Với lý do đó, đề tài này xin được phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghiệp4.0 và phản ứng, hành động của các doanh nghiệp trước cơ hội mới, thách thức mới.Là một đề tài lớn, để
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
ĐỀ ÁN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
HÀ NỘI, 05/2021
Trang 2ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ PHẢN ỨNG CỦA NHỮNG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN – THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 4
CHƯƠNG 2: CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ 6
2.1 Giới thiệu về các cuộc cách mạng công nghiệp 6
2.1.1 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất 6
2.1.2 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai 7
2.1.3 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 7
2.1.4 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 8
2.2 Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 8
2.2.1 Tác động chung ở tầm vĩ mô 8
2.2.2 Tác động cụ thể của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngành sản xuất 9
Chương 3: PHẢN ỨNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VỚI TÁC ĐỘNG TỪ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 14
3.1 Sự thay đổi về quản trị sản xuất, tác nghiệp 14
3.2 Sự thay đổi về quản trị marketing 15
3.3 Sự thay đổi về quản trị tài chính, quản trị nhân lực 15
CHƯƠNG 4: DẪN CHỨNG LIÊN HỆ 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
2
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2020 vừa trôi qua có thể coi là một năm đầy biến động, đầy thử thách nhưng cũng
để lại nhiều dấu ấn đối với không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới Năm 2020 là mộtnăm bản lề của sự phát triển về khoa học kỹ thuật, công nghệ số, chuyển đổi số, dữ liệulớn…Và Covid-19 giống như một chất xúc tác khiến sự phát triển, chuyển dịch đấy càngnhanh hơn, mạnh hơn, sâu sắc hơn
Năm 2020 và quý I năm 2021 vừa qua là một năm khó khăn với các doanh nghiệp, khiđầu ra – nhu cầu thị trường thì giảm sút, trong khi đó việc dịch bệnh hoành hành cũnggây nên hiện tượng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu Có thể coi đây là một sự khủnghoảng kép cả về cung và cầu đối với các doanh nghiệp
Một sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ đi kèm cùng hiện tượng thiên nga đen Covid-19
đã khiến bộ mặt, cách thức hoạt động, vận hành của các doanh nghiệp có sự thay đổi rõrệt Với lý do đó, đề tài này xin được phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghiệp4.0 và phản ứng, hành động của các doanh nghiệp trước cơ hội mới, thách thức mới
Là một đề tài lớn, để tránh lan man không cần thiết, đề tài xin được tập trung dành phầnlớn nội dung phân tích tác động và phản ứng của các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ.Kết cấu của đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận – thực tiễn của đề tài
Chương 2: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động của nó
Chương 3: Phản ứng của các doanh nghiệp trước sự tác động của cuộc cách mạng côngnghiệp 4.0
Chương 4: Dẫn chứng liên hệ
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN – THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
Nói đến cách mạng công nghiệp là nói đến sự thay đổi lớn lao mà nó mang lại trong cáclĩnh vực kinh tế, văn hóa, và xã hội Nhìn lại lịch sử, con người đã trải qua nhiều cuộccách mạng khoa học kỹ thuật lớn Mỗi cuộc cách mạng đều đặc trưng bằng sự thay đổi vềbản chất của sản xuất và sự thay đổi này được tạo ra bởi các đột phá của khoa học vàcông nghệ
Đã có nhiều tài liệu, báo cáo về các cuộc cách mạng công nghiệp và đặc biệt là cuộc cáchmạng công nghiệp lần thứ 4 Như một lẽ tất yếu, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
là sự kế thừa và phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp lần trước
Và đặc biệt trong các cuộc cách mạng công nghiệp, nhân tố có sự tác động rõ rệt, mạnh
mẽ và chịu nhiều ảnh hưởng nhất chính là các doanh nghiệp – nơi trực tiếp tạo ra các sảnphẩm của xã hội, nơi trực tiếp ứng dụng công nghệ vào đời sống và quá trình sản xuất vớimục tiêu duy nhất là nâng cao năng suất, chất lượng
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
Không giống như các cuộc cách mạng lần trước, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có sựchuyển biến nhanh chóng và rõ rệt về tốc độ, bởi tốc độ cũng chính là thứ mà nó hướngđến Vậy nên sẽ không có thời gian cho sự lề mề, đủng đỉnh; nó sẽ đến và đi và rất nhanh
Do đó chỉ có những doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, dám đối đầu mới có thể nắmbắt cơ hội này Đặc biệt với chất xúc tác Covid-19 khiến cho các doanh nghiệp lao đao,đứng trước cơ hội về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp sẽ chỉ có hai sự lựachọn: Thay đổi hay là thất bại
So với mặt bằng chung các đất nước phát triển, các nền công nghiệp tiên tiến trên thếgiới, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn ở đâu đó vùng trũng của sự non trẻ về khoa họccông nghệ Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem đến cơ hội đi tắt, đón đầu cho cácdoanh nghiệp Việt để có thể bắt kịp với trình độ khoa học thế giới
Có một sự thay đổi rõ ràng trong những năm trở lại đây, khi đây không còn là thời kỳ của
cá lớn nuốt cá bé mà là thời kỳ của cá nhanh nuốt cá chậm Chính sự trì trệ, không chịu
4
Trang 5cải tiến, thay đổi mới là thứ giết chết các doanh nghiệp nhanh nhất trong thời kỳ này MộtNokia gần như độc quyền toàn ngành điện thoại di động những năm 2000 cũng chỉ còn làmột biểu tượng khi cứ mãi giữ triết lý cũ, không thể bắt kịp so với sự phát triển của cáchãng điện thoại thông minh khác.
Trang 6CHƯƠNG 2: CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
2.1 Giới thiệu về các cuộc cách mạng công nghiệp
2.1.1 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Bắt đầu vào khoảng năm 1784 Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhấtnày là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất Cuộc cách mạngcông nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc James Watt phát minh rađộng cơ hơi nước năm 1784 Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của côngnghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhânloại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp (kéo dài
17 thế kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ công), sức nước, sức gió
và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước
và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá Nó khiến lực lượngsản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế phát triển vượt bậc của nềncông nghiệp và nền kinh tế Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sangnền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là sự
6
Trang 7chiến thắng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là việc tạo ranền khoa học mới, có tính thực nghiệm nhờ cuộc cách mạng trong khoa học vào thế kỷXVII.
2.1.2 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ khoảng năm 1870 đến khi Thế Chiến I
nổ ra Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử dụng năng lượngđiện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn Cuộc cáchmạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóahọc, sản xuất thép, và (đặc biệt) là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt Cuộc CMCN lần thứ 2
đã tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở mứccao hơn nữa
Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của các lực lượngsản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học trên cơ
sở kỹ thuật Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ
sở điện - cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngànhmới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt.Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời củađiện và dây chuyền lắp ráp Công nghiệp hóa thậm chí còn lan rộng hơn tới Nhật Bản sauthời Minh Trị Duy Tân, và thâm nhập sâu vào nước Nga, nước đã phát triển bùng nổ vàođầu Thế Chiến I Về tư tưởng kinh tế - xã hội, cuộc cách mạng này tạo ra những tiền đềthắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế giới
2.1.3 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự ra đời vàlan tỏa của công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tựđộng hóa sản xuất Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tínhhay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máytính, máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990)
Trang 8Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và các nguồnlực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra cùng mộtkhối lượng hàng hóa tiêu dùng Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của nền sản xuất
xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I (nông - lâm - thủy sản), II(công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã hội Làm thay đổi tận gốccác lực lượng sản xuất, cuộc Cách mạng KH&CN hiện đại đã tác động tới mọi lĩnh vựcđời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vì đây chính lànơi phát sinh của cuộc cách mạng này
2.1.4 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) xuất phát từ kháiniệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013 “Industrie 4.0” kếtnối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữaCông nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong
Cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợpcác công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học Khi sosánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số
mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành côngnghiệp ở mọi quốc gia Và chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sựchuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị
Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạnvật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data) Trên lĩnh vực công nghệsinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bướcnhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường,năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới,máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano
8
Trang 92.2 Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
2.2.1 Tác động chung ở tầm vĩ mô
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động to lớn về kinh tế, xã hội vàmôi trường ở tất cả các cấp – toàn cầu, khu vực và trong từng quốc gia Các tác động nàymang tính rất tích cực trong dài hạn, song cũng tạo ra nhiều thách thức điều chỉnh trongngắn đến trung hạn
Về mặt kinh tế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động đến tiêu dùng, sảnxuất và giá cả Từ góc độ tiêu dùng và giá cả, mọi người dân đều được hưởng lợi nhờ tiếpcận được với nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng với chi phí thấp hơn.Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tác động tích cực đến lạm phát toàn cầu.Nhờ những đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng (cả sản xuất cũng như sửdụng), vật liệu, Internet vạn vật, người máy, ứng dụng công nghệ in 3D (hay còn đượcgọi là công nghệ chế tạo đắp dần, có ưu việt là giúp tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phílưu kho hơn nhiều so với công nghệ chế tạo cắt gọt truyền thống… đã giúp giảm mạnh áplực chi phí đẩy đến lạm phát toàn cầu nhờ chuyển đổi sang một thế giới hiệu quả, thôngminh và sử dụng nguồn lực tiết kiệm hơn
Từ góc độ sản xuất, trong dài hạn, cuộc cách mạng công nghiệp lần này sẽ tác động hếtsức tích cực Kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào độnglực không có trần giới hạn là công nghệ và đổi mới sáng tạo, thay cho tăng trưởng chủyếu dựa vào các yếu tố đầu vào luôn có trần giới hạn
Tuy nhiên cuộc cách mạng công nghệ này đang tạo ra những thách thức liên quan đếnnhững chi phí điều chỉnh trong ngắn đến trung hạn do tác động không đồng đều đến cácngành khác nhau: có những ngành sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và có những ngành sẽ phảithu hẹp đáng kể Trong từng ngành, kể cả các ngành tăng trưởng, tác động cũng có sựkhác biệt giữa các doanh nghiệp, với sự xuất hiện và tăng trưởng nhanh của nhiều doanhnghiệp tạo ra những công nghệ mới và sự thu hẹp, kể cả đào thải của các doanh nghiệplạc nhịp về công nghệ
Trang 102.2.2 Tác động cụ thể của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngành sản
xuất
Đây là nhóm ngành mà Việt Nam sẽ phải chịu tác động mạnh nhất vì ba lý do: Thứ nhất,tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến nhóm ngành này rất mạnh Thứhai, cơ chế lan truyền tác động của công nghệ trong kinh tế toàn cầu rất nhanh thông quakênh xuất nhập khẩu do bản chất thương mại quốc tế cao của nhóm ngành này Thứ ba,những đột phá về công nghệ, đặc biệt là những tiến bộ vượt bậc trong tự động hóa vàcông nghệ in 3D đang làm đảo ngược dòng thương mại theo hướng bất lợi cho các nướcnhư Việt Nam do làm giảm mạnh lợi thế lao động giá rẻ tại đây Cụ thể, những tiến bộvượt bậc trong quá trình tự động hóa và số hóa đã và đang giúp giảm mạnh chi phí chếtạo và vận hành người máy, và do vậy làm tăng khả năng công nghiệp chế tạo quay trở lạicác nước phát triển để gần hơn với thị trường tiêu thụ lớn và các trung tâm R&D ở cácnước này
Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngành sản xuất sẽ được phân tích
cụ thể qua ba ngành công nghiệp chính như sau:
- Các ngành công nghiệp công nghệ thấp (hàng hóa tiêu dùng cuối cùng hoặc nguyên liệuđầu vào): các ngành công nghiệp thâm dụng lao động như dệt may, da giày…: lao động
có tác động lớn hơn công nghệ, hiện nay vẫn là ưu thế của Việt Nam và các quốc giađang phát triển Tuy nhiên, trong bối cảnh CMCN 4.0, đây sẽ là một trong những tháchthức lớn, khi lao động được dần thay thế bằng robot và các nhà máy thông minh Do đó,yếu tố quan trọng trong thời gian tới là tập trung dần vào cải tiến công nghệ và nâng caochất lượng lao động
- Các ngành công nghiệp trung bình (hàng hóa trung gian): Ngành sắt thép, xi măng, cao
su, bao bì và các ngành công nghiệp khoáng sản phi kim loại Đối với các ngành này, cácquốc gia công nghiệp tập trung vào công nghệ trong khi các nước đang phát triển nhưViệt Nam vẫn dựa vào tài nguyên, năng lượng nhưng chủ yếu là xuất khẩu tài nguyên thô(ở Việt Nam là xuất khẩu khoáng sản thô) Công nghệ, lao động và tài nguyên là các yếu
tố cần tác động, đây là các ngành có thị trường phát triển mạnh và nhu cầu cao từ các
10
Trang 11nước phát triển Dưới tác động của CMCN 4.0, yếu tố cần tập trung cải tiến đó là chấtlượng lao động và cải tiến công nghệ cao.
- Nhóm các ngành công nghệ cao: Các quốc gia công nghiệp có lợi thế cao, với các quốcgia đang phát triển, bên cạnh công nghệ, yếu tố vốn và năng lượng cũng đóng vai tròquan trọng Do đó, dưới tác động của CMCN 4.0, cần tập trung đầu tư phát triển KHCN,đổi mới và ứng dụng công nghệ tiến tiến; dịch chuyển mạnh sang những ngành côngnghiệp công nghệ cao; lựa chọn và tập trung xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăngcao, Việt Nam có lợi thế; giảm nhanh xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản thô
Một số biểu hiện, dẫn chứng cụ thể về sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0đến ngành sản xuất có thể được nhìn thấy như sau:
Công nghệ in 3D với cách thức hoạt động tương tự hệ thống máy chụp CT hay cộnghưởng từ có khả năng quét toàn bộ vật thể một cách chính xác, từ đó xây dựng nên filethiết kế chi tiết của vật thể Từ đó có thể copy hàng loạt vật mẫu một cách hoàn toànchính xác với độ tin cậy cao, hoàn toàn tự động Chúng ta có thể tưởng tượng một ngàynào đó, các bộ quần áo – giày dép sẽ được thiết kế phù hợp riêng biệt cho từng cá nhân,trong thời gian ngắn nhất Hay như các bộ phận linh kiện máy móc hoàn toàn có thể sảnxuất bởi công nghệ in 3D mà không phụ thuộc nhiều vào nhân công lao động như hiệnnay, cũng như cải thiện được năng suất