Một trong những nguyên nhân khách quan thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triểnmạnh ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai làA.. đấu tranh giải phóng dân tộc
Trang 1ĐỀ THAM KHẢO
PHÁT TRIỂN MINH HỌA BGD 2024
ĐỀ SỐ 25
(Gồm ….trang)
ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1 Cuối thế kỷ XIX, cuộc khởi nghĩa nào sau đây thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam?
A Nam Kì B Ba Đình C Lam Sơn D Yên Bái.
Câu 2 Ngày 11-7-1995, Mĩ bình thường hoá quan hệ ngoại giao với quốc gia nào sau đây ở châu Á?
A Việt Nam B Nam Phi C Chilê D Cuba
Câu 3 Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là khoa học trở thành lực lượng sản xuất
A trực tiếp B gián tiếp C trung gian D phụ thuộc.
Câu 4 Năm 1957, Chính quyền Ngô Đình Diệm đã ban hành đạo luật 10/59 có nội dung chủ yếu nào sau đây?
A Đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật B Đặt tư sản ngoài vòng pháp luật
C Dân chủ hoá lao động D Quy định sở hữu ruộng đất của địa chủ.
Câu 5 Từ năm 1949 đến nay, bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc nào sau đây vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của
họ?
A Hồng Kông B Ma Cao C Tây Tạng D Đài Loan.
Câu 6 Trong những năm 1945-1954, thực dân Pháp có hoạt động nào sau đây tại Việt Nam?
A Thực hiện kế hoạch Xtalây - Taylo B Viện trợ cho chính quyền Sài Gòn
C Tiến công lên Việt Bắc D Xây dựng ấp chiến lược.
Câu 7 Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (tháng 12-1946) là của
A Đại tướng Võ Nguyên Giáp B Chủ tịch Hồ Chí Minh
C Tổng bí thư Trường Chinh D Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Câu 8 Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra
A Đường lối đổi mới B Chính cương vắn tắt.
C Sách lược vắn tắt D Luận cương chính trị.
Câu 9 Tháng 12 - 1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập tổ chức nào sau đây?
A Liên Hợp quốc B Thương mại thế giới.
C Quốc tế Cộng sản D Hội Quốc liên.
Câu 10 Hội nghị Ianta (tháng 2-1945) có nội dung phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu lục nào sau đây?
A Châu Úc B Châu Á C Châu Phi D Châu Mĩ.
Câu 11 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941) xác định những
đế quốc nào sau đây là kẻ thù của cách mạng Việt Nam?
A Pháp - Nhật B Anh - Pháp C Pháp - Mĩ D Nhật - Anh.
Câu 12 Từ 1950 đến nửa đầu những năm 70, quốc gia nào sau đây trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ
hai thế giới?
A Hà Lan B Liên Xô C Hàn Quốc D Thái Lan.
Câu 13 Trong những năm 1965-1968, nhân dân miền Bắc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
A Chi viện cho tiền tuyến miền Nam B Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.
C Chống lại quân Trung Hoa Dân quốc D Gia nhập tổ chức Liên Hợp quốc.
Câu 14 Sự kiện nào sau đây đã diễn ra trong thời kì xu thế hoà hoãn Đông - Tây xuất hiện (những năm 70 của
thế kỉ XX)?
Trang 2A Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời.
B Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ được kí kết.
C Mĩ bắt đầu thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
D Cách mạng tháng Một ở Ấn Độ thành công, nước cộng hoà Ấn Độ ra đời.
Câu 15 Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929), nền kinh tế
Việt Nam ở tình trạng phổ biến nào sau đây?
A Kém phát triển B Không có sự chuyển biến.
C Cạnh tranh được với Pháp D Phát triển nhanh.
Câu 16 Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh của nhân dân nhiều quốc gia ở khu vực Mĩ
Latinh đã đạt được kết quả nào sau đây?
A Chống lại được chế độ phân biệt chủng tộc
B Chính quyền độc tài bị lật đổ
C Các quốc gia đều đi theo chế độ tư bản chủ nghĩa
D Các chính phủ thân Pháp bị xoá bỏ.
Câu 17 Nội dung nào sau đây là kết quả của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) của nhân dân miền Nam
Việt Nam?
A Thành lập được những uỷ ban nhân dân tự quản
B Phá bỏ hoàn toàn hệ thống ấp chiến lược của kẻ thù.
C Đánh đuổi và buộc lực lượng phát xít Nhật đầu hàng
D Xoá bỏ triệt để hình thái chủ nghĩa thực dân mới.
Câu 18 Thực dân Pháp chú ý xây dựng hệ thống giao thông vận tải trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
(1897-1914) nhằm mục đích nào sau đây?
A Đáp ứng yêu cầu quân sự B Phát triển văn hoá vượt bậc.
C Quy hoạch giao thông nông thôn D Lưu thông đồng tiền Đông Dương.
Câu 19 Năm 1975, tỉnh - thành phố nào sau ở Việt Nam đây được giải phóng?
A Hoà Bình B Bắc Ninh C Bắc Giang D Đà Nẵng.
Câu 20 Năm 1949, tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kết nạp thành viên là các quốc gia ở khu
vực nào sau đây?
A Đông Nam Á B Đông Bắc Á C Bắc Phi D Tây Âu.
Câu 21 Trong những năm 1945-1946, nhân dân Việt Nam đã tổ chức “Ngày đồng tâm” nhằm mục đích nào
sau đây?
A Chống Mĩ xâm lược B Đổi mới giáo dục
C Chống phát xít Nhật D Giải quyết nạn đói.
Câu 22 Luận cương chính trị (10 -1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định giai cấp nào sau đây giữ
vai trò lãnh đạo cách mạng?
A Tư sản B Địa chủ C Công nhân D Nông dân.
Câu 23 Năm 1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đề xuất nào sau đây đã
được một số đại biểu ở Bắc kì nêu ra?
A Đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít B Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất
C Thành lập ngay đảng cộng sản D Tổ chức khởi nghĩa vũ trang.
Câu 24 Nội dung nào sau đây là mục đích của thực dân Pháp khi thực hiện kế hoạch Rơve (1950) ở Việt Nam?
A Giảm bớt xương máu của Mĩ B Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
C Tận dụng nguồn viện trợ của Áo D Kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Câu 25 Quốc gia nào sau đây thuộc lực lượng phát xít đầu hàng cuối cùng trong Chiến tranh thế giới thứ hai
(1939-1945)?
Trang 3A Anh B Nam Phi C Nhật Bản D Lào.
Câu 26 Một trong những nguyên nhân khách quan thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển
mạnh ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh.
B hệ thống đế quốc chủ nghĩa suy yếu.
C xu thế hoà hoãn Đông - Tây xuất hiện.
D giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành.
Câu 27 Nội dung nào sau đây là bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?
A Không cần thời cơ chín muồi cũng có thể giành chính quyền.
B Lần đầu tập dượt quần chúng đấu tranh vũ trang khởi nghĩa.
C Lần đầu xây dựng khối liên Minh công - nông.
D Tổ chức quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
Câu 28 Trong giai đoạn 1919-1930, sự kiện lịch sử thế giới nào dưới đây có ảnh hưởng trực tiếp đến cách
mạng Việt Nam?
A Nước Nga Xô viết ra đời B Cách mạng Cuba thắng lợi.
C Chủ nghĩa phát xít xuất hiện D Hệ thống tư bản lớn mạnh.
Câu 29 Trong giai đoạn 1969-1975, sự kiện nào sau đây đã tạo ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống
Mĩ, cứu nước ở Việt Nam?
A Tổng thống Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu
B Chiến thắng ở Vạn Tường của quân dân miền Nam Việt Nam.
C Pháp rút toàn bộ quân viễn chinh khỏi Việt Nam
D Hiệp định Pari giữa Mĩ và Việt Nam được kí kết.
Câu 30 Nội dung nào sau đây là chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản (1945-2000)?
A Hợp tác chặt chẽ với Tây Âu B Tạo quan hệ đồng minh với Liên Xô.
C Liên minh chặt chẽ với Mĩ D Đa dạng hóa quan hệ ngoại giao.
Câu 31 Thực tiễn phong trào cách mạng (1930-1931), phong trào dân chủ (1936-1939) và phong trào giải
phóng dân tộc (1939-1945) ở Việt Nam đều phản ánh việc
A thực hiện linh hoạt bạo lực cách mạng và xây dựng cơ sở cho kháng chiến lâu dài.
B giải quyết đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ.
C đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chế độ xã hội mới cho cuộc kháng chiến
D kháng chiến và kiến quốc, trong đó nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt lên hàng đầu.
Câu 32 Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng giữa các chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống Pháp
(1945-1954) của quân dân Việt Nam?
A Nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc.
B Giành được thế chủ động trên các chiến trường chính.
C Tương quan lực lượng thay đổi có lợi hoàn toàn cho cách mạng.
D Góp phần vào thắng lợi chung của nhiệm vụ cách mạng.
Câu 33 Cách mạng tháng Tám (1945), kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và kháng chiến chống Mĩ
(1954-1975) ở Việt Nam đều cho thấy
A có sự vận dụng linh hoạt các lực lượng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
B có sự sáng tạo trong phương thức sử dụng lực lượng cách mạng.
C thời gian kéo dài và sự tổn thất là vô cùng to lớn cho cách mạng.
D có sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao.
Trang 4Câu 34 So với cách mạng ở Trung Quốc (1946-1949), Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) có điểm khác
biệt nào sau đây?
A Góp phần vào thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít.
B Có sự kết hợp giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
C Tiến hành giành chính quyền bằng bạo lực cách mạng.
D Diễn ra trong bối cảnh hệ thống chủ nghĩa tư bản suy yếu.
Câu 35 Nội dung là điểm tương đồng của phong trào dân chủ (1936-1939) và cao trào kháng Nhật cứu nước
(tháng 3 - 1945) ở Việt Nam?
A Giải quyết được khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”.
B Sử dụng lực lượng vũ trang là chủ yếu trong đấu tranh.
C Thực hiện nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít.
D Tiến hành tiêu thổ kháng chiến trên cả nước.
Câu 36 Phong trào yêu nước, cách mạng đầu thế kỉ XX và phong trào dân tộc dân chủ những năm 20 của thế kỉ
XX theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam đều
A có những đóng góp mới về văn hoá, tư tưởng.
B chứng tỏ lực lượng cách mạng đã trưởng thành.
C giải quyết được triệt để nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
D thực hiện đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
Câu 37 Nội dung nào sau đây là đặc điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) của nhân dân
Việt Nam?
A Phát triển từ đấu tranh chính trị lên khởi nghĩa từng phần và tổng khởi nghĩa.
B Kết hợp giữa tiến công của lực lượng vũ trang với nổi dậy của quần chúng nhân dân.
C Lực lượng chính trị giữ vai trò quyết định trong những trận quyết chiến chiến lược.
D Kết thúc bằng cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong phạm vi cả nước.
Câu 38 Sự hoạt động của tổ chức cách mạng theo khuynh hướng tư sản (1927-1930) đã
A góp phần khảo nghiệm một con đường cứu nước mới.
B trực tiếp thúc đẩy khuynh hướng cách mạng vô sản phát triển.
C tạo tiền đề cho sự hình thành tầng lớp tư sản Việt Nam.
D kết thúc cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam.
Câu 39 Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và cuộc
kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) ở Việt Nam?
A Bắt đầu diễn ra khi đã có sự ủng hộ của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
B Góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
C Từ chiến tranh du kích tiến lên chiến tranh chính quy.
D Lực lượng vũ trang chính quy giữ vai trò quyết định thắng lợi.
Câu 40 30 năm đầu thế kỉ XX, sự ra đời và phát triển của các giai cấp công nhân, tư sản và tiểu tư sản có tác động nào sau đây đối với phong trào yêu nước ở Việt Nam?
A Tạo cơ sở cho việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới.
B Thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên thời kì cách mạng mới.
C Hoàn thành cơ bản nhiệm vụ giải phóng giai cấp.
D Kết thúc quá trình đấu tranh hoà bình chống Pháp.
Trang 5
-HẾT -BẢNG ĐÁP ÁN
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT MỘT SỐ CÂU Câu 31 Thực tiễn phong trào cách mạng (1930-1931), phong trào dân chủ (1936-1939) và phong trào giải
phóng dân tộc (1939-1945) ở Việt Nam đều phản ánh việc
A Sai vì: kháng chiến lâu dài.
B Đúng vì: giải quyết đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ.
+ Phong trào cách mạng 1930-1931: thực hiện nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến.
+ Phong trào cách mạng 1936-1939: thực hiện nhiệm vụ trước mắt: đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo và hoà bình; tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
+ Cách mạng tháng Tám: tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất; đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
C Sai vì: xây dựng chế độ xã hội mới cho cuộc kháng chiến.
D Sai vì: kháng chiến và kiến quốc.
Câu 32 Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng giữa các chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống Pháp
(1945-1954) của quân dân Việt Nam?
A, B Sai vì: Điểm khác.
C Sai vì: có lợi hoàn toàn.
D Đúng vì: Các chiến dịch thắng lợi đều góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến và kiến
quốc.
Câu 33 Cách mạng tháng Tám (1945), kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và kháng chiến chống Mĩ
(1954-1975) ở Việt Nam đều cho thấy
A, B, C Sai vì: điểm khác
B Đúng vì: có sự sáng tạo trong phương thức sử dụng lực lượng cách mạng: đều sử dụng lực lượng
chính trị và vũ trang nhưng mỗi lực lượng ở từng thời kì lại có vai trò khác nhau.
Câu 34 So với cách mạng ở Trung Quốc (1946-1949), Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) có điểm khác
biệt nào sau đây?
A Đúng vì: Góp phần vào thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít – là đặc điểm của Cách mạng
tháng Tám ở Việt Nam.
B, C, D Sai vì: điểm giống.
Câu 35 Nội dung là điểm tương đồng của phong trào dân chủ (1936-1939) và cao trào kháng Nhật cứu nước
(tháng 3 - 1945) ở Việt Nam?
A Sai vì: Giải quyết được: “cách mạng ruộng đất”.
B Sai vì: điểm khác
C Đúng vì: Thực hiện nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít – Nhiệm vụ của cao trào kháng Nhật cứu nước
D Sai vì: không là đặc điểm của 2 phong trào.
Câu 36 Phong trào yêu nước, cách mạng đầu thế kỉ XX và phong trào dân tộc dân chủ những năm 20 của thế kỉ
XX theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam đều
A Đúng vì: có những đóng góp mới về văn hoá, tư tưởng: dân chủ tư sản như chủ nghĩa Tam Dân; khẩu
hiệu tự do, bình đẳng, bác ái, …
Trang 6B Sai vì: đã trưởng thành.
C Sai vì: giải quyết được triệt để.
D Sai vì: cách mạng ruộng đất.
Câu 37 Nội dung nào sau đây là đặc điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) của nhân dân
Việt Nam?
A Sai vì: tổng khởi nghĩa.
B Đúng vì: Kết hợp giữa tiến công của lực lượng vũ trang với nổi dậy của quần chúng nhân dân: Tổng
tiến công và nổi dậy.
C Sai vì: Lực lượng chính trị giữ vai trò quyết định.
D Sai vì: Kết thúc bằng cuộc tổng khởi nghĩa.
Câu 38 Sự hoạt động của tổ chức cách mạng theo khuynh hướng tư sản (1927-1930) đã
A Đúng vì: góp phần khảo nghiệm một con đường cứu nước mới – con đường dân chủ tư sản.
B Sai vì: trực tiếp.
C Sai vì: hình thành tầng lớp tư sản.
D Sai vì: kết thúc.
Câu 39 Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và cuộc
kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) ở Việt Nam?
A Sai vì: Bắt đầu.
B, C Sai vì: điểm khác.
D Đúng vì: Lực lượng vũ trang chính quy giữ vai trò quyết định thắng lợi: các chiến dịch trong kháng
chiến chống Pháp và các cuộc tiến công, tổng tiến công và nổi dậy trong kháng chiến chống Mĩ đều sử dụng lực lượng vũ trang chính quy nòng cốt tiến hành và giành thắng lợi (ví dụ như trận Điện Biên Phủ; Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975).
Câu 40 30 năm đầu thế kỉ XX, sự ra đời và phát triển của các giai cấp công nhân, tư sản và tiểu tư sản có tác động nào sau đây đối với phong trào yêu nước ở Việt Nam?
A Đúng vì: Tạo cơ sở cho việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới: tư sản và vô sản.
B Sai vì: kháng chiến.
C Sai vì: Hoàn thành cơ bản.
D Sai vì: Không có đặc điểm này.