Nv sư phạm sử dụng phương tiện và công nghệ

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Nv sư phạm  sử dụng phương tiện và công nghệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu ôn thi lớp nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên đại học, cao đẳng môn sử dụng trang thiết bị công nghệ cho giảng dạy

Trang 1

BÀI THU HOẠCH

MÔN: SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆTRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC

LỚP:

Họ và tên : Ngày sinh : Nơi sinh: STT:

Trang 2

ĐỀ BÀIMột số phần mềm trong dạy học

BÀI LÀM1 Mở đầu

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã đem lại những lợi ích tolớn cho tất cả các ngành nghề trong xã hội hiện nay Giáo dục chính là một trongnhững ngày thay đổi rõ rệt và nhanh chóng với sự góp mặt của ngày càng nhiều cácứng dụng, phần mềm giáo dục dành cho học sinh, sinh viên và đặc biệt là giáo viên.Thay vì bảng đen, phấn trắng và những quyển giáo án viết tay thì ngày nay, các thầycô có thể sử dụng những phần mềm, ứng dụng ngay trên máy tính hoặc điện thoạithông minh để soạn bài, tìm kiếm tài liệu, thiết kế tiết dạy, phục vụ đắc lực, đemlại hiệu quả tốt nhất cho mỗi giờ lên lớp

2 Nội dung

2.1 Một số phần mềm dạy học hiện nay:2.1.1 Trang web học trực tuyến

Thứ nhất, trang web Google Classroom:

Là một dịch vụ web miễn phí, được phát triển bởi Google dành cho các trường học,được tích hợp với các dịch vụ Google khác như Google Drive, Google Docs,Google Sheets, Google Slides, nhằm đơn giản hóa công việc giảng dạy của giáoviên Các tính năng được khai thác trong dạy học:

- Tổ chức và quản lí lớp học, theo dõi quá trình học tập, nghiên cứu của SV

- Lưu trữ tất cả tài liệu, bài tập, bài kiểm tra,… một cách hệ thống - Giao nhiệm vụhọc tập bao gồm: câu hỏi ngắn, bài tập, bài kiểm tra.

- Đánh giá, nhận xét kết quả học tập cũng như xếp hạng học tập của SV - Trao đổi,thông báo nhanh chóng các thông tin tới SV cũng như giải đáp các vấn đề SV gặpkhó khăn.

Thứ hai, phần mềm Zoom Cloud Meetings (viết tắt Zoom): Là phần mềm hỗ trợ

các cuộc họp video trực tuyến, cho phép chia sẻ màn hình, âm thanh tin nhắn nhanh,chất lượng tốt và ổn định; có sự hỗ trợ kĩ thuật rất tiện lợi thông qua mạng Internet;có cả bản miễn phí và có phí, dễ dàng cài đặt trên điện thoại, máy tính, có thể kết

Trang 3

bạn, mời bạn bè sử dụng thông qua email Các tính năng được khai thác trong dạyhọc:

- Giảng dạy trực tuyến.

- Họp, trao đổi, thảo luận nhóm.

- Trao quyền điều hành lớp học cho một SV trong lớp để các em có thể trình bàykết quả làm việc của cá nhân hoặc của nhóm

- Ghi lại các bài học để SV có thể xem lại bài giảng bất cứ khi nào

Thứ ba Microsoft Teams - trung tâm học tập kỹ thuật số được kết nối

Mặc dù ngừng gọi mình là LMS, Microsoft Teams cung cấp một bộ công cụgiảng dạy ảo tương tự như Google Classroom và cũng rất miễn phí Nó cho phépcác cuộc trò chuyện, nội dung và cộng tác diễn ra trong một không gian kỹ thuật sốthống nhất Tuyệt vời để tạo các lớp học ảo an toàn, chia sẻ bài tập và phản hồi cũngnhư hợp lý hóa giao tiếp của người học.

Thứ tư Blackboard - dành cho LMS giáo dục đại học hàng đầu

Với một công cụ hỗ trợ giảng dạy LMS giáo dục đại học được xây dựng cómục đích với cảm giác hiện đại và trực quan, hãy xem Blackboard Nó tạo điều kiệncho môi trường học tập kỹ thuật số linh hoạt, thân thiện với người dùng với rấtnhiều giải pháp chuyên biệt được đưa vào Các giải pháp này giúp bạn tối ưu hóahiệu suất của tổ chức, cung cấp trải nghiệm giảng dạy trực tuyến tinh vi, hấp dẫn vàđảm bảo mọi người đều nhận được sự hỗ trợ phù hợp.

2.1.2 Các công cụ hỗ trợ giảng dạyThứ nhất Microsoft PowerPoint:

Là một phần mềm trình diễn dễ sử dụng, hiệu quả cao và là một thành phần của bộphần mềm Microsoft Office GV có thể sử dụng PowerPoint để tạo các trình diễnphục vụ giảng dạy, với nhiều loại bài giảng khác nhau Các tính năng được khaithác trong dạy học:

- Thiết kế giáo án điện tử, tạo các slide trình chiếu có tính hệ thống cao - Đưa vào bài giảng các định dạng dữ liệu và hình ảnh khác nhau: bản đồ, bảng sốliệu, video,

- Sử dụng để trình chiếu kết quả thu được từ hoạt động nhóm.

Thứ hai Prezi – phần mềm trình chiếu slide

Trang 4

Phần mềm Prezi là công cụ hỗ trợ đắc lực cho người dùng thiết kế bài thuyếttrình ấn tượng Không giống như PowerPoint, Prezi có 2 phiên bản online và offlinecho người dùng có thể lựa chọn Chính vì vậy các giáo viên có thể thao tác trên cácnền tảng web khác nhau và chia sẻ dễ dàng bài giảng của mình.

Tính năng nổi bật nhất của Prezi là:

+ Tính năng Zoom: Toàn bộ bài thuyết trình được thiết kế trên một trang duynhất, và người dùng có thể phóng to vào từng nội dung chi tiết trong từng ô hoặcthu nhỏ lại để thấy được bố cục bài thuyết trình Như vậy với tính năng này, họcsinh có thể nắm được bài học từ tổng quát đến chi tiết một cách rõ ràng và khoahọc.

+ Tính linh hoạt: Bài thuyết trình trên Prezi không đi theo một mạch duynhất từ đầu đến cuối slide mà sẽ linh hoạt vào nội dung mà bạn muốn trình bày hoặcnhấn mạnh.

Thứ ba Phần mềm giáo dục sơ đồ tư duy Edraw Mind Map

Sử dụng sơ đồ tư duy ứng dụng vào bài giảng được đánh giá mang lại hiệuquả cao giúp giáo viên dễ dàng truyền tải kiến thức tới học viên Phần mềm EdrawMind Map là ứng dụng miễn phí được tích hợp nhiều mẫu có sẵn, điều chỉnh đượcmàu sắc, khung hình, font chữ, hình nền phù hợp với những nội dung giảng dạy cụthể.

Hơn nữa Edraw Mind Map cho phép người dùng có thể xuất ra nhiều địnhdạng khác nhau, hỗ trợ in ấn ra thiết bị ngay khi hoàn tất, giúp các giáo viên có thểdễ dàng biên soạn bài giảng nhanh chóng và khoa học.

Thứ tư, sử dụng E-Learning

E-Learning là đỉnh cao của công nghệ dạy học đáp ứng được mọi tiêu chí củagiáo dục đào tạo: học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ, học mềm dẻo, học với mọilứa tuổi, mọi đối tượng, học một cách mở và học suốt đời

Có thể thấy, xét về góc độ nội dung chương trình học tập, dựa trên công nghệmang kỹ thuật đồ họa, kỹ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán e-Learning bổ sungrất tốt cho phương pháp truyền thống Tính ưu việt của E-Learning được thể hiện rõở tính tương tác cao, do đó người học có thể chủ động học tập cho mình và có thểkhai thác bất cứ tính năng Multimedia (đa phương tiện) nào theo nhu cầu Đồngthời, khi sử dụng e-Learning người học có thể học bất cứ khi nào, ban ngày hay ban

Trang 5

đêm, tại bất cứ nơi đâu Với người học, e –Learning đã mở ra một thế giới học tậpmới, dễ dàng và linh hoạt hơn mà trước đó người học không hy vọng tới, họ có thểđược học với những người thầy giỏi nhất trên thế giới với chỉ một vài phút vàomạng E-Learning đã xóa nhòa ranh giới địa lý, mang giáo dục đến với mọi người,mọi hoàn cảnh, lứa tuổi đặc biệt là những người ở vùng sâu, vùng xa hoặc nhữngngười tần tật không có khả năng đến trường Thêm vào đó, e-Learning giúp việchọc tập trở nên thú vị hơn, hấp dẫn hơn và đặc biệt là thuyết phục hơn Các môn họckhó hoặc nhàm chán trở nên dễ hiểu và thú vị hơn

Bên cạnh những ưu điểm mang lại, E-learning còn có một số hạn chế như: dođã quen với phương pháp học tập truyền thống nên người dạy và người học sẽ gặpmột số khó khăn nhất định về cách học tập và giảng dạy Bên cạnh đó, với phươngpháp học này, sự giao tiếp cần thiết giữa người dạy và người học bị phá vỡ Ngườihọc bị hạn chế về rèn kỹ năng giao tiếp xã hội Đối với những môn học mang tínhthực nghiệm, người học ít có cơ hội thao tác thực hành thí nghiệm, kỹ năng nghiêncứu thực nghiệm Mặt khác, do Elearning được tổ chức cho đông đảo học viên thamgia, có thể thuộc nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới nên mỗi học viên có thể sẽgặp các vấn đề khó khăn về các yếu tố tâm lý, văn hóa Để thực hiện có hiệu quảphương pháp này, giáo viên phải mất rất nhiều thời gian và công sức để soạn bàigiảng, tài liệu giảng dạy, tham khảo phù hợp với phương thức học tập E – learning.

Mặc dù còn một số hạn chế nhất định nhưng với những ưu điểm như trên, sửdụng E learning trong giáo dục đào tạo vẫn là xu thế ở cả các nước phát triển vàđang phát triển như Việt Nam đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0hiện nay E-Learning đang trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức khi màngười ta coi học tập là suốt đời.

2.2 Quy trình thiết kế bài giảng thông qua ứng dụng một số phần mềm:

Bài giảng điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau:- Xác định mục tiêu bài học

- Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm,- Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức,

- Xây dựng thư viện tư liệu,

Trang 6

- Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạyhọc thông qua các hoạt động cụ thể,

- Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện.

2.2.1 Xác định mục tiêu bài học

Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, mục tiêu phải chỉ rõ học xongbài, học sinh đạt được cái gì Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải làmục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh có được sau bài học Đọc kĩsách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗimục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục Trên cơ sở đó xác định đích cầnđạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ Đó chính là mục tiêu của bài.

2.2.2 Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định nội dung trọng tâm

Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa phổ thông đượcchọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp một cáchlôgíc, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao Bởi vậy cần bám sát vàochương trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn Đây là điều bắt buộc tất yếu vìsách giáo khoa là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu; chương trình là pháp lệnhcần phải tuân theo Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản là nhằm đảm bảotính thống nhất của nội dung dạy học trong toàn quốc Mặt khác, các kiến thứctrong sách giáo khoa đã được qui định để dạy cho học sinh Do đó, chọn kiến thứccơ bản là chọn kiến thức ở trong đó chứ không phải là ở tài liệu nào khác.

Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức cơ bản mỗi bài thì cần phải đọcthêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy vàtạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản.

Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lạicấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài,từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài Việc làm này thực sự cần thiết, tuynhiên không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành được dễ dàng Cũng cần chú ýviệc cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi tinh thầncơ bản của bài mà các tác giả sách giáo khoa đã dày công xây dựng.

2.2.3 Multimedia hoá kiến thức

Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng cơbản của bài giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống, hoặc các

Trang 7

loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính Việc multimedia hoá kiến thứcđược thực hiện qua các bước:

- Dữ liệu hoá thông tin kiến thức

- Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ, ảnhtĩnh, phim, âm thanh

- Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học.Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từinternet, hoặc được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quayvideo, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng

- Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặtliên kết.

- Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng

Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầuvề mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm.

2.2.4 Xây dựng các thư viện tư liệu

Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hànhsắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý Câythư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được cácliên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩanay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác.

2.2.5 Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trìnhdạy học thông qua các hoạt động cụ thể

Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc cácphầm mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng giáo án điện tử.

Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt độngnhận thức cụ thể Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide (trong PowerPoint)hoặc các trang trong Frontpage Sau đó xây dựng nội dung cho các trang (hoặc cácslide) Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi trang/slide có thể là văn bản,đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip

Văn bản cần trình bày ngắn gọn cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơbản Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ được dùng thống nhất

Trang 8

tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi gợi mở, dẫn dắt,hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời Khi trình bày nên sử dụng sơ đồkhối để học sinh thấy ngay được cấu trúc logic của những nội dung cần trình bày.

Đối với mỗi bài dạy nên dùng khung, nền (backround) thống nhất cho cáctrang/slide, hạn chế sử dụng các màu quá chói hoặc quá tương phản nhau.

Không nên lạm dụng các hiệu ứng trình diễn theo kiểu "bay nhảy" thu hút sựtò mò không cần thiết của học sinh, phân tán chú ý trong học tập, mà cần chú ý làmnổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên trong cácđối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhậnthức nhằm phát triển tư duy của học sinh Cái quan trọng là đối tượng trình diễnkhông chỉ để thầy tương tác với máy tính mà chính là hỗ trợ một cách hiệu quả sựtương tác thầy-trò, trò-trò.

Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lý, logic lên các đối tượngtrong bài giảng Đây chính là ưu điểm nổi bật có được trong bài giảng điện tử nêncần khai thác tối đa khả năng liên kết Nhờ sự liên kết này mà bài giảng được tổchức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, học sinh dễ tiếp thu.

2.2.6 Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện

Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các saisót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện Kinh nghiệm chothấy không nên chạy thử từng phần trong quá trình thiết kế.

2.2 Giải pháp nâng cao năng lực sử dụng phần mềm trong giảng dạy

Trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 thì giáo dục 4.0 là xu thế tấtyếu trong tương lai Mục tiêu đào tạo cũng phải thay đổi hướng tới đào tạo khôngchỉ năng lực con người mà còn là những kỹ năng phát triển và tự phát triển bảnthân, người học sau khi ra trường phải có tư duy sáng tạo và dễ dàng tiếp cận vớinền kỹ thuật hiện đại cũng như đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi cao của xã hội Việc nângcao chất lượng đào tạo bồi dưỡng và xác định rõ mỗi giảng viên cần phải nhận thứcrõ ràng về sự thay đổi này và tự chuẩn bị cho mình những kiến thức và kỹ năng phùhợp để dễ dàng đón nhận sự thay đổi hiện đại của thế giới Việc nâng cao chấtlượng bài giảng của mỗi giảng viên là nhiệm vụ quan trong để có thể nâng cao chấtlượng giảng dạy Mỗi giảng viên muốn nâng cao chất lượng bài giảng thì việc nâng

Trang 9

cao chất lượng chuyên môn, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học tíchcực và sử dụng các phương tiện dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng.Trong đó, việc sử dụng giáo án điện tử trong các bài giảng sẽ giúp tạo hứng thúcũng như phát huy được tính sáng tạo, khả năng tư duy của giảng viên và học viên.Vì vậy việc nâng cao năng lực ứng dụng CNTT tập trung vào ba giải pháp chủ yếusau:

Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho viên chức về sựtác động của CNTT, công nghệ số trong giáo dục, đào tạo; chính sách của nhànước về CNTT, công nghệ số Đây là nội dung có ý nghĩa quan trọng tác động đến

chất lượng, kết quả hoạt động quản lý, giảng dạy Từ đó, giúp cho đội ngũ viênchức có nhận thức đúng, đầy đủ về CNTT, công nghệ số và sự tác động của nó đếnlĩnh vực giáo dục, đào tạo Để thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho viênchức, Nhà trường cần kịp thời tuyên truyền, phổ biến đến viên chức những quy địnhcủa nhà nước, các chương trình, đề án liên quan đến CNTT, công nghệ số thông quacác hình thức như lồng ghép trong tổ chức ngày pháp luật, thông qua hội họp, tổngkết thực tiễn hàng quý, hàng năm, thông qua sinh hoạt chuyên môn của các khoa,phòng, chia sẽ những phương pháp ứng dụng CNTT, công nghệ số trong quản lý,giảng dạy giữa các viên chức, khoa – phòng, từ đó, viên chức vừa nắm bắt được cácchính sách, đề án, những thay đổi của CNTT, công nghệ số cũng như kinh nghiệmáp dụng CNTT, công nghệ số trong quản lý, giảng dạy.

Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, công nghệ số trong quản lý, giảng dạy.

Việc ứng dụng tốt CNTT, công nghệ số là cơ sở để nâng cao chất quản lý và giảngdạy Vì vậy, phải đẩy mạnh ứng dụng công CNTT, công nghệ số cho Nhà trườngbao gồm cả trang bị hệ thống phần cứng và các ứng dụng phần mềm Nhà trườngcần xem xét nâng cấp hệ thống máy tính của các khoa, phòng; đảm bảo kết nốiinternet ổn định giúp truy cập dữ liệu và xử lý các công việc trên môi trường mạngđược thông suốt Bên cạnh đó, Nhà trường cũng cần xem xét đầu tư trang bị cácphần mềm về quản lý đào tạo, đánh giá kết quả học tập, xây dựng các ngân hàng tàiliệu, ngân hàng đề thi,… trên hệ thống thông tin; có biện pháp khai thác hiệu quả hạtầng thông tin đã được trang bị, tránh lãng phí nguồn lực.

Trang 10

Thứ ba, nâng cao năng lực sử dụng CNTT, công nghệ số cho đội ngũ viênchức để phục vụ quá trình quản lý và giảng dạy Để thích ứng với yêu cầu của

CNTT, công nghệ số, viên chức phải là người có năng lực để sử dụng, khai thácthành thạo các phương tiện công nghệ để phục vụ quá trình quản lý, giảng dạy Nhàtrường cần chú trọng bồi dưỡng năng lực sử dụng CNTT, công nghệ số bằng cáchtổ chức các buổi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của các viên chức có kĩ năng sử dụngCNTT, công nghệ số thành thạo cho các viên chức còn yếu về kĩ năng tin học; tăngcường đưa viên chức đi tập huấn các kiến thức và kỹ năng mới trong chuyển đối sốnhư: cách số hóa bài giảng, tài liệu giảng dạy, tài liệu trong quá trình hoạt động củaNhà trường, kết quả học tập của học viên, xây dựng diễn đàn học tập, các kỹ năngkhai thác tài nguyên vô tận trên mạng Internet phục vụ giảng dạy,… Bên cạnh đó,Nhà trường cũng cần mở rộng các hoạt động liên kết, chia sẽ kinh nghiệm với cáctrường bạn để học hỏi kinh nghiệm, ứng dụng mới trong việc để đưa CNTT, côngnghệ số vào công tác quản lý và giảng dạy.

3 Kết luận

Trong bối cảnh bùng nổ của CNTT và chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, mỗiviên chức bên cạnh việc thường xuyên bồi dưỡng các năng lực quản lý, năng lựcchuyên môn, năng lực giảng dạy, năng lực nghiên cứu khoa học thì còn đòi hỏi phảichú trọng bồi dưỡng một số năng lực về sử dụng CNTT, công nghệ số, thích ứngvới yêu cầu của tình hình mới Thời gian qua, ngành giáo dục đã không ngừng nângcao năng lực CNTT thông qua việc đầu tư, nâng cấp, trang bị hạ tầng thông tin,quan tâm đến công tác bồi dưỡng năng lực khai thác CNTT cho đội ngũ viên chức.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, năng lực sử dụng CNTT, công nghệsố của Nhà trường vẫn còn một số hạn chế nhất định, đòi hỏi Nhà trường cần tiếptục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, bao gồm việc nâng cao nhận thức của độingũ viên chức, nâng cấp hạ tầng CNTT và nâng cao kỹ năng khai thác, sử dụngCNTT, công nghệ số, đáp ứng những yêu cầu của thời đại cách mạng công nghiệplần thứ tư.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày

Ngày đăng: 01/06/2024, 22:24

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan