Phát triển kinh tế.. Đấu tranh chống phát xít.. Chống chiến tranh đế quốc.. khuynh hướng được lịch sử và nhân dân Việt Nam lựa chọn.D.. Hợp tác chặt chẽ với Liên Xô
Trang 1ĐỀ THAM KHẢO
PHÁT TRIỂN MINH HỌA BGD 2024
ĐỀ SỐ 30
(Gồm ….trang)
ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1 Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) ở Việt Nam nhằm chống lại chính sách chủ yếu nào sau đây của
thực dân Pháp?
A Cải cách ruộng đất B Kinh tế chỉ huy
C Cộng sản thời chiến D Cướp bóc và bình định.
Câu 2 Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền quốc gia nào theo đuổi mưu đồ thống trị toàn thế giới
và nô dịch các quốc gia - dân tộc trên thế giới?
A Thuỵ Sỹ B Mĩ C Thuỵ Điển D Áo
Câu 3 Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại chủ yếu diễn ra về
A văn hoá B giao thông C công nghệ D giáo dục.
Câu 4 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) đã thông qua nội dung nào
sau đây?
A Tiến hành cách mạng ruộng đất trên cả nước
B Thực hiện cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.
C Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất
D Kế hoạch giải phóng Sài Gòn - Gia Định.
Câu 5 Năm 1945, quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á đã giải phóng được phần lớn lãnh thổ?
A Ai Cập B Pakixtan C Ba Lan D Philíppin.
Câu 6 Theo Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương, lực lượng kháng chiến của quốc gia nào sau đây tập
kết ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phongxalì?
A Lào B Anh C Đức D Séc.
Câu 7 Sau ngày 2 - 9 - 1945, thế lực nào sau đây có mặt ở Việt Nam không phải với tư cách lực lượng Đồng
minh giải giáp phát xít Nhật?
A Pháp B Ailen C Xécbi D Hi Lạp.
Câu 8 Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam (1978) quân dân Việt Nam thực hiện quyền chủ
yếu nào sau đây?
A Phát triển kinh tế B Tự vệ chính đáng
C Tự do báo chí D Tự do hội họp.
Câu 9 Trong thời kì 1919-1930, tiểu tư sản Việt Nam có hoạt động tiêu biểu nào sau đây?
A Phát động phong trào Đông du B Đấu tranh chống phát xít.
C Thành lập Đảng Lập hiến D Lập các tổ chức cách mạng.
Câu 10 Nguyên tắc của tổ chức Liên Hợp quốc là giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp nào sau đây?
A Kinh tế B Hoà bình C Vũ trang D Quân sự.
Câu 11 Trong giai đoạn 1939-1945, địa danh nào sau đây là căn cứ địa cách mạng đầu tiên của Việt Nam?
A Dương Minh Châu B Chiến khu D
C Bắc Sơn - Võ Nhai D Chiến khu Việt Bắc.
Câu 12 Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ trực tiếp của nhân dân Liên Xô trong những năm 1945-1950?
A Chống chủ nghĩa thực dân B Chống chiến tranh đế quốc
C Thực hiện chiến tranh vệ quốc D Tiến hành khôi phục kinh tế
Trang 2Câu 13 Chiến thắng Vạn Tường (1965) của quân dân miền Nam Việt Nam được coi là
A “Ba Gia” đối với quân Mĩ B “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ
C “trận chinh sát chiến lược” D “trận quyết chiến chiến lược”.
Câu 14 Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô nhanh chóng chuyển sang thế
A đồng minh B đối đầu C đối thoại D hoà hoãn
Câu 15 Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng xã hội nào sau đây ở Việt Nam tha thiết với canh tân đất
nước?
A Trung và tiểu địa chủ B Tư sản mại bản
C Tư sản dân tộc D Tiểu tư sản trí thức.
Câu 16 Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước ở khu vực Mĩ Latinh bị đế quốc nào sau đây âm mưu biến
thành “sân sau”?
A Mĩ B Bỉ C Tây Ban Nha D Bồ Đào Nha.
Câu 17 Ngày 16 - 5 - 1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà là một trong những biểu hiện
A cuộc kháng chiến chống Pháp cơ bản kết thúc
B miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng.
C cuộc cách mạng ruộng đất hoàn thành ở Việt Nam
D Việt Nam được hoàn toàn thống nhất về lãnh thổ.
Câu 18 Đầu thế kỉ XX, Phan Châu Trinh coi điều kiện tiên quyết để giành độc lập ở Việt Nam là
A dựa vào Nhật đồng chủng, đồng văn để lật đổ thực dân Pháp
B dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại.
C tiến hành giải phóng dân tộc trước giải phóng giai cấp sau
D thực hiện giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản.
Câu 19 Đầu năm 1975, chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên là
chiến dịch nào sau đây?
A Hồ Chí Minh B Điện Biên Phủ.
C Tây Nguyên D Huế - Đà Nẵng.
Câu 20 Nửa sau thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tư bản?
A Mêhicô B Nhật Bản C Hàn Quốc D Áchentina.
Câu 21 Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia có
quyền nào sau đây?
A Tự trị B Tự do C Độc lập D Tự chủ.
Câu 22 Nội dung nào sau đây là một trong những điểm hạn chế của Luận cương tháng 10-1930?
A Cụ thể hóa được mối quan hệ giữa chống đế quốc và chống phong kiến
B Chưa thấy được những mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Đông Dương.
C Chưa xác định được động lực của cách mạng Đông Dương
D Xác định được động lực cơ bản của cách mạng là công nhân và nông dân.
Câu 23 Ở Nga, chính sách kinh tế mới (1921) là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc
quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nào sau đây?
A Kinh tế tập thể, tập trung kế hoạch hoá, tự cấp tự túc
B Kinh tế thị trường, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
C Kinh tế nhiều thành phần, đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước
D Kinh tế nhiều thành phần, vận động theo quy luật thị trường.
Câu 24 Văn kiện nào dưới đây có ý nghĩa như lời hịch cứu quốc, như mệnh lệnh chiến đấu của quân dân ta
bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp cuối năm 1946?
A Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Trang 3B Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
D Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh.
Câu 25 Năm 1945, phát xít nào sau đây bị tiêu diệt dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu?
A Tây Ban Nha B Anh C Đức D Bồ Đào Nha.
Câu 26 Nội dung nào sau đây là đặc điểm chung của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Tiến lên chủ nghĩa xã hội sau khi giành độc lập.
B Đặt dưới sự lãnh đạo của chính đảng vô sản.
C Diễn ra mạnh mẽ với nhiều hình thức đấu tranh.
D Có nhiệm vụ đấu tranh là chống chế độ độc tài thân Mĩ.
Câu 27 Trong phong trào dân chủ 1936-1939, nhân dân Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ cách mạng mang tính
quốc tế nào sau đây?
A Chống đế quốc giành độc lập dân tộc.
B Đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
C Chống chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc.
D Thực hiện khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
Câu 28 Trong những năm 20 của thế kỉ XX, khuynh hướng cách mạng vô sản dần thắng thế trong phong trào
cách mạng ở Việt Nam là vì
A đây là khuynh hướng cách mạng duy nhất ở Việt Nam.
B nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của Quốc tế Cộng sản.
C khuynh hướng được lịch sử và nhân dân Việt Nam lựa chọn.
D phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc Việt Nam.
Câu 29 Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) là bước ngoặt cho cuộc kháng
chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam vì đã
A buộc quân viễn chinh Mĩ và quân Sài Gòn phải rút về nước
B chuyển cuộc kháng chiến sang giai đoạn tổng khởi nghĩa và nổi dậy.
C chuyển cuộc kháng chiến sang giai đoạn vừa đánh vừa đàm
D buộc Mĩ phải chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Câu 30 Nội dung nào sau đây là đặc điểm phát triển của Liên minh châu Âu (EU)?
A Liên kết giữa các quốc gia đối lập về hệ thống chính trị
B Quá trình hợp tác, mở rộng thành viên diễn ra nhanh chóng
C Hợp tác chặt chẽ với Liên Xô trong phát triển kinh tế
D Liên kết giữa các quốc gia cùng trong một hệ thống chính trị.
Câu 31 Phong trào cách mạng (1930-1931), phong trào dân chủ (1936-1939) và cao trào kháng Nhật cứu nước
(tháng 3 - giữa tháng 8 năm 1945) ở Việt Nam cho thấy sự phát triển của quá trình
A tập dượt, chuẩn bị cho cách mạng B khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
C luôn giành và giữ chính quyền D lực lượng vũ trang đóng vai trò then chốt.
Câu 32 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân Việt Nam, thời kì 1945-1954 có điểm
khác nào sau đây so với thời kì cuối thế kỉ XIX?
A Tiến hành kháng chiến và gây dựng chế độ mới.
B Đối tượng đấu tranh của cách mạng là thực dân Pháp.
C Tinh thần yêu nước chống ngoại xâm được phát huy.
D Lực lượng tham gia là đông đảo quần chúng nhân dân.
Trang 4Câu 33 Nội dung nào sau đây là đúng về những hiệp định ngoại giao mà Việt Nam kí với Pháp và Mĩ trong 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975)?
A Luôn tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân Việt Nam tiến lên áp đảo đối phương.
B Không có sự tác động trở lại với các mặt trận quân sự và chính trị.
C Phụ thuộc trực tiếp vào sự dàn xếp giữa lực lượng các cường quốc
D Là cơ sở pháp lí để nhân dân Việt Nam tiếp tục đấu tranh giành thắng lợi cuối cùng
Câu 34 Nội dung nào sau đây là giải thích đúng về tính chất giải phóng dân tộc của Cách mạng tháng Tám
năm 1945 ở Việt Nam?
A Quyền lợi của đại bộ phận người nông dân đã được giải quyết một cách triệt để.
B Đã xóa bỏ mọi cơ sở kinh tế - xã hội của chế độ thực dân, phong kiến ở Việt Nam.
C Đã góp phần cùng lực lượng trong phe Liên minh đánh bại chủ nghĩa phát xít.
D Đã lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước của toàn thể nhân dân.
Câu 35 Các Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kỳ 1939-1941 đều
có điểm chung nào sau đây?
A Có sự chuyển hướng đấu tranh cho cách mạng Việt Nam.
B Có sự vận dụng linh hoạt chủ trương của Quốc tế Cộng sản.
C Chủ trương sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng.
D Xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc phải đặt lên hàng đầu.
Câu 36 Nội dung nào sau đây là bài học kinh nghiệm rút ra từ sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái
(2-1930) cho cách mạng Việt Nam khi tiến hành Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945)?
A Sử dụng đấu tranh vũ trang và đấu tranh ngoại giao
B Cách mạng chỉ giành thắng lợi khi thời cơ thực sự chín muồi.
C Đấu tranh với tư tưởng “không thành công cũng thành nhân”
D Đấu tranh trên các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao.
Câu 37 Điểm giống nhau giữa chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) với “Điện Biên Phủ trên không” (1972) là
những thắng lợi quân sự quyết định buộc đối phương phải
A rút quân về nước, đề ra chiến lược mới B kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược.
B kí hiệp định ngoại giao với Việt Nam D chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.
Câu 38 Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng (1927) với những tổ
chức yêu nước cách mạng do Phan Bội Châu thành lập (đầu của thế kỷ XX)?
A Tập hợp lực lượng toàn dân tộc B Theo khuynh hướng vô sản.
C Chủ trương cầu viện từ bên ngoài D Sử dụng bạo lực cách mạng.
Câu 39 Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và các phong trào cách mạng (1930-1945) ở Việt Nam có
điểm tương đồng nào sau đây?
A Thực hiện những nhiệm vụ dân tộc, dân chủ.
B Tiến hành xây dựng chế độ xã hội mới tiến bộ.
C Luôn tập hợp lực lượng cách mạng trong mặt trận dân tộc.
D Mang đặc điểm của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Câu 40 Thực tiễn các phong trào yêu nước Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 cho thấy quá trình
A khảo nghiệm khuynh hướng dân chủ tư sản trong cuộc đấu tranh cách mạng.
B lực lượng trí thức luôn nắm được ngọn cờ lãnh đạo trong cuộc đấu tranh cách mạng.
C đã thúc đẩy điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc tổng khởi nghĩa chín muồi.
D lí luận giải phóng dân tộc nội tại được tiếp tục phát huy qua các phong trào.
Trang 5
-HẾT -BẢNG ĐÁP ÁN
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT MỘT SỐ CÂU Câu 31 Phong trào cách mạng (1930-1931), phong trào dân chủ (1936-1939) và cao trào kháng Nhật cứu nước
(tháng 3 - giữa tháng 8 năm 1945) ở Việt Nam cho thấy sự phát triển của quá trình
A Đúng vì: tập dượt, chuẩn bị cho cách mạng
- Phong trào cách mạng (1930-1931): Tập dượt, chuẩn bị thứ nhất
- Phong trào dân chủ (1936-1939): Tập dượt, chuẩn bị lần thứ hai
- Cao trào kháng Nhật cứu nước (tháng 3 - giữa tháng 8 năm 1945): Tập dượt, chuẩn bị trực tiếp
B Sai vì: là điểm khác
C Sai vì: luôn
D Sai vì: đóng vai trò then chốt.
Câu 32 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân Việt Nam, thời kì 1945-1954 có điểm
khác nào sau đây so với thời kì cuối thế kỉ XIX?
A Đúng vì: Tiến hành kháng chiến và gây dựng chế độ mới – Đây là đặc điểm của thời kì 1945-1954.
B, C, D Sai vì: Điểm giống.
Câu 33 Nội dung nào sau đây làđúng về những hiệp định ngoại giao mà Việt Nam kí với Pháp và Mĩ trong 30
năm chiến tranh cách mạng (1945-1975)?
A Sai vì: Luôn tạo điều kiện….áp đảo đối phương.
B Sai vì: Không có sự tác động trở lại.
C Sai vì: Phụ thuộc trực tiếp
D Đúng vì: Là cơ sở pháp lí để nhân dân Việt Nam tiếp tục đấu tranh giành thắng lợi cuối cùng là đặc
điểm của những hiệp định ngoại giao mà Việt Nam kí với Pháp và Mĩ: Hiệp định Sơ bộ; Giơnevơ, Pari
Câu 34 Nội dung nào sau đây là giải thích đúng về tính chất giải phóng dân tộc của Cách mạng tháng Tám
năm 1945 ở Việt Nam?
A Sai vì: triệt để.
B Sai vì: mọi cơ sở.
C Sai vì: phe Liên minh.
D Đúng vì: Đã lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước của toàn thể nhân dân – giải phóng
dân tộc thành lập nên nhà nước của toàn dân tộc
Câu 35 Các Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kỳ 1939-1941 đều
có điểm chung nào sau đây?
A Đúng vì: Có sự chuyển hướng đấu tranh cho cách mạng Việt Nam:
- Nghị quyết HN tháng 11-1939: Đặt ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
- Nghị quyết HN tháng 5 – 1945: Tiếp tục đặt ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
B, C, D Sai vì: Điểm khác
Câu 36 Nội dung nào sau đây là bài học kinh nghiệm rút ra từ sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái
(2-1930) cho cách mạng Việt Nam khi tiến hành Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945)?
A Sai vì: đấu tranh ngoại giao
B Đúng vì: Cách mạng chỉ giành thắng lợi khi thời cơ thực sự chín muồi: Một trong những nguyên nhân
thất bại của khởi nghĩa Yên Bái là nổ ra khi thời cơ chưa chín muồi
Trang 6C Sai vì: không là bài học.
D Sai vì: không là bài học
Câu 37 Điểm giống nhau giữa chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) với “Điện Biên Phủ trên không” (1972) là
những thắng lợi quân sự quyết định buộc đối phương phải
A Sai vì: đề ra chiến lược mới
C, D Sai vì: điểm khác.
B Đúng vì: kí hiệp định ngoại giao với Việt Nam
- Điện Biên Phủ (1954): Kí hiệp định Giơnevơ
- “Điện Biên Phủ trên không” (1972): Kí Hiệp định Pari
Câu 38 Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng (1927) với những tổ
chức yêu nước cách mạng do Phan Bội Châu thành lập (đầu của thế kỷ XX)?
A, B Sai vì: Không là đặc điểm
C Sai vì: điểm khác
D Đúng vì: Sử dụng bạo lực cách mạng.
- Việt Nam Quốc dân đảng (1927): chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực
- Tổ chức yêu nước cách mạng do Phan Bội Châu thành lập (đầu của thế kỷ XX):
+ Hội Duy tân: dùng bạo lực để giành độc lập
+ Việt Nam Quang phục hội: Bí mật cử người về nước trừ khử những tên thực dân đầu sỏ
Câu 39 Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và các phong trào cách mạng (1930-1945) ở Việt Nam có
điểm tương đồng nào sau đây?
A Đúng vì: Thực hiện những nhiệm vụ dân tộc, dân chủ.
- Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954): Kháng chiến và kiến quốc
- Các phong trào cách mạng (1930-1945):
+ Phong trào cách mang 1930-1931: Chống đế quốc và chống phong kiến
+ Phong trào dân chủ 1936-1939: Chống phản động thuộc địa, đòi tự do, dân sinh, dân chủ,…
+ Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945: Giải phóng dân tộc, … giảm tô, giảm thuế, … tiến tới người cày có ruộng
B, D Sai vì: Điểm khác
C Sai vì: Luôn.
Câu 40 Thực tiễn các phong trào yêu nước Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 cho thấy quá trình
A Đúng vì: khảo nghiệm khuynh hướng dân chủ tư sản trong cuộc đấu tranh cách mạng.
- Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX: khuynh hướng dân chủ tư sản được bắt đầu tiếp nhận với lực lượng các sĩ phu tiến bộ
- Phong trào dân tộc, dân chủ 1919-1930: khuynh hướng dân chủ tư sản được tiếp tục tiếp nhận với lực lượng tư sản dân tộc, tiểu tư sản, …
B Sai vì: lực lượng trí thức luôn.
C Sai vì: tổng khởi nghĩa chín muồi.
D Sai vì: nội tại được tiếp tục phát huy qua các phong trào.