đánh giá kết quả phá thai ngoại khoa dưới 12 tuần tại bệnh viện trung ương thái nguyên

88 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
đánh giá kết quả phá thai ngoại khoa dưới 12 tuần tại bệnh viện trung ương thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phương pháp phá thai ngoại khoa bằng nong, nạo và gắp thường chỉ áp dụng cho tuổi thai dưới 18 tuần và phù hợp với những cơ sở y tế có trang thiết bị tốt do có thể gặp nhiều tai biến như

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

LÊ NGỌC NGHĨA

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÁ THAI NGOẠI KHOA

DƯỚI 12 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

LÊ NGỌC NGHĨA

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÁ THAI NGOẠI KHOA

DƯỚI 12 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Sản phụ khoa Mã số: CK 62 72 13 03

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học: BSCKII Nguyễn Minh Hồng

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 3

Tôi là Lê Ngọc Nghĩa học viên lớp chuyên khoa 2 khóa 14 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, chuyên ngành Sản phụ khoa xin cam đoan:

1 Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô BSCKII Nguyễn Minh Hồng

2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam

3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này

Thái Nguyên, ngày 01 tháng 02 năm 2023

Người viết cam đoan

Lê Ngọc Nghĩa

Trang 4

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu từ phía các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân yêu trong gia đình của tôi

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người thầy

hướng dẫn mà tôi vô cùng kính mến và ngưỡng mộ là BSCKII Nguyễn Minh

Hồng - những người thầy, cô đã trực tiếp hướng dẫn tôi, luôn tâm huyết tận

tình, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cùng các quý đồng nghiệp đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài này

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các phòng ban và bộ môn đặc biệt là bộ môn Sản trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập hoàn thành khóa học

Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và sự yêu thương đến gia đình, người thân và bạn bè, đồng nghiệp những người đã luôn ở bên cổ vũ, động viên khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tôi học tập để hoàn thành khóa học

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 01 tháng 02 năm 2023

Người viết cam đoan

Lê Ngọc Nghĩa

Trang 5

ÂĐ : Âm đạo

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1 Các phương pháp tính tuổi thai sớm 3

1.1.1 Tính tuổi thai dựa vào ngày đầu kì kinh cuối 3

1.1.2 Tính tuổi thai theo siêu âm 3

1.2 Những thay đổi giải phẫu ở tử cung khi có thai 4

1.3 Các phương pháp phá thai ngoại khoa đến 12 tuần 7

1.3.1 Một số khái niệm 8

1.3.2 Các chỉ định phá thai 9

1.3.3 Các phương pháp phá thai ngoại khoa 9

1.3.4 Đặc điểm phá thai ngoại khoa 12

1.3.5 Chỉ định, chống chỉ định phá thai ngoại khoa 12

1.3.6 Tai biến và cách xử trí có thể gặp trong phá thai ngoại khoa 13

1.4 Kỹ thuật hút thai bằng bơm hút chân không 15

1.5 Tính hiệu quả và sự an toàn của phương pháp phá thai ngoại khoa 18

1.6 Nghiên cứu phá thai trên thế giới và tại Việt Nam 20

1.6.1 Thế giới 20

1.6.2 Việt Nam 24

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1 Đối tượng nghiên cứu 26

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 26

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 26

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 26

2.2.2 Thời gian nghiên cứu 26

2.3 Phương pháp nghiên cứu 26

Trang 7

2.4 Biến số, chỉ số nghiên cứu 27

2.4.1 Biến số nghiên cứu 27

2.4.2 Chỉ số nghiên cứu 29

2.5 Vật liệu và phương tiện nghiên cứu 30

2.5.1 Vật liệu nghiên cứu 30

2.5.2 Các bước tiến hành 30

2.6 Kỹ thuật thu thập số liệu 30

2.7 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 31

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32

3.1 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 32

3.2 Nhận xét kết quả phá thai dưới 12 tuần tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên 41

Chương 4: BÀN LUẬN 48

4.1 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 48

4.2 Nhận xét kết quả phá thai ngoại khoa dưới 12 tuần tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên 60

KẾT LUẬN 68

KHUYẾN NGHỊ 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Trang 8

Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi 32

Bảng 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn 32

Bảng 3.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân 33

Bảng 3.4 Lý do phá thai của đối tượng nghiên cứu 34

Bảng 3.5 Tư thế tử cung qua khám lâm sàng 36

Bảng 3.6 Tuổi thai khi đình chỉ theo siêu âm 37

Bảng 3.7 Kết quả siêu âm thai của đối tượng nghiên cứu 38

Bảng 3.8 Kích thước trung bình của thai theo siêu âm 39

Bảng 3.9 Đặc điểm kèm theo trên hình ảnh siêu âm tử cung phần phụ 39

Bảng 3.10 Một số chỉ số xét nghiệm công thức máu của đối tượng nghiên cứu 40

Bảng 3.11 Một số chỉ số đông máu của đối tượng nghiên cứu 41

Bảng 3.12 Kết quả phá thai trong nghiên cứu 41

Bảng 3.13 Kết quả phá thai theo tuổi thai dựa vào siêu âm 42

Bảng 3.14 Lí do thất bại của phương pháp phá thai ngoại khoa 43

Bảng 3.15 Các phương pháp sử dụng trong phá thai 43

Bảng 3.16 Liên quan giữa phương pháp phá thai và kết quả nghiên cứu 44

Bảng 3.17 Liên quan tiền sử sản phụ khoa và kết quả phá thai 44

Bảng 3.18 Kết quả siêu âm sau thủ thuật 46

Bảng 3.19 Xử trí thất bại của phá thai trong nghiên cứu 46

Bảng 3.20 Số ngày nằm viện sau thủ thuật 47

Trang 9

Hình 1.1: Dấu hiệu Noble 7

Hình 1.2: Dấu hiệu Hegar 7

Hình 1.3: Bơm hút thai 1 van và ống hút các các cỡ 16

Biểu đồ 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp 33

Biểu đồ 3.2 Tiền sử phá thai của đối tượng nghiên cứu 34

Biểu đồ 3.3 Tiền sử đẻ của đối tượng nghiên cứu 35

Biểu đồ 3.4 Tiền sử có sẹo ở tử cung của đối tượng nghiên cứu 35

Biểu đồ 3.5 Phân bố nhóm tuổi thai theo kinh cuối cùng 36

Biểu đồ 3.6 Phân nhóm tuổi thai theo siêu âm 38

Biểu đồ 3.7 Thời gian sử dụng Misoprostol trước làm thủ thuật 45

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Phá thai hay đình chỉ thai nghén là việc sử dụng một thủ thuật, phẫu thuật hay thuốc để kết thúc sự mang thai và đưa các sản phẩm của thai nghén ra khỏi đường sinh dục của người mẹ Phá thai là biện pháp không khuyến khích vì có nhiều ảnh hưởng không mong muốn Có 2 nhóm phương pháp phá thai đó là phá thai nội khoa và phá thai ngoại khoa [2], [5]

Phương pháp phá thai ngoại khoa bằng nong, nạo và gắp thường chỉ áp dụng cho tuổi thai dưới 18 tuần và phù hợp với những cơ sở y tế có trang thiết bị tốt do có thể gặp nhiều tai biến như băng huyết, thủng tử cung (TC)…

Phá thai nội khoa là phương pháp gây sảy thai bằng cách sử dụng thuốc kích thích để tạo cơn co tử cung (CCTC) giống như chuyển dạ để đưa bào thai ra khỏi buồng tử cung (BTC) Phá thai nội khoa ít xâm hại cho bệnh nhân, đảm bảo tính riêng tư, chủ động nhưng lại gây ra máu kéo dài hơn, đau bụng hơn, thời gian hoàn tất thủ thuật lâu hơn và tỉ lệ thất bại nhất định [23]

Theo báo cáo từ Vụ Sức khỏe Bà mẹ & Trẻ em - Bộ Y tế công bố vào cuối năm 2017, mỗi năm nước ta có khoảng 250.000 – 300.000 ca phá thai được báo cáo khiến nhiều người không khỏi giật mình [21]

Tại Hội thảo Chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên do Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức năm 2020 cho thấy hàng năm, có ít nhất 10 triệu trường hợp mang thai ngoài ý muốn ở nữ vị thành nhiên trong độ tuổi 15-19 tại các quốc gia đang phát triển và 3,9 triệu nữ vị thành niên ở các quốc gia này phá thai không an toàn [10]

Tại Hoa Kỳ, trong số 6 122 649 ca phá thai hợp pháp, được báo cáo theo loại thủ tục, được thực hiện từ năm 2003 đến năm 2012 ở Hoa Kỳ, 5 132 789 ca là phá thai ngoại khoa (82,8%) và 860 288 (14,0%) là nội khoa [42]

Trang 11

Còn tại Canada một nghiên cứu đã cho thấy rằng có tới 31% phụ nữ Canada sẽ có ít nhất một lần phá thai trong đời [44]

Tại Việt Nam hàng năm có khoảng 1.300 ca phá thai ở lứa tuổi 15-19 [10] Ở tuổi thai dưới 12 tuần thì cả hai phương pháp là phá thai nội khoa và ngoại khoa đều được áp dụng Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, được áp dụng tùy theo chỉ định, chống chỉ định cũng như sự lựa chọn của khách hàng Dù là phương pháp nào thì đều có thể xảy ra những tai biến như chảy máu, choáng, nhiễm trùng, để lại hậu quả có thể là vô sinh hoặc tử vong

Hiện tại phương pháp phá thai ngoại khoa đang được tiến hành phổ biến tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên Với mục đích nghiên cứu tình hình phá thai bằng phương pháp ngoại khoa ở bệnh nhân có thai dưới 12 tuần như thế nào, hiệu quả phá thai của các phương pháp được áp dụng ra sao? Chúng tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả phá thai ngoại khoa dưới 12 tuần tại

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” nhằm mục tiêu sau:

1 Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh nhân phá thai ngoại khoa dưới 12 tuần tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 01/2017

đến tháng 12/2021

2 Nhận xét kết quả phá thai ngoại khoa dưới 12 tuần tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Các phương pháp tính tuổi thai sớm

Việc xác định chính xác tuổi thai là rất quan trọng vì ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp phá thai cho khách hàng

1.1.1 Tính tuổi thai dựa vào ngày đầu kì kinh cuối

Phương pháp này chỉ tính tuổi thai chính xác đối với những phụ nữ có chu kì kinh tương đối đều (khoảng 28 - 31 ngày) và phải nhớ chính xác ngày đầu kì kinh cuối Ngoài ra ngày đầu kì kinh cuối còn giúp xác định ngày dự kiến sinh theo phương pháp Nagele (Ngày + 7, Tháng – 3)

1.1.2 Tính tuổi thai theo siêu âm

1.1.2.1 Dựa vào kích thước túi thai

Túi thai có thể quan sát được vào tuần thứ 4,5 tuổi thai với đường kính 1-2 mm, sau đó tốc độ phát triển của túi thai bình thường 1-1,2 mm/ngày [24]

Trong giai đoạn sớm (trước khi nhìn thấy âm vang thai) túi thai được bao bọc bởi các tế bào màng rụng biểu hiện bằng viền đậm âm bao quanh túi thai trên siêu âm Cần phân biệt với túi ối giả trong trường hợp chửa ngoài TC Đó là hình ảnh túi dịch rõ nét được bao quanh bởi niêm mạc TC đồng nhất chiếm cả khoang TC

Tuổi thai (ngày) = Đường kính túi thai (mm) + 30

1.1.2.2 Tính tuổi thai dựa vào kích thước của phôi và chiều dài đầu mông

Giai đoạn phôi kéo dài đến tuần thứ 10, tại tuần thứ 7 đến 8, chiều dài phôi đạt 18-20 mm, lúc này có thể quan sát được cực đầu và cực mông của phôi

Chiều dài đầu mông được đo từ cực đầu đến cực mông của thai trong tư thế trung gian, không quá ngửa hoặc quá cúi, không bao gồm túi noãn hoàng hoặc chi Đây là số đo cho phép xác định tuổi thai chính xác nhất (sai số 3-5 ngày)

Tuổi thai (tuần) = chiều dài đầu mông (cm) + 6,5 Tuổi thai (ngày) = chiều

Trang 13

dài phôi (mm) + 42 [24]

1.2 Những thay đổi giải phẫu ở tử cung khi có thai

Khi có thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự thay đổi ở TC, gồm 3 phần: thân, eo và CTC [3]

- Thay đổi ở cổ tử cung:

CTC là một đoạn đặc biệt của TC, nằm dưới vùng eo TC Nó có hình trụ, dài 2,5 cm, rộng 2 - 2,5 cm và rộng nhất ở quãng giữa Có 2 lỗ: lỗ trong và lỗ ngoài Âm đạo (ÂĐ) bám vào CTC chếch từ sau ra trước, chia CTC thành 2 phần: phần trên ÂĐ và phần trong ÂĐ CTC ở người chưa đẻ có hình trụ tròn đều, mật độ chắc, lỗ ngoài CTC hình tròn Sau khi đẻ, CTC dẹt theo chiều trước sau, mềm hơn, lỗ ngoài rộng ra và không tròn như trước, hình thành nên môi trước và môi sau Các tài liệu kinh điển cho rằng càng sinh đẻ nhiều CTC càng ngắn, nhưng các tài liệu gần đây lại cho rằng sau sinh đẻ CTC thay đổi chủ yếu theo chiều rộng, ít thay đổi chiều dài Chiều dài CTC ổn định vào khoảng 25 mm

Phần cơ của CTC không giống như phần cơ của thân TC Cơ của CTC chủ yếu là các thớ cơ dọc, phần lớn từ thân TC đi xuống, chỉ có một ít các thớ cơ từ ÂĐ đi lên CTC có rất ít cơ bị phân tán trong một mô xơ chun, chỉ có rất ít thớ cơ chạy dọc ở gần ngoại vi Cấu trúc này làm cho CTC có đặc tính ưu việt là rất dễ xóa, mở trong chuyển dạ

Khi có thai CTC ít thay đổi hơn so với thân TC Bình thường CTC rất chắc Khi có thai, CTC mềm ra là do mô liên kết ở CTC tăng sinh và giữ nước, mềm từ ngoại vi đến trung tâm, CTC của người con rạ mềm sớm hơn so với người con so Các tuyến trong ống CTC chất tiết rất ít hay ngừng chế tiết Chất nhầy CTC đục và quánh lại tạo thành một cái nút bịt kín CTC Nút nhầy CTC ngăn cách BTC với ÂĐ, ngăn cách không cho thụ tinh lần thứ hai và không cho nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục trên Chỉ đến khi chuyển dạ, CTC xóa và mở, nút nhầy bị tống ra ngoài thường có lẫn ít máu hồng nên được gọi là nhầy hồng [18]

Trang 14

- Thay đổi ở thân tử cung [3]:

Trong khi có thai thân TC thay đổi nhiều nhất về giải phẫu vì đây là nơi trứng

làm tổ và phát triển

* Vị trí và chiều cao:

Khi chưa có thai TC nằm ở trong tiểu khung Khi có thai TC lớn lên và tiến dần lên phía ổ bụng Trung bình mỗi tháng TC cao 4 cm trừ tháng đầu tiên TC nấp sau khớp vệ, vì vậy người ta ứng dụng tính tuổi thai theo công thức:

Chiều cao TC (cm)

4 + 4 là mỗi tháng TC cao lên 4 cm

+ 1 là tháng đầu tiên TC nấp sau khớp vệ * Hình thể:

Khi chưa có thai TC có hình thang có đáy lớn ở trên, khi có thai trong 3 tháng đầu TC phát triển theo chiều trước sau nhiều hơn chiều ngang nên có hình tròn như quả bóng, có thể nắn thấy thành TC qua túi cùng bên âm đạo, đó là dấu hiệu Noble dương tính

+ Dấu hiệu Noble: khi chưa có thai TC có hình thang nên ngón tay đặt ở túi cùng bên âm đạo không chạm đến thân TC được Khi có thai trong 3 tháng đầu TC phát triển theo chiều trước sau nhiều hơn vì vậy TC có hình như quả bóng, nên khi ta để ngón tay ở túi cùng bên âm đạo thì tay ta chạm đến thân TC

Từ tháng thứ tư trở đi hình thể TC phụ thuộc vào tư thế thai nhi nằm ở bên trong Nếu thai nhi nằm dọc TC có hình trứng, nếu thai nhi nằm ngang TC sẽ bề ngang

* Trọng lượng:

Khi chưa có thai TC nặng 50 - 60 gr Sau khi thai và rau sổ ra ngoài TC nặng trung bình 1000gr Trọng lượng của TC tăng chủ yếu trong nửa đầu của thời kỳ thai nghén Bình thường khi chưa có thai cơ TC dầy 1cm, khi có thai 4 - 5 tháng

Trang 15

cơ TC dầy khoảng 2,5 cm Bản thân, sợi cơ TC cũng phì đại lên, chiều rộng tăng gấp 3 - 5 lần, chiều dài tăng gấp 40 lần Trong nửa sau của thời kỳ thai nghén, sự tạo thêm các sợi cơ giảm đi, các sợi cơ TC phì đại và căng giãn là chủ yếu

* Dung tích:

Khi chưa có thai BTC có dung tích 4 - 5 ml Khi có thai dung tích BTC tăng lên tới 4000 - 5000 ml, trong các trường hợp đa ối, đa thai dung tích BTC có thể tăng lên nhiều hơn nữa

* Cấu tạo:Thân TC gồm 3 lớp từ ngoài vào trong: phúc mạc, cơ và niêm mạc + Phúc mạc ở thân TC dính chặt vào lớp cơ Khi có thai phúc mạc phì đại và giãn ra theo lớp cơ TC

+ Cơ TC gồm 3 lớp: lớp ngoài là lớp cơ dọc, lớp trong là lớp cơ vòng, giữa 2 lớp cơ này là lớp cơ đan chéo, lớp này dầy nhất và phát triển mạnh nhất, bên trong có nhiều mạch máu, nên sau khi sổ rau, lớp cơ này co chặt lại để tạo thành khối cầu an toàn có tác dụng cầm máu sinh lý

+ Niêm mạc TC khi có thai biến đổi dần thành ngoại sản mạc Ngoại sản mạc gồm 3 phần: ngoại sản mạc trứng, ngoại sản mạc TC và phần phát triển mạnh nhất là ngoại sản mạc TC - rau

* Mật độ:

Khi không có thai mật độ TC chắc có tính đàn hồi Khi có thai dưới tác động của progesteron làm cho cơ TC mềm, phì đại và ngấm nước đặc biệt là phần eo TC

- Thay đổi ở eo tử cung [3]

Bình thường eo TC cao 0,5 - 1cm nằm giữa thân và CTC Khi có thai đoạn dưới TC có nhiều thay đổi, đặc biệt trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối

Trong 3 tháng đầu của thai nghén, dưới ảnh hưởng của nội tiết tố eo TC thay đổi trở nên mềm mại, nên khi thăm âm đạo có cảm giác thân TC tách rời khỏi CTC Đó là dấu hiệu Hegar dương tính

Trang 16

+ Dấu hiệu Hegar: khi có thai thân TC mềm rõ rệt nên eo TC mềm, CTC mềm từ lỗ ngoài đến eo Nên khi khám sẽ thấy thân TC và CTC như không dính liền với nhau nữa mà là hai khối riêng biệt Cách làm hai ngón tay trong âm đạo đặt vào vùng eo TC có thể gặp hai đầu ngón tay nắn qua thành bụng hầu như không bị eo TC ngăn cách

Giai đoạn ba tháng cuối và trước chuyển dạ dưới tác động của cơn co TC và do sự bình chỉnh của ngôi, eo TC giãn rộng dần, dài và mỏng ra tạo thành đoạn dưới

Cấu tạo đoạn dưới TC gồm 3 lớp[3]:

- Phúc mạc ở ngoài cùng, lỏng lẻo dễ bóc tách ứng dụng mổ lấy thai qua đoạn dưới - Lớp cơ: chỉ có 2 lớp cơ, lớp cơ vòng ở trong và lớp cơ dọc ở ngoài, nên cơ đoạn dưới rất mỏng, dễ vỡ khi chuyển dạ

- Lớp niêm mạc mỏng nên nếu rau thai bám vào dễ tổn thương gây chảy máu

1.3 Các phương pháp phá thai ngoại khoa đến 12 tuần

Các phương pháp trên sẽ được thực hiện theo Thông tư số 43/2013/TT-BYT,

ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về “Quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” [9, 8]

Trang 17

1.3.1 Một số khái niệm

để chấm dứt thai kỳ, bao gồm hút chân không, nong và gắp

cùng đến khi đình chỉ thai nghén (chu kỳ kinh bình thường) [9]

Phá thai ở người đã có lịch sử lâu đời và có nhiều phương pháp khác nhau Từ thời xa xưa, con người đã biết dùng thảo dược, dụng cụ sắc nhọn gây chấn thương cơ thể, chạy nhảy cao hoặc tự ngã để gây sảy thai Y học hiện đại sử dụng phương pháp dùng thuốc hoặc thủ thuật, phẫu thuật để phá thai Phá thai bằng thủ thuật gây nhiều tai biến do can thiệp trực tiếp vào BTC, có thể dẫn đến băng huyết, tổn thương CTC và TC, nhiễm khuẩn và vô sinh về sau [7]

Có nhiều phương pháp phá thai khi tuổi thai dưới 12 tuần, bao gồm các phương pháp phá thai ngoại khoa hoặc nội khoa [2], [6],[23]

Phương pháp ngoại khoa: Phương pháp được khuyến khích là hút chân

không [9]

Phương pháp nội khoa: Các phương pháp dùng thuốc kết hợp giữa MFP

và MSP cho các thai đến hết 9 tuần và từ tuần thứ 10 đến hết 12 tuần Khi áp dụng phương pháp phá thai bằng thuốc cần phải có sẵn dịch vụ phá thai bằng phương pháp hút chân không để xử trí những trường hợp thất bại [9]

không [9]

Tại Việt Nam, từ năm 1998, phương pháp hút chân không được áp dụng cho tất cả các trường hợp phá thai 3 tháng đầu [7] Phá thai bằng thuốc ở Việt Nam được Bộ Y tế cho phép nghiên cứu thực hiện đầu tiên ở Bệnh viện Hùng Vương năm 1995 cho tỉ lệ thành công trên 90% Đây là phương pháp an toàn, ít tai biến hơn nạo hút thai, ít ảnh hưởng đến tâm lý người phụ nữ Cuối năm 2003, Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Bộ Y tế Việt Nam

Trang 18

đã cho phép áp dụng phương pháp phá thai bằng thuốc ở tuyến tỉnh và tuyến Trung ương [4]

Tuy nhiên việc lựa chọn một phương pháp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi thai, số lần mang thai, tiền sử sản phụ khoa và tình trạng CTC Bên cạnh đó, nguyện vọng của khách hàng, tay nghề của cán bộ y tế cũng như trang thiết bị y tế và cơ sở vật chất của cơ sở y tế cũng đóng góp một vai trò hết sức quan trọng

1.3.2 Các chỉ định phá thai

Theo hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, chỉ

được phá thai với tuổi thai từ dưới 22 tuần trở xuống[9]

1.3.3 Các phương pháp phá thai ngoại khoa

Phá thai ngoại khoa là phương pháp sử dụng các thủ thuật qua CTC vào BTC để chấm dứt thai kỳ, bao gồm hút chân không, nong và gắp, cắt TC cả khối trong đó phương pháp được khuyến cáo với các tuổi thai dưới 12 tuần là hút chân không do tính hiệu quả, an toàn và giảm thiểu được nhiều tai biến hơn [9] [62]

1.3.2.1 Phương pháp phá thai bằng nong và nạo

Nong và nạo là thủ thuật làm rộng CTC bằng cách sử dụng các nong cơ học (bằng kim loại, ống hút), sau đó dùng kẹp gắp thai và nạo hút lại BTC bằng các ống hút Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với những thai ở giai đoạn đầu của quá trình phá thai thường là từ 10-12 tuần [59]

Nong và nạo kém an toàn hơn so với hút thai chân không và gây đau hơn nhiều cho phụ nữ Tại hầu hết các quốc gia công nghiệp và tại nhiều quốc gia khác, phương pháp hút thai chân không bằng tay đã được áp dụng phổ biến thay cho phương pháp nong và nạo Tỷ lệ xảy ra tai biến của phương pháp nong và nạo cao hơn từ 2 đến 3 lần so với tai biến của phương pháp hút thai chân không [27]

Phương pháp này có nhược điểm như: nong rộng CTC, hay gặp khó khăn và gây đau, thường gặp các biến chứng như rách CTC, thủng TC, tổn thương các

Trang 19

tạng lân cận (ruột hay bàng quang), nhiễm khuẩn và dính BTC, từ đó dẫn đến vô sinh sau nạo phá thai [7]

Tuy nhiên theo hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của Bộ Y tế năm 2018 thì phương pháp nong và nạo cần được thay thế bằng phương pháp hút chân không đối với tuổi thai dưới 12 tuần [9]

Chính vì vậy nên ở những cơ sở hiện đang sử dụng phương pháp nong và nạo thì cần phải thực hiện mọi nỗ lực có thể để thay thế bằng phương pháp hút thai chân không để cải thiện tính an toàn và nâng cao chất lượng chăm sóc Tại những cơ sở hiện chưa cung cấp các dịch vụ có liên quan đến phá thai thì nên thiết lập dịch vụ hút thai chân không hơn là dịch vụ nong và nạo Tại các cơ sở y tế hiện giờ đang tiếp tục sử dụng phương pháp nong và nạo, các nhà quản lý phải đảm bảo thực hiện các biện pháp giảm đau phù hợp và tất cả nhân viên phải được đào tạo kỹ và được thực hành lâm sàng có giám sát đầy đủ để củng cố kỹ năng phá thai của họ [27]

1.3.2.2 Phương pháp mổ lấy thai hoặc cắt tử cung cả khối

Phương pháp mổ lấy thai được chỉ định cho những trường hợp chống chỉ định với phá thai đường dưới hoặc phá thai đường dưới thất bại

Thuận lợi nữa của phương pháp này là có thể kết hợp thắt hai vòi TC nếu như thai phụ không muốn có thai nữa [2]

Phương pháp cắt TC cả khối tức là cắt luôn toàn bộ TC hoặc cắt không hoàn toàn TC mà không cần lấy bỏ thai ra trước Phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp bệnh lý của mẹ như: bệnh tim mạch nặng, hen phế quản nặng hoặc nhiễm khuẩn TC nặng Bằng cách cắt TC cả khối sẽ giúp bệnh nhân ít nguy cơ bị nhiễm khuẩn nặng, nhất là nguy cơ viêm nội tâm mạc bán cấp sau phá thai

Tuy nhiên với tuổi thai dưới 12 tuần thì phương pháp này cũng thường ít được áp dụng rộng rãi

Trang 20

1.3.2.3 Phương pháp hút chân không

Phá thai bằng phương pháp hút chân không là phương pháp chấm dứt thai nghén bằng cách dùng bơm hút chân không để hút thai trong TC từ tuần thứ 6 đến hết 12 tuần Đây là phương pháp phá thai thường được sử dụng trong tuổi thai dưới 12 tuần [9]

Hút thai chân không có nghĩa là hút các chất trong BTC qua một ống hút bằng nhựa hoặc kim loại được gắn vào một nguồn chân không

Hút thai chân không bằng máy (EVA) sử dụng bơm chân không bằng điện Đối với phương pháp hút thai chân không bằng tay (MVA), nguồn chân không được tạo ra bằng cách sử dụng một bơm hút 60ml cầm tay và được thao tác bằng tay (còn gọi là bơm hút) [27]

Bơm hút chân không là một xylanh bằng nhựa có dung tích 60 ml, ở đầu có van hãm gồm 2 loại 1 van và 2 van

- Bơm hút chân không 1 van: Dùng để hút khi chậm kinh dưới 2 tuần (thai dưới 7 tuần) khi có chẩn đoán chắc chắn là đã có thai trong BTC (bằng siêu âm, thử hCG) và bơm dung với các ống hút cỡ nhỏ đường kính 4-7 mm

- Bơm hút chân không 2 van: Dùng để hút các thai to, từ 8-12 tuần và bơm dung với các ống hút cỡ to hơn đường kính 8-12 mm

Loại bơm hút hiện có cho phép sử dụng các loại ống hút có kích cỡ khác nhau có đường kính từ 4mm đến 12mm Một số loại ống hút và hầu hết các loại bơm hút đều có thể được tái sử dụng sau khi đã được làm sạch, tiệt khuẩn hoặc khử khuẩn ở mức độ cao Các loại bơm cơ học dùng chân đạp hiện cũng được cung cấp trên thị trường [27]

Tuỳ thuộc vào tuổi thai mà việc hút thai chân không mất từ 3 đến 10 phút và có thể được thực hiện cho các bệnh nhân ngoại trú có sử dụng thuốc gây mê và/hoặc gây tê tại chỗ Đối với thai sớm, ống hút có thể được đưa vào BTC mà không cần nong CTC trước [27]

Trang 21

Tuy nhiên, thường thì cần phải nong CTC bằng phương pháp cơ học hoặc nến nong hút nước trước khi đưa ống hút vào, dùng đơn thuần hoặc kết hợp với Prostaglandin hoặc mềm CTC với các loại thuốc như Mifepristone hoặc một loại Prostaglandin (Misoprostol hoặc Gemeprost) Hầu hết phụ nữ được thực hiện phá thai trong vòng 3 tháng đầu với phương pháp gây tê tại chỗ trở lại bình thường để về nhà sau khi được theo dõi khoảng 30 phút tại phòng hồi sức Đối với các trường hợp phá thai lớn hơn và khi có sử dụng thuốc giảm đau hoặc gây mê toàn thân thì thường cần thời gian hồi sức lâu hơn [27]

1.3.4 Đặc điểm phá thai ngoại khoa

Phương pháp phá thai ngoại khoa có các đặc điểm sau [27]:

- Phải đưa dụng cụ vào BTC

- Có nguy cơ về tổn thương TC hay CTC - Phải sử dụng thuốc gây tê

- Phải dùng thuốc kháng sinh

- Nguy cơ nhiễm khuẩn đường sinh dục - Không được riêng tư, tự chủ

- Biến chứng lâu dài của nạo hút thai cần được quan tâm: viêm tắc vòi TC, chửa ngoài TC, vô sinh…

- Chăm sóc sau nạo phá thai cũng yêu cầu được tuân thủ khắt khe hơn - Bắt buộc phải dùng kháng sinh sau khi thực hiện thủ thuật

Trang 22

1.3.5 Chỉ định, chống chỉ định phá thai ngoại khoa [9]

* Chỉ định: phá thai từ tuần thứ 6 đến hết 12 tuần

* Chống chỉ định: không có chống chỉ định tuyệt đối, tuy nhiên cần thận trọng đối với những trường hợp đang viêm cấp tính đường sinh dục Những trường hợp này cần được điều trị trước khi hút thai

Đối với những cơ sở y tế không đủ cơ sở hồi sức, phẫu thuật cấp cứu, không được thực hiện thủ thuật này trong các trường hợp sau:

- U xơ TC to - Sẹo mổ ở TC

- Dị dạng đường sinh dục - Các bệnh lý nội ngoại khoa

1.3.6 Tai biến và cách xử trí có thể gặp trong phá thai ngoại khoa[11]

* Tai biến: - Tai biến sớm:

+ Thủng TC là biến chứng sớm của phá thai ngoại khoa, có thể xảy ra cho mọi phá thai ở bất cứ tuổi thai nào [1]

Thủng TC có thể xảy ra cho mọi phá thai ở bất cứ tuổi thai nào, với tỉ lệ chung là 0,6% Tuy nhiên, thủng TC thường xảy ra hơn với các thai to hơn là thai nhỏ, với ống hút cứng hơn là ống hút mềm, với thủ thuật có nong CTC bằng dụng cụ hơn là thủ thuật không có nong CTC bằng dụng cụ [11]

Có thể hạn chế biến chứng này khi người làm thủ thuật có nhiều kinh nghiệm và nong CTC bằng các chất hút nước khi phải thực hiện phá thai to trên 12 tuần

+ Chảy máu nhiều là triệu chứng của một biến chứng sớm và nặng Cần phải tìm nguyên nhân để có xử trí thích hợp

Chảy máu nhiều sau thủ thuật phá thai có thể do rách CTC, âm đạo, thủng TC, sót thai, rau thai, đờ TC

Trang 23

Một số nguyên nhân khác hiếm gặp hơn như phân bố động tĩnh mạch ở TC bất thường, nhau cài răng lược hay bệnh lý đông máu Nhiễm trùng có thể gây chảy máu nhiều, nhưng muộn hơn

Máu có thể chảy ra ngoài, hay gây ứ máu trong TC Ứ máu gây đau đột ngột sau thủ thuật, với ra máu âm đạo ít Khám thấy TC là khối cầu to mềm, căng Triệu chứng thường xảy ra trong vòng 1 giờ sau thủ thuật Cần hút lòng TC ngay và cho thuốc co hồi TC [58]

Trong các nguyên nhân chảy máu, đáng sợ nhất là rau bám ở vùng eo TC hay trên vết mổ lấy thai cũ Việc phá thai trên các thai này sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều với chảy máu ồ ạt, lượng lớn Vì thế, loại trừ chắc chắn một thai làm tổ ở vị trí bất thường trước khi phá thai là cần thiết, dù là phá thai theo phương pháp nào [11]

+ Các biến chứng liên quan gây mê, gây tê: choáng do thuốc, choáng do đau, co giật, ngưng tim ngưng thở [1]

- Tai biến muộn:

+ Nhiễm trùng là biến chứng muộn của phá thai ngoại khoa, có thể kèm theo sót sản phẩm thụ thai

Triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng sau phá thai ngoại khoa cũng giống như các trường hợp viêm nội mạc TC và thêm vào đó là có sót thai, phần phụ của thai trong buồng TC (rau thai, mô thai, màng thai) Các triệu chứng gồm sốt, TC lớn và mềm, đau bụng dưới và ra máu âm đạo nhiều hơn mong đợi Siêu âm sẽ giúp xác định có sót mô hay không Việc điều trị phải tuân thủ nguyên tắc là lấy hết mô còn sót, kết hợp với kháng sinh phổ rộng, bao phủ cả vi khuẩn yếm khí [11]

- Thai tiếp tục phát triển: cần phải thực hiện phá thai ngoại khoa (lần hai) - Sẩy thai không hoàn toàn: còn sót sản phẩm của sự thụ thai, sẩy thai không hoàn toàn sau sẩy thai tự nhiên hoặc phá thai được xử trí tương tự, tùy mức độ có thể có các phương pháp xử trí khác nhau: chỉ theo dõi, ngậm thuốc, hoặc hút BTC Lựa chọn cách xử trí dựa vào tình trạng lâm sàng và ý muốn của người phụ nữ [22]

Trang 24

- Dính BTC: có thể gây kinh ít hoặc vô kinh, vô sinh [22] * Xử trí:

- Điều trị theo phác đồ cho từng tai biến

- Chuyển bệnh nhân lên tuyến điều trị thích hợp

* Theo dõi và chăm sóc

- Theo dõi mạch, huyết áp và ra máu âm đạo ít nhất 30 phút sau thủ thuật - Kê đơn kháng sinh

- Tư vấn sau thủ thuật

1.4 Kỹ thuật hút thai bằng bơm hút chân không

- Chuẩn bị dụng cụ và thuốc [27]

+ Dụng cụ cơ bản gồm 2 phần: ống hút và bơm hút thai chân không

Bơm hút thai chân không có tác dụng tạo áp lực âm để hút các mô trong BTC * Cách lựa chọn:

Bơm hút chân không bằng tay: Bơm hút thai 1 van Bơm vừa có tác dụng tạo áp lực âm vừa có tác dụng chứa chất hút từ BTC Do đó khi bơm đầy phải tháo bơm và tạo lại áp lực âm Đây là dụng cụ đơn giản, nhẹ nhàng dễ vận chuyển, có thể áp dụng dễ dàng ở những nơi không có điện Mô sau hút ít bị vụn nên dễ kiểm tra sau hút thai

Ống hút: chọn lựa kích cỡ ống hút sao cho phù hợp với tuổi thai Nếu ống

hút quá lớn so với tuổi thai sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương CTC và gây đau Nếu chọn ống hút quá nhỏ so với tuổi thai sẽ kéo dài thời gian hút, tăng nguy cơ chảy máu và sót mô sau hút Kích thước ống hút được chọn lựa sẽ tùy thuộc vào tuổi thai và tình trạng CTC Nên chọn cỡ ống hút nhỏ hơn 1 hoặc 2 so với tuổi thai (ví dụ: thai 7 tuần thì chọn ống hút số 6 hoặc số 5)

Trang 25

Hình 1.3: Bơm hút thai 1 van và ống hút các các cỡ [27] - Thực hiện thủ thuật:

+ Chuẩn bị khách hàng [27]: sau khi tư vấn, khám toàn thân, khám phụ

khoa, làm xét nghiệm, thử thai hoặc siêu âm (nếu cần), ký cam kết tự nguyện phá thai sau khi đã được tư vấn đầy đủ Yêu cầu khách hàng đi tiểu, cho uống thuốc giảm đau trước 30 phút sau đó giúp khách hàng lên bàn làm thủ thuật và nằm tư thế sản khoa Khám tiểu khung để xác định vị trí và kích thước TC

+ Các bước thủ thuật [27]: luôn luôn tôn trọng nguyên tắc không chạm

Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, mặc quần, áo choàng y tế, đội mũ, mang găng, khẩu trang, kính bảo hộ Người làm thủ thuật khám lại để xác định lại kích thước và tư thế TC, thay găng vô khuẩn Sát khuẩn âm hộ, trải khăn sạch dưới mông và trên bụng

Sát khuẩn âm đạo Nhẹ nhàng đặt mỏ vịt hay van để bộc lộ CTC, sát khuẩn âm đạo và CTC Kẹp CTC ở vị trí 6 hay 12 giờ tùy theo tư thế TC để thuận lợi

khi kéo thẳng trục TC

Tiến hành gây tê quanh CTC bằng lidocain 1% Tiêm lidocain vào hai vị trí 4 giờ và 8 giờ ngay chỗ tiếp giáp giữa niêm mạc âm đạo và CTC Mỗi vị trí tiêm từ 3 ml đến 4 ml Chọc kim sâu khoảng 0,5 cm (không được tiêm lidocain vào mạch máu vì vậy trước khi bơm thuốc bao giờ cũng rút thử pít tông để khẳng định đầu kim không chọc vào mạch máu) Chờ 2 đến 3 phút cho thuốc tê có tác dụng Khi sử dụng lidocain cần lưu ý: liều tối đa không dùng quá 3 mg/kg cân nặng

Trang 26

Đo BTC bằng ống hút, dựa vào các vạch trên ống hút Từ từ đẩy ống hút vào sâu trong BTC cho đến khi chạm đáy TC

Nong CTC bằng ống hút (nếu cần): nong từ số nhỏ đến số lớn nhất tương ứng với tuần tuổi thai nhằm đảm bảo nong CTC đủ để làm thủ thuật dễ dàng Nhẹ nhàng đưa ống hút vào BTC, không để ống hút chạm thành âm đạo Trong khi đưa ống hút vào BTC nên kéo nhẹ CTC, xoay nhẹ ống hút và đẩy ống hút qua lỗ CTC

Lắp ống hút vào bơm Mở van bơm hút

Trong suốt giai đoạn hút, nên xoay và di chuyển nhẹ nhàng ống hút trong BTC

- Các dấu hiệu đã hút sạch [27]:

Có cảm giác gợn khi ống hút di chuyển trong BTC Có bọt đỏ hay hồng nhưng không có mô trong ống hút Có cảm giác TC co bóp và ôm chặt vào ống hút

Khoá van bơm hút trước khi rút ống hút ra khỏi BTC Tháo ống hút khỏi bơm Mở van bơm hút và bơm mô hút vào khay để kiểm tra ở những thai lớn, mô thai có những mảng to có thể làm tắc đầu ống bơm, nên tháo cả đầu ống nối trước khi bơm đẩy mô thai ra ngoài

Sau khi thực hiện phá thai bằng phương pháp ngoại khoa, một việc quan trọng là ngay lập tức kiểm tra mô để loại bỏ khả năng chửa ngoài TC Tiến hành: rửa sạch chất hút dưới vòi nước chảy Cho chất hút sau khi rửa nổi trong nước sạch, tiến hành quan sát tìm lông rau bằng ánh sáng của đèn soi mô Kiểm tra chất hút nhằm đánh giá: gai rau, mô thai có tương xứng với tuổi thai hay không [27]

Nếu sử dụng bơm hút thai chân không bằng tay, khi thai được 6 tuần tuổi, người cung cấp dịch vụ được đào tạo thường có thể nhìn được các tổ chức thai, đặc biệt là có lông nhung màng đệm Nếu không hút ra được các tổ chức thai như dự đoán thì có thể nghi ngờ chửa ngoài TC và khách hàng cần được đánh giá kỹ hơn Hơn nữa, những người cung cấp dịch vụ cần phải thận trọng với các dấu hiệu của hiện tượng chửa trứng Nếu không thấy xuất hiện các mô phù hợp với tuổi

Trang 27

thai dự tính thì nhân viên y tế cần cân nhắc khả năng chưa hút hết thai Cũng không nhất thiết phải tiến hành phân tích đều đặn tổ chức thai tại phòng thí nghiệm bệnh học [27]

- Nội dung tư vấn phá thai ngoại khoa:

Tư vấn có thể là cả trước và sau thủ thuật Thảo luận về quyết định chấm dứt thai nghén

Tư vấn về biện pháp hút chân không bằng bơm hút 1 van Các bước tiến hành hút thai chân không

Tai biến có thể xảy ra khi hút thai

Tư vấn về tự theo dõi và cách tự chăm sóc sau khi hút thai Các dấu hiệu yêu cầu đến khám lại ngay không được trì hoãn Các dấu hiệu hồi phục sức khỏe và khả năng sinh sản sau hút thai

Thông tin về các biện pháp tránh thai, giúp chọn lựa biện pháp thích hợp và sử dụng đúng để tránh có thai ngoài ý muốn

Cung cấp một biện pháp tránh thai mà khách hàng lựa chọn hoặc giới thiệu địa điểm có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng

1.5 Tính hiệu quả và sự an toàn của phương pháp phá thai ngoại khoa

Từ lâu, phá thai bằng bơm hút chân không được coi như một biện pháp thường được sử dụng nhất trong phá thai sớm do tính nhanh chóng, thuận tiện cũng như hiệu quả cao mà nó mang lại với tỷ lệ thành công cao (99 %) [23]

Tuy nhiên tai biến do phá thai bằng bơm hút chân không cũng không phải là nhỏ như chảy máu, sót rau, nhiễm khuẩn, thủng TC, tổn thương các tạng trong ổ bụng, viêm dính BTC, viêm tắc vòi TC gây vô sinh sau này [23]

Trong một nghiên cứu tổng hợp 15 năm từ 2001 đến 2015 có 204.095 trường hợp phá thai đã được ghi nhận ở vùng Tula Tần suất phá thai giảm 4 lần, từ 18.200 người năm 2001 xuống còn 4.538 người năm 2015 Tỷ lệ nạo phá thai trên 1.000 phụ nữ (15-44 tuổi) trong 15 năm giảm 40,5%, tức là từ 46,53 (năm 2001) xuống

Trang 28

còn 18,84 (2015) và tỷ lệ nạo phá thai trên 100 trẻ đẻ sống và thai chết lưu là 29,5%, tức là từ 161,7 (2001) lên 41,5 (2015) Năm phụ nữ tử vong do các biến chứng phá thai bắt đầu ngoài bệnh viện, chiếm 0,01% tổng số Nguyên nhân tử vong mẹ thì nạo phá thai chiếm 14,3% số trường hợp Tình trạng chết người chủ yếu xảy ra trong giai đoạn 2001 - 2005 (4 vụ) Trong số các trường hợp tử vong mẹ, nhiều phụ nữ chết ở nông thôn sau khi đình chỉ thai nghén ở tuổi thai 18 đến

20 tuần (n = 4) Ngoài ra, ba phụ nữ tử vong do nhiễm trùng huyết và hai người

do băng huyết [55]

Trong nghiên cứu tổng hợp thì các biến chứng chính cần can thiệp sau phá thai ngoại khoa, bao gồm xuất huyết cần truyền máu và thủng TC cần sửa chữa, xảy ra trong ≤0,1% các thủ thuật và ≤0,5% các trường hợp trong hầu hết ca nhập viện Các biến chứng liên quan đến gây mê xảy ra ở ≤0,2% các thủ thuật trong sáu nghiên cứu tại văn phòng và ≤0,5% các thủ thuật được thực hiện tại các trung tâm phẫu thuật hoặc phòng khám tại bệnh viện Không có trường hợp tử vong liên quan đến phá thai được báo cáo.Tỷ lệ nạo hút thai trong 3 tháng đầu cần can thiệp cho các biến chứng nhỏ và lớn là rất thấp Nhìn chung, tỷ lệ các biến chứng lớn là tương tự trong các bối cảnh phòng khám nhỏ, cho thấy rằng thủ thuật này có thể được thực hiện một cách an toàn trong bệnh viện [57]

Một nghiên cứu cắt ngang về những phụ nữ có biến chứng do phá thai gây ra tại 9 bệnh viện cấp 2 và cấp 3 ở Tây Nam Nigeria từ ngày 1 tháng 4 năm 2013 đến ngày 31 tháng 5 năm 2014 Kết quả cho thấy trong số 522 phụ nữ được đưa vào nghiên cứu, 177 phụ nữ cho biết đã phá thai bằng thuốc: 41 phụ nữ (23,2%) đã sử dụng MSP ngay lần đầu tiên để phá thai, trong khi 79 (44,6%) phụ nữ đã thực hiện phá thai ngoại khoa Sự xuất hiện của sốt (P = 0,06), ra máu (P = 0,3) và đau bụng dưới (P = 0,32) không khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm MSP và phá thai ngoại khoa / các phương pháp khác Các biến chứng nghiêm trọng hiếm khi xảy ra với MSP, nhưng phổ biến hơn ở những phụ nữ trong nhóm phá thai ngoại

Trang 29

khoa / các phương pháp khác Tử vong mẹ chỉ xảy ra ở những phụ nữ thuộc nhóm phá thai ngoại khoa / các phương pháp khác [34]

Từ 843 bệnh nhân nhập viện cấp cứu sản phụ khoa năm 2014 tại các cơ sở y tế được khảo sát, có 14,7% (KTC 95%: 12,4-17,3%) bị tai biến do nạo hút thai Các biến chứng này được chẩn đoán đáng kể ở thanh thiếu niên (p = 0,003) và ở phụ nữ độc thân, ly thân, ly hôn hoặc góa bụa (p = 0,03) Thời gian nằm viện trung bình là 9 ngày và khoảng thời gian này dài hơn đáng kể đối với những bệnh nhân được phẫu thuật viêm phúc mạc vùng chậu do thủng TC so với những bệnh nhân được mổ lấy thai / cắt TC Hơn nữa, thời gian kéo dài hơn đáng kể đối với những bệnh nhân được điều trị các biến chứng khác liên quan đến phá thai so với những bệnh nhân được điều trị bằng sẩy thai tự nhiên Tỷ lệ tử vong liên quan đến nạo phá thai là 5,6% (KTC 95%: 2,3-11,3%), tăng nguy cơ tử vong khi có biến chứng viêm phúc mạc vùng chậu sau phẫu thuật; 42,9% trường hợp tử vong xảy ra sau hai ngày nhập viện [35]

Từ 368 bệnh nhân nhập viện cấp cứu sản phụ khoa năm 2014 tại Bệnh viện Đa khoa Tham chiếu Kinshasa thì 12,2% có biến chứng do nạo phá thai được chẩn đoán có ý nghĩa đối với trẻ vị thành niên (p <0,001), độc thân hoặc phụ nữ ly thân hoặc ly hôn hoặc góa phụ (p <0,001), và bệnh nhân có tiền sử một hoặc một số lần phá thai (p <0,001) Thời gian nằm viện trung bình là 10 ngày và khoảng thời gian này dài hơn đáng kể ở nhóm bệnh nhân phẫu thuật viêm phúc mạc vùng chậu do thủng TC (p <0,001) so với nhóm bệnh nhân mổ lấy thai / cắt TC Tỷ lệ tử vong liên quan đến họ là 37,8% (KTC 95%: 23,8-53,5%) với sự gia tăng nguy cơ tử vong khi có biến chứng viêm phúc mạc vùng chậu sau phá thai [37]

1.6 Nghiên cứu phá thai trên thế giới và tại Việt Nam

1.6.1 Thế giới

Theo một nghiên cứu tại Nigeria báo cáo năm 1996, ước tính có khoảng 610.000 ca nạo phá thai (25 trên 1.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ), trong đó có

Trang 30

142.000 ca bị biến chứng đến mức phải nhập viện Số ca nạo phá thai ước tính đã tăng lên 760.000 vào năm 2006 Phá thai không an toàn là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ tử vong mẹ ở Nigeria - 1.100 ca tử vong trên 100.000 ca sinh sống - là một trong những nguyên nhân cao nhất thế giới Theo ước tính thận trọng, hơn 3.000 phụ nữ chết hàng năm ở Nigeria do phá thai không an toàn [52]

Một báo cáo khác cho thấy năm 2008, ước tính có khoảng 382.000 ca phá thai được thực hiện ở Ethiopia và 52.600 phụ nữ đã được điều trị các biến chứng của những ca phá thai như vậy Ước tính có khoảng 103.000 thủ tục pháp lý tại các cơ sở y tế trên toàn quốc - chiếm 27% tổng số ca nạo phá thai Trên toàn quốc, tỷ lệ nạo phá thai hàng năm là 23 trên 1.000 phụ nữ từ 15-44 tuổi và tỷ lệ nạo phá thai là 13 trên 100 trẻ đẻ sống Tỷ lệ phá thai ở Addis Ababa (49 trên 1.000 phụ nữ) cao gấp đôi mức quốc gia Nhìn chung, khoảng 42% các trường hợp mang thai là ngoài ý muốn và tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn là 101 trên 1.000 phụ nữ [49]

Khoảng 18.700 phụ nữ ở Malawi đã được điều trị tại các cơ sở y tế vì các biến chứng do phá thai gây ra vào năm 2009 Ước tính có khoảng 67.300 ca phá thai được thực hiện, tương đương với tỷ lệ 23 ca phá thai trên 1.000 phụ nữ từ 15-44 tuổi và tỷ lệ phá thai là 12 trên 100 sinh sống Tỷ lệ nạo phá thai ở miền Bắc (35 trên 1.000) cao hơn ở miền Trung hoặc miền Nam (20-23 trên 1.000) Tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn năm 2010 là 139 trên 1.000 phụ nữ trong độ tuổi 15-44 và ước tính có khoảng 52% các trường hợp mang thai ngoài ý muốn [40]

Nghiên cứu về nạo phá thai ở Cộng hòa Dân chủ Congo trong năm 2015, tỷ lệ phá thai là 55,0 trên 1000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ [36]

Nghiên cứu khác cũng được tiến hành tại Malawi ước tính rằng khoảng 141.044 (KTC 95%: 121.161-160.928) đã xảy ra ở Malawi vào năm 2015, tương đương với tỷ lệ quốc gia là 38 ca nạo phá thai trên 1.000 phụ nữ từ 15-49 tuổi (KTC 95%: 32 đến 43); thay đổi theo khu vực địa lý (phạm vi: 28-61) Có khoảng

Trang 31

53% trường hợp mang thai ở Malawi là ngoài ý muốn và 30% trường hợp mang thai ngoài ý muốn kết thúc bằng phá thai [47]

Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 13 tháng 2 năm 2018 đến ngày 1 tháng 6 năm 2018 Đồng thuận với các nghiên cứu trước đây, những ưu điểm phổ biến nhất được nhận thấy của phá thai ngoại khoa là nhanh hơn và cần ít lần thăm khám hơn Vì phá thai nội khoa có một trong những trở ngại lớn nhất được ghi nhận là nhu cầu theo dõi kéo dài [44]

Trong số 6 122 649 ca phá thai hợp pháp, được báo cáo theo loại thủ tục, được thực hiện từ năm 2003 đến năm 2012 ở Hoa Kỳ, 5 132 789 ca là phá thai ngoại khoa (82,8%) và 860 288 (14,0%) là nội khoa Kiểm định chi bình phương cho xu hướng cho thấy tỷ lệ phá thai ngoại khoa giảm đáng kể từ 88,9 xuống 78,0% (p <0,01) trong khi tỷ lệ phá thai nội khoa tăng đáng kể từ 7,9 lên 21,9% (p <0,01) từ năm 2003 đến năm 2012, tương ứng Tỷ lệ phá thai ngoại khoa càng cao, tỷ lệ mắc sinh non tự nhiên càng cao (tương quan Pearson 0,712) [42]

Nghiên cứu được tiến hành ở Ấn Độ ước tính rằng 15,6 triệu ca phá thai đã xảy ra vào năm 2015 Tỷ lệ phá thai là 47 ca phá thai trên 1000 phụ nữ từ 15-49 tuổi; với 3,4 triệu ca phá thai (22%) được thực hiện tại các cơ sở y tế; 11,5 triệu (73%) ca phá thai bằng thuốc được thực hiện ngoài cơ sở y tế và 0,8 triệu (5%) ca phá thai được thực hiện ngoài cơ sở y tế sử dụng các phương pháp khác ngoài phá thai bằng thuốc Nhìn chung, 12,7 triệu (81%) phá thai là phá thai bằng thuốc, 2,2 triệu (14%) phá thai bằng phẫu thuật và 0,8 triệu (5%) phá thai được thực hiện bằng các phương pháp khác có lẽ không an toàn [51]

Vào năm 2016, ước tính có khoảng 37.865 phụ nữ được điều trị các biến chứng do phá thai gây ra tại các cơ sở y tế ở Kinshasa Tỷ lệ phá thai là 56 trên 1.000 phụ nữ từ 15-49 tuổi [31]

Ước tính có khoảng 66.847 ca phá thai đã xảy ra ở Zimbabwe vào năm 2016, tương đương với tỷ lệ phá thai trên toàn quốc là 17,8 (UI: 14,4-22,9) trên

Trang 32

1.000 phụ nữ 15-49 Nhìn chung, 40% các ca mang thai ngoài ý muốn vào năm 2016 và 1/4 số ca mang thai ngoài ý muốn kết thúc bằng phá thai [53]

Tỷ lệ nạo phá thai nói chung ở Ethiopia là 8,9%, từ 4,5% ở Benishangul đến 11,3% ở vùng Tigray [54] Nghiên cứu khác cũng tại Ethiopia đã xác định một số yếu tố liên quan đến việc phụ nữ phá thai nhiều lần.Tuổi trung bình của các trường hợp là 24 tuổi (± 6,85) và 22 tuổi (± 6,25) đối với nhóm chứng 79,0% trường hợp có quan hệ tình dục lần đầu tiên dưới 18 tuổi so với 57% đối chứng 42,2% đối chứng và 23,8% trường hợp cho rằng hiếp dâm là lý do để phá thai[29]

Theo nghiên cứu Bethelihem A thì tỷ lệ nạo phá thai lặp lại là 33,6% Dựa trên nhóm tuổi nghiên cứu này 20-24 tuổi (AOR = 1,2; CI: 1,1-2,3), 25-29 tuổi (AOR = 5,4; CI: 3,1-6,2) và 30-34 tuổi (AOR = 1,1; CI: 1,02 -2,6) [28]

Nghiên cứu của Luo H trong số tất cả các ca phá thai, 65,2% là phá thai lặp lại Tỷ lệ nạo phá thai lặp lại khác nhau đáng kể giữa các tỉnh, từ 36,9% ở Thanh Hải đến 85% ở Hồ Bắc Các yếu tố mạnh nhất liên quan đến phá thai lặp lại là

Nghiên cứu với 2000 người tham gia đã đến khám tại các cơ sở y tế để thực hiện dịch vụ phá thai Tỷ lệ chung của nạo phá thai lặp lại được phát hiện là 29,93% (95%, CI 23,15%, 36,71%) Nơi cư trú ở thành thị (OR = 5,10, 95%, CI 2,51, 10,33), mù chữ (OR = 4,12, 95%, CI 2,40, 7,07), có nhiều bạn tình (OR = 6,28, 95% CI 4,28, 9,22) và sớm bắt đầu quan hệ tình dục (OR = 3,80, 95%, CI1,76, 8,19) được tìm thấy là các yếu tố dẫn đến việc nạo phá thai lặp lại Tuy nhiên, không có mối liên quan đáng kể nào giữa việc đã từng sử dụng kế hoạch hóa gia đình và nạo phá thai lặp lại (OR = 1,03, 95%, CI 0,09, 11,59) [43]

Trang 33

Nghiên cứu của Mahlet thì trong số 547 phụ nữ tham gia phỏng vấn có 191 phụ nữ báo cáo rằng họ đã từng phá thai ít nhất một lần, làm cho tỷ lệ tái phá thai là 34,9% Trong phân tích hồi quy logistic đa biến; mù chữ (AOR = 8,45, 95% CI 1,85, 36,49), sống ở khu vực thành thị (AOR = 5,14, 95% CI 2,29, 11,53), có nhiều bạn tình (AOR = 6,16, 95% CI 3,25, 11,68)[56]

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới có khoảng 73 triệu ca phá thai được thực hiện trên toàn thế giới mỗi năm [61]

Theo một báo cáo khác trong giai đoạn 2015-2019, có 121 triệu ca mang thai ngoài ý muốn hàng năm, trong số đó có 61% trường hợp mang thai ngoài ý muốn kết thúc bằng phá thai[30]

1.6.2 Việt Nam

Theo tác giả Nguyễn Thị Nga nghiên cứu tình hình phá thai từ 6-12 tuần kết quả cho thấy phá thai ngoại khoa chiếm 88%, phá thai bằng thuốc chiếm tỷ lệ 12% với tỉ lệ thành công của phá thai là 96,1% [17]

Theo tác giả Nguyễn Thị Hồng Minh nghiên cứu tình hình phá thai dưới 12 tuần thì độ tuổi phá thai nhiều nhất từ 18 – 35 tuổi, chiếm tỷ lệ 83% Phụ nữ đã kết hôn chiếm 71,6%, chưa kết hôn 28,4% Tuổi thai khi phá thai phần lớn đến hết 8 tuần là 89%, tuổi thai từ 9 - 12 tuần là 11% Đa số phụ nữ lựa chọn hút thai chiếm 93%, 7% phá thai bằng thuốc Phụ nữ chưa sinh con phá thai chiếm 31%, đã sinh con chiếm 69% [16]

Theo Đặng Văn Hải nghiên cứu ở những phụ nữ đến phá thai tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Vĩnh Phúc từ 10/3/2013- 30/9/2013 cho thấy rằng nguyên nhân có thai ở những phụ nữ có thai ngoài ý muốn là không sử dụng biện pháp tránh thai (25,4%), sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại không đúng (32,9%) và thất bại do sử dụng biện pháp tránh thai tự nhiên (41,7%); thai ngoài ý muốn là yếu tố chính đưa người phụ nữ đến việc phá thai Với các lý do: Đủ con (34,2%), con còn nhỏ (22,5%), chưa chồng (17,5%), do công tác học tập (5,4%),

Trang 34

lý do khác (11,2%); Tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tình trạng hôn nhân, số con hiện sống là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phá thai của phụ nữ; 100% đối tượng được phỏng vấn biết ít nhất là một biện pháp tránh thai; Mức độ hiểu biết về các biện pháp tránh thai thấp: 50,6% trả lời đúng ngày phóng noãn tính theo vòng kinh; 47,1% hiểu thấu đáo về sử dụng bao cao su; 38,6% về dụng cụ TC; 30,2% về viên thuốc tránh thai; 26,8% triệt sản nữ; Tỷ lệ hiểu đúng về thời điểm sớm nhất nên áp dụng biện pháp tránh thai sau đẻ, sau phá thai còn thấp: 20,4% sau đẻ; 42,9% sau phá thai [12]

Theo nghiên cứu của Vương Thị Vui về thực trạng đình chỉ thai nghén tự nguyện dưới 12 tuần ở những phụ nữ chưa kết hôn tại Bệnh viện Phụ sản trung ương cho thấy độ tuổi hay gặp nhất là 20-24 tuổi, chiếm 77,3%; đối tượng học sinh sinh viên chiếm 57,5%; chủ yếu là nhóm tuổi thai 6-7 tuần; phương pháp phá thai ngoại khoa là chủ yếu chiếm 82,1%, phương pháp phá thai nội khoa chỉ chiếm 17,9%; các tác dụng phụ hay gặp nhất sau phá thai là đau bụng, sốt, buồn nôn, nôn [25]

Trang 35

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) là những hồ sơ bệnh án của phụ nữ có thai ở tuổi thai dưới 12 tuần được chỉ định phá thai ngoại khoa tại khoa Phụ Sản bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 01/2017 đến 12/2021

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

Hồ sơ bệnh án của thai phụ có tuổi thai dưới 12 tuần (siêu âm đầu mông dưới 63mm hoặc theo ngày đầu tiên của kì kinh cuối), được phá thai bằng phương pháp ngoại khoa tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

Sẽ không nhận các đối tượng có một trong các dấu hiệu sau: - Hồ sơ bệnh án không phải phá thai ngoại khoa

- Hồ sơ bệnh án không đầy đủ thông tin thu thập

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

2.2.2 Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2017 đến 12/2021

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang

2.3.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu

- Cỡ mẫu

Cỡ mẫu thuận tiện có chủ đích, những hồ sơ phá thai ngoại khoa đảm bảo tiêu chuẩn lựa chọn trong thời gian nghiên cứu

Trang 36

Trong thời gian thu thập số liệu nhóm nghiên cứu thu thập được 252 hồ sơ phá thai ngoại khoa đảm bảo tiêu chuẩn thời gian nghiên cứu

2.4 Biến số, chỉ số nghiên cứu

2.4.1 Biến số nghiên cứu * Biến số nhân khẩu học

- Tuổi bệnh nhân (theo năm dương lịch)

- Nghề nghiệp: cán bộ, công nhân, làm ruộng, học sinh - sinh viên, tự do và nghề khác

- Trình độ học vấn: ≤ Tiểu học, THCS, THPT, Trung cấp và cao đẳng (CĐ), Đại học (ĐH) và sau đại học

- Tình trạng hôn nhân: chưa chồng, có chồng, li hôn

- Lý do phá thai: chưa chồng, đủ 2 con, thai bất thường, kinh tế khó khăn, bệnh lý mẹ và lý do khác

* Biến số liên quan đến tiền sử sản khoa

- Tiền sử sinh đẻ: chưa sinh con, sinh 1 con, ≥ 2 con - Tiền sử phá thai: có, không

- Tiền sử sẹo ở TC: có, không

* Biến số liên quan đến đặc điểm lâm sàng

- Toàn trạng của ĐTNC

- Tư thế TC qua khám lâm sàng: ngả trước, ngả sau, trung gian - Ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng

Trang 37

- Tuổi thai: khám lâm sàng để xác định kích thước TC, sau đó kết hợp với siêu âm để chẩn đoán tuổi thai

* Biến số liên quan đến cận lâm sàng

+ Số lượng hồng cầu: theo WHO, mức độ mất máu chia ra làm các nhóm: < 2

+ Hemoglobin: theo WHO, mức độ mất máu chia ra làm các nhóm: < 70g/l, 70 ≤ Hb < 90g/l, 90 ≤ Hb < 110g/l

+ Số lượng tiểu cầu: giá trị bình thường trong khoảng 150-400 G/l, chia ra các nhóm <150 G/l, 150-400 G/l, >400 G/l

- Xét nghiệm đông máu: Xét nghiệm đánh giá chức năng đông máu được thực hiện bằng loại máy STA-Rmax tại BVTƯTN:

+ Fibrinogen: lượng Fibrinogen huyết tương người, bình thường nằm trong khoảng 2 – 4g/l, chia ra các nhóm <2g/l, 2-4 g/l, >4 g/l

+ PT%: tỷ lệ của phức hệ Prothrombin trong mẫu máu của bệnh nhân so với mẫu chuẩn Bình thường, giá trị này nằm trong khoảng 70% – 140%, chia ra các nhóm < 70%, 70-140%, >140%

+ rAPTT: tỷ lệ giữa thời gian thromboplastin từng phần được hoạt hoá của trong mẫu máu của bệnh nhân so với thời gian thromboplastin từng phần được hoạt hoá mẫu chuẩn Giá trị này nằm trong khoảng 0,85 – 1,25 ratio là bình thường, chia ra các nhóm <0,85, 0,85 – 1,25, >1,25

Trang 38

* Biến số phá thai

- Các phương pháp phá thai: Hút thai và nạo thai, hút buồng tử cung Hút thai: Sử dụng bơm hút chân không Karman

Nạo thai: dùng thìa nạo thai, nạo buồng tử cung

- Kết quả siêu âm sau thủ thuật: TC sạch (độ dày niêm mạc TC sau thủ thuật), sót (rau, thai )

- Kết quả phá thai:

+ Thành công: BTC sạch đối với phác đồ ngoại khoa

+ Thất bại: tai biến trong bất kì giai đoạn nào của quá trình phá thai: sót thai, sót rau; rách CTC, vỡ TC, rách đường ÂĐ tầng sinh môn, nhiễm khuẩn

2.4.2 Chỉ số nghiên cứu

* Chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 1

- Tỷ lệ % phân bố ĐTNC theo một số đặc điểm nhân khẩu học: tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân

- Tỷ lệ % phân bố ĐTNC theo đặc điểm một số tiền sử sản khoa (tiền sử sinh đẻ, tiền sử phá thai và tiền sử sẹo ở TC) và lý do phá thai

- Đặc điểm lâm sàng của ĐTNC về kết quả siêu âm thai (tuổi thai), đặc

điểm thai (bình thường, dị dạng), tình trạng thai (sống, chết lưu) * Chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 2

- Kết quả phá thai theo tuổi thai, theo phương pháp phá thai cụ thể

- Tỷ lệ % kết quả thành công, thất bại theo tuổi thai

- Kết quả về thời gian dùng misoprostol đến khi làm thủ thuật - Kết quả siêu âm sau thủ thuật

- Kết quả lí do thất bại - Kết quả xử trí thất bại

Trang 39

2.5 Vật liệu và phương tiện nghiên cứu

2.5.1 Vật liệu nghiên cứu * Thuốc và trang thiết bị

- Thuốc MSP, biệt dược là UNIGLE hàm lượng 200mcg MSP, sản xuất bởi Samchundang Phamaceutical Co.Ltd 904-1, Shangshi-Ri, Hyangnam-Myun, Hwaseong- City, Gyeonggi-Do, Hàn quốc Số đăng kí VN-5019-10

- Máy siêu âm 2 chiều: Medison R3

- Bộ dụng cụ nạo, hút thai, kiểm tra BTC (bơm hút chân không, ống hút, thìa cùn, kẹp hình tìm)

- Bệnh án nghiên cứu được sử dụng để thu thập số liệu: phiếu phỏng vấn ghi nhận các thông tin cần thu thập cho nghiên cứu

* Liều và phác đồ phá thai

+ Phá thai ngoại khoa: Dùng MSP trước khi tiến hành can thiệp BTC lấy thai và rau

* Qui trình: Tư vấn trước thủ thuật, kí cam kết thực hiện thủ thuật, chuẩn

bị dụng cụ, thực hiện thủ thuật và theo dõi tư vấn sau thủ thuật

Tuy nhiên đây là nghiên cứu hồi cứu, vậy nên trong nghiên cứu của chúng tôi rất hạn chế những thông tin có thể kiểm tra việc thực hiện qui trình có đầy đủ hay không? Vậy nên với mong muốn các nghiên cứu tiếp theo sẽ đánh gia sâu hơn nữa và qui trình thực hiện thủ thuật

2.5.2 Các bước tiến hành

Chúng tôi thu thập thông tin theo phiếu nghiên cứu: hồi cứu hồ sơ đủ tiêu chuẩn thông qua bệnh án lưu tại phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện

2.6 Kỹ thuật thu thập số liệu

- Số liệu thu thập được mã hóa, nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử lý theo các thuật toán thống kê bằng phần mềm SPSS 23.0

- Kết quả được trình bày bằng tần suất và tỉ lệ phần trăm (%) với các biến định

Trang 40

tính; bằng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn với các biến định lượng

tác dụng phụ và đánh giá sự chấp nhận của ĐTNC trong hai nhóm nghiên cứu

trị trung bình Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05

2.7 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Tất cả các hoạt động tiến hành trong nghiên cứu đều tuân thủ các qui định và nguyên tắc chuẩn mực về đạo đức nghiên cứu y sinh học

- Các thông tin được giữ bí mật và chỉ phục vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu hồi cứu không can thiệp trực tiếp lên người bệnh, không gây hại cho bệnh nhân, có tác dụng nâng cao chất lượng điều trị của bệnh viện

- Đề tài được Hội đồng Y đức của Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên và Hội đồng Khoa học Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên thông qua và phê chuẩn trước khi tiến hành

Ngày đăng: 01/06/2024, 14:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan