1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Xã hội học: Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng tin xã hội của người Việt Nam

201 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng tin xã hội của người Việt Nam
Tác giả Nguyen Thi Khanh Hoa
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyen Quy Thanh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 201
Dung lượng 47,52 MB

Nội dung

Dé nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng tin xã hội — mà trong trườnghợp này là mối quan hệ giữa chủ thé và khách thé của lòng tin xã hội, tác giả sẽ đi tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ KHÁNH HÒA

CÁC YEU TO ANH HUONG DEN LONG TIN XÃ HOI

CUA NGUOI VIET NAM

LUẬN ÁN TIEN SĨ XÃ HỘI HOC

Hà Nội - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ KHÁNH HOA

LUẬN ÁN TIEN SĨ XÃ HOI HỌC

CÁC YEU TO ANH HUONG DEN LONG TIN XÃ HOI

CUA NGUOI VIET NAM

Chuyên ngành: Xã hội hoc

Mã số: 62 31 30 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Nguyễn Quý Thanh

Chủ tịch hội đồng Người hướng dẫn khoa học Đánh giá LATS cấp ĐHQG

Hà Nội - 2015

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Đề tài luận án này tôi bắt đầu theo đuổi từ năm 2010, khi tôi tham gia xâydựng đề cương nghiên cứu đề tài “Sự hình thành và phát triển của vốn xã hội ở ViệtNam” để xin tài trợ của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia

(Nafosted) Sau đó, được sự động viên, khuyến khích và chỉ bảo rất nhiều của chủ

nhiệm đề tài (mà sau này là người hướng dẫn khoa học cho đề tài luận án của tôi),tôi đã sử dụng bộ dữ liệu của đề tài để phát triển thành luận án của mình

Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Quý Thanh đối vớinhững sự chỉ bảo, động viên và hỗ trợ của thầy trong việc thực hiện luận án cũngnhư trong công việc của tôi.

Bên cạnh đó, tôi xin cám ơn đến chồng, con trai và bố mẹ tôi, những người

luôn ở bên cạnh tôi, tạo điều kiện để động viên và hỗ trợ về mặt tinh thần, thời gian

và vật chất mỗi khi tôi gặp khó khăn

Tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới các thầy cô trong khoa Xã hội học, trường

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có những góp ý

thấu đáo về mặt chuyên môn và hết sức tạo điều kiện trong việc chuẩn bị thủ tục đểtôi hoàn thành luận án này.

Trong nghiên cứu này, tôi cũng xin được gửi lời cám ơn đến Thạc sĩ NguyễnTrung Kiên, TS Trần Văn Kham trong việc động viên và hỗ trợ tìm các tài liệu liên

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình đề tài luận án này do chính tôi thực hiện dưới sựhướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Quý Thanh Những kết quả từ những công trìnhnghiên cứu chung của tác giả dùng trong luận án đều đã được sự đồng ý của đồngtác giả Đề tài luận án của tôi sử dụng một phần cơ sở đữ liệu của đề tài “Sự hình

thành và phát triển Vốn xã hội ở Việt Nam” do PGS.TS Nguyễn Quy Thanh là chủ

nhiệm đề tài, trong đó, tôi là một trong những nghiên cứu viên chính của đề tài.Việc sử dụng dữ liệu của đề tài dé thực hiện luận án này đã được sự đồng ý của chủnhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Thị Khánh Hòa

Trang 5

MỤC LỤC

MỤC LLỤC - Ghi HH 1

M.958Ẻ106:79) c0 3

DANH MUC HINH 0057 3

M 900810971912 3

957.1000105 4

1 _ Lý do chon đề tài nghiên CỨU - 2© EeEE9EE2EE2EE2EEEEEEEEEEEEkerkrrerrees 4 2 Mục dich và mục tiêu nghiÊn CỨU - - :- 5c 322 S233 EEEEErrrseerrrerrrrre 6 3 _ Đối tượng nghiên cứu 4 Phạm vi nghiên cứu

5 Y nghia khoa hoc va thuc tiễn của đỀ tai eee eeecceccesceecssesecesesesessesteseeeeeeeees 7 5.1 Ý nghĩa khoa hoe o csscsccessesssessesssessessvcssessesssessessvessessecssessessscssessssssssuessessuessesssssessesseeasessecs 7 5.2 Ý nghĩa thực tiễn - ¿- 2c c1 EE£EE12E12711211211111211 11211211 11.11 11111 111g 7 6 _ Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu - 2 s+sz+cs+zsecse+ 8 R9 ¡0i 00 8

6.2 Giả thuyết nghiên CUU ceeccccsscsssesssesssesssscsseessecssesssesssecssesssesssssssecsssssuessssssessscssecesecssecsses 8 CHƯƠNG 1 : TONG QUAN (1S E11 EE151E11511111111111111111111111111111 1e TxxE 9 1.1 Tổng quan nghiên cứu về lòng tin xã hội 2- 22 s2 s+zx+tE++E+zrxerxee 9 1.1.1 Các quan điểm và cách tiếp cận về lòng tin xã hội 2-22 2 x+2xz+£xv£xzzserxeee 9 1.1.2 Ban chất và chức năng của lòng tin xã hội 2c 5c S2 ExEE2EEEEEE2ExEEErtrrrrer 12 1.1.3 Cách đo lòng tin xã hội được các nghiên cứu trước sử dụng - ‹ ‹ <<«¿ 16 1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng của lòng tin xã hội 2-2 s2 2+EE+EE2EEEEEEEEEEerkerrrerree 19 1.1.5 H€ qua ctia long tin Xa AGI 25

1.2 Những van đề dé tài luận án tập trung nghiên cứu oo 29

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

QL Co an 6 “-“ 3-41 33

2.1.1 Lý thuyết câu trúc chức năng -¿- 22 2++2+++EE£2EE2£212271127112711271271 221221 tre 34 2.1.2 Lý thuyết vốn xã hội ¿- 2 s2 t+ExSEE2E197121127171121111111111111111 11111 rre 36 2.1.3 Thuyết vai trò xã hội va giá trị xã hội 2 2© ++EE£EEt2EE2EEE211211271211271 2122 crk 37 2.1.4 Các quan điểm về các yêu tô anh hưởng đến lòng tin xã hội - 2 2szs2¿ 39 2.2 Khung phân tÍch - - + 2 21 1121112111191 11 1111 111831110111 vn cv rưy 41 2.3 Khái niệm công CỤ - - c3 22111211311 121111 1111111 111111111 11111 xrrr 42 2.4 Phương pháp nghiên CỨU x19 9 991 ng ng ghe 48 Pha cà 0n 49

2.4.2 Phuong phap (871/000) 0n 50 2.4.3 Phương phap đo lòng tin xã NGI c2 3221221112111 Ekrrke 51 2.4.4 Phương pháp xử ly va phân tích thông tin - 2+2 **+*£+eEsvsversrreeerrerrrek 55

Trang 6

CHƯƠNG 3 : CẤU TRÚC LONG TIN XÃ HỘI CUA NGƯỜI VIỆT NAM 59

3.1 Thực trạng lòng tin va phân theo các nhóm dân cư - -+ +s+ 59

3.1.1 Lòng tin với cá nhân cụ thỂ ¿- 2-22 t+2E2EE£EEt2EE2EEE2E1221271711211271711211 21 re 59 3.1.2 Lòng tin với người khác được khái quất - - - - 5522 *++*+vE+eserserrerreesrersee 64 3.1.3 Mite do phan curc vi 000010 69

3.2 Các thành tố trong cấu trúc lòng tin xã NOL eee eeececeesesseseseeseesesseseseeeees 74

3.2.1 Các thành tố trong cấu trúc lòng tin xã hội -¿- 22 2¿+2++2£++2zxt2zxrzzxrzrxrrree 74 3.2.2 Các thành tố lòng tin và lòng tin xã hội khác biệt giữa các nhóm dân cư 75

3.3 Mối quan hệ giữa các thành tố của khách thé lòng tin xã hội 78

3.3.1 Các thành tố trong cấu trúc khách thé của lòng tin xã hội - 2-5: 55z25s5x2 79 3.3.2 Sự ảnh hưởng của các thành tố đến lòng tin xã hội - 2 2 xz£++£x+zxzzesred 80

3.4 Lòng tin xã hội va khoảng cách xã hội - 5c 32c * +2 ++vsevxssresves 84

3.5 Một số thảo luận về cấu trúc lòng tin xã hộỘi - 5c cssccssrseerssrserrs 90

CHƯƠNG 4: SU ANH HUONG CUA CÁC YEU TO DEN MOI QUAN HỆ GIỮA

CHU THE VA KHACH THE CUA LONG TIN XA HỘI -2 -¿5¿5 94

4.1 Sự anh hưởng của các yếu tố thuộc đặc điểm cá nhân, gia đình va cộng đồng

4.1.1 Sự chế định của các đặc điểm cá nhân -2- 22 2¿©2+++EE+2EE+2EE+2EESExrzrxrrrrrrree 99 4.1.2 Sự anh hưởng của nhóm đặc điểm gia đình 22 5¿©+222+22++2z+t2zxzzxrzrxeee 103

4.1.3 Sự ảnh hưởng của các yếu tô thuộc đặc điểm cộng đồng/xã hội . : 105

4.2 Sự ảnh hưởng của thiết chế xã hội 2-22¿ 52 x22E+2EEt£Ezerxzrxerred 110

4.2.1 Thue hanh CONG VU =.5-Ý 111 4.2.2 Thiết chế giáo dục và thiết chế y té o.cceeccccccccccsssesssesssssseessuesssessesssesssessssssesssessseessecs 118 4.2.3 Thiết chế truyền thông đại chúng - 2-2222 E+2E22EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrkrrkree 121

4.3 Ban luận về cách thức xây dựng lòng tin xã hội của người Việt Nam 126

KET LUẬN, HAN CHE VÀ GOI Ý VE CHÍNH SÁCH -2- 5z+c5z25s2 131

I OC (0 2222 TT 1 2121212121rre 131

2 Hạn chế của luận ate cceeccccccsescsscsescecsececsesesucscsesusscseseecscsususersveeeesveneees 135

3 Một số gỢI ý về chính sách - sex x‡E‡E£ESEEEESEEEEEEEEkEEkrkerkrkerkrree 136

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐÉN

LUẬN ÁN -5- 26c 21 212221222122112211271221121112T1 2111111121111 eeeg 138TÀI LIEU THAM KHẢO - 22 2-22<+2E2SEE2EE22E1221127112117112711221211 11111 crye 139

7:0059 922 Aaă

Trang 7

DANH MỤC BANG

Bảng 3.1: So sánh lòng tin với người khác cụ thé giữa nam giới và nữ giới 61

Bang 3.2: So sánh lòng tin với người khác cụ thé giữa khu vực nông thôn và đô thị 63

Bang 3.3: So sánh lòng tin với người khác được khái quát g1ữa nam giới và nữ giới 65

Bảng 3.4: So sánh lòng tin với người khác được khái quát giữa khu vực sống nông thôn và h0 7 66

Bang 3.5: Mức độ phân cực của lÒng fIT 5 +22 +2 E3 E*EESEE+EEEEEEsersrkrrrrkerrerrerrkre 71 Bang 3.6: So sánh các thành tổ long tin xã hội giữa nam giới và nữ giới 76

Bang 3.7: So sánh các thành tố lòng tin xã hội giữa nông thôn và đô thị - 77

Bảng 3.8: Tương quan giữa các thành tố trong cau trúc khách thê của lòng tin xã hội 79

Bảng 3.9: Sự ảnh hưởng của các thành tố đến lòng tin xã hội -2 -2- 52-5522: 81 Bang 4.1: Yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa chủ thé và khách thé trong cấu trúc lòng tH XG D0 97

Bang 4.2: Sự thay đổi về chỉ số hành chính công ở Việt Nam từ 2011-2013 114

Bảng 4.3: Sự thay đổi về chi số minh bach và tham nhũng ở Việt Nam - 115

Bảng 4.4: Mức độ phân cực của lòng tin với thông tin từ truyền thông đại chúng 123

DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Tư tưởng về lòng tin của G Simmel và những anh hưởng của nó 15

Hình 2.2: Khung phân tích các yếu tố anh hưởng đến lòng tin xã hội - 42

Hình 2.3: Thiết kế nghiên COU o ccecccssccsssesssesssesssecssesssesssecssecssesssecssecsseesusessessssesssseseseesseee 48 Hình 2.4: Các chỉ báo do lòng tin xã hỘI - - - 5 222 SE 333 E + E*EE+EEEEEESEEsrkrrrkkrrrrrrkrrkre 53 Hình 3.1: Mức độ phan cực của long tin đối với khách thể 2-2 2 ++s+xzxezxeez 72 Hình 3.2: So sánh trọng số của các thành tổ trong lòng tin xã hội - 2-55: 82 Hình 3.3: Mô hình khoảng cách xã hội giữa chủ thể với các cá nhân/nhóm/giai tầng xã hội ¬— 85

DANH MỤC HỘP Hộp 3.1: Quan sát bình chọn hộ nghèo ở khu vực nông thôn - -¿ 5++-<>+s>+ 67 Hộp 3.2: Lợi dụng lòng tin vào nhóm công chức, viên CHUC 5+5 ss+s++sxxs+s 86 Hop 6006211 A3 5 124

Trang 8

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

“Lòng tin xã hội” không phải là một thuật ngữ mới đối với các nhà nghiên

cứu xã hội học Các tác giả Giddens [1994], Weigert và Lewis [1985] đã bàn vềnguồn gốc, quan niệm và cách tiếp cận về lòng tin xã hội Ngay từ đầu thé kỷ 20,tác pham của Simmel [trong Mollering, 2001] từ đã đề cập đến chức năng của long

tin xã hội Hoặc các tác gia như Portes [1998], Hall [1999], Halpern [2005], Glaeser

[2000], Putnam [2000] lại đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến lòng tin xã hội HayBrehm, Rahn, Hearn [1997], và Putnam [1995,2000] bàn về lòng tin và sự tham gia

của công dân; Fukuyama [1999] và Coleman [1988] bàn về lòng tin với sự đoàn kết

xã hội, Woolcock [2001], Francois [2005], Putnam [1995], Fukuyama [1999] vàCook [2001] lại bàn về lòng tin với vốn xã hội, Thay vì tìm hiểu sâu hơn về cácchiều cạnh của “lòng tin xã hội”, các tác giả nghiên cứu, đặc biệt là các tác giảnghiên cứu về vốn xã hội, lại coi lòng tin xã hội đương nhiên là một thành tố quantrọng trong vốn xã hội Do vậy, người ta thường bàn luận các vấn đề “quan hệ xãhội”, “mạng lưới xã hội” hay “sự tham gia xã hội”, xung quanh vốn xã hội, cònlòng tin xã hội thường được coi là thứ “có san”, “hiển nhiên” nam trong vốn xã hội,

mà chưa bàn đến các yếu tố cấu thành lên lòng tin xã hội, cũng như, các yếu té tạo

thành hay ảnh hưởng đến nó

Trong thời gian gần đây, thuật ngữ “lòng tin” cũng được nhắc đến nhiều trên

các phương tiện truyền thông đại chúng, nhiều người cho rằng “lòng tin của người

Việt Nam” có những biến đổi Tất nhiên, đặt trong một bối cảnh xã hội biến đổi thìlòng tin cũng có biến đổi để phán ánh thực tế xã hội Nhưng dù biến đổi thế nảo,trong trật tự của một xã hội, sự biến đổi của lòng tin cũng như các thành tố bêntrong một xã hội nhất định, đều cần trong một giới hạn nhất định Vậy lòng tin xãhội của người Việt Nam hiện nay như thé nào? Do có phải là một thực thé đơn nhất?Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến lòng tin xã hội của người Việt Nam? Câu trả lời

cho những câu hỏi nay vẫn là một khoảng trồng trong các nghiên cứu của Việt Nam.

Trang 9

Tác giả luận án là người tham gia vào công việc tư vấn xã hội cho nhiều dự

án phát triển tại Việt Nam Ngay từ những năm đầu tiên làm “nghề” của mình, tác

giả cũng đã từng tự đặt ra câu hỏi “vốn xã hội là gì mà tại sao Ngân hàng thế giới

họ lại quan tâm đến vấn đề vốn xã hội đến vậy, bang chứng là Ngân hàng thé giới

có cả một mảng rất lớn nghiên cứu liên quan đến vốn xã hội bên cạnh mảng nghiêncứu về giới, về dân tộc thiểu số, đói nghèo ?” Câu hỏi này vẫn thường đi theo tácgiả trong những năm tháng tham gia các dự án phát triển ở nhiều tỉnh, thành phố

trong cả nước, cũng như có thời gian được tiếp xúc với nhiều người Việt Nam ở cácmiền đất nước Đặc biệt khi tham gia vào công tác thông tin — giáo dục — truyền

thông, tác giả nhận thấy, bất kỳ cán bộ cấp xã hay cấp thôn nào cũng nhẫn mạnhđến công tác tuyên truyền, va song song với nó là việc củng có lòng tin của ngườidân Bên cạnh đó, người ta cũng luôn nỗ lực cố gắng mở rộng các quan hệ xã hộicủa mình Nhưng liệu có mở rộng được mạng lưới quan hệ xã hội của mình nếukhông đặt vấn đề xây dựng lòng tin xã hội?

Ngoài ra, tác giả được tham gia chuẩn bị và thực hiện đề tài “Sự hình thành

và phát triển Vốn xã hội ở Việt Nam” Khi tìm hiểu và tiếp xúc các tài liệu liên

quan đến Vốn xã hội, tác giả thấy rằng, khi nhắc đến vốn xã hội, các tác giả nghiêncứu trước đều nhắc đến lòng tin xã hội, cho dù là ít, và họ coi đây là một thành tốquan trọng của von xã hội Nhưng các tài liệu liên quan đến lòng tin xã hội tại Việt

Nam lại rất hạn chế, đặc biệt là các nghiên cứu tìm hiểu về lòng tin của người Việt

Nam ở quy mô cả nước Chính việc tham gia vào đề tài là một cơ hội được tiếp cận

với một nguồn dữ liệu nghiên cứu phong phú về vốn xã hội nói chung và lòng tin xã

hội nói riêng của người Việt Nam.

Chính những lý do này đã thôi thúc tác giả tìm hiểu về lòng tin xã hội củangười Việt Nam nhằm đóng góp một phan lấp khoảng trồng về lòng tin xã hội nói

riêng, và bô sung thêm vào các nghiên cứu về vôn xã hội tại Việt Nam nói chung.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận án này, tác giả sẽ tập trung đi nghiêncứu mỗi quan hệ giữa chủ thé và khách thé và một phan mối quan hệ chủ thé và đốitượng của lòng tin trong cấu trúc tam giác đạc bao gồm ba yếu tố có tác động qua

5

Trang 10

lại lẫn nhau trong cấu trúc sự kiện lòng tin Dù luận án này chưa thể giải thích hết

các chiêu cạnh trong môi quan hệ bên trong câu trúc của sự kiện lòng tin, nhưng nghiên cứu này là một hướng đê tác giả và những người nghiên cứu quan tâm đên

lòng tin xã hội sau này có thê tiếp tục phát triển và mở rộng thêm

2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu nhăm tìm kiêm quy luật của các yêu tô ảnh hưởng đên

lòng tin xã hội của người Việt Nam.

Dé nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng tin xã hội — mà trong trườnghợp này là mối quan hệ giữa chủ thé và khách thé của lòng tin xã hội, tác giả sẽ đi

tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin xã hội Tuy nhiên, nếu chỉ

tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin xã hội thì có thé lai bỏ qua matnhững yếu tô ảnh hưởng một cách gián tiếp đến lòng tin xã hội Với giả định răngkhách thé của lòng tin xã hội là một cau trúc đa thành tố, các thành tố có mối liên hệvới nhau và có mối liên hệ chặt chẽ với cấu trúc chung của lòng tin xã hội, do đó, cóthể xảy ra trường hợp có những yếu tố bên ngoài chi thể hiện sự ảnh hưởng trực tiếpđến các thành tố của lòng tin xã hội mà không thé hiện sự ảnh hưởng này đến lòng

tin xã hội Nhưng rõ ràng, một yếu tố khiến một thành tố lòng tin thay đổi thì nó

cũng kéo theo sự thay đổi của lòng tin xã hội chung Trên cơ sở đó, nghiên cứuhướng đên các mục tiêu sau:

- Do lường thực trạng lòng tin xã hội của người Việt Nam.

- Xem xét mối quan hệ giữa các thành tố trong cau trúc khách thé lòng tin và củamỗi quan hệ của từng thành tố với cau trúc chung

- Xem xét mối liên hệ giữa lòng tin xã hội và khoảng cách xã hội

- Đánh giá các yếu tổ thuộc nhóm cá nhân, gia đình và cộng đồng/xã hội ảnhhưởng đến mối quan hệ giữa chủ thé và khách thé của lòng tin xã hội Từ đó,nghiên cứu chỉ ra nhóm yếu tô quy định lòng tin xã hội của người Việt Nam

- Xem xét sự ảnh hưởng của một số thiết chế xã hội đến lòng tin xã hội của người

Việt Nam, đặc biệt là mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và lòng tin

Trang 11

3 Đối tượng nghiên cứu

Đôi tượng nghiên cứu là câu trúc lòng tin xã hội của người Việt Nam và các

yếu tô ảnh hưởng đến lòng tin xã hội của người Việt Nam

4 Phạm vỉ nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2011 đến 2015 trên một số tỉnh/thành phó

tại Việt Nam Một phần dữ liệu phục vụ cho luận án thuộc đề tài “Sự hình thành vàphát triển Vốn xã hội ở Việt Nam” - do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệquốc gia tài trợ, và PGS.TS Nguyễn Quý Thanh là chủ nhiệm đề tài

Bên cạnh đó, luận án này tập trung vào xem xét cau trúc của sự kiện lòng tin

xã hội từ góc độ quan hệ giữa chủ thể (ai tin) và khách thể (tin vào ai) và một phần

mỗi quan hệ giữa chủ thé và đối tượng lòng tin (tin cái gì), còn quan hệ khách thé

và đối tượng lòng tin chưa được phân tích và nghiên cứu sâu trong luận án này

5 Y nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

5.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài làm rõ cấu trúc của lòng tin xã hội và làm rõ cơ chế ảnh hưởng đếnlòng tin xã hội, từ đó tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện lý thuyết về lòng tin xã hội nóiriêng và vốn xã hội nói chung

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Lòng tin là thành tố của vốn xã hội Trong đó vốn xã hội cùng với kinh tế,văn hóa, hướng đến phát triển bền vững Các phát hiện trong luận án góp phần đềxuất chính sách xây dựng và phát triển lòng tin xã hội của người Việt Nam

Trang 12

6 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

6.1 Cau hỏi nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trước đây đã thực hiện và thực tế

nghiên cứu của các nghiên cứu về lòng tin xã hội tại Việt Nam, trong nghiên cứu này,tác giả đặt ra hai câu hỏi nghiên cứu chính:

- _ Cấu trúc lòng tin xã hội của người Việt Nam như thé nào?

- Yéu tô nào ảnh hưởng đên lòng tin xã hội của người Việt Nam?

6.2 Giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu đặt ra hai giả thuyết chính liên quan đến câu hỏi nghiên cứu, trongmỗi giả thuyết chính lại có những giả thuyết phụ kèm theo nhằm nhiệm vụ chứngminh từng phan trong giả thuyết chính

Giả thuyết chính HI: Lòng tin xã hội là một cấu trúc đa thành tố, các thành tố

có mối liên hệ với nhau và có mối liên hệ ở mức độ khác nhau với lòng tin xã hội

- H1.1: Lòng tin xã hội không phải là một thực thé đơn nhất mà là một cấu trúc

đa thành tố, các thành tố lại được tạo thành từ các lòng tin cơ bản là các lòngtin vào người khác cụ thé và người khác được khái quát hóa

- H1.2: Các thành tố trong lòng tin xã hội có mối liên hệ với nhau và với tổng

thể lòng tin xã hội, nhưng mức độ quan hệ với lòng tin tổng thé lại khác nhau

Giả thuyết chính H2: Với sự kiểm soát của các yếu tố thuộc đặc điểm cá nhân,

các yếu tố cộng đồng và gia đình/xã hội có ảnh hưởng không đồng nhất đến lòng tin

xã hội Tuy nhiên, các yếu tố thuộc nhóm cộng déng/ xã hội là nhóm yếu tô có ảnhhưởng lớn nhất tới lòng tin xã hội so với nhóm yếu tố gia đình

- H2.1: Tính cô kết cộng đồng càng cao, lòng tin xã hội càng lớn;

- H2.2: Quy mô và đặc điểm của gia đình, đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng

không nhat quán đên lòng tin xã hội;

- H2.3: Sự vận hành của các truyền thông đại chúng và các thiết chế xã hội có

ảnh hưởng dén lòng tin xã hội.

Trang 13

CHƯƠNG 1 : TONG QUAN

1.1 Tổng quan nghiên cứu về lòng tin xã hội

Từ thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ trước, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội cónhững nghiên cứu về lòng tin xã hội ở những chiều cạnh và lĩnh vực khác nhau.Trong phan tông quan, tác giả sẽ di xem xét các nghiên cứu về lòng tin xã hội ở các

góc độ: các quan điểm về lòng tin xã hội (định nghĩa, khái niệm và cách thức tiếp

cận); ban chất của lòng tin; các phương pháp do lòng tin xã hội; các yếu tô ảnhhưởng/quy định lòng tin xã hội; các hệ quả của lòng tin xã hội.

1.1.1 Các quan diém và cách tiép cận về lòng tin xã hội

Các ngành khoa học thường đề cập đến lòng tin xã hội và tầm quan trọng của

nó là: kinh tế học, tâm lý học, chính trị học và xã hội học Tuy nhiên, khi nghiên cứu

về lòng tin xã hội, các ngành khoa học này đều xem xét lòng tin bắt nguồn từ quanđiểm triết học, coi nó như một ý thức xã hội, nó phản ánh thực tế xã hội, và chính bối

cảnh xã hội và tồn tại xã hội quy định lòng tin xã hội

Kinh tế học thường coi lòng tin là thứ chất xúc tác cho các hoạt động kinh tếđược thực hiện dễ dàng Nhà kinh tế học Hardin coi lòng tin là một hàng hóa tượngtrưng (symbolic commodity) [Hardin trong Misztal, 1996], con Misztal [1996] lạicho rang lòng tin là sự cần thiết chung cho sự thành công của nền kinh tế thị trường

Cùng với quan điểm của Miszta, Arrow [2000] cũng cho răng lòng tin giúp tăng

cường việc hợp tác giữa các cá nhân, mà đó là yếu tố quyết định dé thúc đây quátrình phát triển kinh tế Không năm ngoài quan điểm trên, Putnam [2000] và Krishna[2000] cũng coi lòng tin là thứ giúp cỗ máy thị trường hoạt động tốt thông qua sựtăng cường hop tác, củng cố quá trình trao đồi

Trong khi đó, chính trị học tập trung vào nghiên cứu lòng tin với chính quyền

và các thiết chế (truyền thông, hệ thống tòa án, ), và ảnh hưởng tích cực của lòng

Trang 14

tin với xã hội dân chủ qua việc tham gia bau cử và thực hiện các nghĩa vụ công dân đôi với nhà nước.

Còn các nhà tâm lý học lại tập trung định nghĩa lòng tin trong các phân tích ở

cấp độ cá nhân và nhấn mạnh vào các chủ đề như bản chất của tinh cách đáng tin,các quá trình ân sau thái độ tin tưởng, và làm thế nào xây dựng lòng tin ở trẻ em qua

quá trình xã hội hóa Như Lewis và Weigert [1985, tr.975] đã tổng kết, các nhà tâm

lý học thường sử dụng các cụm từ “lòng tin giữa các cá nhân” thay vì thuật ngữ

“lòng tin xã hội” Hầu hết các nghiên cứu tâm lý học dựa trên các nghiên cứu thí

nghiệm với quy mô mẫu nhỏ.

Đối với xã hội học, lòng tin lại được coi là điều kiện thúc đây các mối quan hệ

xã hội, hay là phương tiện để xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội [Michael,2001] Định nghĩa của Misztal [1996] cho rằng, lòng tin gồm việc tin vào hệ quả củahành động chủ ý của người khác có phù hop với suy đoán và mong đợi của chúng tahay không Khái niệm về lòng tin này như sự hỗ trợ bởi thực tế, các cá nhân lựa chọnhành động hay tương tác với người khác dựa trên mức độ tin tưởng mà họ đặt vào

người đó Thậm chí, Luhmann [1979] xem lòng tin như việc giúp suy giảm sự phức

tạp hay không chắc chăn Còn Lewis và Weigert [1985], việc suy giảm sự phức tạp ở

đây được thể hiện như một cơ chế sao chép cho phép các cá nhân thích nghỉ với các

tình huống không chắc chắn hoặc phức tạp mà họ đang ngày càng phải đối mặt trongcác xã hội hiện đại.

Cũng từ cách góc độ xã hội học, một số tác giả lại xem xét lòng tin xã hộitrong bối cảnh cụ thể hơn Như nhà xã hội học người Anh, Giddens, xem xét về lòngtin trong sự tương tác xã hội Ong cho rằng lòng tin là phương tiện làm 6n định cácmối quan hệ tương tác giữa con người với nhau Tin cậy vào một người khác là cóthể tin rằng người này sẽ có một loạt những phản ứng mà mình mong đợi [Giddens,1994] Như vậy, nhờ có lòng tin, tính “có thể dự đoán được” của hành động sẽ tănglên từ phía các chủ thé tham gia tương tác cũng như từ phía “người quan sát” Trongkhi đó, Castelfranchi và Falcone [1999] lại xem xét lòng tin từ cách tiếp cận nhận

10

Trang 15

thức, khi lòng tin xã hội được xem như một yếu tổ tinh than, thái độ và quan hệ xãhội Ở đây, sự “tin tưởng” được xem như một sự “đánh cược” vao một quan hệ, va

do vậy, sự “tin tưởng” cũng luôn bao hàm cả những rủi ro Tác giả phân tích sâu hơn

về hình thức của lòng tin xã hội, dựa trên thuyết duy lý và cụ thể là trên cơ sở đạođức, danh tiếng, vi thế trong tổ chức và chính quyền (lòng tin giữa ba bên) Theo đó,

có thé tăng cường lòng tin của chúng ta bằng cách tác động vào các yếu tố như sự

cam kết, các hợp đồng và yếu tô tham gia của chính quyền Cũng phải nói rằng, theotác gia Weigert và Lewis [1985, tr.972], các nhà xã hội học xem các chiều cạnh nhậnthức, cảm xúc và hành vi của lòng tin xã hội là riêng rẽ và phân biệt chi cho mụcđích phân tích nó Còn trong các tình huống thực tế, các chiều cạnh này liên quanđến nhau và khó có thể tách biệt được

Mặc dù cũng coi lòng tin xã hội là thứ đem lại hệ quả tốt đẹp, nhưng khác vớicách tiếp cận lòng tin xã hội từ tâm lý học và kinh tế học, theo Weigert và Lewis

[1985, tr 968], các nha xã hội hoc xem xét lòng tin xã hội như là “sự kiện xã hội”

(social fact) bắt nguồn từ nhóm, từ xã hội nhiều hơn là từ cá nhân hay hành vi của cánhân Khi đó, lòng tin xã hội được xem như một vật sở hữu gắn liền với các quan hệ

xã hội xảy ra giữa con người Trần Hữu Quang [2006] bé sung thêm nhận định này

khi cho rằng, nguồn gốc của lòng tin xã hội không phải xuất phát từ lòng tốt hay từthiện ý chủ quan của cá nhân mà nó tôn tại trên nền tảng các quy ước và chuẩn mực

xã hội trong khuôn khổ của những định chế xã hội nhất định

Tuy nhiên, sự tách biệt giữa các ngành các ngành khoa học trong việc xem xét

lòng tin xã hội là rất khó khăn Ví dụ, như Putnam [2000] đề cập đến việc giải thích

xu hướng xã hội (mang tính chính trị) nhưng ông lại hướng đến việc xem xét suygiảm cam kết công dân (civic commitment) dưới sự tác động của các yếu tố như đôthị hóa vùng ven, sự tham gia lao động của phụ nữ, tiền tệ, áp lực thời gian, sự phát

triển của công nghệ và vô tuyến truyền hình — đây lại là những thứ liên quan nhiều

đến xã hội học hơn là chính trị học Do vậy, các nhà khoa học thường sử dụng cách

tiếp cận đa ngành đề xem xét lòng tin xã hội

11

Trang 16

Du vậy, từ góc độ nào, các nhà khoa học đều có xu hướng thừa nhận rằng, lòng tin xã hội ảnh hưởng tích cực lên cá nhân, cộng đồng, nơi làm việc, tổ chức, hay

thậm chí cả quốc gia Mà điển hình như Rotter [Rotter, 1980, tr.1] coi lòng tin xã hội

là biến số quan trọng ảnh hưởng đến các mối quan hệ của con người ở các cấp độ, từ

cá nhân, nhóm đến cộng đồng, xã hội, từ mối quan hệ giữa chính phủ với công dân,

người mua và người bán, bệnh nhân va bác sĩ, bô mẹ va con cái,

1.1.2 Bản chất và chức năng của lòng tin xã hội

Vậy bản chất của lòng tin là gì? Các tác giả trong các nghiên cứu về lòng tin

cũng có đưa ra những nhận định khác nhau về bản chất của lòng tin Lòng tin đượcxem như là trạng thái mong đợi phù hợp với hành động và mục đích của người khác.

Vi dụ như lòng tin được coi là cơ sở cho hành vi mang tính mao hiểm của cá nhân[Coleman, 1988], sự hợp tác [Gambetta, 1988], giảm sự phức tạp xã hội [Luhmann,1979], trật tự xã hội [Mistal, 1996], vốn xã hội [Coleman, 1988], [Putnam, 1995],

Nhà nghiên cứu Mollering [2001] người Đức đã nghiên cứu các tác phẩm của

Simmel (dựa vào các văn bản tiếng Đức) cho thay Simmel là một trong các tác giả có

dé cập đến van đề lòng tin (trust) ngay từ những năm cuối của thế kỷ 19, đầu thé kỷ

20 Từ những tư tưởng này của Simmel, rất nhiều các tác giả sau đó đã phát triển cácnghiên cứu về lòng tin theo hướng kê thừa va mở rộng.

Theo Mollering [2001], những nhà nghiên cứu về lòng tin xã hội gần đâythường ít đề cập đến những đóng góp của Simmel về lòng tin Điều này có thể doSimmel không mấy khi thể hiện sự quan tâm rõ ràng và xuyên suốt trong các tácphẩm của ông về khái niệm này Những ý tưởng của ông về lòng tin được tìm trong

ba đoạn văn ngắn, một đoạn trong tác phẩm Philosophie de Geldes (Triết lý về tiền)

(1900), hai đoạn trong tác phẩm Soziologie (Xã hội học) (1908) với độ dài khôngquá mười trang Ấy vậy mà, những đoạn văn này lại khiến người ta liên tưởng vànhấn mạnh vào kiểu cách tiêu biểu của trường phái Simmel, như chức năng của longtin Ông tuyên bố mạnh mẽ nhất về ý nghĩa của lòng tin khi nói rằng “nếu con ngườikhông có lòng tin với nhau, bản thân xã hội sẽ tan rã” hay gọi lòng tin là “một thứ

12

Trang 17

sức mạnh nhân tạo quan trọng nhất trong xã hội” Đối với cá nhân, chức năng của

lòng tin như “giả thuyết chắc chăn - cơ sở cho hành động thực tế” Do vậy, Simmelcoi lòng tin thể hiện một sức mạnh mà nó làm việc cho hoặc thông qua cá nhân,nhưng cùng lúc lại cho và thông qua sự hợp tác giữa con người nói chung Bản thân chức năng lòng tin cũng tự biêu lộ ở tât cả các câp độ xã hội.

Bên cạnh xem xét chức năng, các ý tưởng của Simmel còn xem xét bản chấtcủa lòng tin, như các thành tố tạo nên sức mạnh này Theo quan điểm của Simmel,lòng tin bao gồm hình thức yếu của nhận thức sâu sắc (weak form of intensiveknowledge) và niềm tin mang tính tôn giáo (quasi-regilious faith), đặc biệt còn cótính có đi — có lại (reciprocity) và nghĩa vụ đạo đức (moral obligation) Điểm chú ý ở

đây là có sự khác biệt giữa chức năng cứng đóng góp vào lòng tin (bao gồm hành vi

và việc duy trì sự cố kết xã hội) và những cơ sở mềm mà lòng tin xuất hiện Sự khácbiệt này là do Simmel nghỉ ngờ rằng liệu phải có một thứ gì khác trong lòng tin: một

yêu tô huyén bí mà ông coi giông như là niêm tin tôn giáo.

Một trong những tác giả coi Simmel như là một trong những người có quanđiểm đầu tiên về lòng tin là Niklas Luhmann Mặc dù Luhmamn chỉ sử dụng bốnđoạn trích chính từ các tác phẩm của Simmel [Luhmann, 1979] mà nội dung củachúng không liên quan đến lòng tin theo ý nghĩa mà Simmel nêu ra NhưngLuhmann chấp nhận việc coi lòng tin như “sự pha trộn giữa cái nhận thức và cáikhông nhận thức được” của Simmel Đặc biệt Luhmann đã nhấn mạnh trong cùng

một câu rằng “lòng tin luôn nằm ngoài các bằng chứng có sẵn”, nhưng ông lại không

đề cập rõ đến tư tưởng của Simmel về “nhận thức hạn chế” Quan trọng hơn,

Luhmamn lại không thừa nhận mối quan tâm của Simmel về thành tố niềm tin khôngđiều kiện [Mollering, 2001] Nhưng giống như Simmel, bí quyết của lòng tin là giảm

sự phức tạp xã hội thông qua việc khái quát hóa trong các hệ thống: “hệ thống thay

thé cái sẵn có bên trong bang cái sẵn có bên ngoài và như vậy sẽ tăng tính khoandung của cái không chắc chắn trong những mối quan hệ ở bên ngoài” [Luhmann,

1979, tr 26] Nếu đoạn văn chung từ bài luận của Luhmann đơn giản là lòng tin có

chức năng giảm tính phức tạp mang tính duy lý, thì sẽ khó dé đưa ra bat cứ sự giống

13

Trang 18

nhau nao với quan điêm cua Simmel vê “thành tô thêm vào niêm tin tôn giáo mang tính tâm lý — xã hội” Từ đó, Luhmamn làm rõ một điêm là lòng tin khác biệt đáng kê với su hi vọng hay niêm tin tôn giáo, trong đó nó phản ánh sự ngau nhiên hơn là việc

“không biết”

Helbert Frankel [1977] chú ý đến mối liên hệ giữa Simmel và Luhmann khi

xem xét khái niệm “pha trộn giữa cái nhận thức và cái không nhận thức được” Đáng

chú ý là ông liên kết quan điểm của Simmel và Luhmamn trong bối cảnh triết lý đồngtiền, đó là, trong lĩnh vực mà bản thân Luhmamn không đưa ra mối liên hệ Frankelquan tâm đến cả nhân tổ sự hiểu biết được khái quát và nhân tô khác trong lòng tin.Ông chấp nhận sự khác biệt giữa lòng tin cá nhân và lòng tin được khái quát hóa và

quan điểm rang lòng tin tồn tại ở “những nơi mà sự hiểu biết chính xác không sẵn

có” [Frankel trong Mollering, 2001].

Theo trật tự thời gian, dòng suy luận này đi từ Simmel tới Luhmamn và tớiFrankel Nó được tiếp nối bởi Lewis và Weigert Động lực chính của Lewis vàWeigert là coi lòng tin như một hiện tượng xã hội hoc hơn là hiện tượng tâm lý học.Bàn về van dé huyền bí của lòng tin như một hiện tượng “bắt đầu khi dự đoán kếtthúc”, Lewis và Weigert phân biệt giữa cơ sở nhận thức va cơ sở cảm xúc của lòngtin (thứ mà được đặt trong lòng tin mang tính hành vi) Do đó, họ chấp nhận kháiniệm “pha trộn giữa cái được nhận thức và cái không nhận thức được” nhưng thêmvào nhân tố cảm xúc mà thiếu nó lòng tin không xảy ra “lòng tin trong cuộc sốnghàng ngày là sự pha trộn của cảm xúc va suy nghĩ hợp lý” [Lewis và Weigert, 1985].

Lewis và Weigert đã đưa ra bản chất của lòng tin dựa vào ý tưởng của Simmel và

đưa ra thêm một nhân tố được gọi là cảm xúc Đó là phần kinh nghiệm đơn nhất vàcưỡng bức xã hội của lòng tin” Tất nhiên, với quan điểm này của Lewis và Weigert

đã kết hợp tư tưởng của Luhmann và làm lan tỏa mạnh hon quan điểm các thành tố

về sự hiểu biết quy nạp và niềm tin (faith)

Giddens sau đó cũng tiếp tục dòng tư tưởng của Simmel-Luhmann khi quantâm đến “sự hiểu biết hạn chế” và sự khác biệt hệ thống cá nhân Nhưng Giddens

14

Trang 19

không giống Luhmamn, đã trích dẫn từ đoạn mà Simmel nói về yếu tố tôn giáo tronglòng tin Ông chú ý răng, lòng tin trong đoạn trích chỉ được hiểu một phần và vẫncòn mơ hồ Giddens công nhận lòng tin khác với sự hiểu biết hạn chế như việc coi

“sự biến đổi của sự cam kết, mà tính chất của long tin không thay đổi” Trong xã hộitruyền thống, sự cam kết này như sự chấp nhận hoàn cảnh một cách bị động hay theothói quen nhiều hơn là sự chuyên biến về lòng tin Điều này gợi ý rằng, có một mốiliên hệ giữa nhân tố thêm vào ma Simmel đề cập với định nghĩa của Giddens VỀ sự

an toàn bản thé va lòng tin co bản [Giddens trong Morelling, 2001] Sự giải thích củaMisztal [1996] về tư tưởng của Simmel cũng tương tự như của Giddens, đặc biệt bànhắn mạnh tới thành tố niềm tin bên ngoài “bằng chứng xác thực” Blau và Fox đãxây dựng khái niệm lòng tin xa hơn nhưng lại không sử dụng quan điểm cụ thể củaSimmel về lòng tin

Tư tưởng về lòng tin của Simmel và những ảnh hưởng đến các nghiên cứu

sau này có thê mô tả bằng sơ đồ theo mốc thời gian từ những năm đầu của thế kỷ 20:

Trang 20

1.1.3 Cách do lòng tin xã hội được các nghiên cứu trước sử dụng

Cũng giống như vốn xã hội, cách thức đo lòng tin xã hội còn nhiều vấn đềchưa được thống nhất Putnam đã từng nói rằng “dù lòng tin được coi là trung tâmcủa lý thuyết về vốn xã hội, người ta mong đợi có những chỉ báo hành vi mạnh mẽ

về khuynh hướng của lòng tin xã hội (social trust) hay sự không tin (misanthropy).Nhưng tôi chưa từng thấy có cách đo nào như vậy.” [Putnam, 1995 trong Glaeser và

cộng sự, 2000] Điều này cho thấy, các cách đo lòng tin xã hội vẫn còn nhiều ý kiếntrái chiêu.

Hầu hết các khảo sát xã hội (điển hình là các cuộc Điều tra giá trị thế giới và

từ năm 1981 đến 2012) dé đo lòng tin xã hội đều sử dụng duy nhất một câu hỏi: “nóichung, bạn có cho rằng hầu hết mọi người có thể tin tưởng được hay bạn cần phải rấtthận trọng trong quan hệ với mọi người? 1- Hầu hết mọi nguoi có thể tin tưởng được;2- Cần phải rất thận trọng” [Hiệp hội Điều tra giá trị thế giới, 2000, 2005] Cuộc

khảo sát với quy mô trên 100 quốc gia/vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục trên toàn

thé giới, có cỡ mẫu trên 1000 người trong mỗi quốc gia Tỉ lệ người trả lời chọn

phương án “hầu hết mọi người có thé tin tưởng được” được xem xét dé đánh giá một

xã hội có chỉ số lòng tin xã hội cao hay thấp

Cuộc Điều tra gia tri thé giới được thực hiện tại Việt Nam từ năm 2000 va tiếnhành 5 năm một lần Trong đó, dé đo lòng tin xã hội vẫn sử dụng câu hỏi chung doKhảo sát giá trị thế giới xây dựng Đây có thê xem như những khảo sát thực nghiệm

quy mô lớn đầu tiên về vấn đề này ở Việt Nam Mặc dù câu hỏi đo lòng tin xã hội

theo các cuộc Điều tra giá trị thế giới này khá thú vị, nó tập trung vào mối quan hệgiữa chủ thé và khách thé trong cấu trúc của lòng tin xã hội, song nó lại mơ hồ haykhó diễn đạt Điều này giống như nhận định mà Putnam đã đưa ra về việc cách đolòng tin xã hội chưa đáp ứng được kỳ vọng khi ma lòng tin luôn được coi là trung

tâm của vôn xã hội.

Cũng sử dụng câu hỏi về lòng tin xã hội giông với các cuộc Điều tra giá tri thê giới, nhưng các cuộc điêu tra chat lượng cuộc sông người Châu Au [European

16

Trang 21

Quality of Life Survey, 2012] lại sử dụng phương ấn trả lời theo thang khoảng 10điểm: 1-10 điểm Trong đó, 1 điểm đánh giá là “cực kỳ thận trọng trong quan hệ vớimọi người” và 10 điểm là “hầu hết mọi người có thể tin tưởng được” Với thang đonày, kết quả nghiên cứu sẽ dễ dàng phân tích và xem xét mức độ lòng tin xã hội củangười Châu Âu như thé nao so với thang đo nhị phân như trong các cuộc điều tra giátrị thế giới.

Một cách đo lòng tin khác được các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Harvard và Viện công nghệ Massachusetts thực hiện năm 2000 với sự tham gia 258sinh viên đại học Harvard Việc đo lòng tin được thực hiện bằng cách thực hiện cácthí nghiệm qua việc thưởng tiền ở hai trò chơi [Glaeser, 2000]

Ở trò chơi thứ nhất, những người tham gia được chia thành những cặp haingười chơi và Ban tổ chức trao cho người chơi B 15 Đôla Mỹ Hai người chơi traođối với nhau qua hai thông điệp (1) Tôi hứa sẽ gửi trả cho A ít nhất một khoản ma Agửi cho tôi, ví dụ nếu A gửi cho tôi 4 Đôla, sau khi ban tổ chức gấp đôi số tiền này

cho tôi, tôi sẽ gửi trả lai cho A ít nhất 4 Déla; (2) Tôi không hứa gi với A A lựa chọn

có thể gửi hết, một ít hoặc không gửi gi trong số 15 Déla Mỹ cho B Ban tô chức sẽgấp đôi số tiền A gửi cho B B sẽ lựa chọn gửi trả lại tất cả, một ít hay không gửi trảlại gì cho A A tin B sẽ gửi trả lại một khoản tương ứng Cách này nhằm đo mức độtin tưởng với người lạ Tương tự, khoản tiền được trả lại để đo tính đáng tin của B

Trong trò chơi thứ hai, ban tổ chức cố ý đánh rơi tại một số địa điểm công

cộng trong khuôn viên trường đại học những phong bì, trong đó mỗi phong bì có 10

Đôla Mỹ có ghi tên người nhận Giá trị mà người có tên trên phong bì nhận được sẽ

đo sự đáng tin của người khác.

Với hai trò chơi này, theo Glaesser và cộng sự [Glaesser va cộng sự, 2000],

các nhà nghiên cứu đã xem xét sự ảnh hưởng của các đặc diém cá nhân, những kết nôi xã hội (social connections) và vi thê xã hội va von xã hội cá nhân ảnh hưởng đên

lòng tin và sự đáng tin cậy như thế nào, mà cụ thể ở đây các tác giả tập trung đo mối

17

Trang 22

quan hệ giữa chủ thé - khách thé và khách thể với đối tượng của lòng tin trong cấutrúc của lòng tin xã hội.

Một cách đo lường lòng tin khác nhưng có khuynh hướng thiên về phục vụcho khoa học chính trị, do các nghiên cứu bầu cử Quốc gia Mỹ (the American

National Election Studies — ANES) thực hiện hai năm một lần từ năm 1958 đến nay

Dé nghiên cứu lòng tin vào chính quyền, các nghiên cứu đã sử dụng câu hỏi “Bạn cóthé tin tưởng như thé nào vào những điều mà chính quyền Washington làm là đúng?

— Luôn luôn tin, hầu hết là tin, hay chỉ đôi khi tin” Theo Chanley [2002], với cách

đo này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự thay đổi lòng tin của người dân vàochính quyền Mỹ Trong đó, sự suy giảm lòng tin vào chính quyền đi kèm với việc

việc suy giảm tỉ lệ người dân xác định các vấn đề khủng bố, bảo vệ lãnh thổ và các

chính sách nước ngoài là những vấn đề quan trọng nhất mà nước Mỹ đang phải đốimặt Và những yếu tố như sự kiện khủng bố ngày 11/9 lại làm tăng lòng tin củangười dân vào chính quyền Tuy nhiên, với thang đo khoảng như vậy, thật khó đánhgiá lòng tin của người dân vào chính quyền Mỹ chính xác như thế nào, khi mà thang

đo không có ngay cả phương án “không bao giờ tin” Câu hỏi đo của các cuộc điều

tra lớn này mặc dù mang tính chính trị nhiều, nhưng nó lại thể hiện được mối quan

hệ ba bên chủ thé - khách thể - đối tượng trong cấu trúc của lòng tin

Mặc dù, những cách đo lòng tin xã hội như trên đã góp phan đáng ké trongviệc xem xét một số yếu tô ảnh hưởng đến lòng tin xã hội, cũng như so sánh sự khácbiệt lòng tin xã hội ở từng quốc gia, khu vực Nhưng không phải cách đo nào cũng là

những công cụ đo thực sự nhạy cảm dé có thé phát hiện các biểu hiện, cấp độ khác

nhau của lòng tin xã hội, cũng như có những phân tích cụ thể, sâu sắc hơn về lòng tin

xã hội Trong số các cách đo về lòng tin xã hội, cách đo mà cuộc điều tra chất lượng

cuộc sống của người Châu Âu sử dụng được xem là cách do mà dựa vào đó có théphân tích sâu hơn nham hiểu các đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến lòng tin xãhội Tuy nhiên, với câu hỏi về “người khác” (khách thê của lòng tin) nói chung như

vậy lại khiên việc xem xét và so sánh môi quan hệ của chủ thê với những cá

18

Trang 23

nhân/nhóm ngoài mình khó khăn hon, vì rõ ràng là, đôi với moi cá nhân, thì mức độ

và môi quan hệ với những người khác nhau đêu ở mức độ khác nhau.

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng của lòng tin xã hội

Có nhiều cách phân chia các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến lòng tin xã hội Như

các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard và học viện Công nghệ Massachusetts đã

phân các yếu tố ảnh hưởng thành ba nhóm: nhóm đặc điểm cá nhân, các liên kết xãhội (social connections) và các vi thế xã hội và vốn xã hội của cá nhân [Glaeser vàcộng sự, 2000] Hay Michael [2001] đã chia các yếu tố quy định lòng tin xã hộithành ba cấp độ: cá nhân, nhóm và cộng đồng/xã hội Có một vai tac gia đề cập đếnmột số yếu tố thuộc nhóm gia đình, nhưng chưa từng xếp các yếu tố này vào mộtnhóm khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến lòng tin xã hội Trong khi đó, với bốicảnh ở Việt Nam cũng như các nước Đông Á, sự ảnh hưởng và liên hệ qua lại giữa

cá nhân và gia đình là rất lớn Đặc biệt, quan hệ gia đình được coi là một nguồn vốn

xã hội quan trọng của cá nhân Vì vậy, kế thừa các tác giả đi trước và đặt trong bốicảnh của Việt Nam, trong nghiên cứu này chúng tôi chia các yếu t6 ảnh hưởng đếnlòng tin xã hội ở ba cấp độ: cấp độ cá nhân, cấp độ gia đình và cấp độ cộng đồng/ xãhội Việc phân chia các cấp độ này chỉ mang tính chất tương đối, vì bản thân cónhững yếu tổ (như yếu tố lối sống) có thé xếp vào yếu tô cá nhân, nhưng đồng thời

cũng có thê xêp vào yêu tô xã hội.

1.1.4.1 Các yêu tô thuộc nhóm yêu tô ca nhân

Yéu tô ảnh hưởng liên quan đên nhóm yêu tô thuộc đặc điêm cá nhân được rat nhiêu các tác gia dé cập đên.

Portes, Deylhey, Newton đưa ra nhận định rằng, các yếu tố thuộc về đặc điểm

cá nhân như giới, tudi, hoc van, nghé nghiệp, ly hôn được xem là ảnh hưởng đến sựgan kết và tham gia xã hội — yêu tố được xem là hệ quả của lòng tin [Halpern, 2005],[Hall, 1999], [Delhey & Newton, 2002], [Portes, 1998] Bên cạnh đó, có rất nhiềunhững nhận định của các nhà xã hội học liên quan đên nhóm yêu tô cá nhân như tính

19

Trang 24

cách, mức độ quen biết giữa các cá nhân, học vấn và hiểu biết xã hội có ảnh hưởngđến lòng tin xã hội như: Một người càng mạo hiểm thì người đó càng dễ tin ngườikhác [Hardin trong Cook, 2001, tr 14]; Bạn cảng tin vào người khác, người đó cảngtin vào bạn [Hardin trong Cook, 2001, tr 14]; Sự tương đồng giữa một cá nhân vànhững người khác về những đặc điểm cu thé càng lớn (giá tri, sở thích, nhân dang),

các cá nhân đó càng dễ tin tưởng nhau hơn [Nee và Sanders trong Cook, 2001, tr.

374]; Liên quan đến học van và hiểu biết xã hội, Yamagashi cho rằng những cá nhân

có sự hiểu biết càng thấp thì càng có xu hướng ít tin tưởng hơn [Yamagashi trongCook, 2001, tr.121]; Nhung Dalton trong nghiên cứu của mình [Dalton, 2005] lại chỉ

ra học vấn và vị thế xã hội lại có quan hệ theo chiều nghịch với lòng tin vào chính

quyền ở hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới ngoài Na-uy Một người càngquen biết người khác, anh ta càng dễ tin tưởng người đó hơn [Macy và Skvoretz,

1998, tr 639]; Các cá nhân trong mối quan hệ tương tác càng nhiều, họ càng dé tinngười khác hơn; Một người càng chắc chắn về người khác, anh ta càng có thể tin

tưởng người khác trong các mối quan hệ thân thiết [Sorrentino và cộng sự, 1995, tr,

319], [Kee và Knox, 1970, tr 359]; Một người càng tin rằng sự tin tưởng của anh ta

bị phản bội, anh ta càng trở nên ít tin tưởng người khác hơn [Deutsch, 1958, tr.279];

càng nhiều trao đổi giữa các cá nhân không dựa trên hợp đồng rõ ràng, họ càng tin

tưởng nhau hơn; Một người có tầm nhìn dài hạn, thì càng dé tin tưởng người khác

trong các mối quan hệ trao đôi [Molm, Peterson va Takahashi, 1999, tr 1396];

Những người càng tin rang ho biết động co của người khác, họ càng tin tưởng người

đó hon [Brickman trong Michael, 2001] Một số nghiên cứu tại Mỹ [Glaeser và cộng

sự, 2000, Pew Research, 2007] chi ra rằng những yếu tổ về đặc điểm cá nhân như

giới tính, màu đa, sinh viên năm thứ nhất không thể hiện có mối quan hệ tới lòng tin,trong khi đó những yếu tố này lại có ảnh hưởng đến tính đáng tin của chủ thé ở cácmức ý nghĩa thống kê khác nhau Yếu tố tuổi ít được dé cập là có mối liên hệ tuyếntính tới lòng tin, mà nó được xem như là có mối quan hệ phi tuyến tính với lòng tin,khi nghiên cứu tại Mỹ [Pew Research, 2007] cho rằng những người trung tuôi và cao

tudi có lòng tin cao hơn những người trẻ tuổi, nhưng lại không có sự khác biệt về lòng tin giữa nhóm người trung tuôi và cao tuổi Tương tự như vay, Dalton

20

Trang 25

[Dalton, 2005] cũng cho rằng, tuổi cũng không được xem là yếu tố có mối liên hệnhât quán đên lòng tin vào chính quyên ở các quôc gia khác nhau

Mặc dù có khá nhiêu tác giả đê cập đên sự ảnh hưởng của các yêu tô thuộc nhóm yêu tô cá nhân đên lòng tin xã hội, tuy nhiên, các tác giả phân tích các yêu tô

cá nhân một cách rời rac, và cũng chưa đê cập đên sự ảnh hưởng của mức độ hai lòng về cuộc sông cua ban thân cá nhân dén lòng tin xã hội như thê nao.

1.1.4.2 Các yếu tô thuộc nhóm yếu tổ gia đình

Có ít nghiên cứu dé cập đến các yếu té gia đình như là một nhóm yếu tố ảnh

hưởng đến lòng tin xã hội Trong khi gia đình là bối cảnh mà phần lớn con người lầnđầu tiên học cách tin tưởng người khác Các yêu tổ thuộc về gia đình như việc ly hôncủa bố mẹ được coi là ảnh hưởng đến lòng tin [Hall, 1999] Xét về chiều cạnh tâm lýhọc xã hội, Erikson trong bảy giai đoạn phát triển con người của mình nhận thấyrằng, một đứa trẻ hình thành cảm giác tin tưởng cơ bản vào chính nó và cũng như thếgiới bên ngoài thông qua các mối quan hệ độc lập và nhất quán với bố hoặc mẹ,

thông thường là mẹ [Erikson, 1963] Trai lai, nha tâm lý học Bowlby lại cho rằng,

lòng tin được hình thành từ sự gắn bó trong mối quan hệ giữa đứa trẻ và nhữngngười chăm sóc chúng đầu tiên, không nhất thiết phải là mẹ đẻ [Bowlby trongPiliavin và Charng, 1990, tr 41] Để xem xét một số yếu tố thuộc nhóm yếu tố gia

đình ảnh hưởng đến lòng tin, Glaeser [2000] đã sử dụng mô hình hồi quy với hai

biến độc lập liên quan đến gia đình của chủ thê nghiên cứu: (1) số giờ làm việc kiếm

tiền (có tương quan mạnh đến thu nhập gia đình thấp; và (2) bố của chủ thể có bằng

đại học hay không Kết quả là số giờ làm việc kiếm tiền có ảnh hưởng nghịch tớilòng tin ở mức ý nghĩa 10% và trình độ học van của bồ là đại học không ảnh hưởng

gì đến lòng tin của chủ thé Glaeser [2000] cũng không tìm thay mối liên hệ giữa

những người là “con một” có ảnh hưởng dén lòng tin xã hội của họ.

Nhìn chung, trong phạm vi tài liệu tiếp cận được, tác giả thấy có ít nghiên cứu

dé cập đến nhóm yếu tố gia đình khi đề cập đến mối quan hệ giữa các nhóm yếu tốgia đình với lòng tin xã hội.

21

Trang 26

1.1.4.3 Yếu tô thuộc nhóm yếu tổ cộng dong/ xã hội

Có nhiêu tác giả đê cập đên sự ảnh hưởng của các yêu tô thuộc nhóm cộng đông, xã hội đên lòng tin xã hội.

Putnam [2000] cho rằng việc thay đổi lối sống của người Mỹ chính là nguồngốc của việc suy giảm lòng tin Phân tích về sự thay đổi lối sống của ông tập trungvào bốn sự thay đổi lớn: những thứ liên quan đến áp lực thời gian và tiền bạc; nhữngthay đổi liên quan đến việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào sức lao động; cácthay đôi liên quan đến đô thị hóa vùng ven, và sự gia tăng văn hóa sử dụng ô tô, ảnh

hưởng của công nghệ và truyền thông Con người ngày nay làm việc lâu và vất vả

hơn trong quá khứ, do đó họ có ít thời gian dành cho các hoạt động trong cộng đồngcủa họ hơn Nhưng một số bang chứng mà Putnam chi ra đối với một số người bậnrộn nhất, chính họ mới là người hoàn thành đầy đủ nhất nghĩa vụ công dân TheoPutnam [2000, tr.191] vẫn đề lo lắng về tiền bạc cũng thường được trích dẫn như lànguyên nhân suy giảm lòng tin Mặc dù, ngày càng nhiều người Mỹ nợ nan và đốimặt với phá sản, nhưng đó cũng chỉ giải thích một phần về việc suy giảm lòng tin.Trong khi đó, với phụ nữ, việc tham gia vào lực lượng lao động thực sự dem lại sựtham gia công dân nhiều hơn [Putnam, 2000, tr.202]

Sự di động nơi ở cũng liên quan đến việc suy giảm lòng tin xã hội Người Mỹ

là những người di động, và có lẽ di động nhiều hơn bat cứ người phương Tây nào (vi

dụ, trong số năm người Mỹ thì có một người thay đôi nơi ở hang năm [Putnam, 2000,

tr 205] Vì con người phải dành càng nhiều thời gian di chuyển bang ô tô dé đi làm

hay những nơi giải trí khác, thời gian họ dành cho các hoạt động tham gia công dân

càng ít đi [Putnam, 2000, tr 212] Putnam cũng cho rằng, do ảnh hưởng của truyềnhình vươn rộng thậm chí đến cả khu vực nông thôn và khu vực thu nhập thấp trongthành phố, một hình thức giải trí mới nổi lên và lấn at hầu hết những người Mỹ -người ta sẽ không cần thiết phải liên quan đến nhau theo cách trao đổi trực tiếp, mặt

đối mặt Do đó, truyền hình đóng góp vào việc cá nhân hóa thời gian rỗi và day cá

nhân khỏi cộng đồng và các hoạt động công dân Với lý do này, truyền hình và công

22

Trang 27

nghệ được xem là một trong những tác nhân chính làm suy giảm lòng tin xã hội[Putnam, 2000, tr 237] Trong một tác phẩm khác, Putnam [2000] cũng cho rằngmột cá nhân xem truyền hình càng nhiều và càng là nạn nhân của tội phạm, thìanh/cô ta cũng it tin tưởng người khác hon.

Một trong những yếu tố khác được cho là nhân tố chính ảnh hưởng đến lòng

tin đó là quy mô của tổ chức xã hội Trong một quy mô tổ chức nhỏ như gia đình haycộng đồng nhỏ, lòng tin dé hình thành và phát triển Ngược lại trong những tô chứccon người quy mô lớn như thành phố, khó để phát triển và duy trì lòng tin xã hội[Putnam, 2000, tr 205] Cùng suy nghĩ cua Putnam, Knight [trong Cook, 2001, tr.

361] cho rằng khi quy mô của tổ chức càng lớn thì tính đa dạng càng tăng, tính đadạng trong một xã hội càng lớn, thì lòng tin càng giảm Cụ thể hơn, Rice và Steele

[2001, tr 406] cho răng sự đa dạng về tộc người trong một cộng đồng càng lớn, thi

lòng tin càng giảm Tác giả Nguyễn Thị Minh Phương [201 1] cũng đưa ra nhận định,

trong những cộng đồng có phần khép kín, lòng tin xã hội ổn định, vì tương tác mặtđối mặt hàng ngày khiến cho các thành viên dé dàng nhận ra nhau, và chính nhữngmối quan hệ bền chặt này khiến cho sự tin tưởng lẫn nhau lớn hơn Còn Stolle lại cho

thấy số lượng tô chức dân sự mà cá nhân tham gia càng lớn thi họ càng dé tin tưởng

hon [Stolle trong Cook, 2001, tr 374-392].

Ngoài ra, các yêu tố thuộc về môi trường, cộng đồng xã hội như thiết kế nhà ở

ở khu vực đô thị, cách bồ trí hàng rào ở khu vực nông thôn [Halpern, 2005], hệ thốngphúc lợi xã hội đều được coi là ảnh hưởng đến sự tương tác giữa các cá nhân và lòng

tin giữa con người [Woolcock, 2001].

Delhey và Newton [2002] đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến lòng tin

và kiêm chứng bằng nghiên cứu thực nghiệm ở 6 quốc gia Các ông đã đề xuất 6 giảthuyết chính về những yếu tô ảnh hưởng đến lòng tin xã hội (bao gồm hiệp hội tựnguyện và mạng xã hội, cộng đồng, điều kiện xã hội, nhân khâu học, tính cách cá

nhân, thành công và hạnh phúc) Kết quả đã chứng minh 3 giả thuyết (hiệp hội tự

23

Trang 28

nguyện và mạng xã hội, điều kiện xã hội, thành công và hạnh phúc) có thể dùngtrong giải thích về nguồn gốc của lòng tin.

Trong một chiều cạnh khác về những yếu tố ảnh hưởng đến lòng tin, Lewis và

Weigert [1985] đã chỉ rõ các cá nhân có xu hướng tin tưởng người khác bởi vi họ

quen biết những người đó Nhưng, tại sao chúng ta lại tin người lạ, những người mà

chúng ta không biết? Chúng ta thường tin người khác mà không nhất thiết phải biếtmoi thứ về họ Trong tình thuống này, chúng ta đơn giản là tin vào tinh đáng tin Tuy

nhiên, Hearn [1997, tr 36, 98] lại lập luận rằng, chúng ta dễ tin hơn vào một người

nao đó mà chúng ta không biết, nếu người đó sống/làm việc tại một nơi tuân thủnhững chuẩn mực cao về tương tác xã hội, hay là tại nơi có sự đáng tin tưởng Ví dụ,chúng ta có thể tin tưởng một vị Bộ trưởng nào đó, cho dù thậm chí đây là ngườichúng ta hoàn toàn không quen biết Nhưng, bởi vì người này lại làm việc trong bốicảnh thể chế đã được biết rất rõ và đáng tin Chúng ta cũng có thể tin vào một người

lạ nếu những người khác mà chúng ta biết đảm bảo cho anh ta hay đưa ra một số điềukiện hợp pháp hóa cho tính đáng tin của anh ta Theo cách đó, lòng tin giữa các cánhân chuyên thành lòng tin xã hội được khái quát

Một nghiên cứu mang tính chính trị nhiều hơn, đã tìm yếu tố khiến lòng tinvào chính quyền Mỹ sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 tăng lên đáng kể Putnam[trong Chanley, 2002] đã chỉ ra rằng, chính sự chú ý của người dân đến các vấn đề

quốc tế càng lớn (khủng bố, an ninh bảo vệ quốc gia) thì lòng tin vào chính quyềncàng tăng Băng chứng nữa cho thấy, cuộc trưng cầu ý kiến về lòng tin đối với chínhquyền vào tháng 10, 11, 12/2001 cũng chỉ ra rằng, sự suy giảm lòng tin vào chính

quyền đi kèm với việc việc suy giảm tỉ lệ người dân xác định các van đề khủng bó,bảo vệ lãnh thổ và các chính sách nước ngoài là những vấn đề quan trọng nhất mànước Mỹ đang phải đối mặt Tất nhiên, nếu không có sự kiện ngày 11/9, thì những

yếu tố như sự phê chuẩn của tổng thống, sự hài lòng của người dân với nền kinh tế,mối quan tâm của dân chúng về tội phạm, các vụ bê bối chính trị và tham nhũng thể

hiện sự ảnh hưởng đến lòng tin với chính quyền cũng mạnh như các yếu tố an ninhquôc gia và các chính sách nước ngoài.

24

Trang 29

Glaeser và cộng sự [Glaeser và cộng sự, 2000] đã chỉ ra những yếu tố mangtính kết nối xã hội (social connection) lại có ảnh hưởng đến lòng tin đối với người lạ(mà trong nghiên cứu này là số tiền mà người gửi gửi cho người nhận) Những yếu tố

đó như số tháng kể từ lần gặp đầu tiên (thời gian quen biết), số bạn chung có ảnhhưởng theo chiều thuận đến lòng tin đối với người lạ Còn những yếu tố như sự khác

biệt về quốc tịch, người gửi là người da trắng vàngười nhận không phải là người da

trang, người gửi không phải là người da trang và người nhận là người da trắng, ngườigửi và người nhận déu không phải là người da trắng có xu hướng anh hưởng nghịchđến lòng tin đối với người lạ, nhưng sự ảnh hưởng này không có ý nghĩa về mặtthống kê Bên cạnh đó, Glaeser cũng đề cập đến sự ảnh hưởng của các yếu tố khácnhư số lượng bạn thân, có bạn tình trong 5 năm gần đây hay không, lượng bia uốngtrong một tuần tới lòng tin xã hội (để đo mối quan hệ xã hội của cá nhân) Trong đó,

số lượng bạn thân có ảnh hưởng có ý nghĩa theo chiều nghịch đến lòng tin xã hội cho

dù mức độ ảnh hưởng không mạnh; việc có bạn tình trong 5 năm gần đây hay không,lượng bia uống trong một tuần không có ảnh hưởng có ý nghĩa đến lòng tin

Những nghiên cứu có liên quan đến những yếu tố ảnh hưởng thuộc cấp độ

cộng đồng, xã hội tương đối đa dạng ở những khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, các

tác giả lại chưa nghiên cứu đến mức độ cảm nhận tính đoàn kết trong cộng đồng của

cá nhân ảnh hưởng như thê nào đên lòng tin xã hội của môi cá nhân trong xã hội ây.

1.1.5 Hệ quả của lòng tin xã hội

Một trong những vấn đề các tác giả thường đề cập khi nghiên cứu về lòng tin

xã hội là hệ quả của nó, hay chính là kết quả của lòng tin Hầu hết các tác giả đều

nhận định rằng, lòng tin xã hội có ảnh hưởng có lợi đến cá nhân, cộng đồng, nơi làm

việc, các thê chế và thậm chí là đối với quốc gia Lòng tin khiến người ta khỏe mạnhhơn, hạnh phúc hơn va dễ chịu hơn Nó giúp con người xây dựng những mối liên hệ

có ý nghĩa với người khác, mà từ đó họ có thể tiếp cận với công việc, những thôngtin về cơ hội việc làm, tiền bạc, tình bạn, sự hỗ trợ về mặt xã hội và đạo đức, sựchăm sóc, đi lại, sức khỏe thể chất và tinh thần và thậm chí là các quan điểm ủng hộ

25

Trang 30

chính trị [Putnam, 2000] Nếu lòng tin xã hội ở mức cao, thì điều này có lợi cho sựphát triển và thịnh vượng của xã hội qua từng mặt khác nhau: chính tri, kinh tế và xãhội Trong phần này, chúng tôi cũng xem xét hệ quả của lòng tin xã hội từ góc độ cáckhoa học liên ngành, theo từng vấn đề cụ thê.

1.1.5.1 Lòng tin xã hội và sự tham gia công dân

Một trong những khái niệm về lòng tin mà các nhà khoa học hay đề cập đếnkhi xét hệ quả của lòng tin xã hội là lòng tin vào chính quyền (trust in government).Mặc dù, các tác giả cũng thừa nhận rằng, mối quan hệ chung giữa hai thành phần làlòng tin xã hội va lòng tin vào chính quyền là một van đề phức tạp, nghiên cứu của

Brehm và Rahn [1997] chỉ ra rang có tương quan rõ ràng giữa hai thành phan nay.

Lòng tin giúp con người hợp tác và chia sẻ nhiều hơn Lòng tin giúp conngười cho rằng chính trị là công bằng, từ đó người dân tham gia bầu cử nhiều hơn,điều này cảng thể hiện sự dân chủ của một xã hội, thể hiện sự tin tưởng của người

dân vào các thé chế điều hành và các cơ chế xây dựng các tiêu chuan xã hội Theo

Hearn, lòng tin suy giảm sẽ làm tăng sự lãnh cảm chính trị, điều này dẫn đến việc đitham gia bầu cử thấp Ngược lại, lòng tin xã hội tăng sẽ là yếu tố việc tham gia vàohoạt động chính trị nhiều hơn — một trong những biểu hiện quan trọng là người dantích cực tham gia bầu cử [Hearn, 1997, tr 97]

1.1.5.2 Lòng tin xã hội và đoàn kết - trật tự xã hội

Cũng giống như sự tham gia xã hội, hầu hết các tác giả đếu cho rằng lòng tin

xã hội có vai trò tích cực trong việc tăng cường đoàn kết và trật tự xã hội.

Xã hội có chỉ số tin tưởng cao có liên quan đến sự thịnh vượng của quốc gia,

sự thành công về kinh tế và các chỉ phí giao dịch kinh tế thấp Xã hội có lòng tin caocũng tạo ra những sản phẩm xã hội tích cực như giảm sự cần thiết của luật pháp,

giảm bớt chi phí và sự khoan dung giữa mọi người sẽ lớn hơn Trong các xã hội như

vậy, chúng ta càng dé dang hơn khi giải quyết các van dé tập thể [Putnam, 2000, tr

288] Do vậy, trật tự xã hội sẽ dé dàng được ổn định hơn Còn lòng tin đối với xã hội

26

Trang 31

càng giảm, cau trúc của tô chức xã hội sẽ càng có thứ bậc [Fukuyama, 1995, tr 25].Còn việc khủng hoảng lòng tin không chỉ đơn giản là mat tin tưởng vào định chế nhànước, mà còn mat lòng tin vào người khác nói chung và nghiêm trọng hơn là còn matlòng tin vào chính mình Tác giả Trần Hữu Quang [2006] cũng đưa ra nhận định vềviệc mất lòng tin xã hội khi phân tích hiện tượng vi phạm va vô kỷ luật trong văn hóa

giao thông là: lòng tin vào người khác bị giảm sút, khiến gia tăng tâm lý hoài nghi và

bất an; người ta không còn tin vào sự nghiêm minh của luật pháp, và từ đó tất nhiêngây ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội

Theo Cook [2001, tr.1], lòng tin xã hội là keo gắn kết để tạo ra sự hợp tác,

đoàn kết, và sự vị tha Còn Dasgupta [1988, tr.231] xem lòng tin là yếu tố cần thiết

để thực hiện chức năng én định xã hội va bảo đảm hạnh phúc cá nhân Pretty và

Ward [2001] lại cho rang lòng tin được củng cố và tăng cường thông qua các chế tàitrừng phạt đối với những người vi phạm các chuẩn mực xã hội hay những ngườikhông thực hiện các trách nhiệm của họ.

Bên cạnh việc đưa ra ảnh hưởng tích cực đến trật tự xã hội, Fukuyama [2003]còn chỉ rõ, việc thiếu lòng tin xã hội trong một xã hội phải đối mặt với vẫn đề bánkính tin tưởng của các nhóm cộng tác có xu hướng rất nhỏ Như bán kính tin tưởnggiới hạn trong gia đình, họ hàng dẫn đến chủ nghĩa gia đình, như ở khu vực Mỹ LaTinh (Colombia), Bankan và Trung Quốc, ảnh hưởng đến trật tự và sự phát triển của

xã hội nói chung.

1.1.5.3 Lòng tin xã hội và các giao dịch kinh tế

Trong khi các nhà xã hội học nhận định rằng “lòng tin đối với xã hội cũnggiống như hợp đồng đối với thị trường” [Hearn, 1997, tr 34] thì quan niệm về lòngtin đóng vai trò trong cuộc sông kinh tế dường như không được nhiều nhà kinh tế

quan tâm Nhưng sau một thời gian dài, các nhà kinh tế học cũng quan tâm đến lòngtin như một “hệ quả sản xuất mà không chú trọng giá cả”, đó như là tài sản đạo đức,

nó khiến cho trao đồi thị trường ít rủi ro và bớt không chắc chắn [Hearn, 1997]

27

Trang 32

Ngay ban thân Durkheim cũng đã ám chỉ vai trò lòng tin trong quan hệ vagiao dịch kinh tế “trong một hợp đồng, không phải cái gì cũng mang tính chất mộthợp đồng” [trong Trần Hữu Quang, 2006] Phát triển ý tưởng của Durkhiem, tác giảTran Hữu Quang [2006] đã nhắn mạnh đến “chữ tín” trong kinh doanh ở xã hội hiệnđại dựa trên nền tảng luật pháp và tình cảm.

Như vậy, thứ tưởng chừng như tách biệt và không liên quan gì đến việc traođổi hàng hóa và tiền tệ, lòng tin lại được các nhà kinh tế học rất quan tâm đến hiệuquả của nó đôi với các giao dịch va phát triên kinh tê.

1.1.5.4 Moi quan hệ giữa lòng tin xã hội và von xã hội

Ít khi nào lòng tin lại được nghiên cứu tách rời với vốn xã hội Nhiều tác giả

xem lòng tin và vốn xã hội có mối quan hệ hai chiều chặt chẽ Tức là, lòng tin vừa lànguyên nhân, vừa là kết quả của vốn xã hội Vi du, Woolcock cho rằng lòng tin làmột hệ quả của vốn xã hội [Woolcock, 2001] Trong khi đó, một số tác giả khác lạixem lòng tin là một trong các đặc tính của vốn xã hội [Coleman, 1988] Cote vaHealy tiếp cận theo cả hai chiều khi nhìn nhận về lòng tin và vốn xã hội [Cote vàHealy, 2001].

Nhiều sự quan tâm đặt ra về bản chất của vốn xã hội và các thành tố cấu thành

của vốn xã hội, và thành tố quan trong nhất luôn được xác định là lòng tin xã hội

[Fukuyama, 1995], [Hearn, 1997], [Portes trong Nguyễn Tuấn Anh, 201 1], [Putnam

trong Nguyễn Tuan Anh, 201 1]

Nhưng bên cạnh những hệ quả tốt đẹp mà lòng tin đem lại cho vốn xã hội như

là nguồn tạo ra sự vươn lên về kinh tế xã hội và phát triển kinh doanh với một số

nhóm, thì nó lại có tác động ngược lại với một số nhóm khác như những gia đình

mafia, đường dâu mại dâm hay tội phạm Điều này chúng ta cần phải xem xét bên

cạnh thay được lợi ich ma lòng tin mang lai trong việc phat triển vốn xã hội [Portes,2003].

28

Trang 33

Như vậy, hau hêt các tac giả khi nghiên cứu vê môi quan hệ giữa long tin xã hội va von xã hội đêu cho răng hai yêu tô này có quan hệ mật thiệt, va đây là môi quan hệ cùng chiêu, mà đa sô là đem lại chiêu hướng tích cực đôi với sự phát triên

của xã hội.

1.2 Những van đề đề tài luận án tập trung nghiên cứu

1.2.1 Những vấn dé các nghiên cứu trước còn tôn tại

So với các nghiên cứu về vốn xã hội, các nghiên cứu chuyên sâu về lòng tin

xã hội còn ở mức độ khiêm tốn Các nghiên cứu này phần nhiều coi lòng tin xã hộinhư là một phần đương nhiên trong vốn xã hội Các tác giả nghiên cứu đều rất coitrọng vai trò của lòng tin xã hội khi đặt nó là trung tâm của vốn xã hội, của sự thamgia công dân và đoàn kết xã hội, nhưng các nghiên cứu chuyên sâu về lòng tin xã hội

thì vẫn còn rất hạn chê.

Các nghiên cứu trước đây coi lòng tin là sự kiện xã hội (social fact), nhưng

chưa làm rõ cấu trúc của sự kiện lòng tin xã hội Khi nói đến lòng tin, cần thiết phảiđặt van đề về chủ thé, khách thê va đối tượng của lòng tin, hay chính là câu hỏi, “tinvào ai” và “tin vào cái gì” Mặc dù các tác giả nghiên cứu trước đều thừa nhận sự tồntại của “lòng tin xã hội”, và phân biệt lòng tin xã hội với các loại niềm tin khác, nhưniềm tin tôn giáo, niềm tin vào tương lai, v.v nhưng khái niệm “ai” ở đây vẫn chưađược chỉ rõ ràng Các khảo sát lớn và nghiên cứu lớn mới đề cập “ai” và “cái gì” ởđây là “mọi người”, “người lạ”, “người khác” nói chung Việc đề cập “ai” và “cái gì”chưa rõ ràng ở đây cũng khiên việc đo lòng tin xã hội trở nên khó khăn và mơ hô.

Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài có đề cập nhiều đến các chiều

cạnh ảnh hưởng của lòng tin xã hội, bản chất và nguồn gốc của lòng tin xã hội nhưng

các tác giả chưa bàn luận đến bên trong lòng tin xã hội là cái gì, liệu lòng tin xã hội

có phải là một thực thé đơn nhất hay không, hay bên trong nó cấu tạo như thé nào?Liệu những lòng tin cơ bản, lòng tin cụ thé ấy có ảnh hưởng như thé nào đến lòng tin

xã hội nói chung.

29

Trang 34

Bên cạnh đó, cũng có một số nghiên cứu đề cập đến các yếu tô ảnh hưởng đếnlòng tin xã hội cũng như các yếu tố quy định lòng tin xã hội, tuy nhiên việc phân tíchcác yếu tố ảnh hưởng đến lòng tin xã hội còn mang tính rời rạc và nhỏ lẻ, chưa tậptrung phân tích xem vậy làm thé nào dé tăng lòng tin xã hội từ khía cạnh cá nhân,

nhóm, gia đình và cộng đồng, xã hội Sự biến đổi của lòng tin xã hội cũng được đề

cập đến, cũng như đâu mới là yếu tố ảnh hưởng đến lòng tin xã hội khi các tác gia

đều coi rằng lòng tin xã hội không phải là biểu hiện của riêng cá nhân, mà bản thânlòng tin xã hội rõ ràng luôn được đặt trong khuôn khổ của chuẩn mực và quy tắc xãhội.

Ngoài ra, khi bàn luận đến lòng tin xã hội, các tác giả cũng chưa dựa trên một

lý thuyết nào rõ ràng dé phân tích lòng tin xã hội Hầu hết mới là những quan điểm

nhỏ lẻ và mang tính rời rac Một cách phô biến khi đề cập đến lòng tin xã hội, các tácgiả nghiên cứu lòng tin xã hội trong tông thể mối quan hệ với quan hệ xã hội vàmạng xã hội trong quá trình hình thành nên vốn xã hội Tuy nhiên, liệu việc chỉ đặtlòng tin xã hội trong vốn xã hội đã đầy đủ dé hiểu biết một cách rõ ràng về lòng tin

xã hội? Như đã chỉ ra ở trên, nếu chỉ nhìn từ các lý thuyết về vốn xã hội để xem xétlòng tin xã hội thì lòng tin xã hội vẫn chỉ được coi là thứ “đương nhiên tồn tại” để

hình thành nên vôn xã hội mà thôi.

Các nghiên cứu của các tác giả ở Việt Nam lẫn các nghiên cứu về lòng tin xã

hội tại Việt Nam nhìn chung vẫn còn rất hạn chế ké cả ở phương diện lý thuyết vàthực tiễn Cho đến hiện tại, chưa có nghiên cứu nảo chỉ rõ vậy lòng tin xã hội của

người Việt Nam như thế nào, nó được cấu tạo từ những niềm tin cơ bản nào trong đó,

và nó bị ảnh hưởng bởi những yếu tổ nào

1.2.2 Những van dé dé tài luận án tập trung nghiên cứu

Từ tông quan nghiên cứu các tài liệu nghiên cứu liên quan đên chủ đê lòng tin

xã hội trên thê giới và trong nước, câu hỏi nghiên cứu đặt ra cho luận án ở đây là:

“Vậy lòng tin xã hội của người Việt Nam như thế nào? Và, đâu là yếu tố nào ảnh

30

Trang 35

hưởng đên lòng tin xã hội của người Việt Nam?” Dé tra lời cho câu hỏi nghiên cứu,

đê tài luận án tập trung nghiên cứu đê làm rõ các vân đê sau:

Lòng tin xã hội được xem như một sự kiện xã hội (social fact), tức là nó có thể là

biểu hiện của cá nhân, nhưng lại bị “cái xã hội” quy định, và do đó, lòng tin xã hội

không thể đặt ngoài các quan hệ xã hội Lòng tin xã hội như một giá trị xã hộinhưng gan với quan hệ xã hội, sự tham gia vào mang lưới xã hội dé tạo thành vốn

xã hội Do đó, xem xét lòng tin xã hội không thể tách rời các lý thuyết liên quanđên vôn xã hội và quan hệ xã hội.

Thứ nhất, khách thé của lòng tin (tin vào ai): tác giả sử dụng quan điểm về lòng

tin xã hội của các tác giả trước đã bàn luận, lòng tin ở đây là lòng tin vào người

khác, những người ngoài bản thân mình Tuy nhiên, lòng tin vào người khác ở đâykhông chỉ là đơn giản tin vào “người lạ” (stranger) như các Cuộc điều tra Giá trịThế giới hoặc một số nghiên cứu khác sử dụng Người khác ở đây được chia thànhhai cấp độ: lòng tin đối với những cá nhân, những con người được cụ thể hóa (có

thé quen biết hay không quen biết, có thể biết rõ như các thành viên trong gia đình

hay chưa bao giờ biết thông tin gì về người đó), và lòng tin vào những con ngườiđược khái quát hóa — thành những nhóm xã hội, tang lớp xã hội

Thứ hai, liệu lòng tin xã hội có phải là thực thé đơn nhất, không phải và không théphân chia nhỏ hơn được nữa? Trong nghiên cứu này, lòng tin xã hội ở đây được

coi không phải là một thực thé đơn nhất Mà lòng tin xã hội được coi giỗng như

một cấu trúc đa thành tố, được tạo từ những thành tố khác nhau Từng thành tố đólại được tạo từ những niềm tin cơ bản đối với cá nhân, nhóm, tầng lớp hay thiếtchế xã hôi, những niềm tin cơ bản có những đặc điểm tương đồng sẽ cũng trongmột thành tố Vì lòng tin xã hội được coi là một cấu trúc đa thành tố, nên các nó bịảnh hưởng bởi các thành tố bên trong Và các thành tố bên trong nó năm trong

một câu trúc tông thê cũng có sự ảnh hưởng và các môi liên hệ với nhau.

Thứ ba, nội dung hay đối tượng của lòng tin (tin vào cái gi): Có thé có nhiềuchiều cạnh phân tích lòng tin xã hội, có thể nhìn từ góc độ các thiết chế xã hội như

31

Trang 36

kinh tế, chính trị, giáo dục, v.v Tác gia lựa chọn đi phân tích lòng tin xã hội ở đây

là lòng tin vào hành thé (actor) — con người Vì chính họ là chủ thé tạo ra, vậnhành và thực hiện các hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo duc, v.v

Lòng tin vào hành thé chính là tin vào những hành d6ng/thé chế các chủ thé séthực hiện, hay đó chính là kỳ vọng vào những việc người khác sẽ làm Vậy trên cơ

sở nào mà mỗi người lại có những kỳ vọng đó? Đó chính là vai trò của con người

trong xã hội Những kỳ vọng đối với con người dựa trên vai trò của cá nhân trong

xã hội Lòng tin xã hội cao, chứng tỏ sự mong đợi vào việc thực hiện vai trò của các cá nhân, con người trong xã hội lớn Mà việc mong đợi đó hoàn toàn dựa trênthực tế, mỗi con người trong xã hội liệu có đảm nhận hay thực hiện tốt được vai

trò của mình hay không Hay nói cách khác, lòng tin xã hội cao thể hiện việc thực

hiện vai trò của các cá nhân, nhóm trong xã hội là tốt Do đó, nghiên cứu sẽ tiếpcận lòng tin xã hội với tư cách là một giá trị xã hội.

Cuối cùng, từ việc xem xét bản chất lòng tin xã hội, luận án sẽ xem xét các yếu to

ảnh hưởng đến lòng tin xã hội Lòng tin xã hội đặt trong bối cảnh của một xã hội

tổng thể, bao gồm các đặc điểm của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội Đặcbiệt, giả định rằng trong bối cảnh xã hội ở Việt Nam nói riêng và các quốc giaphương Đông nói riêng, sự ảnh hưởng và gắn kết với gia đình của các cá nhân vẫn

được coi là chặt chẽ hơn các quốc gia phương Tây, vậy mức độ ảnh hưởng của cácyếu tố về gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến lòng tin xã hội của người Việt

Nam? Hơn nữa, nếu coi lòng tin xã hội không phải là một thực thể đơn nhất, thì

liệu các thành tô của nó có bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài hay không? Các

yếu tố ảnh hưởng đến lòng tin xã hội nói chung và các thành tố của lòng tin xã hộinhư thé nào Các yếu tô này có thé ở nhiều nhóm, góc độ khác nhau, vậy, đâu làyếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến lòng tin xã hội, các yếu tố thuộc đặc điểm cá nhân,gia đình hay cộng đồng xã hội Việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng tin xãhội nhằm mục đích đưa ra những giải pháp để xây dựng hay củng cố lòng tin xã

hội, từ đó giúp phan làm tăng vốn xã hội

32

Trang 37

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

Lòng tin xã hội được đặt trong bối cảnh xã hội và được xem xét theo quanđiểm của Mác-xít, như nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duyvật, khi xem xét lòng tin xã hội như là một hiện tượng xã hội khách quan, tồn tạitrong mối liên hệ, ràng buộc, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau đối với sự vật hiện tượng

khác, hay giữa các mặt khác nhau của lòng tin xã hội Cách tiếp cận này trái ngược

Với quan điểm siêu hình, khi chỉ nhìn sự vật hiện tượng như một hiện tượng cá biệt,

mà không đặt trong bối cảnh tác động với các sự vật, hiện tượng khác Từ cách tiếpcận lòng tin xã hội theo quan điểm duy vật biện chứng, tác giả làm rõ cách tiếp cậnkhái niệm “lòng tin xã hội”, phân tích cấu trúc của lòng tin xã hội, và xem xét các

yếu tô ảnh hưởng đến lòng tin xã hội

Từ góc độ triết học, long tin xã hội là một ý thức xã hội, nó phản anh ton tại

xã hội, thực tại xã hội;và chính thực tại xã hội quy định lòng tin xã hội Nói cáchkhác, lòng tin xã hội là ý thức xã hội đặt trong một bối cảnh xã hội nhất định Từ góc

độ xã hội học, hầu hết các tác giả nghiên cứu trước đây về lòng tin xã hội chưa nêu ra

cụ thê và rõ ràng đến một thuyết nào để giải thích về sự hình thành của lòng tin xã

hội hay các yếu tố ảnh hưởng đến nó Ngoài việc coi lòng tin xã hội như một “sự

kiện xã hội”, các tác giả đi trước hầu hết mới xem xét lòng tin xã hội bằng nhữngluận điểm rời rac, chưa thấy được tính hệ thống hóa thành những thuyết/lý thuyếtchuyên biệt Tuy nhiên, rõ ràng là, nếu lòng tin xã hội là một vấn đề mà xã hội họcnghiên cứu thì việc vận dụng lý thuyết của xã hội học để xem xét, phân tích, giảithích về lòng tin xã hội là rất cần thiết Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng các

thuyết sau đê xem xét lòng tin xã hội và các yêu tô ảnh hưởng đên lòng tin xã hội.

33

Trang 38

2.1.1 Lý thuyết cau trúc chức năng

Thuyết cấu trúc chức năng có thé coi được bắt nguồn từ nhà xã học đầu tiênAugust Comte, sau đó được bé sung, phat triển theo các trường phải khác nhau từ

các nha xã hội hoc lớn khác sau này như E Durkheim, H Spencer, T Parsons, [LêNgoc Hùng, 2014, tr 336-340] Quan điểm của các nhà xã hội học thé hiện trong

dòng thuyết này thê hiện qua cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu, phương pháp luận

nghiên cứu Mỗi nhà xã hội học đều có những quan điểm khác nhau khi bàn luận vềcấu trúc xã hội và việc vận hành của chúng Nhưng nhìn chung quan điểm về cấutrúc — chức năng của các nhà xã hội học đều cho răng: cấu trúc xã hội bao gồm

những thành tô bên trong, mà mỗi thành tố có chức năng riêng Nhưng các chức năng

này không phải tách biệt và riêng rẽ, mà nó có mối quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau

va ảnh hưởng đên câu trúc chung.

Long tin xã hội cũng được coi là cấu trúc xã hội, bao gồm các tiểu cấu trúc

(đa thành tố) khác nhau như quan điểm về tĩnh học xã hội của Comte, hay quan điểm

cơ thể sinh học xã hội của Spencer Các thành tô này có những vai trò (trọng số) haymối quan hệ mạnh — yếu khác nhau trong cấu trúc chung hay với các thành tố kháctrong cấu trúc như quan điểm động học xã hội của Comte, đoàn kết hữu cơ củaDurkheim hay cấu trúc chức năng luận ở cấp vi mô của Parsons Bản thân các thành

tố cũng được tạo thành từ những lòng tin cơ bản nhỏ hơn, gồm lòng tin với ngườikhác, nhóm/gia tang khác, thiết chế/tổ chức xã hội Sự thay d6i/ biến đôi một thành

tố trong lòng tin xã hội, hay lòng tin cơ bản nào đó cũng sẽ ảnh hưởng chung đếnlòng tin xã hội Ví dụ, những người mất lòng tin vào người bạn đời, thì sẽ khiến lòngtin chung (đối với người khác) cũng bị ảnh hưởng như theo quan điểm của Spencer.Điều này có nghĩa là, lòng tin xã hội cũng bị tác động và ảnh hưởng bởi cách yếu tố

ở bên trong nó.

Do đó, nghiên cứu này sẽ tìm hiệu, nêu coi lòng tin xã hội là một câu trúc thì bên trong nó bao gôm những thành tô nao, môi quan hệ giữa các thành tô, va môi quan hệ giữa từng thành tô với câu trúc tông thê ra sao Từ đó sẽ kiêm chứng xem

34

Trang 39

liệu một thành tố lòng tin thay đôi, thì các thành tố khác và cấu trúc lòng tin tổng thé

có thay đôi theo như thé nào

Ngoài ra, bản thân cấu trúc lòng tin xã hội cũng nằm trong một cau trúc xã hộilớn hơn Lòng tin xã hội lại được nhìn nhận từ chiều cạnh của một “sự kiện xã hội”

(social fact) Trong nghiên cứu này, tac gia coi lòng tin xã hội như là sự kiện xã hội

theo định nghĩa của Durkheim Có nhiều cách dich khác khi dịch thuật ngữ “socialfact” của Durkheim sang tiếng Việt như “tồn tại xã hội”, “thực tế xã hội”, Tuynhiên, tác giả sử dụng cach dịch “sự kiện xã hội” bởi lẽ khái niệm nay được dùng

phô biến trong một số cuốn sách của Durkheim đã được dịch Sang tiếng Việt

[Durkheim, 2012 (Đinh Hồng Phúc dịch), Nguyễn Quý Thanh, 2011]

Theo định nghĩa của Durkheim, “sự kiện xã hội là mọi cách làm, cô định haykhông có định, có khả năng tác động lên cá nhân một sự cưỡng bức từ bên ngoài, hay

là mọi cách làm có tính chất chung, trong phạm vi rộng lớn của xã hội trong khi vẫn

có một sự tồn tại riêng, độc lập với các biểu hiện của nó” [trong Nguyễn Quý Thanh,

2011].

Ở đây, sự kiện xã hội có những tính chất đặc biệt, đó là: (1) nó nằm bên ngoài

ý thức cá nhân; (2) tính cưỡng chế từ bên ngoài của sự kiện xã hội, hay cá nhân đượctạo nên bởi xã hội, chứ không phải xã hội được tạo nên bởi cá nhân va (3) nó làchung, phố biến trong phạm vi của một xã hội nào đó nhưng lại vẫn có nét biéu hiệnriêng.

Sự kiện xã hội biểu hiện qua các hành vi hay tư duy của cá nhân Nhưng cáchành vi hay tư duy của cá nhân ấy chăng những ở bên ngoài cá nhân, mà còn có sẵnmột sức mạnh ra mệnh lệnh và cưỡng bức, nhờ đó mà chúng được áp đặt cho cá nhân,

dù cá nhân đó có muốn hay không Và khi cá nhân hoàn toản tự nguyện, phù hợp với

nó, sự cưỡng bức ấy sẽ không còn nhận thấy nữa, hay chỉ cảm thấy còn rat ít Và sựcưỡng bức ấy van cứ tồn tại bên trong của các sự kiện, băng chứng của sự tồn tại ấychính là nó lại tự khang định khi cá nhân cố chống lại [Durkhiem, 1993]

35

Trang 40

Quay trở lại với lòng tin xã hội, lòng tin xã hội không phải xuất phát từ ý kiếnchủ quan của mỗi cá nhân, tức là cá nhân không thể “muốn” lòng tin xã hội ở mứcnào, mà nó tồn tại theo các chuẩn mực xã hội trong những định chế xã hội nhất định.Điều này chắc han sẽ dẫn đến thực tế là ở những xã hội khác nhau thì lòng tin xã hộicũng sẽ khác nhau Do vậy, lòng tin xã hội trong nghiên cứu này được đo trong bốicảnh xã hội, với những quy ước và chuân mực xã hội tại đât nước Việt Nam.

2.1.2 Lý thuyết vẫn xã hội

Trong thời gian gần đây, có khá nhiều tác giả đề cập và nghiên cứu về vốn xãhội, nhưng vẫn chưa có một cách hiểu thống nhất về định nghĩa “Vốn xã hội là gi?”.Các nghiên cứu thường chỉ nhấn mạnh đến vốn xã hội trong hoạt động kinh tế machưa quan tâm đến vốn xã hội trong các khía cạnh của lĩnh vực của phát triển xã hội

Từ những năm 90 của thế kỷ trước, Ngân hàng thế giới đã phát triển sáng kiến vềVốn xã hội trong các chương trình phát triển của mình Tuy nhiên, các nghiên cứu vềvốn xã hội dựa trên các xã hội phương Tây thường thiếu hụt các bằng chứng về các

xã hội phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản

Một trong những người đầu tiên góp phần xây dựng lý thuyết về vốn xã hội làPierre Bourdieu, ông xem vốn xã hội “là tập hợp các nguồn lực hiện hữu hoặc tiềmtàng, gắn với việc sở hữu một mạng lưới bền vững gồm các mối quan hệ quen biếthoặc thừa nhận lẫn nhau ít nhiều được thể chế hóa [Bourdieu 1986, tr 248]” Tuynhiên, vốn xã hội không phải là một loại vốn tồn tại một mình, mà nó có liên hệ mật

thiệt với các loại von khác ma cá nhân dang sở hữu như von kinh tê, von văn hóa,

Vậy, vốn xã hội bao gồm những yếu tổ nào? Các nhà nghiên cứu cũng cố

gắng chỉ ra các yêu tô quy định sự tồn tại của vốn xã hội Ví du, Coleman [1988, tr.119] chỉ ra vốn xã hội gồm: các nghĩa vụ và kỳ vọng, khả năng lưu chuyên thông tincủa cấu trúc xã hội, và các chuẩn mực kèm theo các chế tài Nhóm yếu tố đầu tiên

dựa trên nguyên lý tính đáng tin (trustworthiness) của môi trường xã hội Coleman

cho rằng: “Nếu A làm một cái gì đó cho B và tin tưởng rằng B sẽ hoàn tra trongtương lai, điêu này sẽ tạo nên một sự kỳ vọng cua A và một nghĩa vụ đôi với B”

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 16:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN