1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Qúa trình hình thành và vai trò của chữ quốc ngữ

11 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 31,1 KB

Nội dung

Tài liệu trên trình bày Qúa trình hình thành và vai trò của chữ quốc ngữ đối với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Thông qua đó, chúng ta hiểu biết về chữ viết của dân tộc hơn.

Trang 1

Vai trò của chữ Quốc ngữ đối với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Chữ quốc ngữ là bộ chữ hiện dùng để ghi tiếng Việt dựa trên bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Roma với nền tảng là kí tự Latinh Ban đầu, Chữ Quốc ngữ ra đời nhằm mục đích để giúp các giáo sĩ ghi chép tiếng nói, để học tiếng Việt và để truyền đạo bởi vì

như nhà truyền giáo Alexandre De Rhodes thời ấy đã nhận xét: “Riêng tôi thú nhận rằng khi mới đến Đàng Trong nghe những người bản xứ nói chuyện với nhau, nhất là nữ giới, tôi có cảm tưởng như mình nghe chim hót líu lo và tôi đâm mất hết hi vọng vì nghĩ rằng không bao giờ có thể học được thứ tiếng đó” Theo các tài liệu nghiên cứu, tên gọi “chữ

Quốc ngữ” được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1867 trên Gia Định báo, một tờ báo do Trương Vĩnh Ký làm chủ biên Đây cũng là tờ báo đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ Sau khi xâm lược nước ta, chính quyền Pháp đã nhận thấy chữ Quốc ngữ dễ học hơn chữ Hán

và chữ Nôm Việt rất nhiều, có thể giúp các quan cai trị và dân bản xứ để giao tiếp với nhau, nên khuyến khích dạy và học chữ này

Có thể nói chữ Quốc ngữ mở ra một đột phá trong sự phát triển sáng tạo của mọi lĩnh vực văn hóa từ thơ ca, văn học, nghệ thuật, khoa học - công nghệ và cả trong giao lưu, hội nhập quốc Hiện nay, chữ Quốc ngữ, với sự tiện lợi và giá trị phản ánh - những điều nó “nói” qua những trang viết, đã trở thành một nét bản sắc trong văn hóa của người

Việt Trong bài thơ Tiếng Việt, nhà thơ Lưu Quang Vũ, với sự cảm nhận tinh tế về ngữ

âm tiếng Việt, đã nhắc tới những “dấu huyền”, “dấu ngã”:

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh

Ngay khi chữ Quốc ngữ ra đời nó đã gắn liền với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam Ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, văn học Việt Nam có sự chuyển biến quan trọng, vượt ra khỏi những ảnh hưởng từ thi pháp văn học trung đại nhằm tạo ra một hệ thi pháp mới Khi được học học phần Văn học hiện đại Việt Nam 1, chúng tôi đã

có dịp được tìm hiểu về quá trình hình thành chữ Quốc ngữ và thấy hứng thú với vấn đề

Trang 2

này vì đây là một nội dung hay, có ý nghĩa Trên cơ sở những gì đã học được trên lớp về văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1900 – 1945, chúng tôi quyết định chọn nội dung

Vai trò của chữ Quốc ngữ đối với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam để tiếp

tục phát triển thành bài tiểu luận kết thúc môn nhằm tìm hiểu thêm về chữ Quốc ngữ cũng như vài trò của nó đối với văn học Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa.

II NỘI DUNG

1 Quá trình hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ

Việc chế tác chữ quốc ngữ Việt Nam là một công việc tập thể của nhiều linh mục dòng Tên người Châu Âu (Ba nhà truyền giáo có công lao với công việc này được ghi nhận trong các tài liệu hiện có là Francisco de Pina, Cristoforo Bori và Alexandre De Rhodes) Trong công việc này có sự hợp tác tích cực và hiệu quả của nhiều người Việt Nam, trước hết là các thầy giảng Việt Nam (giúp việc cho các linh mục nguời Châu Âu) Trong một thời gian dài, chúng ta vẫn cho là linh mục Alexandre De Rhodes (giáo sĩ người Pháp) là người sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, đúng là ông có vai trò rất quan trọng với những di cảo để lại Khi linh mục Alexandre De Rhodes đến xứ Đàng Trong (năm 1624) thì phương pháp ghi các âm tiếng Việt bằng các ký tự Latinh đang được xây dựng Alexandre De Rhodes đã ghi nhận và thừa hưởng di cảo của những người tiền bối (Vai trò tiên phong trong việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ chính là giáo sĩ Dòng Tên người

Bồ Đào Nha Francisco de Pina) Alexandre De Rhodes không phải là người tạo ra chữ Quốc ngữ nhưng đã có công lớn trong việc góp phần sửa sang và hoàn chỉnh bộ chữ Quốc ngữ Đăc biệt ông đã dùng bộ chữ này để biên soạn và tổ chức in ấn lần đầu tiên cuốn Từ điển Việt – Bồ Đào Nha – Latinh (trong đó có phần về ngữ pháp tiếng Việt và cuốn Phép giảng tám ngày), được in vào năm 1651 ở Roma (Italia) => ghi một dấu mốc quan trọng trong việc điển chế chữ Quốc ngữ Xét về góc độ ngôn ngữ thì cuốn diễn giảng vắn tắt về tiếng An Nam hay tiếng đàng ngoài (in chung trong từ điển) có thể được xem như là công trình đầu tiên khảo cứu về ngữ pháp, còn cuống Phép giảng tám ngày có thể được coi như tác phẩm văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ sử dụng lời ăn tiếng nói bình dân hằng ngày của nguời Việt Nam thể kỉ 17

Chẳng hạn, ở thế kỷ 17 vẫn còn những từ “oũ” (ông), “kẻ hằii” (kẻ hầu), “bên đoũ đa” (bên Đống Đa), “bao nheo” (bao nhiêu), “tôi blả bấy nheo” (tôi trả bấy nhiêu),

Trang 3

“muấn” (muốn), “đức chúa Blời” (đức Chúa Trời) … Cách viết này vẫn còn nhiều âm hưởng cách viết chữ Pháp, chữ Bồ, chữ Ý đối với cách ghi chữ Việt Đặc biệt là cách viết chưa cách chữ và chưa có dấu thanh như Anam (An Nam), Sinnua (Thuận Hóa), Nuocman (Nước Mặn), Thienchu (Thiên chủ) …

Tuy chữ Quốc ngữ của Alexandre De Rhodes năm 1651 trong cuốn từ điển Việt

-Bồ - La khá hoàn chỉnh nhưng phải chờ đến khi cuốn từ điển Việt - -Bồ - La xuất bản năm

1772, tức là 121 năm sau với những cải cách quan trọng của Pigneau de Behaine thì chữ Quốc ngữ mới có diện mạo giống như hệ thống hiện nay Sự kiện đánh dấu vị thế chữ Quốc ngữ là khi người Pháp hoàn thành xâm chiếm Nam Kì vào cuối thể kỉ 19 Ngày 22/2/1896, Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier ký nghị định bắt buộc dùng chữ Quốc Ngữ thay thế chữ Nho trong các công văn ở Nam Kỳ Nghị định 82 do Thống đốc Nam Kỳ Lafont ký ngày 6/4/1878 cũng đề ra mốc hẹn trong bốn năm (tức 1882) thì phải chuyển hẳn sang chữ Quốc ngữ Năm 1879, chính quyền Pháp đưa chữ Quốc ngữ vào ngành giáo dục, bắt buộc các thôn xã Nam Kì phải dạy lối chữ này Để khuyến khích việc truyền bá chữ Quốc ngữ, nhà chức trách thuộc địa Nam Kì còn ra Nghị định ngày 14/6/1880 giảm hoặc miễn thuế thân và miễn sưu dịch cho thân hào hương lí nếu họ biết viết chữ Quốc ngữ Sang thế kỉ 20 thì chính phủ Đông Pháp mở rộng chính sách dùng chữ Quốc ngữ giao cho Nho học chính giảng dạy ở Bắc Kì từ năm 1910 Việc cổ động cho học chữ Quốc ngữ ở toàn cõi nước Việt gắn với các phong trào cải cách trong giai đoạn 1890 – 1910 như Hội Trí chi, phong trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục và ngành báo chí mới hình thành, đã thừa nhận và cổ vũ học chữ Quốc ngữ, coi đây là phương tiện thuận lợi cho học hành nâng cao dân trí

Theo Phạm Thị Kiều Ly, lịch sử chữ Quốc ngữ chia làm 4 giai đoạn:

+ Thời kì đầu 1615 – 1651: thời kì khám phá tiếng Việt, tìm phương pháp ghi tiếng Việt theo con chữ Latinh và soạn từ điển => Quá trình Latin hóa tiếng Việt

+ Thời kì thứ 2 từ 1651(sau khi Alexandre De Rhodes in cuốn Từ điển Việt – Bồ - La) – 1858: lối viết theo cuốn từ điển lưu truyền rộng rãi trong Công giáo thông qua các trường đào tạo linh mục bản xứ của hội Thời sai Pari (thành lập chính thức 1653)

+ Thời kì 3 từ 1858 – 1945: người Pháp xâm lược VN, chữ Quốc ngữ được dạy phổ biến trong các trường, vượt ra khỏi cộng đồng Công giáo, phổ biến đầu tiên đến các trường ở

Trang 4

Đàng trong (Đàng trong lúc bấy giờ đã chuyển tên gọi thành Nam Kì) tiếp đến ở Đàng ngoài

+ Từ 1945 đến nay: chữ Quốc ngữ trở thành văn tự chính thức của Việt Nam Sau Cách mạng Tháng Tám, bắt đầu từ phong trào “diệt giặc đói và giặc dốt”, “học i tờ” Quốc ngữ

đã được truyền bá rộng rãi, trở thành chữ viết chính thức, duy nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau này

Theo Nguyễn Thanh Quang lịch sử chữ Quốc ngữ chia thành 5 thời kì như sau:

- Thời kỳ phôi thai của chữ Quốc ngữ: Kể từ khi một số giáo sĩ phương Tây đến nước ta

truyền giáo và từ nhu cầu học tiếng Việt đã dùng chữ cái Latin để ghi âm tiếng Việt cho đến trước khi xuất bản cuốn Từ điển An Nam - Bồ Đào Nha - Latin (Dictionarium An Namiticum Lusitanum et Latinum) của Alexandre de Rhodes năm 1651 Chữ Quốc ngữ

ra đời nhưng mới ở trạng thái sơ khai và cách ghi âm còn mang nặng dấu ấn cá nhân

- Thời kỳ ra đời và bước đầu phát triển của chữ Quốc ngữ kể từ 1651 đến 1862: Khi thực dân Pháp xâm chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ Cuốn Từ điển An Nam - Bồ Đào Nha-Latin (Dictionarium An Namiticum Lusitanum: Nha-Latinum) cùng với Báo cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh và Pháp giảng tám ngày của Alexandre de Rhodes năm

1651 đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ mang tính hệ thống trên diện mạo ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng của nó Chữ Quốc ngữ tiếp tục phát triển với sự ra đời của Từ điển

An Nam-Latin (Dictionarium Anamitico Latinum) của Pigneau de Béhaine năm 1773, Từ

vị An Nam-Latin (Dictionarium Anamitico Latinum) của J Taberd năm 1838 cùng một

số tác phẩm chữ Quốc ngữ của các giáo sĩ nước ngoài và một số người Việt Nam, nhưng phạm vi sử dụng chủ yếu vẫn giới hạn trong môi trường và không gian hoạt động của đạo Thiên Chúa (Công giáo, Kitô giáo, Cơ Đốc giáo)

- Thời kỳ từ năm 1862 đến năm 1919: Sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, chính quyền thực dân bắt đầu sử dụng chữ Quốc ngữ, mở trường dạy chữ Quốc ngữ rồi đưa chữ Pháp, chữ Quốc ngữ vào trường học Chữ Quốc ngữ bắt đầu được truyền bá ở Nam Kỳ Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm cả nước năm 1884, chữ Quốc ngữ mở rộng dân ra Bắc

Kỳ, Trung Kỳ Trong cải cách giáo dục do Toàn quyền Paul Beau chủ trương năm

1904-1906, chữ Pháp và chữ Quốc ngữ được đưa vào hệ thống các trường Pháp - Việt thay thế dân chữ Hán trong giáo dục và thi cử Năm 1919 chứng kiến khoa thi Hội cuối cùng đánh dấu sự kết thúc nền thi cử Nho học bằng chữ Hán đã kéo dài gần 9 thế kỷ (từ 1075 đến

Trang 5

1919, 844 năm) Trong nhà trường Pháp - Việt, ngoài các môn tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ, mỗi tuần chỉ còn lại 2 giờ Hán văn Tất nhiên sau đó và đến ngày nay, chữ Hán và chữ Nôm vẫn có người sử dụng trong khảo cứu và trong sáng tác thơ văn, nhưng vai trò trong hành chính, giáo dục và thi cử thì đã cáo chung Chữ Pháp trở thành văn tự chỉnh thống của nhà nước đô hộ và chữ Quốc ngữ được sử dụng cùng với tiếng Việt trong giao tiếp cộng đồng và một phần trong hành chính và giáo dục cấp tiểu học trung học

- Thời kỳ từ năm 1919 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945: Trong thời kỳ này, những tri thức cấp tiến và yêu nước thấy rõ chữ Quốc ngữ là chữ viết rất tiện lợi, khoa học cần được phổ biến rộng rãi trong xã hội và trong nghiên cứu, sáng tác văn học, nghệ thuật Đông Kinh Nghĩa Thục và Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ giữ vai trò rất quan trọng trong phổ biến chữ Quốc ngữ Các nhà báo, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học qua các công trình nghiên cứu và sáng tác, đã góp phần quyết định hoàn thiện và làm phong phú chữ Quốc ngữ Trong thời kỳ này chữ Quốc ngữ đi vào cuộc sống và trở thành phương tiện tiếp thu những tư tưởng tiên tiến, những thành tựu văn hóa thế giới và truyền bá chủ nghĩa yêu nước trong các tầng lớp xã hội

- Thời kỳ từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi đến nay: Sau thắng lợi của Cách

mạng tháng Tám năm 1945 chữ Quốc ngữ lần đầu tiên trong lịch sử trở thành chữ viết chính thức của nước Việt Nam độc lập, sử dụng trong nền hành chính quốc gia, trong giáo dục và thi cử, kể cả trong giáo dục đại học Với vị thế văn tự quốc gia, chữ Quốc ngữ phát triển rất nhanh chóng và càng ngày càng hoàn thiện, phong phú

Theo Tạ Văn Thông và Tạ Quang Tùng trong sách Ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam thì: Trong lịch sử, chữ Quốc ngữ đã nhiều lần cải cách, cải tiến

Một là, nếu so sánh chữ Quốc ngữ qua các chặng đường, có thể thấy hệ thống chữ

này dần dần có một số đổi khác Trong giai đoạn sơ khởi và đến khi tương đối hoàn tất (khoảng thời gian gần hai thế kỉ, từ năm 1620 đến 1830), đã có sự tham gia của nhiều tác giả với những điểm khác biệt trong các văn bản từ viết tay cá nhân đến bản in phát hành rộng:

+ Thời kì sơ khởi (1615 - 1631): các tài liệu viết tay của Joao Roiz (1621), Gaspar Luis (1621), Francisco de Pina (1623), Alexandre de Rhodes (1625), Francisco Buzomi (1626), Christoforo Borri (1631)

Trang 6

+ Thời kì hình thành (1631 - 1648): thư từ và tài liệu của Alexandre de Rhodes (1631,

1636, 1644, 1647), Gaspar de Amaral (1632, 1637), Onofre Borges (1645 - 1648) Điều đáng chú ý là các tác phẩm Từ điển Việt Bồ - La và Phép giảng tám ngày của Alexandre

de Rhodes được biên soạn trong thời gian này (1630 - 1640)

+ Thời kì phát triển (hay “trưởng thành”) và hoàn tất (1651 - 1838) từ các tài liệu của Igesico Văn Tín, Bento Thiện (1659) đến Từ điển Việt - La của Pigneau de Béhaine (1772), Từ điển Việt - La của Taberd (1772) Đặc biệt, đó là chữ trong khoảng 4000 trang tài liệu viết tay của Philiphê Binh (1796 - 1830) Chữ Quốc ngữ hiện nay chủ yếu căn cứ theo Từ điển Việt - La của Taberd

Hai là, sau đó, từ nửa cuối thế kỉ XIX đến nay, chữ Quốc ngữ đã nhiều lần được

đề xuất cải cách cải tiến điểm này điểm khác Chẳng hạn, năm 1868 Le Grand de la Lyraye đề nghị dùng dz thay cho d, d thay cho đ Aymonier (1886) đề nghị dùng k thay cho c và g, dùng ở thay cho chị bỏ h trong ghi thay ý bằng sh, thay x bằng xh, dùng ao thay cho a, a thay cho ă, ee thay cho e, e thay cho ê, oo thay cho o, o thay cho ô Năm

1902, có những ý kiến của “Tiểu ban chữ viết ghi âm” sau Hội nghị quốc tế khảo cứu về Viễn Đông lần thứ nhất họp tại Hà Nội Vấn đề chữ Quốc ngữ được nêu ra vào năm 1906 trong Hội đồng Cải lương học chính của Chính phủ Pháp ở Đông Dương Năm 1910, Dubois trong cuốn “Tiếng Việt và tiếng Pháp” lại đề cập đến vấn đề cải cách chữ Quốc ngữ Năm 1928, Trần Trọng Kim trong bài “Sự sửa đổi chữ Quốc ngữ” phàn nàn “chưz Quốc ngữ ngày nay dễ quá” Năm 1928, trên tờ Trung - Bắc tân văn, Nguyễn Văn Vĩnh

hô hào “sửa đổi chữ Quốc ngữ” Năm 1939, trên tạp chí Tao Đàn, tác giả Nguyễn Triệu Luật cho rằng cần cải cách chữ Quốc ngữ trên cơ sở phân tích ngữ âm tiếng Việt Sau Cách mạng Tháng Tám, trên tạp chí Tiên - phong và trong cuốn “Chữ của dân tộc”, tác giả Ngô Quang Châu lại nêu vấn đề này Năm 1950, trong cuốn “Cữ và vần Việd khwa họk”, tác giả Nguyễn Bạt Tụy nêu ra nhiều ý kiến cải cách Tác giả Hồng Giao nêu vấn

đề trên Tạp chí Văn - Sử - Địa (1957) Trần Lực có ý kiến trên báo Nhân dân, năm 1960 Năm 1961, tác giả Hoàng Phê viết một chuyên khảo “Vấn đề chữ Quốc ngữ” và sau đó đến năm 1998 đã đăng hàng loạt bài xung quanh vấn đề chữ Quốc ngữ Cũng không thể không nhắc đến những xóa bỏ bất hợp lí trong chữ Quốc ngữ bằng cách viết “Đường kách mệnh”, “ngiên kứu”, “zữ vững”, “fục tùng” (1925) của Hồ Chí Minh Trong thời gian gần đây, vẫn có những thảo luận xung quanh vấn đề viết nguyên dạng hay phiên chuyển thế nào đối với các từ ngữ nước ngoài (bằng chữ Quốc ngữ) và vấn đề “i ngắn (i)”

Trang 7

- “i dài (y)” … Gần đây, vẫn có thêm những trăn trở mới về vấn đề cái tiền chữ Quốc ngữ

=> Kết quả của những cải cách, cải tiến: Có một số thay đổi nhỏ trong các quy định chính

tả so với trước kia Tuy nhiên, về cơ bản thì chữ Quốc ngữ hiện nay ít thay đổi và vẫn chủ yếu theo Từ điển Việt – Bồ - La xuất bản năm 1772

2 Nguyên tắc xây dựng và ưu điểm, hạn chế của chữ Quốc ngữ

Ngày nay, Chữ Quốc ngữ gồm các chữ cái sau:

+ Chữ cái dùng để ghi 13 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô, ơ, u, ư, o ngắn, e ngắn

và 3 nguyên âm đôi iê (yê, ia, ya), ươ (ưa), uô (ua)

+ Chữ cái dùng để ghi 22 phụ âm: b, c - k - q, ch, d - gi, đ, g - gh, h, kh, l, m, n, ng - ngh,

p, ph, r, s, t, th, tr, v, x, nh

+ Ngoài ra có sủ dụng thêm 5 dấu để ghi 6 thanh điệu (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng)

Nguyên tắc xây dựng chữ Quốc ngữ: Chữ Quốc ngữ được xây dựng theo nguyên

tắc âm vị học, yêu cầu giữa âm và chữ phải có quan hệ tương ứng “1 - 1” Điều kiện của nguyên tắc này là:

+ Mỗi âm chỉ do một kí hiệu biểu thị

+ Mỗi kí hiệu luôn luôn chỉ có một giá trị, tức là biểu thị chỉ một âm duy nhất ở mọi vị trí

trong từ

Ưu điểm của Chữ Quốc ngữ:

- Số lượng chữ cái ít, các chữ viết viết cách rời, dễ đánh vần => tiện cho việc học và đọc

- Nguyên tắc chính tả chữ viết và phát âm có sự thống nhất cao

Hạn chế của Chữ Quốc ngữ: Do nhiều nguyên nhân – lịch sử, văn hóa, xã hội,

ngôn ngữ khác nhau, những người tạo ra chữ Quốc ngữ đã không tuân thủ một cách nghiêm ngặt những yêu cầu của nguyên tắc ngữ âm học trong chữ viết Những hạn chế của chữ Quốc ngữ có thể quy vào hai trường hợp chính:

- Vi phạm nguyên tắc tương ứng “1 – 1” giữa kí hiệu và âm thanh, dùng nhiều kí hiệu biểu thị 1 âm Ví dụ: âm /k/ (cờ) được biểu thị bằng 3 kí hiệu: c, k, q; âm /i/ được biểu thị

Trang 8

bằng 2 kí hiệu: i, y; âm /g/ (gờ) được biểu thị bằng 2 kí hiệu: g, gh; âm /ŋ/ (ngờ) được biểu thị bằng 2 kí hiệu: ng, ngh; trường hợp các nguyên âm đôi iê (yê, ia, ya), ươ (ưa), uô (ua), và bán nguyên âm /i, u/

- Vi phạm tính đơn trị của kí hiệu: một kí hiệu biểu thị nhiềm âm khác nhau tùy thuộc vào vị trí của nó trong quan hệ với những âm trước và sau nó Ví dụ:

+ Âm /g/ khi đứng trước các âm không phải là /i, e, ê/ thì biểu thị là âm /ɣ/, ví dụ: gà, gò, gụ…; khi đi cùng với /h/ thì biểu thị là một thành tố khác của âm /ɣ/, ví dụ: ghi, ghế… + Ngoài ra, chữ Quốc ngữ còn dùng thêm nhiều dấu phụ trong các chữ cái: ă, â, ê, ư, ô, ơ

và ghép nhiều con chữ để biểu thị một âm như trường hợp: gh, ngh, ch, th, tr, kh, ph, nh

=> Chữ Quốc ngữ có nhiều chữ và cách ghép chữ cái không theo hệ thống, có trường hợp thừa, nhiều dấu phụ rườm rà, có nhiều ngoại lệ

3 Vai trò của chữ Quốc ngữ đối với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.

Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam là quá trình vượt khỏi những ảnh hưởng của thi pháp trung đại, xác lập một hệ thi pháp mới nhằm đáp ứng nhu cầu của độc giả ở thời kì hiện đại, đưa văn học Việt Nam hội nhập vào quỹ đạo của văn học khu vực và thể giới Qúa trình hiện đại hóa phát triển sớm ở Nam Kỳ vì nơi đây là xứ thuộc địa, chịu sự cai trị của thực dân Pháp và có nhiều người đi du học ở phương Tây mà trực tiếp là ảnh hưởng từ Pháp Do đó so với Bắc Kỳ và Trung Kỳ thì Nam Kỳ là nơi quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam diễn ra sớm nhất Có thể nói, khác với các nước phương Tây, quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam xuất phát từ báo chí Tuy lấy năm 1900 làm mốc thời gian để nói về quá trình hiện đại hóa nhưng khi xét lại để nói cả một quá trình hiện đại hóa diễn ra phải tính từ cuối thế kỉ XIX và thậm chí đã “manh nha”, “quá độ” từ những truyện ký nhỏ đăng

trên Gia Định báo và báo Thông loại Khóa Trình Bài viết Chuyện về Tổng binh Luận, chuyện về người Mọi của trương Vĩnh Ký (Gia Định báo 15/8/1865) là bước đầu tiên của văn học chữ Việt Khi ấy, trên Gia Đinh báo đã xuất hiện quyển văn xuôi Truyện Phansa diễn ra quốc ngữ của Trương Minh Ký vào năm 1881 ở Sài

Gòn đã chính thức đóng dấu hình thành quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam -Văn học chữ Việt Đây là quyển tiểu thuyết bằng chữ Việt đầu tiên của Việt Nam

nhưng về sau có một số ý kiến của các nhà nghiên cứu lại cho rằng Tố Tâm của

Trang 9

Hoàng Ngọc Phách, Qủa Dưa Đỏ của Nguyễn Trọng Thuật (ra đời 1925 tại Hà

Nội) mới là tiểu thuyết chữ Việt đầu tiên

Qúa trình hiện đại hóa văn học Việt Nam xuất phát từ Nam Kỳ sau đó lan ra Trung Kỳ và Bắc Kỳ, khỏi đầu với hai loại văn vần và văn xuôi

Văn vần đi tiên phong là do trong thời cuộc mà không phải ai cũng biết chữ thì văn vần dễ nghe, dễ thuộc, dễ phổ biến chốn đông người Văn vần do những tác giả có danh hoặc vô danh sáng tác, dịch từ các truyện tích nước ngoài Với lẽ đó nên văn chương miền Nam bao giờ cũng bình dân hóa và đối tượng chính là quần chúng lao động, văn chương miền Nam viết là để đọc chớ không để xem và nặng

về nói, trình diễn Trong báo Thông Loại Khóa Trình đã thấy xuất hiện Thiếu văn

án hịch một tác phẩm văn vần khuyết danh được đăng vào tháng 12/1888 với những câu như: Tượng mắng: thật loài rất mọn/Qủa giống nhỏ nhoi/Ngày thì ở bụi

ở bờ/Tối lại dạo làng dạo xóm Cũng trong năm 1888, tập thơ Mẹ dạy con với

dung lượng không dài lắm, câu chữ lại gần gũi với đời sống nên dễ nhớ dễ thuộc,

lưu truyền khá mạnh trong dân chúng: Tương rằng làm đạo mẹ cha/Con trai con gái cũng đồng một thương/Trai thời cha dạy văn chương/Gái thời mẹ dạy mọi đường nết na Ngoài ra, Hồ Biểu Chánh vào năm 1913 cũng có Tập U Tình Lục,

Lê Hoàng Mưu năm 1921 cũng có Hoạn Thơ Bắt Túy Kiều Đầu thế kỉ XX, rất

nhiều truyện văn vần được dịch, sáng tác, phổ biến rộng rãi bằng chữ Quốc ngữ.

Từ năm 1905 đến năm 1909, có nhiều tác phẩm văn vần được xuất bản như: Bạch Vân – Tôn Các, Chiêu Quân cống Hồ, Dương Ngọc, Đào Trinh – Luông Sanh, Lâm Sanh – Xuân Nương, Thạch Sanh – Lý Thông… Tới năm 1919 có Gò Công phong cảnh vịnh, Vãn Thánh Gẫm tử đạo, Hoàng Trừu…

Về thể loại văn xuôi ở quá trình hiện đại hóa Văn học Việt Nam thì Trương

Vĩnh Ký chính là người tiên phong với tác phẩm Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi

1876 Năm 1898 đã dịch truyện Một ngàn lẻ một đêm in trên tờ báo Nam Kỳ Tờ Nông Cổ Mín Đàn năm 1901 đã Tam quốc chí bằng chữ Quốc ngữ từ số 1 Năm

1906 các dịch giả Nguyễn Chánh Sát, Nguyễn An Khương, Nguyễn Công Kiều,

Trần Đình Nghi, Nguyễn Kỳ Sát đã cho ra mắt Đông Châu liệt quốc, Tái Sanh duyên Bộ Đại Minh hồng võ và Anh hùng náo tam môn giai do Trần Phong Sắc

Trang 10

dịch in năm 1907 Nhạc Phi, thuyết Đường, Phong kiếm xuân thu do Trần Công Hiển dịch in năm 1910 Từ 1909 đã thấy có các vỡ tuồng Đinh Lưu Tú, Gia trường, Kim thạch kỳ duyên, Từ Linh thi ân báo nghĩa, tuồng cờ bạc, San Hậu Năm 1914 có Phong thần, Kim long xích phụng tuồng, Tam quốc, Phó hội Giang Đông cùng các tác phẩm văn xuôi xuất hiện như: Truyện đời xưa, Truyện đời xưa mới, sử ký Đại Nam Việt, Sử ký Đế Thiên, Tiếu lâm, Tiêu đàm

Tính đến năm 1925, văn học Nam Kỳ đã đi xa trước Bắc Kỳ và Trung Kỳ vì

có báo bằng chữ Quốc ngữ Sau Thầy Lazaro Phiền - Nguyễn Trọng Quản, theo

Nguyễn Văn Trung thì đã thấy các tác phẩm “truyện ta ảnh hưởng truyện tàu và

tiểu thuyết Tây phương”: Lương Hoa truyện (Nguyễn Khánh Phương 1907), Chơn cáo tự sự (Michel Tình 1910), Ai làm được (1912), Truyện ông Gioan (Ngô Kim Thạch 1916), Kim thời dị sử (Biến Ngũ Nhi 1917), Nghĩa hiệp kỳ duyên (Nguyễn Chánh Sắt 1919), Tô Huệ Nhi ngoại sử (1920), Oán quần hồng, Phùng Kim Huê ngoại sử (1921), Oan kia theo mãi (1922), Ngọn cỏ gió đùa (Hồ Biểu Chánh 1926), Mảnh trăng thu, Cậu tám Lọ (Bửu Đình 1929, Căn nhà bí mật (Phú Đức 1930), Người bán ngọc (Lê Hoằng Mưu 1931) …

Văn học Việt Nam viết bằng chữ Quốc ngữ trong quá trình hiện đại hóa dù

là văn vần hay văn xuôi, dù viết theo kiểu Tàu hay Tây đều mang nội dung đạo lý truyền thống dựa trên nho học: cái thiện sẽ thắng cái ác, cái hay, cái đẹp sẽ thắng cái xấu và không phân biệt văn chương bác học hay văn chương bình dân vì văn chương lúc đấy ai cũng đọc, cũng nghe được vì dễ hiểu, dễ cảm, không cao xa, ngôn từ không chải chuốt, chọn lựa, không dành cho riêng ai mặc dù về phần chính

tả còn một số lỗi sai sót

III KẾT LUẬN

So với chữ Hán và chữ Nôm, đúng về chữ viết mà nói, chữ Quốc ngữ hơn hẳn vì ghi âm trên cơ sở hệ thống chữ cái Latin Với hệ thống chữ cái này và với sự hoàn thiện

về phương diện ngữ âm của các nhà ngôn ngữ học, chữ Quốc ngữ hết sức tiện lợi trong học tiếng Việt cũng như khả năng ghi âm mọi từ tiếng Việt Thời gian học chữ Hán ngày xưa (Tam tự kinh) mất từ 2 - 3 năm, rồi phải có vốn chữ Hán kha khá mới có thể viết và đọc chữ Nôm Chữ Nôm có một số nguyên tắc nhất định, nhưng không được chuẩn xác,

Ngày đăng: 06/06/2024, 21:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w