đàng (dystopia) trong hai cuốn Tiểu thuyết 451 độ F (Fahrenheit 451) của nhà văn Mỹ Ray Bradbury, Cha và con (The Road) của nhà văn Mỹ Cormac McCarthy. Hai cuốn tiểu thuyết là góc nhìn đầy Dystopia của nhân loại tương lai, ở đó với những biến đổi bất ngờ về thiên nhiên, nhân loại, tính người, ...

Trang 1

HỌC PHẦN: VĂN HỌC TÂY ÂU – MỸ

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Phương Khánh

Đà Nẵng - 2022

Trang 2

1.2.2.Giám sát và điều khiển của nhà bước 3

1.2.3.Hệ thống giáo dục triệt tiêu nhận thức, trí tuệ và ý tưởng 3

1.2.4.Sự hiện diện của các biểu tượng điều răn và che dấu 3

1.2.5.Câu chuyện về sự trở lại của một thảm họa 3

1.2.6.Hủy bỏ tính cá nhân và nhân vật chính là sự nghi ngờ của xã hội 4

1.2.7.Công nghệ tiên tiến và kỷ trị 4

2 Dấu ấn Phản địa đàng trong hai tiểu thuyết 451 độ F và Con đường42.1.Hệ thống chính quyền độc tài 4

2.1.1.Pháp luật - công cụ kiểm soát của bộ máy thống trị 5

2.1.2.Lực lượng vũ trang bạo lực của chính phủ 6

2.1.3.Giáo dục độc tài – cái nôi của những con rối 7

2.2.Thời đại kĩ trị lên ngôi 7

2.2.1.Con người trở thành nô lệ của khoa học công nghệ 8

2.2.2.Sự rạn nứt các mối quan hệ 9

2.2.3.Con đường suy thoái của đời sống tinh thần 10

2.3.Khám phá bản chất người 11

2.3.1.Con người tồn tại với sự trống rỗng về cảm xúc, khước từ cá tính 11

2.3.2.Quỷ hóa cá tính, tiêu cực hóa suy nghĩ, ám thị chết chóc 13

2.4.Tận diệt của môi trường, văn hóa và trí tuệ 15

2.4.1.Tận diệt môi trường 15

2.4.2.Tận diệt văn hóa và trí tuệ 17

Trang 3

PHẢN ĐỊA ĐÀNG TRONG 451 ĐỘ F VÀ CON ĐƯỜNGĐặt vấn đề

U ám, ngột ngạt và hỗn loạn là những từ ngữ diễn tả một viễn cảnh ở tương laicủa nhân loại Ở thế giới ấy, thời đại kỉ trị lên ngôi với hàng loạt máy móc, thiết bị dầnxâm chiếm đời sống tinh thần của con người Sự tàn phá của những yếu tố tự nhiên vàtác động tiêu cực của con người đã gây ra những thảm họa kinh khủng cho xã hội.Cùng với đó, các giá trị đạo đức bị “băng hoại”, lối sống tha hóa, vô nhân đạo tràn lankhắp nơi Tất cả yếu tố đó đều được phản ánh qua thuật ngữ Dystopian (Phản địađàng).

Dystopia không còn là một khái niệm xa lạ, nó xuất hiện và trở nên phổ biến ởthế kỉ XX khi những điều tưởng chừng như không thể xảy ra lại trở thành hiện thực.Cho đến thế kỉ XXI, Dystopian được phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực như: vănhọc, hội họa, điện ảnh,… Sự xuất hiện của yếu tố phản địa đàng trong các bộ phimnhư: All of us are dead, Train to Busan, Squid Game, Minority Report… đã đem đếncho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc và nỗi ám ảnh về một xã hội suy tàn Bên cạnhđó, phản địa đàng còn được phản ánh rộng rãi trong văn học, điển hình là các tiểu

thuyết như The Iron Heel (1908), The Chrysalids (1955), Uglies (2005) Với đề tài

Phản địa đàng trong 451 độ F của R.Bradbury và The Road của Cormac McCarthy,

chúng tôi sẽ tập trung khai thác các đặc trưng của phản địa đàng trong hai tiểu thuyếttrên nhằm làm rõ hiện thực trong những điều không tưởng.

Dystopia đề cập đến “một trạng thái hoặc xã hội được tưởng tượng trong đó cónhững đau khổ lớn hoặc sự bất công, điển hình là sự độc tài hoặc hậu khải

Trang 4

huyền”[4,tr.32] Phản địa đàng tồn tại trong một lĩnh vực tưởng tượng, một số điểmtương đồng có thể được bắt nguồn từ thế giới của thực tế

1.2 Đặc trưng của văn học phản địa đàng

Hoàn cảnh thế giới của thế kỷ XX với sự phát triển mạnh của các cuộc cáchmạng công nghiệp, sự bùng nổ của sản xuất tư bản và công nghiệp hàng hóa, sự trỗidậy của các đế chế tư bản đi kèm cùng các cuộc chiến tranh thế giới với sức hủy diệtkhổng lồ… đã có lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của tiểu thuyết dystopia Điều đó cóthể khẳng định bằng minh chứng là một số tác phẩm tiêu biểu của dystopian được rađời vào những năm của thời kỳ Đức Quốc xã ở Đức, thời Stalin ở Nga: Brave NewWorld (1932) của Aldous Huxley, Nineteen Eighty-Four (1949) của George Orwell,Fahrenheit 451 (1953) của Ray Bradbury, The Chrysalids (1955) của JohnWyndham… Tiểu thuyết phản địa đàng (dystopia) trình bày những cái nhìn tiêu cực vềtương lai của xã hội và của loài người Thể loại này phát triển vượt trội và ghi ấn nhiềuthành tựu nổi bật Chính vì vậy đây được xem là thể loại đặc trưng cho dòng văn họcphản địa đàng (Dystopian literature) Các tác phẩm phản đại đàng thường tập trung thểhiện một thế giới tương lai với sự phát triển vượt trội của công nghệ và truyền thôngnhưng không phải để cải thiện cuộc sống con người mà nó “làm nô lệ cho con ngườihoặc chia rẽ cuộc sống của họ”[5,tr2] Con người tồn tại trong xã hội dưới sự phânchia bắt buộc thành các giai cấp hoặc các nhóm có chức năng chuyên biệt Chính vìthế mà xã hội dystopia là xã hội của “sự mất trí nhớ và lịch sử tập thể”[5,tr2], conngười như cỗ máy được lập trình cứng nhắc và trống rỗng của chế độ cai trị độc tài,nhân loại trở nên dễ thôi miên và thao túng để rồi cuối cùng là một nhân loại mất nhântính Bức tranh chung của thế giới tương lai mà dòng văn học này phác họa ra là mộtthế giới cằn cỗi của thiên nhiên, con người tàn phá thiên nhiên hoặc thiên nhiên quaylưng lại với loài người

Đặc trưng của loại hình văn học phản địa đàng (Dystopian literature) được xemxét trên các yếu tố: chế độ độc tài, thể hiện sự phi nhân tính, thảm họa môi trường, cácyếu tố liên quan đến sự thoái hóa xã hội khác như giáo dục, gia đình, tôn giáo…

1.2.1 Hệ thống đẳng cấp xã hội

Sự phân chia thứ bậc dứt khoát và không thể phá vỡ giữa các tầng lớp trên vớitầng lớp dưới Tầng lớp chính trị trong các tác phẩm dystopia thường mang màu sắc biquan và trào phúng Chế độ chính trị độc tài đặt ra những ranh giới ngăn cách sâu sắc

Trang 5

giữa các tầng lớp xã hội, con người trong xã hội dystopia như sống trong một tòa thápmà giữa các tầng gác không hề có cầu thang, ngăn cách và biệt lập.

Đẳng cấp đó chính là đặc quyền tương phản giữa tầng lớp thống trị và đời sốngngục tối của tầng lớp lao động Kẻ dưới thấp thì mãi mãi bị vùi dập và bị điều khiểntuyệt đối, sự phản kháng là con số không, họ bị làm cho què quặt chức năng não bộ vàđược thôi miên khiến họ cảm thấy hạnh phúc với địa vị thối rữa đó Quy luật đẳng cấpcủa xã hội dystopia luôn là “cá lớn nuốt cá bé”.

1.2.2 Giám sát và điều khiển của nhà bước

Xã hội loài người bị thống trị bởi một giai cấp thống trị thường là vô cảm vànhẫn tâm Hủy bỏ hoàn tòa quyền tự do con người, mọi thứ đều được diều khiển, chỉnhđốn Các nguyên tắc chính trị đôi khi mang màu sắc lý tưởng hóa nhưng lại dẫn tới hệquả tiêu cực, bề mặt là sự quan tâm sẩu rộng của Chính phủ nhưng thực chất là sựkiểm soát hoàn toàn mọi thứ

Chính quyền cai trị bằng bạo lực, bằng mệnh lệnh thôi miên, một chính quyềntàn bạo và vô cảm, dùng “nắm tay sắt”, ngu mị hóa mà thống trị.

1.2.3 Hệ thống giáo dục triệt tiêu nhận thức, trí tuệ và ý tưởng

Giáo dục hoàn toàn bị đảo lộn, không phải để cải thiện, phát triển trí thức, vănhóa mà để mù lòa và thui chột nhận thức, giáo dục bị đẩy vào tình trạng tồi tệ Sách vởvà kiến thức là thứ bị coi khinh, là chất độc hủy diệt cần phải loại bỏ Giáo dục chỉ vớimục đích để tuyên truyền và bảo tồn chế độ đẳng cấp.

1.2.4 Sự hiện diện của các biểu tượng điều răn và che dấu

Các biểu tượng trong các tác phẩm dystopia được trình bày như những điều răncủa một đức tin tôn giáo Những câu luật lệ như các điều răn dạy trong Kinh thánh, nócó sức tạo dựng một niềm tin khủng khiếp trong ý thức của con người, như câu thôimiên

Cũng có hệ thống các biểu tượng với mục đích tóm tắt và che dấu các mục tiêucủa nhà nước: che dấu sự tiêu cực của độc tài cai trị, che dấu chiến tảnh hay thảmhọa,

1.2.5 Câu chuyện về sự trở lại của một thảm họa

Văn học Dystopia không kể những câu chuyện thảm họa đơn thuần Nó phản ánhít nhiều chính xác hiện thực xã hội đương đai và mang tính dự báo tương lai Các tiểuthuyết phản địa đàng đưa ra những giả thuyết cho những thảm họa sẽ xảy ra và chất

Trang 6

vấn con người nguyên nhân tạo ra những hiểm họa ấy Câu chuyện về sự trở lại củamột thảm họa biện minh cho những thay đổi mạnh mẽ của xã hội.

Mượn hiện thực hư cấu để nói một vấn đề cấp bách nhưng khó nói hoặc nóinhiều đến nhàm chán là cách mà các nhà văn phản địa đàng sử dụng Các yếu tố siêunhiên giúp tác giả nhìn xã hội dưới nhiều góc độ và có cơ hội đưa ra những giả thuyếtphi lý với hiện thực nhưng lại hợp lý với xã hội hiện thực hư cấu.

1.2.6 Hủy bỏ tính cá nhân và nhân vật chính là sự nghi ngờ của xã hội

Mọi cá thể trong xã hội đều giống nhau, tuân thủ mệnh lệnh như câu thần chú.Con người trong xã hội đó không hề có cá tính, họ bị tước đoạt cá tính, tất cả đềugiống nhau như cỗ máy được chế tạo từ một phòng thí nghiệm Tước bỏ đi cá tính củacon người chính là một hình thức để duy trì xã hội đẳng cấp và chế độ cai trị độc tài.

Cho nên trong các tác phẩm dystopia luôn xuất hiện một một cá nhân bất tuânchế độ, và kẻ đó được xem là kẻ phản bội Nhân vật chính được xây dựng mang trongmình mô hình xung đột với các luật lệ xã hội và vượt thoát ra khỏi lớp khí quyểnchung của cộng đồng để tìm hiểu thế giới và khám phá bản thân.

1.2.7 Công nghệ tiên tiến và kỷ trị

Các tác phẩm thuộc dòng văn học phản địa đàng thường quan tâm đến các tácđộng tiêu cực do công nghệ gây ra đối với con người Công nghệ tách biệt con ngườixa khỏi thế giới thực, kéo con người vào thế giới ảo Việc dùng thế giới ảo chứngminh cho sự tồn tại của một người khiến cho những mối quan hệ nhợt nhạt, lỏng lẻobởi sự thiếu quan tâm và vô trách nhiệm của con người Vì ở thế giới mạng con ngườiđược phép giấu đi danh tính thực của mình Khi đó, mọi sự ràng buộc của pháp luật làvô nghĩa ngoại trừ đạo đức Nhưng khi đạo đức không đủ cầm chân con người thì cũnglà lúc con người buông thả để được thỏa mãn

Từ việc không chịu trách nhiệm cho các hành động, con người bắt đầu đổ lỗinhững sai lầm của mình là do công nghệ Điều này khiến cho con người quên đi việctự soi lại mình dẫn đến tự phụ và dần dần bị phụ thuộc vào công nghệ Cuối cùng làtrở thành nô lệ của công nghệ - sản phẩm của con người làm ra để phục vụ cho cuộcsống tốt đẹp mà không ý thức được.

2 Dấu ấn Phản địa đàng trong hai tiểu thuyết 451 độ F và Con đường

2.1 Hệ thống chính quyền độc tài

Trang 7

Theo học thuyết chủ nghĩa Marx-Lenin: “nhà nước là một tổ chức đặc biệt củaquyền lực chính trị, một bộ máy chuyên đảm nhiệm việc cưỡng chế và thực hiện chứcnăng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện với mục đích bảo vệ lợi íchcủa giai cấp thống trị trong xã hội” Trái ngược với sự mong đợi của người đọc về một

nhà nước lý tưởng trong tương lai, xã hội dystopia trong 451 độ F đã được Ray

Bradbury đã phơi bày trên trang viết bộ mặt tàn bạo ẩn đằng sau lớp mặt nạ chuẩn mực

của bộ máy thống trị 451 độ F thể chế độc tài đang tồn tại ngự trị thì ở The Road

Cormac McCarthy bóng dáng của chế độ chính trị chỉ xuất hiện thấp thoáng qua cáctầng lớp thống trị còn sót lại hậu tận thế với nhân cách bạo tàn không đổi.

2.1.1 Pháp luật - công cụ kiểm soát của bộ máy thống trị

Pháp luật là đại diện hợp pháp nhất của nhà nước để điều chỉnh xã hội MarxLenin khẳng định quan niệm về pháp luật: “Pháp luật ra đời do nhu cầu xã hội đểquản lý một xã hội đã phát triển ở một giai đoạn nhất định, giai đoạn xã hội đã pháttriển quá phức tạp” Một hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhànước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, phục vụ và bảo vệquyền lợi của các tầng lớp Chính vì vậy, hệ thống chính quyền đã sử dụng pháp luậtnhư một công cụ điều khiển trật tự xã hội theo như ý chúng mong muốn, bất chấp cônglý và đạo đức Hệ thống những quy tắc và chuẩn mực đã được thay đổi hoàn toàn.Việc đọc sách bị quy vào phạm tội hình sự và tội phạm sẽ bị tử hình “Anh đã có khinào đọc những cuốn sách mà anh đã đốt chưa? Anh cười phá lên: việc đó là phạmpháp mà”[3, tr.23] Cán cân công lý - bộ máy chính quyền cho rằng kiến thức là vônghĩa, họ đặt ra những điều luật thật đáng sợ như việc đốt sách Thậm chí đốt cả nhữngngười yêu sách, tạm gọi như một hình thức tử hình, thiêu sống sách với những kẻ“cuồng” chúng “Bà biết luật mà? Lương tri của bà để đâu, các cuốn này chẳng cuốnnào hòa hợp với cuốn nào sất… Khói dầu bùng lên quanh bà”[3, tr.63] Chính phủ “lýtưởng” với những điều luật lạ lùng đang kiểm soát quyền tự do con người đến mứcđáng sợ “Bác em nói ngày xưa có hiên trước Nhưng rồi họ dẹp bỏ đi vì chúng trôngkhông đẹp, nhưng thật ra họ không muốn thiên hạ ngồi như thế, họ trò chuyện quánhiều, và rồi họ có thì giờ để nghĩ”[3, tr.93] Có hiên hay không chẳng còn ý nghĩa bởichẳng ai ra vỉa hè cả, đi dạo cũng bị coi là hành vi gây rối xã hội, thì hiên tồn tại làmgì cơ chứ Quyền tự do cơ bản của con người bị tước đoạt triệt để Từ hành động đếnsuy nghĩ đều nằm trong chính phủ Những điều luật kiểm soát người dân đến từng câu

Trang 8

chuyện phiếm, chính phủ điều khiển người dân một cách gắt gao, đến mức kinh khủng“Dĩ nhiên, tất cả chúng ta phải như nhau Không phải tất cả mọi người sinh ra đều tự

do bình đẳng như Hiến pháp nói, nhưng tất cả mọi người được làm cho bình đẳng”[3,

tr.87] Một xã hội nơi không có chỗ tự do ý chí và tư duy độc lập, tất cả đều bị triệttiêu

2.1.2 Lực lượng vũ trang bạo lực của chính phủ

Không ai có thể thoát ra vòng tròn kiểm soát mà có chăng nếu thoát ra được, họlà kẻ phản bội, kẻ phạm pháp Họ sẽ bị loại bỏ bởi xã hội, bởi chính quyền Mà đạidiện chính là những người lính phóng hỏa Những người lính như công cụ vũ trang, họdùng lửa để đốt sạch mọi thứ, là hiện thân quân đội trong nền chính trị độc tài Mà đạidiện là nhân vật Beatty – đội trưởng đội phóng hỏa Anh tôn thờ nền chính trị độc tài,coi trọng và hoàn toàn nghiêm túc trong công việc phát hiện và đốt những cuốn sách.Được rèn luyện công việc dưới bộ máy chính quyền bài trừ sách, những người línhphóng hỏa coi sách kẻ thù thật thụ “Ông ta săm soi hộp diêm bất diệt của mình, trênnắp đề BẢO ĐẢM: MỘT TRIỆU LẦN BẬT LỬA TRONG BỘ ĐÁNH LỬA NÀY,và bắt đầu quẹt que diêm một các lơ đãng, thổi tắt nói vài từ, thổi tắt”[3, tr.80] mộtcách chuyên nghiệp và thuần thục, Beatty đốt cháy tất cả mọi thứ với cái hộp diêm soibên mình như một khẩu súng sẵn sang nổ ra bất kì viên đạn với kẻ thù sách của mình,thậm chí là những căn nhà, những con người bảo vệ chúng Với Beatty, hay cũng nhưtất cả những người làm việc dưới bộ máy chính quyền này, họ bài xích hoàn toànnhững nền văn minh thiểu số khác, sẵn sang tận diệt và triệt tiêu chúng từ trong tưtưởng “Thị trường càng lớn, anh càng phải xử lí ít xung đột Montag ạ”[3, tr.85] Bởi lẽgieo rắc vào trong tư tưởng của một người lính phóng hỏa cái xấu xa hiện tại đã bị thôimiên thành cái tốt đẹp.

Chấp hành tuyệt đối, tuân mệnh tuyệt đối, tôn thờ độc tài như thánh chính là đặc

điểm khi nói về lực lượng bạo lực chính trị của 451 độ F Tuy nhiên, nếu đặc điểm đó

tồn tại khi chế độ chính trị còn duy trì thì vẫn là điều chấp nhận được Nhưng, nếu xãhội chính trị đó đã biến mất (sự thực là biến mất cùng thảm họa) nhưng tính chất độctài, bạo lực vẫn duy trì thì thực đúng là khủng khiếp Nó không những không mất đi,

mà nó thậm chí còn khát máu hơn nữa Những toán lính, những đoàn quân của The

Road chính là những gì còn sót lại của một thể chế chính trị trước đó, sự tàn bạo của

đoàn quân này nó như gieo rắc nỗi ám ảnh về sự phục sinh trở lại hay là sự phát triển

Trang 9

của một chế độ “nắm đấm sắt” mới: “Khi đội quân đã đi qua… Tiếp ngay sau đó làđoàn xe nô lệ kéo… Những cái dây xích trên cổ xiềng họ lại với nhau”[2, tr.109-110].Sự tồn tại của đoàn quân và nô lệ chính là một minh chứng về một chế độ chính trị xãhội với hệ thống đẳng cấp đáng sợ trước đó từng tồn tại Và đến tận lúc bây giờ hậutận thế, tư tưởng và ý thức đẳng cấp vẫn duy trì và ám thị trong mỗi người dù chế độđã biến mất.

2.1.3 Giáo dục độc tài – cái nôi của những con rối

Dưới sự kiểm soát của chính quyền, người dân bị kiểm soát khắt khe về mọi mặttrong cuộc sống, trong đó giáo dục được xây dựng như một hệ thống sản xuất cỗ máy,đào tạo ra một thế hệ rỗng não đóng vai trò con rối phục vụ tầng lớp thống trị Chúngđã thực hiện giáo trình tẩy não từ trong giáo dục của nhà cầm quyền Các môn học cơbản trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là ngôn ngữ và triết học đều bị loại bỏ “Trường học bịrút ngắn, kỷ luật nới lỏng, triết, lịch sử ngôn ngữ không dạy nữa Anh ngữ và chính tảdần dần bị xem nhẹ, và cuối cùng hoàn toàn bị bỏ lơ Đời là thứ ngay trước mắt, việclàm là quan trọng, sau giờ làm thì thú vui đâu cũng có Sao phải học cái gì khác ngoạitrừ nút, vặn công tắt, siết ốc bù long?”[3, tr.83] Tất cả những điều gì được học ởtrường chỉ còn là thao tác điều khiển máy móc đơn giản Họ ngăn cản con người bướcvào nền văn minh tri thức, triệt tiêu tư duy, con người quay cuồng trong cơn bão côngnghệ và không còn khả năng nhận thức đúng – sai, không thể phản kháng “Chính vìvậy, mà chúng ta cứ hạ dần độ tuổi nhà trẻ hết năm này qua năm khác cho đến khingày nay chúng ta gần như giật lấy bọn trẻ khi còn nằm nôi”[3, tr.89] Để rồi kết quảcủa nền giáo dục che lấp, mưu mô, chớp nhoáng, tẩy não đó là cho ra những sản phẩmtrống rỗng “Trường học càng cho ra nhiều người chỉ biết chạy, chỉ biết nhảy, chỉ biếtgiằng, chỉ biết giật, chỉ biết lượn, chỉ biết bơi thay vì người biết tra xét, người phêphán, người hiểu biết, người tưởng tượng sáng tạo, thì dĩ nhiên từ ‘tri thức’ càng trởthành tiếng chửi thề vì nó đáng như vậy”[3, tr.86] Trường học và hệ thống giáo dụcchính là nhà máy sản xuất con rối, hết lô này đến lô khác được sản xuất ra, những conrối đạt chuẩn chất lượng.

2.2 Thời đại kĩ trị lên ngôi

Trước nay, con người luôn tự hào với những thành tựu khoa học kĩ thuật ngàycàng tiên tiến đã nâng tầm đời sống, khẳng định vị thế quốc gia và thúc đẩy văn minhphát triển tột độ Những sản phẩm công nghệ tiên tiến là minh chứng rõ ràng nhất cho

Trang 10

cuộc chạy đua thần tốc này Tuy nhiên, khi sự phát triển khoa học công nghệ được đẩylên cực đại cũng là lúc những điểm cực tiểu của con người được giãi bày tạo dướinhiều góc khuất khi bước vào thời đại kỹ trị Con người đã tự biến mình trở thành nôlệ của khoa học công nghệ, bước chân vào thế giới ảo và tách rời các mối quan hệcộng đồng Từ đó, sự sa sút về mặt tinh thần cùng những hệ lụy khác là điều không thểtránh khỏi trước sự càn quét dã man của kỹ - nghệ

Có thể thấy, sự bùng nổ vượt ngưỡng của công nghệ đã tạo nên tiền đề con người

bước vào thời kì thoái trào nhân cách và sa sút về đời sống tinh thần Sự trỗi dậy và

bùng nổ một cách mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ một cách nhanhchóng đã mang lại những sản phẩm công nghệ tiên tiến như về y học “máy bơm máu,thay máu bằng huyết thanh” [] đây hẳn là kĩ thuật hiện đại kết quả cấp tiến trong việccứu chữu bệnh Về an ninh – cứu nạn có thể nói robot Con Chó Máy là một phát mìnhhiện đại có thể thay thế con người trong việc “truy lùng tội phạm” trong một vụ cháy.Về máy móc thiết bị màn hình tivi, tai nghe vỏ sò…Tất cả những đột phá này đã vượtngưỡng kiểm soát, chúng thống trị và những giá trị văn hóa đang trên bờ tuyệt chủng.

2.2.1 Con người trở thành nô lệ của khoa học công nghệ

Thời đại kĩ trị lên ngôi, con người hoàn toàn bị lệ thuộc vào các thiết bị điển tử.Thế giới của họ thu nhỏ vỏn vẹn bằng chiếc màn hình TV hay smartphone, truyềnthông liên tục bơm vào đầu những gì chúng muốn chúng ta tiếp nhận mà không kịp

cho ta ý thức phản kháng hay tranh biện Xã hội phản địa đàng (dystopia) trong 451 độ

F được phản ánh qua việc công nghệ và truyền thông nắm quyền thống trị và conngười trở thành nô lệ của chúng Hình ảnh chiếc vỏ sò lặp đi lặp lại trong mỗi lầnMildred xuất hiện dù bất cứ ở lúc nào, kể cả khi ngủ cô cũng không tháo nó bao giờ.“Vỏ sò đã lại gắn vào tai cô và cô đang nghe những người ở xa tại những nơi xa”[3,tr.66] Thiết bị điện tử này đóng vai trò như một người bạn cùng lắng nghe những âmthanh cô đang phát ra, dù cho nó vô nghĩa “Vỏ sò nói chuyện với cô ta hằng đêm, lẫmbẩm, thì thầm, la hét, rú”[3, tr.66] Kể cả hai tên trong lúc thực hiện cuộc phẫu thuậtcũng đeo “cái tai nghe cũ rích”[3, tr.33] Như vậy, có thể thấy chỉ một vỏ sò nhét vừatai nhưng lại chiếm quyền năng lớn trong việc điều khiển và chi phối hoạt động củacon người Không những thế, các cổ máy cũng bắt đầu xâm nhập vào đời sống thườngnhật Buổi sáng với bánh mì nướng thay vì một động tác phết bơ lên thì “được một bàntay kim loại trông như chân nhện”[3, tr.36] thực hiện điều đó Vợ Montag – Mildred

Trang 11

trước khi đọc lời thoại đã chuẩn bị sẵn sàng nhờ sự hỗ trợ của máy móc “cả lũ bọn họtừ ba bức tường nhìn em thế là em đọc lời thoại”[3, tr.38] Cô ta yên tâm rằng mọi việcsẽ thuận lợi, chỉ cần đúng lúc “bức tường” ra hiệu thì cô ta bắt đầu đọc Đây vốn dĩ làviệc đơn giản con người hoàn toàn có thể chủ động làm mà không tốn quá nhiều thờigian hay chất xám, thế nhưng họ vẫn chọn cách để máy móc phục vụ mình mà khôngbiết rằng, sự thay thế từ những việc nhỏ nhất sẽ dần biến con người trở thành nô lệ chonhững phát minh cấp tiến như vậy Tính đúng – sai của một vấn đề không còn do conngười quyết định mà sự chuẩn xác nhất thuộc về sản phẩm công nghệ - tinh hoa trí tuệcủa con người “Ti vi là “thực””[3, tr.120] và “nó ắt phải đúng”[3, tr.120] Chính conngười sẽ trở thành những cỗ máy hoạt động rập khuôn và chờ đợi nhận lệnh từ cácthiết bị điện tử vốn được cho là “vô tri” kia

2.2.2 Sự rạn nứt các mối quan hệ

Những sản phẩm công nghệ hoàn mỹ đã tạo nên sự đứt gãy, rời rạc của các mốiquan hệ xã hội Sự tương tác qua lại giữa con người ngoài ngôn ngữ còn phải thôngqua một kênh trung gian thứ ba – điện thoại Mặc dù đang ở chung một không gian,nhưng vì Mildred nói chuyện điện thoại quá nhiều đến mức Montag tuyệt vọng đành“chạy ra cửa hàng gần nhất gọi điện cho cô ta”[3, tr.66] Ngôn ngữ - thành phẩm tinhhoa qua quá trình hàng chục triệu năm tiến hóa của loài người, sự khẳng định giá trịbậc cao của con người so với các loài vật khác đã bị “vô hiệu hóa” trong thời đại khoahọc kỹ thuật thống trị Trước nay, địa điểm quán cà phê được cho là nơi để con ngườithư giãn, gặp gỡ và tán gẫu nhưng sự kết nối tan rã Thay vào đó, “thời gian ở quán càphê toàn mở máy kể truyện cười và quanh đi quẩn lại cũng chỉ là những truyện cườiấy, hay bức tường nhạc được bật sáng lên chạy”[3, tr.52] Âm thanh tại những khônggian tụ họp mang tính cộng đồng không còn được tạo ra từ cuộc trò chuyện của conngười mà được thay thế bằng truyện cười nhạc tuếch cùng những bản nhạc chạy theochương trình được thiết lập sẵn Các mối liên kết giữa người với người được địnhnghĩa lại rằng: “hòa đồng có nghĩa là ngồi với nhau rồi thì không cho họ nóichuyện”[3, tr.50] Con người đã tạo nên khoảng cách giữa mình với cộng đồng và mỗingười thu mình trong thế giới biệt lập Điển hình là nhân vật Mildred, cô ta say mê vớiviệc tương tác cùng các bức tường hơn là trò chuyện cùng người thực Khi sự xuấthiện của bà Phelps, bà Bowles cùng ba chú Hề Giấy Bìa Trắng, cô ta trở nên sôi nổihơn cả Họ hài lòng với việc sống trong thế giới ảo thay vì bước chân ra thế giới bên

Ngày đăng: 21/06/2024, 23:34

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w