1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận học phần phân tích dữ liệu và tri thức kinh doanh

28 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 9,57 MB

Nội dung

Về cơ bản có thể hiểu DW là một tập hợp các dữ liệu, thông tin có chung một chủ đề, được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau trong nhiều mốc thời gian và không chỉnh sửa.. Hiện nay khái ni

Trang 1

Giảng viên hướng dẫn TS Nguy n Danh Tú

Bộ môn Phân tích d li u và Tri th c kinh doanh ữ ệ ứ

Hà N i, 02/2023

Chữ ký c a GVHDủ

Trang 2

MỤC L C

Phần I: Tổng quan về Data warehouse 4

1.1.Data warehouse là gì? 4

1.2.Cấu trúc dữ li u cho kho d liữ ệu 4

1.3.Các kiểu dữ liệu trong DW 6

1.4.Các loại bảng Fact (bảng dữ kiện) trong DW 6

1.5.Ngôn ngữ cho kho dữ liệu 7

1.6.Cấu trúc của hệ thống kho dữ liệu 7

1.7.Các loại lược đồ của kho dữ liệu 7

1.7.1.STAR SCHEMA (Lược đồ hình sao) 8

1.7.2.SNOW FLAKE SCHEMA (Lược đồ bông tuyết) 8

1.7.3GALAXY SCHEMA 9

1.7.4.FACT CONSTELLATION SCHEMA 9

1.8.Xử lý phân tích trực tuyến (OLAP) 9

1.8.1.Business Intelligence (BI) 9

1.8.2.On-line analytical processing (OLAP) 9

1.9.Nguyên lý thiết kế DW 9

1.10.Ba vấn đề chính trong xây dựng DW 10

1.11.ETL (Extract - Transform - Load) 10

1.12.Các dạng lưu trữ dữ liệu của Dminsion table 10

1.13.Bus matrix 11

Phần II: T ng quan vổ ề BI 12

2.1.BI là gì? 12

2.2.BI chủ yếu gồm các thành phần chính như sau: 13

Phần III: NG DỨ ỤNG Datawarehouse và BI vào bài toán Chăm sóc sức khỏe 15

3.1 Gi i thi u vớ ệ ề bài toán 15

3.1.1 Chăm sóc sức khỏe là gì 15

3.1.2 N i dung quy trinh nghi p v cộ ệ ụ ủa chăm sóc sức khỏe 15

3.1.3 Requirement 16

3.1.4 Quy mô dữ liệ 16 u 3.2 Gi i thi u vớ ệ ề ODS 17

3.2.1 ODS (Operational Data Stores) là gì 17

3.2.2 Thi t kế ế và tri n khai ODSể 17

3.3 Ki n trúc DataWareHouseế 18

3.4 Ti n x lý d liề ử ữ ệu 19

3.4.1 Sơ đồ quá trình ETL 19

Trang 3

3

3.4.2 N i dung ETLộ 19

3.5 Dimension và các chi u d liữ ệu 21

3.5.1 Dimension 21

3.5.2 Các chi u d liữ ệu 22

3.6 Mô hình d li u OLTPữ ệ 23

3.7 d li u mô hình OLAPữ ệ 24

3.8 Các m u DASHBOARD và phân tíchẫ 25

3.8.1 DASHBOARD v m t vài nguyên nhân dề ộ ẫn đến thất thoát nhân lực 25

3.8.2 DASHBOARD v phân b nhân s trong công tyề ổ ự 26

3.8.3 DASHBOARD v phân b th c trề ổ ự ạng của nhân viên trong công ty 27

Trang 4

NỘI DUNG Phần I: Tổng quan về Data warehouse

1.1.Data warehouse là gì?

Data Warehouse tạm dịch là kho dữ liệu thường được viết tắt là DW hay DWH

Về cơ bản có thể hiểu DW là một tập hợp các dữ liệu, thông tin có chung một chủ đề, được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau trong nhiều mốc thời gian và không chỉnh sửa Được dùng cho việc hỗ trợ ra quyết định, phân tích dữ liệu và lập báo cáo trong công tác quản lý Hiện nay khái niệm kho dữ liệu được phát triển rộng hơn, nó mô tả tập hợp các công nghệ, phương pháp, kỹ thuật có thể kết hợp với nhau thực hiện các chức năng tích hợp, lưu trữ, xử lý

và phân tích dữ liệu để cung cấp thông tin cho người sử dụng Một kho dữ liệu thường có dung lượng lên đến hàng trăm GB thậm chí tính bằng đơn vị TB

Quá trình tập hợp và thao tác trên các dữ liệu này có những đặc điểm sau (ACID):

1 Atomicity (Tính nguyên tử): dữ liệu được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau > khi tập hợp phải thực hiện làm sạch, sắp xếp, rút gọn dữ liệu

-2 Consistency (Tính nhất quán): chỉ lấy những dữ liệu có ích (các dữ liệu có cùng chủ đề)

3 Isolation (Tính cô lập): Các dữ liệu truy suất không bị ảnh hưởng bởi các dữ liệu khác hoặc tác động lên nhau

4 Durable (Tính bền vững): Dữ liệu không thể tạo thêm, xóa hay sửa đổi

1.2.Cấu trúc dữ liệu cho kho dữ liệu

Lượng dữ liệu trong kho là rất lớn và không có những thao tác như sửa đổi hay tạo mới nên nó cần được tối ưu cho việc phân tích và báo cáo

Các thao tác với dữ liệu của kho dựa trên cơ sở Mô hình dữ liệu đa chiều (multidimensional data model), được mô hình hoá vào đối tượng được gọi là data cube Data cube là trung tâm phân tích, nó bao gồm nhiều dữ kiện (fact) và dữ kiện tạo ra nhiều chiều dữ kiện khác nhau (dimention)

Trang 5

5

Ví dụ với kho dữ liệu về các loại phương tiện :

Chúng ta có thể chia làm 3 chiều đơn giản là

item (loại phương tiện)

Time (thời gian sáng chế)

Location (quốc gia sáng chế)

Trang 6

1.3.Các kiểu dữ liệu trong DW

Một bảng sự kiện (Fact table) là một bảng gồm nhiều phép đo (measure), số liệu (metrics) hoặc sự kiện (fact) của quy trình kinh doanh (business process) Có ba loại dữ kiện:

1.4.Các loại bảng Fact (bảng dữ kiện) trong DW

1 Transaction Fact Tables

Đây là những bảng dữ kiện thường được sử dụng nhất

Mỗi hàng trong bảng này đại diện cho một sự kiện cụ thể trong quy trình kinh doanh

Chứa nhiều khóa ngoại hơn các loại khác vì có mối quan hệ với tất cả các thứ nguyên có thể có (Dimension table)

Dữ kiện trong các loại bảng này chủ yếu là Additive Facts

2 Accumulating Snapshot Fact Tables

Loại bảng Dữ kiện này sẽ đại diện cho toàn bộ vòng đời của quy trình kinh doanh

từ đầu đến cuối quy trình (tức là Xử lý đơn hàng bán hàng, Xử lý yêu cầu) Mỗi bản ghi trong loại bảng này đại diện cho một thực thể của quy trình kinh doanh tương ứng và sau đó bản ghi này sẽ được cập nhật mỗi lần theo trạng thái hiện tại của thực thể

3 Periodic Snapshot Fact Tables

Bảng này lưu trữ Snapshot quy trình kinh doanh trong một khoảng thời gian cụ thể, trong bảng Dữ liệu này có thể không ở cấp độ quy trình kinh doanh Nó tóm tắt hoạt động trong một khoảng thời gian, có thể là tháng, năm hoặc tuần

Trang 7

7

Ngoài ra còn một số khái niệm như:

1 Factless Fact table

Trong thực tế, có thể có bảng Fact không chứa phép đo (measure) hay sự kiện (fact) nào Ví dụ: Bảng dữ liệu đi chơi với crush (không có một dữ kiện nào )

2 Một bảng Fact bao gồm các sự kiện tổng hợp thường được gọi là bảng tóm tắt (Summary tables)

3 Dimension table

Là một trong những tập hợp các bảng đồng hành với Fact table

Bảng dữ kiện chứa các dữ kiện kinh doanh (hoặc các biện pháp) và các khóa ngoại tham chiếu đến các khóa ứng viên (thường là khóa chính) trong bảng thứ nguyên

Trái ngược với bảng dữ kiện, Dimension table chứa các thuộc tính mô tả (hoặc trường) thường là các trường văn bản (hoặc các số rời rạc hoạt động giống như văn bản) Các thuộc tính này được thiết kế để phục vụ hai mục đích quan trọng: hạn chế truy vấn và / hoặc lọc và gắn nhãn tập kết quả truy vấn

1.5.Ngôn ngữ cho kho dữ liệu

Ngôn ngữ xử lý phân tích trực tuyến (OLAP) ~ SQL và tập trung vào các câu lệnh:

Thu nhỏ (roll-up): Tập hợp thành những tập có phạm vi lớn hơn VD: tập hợp theo năm thay vì theo quý

Mở rộng (drill-down): Chia nhỏ thành nhiều tập dữ liệu VD: Nhóm theo tháng thay vì theo quý

Cắt lát (slice): Nhìn theo từng lớp một VD: Từ danh mục bán hàng của Q1,Q2,Q3, Q4 chỉ xem của quý Q1

Thu nhỏ (dice): Bỏ bớt một phần của dữ liệu (~ thêm điều kiện trong truy vấn)

1.6.Cấu trúc của hệ thống kho dữ liệu

Tầng trên: Nơi chứa các câu truy vấn, báo cao, phân tích

1.7.Các loại lược đồ của kho dữ liệu

Có 4 loại lược đồ có sẵn trong kho dữ liệu

Trang 8

1.7.1.STAR SCHEMA (Lược đồ hình sao)

Gồm 1 bảng Fact (bảng sự kiện) nằm ở trung tâm và được bao quanh bởi những bảng Dimension (bảng chiều) Dữ liệu của lược đồ hình sao không được chuẩn hoá Các câu hỏi nhằm vào bảng Fact và được cấu trúc bởi các bảng Dimension

Ưu điểm: Bảng Fact, Dimension được mô tả rõ ràng, dễ hiểu Bảng Dim là bảng

dữ liệu tĩnh, và bảng Fact là dữ liệu động được nạp bằng các thao tác Khoá của Fact được tạo bởi khoá của các bảng Dim Nghĩa là khoá chính của các bảng Dim chính

là khoá của bảng Fact

Nhược: Dữ liệu không được chuẩn hoá

Là dạng mở rộng của lược đồ hình sao bằng các bổ sung các Dim Bảng Fact như lược đồ hình sao, bảng Dim được chuẩn hoá Các chiều được cấu trúc rõ ràng Bảng Dim được chia thành chiều chính hay chiều phụ

Ưu điểm: Số chiều được phân cấp thể hiện dạng chuẩn của bảng Dim Nhược: Cấu trúc phi dạng chuẩn của lược đồ hình sao phù hợp hơn cho việc duyệt các chiều

Trang 9

9

1.7.3GALAXY SCHEMA

Chứa nhiều bảng Fact sử dụng chung một số bảng Dim Lược đồ là sự kết hợp của nhiều data mart (kho dữ liệu có chủ đề, dạng thu nhỏ của kho dữ liệu, kho dữ liệu được chia thành nhiều phần nhỏ khác nhau)

1.7.4.FACT CONSTELLATION SCHEMA

Dimension trong lược đồ được tách thành các Dimension độc lập dựa trên các cấp độ của hệ thống phân cấp

1.8.Xử lý phân tích trực tuyến (OLAP)

1.8.1.Business Intelligence (BI)

BI là quy trình và công nghệ mà các doanh nghiệp dùng để kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng

lồ, khai phá tri thức giúp cho các doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định hiệu quả hơn cho hoạt động kinh doanh của mình Công nghệ BI: Cung cấp một cách nhìn toàn cảnh hoạt động của doanh nghiệp từ quá khứ, hiện tại và các dự án tương lai Hệ thống BI còn được gọi là Hệ thống hỗ trợ quyết định (DSS) Qui trình BI là quy trình trích xuất từ cơ sở dữ liệu OLAP và sau đó phân tích dữ liệu >> thông tin có thể dùng để đưa ra kết quả

1.8.2.On-line analytical processing (OLAP)

OLAP là kỹ thuật để truy xuất dữ liệu chủ yếu trong kho dữ liệu Dữ liệu trong DW được tổ chức dưới dạng các khối dữ liệu đa chiều và OLAP được dùng để phân tích dữ liệu trên từng khối

1.9.Nguyên lý thiết kế DW

1 Hướng chủ đề: Loại bỏ các dữ liệu không hữu ích cho quá trình phân tích

Trang 10

2 Tính toàn vẹn: Tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau vào một định dạng thống nhất

3 Tính bất biến: Dữ liệu phải thống nhất theo thời gian (Hạn chế đối đa sửa, xoá) >> phân tích thay đổi theo thời gian

4 Giá trị lịch sử: Cung cấp dữ liệu tại các thời điểm khác nhau của một thông tin

1.10.Ba vấn đề chính trong xây dựng DW

1 Data

Cần thông tin gì để hỗ trợ ra quyết định? Ở cấp độ nào?

Dữ liệu được lấy từ đâu? định dạng như thế nào?

Độ lớn dữ liệu? Mức độ tăng trưởng dữ liệu như thế nào? cần bao nhiêu không gian để chứa?

2 Structure

o Dữ liệu cần được xây dựng theo những chiều nào để phục vụ phân tích?

o Cấu trúc dữ liệu nào là phù hợp với yêu cầu?

o Có những ngoại lệ nào cần xử lý? ở cấp độ nào?

1.11.ETL (Extract - Transform - Load)

Tiến trình ETL hay là tiến trình thu thập và tích hợp dữ liệu

1 Extract: truy cập hệ thống nguồn để trích xuất dữ liệu (source data)

2 Tranform: Kiểm tra, làm sạch, điều chỉnh phù hợp các yêu cầu của DW (load data)

3 Load: cập nhật DW với dữ liệu được cung cấp từ load data

1.12.Các dạng lưu trữ dữ liệu của Dminsion table

Loại 0: Retain Original:

Trang 11

11

Đây là phương thức thụ động Khi có sự thay đổi trên dimension, không có hành động nào xảy ra trên DW Giá trị chiều được giữ nguyên như tại thời điểm bản ghi được thêm vào lần đầu tiên (không được chỉnh sửa?) Loại này hiếm khi được sử dụng Loại 1: Overwrite

Ghi đè dữ liệu cũ, không theo dõi dữ liệu lịch sử

Ưu: Dễ bảo trì

Nhược: Không kiểm tra được dữ liệu lịch sử

Loại 2: Add new row

Theo dõi dữ liệu lịch sử bằng cách tạo ra nhiều bản ghi cho một khoá tự nhiên trong bảng chiều (phân biệt bằng khoá tự nhiên hoặc số phiên bản)

Loại 3: Add new attribute

Theo dõi sự thay đổi bằng cách sử dụng các cột riêng biệt Lưu giá trị lịch sử một cách giới hạn vì giới hạn ở số cột lưu trữ dữ liệu lịch sử (Bản ghi chứa 1 cột cho giá trị ban đầu, 1 cột cho giá trị hiện tại)

Loại 4: Add history table

Sử dụng các bảng history table

Một bảng lưu giá trị hiện tại

Một bản lưu trữ tất cả thay đổi

Loại 6: Hybrid

o Kết hợp cách tiếp cận từ loại 1,2,3 (6 = 1+2+3)

o Khi bản ghi lần đầu tiên được thêm vào Giá trị lịch sử và giá trị hiện tại là giống nhau

o Khi thay đổi giá trị:

o Ghi đè current_Flag (cột có giá trị Y/N chỉ định rằng phiên bản có đang được

sử dụng) (1)

o Tạo bản ghi mới để theo dõi lịch sử (2)

o Lưu trữ giá trị lịch sử trong cột (3)

1.13.Bus matrix

Cấu trúc mạch nối (Bus Architecture) là tập các bảng fact và dimension và mối liên kết giữa chúng (theo các tiến trình nghiệp vụ), xây dựng nên các chợ dữ liệu (Data Mart)

Trang 12

Bảng chiều dimension là bảng tra cứu “lookup” trong mô hình dữ liệu đa chiều, chứa dữ liệu văn bản để xác định các định danh identifer trong các bảng sự kiện fact Dimension xác định WHO, WHAT, WHERE, WHY, HOW của trạng thái của sự kiện được ghi lại trong fact Dimension được định nghĩa và triển khai một lần, từ đó sử dụng xuyên suốt trong các nghiệp

vụ kinh doanh

Xây dựng kiến trúc nhà kho dữ liệu doanh nghiệp là kết quả của quá trình thu thập yêu cầu Ma trận được định nghĩa như sau:

Mỗi hàng row đại diện cho một qui trình nghiệp vụ

Mỗi cột column tương ứng một chiều của nghiệp vụ

Ma trận kết quả thể hiện một bức tranh lớn (không tính đến các yếu tố liên quan đến công nghệ), cho phép xác dịnh và quản lý quá trình phát phát triển một cách dễ dàng Kimball sử dụng khái niệm bus matrix cung cấp một khuôn khổ framework và một kế hoạch tổng thể để phát triển nhanh theo mô hình Agile, xác định các dimensions chung có thể sử dụng lại, đem lại sự thống nhất về mặt dữ liệu và giảm thời gian delivery Mục tiêu của việc xây dựng bus matrix là phải

có được tổng quan toàn cảnh và chính xác các tiến trình trong toàn bộ tổ chức Trong mô hình

đa chiều, mỗi tiến trình được mô hình hoá và môt tả thông qua bảng fact và các bảng dimension liên quan

Phần II: Tổng quan về BI

2.1.BI là gì?

BI là một qui trình có tích hợp công nghệ mà các doanh nghiệp dùng để kiểm soát khối lượng

dữ liệu khổng lồ đến từ nhiều nguồn khác nhau và khai thác nguồn dữ liệu đó giúp cho họ có thể đưa các các quyết định hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh của mình BI có mặt ở khắp các doanh nghiệp như hệ thống siêu thị, ngân hàng, viễn thông,… đó đều là những nơi cần thu thập, xử lý khối lượng dữ liệu cực lớn Do đó BI có tính ứng dụng rất cao khi nguồn dữ liệu của doanh nghiệp sẽ lớn dần theo thời gian hoạt động Hiện nay BI vẫn còn là một thuật ngữ khá mới ở Việt Nam, nhưng trên thế giới BI đã được ứng dụng rất nhiều vào doanh nghiệp.Vậy mình sẽ cùng tìm hiểu 1 giải pháp BI cho doanh nghiệp gồm những gì và cách hoạt động như thế nào nhé

Trang 13

Có thể là bất cứ hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào như MySQL, Oracle, MSSQL, DB2, …

Thường được thiết kế theo mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ ( vì dạng mô hình này đang rất phổ biến trong thực tế )

Thực thi các report với output nhận được từ Analysis Server

Nơi quản trị tập trung các report trên nền web, các report này có thể được attach vào ứng dụng web, hay application

Data Mining

Trang 14

Là quá trình trích xuất thông tin dữ liệu đã qua xử lý (phù hợp với yêu cầu riêng của doanh nghiệp) từ Data Warehouse rồi kết hợp với các thuật toán để đưa ra ( hoặc

dự đoán ) các quyết định có lợi cho việc kinh doanh của doanh nghiệp

Đây là một quá trình quan trọng trong BI, thông thường một doanh nghiệp muốn

sử dụng giái pháp BI thường kèm theo về Data Mining

Data Presentation

Tạo ra các báo cáo, biểu đồ từ quá trình data mining để phục vụ cho nhu cầu của người dùng cuối

Sau đây nói rõ hơn về Data Warehouse – 1 phần gần như không thể thiếu của 1 giải pháp BI

Data Warehouse : Data warehouse nói nôm na như một nơi lưu trữ dữ liệu khổng lồ của doanh

nghiệp nhằm phục vụ cho yêu cầu về sau này Một data warehouse thường có các tính chất sau :

Hướng đối tượng : Thường dữ liệu trong data warehouse sẽ được phân tích theo từng đối tựơng

cụ thể, ví dụ như khách hàng hoặc là sản phẩm,…

Tổng hợp dữ liệu: Như chúng ta đã biết, dữ liệu vào data warehouse có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi nguồn có cách định nghĩa dữ liệu khác nhau nhưnh khi đưa vào Data Warehouse, chúng sẽ đựơc chuẩn hoá theo thiết kế riêng của từng DW thông qua giai đoạn ETL Khi đó mọi nguồn dữ liệu sẽ được tổng hợp lại thành một nguồn thống nhất

Lưu trữ lâu dài : Dữ liệu trong data warehouse được lưu trữ trường kỳ theo một thời gian dài cho dù nó đã được thay đổi Một hệ thống dữ liệu bình thường chỉ lưu trữ dữ liệu gần nhất của một trường nào đó, ví dụ như địa chỉ của 1 khách hàng, khi thay đổi nó, địa chỉ cũ vẫn được giữ lại thông qua các phương pháp Slowly Changing Dimensions ( sẽ được bàn kỹ vào các bài blog tiếp theo )

Bất biến theo thời gian:  Một khi dữ liệu đựơc đưa vào DW, nó chỉ đựơc thay đổi thông qua gói ETL ( nhưng dữ liệu cũ vẫn được giữ lại)

Kiến trúc của một Data Warehouse thông thường

Data Source Layer (Lớp dữ liệu nguồn) Dữ liệu vào DW có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau và dưới các định dạng khác nhau như đơn thuần một file text, cơ sở dữ liệu quan hệ, file Excel… hoặc dữ liệu từ doanh nghiệp như dữ liệu về sản phẩm, thông tin lưu trữ về việc lướt web của ngừơi dùng lưu trên web server …

Data Extraction Layer Đảm nhận việc trích dữ liệu từ nguồn để đưa vào hệ thống DW Staging Area Đây là nơi mà dữ liệu sẽ được loại bỏ các trường dữ liệu thừa theo chuẩn của

từng DW và chuỷên vào DW hoặc Data mart

ETL Layer Lớp này có nhiệm vụ thêm sự logic vào dữ liệu ( thường do yêu cầu riêng của

doanh nghiệp )

Ngày đăng: 13/06/2024, 19:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w