Đề cương ôn tập lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam có đáp án dành cho hệ không chuyên lý luận chính trị. Đề gồm các câu hỏi nhận định
Trang 1PHẦN NHẬN ĐỊNH Anh/chị cho biết những nhận định sau đây là đúng hay sai Giải thích ngắn gọn tại sao
Ví dụ: - Q: Bác Hồ đánh giá Phan Bội Châu là “xin giặc rủ lòng thương”
- A: Sai Vì đó là đánh giá của Bác Hồ về Phan Chu Trinh
1 Nhiệm vụ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin và lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân
Trả lời: Sai. Tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân và đào tạo cán bộ cách mạng
2 Phương hướng chiến lược cách mạng được nêu trong Cương lĩnh đầu tiên là “làm cách mạng tư sản”
Trả lời: Sai Làm cách mạng tư sản dân quyền.
3 Luận cương xác định: bỏ qua thời kỳ tư bổn mà đấu tranh thẳng lên con đường XHCN
Trả lời: Đúng Vì chỉ có mỗi XHCN mới làm được điều này
Trang 24 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng đã bầu Nguyễn Ái Quốc làm Tổng bí thư
Trả lời: Sai Sửa thành Lê Hồng Phong.
5 Hội nghị tháng 7/1936 xác định hình thức tổ chức
và đấu tranh là bí mật, bất hợp pháp
Trả lời: Sai Công khai và nửa công khai, hợp pháp
và bất hợp pháp
6 Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939 nhận định: “Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm để giành lấy giải phóng độc lập”
Trả lời: Sai Cần điền cụm từ “vô luận dạ trắng hay
da vàng” vào khoảng trống khoảng trống
7 Nhận định: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, nếu không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được Đó là nhiệm vụ của Đảng ta
Trang 3trong vấn đề dân tộc” là do Hội nghị tháng 5/1941 nêu ra
Trả lời: Đúng Vì thời cơ đang đến đến gần cần tập
trung cho vấn đề giải phóng dân tộc
8 Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (9/3/1945) xác định: Cuộc đảo chính của Nhật đã tạo ra cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc và điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi
Trả lời: Sai Điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi.
9 Âm mưu của quân Tưởng khi vào Việt Nam là
“diệt cộng, cầm Hồ”
Trả lời: Sai. Âm mưu của quân Tưởng khi vào Việt Nam là “diệt cộng, cầm Hồ”, phá Việt Minh
10.Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc (25/11/1945) xác định nguyên tắc ngoại giao của ta đối với quân đội Pháp là “độc lập về kinh tế, nhân nhượng về chính trị”
Trả lời: Sai Độc lập về chính trị, nhân nhượng về
kinh tế
Trang 411.Biện pháp lâu dài để giải quyết nạn đói là thực hiện Hũ gạo cứu đói
Trả lời: Sai Tăng gia sản xuất.
12.Để xoá nạn mù chữ, Chính phủ phát động phong trào xây dựng nếp sống mới, đời sống văn hoá
Trả lời: Sai Phát động phong trào “ bình dân học
vụ”
13.Ngày 11/11/1945, Đảng tuyên bố tự giải tán
Trả lời: Đúng Nhưng để lại một bộ phận hoạt động
công khai để tránh sự tấn công của địch vào Đảng 14.Sau khi Hiệp ước Hoa – Pháp được ký kết vào ngày 28/2/1946, ta lựa chọn con đường đánh nhau với Pháp ngay sau khi Pháp đưa quân ra miền Bắc
Trả lời: Sai Ta lựa chọn hòa hoãn với Pháp.
15.Phương châm kháng chiến chống thực dân Pháp là
“kháng chiến toàn dân, lâu dài và dựa vào sức mình
là chính”
Trả lời: Sai Toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào
sức mình là chính
Trang 516.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được gọi là “Đại hội kháng chiến kiến quốc”
Trả lời: Đúng Vì Đại hội đã đề ra đường lối kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược để đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn
17.Chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn vào lúc 17h30 ngày 7/5/1954
Trả lời: Sai Sửa mở màn => kết thúc
18.Tháng 4/1959, Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết về vấn
đề hợp tác hóa công nghiệp
Trả lời: Sai Sửa công nghiệp => nông nghiệp.
19.Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 (1/1959) chỉ cho phép cách mạng miền Nam đấu tranh chính trị
Trả lời: Sai Bỏ chữ “ chỉ”=> cho phép cách mạng miền Nam đấu tranh chính trị và vũ trang
20.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) xác định: công nghiệp hóa XHCN bằng cách ưu tiên phát triển nông nghiệp một cách hợp lý
Trả lời: Sai Sửa nông nghiệp => công nghiệp nặng.
Trang 621.Kế hoạch 5 năm lần thứ I (1961 – 1965) mới thực hiện được 4 năm thì phải dừng lại
Trả lời: Đúng Vì chiến tranh phá hoại diễn ra chúng
ta không còn điều kiện hòa bình nên phải dừng lại 22.Sau chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho) ngày 2/1/1963, cách mạng miền Nam xuất hiện cao trào “Tìm Mỹ
mà đánh, tìm nguỵ mà diệt”
Trả lời: Sai Sửa Ấp Bắc => Vạn Tường hoặc xuất
hiện cao trào "Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công" 23.Hội nghị lần thứ 11 (3/1965) và Hội nghị lần thứ
12 (12/1965) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
đã đưa ra nhận định: so sánh lực lượng giữa ta và Mỹ
có nhiều thay đổi bất lợi cho ta
Trả lời: Sai Không có gì thay đổi.
24.Ý đồ của Mỹ khi tiến hành chiến tranh phá hoại ở miền Bắc Việt Nam là đưa miền Bắc trở về thời kỳ
đồ đá
Trả lời: Đúng Vì Mỹ ngăn cản sự chi viện Miền
Bắc vào Miền Nam, làm lung lay ý chí quyết tâm đánh Mỹ của nhân dân ta
Trang 725.Ngày 28/1/1967, Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định mở mặt trận ngoại giao
Trả lời: Đúng Vì chúng ta cần tranh thủ sự ủng hộ
của bạn bè quốc tế, mở ra cục diện vừa đánh, vừa đàm, phát huy sức mạnh tổng hợp để đánh Mỹ Chuẩn bị cho Hội nghị Paris
26.Chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của Mỹ chỉ diễn ra trong 12 ngày đêm năm 1972
Trả lời: Sai Diễn ra trong khoảng 9 tháng.
27.Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam diễn ra trong 4 tháng
Trả lời: Sai Gần 5 năm.
28.Chúng ta giải phóng hoàn toàn miền Nam vào ngày 30/4/1975
Trả lời: Sai Ngày 2/5/1975.
29.Quốc hội khoá VI đổi tên nước thành Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 24/6/1976
Trả lời: Sai Ngày 2/7/1976.
Trang 830.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976) đã tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, khẳng định: thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, hay một Đống Đa trong thế kỷ XX, một sự kiện có ý nghĩa quốc tế quan trọng, có tính thời đại sâu sắc
Trả lời: Sai Sửa một Bạch Đằng, một Chi Lăng, hay
một Đống Đa => đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại
31.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (1982) đưa ra nội dung, bước đi, cách làm thực hiện công nghiệp hoá XHCN trong chặng đường đầu tiên là: tập trung sức phát triển mạnh công nghiệp, coi công nghiệp là mặt trận hàng đầu
Trả lời: Sai Phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu
32.Hội nghị Trung ương 8 (6/1985) được coi là bước đột phá thứ ba trong quá trình tìm tòi, đổi mới kinh tế của Đảng
Trang 9Trả lời: Sai Thứ ba => thứ hai.
33.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) xác định nguyên nhân của mọi nguyên nhân bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác kinh tế của Đảng
Trả lời: Sai Sửa kinh tế => cán bộ.
34.Bài học kinh nghiệm đầu tiên được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) rút ra là Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan
Trả lời: Sai Sửa luôn luôn => lấy dân làm gốc.
35.Cương lĩnh 1991 nêu ra 8 đặc trưng về xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng
Trả lời: Sai 6 đặc trưng.
36.Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng là hội nghị đầu tiên chỉ rõ 4 nguy cơ của đất nước ta trong thời kỳ đổi mới
Trả lời: Đúng Do sự sụp đổ của hệ thống XHCN,
nước ta đã ở vào hoàn cảnh chưa từng có trong tiền
Trang 10lệ Do đó Hội nghị cần cảnh báo những nguy cơ và khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng
37.Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII được coi như tuyên ngôn văn hóa của Đảng trong thời kỳ kháng chiến
Trả lời: Sai Sửa kháng chiến=> đổi mới
38.Cương lĩnh 2011 nêu ra đặc trưng “Do nhân dân lao động làm chủ”
Trả lời: Sai Bỏ từ lao động
39.Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã ra Nghị quyết
số 29-NQ/TW về đổi mới giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế
Trả lời: Sai Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
Trang 1140.Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 về Chiến lược bảo vệ biển đảo
Trả lời: Sai Biển đảo => tổ quốc trong tình hình
mới
41.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (2/2021) có chủ đề là: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định”
Trả lời: Sai Chủ đề đầy đủ của Đại hội XIII là: Tăng
cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ
Trang 12XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng XHCN
PHẦN TỰ LUẬN
Những nội dung trọng tâm
1 Toàn bộ nội dung chương I (không sử dụng mục II.4 Tính chất, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945)
2 Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) có 2 nội dung trọng tâm:
- Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng 1945-1946
- Đường lối kháng chiến chống Pháp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951)
- Hoàn cảnh lịch sử
- Nội dung
+ Mục tiêu của cuộc kháng chiến
+ Đối tượng
+ Tính chất
Trang 13+ Nhiệm vụ
+ Phương châm: Toàn dân?;Toàn diện?;Lâu dài?dựa vào sức mình là chính?
- Ý nghĩa
3 Xây dựng CNXH ở miền Bắc và kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) có các nội dung trọng tâm:
- Những vấn đề liên quan đến Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 (1/1959) - Hội nghị 11 và 12 (1965) -Hoàn cảnh lịch sử:
+ Khó khăn trên thế giới
+ Tình hình trong nước: Chính quyền NĐD
-Nội dung
+ Tinh thần cơ bản
+ Phương hướng
+ Nhiệm vụ cơ bản: giải thích cụm từ CM DTDCND + Con đường phát triển cơ bản
+ Nhiệm vụ trước mắt: Giải thích tại sao chúng ta phải làm nhiệm vụ Bảo vệ hoà bình thế giới?
Trang 14-Ý nghĩa
4 Chương III
Chủ trương của Đảng về công nghiệp hoá thể hiện trong các Đại hội III (1960), IV (1976)
-CNH là gì?
-Sự cần thiết phải tiến hành CNH
-Chủ trương
+ Đại hội III:Về xây dựng CNXH
Đường lối chung: đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH
Công nghiệp hóa XHCN bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý
+ Đại hội IV: Đường lối chung của cách mạng XHCN
Đường lối xây dựng, phát triển kinh tế, trong đó nổi bật là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá XHCN bằng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý
Trang 15- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), VII (1991), XI (2011), XIII
(2021)
- Nghị quyết 33 của Hội nghị Trung ương 9 khoá XI