Triac được sử dụng trong mạch này như 1 bộ điều chỉnh độ sáng vì chúng dễ thiết kế và kiểm soát.2/ Các linh kiện trong mạch Tên linh kiện Part Part list Librabies Số lượngCAPASISTOR POLC
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
HÀ NỘI
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ BẢN
THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN TỬ
Giảng viên hướng dẫn : Thầy Vũ Hồng Vinh
Sinh viên thực hiện: Lương Thị Hằng
MSSV: 20192828
Lớp: Điện tử 07 – K64
Trang 2HÀ NỘI 5/2021
Lời Mở Đầu
Môn học thực tập cơ bản là một trong số những môn cơ sở - cốt lõi ngành vô cùng thú vị và hữu ích cũng như là tiền đề cho quá trình học ngành Điện Tử - Viễn Thông của em Thông qua sự hướng dẫn của giảng viên, chúng em được tiếp xúc bước đầu về những kiến thức căn bản nhất của điện tử
Đề tài của báo cáo thực tập lần này chính là thiết kế mạch điện tử bằng phần mềm OrCad Cụ thể hơn, trong báo cáo đề cập đến “Thiết kế mạch in là mạch điều chỉnh độ sáng đèn” Là một mạch đơn giản nhưng lại là 1 trong những mạch cơ bản và có nhiều ứng dụng trong thưc tế, hơn nữa nó còn gồm những linh kiện điện
tử đơn giản có thể giúp sinh viên thực hành từng bước mạch nguyên lý, mạch in
và xa hơn là chế tạo mach thực Đây chính là lý do em chọn mạch này.
Trang 3MỤC LỤC
I/ Giới thiệu mạch……….3
1 Chức năng………3
2 Các linh kiện sử dụng trong mạch……… 3
II/ Thiết kế sơ đồ mạch nguyên lý bằng Capture CIS……… 4
III/ Thiết kế mạch in bằng Layouts plus………5
IV/ Kết luân……… 10
Trang 4I/ GIỚI THIỆU MẠCH
1/ Chức năng
Mạch điều chỉnh độ sáng được dùng để kiểm soát độ sáng đèn Chức năng của mạch là thay đổi độ sáng của đèn bằng nguồn cố định Triac được sử dụng trong mạch này như 1 bộ điều chỉnh độ sáng vì chúng dễ thiết kế và kiểm soát
2/ Các linh kiện trong mạch
Tên linh kiện Part Part list Librabies Số lượng
Biến trở RESISTOR
VAR2 RESISTOR VAR2 DISCRETE 1 Diode cầu RB152 RB152 DISCRETE 1
Tụ tự phân
cực
CAPASISTOR
POL
CAPASISTOR POL
DISCRETE 1 Diode zener DIODE ZENER DIODE ZENER DISCRETE 1
Transistor 2N3904 T2323 TRANSISTOR 4
Trang 5II/ THIẾT KẾ MẠCH NGUYÊN LÝ BẰNG CAPTUTR CIS.
1 Khởi động phần mềm Capture CIS :
Để khởi động chương trình vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện, vào C/Program Files/Orcad/Capture, nháy đúp chuột vào biểu tượng Capture.exe để khởi động phần mềm
2 Vẽ sơ đồ nguyên lý :
Trên cửa sổ Orcad Capture CIS vừa xuất hiện, chọn File -> New -> Project Hộp thoại New Project hiện lên, ta gõ tên sơ đồ nguyên lý vào khung name, chọn mục Schematic ở phần Create a New Project Using, sau đó ấn nút Browse để chọn nơi lưu trữ file, sau đó ấn OK
Để mở hộp thọai lấy linh kiện vào Place -> Part (Hoặc sử dụng tổ hợp phím Ctrl P)
Mở và chọn thư viện ấn Add Library
Sau khi hộp thoại Library xuất hiện ta chọn các thư viện Mở thư viện và lấy các linh kiện theo danh sách ở mục 2/I trên
Trang 6Ví dụ với linh kiện điện trở R.
Nhập tên R vào ô Part sau đó ấn OK Lấy đủ số lượng linh kiện R cần dung
Trang 7Để lấy chân cho mạch, vào Place chọn Ground lấy 2 tiếp đất như hình
Sau khi tất cả các linh kiện đã được lấy ra màn hình làm việc Ta tiến hành xắp xếp
Để di chuyển linh kiện và sắp xếp cho phần nối dây, ta click chuột trái rồi kéo thả đến vị trí cần thiết Dùng các phím R để xoay linh kiện quanh trục dọc của nó, phím V để xoay linh kiện theo trục ngang
Dựa vào sơ đồ bố trí các linh kiện, ta nối dây theo sơ đồ nguyên lý Để nối dây vào Place -> Wire hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + W
Trang 8Click chuột trái vào chân linh kiện cần nối rồi di chuyển đến chân linh kiện còn lại kích chuột trái
Kết quả sau khi nối ta được mạch như sơ đồ nguyên lý đã cho
Sau đó dung tổ hợp Ctrl S để lưu
Trang 9Để kiểm tra lỗi cho sơ đồ nguyên lý và chuyển sang sơ đồ mạch in, nhấp chuột vào biểu tượng Minimize ở phía bên phải góc trên màn hình
Màn hình như sau xuất hiện, tại khung bên trái nhấp chọn trang PAGE 1, sau đó nhấp vào biểu tượng DESIGN RULES CHECK trên thanh công cụ để kiểm tra lỗi
Hộp thoại DRC xuất hiện, nhấp chuột vào nút OK nếu không thấy thông báo gì thì nghĩa là không có lỗi
Trang 10III/ THIẾT KẾ MẠCH IN BẰNG LAYOUT PLUS
1.Tạo tập tin có đuôi mnl để thiết kế mạch in Nhấp chuột vào biểu tượng create netlist trên thanh công cụ
Hộp thoại create netlist xuất hiện, ta nhấp vào ‘layout’, sau khi xuất hiện hộp thoại Orcad capture, ta ấn OK để tiếp tục
Ta chuyển sang chế độ mạch in bằng cách Start ->Program-> Orcad ->Layout plus
2.Tạo bản thiết kế mới, vào menu chọn file -> New Xuât hiện hộp thoại Load Template File, ta nhập vào file Template theo đường dẫn mặc định : C:\Program Files\ Orcad\Layout_Plus\Data.
File template là file định dạng một số thông số mặc định cho board mạch, như số lớp board mạch, khoảng cách đi dây, kích thước đường mạch, quy đinh thiết kế,
được sử dụng trong suốt quá trình làm việc với Layout.
Trang 11Nhấn Open để thực hiện load file TCH
Xuât hiện hộp thoại Load Netlist Source yêu cầu chọn file đuôi .MNL đã được tạo
trong Orcad Capture Nhấn OK để chọn mở file Netlist.
Tại hộp thoại Save File As nhập vào đường dẫn và tên file mà mình muốn lưu thiết
kế Mặc định Layout Plus sẽ đặt tên file mặc định trùng với tên file netlist và lưu trong thư mục project đó
Nhấn Save để tiến hành lưu
Sau khi Save file .max thì các chân đế linh kiện và các dây nối sẽ được load và xếp trên màn hình chính của chương trình Layout như hình sau:
Để xóa những tên không cần thiết ta nhấp vào biểu tượng Text tools trên thanh
công cụ -> nhấp chuột vào tên cần xóa rồi ấn delete trên bàn phím Sau khi xóa ta được mạch
Trang 12Để đặt nhãn hiệu cho mạch in, nhấp chuột phải vào mạch in sau đó ấn New, hộp
thoại Text edit, tại khung Text string , nhập tên cho mạch rồi ấn OK
Trang 13Để ẩn đường mạch và cho hiện các chân linh kiện, ta nhấp chuột vào mũi tên hướng xuống trên thanh trạng thái và chọn lớp 1 TOP
Sau đó chọn View -> Visible <> invisible.
Khi đã ẩn các đường mạch, các linh kiện hiện ra như sau
Cuối cùng nhấp chuột vào biểu tượng Save để lưu
Trang 14IV/ KẾT LUẬN
Sau khi thực hiện xong bài báo cáo, em đã phần nào nắm được nguyên lý hoạt động của phần mềm thiết kế mạch cụ thể là phần mềm Orcad Học được cách vẽ,
sử dụng các linh kiện Đây thực sự là 1 môn học bổ ích và thực tế đối với sinh viên viện ĐTVT
Tuy nhiên do thời gian có hạn, lại chịu sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid gần đây,
cơ hội được thực hành và tiếp xúc thực tế chưa nhiều nên bài báo cáo này còn rất nhiều khuyết điểm và sai sót Mong được thầy đánh giá, góp ý để em có thể hoàn thiện tốt nhất bản báo cáo này
Cuối cùng em xin cảm ơn và kính chúc thầy sức khỏe tốt ạ
Sinh viên
Hằng
Lương Thị Hằng