Khi bàn về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Vấn đề là ở chỗ tìm hiểu xem giai cấp vô sản thực ra là gì, và phù hợp với tồn tại ấy của bản thân nó, giai cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử” . Trong quá trình nghiên cứu về giai cấp vô sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ giai cấp công nhân như: Giai cấp vô sản, giai cấp lao động làm thuê, giai cấp công nhân, hay các thuật ngữ có nội dung hẹp hơn để chỉ các loại công nhân trong các ngành khác nhau: Công nhân nông nghiệp, công nhân công nghiệp, công nhân cơ khí, công nhân khai khoáng… Cho dù giai cấp công nhân có những tên gọi khác nhau, nhưng theo C.Mác và Ph.Ăngghen vẫn chỉ có hai tiêu chí cơ bản để phân biệt người công nhân với những người lao động khác.
Trang 1SỨ MỆNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
2.1 KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG SỨ MỆNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
2.1.1 Khái niệm giai cấp công nhân
Khi bàn về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân,C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Vấn đề là ở chỗ tìm hiểu xem giai cấp vô sảnthực ra là gì, và phù hợp với tồn tại ấy của bản thân nó, giai cấp vô sản buộc phảilàm gì về mặt lịch sử”1
Trong quá trình nghiên cứu về giai cấp vô sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đãdùng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ giai cấp công nhân như: Giai cấp vô sản,giai cấp lao động làm thuê, giai cấp công nhân, hay các thuật ngữ có nội dung hẹphơn để chỉ các loại công nhân trong các ngành khác nhau: Công nhân nông nghiệp,công nhân công nghiệp, công nhân cơ khí, công nhân khai khoáng… Cho dù giaicấp công nhân có những tên gọi khác nhau, nhưng theo C.Mác và Ph.Ăngghen vẫnchỉ có hai tiêu chí cơ bản để phân biệt người công nhân với những người lao độngkhác
a) Về nghề nghiệp
Giai cấp công nhân là những lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành cáccông cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao.Đây là tiêu chí cơ bản xác định rõ môi trường lao động của họ là các ngành côngnghiệp có trình độ kỹ thuật khác nhau, từ thủ công đến cơ khí và cả trình độ kỹthuật rất cao hiện nay Trong đó lực lượng công nhân hiện đại gắn với nền đại côngnghiệp là bộ phận cơ bản và là hạt nhân của giai cấp công nhân và ngày càng pháttriển Quan điểm này được C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: “Các giai cấp khácđều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp; còn giai cấp
1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr.56.
Trang 2vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”2 và “công nhân cũng làmột phát minh của thời đại mới, giống như máy móc vậy Công nhân Anh là đứacon đầu lòng của nền công nghiệp hiện đại”3 Ngày nay, trước sự phát triển mạnh
mẽ của cuộc khoa học và công nghệ hiện đại, đã và đang làm cho lực lượng sảnxuất phát triển nhanh chóng với tính chất xã hội hóa ngày càng cao, làm cho cơ cấucủa nền sản xuất công nghiệp có sự thay đổi Bên cạnh công nhân của nền côngnghiệp cơ khí, đã xuất hiện công nhân của nền công nghiệp với trình độ kỹ thuậtcao ở các dây truyền sản xuất tự động hóa, làm cho giai cấp công nhân cũng có sựphát triển mới về nghề nghiệp
b) Về vị trí trong quan hệ sản xuất
Trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những ngườilao động không có, hoặc cơ bản không có tư liệu sản xuất, phải làm thuê, bán sứclao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư Đối diện với nhà
tư bản, công nhân là những người lao động tự do, những người bán sức lao độngcủa mình để kiếm sống Chính điều này khiến cho giai cấp công nhân trở thànhgiai cấp đối kháng với giai cấp tư sản: “Giai cấp tư sản, tức tư bản, mà lớn lên thìgiai cấp vô sản, giai cấp công nhân hiện đại - tức là giai cấp chỉ có thể sống vớiđiều kiện là kiếm được việc làm, và chỉ kiếm được việc làm, nếu lao động của họlàm tăng thêm tư bản - cũng phát triển theo Những công nhân ấy, buộc phải tự bánmình để kiếm ăn từng bữa một, là một hàng hóa, tức là một món hàng đem bánnhư bất cứ một món hàng nào khác, vì thế, họ phải chịu hết mọi sự may rủi củacạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường”4
Thực tế ngày nay cũng cho thấy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cáchmạng khoa học và công nghệ hiện đại, giai cấp công nhân ngày càng có xu thế trithức hóa, được nâng cao trình độ mọi mặt và tiếp thu đông đảo những người có
2 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr.610.
3 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr.11.
4 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr.605.
Trang 3trình độ học vấn cao vào hàng ngũ của mình Nhưng trình độ tri thức không làmthay đổi địa vị của họ trong xã hội tư bản chủ nghĩa, họ vẫn là giai cấp lao độnglàm thuê cho giai cấp tư sản trong hoạt động sản xuất công nghiệp Trước kia côngnhân bán sức lao động chân tay là chủ yếu, thì nay họ lại bán cả lao động chân tay
và lao động trí óc, thậm chí có bộ phận chủ yếu bán sức lao động trí óc ở nhữngcông nhân lao động sản xuất ở những dây truyền công nghệ cao, các lĩnh vực sángchế, ứng dụng sản xuất công nghiệp
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, đời sống của côngnhân ở các nước tư bản phát triển đã được cải thiện so với trước đây Một bộ phậncông nhân không còn là những người vô sản do đã có chút ít tư liệu sản xuất để làmthêm các công đoạn phụ cho xí nghiệp chính, hoặc có bộ phận công nhân có cổ phầntrong xí nghiệp Nhưng mọi sự cải thiện ấy không làm thay đổi tình hình thực tế hiệnnay là những tư liệu sản xuất cơ bản và quyết định nhất của nền sản xuất tư bản chủnghĩa vẫn thuộc về giai cấp tư sản, giai cấp công nhân về cơ bản vẫn không có tư liệusản xuất, nên họ vẫn bị bán sức lao động để kiếm sống, do đó vẫn bị bóc lột giá trịthặng dư bằng những hình thức tinh vi hơn
Khác với giai cấp công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp côngnhân ở các nước xã hội chủ nghĩa đã trở thành giai cấp cầm quyền, lãnh đạo côngcuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, giaicấp công nhân đã trở thành những người làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếucủa nền sản xuất mới, cùng với nhân dân lao động hợp tác, lao động cho chínhmình Vì vậy, trong chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân được xác định chủ yếubằng tiêu chí nghề nghiệp, còn tiêu chí thứ hai - địa vị trong quan hệ sản xuất mới
đã có sự thay đổi căn bản, họ đã được giải phóng khỏi quan hệ sản xuất tư bản chủnghĩa Tuy nhiên, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, do đặc điểm kinh tế -
xã hội quy định, trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, vẫn còn có một bộ phận công nhân lao động làm thuê trong các doanh
Trang 4nghiệp tư bản, họ vẫn bị bóc lột giá trị thặng dư, nhưng địa vị xã hội của họ đãhoàn toàn khác người công nhân làm thuê dưới chế độ tư bản.
Qua phân tích trên đây đã cho thấy, những quan điểm của C.Mác vàPh.Ăngghen về hai tiêu chí cơ bản của giai cấp công nhân cho đến nay vẫn giữnguyên giá trị, vẫn là cơ sở để luận giải và nhận diện về giai cấp công nhân hiệnnay Từ đó chúng ta có thể hiểu được về giai cấp công nhân theo định nghĩa sau:
Giai cấp công nhân là giai cấp những người lao động hoạt động sản xuất trong các ngành công nghiệp thuộc các trình độ kỹ thuật khác nhau, mà địa vị kinh
tế - xã hội tuỳ thuộc vào chế độ xã hội đương thời
Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triểncùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triểncủa lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng sản xuất
cơ bản tiên tiến, trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra củacải vật chất và cải tạo các mối quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trìnhlịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Ở các nước tư bản chủnghĩa, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệusản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng
dư Ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động làmchủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chungcủa toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của mình
2.1.2 Nội dung sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân
Sứ mệnh lịch sử thế giới thực chất là sự nghiệp của một giai cấp đại biểu chomột phương thức sản xuất tiên tiến, đại diện cho tiến bộ xã hội để xác lập một hìnhthái kinh tế - xã hội mới, thay thế hình thái cũ đã lỗi thời Nội dung sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân chính là những nhiệm vụ mà giai cấp công nhân cầnphải thực hiện với tư cách là giai cấp tiên phong, là lực lượng đi đầu trong cuộccách mạng xác lập hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
Trang 5Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân về thực chất là xoá bỏ chế
độ tư bản chủ nghĩa, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thểnhân loại khỏi sự áp bức bóc lột, xây dựng xã hội cộng sản văn minh trên toàn thếgiới Ph.Ăngghen đã viết: “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy - đó là sứmệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại”5
Để thực hiện được mục tiêu cơ bản lâu dài ấy, giai cấp công nhân phải tiếnhành một quá trình đấu tranh cách mạng liên tục trải qua các giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất, giai cấp công nhân phải làm cuộc cách mạng xã hội, lật
đổ chính quyền của giai cấp tư sản thiết lập chính quyền vô sản, phải “tự vươn lênthành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc”6, và “phải nhận lấy sứ mệnhđại biểu cho toàn bộ lợi ích của một dân tộc và do đó lãnh đạo dân tộc ấy về chínhtrị”7
Giai đoạn thứ hai, sau khi giành được chính quyền, giai cấp công nhân phảilãnh đạo và tổ chức xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa để tiến lên chủnghĩa cộng sản Chưa đạt được mục tiêu cuối cùng này thì giai cấp công nhân cũngnhư toàn thể nhân dân lao động chưa thể được giải phóng hoàn toàn
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân khác hẳn về chất so với sứ mệnh củacác giai cấp trước đó ở những điểm sau:
Mục tiêu cuối cùng mà sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thực hiện là xoá
bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, xây dựng chế độ công hữu về tưliệu sản xuất Giai cấp công nhân làm cách mạng nhằm xoá bỏ hoàn toàn chế độ tưhữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, nguồn gốc sinh ra mọi áp bức bóc lột, bấtcông xã hội, chứ không phải thực hiện sự thay thế chế độ tư hữu này bằng chế độ tưhữu khác, hay thay đổi hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác như trướcđây Đặc điểm này phản ánh nội dung cơ bản, cốt lõi nhất trong sứ mệnh lịch sử của
5 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr.393.
6 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr.624.
7 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr.530.
Trang 6giai cấp công nhân và phải trải qua một quá trình thực hiện hết sức lâu dài trên conđường cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo củađảng cộng sản mới thực hiện được V.I.Lênin đã chỉ ra rằng, phải căn cứ vào sự pháttriển của lực lượng sản xuất để bắc những “chiếc cầu nhỏ” trên con đường xoá bỏ chế
độ tư hữu về tư liệu sản xuất
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được thực hiện là nhằm mang lại lợiích cho tất cả nhân dân lao động trên toàn thế giới, giải phóng giai cấp, giải phóng
dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người Đây là điểm khác biệt hẳn với
sứ mệnh của các giai cấp khác trong lịch sử nhân loại trước đây Như C.Mác vàPh.Ăngghen đã so sánh: “Tất cả những phong trào lịch sử từ trước đến nay, đều là
do thiểu số thực hiện, hoặc đều do mưu lợi ích cho thiểu số Phong trào vô sản làphong trào độc lập của tuyệt đai đa số, mưu lợi cho tuyệt đại đa số”8 Điểm khácbiệt này được quy định một cách khách quan từ địa vị kinh tế - xã hội của chínhgiai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa, các giai cấp thống trị trước đây
và các giai cấp khác hiện nay đều không thể có được Chính điều này quy định trongcuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản, xóa bỏ mọi áp bức, bấtcông trong xã hội, chỉ có giai cấp công nhân là người có khả năng liên minh rộng rãivới đông đảo quần chúng nhân dân lao động để làm cách mạng
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là sự nghiệp cách mạng vừa mangtính dân tộc, vừa mang tính quốc tế, kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ dân tộc và nghĩa vụquốc tế Tính quốc tế do bản chất của giai cấp công nhân và yêu cầu của cuộc cáchmạng xã hội chủ nghĩa quy định Tuy nhiên, sứ mệnh lịch sử của giai cấp côngnhân phải được giai cấp công nhân ở từng quốc gia dân tộc thực hiện trước hết ởnước mình, qua đó góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của giai cấp côngnhân toàn thế giới Điều đó đã được C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: “Cuộc đấutranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không phải
8 ,2 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr.611, 611.
Trang 7là cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc.Đương nhiên là trước hết, giai cấp vô sản mỗi nước phải thanh toán xong giai cấp
tư sản nước mình đã”2 Như vậy, trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử củamình, giai cấp công nhân luôn phải giải quyết đúng đắn các mối quan hệ dân tộc vàgiai cấp, quốc gia và quốc tế
2.2 CƠ SỞ KHÁCH QUAN QUY ĐỊNH SỨ MỆNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
2.2.1 Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là hoàn toàn khách quan, bởi chính
từ địa vị kinh tế - xã hội của họ quy định
Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền đại công nghiệp, đại diện chophương thức sản xuất tiên tiến và lực lượng sản xuất hiện đại; giai cấp công nhân
bị bóc lột nặng nề nhất, có lợi ích đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản Khi lựclượng sản xuất càng phát triển, mang tính xã hội hóa ngày càng cao cùng với sựphát triển của nền đại công nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản, sẽ làm cho mâu thuẫnkhông thể điều hoà giữa lực lượng sản xuất tiên tiến và quan hệ sản xuất tư bảnchủ nghĩa ngày càng trở nên gay gắt Mâu thuẫn này được biểu hiện về mặt xãhội là mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản, tất yếudẫn đến cuộc cách mạng xã hội do giai cấp công nhân tiến hành để xoá bỏ sựthống trị của giai cấp tư sản và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giải phóng giaicấp công nhân và nhân dân lao động khỏi ách áp bức, bóc lột Sau khi giành đượcchính quyền, giai cấp công nhân đại biểu cho phương thức sản xuất mới, là lựclượng xã hội duy nhất có khả năng lãnh đạo và tổ chức các giai cấp và tầng lớpnhân dân lao động xây dựng xã hội mới, phát triển lực lượng sản xuất, thiết lậpchế độ công hữu về tư liệu sản xuất Tạo ra một phương thức sản xuất mới caohơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cả về lực lượng sản xuất và quan hệsản xuất
Trang 82.2.2 Đặc điểm, khả năng cách mạng của giai cấp công nhân
Xuất phát từ địa vị kinh tế - xã hội khách quan ấy mà giai cấp công nhân cónhững phẩm chất ưu việt hơn hẳn tất cả các giai cấp khác trong xã hội, bảo đảmcho giai cấp công nhân vừa có vai trò tổ chức lãnh đạo cách mạng, vừa là lựclượng tiên phong trong cuộc đấu tranh giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóngnhân loại Những phẩm chất của giai cấp công nhân đó là: giai cấp tiên tiến nhất,
có tinh thần cách mạng triệt để nhất, có ý thức tổ chức kỷ luật cao nhất, đồng thờicòn là giai cấp có tinh thần đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế rộng rãi Nhữngphẩm chất đó của giai cấp công nhân ngày càng được tôi luyện, củng cố và pháttriển cùng với sự phát triển của nền sản xuất đại công nghiệp, và cuộc đấu tranhcủa mình chống chế độ tư bản chủ nghĩa
Chính địa vị kinh tế - xã hội khách quan không chỉ làm cho giai cấp côngnhân trở thành lực lượng xã hội duy nhất gắn liền với phương thức sản xuất tiêntiến, lực lượng sản xuất hiện đại và có tinh thần cách mạng triệt để nhất mà còn
có khả năng thực hiện thắng lợi tinh thần ấy Bởi vì, trong xã hội, giai cấp côngnhân có lợi ích cơ bản phù hợp và thống nhất với lợi ích của quần chúng nhân dânlao động và các giai tầng xã hội khác Do đó, chỉ có họ mới có khả năng đại biểucho quyền lợi cơ bản của toàn xã hội, bảo vệ lợi ích chính đáng của toàn bộ quầnchúng lao động; có khả năng đoàn kết thống nhất giai cấp, giác ngộ về địa vị sứmệnh lịch sử của mình và lôi cuốn, tập hợp, tổ chức quần chúng bị áp bức thamgia vào cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản Có khả năng lãnh đạo và đi tiênphong trong các cuộc đấu tranh của toàn nhân dân lao động và của dân tộc chống
áp bức, bóc lột, bất công cũng như trong sự nghiệp cải tạo xã hội cũ, xây dựng xãhội mới xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Khả năng đoàn kết thống nhấttoàn thể giai công nhân các nước và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới trêntinh thần chủ nghĩa quốc tế vô sản thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng
2.2.3 Thực tiễn lịch sử thế giới
Trang 9Lịch sử thế giới đã chứng minh những kết luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là đúng đắn Tuy nhiên, cuộc đấu tranhcủa giai cấp công nhân nhằm thực hiện sứ mệnh của mình không phải diễn ra mộtcách bằng phẳng, thuận buồm xuôi gió, mà phải có những điều kiện khách quan,chủ quan nhất định
Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học vàcông nghệ hiện đại tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm chobức tranh toàn cảnh của nền sản xuất và đời sống thế giới có những thay đổi lớn,trong đó giai cấp công nhân cũng không còn giống như mô tả của C.Mác trong thế
kỷ XIX Những kẻ chống phá chủ nghĩa xã hội khoa học được thể ra sức tấn cônghọc thuyết Mác - Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Chúng chorằng, học thuyết đó không còn phù hợp với giai cấp công nhân hiện nay, bởi giaicấp công nhân đã “teo đi” và đã “tan biến” vào các giai tầng xã hội khác; địa vịkinh tế - xã hội của giai cấp công nhân đã thay đổi nhiều, phần đông trong số họ đã
và đang được “trung lưu hóa”… nên không còn bị bóc lột như trước đây nữa Thựctiễn khẳng định rằng, quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa dù có mở rộng hoặchiện đại hóa đến đâu, với những hình thức của nó có biến đổi như thế nào chăngnữa thì vẫn không hề làm thay đổi bản chất của chủ nghĩa tư bản và địa vị kinh tế -
xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội ấy Mặc dù chủ nghĩa tư bản nắm ưu thế
về vốn, khoa học công nghệ và thị trường, chúng có thể đạt được một số thành tựu
và kết quả nào đấy, nhưng vẫn không thể khắc phục được mâu thuẫn giữa lựclượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa vẫn đangdiễn ra hết sức gay gắt Hiện nay, ở một số nơi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫncòn khả năng phát triển, nhưng luôn phải đương đầu với các cuộc khủng hoảngnặng nề, với nhiều cơn suy thoái và nạn thất nghiệp không tránh khỏi của hàngchục triệu người Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân tuy đang gặp phảinhững khó khăn, thách thức hết sức nặng nề, nhưng xu hướng phát triển của lực
Trang 10lượng sản xuất thế giới vẫn đang chuẩn bị những tiền đề khách quan cho giai cấpcông nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, dù có phải trải qua những bướcthăng trầm, quanh co nhất định Bởi lẽ, giai cấp công nhân hiện nay vẫn là giai cấpduy nhất đại diện cho lực lượng sản xuất hiện đại, cho phương thức sản xuất tiêntiến.
Trong các nước tư bản đang phát triển, giai cấp công nhân đang không ngừngtăng nhanh cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Ở các nước
tư bản, hiện tượng chia cổ phần cho người lao động đang diễn ra, một bộ phận côngnhân có vẻ “trung lưu hóa” Tuy nhiên, cần phải xem xét đánh giá mục tiêu chia cổphần cho người lao động, cách thức phân chia lợi nhuận theo nguyên tắc nào Thựcchất việc phân chia cổ phần cho người lao động chủ yếu là nhằm giảm bớt mâuthuẫn diễn ra ngày càng gay gắt giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản, là cộtchặt hơn người lao động với tập đoàn, công ty, doanh nghiệp của ông chủ (do đều cóchung lợi nhuận) Thực tế hiện nay, ở các nước tư bản phát triển, sự bất công, bấtbình đẳng, mức thu nhập chênh lệch ngày càng cách xa giữa giai cấp tư sản với giaicấp công nhân và quần chúng lao động Dù có cố gắng tìm mọi cách điều chỉnh để
“thích nghi” và áp dụng mọi biện pháp để xoa dịu mâu thuẫn nhưng giai cấp tư sảnvẫn không thể khắc phục được mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản Cuộc đấutranh giữa giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản vẫn diễn ra ngày càng quyết liệt
ở các nước tư bản chủ nghĩa dưới nhiều hình thức phong phú, với những nội dungkhác nhau
Quan điểm phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân còn được thểhiện ở góc độ khác, nhất là sau khi chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Đông Âu và Liên
xô sụp đổ, không ít người đã công khai cho rằng, luận điểm của C.Mác về sứ mệnhlịch sử của giai cấp công nhân không còn đứng vững trong thời đại ngày nay Theo
họ, thời đại ngày nay là thời đại của “Văn minh trí tuệ”, của “Kinh tế tri thức”, thì
Trang 11trí thức mới là lực lượng tiên phong, có vai trò lãnh đạo cách mạng trong sự nghiệpxây dựng xã hội mới Đó là quan điểm sai lầm cả về lý luận và thực tiễn.
Tầng lớp trí thức là bộ phận tinh hoa trí tuệ của mỗi thời đại, có vai trò to lớntrong phát triển Song trí thức hình thành từ nhiều tầng lớp, giai cấp khác nhau Tríthức không phải là một giai cấp độc lập, mà chỉ là một tầng lớp xã hội đặc biệt vàkhông thuần nhất về nhiều mặt Họ không đại biểu cho một phương thức sản xuất,không phải là một lực lượng kinh tế, chính trị độc lập trong xã hội Trí thức không
có hệ tư tưởng của mình, luôn đi theo và chịu ảnh hưởng hệ tư tưởng của giai cấp đãđào tạo và nuôi dưỡng nó Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, trí thức không có lợi íchđối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản Mặc dù, họ cũng là người làm thuê và bị bóclột, nhưng lại là tầng lớp làm thuê đặc biệt, được giai cấp tư sản đào tạo, sử dụng,trong đó có bộ phận được chế độ tư bản ưu đãi, có lợi ích gắn liền với giai cấp tư sản
và chế độ tư bản Trong thực tiễn quá trình phát triển của xã hội từ trước đến naycho thấy, chưa bao giờ trí thức lãnh đạo thành công một cuộc cách mạng xã hội nào.Các cuộc đấu tranh của trí thức tuy có những tiếng vang và đóng góp nhất định vàophong trào đấu tranh chống áp bức và bất công xã hội, nhưng mục tiêu của các cuộcđấu tranh ấy không vượt quá khuôn khổ của hiến pháp tư sản Họ cũng dễ sẵn sàngthoả hiệp với giai cấp thống trị khi những yêu cầu tối thiểu đưa ra được chấp nhận
Vì thế mà những cuộc đấu tranh do trí thức thực hiện không bao giờ đi đến mục tiêucuối cùng để giải phóng toàn thể nhân dân lao động trên toàn thế giới như giai cấpcông nhân được Với quan điểm hoàn toàn khách quan và khoa học, về địa vị kinh tế
- xã hội của giai cấp công nhân, khẳng định được rằng trong thời đại ngày nay, chỉ
có giai cấp công nhân mới là lực lượng duy nhất có sứ mệnh lịch sử
2.3 QUY LUẬT RA ĐỜI VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRONG THỰC HIỆN SỨ MỆNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
2.3.1 Quy luật ra đời và mối quan hệ giữa đảng cộng sản với giai cấp công nhân