1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài tài chính doanh nghiệp

11 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Khái niệm và mục tiêu TCDN Khái niệm: Là cách thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính gắn bó và sử dụng nguồn lực tài chính gắn liền với các quyết định tài chính của các d

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Học phần:TÀI CHÍNH-TIỀN TỆ

ĐỀ TÀI: Tài Chính Doanh Nghiệp

Giảng viên hướng dẫn : Thân Thị Vi LinhSinh viên thực hiện :Nhóm 1

Lớp : K24TCAMã lớp : 221FIN82A20Hà nội, ngày 05 tháng 09 năm 2022

Trang 2

STTMã sinh viênHọ và tên

Tài Chính Doanh Nghiệp

Trang 3

I.Những vấn đề chung về TCDN

1 Khái niệm và mục tiêu TCDN

 Khái niệm: Là cách thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính gắn bó

và sử dụng nguồn lực tài chính gắn liền với các quyết định tài chính của các doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp

 Bản chất: phản ánh mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa DN với các chủ thể kinh tế+ Doanh nghiệp – Nhà nước (VD: thuế…)

+ Doanh nghiệp – Trung gian tài chính (VD:đi vay, cho vay, NH góp vốn vào DN…)

+ Doanh nghiệp – Doanh nghiệp (VD: Hợp tác , vay nợ …)

+ Doanh nghiệp – Cá nhân (VD:cá nhân cho vay DN bằng trái phiếu, DN cho cá nhân vay bằng trả góp, tiền lương

 Mục tiêu:

+)Tối đa hoá lợi nhuận (cần được xem xét trong sự cân đối với các mục tiêu khác) +) Tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu (sử dụng các chiến lược lâu dài do cần tính đến giá trị thời gian của tiền và mức độ rủi ro)

*)Phân biệt cơ bản hai khái niệm tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa giá trị tài sản cho chủ sở hữu

1 Quá trình mà công ty có thể tăng khả năng kiếm tiền được gọi là Tối đa hóa lợi nhuận Mặt khác, khả năng của công ty trong việc tăng giá trị cổ phiếu của mình trên thị trường được gọi là tối đa hóa giá trị.

2 Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu ngắn hạn của công ty trong khi mục tiêu dài hạnlà Tối đa hóa giá trị.

3 Tối đa hóa lợi nhuận bỏ qua rủi ro và sự không chắc chắn Không giống như tối đa hóa giá trị xem xét cả hai khía cạnh này.

4 Tối đa hóa lợi nhuận tránh giá trị thời gian của tiền, nhưng Tối đa hóa giá trị có ghi nhận nó.

5 Tối đa hóa lợi nhuận là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Ngược lại, Tối đa hóa giá trị cổ phần làm tăng tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp nhằm đạt được thị phần tối đa của nền kinh tế

2 Quyết định TCDN

*)Khái niệm: là những cân nhắc, tính toán của doanh nghiệp đối với việc huy động,phân bổ và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong thời kì nhất định.Các quyết định:

1 Quyết định đầu tư

Trang 4

Khái niệm: Là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tài sản và giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản cố định và tài sản lưu động) như việc mua sắm, xây dựng, hình thành tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Bao gồm:

 Quyết định đầu tư tài sản lưu động: Quyết định tồn quỹ, quyết định tồn kho, quyết định chính sách bán hàng, quyết định đầu tư tài sản chính ngắn hạn… Quyết định đầu tư tài sản cố định: Quyết định mua sắm tài sản cố định, quyết

định đầu tư dự án, quyết định đầu tư tài chính dài hạn…

 Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và đầu tư tài sản cố định: Quyết định sử dụng đòn bẩy kinh doanh, quyết định hòa vốnMục đích:Làm tăng lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu doanh nghiệp

=) Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất trong các quyết định của tài chính doanh nghiệp bởi nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp2 Quyết định nguồn vốn

Khái niệm: lựa chọn nguồn vốn nào để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm

+) QĐ nguồn vốn ngắn hạn: vay ngắn hạn từ trung gian tài chính, tín dụng thương mại, vay ngắn hạn ở NH, phát hành tín phiếu công ty

+)QĐ nguồn vốn dài hạn: quyết định sử dụng nợ dài hạn hay vốn cổ phần,vay dài hạn thông qua trái phiếu, vốn cổ phần thường , vốn cổ phần ưu đãi

+)QĐ quan hệ cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu

3 Quyết định phân phối lợi nhuận

Khái niệm: Nhà quản lý lựa chọn sử dụng LN sau thuế để chia cho các chủ sở hữu vốn hay giữ lại tái đầu tư, cách thức trả,… gồm QĐ sử dụng LN để tái đầu tư, QĐ chi trả cổ tức

Mục đích: Làm cho các nhà đầu tư hài lòng, tích lũy thêm vốn cho tái sản xuất

3 Các nhân tố ảnh hưởng

a Nhân tố bên ngoài:

điều kiện kinh tế - môi trường kinh doanh (sự bất ổn về nền kinh

+)Điều kiện kinh tế: biến động lãi suất thị trường, lạm phát, chiến tranh, dịch bệnh )+)Sự phát triển của tiến bộ khoa học – kĩ thuật (đầu tư máy móc, thiết bị phù hợp vớinguồn vốn, nhằm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp)

+)Chính sách kinh tế tài chính của nhà nước (chính sách thuế, xuất nhập khẩu, chế độ

khấu hao tài sản cố định, )

+) Sự phát triển của thị trường tài chính và trung gian tài chính (ảnh hưởng đến khả năng cung ứng vốn, sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính, )

b Nhân tố bên trong

hình thái tổ chức doanh nghiệp (ví dụ sự khác nhau giữa DN tư +)Hình thức tổ chức sản xuất(DN tư nhân và công ty cổ phần)

+)Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật (tính chất ngành quyết định quy mô vốn kinh doanh, cơcấu tài sản,tính thời vụ và chu kì sản )

Trang 5

+) Chủ thể ra quyết định (thể hiện quyết sách của nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp; gồm: chủ sở hữu DN – luôn muốn tối đa hoá lợi nhuận, nhà quản lí – chiến lược lâu dài, chủ nợ - đòi hỏi kế hoạch chi tiết về việc sử dụng vốn và cam kết hoàn vốn cũngnhư lợi tức thanh toán kèm theo, )

4.Vai trò của tài chính doanh nghiệp

-Tài chính doanh nghiệp là công cụ khai thác thu hút nguồn vốn, đảm bảo cho nhucầu sx kinh doanh của DN

-Giúp sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả

- là đòn bẩy kích thích và điều tiêt hoạt động sản xuất kinh doanh- Công cụ kiểm tra, giám sát hoạt động sx kinh doanh của DN

II Nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp

A Nguồn vốn của doanh nghiệp

1 Khái niệm- Vốn kinh doanh là gì?

Là lượng tiền đầu tư vào toàn bộ tài sản để đầu tư, sử dụng, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của DN từ khi thành lập đến khi vận hành và phát triển Vốn kinh doanh gồm toàn bộ giá trị tài sản kể cả tài sản hữu hình( tiền, thiết bị, máy móc, ) và vô hình( thương hiệu, sáng chế, )

-Có ý nghĩa vô cùng quan trọng, phải được tích lũy một mức độ đủ lớn để tiến hành hoạt động kinh doanh

Ví dụ: doanh nghiệp Nhà nước thì có vốn kinh doanh được hình thành từ việc điều động vốn từ công ty mẹ đầu tư vào công ty con, Nhà nước giao vốn trực tiếp,… Còn đối với công ty cổ phần thì nguồn vốn lại được hình thành bằng số tiền cổ đông đã góp cổ phần, mua cổ phiếu hoặc bổ sung từ lợi nhuận sau thuế.

Phải thường xuyên vận hành nhằm mục đích sinh lời

-Nguồn vốn của doanh nghiệp được coi như là nguồn gốc hình thành nên tài sản như là: tiền mặt, quyền tài sản có giá trị thành tiền Nó thể hiện tiềm lực kinh tế cùng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN

Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp, hay còn gọi khác là vốn chủ sở hữu, phản ánh tài sản thực tế của các bên góp vốn được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán, bản chất là số vốn thực tế chủ sở hữu của doanh nghiệp đã góp, theo quy định tại TT200/2014-TT/BTC Trong đó, vốn pháp định của doanh nghiệp là mức vốn tối thiểu cần đáp ứng khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh một ngành nghề có yêu cầu về vốn pháp định, Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty để công bố cho các cổ đông.

Trang 6

2 Phân loại nguồn vốn

- Căn cứ vào thời gian huy động: nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn

Khái niệm Là nguồn vốn mà DN sử dụng trong khoảng dưới 1 năm cho hoạt động kinh doanh gồm các khoản nợ ngắn hạn, nợ quá hạn, nợ các nhà cung cấp và các khoản nợ khác

Là nguồn vốn sử dụng lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh gồm các khoản nợ vay trung,dài hạn, nguồn vốn chủ sỡ hữu và khoản lợi nhuận không chia

Vai trò Để tài trợ cho toàn bộ tài sản ngắn hạn trong trường hợp DN muốn giảm thiểu chi phí sử dụng

Là bộ phận chính cấu thành nên chi phí vốn của DN

Có vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh và hình thành tổng tài sản DNCách thức Vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức

- Căn cứ vào hình thức sở hữu:

VỐN CHỦ SỞ HỮU + NỢ PHẢI TRẢ = NGUỒN VỐN

 Vốn chủ sở hữu: là số vốn ban đầu mà doanh nghiệp tự mình bỏ ra để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh Hoặc phần lợi nhuận mà công ty thu được từ việc sản xuất kinh doanh đó.

 Đây là nguồn vốn dài hạn

Bởi vì đây là phần vốn góp chứ không phải là một khoản nợ ngân hàng hay nợ cho bán cổ phiếu, trái phiếu Về cơ bản, vốn chủ sở hữu bao gồm:

- Vốn góp của các cổ đông (nếu là công ty cổ phần)- Vốn góp của các bên liên doanh

- Vốn góp của chủ doanh nghiệp tư nhân…

 Nợ phải trả: là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch mà các DN phải có trách nhiệm thanh toán bằng nguồn lực của mình Bên cạnh đó nó kèm theonhiều ràng buộc như phải có thế chấp, có lãi

Có 2 loại nợ phải trả:

Trang 7

Nợ ngắn hạn: là khoản nợ có thời hạn thanh toán dưới 1 năm hoặc 1 chu kì

VD: vay ngắn hạn, các khoản phải trả, nộp NSNN, các khoản phải trả công nhân viên,

- Nợ dài hạn: có thời hạn rhanh toán trên 1 năm

VD: vay dài hạn, nợ do mua tài sản trả góp, phát hành trái phiếu

B Sử dụng vốn

C Chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN D  Nguồn tích luỹ cơ bản để tái sản xuất mở rộng và tăng phúc lợi E  Nguồn thu quan trọng của NSNN

1 Khái niệm

Sử dụng vốn là cách thức quản lý và sử dụng các loại tài sản trong doanh nghiệp Tài sản là nguồn lực mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được và dự tính đem lại lợi ích

kinh tế trong tương lai

 Tổng tài sản là sự thể hiện giá trị của mọi thứ mà doanh nghiệp sở hữu sau khi xem xét tất cả các tài sản và nợ phải trả

Hình thái giá trị của tài sản thường xuyên thay đổi trong thời gian, chu kỳ sử dụng (tài sản không còn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu).Tài sản ngắn hạn được thể hiện dưới những dạng phổ biến như: vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho (nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa,…), các khoản thu và các tài sản ngắn hạn khác.

+)Tài sản dài hạn :Trái ngược với tài sản ngắn hạn thì tài sản dài hạn là những loại tài sản có thời gian sử dụng lâu dài trên 12 tháng và được sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, có giá trị lớn và hình thái giá trị của tài sản ít khi thay đổi trong nhiều chu kỳ kinh doanh.

Tài sản dài hạn bao gồm: tài sản cố định, các khoản phải thu dài hạn, các khoản đầu tưtài chính dài hạn, bất động sản đầu tư và các loại tài sản dài hạn khác.

 Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn: Tài sản được chia làm 3 loại:1.Tài sản cố định:

-Khái niệm: Là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài, trựctiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất

-Đặc điểm:

 Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất

Trang 8

 Dịch chuyển từng phần vào giá trị sản phẩm-Tiêu chuẩn của TSCĐ:

 Về thời gian: Thời gian sử dụng >1 năm

 Về giá trị: Có đủ tiêu chuẩn giá trị cho quy định hiện hành

 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy

-Phân loại TSCĐ : 2 loại

 Tài sản cố định hữu hình: Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vậtchất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳkinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu Ví dụ như:

o Nhà cửa, vật kiến trúc

o Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuấto Phương tiện vận chuyển

o Thiết bị dụng cụ kiểm tra, đo lường

o Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc tạo ra sản phẩm

 Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiệnmột lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình,tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh Ví dụ như:

o Chi phí mua quyền sử dụng đấto Chi phí nghiên cứu, phát triểno Chi phí mua bằng phát minh, sáng chế

o TSCĐ vô hình khác như: bản quyền tác giả, quyền đặc nhượng, -Hao mòn TSCĐ:

 Khái niệm: Là sự giảm dần về mặt giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do thamgia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật, trong quá trình hoạt động của tài sản cố định

 Phân loại: 2 loại:

o Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn về vật chất, làm giảm dần giá trị và giá trị sửdụng của TSCĐ Về mặt vật chất đó là sự hao mòn có thể nhận thấy được từ sự thay,

đổi trạng thái vật lý ban đầu ở các bộ phận, chi tiết TSCĐ dưới sự tác động của ma sát,trọng tải, nhiệt độ… thể hiện là sự giảm sút về chất lượng, tính năng kỹ thuật ban đầutrong quá trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng được nữa Về mặt giá trị, đólà sự giảm dần giá trị của TSCĐ và phần giá trị này được dịch chuyển vào chi phí kinhdoanh hay giá trị sản phẩm, dịch vụ tạo ra.

o Hao mòn vô hình: Hao mòn thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ do tác động củasự tiến bộ khoa học kĩ thuật

-Khấu hao TSCĐ:

 Khái niệm: Là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của TSCĐtrong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ đó Khấu hao TSCĐ được tính vào chiphí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định Khấu hao tài sảncố định liên quan đến việc hao mòn tài sản, từ đó sẽ tính được giá thành sản phẩm vàxác định được lợi nhuận chính xác

 Mục đích: Tái tạo lại số vốn sản xuất mở rộng hoặc sản xuất giản đơn tài sản cốđịnh

 Nguyên tắc tính: Dựa trên cơ sở mức độ hao mòn TSCĐ

Trang 9

*)Lưu ý: Tính toán khấu hao tài sản cố định cần phù hợp với giá trị hao mòn của tàisản và đảm bảo vốn giá trị đầu tư ban đầu được thu hồi đầy đủ.

2 Tài sản lưu động:

-Khái niệm: Tài sản lưu động là tài sản tham gia trực tiếp vào một chu kỳ kinh doanh,có thời gian thu hồi vốn hoặc thanh toán trong vòng 1 năm hoặc một chu kỳ kinhdoanh bình thường của doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp tài sản lưu động gồm 4 loại:

 Tiền và tài sản tương đương tiền Tiền không chỉ là tiền mặt mà còn gồm tiền:

dưới dạng séc, tiền trong thẻ tín dụng, tiền gửi ngân hàng, Tài sản tương đương tiềngồm các tài sản tài chính có khả năng chuyển đổi cao ,tức là dễ bán ,dễ chuyển đổithành tiền khi cần thiết ví dụ: hối phiếu ngân hàng, kỳ phiếu thương mại,

 Hàng tồn kho: Ở đây không có nghĩa là hàng hoá bị ứ đọng,không bán được ,màthực chất bao hàm toàn bộ các hàng hoá vật liệu,nguyên liệu đang tồn tại ở các kho,quầy hàng hoặc trong xưởng.Nó gồm nhiều chủng loại khác nhau như:NVL chính,NVL phụ ,vật liệu bổ trợ ,nhiên liệu và các loại dầu mở, thành phẩm…

 Các khoản phải thu: là một tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp Các khoảnphải thu gồm nhiều khoản mục khác nhau tùy theo tính chất của quan hệ mua bán,quan hệ hợp đồng.

 Tài sản lưu động khác: Chi phí trả trước, khoản cầm cố, kỹ quỹ,

=)Tài sản lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ hình thái vậtchất ban đầu

-Khái niệm: Tài sản tài chính là giá trị của tài sản không dựa vào nội dung vật chấtmà dựa vào giao dịch trên thị trường, lợi ích của tài sản này là quyền được hưởng cáckhoản tiền lãi trong tương lai

Không giống như đất đai, hàng hóa hoặc tài sản vật chất hữu hình khác, tài sản tàichính có vẻ như vô hình, chỉ có giá trị được nêu trên giấy tờ Các loại giấy tờ này đạidiện cho quyền sở hữu của một thực thể nào đó chẳng hạn như một công ty (cổ phiếu),hay các hợp đồng tương lai, trái phiếu.Ngoài ra, giá trị của chúng phản ánh các yếu tốcung và cầu trên thị trường và mỗi tài sản có một mức độ rủi ro riêng

-Đặc điểm:

 Tính thanh khoản: Tính thanh khoản của một tài sản tài chính là sự dễ dàngtrong quá trình chuyển tài sản đó sang tiền mặt trong một thời gian ngắn Có 2 điềukiện để đảm bảo tính thanh khoản của mỗi tài sản tài chính:

o Việc chuyển đổi phải nhanh chóng o Phí tổn chuyển đổi phải thấp.

Trang 10

Như vậy, tài sản tài chính nào đòi hỏi nhiều thời gian và phí tổn để có thể chuyển đổithành tiền tệ cao, có nghĩa là tài sản tài chính đó mang tính thanh khoản thấp.

 Tính rủi ro : Là những đe dọa về an toàn vốn và thu nhập đối với các nhà đầu tưvào tài sản tài chính

Rủi ro có thể gồm nhiều loại:

Rủi ro thanh toán xuất phát từ sự phá sản của các chủ thể phát hành các tài sản tài

Rủi ro thị trường liên quan đến sự tăng giảm giá trị thị trường của các tài sản tài chính

( sự tăng giảm của giá cổ phiếu, trái phiếu)

Rủi ro lạm phát hay rủi ro về sức mua, xuất hiện trong giá trị của dòng tiền của các tài

sản tài chính do lạm phát khi đo lường giá sức mua.

=)Tính thanh khoản và tính rủi ro có quan hệ ngược chiều nhau Một tài sản tài chínhcàng có nhiều rủi ro càng ít tính thanh khoản và do đói mức lãi trả cho chứng khoánđó sẽ cao.

 Tính sinh lời: Là khả năng có thu nhập từ các tài sản tài chính mang lại cho nhàđầu tư

 Phân loại: Gồm 2 loại:o TSTC ngắn hạno TSTC dài hạn

F Chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN G  Nguồn tích luỹ cơ bản để tái sản xuất mở rộng và tăng phúc lợi H  Nguồn thu quan trọng của NSNN

III.Chi phí, doanh thu và lợi nhuận1.Chi phí của doanh nghiệp

-Là toàn bộ khoản tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các hoạt động nhằm đạt mục tiêu của doanh nghiệp

-Chi phí kinh doanh: Là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh

thường xuyên của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định

-Chi phí khác:Là những chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động không thường xuyên của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định

2 Doanh thu và thu nhập khác

-Khái niệm: là toàn bộ số tiền mà DN thu được nhờ hoạt động kinh doanh của DN trong 1 thời kì nhất định

-Nội dung: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu khác

Ngày đăng: 19/06/2024, 18:03

w