Trên cơ sở những nhận định bước đầu của các nhà nghiên cứu về vị thế đặcbiệt của dòng văn Nguyễn Tiên Điền cũng như những khoảng trống trong nghiêncứu về tho văn Hán Nôm của cả dòng họ n
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Nguyễn Thị Hoa Lê
LUẬN ÁN TIEN SĨ HÁN NOM
HÀ NỘI - 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Nguyễn Thị Hoa Lê
Chuyên ngành: Hán Nom
Mã số: 62 22 01 04
LUẬN ÁN TIEN SĨ HÁN NOM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1 PGS.TS Hoang Thị Ngo
2 PGS.TS Trần Trọng Dương
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYÉT NGHỊ
CUA HOI DONG ĐÁNH GIÁ LUẬN ANChủ tịch hội đồng đánh gia Người hướng dẫn khoa học
Luận án Tiên sĩ
PGS.TS Phạm Văn Khoái PGS.TS Hoàng Thị Ngọ
HÀ NỘI - 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu văn chương Nôm của các tác giả họ Nguyễn ở Tiên Điển Hà Tinh” là kết quả làm việc, nghiên cứu
của riêng tôi.
Tôi xin cam đoan luận án đã được tiễn hành một cách nghiêm túc theo tỉnh thần khoa học.
Tôi xin cam đoan kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp
thu một cách chân thực, cân trọng, có trích nguôn dẫn cụ thể trong luận án này
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
NGHIÊN CỨU SINH
Nguyễn Thị Hoa Lê
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với PGS.TS Hoàng Thị Ngọ vàPGS.TS Trần Trọng Dương đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thành viên trong các Hội đồng đánh giá luận
án đã góp ý, giúp tôi có thé hoàn thiện luận án tốt hơn
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ sởđào tạo tôi qua các cấp và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè và vô cùng biết ơn gia đình,những người thân của tôi đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ đề tôi vững tâm học tập
và hoàn thành luận án.
NGHIÊN CỨU SINH
Nguyễn Thị Hoa Lê
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
10) 08H0 0Ô 1
BANG QUY UOC VIET TẮTT 2-s- 5< << s£©s£ESsESsEsseEssEsstssesserserssrse 4
DANH MỤC CAC BẢNG 2s s2 css©Exse©vssErssevxsevvseersetrsseorssorssere 5
MỞ ĐẦUU 5< e<©E.4ESSE 4EE7E744 E72430 0772434 9902444 E902140 9021419201880 7
1 Lý do chọn đề tài - ¿52 Ss sex 2 1EE1E2121121121171171111 111121111110 7
2 Mục đích nghiên CỨU - «1n ng TT TH Hà HH HH giàn 9
3 Đối tượng nghiên cứu của luận án - ¿+5 5E+£E+E++E+EzEerkerkerxererre 9
4 Phạm vi tư liệu nghiên cứu của luận án ¿+ + s + x+sxseseerseresrs 9
5 Phương pháp nghiên CỨU - 6 25 +11 ng nh nh ngưng 10
6 Dong SOp MOI CUA LUAN AN 8 11
7 Cấu trúc của luận AD oo seeessseeecsssecsssnecesssecessnseecsseeeessneeessneceesneeeesuneeessnseenneees 12
Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
DEN DE TÀI LUẬN ÁN -es° se ©css©essSsseEsstrsetrserksersstrsesrsersssrsssree 131.1 Khảo về một số khái niệm then chốt sử dụng trong đề tài - 13
1.1.2 Khái niệm “đÒng VĂN ”” St TH HH HH TH 20
1.2 Nguồn cội và pha hệ dòng họ Nguyễn Tiên Điền 2- 2 2 2 25c: 23
1.2.1 Nguồn cội dòng họ Nguyễn Tiên ĐiỂH - 5- 52 5ccc++E+Eczeereerxee 231.2.2 Phả hệ dòng họ Nguyễn Tiên ĐiỂM, SE E221 rryeg 251.3 Lược thuật nghiên cứu về văn chương Nôm của họ Nguyễn Tiên Điền 27
1.3.2 Nghiên cứu từ góc độ từng tác giả riêng Ì -.«cc«««sseerssees 29
1.3.3 Nhận xét chung về tình hình nghién CỨI -. 5c s+cs+ce+czcezeercee 421.4 Hướng triển khai đề tài luận án 2-2-2 S£+S£+EE+EE£EEEEE+EESEEerkerkerrerrkee 43Tiểu kết Chuang 1 cssessessessecssessessesssessessesssessessessessscssessesssssscsscsssssessesscssesacsssesseeseeaees 45
Chương 2 DONG HỌ NGUYEN TIEN DIEN TRONG BOI CANH
LICH SỬ XÃ HỘI DUONG THHỜI 5-22 sssssessessevssrssessesse 462.1 Tiên Điền văn phái trong bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh địa lý đương thời 46
2.1.1 Bối cảnh lịch sứ và tình hình Chính fTỊ ««««sss xxx sseeeeeeeees 462.1.2 Hoàn cảnh dia lý: từ Hong Sơn đến Thăng Long -: 50
1
Trang 62.2 Những đóng góp của dòng họ Nguyễn Tiên Điền ngoài văn học Nôm 54
2.2.1 Đóng góp về văn hoc chữ Hán cccscecscessesssesssssssessesssesssessesssesssesssessesssesses 54 2.2.2 Đóng góp về khoa bảng, sĩ hOẠI - 2-52-5252 +E‡£EeEEeESEzrrrrrered 58 2.3 Hành trang các tác giả có sáng tac Nôm của Tiên Điền văn phái 59
2.3.1 Đời thứ 6 ho Nguyễn Tiên Dien ececcccccsscsscssvssvsseesseseessesssssssesnsssesessesees 60 2.3.2 Đời thứ 7 ho Nguyễn Tiên Dien vececceccsccscescessessessesesseseesessessessessesseseeseess 61 2.3.3 Đời thứ 8 họ Nguyễn Tiên Dien c.ceccccccscessesssescessesseessessessesssessesseeseesessee 66 2.3.4 Một số đặc điểm về họ tên, tự hiệu họ Nguyễn Tiên Điền 70
2.4 Mối quan hệ của họ Nguyễn Tiên Điền với các dòng họ đương thời 74
Tid ket CHUwONg 0089000886866 S H A 78
Chương 3 NGHIÊN CỨU VĂN BAN CÁC TAC PHAM NÔM 80
3.1 Tình hình văn bản tác phẩm Nôm của các tác giả họ Nguyễn Tiên Điễn 80
3.1.1 Tình hình văn bản các tác phẩm Nôm của Nguyễn Nghiễm (1708-1775) csccssesssesssessesssesssessssssesssesssessssssesssesssessssssesssecsuessssssesssessseseesss 80 3.1.2 Tình hình văn ban các tác phẩm của Nguyễn Khan (1734-1786) 87
3.1.3 Tình hình văn bản các tác phẩm của Nguyễn Du (1765-1820) 105
3.1.4 Tình hình văn bản tác phẩm của Nguyễn Nghỉ (1773-1845) - 120
3.1.5 Tình hình văn bản tác phẩm của Nguyễn Thị Đài (1752-1819) 123
3.1.6 Tình hình van bản tác phẩm của Nguyễn Thiện (1763-1818) 123
3.1.7 Tình hình văn bản tác phẩm Nguyễn Hành (Đàm, Viêm) (1771-1824) 125
3.1.8 Tinh hình văn bản tác phẩm của Nguyễn Cảnh (1784 - 1858) 126
3.2 Nhận xét chung về văn bản tác phẩm thơ văn Nôm họ Nguyễn Tiên Điền 129
Tiểu kết CHWONG 3 vscesecsecssssessessessesvessessessssesssssessessesssssesssssssessssacssessessessssssssssessessees 134 Chuong 4 NGHIEN CUU SO SANH THO VAN NOM CUA TIEN DIEN VAN PHAL 00 cccceccsccsssessesssessessessesssessessessussssssessecsessssssessessessusssessessesssessessessssseesess 135 4.1 Văn chương Nôm trong tong thé di văn của dòng ho NTĐ 135
4.1.1 So sánh hai thành phân trước tác Hán và NÔ1m .««++++<++ 135 4.1.2 So sánh VỀ NQON NGBb.cccccecccccesecessessessesesseseeseesessessessessesesessessessessessesseaes 137 4.1.3 So sánh về hệ thống thé lodicseececcesccscesssssssessessessessesseseesesessessessessessesseaes 142 4.1.4 So sánh về chủ để, để tdi ceeccecsccssesssesssesssessssssssesssecsssssesssesssecsussssesessees 15] 4.1.5 So sánh về nội dung, NGNE tHUẬT cSĂcSSkshikseeikeseereeee 156 4.1.6 So sánh về độc giả của hai mảng sáng tác Hán Nôm 160
Trang 74.2 So sánh với một số vọng tộc đương thỜI - - s+scc + sssseerseerrserrerres 162
4.2.1 So sánh với dòng Ngô Thì và Phan Huy Sài SƠI -S<c << << s++ 162
4.2.2 So sánh với họ Nguyễn Huy Trường LưM 55c 5cccssccccczcrsee 165 Tiểu kết chương 4 csccsecsessessessessesvessessessssssssssssessessessesssssssssssssssacsscssessessssssssesessessees 171
1 Ob OOF 111111111011 eree 172 DANH MUC CONG TRINH KHOA HOC CUA TAC GIA
LIEN QUAN DEN LUẬN AN ooi.ccecccescssssesssesseessesssesssessesssesssesssessesssesstesseesseessecs 177 TÀI LIEU THAM KHẢO -2-2£+2EE2EE£2EEE£EEEtEEESEEEEEEECEEErrrkrrrrrree 178
PHU LLỤC 2-2222 2E 2EEE2E1E2112711211211271E 2212111111121 T111 1 1x
-1-Phụ lục 1: So sánh ban VNb.1 và bản Tiên Điền tác phẩm Không tử
mộng Chu CONG - - - 2 2 1332118311 8E33 E91 8111111111 Erkerre
-2-Phu lục 2: So sánh ban AB.184 và VNb.1: Khổng tử mộng Chu công phú
6Phu luc 3: So sánh ban Tiên Điền va AB.184: Khổng tử mộng Chu công phú 9
-Phụ lục 4: So sánh bản Tiền Điền với bản Lê Thước: Không tử mộng Chu CONG - ¿5 2c 332118381113 51 9 11111111 Ekerrkre -12-Phụ lục 5: So sánh văn bản bài Họa đáp chúa Trinh Sâm ‹
-14-Phu luc 6: So sánh Chinh phụ ngâm diễn nghĩa bản R.1674 với bản HXH
15Phụ lục 7: Thuật hoài phú Quốc âm phú AB.184 phiên chú 23
Phu lục 8: Ban chit Nom và ban phiên tác pham Đan thy thiết khoán phú 29
-Phụ lục 9: Bảng gỗ và bản phiên bài Vinh den Va ecceccecscecsessssssesstecstesseesseeseess -32-Phụ lục 10: Họa thơ Nguyễn Huy Oánh 2- 2 252 5x£++z++z+zzezxzxeres -33-Phụ lục 11: Văn bản và bản phiên bài Bát như nhàn 5275c 5555552 34 -Phụ lục 12: Bài Ter mi nhÂn Q 2S TS HH HH HH HH Hệ 35Phụ lục 13: Ảnh chụp bài Văn té Trần Bá Trí 2©5¿©7s5cc+csscszce 36 Phu lục 14: So sánh Té cô hồn văn R.1713 và bản Ứng phó dư biên tổng tập 39
Phu lục 15: So sánh Té cô hồn văn ở bản kí hiệu R.1713 252 48 -Phu lục 16: Ảnh chụp bản phiên bài thơ Nguyễn Du tra lời Nguyễn Huy Quynh (Thác lời trai phường nón Tiên Điễn) - 2 2+2 +s+c++csscsee -57-Phụ lục 17: So sánh văn ban Tế Trường Luu nhị nữ văn -. 5 5-55- 5552 58 Phu lục 18: Trang Lý triều Quốc su Thánh tổ kệ dẫn va phiên âm 75
-Phụ lục 19: Phiên chú một số trang tác phẩm Trung quân đối ca 76
Trang 8-BANG QUY UOC VIET TAT
Từ viết tắt Từ đầy đủ
5TKVNNN Năm thể kỷ văn Nôm người Nghệ
Bản HXH Bản phiên của Hoàng Xuân Hãn
Bản TC, LT Bản của Trương Chính, Lê Thước
Di sản Di sản văn chương Văn Miéu Quốc Tử Giám
So VHTT HSB Sở Van hóa thông tin Ha Sơn Binh
TDVP Tién Dién van phai
Thé pha Hoan Châu Nghỉ Tiên Nguyễn gia thé pha
tr Trang
TrCND Truyện cụ Nguyễn Du
TVHN Thu viện Hán N6m
TVQG Thu vién quéc gia Viét Nam
UPDB Ung pho du bién
VDBG Văn dan bảo giám
VN Việt Nam
VNCHN Viện nghiên cứu Hán Nôm
Trang 9Bảng 1.1.
Bảng 1.2.
Bảng 1.3.
Bảng 1.4.
Bảng 1.5.
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
DANH MỤC CÁC BANG
Cây pha hệ dòng họ Nguyễn Tiên Điền 2-2 2 22 xz+xezzxeẻ 26
Tình hình nghiên cứu của học giới về tác phẩm Nguyễn Nghiễm 31
Tóm tắt tình hình nghiên cứu của học giới về tác pham Nguyễn Khan 33
Tóm tắt tình hình nghiên cứu học giới về tác phâm Nguyễn Du 37
Tóm tắt tình hình nghiên cứu của học giới về tác phẩm của Nguyễn Nghi, Nguyễn Thị Đài, Nguyễn Thiện, Nguyễn Hành, Nguyễn Cảnh, Tác phẩm nghi ngờ của Văn phái Hồng Sơn 41
Tóm tắt các sự kiện, chức tước, phẩm ham của Nguyễn Khản 62
Liệt kê những người tên hiệu có yếu tố đứng sau giống nhau 72
Liệt kê những người tên tự có yếu tố đứng sau giống nhau 73
Liệt kê tên tự của tác giả họ Nguyễn Huy Trường Lưu có yếu tố đứng sau giống với họ NTTĐ 2¿-©22c+kSEEE2 E221 crrrree 73 Kết quả so sánh dị đồng giữa bản VNb.1 với bản TĐ -. 84
Kết quả so sánh dị đồng giữa bản VNb.1 với bản AB.184 84
Kết quả so sánh di đồng giữa bản TD với bản AB.184 - 85
Kết qua so sánh dị đồng giữa ban TD va bản phiên của Lê Thước 85
Kết quả so sánh số câu giống và khác nhau giữa bản R và bản F 89
So sánh từ ngữ khác nhau giữa một số câu trong bản R và E 90
So sánh những trường hợp khác nhau giữa bản R va bản E 90
Những trường hợp bản phiên của Thế Anh phiên nhằm 91
Trinh bày số lượng từ cổ trong 3 bản: R.1713 va so sánh với các bản UPDB, bản phiên Lê Thước của tác phẩm Tế cô hôn văn 108
Bang 3.10 So sánh những câu thơ trùng ý, trùng lời giữa Té cô hồn văn và Truyện Kiêu của Ñguyễn Du 2-©22c©25c2cxcScxetcrxrerreerrkee 110 Bang 3.11 Kết quả so sánh số lượng từ ngữ khác nhau giữa Bản TD và ban TC, LT; Ban TD và bản HXH; Bản TC,LT và bản HXH 112
Bang 3.12 Kết qua so sánh Ban TD và Ban họ NTD của tác phâm Tiểu phú
khổ khiẾu 00 ccsecccsecscsscsessesccesscscssesvesesuesessesesseavsssavssvsssssseseaesseavsseaereaneavs 116
Trang 10Bảng 3.13 Tổng hợp một số đặc điểm các bản chữ Nôm và cả bản phiên
tác phâm Trung quân đối 2+©25c©cESE‡EEEEECEEECEEEEEEkrrrkrrrrrkee 121Bảng 3.14 Kết quả so sánh từ ngữ khác nhau giữa 3 bản ABD của tác phẩm
Trung quân đổi -©2+- 2s EtcEEéEEEEEEE21122111711211211111.11 1E 12]Bang 3.15 Thống kê khái quát tinh hình về tác giả, tác pham Nôm của
Tiên Điền văn phái sau quá trình nghiên cứu văn bản - 132Bang 4.1 Tông hợp lực lượng sáng tác Hán Nôm của họ Nguyễn Tiên Điền 136Bang 4.2 Thống kê thê loại trong hai mang sáng tác Hán Nom của họ NTD 143Bảng 4.3 So sánh một số đoạn trong bản diễn của Nguyễn Khản với bản
diễn hiện hành tác phẩm Chinh phụ ngâim -5 52-©52552csz+csze: 148
Trang 11MỞ DAU
1 Lý do chọn đề tài
Dòng họ có vai trò rất quan trọng trong lịch sử nước ta Dòng họ là nơi kếttinh, hun đúc, lưu giữ và phát huy nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của dân
tộc Sự tiếp nối, phát triển của dòng họ là sự tiếp nối, phát triển về mặt tri thức văn
hóa, đạo đức từ đời này sang đời khác Trong lịch sử trung đại nước ta, dòng họ
còn đảm đương sứ mệnh lớn — họ đó trở thành danh xưng triều đại khi mà dòng họ
nào đó có người lên ngôi vua.
Trong lịch sử, nhiều dòng họ nổi tiếng không chỉ bằng vai trò chính trị màcòn bởi cả tài năng văn chương Đã có nhiều gia tộc nổi danh trên văn đàn như họTrần vào thế kỷ XIII-XIV với các tác gia Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, TrầnNhân Tông, Trần Anh Tông Thế ky XV, họ Lê với Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông,
Lê Tương Dực Đặc biệt, từ thế ky XVIII về sau, xuất hiện nhiều dòng họ lớnmang dấu ấn của dòng phái/dòng văn, như họ Ngô Thì ở Tả Thanh Oai, họ PhanHuy ở Thiên Lộc, Hà Tĩnh (sau di cư ra Sài Sơn); họ Trần ở Vân Canh, Hà Tây; họ
Vũ ở Hải Dương; họ Đoàn ở Thái Bình; họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu, Hà Tĩnh;
họ Nguyễn Tiên Điền, ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh; hoàng tộc triều Nguyễn với vua MinhMệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, và các hoàng thân như Miên Tham, Mién Trinh, Từ Sơn
Công, Mién Định, Mién Nghĩ, Mién Sơn, Miên Liêu, Mién Bật, Miễn Cư, Mién
Ngung, Miên Kiền, Miên Tuấn, Miên Bửu, Công chúa Mai Am
Dòng họ Nguyễn Tiên Điền là dòng họ khoa hoạn, dòng họ trâm anh vàocuối triều Lê Dòng họ này đã sinh ra Đại thi hào Nguyễn Du - người có tầm ảnh
hưởng lớn trên văn đàn ở đương thời và diện mạo văn học Việt Nam lâu nay Dòng
họ Nguyễn Tiên Điền không chỉ Nguyễn Du mà còn nhiều thi nhân khác cũng nỗitiếng không kém Đặc biệt, dòng họ này nhiều thi tài, thi bá về thơ văn Nom
Thơ văn Nôm họ Nguyễn Tiên Điền đã được quan tâm rất sớm Vào nhữngnăm bốn mươi của thé kỷ XX, học giả Hoàng Xuân Han đưa ra thuật ngữ Văn pháiHồng Sơn và đề xuất nghiên cứu văn học cô theo văn phái Đề xuất nghiên cứu Vănphái Hôn Sơn của cô học giả Hoàng dựa trên cơ sở tìm hiểu về sự giao thoa, ảnhhưởng của ba tác phẩm Nôm lớn của hai dòng ho ở quanh chân núi Hồng Lĩnh là họNguyễn Tiên Điền và họ Nguyễn Huy Trường Lưu với các tác pham Nôm nổi tiếng:
Trang 12Hoa tiên, Truyện Kiéu và Mai Đình mộng ký Hoàng Xuân Han cho rằng các tácpham thơ Nom của hai dòng họ có sự giao thoa, có cùng mach văn và cảm hứngnghệ thuật Thuật ngữ Văn phái Hong Son và đề xuất nghiên cứu văn học theo văn
phái của Hoàng Xuân Hãn ngay sau đó được học giả Đào Duy Anh và nhà văn
Nguyễn Tắt Thứ đồng tình ủng hộ
Tuy nhiên, những đề xuất về hướng nghiên cứu văn chương theo văn phái mà
cụ thé là văn chương của một số dòng họ có quan hệ thông hôn, quan hệ đồng hương,đồng hoạn này tồn tại từ đó cho đến nay vẫn không thấy công trình nào triển khai
Trong những năm gan đây, việc nghiên cứu văn chương dòng họ (#33 #gia tộc văn học) và văn hóa gia tộc ở nước ta diễn ra khá ram rộ Chang hạn, năm
2000, tác giả Lại Văn Hùng cho xuất bản sách Dong văn Nguyễn Huy Trường Lưu.Trong Lời nói dau của sách, tác giả Lai Văn Hùng cho biết việc đi vào tìm hiểu
dòng văn Nguyễn Huy của tác giả "chính là chọn một trong hai dòng chính của Văn
phái Hồng Sơn" Năm 2005, một trình lớn của nhiều nhà nghiên cứu ra đời, do TrầnThị Băng Thanh và Lại Văn Hùng chủ biên là cuốn Tìm hiểu quan niệm và sự hìnhthành dòng văn trong văn học Việt Nam thé kỷ XVIII đến nửa dau XIX Công trìnhnhận định ở thế ky XVII đến nửa cuối XIX đã có hàng loạt dòng văn lớn xuất hiện,nổi bật là bốn dòng: một là dòng văn Nguyễn Tiên Điền, hai là dòng văn NguyễnHuy Trường Lưu, ba là dòng văn Phan Huy, bốn là dòng văn Ngô Thì [Trần ThịBăng Thanh, Lai Văn Hùng, 2005, tr.11, 12] Nhu vậy, dong văn Nguyễn Tiên Điền
được coi là dòng chính, dòng trụ cột trong các dòng họ thi thư thời trung đại Tuy
nhiên, công trình này chỉ tìm hiểu về sự hình thành dòng văn của dòng Ngô Thì vàNguyễn Huy, còn dòng văn Nguyễn Tiên Điền chưa được nghiên cứu, tìm hiểu Vàtheo tìm hiểu của chúng tôi, cho cho đến nay, thơ văn Hán Nôm nói chung hay thơvăn Nôm nói riêng của dòng họ Nguyễn Tiên Điền vẫn chưa có công trình nào sưutập, tìm hiểu, nghiên cứu theo hướng dòng văn, dòng phái
Trên cơ sở những nhận định bước đầu của các nhà nghiên cứu về vị thế đặcbiệt của dòng văn Nguyễn Tiên Điền cũng như những khoảng trống trong nghiêncứu về tho văn Hán Nôm của cả dòng họ nói chung và thơ văn Nôm — một mảngsáng tác rất nổi bật của họ Nguyễn Tiên điển nói riêng, đã gợi ý cho chúng tôi lựachọn đề tài Nghiên cứu văn chương Nôm của các tác giả họ Nguyễn ở Tiên Điền,
Hà Tĩnh làm đề tài nghiên cứu
Trang 13Thứ hai, luận án nghiên cứu thơ văn Nôm của các tác giả họ Nguyễn Tiên
Điền từ phương diện văn bản học nhằm giải quyết các tồn nghỉ về tác giả - một van
đề tồn tại rất phô biến trong sáng tác Nôm nói chung va sáng tác Nôm của các tácgiả họ Nguyễn Tiên Điền nói riêng, để từ đó nhằm xác định số lượng tác giả, tácphẩm đích thực của dòng ho
Thứ ba, luận án nghiên cứu những đặc điểm của thơ văn Nôm họ NguyễnTiên Điền trên các phương diện như chủ đề, dé tài thể hiện, hệ thống thé loại được
sử dụng dé sáng tác và đặc điểm về ngôn ngữ của các tác phẩm nhằm xác địnhnhững đóng góp, vị thế của họ Nguyễn Tiên Điền cho văn học Nôm nói riêng và nền
văn học trung đại Việt Nam nói chung.
Những mục đích nghiên cứu trên hơn hết đều nhằm làm sáng tỏ vị trí và đónggóp của họ Nguyễn Tiên Điền cho nền văn học quốc âm Việt Nam
3 Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống thơ văn Nôm dòng họ NguyễnTiên Điền Tuy nhiên, trong luận án này chúng tôi chỉ tập trung vào các tác phâm
mà các tác giả họ Nguyễn Tiên Điền đóng vai trò sáng tác, còn những tác phẩm màcác tác giả họ Nguyễn Tiên Điền đồng tác giả sẽ không là đối tượng của luận án
4 Phạm vi tư liệu nghiên cứu của luận án
Phạm vi tư liệu nghiên cứu của luận án bao gồm những tư liệu phát hiện, giớithiệu, chứa đựng thơ văn Nôm của các tác giả thuộc dòng họ Nguyễn Tiên Điền.Ngoài ra, phạm vi tư liệu nghiên cứu còn mở rộng đến:
- Những tư liệu đề cập đến việc nghiên cứu về văn chương của dòng họ của
nước ta.
- Những tư liệu viết về tiểu sử, hành trạng và sự nghiệp sáng tác của các tácgiả họ Nguyễn Tiên Điền
- Những thi tập, văn tập Hán Nôm của các tác giả họ Nguyễn Tiên Điền và
những người có quan hệ qua lại với các tác giả họ Nguyễn Tiên Điền.
Trang 14- Những sưu tập thi văn của các tác giả thuộc thời kỳ các tác giả họ Nguyễn
Tiên Điền sinh sống
- Thơ văn của một số dòng họ có mối quan hệ qua lại với họ Nguyễn Tiên Điền
Đó có thé là mối quan hệ đồng liêu, hay quan hệ thông hôn, hoặc quan hệ đồng hương
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện băng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp văn bản học Hán Nôm được sử dung dé giám định niên dai,tác giả, tác phẩm Trong đó, luận án sử dụng các thao tác khảo tả văn bản và khảo
sát nội dung văn bản Chúng tôi đã sử dụng thao tác mô tả văn bản như kích thước,
loại giấy, số trang, niên đại, tác giả, chữ húy, nội dung, v.v Các thao tác thực
hành văn bản Hán Nôm như phiên âm, dịch nghĩa, chú thích.
- Phương pháp nghiên cứu ngữ văn học: Chúng tôi sử dụng phương pháp này
chủ yếu trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về văn học gia tộc Trong đó sử dụng cácthao tác phân tích văn học, từ ngữ và điển cô văn học
- Phương pháp nghiên cứu tiêu sử học: Chúng tôi sử dụng phương pháp nàytrong việc nghiên cứu tiểu sử, hành trạng và quá trình sáng tác của các tác giả họNguyễn Tiên Điền
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: các tác phâm Nôm của các tác giả họNguyễn Tiên Điền chứa đựng những nội dung phức hợp, đa dạng Nên trong quátrình nghiên cứu, phân tích, chứng minh chúng tôi vận dụng phối hợp nhữngphương pháp thuộc chuyên ngành khác như Sử học, Ngôn ngữ học, Triết học, Văn
tự học, Văn hóa học v.v
- Thao tác so sánh, đối chiếu: thao tác này được sử dụng trong việc so sánhcác dị bản Nôm và so sánh, đối chiếu với các bản phiên âm khác nhau Đối vớicác văn bản có dị bản, chúng tôi lập bảng đối chiếu câu, chữ và đối chiếu sự sai
khác giữa bản chữ Nôm với bản phiên của những các học giả nhà nghiên cứu đã
công bố (nhưng không kèm theo văn bản) Ngoài ra, thao tác so sánh còn được sửdụng trong việc so sánh văn học giữa sáng tác bằng chữ Hán và sáng tác băng chữNôm của dòng ho; so sánh với các tác phẩm văn học một số dòng họ nỗi tiếng
đương thời như Ngô Thi.
- Thao tác khảo sát điền dã: Nhằm bồ sung tối đa nguồn tư liệu mới, đồngthời giải quyết những van dé còn tồn nghi
10
Trang 156 Đóng góp mới của luận án
Về mặt phương pháp luận, từ góc độ nghiên cứu văn chương dong họ đối vớidòng họ Nguyễn Tiên Điền, luận án là nghiên cứu đầu tiên thực tìm kiếm, tập hợp
và hệ thống hóa các tác giả, tác phâm, văn bản tác pham của họ Nguyễn Tiên Điền.Luận án thông qua nghiên cứu văn bản học Hán Nôm đề đưa ra những kết quả, nhậnđịnh, đánh giá có cơ sở khoa học về tác giả, tác phẩm và vị trí, đóng góp của thơvăn Nôm họ Nuyễn Tiên Điền
Về mặt thực tiễn, trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi, luận án đã có những
đóng góp như:
- Luận án đã phát hiện thêm nhiều văn bản (dị bản) của các tác phẩm - là tàiliệu, cứ liệu quan trọng dé so sánh, nhận định, đánh giá Và luận án cũng phát hiệnthêm một số tác giả, tác phẩm của dòng văn Nguyễn Tiên Điền làm phong phú thêm
di sản văn chương Nôm của dòng họ.
- Luận án góp phần minh định hoặc làm rõ hơn khá nhiều những tồn nghỉ vềtác giả - một vấn đề vốn rất phức tạp, từng gây nhiều ngộ nhận trong giới nghiêncứu đối với sáng tác Nôm nói chung và sáng tác Nôm của họ Nguyễn Tiên Điền nói
riêng Và luận án cũng làm rõ hơn những ngộ nhận hay đánh giá chưa chính xác,
chưa đúng mức của học giới về một số tác giả trong dòng văn
- Luận án cũng góp phần phiên âm lại nhiều từ ngữ phiên sai, phiên nhằm do
sự phức tạp của văn bản Nôm (chủ yếu bản chép tay) ở một số tác phẩm đã đượccông bồ lâu nay của học giới
- Luận án là chuyên khảo đầu tiên so sánh văn chương Nôm của dòng họNguyễn Tiên Điền với văn chương chữ Hán của chính dòng họ trên các phươngdiện như lực lượng tác giả, ngôn ngữ, hệ thống thể loại, chủ đề, đề tài, nội dung,
nghệ thuật, độc giả của hai bộ phận sáng tác và so sánh văn chương Nôm của họ
Nguyễn Tiên Điền với một số dòng họ nổi tiếng đương thời như họ Ngô Thì ở TảThanh Oai, họ Phan Huy Sài Sơn và Nguyễn Huy Trường Lưu về phương diện lựclượng sáng tác Nôm, số lượng tác phẩm Nom dé xác định vị trí, đóng góp của hoNguyễn Tiên Điền cho văn học Nôm nói riêng và văn học trung đại nói chung
- Luận án có phan phụ lục thé hiện những so sánh về dị bản, những bản phiênmới của tác giả luận án có kèm văn bản Nôm là tài liệu tham khảo tốt cho nhữngngười nghiên cứu, giảng dạy và những ai quan tâm đến văn chương Nôm của dòng
họ Nguyễn Tiên Điền
II
Trang 167 Cau trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án
có cấu trúc gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận ánChương này đề cập đến một số khái niệm then chốt được sử dụng trong luậnán; nguồn gốc và phả hệ họ Nguyễn Tiên Điền; những kết quả mà học giới đạt đượctrong việc nghiên cứu văn chương Nôm họ Nguyễn Tiên Điền từ đó nêu ra hướngtriển khai của đề tài
Chương 2: Dòng họ Nguyễn Tiên Điền trong bối cảnh lịch sử xã hội
trạng của các tác giả có sáng tác thơ văn Nôm.
Chương 3: Nghiên cứu văn bản các tác phẩm NômChương này dé cập đến tình hình tác phẩm, văn bản tho văn Nom của tám tácgiả có sáng tác Nôm trong dòng họ; thẩm định lại những tác phẩm đang có tồn nghị,tranh luận về vấn đề tác giả; làm sáng tỏ những ngộ nhận hoặc nhìn nhận chưa đúngđắn đối với một số tác giả trong dòng văn
Chương 4: Đóng góp và vị thế của văn chương Nôm họ Nguyễn Tiên ĐiềnChương này tìm hiểu về những đóng góp và vị thế của văn chương Nôm họNguyễn Tiên Điền thông qua phương pháp so sánh Luận án so sánh văn chương
Nôm của dòng họ với văn chương chữ Hán của chính dòng họ trên các phương diện
như lực lượng tác giả, ngôn ngữ, hệ thống thê loại, chủ đề, đề tài, nội dung, nghệ
thuật, độc giả của hai bộ phận sáng tác và so sánh văn chương Nôm của họ Nguyễn
Tiên Điền với một số dòng họ nổi tiếng đương thời như họ Ngô Thì ở Tả ThanhOai, họ Phan Huy Sài Sơn và Nguyễn Huy Trường Lưu về phương diện lực lượng
sáng tác Nôm, sô lượng tác phâm Nôm.
12
Trang 17Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
DEN DE TÀI LUẬN ÁN
Trong chương này, đầu tiên, chúng tôi giới thuyết và làm rõ hơn về một sốkhái niệm có tính lý thuyết liên quan đến cách tiếp cận đề tài luận án như: đông văn,văn phái (xi) Tiếp đó, chúng tôi tìm hiểu về cội nguồn và pha hệ họ Nguyễn TiênĐiền dé xác định phạm vi tim kiếm, khảo sát của luận án Cuối cùng, đến trọng tâmcủa chương này là tìm hiểu tình hình nghiên cứu của học giới về thơ văn Nôm dòng
họ Nguyễn Tiên Điền từ đó đưa ra hướng triển khai của đề tài luận án
1.1 Khảo về một số khái niệm then chốt sử dụng trong đề tài
1.1.1 Khái niệm Văn phái (x #)
1.1.1.1 Khái niệm Văn phái (&%) ở Trung QuốcMục này, chúng tôi tìm hiểu về từ “văn phái” (xs) trong văn học Trung
sig 91” Cụ thé như trình bày dưới day.
Hán ngữ đại từ điển ghi: “Văn phái xi: là văn học phái biệt x#%% 3\, hayvăn chương lưu phái % #›;š3« Lưu Sư Bồi trong Dữ nhân luận văn thư (5 ^.3©% 35)viết: “Cac thé văn ấy ngày một suy đôi, ngày càng ngại việc tô hay vẽ khéo, gần đâyDiên Lăng văn phái quá chú trọng vào những điều kỳ quái” (¿##&:*, ET, tt
mE RE RIK, 4#) Hồ Un Ngọc trong bài “Tựa sách Trung Quốc văn học sử” (<
'?Elx'#*# >#) cũng viết: “thậm chí, các báo chí và văn bản hành chính, cũng bắt
chước cái tệ lậu của sách vở phương Đông, khiến cho con cháu mai hậu chăng thébiết được văn phái của các tiên hiền” (LAMAR, HRABLLE: RALTSA, 8
x#l#> +) Lỗ Tan trong “Tam nhàn tập tự ngôn” (<=<l#@>#z) viết “Ngay
cả những tiên sinh không nêu cao ngọn cờ văn phái thời bấy giờ, thậm chí hầu hết là
các nhà văn hoặc giáo sư, trong câu chữ họ dùng vào thời điêm đó, cũng thâm chê
13
Trang 18giéu tôi một vài câu dé thé hiện sự cao minh của ho” (4 4 KAR RIR MILES HAVE
RAGLAN, BU ORFL, BAYA RLASRILY, LABORA) LF 417/4, 1994,
Q6, tr.1528 ] Như vay, “văn phái” là thuật ngữ hình thành trong giai đoạn cận dai
của nghiên cứu văn học Trung Quốc Các cách hiểu về nội hàm của “văn phái” củacác học giả Trung Quốc đầu thế kỷ XX sau đó theo đường tân thư đã ảnh hưởng đếnViệt Nam Dao Duy Anh trong Hán Việt tự điển ghi: “văn phái x3 môn phái về
văn chương (école littéraire, cénacle)” [Đào Duy Anh, 1996, tr.538] Trong văn học
cô điển Trung Quốc, các lưu phái văn học (văn phái) còn dùng để chỉ các nhóm vănnhân chuyên về chủ dé/thé tài nào đó vi du thi phái biên tái, thi phái sơn thuỷ, thiphái điển viên, hoặc nhóm các tác giả theo phong cách của một đại thi hào nào đónhư: thi phái Nguyên (Chẩn) Bạch (Cu DỊ), thi phái Han (Di) Mạnh (Giao)
Khái niệm “văn phái ”xuất hiện thời cận đại ở Trung Quốc cũng tương tự kháiniệm “lưu phái” hay “xã đoàn” Trung Quốc văn học dai từ điển ghi: “Lưu phái zšz£
là tập hop các tác giả văn học có chung khuynh hướng chính trị, nền tảng tư tưởng,phong cách nghệ thuật, quan niệm thẩm mi, nguyên tắc sáng tác, cảm thụ văn học,cùng sinh hoạt và sáng tác trong một giai đoạn lịch sử nhất định Văn học lưu phái vànguyên tắc sáng tác có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhưng cũng có những khubiệt nhất định Các lưu phải văn học khác nhau được phân biệt bởi các tiêu chí về
khuynh hướng tư tưởng và phong cách nghệ thuật” [;4+1x, 2000, tr.2002].
Có thể nói, “văn phái” và “lưu phái” ở Trung Quốc được dùng để dịch thuậtngữ “école littéraire, cénacle” từ tiếng Pháp và các tiếng Phương Tây khác tronggiai đoạn cận đại, dùng dé chỉ các trường phái văn học, các trào lưu văn học với các
hệ tiêu chí phân biệt như hệ tư tưởng, hệ thong tham mi, quan niệm sáng tác, quanniệm tiếp nhan, Trong luận án nay, chúng tôi sẽ dùng thuật ngữ “văn phái” nhưng
không sử dụng nội hàm như vậy.
1.1.1.2 Khái nệm “văn phái” ở Việt Nam
Xét trong lịch sử văn học, với tài liệu hiện còn, có thé nói, dòng văn Ngô Thì
ở Tả Thanh Oai là dòng tiên phong trong việc định danh từ “văn phái” Các tác giả
thuộc dòng họ này đã “tự định tự xưng” bộ tùng thư về trước tác của các tác giả
trong dòng họ mình là Ngô gia văn phải Khi tham gia sưu tập bộ tùng thư của dòng
họ, Ngô Thì Trí (1766 -1822) quan niệm về hai chữ “văn phái” rằng: “Ông cháu,cha con trong khoảng trăm năm nối nhau tích tụ, bơi lội trong bề học bờ thánh Bởi
14
Trang 19vì nguồn xa thì dòng lón, cái chứa lớn thì tưới nhuần lớn Đã có đức ấy thi at có lời
dy, thé thì lời sẽ ra, thể hiện ra ngoài mà có văn chương” [dẫn theo Trần Thị BăngThanh, 2005, tr.11] Với quan niệm này, ta thấy, Ngô Thi Trí coi “văn phái” làtruyền thống văn chương trải đời này sang đời khác trong họ tộc, có sự tiếp nối giữacác thế hệ trong dòng họ Phan Huy Ích (con rễ của dòng họ Ngô Thì) khi viết tựacho bộ tùng thư đó cũng nhấn mạnh về sự truyền thừa, tiếp nối trong dòng ho vànhấn mạnh về vai trò của một “danh gia” (tác gia lớn) trong dòng họ: “Da là danhgia, nhưng nếu xứng lên không có người theo, đứt roi không có người noi, thì cũngchưa phải là thịnh Tất phải là dòng dõi văn nho, người trước sáng tác, người saunoi theo, dòng nước xa nguồn mà van tràn lan, truyền bá được rộng, thé mới là
chính phái của một danh gia” [Phan Trọng Thưởng, 2007, t1, tr.174, 175] Dong
văn Ngô Thì trải qua ba đời, làm quan cho ba triều đại, Lê Trịnh Tây Sơn Nguyễn Với số lượng tác pham khá phong phú va đồ sộ, có những vị trí va vai trò
-ảnh hưởng trong lịch sử Họ Ngô Thì đã tự nhận gia tộc nhà mình là một “văn phái”, và định danh là “Ngô gia văn phát”.
Phan Huy Ích #% (1751 - 1822) cũng là người sử dụng thuật ngữ “vănphái” khi tự hào về truyền thống của gia đình Trong bài Thứ nam Thực sinh hỉ phú
(Phú mừng việc sinh hạ con trai thứ Phan Huy Thực) chép trong Du am ngâm luc,
ông viết: “dong văn sóng nổi đủ chín nguyên” (văn phái dư lan cụ cửu nguyên +
se A) Ông chú thích như sau: “Phụ thân tôi thi hương, thi hội hai lan đỗ dau
(lưỡng nguyên) Bố vợ tôi [Ngô Thì Si] thi hội, thi đình hai lan đỗ dau (lưỡngnguyên) Tôi thi hương thi hội, thi ứng chế ba lan đều đỗ dau (tam nguyên) Bác HyDoãn [Ngô Thì Nhậm] và chú Nhã Hiên [Phan Huy Ôn, em trai thứ ba] đều đỗ dauthi hương Tat cả cộng lại được 9 lan đỗ dau, nên gọi là cửu nguyên” [Phan HuyÍch, 1978a, tr.84,85] Như vậy, chữ “văn phái” được Phan Huy Ích dùng với các
nghĩa sau: chỉ những người trong cùng một nhà, hoặc có quan hệ thông gia - chú
cháu nội ngoại, hai dé chỉ truyền thống khoa bang Ta biết Phan Huy Ích là con traicủa Phan Huy Cận (tiến sĩ năm 1754), và là học trò của Ngô Thì Sĩ Ngô Thì Sĩ mếntài nên ga con gái cho Như thế, Phan Huy Ích là em rể của Ngô Thì Nhậm Và haianh em cùng đỗ khoa năm 1775, sau cùng làm việc cho triều Tây Sơn, cùng đi sứsang nhà Thanh Mối quan hệ khăng khít “đồng gia”, “đồng khoa”, “đồng sư”,
“đồng liêu” đã tạo nên nên tảng gia học của hai nhà Phan Huy và Ngô Thì Với cái
15
Trang 20nghĩa đang xét, thì Phan Huy Ích gọi cả hai họ là cùng một “văn phái” Mặc dầu,văn cảnh chỉ có nghĩa là “khoa cử”, song dang sau nó còn có nghĩa là cái “chất văn
chương”, hoặc cao hơn là “cái tư văn” - cái đạo học của nhà Nho.
Ngoài ra, ta còn biết đến tác phẩm Hai Hanh văn phái - một tên phụ của HảiHạnh Lê công văn tập Hải Hạnh là tên hiệu của Lê Khắc Cân, ông còn có các tácphẩm khác như Hai Hạnh thi tập, Hai Hanh thi tập văn Văn bản Hai Hạnh vănphái chỉ có tác phẩm của Án sát Nam Định Lê Khắc Can, mà không có tác phamcủa bất kỳ tác gia nào của dòng họ hay người ngoài dòng họ Như chúng ta đã biết,sách Hán Nôm của chúng ta mat mát rất nhiều, việc sao chép cũng rất phức tạpphức tạp nên tên sách Hải Hạnh văn phái là trường hợp cần tìm hiểu và nghiên cứuthêm về văn bản thì mới có thể xác định nội hàm của từ “văn phái” trong tên tácphâm Hải Hạnh văn phái
Trong tư liệu điền dã, chúng tôi còn tìm thấy một số sử liệu quan trọng có liênquan xa gần đến “van phái” Các sử liệu này tuy không viết rõ ra từ “văn phái” nhưngtrong câu chữ, ý nghĩa chứa đựng nội hàm của khái niệm “văn phái” Thứ nhất là tắmbia chữ Phúc trên mộ tổ Nguyễn Tiên Điền ở huyện Nghi Xuân tinh Hà Tĩnh Văn
bia này do chính Nguyễn Khản thủ bút theo lệnh của Nguyễn Nghiễm Bia nay đặt
trong khu di tích Nhà lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du Trán bia có 4 chữ viết theolối Khoa đâu cô Nguyễn Đức Toàn đọc là Hồng Lưu Phái Diễn #33 4+ Gia pha viết
là Hồng nguyên tuấn lưu (#43) nghĩa là nguồn lớn dòng sâu [Hoan Châu,VHv.1852, tr.9a] Dòng lạc khoản bên phải bia ghi “Con thứ là Tiến sĩ khoa Tân hoi,giữ Nhập thị Tham tụng - Công bộ Thượng thư - Tả chấp pháp - kiêm Quốc tử giám
Tế tửu -Nhập thị kinh diên, tước Xuân nhạc hầu là Nguyễn Nghiễm kính lập” (Thứ tửTân Hợi Tiến sĩ, Nhập thị Tham tòng Công bộ Thượng thư Tả chấp pháp kiêm Quốc
tử giám Tế tửu Nhập thị kinh diên, Xuân nhạc hau Nguyễn Nghiễm túc lap k++ Hike
LAGER L3 # ` ¿#2 Ò ROFRR ARB ARAMA 3) Dòng lạc
khoản bên trái chữ Phúc viết: “Cháu là Tiến sĩ khoa Canh thìn [1760] chức Đốc đồngSon Tây, Hàn lâm viện hiệu thảo là Nguyễn Khan vâng viết.” [Canh thin Tiến sĩ -Sơn Tây Đốc đồng - Hàn lâm viện Hiệu thảo Nguyễn Khan bái thư] Bốn chữ đánglưu ý ở đây chính là “Hồng Lưu Phái Diễn 43% 47” với nghĩa “nguồn lớn dòng xa/sâu” Xét trên phương diện chức năng, đây là một văn bia dùng dé thờ tô tiên, đặt
' Tư liệu ảnh điền da và bản dịch văn bia của ThS Nguyễn Đức Toàn (nguyên cán bộ Viện nghiên cứu Hán Nôm).
16
Trang 21trong từ đường dòng họ Việc “bi ký hóa” văn bản này cho thấy, ngoài việc nhớ ơn tổtiên dòng tộc, và mảnh đất “núi Hong sông Lam” thì con là sự tự nhận thức cua haithế hệ, đồng thời cũng là lời nhắn nhủ đến các thế hệ con cháu sau này về việc kếthừa gia phong, kế thừa nguồn mach thi thư, phúc 4m do cha ông truyền lại.
Chúng tôi điền dã còn thấy khu vực đặt văn bia gần với nền cũ của Văn Đàn huyệnNghi Xuân Văn đàn có đôi câu đối cổ như sau: “Đạo mạch bắc tới nam, nguồnKhổng sông Chu ngàn năm thịnh; Văn đàn cô đến kim, non Hồng sông Ca támphương trời.” (k2k7özk»47H2#-f3‡kLE; X42 t3516J4# A2 Dao mach bắc nhỉ nam,Thù Tứ uyên nguyên thiên tải thượng, Văn đàn kim diệc cổ, Hồng Lam phong cảnhbát phương trung) Đôi câu đối này tuy không trực tiếp nói về dòng mạch nhàNguyễn Tiên Điền, nhưng những chữ “đạo mạch” đối với “văn đàn”, “Hồng Lamphong cảnh” đối với “Thù Tứ uyên nguyên”, rõ ràng có một ý vị về sự hun đúc củađạo học thánh hiền, văn chương kim cổ trong bối cảnh văn hóa của “sông Lam núiHồng” Tuy không trực tiếp nói đến văn phái, song đây là những tư liệu quan trọngcho thay dấu ấn về văn hóa Nho giáo tai đất Hồng Lĩnh, mà sông Lam nay là nguồnmạch chảy từ sông Thù sông Tứ với tư tưởng của Không Mạnh Trình Chu Chính ý
Văn bia chữ “Phúc - Hồng nguyên tuần lưu” Ảnh: Nguyễn Đức Toàn
17
Trang 22Nhu vậy, từ văn phái trong tài liệu Hán Nôm hiện còn chi văn học gia tộc (văn
chương dong ho), tức các tác giả là người trong một gia đình, trong một họ tộc có mốiquan hệ huyết thống (cha con, ông cháu, anh em ) hoặc có quan hệ thông gia - chúcháu nội ngoại Văn học của văn phái có chung một nguồn mạch thi thư, một nềntảng học vấn, và truyền thống gia tộc Với nội hàm này, thì khái niệm “văn phái”tương đương với thuật ngữ “văn học gia tộc” (##x#) ở Trung Quốc"
Còn dưới đây là cách dùng và cách hiệu nội hàm từ “văn phái” của các họcgiả Việt Nam ở thé ky XX
Khái niệm “văn phái” của các học giả ở thế kỷ XX, có lẽ bắt đầu từ khởi
xướng nghiên cứu văn học theo văn phái của học giả Hoàng Xuân Han Năm 1943,
ở báo Thanh Nghị số 29, 30, 31, học giả Hoàng Xuân Hãn viết bài Nguồn gốc vănKiéu (Văn phái Hong Sơn) Trên cơ sở so sánh 3 tác phẩm của các tác giả họNguyễn Tiên Điền và Nguyễn Huy Trường Lưu là Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự,Hoa Tiên nhuận chính của Nguyễn Thiện, Truyện Kiểu của Nguyễn Du và MaiĐình mộng ký của Nguyễn Huy Hồ, Hoàng Xuân Hãn nhận thấy có những néttương đồng trong sáng tác Qua xem xét những sự tương đồng ấy, ông đi đến nhậnđịnh: “ hồi cuối Lê có một văn phái xung quanh Hong Sơn đã sản xuất ba tácphẩm hay nhất trong văn quốc âm ” [Hữu Ngọc, 1998, tr.1055-1061] Lại trongtrong bài Nguồn gốc văn Kiéu (Hát phường vải) trên báo Thanh Nghị sô 32 năm
1943 (tức cùng năm với bai trên), Hoàng Xuân Hãn nói thêm “Như tôi đã nói, lúc
cụ viết câu văn Kiểu, trí cụ tiêm nhiễm lối văn của một nhà, một xứ, một văn phái.Sau đây tôi sẽ có nhịp sao-lục các tác phẩm của văn phái Hong Son” [Hữu Ngọc,
1998, tr.1062] “Lối văn của một nhà” mà Hoàng Xuân Hãn đề cập đến ở đây có lẽ
là gia tộc Nguyễn Tiên Điền Còn “văn phái” ở đây thì sao? Chúng tôi đã tìm thêmđược dữ liệu để khăng định nội hàm của Văn phái Hồng Sơn là đề chỉ thơ văn của
' Xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Tuấn Cường đã góp ý cho chúng tôi về thuật ngữ và tư liệu về thuật ngữ này:
“Đến nay học giới Trung Quốc có 30 sách chuyên khảo vê văn học gia tộc các triều đại Trung Quốc, số
lượng bài nghiên cứu khoảng 300 bài Văn học gia tộc bắt đầu với Tam Tào thời Hán Nguy và kéo dài liên
tục tới cuối đời Thanh, với hàng trăm gia tộc nỗi tiếng Có thể lay ví dụ như họ Tạ (Linh Vận), họ Vương (Hi
Chi), họ Trương (Tai), họ Lục (Co), họ Tiêu (Thống), họ Tô (Thức), mỗi dòng này có ít nhất 3 đời kế tục.
Đến thoi Van Thanh, chỉ riêng tỉnh Quang Tây đã có các dòng văn học gia tộc họ Tạ, họ Tưởng, họ Đường,
họ Ngũ Văn học gia tộc không chỉ có ở người Hán hay Mãn, mà còn có ở một số dân tộc thiểu số khác,
như: họ Từ dân tộc Di, họ Nguyên dân tộc Xianbei (#‡#'), họ Faxxan (3z #) dân tộc Mông Cổ, họ Mộc
dân tộc Naxi (22), họ Đinh dân tộc Hồi, họ Điền dân tộc Thổ Gia Điều này chứng tỏ sự phổ biến của loại hình này ở Trung Quốc thời trung đại.” Tuy nhiên, việc nghiên cứu so sánh giữa văn học gia tộc hai nước xin được để dành cho một nghiên cứu khác tương lai.
18
Trang 23hai họ Nguyễn Tiên Điền và Nguyễn Huy Trường Lưu Vào khoảng giữa thé kỷ
XX, học giả Hoàng khi tìm tác giả cho bản diễn Nôm Truyện Tú Uyên (tức Bích
Câu kỳ ngộ) có chỗ ông viết: “ t6i đã nghĩ rằng văn Truyện Tú Uyên thuộc HồngSơn văn phái Ảnh hưởng của văn Kiéu lộ diện khắp noi” Và tiếp đó học giả đưa ramột số câu giống nhau giữa các tác phẩm Hoa tién nhuận chính của Nguyễn Thiện,Mai Đình mộng ký của Nguyễn Huy Hồ [Hữu Ngọc, 1998, 549]
Thuật ngữ Văn phái Hong Sơn mà Hoàng Xuân Han định danh sau đó đã đượcmột số học giả đồng thuận Ngay trong năm 1943, học giả Đào Duy Anh nhắc lạithuật ngữ này trong bài Kim Vân Kiểu khảo luận đăng trên Đại Việt tạp chí Trongbài viết, Đào Duy Anh nhân mạnh về địa thé, vị trí, hoàn cảnh quanh vùng núi Hồngsông Lam - mảnh đất đã “chung tú” nên văn phái này [Chuyền dẫn theo Nguyễn TắtThứ, 1944, tr.42] Và năm sau (1944), nhà văn Nguyễn Tat Thứ nhắc lại trên Tiểuthuyết thứ Bay Trong bài báo với tiêu đề Văn phái Hồng son, nhà văn Nguyễn TấtThứ cũng bàn luận và chỉ ra nguồn gốc về sự giống nhau giữa 3 tác pham lớn củaVăn phái Hong sơn như [Nguyễn Tất Thứ, 1944, tr 40-58]
Còn sách Văn phái Hong Sơn nguồn thi ca Nôm một vùng quê của tác giả TrầnNgọc Anh sưu tập những thi ca Nôm của nhiều tác giả Theo “Lời nói đầu” và bài
“Khái niệm tong quát về Văn phái Hong Son” đầu sách, sau khi Cách mang thángTám thành công, ông đã “di khắp hang cùng ngõ hẻm, hau hết thôn làng dé góp nhặtsưu tâm tư liệu, tích lấy được nhiễu ý kiến đầy trách nhiệm và tâm huyết của các bậckhoa bảng uyên nho, các tang lóp trí thức, các cụ cao tuổi đam mê vi hát lan mò,chấp nổi tìm ra nguyên tác của một số dng văn truyén miệng lâu ngày bị sai lạc một
số câu, một số chữ hoặc phát hiện thêm một vài ang văn Nôm hay, những câu ca khúc
ví có giá trị lịch sử đang còn tiềm ẩn hoặc bị bụi thời gian che lấp ” của Văn pháiHồng Sơn [Trần Ngọc Anh, 2008, tr.19] Như vậy, khái niệm Van phái Hong Sơnđược Trần Ngọc Anh hiểu rộng ra gồm nhiều tác giả thuộc nhiều dong họ khác ởxung quanh vùng núi Hồng Chang hạn, sách thu thập tác phẩm của các tác giả không
thuộc hai dòng trên đây như Phan Kính, Nguyễn Công Trứ
Như vậy, khái niệm “văn phái” ở Việt Nam chưa có một định danh thốngnhất và đó là một từ Hán Việt Việt tạo Khái niệm “văn phát” trong tài liệu HánNom mà cụ thé là từ định danh “Ngô gia văn phái” dùng dé chỉ một nhóm tác gia-tác phẩm trong cùng một dòng họ, còn ở học giả thế ky XX mà cụ thé là từ định
19
Trang 24danh “Van phái Hồng Son” lại dùng dé chỉ tập hợp các tác gia- tác phẩm của hai
dòng họ, hoặc rộng hơn nữa, dé chỉ tat cả các tác gia sinh trú trên địa bàn địa lý nhất
định Những nội hàm này hoàn toàn khác với khái niệm “văn phái” trong tài liệu của
Trung Quốc
1.1.2 Khái niệm “dòng văn”
“Dòng văn” là từ được sử dụng khá nhiều trong các công trình nghiên cứu về
văn học trung đại Việt Nam mới chỉ diễn ra trong khoảng ba mươi năm trở lại đây.
Về mặt ngôn ngữ, đây là các thuật ngữ cấu tạo theo cấu trúc tiếng Việt, nên dẫn đến
“dòng văn học”: “dòng văn học là một thuật ngữ tương đương với “trào lưu văn học”
hay “trường phái văn học” [Lê Ba Hán, 2006, tr.302, 321] “Trao lưu văn học” là một
hiện tượng văn học gắn liền với sự thay đôi hệ hình tư tưởng, hệ thống thấm mĩ, và
phong cách sáng tác Tầm ảnh hưởng của trào lưu văn học là bao trùm ở phạm vi rấtrộng, thậm chí xuyên quốc gia, nó quyết định đến việc phân kỳ lịch sử, nó bao quátnhiều nhóm sáng tác ở nhiều không gian địa lý khác nhau Còn khái niệm “trườngphái văn học” có phạm vi hẹp hơn trào lưu văn học Đây đều là những khái niệm mớichủ yếu dành cho văn học phương Tây và văn học Việt Nam thời hiện đại, chưa thể
áp dụng cho nghiên cứu văn học cô trung - cận đại
Tuy chưa thấy khái niệm “dòng văn” được định nghĩa trong các từ điển hay từđiền văn học của nước ta nhưng vài ba chục năm lại đây, khái niệm nay được sử dụngkhá nhiều và cũng được định nghĩa trong một số công trình nghiên cứu văn chươngtrước tác của dòng họ Vào những năm tám mươi của thế kỷ XX, Phan Huy Lê khiviết về tác giả Phan Huy Chú đã dùng từ “dòng văn” dé chỉ văn chương của một dong
họ, đó là sách Phan Huy Chú và dòng văn Phan Huy Trong tiêu đề bài nghiên cứucủa Tạ Ngọc Liễn và Hoàng Thị Ngọ ở sách đó cũng viết: “Phan Huy Thực ngườidich “Ty bà hành ” một nhà thơ Nom tiêu biểu của dòng văn Phan Huy” [Sở VHTT
Hà Sơn Bình, Phan Huy Chu và dong văn Phan Huy, 1983, tr.242] Tuy nhiên, trong
sách này, “dòng văn” và “dòng văn học” được dùng thông với nhau, tức đều chỉ văn
học của một gia tộc, một dòng họ Như Lời giới thiệu của sách có đoạn việt: “Cách
20
Trang 25đây hai trăm năm trở VỀ frước, tai làng Thây, xã Thụy Khuê, thuộc huyện Yên Sơn,
phú Quốc Oai, tinh Hà Tây (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Sơn Bình)bắt dau xuất hiện một dòng văn học lớn sản sinh ra nhiều danh sĩ kế tiếp nhau ”[Sở VHTT Hà Sơn Bình, 1983, tr.5] Vì sách tập hợp những tham luận được viết
nhân kỷ niệm 200 năm sinh của Phan Huy Chú nên từ “dòng văn” hay từ “dòng văn
học” ở sách này chỉ được sử dụng như là cách diễn đạt chứ không được sử dụng với
tư cách đây là một khái niệm khoa học.
Năm 1999, tác giả Lại Văn Hùng bảo vệ thành công luận án chuyên ngành
Văn học Việt Nam mang tên Khảo sát văn nghiệp dòng họ Nguyễn Huy ở TrườngLưu Năm 2000, luận án đã được nâng cấp và xuất bản thành sách Dong vănNguyễn Huy ở Trường Lưu Sách có một mục riêng để luận về khái niệm “dòng
văn” Theo Lại Văn Hùng, hai chữ “dòng văn” mà tác giả sử dụng được “gợi ý xa
gan từ chữ văn phái” trong bộ tùng thư lớn của dòng họ Ngô Thì: Ngồ gia văn phái.Tác giả Lại Văn Hùng đã “mạnh dan đề xuất cách hiểu” về dong văn là “Trong văn
học trung đại Việt Nam, dong văn là văn nghiệp cua một dòng họ nao đó qua các
thé hệ nhà thơ, nhà văn, có một hoặc một số đặc điểm, tinh chat chung nào đó” [Lại
Văn Hùng, 2000, tr.301, 302].
Năm 2005, một công trình lớn ra đời là Tim hiểu quan niệm và sự hìnhthành dòng văn trong văn học Việt Nam thé kỷ XVIII đến nửa dau thế ky XIX doTrần Thị Băng Thanh và Lại Văn Hùng chủ biên Trên cơ sở tìm hiểu văn họctrung đại Việt Nam từ đời Lý trở về sau và khảo sát hai dòng văn lớn gồm dòng
văn Ngô Thì ở Tả Thanh Oai và dòng văn Nguyễn Huy ở Trường Lưu, công trình
đã tìm hiểu khá kỹ về dòng văn, văn phái và sự hình thành dòng văn trong lịch sửvăn học Việt Nam Sách nhận định: “Dong văn - được hiểu như một văn nghiệp
của một dòng họ nào đó là một hiện tượng có thật trong lịch sử văn học Việt Nam.
Nhưng nó không xuất hiện một cách tự nhiên mà có quá trình hình thành và cóhàm nghĩa xa gan với các khái niệm như văn học lưu phái trong văn học phươngĐông (tiêu biểu là Trung Quốc) hoặc như khái niệm Nhóm văn, Trường phái,Dòng văn trong văn học phương Tây” [Trần Thị Băng Thanh, 2005, tr.9] Trên cơ
sở nghiên cứu quá trình ra đời, phát triển và thành tựu của dòng văn Ngô Thì vàdòng văn Nguyễn Huy Trường Lưu, nhất là qua các bài tựa của bộ tùng thư Ngô
gia văn phái, các nhà nghiên cứu di đên nhận định: “Trở lại với nghĩa “nguyên
21
Trang 26thủy” của “văn phái”, chúng tôi thay đây thực chất là van dé văn nghiệp của mộtdong ho, mà có thể gọi là một dong văn Dong văn là thuộc về một dong họ vănchương Nó có gợi ý xa gan từ các xã, thi xã, tao dan, nhóm văn, văn phải Đó là
sự tập trung lực lượng sáng tác trong một tộc họ, trải từ thé hé nay sang thé hékhác và có những đặc điểm chung nhất định về quan niệm thẩm mỹ, phong cáchsáng tác, thể loại văn học v.v ” [Tran Thị Băng Thanh, 2005, tr.13] Ngoài ra,các nhà nghiên cứu còn nhận định về tình hình nghiên cứu văn chương theo dòngvăn ở nước ta trong thời gian gần đây Theo các tác giả, “Trong nghiên cứu vănhọc lâu nay giới nghiên cứu còn chưa thật sự chú ý đến sự nghiệp văn chương củacác dòng họ Niém tin có ý thức, quan niệm về văn phái, dòng văn trong văn họctrung đại cũng chưa dé thuyết phục các nhà nghiên cứu” [Trần Thị Băng Thanh,
2005, tr.163] Đúng như nhận định nay, xem trong các bộ sách về lịch sử văn học,
lý luận văn học lớn của nước ta hiện nay chưa thấy sách nào đề cập đến vấn đềvăn chương các dòng họ Ngay cuốn Từ điển văn học bộ mới xuất bản năm 2004cũng chưa thấy đề cập đến các khái niệm như “văn phái” hay “dòng văn” [Đỗ ĐứcHiểu, 2004] Tuy nhiên, từ sau khi công trình lớn đó ra đời và các tác giả sách
“mạnh dạn đề xuất một hướng nghiên cứu mới” tức nghiên cứu về văn chương các
dòng họ thời trung đại thì từ đó tới nay đã có kha khá các công trình sưu tập,
nghiên cứu, giới thiệu về văn chương của các dòng họ Cụ thé như: Năm 2008, tác
giả Cao Việt Anh bảo vệ thành công luận án Nghiên cứu thơ văn Han Nôm cua
các tác giả họ Trần ở Vân Canh, Hoài Đức, Hà Tây Năm 2010, Tuyển tập Ngôgia văn phái gồm 3 tập, rất dày dặn về số trang và trữ lượng tác giả tác phẩm củavăn phái họ Ngô, do Trần Thị Băng Thanh chủ biên đã được xuất bản Năm 2012,sách Các tác giả dòng văn Nguyễn Huy Trường Lưu cuộc đời và tác phẩm (tuyển
chọn) do hậu duệ của dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu là ông Nguyễn Huy Mỹ
làm chủ biên và nhóm tác giả đã được xuất bản
Với những lược thuật như trên về nghiên cứu dòng văn, cho thấy, tuy muộnnhưng đã có không ít những công trình nghiên cứu, sưu tập, giới thiệu về vănchương của dòng họ Ngoài ra, việc nghiên cứu về dòng họ, văn hóa dong họ gan
đây cũng được chú ý Năm 2015, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
-Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và Viện Lịch sử Dòng họ đã phối hợp tổ chức
Hội thao “Van hóa gia đình, dong ho và gia pha Việt Nam” Các tham luận hội thảo
22
Trang 27đã được in thành sách với 54 tham luận [Võ Văn Sen, 2015] Day là những nghiên
cứu mở ra bối cảnh rộng lớn hơn về văn hóa dòng họ dé làm nền tang cho việc
nghiên cứu văn chương dòng họ.
Có thê nói, khái niệm “dòng văn” hay “dòng văn học” được sử dụng trong các
công trình trên là một cách dịch nôm từ khái niệm “văn phái” với nội hàm là “văn
nghiệp của một dòng họ” Trong đó, các tác giả là những người có chung huyếtthống, với những kế thừa, ảnh hưởng nhất định và có chung một nền tảng văn hóa và
có những đặc điểm chung nhất định về quan niệm thâm mỹ, phong cách sáng tác, thê
loại văn học Tuy nhiên, việc phiên dịch “văn phái” thành “dòng văn” và “dòng văn
học” thực sự là không cần thiết, nên chăng chỉ coi đó là cách diễn đạt về mặt câu chữ,chứ chưa thể coi hai từ này là khái niệm khoa học Mặt khác, như ở trên đã nêu,
“dong văn học” còn từng được dùng dé dịch “trào lưu văn học” hay “trường phái vănhọc” [Lê Bá Hán, 2006, tr.302, 321] Việc trùng lặp về vỏ ngôn ngữ của hai kháiniệm có nội hàm hoàn toàn khác nhau sẽ gây ảnh hưởng đến tính nhất quán của hệthông thuật ngữ, và gây hiểu nhằm, lẫn lộn trong quá trình nghiên cứu
Chúng tôi, trong luận án này, sẽ không coi “dòng văn” hay “dòng văn học” là
thuật ngữ, mà chỉ sử dụng chúng như là một loại từ vựng dé diễn đạt trong khinghiên cứu văn chương Nôm của dòng họ Nguyễn Tiên Điền
Đối tượng nghiên cứu của luận án này là các tác pham Nôm của các tác giảdòng họ Nguyễn ở Tiên Điền, nghiên cứu này theo hướng dòng văn của dòng Xu
hướng của giới nghiên cứu ngày nay thường dụng vẫn là khái niệm dòng văn Chúng
tôi cũng theo xu hướng đó Trong luận án sẽ dùng khái niệm “dòng văn” như là thuật
ngữ chính để khảo sát, nghiên cứu Tuy nhiên, chúng tôi vẫn sử dụng cả thuật ngữ
“Tiên Điền văn phái” dé diễn đạt, hoặc đôi khi là dé tránh lặp từ ngữ trong hành văn.1.2 Nguồn cội và phả hệ dòng họ Nguyễn Tiên Điền
Mục này, chúng tôi tìm hiểu về nguồn cội và phả hệ họ Nguyễn Tiên Điềnnhằm xác định phạm vi khảo sát của luận án
1.2.1 Nguồn cội dòng họ Nguyễn Tiên Điền
Nguồn cội dòng họ Nguyễn Tiên Điền (NTĐ) được chú ý tìm hiểu khá sớm.Việc tìm hiểu về nguồn cội họ NTD diễn ra sớm bắt nguồn từ sự nổi tiếng củaTruyện Kiểu và việc nghiên cứu về tiểu sử Nguyễn Du Theo nhà biên khảo LêThước, khoảng năm 1921, 1922, ông đang dạy học ở trường Quốc học Vinh, thấy
23
Trang 28Truyện Kiêu được phổ biến rất sâu rộng, lại có rất nhiều người thuộc, tuy nhiên tiểu
sử Nguyễn Du ít người biết đến Nhận thấy sự thiếu sót đó, ông và một số nhà giáo
ở Vinh đã cùng nhau tìm hiểu lai lịch Truyện Kiểu và tìm hiểu tiêu sử Nguyễn Du[Lê Thước, 1968, tr.82] Vô hình trung, khi nghiên cứu tiêu sử Nguyễn Du, nguồngốc họ NTD cũng được chú ý nghiên cứu
Nhà biên khảo Lê Thước cho biết, cụ Tời (tức Nguyễn Phụ - người cháu 4 đời
của Nguyễn Du) và cụ Nghè Nguyễn Mai (hậu duệ của Nguyễn Trọng - em Nguyễn
Nghiễm) đại diện cho trí thức tiêu biểu họ NTĐ thời đó đã giúp đỡ đắc lực cho cácnhà biên khảo trong công việc nghiên cứu về nguồn cội họ NTĐ [Lê Thước, 1968,tr.83] Nguồn cội họ NTD được nhà biên khảo Lê Thước tìm hiểu bắt dau từ các cuốngia phả hiện còn của dòng họ Về ông khởi tổ của họ Nguyễn ở đất Tiên Điền, cuốnARK, VHv.369 (Nguyễn tộc gia phd) (dưới đây sẽ viết tắt là #, VHv.369 ) (đầusách ghi do Nguyễn Nghiễm biên soạn [tr.1']) chép rất sơ lược, chỉ ghi hiệu là NamDương công chứ không ghi tên thật Đến cuốn se Awe Rw VHv.1852 mới thấyghi tên thật của Nam Dương công là Nguyễn Nhiệm (Nhậm 4£) Sách cho biết,Nguyễn Nhiệm nguyên quán ở làng Canh Hoạch, Thanh Oai, tran Sơn Nam, có ôngnội là Nguyễn Thién (44) Trạng Nguyên khoa Nhâm Thin niên hiệu Đại Chính thờiMạc (1532), sau quy thuận triều Lê giữ đến chức Lại bộ thượng thư Ngự sử đài Đô
ngự sử Đông các đại học sĩ tước Thư (4) quận công, cha húy Miễn (), làm quan
ban tước Phù (3) quận công, bác là Quyén (4#) được phong tước Thường (#) quốccông Vào thời Lê Thế Tông (1573 - 1599), Nguyễn Nhiệm có mưu đồ khôi phục nhàMạc, bị bại trận chạy về nam ẩn cư [Mai Quốc Liên, 2016, tr.1a] Có thé nói, NguyễnThiến, Nguyễn Quyện, Nguyễn Miễn, Nguyễn Nhiệm đều là những nhân vat “cộmcán” đương thời Nguyễn Thién đỗ Trạng Nguyên, Nguyễn Quyện, Nguyễn Miễn đều
đỗ Tiến sĩ và những người này từng giữ những chức tước trọng yếu đương thời, xuấthiện nhiều trong sử sách, nhất là Nguyễn Quyện Nguyễn Quyện là tướng tài nhàMac Nhân gian từng truyền câu “Quyện ton Mac tại, Quyén bại Mạc vong” Còn vềNam Dương công - ông khởi tổ ở đất Tiên Điền, theo chính sử thì đã bị bêu đầu [ Viện
khoa học xã hội VN, 1998b, tr.211, 212] Vì vậy, có không ít học gia, nhà nghiên cứu
như Ngô Đức Thọ [2010, tr.36-48], Nguyễn Tiến Doan [2012, tr.77-80], Trà Sơn
! Số trang này là số trang có thé do thủ thư hoặc người sưu tầm bao quản sách mới viết vào sau này.
24
Trang 29Phạm Quang Ái [2015, tr.44-47] đã dày công biện luận, lý giải cho vấn đề này và cả
việc vì sao Nguyễn Nghiễm - là một sử gia mà lại chép dé dat về ông t6 nhà mình
như vậy trong gia phả.
Việc tìm hiểu cội nguồn họ NTD không chi dừng lại ở đó Khoảng giữa thé
kỷ XX, nhà biên khảo Lê Thước, Ứng Hòe Nguyễn Văn Tổ còn truy xa hơn nữanguồn gốc của họ NTĐ Hai nhà nghiên cứu đã tìm ra ông nội của Nguyễn Thiến làNguyễn Doãn Dich và ông ngoại là Tiến sĩ Phạm Bá Kỳ'” (cùng quê ở CanhHoạch) [chuyên dẫn theo Thái Kim Đỉnh, 2008, tr.5]
Năm 2013, Nguyễn Dinh Chú với bài Noi thêm về cdi nguồn họ Nguyễn TiênĐiển của Nguyễn Du đã truy nguồn cội họ NTD đến ông cố của Nguyễn Doãn Dich
là Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí [Nguyễn Đình Chú, 2013, tr.]
Có thé nói, cùng với sự không ngừng nghiên cứu về Nguyễn Du, cội nguồn
họ NTD cũng được chú ý nghiên cứu và việc truy về nguén cội ngày càng xa Tuynhiên, trong luận án này, chúng tôi chỉ khảo sát về họ Nguyễn ở làng Tiên Điềnthuộc huyện Nghi Xuân, xưa thuộc phủ Đức Quang, tran Nghệ An, nay thuộc huyện
Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh.
1.2.2 Phả hệ dòng họ Nguyễn Tiên Điền
Trên đây là những nghiên cứu, tìm hiểu về nguồn cội họ Nguyễn Tiên Điền.Còn về phả hệ của dòng họ, vào năm 1961, nhà biên khảo Lê Thước bay giờ là cán
bộ Bảo tồn Bảo tàng chịu trách nhiệm phụ trách việc lập hồ sơ về Nguyễn Du déxây dung Khu lưu niệm Nhằm phục vụ cho công việc đó ông đã lược dịch cuốnThế pha Ban dịch đánh máy chữ, trong cuốn 7 liệu dòng họ Nguyễn Tiên Điểnhiện đang lưu ở Khu lưu niệm Nguyễn Du Trong cuốn này, nhà biên khảo LêThước đã cung cấp hai bản niên biểu Bản thứ nhất tóm tắt thế thứ của dòng họNTĐ Tuy nhiên, vì phục vụ cho công việc nghiên cứu về Nguyễn Du nên bản théphả chỉ dừng lại ở đời Nguyễn Du Bản thứ hai là bản thế thứ về dòng trực hệ củaNguyễn Du Dưới đây, chúng tôi cung cấp bản thế thứ họ Nguyễn Tiên Điền bắtđầu từ Nam Dương hau Nguyễn Nhiệm - người về an cư ở đất Tiên Điền theo các
cuon gia pha còn lại cua dòng họ.
! Theo thông tin này, chúng tôi tìm trong Todn thw và Văn bia thay khoa thi năm Quang Thuận thứ 4 (1463) có
Phạm Bá Ký (§#) đỗ Dé tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân người xã Canh Hoạch huyện Thanh Oai Vậy ở đây có lẽ
đã đánh máy nhằm từ “Ký” thành “Kỳ” và cũng chưa rõ ông Thái Kim Dinh nhằm hay nhóm Lê Thước nhằm.
25
Trang 30Bảng 1.1 Cây phả hệ dòng họ Nguyễn Tiên Điền
GIAPHA
Ho Nguyễn - Tiên Dien
Tw lang Canh Hoạch, Thanh Oai, Ha Đăng thiên di vao Nghỉ Xuan, Ha Tinh (1593)
Đời thứ Nhật Nam Dương công Nguyễn Nhiệm
Nguyễn Thẻ - Nguyễn Yên
\ (Không thầy chi chép đời tiêp theo) Doi thử Nam
Ghi chủ: Tử đây các chỉ bết đâu tách chi Gia phd riêng Riêng
chỉ Nguyễn Trọng mới ghi đền đời thứ 13 Lưu y: Có chi đã
đến đời thứ 16, 17 (com som)
Nhìn vào cây pha hệ ta thấy đời thứ nhất ở TD là Nam Duong công (NguyễnNhiệm) Từ Nam Dương công đến Nguyễn Du là đời thứ 7 Từ đời thứ 8 về saukhông thấy Thé phd lập thé thứ Tuy nhiên, thé pha vẫn chép tên của người thuộcđời thứ 8 Đời thứ 9 (thuộc dòng Nguyễn Nghiễm) chỉ được phụ chép lỗ mỗ một sốngười Nhưng dong trực hệ Nguyễn Trọng (em cận kề Nguyễn Nghiễm) cho đếnNguyễn Mai được chép khá day đủ Có thé vì cụ Nghè Nguyễn Mai (trực hệNguyễn Trọng) đã tục biên cuốn Thé pha nên chi đó mới được chép day đủ như thé.Chi nhánh này cũng khá đông, vì Nguyễn Trọng có đến 16 người con trai Tuynhiên, chi nhánh này không có ai nổi trội về đường cử nghiệp, quan nghiệp cũngnhư văn nghiệp Tính từ Nguyễn Trọng (đời thứ nhất đỗ Tam trường thi Hội) chođến đời thứ 10 mới có 1 người đỗ Tiến sĩ (Nguyễn Mai), còn lại chỉ đỗ đến Tú tài
Năm 2015 kỷ niệm 250 năm sinh Nguyễn Du, Trung tâm nghiên cứu Quốchoc đã cho ra đời 4n phẩm Nguyễn Du toàn tập, gồm 2 tập Tập 2 có phần Niênbiểu dòng họ Nguyễn Du (dưới đây gọi tắt là Niên biểu) do Nguyễn Thị Bích Đào
26
Trang 31biên khảo Trong Nién biểu này thủy tổ họ NTD được xác định là Nguyễn Hợp(ông nội của Cương quốc công Nguyễn Xí) Niên biểu này phục vụ cho việc tìmhiểu Nguyễn Du nên đời cuối của niên biéu cũng dừng lại ở Nguyễn Du là đời thứ
15 kể từ sau ông thủy tổ Nguyễn Hợp va đời thứ 7 ở TD Các thế hệ trực hệ từNguyễn Xí cho đến Nguyễn Du gần như chắp nối từ những thế hệ mà nhóm LêThước, Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Đình Chú đã khảo xét trên đây Vìbảng niên biểu khá dài nên xin không trình bày trong luận án này [Trung tâm
nghiên cứu QH, 2015a, tr.723-755].
Tóm lại, nguồn gốc va pha hệ họ NTD được truy xa đến như thế, song
trong luận án này chúng tôi chỉ khảo sát những tác giả thuộc dòng họ NTD tính từ
ông khởi tổ Nam Dương hầu Nguyễn Nhiệm trở về sau, tức những tác giả đượcsinh ra ở làng Tiên Điền hoặc sinh ra ở nơi khác nhưng có nguyên quán là làngTiên Điền Ngoài ra, như tên dé tài đã xác định, chúng tôi chỉ nghiên cứu các tácgiả sáng tác bằng chữ Nom nên những người thuộc dòng họ NTD nhưng sáng tácbăng chữ quốc ngữ Latinh không là đối tượng nghiên cứu của luận án Tuy nhiên,
do điều kiện lịch sử và đặc thù của dòng văn học Nôm nên nhiều tác phâm vốnviết bằng chữ Nôm nhưng hiện chỉ còn bản phiên âm bằng chữ Latin Một số bản
phiên đó vẫn thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án.
1.3 Lược thuật nghiên cứu về văn chương Nôm của họ Nguyễn Tiên Điền
1.3.1 Nghiên cứu theo dòng văn
Về việc nghiên cứu văn chương họ Nguyễn Tiên Điền (NTĐ) theo dòng vănhay dòng phái chưa thấy có công trình nào triển khai, có chăng chỉ là những phỏngđoán họ NTD có nhiều người sáng tác quốc âm Trong cuốn Truyện cụ Nguyễn Duđược in vào năm 1924, khi nhận xét về bài Khổng te mộng Chu công phú củaNguyễn Nghiễm, hai nhà biên khảo đã đoán chắc về tập tục sáng tác quốc âm tronggia tộc họ NTD rang: “Tir cu Trung Can công ngài đã gia tâm trau chuốt quốc vănnhư thế, chắc lẽ rằng trong gia đình con cháu, ai cũng theo đòi tập luyện, có giahọc uyên nguyên như thé, cho nên về sau mới có được một dng quốc văn không tiêntuyệt hậu như Truyện Kiéu vậy” [Phan Si Bang, 1924, tr.5]
Năm 1943, Hoang Xuân Han khi biện luận về thời gian ra đời 3 tác phẩm
Nôm của họ NTD và họ Nguyễn Huy Trường Lưu là Hoa tiên nhuận chính, Truyện
Kiều và Mai Đình mong ký đã nhận định: “Như tôi đã nói, lúc cụ viết câu văn Kiéu,trí cụ đã tiêm nhiễm lỗi văn của một nhà, một xứ, một văn phá?” [Hữu Ngọc, 1998,
27
Trang 32tr.1062] Như vậy, “lối văn của một nhà” trong lời nhận xét của Hoàng Xuân Hãnchính là lối văn Nôm của họ NTD và dòng có quan hệ thông gia là Nguyễn HuyTrường Lưu Ngoài ra, khi đề cập đến tiểu sử Nguyễn Huy Tự, có đoạn học giả
` kK 7 R > A x > (1
Hoang nhan manh: “ lai lam ré o tu dé cu Thiéu bao xóm Bich Câu Vợ lai là
một người hay chữ hay Nôm Cả họ hai bên cũng đêu thích làm quốc văn Ngườinào cũng dé lại bây giờ một vài bai” [Hữu Ngoc, 1998, tr.1057] Những nhận xét,đánh giá của Hoàng Xuân Han là những gợi ý rất cụ thé cho chúng tôi bước vào tìmhiểu, nghiên cứu thơ văn Nôm họ NTĐ
Gần đây (2010), Phạm Ngọc Lan trong bài nghiên cứu của mình, có nhậnđịnh: “Các nhà thơ trong dong họ NTP rất có sở trường về thơ Nôm, truyện thơNôm, bên cạnh thành tựu không nhỏ về thơ chữ Hán” [Phạm Ngọc Lan, 2010]
Trên đây là những nhận định đánh giá của các học giả, nhà nghiên cứu vềtruyền thong sang tac thơ văn Nôm của họ NTD Bên cạnh những nhận định, đánh
giá họ NTD có sự nổi trội về thơ văn Nom, cũng khá nhiều những khăng định, đánh
giá họ NTD là dòng họ có truyền thống sáng tác thơ văn Hán Nôm Năm 1924, Lê
Thước và Phan Sĩ Bàng khăng định “Nói tóm lại, thì họ NTP là một ho cự tộc con
hiển cháu thảo, thi thư khoa hoạn nối doi” [Phan Sĩ Bàng, 1924, tr.5]; Năm 1943,khi viết sách Khảo luận về Kim Vân Kiểu, Đào Duy Anh có nhận định: “Dong họNguyễn Du không những nổi tiếng về khoa hoạn mà lại chiếm một bực đàn anh
trong văn học giới nữa” [Trinh Ba Dinh, 2005, tr.85]; Nam 1979, Dang Thanh Lê
trong sách Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm nhận xét: “Trước hết đây là một
dong họ đại quý tộc đã có nhiễu người thành đạt trên con đường khoa bảng và địavị Mat khác, dòng họ NTD còn nổi tiếng là dòng họ có truyền thống văn học”.Sau khi liệt kê một số nhân vật trong dòng họ có trước tác (như Nguyễn Nghiễm,Nguyễn Khan, Nguyễn Hành), Đặng Thanh Lê phán đoán: “Dong họ này chắc chắnphải có một nê nếp nghiên cứu, sưu tam, sáng tác, biểu hiện tỉnh than say mê vănhọc” [Đặng Thanh Lê, 1979, tr.26, 27, 28] Năm 2000, tác giả Lại Văn Hùng xuấtbản sách Dong văn Nguyễn Huy Trường Lưu, trong Lời nói dau, ông nhắc lại thuậtngữ Văn phái Hong Sơn mà Hoàng Xuân Han đã đề xuất và tiếp đó đặt vấn dé rang:
“Hai chữ Hong Sơn nói đến ở đây là dé chỉ một vùng văn hóa, trong đó có hai dòng
họ Nguyễn: một NTP ở Nghỉ Xuân và một Nguyễn Huy ở Trường Lưu (Can Lộc)
' Tức Nguyễn Khan
28
Trang 33Nói Văn phái Hông Sơn là nói đến hai dòng họ văn chương này Nhưng thuật ngữVăn phái Hồng Sơn vẫn ton tại từ đó đến nay mà hẳu như chưa có công trình nàotriển khai một cách cụ thé Chúng tôi di vào tìm hiểu dòng văn Nguyễn Huy chính làchọn một trong hai dòng chính của Văn phái Hồng Sơn [Lại Văn Hùng, 2000,tr.9] Theo đây, dòng văn họ NTD lại được khang định là một trong những dòngchính của Văn phái Hong Son.
Năm 2005, công trình lớn Tim hiểu quan niệm và sự hình thành dòng văntrong văn học Việt Nam thé kỷ XVIII đến nửa dau XIX do Trần Thị Băng Thanh vàLại Văn Hùng chủ biên khăng định dòng văn họ Nguyễn Tiên Điền là một trongbốn dòng văn lớn của thế ky XVIII - nửa đầu XIX [Trần Thi Băng Thanh, 2005,tr.11] Ngoài ra, một số công trình, bài tạp chí đã ít nhiều nhắc đến hoặc liệt kê cáctrước tác của các tác giả họ NTD Chang hạn khóa luận tốt nghiệp đại học của HồTrà Giang (2005) [Hồ Trà Giang, 2005, tr.35-39]; Luận án Tiến sĩ Văn hóa học của
Võ Hồng Hải [Võ Hồng Hải, 2013] Nhìn chung, các trước tác của tác giả họ NTDtrong các công trình bài viết này chủ yếu liệt kê đầu mục theo cuốn Hoan ChâuXuân Tiên Nguyễn gia thế phả bao gồm cả sáng tác chữ Hán lẫn chữ Nôm chứ chưa
có một khảo sát cụ thé nào về sáng tác Nôm của các tác giả trong dong họ
Như vậy, tuy chưa có công trình nào nghiên cứu văn chương Nôm của họ
Nguyễn Tiên Điền theo hướng dòng văn, dòng phái nhưng đã có khá nhiều ý kiếnnhận định họ Nguyễn Tiên Điền có truyền thống sáng tác thơ văn Nôm
1.3.2 Nghiên cứu từ góc độ từng tác giả riêng lẻ
Mục này, chúng tôi tìm hiểu về những phát hiện, giới thiệu, nghiên cứu củahọc giới đối với tác pham của từng tác giả Những phát hiện, nghiên cứu của họcgiới dưới đây được trình bày theo trình tự thế thứ trong dòng họ Để người đọc dễtheo đõi, đối với những tác giả có nhiều tác phẩm, sau khi trình bày tình hìnhnghiên cứu của học giả về các tác phâm đó, chúng tôi sẽ lập bảng tóm tắt tình hìnhnghiên cứu Những tác giả có ít tác phẩm, chúng tôi gộp chung vào một bảng
(Ð Nguyễn Nghiém (1708 - 1775) được coi là người khai khoa dòng họNTD, và với tư liệu hiện có, cũng có thé coi là tác giả mở đầu của dong văn Nôm
họ NTĐ Ông sáng tác cả Hán lẫn Nôm, trong đó tác phẩm bằng chữ Hán nhiềuhơn, tác phẩm Nôm hiện chỉ thấy giới thiệu 3 tác phẩm Dưới đây là tình hình
nghiên cứu về các tác phâm đó của ông.
29
Trang 341) Không tử mộng Chu công phú: Bài phú này được giới thiệu bản phiênkhá sớm (1924) trong sách Truyén cụ Nguyễn Du (TrCND) [Phan Sĩ Bàng, LêThước, 1924, tr.24-26] Sách này không cho biết nguồn văn bản phiên nhưng ở mộttài liệu khác cũng của Lê Thước viết năm 1956 [Lê Thước, 1956, tr.83] cho biết vănbản bài phú chép trong gia pha họ NTD do cụ Nghè Mai cho mượn Tiếp đến, họcgiả Dương Quảng Hàm trong cuốn Viét Nam văn học sử yếu, chương XIV, mụcphú, đã dẫn một số câu trong bài phú dé làm điền hình cho luật gieo van như tứ tự,song quan, cách cú trong thé phú [Dương Quang Hàm, 1993, tr.158] Sau đó, một
số công trình thu nhận bài phú như: Phi Việt Nam cổ kim [Ta Phong Châu, NguyễnVăn Phú, 1961]; Năm thé kỷ văn Nôm người Nghệ (Thái Kim Đỉnh,1995, 201 1); Từđiển tác gia văn hóa Việt Nam (Nguyễn Q Thắng, 1999); và Di sản văn chương Vănmiễu Quốc tử giám [Trần Văn Các, Trần Ngọc Vương, 2010] Các công trình chúngtôi vừa điểm đều không có bản chữ Nôm và cũng không có dẫn liệu về nguồn gốcvăn bản tác phẩm
Năm 2014, tác giả Võ Vinh Quang với bài viết Về bài phú Nôm Khổng tửmộng Chu công phú của Nguyễn Nghiễm giới thiệu đã lược thuật tình hình nghiêncứu về bài phú (tương tự như luận án đã lược thuật trên đây) và giới thiệu bản phiênchú có dẫn liệu nguồn gốc văn bản phiên và có phần nghiên cứu về văn ban Bàiviết cho biết bài phú được chép hai lần trong sách Thi ca phú tap lục (VNb.1) Cảhai lần chép gần như trùng khít với nhau [Võ Vinh Quang, 2014]
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi phát hiện thêm 2 dị bản Ngoài ra, khi
đối chiếu chúng tôi thấy, trong bản phiên của tác giả Võ Vinh Quang vẫn có vài chữphiên nhằm Những thiếu sót này chúng tôi sẽ bé sung, giải quyết ở các chương sau
2) Chiêu tổ Khang vương: Tác phẩm này được phát hiện và giới thiệu lầnđầu vào năm 2000 trên Tap chi Hán Nôm [Nguyễn Xuân Diện, Dinh Thanh Hiếu,
2000, tr.62-72] Bài báo có cho biết nguồn gốc văn bản phiên và một số thông tin vềtình hình văn bản của tác phẩm: chép trong sách Có Lê nhạc chương thi văn tạp lucgồm hai bản (A.1186 và VHv.2658), đều là sách chép tay Trong đó, bản A.1186
xưa hơn và hai bản không có sự sai khác gì đặc biệt.
3) Câu đối: Đọc giới thiệu trong phần Khảo luận đầu sách Năm thé kỷ vănNôm người Nghệ (dưới đây sẽ gọi tắt là STKVNNN) [Thái Kim Dinh, 1995, tr.37;
2011, tr.44] Sách không giới thiệu nguồn văn ban
30
Trang 35Bảng 1.2 Tình hình nghiên cứu của học giới về tác phẩm Nguyễn Nghiễm
(chú thích viết tat trong bảng: DP: địa phương, TƯ: trung ương, VB: văn ban,
NC: nghiên cứu, TG: tác gia)
TT |Tên tác phẩm | Thời | Có | Khong] Cóđịa |Không| Có | Chua | Có tồn
gian, địa| kèm |kèm VB| chỉ VB | có địa | nghiên |nghiên | nghi về
chỉ giới| VB | Nôm Nôm | chỉ VB |cứu VB cứu VB | TG
thiệu | Nôm Nôm
thì 1 địa chỉ hiện chưa tìm thấy Hai tác phẩm có địa chỉ văn bản thì đều được
nghiên cứu văn bản.
(2) Nguyễn Khản (1734 - 1786)Tác phẩm của Nguyễn Khản được phát hiện và giới thiệu gồm:
1) Họa thơ Trịnh Sâm: Bài thơ được Phạm Đình Hồ dẫn trong bài (mục)
Nhà họ Nguyễn ở Tiên Dién Bài này được giới thiệu sớm nhất trong sách Văn đànbảo giám [Trần Trung Viên, 2004, tr.834] Sau đó được khá nhiều công trình, bàiviết ghi nhận nhưng chưa có tài liệu nào giới thiệu kèm văn bản Nôm
2) Chỉnh phụ ngâm diễn nghĩa: Năm 1953, Hoàng Xuân Hãn xuất bản sáchChinh phụ ngâm bị khảo cho biết, Sở Cuồng Lê Dư (2-1967) là người đầu tiên nhắcđến VIỆC Nguyễn Khan diễn Chỉnh phụ ngâm [Hữu Ngoc, 1998, tr.251] Vì vậy,
trong 7 bản Chinh phụ ngâm ông thu thập được thì ông nghi Nguyễn Khan diễn ban
31
Trang 36C [Hữu Ngọc, 1998, tr.373] Tuy nhiên, năm 2009, Thế Anh cho biết văn bản tácphẩm được chép trong sách Nam phong giải trào kí hiệu Thư viện Quốc gia R.1674
và nội dung tương ứng với bản F chứ không phải bản C [Thế Anh, 2009, tr.45-57].Bài viết đã cung cấp toàn văn bản phiên chuyên quốc ngữ Latin bài diễn củaNguyễn Khản Tuy nhiên, bài viết chưa có phần nghiên cứu văn bản và chỉ ra nhữngchỗ dị đồng với bản phiên của học giả Hoang Vì vậy, chúng tôi sẽ tiến hành những
công việc đó trong các chương sau.
3) Thuật hoài phú (Tự tình khúc hoặc Tự tình từ khúc): Khoảng giữa thé
kỷ XX, Hoàng Xuân Hãn cung cấp phiên đoạn đầu bài phú và có chỉ dẫn địa chỉ vănbản chép trong sách Quốc âm phú ở thư viện Đông phương Bác Cổ [Hữu Ngọc,
1998, tr.271, 272]” Phiên đoạn này sau đó được khá nhiều công trình hay bài viếttrích dẫn Năm 2010, bản phiên chú toàn tác phẩm mới được công bố trong côngtrình Di sản văn chương Văn Miếu Quốc Tử Giám (dưới đây sẽ gọi Di sản) [PhanVăn Các, 2010, tr.1096 -1104] Sách cho biết văn bản tác phẩm được chép trongQuốc âm phú kí hiệu VHN: AB.184
Khi chúng tôi so sánh bản phiên này với bản Nôm trong sách AB.184, thấy
có nhiều từ phiên chưa chính xác, nhiều chỗ ngắt câu chưa hop lí, nhiều điển tíchđiển có chưa tìm được điển nguồn hoặc chưa được chú thích khiến nhiều câu phútối nghĩa Vì vậy, chúng tôi sẽ giải quyết những vấn đề này trong luận án
4) Đan thư thiết khoán phú: Tác phẩm này lần đầu tiên được giới thiệutrong sách Di sản [Phan Van Các, 2010, tr.1092-1095] Sách có cho biết nguồn vănbản phiên nhưng chưa có nghiên cứu về văn bản và bản phiên chú còn một số chỗphiên chưa được rõ; có những điển tích điển cố chưa tìm được điển nguồn
5) Vịnh đền Và: Bài này được phát hiện và giới thiệu vào năm 1993 [NguyễnXuân Diện, 1993, tr.65-66) Bài thơ được khắc trên biên gỗ, hiện tàng ở đền Và (naythuộc xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây - Hà Tây) Ở bài giới thiệu này, chưa có ảnhchụp và phan mô ta tam biển Vì vậy, chúng tôi sẽ bổ sung trong luận án này ở các
chương sau.
6) Họa thơ Nguyễn Huy Oánh: Bài thơ được phát hiện và giới thiệu vàonăm 2012 ở Tạp chí Văn hóa Nghệ An Bài viết có cho biết địa chỉ văn bản nhưngchưa cung cấp văn bản và nghiên cứu văn bản Vì vậy, chúng tôi sẽ bổ sung trong
luận án này.
32
Trang 377) Bat như nhàn: Tác phẩm được giới thiệu trong sách Van phái Hồng Son
- nguon thi ca Nôm một vùng quê [Tran Ngọc Anh, 2008, tr.110] Theo Loi giớithiệu của sách, bài hát được sưu tầm ở Tiên Điền sau Cách mạng tháng Tám thànhcông và sưu tầm qua truyền khâu nên không có văn bản Nôm [Trần Ngọc Anh,
2008, tr.107-110] Sách VPBG in lần đầu năm 1926 chép bai này với đầu đề Nhàn
là hơn và xếp ở phần Vô danh [Trần Trung Viên, 2004, tr.784, 785] Trên tranghttp://www.thivien.net cũng thay bài này với đầu đề Danh chẳng bằng nhàn và cũngghi Khuyết danh Sách Lịch sử và nghệ thuật ca trù (2007) giới thiệu bài này không
có tiêu đề nhưng ở đầu bài ca đề “Nhàn tản quan Nguyễn Quang Cự soạn” Ngườibiên soạn sách cho biết bài ca được phiên âm từ sách Ca tri mang ký hiệu VHN:
VNb.14 và chưa rõ “Nhàn tản quan Nguyễn Quang Cự là ai” [Nguyễn Xuân Diện,
2007, tr.29].
Bài ca trù xuất hiện trong khá nhiều tài liệu nhưng chỉ Trần Ngọc Anh đề tácgiả bài ca là Nguyễn Khản và có nơi lại đề Nguyễn Quang Cự soạn Như vậy, tácphẩm cần được minh định về vấn đề tác giả
8) Tw mĩ nhân: Đây là bài hát nói Chúng tôi thay bài này được giới thiệu chi
là bản truyền khẩu nên không có văn bản Nôm Người sưu tầm giới thiệu bài thơ viết
“nhờ độc giả thâm định” về tác giả vì thấy lời ca hơi mới [Thái Kim Đỉnh, 2012,tr.182, 183] Còn việc thâm định tác giả bài ca mà nhà nghiên cứu Thái Kim Đỉnh đềxuất, hiện chưa thấy ai vì vậy luận án sẽ giải quyết van dé này ở chương sau
Bảng 1.3 Tóm tắt tình hình nghiên cứu của học giới về tác phẩm Nguyễn Khản
TTỊ Têntác | Thời gian, | Có |Không| Có Không Có | Chưa | VB} Có
phẩm địa chỉ giới | kèm | kèm | địa |có địa|nghiên |nghiên được tồn
thiệu VB | VB chỉ | chỉ cứu VBEứu VB) giới| nghi
Nô | Nôm | VB | VB thiệu về
m Nôm| Nôm TG
1 | Hoatho | Những năm X X xX
Trịnh Sâm P0 thé ky XX!
2 | Chinh phu | 2009, Cong x xX x 1
ngâm diễn | trinh TU
nghia
33
Trang 38Nguyễn Huy| Tap chi DP,
Như vậy, Nguyễn Khan có 8 tác phẩm được phát hiện và giới thiệu Ngoài
ra, Nguyễn Khan còn đồng tác giả trong tác phâm Tam thiên tự lịch đại văn giải âm.Như đã giới thuyết trong phạm vi tư liệu nghiên cứu, tác phâm này chúng tôi sẽkhông nghiên cứu Tám tác phẩm được giới thiệu, có 7 tác phẩm không kèm theovăn bản Nôm, 5 tác phẩm có địa chỉ văn bản Nôm (mỗi tác phẩm chỉ được giớithiệu bản Nôm), chỉ có 1 tác phẩm được nghiên cứu văn bản, 2 tác phẩm có tồnnghi về tác giả Việc phát hiện, giới thiệu các tác phẩm chủ yếu mới diễn ra vàichục năm lại đây và trên/trong tạp chí, công trình của địa phương Những điều đócho phép chúng ta nhận định rang, tác phẩm của ông còn có thé được chép ở đâu đóhoặc có thé đã được giới thiệu ở đâu đó mà chúng tôi chưa bao quát hết được
(3) Nguyễn Du (1765 - 1820)1) Truyện Kiều: Có thé nói, Truyện Kiéu (TK) ngay khi Nguyễn Du đang
“tại thế” đã có những bình luận, đánh giá Từ đó đến nay, với khoảng hai trăm nămtruyền thế, quanh TK đã có khối lượng hết sức lớn những công trình nghiên cứu,những bài bình luận, những lời đánh, khó có thể thống kê hết được Vì vậy, chúngtôi chỉ điểm một số công trình lớn mang tính tông kết về nghiên cứu TK gan đây:
34
Trang 39Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm (1998); Văn bản Truyện Kiểu nghiên cứu & thảoluận (2001) [Đào Thái Tôn, 2001]; Hai trăm năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều(2005) [Lê Xuân Lit, 2005]; Nghiên cứu Truyện Kiéu những năm dau thé kỷ XXI
(2009) [Xuân Lam, 2009]; Năm 2015, kỉ niệm 250 năm sinh Nguyễn Du có 35 tham
luận gồm 4 chủ đề chính: 1/Vấn dé văn bản TK, 2/Van dé phổ cập, tiếp nhận, vàchuyển ngữ, chuyển thé TK, 3/Giá trị kiệt tác TK và những diễn giải hiện đại, 4/Mốiquan hệ giữa ND và quê hương Hà Tĩnh Và hội thảo có kết luận răng, về thời điểmNguyễn Du sáng tác TK vẫn là van dé van cần tiếp tục nghiên cứu và thảo luận
2) Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hôn) Tác pham này được giớithiệu khá sớm và được nhiều người quan tâm Năm 1924, Lê Thước giới thiệu bảnphiên và có cho biết địa chỉ nguồn văn bản phiên của một nhà sư ở chùa Diệc (ởVinh) [Phan Sĩ Bàng, 1924, tr.28-33, 82] Đến 1977, Hoàng Xuân Hãn cho biết, ôngvốn có hai bản Nôm nữa và ở hai địa chỉ khác nhau nhưng I bản sau đã thất lạc
Vì vậy, chúng tôi sẽ so sánh hai bản Nôm và thâm định về vấn đề tác giả của tácphẩm này
3) Thác lời anh hàng nón Tiên Điền: Tác pham này được giới thiệu từ năm
1924 bởi Lê Thước [Phan Sĩ Bàng, 1924, tr.26, 27] Ở giới thiệu này không có địachỉ văn bản phiên Sau đó có khá nhiều người quan tâm đến tác phẩm này nhưngchủ yếu bàn luận, phỏng đoán về thời điểm sáng tác [Hữu Ngọc, 1998, tr.1062-
1087]; [Nguyễn Thạch Giang và Nguyễn Huy Mỹ, 1990, tr.63-70] Như vậy, các
giới thiệu, không thấy nhắc đến văn ban Nom của tác phẩm
4) Tế Trường Lưu nhị nữ văn: Tác pham này được Lê Thước đề cập đếnvào năm 1924 trong sách TrCND Tuy nhiên, vì thay văn của tác phẩm nhiều chỗkhông được chải chuốt nên ông không đăng [Phan Sĩ Bang, 1924, tr.10] Năm 1943,
Hoàng Xuân Hãn giới thiệu bản phiên nhưng cũng không nói rõ nguồn văn bản
35
Trang 40Nôm [1075] Năm 1995, sách 57KVWNN thu nhận tác phẩm này và cho biết theobản phiên của Lê Thước và Trương Chính (bản đánh máy) Ngoài ra, sách cho biết
thêm địa chỉ của một văn bản Nôm lưu giữ ở dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu
[Thái Kim Đỉnh, 1995, tr.231-242; 201 1, tr.392-406].
Năm 2015, nhân kỷ niệm 250 năm sinh Nguyễn Du, Phạm Quang Ái đã bác
bỏ việc Nguyễn Du sang Trường Lưu hát phường vải cũng như Nguyễn Du là tác
giả của bài văn Ý kiến của Phạm Quang Ái ngay sau đó đã thôi bùng một cuộctranh luận gay gắt Như bài của tác giả Võ Hồng Hải [Võ Hồng Hải, 2015, tr.56-30], bài của Yến Nhi (Yến Nhi, 2015)
Chúng tôi, trong quá trình điền dã đã tìm thấy văn bản Nôm không thuộcnhững địa chỉ trên So sánh bản Nôm mới tìm thấy với các bản phiên thấy có rấtnhiều dị biệt
5) Tiều phu khổ khiếu ca: Bài ca được giới thiệu sớm nhất vào năm 1957trong sách của Trần N gọc Anh [Trần Ngọc Anh, 2008, tr.41-50] Tác giả sách chobiết nguồn văn bản phiên chép trong gia phả họ NTĐ Tuy nhiên, năm 1995, TháiKim Đỉnh giới thiệu bài này của Trần Duy Tự (1737 - 1788) và cho biết ông VõHồng Huy được người họ Trần ở Tiên Điền đọc cho ghi vào ngày 20-11-1986 [Thái
Kim Đỉnh, 1995, 185-187].
Như vậy, các công trình giới thiệu bài ca đều không có văn bản chữ Nôm vàtác giả bài ca đang có hai luồng ý kiến
6) Giới thé sự ca: Trong sách TrCND, ở phần Phụ luc, nhà biên khảo Phan
Si Bang! cho biết người cháu xa đời của Nguyễn Du nói Nguyễn Du làm bài naynhưng hiện không thấy, chỉ nhớ được mây câu Mấy câu đó được Phan Sĩ Bàng
chép lại trong sách [Phan Si Bang, 1924, tr.33].
7) Câu thơ đề trên đĩa mai hạc: Theo Thái Kim Đỉnh, năm Quý Dậu(1813) Nguyễn Du đi sứ có đến thăm một xưởng làm đồ gốm sứ Chủ xưởng biết
Nguyễn Du là một nhà thơ có tài bèn đưa cho xem đĩa vẽ con chim hạc đứng trên
cành mai và xin một câu thơ và Nguyễn Du đã viết câu lục bát in lên đĩa [Thái KimĐỉnh, 2015 547, 547] Ở Khu lưu niệm Nguyễn Du hiện có trưng bày chiếc đĩachiếc đĩa cổ này Về tác giả, cũng có một số ý kiến khác nhau Luận án sẽ trình bàyảnh chụp chiếc đĩa trong phụ lục
' Sách đề tên hai người nhưng theo chú thích trong sách, bai đầu sách do Phan Si Bàng viết.
36