Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề tin học; Đối với giảng viên: giảng viên có thể vận dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải kết hợp phương pháp gợi mở, phát hiện vấn đề giúp người học nghề có thể tham gia tích cực vào bài giảng. Để hướng dẫn thực hành giảng viên sử dụng phương pháp thao tác mẫu. Phân nhóm cho các sinh viên trao đổi với nhau, trình bày theo nhóm
Trang 1CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: LẬP TRÌNH CĂN BẢN
Mã số mô đun: MĐ08
Nghành đào tạo: Tin học ứng dụng
Hệ Đào tạo: Trung cấp
Trang 2CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN LẬP TRÌNH CĂN BẢN
Mã số mô đun: MĐ08
Thời gian mô đun: 75giờ Lý thuyết: 30giờ; Thực hành: 41 giờ; Kiểm tra: 4giờ)
I VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Vị trí của mô đun: Mô đun được bố trí sau khi sinh viên học xong các môn học chung, các mô đun, môn học cơ sở chuyên ngành đào tạo chuyên môn nghề
- Tính chất của mô đun: Là mô đun chuyên ngành bắt buộc
II MỤC TIÊU MÔ ĐUN
Sau khi học xong mô đun này sinh viên có khả năng:
Kiến thức:
- Trình bày được cú pháp, công dụng của các câu lệnh dùng trong ngôn ngữ lập trình Pascal
- Trình bày được các kiểu dữ liệu cơ bản, dữ liệu kiểu mảng
Kỹ năng:
- Phân tích được chương trình lập trình cơ bản;
- Viết được mã lệnh của chương trình và thực hiện chương trình trong máy tính
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước;
- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;
- Làm việc độc lập trong điều kiện, bối cảnh làm việc thay đổi;
III NỘI DUNG MÔ ĐUN
1 Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số
Thời gian Tổng
số thuyết Lý
Thực hành Bài tập
Kiểm tra*
(LT hoặcTH)
1 Bài 1: Các thành phần cơ 8 3 5
Trang 32 Bài 2: Các kiểu dữ liệu cơ
bản- khai báo hằng, biến,
kiểu, biểu thức và câu lệnh
3 Bài 3: Các lệnh có cấu trúc 20 10 9 1
4 Bài 4 Chương trình con: thủ
5 Bài 5: Dữ liệu kiểu mảng
6 Bài 6: Xâu ký tự (string) 11 4 6 1
*Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực
hành được tính vào giờ thực hành.
2 Nội dung chi tiết:
Bài 1: Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình pascal
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:
- Trình bày được các thành phần cơ bản của ngôn gnữ lập trình
- Mô tả được cấu trúc của một chương trình
- Soạn thảo được chương trình
Nội dung: Thời gian: 8 giờ (LT: 3 giờ; TH: 5 giờ)
1 Các tập tin cần thiết khi lập trình với turbo pascal
2 Các bước cơ bản khi lập một chương trình pascal
3 Cấu trúc chung của một chương trình pascal
4 Một số phím chức năng thường dùng
5 Các thao tác cơ bản khi soạn thảo chương trình
6 Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ pascal
Bài 2: Các kiểu dữ liệu cơ bản- khai báo hằng, biến, kiểu, biểu thức và câu lệnh
Trang 4Mục tiêu:
- Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:
- Khai báo được các kiểu dữ liệu;
- Trình bày được các khái niệm về hằng, biến;
- Sử dụng được các biểu thức;
- Sử dụng các câu lệnh gán, các lệnh nhập/xuất;
- Viết được một chương trình cơ bản chạy trên máy tính;
Nội dung: Thời gian: 12 giờ (LT: 4 giờ; TH: 8giờ)
I. Các kiểu dữ liệu cơ bản
1. Kiểu logic
2. Kiểu số nguyên
2.1. Các kiểu số nguyên
2.2 Các phép toán trên kiểu số nguyên
3. Kiểu số thực
3.1 Các kiểu số thực
3.2 Các phép toán trên kiểu số thực: +, -, *, /
3.3 Các hàm số học sử dụng cho kiểu số nguyên và số thực:
4. Kiểu ký tự
II. Khai báo hằng
III. Khai báo biến
IV. Định nghĩa kiểu
V. Biểu thức
VI Câu lệnh
6.1 Câu lệnh đơn giản
6.2 Câu lệnh có cấu trúc
6.3 Các lệnh xuất nhập dữ liệu
6.4 Các hàm và thủ tục thường dùng trong nhập xuất dữ liệu
Trang 5Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:
- Sử dụng được các lệnh ghép trong Pascal;
- Sử dụng được các câu lệnh lựa chọn if, case;
- Sử dụng được các lệnh lặp for, repeat, while;
- Viết được chương trình cơ bản, dịch và chạy trên máy tính
- Làm chủ được bài toán, họp tác tích cực nhóm làm việc
Nội dung: Thời gian: 20 giờ (LT: 10 giờ; TH: 9 giờ; KT: 1 giờ)
I. Câu lệnh rẽ nhánh
1.1 Lệnh IF
1.2 Lệnh Case
II. Câu lệnh lặp
2.1 Vòng lặp xác định
2.2. Vòng lặp không xác định
Bài 4 Chương trình con: thủ tục và hàm
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:
- Khai báo và sử dụng được hàm trong pascal;
- Khai báo được các biến cục bộ và biến toàn cục;
- Viết được các chương trình con;
- Sử dụng thành thạo các hàm và thủ tục trong thư viện CRT
- Tự lực tìm tòi phương pháp tối ưu cho bài toán, tích cực họp tác trong nhóm Nội dung: Thời gian: 12 giờ (LT: 5 giờ; TH: 7 giờ)
I. Khái niệm về chương trình con
II. Cấu trúc chung của một chương trình có sử dụng ctc
III. Biến toàn cục và biến địa phương
IV. Đệ qui
4.1 Khái niệm đệ qui
Trang 64.2 Phương pháp thiết kế giải thuật đệ qui
4.3 Giải thuật quay lui
Bài 5: Dữ liệu kiểu mảng (array)
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:
- Sử dụng và khai báo được kiểu mảng;
- Khai báo, truy cập các phần tử của mạng
Nội dung: Thời gian: 12 giờ (LT: 4 giờ; TH: 7 giờ; KT 1 giờ)
I. Khai báo mảng
II. Xuất nhập trên dữ liệu kiểu mảng
Bài 6: Xâu ký tự (string)
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:
- Khai báo và sử dụng được các phép toán cho xâu ký tự;
- Khai báo và sử dụng được các thủ tục xâu ký tự;
- Khai báo và sử dụng được các hàm xử lý xâu ký tự;
Nội dung: Thời gian: 11 giờ (LT: 4 giờ; TH: 6 giờ; KT: 1 giờ)
I Khai báo kiểu string
II. Truy xuất dữ liệu kiểu string
III. Các phép toán trên xâu ký tự
3.1 Phép nối xâu
3.2 Các phép toán quan hệ
IV Các thủ tục và hàm vế xâu ký tự
4.1 Hàm lấy chiều dài của xây ký tự
4.2 Hàm copy(st : string; pos, num: byte): string;
4.3 Hàm pos(subst, st :string):byte;
4.4 Thủ tục delete(var st:string; pos, num: byte);
Trang 74.6. Thủ tục str(num; var st:string);
4.7 Thủ tục val(st:string; var num; var code:integer);
IV ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1 Phòng học chuyên môn/nhà xưởng
- Phòng máy tính có cấu hình phù hợp (đảm bảo mỗi sinh viên 1 máy) Phòng được trang bị hệ thống đèn đủ ánh sáng và máy điều hòa
- Bàn, ghế cho sinh viên (mỗi bàn đặt 1 bộ máy tính)
- Bàn ghế giảng viên, bảng, máy chiếu, bút bảng
2 Trang thiết bị máy móc
- Máy tính cài hệ điều hành Windows, Microsoft Office (Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft PowerPoint), phần mềm tiện ích và có kết nối Internet
- Phần Free PASCAL
- Có một máy server quản lý toàn bộ máy con có kết nối mạng LAN và một máy cho giảng viên
3 Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu
- Slide và máy chiếu, máy tính
- Giấy A4, các loại giấy dùng minh hoạ
- Các hình vẽ minh hoạ giải thuật
- Tài liệu hướng dẫn mô đun lập trình pascal
- Tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thực hành môn lập trình pascal
- Giáo trình môn lập trình pascal
V PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
* Về kiến thức:
Được đánh giá qua bài kiểm tra viết, trắc nghiệm đạt được các yêu cầu sau:
- Vận dụng quy tắc cú pháp của ngôn ngữ, các hoạt động vào/ra, lựa chọn biểu thức lồng nhau (đệ quy), tuần tự và tuyến tính
- Xác định các điều khiển áp dụng cho việc nhập dữ liệu đảm bảo chính xác, có chu trình xử lý dữ liệu
Trang 8- Mô tả chức năng và viết chương trình logic (pseudo code) của từng mô đun
xử lý của hệ thống
- Vận dụng các phương pháp lặp điều kiện trước hoặc sau, đảm bảo điều kiện kết thúc của vòng lặp
* Về kỹ năng:
Đánh giá kỹ năng thực hành của sinh viên trong bài thực hành Lập trình pascal đạt được các yêu cầu sau:
- Xác định môi trường hoạt động của hệ thống (các điều khiển, công cụ, các thành phần, tập hợp dữ liệu, nhập dữ liệu, in kết quả )
- Chú thích cho từng đoạn xử lý của chương trình
* Về thái độ:
Rèn luyện tư duy logic để phân tích, tổng hợp Thao tác cẩn thận, tỉ mỉ
VI HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH:
1 Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề tin học
2 Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy và học tập mô đun
2.1 Đối với giảng viên: giảng viên có thể vận dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải kết hợp phương pháp gợi mở, phát hiện vấn đề giúp người học nghề có thể tham gia tích cực vào bài giảng Để hướng dẫn thực hành giảng viên sử dụng phương pháp thao tác mẫu Phân nhóm cho các sinh viên trao đổi với nhau, trình bày theo nhóm
2.2 Đối với người học: quan sát, hoạt động nhóm, thao tác theo hướng dẫn của giảng viên và làm bài tập về nhà
3 Những trọng tâm chương trình cần chú ý
- Công dụng của ngôn ngữ lập trình pascal, hiểu cú pháp, công dụng của các
câu lệnh dùng trong ngôn ngữ lập trình pascal.
- Phân tích được chương trình: xác định nhiệm vụ chương trình (phải làm gì)
- Vận dụng điều kiện, trợ giúp môi trường của ngôn ngữ lập trình, chẳng hạn: các thao tác biên tập chương trình, các công cụ, điều khiển, thực đơn lệnh trợ giúp,
gỡ rối, bẫy lỗi, v.v
Trang 9- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy
4 Tài liệu cần tham khảo:
- PGS.TS Bùi Thế Tâm Giáo trình môn Turbo Pascal 7.0 Nxb Giao thông
Vận Tải Hà Nội, năm 2004
- Đỗ Thị Mơ Giáo trình Tin học Đại cương Trường đại học Nông nghiệp I,
2006