1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương Chủ nghĩa xã hội KH - Phần: Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội

7 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chủ Nghĩa Xã Hội Và Thời Kỳ Qua Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội
Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 23,93 KB

Nội dung

. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI: Câu 12: Anh chị hãy phân tích các đặc điểm và đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội? (SV tham khảo hướng dẫn, gợi ý dưới đây) 1. SV cần trình bày khái quát về định nghĩa và điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội: 1. Khái niệm: Có 4 cách hiểu khi đề cập đến định nghĩa “Chủ nghĩa xã hội” - Thứ nhất, Là phong trào thực tiễn, phong trào đấu tranh của nhân dân lao động chống lại áp bức, bất công, chống các giai cấp thống trị; - Thứ hai, Là trào lưu tư tưởng, lý luận phản ánh lý tưởng giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột, bất công; - Thứ ba, Là một khoa học - chủ nghĩa xã hội khoa học là khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; - Thứ tư, Là một chế độ xã hội tốt đẹp, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. (TẬP TRUNG VÀO CÁCH HIỂU SỐ 4)

Trang 1

NỘI DUNG 2: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH

A CHỦ NGHĨA XÃ HỘI:

Câu 12: Anh chị hãy phân tích các đặc điểm và đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội?

(SV tham khảo hướng dẫn, gợi ý dưới đây)

1 SV cần trình bày khái quát về định nghĩa và điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội:

1 Khái niệm:

Có 4 cách hiểu khi đề cập đến định nghĩa “Chủ nghĩa xã hội”

- Thứ nhất, Là phong trào thực tiễn, phong trào đấu tranh của nhân dân lao động chống lại áp

bức, bất công, chống các giai cấp thống trị;

- Thứ hai, Là trào lưu tư tưởng, lý luận phản ánh lý tưởng giải phóng nhân dân lao động khỏi áp

bức, bóc lột, bất công;

- Thứ ba, Là một khoa học - chủ nghĩa xã hội khoa học là khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai

cấp công nhân;

- Thứ tư, Là một chế độ xã hội tốt đẹp, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng

sản chủ nghĩa (TẬP TRUNG VÀO CÁCH HIỂU SỐ 4)

2 Điều kiện ra đời của chủ nghĩa xã hội:

2.1 Điều kiện kinh tế:

- Thứ nhất, CNTB đã tạo ra bước phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất Nhờ những bước

tiến to lớn của lực lượng sản xuất, biểu hiện tập trung nhất là sự ra đời của công nghiệp cơ khí

(Cách mạng 2.0).

- Thứ hai, trong xã hội TBCN, lực lượng sản xuất (LLSX) càng được cơ khí hóa, hiện đại hóa càng mang tính xã hội hóa cao → càng mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư nhân TBCN

→ QHSX ngày càng lỗi thời, xiềng xích LLSX.

2.2 Điều kiện chính trị - xã hội:

- Thứ nhất, Mâu thuẫn về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân hiện đại với giai cấp

tư sản lỗi thời

- Thứ hai, Sự trưởng thành vượt bậc về số lượng và chất lượng của GCCN, được đánh dấu bằng

sư ra đời của Đảng Cộng Sản → trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh chính trị của GCCN chống GCTS.

→ 2 điều kiện trên dẫn tới sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản

*Chú ý: Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ được hình thành thông qua cách mạng

vô sản dưới sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp công nhân – Đảng Cộng Sản

(SV có thể triển khai thêm: Cách mạng vô sản (cách mạng XHCN) là cuộc cách mạng của

GCCN và nhân dân lao động (NDLĐ) dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, được thực hiện trên

Trang 2

thực tế bằng con đường bạo lực cách mạng nhằm lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập nhà

nước chuyên chính vô sản.)

(SV có thể tham khảo thêm: cách mạng XHCN chưa nổ ra ở các nước tư bản hiện nay vì:

- Thứ nhất, GCCN tại các nước tư bản chưa trưởng thành.

- Thứ hai, GCCN chưa liên kết được với các lực lượng khác trong xã hội.

- Thứ ba, Chính quyền tư bản trong xã hội các nước tư bản chưa suy yếu.

- Thứ tư, Thời cơ chưa chín muồi.)

2 SV tiến hành phân tích các đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội:

3 Những đặc trưng bản chất của CNXH:

(SV tham khảo giáo trình từ Tr.93 đến Tr.104)

- Thứ nhất, CNXH giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con

người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện

+ Theo C.Mác và Ph.Ăngghen: “Thay thế cho xã hội tư sản cũ với các giai cấp và

những sự đối lập giai cấp của nó sẽ là một khối liên hiệp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện của sự phát triển tự do của tất cả mọi người.”

+ Yêu cầu: Cách mạng xã hội phải được tiến hành triệt để

+ Theo Lênin, mục đích cao nhất của những cải tạo xã hội chủ nghĩa là: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu

+ Tiến tới xóa bỏ sự phân chia xã hội thành giai cấp, biến tất cả thành viên trong xã hội thành người lao động, tiêu diệt cơ sở tình trạng người bóc lột người

→ Sự khác biệt về chất giữa hình thái kinh tế - xã hội (HT KT-XH) cộng sản chủ nghĩa so với

HT KT-XH ra đời trước đó Đó là bản chất nhân văn, nhân đạo, vì sự nghiệp giải phóng giai

cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người.

- Thứ hai, CNXH có nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và chế độ công hữu về

TLSX chủ yếu Đây là chế độ có nền kinh tế phát triển cao, được tổ chức, quản lý có hiệu quả, năng suất lao động cao, phân phối theo lao động:

+ Đây là đặc trưng về phương diện kinh tế của chủ nghĩa xã hội

+ Việc xóa bỏ tư hữu về tư liệu sản xuất cần được tiến hành dần dần và “chỉ khi nào

đã tạo nên được một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu”

+ Thực hiện tổ chức lao động theo một trình độ cao hơn, tổ chức chặt chẽ và kỷ luật lao động nghiêm

- Thứ ba, CNXH là chế độ xã hội do nhân dân lao động làm chủ

Trang 3

+ Đây là đặc trưng thể hiện thuộc tính bản chất nhất của chủ nghĩa xã hội

+ Theo C.Mác và Ph.Ăngghen: “Bước thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân là

giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ”

- Thứ tư, CNXH có nhà nước kiểu mới mang bản chất GCCN, đại biểu cho lợi ích, quyền lực

và ý chí của NDLĐ

+ Cần phải thiết lập được nhà nước chuyên chính vô sản

+ Nhà nước chuyên chính vô sản đồng thời với việc mở rộng rất nhiều chế độ dân chủ

- lần đầu tiên biến thành chế độ dân chủ cho người nghèo, chế độ dân chủ cho nhân dân chứ

không phải chế độ dân chủ cho người nghèo

- Thứ năm, CNXH có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị của văn

hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.

+ Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội

+ Văn hóa đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh con người, biến con người

thành con người chân, thiện, mỹ

+ Cần phải kế thừa những giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại + Chống lại tư tưởng, văn hóa phi vô sản, trái với giá trị truyền thống tốt đẹp của dân

tộc và loài người

- Thứ sáu, CNXH bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hữu nghị,

hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới

+ Vấn đề giai cấp và dân tộc có mối quan hệ biện chứng → giải quyết vấn đề dân tộc, giai cấp trong chủ nghĩa xã hội có vị trí đặc biệt quan trọng

+ Luôn bảo đảm cho các dân tộc bình đẳng, đoàn kết và hợp tác hữu nghị và có quan

hệ tốt đẹp với nhân dân các nước trên thế giới

B THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1 Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên CNXH:

Câu 13.1 Tại sao phải có thời kỳ quá độ khi muốn đi lên chủ nghĩa xã hội?

Câu 13.2 (Đề thi KTHP 21-22 số 2): Phân tích tính tất yếu khách quan và đặc điểm của thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

(SV tham khảo hướng dẫn, gợi ý dưới đây)

1 SV trình bày định nghĩa “Chủ nghĩa xã hội” (theo cách hiểu số 4)

2 SV thực hiện trình bày tính tất yếu, khách quan của việc trải qua thời kỳ quá độ

Trang 4

- Thứ nhất, CNXH & CNTB khác nhau về bản chất: CNTB thì đầy bất công và tàn ác trong

khi CNXH lại công bằng tốt đẹp.

- Thứ hai, Các quan hệ xã hội của CNXH không thể nảy sinh trong lòng CNTB mà là kết quả

của quá trình xây dựng và cải tạo XHCN

- Thứ ba, CNXH được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao

- Thứ tư, GC vô sản cần phải có thời gian để cải tạo xã hội cũ do giai cấp bóc lột dựng lên và

xây dựng trên nền mống ấy lâu đài của CNXH

3 SV có thể trình bày thêm các kiểu quá độ:

2 Các kiểu quá độ

- Quá độ trực tiếp từ CNTB lên CNCS đối với các nước đã trải qua thời kì tư bản phát triển

→ chưa từng diễn ra trong lịch sử.

- Quá độ gián tiếp từ CNTB lên CNCS đối với các nước chưa trải qua thời kỳ tư bản phát

triển Một số nước đã thực hiện kiểu quá độ này: Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu (trước

đây), Trung Quốc, Việt Nam,…

4 SV thực hiện trình bày đặc điểm thời kỳ quá độ: (câu 2)

3 Đặc điểm của thời kỳ quá độ:

Câu 14 (Đề thi KTHP 21-22 số 1): Phân tích đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

- Một là, Xã hội của thời kỳ quá độ là xã hội có sự đan xen của nhiều tàn dư về mọi phương

diện kinh tế, đạo đức, tinh thần của CNTB và những yếu tố mới mang tính chất XHCN của

CNXH mới phát sinh chưa phải là CNXH đã phát triển trên cơ sở của chính nó

→ Đặc điểm bản chất nhất

- Hai là, Đây là thời kỳ cải tạo cách mạng sâu sắc, triệt để xã hội tư bản chủ nghĩa trên tất cả

các lĩnh vực, kinh tê, chính trị, văn hóa, xã hội, xây dựng từng bước cơ sở vật chất - kỹ thuật và

đời sống tinh thần của CNXH → lâu dài, gian khổ bắt đầu từ khi GCCN và NDLĐ giành được chính quyền đến khi xây dựng thành công CNXH.

3.1 Về lĩnh vực kinh tế:

- Tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần (nhà nước, tập thể, tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài),

trong đó có thành phần kinh tế đối lập

3.2 Về lĩnh vực chính trị:

- Thiết lập và tăng cường chuyên chính vô sản → GCCN nắm và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp GCTS, tiến tới xây dựng một xã hội không giai cấp

3.3 Về lĩnh vực tư tưởng – văn hóa:

- Còn tồn tại nhiều tư tưởng khác nhau, chủ yếu là tư tưởng vô sản và tư tưởng tư sản, cũng

như tư tưởng lạc hậu, phản động

Trang 5

3.4 Về lĩnh vực xã hội:

- Tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp và sự khác biệt giữa các giai cấp tầng lớp xã hội, các giai cấp,

tầng lớp vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau

- Tồn tại sự khác biệt giữa nông thôn, thành thị, giữa lao động trí óc và lao động chân tay

C QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM

Câu 15.1 Hãy phân tích đặc điểm của thời kỳ quá độ, từ đó anh/chị hãy liên hệ với Việt Nam

để làm sáng tỏ con đường đi lên CNXH của Việt Nam?

Câu 15.2 Hiện nay có nhận định cho rằng, Việt Nam tiến lên CNXH bỏ qua CNTB là trái với quy luật lịch sử Anh chị có đồng ý với nhận định trên không?

(SV tham khảo hướng dẫn, gọi ý dưới đây)

1 SV thực hiện trình bày định nghĩa “Chủ nghĩa xã hội” và các đặc điểm của thời kỳ quá

độ (câu 1)

2 SV tiến hành liên hệ đến thời kỳ quá độ tại Việt Nam:

1 Nhận thức về thời kỳ quá độ: (SV xem giáo trình, trích dẫn đại hội IX Tr.111)

2 Tính tất yếu của việc đi lên CNXH tại Việt Nam

- Thứ nhất, Phù hợp với xu thế thời đại ngày nay, đó là thời đại quá độ từ CNTB → CNXH.

- Thứ hai, Phù hợp với quy luật lịch sử:

+ Lý luận HT KT-XH của C.Mác: lịch sử loài người trải qua 5 HT KT-XH Sự phát

triển của các HT KT-XH là một quá trình lịch sử - tự nhiên bao gồm cả sự phát triển tuần tự

và không tuần tự trải qua các HT KT-XH Điều này tùy thuộc vào điều kiện lịch sử - cụ thể của

mỗi quốc gia → Có thể bỏ qua một vài HT KT-XH để tiến đến HT KT-XH cao hơn.

+ Lý luận thời kỳ quá độ gián tiếp: thực hiện quá độ gián tiếp từ CNTB lên CNXH đối

với các nước chưa trải qua CNTB phát triển (Việt Nam thực hiện được dù chưa trải qua thời

kỳ phát triển của CNTB)

- Thứ ba, Phù hợp với điều kiện của Việt Nam:

- Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt

Nam

- Có sự giúp đỡ của các lực lượng tiến bộ

- Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân

- Có sự đồng lòng, thống nhất của cả dân tộc

- Nền kinh tế thấp kém do trải qua chiến tranh kéo dài, tàn phá nặng nề

- Trình độ dân trí thấp

- Tàn dư chế độ cũ còn nhiều

3 Đặc trưng của CNXH ở nước ta:

- Thứ nhất, Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Thứ hai, Do nhân dân làm chủ

Trang 6

- Thứ ba, Có nền kinh tê phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất

tiến bộ phù hợp

- Thứ tư, Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Thứ năm, Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có đỉều kiện phát triển toàn diện.

- Thứ sáu, Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau

cùng phát triển

- Thứ bảy, Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do

Đảng Cộng sản lãnh đạo

- Thứ tám, Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

D VẬN DỤNG:

1 Phương hướng xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay:

Câu 16: Anh chị hãy liên hệ đến phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà Đảng đưa ra?

(SV tham khảo các gợi ý dưới đây)

- Thứ nhất, Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn liền với phát triển kinh tế tri

thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường

- Thứ hai, Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Thứ ba, Xây dựng nền vãn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng

cao đời sông nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

- Thứ tư, Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

- Thứ năm, Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát

triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế

- Thứ sáu, Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng

cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất

- Thứ bảy, Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân

dân

- Thứ tám, Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

- ………

2 Trách nhiệm của sinh viên:

Câu 17.1 Là một công dân của nước ta, anh/chị sẽ làm gì để trở thành một công dân tốt, góp phần xây dựng CNXH ở nước ta?

Trang 7

Câu 17.2 Liên hệ với trách nhiệm của sinh viên trong quá trình xây dựng 8 đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở nước ta ở hiện nay.

Câu 17.3 Liên hệ với trách nhiệm của sinh viên trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

(SV có thể trình bày nhiều ý, có thể từ 5-7 ý, có thể tham khảo gợi ý dưới đây)

- Thứ nhất, Thực hiện học tập không ngừng, học thường xuyên, học không hạn chế để làm giàu

vốn sống, tri thức cho bản thân

- Thứ hai, Tham gia đóng góp ý kiến tại các buổi gặp mặt, buổi lấy ý kiến đại chúng để góp

phần quản lý nhà nước và phát triển xã hội

- Thứ ba, Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, lối sống theo gương Bác Hồ vĩ đại.

- Thứ tư, Tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện sức khỏe, hoạt động xã hội

- Thứ năm, Thường xuyên theo dõi, thực hiện công tác giữ gìn trật tự tại địa phương.

- Thứ sáu, Giữ gìn những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc

- Thứ bảy, Đẩy mạnh tham gia các hoạt động phát triển kỹ năng sống cho bản thân.

- Thứ tám, Tuân thủ chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách phát luật của Đảng và Nhà

nước

- Thứ chín, Tôn trọng, yêu thương, hiếu thảo với ông bà cha mẹ.

- Thứ mười, Đẩy mạnh tăng gia sản xuất tại gia đình, phụ giúp những công việc phù hợp với bản

thân

- …………

Ngày đăng: 07/06/2024, 12:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w