Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, em chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy hướng dẫn, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn này và các Thầy, Cô Trường đại học trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM đã nhận xét và góp ý để luận văn hoàn chỉnh hơn. Ban giám hiệu, trung tâm đào tạo đã tạo môi trường học tập tốt nhất, các quý thầy cô nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và truyền đạt các kiến thức quý báu đến sinh viên. Các anh chị sinh viên lớp Kinh tế xây dựng đã nhiệt tình hỗ trợ, góp ý giúp đỡ em trong suốt thời gian học tâp và thực hiện đề tài.
Trang 1BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHAI THÁC ĐỘI XE
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Đặng Thị Bích Hoài Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Phi Trâm
TP Hồ Chí Minh, Năm 2023
Trang 2BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHAI THÁC ĐỘI XE
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Đặng Thị Bích Hoài Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Phi Trâm
TP Hồ Chí Minh, Năm 2023
Trang 3Khoa: Kinh tế vận tải
Bộ môn: Kinh tế vận tải biển
PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1 Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm …… ):
(1) Nguyễn Ngọc Phi Trâm MSSV: 19H4010068 Lớp: KT19CLCA
4 Các yêu cầu chủ yếu :
- Cơ sở lý luận về hiệu quả khai thác xe và đánh giá hiệu quả; vận chuyển hàng quá cảnh
- Giới thiệu về công ty
- Tính toán các chỉ tiêu đánh giá và đưa ra nhận xét, đánh giá
5 Kết quả tối thiểu phải có:
1) Cuốn LVTN theo yêu cầu
Trang 4Khoa: Kinh tế vận tải
Bộ môn: Kinh tế vận tải biển
BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1 Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm……):
(1) Nguyễn Ngọc Phi Trâm MSSV: 19H4010068 Lớp: KT19CLCA Ngành : Kinh tế vận tải Chuyên ngành : Kinh tế vận tải biển 2 Tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả khai thác đội xe vận chuyển hàng quá cảnh tuyến Việt Nam - Campuchia tại Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh năm 2022” 3 Tổng quát về LVTN: Số trang: Số chương:
Số bảng số liệu: Số hình vẽ:
Số tài liệu tham khảo: Phần mềm tính toán:
Số bản vẽ kèm theo: Hình thức bản vẽ:
Hiện vật (sản phẩm) kèm theo: 4 Nhận xét: a) Về tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên: b) Những kết quả đạt được của LVTN: c) Những hạn chế của LVTN: 5 Đề nghị: Được bảo vệ (hoặc nộp LVTN để chấm) Không được bảo vệ 6 Điểm thi (nếu có): TP HCM, ngày … tháng … năm ………
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 5Khoa: Kinh tế vận tải
Bộ môn: Kinh tế vận tải biển
BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1 Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm……):
(1) Nguyễn Ngọc Phi Trâm MSSV: 19H4010068 Lớp: KT19CLCA
1 Tên đề tài:
“Đánh giá hiệu quả khai thác đội xe vận chuyển hàng quá cảnh tuyến Việt Nam -
Campuchia tại Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh năm 2022”
Được bảo vệ Bổ sung thêm để bảo vệ Không được bảo vệ
4 Các câu hỏi sinh viên cần trả lời trước Hội đồng:
(1)
(2)
(3)
6 Điểm:
TP HCM, ngày … tháng … năm ………
Giảng viên phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Quá trình hoàn thiện luận văn tốt nghiệp là quãng thời gian quan trọng trong cột mốc
đi học của mỗi sinh viên Luận văn tốt nghiệp là tiền đề để chúng em nghiên cứu đề tài trong một phạm vi rộng lớn bằng những kỹ năng, nghiên cứu cùng các kiến thức đã được đúc kết sau quá trình học tại trường thông qua thầy cô, bạn bè, bài vở
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô khoa Kinh tế vận tải trường Đại học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh Đặc biệt là giảng viên Đặng Thị Bích Hoài, người đã tận tình hướng dẫn, bỏ ra thời gian quý báu để hướng đề tài, nội dung cho
em hoàn thành bài luận văn này
Em xin trân trọng cảm ơn các anh, chị cũng như các lãnh đạo tại Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh đã luôn sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập, tiếp xúc thực tế và giải đáp các thắc mắc giúp em có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong công việc sau này
Với kiến thức và thời gian còn nhiều hạn chế, bài luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót Em mong nhận được các ý kiến đóng góp, phê bình của quý thầy, cô cùng với các anh, chị trong Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh Đây sẽ là một hành động đáng quý để
em hoàn thiện bản thân tốt hơn trong tương lai sau này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài luận văn tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của riêng em Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu trước đây Những số liệu trong các bảng biểu nhằm phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và đánh giá được do chính em thu thập từ các nguồn khác nhau
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình
Trang 8MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG i
DANH MỤC CÁC HÌNH ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
MỞ ĐẦU iv
1 Tính cấp thiết của đề tài iv
2 Mục đích nghiên cứu iv
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu v
4 Phương pháp nghiên cứu v
5 Kết cấu khóa luận v
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
1.1 Tổng quan về vận chuyển hàng quá cảnh bằng đường bộ 1
1.1.1 Khái niệm về vận chuyển hàng quá cảnh bằng đường bộ 1
1.1.2 Vai trò của vận chuyển hàng quá cảnh bằng đường bộ 2
1.1.3 Cơ sở vật chất của vận chuyển hàng quá cảnh bằng đường bộ 2
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác đội xe 8
1.2.1 Chỉ tiêu thời gian hoạt động của phương tiện 8
1.2.2 Chỉ tiêu công tác hàng vận chuyển của phương tiện 10
1.2.3 Chỉ tiêu năng suất khai thác của phương tiện 13
1.2.4 Định mức tiêu hao nhiên liệu của phương tiện 13
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác đội xe 14
1.3.1 Nhân tố khách quan 14
1.3.2 Nhân tố chủ quan 15
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN CẢNG - TÂY NINH 17
2.1 Giới thiệu chung 17
2.1.1 Giới thiệu Tổng Công ty Tân Cảng - Sài Gòn 17
2.1.2 Giới thiệu Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh 19
2.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh 20
2.3 Cơ cấu tổ chức 21
2.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 21
2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban 22
2.4 Tình hình nhân sự công ty 25
2.5 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị 27
2.6 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Tân Cảng - Tây Ninh năm 2022 28
2.7 Cơ hội, thách thức, rủi ro và mục tiêu phát triển 31
2.7.1 Cơ hội 31
2.7.2 Thách thức 32
2.7.3 Rủi ro 32
2.7.4 Mục tiêu phát triển 33
Trang 9CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KHAI THÁC ĐỘI XE VẬN CHUYỂN
HÀNG QUÁ CẢNH TUYẾN VIỆT NAM - CAMPUCHIA 34
3.1 Đặc trưng của đội xe vận chuyển hàng quá cảnh bằng đường bộ 34
3.1.1 Các thông số cơ bản về đội xe 34
3.1.2 Độ tuổi và trọng tải đội xe 35
3.1.3 Định mức nhiên liệu của đội xe 36
3.2 Cơ sở vật chất đội xe vận chuyển hàng quá cảnh 37
3.2.1 Tuyến đường, trạm dừng nghỉ, công trình và thiết bị phụ trợ của phương tiện 37
3.2.2 Cửa khẩu 40
3.3 Quy trình khai thác đội xe vận chuyển hàng quá cảnh tuyến Việt Nam - Campuchia 42
3.4 Đánh giá sản lượng của đội xe 46
3.4.1 Đánh giá sản lượng theo cửa khẩu 46
3.4.2 Đánh giá sản lượng theo thời gian 48
3.5 Đánh giá hiệu quả khai thác đội xe theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật - chỉ tiêu khai thác 52
3.5.1 Chỉ tiêu theo thời gian hoạt động của đội xe 52
3.5.2 Chỉ tiêu công tác hàng vận chuyển của đội xe 54
3.5.3 Chỉ tiêu năng suất khai thác đội xe 55
3.6 Đánh giá định mức tiêu hao nhiên liệu của đội xe 56
3.7 Đánh giá các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác đội xe 59
3.7.1 Nhân tố khách quan 59
3.7.2 Nhân tố chủ quan 60
3.8 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác khai thác đội xe vận của Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh 62
3.8.1 Thuận lợi 62
3.8.2 Khó khăn 63
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC 68
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
1 Bảng 2.1 Thống kê nguồn nhân sự của Công ty Tân Cảng - Tây Ninh 26
2 Bảng 2.2 Trang thiết bị tại Công ty Tân Cảng - Tây Ninh 27
3 Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Tân Cảng -
4 Bảng 3.1 Thông số cơ bản của đội xe Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây
8 Bảng 3.5 Tuyến đường quốc lộ nối các cặp cửa khẩu giữa Việt Nam và
9 Bảng 3.6 Quy trình khai thác đội xe vận chuyển hàng quá cảnh tuyến
13 Bảng 3.10 Chỉ tiêu theo thời gian hoạt động của đội xe 52
14 Bảng 3.11 Chỉ tiêu công tác hàng vận chuyển của đội xe 54
15 Bảng 3.12 Chỉ tiêu năng suất khai thác của đội xe 55
16 Bảng 3.13 Định mức tiêu hao nhiên liệu của đội xe 56
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang 12DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải từ tiếng Anh Diễn giải từ tiếng Việt
EIR Equipment Interchange Receipt Phiếu ghi nhận tình trạng container FMS Facility monitoring system Hệ thống theo dõi phương tiện
GPS Global Positioning System Hệ thống định vị phương tiện
LOA Letter of Authorization Giấy ủy quyền
ICD Inland Clearance Depot Bến container /Điểm thông quan nội địa
TEU Twenty-foot equivalent unit Một container 20' được tính là 1 đơn vị
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong tình hình kinh tế biến động và thay đổi liên tục, các nước trên thế giới vẫn đang trên con đường hội nhập thông qua việc giao thương hàng hóa bằng các hình thức vận tải đường biển, đường bộ, đường sắt và đường hàng không Việt Nam là quốc gia có vị trí địa
lý thuận lợi, từ Bắc vào Nam đều tiếp giáp biển và có chung đường biên giới đất liền với Trung Quốc, Lào và Campuchia Các hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ thông qua cửa khẩu giữa hai quốc gia ngày càng đông đúc Để đáp ứng nhu cầu đó, các công ty giao nhận vận chuyển hàng sang cửa khẩu cũng phát triển nhanh chóng để bắt kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế hiện nay
Công ty Cổ Phần Tân Cảng - Tây Ninh là công ty con của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, đây là doanh nghiệp quân đội trực thuộc Quân chủng Hải quân Trong những năm gần đây, công ty đang thực hiện dự án xây dựng cảng cạn gần khu vực cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh để tận dụng lợi thế thành bãi tập kết hàng hóa ICD Ngoài ra, công ty còn đầu tư một đội xe tự khai thác để vận chuyển hàng quá cảnh tại Việt Nam xuống khu vực phía Tây Nam qua các cửa khẩu Campuchia
Do đó, việc phân tích và đánh giá “Hiệu quả khai thác” mà đặc biệt là “đội xe vận chuyển hàng quá cảnh” là điều hết sức cần thiết Việc lập kế hoạch khai thác sẽ giúp đội
xe tăng năng xuất hoạt động cũng như tăng thời gian quay vòng xe trong ngày, giúp các khách hàng giảm thiểu chi phí phát sinh và tăng khả năng cạnh tranh với các công ty giao nhận khác Sau thời gian học tập, thực tập em đã lựa chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả khai thác đội xe vận chuyển hàng quá cảnh tuyến Việt Nam - Campuchia tại Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh năm 2022” làm đề tài cho bài luận văn tốt nghiệp Đây sẽ là bài luận văn nêu ra được thực trạng của đội xe vận chuyển thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của phương tiện cũng như thuận lợi, khó khăn mà đội xe khai thác đang gặp phải từ đó nâng cao được hiệu quả cũng như kế hoạch phù hợp trong việc khai thác phương tiện
2 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả khai thác đội xe của Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh năm
2022 sẽ nêu ra các đặc trưng của đội xe vận chuyển sang các khu vực cửa khẩu, thể hiện
Trang 14được quy trình cũng như nghiệp vụ khai thác đội xe mà công ty đang triển khai Thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật - chỉ tiêu khai thác của phương tiện có thể đánh giá được năng lực của đội xe Đồng thời, nghiên cứu các thuận lợi, khó khăn của công ty trong công tác khai thác đội xe và đưa ra một vài giải pháp để nâng cao hiệu quả khai thác xe
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài luận văn là đội xe container vận chuyển hàng quá cảnh sang các khu vực cửa khẩu giữa Việt Nam - Campuchia
Phạm vi nghiên cứu của bài luận văn là khu vực cửa khẩu giữa Việt Nam - Campuchia, song tập trung chủ yếu ở các cửa khẩu tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Long An, An Giang
4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chính được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn gồm:
- Phương pháp luận: sử dụng các luận điểm, lý luận làm cơ sở đánh giá được hiệu quả khai thác đội xe
- Phương pháp thu thập số liệu: tìm kiếm và tổng hợp thông tin, kiến thức từ các nguồn có sẵn nhằm đánh giá và nghiên cứu hiệu quả khai thác đội xe
- Phương pháp quan sát: sử dụng kiến thức thực tế thu thập thông tin từ nhiều nguồn
để xác định các thông tin cụ thể về đối tượng nghiên cứu
5 Kết cấu khóa luận
Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm 03 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận
- Chương 2: Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh
- Chương 3: Thực trạng hiệu quả khai thác đội xe vận chuyển hàng quá cảnh tuyến
Việt Nam - Campuchia.
Trang 15CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan về vận chuyển hàng quá cảnh bằng đường bộ
1.1.1 Khái niệm về vận chuyển hàng quá cảnh bằng đường bộ
Theo thông tư 54/2018/TT-BGTVT có định nghĩa về hàng quá cảnh như sau: “Hàng quá cảnh là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) và nơi nhận hàng (đích) ở ngoài lãnh thổ Việt Nam đi thẳng hoặc được xếp dỡ qua cảng biển Việt Nam hoặc nhập kho, bãi để đi tiếp” Theo điều 241 luật Thương mại 2005 quy định về quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể
cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh
Theo điều 47 của Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau: “Thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp được gia hạn; trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc hư hỏng, tổn thất; phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá cảnh” Đối với hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất hoặc phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong thời gian quá cảnh cần phải có thêm thời gian để lưu kho, khắc phục hư hỏng, tổn thất thì thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó và phải được hải quan giám sát tại cửa khẩu nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận
Do đó, vận chuyển hàng quá cảnh bằng đường bộ là việc hàng hóa được vận chuyển
từ một quốc gia khác quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam, hoàn thành các thủ tục liên quan để
lô hàng có thể quá cảnh vào Việt Nam và vận chuyển sang cửa khẩu quốc tế để kết nối với quốc gia khác Nhờ vào vị trí địa lý của Việt Nam thuận lợi khi có đường biên giới, tiếp giáp với các nước láng giềng qua các cửa khẩu quốc tế đối với các tuyến đường dưới 300km thì việc hàng quá cảnh có thể vận chuyển bằng đường bộ là phù hợp nhờ vào giá thành vận chuyển thấp hơn so với đường biển
Trang 16Hiện nay, hoạt động quá cảnh đường bộ được áp dụng cho các hoạt động thương mại giữa các nước láng giềng, cùng biên giới và xoay quanh các quốc gia không có tiếp giáp với vận chuyển đường biển hoặc không áp dụng được vận chuyển hàng không
1.1.2 Vai trò của vận chuyển hàng quá cảnh bằng đường bộ
Vận chuyển hàng quá cảnh bằng đường bộ góp phần trong việc phát triển nền kinh
tế, giao thương giữa các khu kinh tế cửa khẩu biên giới đất liền Hoạt động vận chuyển hàng quá cảnh bằng đường bộ diễn ra liên tục thì khu kinh tế cửa khẩu sẽ nhộn nhịp và ngược lại Vận chuyển hàng quá cảnh bằng đường bộ đảm nhiệm chuyên chở các loại hàng hóa đến tay khách hàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Vận chuyển hàng quá cảnh bằng đường bộ bao gồm các tuyến quốc lộ tùy thuộc quốc gia và được cấp phép thông hành Tại mỗi đầu tuyến quốc lộ sẽ có điểm giao thoa của hai quốc gia cùng biên giới được xây dựng chốt cửa khẩu nhằm giám sát hoạt xuất nhập cảnh, quá cảnh sang đất nước khác Quá cảnh hàng hóa bằng đường bộ được áp dụng cho các nước láng giềng muốn quá cảnh thì xin giấy phép liên vận của quốc gia quá cảnh
là có thể giao thương với quốc gia khác Thêm nữa, việc quá cảnh hàng hóa góp phần tăng lợi ích giao thương giữa các nước láng giềng có thể dễ dàng trao đổi, thực hiện kế hoạch cùng phát triển, nâng cao thu nhập kinh tế quốc gia
Đối với các quốc gia không tiếp giáp biển, hoặc có tiếp giáp biển nhưng không có khả năng đón các tàu lớn Điều này, hàng hóa muốn vận chuyển vào phải quá cảnh quốc gia thứ ba Thông qua quá cảnh bằng đường bộ, quốc gia thứ ba sẽ vận chuyển hàng trực tiếp đến khu vực cửa khẩu, góp phần tăng xuất nhập hàng hóa, đẩy nhanh hoạt động giao thương giữa các nước
1.1.3 Cơ sở vật chất của vận chuyển hàng quá cảnh bằng đường bộ
• Tuyến đường
Lãnh thổ Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam có 128 đường quốc lộ với tổng chiều dài
là 17,530 km Bao gồm 4 đường giao thông huyết mạch như đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Bắc - Nam và đường ven biển
Theo điều 243, luật thương mại 2005 quy định về tuyến đường quá cảnh chỉ được quá cảnh qua các cửa khẩu quốc tế và theo đúng những tuyến đường nhất định trên lãnh
Trang 17thổ Việt Nam Căn cứ vào điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên, Bộ trưởng
Bộ GTVT quy định cụ thể tuyến đường được vận chuyển hàng quá cảnh Và trong thời gian quá cảnh, việc thay đổi tuyến đường vận chuyển hàng quá cảnh phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ GTVT
Tại điều 3 của thông tư 16/2017/TT-BGTVT quy định về tuyến đường bộ vận chuyển hàng quá cảnh bao gồm các tuyến quốc lộ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông
tư này và hệ thống đường cao tốc, đường tỉnh, đường đô thị kết nối tới các cửa khẩu quốc
tế của Việt Nam, các kho ngoại quan, cảng cạn, trung tâm logistics, địa điểm kiểm tra hải quan (được thành lập theo quy định của pháp luật hải quan)
Theo điều 7 của thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ tối đa cho phép xe
cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư đối với xe ô tô kéo rơ mooc trên đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên là 60 km/h và đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới là 50 km/h
Nhờ vào tuyến được được xác định thông qua các tuyến quốc lộ và hệ thống đường cao tốc, đường tỉnh và đường đô thị góp phần giảm thời gian vận chuyển giữa các lô hàng nhờ vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng trên các tuyến đường giúp cho thời gian vận chuyển hàng tới các cửa khẩu quốc tế nhanh chóng, kịp thời và chi phí hợp lý
Tuyến đường vận chuyển đường bộ cho hàng quá cảnh góp phần đóng góp trong nền kinh tế cửa khẩu ở các tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, tạo thêm nguồn thu nhập cho người lao động, tăng mối liên hệ với các nước bạn nhờ trao đổi hàng hóa, văn hóa và lưu thông các hoạt động sản xuất
• Cửa khẩu
Cửa khẩu là nơi mà người, phương tiện và hàng hóa được phép xuất cảnh hoặc người, phương tiện, hàng hóa nước ngoài được nhập cảnh, quá cảnh vào trong nước Việt Nam Cửa khẩu đường bộ được đặt ở các điểm nút giao thông trong nước thông với nước ngoài Khi đó, người, phương tiện, hàng hóa phải chịu sự kiểm soát và giám sát của biên phòng, hải quan, y tế khi đi qua cửa khẩu
Cửa khẩu biên giới đất liền hay còn gọi là cửa khẩu biên giới là nơi thực hiện các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hàng hóa, xuất nhập khẩu và qua lại biên giới
Trang 18quốc gia trên đất liền Theo điều 4 của Nghị định 112/2014/NĐ-CP về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền quy định như sau:
- Cửa khẩu quốc tế được mở cho người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu
- Cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở cho người, phương tiện Việt Nam
và nước láng giềng có chung cửa khẩu xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu
- Cửa khẩu phụ được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng thuộc tỉnh biên giới hai bên xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu Đối với hàng quá cảnh vận chuyển bằng đường bộ sẽ di chuyển sang các cửa khẩu quốc tế Cửa khẩu quốc tế được mở cho người, phương tiện, hàng hóa nhập cảnh, quá cảnh tại Việt Nam được vận chuyển sang các quốc gia láng giềng có chung cửa khẩu xuất cảnh, nhập cảnh Tại các hệ thống cửa khẩu biên giới đã được xây dựng như cổng cửa khẩu hay còn gọi là quốc môn, nhà kiểm soát liên hợp và các khu vực để phục vụ việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động xuất, nhập của người, phương tiện và hàng hóa đối với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu Điều này góp phần kiểm soát các hình thức giao thương, trao đổi hàng hóa và các khu vực đầy đủ để phục vụ cho người, phương tiện, hàng hóa có thể được thông qua tại cửa khẩu
Cửa khẩu góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, trong đó có hàng quá cảnh nhờ vào các chính sách ưu đãi, thu hút trao đổi hàng hóa của các doanh nghiệp Thúc đẩy nền kinh tế tự cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa đem lại nhiều cơ hội cho người lao động, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ở các khu vực lân cận nhờ việc trao đổi thương mại thông qua khu vực cửa khẩu
Nhờ vào việc hoàn thiện và cải tiến kết cấu cơ sở hạ tầng trong khu vực cửa khẩu, tạo môi trường lành mạnh thu hút các nhà đầu tư, đẩy nhanh quá trình công nghệ hóa - hiện đại hóa ở các tỉnh vùng cao, gần biên giới Thông qua các hoạt động giao thương sang khu vực biên giới, các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp của trong nước hoặc ngoài nước quá cảnh vào Việt Nam đã chiếm lĩnh thị phần của thị trường Tạo động lực cho phát triển nền kinh tế và hội nhập với các nước lân cận
Trang 19Sự phát triển của nền kinh tế thị trường do hoạt động ngoại thương giữa các khu vực cửa khẩu thúc đẩy phát triển nền công nghiệp, các ngành dịch vụ và hoàn thiện kết cấu hạ tầng tại khu vực cửa khẩu, biên giới Tạo môi trường cạnh tranh, góp phần phát triển hợp tác kinh tế - thương mại, xây dựng mối quan hệ bền vững với các quốc gia cùng biên giới Đẩy nhanh quá trình hội nhập giữa các nước láng giềng, đầu tư xây dựng các dự án, công trình tại khu vực biên giới nâng cao mức sống của các cư dân vùng biên giới cửa khẩu đất liền
• Phương tiện vận tải
Theo điều 7 của thông tư số 08/2009/TT-BCT quy định về phương tiện vận chuyển chuyển hàng quá cảnh như sau: “Các phương tiện vận tải của Việt Nam, Campuchia hoặc nước thứ ba tham gia vận chuyển hàng hóa quá cảnh bằng đường bộ phải tuân thủ Hiệp định Vận tải đường bộ ký ngày 01 tháng 6 năm 1998 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia, các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản này và các quy định pháp luật khác có liên quan”
Phương tiện vận chuyển hàng quá cảnh bằng đường bộ sẽ sử dụng xe container để vận chuyển Xe container hay còn gọi là xe đầu kéo , đây là loại xe được sử dụng phổ biến trong ngành vận tải, chuyên chở các hàng hóa có số lượng lớn nhờ các bộ phận như phần đầu của xe đầu kéo và phía sau dùng để chở container là rơ mooc có chức năng chịu được toàn bộ phần trọng lượng xe
Các thùng container được làm từ các chất liệu thép siêu chắc chắn, bền bỉ và có thể chịu được điều kiện thời tiết khác nhau Tùy theo kích cỡ của thùng container mà xe container có thể vận chuyển các loại như container 20 feet, container 40 feet Do đó, khi
sử dụng loại xe container sẽ hạn chế được các tình trạng mất cắp nhờ vào việc không rút hàng ra khỏi thùng container và có seal bảo vệ
Kích thước của xe container về chiều dài, chiều cao đặc biệt phù hợp với các hàng hóa có khối lượng lớn chỉ cần chất lên 1 xe là được Khác với các loại xe tải hoặc xe bán tải thông thường khi chở hàng hóa số lượng lớn thì cần nhiều xe chở cùng lúc sẽ dẫn đến chi phí gia tăng cũng như khó kiểm soát về thất thoát hàng hóa
Trang 20• Trạm dừng nghỉ đường bộ
Theo mục I thông tư 48/2012/TT-BGTVT quy định về trạm dừng nghỉ đường bộ hay còn gọi trạm dừng nghỉ là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, được xây dựng dọc theo tuyến quốc lộ hoặc tỉnh lộ để cung cấp các dịch vụ phục vụ người và phương tiện giao thông Thông tư cũng quy định thêm như sau:
- Đường ra vào trạm dừng nghỉ là đường đầu nối từ đường giao thông chính, đường nhánh hoặc đường gom vào trạm dừng nghỉ
- Bãi đỗ xe: Là nơi dành cho các phương tiện giao thông đường bộ đỗ khi người điều khiển phương tiện và hành khách sử dụng dịch vụ tại trạm dừng nghỉ
Các tuyến đường cao tốc cần phải xây dựng các trạm dừng nghỉ cho người, phương tiện tham gia giao thông sử dụng Trong khoảng cách 15-25km cần xây dựng trạm dừng nghỉ bên ngoài phạm vi lề đường để cho các xe dừng đỗ hoặc nghỉ ngơi Trong khoảng cách 50 - 60km nên có một trạm phục vụ kỹ thuật như trạm cấp xăng, dầu, sửa chữa xe, nơi nghỉ dừng ăn, vệ sinh Trong khoảng cách từ 120-200km nên xây dựng một trạm phục
vụ lớn như khắc phục các vấn đề phát sinh đến phương tiện, nơi ăn uống, nghỉ ngơi và vệ sinh Việc xây các trạm dừng nghỉ ở các tuyến đường cao tốc dùng để đảm bảo sức khỏe của người, phương tiện khi chạy liên tục nhiều giờ
• Các công trình, thiết bị phụ trợ khác
Các công trình, thiết bị phụ trợ phục vụ cho phương tiện vận tải đường bộ bao gồm nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, làn đường hoặc các trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí nhằm phục vụ cho phương tiện giao thông
Theo luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 có quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ như sau: “Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn” Tín hiệu của đèn giao thông gồm 3 màu: tín hiệu xanh là được đi, tín hiệu đỏ là cấm đi, tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc
độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường
Trang 21Về biển báo hiệu đường bộ bao gồm 05 nhóm, quy định như sau:
- Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
- Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
- Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
- Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
- Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn;
Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại
Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vị an toàn của nền đường và hướng đi của đường Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự
đi lại
Trạm kiểm tra tải trọng thuộc cơ quan quản lý đường bộ để thực hiện việc thu thập, phân tích, đánh giá tác động của tải trọng trong an toàn đường bộ; kiểm tra, xử lý xe chở quá trọng tải cho phép, quá khổ quy định khi di chuyển trên làn đường
Trạm thu phí là trạm chốt được lập ra ở các tuyến đường để thu phí đường bộ các phương tiện vận chuyển tham gia trên tuyến quốc lộ đó
Nhờ có các công trình, thiết bị phụ trợ khác mà việc các phương tiện vận tải khi di chuyển được thông thoáng hơn nhờ vào việc tuân thủ theo biển báo hiệu hoặc dừng đỗ ở các khu vực cho phép mà không dẫn đến tình trạng tắc đường hoặc xảy ra tai nạn
Các phương tiện vận chuyển trên đường bộ rất dễ dàng xảy ra va chạm, hoặc trong tình trạng xấu hơn có thể dẫn đến tai nạn giao thông Việc lập các công trình, thiết bị phụ trợ góp phần hạn chế lại những điều không mong muốn Trước đây, chưa có các công trình, thiết bị phụ trợ làm cho đoạn đường mất an toàn, ý thức người điều khiển phương tiện không tuân thủ theo quy định giao thông, gây mất trật tự trong các cuộc ẩu đả Tuy nhiên,
Trang 22từ khi bộ GTVT đầu tư các công trình, thiết bị phụ trợ giúp các phương tiện giao thông tuân thủ theo quy định, hạn chế tình trạng tai nạn giao thông cũng như giảm ùn tắc trong giao thông
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác đội xe
1.2.1 Chỉ tiêu thời gian hoạt động của phương tiện
Đây là chỉ tiêu chất lượng trong khai thác phương tiện, dùng để đánh giá trình độ khai thác phương tiện của chủ phương tiện Các chỉ tiêu thời gian hoạt động của phương tiện như sau:
• Thời gian khai thác
Là số ngày phương tiện tham gia khai thác, vận tải trong năm được tính bằng chênh lệch giữa số ngày có mặt phương tiện trong năm và số ngày phương tiện không khai thác
vì sửa chữa lớn hay ngừng khai thác do thời tiết xấu Thời gian khai thác dùng để đánh giá được trong các ngày có mặt phương tiện trong năm thì có bao nhiêu ngày phương tiện tham gia khai thác
Cách tính:
tkt i = tcó i - (tsc i + tngtt i ) (ngày)
Trong đó:
tkt i : thời gian khai thác của phương tiện vận tải (ngày)
tcó i : thời gian có của phương tiện vận tải (ngày)
tsc i : thời gian sửa chữa của phương tiện (ngày)
tngtt i : thời gian ngừng vì thời tiết xấu (ngày)
• Thời gian có
Là số ngày phương tiện i có mặt trong năm, được căn cứ vào quyết định mua và thanh
lý phương tiện vận tải của doanh nghiệp Chẳng hạn, doanh nghiệp vận tải mua một chiếc
xe nâng ngày 30/11/2020, thời gian có của xe nâng này năm 2020 là 31 ngày, nếu tiếp tục
sử dụng vào năm 2021 thì thời gian có của xe nâng là 365 ngày
Trang 23• Thời gian sửa chữa
Là số ngày phương tiện không được đưa vào sử dụng mà phải mang đi bảo dưỡng, sửa chữa,… nên không tham gia vào hoạt động khai thác phương tiện
• Thời gian ngừng vì thời tiết xấu
Là số ngày phương tiện ngừng, không tham gia vào hoạt động khai thác phương tiện
vì thời tiết xuất hiện bão lớn, lốc xoáy,… điều này có thể làm cho hàng hóa, phương tiện, người bị ảnh hưởng trong quá trình khai thác
• Thời gian chuyến đi
Là số ngày phương tiện thực hiện một chuyến đi dựa vào quyết định điều động của chủ phương tiện để xác định, từ thời điểm điều động phương tiện vào bến nhận hàng, trải qua quá trình làm thủ tục và đến thời điểm phương tiện giao trả xong hàng hóa cho chủ hàng cuối cùng của hành trình Bao gồm thời gian chạy ở các quá trình và thời gian xếp dỡ hàng hóa, thời gian xếp/dỡ tại các đầu bến
Cách tính:
tch = tc + tđ (ngày)
Trong đó:
tc : thời gian phương tiện chạy (ngày)
tđ : thời gian phương tiện đỗ do phải làm thủ tục, xếp dỡ hàng hóa (ngày)
• Hệ số vận doanh (hệ số sử dụng thời gian có của phương tiện)
Đây là hệ số dùng để phản ánh bình quân một ngày phương tiện có trong năm thì có bao nhiêu ngày phương tiện tham gia khai thác Hệ số này được tính bằng tỉ lệ giữa số ngày phương tiện tham gia khai thác và số ngày có của phương tiện trong năm
Cách tính:
εvdi = tkti
tcói ≤ 1
Trong đó: tkti : số ngày phương tiện i tham gia khai thác trong năm
tcói : số ngày phương tiện i có mặt tại doanh nghiệp vận tải trong năm
Trang 24• Hệ số vận hành (hệ số sử dụng thời gian khai thác)
Đây là hệ số phản ánh bình quân một ngày phương tiện tham gia khai thác, kinh doanh vận tải có bao nhiêu ngày phương tiện chạy trên tuyến, luồng Hệ số này được tính bằng tỷ
số tổng thời gian có của phương tiện trong năm và thời gian khai thác phương tiện trong năm Hệ số vận hành luôn bé hơn 1
Cách tính: εđ = 1 - εvh
1.2.2 Chỉ tiêu công tác hàng vận chuyển của phương tiện
Đây là chỉ tiêu thể hiện được trong kỳ phương tiện thực tế vận chuyển được bao nhiêu tấn hàng hoặc luân chuyển được bao nhiêu tấn.km Điều này đánh giá được hiệu quả sử dụng trọng tải, trong quãng đường di chuyển thì quãng đường chạy có hàng là bao nhiêu
so với quãng đường phương tiện chạy rỗng
• Khối lượng hàng hóa vận chuyển
Là khối lượng hàng hóa đã vận chuyển được trong một khoảng thời gian trong kỳ thường là một năm Thể hiện tổng khối lượng hàng hóa đã kết thúc quá trình vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển và các thủ tục liên quan để giao hàng đến địa điểm nhận Khối lượng hàng hóa vận chuyển phụ thuộc vào các hệ số như: hệ số lợi dụng trọng tải của phương tiện, hệ số lợi dụng quãng đường có hàng và số chuyến phương tiện vận chuyển trong năm
Trang 25Cách tính:
Qnt = Dt α γ β nch (tấn)
Trong đó:
Qtn : khối lượng hàng vận chuyển trong năm (tấn)
Dt : trọng tải thực chở của phương tiện (tấn)
α : hệ số lợi dụng trọng tải của phương tiện
γ : hệ số lợi dụng quãng đường có hàng
β : hệ số phản ánh số lần thay đổi hàng hóa trong chuyến đi
nch : số chuyến phương tiện vận chuyển trong năm
• Số chuyến phương tiện vận chuyển trong năm
Là hệ số phản ánh được trong năm phương tiện tham gia khai thác tổng cộng bao nhiêu chuyến Hệ số này được tính bằng tỷ số thời gian khai thác phương tiện và thời gian chuyến đi
nch = tkt
t ch
• Hệ số lợi dụng trọng tải của phương tiện
Là hệ số phản ánh trình độ khai thác phương tiện của doanh nghiệp vận tải, cho biết bình quân một tấn trọng tải trong chuyến đi sẽ vận chuyển được bao nhiêu tấn hàng Hệ số lợi dụng trọng tải của phương tiện càng lớn cho thấy phương tiện sử dụng được tối đa trọng tải Đối với một luồng hàng không thay đổi thì lượng hàng phương tiện thực chở và cự ly vận chuyển có hàng không thay đổi, hệ số lợi dụng trọng tải chỉ phụ thuộc vào quãng đường phương tiện chạy không hàng
α = Qhi
D t ≤ 1 (1 quá trình) α = Qhi lhi
D t ∑i=1n .lhi ≤ 1 (nhiều quá trình)
Trong đó: Qhi : lượng hàng phương tiện thực chở trong quá tình i
lhi : cự ly vận chuyển có hàng của quá trình
trìnhbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbb
Trang 26• Hệ số lợi dụng quãng đường có hàng:
Là hệ số phản ánh mối quan hệ giữa cự ly vận chuyển có hàng và không hàng Hệ số này cho biết bình quân một km hoặc một hải lý phương tiện chạy có bao nhiêu km hải lý chạy có hàng
n : số quá trình chạy có hàng trong chuyến đi
m : số quá trình chạy (có hàng và không hàng) trong chuyến đi
• Hệ số phản ánh số lần thay đổi hàng hóa trong chuyến đi của phương tiện:
Là hệ số phản ánh trung bình 1 chuyến đi thì 1 tấn hàng thay đổi bao nhiêu lần, phụ thuộc vào số hành trình trong một chuyến đi của phương tiện
Qk : lượng hàng thực tế xếp lên phương tiện
u : số cảng (bến) phương tiện ghé vào để xếp cảng
• Khối lượng luân chuyển trong năm (cường độ vận tải)
Đây là khối lượng hàng hóa hoặc số lượng hành khách và phương tiện luân chuyển được trong một chuyến đi Sản lượng luân chuyển luồng được phản ánh đi kèm với khối lượng hàng hóa vận chuyển đến nói lên kết quả hoạt động khai thác phương tiện trong năm
Trang 271.2.3 Chỉ tiêu năng suất khai thác của phương tiện
• Năng suất khai thác phương tiện:
Là chỉ tiêu phổ biến dùng để phản ánh hiệu quả năng lực khai thác phương tiện Cho biết, cứ bình quân một tấn trọng tải ngày phương tiện tham gia khai thác sẽ làm ra được bao nhiêu tấn hàng hóa vận chuyển hoặc bao nhiêu khối lượng luân chuyển hàng hóa
Công thức tính: Năng suất trên tấn trọng tải ngày khai thác:
1.2.4 Định mức tiêu hao nhiên liệu của phương tiện
Định mức tiêu hao nhiên liệu của phương tiện là thông số kỹ thuật khi phương tiện mới vừa sản xuất được tính toán bởi các kỹ sư để đưa ra được mức nhiên liệu mà phương tiện sẽ tiêu thụ khi chạy trên quãng đường nhất định, thường sẽ tính trong 100km theo điều kiện tiêu chuẩn Tuy nhiên, mức tiêu hao nhiên liệu có thể thay đổi tùy theo điều kiện sử dụng, môi trường di chuyển, kỹ năng lái xe và tình trạng bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ của phương tiện
Mức tiêu hao nhiên liệu của một phương tiện có ý nghĩa rất lớn về chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả khi đưa xe vào vận hành Cụ thể, lượng nhiên liệu tiêu hao thường chiếm khoảng 30% tổng chi phí vận hành phương tiện Điều này tương đương việc nếu phương tiện sử dụng càng ít nhiên liệu thì số tiền mà doanh nghiệp chi trả sẽ càng nhỏ và ngược lại
Trang 28Định mức tiêu hao nhiên liệu của phương tiện chịu ảnh hưởng bởi điều kiện sử dụng
xe như là các yếu tố về thời tiết, tình trạng hư hỏng của mặt đường, địa hình, quá trình sử dụng phương tiện, trọng tải có đang vượt quá sức chở của phương tiện hay không,… sẽ tác động đến mức độ tiêu hao nhiên liệu Tùy vào các hãng sản xuất phương sẽ có các trang thiết bị, kỹ thuật khác nhau để nâng cao khả năng hoạt động của phương tiện như trang bị động cơ tăng áp để giảm mức nhiên liệu tiêu thụ hơn các động cơ không tăng áp turbo
Công thức tính: Định mức nhiên liệu
Mc = K1.L
100 +K2.P
100 + n K3Trong đó:
Mc: Tổng số nhiên liệu được cấp cho phương tiện trong 1 chuyến (lít)
n: Số lần xếp dỡ hàng hóa hoặc số lần dừng đỗ xe (trên 1 phút)
Công thức tính: Định mức tiêu hao nhiên liệu
Định mức tiêu hao trên 100 Km = Lượng nhiên liệu tiêu hao
Số km đã di chuyển x 100
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác đội xe
1.3.1 Nhân tố khách quan
Thời tiết không có tác động đến khả năng di chuyển, tuy nhiên lại gây ra ảnh hưởng
và hư hỏng cho nhiều bộ phận khác của phương tiện Đối với thời tiết nắng nóng ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe của người điều khiển là do dễ gây cháy, nổ, bể bánh xe Khi nhiệt
Trang 29độ bên ngoài mặt đường rất cao, áp suất không khí trong lốp xe tăng khiến lốp xe bị hao mòn, thậm chí là bị nổ lốp bánh xe Ngoài ra, xe phải hoạt động trong thời tiết có nhiệt độ cao sẽ chịu ảnh hưởng ở nhiều bộ phận từ vách máy đến các chi tiết quan trọng dẫn đến phương tiện bị tắc máy và thường xuyên phải bảo dưỡng, sửa chữa Đối với thời tiết mưa lớn, ngập đường thì phương tiện khó di chuyển, các xe chen lấn nhau giữa các làn đường nhằm di chuyển nhanh hơn đều này gây mất an toàn cho phương tiện
Thời gian và thủ tục tại cửa khẩu được quy định theo điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên Tất cả người, phương tiện và hàng hóa xuất cảnh, nhập cảnh phải làm thủ tục theo quy định tại cửa khẩu Thủ tục được thực hiện theo trình tự liên tục nhằm đảm bảo thông quan và thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu Việc chờ đợi thời gian cửa khẩu mở cửa
và làm thủ tục tại cửa khẩu cũng góp phần tác động đến hiệu quả khai thác đội xe tùy thuộc vào tình trạng cửa khẩu đông hay vắng xe, thủ tục nhanh hay chậm
Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của nước ta chưa có sự đồng bộ và chưa tạo được kết nối liên tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu và an toàn giao thông còn hạn chế Mạng lưới đường bộ cao tốc để kết nối các khu kinh tế cửa khẩu đang có nhu cầu vận tải lớn nhưng vẫn đang trong giai đoạn đầu tư và triển khai các đường cao tốc trọng điểm cho phương tiện di chuyển nhằm tránh ùn tắc kéo dài, chen lấn khi tham gia giao thông Do đó, việc xe chạy trên các tuyến đường xuống cấp sẽ mất thời gian nhiều hơn so với các tuyến đường thông thoáng
Chi phí vận chuyển đường bộ gồm chi phí nhiên liệu chiếm hơn 50% giá thành vận tải đường bộ Từ sau đại dịch Covid-19 giá xăng, dầu thay đổi liên tục, nguồn nhiên liệu khan hiếm đẩy giá nhiên liệu biến động liên tục và nền kinh tế bị biến động làm nhiều doanh nghiệp tạm ngưng đóng cửa dẫn đến nguồn hàng vận chuyển thấp Các doanh nghiệp vận tải phải chịu lỗ để chạy được hàng nhằm giữ nguồn khách hàng hiện tại Khi giá thành vận tải tăng tạo ra rào cản lớn đối với các doanh nghiệp vận tải đường bộ, khó khăn trong cạnh tranh
Trang 30Ngoài ra, đối với hàng quá cảnh cần phải có giấy ủy quyền từ khách hàng để khi làm thông quan tại cảng quá cảnh không mất thời gian đợi chủ hàng gửi giấy ủy quyền sang doanh nghiệp dịch vụ vận tải
Khách hàng là những người đang có nhu cầu về vận chuyển hàng hóa mà doanh nghiệp vận tải cung cấp Khách hàng góp phần trong việc thành bại của một doanh nghiệp vận tải Tùy theo nhu cầu sẽ có các nhóm khách hàng khác nhau để phản ánh quy mô của công ty, kinh nghiệm xử lý vấn đề và năng lực đáp ứng khối lượng hàng Do đó, doanh nghiệp cần phải đáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách hàng
Năng lực quản lý phương tiện phải có cách thức quản lý phù hợp và lên kế hoạch điều phối người, phương tiện theo đúng tiến độ đã đề ra Việc thiếu hay phương tiện hư hỏng trong quá trình vận chuyển sẽ đánh giá được năng lực quản lý của đội xe Trong mỗi tình huống khác nhau cần có các biện pháp hoặc kế hoạch thay thế phù hợp nhằm hạn chế các chi phí phát sinh không đáng đối với khách hàng Điều này sẽ tác động trực tiếp đến sự yêu thích của khách hàng khi lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quá cảnh
Vị trí depot, đây là nơi thông quan hàng hóa nằm trong nội địa, bãi chứa container để hàng quá cảnh đóng rút hàng tại bãi, bốc dỡ container Tùy thuộc vào từng khu vực cửa khẩu biên giới của hai quốc gia sẽ có vị trí depot nằm ở đâu Nơi này quyết định địa điểm tập trung, nghỉ ngơi của người, phương tiện và hàng hóa khi đến khu vực cửa khẩu để xếp
dỡ container
Trang 31CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN
CẢNG - TÂY NINH
2.1 Giới thiệu chung
2.1.1 Giới thiệu Tổng Công ty Tân Cảng - Sài Gòn
Tổng Công ty Tân Cảng - Sài Gòn (TCSG) được thành lập vào ngày 15/03/1989 theo quyết định số 352 TTG của Thủ tướng chính phủ, trực thuộc Quân chủng Hải Quân - Bộ Quốc Phòng Đây được xem là công ty thuộc Quân chủng của Bộ Quốc Phòng trong vai trò khai thác cảng, khai thác tàu container Sau đó, thay đổi cơ chế quản lý, điều hành, hiện đại hóa các trang thiết bị đối với khác cảng biển và thành lập các cơ sở logistics và các ICD
để phục vụ cho việc khai thác cảng, khai thác tàu container Với 34 năm thành lập và phát triển, TCSG đã trở thành nhà khai thác cảng container chuyên nghiệp, hiện đại và lớn nhất các cảng container tại Việt Nam với các dịch vụ như khai thác cảng biển: Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ logistics, dịch vụ hàng hải, cứu hộ, cứu nạn, hoa tiêu,…Đây là nhà khai thác cảng container hàng đầu Việt Nam với thị phần chí trên 90% khu vực phía Nam và hơn 50% thị phần cả nước về sản lượng container thông qua
Trong những năm 2006 cho đến nay, Tổng Công ty Tân Cảng - Sài Gòn chuyển đổi
mô hình doanh nghiệp bằng việc tiên phong sử dụng các ứng dụng công nghệ tiên tiến Bắt đầu chuyển đổi hình thành mô hình Công ty mẹ - Công ty con với vốn góp theo 3 mức: vốn góp 100% vốn công ty mẹ, vốn góp hơn 50% vốn công ty mẹ và vốn góp dưới 50% vốn công ty mẹ Hiện TCSG đang cung cấp các dịch vụ liên quan đến cảng container, logistics hiện đại nhất với chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng
Hoạt động kinh doanh khác bao gồm:
- Dịch vụ thi công công trình
Trang 32Hệ thống cảng Tân Cảng Sài Gòn:
• Cụm cảng nước sâu (05):
- Tân Cảng - Cái Mép (TCIT + TCCT + TCTT) (Bà Rịa - Vũng Tàu)
- Tân Cảng - Hải Phòng: Cảng container quốc tế (TC - HICT) (Hải Phòng)
- Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa)
- Tân Cảng - Giao Long (Bến Tre)
Bắt kịp với xu hướng mới trong hội nhập quốc tế, Tổng Công ty Tân Cảng - Sài Gòn
đã phát triển bền vững; Tiếp tục xây dựng, phát huy văn hóa doanh nghiệp; Khẳng định thương hiệu TCSG trên trường quốc tế Với phương châm hoạt động “Không ngừng đổi mới; đẩy mạnh hợp tác, đầu tư; tăng sức cạnh tranh; kinh doanh hiệu quả” đã giúp cho TCSG đạt nhiều kết quả đánh dấu cột mốc phát triển của một doanh nghiệp Quân chủng Hải quân, mở rộng mạng lưới hợp tác quốc tế, ngày càng vươn cao và vươn xa
Trang 332.1.2 Giới thiệu Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh
• Thông tin chung:
- Tên gọi công ty: Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh
- Tên gọi quốc tế: TAN CANG - TAY NINH JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: TANCANG-TAYNINH
- Người đại diện pháp luật: Bùi Hải Dương
- Địa chỉ: Thửa đất số 7,8,9,12, Tờ bản đồ số 66, Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Mộc Bài, Xã Lợi Thuận, Huyện Bến Cầu, Tỉnh Tây Ninh, Việt Nam
- Ngày hoạt động: 22-04-2016
- Cơ quan thuế quản lý: Cục thuế tỉnh Tây Ninh
-Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ngoài nhà nước
Hình 2.1 Logo Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh Ngày 31/08/2016 Văn phòng Bộ Quốc Phòng ra Thông báo về đề nghị và đồng ý để Tổng công ty Tân cảng - Sài Gòn góp vốn thành lập Công ty TNHH Tân cảng - Tây Ninh Với mục đích đầu tư khai thác ICD, kho ngoại quan và phát triển dịch vụ logistics trên khu đất 16.52 ha tại xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh
Ngày 22/04/2016 thành lập Công ty TNHH Tân Cảng - Tây Ninh, với vị trí địa lý nằm tiếp giáp các khu công nghiệp thuộc tỉnh Tây Ninh và tỉnh Bình Dương Ngày 07/06/2019, chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn thành Công ty Cổ Phần Tân Cảng
- Tây Ninh Kết nối các tuyến giao thông đường Xuyên Á, cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và kết nối tuyến vận chuyển đường bộ với cảng quốc tế Cái Mép, cảng Cát Lái và thủ đô PhnomPenh, Campuchia
Trang 34Ngay sau ngày thành lập, các cán bộ, công nhân viên và người lao động đã bắt tay vào việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tuyển dụng nhân sự, hoàn thiện thủ tục pháp lý nhằm xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, lập dự án quy hoạch cảng cạn ICD Tân Cảng
- Tây Ninh với diện tích 16.5 ha
Trong những ngày đầu thành lập, đội ngũ nhân viên gồm 15 người và thuê 10 xe đầu kéo, chưa tự khai thác đội xe riêng Nhận thấy các bất cập khi vận chuyển hàng quá cảnh sang cửa khẩu bằng đội xe ngoài, nên công ty đã tiến hành đầu tư tự khai thác đội xe vận chuyển container đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của một đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng sang biên giới cho các tỉnh thành phía Nam và nước bạn Campuchia
Là công ty mới thành lập, còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên công ty nhận được sự quan tâm của TCSG phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các phòng ban và sự ủng hộ góp phần vào thành đạt của công ty
Nhờ vào năm 2019 công ty đã tăng vốn điều lệ chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn trở thành công ty cổ phần, từng bước mở rộng thị trường sản lượng với nguồn khách hàng lớn Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh với chức năng hoạt động thực hiện nhiệm vụ khai thác dịch vụ ICD tại cửa khẩu thuộc tỉnh Tây Ninh (cửa khẩu Mộc Bài, cửa khẩu Xa Mát,…) Cung cấp các dịch vụ logistics bằng đường bộ qua Campuchia, khu vực Tây Ninh và các vùng lân cận như: tỉnh Long An, tỉnh Bình Phước, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn,…
2.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh
Chức năng
Là Công ty thành viên của Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, đề ra các chủ trương, giải pháp nhằm quản lý chặt chẽ các lực lượng, phương tiện thuộc quyền, khai thác đạt hiệu quả kinh tế cao; trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ khai thác Cảng cạn (ICD), dịch vụ logistics
Nhiệm vụ
Là cơ sở logistics tại cửa khẩu quốc tế giữa Việt Nam - Campuchia Kết nối hàng quá cảnh từ cảng Cát Lái, cụm cảng quốc tế Cái Mép tới các cửa khẩu quốc tế tại tỉnh Tây Ninh, Long An, Bình Phước, An Giang và vương quốc Campuchia Tiếp tục quản lý, điều hành
Trang 35một cách khoa học, hiệu quả và an toàn phương tiện kỹ thuật giữa chất lượng dịch vụ và vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty
Ngành nghề kinh doanh
Với vị trí nằm tại vành đai biên giới giữa Việt Nam và Campuchia trong khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài Do đó, việc khai thác địa điểm kiểm hóa tập trung, khai thác cảng cạn (ICD) và phát triển dịch vụ logistics, kho - bãi rất thuận lợi cho giao thương giữa các quốc gia tiểu vùng sông Mê Kông Hiện tại, Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh hiện tại đang khai thác cảng cạn (ICD), dịch vụ vận chuyển và giao nhận hàng quá cảnh giữa Việt Nam
- Campuchia; Cho thuê kho - bãi, kho ngoại quan, trạm hàng lẻ; Dịch vụ thuê khai thuê hải quan và giao nhận hàng hóa
2.3 Cơ cấu tổ chức
2.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp bao gồm các bộ phận khác nhau có mối quan hệ và cơ quan phụ thuộc lẫn nhau, có những trách nhiệm và quyền hạn nhất định được sắp xếp theo từng cấp bậc Mỗi chức danh được phân công lao động trong từng lĩnh vực khác nhau như kế hoạch kinh doanh, tổ chức hành chính, tài chính kế toán,… đều có tác động đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Việc quản lý doanh nghiệp là quản lý con người, đây là yếu tố chủ chốt để nâng cao quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời là yếu tố trong việc tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh tế
Về bộ máy tổ chức quản lý bao gồm Ban giám đốc và các phòng chức năng như phòng Kế hoạch kinh doanh, phòng Tổ chức hành chính, phòng Tài chính kế toán và phòng
Kỹ thuật - Cơ Giới Giữa các phòng còn có các ban, tổ trong sự điều hành của các phòng chức năng
Bộ máy quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc thống nhất các phòng ban lại với nhau tạo nên một hệ thống mạng lưới và phân cấp bậc của của nhân viên trong công ty
Trang 36Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)
Mặc dù trong doanh nghiệp có nhiều phòng ban cùng các chức năng đảm nhận vai trò công việc khác nhau, mỗi vị trí điều phải đáp ứng được chuyên môn, trình độ và trách nhiệm để hoàn thành công việc được giao Việc quản lý các phòng ban của doanh nghiệp được dựa trên bảng chấm công việc và nội dung công việc được phân công để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, quy mô hoạt động và đáp ứng được nhu cầu của thị trường, khách hàng
2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
Ban Giám đốc
Quản lý và điều hành chung mọi hoạt động của công ty, trực tiếp phụ trách các công tác tổ chức, nhân sự, tài chính, kế hoạch đầu tư của công ty Ký nhận vốn và các nguồn lực khách cho Tổng công ty giao để quản lý và sử dụng nguồn lực theo mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra
Trang 37Phát triển vốn, hiệu quả và bảo toàn theo các phương án trình lên Tổng công ty được phê duyệt Xây dựng phương án phát triển sản xuất và tổ chức thực hiện phương án khi xuất trình Tổng công ty TCSG được phê duyệt
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch ngắn hạn, dài hạn theo từng quý, từng năm
và dự án đầu tư mới Đầu tư dự án về chiều sâu đối với các khách hàng nước ngoài, lên phương án liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty
Lên kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và vật lực
Thiết lập các chính sách, mục tiêu nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ của đơn vị, Tổng công ty và tuân thủ theo quy định của nhà nước
Xây dựng, lập kế hoạch lao động, đề ra các định mức kỹ thuật tiêu chuẩn sản phẩm, quy chế lương, thưởng đối với từng cán bộ, công nhân viên phù hợp với các quy định chung của cơ quan, Tổng công ty và tuân theo quy định của nhà nước
Tiến hành thực hiện các nghiệp vụ hành chính: văn thư, tiếp nhận và vận chuyển công văn, làm việc với báo chí, mua sắm các trang thiết bị nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Phòng tài chính - kế toán
Giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính và công tác hạch toán kế toán Quản lý chặt chẽ và phân phối sử dụng các nguồn vốn hiệu quả
Trang 38Ghi chép, thanh toán và phản ánh tình hình sử dụng vật tư, tiền vốn và tài sản trong tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh
Tiến hành tổ chức và thực hiện công việc kế toán theo đúng cơ chế và phù hợp với hoạt động của công ty Đề phòng và ngăn chặn những hành vi vi phạm chính sách kinh tế tài chính của nhà nước
Kiểm tra định kỳ và đưa ra những phân tích về các hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp và tiến hành đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty theo định kỳ
Phòng kế hoạch kinh doanh
Tham mưu hỗ trợ Ban giám đốc hoạch định những phương án sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn hoặc trong từng thương vụ
Phối hợp và làm việc với Bộ GTVT, BCT hoặc chi cục Hải quan, Trung tâm điều độ
- Trực ban sản xuất thuộc TCSG với các đơn vị trực thuộc và các phòng ban khác của công
ty nhằm xây dựng các phương án kinh doanh và tài chính cho doanh nghiệp
Nghiên cứu khách hàng, nguồn hàng và xu hướng của thị trường trong và ngoài nước
để xúc tiến thương mại
Lên kế hoạch định hướng sản xuất theo tháng, quý, và năm, đồng thời theo dõi tình hình thực hiện các kế hoạch kinh doanh kịp thời để điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn Tham gia phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty
Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường và tiếp tục với mục đích là thu hút thêm khách hàng tiềm năng nhằm phát triển kinh doanh Chủ trì soạn thảo, tham gia đàm phán
và ký kết các hợp đồng nguyên tắc với khách hàng Campuchia
Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê theo quy định của nhà nước và theo yêu cầu của ban Tổng giám đốc công ty Đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý thương hiệu và đồng thời báo cáo các công tác xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu
Phòng kỹ thuật cơ giới
Lập kế hoạch điều độ cho điều hành dịch vụ, tiến trình cơ giới, xếp dỡ và giám sát phương tiện, nghiệm thu và hoàn thành dịch vụ
Trang 39Tiếp nhận kế hoạch từ phòng kế hoạch kinh doanh và lập kế hoạch điều hành về lịch trình, phương án cho từng phương tiện, nhân sự, chi phí và triển khai kế hoạch, phân công các nhiệm vụ cho cơ giới và bốc xếp, chốt kế hoạch và lịch sửa chữa, bảo trì phương tiện
và bộ phận kỹ thuật, lập kế hoạch dự phòng rủi ro phương tiện và nhân sự cơ giới
Sắp xếp và điều phối phương tiện, nhân sự để thực hiện dịch vụ theo kế hoạch, cập nhật và điều chỉnh kế hoạch, thay đổi phương án điều hành dịch vụ khi có sự thay đổi, điều động nhân sự thay thế
Xây dựng và thực thi quy trình tiếp nhận, sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật định kỳ theo tình trạng phương tiện Theo dõi tiến trình dịch vụ của cả phương tiện
và nhân sự đồng thời xác nhận hoàn thành các dịch vụ với khách hàng, tổng hợp - quyết toán chi phí khâu cơ giới - làm hàng
Tiếp nhận và xử lý khiếu nại đúng quy trình tiêu chuẩn quan hệ khách hàng tại hiện trường, giải thích hồ sơ - tài liệu khi được khách hàng yêu cầu, cập nhật - chuyển tiếp thông tin phản ánh, khiếu nại của khách hàng
2.4 Tình hình nhân sự công ty
Tình hình nhân sự công ty khi vừa thành lập với đội ngũ 15 người bao gồm cán bộ, công nhân viên dưới sự lãnh đạo của Ban điều hành đã tiến hành vận chuyển container đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của đơn vị cung cấp các dịch vụ logistics cho các tỉnh thành phía Tây Ninh và vương quốc Campuchia Ngày càng tiến bộ và tạo được vị thế trong ngành, công ty đã tăng thêm số lượng nhân sự trong công ty, đồng thời luôn giữ vững lập trường
và dịch vụ cung cấp ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước
Nguồn lực nhân sự của Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh được hình thành từ nhiều nguồn lực khác nhau với các chức danh khác nhau Với trình độ học vấn từ trung cấp đến thạc sĩ và được đào tạo từ khi mới bắt đầu công việc tại công ty, gắn bó công ty tới thời điểm hiện tại Công ty luôn chú trọng và nâng cao nhận thức của mỗi nhân viên với nhiều yếu tố như sau: khả năng hiểu biết vấn đề, các đối nhân xử thế, thật thà, ham học hỏi
và có tinh thần tự giác cao
Trang 40Bảng 2.1 Thống kê nguồn nhân sự của Công ty Tân Cảng - Tây Ninh
độ thạc sĩ có 2 người chiếm tỷ trọng là 3.85%, trình độ đại học là 15 người chiếm 28.85%, trình độ cao đẳng là 3 người chiếm tỷ trọng 5.77% và trình độ trung cấp chiếm tỷ trọng cao nhất là 32 người chiếm tỷ trọng là 61.54% Hiện trình độ trung cấp chiếm hơn 50% là các nhân viên cơ giới, tài xế Ngoài ra, lãnh đạo trong ban giám đốc và chủ tịch luôn theo sát tình hình hoạt động của công ty đề ra những phương hướng chính xác hỗ trợ công ty hoạt động tốt hơn