Xác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt Nam

187 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Xác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt NamXác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt Nam

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

ĐÀO TRỌNG KHÔI

XÁC ĐỊNH VÀ XÂY DỰNG QUY CHẾ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI DỮ LIỆU CÓ TÍNH CHẤT TÀI SẢN

TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT

Hà Nội – 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT

XÁC ĐỊNH VÀ XÂY DỰNG QUY CHẾ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI DỮ LIỆU CÓ TÍNH CHẤT TÀI SẢN

TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Mã số:

Luật dân sự và tố tụng dân sự 9380101.04

Trang 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 10

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10

3 Đối tượng nghiên cứu 11

4 Phạm vi nghiên cứu 12

4.1 Phạm vi nghiên cứu về nội dung 12

4.2 Phạm vi nghiên cứu về không gian, thời gian 12

5 Phương pháp nghiên cứu 13

6 Tính mới 13

7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án 14

8 Kết cấu của luận án 15

1.2 Phân loại nội dung nghiên cứu của luận án 16

1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài 17

1.3.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu lý luận về tài sản, dữ liệu và dữ liệu có tính chất tài sản 17

1.3.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về các mô hình tài sản hoá dữ liệu 25

1.4 Những thành tựu nghiên cứu mà luận án kế thừa và những vấn đề cần nghiên cứu phát triển trong khuôn khổ luận án 30

1.4.1 Những thành tựu nghiên cứu mà luận án kế thừa 30

1.4.2 Những vấn đề cần nghiên cứu phát triển trong khuôn khổ luận án 31

1.5 Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 32

1.6 Việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu 33

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TỔNG QUÁT VỀ TÀI SẢN, DỮ LIỆU VÀ DỮ LIỆU CÓ TÍNH CHẤT TÀI SẢN 35

2.1 Những vấn đề lý luận tổng quát về tài sản 35

2.1.1 Nguồn gốc của khái niệm tài sản 35

2.1.2 Khái niệm của tài sản 41

2.1.2.1 Tài sản là đối tượng của quyền 41

2.1.2.2 Tài sản là quyền 42

Trang 4

2.1.2.3 Tài sản là cả vật và quyền 43

2.1.2.4 Kết luận về khái niệm tài sản 44

2.1.3 Các học thuyết chính về tài sản 45

2.1.4 Thuộc tính của tài sản 47

2.1.4.1 Thuộc tính của tài sản theo luật tài sản Dân luật hiện đại 47

2.1.4.2 Thuộc tính của tài sản theo luật tài sản Thông luật hiện đại 51

2.1.4.3 Thuộc tính của tài sản theo pháp luật Việt Nam 55

2.1.5 Ranh giới giữa quyền tài sản và quyền nhân thân 60

2.1.5.1 Đặc trưng của quyền nhân thân 60

2.1.5.2 Phân biệt quyền nhân thân và quyền tài sản 61

2.2 Những vấn đề lý luận về dữ liệu và dữ liệu có tính chất tài sản 63

2.2.1 Khái niệm chung về dữ liệu 63

2.2.2 Khái niệm pháp lý về dữ liệu 65

2.2.3 Đặc điểm của dữ liệu 68

2.2.4 Vòng đời dữ liệu và các chủ thể chính có liên quan 70

2.2.5 Giá trị, vai trò và ý nghĩa của dữ liệu 71

2.2.6 Phân loại dữ liệu 72

2.2.7 Dữ liệu có tính chất tài sản 74

2.3 Kết luận Chương 2 87

CHƯƠNG 3: CÁC MÔ HÌNH TÀI SẢN HOÁ DỮ LIỆU 89

3.1 Mô hình Mở rộng Thích nghi 90

3.1.1 Giới thiệu chung và ý tưởng cơ bản của mô hình 90

3.1.2 Dữ liệu sáng tạo được điều chỉnh bởi quyền sở hữu trí tuệ 90

3.1.3 Dữ liệu phi sáng tạo: mở rộng quyền nhân thân và chiếm hữu thực tế 98

3.1.4 Bảo vệ bằng luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 99

3.1.5 Chuyển giao bằng hợp đồng 104

3.1.6 Ưu điểm của mô hình 106

3.1.7 Nhược điểm của mô hình 107

3.2 Mô hình sở hữu dữ liệu 112

3.2.1 Khả năng thiết lập quyền sở hữu lên dữ liệu 112

3.2.2 Giới thiệu chung và ý tưởng căn bản của mô hình 115

3.2.3 Nội dung quyền: 115

3.2.4 Chủ thể quyền 116

3.2.6 Một số trường hợp thể hiện khả năng áp dụng thực tế của mô hình 119

3.2.7 Ưu điểm 124

3.2.8 Nhược điểm 131

3.3 Mô hình quyền dữ liệu (data rights) 137

3.3.1 Giới thiệu chung và ý tưởng căn bản của mô hình 137

3.3.2 Chi tiết về quyền đồng tạo 139

3.3.3 Chi tiết về quyền công ích 143

Trang 5

4.1 Định hướng xây dựng quy chế pháp lý cho dữ liệu có tính chất tài sản trong

pháp luật Việt Nam 151

4.4.2 Bước 2: Phân biệt dữ liệu có tính nhân thân và dữ liệu có tính tài sản 156

4.4.3 Bước 3: Xác định rõ ranh giới của các quyền sở hữu trí tuệ xác lập lên dữ liệu có tính chất tài sản 158

4.4.4 Bước 4: Xây dựng hoặc lựa chọn mô hình quy chế pháp lý phù hợp cho dữ liệu có tính chất tài sản nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của các quyền sở hữu trí tuệ 158

4.1 Kết luận Chương 4 164

KẾT LUẬN CHUNG 166

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 168

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học riêng của tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những phân tích, kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đào Trọng Khôi

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS TS Ngô Huy Cương và TS Trần Kiên – hai thầy hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo trong quá trình tác giả thực hiện Luận án Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS Đỗ Giang Nam, tới TS Nguyễn Bích Thảo, TS Nguyễn Thị Phương Châm, tới các thầy, cô, anh, chị, đồng nghiệp trong Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật ĐHQGHN, tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã định hướng, động viên, khuyến khích, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu để tác giả hoàn thành Luận án này

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đào Trọng Khôi

Trang 8

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1 Đào Trọng Khôi (2023) "Luận về bản chất pháp lý và thuộc tính của dữ liệu

hướng tới việc xây dựng quy chế pháp lý cho dữ liệu", Kỷ yếu Hội thảo Khoa học

Quốc gia "Dữ liệu cá nhân trong dòng chảy kinh tế số Việt Nam", Trường Đại

học Kinh tế TPHCM, 03/11/2023, tr 32-48

2 Đỗ Giang Nam, Đào Trọng Khôi (2023) "Xây dựng quy chế quyền tài sản cho

dữ liệu: Nhu cầu và thách thức pháp lý", Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, 09/2023

3 Đỗ Giang Nam, Đào Trọng Khôi (2023), "Data propertization in Vietnam:

codifying the change or maintaining the status quo?", International Conference

"Codification of Civil Law in Asia: Achievements and Challenges" VNU School

of Law - HUL School of Law, 03/12/2022

4 Nguyễn Thị Phương Châm, Đào Trọng Khôi (2023), "Codification of real rights

in Vietnamese and Chinese property law", International Conference

"Codification of Civil Law in Asia: Achievements and Challenges" VNU School

of Law - HUL School of Law, 03/12/2022

ASEAN standards: long journey to an ASEAN Single Digital Market",

International Conference "International Trade and Business Law: Present and a Decade Ahead", VNU School of Law, 11 July, 2023

6 Đỗ Giang Nam, Đào Trọng Khôi (2023), "Tort Law Reform in Vietnam:

Unveiling the Dialogue between the Courts and the Legislature", Tort Law

Review, Volume 29, Number 2

7 Nguyễn Thị Phương Châm, Đào Trọng Khôi (2023), "Expanding the scope of

precedents in Vietnam: from the area of vicarious liability law", Tunghai

University Law Review, 112 (10)

8 Đỗ Giang Nam, Đào Trọng Khôi (2023), "Bản chất pháp lý của Tiền ảo - Tài sản Mã hoá: Từ góc nhìn Luật tài sản So sánh đến Pháp luật Tài sản Việt Nam",

Chương 5, Sách chuyên khảo Luật tư Trước thách thức của Cuộc cách mạng

Công nghiệp lần thứ tư, NXB ĐHQGHN, tr 126-148

9 Đỗ Giang Nam, Đào Trọng Khôi (2022), "Kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp

luật của Việt Nam về quyền sở hữu với tài sản ảo", Hội thảo Kinh nghiệm một số

quốc gia trên thế giới về quyền sở hữu với tài sản ảo và khuyến nghị cho Việt Nam, Viện nghiên cứu lập pháp, 06/10/2022

10 Đỗ Giang Nam, Đào Trọng Khôi (2022), “Bàn thêm về bản chất pháp lý của “tiền

ảo” dưới góc nhìn của luật tài sản so sánh”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN – Luật

học, 37(4), tr 68-80

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS BGH BTTH ĐHQG TPHCM HN NXB GS PGS TS CMCN GDPR TRIPS CJEU hoặc ECJ SHTT

Nhà xuất bản Giáo sư Phó giáo sư Tiến sĩ

Cách mạng Công nghiệp

Quy định bảo vệ dữ liệu chung của Liên minh Châu Âu Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)

Tòa án Công lý Châu Âu Sở hữu trí tuệ

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, dữ liệu nổi lên trở thành một loại “dầu mỏ mới” có giá trị không nhỏ và có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển chung của rất nhiều công nghệ có liên quan Do đó, có ý kiến cho rằng, cần thay đổi cách tiếp cận từ chỗ coi các loại dữ liệu, chẳng hạn như dữ liệu cá nhân chỉ là đối tượng của quyền nhân thân thuần túy, sang việc khai thác giá trị kinh tế từ dữ liệu Dưới góc nhìn này, quyền đối với dữ liệu có thể được coi là một loại quyền có tính chất tài sản mới, một loại tài sản phi truyền thống,[7, 57] là nguồn tài nguyên quý giá [59] Trong các báo cáo từ 2014-2017, các cơ quan thuộc Liên minh Châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng nhiều lần nhấn mạnh vào nhu cầu khai thác giá trị kinh tế từ dữ liệu, mà trong đó điểm nghẽn chính là việc tài sản hoá dữ liệu, hay nói cách khác là câu hỏi liệu dữ liệu có thể được sở hữu, mua bán, trao đổi như một loại tài sản hay không? [101, 156] Các tranh luận về dữ liệu không chỉ là vấn đề thuần tuý về pháp luật thực định, mà còn đặt ra nhu cầu sửa đổi, bổ sung, xây dựng quy chế pháp lý mới, với mục tiêu tối ưu hoá dòng chảy dữ liệu trong và xuyên quốc gia, đẩy mạnh sự phát triển của các công nghệ dựa vào dữ liệu [114, 5], chẳng hạn như Dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo, và Tự động hoá

Trong lịch sử phát triển của mình, pháp luật về tài sản đã từng phải đối mặt với một số đối tượng mới lạ, từ các vật hữu hình như bộ phận cơ thể con người cho đến các vật vô hình phức tạp như tài sản ảo, tiền mã hoá, quyền phát thải, và các vật khác Tuy nhiên, dữ liệu tỏ ra là một trong những vật phức tạp và tranh cãi bậc nhất mà pháp luật về tài sản phải xem xét Nhiều học giả và các luật gia vẫn chưa thực sự nhận thức được rõ nét bản chất của dữ liệu và phân tích được những đặc điểm và tính chất khác lạ mà dữ liệu sở hữu Do đó, nhiều quốc gia trên thế giới dù đã nhận thức được tầm quan trọng của dữ liệu nhưng vẫn đang giữ thái độ hết sức thận trọng trong việc coi dữ liệu là tài sản hoặc đối tượng của các quyền tài sản

Đứng trước nhu cầu lập pháp này, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Xác định và

xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt Nam”

với mong muốn hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan đến đối tượng còn rất mới và nhiều tranh cãi này

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là:

Trang 11

- Thứ nhất, hoàn thiện nền tảng lý luận về tài sản như khái niệm, thuộc tính,

phân loại tài sản, xây dựng nền tảng lý luận pháp luật tài sản về dữ liệu và dữ liệu có tính chất tài sản như xác định bản chất pháp lý, định nghĩa, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa và

phân loại của dữ liệu và dữ liệu có tính chất tài sản

- Thứ hai, tổng hợp, xây dựng, mô tả và đánh giá ưu nhược điểm các mô hình

pháp luật tài sản áp dụng cho dữ liệu có tính chất tài sản trên thế giới

- Thứ ba, đề xuất định hướng, các tiêu chí quan trọng, các bước để hoàn thiện

pháp luật tài sản Việt Nam về dữ liệu có tính chất tài sản, với định hướng vừa góp phần bảo vệ được các giá trị nhân thân quan trọng gắn liền với dữ liệu, vừa phân bổ công bằng các lợi ích có liên quan đến dữ liệu có tính chất tài sản và tối ưu hoá chúng nhằm

phát triển nền kinh tế số

Để đạt được mục đích tổng quát nêu trên, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Thứ nhất: hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tài sản như

khái niệm, nguồn gốc, thuộc tính, các học thuyết và phân loại cơ bản của tài sản trong khoa học pháp lý, pháp luật nước ngoài và pháp luật tài sản Việt Nam

- Thứ hai: hệ thống hoá và phân tích các vấn đề lý luận pháp luật về dữ liệu và

dữ liệu có tính chất tài sản, như xác định khái niệm, bản chất pháp lý, đặc điểm, phân loại, giá trị, ý nghĩa và khả năng dữ liệu trở thành tài sản

- Thứ ba: tổng hợp, hệ thống hoá, xây dựng và phân tích đánh giá các mô hình

pháp luật tài sản đối với các dữ liệu có tính chất tài sản hiện hành trên thế giới Làm rõ chủ thể, phạm vi điều chỉnh, nội hàm của các quyền tài sản đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong từng mô hình, đánh giá tình hình áp dụng pháp luật, những ưu điểm và nhược điểm của các mô hình lên dữ liệu có tính chất tài sản

- Thứ tư: Luận án đề xuất một số hướng tiếp cận cơ bản, các bước thực hiện và

giải pháp phù hợp để hoàn thiện pháp luật tài sản Việt Nam áp dụng cho dữ liệu có tính chất tài sản; kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể của pháp luật tài sản Việt Nam liên quan đến dữ liệu có tính chất tài sản

3 Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu:

- Các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tài sản, dữ liệu nói chung và dữ liệu có tính chất tài sản nói riêng

Trang 12

- Nghiên cứu lý luận, các tài liệu, quan điểm khoa học, các quy định đã ban hành hoặc đang được đề xuất của pháp luật tài sản nước ngoài và Việt Nam có liên quan đến đối tượng là dữ liệu và dữ liệu có tính chất tài sản

- Nghiên cứu lý luận, các tài liệu, quan điểm khoa học liên ngành như công nghệ, kinh tế và thực tiễn vận hành của chuỗi cung ứng dữ liệu và dữ liệu có tính chất tài sản nhằm kế thừa các kết quả nghiên cứu về dữ liệu và kinh nghiệm quản lý tài nguyên này - Nghiên cứu các mô hình áp dụng pháp luật, các bản án, kinh nghiệm áp dụng pháp luật tài sản của nước ngoài và Việt Nam với dữ liệu và dữ liệu có tính chất tài sản - Nghiên cứu, đánh giá các chính sách, hướng tiếp cận, tiêu chí xây dựng pháp luật cho dữ liệu có tính chất tài sản tại nước ngoài để phân tích, chọn lọc giải pháp phù hợp nhất nhằm hoàn thiện pháp luật tài sản Việt Nam đối với đối tượng đặc thù này

4 Phạm vi nghiên cứu

4.1 Phạm vi nghiên cứu về nội dung

Dữ liệu có ở khắp mọi nơi và được tạo ra liên tục không ngừng nghỉ với số lượng rất lớn trong đời sống xã hội ngày nay Dữ liệu cũng có thể được chia ra thành nhiều loại khác nhau tuỳ theo quan điểm và mục đích sử dụng của từng chủ thể Vì vậy, do khuôn khổ và thời lượng có hạn, luận án chỉ xác định phạm vi nghiên cứu tập trung vào dữ liệu có tính chất tài sản và các quyền tài sản có đối tượng là dữ liệu Đối với các quyền nhân thân có đối tượng là dữ liệu và các dữ liệu thuần tuý gắn liền với nhân thân, luận án có bàn đến các vấn đề này ở một số phần nhưng chỉ với mục đích hỗ trợ việc xác định phạm vi của dữ liệu mang tính chất tài sản và các quyền tài sản, chẳng hạn như sử dụng phương pháp loại trừ, đối sánh để xác định phạm vi cụ thể

4.2 Phạm vi nghiên cứu về không gian, thời gian

- Về không gian: Luận án tiến hành rà soát, tìm kiếm, nghiên cứu các tài liệu,

thông tin có liên quan đến pháp luật về tài sản áp dụng cho dữ liệu và dữ liệu có tính chất tài sản tại Việt Nam và một số nước Thông luật (Anh, Mỹ), Dân luật (Pháp, Đức trong Liên minh Châu Âu) điển hình nhằm kế thừa các kinh nghiệm xây dựng pháp luật từ các nền tài phán này

- Về thời gian: Luận án được thực hiện từ cuối năm 2020 và dự kiến kết thúc

vào cuối năm 2023 Các tài liệu, thông tin liên quan đến những vấn đề lý luận về tài sản và dữ liệu được thu thập tối đa từ trước đến nay Các tài liệu, thông tin liên quan đến các mô hình và thực tiễn áp dụng pháp luật tài sản nước ngoài và Việt Nam cho dữ liệu

Trang 13

có tính chất tài sản được thu thập từ khoảng thời điểm sau năm 2000, khoảng thời gian được coi là mở đầu kỷ nguyên công nghệ số, khi khả năng lưu trữ dữ liệu toàn cầu gia tăng đột phá ở mức cao nhờ sự phổ cập của Internet và sự phát triển của các công nghệ lưu trữ dữ liệu.[199, 60-65]

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội và các phương pháp nghiên cứu đặc thù của luật học để nghiên cứu đề tài Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác- Lênin, phương pháp phân tích, phương pháp phân loại pháp lý, phương pháp phân tích quy phạm, phương pháp tổng hợp, phương pháp trừu tượng hoá, mô hình hoá, phương pháp luật học so sánh, và các phương pháp khác Trong quá trình thực hiện luận án, các phương pháp này có thể được áp dụng riêng lẻ hoặc đồng thời trong từng phần của luận án Việc áp dụng các phương pháp này cụ thể sẽ được luận giải tại chương 1 của luận án

6 Tính mới

- Tính mới tổng quát: Luận án là một trong những công trình nghiên cứu khoa

học pháp lý đầu tiên, chuyên sâu và toàn diện về các vấn đề lý luận liên quan đến dữ liệu, dữ liệu có tính chất tài sản và vấn đề tài sản hoá dữ liệu Luận án làm rõ khái niệm, các học thuyết về tài sản, thuộc tính, phân loại cơ bản của tài sản và các vấn đề lý luận khác có liên quan Luận án có tham vọng phân tích, ghi nhận, đúc kết và phát triển các hạt nhân phù hợp trong các mô hình của pháp luật tài sản đối với dữ liệu có tính chất tài sản hiện có hoặc đang được phát triển trong pháp luật tại các nền tài phán lớn trên thế giới Khi thực hiện nghiên cứu so sánh với pháp luật tài sản Việt Nam, những kinh nghiệm kể trên có giá trị tham khảo cao, mở ra những hướng hoàn thiện pháp luật mới, đóng góp vào việc xây dựng pháp luật tài sản Việt Nam trước sức ép đến từ các đối tượng mới phát sinh từ thời đại công nghệ số nói chung cũng như dữ liệu nói riêng

- Tính mới chi tiết: Luận án có những điểm mới chi tiết như sau:

Một, làm rõ khái niệm, các học thuyết căn bản và các thuộc tính chung để một

vật được coi là tài sản theo pháp luật Thông luật (Common Law) và Dân luật (Civil Law), trong quá trình lịch sử từ thời La Mã đến nay

Hai, so sánh sự khác biệt giữa các khái niệm và các thuộc tính của tài sản trong

pháp luật nước ngoài (Common Law và Civil Law) với pháp luật Việt Nam

Trang 14

Ba, tổng hợp, phân tích, bình luận các những bước phát triển mới nhất trong lý

luận về khái niệm và nội hàm của tài sản cũng như thực tiễn xét xử liên quan đến vấn đề này trong pháp luật tài sản nước ngoài và Việt Nam

Bốn, xem xét khả năng các quy định về tài sản nước ngoài và Việt Nam thích ứng

được với các thách thức từ các loại tài sản phi truyền thống nói chung

Năm, luận án là công trình nghiên cứu khoa học pháp lý có tính toàn diện và

chuyên sâu đầu tiên tại Việt Nam về các vấn đề lý luận liên quan đến dữ liệu, như khái niệm, đặc điểm, phân loại, các quan hệ pháp lý có liên quan, giá trị và ý nghĩa của dữ liệu

Sáu, phân tích và bình luận khả năng coi dữ liệu là đối tượng của quyền tài sản

và các hậu quả pháp lý có thể xảy ra từ việc tài sản hoá dữ liệu

Bảy, tổng hợp, khái quát và phân tích các mô hình xác lập quyền tài sản lên dữ

liệu hiện nay trong pháp luật nước ngoài và Việt Nam, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của từng mô hình tài sản hoá dữ liệu

Tám, đánh giá khả năng pháp luật tài sản Việt Nam có thể áp dụng lên đối tượng

mới là dữ liệu có tính chất tài sản

Chín, đề xuất hướng tiếp cận chung, những điểm quan trọng cần lưu ý, các bước

cơ bản cần thực hiện khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam nói chung và pháp luật tài sản nói riêng liên quan đến dữ liệu có tính chất tài sản

Mười, lựa chọn và xây dựng mô hình phù hợp nhất để pháp luật tài sản Việt Nam

áp dụng cho dữ liệu có tính chất tài sản

Mười một, đưa ra các kiến nghị và đề xuất sửa đổi quy định chi tiết trong Bộ luật

Dân sự và pháp luật chuyên ngành áp dụng với dữ liệu có tính chất tài sản

7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án

Các kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh được thể hiện qua luận án có ý nghĩa khoa học, đóng góp vào việc hệ thống hoá các nền tảng lý luận pháp luật về tài sản và dữ liệu trong pháp luật Việt Nam và nước ngoài, định hình cách tiếp cận của pháp luật tài sản Việt Nam đối với dữ liệu nói riêng và các loại đối tượng khác có khả năng là tài sản phi truyền thống trong tương lai, đặt nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo về quyền tài sản nói chung và quyền tài sản đối với dữ liệu nói riêng Nhờ vậy, luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, học tập, giảng dạy tại các viện nghiên cứu, trường đại học và các đơn vị khác tại Việt Nam

Trang 15

Đồng thời, do có những đề xuất về bổ sung, sửa đổi pháp luật tài sản Việt Nam, luận án có thể được các nhà lập pháp, hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật tại các cơ quan nhà nước tham khảo trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật tài sản Việt Nam trước sức ép từ dữ liệu có tính chất tài sản và các loại tài sản mới khác

8 Kết cấu của luận án

Ngoài các phần mở đầu, phần kết luận và phần danh mục tài liệu tham khảo, luận án bao gồm các chương sau đây:

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và các cơ sở lý thuyết nghiên cứu; Chương 2: Những vấn đề lý luận tổng quát về tài sản, dữ liệu và dữ liệu có tính

chất tài sản;

Chương 3: Các mô hình tài sản hoá dữ liệu;

Chương 4: Xây dựng quy chế pháp lý cho dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp

luật Việt Nam

Trang 16

Theo đó, việc nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên

quan đến đề tài "Xác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt Nam" dựa trên các tiền đề sau:

- Thứ nhất, do tài sản đã tồn tại từ lâu và các công trình nghiên cứu liên quan đến

tài sản dàn trải nhiều nội dung và trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, việc đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu cần thu thập và chọn lọc các công trình nghiên cứu có liên hệ mật thiết, trực diện, có ý nghĩa làm nền tảng lý luận và thực tiễn đối với đề tài

- Thứ hai, việc nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu nước ngoài, tham

khảo các công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan trực tiếp đến đề tài không mang tính áp đặt hay phủ nhận các kết quả của các nhà nghiên cứu trong nước

- Thứ ba, nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan

đến đề tài nhằm mục đích phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã công bố, kế thừa các kết quả nghiên cứu; đánh giá các vấn đề chưa được nghiên cứu sâu hoặc cần tiếp tục nghiên cứu phát triển trong luận án

1.2 Phân loại nội dung nghiên cứu của luận án

Nhằm mục đích đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án, nội dung nghiên cứu của luận án được phân chia thành các vấn đề nghiên cứu như sau:

Nội dung thứ nhất: Nhóm vấn đề lý luận chung về tài sản, dữ liệu, và dữ liệu có

tính chất tài sản bao gồm: khái niệm, nguồn gốc, thuộc tính, phân loại, sự phân biệt giữa quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản; khái niệm dữ liệu, bản chất pháp lý, đặc điểm, phân loại, giá trị, vai trò, ý nghĩa, và các quan hệ pháp lý quan trọng có liên quan đến dữ liệu, dữ liệu có tính chất tài sản

Nội dung thứ hai: Nhóm vấn đề lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa pháp

luật về tài sản với dữ liệu có tính chất tài sản, bao gồm: thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tài sản lên dữ liệu; tổng hợp, so sánh và đánh giá các mô hình tài sản xác

Trang 17

lập được trên dữ liệu có tính chất tài sản; điểm mạnh và những điểm yếu của các mô hình

Nội dung thứ ba: Nhóm kiến nghị liên quan đến hoàn thiện pháp luật tài sản Việt

Nam về dữ liệu có tính chất tài sản, bao gồm những kiến nghị về định hướng hoàn thiện pháp luật; các bước xây dựng pháp luật, mô hình phù hợp để tài sản hoá dữ liệu cho pháp luật Việt Nam và những kiến nghị cụ thể sửa đổi quy phạm pháp luật

Trên căn bản của việc phân loại này, luận án đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, đúc rút những kinh nghiệm có giá trị để kế thừa và tìm ra những vấn đề cần đào sâu nghiên cứu và phát triển mở rộng Từ đó, luận án tiến hành xác định cơ sở lý thuyết, xây dựng câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu, xác định phương pháp nghiên cứu, xây dựng bố cục của luận án, tìm ra những điểm mới mà luận án có khả năng đóng góp vào quá trình xây dựng pháp luật, cho khoa học pháp lý và thực tiễn pháp lý chung

1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài

1.3.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu lý luận về tài sản, dữ liệu và dữ liệu có tính chất tài sản

Liên quan đến khái niệm và nguồn gốc của khái niệm tài sản

Tài sản là một trong những đối tượng nghiên cứu căn bản của pháp luật tư trên thế giới, do đó các nghiên cứu về tài sản trên thế giới có số lượng lớn và hết sức đa dạng Trước hết, bàn về nguồn gốc của tài sản, các công trình như bài viết "Origin of property"

trên tờ Journal of Comparative Legislation and International Law, Vol 15, No 1

(1933), 54-58 của giáo sư Edward Jenks, "Property in Prehistory", trong cuốn

Comparative Property Law: Global Perspectives, NXB Edward Elgar Publishing của

giáo sư Timothy Earle đều đã chỉ ra những dấu hiệu rằng các ý niệm đầu tiên về tài sản đã xuất hiện từ thời tiền cổ đại, giải thích nguồn gốc của khái niệm này đến từ sự chiếm giữ một vật để làm của riêng và tách biệt nó với "của chung", "của tự nhiên" Giáo sư James Krier trong tác phẩm "Evolutionary Theory and the Origin of Property Rights",

University of Michigan Law School Scholarship Repository (2009) cũng ghi nhận cách

tiếp cận đó và giải thích về ảnh hưởng của quá trình gia tăng tư hữu của loài người thông qua hoạt động nông nghiệp cho đến thời cổ đại tới sự phát triển của ý niệm này Sự phát triển các ý niệm tài sản đến mức hình thành hệ thống pháp luật về tài sản chỉ thực sự xuất hiện vào thời La Mã Trong số rất nhiều công trình quan trọng thì sách chuyên khảo

Trang 18

"An Introduction to Roman Law" của Barry Nicholas và Ernest Metzger, thuộc

Clarendon Law Series, Oxford Unversity Press (2008) là đầy đủ và toàn diện nhất, cung cấp góc nhìn rộng về cách người La Mã nhận thức về tài sản và xây dựng các quyền năng có liên quan đến chúng Bài viết của giáo sư Peter Birks về "The Roman Law

Concept of Dominium and the Idea of Absolute Ownership", năm 1985 trên tờ Acta

Juridica cũng phân tích chuyên sâu về nội hàm của tài sản trong mối quan hệ với khái

niệm rất gần là dominium và tính tuyệt đối gắn liền với ý niệm tài sản thông qua mối

quan hệ này

Sự phát triển tịnh tiến của các ý niệm tài sản song song với sự phát triển chung của xã hội cũng đã được nghiên cứu trong một số công trình, có thể kể đến như

"Ownership and Possession in the Early Common Law", của Joshua C Tate trên Faculty

Journal Articles and Book Chapters, Southern Methodist University, Dedman School of Law, và "The Influence of Roman Law on Napoleon's Code Civil", Journal of Legal History, Vol 2005 của Emilija Stanković Tới thời hiện đại, nội hàm của khái niệm tài

sản trong pháp luật Dân luật và Thông luật đều được các luật gia tập trung phân tích và

so sánh, mà đầy đủ và toàn diện nhất là các công trình như sách chuyên khảo "Droit

civil: les biens", Dalloz, của hai giáo sư François Terré và Philippe Simler năm 2010,

"An Introduction to Property Law in Australia", 3rd ed, Thomson Reuters (2013) của giáo sư Chambers, “Principles of property law” của Samantha Hepburn, NXB Routledge - Cavendish năm 2013 và cuốn chuyên khảo "Personal Property Law",

Clarendon Law Series, Gaunt (November 1, 1996) của giáo sư Michael Bridge

Tại Việt Nam, các công trình phổ biến và căn bản nhất bàn đến luật tài sản có thể

kể đến như Giáo trình "Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế”, NXB Hồng Đức (2017), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội (NXB Chính trị quốc gia Sự thật (2014), Giáo trình luật dân sự 1 của PGS.TS

Nguyễn Ngọc Điện, NXB ĐHQG TPHCM (2018) Các giáo trình này đã khái lược những vấn đề căn bản cần tiếp cận khi nói đến pháp luật về tài sản và bước đầu tổng hợp

các quan điểm pháp lý phổ biến về các loại tài sản này Các công trình cũ hơn như “Dân

luật, tài sản” của gíao sư Nghiêm Xuân Việt, Luật khoa Đại học đường (1974), “Tổng quan về luật tài sản” của PGS.TS Ngô Huy Cương (2003) đem đến góc nhìn lịch sử và

những quan điểm đa chiều trong quá trình xây dựng các chế định trong luật tài sản Việt

Nam Chẳng hạn, trong “Tổng quan về luật tài sản”, PGS.TS Ngô Huy Cương đã làm

Trang 19

rõ các cách tiếp cận khi quy định về tài sản trong góc nhìn so sánh với luật pháp nước ngoài, xác định chức năng cơ bản của luật tài sản và các triết lý bên trong cũng như các phân loại cơ bản mà một hệ thống luật tài sản phải có

Liên quan đến các học thuyết, thuộc tính, đặc điểm, phân loại của tài sản

Về bản chất, đặc điểm và các tính chất quan trọng khác của tài sản cũng như phân

loại một số loại tài sản, các giáo trình như “Principles of property law” của Alison Clarke, NXB Cambridge (2020), hay “Principles of Intellectual Property Law” của giáo sư Catherine Colston, NXB Routledge - Cavendish (1999), hoặc “Principles of

Intellectual Property Law” của Gary Myers xuất bản bởi West Academic Publishing

(2017), và "Cases, Materials and Text on Property Law", Hart Publishing (2012) của ba

giáo sư Sjef van Erp, Bram Akkermans, và Dimitri Droshout đã khái quát các vấn đề kể trên và phác hoạ được bộ khung cơ bản chung của pháp luật tài sản tại các quốc gia theo

cả truyền thống Dân luật và Thông luật Sách chuyên khảo "Property: Meanings,

histories, theories" của giáo sư Margaret Davies do NXB Routledge Cavendish phát

hành năm 2007 bàn sâu vào sự biến đổi về ngữ nghĩa và chức năng của khái niệm tài sản dưới góc nhìn lịch sử Cùng chủ đề này, bài viết "Theories of private property in

modern property law" trong sách chuyên khảo General Principles of Property Law,

NXB Longman (2001) của giáo sư Sukhninder Panesar khái quát các học thuyết căn bản làm nền tảng cho việc tư hữu hoá tài sản Đi sâu vào phân tích nội hàm và đặc điểm của tài sản, giáo sư Penner phân tích về cách tiếp cận đặc thù của Thông luật về tài sản khi coi chúng là một bó quyền (bundle of rights), đồng thời tìm ra những điểm còn chưa

hợp lý của cách tiếp cận này trong cuốn "Property rights", Oxford University Press

(2020) Cách tiếp cận tương ứng của Dân luật với vấn đề này được làm rõ trong bài viết "Objects of property rights: old and new", ELECD 205 của giáo sư Sabrina Praduroux

trong cuốn "Comparative Property Law", Edward Elgar Publishing (2017)

Tại Việt Nam, sách chuyên khảo “Nghiên cứu về tài sản trong luật dân sự Việt

Nam” (Nxb Trẻ TP.HCM, 1999) của PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện tiến hành bình luận

các chế định cơ bản của luật tài sản Việt Nam, bản chất và đặc điểm cơ bản của tài sản và các chế định có liên quan và phân tích so sánh với pháp luật nước ngoài (La Mã, Pháp, Anh Mỹ) Gần đây hơn, bài viết "Các loại tài sản trong luật dân sự Việt Nam" của

PGS.TS Nguyễn Minh Oanh trên Tạp chí Luật học (số 1/2009) cũng bàn về vấn đề phân

loại tài sản trong pháp luật Việt Nam, làm rõ các khái niệm cơ bản như vật, tiền, giấy tờ

Trang 20

có giá hay quyền tài sản, tạo cơ sở cho việc áp dụng vào các đối tượng cụ thể Bài viết "Những bất cập về khái niệm tài sản, phân loại tài sản của Bộ luật Dân sự và định hướng

cải cách" của PGS TS Ngô Huy Cương trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (số 22-159/Kỳ

2, tháng 11/2009) bình luận chuyên sâu về các phân loại tài sản theo pháp luật nước ngoài và đề xuất việc sửa đổi cách phân loại còn có nhiều điểm thiếu hợp lý của BLDS

2005 Thừa hưởng những phân tích kể trên, các sách chuyên khảo như "Vật quyền trong

pháp luật dân sự Việt Nam hiện đại" (NXB Công an Nhân dân, 2018) của PGS.TS

Nguyễn Minh Oanh, "Tài sản và Vật quyền" (NXB Công an Nhân dân, 2021) của

PGS.TS Phùng Trung Tập, TS Kiều Thị Thuỳ Linh tiếp tục tập trung làm rõ một cách toàn diện hơn hệ thống các khái niệm, đặc điểm và nội dung, phân loại của tài sản, trong đó tập trung phân tích các vật quyền quan trọng có liên quan, chiếm hữu và các hình thức sở hữu dưới góc nhìn so sánh với các quốc gia theo truyền thống Dân luật

Bên cạnh các công trình phác hoạ khung pháp luật tài sản, một số công trình tại Việt Nam tập trung hơn vào các chế định cụ thể và đề xuất các hướng sửa đổi, bổ sung pháp luật để thích nghi với nhu cầu biến đổi của xã hội hiện đại Chẳng hạn, công trình “Hướng hoàn thiện khái niệm tài sản khi sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005” của Trịnh

Tuấn Anh trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (số 3/2015), ‘Đề xuất mô hình chế định tài sản cho Bộ luật Dân sự Việt Nam tương lai ’của Bùi Thị Thanh Hằng trên Tạp chí

Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 4 (2014), và "Khái niệm tài sản trong pháp

luật dân sự và kiến nghị sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005" trên Tạp chí Nghiên cứu Lập

pháp (số 21, số 301, tháng 11, năm 2015) của TS Vũ Thị Hồng Yến là các bài viết ra

đời trong bối cảnh sửa đổi Bộ luật Dân sự vào năm 2015, trong đó tiếp tục phân tích chuyên sâu vào cấu trúc của chế định tài sản, khái niệm tài sản và phân loại tài sản theo điều 163 BLDS 2005, đồng thời đề ra những cách tiếp cận và định hướng để sửa đổi chế định này và các quy định có liên quan khác Ở một cách tiếp cận khác mà chủ yếu dựa vào phương pháp so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật nước ngoài, các bài viết của PGS.TS Ngô Huy Cương như “Những sai lầm khi xây dựng chế định tài sản trong Dự

thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)” trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (số 07 -287, tháng

4/2015) và "Cải cách chế định vật quyền nhằm đáp ứng các yêu cầu của đời sống xã hội

Việt Nam hiện đại" thuộc đề tài cấp ĐHQGHN số QG19.56 "Cải cách pháp luật dân sự

đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam" đã chỉ ra

những bất cập về mặt hệ thống và kỹ thuật pháp lý mà các quy định về tài sản nói chung

Trang 21

và vật quyền nói riêng của Việt Nam mà cần được hoàn thiện Các công trình kể trên đã làm rõ nhiều khía cạnh của các chế định về tài sản trong pháp luật Việt Nam dưới nhu cầu hoàn thiện của thời đại, là các cơ sở quan trọng phục vụ cho việc áp dụng vào phân tích các đối tượng mới như dữ liệu, thông tin

Liên quan đến khái niệm, bản chất, đặc điểm, phân loại, vai trò, và ý nghĩa của dữ liệu và dữ liệu có tính chất tài sản

Dữ liệu và thông tin từ lâu đã là một đối tượng nghiên cứu quan trọng và chính yếu của nhiều ngành khoa học Trong số các nghiên cứu có liên quan đến đối tượng này, không thể không nhắc đến mô hình nổi tiếng mà giáo sư Ackoff đã xây dựng trong nghiên cứu “Từ Dữ liệu đến Trí tuệ” (From Data to Wisdom) vào năm 1988 của mình

trên Journal of Applied Systems Analysis 15: 3-9, làm rõ các khái niệm hết sức căn bản

như dữ liệu, thông tin, kiến thức và tri thức, cũng như sự khác biệt và mối quan hệ giữa chúng Theo đó, dữ liệu là các ký hiệu đại diện cho các thuộc tính của đối tượng và sự kiện, trong khi thông tin là “dữ liệu được khái quát hóa ở cấp độ cao hơn”, là “những mô tả nhằm trả lời các câu hỏi về ai, cái gì, khi nào, ở đâu và bao nhiêu” Ông cho rằng dữ liệu thì bao hàm thông tin, thông tin có thể được sử dụng để chắt lọc kiến thức, và tương tự như vậy, theo cấu trúc kim tự tháp với tri thức (wisdom) là đỉnh cao Trong mối quan hệ đó, dữ liệu được coi là không có giá trị và chỉ là nguồn để kiến tạo ra thông tin, thứ giúp trả lời các câu hỏi về sự vật sự việc

Giáo sư Min Chen và các đồng sự trong nghiên cứu vào năm 2008, "Data,

Information, and Knowledge in Visualization," trên tờ IEEE Computer Graphics and

Applications, Vol 29, No 1, pp 12-19 tiếp tục phát triển tiếp cách phân loại kể trên và

phân tích chúng dưới góc độ của khoa học máy tính và biểu kiến Các học giả này tiếp tục khẳng định rằng dữ liệu, thông tin, tri thức là các khái niệm hoàn toàn khác nhau, bởi dữ liệu là sự thể hiện của các ý tưởng hay sự kiện thực tế dưới một hình thức nhất định, trong khi thông tin là ngữ nghĩa có thể rút ra từ sự thể hiện đó Như vậy, việc biểu kiến một lượng dữ liệu lưu trong máy tính chính là việc chuyển dữ liệu đó sang dạng thông tin và kiến thức trong nhận thức của não bộ con người Cách hiểu kể trên cũng

được ghi nhận trong nghiên cứu “The economics of ownership, access and trade in

digital data” của Trung tâm Nghiên cứu của Uỷ ban Châu Âu (JRC) vào năm 2017, JRC

Digital Economy Working Paper 2017-01 Tài liệu này không chỉ tổng kết và phân tích

Trang 22

các khái niệm khác nhau về dữ liệu, đồng thời khái lược tổng quát các vấn đề chung về dữ liệu và tài sản hoá dữ liệu dưới góc nhìn kinh tế và pháp lý

Những nghiên cứu về dữ liệu của khoa học công nghệ thông tin, thống kê và kinh tế học dần được các luật gia ghi nhận và phát triển Hai giáo sư Hoeren và Völkel trong

bài viết “Eigentum an Daten” trong sách chuyên khảo “Big Data und Recht”, NXB Beck

năm 2014 nhận định rằng dữ liệu có bản chất là sự kết nối giữa vật chứa đựng và các thông tin (mà có thể rút ra từ dữ liệu) Trong nghiên cứu chuyên sâu dưới góc nhìn pháp

lý về dữ liệu và thông tin của mình vào năm 2018, ‘No One Owns Data’ trên Hastings

Law Journal, vol 70.1, tác giả Determann tập trung phân tích dựa trên học thuyết của

Ackoff nhưng nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa dữ liệu và thông tin Ông chỉ ra rằng dữ liệu “thô” và chưa có nghĩa, còn để được coi là thông tin thì dữ liệu đó phải mang thông điệp, có giá trị và có thể sử dụng được ngay Trong bài viết "Owning Data via Intellectual

Property Rights: Reality or Chiemera?" trong sách chuyên khảo Regulating Industrial

Internet through IPR, Data Protection and Competition Law, NXB Kluwer Law

International, 115-133, hai giáo sư Taina Pihlajarinne và Rosa Ballardini cũng thừa nhận sự phân loại rõ nét giữa dữ liệu với thông tin, trong đó thông tin phải có ngữ nghĩa còn dữ liệu chỉ là sự biểu hiện thô của thông tin đó mà thôi

Công trình ‘Regulating data as property: A new construct for moving forward’

của hai giáo sư Jeffrey Ritter và Anna Mayer trên Duke Law & Technology Review, vol

16, năm 2017 đã phân tích kỹ khái niệm dữ liệu, xác định đặc điểm của chúng dưới góc nhìn pháp lý và bước đầu phân loại chúng Theo đó, dữ liệu được hiểu theo nghĩa hẹp là các thông tin được số hoá và ghi lại bởi con người hay máy móc, được chia làm các loại như dữ liệu thực tế (factual) về sự vật, sự việc đã và đang diễn ra, dữ liệu công nghiệp (industrial) do máy móc ghi lại, dữ liệu cá nhân (personal information) do liên quan đến một cá nhân cụ thể, và dữ liệu sáng tạo (fictional) do con người nghĩ ra, sáng

tạo ra Luận án "Property rights in personal data: a European perspective" của

Nadezhda Purtova năm 2011 tại Đại học Tilburg cũng tiến hành phân loại dữ liệu thành dữ liệu cá nhân và phi cá nhân, đồng thời phân tích khả năng tài sản hoá các đối tượng này dưới góc nhìn của pháp luật Liên minh Châu Âu Tuy nhiên, trong bài viết trên tờ

Computer Law & Security Review số 34 (2018) về "Ownership of personal data in the

Internet of Things" giáo sư Václav Janecek tại Đại học Oxford ngược lại không cho rằng

Trang 23

phân loại dữ liệu thành dữ liệu cá nhân và phi cá nhân là hợp lý, bởi rất khó để xác định được khả năng gắn liền với nhân thân của dữ liệu thô

Giáo sư Mayer-Schönberger tổng kết rằng lịch sử bảo vệ dữ liệu từ xưa đến nay đã trải qua bốn bước phát triển: bước một là sự xuất hiện của các kho lưu trữ dữ liệu từ sau khi máy tính ra đời vào những năm 1960; bước hai được đánh dấu bởi mối quan tâm đến quyền riêng tư vào những năm 1970s, được thể hiện qua yêu cầu về sự đồng thuận (consent) thu thập dữ liệu của chủ thể dữ liệu; bước ba xảy ra vào những năm 1980s, ghi nhận thêm cho chủ thể dữ liệu các quyền năng kiểm soát việc dữ liệu được xử lý như thế nào theo từng giai đoạn xử lý, được đảm bảo bằng cơ chế thực thi dân sự; và bước bốn xảy ra vào những năm sau 1995 khi Châu Âu tìm cách tái cân bằng sự bất bình đẳng giữa cá nhân và tổ chức thu thập dữ liệu, thông qua các phương pháp bảo vệ dữ liệu chủ yếu dựa trên sự can thiệp của Nhà nước bằng luật hành chính

Trong khi đó, tại Việt Nam, các nghiên cứu chung về dữ liệu vẫn chủ yếu tập trung vào phân tích các dạng thức và ứng dụng của dữ liệu, hoặc tập trung vào nghiên cứu về "cơ sở dữ liệu" mà hầu như không tập trung vào vấn đề làm rõ bản chất của dữ liệu nói riêng Các giáo trình và tài liệu cơ bản có liên quan đến dữ liệu của các ngành công nghệ thông tin như sách chuyên khảo ‘Cơ sở dữ liệu lý thuyết và thực hành ’của

tác giả Nguyễn Bá Tường, NXB Khoa học & Kỹ thuật (2001), hay Giáo trình ‘Cơ sở dữ

liệu', ĐH Huế (2011) của tác giả Nguyễn Thế Dũng đều tập trung phân tích về khái niệm “cơ sở dữ liệu” là tập hợp có số lượng nhất định dữ liệu để phục vụ cho việc kiến tạo các chương trình, còn về dữ liệu thì chỉ xác định đơn giản là nguồn tạo ra các thông tin về người, vật, sự vật, sự việc … được lưu trữ trên máy tính, được mô tả dưới nhiều dạng khác nhau

Đối với các nguồn tài liệu pháp lý trong nước có liên quan đến đối tượng là dữ liệu, các nghiên cứu tại Việt Nam hiện chủ yếu tập trung vào một loại dữ liệu phổ biến là dữ liệu liên quan đến cá nhân, tiêu biểu là các công trình như sách chuyên khảo

"Quyền về sự riêng tư" của PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh, PGS.TS Vũ Công Giao,

TS Ngô Minh Hương & TS Lã Khánh Tùng (eds), xuất bản bởi NXB Chính trị quốc gia sự thật, (2018), hay ‘Bảo vệ quyền đối với dữ liệu cá nhân trong pháp luật quốc tế, pháp luật ở một số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam’ của Vũ Công Giao, Lê

Trần Như Tuyên trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 09 - 409, năm 2020 hay "Pháp

luật về bảo hộ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh phát triển trí tuệ nhân tạo và các công nghệ

Trang 24

số mới nổi khác" của ThS Nguyễn Quỳnh Trang trên Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn số

50/2022 Các nghiên cứu này tập trung khắc hoạ một số khía cạnh về quyền nhân thân trong pháp luật quy định về dữ liệu cá nhân, đồng thời làm rõ sự khác biệt giữa dữ liệu cá nhân với các loại dữ liệu khác theo pháp luật Việt Nam, nhưng hầu như chưa đề cập nhiều đến khía cạnh tài sản của các loại dữ liệu này

Liên quan đến dữ liệu có tính chất tài sản

Các phân tích chuyên sâu về khả năng luật tài sản điều chỉnh đối tượng mới là dữ liệu đã xuất hiện dần từ những năm 2010 và thực sự trở thành vấn đề rất nóng và tranh cãi trong khoảng 5-7 năm gần đây Một trong những công trình đầu tiên khởi động xu hướng xem xét dữ liệu dưới góc nhìn luật tài sản là “Who owns enterprise information? Data ownership rights in Europe and the U.S.” của nhà nghiên cứu Israel Elad Harisona

trên tờ Information & Management năm 2010 Sau khi khảo cứu cả pháp luật châu Âu

và Hoa Kỳ tại thời điểm đó liên quan đến dữ liệu, tác giả dù không đưa ra kết luận tổng thể nào nhưng đã thành công trong việc khơi gợi câu hỏi về ai là hoặc mới nên là chủ thể sở hữu nhiều loại dữ liệu/ thông tin phức tạp và giá trị cao đang được các doanh nghiệp tự do khai thác Tiếp nối đà phân tích đó, Josef Drexl và các cộng sự tại viện

Max Planck về Innovation and Competition với đã cho ra đời nghiên cứu nền tảng “Data

ownership and access to data” vào năm 2016, khẳng định rằng pháp luật Châu Âu chưa

thích nghi được với sự phát triển của thị trường dữ liệu hiện nay và sự cần thiết phải xây dựng chế định sở hữu hoặc các quyền loại trừ dành cho đối tượng dữ liệu Mặc dù vậy, nghiên cứu này cũng không trực tiếp đề xuất những giải pháp pháp lý có thể áp dụng trực tiếp ngay mà chỉ khái quát và làm rõ vấn đề

Ngay sau các công trình nền tảng kể trên, các học giả phương Tây đã thực sự nhìn nhận dữ liệu thành một đối tượng đầy hứa hẹn và tranh cãi của pháp luật tài sản Một loạt các bài viết về đối tượng mới này đã ra đời, mà tiêu biểu là các công trình:

“Data ownership and consumer protection” của giáo sư Eric Tjong Tjin Tai trên Tilburg

Private Law Working Paper số 09/2017, "Data Ownership", CIGI Papers No 187, số

9/2018 của giáo sư Teresa Scassa, "Own data: Ethical Reflections on Data Ownership”

của Patrik Hummel và đồng sự trên Philosophy & Technology (2020), và sách chuyên

Corrales Compagnucci, phát hành bởi NXB Springer năm 2019 Các công trình này phân tích và bình luận dữ liệu dưới góc nhìn của pháp luật tài sản Dân luật và Thông

Trang 25

luật, hầu hết đều cổ vũ hướng coi dữ liệu là tài sản, mặc dù việc xếp chúng vào loại nào thì còn cần bàn thêm kỹ lưỡng Đặc biệt, đi xa hơn, các công trình như “Ownership of data and the numerus clausus of legal objects” của giáo sư Sjef van Erp tại Viện luật tư Maastricht năm 2017, hay ‘Regulating data as property: A new construct for moving

forward ’của hai giáo sư Ritter và Mayer trên Duke Law & Technology Review, Vol 16

đều ủng hộ cho xu hướng xây dựng các quy định cho phép sở hữu dữ liệu, hoặc dưới dạng “vật”, hoặc là đối tượng của một quyền gần như là quyền sở hữu

Ngược lại với các quan điểm kể trên, Lothar Determann trong tác phẩm ‘No One

Owns Data ’trên Hastings Law Journal, Vol 70.1, 2019 kịch liệt phản đối việc sở hữu

dữ liệu vì cho rằng điều này có thể là nút thắt cổ chai cản trở sự phát triển của dữ liệu lớn cũng như ảnh hưởng đến các quyền tự do cá nhân và quyền được tiếp cận thông tin của cộng đồng Cùng quan điểm này, giáo sư Barbara Prainsack tại University of Vienna trong bài viết “Logged out: Ownership, exclusion and public value in the digital data

and information commons” trên Big Data & Society (2019) cũng cho rằng việc quy định

như vậy là bất khả do chính bản chất động và rời rạc của các dữ liệu, cũng như không phải loại dữ liệu nào cũng có khả năng là đối tượng của các quyền loại trừ Quan điểm này cũng đồng nhất với ý kiến của giáo sư Purtova trong bài viết “Do property rights in

personal data make sense after the Big Data turn?” trên Journal of Law and Economic

Regulation 10(2) năm 2017 khi cho rằng việc xác định dữ liệu là đối tượng quyền sở

hữu đã là một thách thức, mà thực thi quyền sở hữu đó lại còn khó khăn rất nhiều và gần

như bất khả Công trình “Data ownership, rights and controls: Reaching a common

understanding” của Học viện Quốc gia Anh quốc năm 2018 cũng tổng hợp thành công

quan điểm của 10 học giả từ nhiều quốc gia khác nhau bàn về khả năng ghi nhận quyền sở hữu cho dữ liệu nhưng vẫn thể hiện rõ sự thiếu thống nhất về một cách tiếp cận chung trong việc tài sản hoá dữ liệu

1.3.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về các mô hình tài sản hoá dữ liệu

Dù dữ liệu tỏ ra là một đối tượng hết sức phức tạp, thiếu rõ ràng và mơ hồ, pháp luật tài sản hiện hành tại các quốc gia trên thế giới có một số chế định có khả năng áp dụng được hoặc có liên quan mật thiết đến đối tượng này, chẳng hạn như các quy định về quyền tác giả đối với chương trình máy tính (computer program), sưu tập dữ liệu (database), bí mật kinh doanh (trade secret/ confidential information) Đồng thời, các

Trang 26

nhà lập pháp và các học giả tại nhiều quốc gia đã bước đầu nghiên cứu và xây dựng một số mô hình nhằm mục đích tài sản hoá dữ liệu Việc khảo cứu tổng quan các nghiên cứu này đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hướng nghiên cứu cho luận án

Chế định tài sản hiện hành gần gũi nhất với dữ liệu có tính chất tài sản là quyền

tác giả đối với sưu tập dữ liệu và quyền sui generis với dữ liệu Nhiều học giả nước

ngoài đã quan tâm nghiên cứu khả năng ứng dụng các chế định này lên dữ liệu từ đầu thế kỷ 21, mà tiêu biểu là “Sui Generis Database Legislation: A Critical Analysis” của

Samuel Trosow trên Yale Journal of Law (2005), “Sui Generis Database Protection:

Second Thoughts in the European Union and What It Means for the United States” của

Phillips Cardinale từ 2007 trên Chicago-Kent Journal of Intellectual Property, hay gần

đây là “Database Protection a Reality? How the Professional and Fantasy Sporting World Could Benefit From a Sui Generis Intellectual Property Right” của TS Julia

Johnson trên tờ Intellectual Property Journal- Toronto, Vol 27, Iss 2 năm 2015, hoặc

“A Comparative Study of Electronic Database and Copyright Protection” của Qing Hui

Chang trên tờ Intellectual Property Law & Management Vol.6, Issue2 năm 2017 Các

bài viết này cho thấy hiện nay trên thế giới chia ra hai quan điểm chính về vấn đề này Một là góc độ tiếp cận từ phía Liên minh Châu Âu khi coi quyền đối với sưu tập dữ liệu

là sui generis, áp dụng riêng cho dữ liệu và chỉ bao gồm quyền tài sản chứ không có

quyền nhân thân Ngược lại, pháp luật Hoa Kỳ lại chủ yếu dựa vào các chế định có sẵn như luật về chống cạnh tranh không lành mạnh, bí mật kinh doanh, hoặc dựa trên tiêu chuẩn về sự “sáng tạo tối thiểu” để xem xét bảo vệ dữ liệu thông qua chế định bản quyền thay vì ghi nhận một quyền sui generis độc lập Bình luận về hai cách tiếp cận này công trình “Rethinking Database Rights and Data Ownership in an AI World” của Học viện pháp lý Singapore, 7/2020 cũng cung cấp nhiều góc nhìn và diễn giải quan trọng Theo đó, để dữ liệu được bảo hộ bằng chế định quyền tác giả thì thông thường chúng phải được sáng tạo bởi người Vậy đối với những dữ liệu không mang tính sáng tạo hoặc hoàn toàn không liên quan đến người thì có lẽ không thể áp dụng quyền tác giả hay bản

quyền Công trình này cuối cùng phản đối hướng công nhận quyền sui generis và theo

đuổi hướng làm rõ và mở rộng phạm vi điều chỉnh của các chế định có sẵn Tuy nhiên, nếu sử dụng chế định sáng chế để bảo hộ thì lại gặp vấn đề là sáng chế có thể bảo vệ tốt chương trình máy tính hay máy móc có liên quan, nhưng khó mở rộng đến bảo hộ dữ liệu đi cùng với các chương trình và máy móc đó

Trang 27

Trực tiếp bàn về khả năng áp dụng pháp luật về quyền tác giả vào dữ liệu, công trình “Từ “sưu tập dữ liệu” đến “quyền sui generis”: Cơ chế nào để bảo hộ cơ sở dữ liệu

kỹ thuật số?” (2021) của Nguyễn Lương Sỹ trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN là một

trong những tài liệu hiếm hoi và mới nhất Bài viết đã phân tích dữ liệu thành hai dạng dưới góc nhìn của pháp luật sở hữu trí tuệ là (i) có tính nguyên gốc, và (ii) không có tính nguyên gốc, đặt ra vấn đề là liệu bảo vệ theo hình thức sưu tập dữ liệu có phù hợp nếu đối tượng là các dữ liệu không có tính nguyên gốc? Sau khi phân tích các nghiên cứu trên thế giới, tác giả cho rằng cách tiếp cận của Hoa Kỳ sẽ đem đến nhiều khó khăn hơn cho Việt Nam, trong khi dù cách tiếp cận của Châu Âu ít nhiều sẽ hạn chế sự phát triển trong lĩnh vực dữ liệu của Việt Nam nhưng về lâu dài là phù hợp để phát triển bền vững Mặc dù vậy, những phân tích của tác giả mới chỉ dừng lại ở mức gợi mở, chưa đi sâu vào xây dựng mô hình hay đề xuất các quy định cụ thể

Khả năng áp dụng quyền tác giả với chương trình máy tính để bảo vệ dữ liệu hay không đã là đối tượng của một số nghiên cứu trên thế giới Chẳng hạn, bài viết “Does Copyright Protection Under the EU Software Directive Extend to Computer Program Behaviour, Languages and Interfaces?” của Pamela Samuelson và các đồng tác giả trên

tờ European Intellectual Property Review năm 2012 đã bàn đến khả năng có thể mở

rộng quy định về bảo hộ chương trình máy tính lên các dữ liệu mà chương trình đó tạo ra Công trình này tranh luận rằng khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra và đề xuất việc công nhận rộng rãi sự mở rộng này trên toàn lãnh thổ Châu Âu Ngược lại, giáo sư Francesco Banterle trong bài viết "Data ownership in the data economy: a European

dilemma" tại hội thảo REDA 2017, EU Internet Law in the digital era, Springer (2018)

lại cho rằng khả năng áp dụng được các quyền tác giả nói chung và quyền với chương trình mày tính nói riêng một cách hiệu quả lên dữ liệu là rất thấp, đề ra nhu cầu phải xây dựng các quyền tài sản mới lên đối tượng đặc biệt này

Tại Việt Nam, các công trình gần đây có liên quan tới bảo hộ chương trình máy tính cần tham khảo bảo gồm: ‘Bảo hộ chương trình máy tính theo pháp luật Việt Nam:

Thực tiễn và thách thức’, của TS Trần Kiên trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học (Tập 34, Số 4 -2018, 51-61), sách chuyên khảo “Quyền tác giả ở Việt Nam” của

PGS.TS Trần Văn Nam, NXB Tư pháp năm 2014, bài viết của học giả Trương Thị Tường Vi về "Một số vấn đề pháp lý về sáng chế liên quan đến chương trình máy

tính", Tạp chí Pháp luật và Phát triển, 11/2020, bài viết của Nguyễn Phương Thảo,

Trang 28

Nguyễn Lê Ngọc Khánh, "Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính

theo pháp luật Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt Nam" trên Tạp chí Pháp luật và Thực

tiễn-số 48/2021 Các công trình này đã thành công phân tích được khung lý luận và pháp

lý bảo hộ chương trình máy tính tại Việt Nam dưới góc nhìn so sánh và đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên chưa đi sâu phân tích mở rộng áp dụng pháp luật về chương trình máy tính cho các đối tượng liên quan như dữ liệu

Bàn về khả năng áp dụng chế định bí mật kinh doanh vào đối tượng dữ liệu, bài viết “The Interface Between Data Protection and IP Law: The Case of Trade Secrets and the Database sui generis Right in Marketing Operations, and the Ownership of Raw Data

in Big Data” của TS Francesco Banterle trên sách chuyên khảo “Personal Data in

Competition, Consumer Protection and Intellectual Property Law” của NXB Springer

năm 2018 đã tóm lược lịch sử phát triển và cơ cấu của chế định bí mật kinh doanh, mà còn so sánh dưới góc nhìn chức năng với các chế định như sưu tầm dữ liệu nhằm xác định đâu là cách tiếp cận phù hợp nhất cho dữ liệu Đặc biệt, các lập luận của giáo sư

Tanya Aplin trong bài viết "Confidential information as property?", King’s College

London Legal Studies Research Paper Series, 2014 đã bình luận về tính tài sản của bí

mật kinh doanh, có giá trị tham khảo hữu ích về phương pháp để các nghiên cứu tiếp nối áp dụng tương tự vào đối tượng mới là dữ liệu Trong nghiên cứu với tiêu đề

"Information as Property", JIPITEC 192, giáo sư Herbert Zech đã bình luận về khả năng

áp dụng chế định bí mật kinh doanh vào dữ liệu, kết luận rằng chế định này có thể được sử dụng để bảo hộ dữ liệu hoặc thông tin có ngữ nghĩa

Trong khi đó, tại Việt Nam, bàn về pháp luật bảo hộ bí mật kinh doanh, các công trình như “Một số vấn để vể bảo hộ bí mật kinh doanh và hoàn thiện pháp luật bảo hộ

bí mật kinh doanh ở Việt Nam” của TS Nguyễn Thị Quế Anh, Tạp chí khoa học

ĐHQGHN, Kinh Tế – Luật, năm 2004, “Pháp luật Việt Nam về bảo hộ bí mật kinh

doanh: Thực trạng và một số kiến nghị” của Nguyễn Lê Thành Minh trên Tạp chí Công

thương năm 2020, luận văn “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam” của Trương Thị Thanh Tuyết, Khoa Luật - Đại học

Quốc gia Hà Nội, “Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh” của Nguyễn Phương Thảo trên

Tạp chí Toà án số 4/2019 đều đã khái quát và làm rõ các khía cạnh cả về lý thuyết và

thực tiễn áp dụng của pháp luật về bảo hộ bí mật kinh doanh Mặc dù không có tài liệu nào trực tiếp bàn về dữ liệu, các công trình này hữu ích trong việc xác định khung pháp

Trang 29

lý để áp dụng vào phân tích khả năng bảo hộ các dữ liệu có tính chất tài sản bằng chế định này

Bàn về khả năng xác lập được vật quyền lên dữ liệu, không thể không nhắc đến các bài viết của các giáo sư Florent Thouvenin và Aurelia Tamò-Larrieux với tiêu đề "Data Ownership and Data Access Rights Meaningful Tools for Promoting the

European Digital Single Market?"trên tờ Big Data and Global Trade Law, 2021,

pp.316-339 Bài viết này phân tích dữ liệu dưới góc nhìn của các vật quyền theo Dân luật và luật EU, đồng thời xem xét khả năng việc ghi nhận vật quyền lên dữ liệu sẽ giúp đạt được các mục tiêu của thị trường số chung EU Hai giáo sư thẳng thắn khẳng định rằng việc ghi nhận này sẽ làm gia tăng chi phí giao dịch và có thể có ảnh hưởng xấu lên thị trường chung của Châu Âu Ngược lại với những lo lắng này, trong bài viết "Who owns data in the enterprise? rethinking data ownership in times of big data and analytics"

tại Twenty-Eigth European Conference on Information Systems (2020), Marrakesh,

Morocco, các giáo sư Martin Fadler và Christine Legner cho rằng việc ghi nhận sở hữu dữ liệu là bắt buộc và phù hợp với thực tế khách quan mà thị trường dữ liệu hoạt động Cách tiếp cận này cũng được giáo sư Tjong Tjin Tai ủng hộ, khi ông mạnh dạn đề xuất việc ghi nhận quyền sở hữu lên tài sản dựa vào tính hữu hình và phụ thuộc vào vật chứa đựng của dữ liệu đó, trong nghiên cứu “Data ownership and consumer protection”,

Tilburg Private Law Working Paper Series No 09/2017 Giáo sư Patrik Hummel và các

cộng sự trong bài viết "Own Data? Ethical Reflections on Data Ownership" trên tờ

Philosophy & Technology, 2020, cho rằng việc ghi nhận sở hữu với dữ liệu không phải

là vấn đề đơn gỉản mà cần dựa trên những toan tính kỹ lưỡng về thị trường, khả năng bảo vệ quyền, việc cân bằng lợi ích cá nhân với lợi ích chung và các vấn đề nhân thân khác Do đó, nhóm tác giả này giữ quan điểm trung lập, không ủng hộ cũng không phản đối sở hữu dữ liệu, đồng thời mở ra khả năng cấp một số quyền tài sản mà không phải là sở hữu lên dữ liệu để tối ưu hoá chúng

Tại Việt Nam, các bài viết thử nghiệm áp dụng pháp luật tài sản nói chung và vật quyền nỏi riêng vào đối tượng mới là dữ liệu có số lượng rất hạn chế Nổi bật trong số

đó là bài viết "Vật quyền dữ liệu số" của ThS Huỳnh Thiên Tứ trên Tạp chí Nghiên cứu

Lập pháp số 9/2022 Bài viết này đã thành công phân tích các đặc điểm của dữ liệu số

và dự liệu những khó khăn trong việc áp dụng các nguyên lý của vật quyền đối với dữ liệu số, từ đó khẳng định rằng dữ liệu số hoàn toàn có thể được xem là tài sản và là đối

Trang 30

tượng của các vật quyền Tuy nhiên, bài viết cũng chỉ ra rằng có khả năng việc ghi nhận quyền này sẽ dẫn tới những xung đột với quyền riêng tư, và vì vậy, việc xây dựng pháp luật có liên quan đến dữ liệu có tính chất tài sản cần tính toán kỹ đến những ảnh hưởng rộng hơn bên ngoài phạm vi của pháp luật về tài sản

1.4 Những thành tựu nghiên cứu mà luận án kế thừa và những vấn đề cần nghiên cứu phát triển trong khuôn khổ luận án

1.4.1 Những thành tựu nghiên cứu mà luận án kế thừa

Phần kể trên đã trình bày các nội dung tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề có liên quan đến đề tài “Xác định và xây dựng quy chế pháp lý đối với dữ liệu có tính chất tài sản trong pháp luật Việt Nam” Có thể thấy, về pháp luật tài sản, các nghiên cứu đã xây dựng khung lý thuyết, khái niệm và các phân loại tài sản cơ bản, đồng thời chỉ ra các điều kiện quan trọng để xác định tài sản Các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đã bước đầu xác định được khái niệm chung về dữ liệu cũng như những đặc điểm và ý nghĩa của đối tượng này Tình hình nghiên cứu này cho thấy vấn đề xác lập các quyền tài sản lên đối tượng là dữ liệu không phải là một vấn đề hoàn toàn mới hoặc chưa có bất kỳ ai nghiên cứu Thực tế cho thấy, trong khoảng thời gian từ giữa thập niên 2010-2020, số công trình nghiên cứu tập trung vào vấn đề xây dựng pháp luật tài sản về dữ liệu và dữ liệu có tính chất tài sản ngày càng xuất hiện nhiều hơn, ngày càng toàn diện hơn Một số công trình nghiên cứu thậm chí đã bước đầu thực nghiệm áp dụng pháp luật tài sản dữ liệu có tính chất tài sản, từ đó khái quát những vấn đề cơ bản mà quá trình tài sản hoá dữ liệu cần lưu ý

Các công trình nghiên cứu về dữ liệu, dữ liệu có tính chất tài sản, khung pháp luật tài sản và điều kiện về tài sản do các nhà nghiên cứu nước ngoài thực hiện có giá trị tham khảo cao, mở ra những hướng tiếp cận mới về vấn đề này cho các nghiên cứu tại Việt Nam, dù không có ý nghĩa thay thế việc nghiên cứu đó tại ở Việt Nam Do đây vẫn là một chủ đề tương đối mới và còn nhiều tranh cãi, số lượng nghiên cứu trực diện vào vấn đề xác định dữ liệu có tính chất tài sản và xa hơn là xây dựng quy chế pháp lý cho các vật đang hứa hẹn trở thành "tài sản phi truyền thống" này tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế Vì vậy, các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến vấn đề này từ Việt Nam nên chủ động học hỏi và kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học từ các học giả nước ngoài, đồng thời tham khảo và kế thừa những công trình nghiên cứu về khung pháp luật tài sản tại Việt Nam, với mục tiêu quan trọng nhất là tìm ra những giải pháp

Trang 31

phù hợp với pháp luật Việt Nam nhưng vẫn ghi nhận và học hỏi có chọn lọc những hướng phát triển mới của pháp luật tài sản thế giới liên quan đến vấn đề này

Các kết quả nghiên cứu có thể được kế thừa trong qua trình nghiên cứu đề tài bao gồm: (1) kế thừa các kết quả nghiên cứu về lý luận khái niệm, đặc điểm, phân loại, ý nghĩa của dữ liệu và dữ liệu có tính chất tài sản; khái niệm, nguồn gốc, các học thuyết, thuộc tính, đặc điểm, các phân loại tài sản; (2) kế thừa kinh nghiệm thực nghiệm áp dụng pháp luật tài sản và pháp luật chuyên ngành có liên quan tại các quốc gia trên thế giới lên đối tượng là dữ liệu, các bất cập, vướng mắc cụ thể khi tài sản hoá dữ liệu; và (3) kế thừa các kiến nghị hoàn thiện pháp luật tài sản với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của đời sống kinh tế xã hội và sức ép đến từ các vật đang được coi là "tài sản phi truyền thống" mới nổi như dữ liệu

1.4.2 Những vấn đề cần nghiên cứu phát triển trong khuôn khổ luận án

Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các công trình trong quá khứ, luận án sẽ tập trung nghiên cứu phát triển các vấn đề sau đây:

Thứ nhất, về tài sản và khung pháp lý về tài sản, luận án tiếp tục nghiên cứu nhằm

hoàn thiện hệ thống lý luận và phân tích pháp luật thực định của cả hai hệ thống Dân luật và Thông luật cung như pháp luật Việt Nam có liên quan đến khái niệm, nguồn gốc của khái niệm tài sản, các học thuyết, phân loại tài sản, các thuộc tính cơ bản được thừa nhận chung để một vật được coi là tài sản

Thứ hai, về dữ liệu và dữ liệu có tính chất tài sản, luận án tập trung xây dựng một

khái niệm pháp lý cụ thể về dữ liệu, nội hàm và đặc điểm chính của dữ liệu, phân loại dữ liệu và dữ liệu có tính chất tài sản, khả năng dữ liệu nói chung và dữ liệu có tính chất tài sản có thể thoả mãn các điều kiện của tài sản để được coi là đối tượng của luật tài sản, từ góc nhìn của khoa học pháp lý trong sự tham khảo các nghiên cứu có liên quan của các ngành khoa học khác

Thứ ba, về các mô hình tài sản hoá dữ liệu, luận án tập trung nghiên cứu nghiên

cứu về khả năng các chế định của pháp luật tài sản hiện hành trên thế giới và tại Việt Nam có thể được sử dụng để xác lập các quyền tài sản lên dữ liệu, phân tích các mô hình tài sản hoá dữ liệu, dự liệu các ưu điểm và vấn đề có khả năng phát sinh khi áp dụng các quy định đó lên dữ liệu

Thứ tư, về các kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam, luận án sẽ tập trung xây

dựng quy chế pháp luật tài sản Việt Nam với dữ liệu có tính chất tài sản, thông qua việc

Trang 32

đề xuất cách tiếp cận phù hợp nhất với dữ liệu có tính chất tài sản cho Việt Nam, đề ra các bước thực hiện, lựa chọn các mô hình tài sản hoá dữ liệu phù hợp nhất dựa trên bình luận về các ưu nhược điểm của từng mô hình, và đề xuất việc sửa đổi các quy định cụ thể của pháp luật tài sản Việt Nam với dữ liệu có tính chất tài sản

1.5 Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết:

Các lý thuyết được áp dụng trong quá trình thực hiện luận án bao gồm: Lý thuyết chung về tài sản và nguồn gốc của tài sản; Lý thuyết về vật quyền, trái quyền Các lý thuyết này sẽ được phân tích cụ thể hơn ở Chương 2

Câu hỏi nghiên cứu:

- Tài sản là gì? Đâu là nguồn gốc khái niệm tài sản? Có những học thuyết chính về tài sản nào và vai trò của các học thuyết đó? Các thuộc tính cơ bản một tài sản cần có bao gồm những gì? Phạm vi quyền tài sản trong sự phân biệt với các quyền nhân thân?

- Dữ liệu là gì? Bản chất của dữ liệu là gì dưới góc nhìn của khoa học pháp lý, tham khảo khoa học công nghệ dữ liệu, thống kê? Phân biệt giữa dữ liệu với thông tin và các khái niệm có liên quan? Các đặc điểm cơ bản của dữ liệu? Các phân loại dữ liệu căn bản là gì? Các quan hệ pháp lý căn bản có liên quan đến dữ liệu bao gồm những quan hệ nào? Giá trị và vai trò của dữ liệu? Dữ liệu có tính chất tài sản là gì? Dữ liệu có thoả mãn các thuộc tính của tài sản hay không? Làm sao để phân biệt giữa dữ liệu có tính chất tài sản với dữ liệu có tính nhân thân?

- Trên thế giới và tại Việt Nam đã có mô hình lý luận nào về pháp luật tài sản đối với dữ liệu có tính chất tài sản hay chưa? Thực tiễn áp dụng pháp luật tài sản với dữ liệu có tính chất tài sản diễn ra như thế nào? Pháp luật tài sản có thể thích nghi được với các tài sản phi truyền thống như dữ liệu có tính chất tài sản hay không? Các mô hình tài sản hoá dữ liệu cơ bản và phổ biến trên thế giới hiện nay là gì? Ưu, nhược điểm của từng mô hình tài sản hoá dữ liệu đó?

- Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về dữ liệu nói chung và dữ liệu có tính chất tài sản nói riêng là gì? Việt Nam đã xây dựng định hướng phát triển, các mục tiêu chính, các giải pháp cơ bản cho việc thu thập, khai thác, làm giàu và chuyển giao dữ liệu hay chưa và nội dung cụ thể của các vấn đề này là gì? Việc xây dựng pháp luật tài sản Việt Nam cho dữ liệu có tính chất tài sản cần lưu ý những vấn đề nào, cần thực

Trang 33

hiện theo những bước căn bản nào? Việt Nam nên lựa chọn mô hình tài sản hoá dữ liệu nào, cần điều chỉnh các quy định pháp luật cụ thể nào để hoàn thiện pháp luật về dữ liệu có tính chất tài sản?

-Giả thuyết nghiên cứu:

Pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn chưa hoàn thiện được cơ sở lý luận về tài sản và các học thuyết áp dụng trong pháp luật tài sản, chưa chỉ ra được các thuộc tính căn bản của một tài sản Cùng với đó, pháp luật Việt Nam hiện nay cũng chưa xây dựng được mô hình lý luận về dữ liệu, lý luận về dữ liệu có tính chất tài sản, chưa xây dựng được mô hình áp dụng pháp luật tài sản với đối tượng là dữ liệu có tính chất tài sản Trong khi đó, thực tiễn đặt ra nhu cầu tài sản hoá dữ liệu bởi dữ liệu đang được nhiều chủ thể xem là tài sản và đang giao dịch trên thị trường thực tế Do đặc tính của loại đối tượng phi truyền thống này, khả năng cao sẽ có những vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình tiến hành xây dựng và áp dụng pháp luật tài sản với dữ liệu có tính chất tài sản, cả về phương diện lý luận và thực tiễn Do đó, cần hoàn thiện các nội dung lý luận về tài sản, dữ liệu, dữ liệu có tính chất tài sản cũng như mối quan hệ giữa các nội dung này trong pháp luật Việt Nam Từ đó, xây dựng và đánh giá hiệu quả các mô hình và giải pháp ghi nhận hoặc tài sản hoá dữ liệu, để đáp ứng nhu cầu thực tế về hoàn thiện pháp luật tài sản Việt Nam trước thách thức từ dữ liệu có tính chất tài sản

1.6 Việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó bao gồm:

- Phương pháp tổng hợp: phương pháp này thường được sử dụng để đảm bảo tính logic, hệ thống trong quá trình nghiên cứu Phương pháp tổng hợp sẽ được sử dụng trong luận án để khái quát hóa các lý luận pháp luật về dữ liệu và tài sản để cung cấp những góc nhìn cơ bản về hai vấn đề này Đồng thời, phương pháp này cũng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu về dữ liệu trên cơ sở thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tài sản

- Phương pháp so sánh pháp luật: phương pháp so sánh được áp dụng để tìm ra những nét khác biệt và tương đồng giữa quy định của pháp luật của Việt Nam với các nước khác và thông lệ quốc tế Từ đó luận án tìm ra các giải pháp kiến nghị phù hợp với nhu cầu của Việt Nam và đề xuất các bước tham khảo và áp dụng thử nghiệm các giải pháp này

Trang 34

- Phương pháp phân tích kết hợp với bình luận: phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu các vấn đề từ ngữ, khái niệm về dữ liệu và tài sản, phân tích sâu các quy định của pháp luật tài sản có liên quan đến dữ liệu có tính chất tài sản

- Phương pháp trừu tượng hóa và mô hình hoá: phương pháp này được sử dụng để tìm kiếm những điểm chung giữa các quy định của pháp luật, các hình thức và khái quát nên các nguyên tắc và bản chất pháp lý căn bản của tài sản và dữ liệu có tính chất tài sản Phương pháp này cũng được sử dụng để xác định mô hình lý luận và mô hình pháp lý cho tài sản và dữ liệu có tính chất tài sản tại Việt Nam

- Phương pháp chuyên gia: phương pháp này được sử dụng thông qua việc tham khảo các ý kiến của các chuyên gia tại các hội thảo, hội nghị Từ đó, nghiên cứu sinh sẽ tiếp thu các ý kiến tư vấn của các chuyên gia, với mục tiêu hoàn thiện đề tài một cách toàn diện, cập nhật và đầy đủ nhất

Trang 35

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TỔNG QUÁT VỀ TÀI SẢN, DỮ LIỆU VÀ DỮ LIỆU CÓ TÍNH CHẤT TÀI SẢN

Vấn đề tiên quyết mà luận án cần luận giải là những câu hỏi pháp lý quan trọng về nguồn gốc, khái niệm và các học thuyết chính yếu về tài sản, phạm vi điều chỉnh của luật tài sản, cũng như những thuộc tính và điều kiện cơ bản để một vật bất kỳ trở thành tài sản Để trả lời các câu hỏi này, trong Chương này luận án sẽ tiến hành tổng kết và phân tích nguồn gốc, bản chất pháp lý, các học thuyết về tài sản và những ý niệm có liên quan của cả hai hệ thống pháp luật lớn là Dân luật (Civil law) và Thông luật (Common law) trong sự đối chiếu với pháp luật Việt Nam Từ đó, luận án tìm kiếm những điểm tương đồng trong pháp luật về tài sản giữa các hệ thống này nhằm xây dựng các điều kiện chung giúp xác định khả năng một vật bất kỳ có thể trở thành tài sản, trước khi áp dụng các điều kiện này vào đối tượng mới là dữ liệu Nửa sau của chương này tập trung vào phân tích các vấn đề lý luận về dữ liệu và dữ liệu có tính chất tài sản dưới góc nhìn pháp lý và trong sự so sánh, kế thừa các nghiên cứu của các ngành khoa học khác về đối tượng này Luận án tiến hành phân tích khái niệm, bản chất, các đặc trưng của dữ liệu và dữ liệu có tính chất tài sản, trước khi đặt đối tượng này dưới lăng kính của pháp luật tài sản để xem xét tính khả thi của việc tài sản hoá dữ liệu

2.1 Những vấn đề lý luận tổng quát về tài sản 2.1.1 Nguồn gốc của khái niệm tài sản

Không dễ để khẳng định các ý niệm về tài sản đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ một cách chính xác Triết gia David Hume cho rằng loài vật về cơ bản là không hiểu gì về các quyền pháp lý và tài sản, và ngầm khẳng định chỉ có con người mới có những ý niệm về tài sản [103, điểm 2.1.12.5] Tuy nhiên, các nhà sinh vật học cho rằng một số loài vật như nhện, chim và động vật có vú đã có tập tính đánh dấu lãnh thổ, và nếu có tranh chấp về lãnh thổ thì tranh chấp đó sẽ thường được giải quyết theo quy luật ưu tiên kẻ đến trước [158, tr 152] Tuy nhiên, rất có thể những loài vật hình thành tập tính như vậy không vì ý định muốn biến các vật đó thành của mình (instinct of acquisition) mà chỉ làm vậy để tồn tại hoặc tò mò, rồi thực hiện hành vi đó lặp đi lặp lại theo thói quen mà thôi Theo đó, tài sản (property) được hiểu là sự chiếm giữ (appropriation) vật được con người thực hiện nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình

Trang 36

[112, tr 132] hoặc là liên kết giữa một phần của vũ trụ với một chủ thể để thoả mãn nhu

cầu của chủ thể đó và được chính chủ thể này bảo vệ [110, tr 54-58]

Với cách hiểu phức tạp như vậy, có vẻ như chỉ loài người mới thực sự quan tâm đến sự khác biệt giữa việc nắm giữ thuần tuý một vật và chiếm giữ vật đó thành "của mình" Các ý niệm về tài sản có thể đã bắt đầu nhen nhóm từ nhiều vạn năm trước công nguyên [256, tr 5-6] Ban đầu khi loài người khai thác các thứ từ tự nhiên để làm đồ ăn, vật dụng, thì bắt đầu hình thành mối liên kết (asssociation) giữa người với vật, nảy sinh ý niệm về chiếm đoạt và phân biệt giữa thứ mình đã chiếm hoặc đã tạo ra với những thứ khác xung quanh Một số vật dụng như rìu thời đồ đá (Acheulean) khoảng 500.000 năm trước công nguyên đã mang những dấu hiệu thể hiện chúng có khả năng thuộc về một người đặc định mà thôi [256, tr 6-7] Đối với đất đai, ban đầu sự chiếm giữ tỏ ra vô nghĩa khi dân số thời tiền cổ còn hữu hạn Tuy nhiên, dần dần đất đai được một cộng đồng người nhất định chiếm dưới dạng lãnh thổ chung và được bảo vệ bởi chính cộng đồng người đó Tới khoảng một vạn năm trước khi loài người bắt đầu biết cách làm nông nghiệp thì đất đai dần dần không còn là của chung nữa Các cá nhân bỏ công cải tạo đất đai để làm nông thì cũng nảy sinh ý niệm chiếm giữ chúng một cách lâu dài thay vì chỉ nắm giữ ngắn hạn, và cứ thế thì các ý niệm khác phức tạp hơn về tài sản dần ra đời [158, tr 159]

Dù các cách giải thích kể trên có tính thuyết phục nhất định, việc tìm kiếm những bằng chứng xác thực về thời điểm con người thực sự hình thành một ý niệm về tài sản cũng không đơn giản Vào khoảng năm 500 trước công nguyên, người ta tin rằng tại Sybaris miền nam nước Ý thuộc Hy Lạp cổ đại đã xuất hiện những quy định như sau: nếu một người chế ra một món ăn mới, mọi người không được bắt chiếc món ăn tương tự trong một năm Một số học giả cho rằng đây là sự thể hiện rõ nét nhất của những ý niệm đầu tiên về độc quyền sở hữu trí tuệ nói riêng và tài sản nói chung [170, tr 11-19] Tuy nhiên, dấu mốc đầu tiên và quan trọng nhất về lịch sử nhận thức của con người về tài sản mà được nhiều học giả thống nhất chỉ dẫn đến chính là những quan điểm về tài sản trong tác phẩm Cộng Hoà nổi tiếng của triết gia Plato sống vào khoảng những năm 428-347 TCN [135, tr 2];[169, tr 5];[212, tr 44-47] Trong tác phẩm này, Plato cho rằng tài sản và những của cải là hiện thân của sự giàu có không nên thuộc về bất kỳ cá nhân nào, và vì thế cũng không cần cái gọi là gia đình nữa [227, phần 462b-c] Phản đối quan điểm này, học trò nổi tiếng của ông là triết gia Aristole lại khẳng định tài sản không

Trang 37

thể là của chung Việc một cá nhân có thể có tài sản sẽ giúp khuyến khích sự cẩn trọng và trách nhiệm - là những điều vô cùng quan trọng với bất kỳ xã hội nào - bởi lẽ "khi mỗi người đều có lợi ích riêng (thay vì lợi ích chung), người ta sẽ không phàn nàn về kẻ khác mà sẽ làm việc chăm chỉ hơn, bởi vì ai cũng phải để tâm đến việc của riêng mình" [77, phần 1263a] Mặc dù vậy, các học giả Hy Lạp cổ đại này dường như không quá quan tâm đến việc định nghĩa tài sản hay hệ thống hoá các loại tài sản, mà chỉ tập trung vào vấn đề về hình thức sở hữu, làm căn cứ cho các triết thuyết của mình mà thôi

Có vẻ như phải đến thời La Mã thì các ý niệm về tài sản mới thực sự được khái quát, phân tích và xây dựng thành một hệ thống tương đối hoàn chỉnh dưới góc nhìn pháp lý Đại diện nổi tiếng và tiêu biểu nhất cho pháp luật tài sản La Mã với mức pháp điển hoá cao chính là bộ Tổng luật Corpus Juris Civilis của Hoàng đế La Mã Justinian Tại phần Tập hợp quy định luật (Institutes) bao gồm các luận thuyết về pháp luật, luật gia nổi tiếng Gaius đã định nghĩa, phân loại và xác định mối quan hệ giữa các thành tố quan trọng trong đời sống dân sự, với tiên đề nổi tiếng "Omne ius quod utimur vel ad personas pertinet, vel ad res, vel ad actiones" ("Tất cả pháp luật mà chúng ta sử dụng, đều xem xét về người, vật, hoặc các hành vi") [202, tr 207-228] [140, phần 1.8] Tương ứng với cách thức phân loại đó, Quyển I của phần Institutes gồm các quy định về người là chủ thể của luật (ius personarum - law of persons), Quyển II và III Institutes bàn về các vật (res - law of things), trong khi Quyển còn lại chủ yếu bàn về các hành vi (actiones - law of actions)[266, tr 219] Người La Mã nói chung và Gaius nói riêng khi tiến hành làm rõ khái niệm "vật" (res) và mối quan hệ giữa vật (res) với các thành tố còn lại (người

và hành vi) đã đồng thời nhắc đến "tài sản" - proprietas và gắn liền tài sản với dominium

(vật quyền tuyệt đối) Do đó, để xác định nguồn gốc ban đầu của từ "tài sản", không thể

không bàn đến dominium và những khái niệm có nghĩa rộng hơn nhưng có liên quan

mật thiết đến tài sản như vật (res) trong luật La Mã

Vật (res) được hiểu theo nghĩa rất rộng, bao hàm gần như tất cả mọi thứ mà là đối tượng của một hành vi pháp lý Theo luật gia La Mã Gaius phân tích, vật (res) là các vật hữu hình (res corporales) như đồ đạc hay đất đai, cho đến vật trừu tượng (res incorporales) trong tưởng tượng của con người, như khoản nợ, quyền vô hình, và nhiều thứ khác nữa [80, tr 98-99];[140] Tuy nhiên, một câu hỏi cần đặt ra là liệu các quyền nhân thân theo ngôn ngữ hiện nay có phải là vật (res) vô hình hay không Theo các giáo sư Nicholas & Metzger và Radin, điều mà người La Mã hiểu về khái niệm vật (res) ở

Trang 38

đây gắn liền với việc vật đó có giá trị kinh tế [80, tr 98-99]; [229] Vì thế, pháp luật về vật (law of things) của người La Mã sẽ không xem xét đến các vật mà được coi là không có giá trị kinh tế, chẳng hạn như các quyền nhân thân gắn liền với người, chẳng hạn như quyền của cha mẹ với con cái hay các quyền tự do [80, tr 98-99] Các quyền này hầu hết được xem xét ở Quyền I luật về người (law of persons) Vì thế, có thể nói nếu một quyền mà đã được phân loại là một vật vô hình (res incorporeal) thì quyền này tự thân đã có tính tài sản, có giá trị kinh tế, chứ không phải là một quyền nhân thân

Đi sâu vào vật (res) và phân loại vật (res) trong Luật La Mã thì có thể thấy vật (res) được phân loại theo nhiều cách, nhưng quan trọng nhất vẫn là chia thành vật hữu hình (res corporales - corporeal) bao gồm đất đai, nô lệ, quần áo, và vật vô hình (res incorporales - incorporeal) là các quyền, như thừa kế, hưởng dụng, các nghĩa vụ [140, Quyển 2, phần II] Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa vật hữu hình và vật vô hình đó là vật vô hình không thể bị chạm vào một cách vật lý, không thể bị chiếm hữu vật lý (possesio) Điều này dẫn đến việc vật vô hình sẽ không thể được chuyển giao vật lý (traditio) hoặc thủ đắc quyền sở hữu thông qua chiếm hữu liên tục (usucapio) [229, tr 106] Nhiều học giả từ đó cho rằng, sự phân biệt giữa vật vô hình và vật hữu hình như trên đặt ra nền móng phân biệt giữa quyền (vô hình) và vật (hữu hình) là đối tượng của quyền đó Dưới cách hiểu này, đối tượng của một quyền chỉ có thể là một vật hữu hình mà thôi [136, tr 59]

Khái niệm tiếp theo cần được làm rõ là dominium (có thể dịch là vật quyền tuyệt

đối), là một sáng tạo độc đáo của người La Mã so với người Hy Lạp, giúp đưa các ý niệm về tài sản lên một tầm cao mới [231, tr 18] Có căn cứ cho rằng ý niệm về

dominium lần đầu được luật gia Labeo sử dụng (250-5 TCN) và dần được phát triển với

mục tiêu thể hiện một quyền năng chủ thể lên vật mà không phải là chiếm hữu thuần tuý

[80, tr 153] Dominium không được định nghĩa cụ thể minh thị, dù nội hàm của từ này được thể hiện tương đối rõ trong luật La Mã [240] Theo đó, dominium được hiểu là

quyền mang tính chất toàn diện trên vật (plena in re potestas), tổng hợp tất cả các quyền pháp lý, đặc lợi và quyền lực khác mà một chủ thể có thể xác lập lên một vật [340] Nội hàm của khái niệm này, theo các học giả phân tích luật La Mã sau này như Pothier, là độc quyền tự do sử dụng (utendi) định đoạt (abutendi) một vật theo ý mình trong phạm

vi luật định, "jus utendi et abutendi re sua quatenus iuris ratio patitur" [240], rất gần

với khái niệm về quyền sở hữu (ownership) ngày nay của pháp luật các nước Dân luật

Trang 39

[228, tr 223] Từ đó, người La Mã tiếp tục làm rõ khi nào thì dominium này được xác

lập, chuyển giao, và tiêu biến, và xây dựng các vật quyền khác xung quanh để hình thành hệ thống pháp luật về tài sản của mình Một điểm đặc biệt nữa của vật quyền tuyệt đối

dominium là việc người La Mã không tách biệt quyền dominium với một vật là đối tượng

của quyền này Điều này dẫn đến việc dù các quyền hầu hết là vô hình nhưng riêng

quyền dominium lại được coi là vật hữu hình trong luật La Mã, chỉ bởi lí do là quyền sở

hữu này được gắn liền với vật hữu hình [80, tr 107]

Sự liên kết giữa vật quyền tuyệt đối dominium với từ mà ngày nay gọi là "tài sản"

propriet-as trong luật La Mã là rõ ràng, nhưng để làm rõ được chính xác mối liên hệ đó

là việc không hề đơn giản Các từ điển hiện đại khi truy gốc từ tài sản property trong tiếng Anh từ từ proprete trong tiếng Anh trung cổ, có gốc rễ từ propreté hoặc proprïeté trong tiếng Pháp và sâu xa từ tiếng Latin propriet-as [349];[353] Các nhà từ nguyên

học (etymology) của Bách khoa Toàn thư Britannica và một số nhà nghiên cứu luật La

Mã khẳng định rằng người La Mã trong nhiều trường hợp dùng từ tài sản propriet-as với cách hiểu tương ứng với dominium, và người nắm vật quyền tuyệt đối có toàn quyền lên vật được gọi là dominus hoặc propriet-arius [340]; [162, tr 100] Proprietas theo đó được cho là bắt nguồn từ từ proprius, là một tính từ với hàm nghĩa "khác thường" hoặc "thuộc về ai đó" trong tương quan đối lập với từ communis với nghĩa "thông thường" và "của chung" hoặc từ alienus tức là "của ai đó" (mà không phải của tôi) [340]

Như thế, có thể thấy rằng trong con mắt của các nhà từ nguyên học nghiên cứu về La Mã, hàm nghĩa của từ "tài sản" này là sự phân biệt giữa những thứ "của chung" trong tự nhiên hay "của một cộng đồng" với những thứ thuộc về "của riêng", của một cá nhân nhất định

Giải thích kể trên có phần phù hợp với cách người La Mã nhận thức về sự khác biệt giữa vật quyền tuyệt đối (dominium) với một nguồn gốc của nó là chiếm hữu (posessio) Sự phân biệt này là vô cùng quan trọng bởi nó cho thấy khi nào thì một vật thuộc mặc định là "của chung" tồn tại trong tự nhiên (mà có thể được chiếm hữu -

posessio - tạm thời để sử dụng) sẽ chuyển sang thành "của riêng" một ai đó (và được coi

là thuộc về tư hữu, sở hữu - dominium) Posessio được coi là một tình trạng và cũng

không được người La Mã định nghĩa minh thị mà mặc định ngầm hiểu Theo lời thánh Paul (Paul the Apostle) khi xem xét luật La Mã, một người có thể chiếm hữu bằng một hành vi vật lý hoặc bằng suy nghĩ của mình, và cặp phương pháp vật lý và suy nghĩ này

Trang 40

được khái quát hoá thành hai yếu tố căn bản của chiếm hữu là corpus (khách quan) và

animus (chủ quan) theo phân tích của luật gia nổi tiếng Savigny [80, 113] Luật gia La

Mã Ulpian cũng ngầm thừa nhận điều này, và nhấn mạnh rằng sự khác biệt giữa sở hữu và chiếm hữu nằm ở chỗ: chiếm hữu sẽ không còn tồn tại ngay khi người chiếm hữu

nghĩ rằng mình không chiếm hữu nữa (thể hiện yếu tố suy nghĩ - animus) trong khi sở

hữu có đời sống riêng và vẫn tồn tại kể cả khi sở hữu chủ có ý chí không muốn sự sở hữu này ("Differentia in ium et possessionem haec est quod dominium nihilo minus eius manet qui dominus esse non vult, possessio autem recedit ut quisque constituit nolle posidere") [107, phần 41,2,17,1]; [202, tr 211] nhưng chưa thực hiện hành vi từ bỏ quyền sở hữu

Mặc dù vậy, có vẻ như tài sản còn được hiểu là đối tượng của dominium, bởi ngay trong cuốn Institutes, Gaius cũng nhiều lần sử dụng tiền tố propriet- để chỉ một thứ là đối tượng của dominium Chẳng hạn, khi bàn về vật vô hình, Gaius nhiều lần dùng cụm từ dominus propriet-atis với nghĩa là chủ sở hữu một vật, chẳng hạn như "Vsusfructus

in iure cesionem tantum recipit nam dominius proprietatis alii usufructum in iure cedere potest, ut ille usumfructum habeat et ipse nudam proprietatem retineat" [140, II, Điều 30 cuốn II], gọi một phần còn lại của một vật sau khi chủ sở hữu (dominus) đã trao hết

quyền hưởng dụng (usufructus) cho người hưởng dụng là nudam propriet-atem, vẫn giữ quyền hưởng dụng nhưng từ bỏ (mancipa-) tài sản là mancipanda propriet-ate [140, II, Điều 33 cuốn II] Do đó, có vẻ như propriet- khác dominium ở chỗ nó đại diện cho tất

cả những gì còn lại của vật khi chủ sở hữu đã trao hết các quyền sử dụng và hưởng hoa lợi cho người khác Chẳng hạn, khi chủ sở hữu cho người khác hưởng dụng vật, khi hết giá trị và vật chỉ còn là phế thải thì người hưởng dụng sẽ không có nghĩa vụ lo về xử lý

phế thải đó, và người chủ sở hữu ban đầu vẫn là chủ (dominus propriet-atis) với số phế

thải còn lại của vật này [202, tr 212] Tương tự, luật gia La Mã Ulpian khi bình luận về

dịch quyền (servitudes) cũng sử dụng propriet- khi viết rằng người có tài sản (qui habet

propriet-atem) không thể xác lập một dịch quyền hưởng dụng lên chính tài sản của mình được ("Quia qui habet proprietatem, utendi fruendi ius separatum non habet: nec enim

potest ei suus fundus servire") [259, Quyển 17, D 765]; [FLB2015]

Như vậy, dù nội hàm của từ propriet- chưa được định nghĩa minh thị trong luật La Mã, có thể thấy rõ các luật gia La Mã hiểu rằng tài sản propriet- là khái niệm gắn liền với vật quyền tuyệt đối là dominium, được hiểu như là sở hữu hoặc là đối tượng của

Ngày đăng: 12/06/2024, 18:03

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan