Nhiều họa sĩ vẽ về đề tài kháng chiến đã trở thành những tên tuổi lớn trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam hiện đại như: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Hiêm, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Sĩ Ngọc, Phan Kế An,
Trang 1Trần Quốc Bình
HỘI HỌA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975
VỀ ĐỀ TÀI KHÁNG CHIẾN LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MỸ THUẬT
Hà Nội - 2024
Trang 2NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC NGHIÊN CỨU SINH
PGS.TS Nguyễn Văn Dương Trần Quốc Bình
XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Hà Nội - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945
- 1975 về đề tài kháng chiến là công trình do tôi nghiên cứu, thực hiện Những vấn đề nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa công bố trong
bất kỳ công trình nào Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Tác giả luận án
Trần Quốc Bình
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 9
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 9
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 9
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 20
1.2 Cơ sở lý luận 24
1.2.1 Các khái niệm 24
1.2.2 Lý thuyết nghiên cứu và luận điểm thực hiện đề tài 33
1.3 Khái quát về đối tượng nghiên cứu 43
1.3.1 Khái quát về lịch sử xã hội Việt Nam từ 1945 - 1975 43
1.3.2 Khái quát các giai đoạn phát triển của hội họa Việt Nam từ 1945 - 1975 45
Tiểu kết 59
Chương 2 NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT CỦA HỘI HỌA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 VỀ ĐỀ TÀI KHÁNG CHIẾN 60
2.1 Nội dung của hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến 60
2.1.1 Nội dung biểu hiện qua chủ đề chiến đấu 60
2.1.2 Nội dung biểu hiện qua chủ đề ca ngợi lãnh tụ 68
2.1.3 Nội dung biểu hiện qua chủ đề tình quân dân 73
2.2 Hình thức nghệ thuật trong hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến 88
2.2.1 Không gian trong hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 88
Trang 52.2.2 Màu sắc trong hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 103
2.2.3 Đường nét trong hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 107
2.2.4 Chất liệu trong hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 111
Tiểu kết 122
Chương 3 ĐẶC TRƯNG, GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT VÀ VAI TRÒ CỦA HỘI HỌA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 VỀ ĐỀ TÀI KHÁNG CHIẾN TRONG NỀN MỸ THUẬT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 124
3.1 Đặc trưng của Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến 124
3.2 Giá trị nghệ thuật của các tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến 165
3.3 Vai trò của nghệ thuật Hội họa giai đoạn 1945-1975 về đề tài kháng chiến trong nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại 174
Tiểu kết 179
KẾT LUẬN 182
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 187
TÀI LIỆU THAM KHẢO 188
PHỤ LỤC……… 203
Trang 6Đề cương văn hóa
Đề tài kháng chiến
HTCN Hiện thực chủ nghĩa HTXHCN Hiện thực xã hội chủ nghĩa
Trang 7Nhiều họa sĩ vẽ về đề tài kháng chiến đã trở thành những tên tuổi lớn trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam hiện đại như: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Hiêm, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Sĩ Ngọc, Phan Kế An, Nguyễn Sáng, Hoàng Trầm, Huỳnh Phương Đông… Mỗi một tác phẩm hội họa về đề tài kháng chiến không chỉ phản ánh sinh động, hiện thực mọi mặt đời sống của hai cuộc kháng chiến của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta mà nó còn thể hiện tư tưởng cách mạng cao đẹp, quan điểm thẩm mỹ của mỗi họa sĩ qua từng giai đoạn kháng chiến mà nó hàm chứa bên trong những giá trị nghệ thuật to lớn được thể hiện qua hình thức, nội dung của từng tác phẩm hội họa
Qua nghiên cứu, tìm hiểu NCS nhận thấy Hội họa Việt Nam giai đoạn
1945 - 1975 về đề tài kháng chiến có số lượng lớn đa dạng về hình thức,
phong phú về nội dung cũng như chất liệu sáng tác Mỗi giai đoạn kháng chiến các họa sĩ có những hình thức, nội dung thể hiện, diễn đạt khác nhau phù hợp với từng giai đoạn kháng chiến Nhìn chung Hội họa Việt Nam giai
Trang 8đoạn 1945 - 1975 tập trung phản ánh hiện thực của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, đặc điểm nổi bật của Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến là diễn tả theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa (HTXHCN) lãng mạn cách mạng, ảnh hưởng từ Liên
Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Do ảnh hưởng của phương pháp sáng tác HTXHCN nên hội họa Việt Nam giai đoạn này tiếp cận nội dung, hình thức thể hiện cũng như tên gọi của tác phẩm cũng hết sức nhẹ nhàng… Với lối tiếp cận này các họa sĩ đã giảm hóa đi sự gian khổ, tính khốc liệt của hai cuộc kháng ở Việt Nam
Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến được các họa sĩ - chiến sĩ, họ là những người lính trực tiếp tham gia chiến đấu vừa
là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa Vì họ là những người trực tiếp chứng kiến những gì đã và đang xảy ra trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc, nhiều bức tranh ký họa được vẽ ngay trên chiến trường trong lúc hành quân hoặc nơi hậu cứ… Đây là những tư liệu quí báu mang tính hiện thực để sau này các họa sĩ có tư liệu sáng tác về đề tài kháng chiến ở Việt Nam Điều này là một điểm khác so với những tác phẩm vẽ về đề tài chiến tranh cách mạng sau năm 1975
Hiện nay, đất nước ta đang trên đường phát triển hội nhập với toàn cầu việc nghiên cứu, đánh giá giá trị thẩm mỹ cũng như khẳng định phong cách nghệ thuật Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 là điều cần thiết nhằm đưa ra những nhìn nhận, đánh giá một cách khoa học khách quan, dựa trên thực tiễn của những tác phẩm hội họa được các họa sĩ sáng tác qua hai giai đoạn kháng chiến từ 1945 - 1975 Qua tìm hiểu nghiên cứu, NCS nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu chuyên sâu Hội họa Việt Nam
giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến Vì vậy, NCS đã chọn đề tài Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến làm hướng nghiên
Trang 9cứu chính của luận án Qua đó để khẳng định những giá trị nghệ thuật, hình thức, nội dung, chất liệu thể hiện và giá trị lịch sử mà những tác phẩm hội họa
về đề tài kháng chiến đã để lại những đóng góp của các họa sĩ trong kháng chiến cũng như cho nền hội họa Việt Nam hiện đại Từ đó tích lũy những kiến thức nhất định cũng như yêu cầu trong công tác nghiên cứu của NCS
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến, làm rõ nội dung, hình thức đặc điểm nghệ thuật Từ đó chứng minh những giá trị nghệ thuật của Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung và hình thức, phương pháp thể hiện trong Hội
họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến
- Xác định đặc trưng khẳng định giá trị nghệ thuật và vai trò của Hội
họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến
3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến: Trong đó luận án tập trung nghiên cứu các yếu tố: đề tài, nội
dung, hình thức biểu hiện Trên cơ sở đặc trưng ngôn ngữ hội họa đánh giá giá trị nghệ thuật cũng như tư tưởng, tinh thần, sự sáng tạo của người họa sĩ - chiến sĩ qua từng giai đoạn kháng chiến
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi thời gian
Phạm vi nghiên cứu của luận án là một số tác phẩm hội họa tiêu biểu được sáng tác trong hai giai đoạn kháng chiến ở Việt Nam 1945 - 1975 Đây là
Trang 10những tác phẩm được các họa sĩ sáng tác và những ghi chép ký họa trên thực tiễn ngay tại chiến trường hay trong lúc hành quân… Những ghi chép, ký họa này là nguồn tư liệu sống động để các họa sĩ dựa vào sáng tác Vì vậy những tác phẩm này vừa có tính hiện thực vừa có những cảm xúc, tâm tư tình cảm của người họa sĩ
3.2.2 Phạm vi không gian
Luận án tập trung nghiên cứu một số tác phẩm tiêu biểu của Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến hiện đang được trưng bày và lưu giữ ở các Bảo tàng Quốc gia Việt Nam như: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
4 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 -
1975 về đề tài kháng chiến nhiều tác phẩm diễn tả những tấm gương chiến đấu, tình quân dân, lãnh tụ… vì vậy mục đích của nghệ thuật gì? Làm thế nào để hiểu được nội dung, hình thức trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn này
Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
về đề tài kháng chiến được các họa sĩ thể hiện ở những nội dung hình thức
như thế nào?
Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Đặc trưng, giá trị nghệ thuật và vai trò của
Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến được thể hiện
như thế nào?
5 Giả thuyết khoa học
Giả thuyết 1: Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng
chiến được biểu hiện thông qua nội dung trong các đề tài như: đề tài chiến đấu
ngoài tiền tuyến, tình quân dân, ca ngợi lãnh tụ, đề tài hành quân… Mỗi đề tài
Trang 11là một nội dung riêng biệt được các họa sĩ sáng tác dựa trên những thực tiễn trong kháng chiến nhằm ca ngợi tinh thần đoàn kết của toàn Đảng, toàn quân
ta trong kháng chiến
Giả thuyết 2: Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng
được các họa sĩ thể hiện ở nội dung hình diễn tả đời sống văn hóa xã hội cũng như đời sống tinh thần của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ Phản ánh nhiều góc nhìn đa dạng về đời sống kháng chiến của nhân dân ta, ca ngợi Đảng, lãnh tụ và những tấm gương điển hình tiêu biểu trong chiến đấu, lao động sản xuất Được các họa sĩ thể hiện qua phương pháp sáng tác HTXHCN và lãng mạn cách mạng tạo nên đời sống tinh thần của quân và dân ta
Hình thức trong Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 được các họa
sĩ thể hiện thông qua các dạng chất liệu bột màu, sơn dầu, sơn mài, lụa… Mỗi chất liệu có thủ pháp tạo hình và các diễn đạt khác nhau, từ đó tạo sự đa dạng trong hình thức biểu hiện Ngoài ra các họa sĩ Việt Nam đã kết hợp các phương pháp tạo hình hàn lâm của người phương Tây kết hợp với mỹ thuật truyền thống tạo nên những giá trị nghệ thuật cao mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc
Giả thuyết 3: Đặc trưng của Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
về đề tài kháng chiến là sự kết hợp của hai phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa và tư duy, thẩm mỹ của người Việt, qua đó thúc đẩy tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ và nhân dân qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ Đây là những đặc trưng cốt lõi tạo được giá trị nghệ thuật riêng biệt được các nhà phê bình mỹ thuật trong nước và quốc tế đánh giá cao, Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến có vai trò to lớn cả về lịch sử, văn hóa xã hội, kinh tế, chính trị đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của nền
mỹ thuật Việt Nam hiện đại
Trang 126 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp
Phương pháp tổng hợp, thống kê nhằm thu thập tài liệu các ấn phẩm sách báo, tạp chí, công trình về mỹ thuật những nguồn tư liệu, bài nghiên cứu, các tác phẩm hội họa về đề tài chiến tranh cách mạng giai đoạn 1945 - 1975 được trưng bày, triển lãm ở các Bảo tàng trong và ngoài nước có liên quan
đến đề tài Từ đó lấy cơ sở dữ liệu để tổng hợp phân tích đề tài khác nhau
Trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp như các bài viết, tranh ảnh, NCS phân chia các đề tài khác nhau của Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về
đề tài kháng chiến nhằm phục vụ cho việc phân tích nội dung, hình thức, chất liệu… làm tiền đề cho việc đối chiếu, so sánh, nội dung, hình thức, đặc điểm, giá trị nghệ thuật và vai trò của Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến Từ đó tìm ra những luận điểm trong nghiên cứu luận án
6.2 Phương pháp điền dã
Phương pháp điền dã được NCS nghiên cứu qua khảo sát thực hiện đo đạc trực tiếp, chụp ảnh tác phẩm ở các Bảo tàng như: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng miền Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh… Từ đó có những thực tiễn để đánh giá các tác phẩm hội họa về đề tài kháng chiến giai đoạn 1945 - 1975, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu được chính xác và có tính khoa học
6.3 Phương pháp thống kê, so sánh
Phương pháp thống kê, so sánh được NCS thực hiện tại các Bảo tàng nhằm thống kê, sau đó so sánh nội dung, hình thức, đặc điểm nghệ thuật của các tác giả, tác phẩm tiêu biểu, thể loại, chất liệu qua từng tác phẩm Hội họa giai đoạn 1945 - 1975 ở Việt Nam Để tìm ra những giá trị nghệ thuật đặc điểm qua nội dung, hình thức của Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về
đề tài kháng chiến
Trang 136.4 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu liên ngành
Luận án nghiên cứu trên cơ sở liên ngành như: Lịch sử, Văn hóa học,
Mỹ học, Khoa học xã hội, Tâm lý học Từ đó nhận định, đánh giá những sự kiện kháng chiến được diễn ra như thế nào qua dòng chảy thời gian làm rõ vai trò của nội dung và hình thức trong các tác phẩm Hội họa Việt Nam giai đoạn
1945 - 1975 về đề tài kháng chiến
Bằng hình thức tiếp cận này, luận án sẽ tổng hợp và thống kê các nguồn tài liệu khoa học khác nhau trong nhiều lĩnh vực tri thức, có sự tác tương qua lại mật thiết với nhau từ các ngành nghiên cứu khoa học xã hội Từ đó, NCS
có nhiều góc độ nhìn nhận đánh giá các vấn đề nghiên cứu một cách khoa học
có trình tự, có logic rõ ràng và hệ thống, thông qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu nội dung, hình thức, yếu tố tạo hình trong nghệ thuật Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến cần phản ánh
7 Những đóng góp của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu về Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945
- 1975 về đề tài kháng chiến Sau khi hoàn thành luận án sẽ đóng góp các
luận điểm cơ bản như: Chỉ ra những đặc điểm về nội dung, hình thức, phong cách thể hiện, giá trị nghệ thuật của các tác phẩm Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 Ngoài ra, luận án còn đóng góp đối tượng nghiên cứu cho ngành nghiên cứu Lý luận và lịch sử mỹ thuật ở Việt Nam Bổ sung xây dựng hệ thống dữ liệu về Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến, tài liệu hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập cho học viên chuyên ngành mỹ thuật
8 Kết cấu của luận án
Ngoài Mở đầu (7 trang), Kết luận (5 trang), Tài liệu tham khảo (15 trang), Phụ lục (44 trang), nội dung của luận án được chia thành 3 chương
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về
Trang 14đối tượng nghiên cứu (47 trang)
Chương 2 Nội dung và hình thức nghệ thuật của hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến (59 trang)
Chương 3 Đặc trưng, giá trị nghệ thuật và vai trò của hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến trong nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại (53 trang)
Trang 15Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghệ thuật hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, đã minh chứng cho một giai đoạn lịch sử hào hùng của nhân dân Việt Nam đứng lên kháng chiến chống lại đế quốc, thực dân xâm lược Hội họa Việt Nam giai đoạn
1945 - 1975 đã được nhiều nhà nghiên cứu, sưu tầm nghệ thuật trong và ngoài nước tìm hiểu ở nhiều góc độ khác nhau, mỗi nhà nghiên cứu lại có góc nhìn
và đưa ra những nhận định, đánh giá khác nhau về giai đoạn đó
Lịch sử nghiên cứu vấn đề đã cho thấy năm 1984, tác giả Nguyễn Phi
Hoanh đã xuất bản cuốn Mỹ thuật Việt Nam, đây là một cuốn sách viết về mỹ
thuật Việt Nam đầu tiên đề cập đến sự hình thành và phát triển của Mỹ thuật Việt Nam Ở chương VIII, tác giả đề cập đến sự hình thành trường Cao đẳng
Mỹ thuật Đông Dương (CĐMTĐD) và cho rằng đây là tiền thân của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại [44, tr 169 - 187] Chương IX: tác giả nêu sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, lời kêu gọi này được đa số các họa sĩ đi theo ủng hộ kháng chiến Chính các họa sĩ đi theo kháng chiến, họ chính là những nhân tố chính hình thành trường Mỹ thuật Việt Bắc và những cuộc triển lãm hội họa ở chiến khu Việt Bắc, sau hoà bình lập lại những tác phẩm của họ mang đi dự triển lãm hội họa ở các nước XHCN tại Moskva năm 1958 [44, tr 191- 214] Tác giả cho rằng Hội họa Việt Nam được hình thành từ trường CĐMTĐD, các họa sĩ Việt Nam thế hệ đầu được đào tạo từ ngôi trường này là những họa
sĩ nòng cốt thúc đẩy sự hình thành và phát triển hội họa Việt Nam về sau này
Năm 1999, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội - Viện Mỹ thuật đã xuất
Trang 16bản cuốn Kỷ yếu Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Mỹ thuật [133, tr.110]
Cuốn sách tập hợp các bài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu mỹ thuật, các họa sĩ đã từng tham gia trực tiếp trong kháng chiến bàn luận về Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX, trong đó đánh giá bàn luận về sự hình thành và phát triển của Hội họa Việt Nam qua các giai đoạn kháng chiến chống Pháp - Mỹ
Năm 2003 Nguyễn Thu Thuỷ biên tập cuốn Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ
XX Trong cuốn sách chia mỹ thuật Việt Nam làm ba giai đoạn: Giai đoạn 1-
Sự ra đời của trường CĐMTĐD năm 1925 đã góp phần quan trọng hình thành một thế hệ họa sĩ tài năng của Việt Nam, họ đã tiếp thu kỹ thuật, chất liệu tạo hình của phương Tây và sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị vừa có tính dân tộc, vừa có tính hiện đại Giai đoạn 2 Sự ra đời nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tạo nên một nền mỹ thuật mới Các họa sĩ hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong cuốn sách cũng đưa
ra nhiều tên tuổi của họa sĩ trực tiếp tham gia kháng chiến bằng nghề nghiệp của mình như: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Hiêm, Nguyên Sĩ Ngọc, Phan Kế An, Nguyễn Sáng… Họ vừa cầm bút vẽ vừa cầm súng chiến đấu Những tác phẩm của họ mang tính hiện thực, mô tả đời sống kháng chiến của toàn quân, toàn dân và sự đổi mới của nhân dân Việt Nam Họ vừa hăng say lao động sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, những bức tranh của các họa sĩ giai đoạn này là nguồn cổ vũ, khích lệ tinh thần đồng bào
và chiến sĩ cả nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp [115, tr 15]
Trong cuốn sách Mỹ thuật Việt Nam, thế kỷ XX, tác giả Nguyễn Quân
chia Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX làm 4 giai đoạn: Ở Giai đoạn 2, Mỹ thuật Đông Dương 1925/1945, đây là cuộc tiếp biến cách tân trong văn hóa dưới thời thuộc địa [107, tr 52 - 61] Giai đoạn 3, tác giả nhận định Cách mạng tháng Tám thành công, nghệ thuật đã có bước chuyển mình với Mỹ thuật của hai cuộc kháng chiến [107, tr 63 - 75] Tác giả nhận định; năm 1925 thành
Trang 17lập trường CĐMTĐD Nghệ thuật tạo hình Việt Nam đã phản ánh chân thực nhất diễn trình lịch sử văn hóa chính trị xã hội Việt Nam chuyển từ thời kỳ phong kiến sang thuộc địa với những cuộc tiếp xúc giao lưu văn hóa Đông - Tây Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời các họa sĩ đi theo cách mạng,
họ dùng nghệ thuật phục vụ hai cuộc chiến tranh dai dẳng và khốc liệt… cho đến ngày thống nhất đất nước Trong cuốn sách tác giả đã cho biết sự hình thành trường CĐMTĐD, sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là yếu tố cho sự ra đời của hội họa kháng chiến ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 [107, tr 78]
Trong cuốn Mỹ thuật Hà Nội thế kỷ XX, Nxb Mỹ thuật (2007) tác giả
Trần Khánh Chương nhận định từ năm 1925 khi người Pháp mở trường CĐMTĐD, thời gian này được cho là bắt đầu từ những Hoạt động mỹ thuật Việt Nam Cách mạng tháng Tám thành công, nhiều họa sĩ đi theo cách mạng bắt tay vào sáng tác những đề tài mới nhằm cổ vũ tuyên truyền cho cách mạng… Năm 1946 hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các họa sĩ lên chiến khu bằng nhiều con đường khác nhau dùng tài năng nghệ thuật của mình phục vụ <Cách mạng - Kháng chiến= về căn bản, diễn biến của hội họa Việt Nam chính là sự chuyển hóa nhuần nhuyễn các thành tựu của thời kỳ trước sang khuynh hướng HTXHCN Giai đoạn này các họa sĩ có những cảm xúc mới với những đề tài mới, mang tính
hiện thực xã hội phản ánh đời sống kháng chiến của nhân dân ta [26, tr 123]
Cuốn Hội Mỹ thuật Việt Nam 60 năm xây dựng và phát triển, Nxb Mỹ thuật (2017) của Trần Khánh Chương biên soạn trong sách chia bốn phần,
phần thứ nhất tác giả khái quát về mỹ thuật Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, và mở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1925 [28, tr 13 - 28] Giai đoạn 2 từ 1945 - 1954 đề cập đến hoạt động mỹ thuật trong cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp, những hoạt động mỹ
Trang 18thuật trong chín năm kháng chiến của các họa sĩ như: Phan Kế An, Lương Xuân Nhị, Sĩ Ngọc, Mai Văn Hiến, Dương Bích Liên, Nguyễn Đỗ Cung, Tô
Ngọc Vân, nguyễn Sáng… [28, tr 28 - 42]
Qua khảo lược các cuốn sách của các nhà nghiên cứu cho thấy, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp những kiến thức lớn Tuy nhiên các cuốn sách này, chủ yếu là những công trình mô tả lại, diễn trình của lịch sử mỹ thuật Việt Nam
và giới thiệu các họa sĩ đã tham gia kháng chiến ngay từ những năm đầu cách mạng, những thế hệ họa sĩ sau này tiếp bước cha anh vẽ nên trang sử hào hùng của cách mạng Như vậy cho thấy các tác giả đã không để tâm nghiên cứu một cách chuyên sâu, chuyên biệt, hệ thống và triệt để về đề tài kháng chiến trong hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 Vì vậy, theo NCS, đây là nhân tố quan trọng để luận án có thể khai thác Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 -
về phương pháp HTXHCN, đề cập đến Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 -
1975 về đề tài kháng chiến và một số vấn đề liên quan đến phương pháp HTXHCN, cho rằng hội họa HTXHCN ở Việt Nam đã có những thành công nhất định Trong đó họa sĩ Trịnh Phòng cho rằng phương pháp sáng tác HTXHCN đã giúp <người họa sĩ đã nhận thức được quy luật khách quan, đưa
ra những thủ pháp sáng tác tích cực góp phần giải quyết các yêu cầu của xã hội thời kháng chiến tạo nên những hình thức, nội dung nghệ thuật đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam= [132, tr 79]
Trong cuốn Mỹ thuật Việt Nam hiện đại do Nguyễn Lương Tiểu Bạch
làm chủ biên xuất bản năm (2005), ở phần 2 tác giả đề cập đến mỹ thuật thời
Trang 19kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, mỹ thuật thời kỳ chiến tranh chống
Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội 1955 - 1975 Cuốn sách tổng hợp và đưa
ra những thành tựu nổi bật của nền nghệ thuật hội họa Việt Nam giai đoạn
1945 - 1975 Nhóm tác giả nhận xét phương pháp sáng tác HTXHCN, phong cách lãng mạn cách mạng là hai xu hướng chủ yếu xuyên suốt hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 Hai phương pháp này được các họa sĩ tiếp nhận
từ Liên Xô, Trung Quốc và các nước thuộc XHCN với phương pháp này: <hình tượng con người trong tranh luôn được đề cao, họ phải là chủ nhân của một đất nước đang đổi mới luôn vui vẻ hạnh phúc trong lao động, trong kháng chiến sẵn sàng chấp nhận những khó khăn gian khổ, luôn có niềm tin yêu trung thành với Đảng với lãnh tụ có tinh thần lạc quan tập thể, yêu CNXH, yêu nước…= [5, tr 104] Trong sách nhóm tác giả đã bàn đến phương pháp
sáng tác HTXHCN và lãng mạn cách mạng khi bình luận tác giả, tác phẩm
trong giai đoạn này
Hội Mỹ thuật Việt Nam (2008), Hình tượng Bác Hồ trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam, Nxb Mỹ thuật [49, tr 59] Trong cuốn sách, tập hợp các
bức tranh sáng tác về Bác Hồ và cho rằng đây là những bức tranh sáng tác về
đề tài lãnh tụ có giá trị nghệ thuật cao của các họa sĩ Việt Nam giai đoạn 1945
- 1975 khi áp dụng phương pháp HTXHCN Trong cuốn sách đã chọn lọc nhiều tác phẩm vẽ về đề tài ca ngợi lãnh tụ để in, đây là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao được cho là mang tính kinh điển của nền Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài ca ngợi lãnh tụ
Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội - Hội Mỹ thuật Hà Nội (2010), xuất bản
cuốn sách Một thời Hà Nội Trong phần Tổng quan cuốn sách có đề cập vắn
tắt về một số thành tựu Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 đã đạt được, những tác phẩm này mang phong cách HTXHCN thông qua các tác phẩm của một số tác giả như: Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sĩ Ngọc, Tô Ngọc Vân, Nguyễn
Trang 20Sáng [46, tr 63] Cuốn sách đã khẳng định thành tựu nghệ thuật của mỗi cá nhân họa sĩ tham gia cách mạng là điểm sáng trong nền hội họa Việt Nam hiện đại và đồng thời cũng là thành tựu chung của nền Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
Trần Khánh Chương (2017) chủ biên cuốn Tổng quan 70 năm Mỹ thuật Việt Nam hiện đại 1945 - 2015, đã tập hợp nhiều bài viết của các tác giả là
nhà phê bình mỹ thuật và các họa sĩ Việt Nam Trong cuốn sách, tác giả Nguyễn Hải Yến đã khái quát từng giai đoạn mỹ thuật cũng như sự chuyển biến tư tưởng, Hoạt động của các họa sĩ ngày đầu tham gia cách mạng như: họa sĩ Phan Kế An, Tạ Thúc Bình, Nguyễn Đỗ Cung, Trần Văn Cẩn, Nguyễn
Tư Nghiêm, Mai Văn Hiến, Tô Ngọc Vân Chín năm kháng chiến, nhiều xưởng họa đã được thành lập tại các liên khu kháng chiến Vì vậy các tác phẩm ở giai đoạn này thường phong phú về hình thức, đa dạng về nội dung và chất liệu Kháng chiến chống Pháp kết thúc, các họa sĩ từ chiến khu trở về
họ đã tích luỹ được những kinh nghiệm trong thực tiễn kháng kháng chiến, kế thừa tinh hoa nghệ thuật truyền thống Đặc biệt là họ tiếp thu phong cách nghệ thuật HTXHCN của các nước như: Liên Xô, Trung Quốc… cùng ý thức sáng tạo tìm tòi vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Việt Nam, các họa sĩ đã sáng tạo nhiều tác phẩm đẹp, tạo thành tiền đề cơ bản cho nền nghệ thuật Hội họa Việt Nam mang phong cách HTXHCN ở những năm 1955 - 1975 [29, tr 40]
Năm 2015 tác giả Phan Cẩm Thượng đã biên tập Hội họa Việt Nam một diện mạo khác, tất cả những tác phẩm trong cuốn sách thuộc về nhà sưu tập
Nguyễn Minh Trong cuốn sách Chủ biên đã chia các tác phẩm thành những phần như: "Hội họa hiện thực và xu hướng truyền thống", "Hội họa hiện thực
xã hội chủ nghĩa", "Những xu hướng mới" Chủ biên nhận xét về phong cách Hội họa hiện thực xã hội chủ nghĩa thể hiện ở hai giai đoạn kháng chiến chống Pháp - Mỹ Về đề tài phản ánh Công - Nông - Binh, <Họ là những con người
Trang 21mới chấp nhận đương đầu với thử thách sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bản thân vì
tổ quốc, sống với tinh thần lạc quan, lao động hăng say…= [120, tr 55] Họ luôn nhiệt tình tham gia cách mạng sôi nổi, chăm chỉ cày cấy, công nhân làm việc tích cực trong các nhà máy, những người lính chiến đấu anh dũng trên các mặt trận… Tác giả nhận định cái tinh thần trong tranh của họa sĩ Trần Văn Cẩn:
<Tranh của ông khoáng đạt, có phần mơ mộng thể hiện tính tài hoa của người nghệ sĩ = [125, tr 128], trên tinh thần ấy tác giả viết về tranh của Mai Văn Hiến:
<Mai Văn Hiến là họa sĩ một người lính từng tham gia trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ ở Việt Nam Hầu hết các tác phẩm của ông sáng tác về đề tài này có một phong cách riêng vừa mang phong cách hiện thực vừa có tính lãng mạn được thể hiện trong từng tác phẩm= [120, tr 363]
Nông Tiến Dũng năm 2020, tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt
Nam có luận án tiến sĩ nghiên cứu về Yếu tố lãng mạn trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài chiến tranh cách mạng Trong luận
án, tác giả đã phân tích quá trình hình thành và phát triển của hội họa Việt Nam, đưa ra nhân tố hình thành yếu tố lãng mạn trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 Qua đó, tác giả đã đưa ra những nhận định về đặc điểm lãng mạn và giá trị nghệ thuật về đề tài chiến tranh cách mạng trong hội họa giai đoạn 1945 - 1975 [35] Luận án đã tập trung nghiên cứu chuyên sâu
về yếu tố lãng trong hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài chiến tranh cách mạng và cũng là một tài liệu tham khảo có ý nghĩa
Năm 2022, cũng tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, tác
giả Phạm Trung đã nghiên cứu về Hội họa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986 Trong luận án tác giả đã phân tích quá trình hình
thành và những yếu tố nguyên nhân ảnh hưởng của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa vào hội họa ở Việt Nam Trong chương 3 tác giả
đã nhận xét, đánh giá những giá trị của nghệ thuật hội họa, những đặc điểm,
Trang 22phong cách sáng tác mang tính HTXHCN ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986 Đây là nguồn tư liệu tốt để NCS tham khảo trong luận án [123]
Qua những tổng hợp từ các nhà nghiên cứu ở trên, cũng như nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình lý luận Phan Cẩm Thượng, một lần nữa NCS có thể cho rằng trong Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 mang phương pháp sáng tác HTXHCN và có yếu tố lãng mạn
1.1.1.2 Tình hình nghiên cứu Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
Trong cuốn Bình luận Mỹ thuật, tập 2 của Nguyễn Văn Chiến (2004), đã
tổng hợp những bài viết bình luận về Mỹ thuật Việt Nam hiện đại thời kỳ kháng
chiến chống Pháp 1945 - 1954 Khi phân tích tác phẩm Nhớ chiều Tây Bắc tác
giả nhận định: <Dùng nét, mảng hình để thể hiện hình tượng người chiến sĩ và nhân dân vừa biểu hiện tính anh hùng ca, lãng mạn cách mạng= [21, tr 91] Bài viết về họa sĩ Nguyễn Khang, tác giả bình luận một tinh thần, ý chí kháng chiến được bộc lộ rõ trong tranh <mang tính hiện thực, phẩm chất lãng mạn hùng ca người lính= Trong sách có nhiều bài nghiên cứu, những lời bình luận, đánh giá
về hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, những bình luận đánh giá sẽ giúp NCS có thông tin khoa học đúng hướng, khách quan, trong quá trình đánh giá và phân tích các tác phẩm trong luận án
Trong cuốn Dưới mái trường Mỹ thuật thời kháng chiến của Ngô Mạnh
Lân (2004), tác giả đưa ra những nhận định về công tác giảng dạy của những người thày Việt Nam Vốn là cựu sinh viên của trường CĐMTĐD đã đứng lên dạy lớp sinh viên đầu tiên trong kháng chiến, những sinh viên mỹ thuật đầu tiên này đã bám sát thực tiễn của cuộc kháng chiến, đi theo đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng Nhiều sinh viên khóa kháng chiến sau này trưởng thành, trở thành những tác giả lớn của nền hội họa Việt Nam, sáng tác nhiều tác phẩm hội họa về đề tài chiến tranh cách mạng giai đoạn 1954 - 1975 [62, tr 71]
Năm 2005, Hội Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh xuất bản cuốn Tác
Trang 23phẩm Mỹ thuật thời kỳ chiến tranh cách mạng Cuốn sách giới thiệu một số
tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong kháng chiến chủ yếu là các họa sĩ miền Nam
Họ vừa là chiến sĩ, vừa là họa sĩ họ trực tiếp tham gia vào những trận đánh lớn Qua những sáng tác người thưởng ngoạn phần nào hiểu được cuộc kháng chiến, chiến đấu gian khổ, khốc liệt của nhân dân miền Nam Việt Nam với niềm lạc quan tin tưởng vào chiến thắng Những bức tranh được sáng tác từ năm 1960 -
1976 điều này thể hiện phương pháp HTXHCN vừa có tinh thần lãng mạn cách mạng thể hiện tính anh hùng ca, các tác phẩm giàu tình cảm thể hiện tình quân dân một cách tinh tế, nhẹ nhàng, một vẻ đẹp gần gũi rất hiện thực trong đời sống hàng ngày [53, tr 50]
Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở của tác giả Bùi Thị Thanh Mai (2012),
Nhận thức về tính dân tộc của người họa sĩ trong giai đoạn kháng chiến ở miền Bắc Việt Nam Tác giả đã nghiên cứu và đưa ra nhận định về tính dân
tộc biểu hiện qua sáng tác hội họa, phân tích sự chuyển biến nhận thức của người họa sĩ về dân tộc trong bước ngoặt của Cách mạng tháng Tám Tác giả đã phân tích kỹ về tính dân tộc trong hội họa giai đoạn kháng chiến chống Pháp - Mỹ 1945 - 1975 [71]
Hội Mỹ thuật Việt Nam, Trần Khánh Chương chủ biên (2013), Mỹ thuật Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Mỹ thuật Trong cuốn sách họa
sĩ Quách Phong đã đề cập đến Một số đặc điểm về hình thái Mỹ thuật của Sài Gòn - Tp Hồ Chí Minh từ 1945 [27, tr 93] Họa sĩ Trang Phương có bài <Sự
hình thành và phát triển Mỹ thuật miền Nam (đặc biệt mỹ thuật kháng chiến)= [27, tr 108] Họa sĩ, Đại tá Phan Đánh có bài <Những kỷ niệm về Phòng Hội họa Giải phóng và Công tác quân quản tại Tp Sài Gòn - Gia Định trong
những ngày đầu giải phóng= [27, tr 121] Họa sĩ Huỳnh Phương Đông có bài
<Vài suy nghĩ và kỷ niệm một thời đáng nhớ= [27, tr 133] Họa sĩ Nguyễn Sĩ
Thiết có bài <Sáng tác để tài lịch sử giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ= [27,
Trang 24tr 405] Các tác giả của bài tham luận đã đứng ở nhiều góc độ khác nhau để viết về Hoạt động mỹ thuật của Sài Gòn - Thành phố HCM từ khi thành lập
và trong những năm kháng chiến Đây là một trong những tài liệu tham khảo hữu ích cho NCS trong đối sánh và để tìm ra những giá trị của nghệ thuật Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
Năm 2014, Quang Việt biên tập cuốn Ký họa kháng chiến tập 2, thuộc
bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh Cuốn sách giới thiệu những bức tranh ký họa của các họa sĩ miền Nam sáng tác từ năm 1945
- 1975 Những bức ký họa này được thể hiện bằng tư duy, ý thức sáng tạo, kỹ năng thể hiện của người họa sĩ, những bức ký họa được các họa sĩ vẽ từ thực
tế của hai cuộc kháng chiến của quân và dân miền Nam nói riêng Trong đó nhận xét về hình tượng người phụ nữ được đề cập nhiều nhất, những người
em, người chị, người mẹ, luôn xuất hiện trong ký họa trên mọi mặt đời sống kháng chiến, mọi nẻo đường với hình ảnh Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm… đã được người họa sĩ ghi chép ký họa lại trong mọi hoàn cảnh khác nhau như: trên đường hành quân, ngoài mặt trận, bên chiến hào, hậu phương, trong bệnh viện Trong điều kiện phải đối mặt với nhiều thiếu thốn về vật chất, tinh thần nhưng tất cả vẫn lạc quan, yêu đời, luôn khát vọng đến một tương lai tươi sáng, thể hiện sự gắn kết của đồng chí, đồng bào, tình yêu thương đối với quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết quân dân, những bức tranh ký họa này là minh chứng chân thực nhất của cuộc kháng chiến của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, thể hiện khát vọng hòa bình, chứa đựng nội dung bình dị, hình thức đơn giản, không mang nặng tính đối kháng tàn khốc trong kháng chiến [139, tr 405]
Năm 2016, tác giả Nguyễn Văn Cường có luận án tiến sĩ ngành Văn
hóa học Hội họa Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945 góc nhìn từ văn hóa Luận
án đã đưa ra quá trình giao lưu văn hóa của Việt Nam với các nước phương
Trang 25Tây, cụ thể với Pháp, đã góp phần hình thành nên hội họa Việt Nam giai đoạn
1925 - 1945 Trong luận án tác giả phân tích các yếu tố văn hóa được thể hiện như thế nào trong hội họa… Qua luận án này giúp NCS có được góc nhìn về văn hóa xã hội ảnh hưởng đến hội họa Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945 [33]
Ngoài ra còn có bài viết của các tác giả như: Lê Quốc Bảo (2009), <Tranh tượng về đề tài lực lượng vũ trang cách mạng=, <Nhìn lại - Đối thoại= [6, tr.18 - 25], [6, tr.45] Nguyễn Tâm (2016) <Tình quân dân trong tác phẩm giặc đốt làng tôi= Nguyễn Hải Yến (2017) có bài <Họa sĩ Nguyễn Sĩ Ngọc Hiện thực và sáng tạo= Nói về chất hiện thực và sáng tạo trong các bức tranh của họa sĩ Nguyễn Sĩ
Ngọc, tác giả khẳng định: Bức tranh Tình quân dân là một tác phẩm đẹp có ý
nghĩa ngay từ khi nó ra đời với một bút pháp giản dị, chân thành Ngay từ khi ra
đời tác phẩm Cái bát, Tình quân dân đã chiếm trọn tình cảm của công chúng bởi
tính nhân văn của nó Hoàng Hoa Mai (2017), <Mấy cảm nhận về cách mạng tháng Tám với nghệ sĩ tạo hình Việt Nam= Tác giả Lương Công Tuyên với đề
tài Nghệ thuật tạo hình của họa sĩ Lê Bá Đảng, đã giới thiệu những tác phẩm vẽ
về kháng chiến chống Pháp - Mỹ của họa sĩ Việt kiều Pháp, Lê Bá Đảng vẽ về chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta như: Chiến dịch Điện
Biên, Đường mòn Hồ Chí Minh, Phong cảnh bất khuất… Mỗi một bức tranh
ông đều thể hiện sự tàn khốc, huỷ diệt của chiến tranh mà thực dân Pháp đang gây ra ở Việt Nam Trong tranh ông đã thể hiện rõ thân tâm ý Đảng của mỗi họa
sĩ đối với non sông đất nước Thu Hằng (2019) có bài viết <Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ= Tác giả nhận định: Tác phẩm này là tác phẩm đỉnh cao của dòng nghệ thuật HTXHCN
Trịnh Cung có bài <Hội họa Việt Nam thời chiến tranh và hậu quả= tác
giả cho biết dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, ở miền Bắc nghệ thuật hội họa theo phương pháp sáng tác HTXHCN nhằm phục vụ chính trị Trong giai đoạn
1955 - 1975, mỹ thuật miền Bắc sáng tác nhiều tranh cổ động ngợi ca Đảng,
Trang 26lãnh tụ, ca ngợi cuộc đổi mới, lập công giết giặc… Cổ xuý cho phong trào giải phóng dân tộc chịu ảnh hưởng nền mỹ thuật Liên Xô và Trung Quốc… [32]
Lã Nguyên, có bài <Nguyên tắc <văn nghệ phục vụ chính trị= và phương pháp sáng tác HTXHCN trong mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985=, tác giả nhận định: Ở giai đoạn 1955 - 1975 đất nước chia làm hai miền Miền Bắc xây dựng CNXH, miền Nam dưới chế độ Cộng hòa quan hệ với Mỹ và các
nước Tây Âu [184] Mỗi vùng miền có cái nhìn khác nhau về tạo hình Các
họa sĩ miền Nam giai đoạn này có tính độc lập tương đối Ở miền Bắc, toàn
bộ văn nghệ sĩ hướng tới phương pháp sáng tác HTXHCN tiếp nhận từ Liên
Xô, Trung Quốc… Cho nên mỹ thuật giai đoạn 1945 - 1975 ở miền Bắc không có sự khác biệt lớn giữa giai đoạn nọ với giai đoạn kia, nếu có thì rất ít
Ví dụ qua các bức tranh của các họa sĩ như: Du kích La Hay tập bắn, của Nguyễn Đỗ Cung, Hành quân của Mai Văn Hiến, Trận Tầm Vu của Nguyễn Hiêm, Giặc đốt làng tôi của Nguyễn Sáng, Đêm hậu cứ của Hoàng Tích Chù,
Nữ pháo binh Ngư Thủy của Hoàng Trầm, Bác Hồ thăm trận địa pháo Cao xạ
(1969) của Huy Toàn… qua 6 tác phẩm trên người xem nhận ra 3 bức trước thuộc về hội họa giai đoạn 1945 - 1954, 3 bức sau là của hội họa ở giai đoạn
1955 - 1975 Trong bài viết tác giả cũng nêu ra sự tiếp nối truyền thống và hiện đại trong hội họa Việt Nam có tính liền mạch không đứt quãng [184] Ngoài các tài liệu về hội họa kháng chiến còn có các tài liệu về họa sĩ và
những sáng tác của họ như: Tô Ngọc Vân do Tô Ngọc Thành sưu tầm và biên soạn (2006) [111]: Nguyễn Thụ - Con đường phương Đông của Phan Cẩm Thượng (2014) [121]: Họa sĩ kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Bảo tàng
Mỹ thuật Hồ Chí Minh (2015)
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Nhà văn, họa sĩ người Đức Peter Weiss năm 1968, xuất bản cuốn Ghi chép về đời sống văn hóa ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nxb Suhrkamp
Trang 27Cuốn sách đã được xuất bản bằng tiếng Pháp, Anh và Đức trong sách có nhiều bài viết như: Nguồn gốc của nền văn hóa Việt Nam, Cổ sử Việt Nam… về nghệ thuật Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 Tiếng hát át tiếng bom thù Ở bài viết nền nghệ thuật hội họa kháng chiến Việt Nam giai đoạn 1945 - 1965, Peter Weiss bình luận <Hình ảnh con người trong các cảnh kháng chiến đấu, lao động sản xuất và sinh Hoạt… hết sức hiện thực được lý tưởng hóa mang tính cách mạng
và mang màu sắc lãng mạn= [160, tr 35], tác giả đã cho rằng nền hội họa Việt Nam giai đoạn này mang tính HTXHCN từ những cảnh kháng chiến đến cảnh sinh Hoạt… Đều thể hiện tinh thần bất khuất của người dân Việt Nam trong kháng chiến
I F Murian, (1980), Visal arts socialism Vietnam (Nghệ thuật tạo hình
chủ nghĩa xã hội Việt Nam) Nxb Matxcơva - Visual arts Trong sách giới thiệu bối cảnh xã hội và nghệ thuật tạo hình Việt Nam qua kỹ thuật Trong chương 3 bàn về sự phát triển của tạo hình Việt Nam từ 1954 - 1965, tác giả bình luận hai
tác phẩm: Bộ đội qua cầu, của Phạm Văn Đôn và Hành quân đêm của Nguyễn
Hiêm và cho rằng hai tác phẩm có cùng cảm xúc hồi tưởng một tâm trạng cùng với lời bình: <Một phong cách sáng tác HTXHCN mang tính điển hình có phần lãng mạn cách mạng với đa số các tác phẩm của họa sĩ Việt Nam= [150, tr 67] Như vậy, tác giả đánh giá nền Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 mang một phong cách HTXHCN và có tinh thần lãng mạn cách mạng chiếm phần lớn trong các tác phẩm hội họa giai đoạn này
Trisha Low (2019) Socialist Realism Nxb House Press; First Edition, Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa Trong cuốn sách này tác giả đã trình bày quá trình hình thành phát triển của HTXHCN và những đặc điểm nổi bật của HTXHCN, sự ảnh hưởng của phương thức sáng tác này sang các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam…[170]
Michèle Lachowshy, Bertrand De Hartingh, Joel Benzakin, Lưu Yên, Ngô
Phương Lan, (1998), biên dịch Việt Nam ở thế kỷ XX Nghệ thuật tạo hình và
Trang 28nghe nhìn từ 1925 đến nay Giới thiệu về nghệ thuật tạo hình, trong sách nhận
định từ cuối tháng 12 /1946 khi cuộc kháng chiến diễn ra đã ảnh hưởng đến tâm
lý tư tưởng của đa số họa sĩ, điều này đem lại cho nền hội họa Việt Nam một hình thức, nội dung diện mạo mới Các họa sĩ đồng tâm nhất chí kiên quyết đi theo đường lối văn hóa nghệ thuật yêu nước phục vụ chính trị, phục vụ nhân dân Cuốn sách cho rằng, nghệ thuật Hội họa Việt Nam đã có những bước chuyển biến quan trọng từ khi cách mạng tháng Tám thành công và kháng chiến chống Pháp Hai yếu tố này là nhân tố quyết định hình thành đề tài kháng chiến trong hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 Những tác phẩm hội họa giai đoạn này đã có
sự thay đổi từ hình thức đến nội dung, ca ngợi những tấm gương anh hùng trong chiến đấu, người tốt việc tốt trong lao động con người mới, tư tưởng mới trong
xã hội mới [156, tr 75]
Nora Taylor (2004), An anthropological perspective on the art of Vietnamese Painting in Hanoi (Cái nhìn nhân học về nghệ thuật Hội họa Việt Nam ở Hà Nội), Honolulu, University of Hawaii press [159] Cuốn sách
đưa ra từ nghệ thuật truyền thống văn hóa Việt Nam đến đào tạo, tạo hình của người Pháp và đưa ra một số nữ họa sĩ và chân dung một số nghệ sĩ hoạt động trong môi trường sáng tạo ở Hà Nội thế kỷ XX… cũng như nêu ra đặc thù sáng tạo của họa sĩ Hà Nội dưới ảnh hưởng của đường lối văn hóa của Đảng Nhưng cuộc triển lãm quan trọng của các tác giả và những tác phẩm hội họa HTXHCN tiêu biểu không được đề cập đến một cách có hệ thống
Có thế thấy, qua các tài liệu sách báo của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước NCS tìm hiểu ở trên cho thấy, các nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật trong và ngoài nước đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau, có những tài liệu nghiên cứu viết về sự hình thành và phát triển nền Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975; giới thiệu tác giả, tác phẩm, bối cảnh lịch sử nền mỹ thuật Việt Nam Nhóm tài liệu này là cơ sở dữ liệu cho NCS, tìm hiểu những nhân
Trang 29tố hình thành phát triển Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 và xây dựng khái niệm trong nghiên cứu
Các công trình khoa học nêu trên, đã để lại một kiến thức rộng về hội họa Việt Nam từ 1925 cho đến nay, với nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau bao hàm và liên quan mật thiết đến đề tài mà NCS đang nghiên cứu Tuy nhiên, khi NCS nghiên cứu tổng quan các công trình cho thấy chủ yếu những công trình này nghiên cứu mô tả thế mạnh đặc thù hoặc đưa ra những nhận định chung mang tính tổng quan mà ở đó việc nghiên cứu về đề tài kháng chiến trong hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 vẫn chưa được nghiên cứu một cách chuyên biệt, triệt để trên một hệ thống lý luận và khoa học Ngoài một số công trình của tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch, Lê Quốc Bảo Trịnh Cung, Nguyễn Văn Chiến, Trần Khánh Chương, Lã Nguyên, Ngô Mạnh Lân, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh những luận
án đã được công bố ít nhiều đã đưa ra những nghiên cứu ban đầu lý giải về hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 Bên cạnh đó, còn có các công trình nghiên cứu của những tác giả nước ngoài được nhắc đến như tác giả Peter Weiss, I.F Murian Đã nhận xét, đánh giá chung nền hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 mang tính hiện thực thể hiện ý chí lòng quyết tâm chống giặc ngoại xâm của người Việt Nam Nhưng chưa nghiên cứu sâu về Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến
Vì vậy, NCS nhận thấy đề tài Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
về đề tài kháng chiến là mảng khuyết thiếu, cần được xem xét nghiên cứu một cách hệ thống mang tính khoa học và chuyên biệt NCS tôn trọng những ấn phẩm sách báo, các công trình của các nhà nghiên cứu đã công bố và coi đó những công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu quý là cơ sở khoa học cho NCS làm đề tài luận án đúng hướng nghiên cứu mà không bị trùng lập với đề tài mà các nhà nghiên cứu đã công bố
Trang 301.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Các khái niệm
1.2.1.1 Khái niệm hội họa
Hội họa là loại hình nghệ thuật diễn tả không gian ba chiều lên mặt phẳng hai chiều bằng các ngôn ngữ đặc trưng như: đường nét, hình khối, màu sắc, bố cục Hội họa là sự thể hiện ý tưởng và cảm xúc của người họa sĩ Các họa sĩ sử dụng ngôn ngữ của hội họa theo nhiều cách khác nhau để sáng tạo một tác phẩm nghệ thuật hội họa với nội dung, hình thức khác nhau
Trung tâm dịch thuật Từ điển Bách khoa Văn hóa học (2006), Nxb Văn
hóa Thông tin
Hội họa là một bộ môn trong nghệ thuật tạo hình, tác phẩm được sáng tạo trên mặt phẳng bằng các chất màu Phương tiện và thủ pháp chính của hội họa nhằm thể hiện những màu sắc tinh tế của thực tế là hệ thống pha màu Hội họa chia ra hai loại hội họa (vẽ trên các công trình kiến trúc, trên tường
và trần) và hội họa trên giá vẽ (là những bức tranh) [96, tr 197]
Để thể hiện một tác phẩm hội họa người họa sĩ có thể chọn một chất liệu cụ thể, chẳng hạn như: sơn dầu, sơn mài, lụa, bột màu… Việc lựa chọn chất liệu sáng tác có thể sẽ làm tăng khả năng biểu đạt, tạo chất gợi cảm cho tác phẩm và nó cũng có thể làm hạn chế đến khả năng diễn tả của người họa
sĩ Sự lựa chọn về phương tiện và hình thức cũng như kỹ thuật riêng của họa
sĩ sẽ phù hợp nội dung, từ đó tạo ra một tác phẩm có giá trị nghệ thuật
1.2.1.2 Khái niệm đề tài
Lê Thanh Lộc dịch (2020), Từ điển Mỹ thuật - Art Dictionory, đã dùng
thuật ngữ chuyên ngành Mỹ thuật để giải thích về <Đề tài=: Đề tài là những lý
do, những vấn đề được gợi ý hoặc được nghĩ ra bởi một người hay một nhóm người để tập trung xoay quanh vào đó để sáng tác, nghiên cứu, thể hiện, diễn đạt qua phong cách, hình thức thể hiện riêng biệt với những hình tượng cô
Trang 31đọng, điển hình theo tư tưởng - nghệ thuật [64, tr 40] Tuy nhiên trong một số trường phái có tính hình thức, trừu tượng thì đề tài không được các nghệ sĩ quan tâm và đề tài có thể được thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể [64, tr 47]
Hội đồng quốc gia (1994) biên soạn cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam
tập 1 Đưa ra khái niệm về đề tài (văn hóa, nghệ thuật) là đối tượng để miêu
tả, biểu hiện Trong văn học nghệ thuật, đề tài là những hiện tượng xã hội được người nghệ sĩ khai thác một cách nhất quán theo ý định, tư tưởng của mình Đề tài tác phẩm chẳng những gắn với hiện thực khách quan mà còn do lập trường tư tưởng và vốn sống của người nghệ sĩ [45, tr 227]
Qua những khái niệm trên, NCS nhận định đề tài trong hội họa rất rộng Đề tài trong hội họa nhằm diễn tả các hiện tượng cụ thể, điển hình hay
cá biệt của đời sống xã hội, do vậy có bao nhiêu loại hiện tượng trong đời sống là có bấy nhiêu dạng đề tài Việc nhận thức phản ánh đề tài trong tác phẩm hội họa là chỉ ra hiện tượng, đời sống của xã hội Những thuộc tính chung về đề tài là căn cứ xác định, tập hợp các tác phẩm thành nhóm đề tài như trong kháng chiến thì có đề tài chiến đấu, lao động sản xuất phục vụ kháng chiến, đề tài ca ngợi lãnh tụ… Có thể cho rằng đề tài trong hội họa là phạm vi cuộc sống được người nghệ sĩ nhận thức, lựa chọn, thể hiện trong một tác phẩm tạo hình
1.2.1.3 Khái niệm kháng chiến
Trong cuốn Từ điển Oxford English Dictionary, Oxford University Press (Trực tuyến ed.) [167, tr 170], định nghĩa: Kháng chiến là các hình thức
có thể sử dụng như: bất bạo động (gọi là kháng chiến dân sự), kháng chiến có
sử dụng vũ lực (gọi là kháng chiến có vũ trang) kháng chiến thường được tổ chức dưới các Hoạt động khác nhau ở từng giai đoạn cụ thể, trong các giai đoạn hoặc khu vực địa lý khác nhau trong một quốc gia, dù có vũ trang hay không có vũ trang đều được gọi là kháng chiến
Trang 32Danh từ kháng chiến cũng được luật pháp quốc tế qui định năm 1899,
trong Công ước Hague, Điều khoản Martens nêu nếu các cường quốc xâm
lược hoặc chiếm đóng các nước nhỏ hơn, người dân và các tổ chức có quyền đứng lên kháng chiến, tự vệ chống xâm lược bằng vũ trang, bảo vệ chủ quyền quốc gia và đây được coi là kháng chiến hợp pháp[166, tr 169 - 337] Năm
1977, Nghị định thư bổ sung cho công ước Genève, ngày 12/8/1949 liên quan
đến bảo vệ nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang quốc tế, được đề cập trong điều 1 đoạn 4 vẽ xung đột vũ trang < trong đó các dân tộc, nhân dân của một quốc gia thành lập các phong trào kháng chiến, đang kháng chiến, chống lại sự thống trị của thực dân, sự chiếm đóng và chống lại các chế độ phân biệt chủng tộc= nhằm bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng của một dân tộc được coi là kháng chiến hợp pháp [166, tr 390]
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa <kháng chiến= là chiến
đấu tự vệ của một quốc gia hoặc của một dân tộc, chống lại sự xâm lược có
vũ trang của một thế lực bên trong hoặc bên ngoài nhằm bảo vệ quyền lợi hay chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một đất nước [94, tr 283] Như vậy, có thể hiểu kháng chiến là hình thức tự vệ chính đáng của một dân tộc, một quốc gia đứng lên đấu tranh chống lại sự xâm chiếm, áp bức đô hộ của các nước lớn để chống phá nhà nước hợp pháp do nhân dân sở tại bầu ra
Ở Việt Nam, danh từ kháng chiến được sử dụng rộng rãi từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1946, về sau sử dụng trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ hậu thuẫn cho chính quyền miền Nam Việt Nam và cho đến ngày nay
1.2.1.4 Khái niệm đề tài kháng chiến
Đề tài kháng chiến trong hội họa Việt Nam được hình thành từ lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với đường lối kháng chiến của Đảng, Đảng ta nêu rõ về chủ trương kháng chiến là <kháng
Trang 33chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và dựa vào sức mình là chính= [84 tr.171
- 175] Thứ nhất, kháng chiến toàn dân toàn diện là huy động tất cả sức mạnh của dân tộc vào kháng chiến Đánh giặc bằng những gì ta có: trên tinh thần mỗi con đường, mỗi góc phố là một mặt trận, mỗi làng quê là một pháo đài kiên cố, mỗi người dân là một chiến sĩ, để tiêu diệt địch Tự lực cánh sinh - dựa vào sức mình là chính Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Một dân tộc không tự mình đứng lên đánh giặc giành lại độc lập dân tộc thì dân tộc ấy không xứng đáng được hưởng độc lập [54, tr 2 - 225] Đảng cũng cho rằng: Tự lực cánh sinh là tự sức mình để chiến đấu, đồng thời cũng cần ngoại giao để được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế giúp đỡ để sớm kết thúc kháng chiến
Theo đường lối kháng chiến của Đảng là trên mọi mặt trận từ văn hóa kinh tế chính trị, thi đua lao động sản xuất tăng gia lương thực thực phẩm, chiến đấu trực tiếp là những hình tượng người lính trên chiến trường, chiến đấu gián tiếp là những chàng trai cô gái thanh niên xung phong, người nông dân… vừa lao động vừa sản xuất, tham gia vận chuyển lương thực nhu yếu phẩm cần thiết vừa sẵn sàng kháng chiến Vì vậy các họa sĩ đã sáng tác đề tài kháng chiến trong hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, rất đa dạng phong phú từ hình thức đến nội dung và chất liệu nghệ thuật Mỗi họa sĩ sáng tác về
đề tài kháng chiến đều xoay quanh các dạng như: Đề tài chiến đấu nơi tiền tuyến, đề tài tình quân dân, đề tài ca ngợi những tấm gương điển hình trong chiến đấu, đề tài ca ngợi lãnh tụ… thể hiện mọi mặt đời sống kháng chiến của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ giai đoạn 1945 - 1975
Như vậy, qua lược khảo và đưa ra khái niệm về đề tài kháng chiến trong hội họa Việt Nam, NCS rút ra những điểm sau trong đề tài kháng chiến Đề tài trong tác phẩm hội họa được hiểu theo nghĩa là đối tượng miêu tả, nghiên cứu, trong mỗi nội dung, lĩnh vực cụ thể Trong hội họa đề tài là những sự
Trang 34vật, hiện tượng của xã hội được người họa sĩ diễn tả vào tác phẩm theo quan niệm, ý tưởng cá nhân, trong một đề tài người họa sĩ có thể khai thác ở nhiều góc độ khác nhau điều này tùy thuộc vào khả năng, nhận thức, tư duy và thực tiễn của người họa sĩ Đề tài kháng chiến trong hội họa là nơi các họa sĩ bộc
lộ quan điểm, cảm xúc cá nhân của mình qua hình thức, nội dung trong từng tác phẩm Đề tài kháng chiến là mảng đề tài lớn về hai cuộc kháng chiến của dân tộc Trong mảng đề tài lớn có đề tài nhỏ hơn như: Ca ngợi lãnh tụ, ca ngợi tình quân dân, ca ngợi tinh thần chiến đấu trên chiến trường và những hình thức phục vụ liên quan đến kháng chiến…
1.2.1.5 Khái niệm nội dung và hình thức nghệ thuật
Trong nghệ thuật hội họa nội dung và hình thức là hai yếu tố cơ bản, có
sự quan hệ qua lại, gắn bó chặt chẽ Nội dung và hình thức là một chỉnh thể thống nhất, không thể tách rời bất kỳ yếu tố nào cũng ảnh hưởng đến tác phẩm
nghệ thuật Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam:
<Nội dung là tổ chức bên trong của tác phẩm nghệ thuật Nội dung là cái cốt lõi được hình thức chứa đựng Nội dung trong một tác phẩm nghệ thuật bao hàm hai yếu tố chủ quan và khách quan của người họa
sĩ Yếu tố chủ quan là tư tưởng, ý tưởng sáng tạo của người họa sĩ về cách xem xét, giải quyết và đánh giá đề tài theo quan niệm chủ quan của người họa sĩ Yếu tố khách quan thuộc tính thẩm mỹ của cái đẹp như: cái bi, cái cao cả trong đời sống được người họa sĩ phản ánh bằng
đề tài thông qua hình tượng nghệ thuật, ý tưởng, lăng kính sáng tạo, chủ quan của người nghệ sĩ vào tác phẩm hội họa theo đề tài nhất định
mà người họa sĩ theo đuổi sáng tác= [94, tr 304]
Như vậy, những yếu tố tạo thành nội dung của một tác phẩm nghệ thuật
là tư tưởng của người họa sĩ được thể hiện và trong tác phẩm và đề tài của tác phẩm hội họa
Trang 35Hình thức là phương thức tồn tại biểu hiện của nội dung nghệ thuật, trong đó chứa đựng những biến thể khác nhau, là tổ chức, cơ cấu bên trong của nội dung Hình thức nghệ thuật là phương tiện để biểu đạt nội dung và cách thức thể hiện gồm hai đặc điểm cơ bản: Thứ nhất, trong một tác phẩm hội họa để thể hiện hóa nội dung người họa sĩ phải sử dụng những loại chất liệu gì để thực hiện ý đồ sáng tác của mình Thứ hai, để xây dựng hình thức cho một tác phẩm hội họa ngoài những yếu tố ngôn ngữ tạo hình và chất liệu,
kỹ thuật được biểu hiện trong tác phẩm người họa sĩ còn có sự liên kết đường nét, hình khối, màu sắc lại với nhau để tạo thành bố cục của tác phẩm nhằm phản ánh nội dung Hình thức của một tác phẩm hội họa không chỉ là hình dáng bên ngoài mà còn là yếu tố bên trong của nội dung Như vậy, yếu tố quan trọng của hình thức là bố cục, tức là cấu trúc nội tại của tác phẩm tạo hình được diễn tả theo một cấu trúc nhất định
Trong một tác phẩm hội họa bố cục bị chi phối bởi điểm nhìn khi xem tranh Do vậy sự sắp xếp hình khối và màu sắc sự tương phản qua các sắc độ đậm, nhạt trong tranh là thể hiện tính tư tưởng và ý đồ sáng tạo của người họa sĩ Điều này sẽ tùy theo những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể cũng như quan điểm của từng trường phái hội họa và từng cá nhân họa
sĩ Mỗi họa sĩ lại có cách xây dựng bố cục khác nhau Ví dụ như: Bố cục cân xứng; hài hòa trong nền hội họa phục Hưng, lối tả thực chính xác theo thấu thị học của chủ nghĩa cổ Điển, hội họa hiện Thực Sự đảo lộn, phá vỡ qui tắc trật tự của bố cục truyền thống, để đi vào trào lưu hội họa hiện Đại như: chủ nghĩa Ấn tượng, Siêu thực, Trừu tượng mà kết cấu đó là nguồn gốc và khả năng sáng tạo của người họa sĩ
Theo NCS: Nội dung của một tác phẩm hội họa là thể hiện tư tưởng của người họa sĩ… để người thưởng ngoạn hiểu, cảm nhận về nó thông qua hình thức nghệ thuật nhất định nhằm để diễn tả một sự vật hiện tượng nào đó
Trang 36Trong hội họa mối quan hệ giữa hình thức, nội dung được liên kết chặt chẽ, logic với nhau một cách hài hòa Trong tác phẩm hội họa hình thức tương đối độc lập tác động đến nội dung của nghệ thuật, vì thế hình thức và nội dung luôn phù hợp với nhau Ngược lại, nội dung đóng vai trò quyết định hình thức Vì vậy, sự thay đổi của hình thức dẫn đến sự thay đổi về nội dung Nội dung và hình thức, luôn tác động chuyển hóa cho nhau từ đó tạo nên sự thống nhất trong một chỉnh thể của hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến
1.2.1.6 Một số thuật ngữ liên quan đến đề tài
- Thuật ngữ nghệ thuật tạo hình hàn lâm phương Tây
Trong mỹ thuật, thuật ngữ "nghệ thuật hàn lâm" (đôi khi cũng là
"chủ nghĩa hàn lâm" hoặc "chủ nghĩa chiết trung") (tiếng Pháp: art académique) hay chủ nghĩa học viện (académisme), theo cách gọi truyền thống được sử dụng để mô tả phong cách hội họa và điêu khắc được diễn tả một các giống như hiện thực nhưng có trí tuệ cao được ra đời từ các học viện nghệ thuật châu Âu, đặc biệt là học viện Académie des Beaux-Arts của Pháp Phong cách nghệ thuật này gắn liền chặt chẽ với hội họa tân cổ Điển, hội họa Lãng mạn và Chủ nghĩa Tượng trưng, nền tảng cơ bản của nghệ thuật hàn lâm và quy trình học từ đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc ánh sáng phải được tiến hành từng bước cụ thể rõ ràng, đặc biệt chú trọng yếu tố trí tuệ Trên hết, tranh phải chứa đựng thông điệp cao đẹp phù hợp với thời đại Như vậy nghệ thuật tạo hình hàn lâm phương Tây xây dựng hướng dẫn người họa sĩ vẽ theo phương thức hàn lâm cổ Điển như cách dựng hình, tỉ lệ, đường nét, màu sắc, bố cục, không gian trong nghệ thuật… từ đó tạo nên những tác phẩm hội họa mang tính hàm lâm Năm
1925 người Pháp mang vào giảng dạy cho các sinh viên Việt Nam qua trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
Trang 37- Thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa
Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa (CNHTXHCN) là học thuyết văn hóa của Liên Xô cũ Thuật ngữ này lần đầu tiên được nhắc đến đầu những năm 1920 đến năm 1934 tại đại hội Nhà văn Liên Xô, thuật ngữ này được coi như là một phương pháp sáng tác cho văn hóa nghệ thuật trên các phương tiện truyền thông của nhà nước Liên Xô Mục tiêu chính của CNHTXHCN là "mô
tả hiện thực trong quá trình phát triển mang tính cách mạng", liên quan đến hệ
tư tưởng Marxist - Leninist, với đặc trưng rõ ràng về đề tài mang tính giai cấp, hình tượng nghệ thuật thường được lý tưởng hóa cao Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai thuật ngữ này phổ biến mạnh mẽ tại các nước theo phe xã hội chủ nghĩa
Tuy nhiên thuật ngữ hay phương pháp sáng tác HTXHCN này đã ảnh hưởng đến Việt Nam từ năm 1934 bằng phương pháp sáng tác trong văn học
- Thuật ngữ lãng mạn cách mạng
Phong trào lãng mạn trong văn học xuất hiện ở cuối thế kỷ XVII và trong nghệ thuật tạo hình đầu thế kỷ XIX, phong trào này bắt nguồn từ hai cuộc cách mạng ở Pháp và - Mỹ Các nhà thơ, họa sĩ lãng mạn thế kỷ XVIII - XIX phản ánh tình trạng hỗn loạn xã hội đang diễn ra khắp châu Âu cũng như những ước mơ và lo lắng của chính họ Và các Hoạt động chính trị của các nghệ sĩ trong Cách mạng Pháp, được phản ánh trong thơ nghệ thuật của họ
Từ đây thuật ngữ nghệ thuật lãnh mạn cách mạng lan sang các nước khác
Trong cuốn Từ điển Triết học <Lãng mạn được miêu tả là trường phái
lãng mạn hay chủ nghĩa lãng mạn là một phương pháp nghệ thuật, ở đó thể hiện rõ thái độ tinh thần của người nghệ sĩ với những sự việc hiện tượng được diễn tả, để làm cho một tác phẩm nghệ thuật có được tính chất tao nhã nhất định từ đó tạo ra một khuynh hướng, một cảm xúc đặc biệt.= [3, tr 301 - 302] Trong luận án của Nông Tiến Dũng viết về hội họa lãng mạn trong chiến
Trang 38tranh cách mạng ở Việt Nam đã xác định khái niệm Yếu tố lãng mạn trong tác phẩm hội họa như sau:
<YTLM là một phạm trù trừu tượng thuộc trạng thái tinh thần phản ánh xúc cảm của người họa sĩ, người thưởng thức nghệ
thuật hướng tới chân lý, lý tưởng ở tương lai tiến bộ.YTLM trong tác phẩm hội họa được biểu hiện qua sự kết hợp của nội dung và
các yếu tố tạo hình, gợi sự liên tưởng về cái đẹp tạo hiệu quả lãng
mạn= [35, tr.23]
Như vậy theo NCS, thuật ngữ lãng mạn trong nghệ thuật nhằm để chỉ một trường phái nghệ thuật ở châu Âu hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX Các nghệ sĩ chủ nghĩa lãng mạn cho rằng mình có quyền sử dụng nghệ thuật làm cải biến thế giới hiện thực, bằng cách sáng tạo
ra cho mình những tác phẩm để người thưởng thức có một thế giới nghệ thuật tốt đẹp và chân thực hơn
- Chủ nghĩa lãng mạn sử dụng nghệ thuật nhằm diễn đạt tâm hồn của con người và đặt nhiều hy vọng mang tính lý tưởng hơn thế giới thực tại mà không phản ánh cái thực tại đơn thuần, ở đó các nghệ sĩ đi tìm tòi một chân
lý, một lý tưởng cho tương lai Họ dùng nghệ thuật phục vụ cho sự tiến bộ
- Nghệ thuật lãng mạn là hình thức được xác định bằng ý tưởng thầm kín của nội dung mà hình thức là phương tiện để truyền đạt
Có thể nói, một trong những nét cơ bản và quan trọng của Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến, là sự kết hợp của phương pháp sáng tác CNHTXHCN và yếu tố lãng mạn cách mạng, sự kết hợp giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn có tính chất quy luật khách quan,
là phương pháp sáng tác xuyên xuốt của người họa sĩ trong những năm kháng chiến, để họ bộc lộ, diễn đạt quan điểm tư tưởng, tình cảm, cảm hứng của mình, nhằm thể hiện hiện thực thời đại
Trang 39Trong quan điểm của chủ nghĩa Marx - Lenin một mặt chống lại chủ nghĩa lãng mạn thoát ly khỏi thực tế, chống lại chủ nghĩa lãng mạn chủ quan mang tính phản động, một chủ nghĩa lãng mạn xa rời hiện thực gắn liền với tư duy chủ quan mơ mộng ảo tưởng Mặt khác, Lenin biểu dương chủ nghĩa lãng mạn cách mạng thể hiện lòng nhiệt tình, niềm tin tưởng ở cách mạng, lòng biết ơn khâm phục trước sự hy sinh và chủ nghĩa anh hùng của tầng lớp giai cấp công nhân, nông dân đối lập với chủ nghĩa hiện thực của bọn nhút nhát, hoài nghi, cơ hội Lenin cho rằng: <Chúng tôi không thể xoay sở mà không có lãng mạn Thà thừa lãng mạn còn hơn là thiếu nó Chúng tôi đã luôn có cảm tình với những người lãng mạn cách mạng ngay cả khi không đồng ý với quan điểm của họ= [97, tr 212 - 213]
Tinh thần lãng mạn cách mạng trong công cuộc xây dựng CNXH để hướng đến một chế độ mới, ở đó mọi áp bức bóc lột bị xóa bỏ, người dân đứng lên làm chủ đất nước, làm chủ bản thân, đó là ước mơ của bao người Thay vì bị áp bức bóc lột trước kia, con người được gắn liền với hiện thực và
lý tưởng, có điều kiện thực để thực hiện lý tưởng, ước mơ của chính mình Tổng Bí thư Trường Chinh đã nêu rõ <Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa khác xa với chủ nghĩa bình thường, vì bản thân nó hội tụ đầy đủ tính lãng mạn cách mạng, những mơ ước ngày hôm nay nhưng lại là hiện thực của ngày mai= [95, tr 222]
1.2.2 Lý thuyết nghiên cứu và luận điểm thực hiện đề tài
1.2.2.1 Lý thuyết tiếp biến văn hóa (Acculturation)
Tiếp biến văn hóa (Acculturation) là một khái niệm được sử dụng trong
nhiều ngành khoa học xã hội và các nghiên cứu văn hóa nghệ thuật trên thế giới nhiều thập kỷ qua các nhà khoa học đã đưa ra nhiều cách giải thích về tiếp biến văn hóa khác nhau điều này còn tùy từng vùng, từng khu vực, từng quốc gia Khái niệm <Acculturation= ở Việt Nam được dịch nghĩa khác nhau
Trang 40như: Tích hợp văn hóa, Giao lưu văn hóa, Biến đổi văn hóa… Danh từ Acculturation Tiếp biến văn hóa, được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng phổ biến nhất
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hai nhà tâm lý học WI Thomas và Florian Znaniecki Từ việc nghiên cứu những người nhập cư từ Ba Lan đến Chicago, họ đã đưa ra ba hình thức tiếp biến văn hóa tương ứng với ba loại tính cách: Bohemian (tiếp nhận văn hóa chủ nhà và từ bỏ văn hóa nguồn gốc), Philistine (không tiếp nhận văn hóa chủ nhà nhưng bảo tồn văn hóa nguồn gốc), và kiểu sáng tạo (có khả năng thích ứng với văn hóa sở tại trong khi vẫn bảo tồn văn hóa nguồn gốc của họ) Năm 1936, Redfield, Linton và Herskovits đưa ra định nghĩa đầu tiên về tiếp biến văn hóa được sử dụng rộng rãi như sau:
Những chuyển biến xảy ra khi các nhóm cá nhân có nền văn hóa khác nhau được tiếp xúc liên tục trực tiếp với nhau sẽ làm thay đổi những mô hình văn hóa ban đầu của một hoặc cả hai theo định nghĩa này của Redfield, Linton và Herskovits, tiếp biến văn hóa được phân biệt với đồng hóa, mà đôi khi là một giai đoạn tiếp biến văn hóa [164, tr 125] Năm 1964, Young Yun Kim
là tác giả nhắc lại tác phẩm của Gordon, nhưng cho rằng việc thích ứng giữa các nền văn hóa là một quá trình gồm nhiều giai đoạn Lý thuyết của Kim tập trung vào bản chất thống nhất của các quá trình tâm lý và xã hội cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau giữa môi trường cá nhân và chức năng lẫn nhau Theo cách tiếp cận của Kim <quá trình thích ứng đa văn hóa bao gồm sự tác động qua lại liên tục giữa phi văn hóa và tiếp biến văn hóa, mang lại sự thay đổi ở những người xa
lạ theo hướng đồng hóa, mức độ thích ứng cao nhất có thể hình dung được về mặt lý thuyết= Sự tiếp biến văn hóa xảy ra từ hai phía người ngoại quốc phải phù hợp với văn hóa của nhóm đa số để có "khả năng giao tiếp" [154, tr 98]
Lý thuyết <Tiếp biến văn hóa= của hai nhà tâm lý học Đức và người Áo