1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Biến đổi khí hậu: Lượng giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp nuôi ngao tại xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

76 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYÊN ANH MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIEN DOI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: BIEN ĐÔI KHÍ HẬUMã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Viết Thành

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

LOI CAM ON

Luan van nay dugc hoan thanh tai Khoa Sau dai hoc, Dai hoc Quéc

gia Hà Nội theo chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Biến đổi khí

hậu, Khóa 1 (2011-2013).

Trước hết, tôi xin cảm ơn PGS TS Phạm Văn Cự - Chủ tịch Hội

đồng chấm luận văn và các thành viên: TS Bùi Đại Dũng (Phản biện 1),TS Ngô Đức Thành (Phản biện 2), GS.TS Mai Trọng Nhuận (Ủy viên)

và TS Nguyễn Bá Ngọc (Thư ký hội đồng) đã có những nhận xét, góp ý

vô cùng xác đáng và quý báu đê tôi có thê hoàn thiện luận văn của mình.Trong quá trình học tập và thực hiện bản luận văn, tôi đã nhận đượcsự quan tâm, giúp đỡ của Ban lãnh đạo và các thầy cô của Khoa Sau đạihọc, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các bạn bè và đồng nghiệp Nhân dịpnày, tôi xin trân trọng ghi nhận về sự giúp đỡ quý báu và hiệu quả đó.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Viết Thành là

người đã trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn tôi rất tận tình, định hướng cho

toi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Nhân dịp này tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Quỹ môi trường ĐôngNam A (Economy and Environment Program for Southeast Asia —EEPSEA) va Quy hoc bồng Sasakawa (thông qua Đại học Quốc gia Hà

Nội) đã có những hỗ trợ về mặt tài chính giúp tôi hoàn thiện luận văn.

Đặc biệt, tôi vô cùng biết ơn sự quan tâm của gia đình, đã luôn có sựđộng viên khích lệ kịp thời trong suốt quá trình học tập và công tác.

Sau cùng, tôi xin trân trọng ghi nhận sự giúp đỡ của các cán bộ tham

gia Dé tài “Lượng giá kinh tế do biến đổi khí hậu đối với thủy sản miền

Bắc và đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu”(Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội), Trung tâm Bảo ton

Trang 3

sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD), ông Trần Văn Tùng — PhóChủ tịch Ủy ban xã Giao Xuân, chủ hộ gia đình nuôi ngao tại địa ban xã

Giao Xuân - ông Đỗ Văn Nguyên, ông Đoàn Văn Hà cùng tất cả những

ai đã quan tâm, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện

luận văn này.

Hà Nội, tháng § năm 2014

Tác giả

Nguyễn Anh Minh

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VE

DANH MỤC BANG BIEU

0980967105775 190:0/9)I951u19)1059)0/.0)05777 5

1.1 Tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản thế giới và Việt

ÍNAH 0G G G G000 0 9 9 996899999 99 96989999 99699994 94 69994 998909495 08 699994949900 699994.96998699999499686 5

1.1.1 Tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trong thủy sản thé giới 51.1.2 Tác động của biến đổi khí hậu đổi với nuôi trồng thủy sản Việt Nam 10

1.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tốn that do biến đổi khí hậu đối

với ngành nuôi trồng thủy sản trên thế giới và Việt Nam -s « 121.3 Phương pháp lượng giá tốn thất rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu 131.3.1 Đánh giá rủi ro thiên tai liên quan biến đổi khí hậu - 5-5252 141.3.2 Phương pháp lượng giá rủi ro do biến đổi khí hậu . -5- 5-55: 16

CHƯƠNG 2: DIA BAN NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHAP VA SO LIỆU 18

2.1 Đặc điểm tình hình nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam

DAMN 5 << << HH HH HH 000080009090 0009010 18

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh

,v/;;;72/77,/SREEEE7h sa 18

2.1.2 Nghề nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện Giao Thuy, tinh Nam Định 21

2.1.2.1 Dac diém sinh hoc va kỹ thuGt nHÔI NAO eceecescccesccesseeesseeeteeesteeesneetaes 21

2.1.2.2 Tình hình nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện Giao Thuy, tỉnh Nam Dinh

2.3 Số liệu dùng cho lượng giá tốn thất rủi ro do biến đối khí hậu đối với nghề

nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tinh Nam Định 30PIN NCG N6 ng 6g nan 30VN an ốnốốốốốố.e 30

2.3.3 Phỏng VAN $Âi - + 5£ +++SE‡EESEEEEEE2E2212121121111211211212111 111.1 30

Trang 5

2.3.4 Số liệu thứ cấp và các kết quả của mô NINN - 2-52 2+cectectecerzrszes 31

CHUONG 3: KET QUA VÀ THẢO LUẬN oisessssssssssssssssssessssssesssessssssssssesssesssssseseses 32

3.1 Tác động của biến đối khí hậu tới nghề nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện

Giao Thủy, tinh Nam Định những năm gần đây -.- 2-2 s< 5< s<sesse 323.1.1 Xu thé biến đổi một số yếu tô khí hậu chính cua tỉnh Nam Định trong 20

TG QUO 00PẼPẼ7Ẽ858Ẻ8Ẻ= BE: 32KSINnN ana L 32

3.1.1.2 LƯỢNG HIH(- TH HH HH ng 33

1n" GI na 34

3.1.1.4 Lượng gÌÈ NAN 5-5 5c 2E EtéEk SE E121 ree 35

3.1.2 Các hiện tượng thời tiết bat thường đã xảy ra và thiệt hại đối với tỉnh Nam

F271 nh nh 36KƯNN, 0N nh SG Ää 3ó

3.1.2.2 Thay đổi tÌỂM CHỜNHg - 5-52 5t SE‡ESEÉEEEEEEEEE2112111 211111111 xe 383.1.2.3 Nắng nóng kéo Adicceccecceccessccesesssessesseessessecsessesssessessessssssessessessesssesseeseess 393.1.3 Tác động của biến đổi khí hậu đối với nghề nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện

6//98/720871,7.00(/,.802 ,.000nn8n8.Ầ.Ầ.Ầ 39

3.2 Lượng giá tốn thất rủi ro do biến déi khí hậu đối với nghề nuôi ngao xã

Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định << << «5< <ss< 3S sSsese5 43

3.3.1 Lượng giá ton thất do thay đổi nhiệt độ trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác

động tới SAN MONG HUÔI HĐO SG tk vn KH kg ky 44

3.3.2 Ton thất do bão đối với cơ sở vật chất nghề nuôi ngao trong bồi cảnh biến184087 P00" H.A 503.4 Khuyến nghị các biện pháp thích ứng đối với nghề nuôi ngao xã Giao

Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Tnhh - <5 << 5< 5= xe sseese 50

3.4.1 Khuyến nghị các biện pháp thích ứng đối với nuôi ngao giống và nuôithong PNG 7 RRRRERRRREREREREREREEe e 503.4.2 Thách thức khi thực hiện các biện pháp thích ứng cho nghé nuôi ngao xã

Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tinh Nam Dinh c5 s+sisseekeseeeeeers 34

00090 ,ôÔỎ 56

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -° s2 ssssssessezssessess 57

Trang 6

DANH MỤC HINH VE

Hình 1.1 Ảnh vệ tinh chụp Khu vực Rừng Quốc gia Xuân Thủy (2007) 18Hình 2.1 Thiệt hại tiềm tàng đối với nghề nuôi ngao - 5-5 5° 5° se <<¿ 27Hình 2.2 Mối tương quan giữa mức độ thiệt hại và xác suất xảy ra các kịch bản

trong đánh giá Ui FFO d ó6 5< 6 5 9 9 9 59.99 99.9.5809.:9 9948980908098 0804080 28

Hình 2.3 Cây sự kiện hình thành sóng thần khi có dịch chuyển địa chất 29Hình 3.1 Biểu đồ Nhiệt độ trung bình năm khu vực Nam Định giai đoạn 1990-2009

Hình 3.5 Nhiệt độ thích hợp cho sự tăng trưởng của ngao theo hàm của nhiệt độ

nước và kích thước Ữ0O os- << s <9 9 9 họ TT 000060 47

Trang 7

DANH MỤC BANG BIEU

Bang 1.1 Các hình thức tác động trực tiếp do biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng

THUY SẢẲI dc GG S 9 9.9.0.9 009.9.0919 00 00094.08009.0904 0004.08.04 09094.090900094.08946060948904 08 8Bảng 1.2 Lượng mưa trung bình tháng và năm tại tram Nam Định 19Bảng 1.3 Nhiệt độ trung bình tháng va năm tại Nam Định -<« 20Bang 3.1 Thời gian nuôi ngao và các hiện tượng tự nhiên - «<< 40

Bảng 3.2 Các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai xảy ra tại huyện GiaoThủy những năm gần đâyy -° 2s s°©s£©ssss£EseEssEssexsersersetsssssersersersssse 42

Bảng 3.3 Ma trận kịch bản thay đổi nhiệt độ khu vực đồng bằng sông Hồng năm 2030Bảng 3.4 Các kịch bản thay đổi nhiệt độ và xác suất tại khu vực Đồng bằng sôngHồng năm 2030 dựa trên số liệu của dự án Dự tính khí hậu tương lai với độ phân

giải cao Cho Viet ÏNa1m o5 s S 9 cọ Họ TT TH 0 000600 46Bang 3.5 Môi tương quan phù hop giữa nhiệt độ môi trường nước va sự tăng(TƯỞN CUA TỠâ0 0- G5 S9 9 9 9 cọ 0.0 000.0000000 09 00960 47

Bảng 3.6 Thiệt hại tiềm tàng do nhiệt độ tăng đối với nghề nuôi ngao xã GiaoXuân năm 2030 đối với các nhóm kịch bản A1B, B1, A2 . -s -ss« 49

Bang 3.7 Giá trị E giai đoạn 2010 - 2()23() - 0 SH HH HH 00 80s, 49

Bảng 3.8 Đề xuất các biện pháp thích ứng đối với nghề nuôi ngao xã Giao Xuân,

huyện Giao Thủy, tỉnh Nam ĐỊnH 0 5 55 5 5 99.9 0.9000 009500 5052

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã cho răng: biến đổi khí hậu là nguy cơ toàncau tram trọng và cần được đối phó khan cấp Báo cáo Stern 2006 đã khang định biến

đổi khí hậu sẽ tác động tới những yếu tố cơ bản của đời sống con người trên phạm vitoàn cầu: nguồn nước, an ninh lương thực, sức khỏe và môi trường Cũng trong báo

cáo này, Stern đã dự tính rằng nếu chúng ta không hành động, tong chi phí va rủi ro dobiến đồi khí hậu gây ra, tương đương với thiệt hai mỗi năm ít nhất là 5% GDP toàn cầu

ké từ nay trở di Nếu xét đến rủi ro và tác động với biên độ rộng hơn thì thiệt hại (hàng

năm) được ước tính là 20% GDP hoặc lớn hơn.

Việt Nam, với đường bờ biển dài (khoảng 3.260 km) và mật độ dân SỐ cao tập

trung ở vùng ven biển, được đánh giá là có mức độ dễ bị ton thuong cao đối với các

rủi ro do dao động thời tiết và biến đối khí hậu (World Bank, 2007) Việt Nam cũngđứng thứ 6 trong bảng xếp hạng toàn cau chỉ số rủi ro do biến đi khí hậu (CRI) giaiđoạn 1991-2010 (Harmeling, 2012) Theo các kịch bản về biến đổi khí hậu cho ViệtNam của Bộ Tài nguyên Môi trường 2009), đến cuối thế kỷ 21, khí hậu trên tất cả cácvùng của Việt Nam sẽ có nhiều thay đối, tong lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưatăng trong khi lượng mưa mùa khô lại giảm Ngoài ra, mực nước biển sẽ dâng lênkhoảng 75cm so với trung bình thời kỳ 1980 — 1999 Thủy sản là ngành kinh tế quantrọng, tong giá trị ước đạt 99.432 tỷ đồng năm 2011, đóng góp khoảng 3,92% GDP canước (Tạp chí thương mại thủy sản, 2012) Trong các hoạt động sản xuất của conngười, lĩnh vực thủy sản được xác nhận là ít đóng góp nhất vào việc thúc đây sự biếnđổi khí hậu của trái đất Thế nhưng thủy sản lại là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhấtcủa biến đổi khí hậu (Williams L., 2010) Quả thật, với hơn 4 triệu lao động trực tiếpvà gián tiếp tham gia hoạt động sản xuất thủy sản (FAO, 2008), chủ yếu sống ở khuvực ven biển, ngành thủy sản Việt Nam rat dé bị tốn thương bởi các tai biến thiên

nhiên và nước biển dâng do biến đổi khí hậu gây ra Theo đánh giá mới nhất của Tổ

chức DARA quốc tế phối hop với Diễn đàn các nước dé bị tốn thương do biến đổi khíhau (CVF) thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Sáng kiến về Tính dé Tổn thương,Việt Nam đứng đầu trong danh sách các nước có mức thiệt hại ngành thủy sản do biến

đổi khí hậu ở mức nguy cấp, tức là mức báo động đỏ, khoảng 1,5 ty USD năm 2010 va

Trang 9

mức thiệt hại này sẽ tăng tới 25 tỷ USD vào năm 2030 Cùng với những khó khăn

ngày càng lớn của ngành thủy sản như suy giảm nguồn lợi, ô nhiễm môi trường sinhthái, thiểu nguồn nước ngọt cho nuôi trồng thủy sản nội địa và ven biển, nhu cầu ngày

càng tăng của cộng đồng ngư dân trong sử dụng nguồn lợi thủy sản và áp lực sử dụngtổng hợp tài nguyên mặt nước , biến đổi khí hậu đang đặt thêm một gánh nặng phảigiải quyết nhăm thực hiện mục tiêu phát triển thủy sản bền vững (Nguyễn Việt Nam

và cs, 2010).

Ngày 02/12/2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tan Dũng đã ký Quyết địnhs6158/QD-TTg phê duyệt "Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí

hậu” Chín nhóm nhiệm vụ và giải pháp đã duoc xác định, đó là: (i) Đánh gia mức độ

và tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) ở Việt Nam; (ii) Xác định giải pháp ứngphó với BĐKH; (iii) Xây dựng chương trình khoa học công nghệ về BDKH; (iv) Tăng

cường năng luc tổ chức, thé chế, chính sách về BĐKH; (v) Nâng cao nhận thức và

phát triển nguồn nhân lực; (vi) Tăng cường hợp tác quốc tế; (vii) Tích hợp vấn đềBĐKH vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH, pháttriển ngành và địa phương: (viii) Xây dựng kế hoạch hành động của các bộ, ngành, địaphương ứng phó với BĐKH, (ix) Xây dựng và triển khai các dự án của chương trình.

Trong chín nhóm giải pháp trên, giải pháp đánh giá mức độ và tác động của

BĐKH được đưa lên hàng đầu và nhiệm vụ này cần được triển khai đồng bộ, cụ thể

thành kế hoạch hành động của các ngành và địa phương Như vậy, nhiệm vụ trọng tâmtrước mắt đối với nghé nuôi trồng thủy sản nói chung là phải dự tính được những tonthat do biến đổi khí hậu trong tương lai nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách, cáccán bộ hoạt động cộng đồng của các tổ chức phi chính phủ cùng cộng đồng địa

phương đưa ra những biện pháp thích ứng phù hợp cho người dân địa phương, giúp

các ngư dân có thể giảm thiểu những rủi ro có thê xảy ra.2 Khái quát đặc điểm đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Nghề nuôi ngao, cũng tương tự các nghề nuôi trồng thủy sản khác ở vùng ven

biển, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường tự nhiên như các hiện tượng thờitiết cực đoan (bão, áp thấp nhiệt đới), độ mặn của nước, mưa và sự thay đổi nhiệt độ(MCD, 2009) Trong những năm qua, hiện tượng ngao chết hàng loạt do bão hoặc docường độ mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian ngắn ở một số

tỉnh như Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Sóc Trăng là một2

Trang 10

minh chứng cho thấy biến đồi khí hậu đã và dang tác động tới ngành nuôi trồng thủysản nói chung và nuôi ngao thương phẩm nói riêng Hiện nay, ở khu vực miền Bắc,ngao Giao Thủy, tỉnh Nam Dinh đã trở thành một thương hiệu nỗi tiếng và từ nhiềunăm nay, nghề này đã tạo việc làm thường xuyên va thu nhập 6n định cho hơn laođộng trong khu vực Đến năm 2012, Giao Thủy đã có vùng nuôi ngao rộng khoảng

1.500 ha, chiếm gần 30% diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ, tạo việc làm,

thu nhập ổn định cho 3.000 lao động thường xuyên và hàng chục nghìn lao động thờivụ "Ngao Giao Thủy" chiếm hơn 44% sản lượng ngao thương phẩm của các tỉnh venbiển phía bắc (Tổng cục thống kê, 2012), trong đó, Giao Xuân được xem là "vựa

ngao”" lớn nhất.

3 Dự kiến những đóng góp của đề tài

Đề tài nghiên cứu “Lượng giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trong

thủy sản tại Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp nuôi ngao tại xã Giao Xuân, huyện

Giao Thủy, tỉnh Nam Định” là cần thiết nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác độngtiêu cực do biến đồi khí hậu gây ra đối với ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam nói

chung và nghề nuôi ngao tại xã Giao Xuân nói riêng.

Nghiên cứu này sẽ góp phần nâng cao nhận thức của chính quyền và người dânđịa phương về biến đổi khí hậu nói chung và các tổn thất có thé xảy ra do biến đổi khíhậu; giúp họ chuẩn bị tốt cho việc xây dựng chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậutại địa phương; đồng thời đóng góp cho Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó vớiBiến đổi khí hậu của Chính phủ Việt Nam.

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này, tác giả đã áp dụng phương pháp tiếp cận coi môi trường

cung cấp dịch vụ như một hàng hóa công cộng và rất nhiều dịch vụ môi trường chịu

tác động của các yếu tô bên ngoài như biến đổi khí hậu Theo đó, phương pháp lượng

giá tôn thất của ICG (Trung tâm quốc tế về tai biến địa chất, Na Uy) được áp dụng

cùng với công thức về khả năng tôn that do một hoặc một loại các tai biên thiên nhiên.

Trang 11

5 Bo cục luận văn

Cấu trúc luận văn gồm 3 chương chính như sau:

Chương 1: Tổng quan (tổng quan về tác động của BDKH đối với thủy sản nóichung và ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam nói riêng, các đề tài nghiên cứu cóliên quan và sự cần thiết của dé tài nghiên cứu cũng như lý do lựa chọn khu vực và đối

tượng nghiên cứu; Phương pháp lượng giá tôn thất do thiên tai nói chung, đối với nuôi

trồng nói riêng và phương pháp lượng giá tôn thất với nuôi trồng thủy sản được sửdụng trong đề tài);

Chương 2: Địa bàn nghiên cứu, phương pháp và số liệu (Mô tả tổng quan về khuvực nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu: nghề nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện GiaoThủy, tỉnh Nam Định; mô tả cách thức thu thập, nội dung thu thập, các biểu số liệu đã

thu thập được );

Chương 3: Kết quả và thảo luận (Lượng giá ton that do biến đổi khí hậu đối vớinghề nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định; Đề xuất giải phápứng phó với biến đổi khí hậu cho nghề nuôi ngao giống và ngao thương phẩm xã GiaoXuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đồng thời nêu các khó khăn có thê sẽ gặp phải

khi thực hiện các biện pháp thích ứng nói trên).

Trang 12

CHƯƠNG 1: TONG QUAN

1.1 Tác động của biến đỗi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản thé giới và Việt Nam1.1.1 Tác động của bién đổi khí hậu đối với nuôi trong thủy sản thế giới

Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đóng góp đáng ké đối với an ninh lương thực vàsinh kế nhưng cũng phụ thuộc rất nhiều vào hệ sinh thái biển, tuy nhiên, thực tế này ítđược quan tâm Thật vậy, các loài cá cung cấp nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho 3 tỷngười trên trái đất và ít nhất 50% lượng đạm và khoáng chất từ động vật cho 400 triệungười ở các nước nghèo nhất trên thế giới Hơn 500 triệu người ở các nước đang pháttriển đang phải sống phụ thuộc, một cách trực tiếp hay gián tiếp vào nuôi trồng và

đánh bắt thủy sản cho sinh kế của họ Các sản phâm về cá cũng là mặt hàng lương thực

có giá trị thương mại lớn nhất thế giới chiến hơm 37% giá trị thương mại trên toàn thế

giới (FAO, 2008) Theo số liệu của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO),

thủy sản hiện đang là mặt hàng thực phẩm được tiêu thụ mạnh nhất với khoảng 102 tỉđô la năm 2008 Cũng theo số liệu của FAO thì từ nay cho đến năm 2015, tiêu thụ thủysản tính theo đầu người trên toàn cau sẽ tăng trưởng khoảng 0,8%/năm, tổng nhu cau

thủy sản và các sản phẩm thủy sản sẽ tăng khoảng 2,1%/năm.

Biến đổi khí hậu toàn cầu đang ngày càng ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực NTTS,

trong đó nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển củasinh vật nói chung và các loài nuôi trồng thuỷ sản nói riêng Hiện tượng nắng nóng đãlàm cho nhiệt độ nước tăng lên quá ngưỡng chịu đựng của nhiều loài thủy sinh Thayđổi nhiệt độ còn là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loàinuôi Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của các loài nuôi, môi trường nước bị xấu đi,

là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài sinh vật gây hại (FAO, 2008).

Theo báo cáo của Tổ chức Nông lương thé giới FAO năm 2008, biến đổi khí hậutoàn cầu có thê tác động tiêu cực lẫn tích cực lên ngành nuôi trồng thủy sản do các tácđộng trực tiếp cũng như gián tiếp lên các nguồn lực tự nhiên phục vụ ngành nuôi trồng

thủy sản, có thể kể ra như nước, dat, giống, thức ăn và năng lượng Hoạt động đánh bắtthủy sản cung cấp một lượng đáng kể đầu vào về con giống và thức ăn cho nuôi trồng

thủy sản và đến lượt mình, lĩnh vực này lại tác động tới năng suất và khả năng sinh lợicủa hệ thong nuôi trồng thủy sản (FAO, 2008) Tính dễ bị tôn thương của cộng đồng

5

Trang 13

nuôi trồng thủy sản là do sự phụ thuộc vào các nguồn lực tự nhiên cũng như sự phơi

lộ trước các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Báo cáo của FAO năm 2008 cũng chi ra rằng những biến đổi về thời tiết có thé

làm tăng áp lực đối với trữ lượng thủy sản Biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng tớinăng suất mà con làm tăng tính dé bị tổn thương trước các bệnh truyền nhiễm, làm

tăng rủi ro và giảm doanh thu cho các nông hộ.

Nhiệt độ nước bề mặt đại dương tăng cùng với hiện tượng axit hóa đại dương tác

động mạnh mẽ tới hệ sinh thái biển Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi sự phân bố

các loài cá và năng suất nuôi trồng các loài nước ngọt cũng như nước mặn Điều này

ảnh hưởng tới tính bền vững của nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cũng như sinh kế củacác cộng đồng sống bang nghé này, đồng thời tác động tới khả năng bắt và thu giữ các

bon của đại dương (Harley, 2006).

Hiện tượng axit hóa đại dương gây ảnh hưởng không tốt tới các loài sinh vật biểnnhư tôm, hàu hay rạn san hô để tạo nên lớp vỏ của chúng — quá trình này được gọi là

canxi hóa Điều này ảnh hưởng tới toàn bộ lưới thức ăn dưới đại đương Ngoài ra, dancư ven biển và sống bằng nghé cá cũng như các nước xuất khẩu thủy sản đặc biệt dé bịtốn thương trước biến đổi khí hậu (Soheila khoshnevis Yazdi, 2010) Các cộng đồngNTTS ở Bangladesh không chỉ chiu tác động của hiện tượng nước biển dâng mà còn

chịu ảnh hưởng của lũ lụt và sự gia tăng của các cơn bão Cộng đồng sống phụ thuộc

vào sông Cửu Long sản xuất hơn 1 triệu tan các basa mỗi năm và sinh kế cũng như sảnlượng cá đang phải đương đầu với hiện tượng xâm nhập mặn do nước biển dâng Mộtsố mô hình khí hậu chi ra rang sản lượng cá toàn cầu có thé tăng dưới 10% vào năm2090 có thé coi là một tác động tích cực của BĐKH.

Sena S De Silva va Doris Soto trong nghiên cứu “Biến đổi khí hậu và nuôi trồngthủy sản: các tác động tiềm tàng, thích ứng và giảm thiểu” (2009) đã nêu rằng nóng lên

toàn cau sẽ là yếu tố biến đồi khí hậu chính tác động lên ngành nuôi trồng thủy sản, vàđiều này dẫn tới nhiệt độ nước bề mặt tăng Theo dự tính, điều này sẽ thấy T 0 các

khu vực nước lạnh và ảnh hưởng tới việc nuôi trồng thủy sản tại của vùng ôn đới, như

cá hồi và các loài thân mềm Hiện tượng ấm lên toàn cầu cũng có thể khiến cho các

loài tảo độc sinh trưởng nhiều hon và làm gia tăng các độc tố đặc biệt gây hại cho việc

nuôi trồng các loài thân mềm Tuy nhiên, cũng có những ảnh hưởng tích cực do hiệntượng ấm lên toàn cầu, đó là nhiệt độ tăng sẽ làm tăng khả năng sinh trưởng của quần

6

Trang 14

thể vật nuôi và tăng sản lượng nói chung đặc biệt ở khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới

(Soto, 2009)

Theo báo cáo “Tác động của Biến đổi khí hậu lên NTTS toàn cầu: một viễn cảnh

toàn cầu” của DFID cũng đã chỉ ra rằng: gió và sóng mạnh có thể phá hủy cơ sở hạtầng NTTS như việc nuôi các loài sò hến, tôm cua và các loài cá có vây trên lồng, bèvà điều này sẽ làm giảm sản lượng cũng như phá hủy các trang thiết bị hỗ trợ Hiệntượng ngập lụt ở khu vực duyên hải cũng sẽ trở nên trầm trọng hơn ở các vùng thấp/

trũng — khu vực thích hợp cho nuôi trồng một số loài nước lợ như tôm Ảnh hưởng củabão và áp thấp nhiệt đới lên NTTS cũng sẽ trở nên khắc nghiệt hơn tại đối với NTTS

nước mặn và nước lợ, và các ngành này thường mang lại lợi nhuận cao gây ra thiệt hại

lớn về kinh tế.

Leo William và Antonio Rota trong báo cáo “Tác động của Biến đổi khí hậu đối

với nghề cá và thủy sản ở các nước đang phát triển và cơ hội thích ứng” cũng nhấn

mạnh rằng biến đổi khí hậu ảnh hưởng rõ rệt tới nuôi trồng và đánh bắt thủy sản Ở cácvùng vĩ độ thấp, ảnh hưởng tiêu cực có xu hướng lớn hơn đối với đánh bắt, phá hủy hệ

sinh thái quan trọng như rạn san hô, rừng ngập mặn, làm giảm trữ lượng cá do nhiệt độ

nước bề mặt tăng đồng và góp phần giảm năng suất Điều ảnh ảnh hưởng mạnh mẽ tớian ninh lương thực và việc làm ở những khu vực sống phụ thuộc vào nghề cá

Đông Uc, thay đổi lượng mưa, thay đổi tần suất của các đợt nang nóng, nước biển

dâng và hiện tượng axit hóa đại dương (Leith, 2010).

Nhóm nghiên cứu của Donata Melaku Canu, Viện nghiên cứu quốc gia về đạidương và địa vật lý Y cũng đưa ra nhận định: vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản A2 của

IPCC, nhiệt độ có nguy cơ tăng lên 4°C sẽ khiến giảm sản lượng của nghề nuôi ngaokhu vực pha Venice do thay đổi về chất dinh dưỡng có trong nước (Canu, 2010).

Các nghiên cứu của NOAA cũng chỉ ra rằng độ pH nước biển cũng giảm 0,02/thập ky trong 30 năm qua và độ axit của đại dương cũng tăng 30% kế từ khi cách

mang công nghiệp dién ra Các loài kiên tạo vỏ từ canxi như hau, ngao rat nhạy cam

Trang 15

đối với sự thay đôi này, đặc biệt khi còn sống Chỉ một sự thay đổi nhỏ về độ pH cũng

dẫn tới sự thay đổi lớn trong cơ thé.

Dưới đây là bảng tóm tắt những tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu lên nuôi

trồng và đánh bắt thủy sản theo Trung tâm nghề cá thế giới (World Fish Center

độ nước

biển bề mặt

Sự phát triển của các loài tảo độc; Giảm

lượng oxi hòa tan; Gia tăng các dịch

bệnh; Thay đổi hệ sinh thái; Thay đổithành phần các sinh vật phù du.

Thay đổi cơ sở hạ tầng và chỉ phí

vận hành

Mùa sinh trưởng dài hơn; Tỷ lệ tử vongtự nhiên giảm vào mùa đông: Tăng khả

năng trao đồi chat và tỷ lệ tăng trưởng.

Nhiều khả năng sẽ tăng sản

lượng và lợi nhuận

Tăng năng suất ban đầu.

Nhiều khả năng sẽ mang lại lợi

nhuận nhưng đánh đổi lại là sự

thay đồi thành phần các loài.Thay đổi thời gian và khả năng di cư, đẻ

trứng và trưởng thành cũng như tỷ lệ

giới tính.

Ảnh hưởng tới khả năng cungcấp con giống.

Thay đổi địa điểm và kích cỡ các khu

vực thích hợp cho từng loài.Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực.

Nguy hiêm với các rạn san hô là nơi cưtrú của nhiêu loài đông thời bảo vệ bờbiên khỏi các tác động của song.

Các mối nguy hai từ sóng biển

ảnh hưởng tới cơ sở hạ tầng và lũ

lụt sẽ trầm trọng hơn.

Mực nước

biển dâng

nuôi trông thủy sản.

Thay đổi hệ thống cửa sông Thay đổi sự sinh trưởng, phân bé và cơ

câu các loài và gidng cho nuôi trông.

Xâm nhập mặn vào nước ngâm.

Giảm lượng nước ngọt cho nuôi

trồng thủy sản và chuyển sang

các loài nước lợ.

Trang 16

Phá hủy các hệ sinh thái ven biển như

rừng ngập mặn.

Suy giảm giông trong nuôi trồng

thủy sản Làm trầm trọng hơn sự

phơi lộ trước sóng biển và bão

ảnh hưởng tới nuôi trồng thủy

san trong đất liền.

Tăng nhiệt

độ nước

trong dat

Tăng khả năng trao đôi chất và tăng

trưởng, nếu nước có chất lượng tốt thì

sẽ giúp tăng lượng oxi hòa tan và lượng

thức ăn sẽ đủ cung cấp, nếu không thì sẽ

làm giảm lượng thức ăn và giảm khả

năng tăng trưởng Nhiều khả năng sẽtăng năng suất ban đầu.

Có khả năng sẽ mang giúp tăng

lợi nhuận đặc biệt hệ thống ao

nuôi thâm canh và bán thâmcanh.

Thay đôi về địa diém và kích thước các

khu vực tiềm năng cho một số loài nhất

Thay đổi các loài nuôi trồng va

có thé làm tăng nguy cơ mat mát

do bệnh dịch (làm tăng chi phí

vận hành) đồng thời làm tăng chiphí vốn cho các thiết bị sục khí

hoặc phải đào ao sâu hơn.

Thay đổi thời gian và khả năng di cư, đẻ

trứng và trưởng thành.

Ảnh hưởng tới khả năng cung

câp con giông.

Thay đổi về

giáng thủyvà khả năng

đổi và giảm khả năng cung cấp nước

ngọt với nguy cơ hạn hán ngày cảnglớn.

Chi phí tăng do phải duy trì mức

nước cần thiết trong ao, hồ.

Giảm khả năng sinh sản Mâu

Sóng mạnh triều cường do bão Ngập

lụt trong đất liền do lượng giáng thủytăng Độ mặn thay đôi Xuất hiện bệnh

dịch mới hoặc loài ăn thịt lọt vào khu

Thiệt hại về trữ lượng vật nuôi

và có nguy cơ phá hủy hoặc

giảm các trang thiết bị cho nuôitrồng thủy sản.

Trang 17

cơn bão vực nuôi trông trong thời gian lũ lụt xảy

, Thiệt hại vê trữ lượng vật nuôi

Suy giảm chât lượng nước và lượng

, cũng như trữ lượng tự nhiên.Hạn hán nước cung cap cho chăn nuôi , :

, Tăng chi phi sản xuât Mat cơ

Thay đôi độ mặn ; ,

hội do hạn chê về sản xuât.

(World Fish Center - WFC, 2007)

1.1.2 Tác động của biến doi khí hậu doi với nuôi trồng thủy sản Việt Nam

Như đã đề cập ở trên, thủy sản là ngành ít đóng góp nhất vào sự thúc đây biếnđổi khí hậu toàn cầu nhưng lại là một trong những ngành chịu tác động nhiều nhất dobiến đổi khí hậu (Williams L., 2010) Cùng với những khó khăn ngày càng lớn củangành thủy sản như suy giảm nguồn lợi, ô nhiễm môi trường sinh thái, thiếu nguồn

nước ngọt cho nuôi trồng thủy sản nội địa và ven biển, nhu cầu ngày càng tăng của

cộng đồng ngư dân trong sử dụng nguồn lợi thủy sản và áp lực sử dụng tổng hợp tàinguyên mặt nước , biến đổi khí hậu đang đặt thêm một gánh nặng phải giải quyếtnhằm thực hiện mục tiêu phát triển thủy sản bền vững (Nguyễn V N et al, 2010)

Thật vậy, BDKH không chi tác động tới môi trường thủy sinh trên biển, tới nềnkinh tế thủy sản nói chung mà còn tác động trực tiếp đến môi trường nuôi trồng thủy

sản (Nguyễn V.T., 2010).

- Hàm lượng ô xy trong nước giảm nhanh, làm chậm tốc độ sinh trưởng của thủysản, tạo điều kiện bất lợi cho các thủy sinh đã thích nghi với môi trường thủy sản từ

trước đến nay, giảm lượng thức ăn của thủy sinh.

- Điều kiện thủy lý và thủy hóa có thể thay đổi, ảnh hưởng đến chất lượng sốngvà tốc độ phát triển của thủy sinh.

- Mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt trong các rừngngập mặn Ao hồ cạn kiệt trước thời kỳ thu hoạch, sản lượng nuôi trồng giảm di rõ rệt.

Có thé kế ra các yếu tố biến đổi khí hậu có thé ảnh hưởng tới NTTS Việt Namnhư sau: (i) sự gia tăng nhiệt độ; (ii) nước biển dâng và xâm nhập mặn; (iii) lũ lụt, tiêu

thoát nước và sat lở đất; (iv) bão và áp thấp nhiệt đới (Trương Q H., 2011).

Theo báo cáo “Đánh giá tác động, tôn hai của Biến đổi khí hậu đến lĩnh vực thủysản và nghiên cứu, đề xuất các biện pháp thích ứng với Biến đổi khí hậu trong ngànhthủy sản Việt nam” (2009) của ThS Nguyễn Quang Hùng va KS Hoàng Đình Chiều,

10

Trang 18

các tác giả đã phân tích rõ các tác động của BĐKH đối với nghề nuôi trồng thủy sản ở

Việt Nam như sau:

Nhiệt độ tăng: thay đôi về nhiệt độ môi trường sống sẽ ảnh hưởng đáng kể tới sựtrao đối chat, tốc độ phát triển, sự sinh sản và tái sản xuất theo mùa vụ của các sinh vậtsống trong môi trường nước đó, đồng thời chúng sẽ dễ bị nhiễm bệnh và các loại độctố Khi nhiệt độ tăng lên làm cho hàm lượng Ôxi trong nước trong giảm mạnh vào ban

đêm, do sự tiêu thụ quá Ôxi làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loàinuôi, tôm cá có thé bị chết hoặc chậm lớn Điều này dé nhận thấy qua hiện tượng phùdưỡng của các ao nuôi; cá nối đầu vào buổi sáng trong các ao nuôi; thủy triều đỏ và

tảo chết hàng hoạt ở các vùng ven biến.

La lụt: Đối với nghề nuôi thủy sản nước mặn nước lợ, độ mặn lại là yếu tố ảnhhưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của loài nuôi Khi xảy ra mưa lớn, độ mặn

trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vượt ra khỏi ngưỡng chịu đựng làm cho tôm cá

bị sốc, chết hoặc chậm lớn Lũ xảy ra còn làm cho độ mặn các vực nước gan bo nhucác cửa sông giảm xuống, nghề nuôi nhuyễn thể, tôm cá, rong đều bị ảnh hưởng

nghiêm trọng.

Giông bão: Bão và áp thấp nhiệt đới gây ra mưa to, gió lớn, sóng dữ dội có thê

tan phá hoàn toàn hệ thống đê bao của các ao nuôi, lồng bè trên biển, vi vậy tôn thất làđiều khó tránh khỏi Sự tàn phá của bão và áp thấp nhiệt đới còn ảnh hưởng đến hệ

sinh thái của vùng nuôi — cần thời gian dai mới có thé phục hồi So với sự thay đổinhiệt độ, bão và áp thấp nhiệt đới thường khó có thể dự đoán, ngược lại mức độ ảnh

hưởng của nó ảnh hưởng nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Mực nước biển dâng: có những ảnh hưởng khá lớn đến nuôi trồng thủy sảnnhưng chủ yếu là nuôi trồng thủy sản ven biển và vùng cửa sông Khi mực nước biểndâng sẽ làm biến đổi cấu trúc hệ sinh thái, các vùng nuôi tôm cua ven rừng ngập mặn;

khu vực nuôi ngao trên bãi triều sẽ bị thu hẹp; khu vực nuôi lồng bè, nuôi hầu ở khuvực cửa sông bị thu hẹp hoặc ảnh hưởng đến sinh trưởng của loài nuôi.

Trong báo cáo “Kinh tế học thích ứng với Biến đổi khí hậu — Việt Nam” củaNgân hàng thế giới năm 2010, các tác giả đã nêu rằng tác động trực tiếp của hiện

tượng mực nước biển dâng có thé đặc biệt trở nên quan trong do lũ lụt ra tăng và hiện

tượng nhiễm mặt sẽ tác ảnh hưởng tới nuôi trồng thủy sản vùng duyên hải đặc biệt là ở

các ao, hô ngay sát bãi biên Bât kỳ sự tăng lên nào vê cường độ và tân suât của các

I1

Trang 19

hiện tượng thời tiết cực đoan như bão đều có thé ảnh hưởng tới ngành nuôi trồng thủy

sản do phá hủy các tài sản sử dụng trong sản xuất và cơ sở hạ tầng giao cần thiết để

giao thương trên thị trường (World Bank, 2010).

Theo đánh giá mới nhất của Tổ chức DARA quốc tế phối hợp với Diễn đàn các

nước dễ bị tôn thương do biến đổi khí hậu (CVF) thực hiện trong khuôn khổ Chương

trình Sáng kiến về Tinh dễ Tổn thương năm 2012, Việt Nam đứng dau trong danh sách

các nước có mức thiệt hại ngành thủy sản do biến đổi khí hậu ở mức nguy cấp, tức là

mức báo động đỏ, khoảng 1,5 ty USD năm 2010 và mức thiệt hai này sẽ tăng tới 25 ty

USD vào năm 2030 (DARA International & Climate Vulnerable Forum, 2012).

1.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tốn thất do biến đối khí hậu đối với

ngành nuôi trồng thủy sản trên thế giới và Việt Nam

Như đã đề cập ở phần trên, thủy sản là một trong những ngành chịu ảnh hưởngđáng ké do tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là các nước có thu nhập trungbình và thấp Nghiên cứu của Allison (2008) đã cho thấy 33 nước có ngành thủy

san dé bị tổn thương nhất đối với tác động của biến đổi khí hậu chi đóng góp

khoảng 2,3% GDP toàn cầu, trong đó 22 nước nằm trong số những nước kém pháttriển nhất (Allison, 2008).

Nghiên cứu “Đánh giá tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đối với ngành nôngnghiệp Guyana” của Ủy ban Kinh tế châu Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê năm 2011 sử dụnghàm sản xuất gia tăng là khung cơ sở chung cho mô hình tác động của BĐKH đối vớisản lượng nông nghiệp Ưu điểm của nghiên cứu này là số liệu sẵn có: cụ thể ở đây,các số liệu là số liệu tong hop cua nhiéu tiéu ngành được lựa chon Tuy nhiên, chuỗi

thời gian tương ứng không có đủ để với các vùng sản xuất hàng hóa liên quan tại

Guyana Nhăm đánh giá tác động của biến đồi khí hậu, tác giả đã phân tích kiểm soáttác động về giá và các đầu vào nông nghiệp đặc trưng như khu vực thu hoạch, laođộng, máy móc, phân bón và thuốc trừ sâu Ngoài ra, phương pháp kinh tế lượng cũng

được sử dụng trong nghiên cứu này cụ thê là phương pháp kiểm định giới hạn phân

phối trễ tự hồi quy (ARDL) và phương pháp kiểm định giới hạn sử dụng Wald hoặc test chú trọng các mức độ trễ của biến Ba kịch bản BAU, A2 và và B2 của IPCC(2007) được sử dụng dé dự tính tác động của biến đổi khí hậu đến năm 2050 Theo kếtquả của nghiên cứu, đối với lĩnh vực thủy sản, với kịch bản A2, ước tính thiệt hại đến

F-năm 2050 là từ 15 triệu USD (tỷ lệ trượt giá 4%) tới 34 triệu USD (tỷ lệ trượt giá 1%);12

Trang 20

còn đối với kịch bản B2, ước tính thiệt hại đến năm 2050 là từ 12 triệu USD (tỷ lệ

trượt giá 4%) tới 20 triệu USD (tỷ lệ trượt giá 1%) Kết quả này chủ yếu phản ánh mứctăng hoặc giảm dự tính của lượng mưa lần lượt theo kịch bản khí hậu A2 và B2 của

IPCC (Economic Commission for Latin America and the Caribbean (ECLAC), 2011).

Phương pháp phân tích mô hình cân bằng từng phan đã được sử dung trongnghiên cứu “Chi phí kinh tế của hiện tượng a xít hóa đại dương: một cái nhìn về tác

động đối với nuôi trồng động vật thân mềm toàn cầu” của Daiju Narita và cộng sự năm

2012 Nghiên cứu này ước tính chi phí kinh tế cho việc giảm sản lượng động vật thânmềm do hiện tượng axit hóa đại dương trên khuôn khô cân bằng từng phan Với giả sửcó một cú sốc ngoại sinh, hiện tượng axit hóa làm tăng chi phí don vi sản lượng củasản lượng thân mềm và làm dịch chuyên đường cung Nhà sản xuất sẽ bù lại một phần

tn thất doanh thu từ việc tăng giá đơn vị sản lượng bang cách tăng giá Kết quả là làmđiểm cân bang dịch chuyền từ e sang e’ và từ đó tính toán được tốn that ròng đối với

nên kinh tế (Economic Commission for Latin America and the Caribbean (ECLAC),2011) Tác gia đã sử dung các số liệu thứ cấp của các tác giả khác (van Vuuren,Gaffin) dé chỉ ra được các quốc gia có doanh thu từ động vật thân mềm thay đổi cũngnhư tính toán được tồn thất lợi nhuận của người sản xuất.

Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu lượng giá tác động của biến đổi khí hậu

đối với thủy sản nói chung và đối với nghề nuôi ngao nói riêng theo các kịch bản của

biến đồi khí hậu ở khu vực miền Bắc (đồng bằng sông Hồng) Tuy nhiên, đã có một sốnghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản được thực hiện ởmiền Trung và đồng băng sông Cửu Long Nghiên cứu của Kam và các cộng sự (2010)

ở đồng bằng sông Cửu Long cho thấy nêu không có giải pháp thích ứng, thu nhập của

các hộ nuôi cá tra có thể giảm 3 tỷ đồng/ha vào năm 2020 và các hộ nuôi tôm có thểgiảm 130 triệu đồng/ha vào năm 2020 và lên đến 950 triệu đồng/ha năm 2050 Chi phí

thích ứng biến đổi khí hậu trong nuôi tôm có thé sẽ tăng bao gồm các gia tăng chi phíbơm nước và lấy nước, tại các dam nuôi tôm có thé chiếm khoảng 2,4 tổng chi phí

hàng năm giai đoạn 2010-2050 (World Bank, 2010) Tuy vậy, nghiên cứu này chỉ

đánh giá một cách định tinh tác động của biến đổi khí hậu thông qua chi số tôn thương.

1.3 Phương pháp lượng giá tôn thất rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu

Phương pháp tiếp cận của hầu hết các phân tích kinh tế liên quan đến biến đổi khíhậu đều dựa trên cơ sở việc giải thích hiện tượng ngoại ứng và dịch vụ - hàng hóa

13

Trang 21

công cộng (Stern, 2007) Báo cáo năm 2007 cua Nicolas Stern đã coi biến đổi khí hậu

do con người gây ra là một hiện tượng ngoại ứng và giải thích rằng những đối tượng

đã góp phan phát thải khí nhà kính — nhân tổ gây ra biến đổi khí hậu, theo đó làm thiệthại tới nền kinh tế toàn cầu cũng như các thế hệ tương lai lại không hề phải đối mặttrực tiếp với các hậu quả mà họ gây ra Thật vậy, rất nhiều hoạt động kinh tế liên quanđến phát thải khí nhà kính và các khí này tích tụ dần trong không khí làm cho nhiệt độ

tăng dẫn tới biến đổi khí hậu làm gia tăng các chi phí (ở một số nơi là lợi nhuận) cho

xã hội Tuy nhiên, chi phí cho việc phát thai này lại không được chi trả bởi những bộ

phận đã tạo ra sự phát thải đó cũng như họ không phải bồi thường cho những thiệt hại

do biến đổi khí hậu gây ra Và trong trường hợp này, biến đổi khí hậu do con ngườigây ra là một hiện tượng ngoại ứng và không được “chỉnh sửa” thông qua các thể chếhay thị trường trừ khi có yếu tô chính trị tác động (Stern, 2007).

Ở đây, khí hậu được coi là một hàng hóa công cộng: người ta không cần phải trả

tiền để hưởng lợi từ nó và mặt khác một người hưởng lợi từ khí hậu cũng không hề

làm suy giảm lợi ích của khí hậu mang lại cho người khác Thị trường không tự động

đưa ra hình thức và số lượng hợp lý của hàng hóa công cộng do thiếu các chính sáchcông để ràng buộc các nhà đầu tư tư nhân làm điều đó Trong trường hợp này, thị

trường của các hàng hóa và dịch vụ liên quan như năng lượng, sử dụng đất đai, không phản ánh kết quả của việc các sự lựa chọn tiêu thụ hay đầu tư khác nhau cho khí

hậu Chính vì vậy, biến đổi khí hậu là một ví dụ của that bại thị trường liên quan đếncác hiện tượng ngoại ứng và hàng hóa công cộng (Stern, 2007) Đây chính là cơ sở dé

lượng giá các rủi ro về kinh tế do biến đổi khí hậu.

1.3.1 Đánh giá rủi ro thiên tai liên quan biến đổi khí hậu

Theo phương pháp tiếp cận của Khung Chính sách Thích ứng (APF — Adaptation

Policy Framework) của UNDP dành cho các nước đang phát triển không thuộc Phụ lụcI của Nghị định thư Kyoto dé xây dựng chiến lược quốc gia ứng phó với biến đổi khíhậu cũng như tích hợp với kế hoạch phát triển bền vững và các van đề môi trường toàn

cầu (UNDP, 2003), khái niệm rủi ro là sự kết hợp giữa khả năng xảy ra (xác suất sự

cố) và các hậu quả của sự kiện có hại như thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra Các ra

yêu tố chính của rủi ro có thé kể ra như thảm hoa (hazard), xác suất xảy ra

(probability) và tính dé bi tổn thương (vulnerability), ngoài ra, một số thuật ngữ khácnhư độ phơi lộ (exposure), độ nhạy cảm (sensibility) cũng có thể được sử dụng Thảm

14

Trang 22

họa là sự kiện tiềm tàng có thé gây hại, VD: bão nhiệt đới, hạn hán, lũ lụt, Xác suấtxảy ra liên quan tới tần số và mức độ của 1 thảm họa nhất định Xác suất có thê đượcthể hiện một cách định tính (sử dụng các mô tả như “chắc chắn” hay “độ tin cậy cao”)hoặc một cách định lượng bằng các con số xác suất cụ thê.

Khung chính sách này cũng đưa ra 4 phương pháp tiếp cận dé thực hiện:

(i) Phương pháp tiếp cận Rui ro Khí hậu: phân tích các kết quả đầu ra có thé xảy ra

bị ton thương.

Phương pháp tiếp cận dựa trên các thảm họa thiên nhiên (Natural

hazards-based approach): được dùng để đánh giá các rủi ro về khí hậu dựa trên việc xác địnhcác tai biến về khí tượng và được mô tả bằng công thức:

R=P*V (1)

Trong do:

R: là khả năng tốn that do tai biến gây ra

P: xác suất xảy ra tai biến theo thời gian

V: khả năng xảy ra có thé gây ra ton thương đến con người, môi trường và cácđối tượng liên quan tới đời sống sản xuất, sinh hoạt của con người

Nhìn chung, tai biến sẽ được có định ở 1 mức nhất định dé ước lượng sự thay đôivề khả năng tổn thương theo không gian và thời gian Ví dụ, một đợt lũ với độ caonhất định hoặc một cơn bão với tốc độ gió nhất định có thể tăng về tần suất xảy ra theothời gian sẽ làm tăng rủi ro sẽ phải đối mặt (giả định rằng tính dé bị ton thương làkhông đổi).

15

Trang 23

Phương pháp tiếp cận dựa trên tính dễ bị tốn thương (Vulnerability-based

approach) được bắt đầu bằng cách xác định tính dễ bị tổn thương dé đưa ra các tiêu chídé từ đó đánh giá rủi ro như đánh giá khả năng vượt qua ngưỡng chịu đựng và được

mô tả bằng công thức sau:

R =P (xác suất) vượt qua ngưỡng của 1 hoặc nhiều tiêu chí của tinh dễ bị tổn thươngViệc cô định mức độ tính dé bị ton thương sẽ cho phép dự đoán được cường độ

và tần số của các tai biến liên quan đến khí hậu tác động tới khả năng tổn thương Mặcdù được sử dụng khá phổ biến ở các ngành khác, phương pháp này chưa được sử dụng

rộng rãi trong việc đánh giá các rủi ro liên quan đến biến đồi khí hậu (UNDP, 2003).1.3.2 Phương pháp lượng giá rủi ro do biến doi khí hậu

Với cách tiếp cận dựa trên thảm họa thiên nhiên như đã nêu ở phần 1.3.1, theo

phương pháp luận về lượng giá mức độ rủi ro của ICG (Trung tâm quốc tế về tai biếnđịa chất, Na Uy), khả năng tốn thất do một hoặc một loại các tai biến thiên nhiên nói

chung có thể tính toán băng công thức khái quát như sau:

R=H*V*E (1)Trong do:

R (Risk — rủi ro): là kha năng tốn thất hay rủi ro do tai bién gây raH (Hazard - tai biến): là kha năng xảy ra tai biến

V (Vulnerability — khả năng bị tổn thương): khả năng xảy ra có thé gây ra tổn

thương đến con người, môi trường và các đối tượng liên quan tới đời sống sản xuất,

sinh hoạt của con người.

E (Value of vulnerable Elements — giá trị ước tính của các yêu tố có thé bị tổnthất): các yếu tố này bao gồm con người, tài sản vật chất, hoạt động sinh kế, môi

trường cũng như các giá trị vô hình khác.

Đây là công thức thường được dùng để tính toán cụ thé giá trị của các rủi ro,trong đó R là khả năng tổn thất của đối tượng gặp rủi ro; H là khả năng xảy ra thảmhọa (được xác định là xác suất theo thời gian của các hiện tượng không mong muốn

tác động lên đối tượng gặp rủi ro); V là tinh dé bị ton thương về mặt vật chất (mức độ

thiệt hại hoặc khả năng thiệt hại của yếu tố chịu rủi ro trong trường hợp thảm họa xảy

ra, có giá trị từ 0 đến 1), và E là giá trị của thiệt hại hoặc mức thiệt hại lớn nhất có thé

khi thảm họa xảy ra Trong phần lớn các trường hợp, công thức này được coi là tổng

hợp của 3 hàm nói trên và là tông cua tat cả các kịch ban có thê xảy ra.

16

Trang 24

Trên thực tế, người ta sẽ đặt ra một sé gia định va đơn giản hóa van đề Đề lượnggiá tốn thất do biến đổi khí hậu, người ta sẽ áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên

kịch bản Có thé áp dụng các kịch bản biến đổi khí hậu của IPCC làm cơ sở tính toán.

Ở Việt Nam, ta thường sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên & Môitrường ban hành Ta có thé giả định xác suất xảy ra của các kịch ban dựa trên phươngpháp phân tích cây sự kiện (Event Tree Analysis) nhưng tong tất cả các giá trị xác suất

phải bằng 1 Phương pháp này sẽ được trình bày cụ thê hơn ở phần 2.2.2.

Và đối với mỗi kịch bản, ta cũng cần phải xác định tinh dễ bị ton thương mà bảnthân các giá trị này cũng là những giá trị không chắc chắn nhưng nó sẽ tăng lên khi

cường độ của thảm họa tăng.

Và cuối cùng, E sẽ là giá trị của yếu tố dự đoán sẽ chịu rủi ro do biến đổi khí hậu.Như vậy, công thức (1) như trình bay ở trên có thé sử dụng đối với mọi rủi ro dotai biến thiên nhiên gây ra trong đó có biến đổi khí hậu.

17

Trang 25

CHƯƠNG 2: ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP VÀ SÓ LIỆU

2.1 Đặc điểm tình hình nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tẾ - xã hội xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh

Nam Định

e VỊ trí dia lý, địa hình, thổ nhưỡng

Xã Giao Xuân là một xã thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, là khu vực

đồng bằng tương đối bằng phang, nằm trong hành lang trọng điểm của vùng đồng

bang châu thé sông Hồng, cạnh 2 cửa sông lớn là cửa Ba Lạt và Hà Lan.

Là xã vùng ven biển thuộc vùng đệm VQG Xuân Thuỷ cách trung tâm huyện7km về phía Đông Nam Phía Đông Bắc giáp xã Giao Lạc, phía Tây nam giáp xã GiaoHải, phía Tây Bắc giáp xã Bình Hoà và Giao Hà, phía Đông Nam giáp với biển Đông

có đê biển và bờ biển dài 2,6 km Xã Giao Xuân có diện tích dat tự nhiên là 775,54ha.

Đây là xã có vi trí rất thuận lợi để phát triển, đặc biệt là phát triển về các hoạt

động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản Đất đai tự nhiên được tạo ra từ nguồn phù sa bồi

lắng của sông Hồng Vật chất bồi lắng gồm hai loại hình chủ yếu: bùn phù sa và cátlắng đọng với 2 vùng có đặc diém thé nhưỡng như sau:

18

Trang 26

- Vùng nội đồng: đất phù sa không bị nhiễm mặn hoặc bị nhiễm mặn ở thé nhẹ vàtrung bình; đất tương đối màu mỡ hiện đang sử dụng chủ yêu dé trong lúa, màu, nuôi

trồng thủy sản Đây cũng chính là nơi tập trung chủ yếu của dân cư trong xã.

- Vùng bãi bồi ven biển: đất mặn, thành phan thô nhưỡng chủ yếu là bùn, đất phacát; đất giàu dinh đưỡng và thích hợp với nhiều cây ngập mặn, đang được nuôi trồngthủy sản, trồng rừng; có khả năng canh tác đa dạng, khai thác nhiều sản phẩm và các

đặc sản biển có giá trị kinh tế cao Tuy nhiên, vùng này chịu ảnh hưởng trực tiếp củacác yếu tố ngoại cảnh, tác động từ phía đại dương, thời tiết, gió bão, lốc lớn kèm theo

sóng biển dâng cao khi có triều cường và đặc biệt là hiện tượng nước biển dâng do

biến đồi khí hậu.

e Khí hậu — Thủy van

Khí hậu mang đầy đủ những thuộc tính cơ bản của khí hậu miền Bắc Việt Nam.Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ầm, có mùa đông khá lạnh ít mưa, mùa hè nóng,

nhiều mưa, có 2 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 5 — 11, mùa lạnh từ tháng 11 — 5, khô

hanh vào đầu mùa, âm ướt vào cuối mùa (Phan Nguyên Hồng, 2009).

Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm ở Nam Định từ 1.500 đến 1.800mm

(trong đó từ tháng 5 đến tháng 10 là 1.200 đến 1.500mm) Riêng thang 7, 8, 9 lượng

mưa trung bình từ 900 đến 1.200mm chiếm 80+85% lượng mưa cả năm Lượng mưaphân bố không đều giữa các vùng trong tỉnh, có xu hướng tăng dần từ Bắc đến Nam vàtừ Đông sang Tây Mưa thường tập trung từng đợt với cường độ lớn 3 đến 5 ngày.Bình thường trong mỗi mùa mưa có ít nhất 3 đến 4 đợt mưa lớn từ 100mm trở lên

(theo số liệu thong kê từ 1970 +1980 vùng đồng bằng sông Hong) Mùa đông tiêu biéulà mưa nhỏ, mưa phùn thịnh hành vào nửa cuối mùa đông (tháng 2, 3).

Bảng 1.2 Lượng mưa trung bình thắng và năm tại trạm Nam Định

19

Trang 27

nhiệt độ trung bình đưới 20°C Biên độ nhiệt trong năm dao động trong khoảng 10°C.

Số giờ nắng trung bình/năm là 1.450 đến 1.500 giờ.

Bảng 1.3 Nhiệt độ trung bình tháng và năm tại Nam Định

Đơn vị: (°C)

Tháng | I Il 1H IV Vv VI vit | Vill | Ix Xx XI XI | Nam

TB 17,0 | 18,1 | 20,4 | 24,7 | 27,7 | 29,2 | 29,3 | 28,5 | 27,2 | 25,2 | 21,6 | 18,1 | 24,1

Neguon: Niên giám thông kê tinh Nam Dinh năm 2005 (2000 - 2005)

Độ am không khí tháng trung bình nhiều năm khoảng 84,1% Những thang đầumùa đông độ âm không khí xuống thấp gây ra hiện tượng khô hanh Độ âm không khítrung bình lớn nhất khoảng 88,8%.

Tổng số giờ năng trong năm dao động trong khoảng từ 1.242,5 giờ (năm 2004)đến 1.636 giờ (năm 2003) Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng từ 1.100 — 1.200 giờ

chiếm 80% số giờ nắng trong năm.

Chế độ thủy triều ảnh hưởng rất sâu sắc đến hoạt động của người dân miền biểnGiao Xuân từ nuôi trồng đến khai thác thủy hải sản Vùng này thuộc chế độ nhật triều,chu kỳ trên dưới 23 giờ, biên độ triều trung bình khoảng 150 — 180, lớn nhất là 3,4m,

nhỏ nhất là 0,25m Mực nước triểu cao nhất vào mùa bão và phụ thuộc vào gió Biến

thiên của thủy triều khoảng nữa tháng có 1 lần triều cường va 1 lần triều kém (PhanNguyên Hồng, 2009).

Độ mặn ven bờ biến đổi tuy thuộc các tháng trong năm, dao động từ 110/00 đến300/00 Ngoài khơi vịnh Bắc Bộ độ mặn khoảng 31,50/00 đến 340/00 Vào mùa lũ, độmặn vùng cửa sông Hồng chỉ còn khoảng 40/00.

Về mùa đông, hướng gió thịnh hành là hướng Bắc; đầu hè là hướng Đông vàchuyên dần về hướng Đông Nam và Nam Tốc độ gió ven biển về mùa đông từ 3,2 m/sđến 3,9 m/s; mùa hè 4,0 m/s đến 4,5 m/s, lớn nhất tới 45 đến 50 m/s (khi giông bão).

e Tình hình kinh tế — xã hội xã Giao Xuân

Dân số tính đến năm 2010 toàn xã có 2.869 hộ với 10.454 nhân khẩu, trong khi

tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,7 %, số hộ nghèo 223 hộ chiếm 7,7% tổng số hộ Nếu sovới các vùng khác trong khu vực đồng bằng sông Hồng thì đây là vùng có tỷ lệ nghèokhá cao Tổng số lao động là 4.529 trong đó có 2.940 là lao động nữ Thu nhập bìnhquan đầu người 7 triệu/ năm Nghề nghiệp chính là nông nghiệp (80,5%), NTTS(14%), và các nghề khác như công chức (3,5%) và các ngành nghề khác (2%) Xã có 5

20

Trang 28

bác sỹ va y tá Duong giao thông liên xã hiện có là 45 km đường nhựa và 10 km

đường giao thông trong xã Về giáo dục, số học sinh tiểu học là 756 học sinh, trung

học cơ sở là 641 học sinh, va số học sinh trung học phổ thông là 550 học sinh (Nguồn:

UBND xã Giao Xuân, 2013).

2.1.2 Nghề nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Nuôi Ngao là một hướng phát triển kinh tế thuỷ sản của huyện Giao Thuỷ Nhận

thức đúng đắn tầm quan trọng đó, từ năm 2004, UBND huyện xây dựng Qui hoạch

phát triển thuỷ sản đến năm 2010 và ban hành Qui chế quản lý, sử dụng đất có mặt

nước ven biển nuôi thả và khai thác Nhuyén thé Từ đó, nghề nuôi Ngao có bước phát

triển mạnh mẽ, diện tích, sản lượng không ngừng tăng lên, giải quyết việc làm, tạosinh kế ôn định cho nhiều người lao động.

Tuy vậy, tình hình nuôi Ngao trong thời gian gần đây chịu ảnh hưởng khá nhiều

do thời tiết bất thường như mưa lớn nhiều ngày, bão, lũ lụt, cùng với việc phát triển

bền vững như diện tích bãi bôi bị khai thác tối đa vào nuôi Ngao với hệ thống vây lướidày đặc, mật độ thả giống cao làm mat cần bằng hệ sinh thái, năng suất, chất lượng sảnphẩm giảm dan hay các khâu liên kết giữa phát triển nguồn giống, nuôi thương phẩmvà tô chức tiêu thụ sản phâm chưa chặt chẽ làm cho sản phẩm bị ép cấp, ép giá, qui môtiêu thụ nhỏ, thị trường bị thu hẹp Các ton tại trên đang ảnh hưởng rất lớn đến nghề

nuôi Ngao xã Giao Xuân nói riêng và phát triển sinh kế bền vững huyện Giao Thuỷ

nói chung.

2.1.2.1 Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi ngao

Tại Giao Thủy, Nam Định phổ biến chủ yếu hai loài Ngao dầu (Meretrixmeretrix) tên thường gọi là vang (tại Nam Dinh) và Nghéu Bến Tre (Meretrix lyrata)

tên thường gọi là nghéu (tai các tinh Nam bộ)

Theo số tay hướng dẫn kỹ thuật nuôi ngao giống của Trung tâm bảo tốn sinh vật

biển và phát triển cộng đồng phát hành năm 2009, ngao là loài rộng nhiệt, chúng cóthé song trong điều kiện nhiệt độ từ 13 - 40°C Trong đó ngao dầu thích hợp nhất vớinhiệt độ từ 26- 28°C, nghêu Bến Tre sống tốt trong điều kiện nhiệt độ 28 - 30°C Độ

sâu trung bình từ 0,1-0,8m nước, tốc độ dòng chảy là 0,1 - 0,25m/s, hàm lượng ôxy

hòa tan (DO) trong khoảng 4 -6mg/1, pH từ 6 - 7 và độ mặn 15-25o/oo tốt nhất là

21

Trang 29

Ngao có thé sống được trong vùng trung, hạ triều đến nơi có độ sâu 2 - 3m nước;

đây là khu vực có sóng gió nhỏ; nước triều lên xuống và có nguồn nước ngọt ôn địnhchảy vào Đáy là cát và bùn trong đó cát chiếm 70 - 90% và thời gian phơi bãi không

quá 4 - 8 giờ mỗi ngày (MCD - Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộngđồng , 2009).

Kỹ thuật nuôi: về cơ bản kỹ thuật nuôi ngao ở Nam Định đã được cải thiệnnhiều và có phần tốt hơn so với các tỉnh Bắc Bộ (kỹ thuật cải tạo bãi, san bãi theo từngkích cỡ, dây căng đáy cắt nhớt, kỹ thuật làm vây, cắm cọc, điều chỉnh diện tích mỗivây tôi thiếu 0.5ha dé có hiệu quả, kỹ thuật đánh luống, thu hoạch bang cắm cọc v.v ),

tuy nhiên tình hình chung là khu vực nuôi ngao ở xã Giao Xuân nói riêng và huyện

Giao Thủy nói chung đều thả nuôi với mật độ dày đặc, ngao có xu hướng chậm lớn, độbéo giảm, thời gian nuôi dài hơn (theo đánh giá của bà con và cơ quan chức năng), nếu

không có những hành động cải thiện thì có thé làm giảm giá trị hàng hóa Hiện ở Nam

Định đang rà soát quy hoạch, giúp các bãi nuôi thông thoáng hơn, và đưa ra khuyếncáo mật độ nuôi dé rút ngắn thời gian nuôi Cụ thé trong quy chế nuôi trồng thủy sảnbền vững của xã Giao Xuân, cũng như trong số tay hướng dẫn kỹ thuật nuôi Ngao doMCD hỗ trợ xây dựng đã đưa ra mức mật độ phù hợp Đồng thời MCD cũng khuyến

cáo mỗi vây nuôi nên có diện tích từ 0,5 ha trở lên.

Mùa vụ thả nuôi: Ở Nam Định nói chung, ngao hầu như được thả nuôi quanh

năm Tuy nhiên tác động từ nước ngọt, bão lụt là những trở ngại chính đối với nghềnày, bên cạnh đó là vấn đề nắng nóng kéo dài, bãi trơ khô và dịch bệnh Hiện tháchthức chính ở khu vực này là do bị ảnh hưởng bồi lắng của việc xây dựng đập Vop nênảnh hưởng đến sinh trưởng của ngao Hiện UBND huyện Giao Thủy đang thực hiện dự

án cải tạo hệ thống thủy lợi, cung cấp nước ngọt dé pha loãng độ mặn và cung cấpthức ăn cho khu vực nuôi ngao, đây được xem là những nỗ lực đáng kể dé giải quyết

van dé do đập Vọp gây ra.

Đầu tư vào nghề nuôi ngao, chủ nuôi không phải lo thức ăn, nhưng phải tạo môi

trường cho ngao sống thuận lợi Người nuôi ngao thường chia diện tích nuôi thành

những đầm rộng 2-3ha, có ô quây riêng biệt bằng lưới Để có vùng nuôi bảo đảm yêu

cầu sinh trưởng cho ngao, chủ đầm phải đầu tư 7-8 triệu đồng/ha để phun cát, tạo

thành nền đáy bang phang phù hợp với sự lên xuống của thuỷ triểu Tiếp đó, ngườinuôi còn đầu tư 6-7 triệu đồng/ha để mua lưới quây phù hợp với từng giai đoạn phát

22

Trang 30

triển và bảo đảm giữ được ngao nhưng không cản trở sinh vật phù du cộng với tiền

chôn cọc xung quanh vùng nuôi ngao Người nuôi ngao có kinh nghiệm thường không

chọn đầm nuôi tại vùng có sóng to gió quá lớn vì lớp cát tầng đáy luôn bị xáo trộn, làm

cho ngao giống bị chết hoặc chậm lớn.

Hàng năm cứ vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 8 là thời điểm ngao con trong tự

nhiên nở rộ Những chủ nuôi ngao ở xã Giao Xuân cũng như vùng lân cận vừa tận

dụng ngao giống trong tự nhiên, vừa mua con giống sinh sản nhân tạo để nuôi thả.

Ngao giống còn nhỏ thả dày nên cứ khoảng 4-5 tháng, chủ nuôi lại phải “san bãi” chomật độ nuôi thưa ra Từ ngao “cúc” (tương tự như chiếc cúc áo) nuôi thành ngao

thương phẩm trọng lượng 80-100 con/kg mất khoảng 18-24 tháng Cũng thời gian nhưtrên ở nơi nguồn nước tốt, săn thức ăn, chỉ 50-60 con đã đủ 1kg bán ra thị trường vớigiá cao hơn ngao nhỏ 2-3 nghìn đồng/kg.

Mặc dù trong tỉnh đã có cơ sở sản xuất giống ngao, nhưng với lượng ít nên chủ

nuôi còn tận dụng con giống có sẵn trong tự nhiên hoặc mua ở nơi khác về để nuôi.Nhu cầu về con giống mỗi năm một tăng Nếu không chủ động được nguồn giống, các

chủ nuôi phải mua giống từ ngoài tỉnh sẽ không bảo đảm chất lượng hoặc tận dụngkhai thác nguồn giống trong tự nhiên quá lớn sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái.

2.1.2.2 Tình hình nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Theo số liệu thống kê của UBND xã Giao Xuân năm 2013, tổng diện tích nuôi

trồng thuỷ sản hiện nay của xã là 443,54 ha ngoài ra phần lớn người dân của xã tham

gia nuôi trồng thuỷ sản trên vung đất công của huyện (thuộc cồn Lu, cồn Ngạn) với

diện tích khoảng 700 ha (năm 2010) Toàn bộ diện tích đầm của xã đều cho người dânthuê ngắn han, thường là 5 năm, sau đó lại cho thuê lại Số lượng các hộ nuôi tính đến

nay là 219 hộ.

Trung bình một hộ gia đình nuôi trồng thuỷ sản thu hoạch được khoảng 108,09triệu tiền bán sản phẩm, trừ các khoản chi phí, trung bình một hộ được lãi khoảng42,37 triệu đồng/năm, tương đương 6,05 triệu đồng/ha/năm Trong cả xã, sẽ có những

hộ làm đầm bị thua lỗ, nhưng có những hộ làm có lãi Tính trung bình, hoạt động làm

đầm ở xã van đạt hiệu quả kinh tế, nêu đầu tư 65,72 triệu đồng thì được lời 42,37 triệu,

tương đương nếu đầu tư 1 đồng thì được lời 0,6 đồng (MCD - Trung tâm bảo tồn Sinh

vật biển và Phát triển cộng đồng, 2011).

23

Trang 31

Báo cáo này cũng chỉ ra 4 loại khó khăn đáng lo ngại nhất đối với nghề nuôingao tổng hợp từ ý kiến phản hồi của người dân địa phương, gồm có:

- Thứ nhất: Chi phí chăn nuôi cao, đầu ra không ồn định Hiện nay có tới 71% sốhộ làm đầm đều cho rang chi phí đầu tư lớn Chi phi đầu tư lớn do phải cải tạo dam hạthấp nền và bơm cát tạo môi trường sống tự nhiên cho việc nuôi ngao trong đầm tốnkém khá nhiều kinh phí cai tạo Hơn nữa, khi sản xuất ra sản phâm thương phẩm thi

đầu ra cũng là một vấn đề làm đau đầu nhiều chủ đầm khi gặp phải tình trạng đượcmùa mat giá, đầu ra không ổn định.

- Thứ hai: thời tiết thất thường, dịch bệnh, thuốc trừ sâu, hoá chất lẫn vào nguồn

nước, mùa khô thiếu nước, xâm nhập mặn Hiện nay có tới 62,7% số hộ làm đầm chorằng khí hậu ngày càng thay đổi phức tạp như mưa nhiều, hạn nặng, bão nhiều và nướcthuỷ triều dang cao Người dân sợ nhất là khi có bão dù với cường độ nhỏ nhưng gặp

lúc triều cường thì sẽ phá vỡ bờ đầm gây thiệt hại Ngoài ra dịch bệnh, thuốc trừ sâu,

hoá chất trong đất liền đồ ra lẫn vào nguồn nước và các hiện tượng thời tiết bất thườngnhư xâm nhập mặn, rét đậm, rét hại gây bệnh cho các loài thuỷ sản nuôi trong đầm dẫn

đến hiện tượng chết hàng loạt.

- Thứ ba: Thiếu vốn, còn nhiều hạn chế về kỹ thuật Hiện nay có tới 61,2% số hộcho rang họ đang thiếu vốn nên không thé mở rộng đầu tư, thay đôi cách làm ăn, cũng

như áp dụng kỹ thuật nuôi mới Người dân cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến họ

thiếu vốn như lãi suất cao, không có tài sản thế chấp, ngân hàng không tin vào mụcđích vay vốn dé nuôi trồng thủy sản Trong đó, nguyên nhân chính là do lãi suất vay

quá cao ở các ngân hàng thương mại, còn Ngân hàng Chính sách Xã hội lãi suất thấp

hơn nhưng lượng vay được ít Kỹ thuật chuyên môn còn nhiều hạn chế do chưa được

tập huấn, đa số người được hỏi đều cho rằng họ phải tự học hỏi qua sách báo và cácloại tài liệu do họ tự sưu tầm, tìm hiểu và qua kinh nghiệm của những người làm trước

hướng dẫn cho những người làm sau, phần lớn chưa được tham gia những lớp tuậphuấn chính thức nào.

- Thứ tư: Hạ tầng giao thông lạc hậu Hiện nay có tới 57,3% số hộ được hỏi chorằng hạ tầng kỹ thuật giao thông kém đã tác động tiêu cực đến công việc sản xuất củacác hộ làm tăng chi phí sản xuất, giảm khả năng thông thương tiêu thụ sản phẩm.

Năng suất: Mặc dù các vây nuôi khá dày nhưng theo đánh giá của các hộ nuôi

ngao, năng suât nuôi ở Nam Dinh van cao hơn so với các tỉnh ven biên Bac bộ và Bac

24

Trang 32

Trung bộ (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,

Quang Trị, Thừa Thiên Huế) do lợi thế nằm ở vùng cửa sông Hồng phù sa déi dào,lượng thức ăn tự nhiên phong phú Đồng thời, so với các tỉnh ĐBSCL thì năng suấtngao nuôi ở Nam Định cũng cao hơn do là ngao nuôi trong vây, thả giống cỡ lớn

nhanh thu hoạch hơn còn nghêu ở các tỉnh ĐBSCL là nghêu tự nhiên, thời gian nuôi

dài hơn do giống cỡ nhỏ và giữ lại những cá thé lớn hơn 2 năm tuổi dé làm nghêu bố

mẹ Theo kết quả khảo sát của MCD năm 2010, năng suất nuôi ngao nuôi ở xã Giao

Xuân nói riêng và Nam Dinh nói chung khoảng 30-80 tan/ha sau 12-16 tháng nuôi;

cao nhất có năm dat 100 tan/ha cao hơn so với khai thác nghêu tự nhiên ở Bến Tre, Trà

Vinh (trung bình 20-40 tấn/ha/năm; cao nhất 60 tân/ha/năm) Đồng thời, năng suất ônđịnh hơn và thường là cao hơn so với ngao nuôi ở Nghệ An, Thanh Hóa 20-40 tan/ha.Tuy nhiên, theo người dân năng suất ngao nuôi đang có xu hướng giảm do mật độ dày.

Hoạt động nuôi Ngao: có 3 loại hình sản xuất là nuôi Ngao thịt, chuyên ương

nuôi Ngao giống và khai thác giống tự nhiên Ngoài ra, hàng ngày còn một bộ phậndân cư thu bắt các loài nhuyễn thé trên vùng bãi và ven biển.

Nguồn giống:

Hàng năm, vùng nuôi Ngao của huyện Giao Thuy nói chung và xã Giao Xuân

nói riêng đều có giống tự nhiên, chủ yếu là giống Nghêu (Bến Tre), giống Ngao ban

địa (Ngao dầu, Ngao mật) chiếm tỷ trọng nhỏ Tuy nhiên, nguồn giống ngày một suy

giảm, năm có năm không có Việc khai thác Ngao giống tự nhiên rat tuỳ tiện, khi pháthiện có giống (loại rất nhỏ không nhìn thất bằng mắt thường) là tổ chức thu bắt nênton thất sau ương nuôi lên đến 60 - 70%.

Nguồn giống nhập từ nơi khác ngày một khó khăn do các tỉnh phía Nam quản lý

nguồn giống rat chặt Ngao giống được mua trôi nổi, thời gian vận chuyền dai nên kếtquả ương nuôi thấp.

Về sản xuất giống nhân tạo: Trên địa bàn huyện đã cho sinh sản giống Ngaobằng phương pháp nhân tạo từ năm 2005 Năm 2011 đã sản xuất đượ 3 tỷ ngao cám,

đến nay giống ngao sinh sản nhân tạo đã đáp ứng được 40% giống cung cấp cho vùng

nuôi Hiện ở huyện Giao Thủy có 3 trại sản xuất giống ngao cung cấp cho nuôi thươngphẩm Theo chủ trại giống Cửu Dung, sản lượng ngao giống nhân tạo của Giao Thủynăm 2009 đạt 305 triệu con, đáp ứng 10 % nhu cầu thả nuôi của huyện Giao Thủy.

25

Trang 33

Về tổ chức và quản lý sản xuất: Sản xuất nuôi ngao mặc dù tập trung và có hợptác ở qui mô nhóm nhỏ nhưng chưa hình thành được các hợp tác xã, hội nghề nghiệp

đủ mạnh dé hỗ trợ công tác quản lý sản xuất, hỗ trợ việc thực hiện truy xuất và giám

sát cũng như đại diện cho ngư dân tác động vào chính sách, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

Ở Giao Thủy có Hội nuôi nhuyễn thé nhưng Hội này chưa bao gồm tat cả những ngườinuôi ngao mà chỉ gồm những thành viên có diện tích lớn, chiếm khoảng 2/3 diện tích

nuôi, và điều lệ Hội vẫn chưa được Sở Nội Vụ thông qua dé được hoạt động chínhthức, chưa có con dấu, tài khoản riêng.

Về thị trường và tiêu thụ sản phẩm:

Trước năm 2004, Ngao chủ yếu xuất sang Trung Quốc theo đường tiéu ngạch vatiêu thụ nội địa Từ năm 2005 đến nay lượng Ngao thương phẩm tiêu thụ qua TrungQuốc của huyện giảm mạnh kèm theo giá bán thấp và thường bị ép giá Một van đề bat

lợi là Trung Quốc chỉ thu mua Ngao từ tháng 8 năm trước đến tháng 2 năm sau, người

nuôi phải tận thu dé bán nên không còn Ngao trưởng thành bổ sung cho nguồn Ngaobố mẹ mùa sinh sản Thị trường nội địa còn nhỏ hẹp, sức tiêu thụ thấp nên ảnh hưởng

lớn đến tốc độ phát triển Việc thu mua và tiêu thụ sản phẩm chủ yêu hoạt động đơn lẻ,không có tô chức, cạnh tranh không lành mạnh làm cho giá bán thương phẩm ngày

một giảm.

Vấn đề chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm:

Sản phẩm Ngao ở huyện Giao Thủy nói riêng, ở tỉnh Nam Định nói chung đã đượcChâu Âu (EU) công nhận là thực phẩm an toàn cấp B liên tục từ năm 2004 đến nay NgaoTiền Hải (Thái Bình) cũng được EU công nhận như Ngao Giao Thuỷ nhưng không liêntục, ngoài ra các vùng nuôi Ngao ở miền Bắc chưa nơi nào đạt tiêu chuẩn trên.

Do vùng nuôi Ngao ở tỉnh Nam Định rất quan trọng, chiếm đến 44,3% sản lượngNgao thương phẩm của các tỉnh phía Bắc, nên được Trung tâm chất lượng Nông lâm,

thuỷ sản vùng I tổ chức kiểm soát chặt chẽ, thông báo thường xuyên tình hình và chấtlượng sản phẩm vùng nuôi Các hộ thu mua tô chức nuôi lưu theo hướng dẫn trước khi

đưa đi tiêu thụ nên Ngao Giao Thuỷ là sản phẩm sạch.

26

Trang 34

2.2 Phương pháp lượng giá tốn thất rủi ro do biến đỗi khí hậu đối với nuôi trồng

thủy sản

2.2.1 Xây dựng bài toán

Cách tiếp cận của nghiên cứu được sơ đồ hóa như hình 2.1 dưới đây:

Thay đối điều kiện

môi trường Sản lượng giảm

Thiệt hại tiềm

Hình 2.1 Thiệt hại tiềm tàng đối với nghề nuôi ngao

Từ cơ sở nghiên cứu tổng quan, học viên xác định mức giảm sản lượng do thay

đổi điều kiện môi trường dựa trên công thức (1) như đã trình bày ở phan 1.3.2 Đây làcông thức sẽ được sử dụng là công thức tính toán tốn thất đối với những tác động anh

hưởng tới môi trường sinh trưởng của ngao:R=H*V*E

Dựa trên đặc điểm sinh học và điều kiện sinh trưởng của ngao khá đặc thu, ta cóthể đặt ra các giả định về kịch bản biến đổi khí hậu liên quan trực tiếp tới môi trường

nuôi ngao Và đối với mỗi kịch bản, giá trị V sẽ được xác định dựa trên mức độ tốn

thương đối với sự sinh trưởng của loài ngao do sự thay đổi điều kiện môi trường Giá

trị này sẽ đươc xác định dựa vào phương pháp cây sự kiện như trình bày ở phần 2.1.3

dưới đây Giá trị V sẽ nằm trong khoảng từ 0 đến 1 và sẽ tăng lên khi mức độ thảmhọa tăng ví dụ như cường độ bão càng lớn thì thiệt hại càng nhiều (Hình 2.2)

27

Trang 35

Thiệt hại »

trong đánh giá rủi ro

(Nguôn: CSIRO & BoM, 2007)Từ đó, ta có được công thức tính toán giá trị R của một thời điểm trong tương lai

như sau:

R, = (H¡*V; + H;*V; + H;*V;)*E;

Trong đó: R, = tốn thất có thé xảy ra tại thời điểm xH,/ Hz/ Hg = xác suất của kịch bản 1/2/3

V,/ V;/ V3 = mức độ tôn thương khi kịch bản 1/2/3 xảy ra

E, = giá tri của đối tượng được xét tại thời điểm x

Đề hoàn thiện bức tranh nói trên, E sẽ là giá tri của yếu tố dự đoán sẽ chịu rủi ro

do biến đổi khí hậu Giá trị này có thể được tính toán của mô hình IMPACT của Viện

nghiên cứu chính sách lương thực thế giới (International Food Policy Institute —IFPRI) Đây là một mô hình mô phỏng toàn cầu xác định được cung, cầu, thương mại,

giá cả thực pham của nhiều nhóm mặt hàng khác nhau và an ninh lương thực

(Delgado, 2003) Đây là mô hình duy nhất hiện nay tích hợp một loạt các chỉ số đàn

hồi toàn cầu bao gồm cả nhuyễn thé và nuôi trồng thủy sản Mốc thời gian tính toán ở

đây sẽ là năm 2030.

28

Trang 36

Ngoài ra, việc tính toán thiệt hại về cơ sở hạ tầng của nghề nuôi ngao sẽ được

tính toán theo giá trị thực tế dựa trên số liệu khảo sát về chi phí cố định và chi phí biếnđổi của các hộ gia đình nuôi ngao.

2.2.2 Phương pháp phân tích cây sự kiện

Phương pháp phân tích cây sự kiện - Event Tree Analysis (Ericson, 2005) là

một kỹ thuật dé xác định cơ chế sai hỏng và biéu diễn một chuỗi các sự kiện có thé

của một hệ thống dưới dạng đồ họ kiểu gốc, cây, cành, nhánh Chúng được biểu

diễn dưới dạng nhị phân ngẫu nhiên: có hoặc không Xác suất xảy ra của từng sự

kiện sẽ cho thấy các sự cố có thé xảy ra của một sự kiện đầu tiên Mỗi một đường

trên cây sự kiện sẽ biéu diễn một hậu quả của sự kiện và tạo ra một đầu ra cụ thê.Các sự kiện có chung một điểm nút sẽ loại trừ lẫn nhau Do từng sự kiện trong câysự kiện biểu hiện một xác suất, xác suất của từng sự kiện là sự đa dạng hóa của các

sự kiện trong cả cây Tổng xác xuất là tổng của tất cả các sự kiện dẫn tới kết quả.

Dưới day là vi dụ về một cây sự kiện:

| V=O5 mill m | | No tsunami

Hình 2.3 Cây sự kiện hình thành sóng than khi có dich chuyén địa chat

29

Trang 37

Trong phân tích cây sự kiện, những phán đoán và kinh nghiệm là rất cần thiết để

bổ sung vào các kết quả phân tích xác suất thống kê Đề đảm báo tính thống nhất trongviệc đánh giá các xác suất xảy ra (thường là giữa các chuyên gia với nhau), người ta

thường sử dụng các quy ước dé tính toán như sau:

Mô tả thông thường về tính không chắc chắn Xác suất của sự kiệnHiền nhiên không thê xảy ra 0,001

Rất chắc chắn không 0,01

Chắc chắn không 0,1

Hoàn toàn không rõ ràng 0,5

Chắc chắn 0,9Rat chắc chắn 0,99

Hiền nhiên xảy ra 0,999

2.3 Số liệu dùng cho lượng giá tốn that rủi ro do biến đổi khí hậu đối với nghề

nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

2.3.1 Khảo sát hộ gia đình

Số liệu của cuộc khảo sát thực hiện vào tháng 10/2013 đối với 13 hộ nuôi trồng

thủy sản khu vực xã Giao Xuân thuộc Đề tài nghiên cứu “Lượng giá kinh tế tác động

của biến đổi khí hậu đối với thủy sản miền Bắc và đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệthại do biến đổi khí hậu” (Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) được sửdung dé xác định khả năng thích ứng, tính dé bị tổn thương cũng như các biện pháp

thích ứng tự phát do người dân tự thực hiện và chi phí cho các biện pháp nói trên.

2.3.2 Thảo luận nhóm

Dé xác định được các biểu hiện của biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí

hậu đối với khu vực Giao Xuân, học viên cũng đã kế thừa kết qua của buổi thảo luậnnhóm do tổ chức MCD thực hiện năm 2010 với 15 đại diện của người dân xã GiaoXuân Với cách tiếp cận có sự tham gia, phương pháp lịch mùa vụ và ma trận thảm

họa (Tổ chức CARE quốc tế) cũng đã được sử áp dụng.

Trang 38

2.3.4 Số liệu thứ cấp và các kết quả của mô hình

Kết hợp với các số liệu sơ cấp nói trên, số liệu thứ cấp (thông tin về điều kiện tự

nhiên, kinh tế xã hội của địa phương) từ Sở Tài nguyên & Môi trường Nam Định, Ủyban nhân dân xã Giao Xuân cũng như các nghiên cứu trong nước và quốc tế cùng kết

quả của một sô mô hình liên quan sẽ được học viên sử dụng trong luận văn này.

31

Ngày đăng: 05/06/2024, 14:14

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w