Đặc biệt, môi trường còn đóng vaitrò quyết định đối với chất lượng cuộc sống của con người khi đây chính là môitrường sống, là nguồn cung cấp toàn bộ tài nguyên trong sự sống của con ngư
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DANKHOA MOI TRUONG, BIEN DOI KHÍ HẬU VA ĐÔ THỊ
Chuyên ngành: Quan lý Tai nguyên va Moi trường
Dé tai:
MOT SO CÔNG CU KINH TE TRONG QUAN LY Ô NHIEM
KHONG KHi DO THI: KINH NGHIEM CAC NUOC VA
DE XUAT CHO VIET NAM
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Mai Linh
Lớp : Quản lý tài nguyên và môi trường
Khóa : 60
Hệ : Chính quy
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Lê Thu Hoa
Khoa Môi trường, Biến đồi khí hậu và Đô thi
Hà Nội, tháng 12 năm 2021
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Thu Hoa và các cán bộ trong Văn
phòng Tổng cục, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hỗ trợtôi trong thời gian thực tập và viết chuyên dé Bài viết có thé còn nhiều hạn chế,thiếu sót hi vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp dé bài viết được hoàn thiện
hơn Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2021
(Sinh viên)
Nguyễn Mai Linh
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế quốc dân
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Thu Hoa Tên tôi là: Nguyễn Mai Linh
Sinh viên lớp: Quản lý tai nguyên va môi trường 60.
Sau thời gian thực tập tại Văn phòng Tổng cục, Tổng cục Môi trường, Bộ
Tài nguyên và Môi trường, dưới sự hướng dẫn tận tình của các anh chị trong ban,
tôi đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Một số công cụ kinh tế trongquản lý ô nhiễm không khí đô thị: Kinh nghiệm các nước và đề xuất cho Việt
Nam”.
Nay tôi viết đơn này với nội dung như sau:
Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, khôngsao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc chuyên đề của người khác; nếu sai phạm tôi
xin chịu kỷ luật với Nhà trường.
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2021
(Sinh viên)
Nguyễn Mai Linh
1
Trang 4CHUONG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIEM QUOC TE VE QUAN
LY Ô NHIEM KHONG KHÍ ĐÔ THỊ BANG CONG CU KINH TÉ 41.1 Cơ sở lý luận về quan ly 6 nhiễm không khí đô thị bang công cu kinh té4
1.1.1 Khái niệm về ô nhiễm không khí đô thị -s- 5s ssses 4
1.1.2 Tác nhân gây ô nhiễm không khí đô thị 5-2 -s<ssss 7 1.1.3 Các hoạt động gây ô nhiễm không khí đô thị -. s- << 9
1.1.4 Ảnh hưởng của 6 nhiễm không khí đô thị -. -s s s<s 131.1.5 Quan lý chất lượng không khí đô thị . . -° 2s s<sessess 141.1.6 Một số công cụ kinh tế trong quan ly ô nhiễm không khí đô thị 181.2 Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng công cụ kinh tế trong quan lý ô nhiễm
không khí đô thị - «<< s<©s£sseEss©Es©vseExserseErseEvsersseersetrsersserssersee 26
1.2.1 Kinh nghiệm tại Bắc Kinh, Trung Quốc . s- «se 26
1.2.2 Kinh nghiệm của Dai 0411 G55 5 S5 S5 56989 95589958956569% 30
1.2.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc -s- s- << ssseseese=sessessess 31
1.2.4 Kinh nghiệm của Anhh - << 5< s5 9.99 00900091 896086 34
1.2.5 Kinh nghiệm một số quốc gia khác: .s s-s°ssssessesssess 35
CHUONG II THUC TRẠNG QUAN LÝ Ô NHIEM KHÔNG KHÍ ĐÔ THỊ
BANG CÔNG CỤ KINH TE TẠI VIỆT NAM -5 s©css©csee 372.1 Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí đô thị tại Việt Nam 37
2.1.1 Nguyên nhân khách Quan << << «5< «s4 S555525595559565698 37
2.1.2 Nguyên nhân chủ qUaI << <6 5< 6 59 69 989 9988956569569699866498 37
2.2 Thực trang 6 nhiễm không khí đô thi tại Việt Nam - 38
hàn 8m - ,ÔỎ 39
2.2.2 Các khí 6 nhiễm CO, SO2, NO2, O3 và VOC -ss-scc- 40
b5 c0 a5 432.3 Thực trạng áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm không khí đô
thi tai Vist Nam 003037 44
ill
Trang 52.3.1 Các biện pháp quản lý ô nhiễm không khí đang được sử dụng tại Việt
ÏNAIH G5 5 5< S9 0.50 0.0.0 0 00.00900960 4091 0000009000091 44
2.3.2 Thực trạng áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm không khí
CO CHị 5 <Gc Ọ ọ H II 0000010 000009090 90 47
CHƯƠNG III DE XUẤT MOT SO GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUA AP DUNG CÔNG CỤ KINH TE TRONG QUAN LÝ Ô NHIEM
KHONG KHÍ DO THỊ TẠI VIET NAM -s scss©csecssecssessee 493.1 Giải pháp về thé chế chính sách - s5 s sessessessesessesessesse 49
3.1.1 Các giải pháp Chung do- ó5 S5 S9 9 9.699.990 5 00 9089998 49
3.1.2 Các biện pháp Cu thé 5-2 ss<s<s£ se SseEseSsEssessesevsersessessee 493.2 Giải pháp giáo dục và truyền thông -s-s- 5c sscssessessecssesee 503.3 Một số kiến nghị c.ccsssssssssescesssssseseessessscssessessesssssscssessessucsssssessesenessessesees 50
450007 53TÀI LIEU THAM KHẢO 2< s°©sss£Sss se ssezssessevsserssersee 54
1V
Trang 6DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
ONKK Ô nhiễm không khí
BDKH Bién déi khi hau
OECD Tổ chức Hop tác kinh tế va phát triển
AQM Air Quality Management
GTVT Giao thông vận tải
BTNMT Bộ tai nguyên môi trường
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
BVMT Bảo vệ môi trường
Trang 7DANH MỤC CAC BANG - BIEU
Bảng 1.1 Các loại khí phát thải từ các ngành công nghiỆp 11
Bảng 2.1 Tóm tắt mức phat hành chính đối với khí thải, bụi theo nghị định
iW/2100)0/9560 51200010757 ax 46
Biểu đồ 2.1 Diễn biến giá trị PM10 và PM2.5 trong ngày tại các trạm quan trắckhông khí tự động (số liệu tính toán trung bình qua các năm) 39Biéu đồ 2.2 Diễn biến giá tri TSP tại một số khu vực dân cư giai đoạn 2015-2019
Biểu đồ 2.3 Diễn biến giá trị thông số NO2 trung bình năm tại các trạm quan trắc
không khí tự động giai đoạn 2015-2020 - c1 1S ng 41
Biểu đồ 2.4 Diễn biến giá trị thông số CO theo số liệu tính toán trung bình các giờtrong ngày tại một số trạm quan trắc trong nội thành Hà Nội - 42Biéu đồ 2.5 Diễn biến giá trị thông số O3 theo số liệu tính toán trung bình các giờtrong ngày tại một số trạm quan tTẶC + ¿++++++x++x++zx++xxerxezrxesrxee 42
VI
Trang 8DANH MỤC BIEU DO
Hình 1.1 Kích thước của bụi PM2.5 so VỚI tỐC c5 5 52c 13+ sesesereexee 5
Hình 1.2 “Tỷ lệ phát thải các chất gây ô nhiễm do các phương tiện cơ giới đường
Ố 10
Hình 3.1 Diễn biến nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Bắc Kinh giai đoạn 2013-2019 27Hình 3.2 Những chính sách kinh tế chủ yếu dé giảm thiêu ONKK tại Bắc Kinh 28Hình 3.3 Đầu tư tài chính vào kiểm soát ONKK tại Bắc Kinh 2009 — 2017 30
vii
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tinh cấp thiết của đề tài
Môi trường là nhân tố vô cùng cần thiết và có những tác động vô cùng tolớn đối với tat cả sinh vật sống trên Trái Dat Đặc biệt, môi trường còn đóng vaitrò quyết định đối với chất lượng cuộc sống của con người khi đây chính là môitrường sống, là nguồn cung cấp toàn bộ tài nguyên trong sự sống của con người.Trong tat cả các tài nguyên, có thé nói không khí là một nhân tố có ảnh hưởngnhiều đến con người cũng như toàn bộ sinh vật sống trong khí quyên Không khídam bảo sự tồn tại cho sinh vật, cung cấp tài nguyên cho quá trình sản xuất dé phục
vụ các nhu cầu ngày càng tăng của con người Không khí là thành phần môi trườngđược coi là nguồn gốc của sự sống, cung cấp oxy cho quá trình hô hấp, cơ thể conngười có thể duy trì sự sống dù không được cung cấp thức ăn hay nước uống trongvài ngày nhưng không nếu không có không khí trong vài phút sẽ dẫn đến tử vong
Vai trò của môi trường không khí quan trọng như vậy nhưng hiện nay không
khí xung quanh con người đang bị ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng Trong giai đoạn
5 năm từ 2016-2021, chất lượng không khí ở Hà Nội luôn trong trạng thái báođộng Mặc dù đã có sự cải thiện nhẹ trong giai đoạn 2 năm gần đây do sự ảnh
hưởng của dịch bệnh Covid-19 kéo dài nhưng nhìn chung không khí tại Ha Nội
van trong tình trang ô nhiễm Điền hình nếu như xét theo thông số nồng độ bụiPM2.5 thì hầu hết các năm được xét đều có nồng độ bụi vượt quá giới hạn theoquy chuẩn quốc gia và vượt nhiều lần so với khuyến nghị từ WHO Tuy nhiên diễnbiến nồng độ bụi có nhiều sự thay đổi khác nhau theo các giai đoạn Tại giai đoạn2016-2017, nồng độ bụi mịn có xu hướng giảm so với giai đoạn 2018-2019 Tronggiai đoạn 2018-2019 này có sự gia tăng mạnh về nồng độ bụi PM2.5 do ảnh hưởngbởi đợt cao điểm ô nhiễm không khí vào khoảng thời gian giữa tháng 9 đến cuốitháng 12 năm 2019 Năm 2019, toàn quốc có 13/63 tỉnh thành có nồng độ PM2.5trung bình năm vượt quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT (gồm 11 tỉnh thành tạimiền bắc, và 2 tỉnh thành tại miền nam) Đặc biệt, chỉ số chất lượng không khí tạimột số đô thị như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều thời điểm ở mức xấuvới chỉ số AQI từ 150 đến 200, có khi vượt 200 tương đương mức rất xấu Đếngiai đoạn 2020-2021, chất lượng không khí toàn quốc có phan cải thiện hơn tuynhiên chỉ số PM2.5 vẫn đạt mức cao Năm 2020, toàn quốc có 10/63 tỉnh thành cónồng độ bụi PM2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn, trong đó tat cả các tỉnh thành
này đêu năm ở miên bắc.
Trang 10Trên thực tế hiện nay, không khí đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi rất nhiềuloại khí thải của những xí nghiệp, nhà máy, xe cộ khiến môi trường bị ô nhiễmtrầm trọng Chính vì vậy đã dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng ảnh hưởng đếnmôi trường sống cũng như sức khỏe của con người Đối với môi trường sống, việc
ô nhiễm không khí đã gây ra các thảm họa môi trường, điền hình nhất là hiện tượngbiến đổi khí hậu (BĐKH) BDKH toàn cau gây nên hiện tượng Elnino, Lanina vàkhông thể thiếu những thảm họa môi trường khác như bão, lũ lụt, hạn hán Kết quảcủa những hiện tượng này là thiệt hại về con người và tài sản, gây áp lực cho nềnkinh tế Không chỉ dừng lại ở đây, những hiện tượng xuất phát từ ONKK còn khiếncho nguồn nước bị ô nhiễm, ô nhiễm đất Đối với sức khỏe của con người, cácbệnh liên quan đến ONKK rất nguy hiểm đối với mọi người dân, tuy nhiên lại cóđặc điểm là thời gian phát bệnh chậm, không được phát hiện ngay hoặc dé lại hậuquả ngay lập tức như tai nạn giao thông Vì vậy nên mọi người thường không đềphòng các bệnh nay đúng mức, tới khi có biểu hiện rõ thì rất khó khắc phục Hơnnữa ONKK đặc biệt có tác động nguy hại tới các đối tượng dễ ton thương như trẻ
em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi Chính vì vậy, cần có những biện phápcấp thiết cần được đề ra để quản lý và ngăn chặn tình trạng ô nhiễm không khí tạiViệt Nam nói chung mà cụ thể là tại những đô thị lớn tại Việt Nam vì đây chính lànhững nơi sản sinh ra lượng ô nhiễm không khí lớn nhất Trong tất cả các giải pháp
đã được Việt Nam áp dụng, nhóm giải pháp về kinh tế như sử dụng các công cụkinh tế đã thể hiện sự hiệu quả, linh hoạt trong quá trình thực hiện và tạo nên sựtối ưu cho các đô thị dé đáp ứng những nhu cầu về môi trường
Hiện tại, Việt Nam đã áp dụng các công cụ kinh tế và thu được những kếtquả nhất định Đề đánh giá những hoạt động trong công tác áp dụng công cụ kinh
tế trong quản lý chất lượng không khí môi trường ngoài ra xem xét các kinh nghiệmcủa các nước trên thé giới nên tôi đã lựa chon đề tài: “Một số công cụ kinh tếtrong quản lý ô nhiễm không khí đô thị: Kinh nghiệm các nước và đề xuất
cho Việt Nam.”
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Thứ nhất, nhận thức được sự nguy hại của 6 nhiễm không khí đối với môi
trường đô thị.
- Thứ hai, nghiên cứu thực trạng áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý ô
nhiễm không khí độ thị tại Việt Nam
- _ Thứ ba, tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước về việc áp dụng một sỐ công
cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm không khí đô thị
- Thứ tư, dựa trên các kết quả phân tích, nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị,
Trang 11đề xuất giải pháp quản lý ô nhiễm không khí đo thị tại Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- _ Đối tượng nghiên cứu: chuyên dé tập trung làm rõ việc áp dung các công
cụ kinh tế trong công tác quản lý ô nhiễm không khí đô thị
- Pham vi nghiên cứu: một số đô thị tại Việt Nam
- _ Thời gian nghiên cứu: số liệu thống kê sử dụng đến năm 2021
4 Phuong pháp nghiên cứu
4.1.Nguôn số liệu
- Chuyên đề sử dụng số liệu thứ cấp Các số liệu được sử dụng liên quan đếnthực trạng ONKK đô thị tại Việt Nam, bao gồm số liệu về nông độ bụi PM2.5,PMI0, chi số chất lượng không khí,
- Nguồn số liệu được lay từ Tổng cục môi trường và các báo cáo, bài viết liênquan đến ONKK
4.2 Phương pháp thu thập số liệu
Trong quá trình thực hiện chuyên đề, em đã áp dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp kế thừa: tổng hợp và phân tích các số liệu, tư liệu và các thôngtin liên quan đến ONKK đô thị tại Việt Nam, các tác nhân gây ONKK và ảnhhưởng đến môi trường, con người, kinh nghiệm quốc tế được thu thập qua các loạisách báo, tạp chi, đề tài nghiên cứu, báo cáo khoa học
- Phương pháp thu thập thông tin: thu thập số liệu các bài báo, các báo cáo
có liên quan về các hoạt động gây ONKK và các thông số ONKK
5 Kết cấu đề tài
Chuyên đề gồm các nội dung:
Chương I: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về quản lý ô nhiễm không khí
đô thị bằng công cụ kinh tế
Chương II: Thực trạng áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm
không khí đô thị tại Việt Nam.
Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua áp dụngcông cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm không khí đô thị tại Việt Nam
Trang 12CHUONG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUOC
TE VE QUAN LÝ Ô NHIEM KHÔNG KHÍ ĐÔ THỊ BẰNG
CÔNG CỤ KINH TE
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý ô nhiễm không khí đô thị bằng
công cụ kinh tế
1.1.1 Khái niệm về ô nhiễm không khí đô thị
Không khí cũng như nước và thực phâm, là một trong các điều kiện hết sứccần thiết và quan trọng đối với sự sống của các loài động và thực vật nói chung.Không khí là nguồn cung cấp khí oxy cho sự sống của con người, hàng ngày,một người trung bình phải hít, thở khoảng trên dưới 15kg không khí để phục
vụ cho sự sống Nói cách khác không khí chính là nguồn gốc của sự sống,chính vì vậy mà không khí sạch là thực sự cần thiết Không khí sạch trên Trái
Dat là hỗn hợp khí tự nhiên không màu, không mùi, chỉ yếu là Nitơ (N2) chiếm
78% theo thể tích, Ô xy (O2) chiếm 21%, Argon (Ar) chiếm 0,93%, Cacbondioxit (CO2) chiếm 0,032% và các dạng khí: Neon (Ne), Heli (He), Metan
(CH4), Hydro (H2), N20, CO, 03, SO2, NO2,
Vậy không khí như thé nào là không khí bi 6 nhiễm? Theo Giáo trình “O nhiễmkhông khí” cho thấy: “Bên cạnh các thành phan chính của không khí, bat kỳ một chatnào ở dạng rắn, lỏng, khí được thải vào môi trường không khí với nồng độ vừa đủ gâyảnh hưởng tới sức khỏe con người, gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triểncủa động thực vật, phá hủy vật liệu, làm giảm cảnh quan môi trường đều gây ô nhiễm
môi trường hay nói khác đi là không khí đó đã bị ô nhiễm.”
Ô nhiễm không khí theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia lại được cho là,
“Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu
do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm
tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thé gây hạicho sinh vật khác như động vật và cây lương thực, và có thé làm hỏng môi trường
tự nhiên hoặc xây dựng Hoạt động của con người va các quá trình tự nhiên có thé
gây ra ô nhiễm không khí.”
Nói một cách đơn giản, ô nhiễm không khí là hiện tượng mà không khí bị
hiễm ban, có sự thay đổi các thành phan theo chiều hướng xấu đi hoặc khí lạ gâyảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường sống xung quanh Ô nhiễm môitrường không khí có tác động xấu đối với sức khỏe con người, đặc biệt là gây ra
Trang 13các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và BĐKH (hiệu ứng nhàkính, mưa axit và suy giảm tầng ôzôn),
Ô nhiễm không khí đô thị là ô nhiễm không khí trong và xung quanh cácthành phố Mật độ dân số cao hơn bị 6 nhiễm không khí đô thị nhiều hơn Theo Tổchức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có 4,2 triệu ca tử vong do tiếp xúc với ônhiễm không khí xung quanh (ngoài trời) Mặc dù có một số nguồn gây ô nhiễmkhông khí đô thị tự nhiên, nhưng hau hết các nguồn đều do con người và phan lớn
phụ thuộc vào các hoạt động của con người.
1.1.1.1 Ô nhiễm bụi mịn
e Tổng bụi lơ lửngTổng bụi lơ lửng (TSP) hay Total Suspended Particles, là tổng các hạt bụi cóđường kính nhỏ hơn hoặc băng 100ug/m3
e Bui PM10
PMI0 hay particulate matter 10 micrometers, là các hat vat chất có đườngkính từ 10 micromet trở xuống, là hỗn hợp các hạt rắn va các giọt chất long cótrong khí quyền, tồn tại đưới các dạng bụi, khói, sương mù
Bui PM10 có thể len lỏi vào sâu trong phổi
e Bui PM2.5
Theo The Offical Website of NewYork State, bụi mịn PM2.5 là tên viết tắt củaFine particulate matter, là chất gây ONKK, là mối quan tâm đối với sức khỏe của mọingười khi tồn tại với nồng độ cao trong không khí PM2.5 là các hạt nhỏ trong khôngkhí làm giảm tầm nhìn và tạo thành hiện tượng sương mù khi ở nồng độ cao MứcPM2.5 tăng lên cao vào những ngày ít hoặc không có gió, hoặc ở những thời điểm xe
cộ lưu thông cao Thuật ngữ các hạt min, hoặc vat chất hạt 2.5 (PM2.5) dùng dé chỉcác hạt nhỏ hặc các giọt lỏng trong không khí có chiều rộng từ 2,5 tug/m3 trở xuống.Các hạt này có kích thước nhỏ hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc
©PM25 TÓC NGƯỜI Bula
Hat kim loại, sản phẩm 50-70um là những bụi dạng
à vi, trôi nối trong
Trang 14Chính vì có kích thước nhỏ như vậy mà bụi PM2.5 có thể len lỏi vào cơ thểcon người sâu hơn so với bụi PM10, PM2.5 có thể thâm nhập vào máu.
e Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh đối với
201 đến 300Nguy hiểm Báo động, có thể ảnh hưởng250,5 đến 500,4 301 đến 500 nghiêm trong đến mọi Nâu
nguoi
Nguồn: Airnow
Do kích thước nhỏ, cả hai hạt PM2.5 và PMI0 hoạt động như khí Khi thở,
những hat này xâm nhập vào phổi, có thé dẫn đến ho và hen suyễn, huyết áp cao,đau tim, đột quy, các bệnh nghiêm trọng khác cũng có thê xảy ra và hậu quả làgây ra nhiều cái chết sớm Ảnh hưởng xấu nhất của các hạt này trong không khí là
đôi với trẻ em và người gia.
Trang 151.1.1.2 Ô nhiễm khí độc hại (SO2, CO, NO2, O3)
Tại các đô thị không thể không nhắc đến ONKK bởi các chất khí như NO2,
SO2, CO và O3.
Nito dioxit (NO2) là chất khí có độc màu nâu đỏ, có mùi và là một thànhphần gây ONKK nỗi bật
Sulphua dioxit (SO2) là chất khí không màu, có mùi và có khả năng gây ONKK
CO hay Cacbon monoxit là chất khí không màu, không mùi và có độc tính
cao, có khả năng gây ra hiện tượng ONKK.
Ozone (O3) là chất khí không màu, có mùi hôi ở nồng độ cao và sự ô nhiễmO3 gây hại cho con người O3 là chất ô nhiễm thứ cấp được sinh ra do tác động
qua lại của các chất khí còn lại với bức xạ mặt trời
Ở các đô thị, nguồn phát sinh các loại khí này chủ yếu là từ động cơ của cácloại phương tiện giao thông thông qua việc đốt cháy nhiên liệu Ngoài ra SO2 cònphát sinh từ các nguồn nhiên liệu có chứa lưu huỳnh và đốt than Các thong số
SO2, NO2, CO tăng cao tại khu vực có mật độ giao thông lưu thông cao.
1.1.2 Tác nhân gây ô nhiễm không khí đô thị
Ô nhiễm không khí là sự pha trộn của các chất rắn, lỏng, khí Ô nhiễm khôngkhí được tạo nên bởi các nhân tố bao gồm cả do tự nhiên và do con người
1.1.2.1 Các tác nhân tự nhiên
Có nhiều tác nhân tự nhiên gây ô nhiễm môi trường không khí có thé kế đến
từ các sự có môi trường hoặc các thảm họa môi trường như động dat, núi lửa phuntrào, bão lũ và các nhân tố tự nhiên này nằm ngoài sự kiểm soát của con người
Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàusunfua, mê tan và những loại khí khác Không khí chứa bụi lan tỏa đi rat xa VÌ nóđược phun lên rất cao
Cháy rừng: các đám cháy rừng và đồng cỏ được tạo nên bởi sắm chớp, cọsát giữa thâm thực vật khô như tre, cỏ Các đám cháy này thường lan truyền rộng
và thải ra nhiều bụi và khí
Bão bụi gây nên gió mạnh và bão, mưa bảo mòn đất sa mạc, đất trồng vàgió thôi tung lên thành bụi Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọtmang theo bụi muối lan truyền vào không khí
Các quá trình phân hủy, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thảinhiều chất khí, các phản ứng hóa học giữa những khí tự nhiên hình thành các khísunfua, nitrit, các loại muối v.v Các loại bụi, khí này đều gây ONKK
Trang 161.1.2.2 Các tác nhân do con người
Nhóm nguyên nhân từ con người thì có khả năng kiểm soát hơn so với tựnhiên Các chất gây ô nhiễm được phát thải từ nhiều nguồn khác nhau Chất lượngkhông khí đô thị được biểu thị bằng số lượng các chất ô nhiễm nhất định trong
không khí, như Ozone (O3), Vật chất dạng hạt (PM10, PM2.5), Oxit lưu huỳnh
(SO,), Oxit nitơ (NO,), Carbon monoxide (CO) và Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
(VOC).
Một số chất gây ONKK đô thị xuất phát từ con người:
Ozone (O3): Ozone ở tang mặt đất, một chat 6 nhiễm có hại cho sức khỏe conngười, không trực tiếp phát ra khí quyên mà được hình thành do phản ứng hóa họcgiữa các oxit nitơ (NO,) và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) dưới sự kíchthích của ánh sáng mặt trời Nói cách khác, các chất ô nhiễm do ô tô, nhà máy điện
và quá trình đốt cháy vật liệu thải ra tương tác với ánh sáng mặt trời dé tạo ra ôzôn.Ozone tạo thành khói và làm cho không khí khó thở Khi phơi nhiễm với O3 khiếncon người mắc phải các bệnh về đường hô hấp
Vật chất hạt (PM10, PM2.5): PM¡o là các hat mịn có đường kính khí động
học nhỏ hon 10 wm và PM2.5 là các hạt min có đường kính khí động học nhỏ hơn
2,5 um Khi hít vào các hạt PM sẽ xâm nhập sâu vào phổi và đi vào máu PM2.5
và PM10 đi vào đường hô hấp khi con người hít thở, nhưng mức độ xâm nhập khácnhau tùy theo kích thước hạt bụi Nong độ PM10 và PM2.5là số liệu thường được
sử dụng đề chỉ chất lượng không khí trong môi trường đô thị Bắc Mỹ, Tây Âu,Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc là những quốc gia mà sự hình thành PM do các hoạtđộng của con người gây ra là đáng quan tâm nhất Các hạt bụi như PM10, PM2.5phát sinh từ quá trình đốt trong các động cơ xe cộ PM có liên quan đến những ảnhhưởng lớn đến sức khỏe như các bệnh về đường hô hấp, chức năng tim mạch vàcác bệnh về da và gây nhiều tác động nguy hiểm dẫn đến tình trạng bệnh nặnghơn và co thể tử vong
Sulfur dioxit (SO2): SO2 thường có trong các loại nhiên liệu hóa thạch như
than đá, đầu mỏ và quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ xe cộ Khi không khínhiễm SO2 vượt quá quy chuẩn cho phép sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người
do loại khí này là hợp chất độc hại Hơn nữa SO2 tồn tại trong không khí khi gặpmưa sẽ gây ra hiện tượng mưa axit, gây ra nhiều hậu quả xấu với cả con người,động thực vật và môi trường Tiếp xúc nhiều với SO2 khiến con người mắc bệnhphổi mãn tính và rối loạn hô hap
Ni tơ dioxit (NO2): NO2 là loại khí thải độc hại có màu, có mùi phát sinh từ
quá trình đốt cháy nhiên liệu Nếu không khí chứa nhiều NO2 khiến con người hít
Trang 17phải sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc ni tơ dioxit, gây ra các bệnh về phổi, hen suyén.
Carbon monoxide (CO): Carbon monoxide là một chất gây ô nhiễm không
khí có độc tính cao, không màu, không mùi và không vị CO được tạo ra trong quá
trình đốt cháy không hoàn toàn các nhiên liệu hóa thạch như xăng, khí đốt tự nhiên,dầu, than và gỗ Nguồn CO lớn nhất do con người gây ra là khí thải từ phương tiệngiao thông Không khí bị ô nhiễm bởi CO sẽ khiến con người mắc các bệnh như
chóng mặt, tâm trạng hoang mang thậm chí là động kinh.
Hợp chat hữu co dé bay hơi (VOC): VOC là những hợp chất có nhiệt độ sôithấp và có thê bay hơi ở nhiệt độ phòng Các hợp chất này có hại cho sức khỏe conngười Các nguồn VOC bao gồm sơn, vecni, sáp, dung môi hòa tan dầu, chất tâyrửa, nhiên liệu, chất khử trùng, mỹ phẩm và keo dan Chúng cũng có thé được tạo
ra từ việc hút và đốt nhiên liệu VOC cũng góp phần vào việc hình thành ôzôn
1.1.3 Các hoạt động gây ô nhiễm không khí đô thị
Các hoạt động gây ra hiện tượng ONKK được phân chia thành 5 nhóm Nhóm
đầu tiên là ONKK từ nguồn gốc tự nhiên, nhóm thứ 2 là do hoạt động sản xuất côngnghiệp, nhóm tiếp theo từ hoạt động giao thông vận tải, nhóm thứ 4 là do hoạt độngnông nghiệp và làng nghề và nhóm cuối cùng là do hoạt động chôn lap và xử lý rác thải
1.1.3.1 Họat động giao thông vận tải
Hoạt động giao thông vận tải là một trong những hoạt động chính gây ra ô
nhiễm không khí đô thị Ở các siêu đô thị, mật độ dân số cao kéo theo đó nhu cầu
sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân cũng tăng cao nên sẽ phát sinh ra
lượng khí thải lớn Các loại phương tiện đường bộ, tàu hỏa, máy bay đều gâyảnh hưởng đến môi trường không khí, tuy nhiên các loại xe cộ như xe mô tô, xegan máy chiếm tỉ lệ lớn nhất và là nguồn phát thải chất gây ô nhiễm lớn nhất Các
khí thải gây ONKK chủ yếu bao gồm: SO2, NO2, CO, bụi (TSP, PM10, PM2,5).
Nguồn khí thai của các phương tiện đường bộ diễn ra liên tục và cũng thayđổi linh hoạt theo từng thời điểm và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Một số nguyênnhân sẽ ảnh hưởng tới sự phát thải khí như là chất lượng động cơ của phương tiện,
nhiên liệu sử dụng, tốc độ vận hành, người lái xe, chất lượng cơ sở hạ tầng, tình
trạng lưu thông các phương tiện và cả yếu tổ thời tiết như độ âm, gió và lượngmưa Có nghiên cứu đã đưa ra răng tải trọng của xe sẽ tỉ lệ với lượng khí thải, cónghĩa là xe có trọng tải càng lớn thì càng phát thải nhiều Một nghiên cứu kháccũng cho biết chất lượng nhiên liệu sẽ tác động tích cực đến chất lượng không khí,đồng nghĩa với việc nêu ta sử dụng đầu vào sạch hon cho xe cộ thì sẽ góp phan cải
thiện ONKK.
Trang 18Việc sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân (đặc biệt là các mẫu xe
cũ hơn, chạy bằng động cơ diesel) là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí
đô thị Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ ước tính rằng khoảng 75% lượng khíthai VOC (tính theo trọng lượng) đến từ giao thông vận tải Khoảng 1/4 lượng hạtvật chất trong không khí là do các phương tiện giao thông
TSP SO2 NO2 co VOC
Hình 1.2 “Tỷ lệ phát thải các chat gây 6 nhiễm do các phương tiện cơ giới
phát thải là do xe máy.
Theo tổ chức Liên minh các nhà khoa học liên quan (Union of ConcernedScientists UCS), ô tô, xe tải và xe buýt chạy bang nhiên liệu hóa thạch là tác nhân
chính gây ra ONKK Xe cộ gây ra ONKK trong cả vòng đời sử dụng cua chúng,
từ quá trình sản xuất đến vận hành Thực tế GTVT thải ra hơn 1⁄2 lượng khí nito,đồng thời là nguồn phát thải nóng lên toàn cầu lớn nhất tại Mỹ Các nghiên cứukhác liên quan cũng cho biết khí 6 nhiễm từ xe cộ có thé tác động xấu đến gần nhưmoi cơ quan trong cơ thể ONKK từ 6 tô, xe tải, xe may và xe buýt được chia thành
2 dạng Ô nhiễm sơ cấp được thải trực tiếp vào khí quyên còn các chất ô nhiễmthứ cấp sinh ra trong các phản ứng hóa học từ các chất ô nhiễm có sẵn trong không
khí.
10
Trang 191.1.3.2 Hoạt động công nghiệp
Hiện nay, tại các đô thị còn tôn tại nhiêu cơ sở sản xuât công nghiệp Các
doanh nghiệp này thường là doanh nghiệp vừa và nhỏ có công nghệ sản xuất cònlạc hậu Một số cơ sở sản xuất có thiết bị lọc bụi, hầu như chưa có thiết bị xử lýkhí thải độc hại, không đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu khí thải gây ô nhiễm môi trườngkhông khí Các cơ sở này phân bé phân tán, do quá trình đô thị hoá, hiện đại hóa,phạm vi thành phố ngày càng mở rộng nên hiện nay, phần lớn công nghiệp cũ nàynam trong nội thành của nhiều thành phó
Các chất độc hại từ khí thải công nghiệp được phân loại thành các nhómbụi, nhóm khí vô cơ (NO2, SO2, CO ), nhóm các chất hữu cơ và kim loại nặng.Trong đó, lượng phát thải NO2, SO2 va TSP chiếm phan lớn trong tông lượng phátthải các chất gây ô nhiễm
Bảng 1.1 Các loại khí phát thải từ các ngành công nghiệp
Cơ khí chế tạo và
máy móc thiết bị
điện
Bụi thô, sương khói phát sinh tại các công đoạn sản xuất,
hơi và khói từ kim loại nóng đỏ ở nhiệt độ cao
Khai thác mỏ Các chất khí sinh ra là CO, bụi, khói Các chất khí phát sinh
từ dầu như SO2, H2S04, H2S
Chế biên gỗ Mùn cưa và bụi từ quá trình nghiền Khí hữu cơ từ dung
môi trong sơn, dầu
Khói từ quá trình đốt cháy các sản phẩm thải từ gỗ
Thiết bị vận tải Các công đoạn lắp ráp không sinh ra khí ô nhiễm, tuy nhiên
lại phát sinh từ các công đoạn đúc, gia nhiệt Khí phát thải
chủ yếu là hơi dung môi
Công nghiệp hóa
Mùi hôi, ngoài ra là bụi sinh ra từ quá trình xay thóc
Nguồn: Standard Industrial Classification Manual
11
Trang 201.1.3.3 Hoạt động xây dựng
Cùng sự phát triển của kinh tế và xã hội Các hoạt động xây dựng côngtrình, phá đỡ các công trình cũng theo đó mà tăng lên Gây ô nhiễm không khí trầmtrọng Đặc biệt là ở các thành phó lớn thì đây là một trong những nguyên nhân chủyếu dẫn đến ô nhiễm không khí Ngoài ra, các hoạt động sản xuất không có bảo hộtối thiêu (như lò rèn, ) đều tác động từng ngày tới tình trạng ô nhiễm không khí
Bên cạnh hoạt động giao thông, hoạt động xây dựng trong đô thị cũng là
nguồn gây ảnh hưởng đến môi trường không khí Trong những năm gần đây, hoạtđộng xây dựng các khu chung cư, cầu đường, sửa chữa nhà, vận chuyền vật liệu
và phế thải xây dung, diễn ra ở khắp nơi, đặc biệt là các đô thị lớn Các hoạtđộng như dao lap đất, đập phá công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong quátrình vận chuyền thường gây 6 nhiễm bụi đối với môi trường xung quanh Mặc dù
đã có quy định về che chắn bụi tại các công trường xây dựng và phương tiện chuyênchở nguyên vật liệu và phế thải xây dựng, rửa xe trước khi ra khỏi công trường,phun nước rửa đường nhưng việc thực hiện còn nhiều hạn chế Do đó, việc pháttán bụi từ các hoạt động này vẫn là nguồn gây 6 nhiễm không khí đáng kê Bêncạnh bụi, các thiết bị xây dựng (máy xúc, máy ủi, ) các phương tiện vận chuyền
vật liệu xây dựng còn thải ra môi trường không khí các khí thải khác như: SO2, NO2 , CO, VOC,
Việc thiếu kiểm soát trong quản lý hoạt động tại các công trường xây dựngđang hoạt động trên cả nước (xây dựng, sửa chữa nhà cửa, đường xá, vận chuyênnguyên vật liệu) đã và đang gây ra vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng Đặc biệt, việckéo dài thời gian thi công tại các công trình xây dựng do thiếu vốn đầu tư đã gâytác động xấu đến cảnh quan, khiến cho môi trường xung quanh luôn trong tình
trạng ô nhiễm bụi.
1.1.3.4 Hoạt động dân sinh, xử lý rác thải
Các hoạt động dân sinh như đốt các nhiên liệu hoá thạch (than đá, dầu hoả
và khí đốt, củi, ) hay việc đốt các chất thải không có kiểm soát cũng góp phầnlàm tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí Hiện nay, nguồn gây ô nhiễm
không khí từ hoạt động dân sinh tại các khu đô thị đã giảm mạnh do điều kiện sống
được cải thiện và sự thay đổi thói quen sinh hoạt, như dùng bếp khí gas, bếp sửdụng điện thay cho bếp than, củi
Bãi rác lộ thiên là nơi tập hợp các loại CTR, chủ yếu là CTR sinh hoạt cóthành phần hữu cơ cao Dưới tác động của nhiệt độ, độ 4m và các vi sinh vật,CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí (CH4 - 63,8%, CO2 - 33,6%
và một số khí khác) Ước tính, lượng khí CH4 và CO2 phát sinh từ các bãi rác lộ
12
Trang 21thiên và các khu chôn lap chiếm 3 - 19% tổng lượng phát sinh Lượng khí phátthải tăng khi nhiệt độ tăng Đối với các bãi chôn lấp, ước tính 30% các chất khíphát sinh trong quá trình phân hủy rác có thé thoát lên trên mặt đất mà không cầnmột sự tác động nào Quá trình vận chuyền và lưu giữ CTR cũng phát sinh mùi
từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí
Tại nhiều khu chôn lấp, đặc biệt các bãi rác lộ thiên, đã và đang diễn ra hoạtđộng đốt rác thải tùy tiện, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí tạinhững thời điểm nhất định Các loại chat thải tại các bãi rác (giấy, gỗ, cao su, nilon,nhựa, vải, các chất khác ) khi bị đốt đã thải ra môi trường các chất khí chủ yéu
như: NOx, CO, CO2, SOx , HCl, HF, Dioxin, Furan và tro bụi Tuy nhiên, hiện
nay chưa có nhiều nghiên cứu cũng như các số liệu cụ thé về tải lượng phát thaicác chất khí từ hoạt động đốt rác bãi rác
1.1.4 Ảnh hướng của ô nhiễm không khí đô thị
1.1.4.1 Ảnh hưởng đến con người
Một nghiên cứu về ô nhiễm đô thị được công bồ trên Tạp chí Y học Englandcho biết, ONKK ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe con người trong cả ngắn hạn
và dài hạn ONKK liên quan trực tiếp đến nhiều cái chết diễn ra hàng ngày và cácbệnh mà con người hiện đang mac phải Nghiên cứu được thực hiện bởi 50 nhàkhoa học trên phạm vi 650 thành phố lớn Nghiên cứu tập trung vào hai loại hạt làPMI0- loại hạt có thé xâm nhập vào phôi và PM2.5- loại hạt có thé xâm nhập vào
mau.
Con người nếu phải thường xuyên hit thở trong bầu không khí không lànhmạnh sẽ có thể mắc phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp, các bệnh về mắt,ung thư phối Mỗi năm trên thế giới phải đối mặt với cái chết sớm của khoảng 7triệu người do tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm Các bệnh tim mạch, các bệnh vềphổi, các bệnh ngoài da cũng ngày càng nguy hiểm hơn dưới sự ảnh hưởng bởiONKK, một phan ba số ca tử vong do đột quy, ung thư phổi và bệnh tim hiện nay
là do ONKK Chiu sự tác động mạnh mẽ nhất, hay nhạy cảm nhất với sự Suy giảm
chất lượng không khí là trẻ em và người cao tuổi, bởi vậy cần có những biện pháp
dé bảo vệ những người này khỏi ONKK
Một số cơ quan trong cơ thé chịu tôn hại lớn nhất do tiếp xúc với không khí ô nhiễm: Bệnh đường hô hấp, ton thương tới tim mach, cơ quan sinh sản, hệ thần kinh, mệt
mỏi, đau đầu và lo lang, gây kích ứng mắt, mũi và họng, ảnh hưởng tới gan, lá lách
và máu.
Khu vực đô thị là nơi ONKK diễn biến phức tạp nhất, chính vì vậy trong bốicảnh hiện nay dân cư thành thị tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm nhiều hơn, đồng
13
Trang 22nghĩa với việc họ chịu sự ảnh hưởng nhiều hơn bởi ONKK Những đối tượng đặc
biệt dé tổn thương là người già, trẻ em và phụ nữ có thai
1.1.4.2 Ảnh hưởng đến sinh vật
ONKK đã và đang tạo ra nhiều nguy cơ nguy hiểm không chỉ đến con người
mà còn với cả động thực vật SO2, NO2, CO, H2S hay Pb khi theo không khí di
vào cơ thé động vật có thé gây ra hiện tượng suy giảm hệ miễn dịch ở động vật,còn đối với thực vật những hợp chat này có thé làm suy giảm quá trình trao đổichất Thực vật cũng rất nhạy cảm đối với sự thay đổi của môi trường không khí,đặc biệt là cây ăn trái Nếu những loại cây này tiếp xúc nhiều với axit flohidric
(HF) sẽ rụng lá hàng loạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và
phát triển của cây ONKK còn làm tăng nguy cơ nóng lên toàn cầu, còn có thé gây
ra mưa axit Mưa axit không những có thê giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất,nước, phá hoại mùa mang mà còn làm thay đổi chất lượng nước ngọt trong sôngsuối, hồ
Các hợp chất có hại trong không khí như SO2, NO2, CO khi gặp mưa sẽtheo mưa thẩm thấu vào trong đất, ngắm vào trong các loại sinh vật và gây ra tìnhtrạng ngộ độc, kéo theo ô nhiễm cả nguồn nước và môi trường đất
Cũng giống như con người, động thực vật đều chịu ảnh hưởng về sức khỏe
do phải sinh trưởng trong điều kiện không khí bị ô nhiễm Điều này khiến các độngthực vật có những khuyết tật bam sinh, suy giảm ty lệ sinh sản
1.1.4.3 Ảnh hưởng đến hệ sinh thái
Ô nhiễm không khí có liên quan chặt chẽ với hiện tượng đáng lo ngại nhấthiện nay — biến đối khí hậu BĐKH diễn ra củ yếu do sự đốt cháy nhiên liệu hóa
thạch, đây cũng là tác nhân chính gây ONKK Chính vì vậy nỗ lực cải thiện hay
giảm thiểu ô nhiễm có thé tác động tích cực đến BĐKH và ngược lại
ONKK cũng ảnh hưởng đến hệ sinh thái, khi các hợp chất hóa học kết hợpvới mưa sẽ ngắm vào trong dat gây 6 nhiễm dat và sẽ ảnh hưởng xấu đến rất nhiều
loài sinh vật, ảnh hưởng tới cả mạng lưới thức ăn.
1.1.5 Quản lý chất lượng không khí đô thị
Theo giáo trình “Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp”, dé cải
thiện chất lượng không khí cần có quy trình quản lý và lập kế hoạch môi trườnghiệu quả, vì vậy cần có chiến lược, kế hoạch hành động giúp giải quyết một cách
có hệ thống các nguyên nhân ngắn và dài hạn của ô nhiễm không khí đô thị và giúpthành phố đạt được một mô hình tăng trưởng bền vững
Quá trình quản lý chất lượng không khí trong một chuỗi các hoạt động có
hệ thống bao gồm: cải thiện thông tin về chất lượng không khí, xây dựng chiến
14
Trang 23lược quản lý chất lượng không khí và thực hiện chiến lược quản lý chất lượng
không khí.
1.1.5.1 Cải thiện thông tin về chất lượng không khí
Đề có được những dữ liệu cần thiết và chính xác nhằm mục đích cải thiệnnguồn thông tin về chất lượng không khí thì điều kiện tiên quyết đầu tiên là cần
có đủ lượng thông tin phù hợp và đáng tin cậy trong mỗi giai đoạn Điều này cónghĩa là những thông tin nhận được cần phải phân tích và đánh giá một cách kỹlưỡng dé hiểu rõ mọi khía cạnh kỹ thuật cau van đề Từ những thông tin đã đượcphân tích sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những chuyên gia trong việc đánh giá
những phương pháp tiếp cận vấn đề một cách cụ thể và chuyên sâu.
Trong việc cải thiện thông tin về chất lượng không khí sẽ được chia ra làm
4 nhiệm vụ khác nhau, trong đó:
-_ Nhiệm vu 1: Xây dựng thông tin/dữ liệu nền về ô nhiễm không khí
Ở nhiệm vụ này bước đầu cần Chuan bị hé sơ chất lượng không khí Hồ sơnày sẽ bao gồm các thông tin như: Cách thức và lĩnh vực hoạt động nào đang gây
ra loại ô nhiễm không khí nào; Xác định những đối tượng bị ảnh hưởng bởi ô
nhiễm không khí; Xem xét các chính sách và thê chế hiện có liên quan đến ô nhiễm
không khí.
Sau khi chuẩn bị được hồ sơ, cần phải tiến hành xem xét, đánh giá các giảipháp giảm thiểu 6 nhiễm không khí có thé được phát triển và thực hiện hiệu quanhất trong bối cảnh hệ thống quản lý chất lượng không khí tổng thé (Air QualityManagement- AQM) Hệ thong AQM sé bao gom 3 khia canh chinh:
+ Quan trac chat lượng không khí: đo lường và mô tả các mức độ 6 nhiễmkhông khí hiện tại và ảnh hưởng của nguồn, theo dõi các cải thiện chất lượng khôngkhí sau các biện pháp can thiệp dé từ đó cung cấp đầu vào quan trọng cho việc lập
kế hoạch AQM
+ Đánh giá sức khỏe: dé định lượng rủi ro sức khỏe cộng đồng do ô nhiễmkhông khí hoặc giảm các ca bệnh do cải thiện chất lượng không khí cùng với đó
sẽ cung cấp thông tin cho các cơ quan y tế
+ Đánh giá lượng và nguồn thải để xác định các biện pháp can thiệp nhằmcải thiện chất lượng không khí
Tiếp theo đó sẽ tiến hành lập ban đồ chi tiết về tình hình / vấn đề chất lượngkhông khí của thành phó Bản đồ này sẽ giúp thể hiện rõ mối quan hệ không giangiữa các chất ô nhiễm và hoạt động của con người Ngoài ra bản đồ có thé thé hiện
dữ liệu giám sát về 6 nhiễm không khí (theo loạn), vi trí của vân đê 6 nhiễm cu thé,
15
Trang 24các nguồn gây ô nhiễm chính, mức độ tập trung của các bệnh đường hô hấp, phân
bố khiếu nại của người dân, v.v
Cuối cùng sẽ tiến hành tô chức hội thảo tham van
- _ Nhiệm vụ 2: Thu hút sự tham gia của các bên liên quan:
Những đối tượng cần được thu hút và dành sự quan tâm có thé kế đến như:+ Những người có chuyên môn về quản lý chất lượng không khí và/ hoặc
có thông tin quan trọng về các khía cạnh khác nhau của vấn đề
+ Những người có quyên lợi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các van dé quản lýchất lượng không khí đô thị
+ Những người kiểm soát hoặc ảnh hưởng đến các công cụ, chính sách
trên địa bàn khu vực hoặc thành phô.
- _ Nhiệm vụ 4: Xác định van đề cần ưu tiên
Khi xử lý một van dé, việc ưu tiên xử lý những thông tin được phân theothứ tự ưu tiên va tam quan trọng của vấn đề đó Có 7 tiêu chí được đề ra để đánhgiá sự ưu tiên của một vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị nói chung cũng như ônhiễm không khí trong đô thị nói riêng Những tiêu chí đó bao gồm:
+ Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe liên quan
+ Thiệt hại kinh tế đô thị
+ Tác động tương đối lên người nghèo thành thị+ Vấn đề có dẫn đến hậu quả không thé đảo ngược hay không+ Mối liên quan với các van đề khác
+ Mức độ đồng thuận xã hội về bản chất hoặc mức độ nghiêm trọng của
vấn đề+ Van đề xảy ra trên toàn thành phố hay là một “điểm nóng ô nhiễm”
1.1.5.2 Xây dựng chiến lược quản lý chất lượng không khí
Việc xây dựng chiến lược quản lý chất lượng không khí là việc đô thị xâydựng, đánh giá, tạo sự đồng thuận và hài hòa các chiến lược và kế hoạch hành động
quản lý chất lượng không khí Hoạt động này bao gồm các đề xuất về cách đô thị
16
Trang 25có thê kết hợp / tích hợp các chiến lược này vào các chiến lược và chính sách quản
lý đô thị hiện có để lập kế hoạch hành động tốt hơn; xây dựng chiến lược quản lýchất lượng không khí
Khi tiến hành xây dựng chiến lược quan lý chất lượng không khí cần lưu ý
các khía cạnh sau:
- _ Ưu và nhược điểm của từng lựa chọn đối với các bên liên quan khác nhau
- Cai thiện chất lượng không khí tiềm năng của từng phương án ứng phó
- Chi phí kinh tế và xã hội và lợi ích của mỗi phương án
- Cac cải cách chính sách liên quan và tăng cường thé chế đã được thống nhất
dé hỗ trợ việc thực hiện chiến lược
- _ Các mục tiêu môi trường dài hạn và các mục tiêu tam thời dé có biện pháp
can thiệp theo từng giai đoạn
- Cac chỉ số khả thi dé đánh giá kết quả
- Chi phí thực hiện
- _ Cách thức thực hiện
- _ Kết hợp nhiều công cụ
- _ Đánh giá của cộng đồng về kết quả
e Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí
- Ngành giao thông
Việc giảm thiểu ô nhiễm không khí trong ngành giao thông có thể ké dễnhận thấy nhất từ việc giảm thiểu lượng khí thải từ các phương tiện tham gia giaothông Các nhà quản lý có thê thực hiện các biện pháp thắt chặt về số lượng phươngtiện giao thông tham gia đăng kiểm; đưa ra các biện pháp cải thiện chất lượngnguyên vật liệu đầu vào cho nhiên liệu dùng cho các phương tiện giao thông; sử
dụng các phương tiện với công nghệ mới: ô tô điện plug-in, 6 tô sử dụng pin hydro,
ô tô hybrid; xây dựng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông Ngoài ra
dé giảm thiểu 6 nhiễm khí thải, cần cải thiện hệ thống giao thông công cộng: quyhoạch vùng hạn chế/cắm phương tiện phát thải cao (LEZ); hạn chế tốc độ xe lưuthông; thu phí khí thải, thuế bảo vệ môi trường: thiết kế không gian xanh
- Ngành Công nghiệp:
Các giải pháp giảm thiểu 6 nhiễm không khí ngành công nghiệp có thé kếđến như: Quy hoạch sử dụng đất; hạn chế hoặc cắm sản xuất công nghiệp gần khudân cư; đi đời các ngành công nghiệp ra khỏi khu dân cư nếu khả thi; quy hoạch:
17
Trang 26xác định loại hoạt động công nghiệp và thiết bị kiểm soát ô nhiễm cần thiết chomỗi khu vực; các giải pháp khác đối với cơ sở sản xuất công nghiệp.
- _ Trong sinh hoạt hàng ngày:
Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí Hạn chế ô nhiễm trong nhà cóthé kế đến như: Nâng cao chất lượng than bằng cách nhập khẩu than chất lượngtốt hơn và bổ sung chat hap thụ SO2; chuyền sang nhiên liệu sạch hơn; khuyếnkhích sử dụng bếp sạch hơn khiến cho giảm ô nhiễm không khí do đốt chất thải lộthiên, đốt rơm rạ, cháy rừng
1.1.5.3 Thực hiện quản lý chất lượng môi trường không khí
Việc thực hiện quản lý chất lượng môi trường sẽ cần có một nguồn lực kinh
tế đáng kê dé thực hiện Dé làm được điều này, các nhà quan lý cần có những kếhoạch đề huy động động nguồn lực tài chính hợp lý Các nguồn tài chính có thê
huy động được như: Ngân sách nhà nước, Quỹ bảo vệ môi trường, Khu vực tư
nhân o Tổ chức quốc tế Khi đã có nguồn lực cần thiết dé thực hiện hoạt độngquản lý chất lượng môi trường không khí, cần phối hợp chặt chẽ dé thực hiệnquản lý chất lượng môi trường không khí; giám sát và phản hồi những thông tincần thiết; giám sát quá trình quản lý chất lượng không khí, khí thải vật lý và cơchết phát thải Ngoài ra không thể không nhắc đến việc kết hợp các công cụ hỗtrợ như các chiến dịch truyền thông, công khai thông tin dé khiến mọi thông tin
về quản lý chất lượng không khí được lan truyền đến tất cả người dân trong khu
vực.
1.1.6 Một số công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm không khí đô thị
1.1.6.1 Khái niệm các công cụ kinh tế
Theo giáo trình “Kinh tế và quản lý môi trường”, “Công cụ kinh tế hay còngọi là công cụ dựa vào thị trường là các công cụ chính sách được sử dụng nhằm tácđộng tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của các cá nhân va tổ chức kinh tế dé tạo
ra các tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi chomôi trường.” Công cụ kinh tế đang ngày càng được nhiều nước sử dụng Đây chính
là sử dụng sức mạnh của thị trường dé BVMT, dam bảo cân bang sinh thai
Một số công cụ kinh tế có thé kế đến như: thuế tài nguyên, thuế môi trường,giấy phép môi trường, trợ cấp môi trường, ký quỹ môi trường, hệ thống đặt cọc
hoàn trả
1.1.6.2 Vai trò công cụ kinh tế
CCKT là những chính sách, biện pháp nhằm tác động tới chỉ phí và lợi íchcủa những hoạt động kinh tế thường xuyên tác động tới môi trường, tăng cường ýthức trách nhiệm trước việc gây ra tác động xấu đến môi trường đồng thời tác động
18
Trang 27đến hành vi của cá nhân theo hướng có lợi cho môi trường Từ những ứng dụngtrong thực tiễn cho thay, vai trò của CCKT trong việc sử dụng quản lý nguồn tàinguyên và BVMT, hơn han với các loại công cụ khác như công cụ điều hành và
kiểm soát:
—> Tăng hiệu quả chỉ phí: từ việc áp dụng các CCKT trong thực tiễn quản lý
môi trường, người ta đã rút ra kết luận rằng néu cùng một mục tiêu môi trường cầnđạt được như nhau, khi sử dụng CCKT so với công cu điều hành và kiểm soát(CAC) thì CCKT có chỉ phí thấp hơn Sử dụng CCKT là liên quan đến giá cả, vìvậy việc sử dụng giá cả và cung cấp tính linh hoạt trong việc ứng phó với nhữngtín hiệu giá cả, các cá nhân và doanh nghiệp có thé tìm kiếm chi phí có tính hiệu
quả hơn trong khả năng lựa chọn của họ.
—> Khuyến khích nhiều hơn cho việc d6i mới: CCKT không ra lệnh cho chiếnlược kiểm soát mà những người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm nhưng nó tácđộng đến hoạt động kinh tế một cách tích cực dé phat trién va lựa chon chi phikiểm soát hiệu qua mà không theo quy ước nao
— Khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin tốt hơn: CCKT cơ bản dựa vào thịtrường, ban thân chúng sẽ phát hiện ra chiến lược hiệu qua chi phí, cho phép gặp
gỡ các mục tiêu môi trường cần đạt thông qua việc chi phí hiệu quả nhất CCKThướng tới sức mạnh thị trường dé xác định việc lựa chọn công nghệ có chi phíthấp nhất, tính chất vượt trội của công cụ này hơn hắn so với khi sử dụng công
cụ CAC.
— Tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên va BVMT: do chi phí thấp khi sửdụng chúng, mặt khác chúng tác động đến quyền lợi kinh tế của các cá nhân haydoanh nghiệp, do vậy người ta phải tính đến việc sử dụng nguồn tài nguyên nhưthé nào dé tiết kiệm và hiệu quả nhất mà không ảnh hưởng tới lợi nhuận và doanh
Els.
Ngoài những vai trò và tính vượt trội hơn han đã nêu trên, CCKT còn cónhững vai trò khác trong việc thúc đây định hướng hành động ngày càng thânthiện hơn với môi trường trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra thường
xuyên; đông thời, làm thay đôi hành vi của người sản xuât và người tiêu dùng,
19
Trang 28đây là yếu tô rất quan trọng liên quan đến công cụ giáo dục và nâng cao nhậnthức quản lý nguồn tài nguyên và BVMT nhằm hướng tới một sự phát triển bền
vững.
CCKT chi có thé áp dụng có hiệu qua trong nền kinh tế thị trường Hiện nay,CCKT đã và đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là tại các nướccông nghiệp phát triển OECD Các nước đang phát triển thường sử dụng hai loạicông cụ chủ yếu là mệnh lệnh và kiêm soát (hay pháp lý) và kinh tế Các công cụkhác như công cụ kỹ thuật quản lý, công cụ giáo dục, truyền thông cũng được sửdụng nhằm bồ sung, hỗ trợ cho hai công cụ pháp lý và kinh tế
1.1.6.3 Các nguyên tắc cơ bản trong việc sử dụng công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế trong BVMT được áp dụng dựa trên hai nguyên tắc cơ bản
là nguyên tắc " Người gây ô nhiễm phải trả tiền" (PPP) và " Người hưởng thụ phảitrả tiền"
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền bắt nguồn từ các sáng kiến do
Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đề xuất hợp tác vào các năm 1972
và 1974 Nguyên tắc này xuất phát từ những luận điểm của Pigow về nền kinh tếphúc lợi Trong đó, nội dung quan trọng nhất là một nền kinh tế lý tưởng là giá cảcác loại hàng hóa và dịch vụ có thé phản ánh day đủ các chi phí xã hội, kế cả cácchi phí môi trường (bao gồm các chi phí chống 6 nhiễm, khai thác tài nguyên cũngnhư những dạng ảnh hưởng khác tới môi trường) Giá cả phải "nói lên sự thật" vềnhững chi phí sản xuất và tiêu dùng hang hóa và dịch vụ Nếu không, sẽ dẫn đếnviệc sử dụng bừa bãi các nguồn tài nguyên, làm cho ô nhiễm trở nên trầm trọnghơn so với mức tối ưu đối với xã hội
“Người gây ô nhiễm phải trả tiền” có nghĩa là buộc người gây ô nhiễm(doanh nghiệp, cá nhân hay chính quyên) phải trả hoàn toàn các chi phí về sự hủyhoại môi trường do hoạt động của họ gây ra Điều này sẽ khuyến khích người tagiảm sự hủy hoại đó, ít ra cũng ở mức mà chi phí biên của việc giảm ô nhiễm bangchi phí biên của sự ton hại do ô nhiễm đó gây ra Phương pháp sử dụng các CCKTnhấn mạnh ích lợi của chúng được dùng dé thay đổi thái độ của con người thôngqua cơ chế về giá cả
Muốn vậy thì tổng chi phí sản xuất ra một hàng hóa hay dịch vụ bao gồmchi phí của tất cả tài nguyên được sử dụng phải được tính đủ vào giá của nó Việc
sử dụng không khí, nước, hay đất cho việc loại bỏ hay cất giữ chất thải cũng là sửdụng các tài nguyên giống như các đầu vào của sản xuất Tình trạng định giá khôngtinh đủ chi phí sử dụng các tài nguyên môi trường và không xác định rõ quyền sở
hữu đôi với tài nguyên môi trường dân đên việc khai thác và sử dụng quá mức và
20
Trang 29có thé làm phá hủy hoàn toàn nguồn tài nguyên đó Nguyên tac “Người gây 6nhiễm phải trả tiền” tìm cách sửa đổi “thất bại thị trường” băng cách buộc ngườigây ô nhiễm phải tính toán đầy đủ chi phí sản xuất ( chi phí sử dụng tài nguyên vàlàm ô nhiễm )thông qua các công cụ như thuế ô nhiễm, lệ phí ô nhiễm, giấy phép
ô nhiễm
Nguyên tắc " người hưởng thụ phải trả tiền" chủ trương tạo lập một cơ chếnhằm đạt được các mục tiêu về môi trường Đối nghịch với việc người trực tiếpgây ô nhiễm phải trả tiền, người hưởng thụ một môi trường đã được cải thiện cũngphải trả một khoản phí Có thê hiểu nguyên tắc tắc này là tất cả những ai hưởng lợi
do có được môi trường trong lành không bị ô nhiễm, thì đều phải nộp phí Nguyêntắc này đưa ra giải pháp bảo vệ môi trường với một cách nhìn nhận riêng Nguyêntắc chủ trương việc phòng ngừa ô nhiễm và cải thiện môi trường cần được hỗ trợ
từ phía những người muốn thay đổi hoặc những người không phải trả giá cho cácchất gây ô nhiễm
1.1.6.4 Một số công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm không khí đô thị
Thuế môi trườngThuế môi trường là khoản thu của ngân sách nhà nước, nhăm điều tiết cáchoạt động BVMT quốc gia, giúp bù đắp chi phí mà xã hội bỏ ra để giải quyết cácvan đề như: chi phí y tế, chi phí mất ngày công lao động, chi phí phục hồi môi
trường, tài nguyên, chi phí xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm,
Thuế môi trường được tính theo nguyên tắc là thuế phải lớn hơn chi phí dégiải quyết phế thải và khắc phục ô nhiễm
Thuế môi trường là CCKT nhăm đưa chỉ phí môi trường vào giá thành sảnphẩm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” Thuế môi trường nhằmkhuyên khích người gây 6 nhiễm giảm lượng chat ô nhiễm thải ra môi trường vatăng nguồn thu cho ngân sách Thuế môi trường buộc các nhà sản xuất phải cảitiễn kỹ thuật, nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên, nhiên liệu hoặc thay thế nguyên,
nhiên liệu ít gây ô nhiễm hơn.
Có hai loại thuế môi trường là thuế trực thu và thuế gián thu:
* Thuế trực thu đánh vào lượng chất thải độc hại đối với môi trường do
cơ sở gây ra, ví dụ thuế CO2, SO2, thuế môi trường của hoạt động khai thác
khoáng sản.
“Thuế gián thu đánh vào giá trị sản phâm hàng hóa gây ra ô nhiễm môitrường trong quá trình sản xuất Ở lĩnh vực mà thiệt hại môi trường rất khó đo đếmthì thuế môi trường có thé được tính trên tổng doanh thu về sản phẩm của hoạt
động sản xuât.
21
Trang 30Đánh giá:
Ưu điểm:
- Khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng ô nhiễm thải ra môi trường
- Khuyến khích người sản xuất thay đổi công nghệ, sản phẩm, quy trình sảnxuất để giảm mức thuế phải đóng
- Thuế dựa trên nguyên tắc càng gây ô nhiễm nhiều thì càng phải trả nhiềutiền, do đó kích thích nhà sản xuất giảm ô nhiễm đến mức tối đa dé giảm số thuế
phải nộp.
Nhược điểm:
- Làm tăng chi phí đầu vào, giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp.
- Ảnh hưởng tới phân phối thu nhập: nhóm đối tượng có thu nhập thấp sẽ
bị ảnh hưởng lớn hơn so với nhóm đối tượng có thu nhập cao
- Đầu tư hệ thống thiết bị và hệ thống quản lý giám sát, kiểm soát việc đánhthuế vào các hành vi gây ô nhiễm môi trường đòi hỏi chỉ phí lớn
Phí và lệ phí
Lệ phí là khoản thu của ngân sách Nhà nước khi Nhà nước giải quyết côngviệc quản lý hành chính, tư pháp của Nhà nước theo thẩm quyền được luật quyđịnh Còn phí là khoản thu của ngân sách Nhà nước nhăm bù đắp chi phí của Nhanước đầu tư xây dựng, mua sắm, bảo đưỡng và quản lý tài sản, tài nguyên hoặcchủ quyền quốc gia dé phuc vu cac tô chức, cá nhân hoạt động sự nghiệp, hoặc
hoạt động công cộng.
Thực hiện theo nguyên tắc “người sử dụng phải trả tiền”, các quốc gia quy
định thu phí và lệ phí tùy theo mục đích sử dụng và hoàn cảnh sử dụng như phí xử
lý nước thải, khí thải, chôn lap và phục hồi môi trường trên các bãi thải; lệ phí thudon rác sinh hoạt, quét don đường phó, lệ phi đồ rác, xử ly rác thải, lệ phí giámsát, thanh tra môi trường, cấp giấy phép môi trường,
Phi gây ô nhiễm có thé được sử dung một phan dé chi phí cho các hoạt độngnhư nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường,
ngăn ngừa ô nhiễm.
Lệ phi môi trường được áp dụng cho các trường hợp như: Lệ phí thẩm địnhbáo cáo đánh giá tác động môi trường, lệ phí cấp giấy phép môi trường Nhữngloại lệ phí này được thu khi cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường giải quyếtquản lý hành chính Nhà nước về bảo vệ môi trường đã được Luật bảo vệ môi
trường quy định.
Pham vi áp dung của các loại phí môi trường như sau:
22
Trang 31- Phí đánh vào nguồn 6 nhiễm
Là loại phí đánh vào các chất gây ô nhiễm được thải ra môi trường Phíđánh vào nguồn gây ô nhiễm được xác định trên cơ sở khối lượng và hàm lượngchất ô nhiễm Biện pháp này có tác dụng khuyên khích các tác nhân gây ô nhiễmgiảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và tăng thêm nguồn thu cho Chínhphủ dé sử dụng vào việc cải thiện chất lượng môi trường
- Phí sử dụng
Là tiền phải trả do được sử dụng các hệ thống công cộng xử lý và cải thiệnchất lượng môi trường như: hệ thống thoát nước, thu gom rác thải Các khoảnthu từ phí này được dùng dé góp phan bù đắp chi phí bao đảm cho hệ thống nàyhoạt động Mục đích chính của phí này chủ yếu là nhằm tăng nguồn thu cho Chínhphủ và đối tượng thu là những cá nhân hay đơn vị trực tiếp sử dụng hệ thống dịch
Cũng giống như phí đánh vào nguồn gay ô nhiễm, phí đánh vào sản phẩmnhằm hai mục đích là khuyến khích giảm ô nhiễm bằng giảm việc sử dụng/tiêudùng các sản phẩm bị thu phí và tăng nguồn thu cho Chính phủ Đối với mục đíchtăng nguồn thu cho Chính phủ thì mức phí được xác định dựa vào tổng mức thu
dự định sẽ thu hàng năm và số sản phẩm sẽ được tiêu thụ Còn đối với mục đíchkhuyến khích giảm ô nhiễm thì mức thu phí được xác định dựa vào nhân tố như
độ co giãn về đánh giá của đường cầu của sản phẩm bị đánh phí, khả năng tồn taisản phẩm thay thé không hoặc ít gây 6 nhiễm hơn và mục tiêu muốn giảm lượng 6nhiễm ( tức là giảm sản phâm được tiêu thụ )
23