Dàn ý chi tiết phân tích truyện ngắn "Cuốn sách bỏ quên" - Thạch Lam Không sao chép mạng, đây là chất xám của tôi Được dùng để phân tích truyện ngắn trong hkII lớp 10
Trang 1I Mở bài:
- Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng quan niệm: “Sống trong văn học, sống trong cuộc đời
- Quả thật vậy, văn chương, từ xưa đến nay vẫn luôn xuất phát từ những thứ tình cảm chân thật, gần gũi nhất với cuộc sống, với con người ta
- Đó cũng chính là cơ sở, là cội nguồn cảm hứng cho một trong những truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Thạch Lam: “Cuốn sách bỏ quên” với nhân vật chính là Thành - một nhà văn mang trong mình đầy hoài bão và mơ ước tương lai, để lại cho người đọc những chiêm nghiệm, suy tư sâu sắc về cuộc đời mỗi con người
II Thân bài:
1. Tác giả:
- Thạch Lam (1910-1942), tên thật Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân, là một cây bút tài hoa trong nền văn học truyện ngắn Việt Nam
- Những áng văn của ông thâm trầm mà lại kín đáo, kết hợp với ngôn ngữ miêu tả giản dị, giàu chất thơ, được ví như những sợi tơ giăng mắc vào lòng người, để lại biết bao xúc cảm khó tả
- Đúng như những gì nhà văn Vũ Ngọc Phan đã từng miêu tả: “Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ
và rất đẹp Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy ”
2 Hoàn cảnh sáng tác:
- Được viết năm 1938, trong bối cảnh Việt Nam đang trải qua nhiều biến động
về chính trị, kinh tế và xã hội khi hứng chịu sự chi phối của thực dân Pháp
3 Tóm tắt;
- Câu chuyện kể về Thành - một nhà văn trẻ đầy hoài bão, đam mê và khát vọng
- Thành bị ông Xuân, nhà xuất bản từ chối in tác phẩm thứ hai vì quyển sách đầu tay của anh: “Người bạn” rất ế ẩm, bán không được là bao
- Chán nản nhưng cũng mang trong mình đầy hy vọng, Thành đã lên tàu trở về quê hương
- Trên con đường sắt Bắc - Nam từ Hà Nội vào, anh vô tình bắt gặp một cô gái
lạ mặt đang đọc sách của mình
- Vui sướng xen lẫn hạnh phúc, anh liền tưởng tượng ra những viễn cảnh đẹp
đẽ khi cô biết anh chính là tác giả
Trang 2- Thật không may, khi xuống tàu, cô gái ấy đã bỏ quên cuốn sách trên toa, để lại Thành với những nghi hoặc, suy tư của riêng mình
- Kết thúc câu chuyện, anh xuống tàu rời đi, ấp ủ các ước nguyện nhỏ nhoi của tương lai trong mình, trong quyển sách bị bỏ quên trên toa tàu hôm ấy
4 Phân tích chủ đề:
a Yếu tố của 1 nhà văn đích thực:
- Tiếp đến, về chủ đề của tác phẩm, ta thấy rằng, để làm một nhà văn chân chính, đích thực không phải là dễ dàng
- Tuy nhiên, ở nhân vật Thành, ta lại cảm nhận rất rõ nét điều đó ở anh
- Trân trọng và nâng niu niềm hạnh phúc đặc biệt trong hành trình sáng tạo nghệ thuật:
+ Với Thành, được viết văn tức là được tự mình “hưởng cái thú thần tiên của sự sáng tác”, anh đắm chìm vào trong thứ cảm xúc ấy để nhận ra rằng: “Không
có thứ nào say sưa và chìm đắm bằng cái thú của chàng cảm thấy mỗi khi cầm bút diễn tả lòng mình, thấy các nhân vật chàng đặt ra trở nên linh hoạt trên trang giấy”
+ Từ niềm hạnh phúc khi sáng tác, nhà văn lại càng thêm yêu, thêm quý tất thảy những gì tồn tại xung quanh mình, khám phá ra những vẻ đẹp mà hiếm ai cảm nhận được “Chàng đã có sự rung cảm ấy, đã có trời mây, ánh nắng và hoa cỏ, tất cả vạn vật đang sống chung quanh”
+ Vạn vật, dưới cái nhìn đầy tinh tế và rung cảm của nhà văn, sẽ trở nên đẹp đẽ, diệu kì và ý nghĩa hơn gấp bội phần Trong anh, những đám mây, những đồng lúa xanh, thứ mà đối với người bình thường chỉ là các sự vật quen thuộc trong đời sống hàng ngày, đã trở thành “một bài thơ bất tuyệt và đằm thắm”, đem lại những xúc cảm đắm say cho lòng người
-> Được phơi trải lòng mình trên những trang giấy, được cảm nhận cái vẻ thuần túy của văn chương, là một niềm hạnh phúc to lớn và đáng trân quý đối với mỗi nhà văn
- Hiểu được giá trị của văn chương đối với đời sống tinh thần của con người:
+ Đem đến rung động sâu sắc trong tâm hồn người đọc: “Thành đoán chắc thiếu nữ này, khi ở thôn quê, dưới bóng đèn, hay buổi chiều dưới rặng hoa lý,
Trang 3đã từng mơ màng những chuyện nàng đọc, và trái tim nàng đã từng rung động vì thân thế của người trong truyện”
+ Kết nối tâm hồn giữa người với người: Mặc cho anh mới chỉ gặp cô gái xa lạ kia lần đầu tiên, Thành có cái cảm giác, mỗi lần thiếu nữ giở 1 trang giấy là giở cả tâm hồn mình, gần gũi và thân mật hơn; như một người bạn thân thân thiết lâu năm vậy
-> Văn chương như một làn gió mát khẽ thổi qua; nhẹ nhàng, đằm thắm nhưng cũng mang đến cho ta sự bình yên, hạnh phúc đến lạ
=> Từ đó lại càng làm phong phú hơn đời sống tinh thần của mỗi con người
- Không gục ngã và từ bỏ khi đối mặt với những khó khăn trong hành trình sáng tạo & học cách nuôi dưỡng các hoài bão, ước mơ của mình:
+ Là một nhà văn trẻ tuổi, Thành luôn ấp ủ trong mình những khát vọng lớn lao như “được thiên hạ hoan nghênh nhiệt liệt, các báo đua nhau tán thưởng,
và bán chạy hết ngay trong tháng xuất bản.” cũng như được ông Xuân nói nịnh: “Thật, tôi chưa từng thấy nhà văn nào được hoan nghênh như ông” + Những viễn cảnh tươi đẹp đó là nguồn động lực lớn lao để họ bước tiếp trên hành trình sáng tạo của mình: “Chàng sẽ đưa trình cuốn "Mơ xưa", sẽ được ông Xuân trân trọng đỡ lấy và vui vẻ nhận xuất bản ngay”
+ Tuy vậy, lời của ông chủ nhà xuất bản như một lưỡi dao sắc cứa vào sâu trong tâm hồn chàng: “Sách của ông không được ai hoan nghênh cả”
+ Nó khiến chàng như đang rơi vào trong chiếc hố sâu thẳm của tuyệt vọng, như bị “hụt chân chết ngập trong mối buồn và thấy một nỗi thương thấm thía
vô hạn cho chính mình”
+ Tuy bị từ chối phũ phàng, Thành đã tự vực dậy bản thân bằng những lời động viên đầy thiết tha và hi vọng từ sâu thẳm tận đáy lòng: “ Nhiều nhà văn nổi tiếng khắp hoàn cầu lúc mới đầu chẳng bị thiên hạ bỏ quên và hững hờ là
gì Sự lãnh đạm của công chúng nhiều khi là cái dấu hiệu của một tài năng xuất chúng, không được người ta hiểu, vì vượt ra ngoài khuôn sáo thường”
=> Bởi lẽ, một nhà văn chân chính sẽ không bao giờ cho mình cái quyền được từ bỏ
hy vọng Họ vẫn luôn nuôi dưỡng những khát vọng, những niềm tin trên các chặng đường tiếp theo của tương lai sau này
Trang 4b Các hiện thực khắc nghiệt mà người làm nghệ thuật chân chính có thể gặp phải:
- Bị từ chối xuất bản: Thành đã nhận lời từ chối thẳng thừng đầy dứt khoát của
ông chủ nhà in: “Sách của ông không được ai hoan nghênh cả”, “Tôi xin chịu, ông có các vàng tôi cũng không dám in ra nữa”
-> Bị ông chủ nhà in - người nắm giữ “mạng sống” của tác phẩm - từ chối xuất bản, đồng nghĩa với việc những đứa con tinh thần của anh mãi mãi chỉ là bản thảo, không có cơ hội được tiếp xúc với độc giả, với công chúng -> Anh sẽ tiếp tục nhận lại
sự ghẻ lạnh từ tất thảy mọi người
=> Nhà văn có thể đối mặt với nguy cơ bị “vô danh hoá”, không có tiền để trang trải cuộc sống
- Bị người đọc bỏ quên: Cô thiếu nữ, không biết vì lí do gì, đã bỏ lại cuốn sách
của Thành trên tàu
-> Mang đến cho Thành những suy tư, nghi hoặc vẩn vơ về tài năng của chính bản thân mình: “Ngộ không phải là thiếu nữ bỏ quên chăng?” Anh cứ ngỡ đó là do quyển sách của anh quá tồi và kém hấp dẫn Suy nghĩ này cứ bám lấy anh mãi không thôi
=> Bị người đọc bỏ quên là một sự tổn thương lớn với bất kì nhà văn nào
- Ngoài ra, nhắc đến con đường chông gai của người làm nghệ thuật xưa, không thể không kể đến nhân vật Hộ xuất phát từ tác phẩm “Đời thừa” của nhà văn Nam Cao
+ Hộ, một nhà văn có nhận thức sâu sắc về cuộc sống và khao khát nâng cao ý nghĩa của nó thông qua sự nghiệp văn chương đáng kính của anh
+ Với anh “sự cẩu thả trong văn chương thì thật đê tiện”, nhưng bi kịch của Hộ lại bắt nguồn từ chính lý tưởng này
+ Trước kia, anh viết bằng tất cả sự trân quý của mình với văn chương, khinh miệt những lo lắng về vật chất; mặc dù xấp tiền thù lao cỏn con ấy là tất cả những gì anh có để chăm lo cho cái cuộc sống của mình
+ Với anh, nghệ thuật là tất cả
+ Dẫu vậy, sức nặng của cơm áo gạo tiền sau khi kết hôn khiến anh buộc phải sản xuất ra những mớ văn chương viết vội, những trang tiểu thuyết ngôn tình sến sẩm đánh lừa độc giả
+ Những gì anh làm hoàn toàn trái ngược với những gì anh mong muốn
Trang 5-> Sự trái ngược giữa hành động và lý tưởng đẩy Hộ lún sâu vào bi kịch, ý thức được việc làm sai trái của mình nhưng không thể chạy thoát
=> Những chông gai trên con đường của 1 nhà văn chân chính chưa bao h là dễ dàng
5 Nghệ thuật:
a Ngôi kể và điểm nhìn:
- Ngôi thứ ba, người kể chuyện ẩn mình, không trực tiếp xuất hiện mà chỉ đóng vai trò miêu tả, phân tích các sự kiện xảy ra với nhân vật Thành
-> Đưa người đọc đến với thế giới nội tâm của nhân vật một cách linh hoạt và tự do bằng cách hiểu riêng của mỗi cá nhân
- Điểm nhìn từ bên trong nhân vật chính là Thành
-> Chủ yếu tập trung khắc họa miêu tả sự biến động tâm lí của nhân vật bằng các chi tiết miêu tả suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật
- Người kể chuyện được coi là hóa thân của nhà văn Thạch Lam
-> Nhờ vậy, tác phẩm không chỉ đơn thuần là một lời kể, mà còn là tiếng lòng của Thạch Lam, là sự đồng cảm sâu sắc với số phận bi kịch của nhân vật Thành, của kiếp người trí thức nghèo trong xã hội cũ
b Nhan đề:
- “Cuốn sách bỏ quên” chỉ là một chi tiết xuất hiện ở gần cuối truyện
- ,Mặc dù vẫn có sự hiện hữu của những hình ảnh khác như “chuyến tàu” nhưng nhan đề của truyện vừa gợi sự tò mò, hứng thú cho người đọc, vừa là yếu tố khơi dậy nhưng băn khoăn trăn trở của nhà văn
- Đem đến thông điệp rằng: “Kể cả khi người đọc có quay lưng lại với anh (bỏ quên) thì nhà văn vẫn tiếp tục đồng hành với đứa con tinh thần của mình (cuốn sách) và nuôi dưỡng những ước mơ trên con đường tương lai”
- Cũng giống như câu nói: “Đời người phải có giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” - trích nhật ký Đặng Thùy Trâm
c Nghệ thuật xây dựng nhân vật (nhân vật tâm lí) (tự nói khúc đầu đi ak)
- Xuyên suốt câu chuyện là những dòng cảm xúc thay đổi liên tục của Thành:
từ chán nản, tuyệt vọng đến lạc quan, tích cực; rồi lại hồi hộp, thấp thỏm và suy tư, nghi ngờ
Trang 6- Thạch Lam đã sử dụng nhiều yếu tố miêu tả, đặc biệt là bày tỏ những ý nghĩ của nhân vật chính thông qua đặc tả nội tâm nhân vật
+ “Thành mím môi lại, giữ vẻ tự nhiên, điềm đạm” -> Mặc dù biết tác phẩm của mình sẽ không được đón nhận nhiệt tình, nhưng khi nghe chính ông Xuân xác nhận, chàng lại cảm thấy trong lòng mình như vụn vỡ ra trăm mảnh; mặc cái vẻ bình thường mà anh đang cố tạo ra
+ “Chàng cầm mũ với cặp, đứng dậy, nắm cái bàn tay mềm và uể oải của ông chủ rồi đi ra.” -> sự thất vọng, chán nản tột cùng khi bị từ chối bản thảo
-> Thể hiện những đường nét tính cách đặc trưng của nhân vật
- Đồng thời, tác giả cũng mượn những nét hình ảnh của thiên nhiên để bộc lộ những dòng chảy suy nghĩ, tâm tư, những xúc cảm mãnh liệt của chàng
- “Tuy trời không mưa, nhưng Thành tựa như thấy trong lòng mưa bụi, buồn rầu và chán nản”
-> Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình Thứ tình cảm ấy như được hoà quyện cùng thiên nhiên và đất trời, tô đậm cái cảm giác cô độc, lạnh lẽo và tuyệt vọng của Thành
III Kết bài:
- “Sống đã rồi hãy viết, hãy hoà mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân.” (Nam Cao)
- Quả vậy, với những áng văn dịu dàng nhưng cũng rất đỗi sâu lắng của nhà văn Thạch Lam, “Cuốn sách bỏ quên” chính là sự khắc hoạ những đường nét của xã hội xưa, nơi cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn; đặc biệt với những mảnh đời mang trong mình tình yêu, sự khát khao mãnh liệt với nghệ thuật thuở ấy
- Qua đó, giúp em chiêm nghiệm được rằng: “Ở đâu có ý chí, ở đó có con
đường”
- Vì thế, dẫu cho có vấp ngã bao nhiêu lần đi chăng nữa, hãy luôn cố gắng và kiên định tiến bước về phía trước, về phía tương lai tươi đẹp kia đang đón chờ ta