1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt: Nghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát Bà

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Để Phục Hồi Rừng Trên Núi Đá Vôi Tại Vườn Quốc Gia Cát Bà
Tác giả Lê Hồng Liên, Hoàng Thanh Sơn, Trịnh Ngọc Bon, Nguyễn Văn Tuấn, Ninh Việt Khương, Triệu Thái Hưng, Bùi Thế Đồi, Trần Thị Yến
Người hướng dẫn PGS.TS. Bùi Thế Đồi
Trường học Trường Đại học Lâm nghiệp
Chuyên ngành Lâm sinh
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 723,07 KB

Nội dung

Nghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát BàNghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát Bà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

====================

LÊ HỒNG LIÊN

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHỤC HỒI RỪNG TRÊN NÚI

ĐÁ VÔI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Ngành đào tạo: Lâm sinh

Mã ngành: 9.62.02.05

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 2

Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm nghiệp

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Thế Đồi

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:

Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia và Thư viện trường Đại

học Lâm nghiệp

Trang 3

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1 Lê Hồng Liên, Hoàng Thanh Sơn, Trịnh Ngọc Bon, Nguyễn Văn Tuấn, Ninh Việt

Khương, Triệu Thái Hưng, Bùi Thế Đồi, Trần Thị Yến (2021), “Đa dạng thực

vật rừng trên núi đá vôi tại Vườn Quốc gia Cát Bà, Thành phố Hải Phòng”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 7/2021

2 Lê Hồng Liên, Trần Thị Mai Sen, Phùng Đình Trung, Hoàng Thanh Sơn, Trịnh

Ngọc Bon, Ninh Việt Khương, Bùi Thế Đồi, Triệu Thái Hưng (2021), “Đặc điểm cấu trúc và da dạng thực vật tầng cây gỗ rừng trên núi đá vôi tại Vườn

Quốc gia Cát Bà”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 1, 2021

3 Lê Hồng Liên, Hoàng Thanh Sơn, Trịnh Ngọc Bon, Ninh Việt Khương, Triệu

Thái Hưng, Bùi Thế Đồi, Trần Cao Nguyên, Trần Hải Long, Nguyễn Thị Thu Hằng, Phạm Thị Quỳnh (2021, “Đặc điểm tái sinh các loài cây gỗ trên núi đá

vội tại Vườn Quốc gia Cát Bà”, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 2/2021

4 Nguyễn Văn Tuấn, Lê Hồng Liên, Nguyễn Huy Hoàng, Ninh Việt Khương, Trịnh

Ngọc Bon, Hoàng Thanh Sơn, Trần Hoàng Quý, Đặng Thị Hải Hà, Phùng Đình Trung, Trần Hải Long, Trần Cao Nguyên, Phạm Tiến Dũng, Trương Trọng Khôi, Trần Hồng Vân, Triệu Thái Hưng, (2021), “Sử dụng ảnh vệ tinh và GIS để xây dựng bản đồ hiện trạng rừng tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát

Bà”, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 1/2021

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của luận án

Vườn quốc gia (VQG) Cát Bà là một khu vực đặc thù cho rừng trên núi đá vôi miền Bắc Việt Nam với nhiều đặc trưng về sinh thái (biển đảo) và có vai trò quan trọng trong hệ thống rừng đặc dụng và bảo tồn

đa dạng sinh học (ĐDSH) Việt Nam Tổng diện tích của VQG là 17.362,96 ha, trong đó diện tích quy hoạch cho đất lâm nghiệp là 10.443,6 ha, chiếm 60,2% tổng diện tích tự nhiên Rừng tự nhiên (chủ yếu là rừng trên núi đá vôi) có 5.891,69 ha chiếm 56,6% diện tích đất lâm nghiệp; trong đó: 1.056,27 ha là rừng nguyên sinh chiếm 17,3% tổng diện tích rừng; rừng thứ sinh 4.856,09 ha, chủ yếu là rừng nghèo và nghèo kiệt trên núi đá vôi, chiếm gần 70% tổng diện tích rừng tự nhiên (VQG Cát Bà, 2020) Thảm thực vật rừng tự nhiên trên núi

đá vôi ở VQG Cát Bà thuộc kiểu rừng kín lá rộng thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới và được chia thành các kiểu phụ thổ nhưỡng và kiểu phụ nhân tác (Thái Văn Trừng, 1978), có cấu trúc, tổ thành phong phú và phân bố trên địa hình phức tạp Hệ sinh thái rừng (HSTR) tự nhiên trên núi đá vôi khi đã bị bị tàn phá thì việc phục hồi trở lại trạng thái ban đầu gặp rất nhiều khó khăn do khả năng tự phục hồi thấp và cần thời gian dài, đặc điểm này khác hẳn các HSTR núi đất

Do đó, đề tài luận án: “Nghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia Cát Bà” được thực hiện, trong đó tập trung nghiên cứu sâu, tương đối hệ thống và toàn diện bằng các

phương pháp nghiên cứu sinh thái định lượng nhằm góp phần bổ sung những hiểu biết mới về rừng tự nhiên (phân loại các kiểu phụ rừng, đặc điểm cấu trúc tầng cây cao, tái sinh tự nhiên, (TSTN), tính đa dạng thực vật, điều kiện lập địa, ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và con người lên quá trình phục hồi rừng), từ đó làm cơ

sở đề xuất biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp để phục hồi và phát triển bền vững HSTR tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà, khu vực biển đảo lớn nhất Việt Nam

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Phân chia được các kiểu phụ QXTVR điển hình để đề xuất giải pháp phục hồi rừng tự nhiên trên núi

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Phân chia mức độ phục hồi và xây dựng được bản đồ phân bố của 7 kiểu phụ rừng và 21 QXTVR; từ

đó đề xuất được một số giải pháp phục hồi cho từng kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi, góp phần nâng cao

hiệu quả quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên rừng tại VQG Cát Bà

4 Những đóng góp mới

1) Xác định được cơ sở khoa học để phục hồi rừng tự nhiên trên núi đá vôi gồm những đặc trưng cấu trúc

Trang 5

sinh thái, động thái tái sinh, động thái phục hồi đa dạng loài thực vật trong mối liên hệ với yếu tố kinh

tế - xã hội cho 7 kiểu phụ rừng và 21 QXTVR tại VQG Cát Bà

2) Phân chia được mức độ phục hồi của 7 kiểu phụ rừng và 21 QXTVR, làm căn cứ đề xuất một số giải pháp phục hồi rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà

5 Đối tượng, địa điểm và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi đá vôi (các kiểu phụ rừng và QXTVR) và một số nhân tố tác động tới rừng (các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội) tại VQG Cát Bà

5.2 Địa điểm nghiên cứu

- Nghiên cứu các đặc điểm rừng tự nhiên trên núi đá vôi được thực hiện tại khu vực vùng lõi (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái) và vùng đệm (vùng đệm trong và vùng đệm ngoài) của VQG Cát Bà

- Nghiên cứu các mô hình phục hồi rừng, các nhân tố xã hội tác động tới quá trình phục hồi rừng được thực hiện ở cả khu vực vùng lõi và vùng đệm của VQG Cát Bà

5.3 Phạm vi nghiên cứu

5.3.1 Về nội dung

- Hiện trạng rừng tự nhiên trên núi đá vôi và thực trạng quản lý rừng: Nghiên cứu tập trung về quy mô diện tích, phân bố, ĐDSH, phân chia các kiểu phụ rừng và QXTVR; Đánh giá hiệu quả của một số mô hình phục hồi rừng, các tác động của cơ chế, chính sách tới phục hồi rừng

- Đặc điểm lâm học của các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi: Tập trung nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây cao, TSTN, biến động cấu trúc và đa dạng của tầng cây cao và lớp cây tái sinh, đặc điểm đất

- Một số nhân tố ảnh hưởng tới quá trình phục hồi rừng và phân chia mức độ phục hồi của các kiểu phụ rừng và QXTVR tự nhiên trên núi đá vôi: Phân tích một số nhân tố xã hội (hoạt động của con người) và tự nhiên (lập địa và một số chỉ tiêu lâm học của các kiểu phụ rừng), cũng như mối quan hệ tương tác giữa xác nhân tố sinh thái - xã hội tới các kiểu phụ rừng và QXTVR

- Các giải pháp phục hồi rừng tự nhiên trên núi đá vôi: Dựa trên đặc trưng của từng kiểu phụ rừng và

QXTVR để đề xuất các giải pháp phục hồi rừng

5.3.2 Về đối tượng

- Đề tài luận án tập trung nghiên cứu đặc điểm của một số kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi (phân loại các kiểu phụ rừng, ĐDSH, cấu trúc tầng cây cao, TSTN và các nhân tố ảnh hưởng; trong đó rừng giàu/rừng nguyên sinh được sử dụng làm đối chứng về khả năng phục hồi của các kiểu phụ rừng và QXTVR) tại VQG Cát Bà

- Đối với các bên liên quan có ảnh hưởng tới quá trình phục hồi rừng, đề tài luận án tập trung nghiên cứu cộng đồng dân cư tại chỗ và người dân di cư sinh sống tại VQG Cát Bà

3 Kết quả và thảo luận: 84 trang; Kết luận, tồn tại và khuyến nghị: 2 trang

Trang 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Trên thế giới

Hệ sinh thái (HST) núi đá vôi (hay còn gọi là Karst) là một cảnh quan đặc biệt được hình thành bởi sự hòa tan cacbonat, chiếm 12% diện tích đất toàn cầu và bao phủ khoảng 20% diện tích đất không có băng khô của Trái đất Rừng núi đá vôi và rừng núi đá vôi nhiệt đới thường có tính đa dạng thực vật cao kết hợp với mức độ đặc hữu cao, được gọi là “kho ĐDSH” (Clements và cộng sự, 2006) Một số loài đặc hữu núi đá vôi

là chỉ thị cho các vị trí đá, khô và kiềm (De Lange và Norton, 2004) trong khi ở các vị trí khác, chúng có thể

ít phong phú hơn do sự cạnh tranh giữa các loài cụ thể Đối với con người, các khu vực đá vôi thường khó tiếp cận do địa hình hiểm trở và độ dốc lớn, mặc dù vậy nạn khai thác gỗ, LSNG và xáo trộn rừng vẫn còn phổ biến

Sự suy thoái rừng được hiểu một cách khái quát là quá trình dẫn đến phá vỡ cấu trúc rừng, mất sự đa dạng loài cây bản địa, phá vỡ các quá trình sinh thái đặc trưng cho rừng tự nhiên và giảm năng suất của chúng Sự suy thoái rừng có thể xảy ra dưới nhiều hình thức và qui mô khác nhau, khi các yếu tố phi tự nhiên gây ra những xáo trộn trong các quá trình tự nhiên làm tổn hại đến sự cân bằng sinh thái Một số tác giả quan niệm suy thoái rừng chỉ bao gồm sự suy giảm khả năng sản xuất gỗ của một diện tích rừng do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là các hoạt động của con người; sự giảm bớt về diện tích không thuộc khái niệm suy thoái rừng (Serna,1986) Grainger (1988) đã đưa ra khái niệm suy thoái thảm thực vật bằng cách định nghĩa

đó là một sự giảm sút tạm thời hoặc vĩnh viễn về mật độ, cấu trúc, tổ thành loài hoặc năng suất của thảm thực vật

Trong hơn 40 năm trở lại đây, mục tiêu của quản lý rừng đã thay đổi theo hướng tổng hợp, đa chức năng và bền vững Tầm quan trọng của các dịch vụ HST, phòng hộ, nghỉ dưỡng, v.v ngày càng trở nên quan trọng hơn chức năng sản xuất Các kỹ thuật lâm sinh cũng được thay đổi để phù hợp hơn với các mục tiêu mới (Sheil và Murdiyarso, 2009) Một số nguyên tắc chính trong kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, gồm: (i) Lợi dụng các quá trình tự nhiên trong tái sinh rừng; (ii) Đánh giá vi lập địa trong trồng rừng; và (iii) Đa dạng hóa cấu trúc lâm phần (đa dạng hóa lâm sinh)

1.2 Tại Việt Nam

Núi đá vôi ở Việt Nam có diện tích khoảng 60.000 km2, chiếm 18% diện tích cả nước (Tuyet, 2001), đặc trưng bởi cảnh quan trũng cụm đỉnh có độ cao từ 200 đến hơn 2000 m so với mặt biển, chủ yếu xuất hiện

ở phía Bắc và Miền Trung

Ở nước ta, hệ sinh thái núi đá vôi phát triển trong điều kiện khí hậu á nhiệt đới núi thấp ở độ cao 1.000

- 1.600 m, nhiệt độ trung bình năm 15,7ºC, lượng mưa trung bình năm 1.700 mm, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa

và mùa khô Một năm có tới 7 tháng nhiệt độ trung bình dưới 20ºC Mùa đông tương đối lạnh và khô, có ngày nhiệt độ thấp dưới 0°C Hệ sinh thái này có tiềm năng đa dạng sinh học rất cao Thái Văn Trừng (1978) đã mô

tả rừng trên núi đá vôi là kiểu phụ thổ nhưỡng kiệt nước trên đất đá vôi xương xẩu (Đk) thuộc: Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; Kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới; Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm

á nhiệt đới núi thấp và Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp

Theo Van và cộng sự, (2010), rừng mưa nhiệt đới trên quần đảo Cát Bà được hình thành bởi các loài thực vật thường xanh nhiệt đới Do đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng và thủy văn của khu vực, chúng có thể được chia thành các kiểu phụ như: rừng mưa nhiệt đới trên đá vôi, trảng cây bụi, trảng cỏ và rừng ngập nước trên các đảo đá vôi Tổng diện tích rừng nhiệt đới trên quần đảo Cát Bà là 46,2 km2, chiếm 32% tổng diện tích của đảo Rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh phân bố chủ yếu ở khu vực trung tâm và Tây Bắc quần đảo Cát Bà Các thung lũng và khu vực trên đỉnh đồi được che phủ một phần bởi thực vật với độ che phủ thấp

Hoàng Văn Thập (2008) đã nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng thứ sinh nghèo trên

Trang 7

núi đá vôi tại vùng đệm VQG Cát Bà, kết quả cho thấy tổ thành loài giữa các trạng thái có sự tương đồng với nhau, số loài khá đa dạng phong phú tuy nhiên số loài tham gia vào công thức tổ thành (CTTT) lại ít, khá đơn giản, hầu như không có loài nào thật sự chiếm ưu thế trong tổng thể quần xã thực vật rừng Theo tác giả, để có

cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp cho từng đối tượng rừng trên núi đá vôi, việc nghiên cứu cấu trúc và tái sinh rừng, ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố sinh thái đến rừng, nghiên cứu về tiểu khí hậu rừng và động thái rừng là cần thiết

Qua các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy, phục hồi rừng tự nhiên đã được quan tâm từ rất sớm Các kết quả nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học và các giải pháp kỹ thuật cho việc phục hồi rừng Tuy nhiên, hiệu quả phục hồi rừng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó việc lựa chọn đúng đối tượng rừng và giải pháp kỹ thuật tác động phù hợp có vai trò đặc biệt quan trọng Các công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng khá đa dạng và phong phú về nội dung, phương pháp, đối tượng nghiên cứu và cụ thể hóa bằng các quy phạm kỹ thuật lâm sinh phục vụ công tác sản xuất, phục hồi, quản lý và phát triển các HSTR Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề liên quan đến đa dạng thực vật rừng, đặc điểm cấu trúc, tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên cần có các nghiên cứu sâu hơn góp phần phục hồi các HSTR theo các mục tiêu khác nhau

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung nghiên cứu

2.1.1 Đánh giá hiện trạng rừng tự nhiên trên núi đá vôi và thực trạng quản lý rừng tại VQG Cát Bà

- Hiện trạng rừng tự nhiên trên núi đá vôi

- Thực trạng quản lý rừng

2.1.2 Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà

- Phân loại các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi

- Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao

- Đặc điểm lớp cây tái sinh

- Biến động về cấu trúc, đa dạng tầng cây cao và lớp cây tái sinh

- Đặc điểm đất của các kiểu phụ rừng

2.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái - xã hội tới phục hồi rừng và phân chia mức độ phục hồi của các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà

- Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái - xã hội đến phục hồi rừng tự nhiên núi đá vôi

- Phân chia mức độ phục hồi của kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi

2.2.4 Đề xuất các giải pháp tổng hợp phục hồi và quản lý rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà

- Quan điểm các giải pháp quản lý và phục hồi rừng

- Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh

- Các biện pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội và thể chế, chính sách

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Quan điểm nghiên cứu và phương pháp tiếp cận

2.2.1.1 Quan điểm nghiên cứu

Nghiên cứu phục hồi rừng luôn phải đặt đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng với các nhân tố sinh thái Cơ sở khoa học của phương pháp nghiên cứu phục hồi rừng dựa trên quan niệm rừng là một HST Đây chính là quan điểm sinh thái mà Thái Văn Trừng đã đưa ra bảng phân loại thảm thực vật rừng ở

Việt Nam với 14 kiểu thảm thực vật rừng (Thái Văn Trừng, 1978), trong đó có kiểu rừng kín thường xanh mưa

Trang 8

ẩm nhiệt đới (khu vực VQG Cát Bà) Tuy vậy, trong bối cảnh có sự tác động phức tạp của các nhân tố khác

theo thời gian, nhất là của con người, đã dẫn đến sự hình thành các quần thụ chịu ảnh hưởng của các yếu tố đó

(gồm sinh vật và con người), nên đã hình thành những kiểu phụ sinh vật nhân tác hoặc kiểu phụ thứ sinh nhân

tác Như vậy, tổng hợp của tất các các tác động (tự nhiên, sinh vật và con người), mỗi kiểu thảm thực vật sẽ

có thể có các kiểu phụ với nhiều dạng QXTV khác nhau (có thể là phức hợp, ưu hợp hay quần hợp), do đó để nghiên cứu cơ sở khoa học cho quá trình phục hồi rừng, việc đầu tiên cần xem xét phân loại thảm thực vật ở khu vực đó xem có những loại kiểu phụ nào, tiếp theo đó, trong các kiểu phụ này, có thể tiến hành điều tra và đánh giá những QXTVR đặc trưng nhất của kiểu phụ đó Việc nghiên cứu QXTVR lại dựa trên đặc điểm cấu trúc và đa dạng của nó ở thời điểm nghiên cứu Do vậy, một quan điểm nữa trong nghiên cứu ở đây chính là nghiên cứu hiện trạng cấu trúc QXTVR trên các ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình được thiết lập theo các phương pháp điều tra lâm học

2.2.1.2 Phương pháp tiếp cận

Như trên đã đề cập, trước nhiều tác động hiện hữu và tiềm năng, phục hồi rừng ở VQG Cát Bà là quá trình phức tạp, nó đã và vẫn đang diễn ra Việc nghiên cứu quá trình này đặt ra nhiều thách thức trong bối cảnh thiếu cơ sở dữ liệu trong quá khứ, đó là hệ thống ô tiêu chuẩn nghiên cứu định vị Do vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, với thời gian không quá dài, để có thể phản ánh một cách trung thực nhất, khách quan nhất, đề tài luận án có cách tiếp cận như sau: a) Tiếp cận hệ thống (sinh thái, quần xã thực vật rừng); b) Tiếp cận sinh thái xã hội; c) Tiếp cận tổng hợp

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.2.1 Phương pháp nghiên cứu hiện trạng rừng tự nhiên trên núi đá vôi và thực trạng quản lý rừng tại VQG Cát Bà

Đánh giá hiện trạng rừng tự nhiên

Các tài liệu thứ cấp được thu thập tại VQG Cát Bà và các bên liên quan, bao gồm: Các báo cáo hàng năm về hiện trạng rừng, Phương án quản lý rừng của VQG Cát Bà; Thông tin về khí hậu thuỷ văn, địa hình, thổ nhưỡng và các dữ liệu về các HST rừng; Bản đồ kiểm kê rừng toàn quốc gần nhất và các bản đồ chuyên

đề khác (kết hợp với nội dung điều tra ở mục 2.2.2.2.)

Điều tra đánh giá thực trạng quản lý rừng

- Thu thập các tài liệu thứ cấp liên quan như các nghiên cứu về khoa học tự nhiên và xã hội liên quan; Các nghiên cứu về cộng đồng và chính sách; kết hợp điều tra trực tiếp bằng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc, đối tượng phỏng vấn bao gồm: cán bộ quản lý, kiểm lâm, cộng đồng và hộ gia đình tham gia quản lý rừng

ở VQG Cát Bà, tổng số 102 người

Điều tra đánh giá các biện pháp kỹ thuật lâm sinh

Việc điều tra đánh giá các biện pháp kỹ thuật lâm sinh được thực hiện thông qua phỏng vấn các đối tượng liên quan như phần đánh giá thực trạng quản lý rừng để có các thông tin về kỹ thuật lâm sinh đã và đang

áp dụng, các mô hình phục hồi rừng, các loài cây trồng phù hợp để phục hồi và phát triển rừng thứ sinh nghèo

ở khu vực nghiên cứu

2.2.2.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm lâm học của các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà

Kế thừa kết quả nghiên cứu, hệ thống 18 tuyến và 108 OTC 1.000 m2 (50 x 20 m) của đề tài 25/17: “Nghiên cứu xây dựng mô hình cộng đồng bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà”, thời gian thực hiện từ 2017 - 2020 của Viện Nghiên cứu Lâm sinh Cụ thể là kết quả nghiên cứu về đặc điểm các yếu tố sinh thái cơ bản và đặc điểm TTVR tại VQG Cát Bà Đây là một cơ sở quan trọng giúp cho đề tài luận án tiến hành lựa chọn địa điểm, điều tra bổ sung 13 tuyến và 63 OTC

Trang 9

ĐTĐL.CN-đại diện năm 2018, nhằm đánh giá chi tiết các đặc trưng cấu trúc TTVR

Việc xác định và mô tả các kiểu rừng, kiểu phụ rừng và QXTV rừng được tiến hành dựa trên số liệu

kế thừa của đề tài ĐTĐL.CN-25/17 (18 tuyến và 108 OTC) và điều tra bổ sung (13 tuyến và 63 OTC) theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể thực vật của Thái Văn Trừng (1978; 1998); kế thừa có hiệu chỉnh các kiểu TTVR của VQG Cát Bà (2015); kế thừa số liệu thống kê hiện trạng rừng VQG (2020); tham khảo các khung phân loại TTVR của Trần Ngũ Phương (1970) và Thái Văn Trừng (1978; 1998) Xác định trạng thái rừng của các kiểu rừng theo Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT và Loeschau (1963) Sử dụng phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997; 2007) để điều tra đa dạng hệ thực vật

Phương pháp điều tra OTC điển hình tạm thời cải tiến của Whittaker (Stohlgren và cộng sự, 1995) được áp dụng thống nhất cho tất cả các đối tượng rừng (kiểu rừng/trạng thái rừng/QXTVR) với diện tích 1.000

m2 (50 x 20 m) Tại mỗi kiểu phụ rừng xác định 03 QXTVR điển hình để lập OTC điều tra Tổng số OTC điều tra: 7 kiểu phụ rừng x 3 QXTVR/kiểu phụ rừng x 3 OTC/QXTVR = 63 OTC

2.2.2.3 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái - xã hội tới phục hồi rừng và phân chia mức độ phục hồi của các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà

- Mối quan hệ tổng hợp của các nhân tố sinh thái - xã hội với các kiểu rừng và QXTVR được xử lý bằng phương pháp phân tích tương quan không định hướng PCA (Principal component analysis) (Abdi và cộng sự, 2013) (dựa trên các ma trận của phần mềm R package vegan) Phương pháp này được thực hiện dựa trên việc xếp loại 1 ma trận thông qua mối liên hệ tuyến tính đa biến với ma trận thứ 2

- Để đánh giá mức độ phục hồi rừng, đề tài sử dụng hệ thống thang điểm 5 sao theo bộ tiêu chí quốc

tế về đánh giá mức độ phục hồi rừng theo các chỉ số của nhóm loài cây gỗ và lớp cây tái sinh, bao gồm: mật

độ, đường kính trung bình, trữ lượng, tiết diện ngang, số loài, chỉ số Margalef, Menhinik, Simpson và Shannon; ngoài ra các yếu tố tổng hợp về mức độ tác động của xã hội (cộng đồng) cũng được xem xét (McDonald và cộng sự, 2016) Cụ thể, mỗi chỉ số sẽ có một thang đo đánh giá từ một/hai đến năm điểm, tương ứng với mức

độ phục hồi rừng từ thấp nhất đến cao nhất Với rừng phục hồi để làm mẫu chuẩn tự nhiên (áp dụng với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt - rừng giàu/rừng nguyên sinh) thì một chỉ số được coi là đã phục hồi khi đạt 5 điểm Với yêu cầu phục hồi để đáp ứng chức năng và giá trị của rừng thì chỉ số được gọi là phục hồi khi đạt tối thiểu

4 điểm HSTR được coi là đảm bảo hài hoà với tự nhiên khi tất cả các chỉ số đạt tối thiểu 4 điểm Các chỉ số

dưới ngưỡng 4 điểm là các vấn đề mà quản lý rừng cần giải quyết

2.2.2.4 Phương pháp đề xuất các giải pháp tổng hợp phục hồi và quản lý rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà

Luận án căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực tế và so sánh, kiểm chứng từ tài liệu tổng quan và các nghiên cứu khác để đề xuất các giải pháp tổng hợp phục hồi và quản lý rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hiện trạng rừng tự nhiên trên núi đá vôi và thực trạng quản lý rừng tại VQG Cát Bà

3.1.1 Hiện trạng rừng tự nhiên trên núi đá vôi ở VQG Cát Bà

3.1.1.1 Quy mô diện tích

Hiện nay, VQG Cát Bà đang quản lý tổng diện tích tự nhiên là 17.362,96 ha, trong đó rừng tự nhiên trên núi đá vôi năm 2020 là 5.681,35 ha (chiếm 32,7% tổng diện tích tự nhiên)

Diện tích rừng tự nhiên từ năm 2015 đến năm 2020 tăng 70,48 ha Trong đó trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX giàu tăng 42,44 ha (từ 1.013,93 ha lên 1.056,37 ha); Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX trung bình từ không có thành 703,3 ha; Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX nghèo giảm 831,18 ha (từ 4.179,53 ha xuống

Trang 10

3.348,35 ha, do một phần chuyển sang trạng thái rừng trung bình, phần còn lại chuyển sang trạng thái rừng nghèo kiệt); Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX nghèo kiệt từ không có thành 573,33; Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX phục hồi từ 281,79 chuyển hết sang các trạng thái khác

3.1.1.2 Đa dạng hệ thực vật rừng

Hệ thực vật rừng trên núi đá vôi ở đây rất phong phú và đa dạng về thành phần loài, dạng sống và giá trị sử dụng Đã thống kê được 1.643 loài thuộc 592 chi, 195 họ và 5 ngành thực vật bậc cao có mạch; 10 họ đa dạng nhất chiếm 5,75% tổng số họ, 30,78% số chi và 31,04% số loài của toàn hệ thực vật Hệ thực vật bao gồm 14 dạng sống, trong đó dạng sống cây cỏ đứng phổ biến nhất, chiếm 21,24% tổng số loài của hệ thực vật; tiếp theo là cây gỗ nhỏ 17,59 %, cây gỗ trung bình 15,52%, cây bụi 6,49% Về giá trị sử dụng, có 11 nhóm, nhiều nhất là nhóm cây làm thuốc chiếm 31,11%, nhóm cây lấy gỗ, củi 20,95% tổng số loài của hệ thực vật

Về giá trị bảo tồn, có 122 loài thuộc 96 chi, 61 họ là các loài quý hiếm theo Danh lục Đỏ IUCN (2020), Sách

3.1.2.2 Tác động của cơ chế, chính sách đến phục hồi rừng

Hiện nay đã có nhiều chính sách bảo vệ và phát triển rừng được tổ chức thực hiện trên cùng một địa bàn với nhiều nguồn vốn cùng đầu tư bảo vệ và phát triển rừng và, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư (Nghị định 75/2015/NĐ-CP, Nghị định 99/2010/NĐ-CP, Quyết định 07/2012/QĐ-TTg, Quyết định 24/2012/QĐ-

TTg, Quyết định số 1288/QĐ-TTg, Quyết định 886/QĐ-TTg năm 2017, Quyết định số 809/QĐ-TTg , v.v.)

nhưng chưa có sự lồng ghép, phối hợp giữa các nguồn vốn nên hiệu quả thấp Để có thể phối hợp, lồng ghép các chính sách, cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả phân bổ, thực hiện các nguồn vốn và tăng cường năng lực quản trị vận hành hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp

3.1.2.3 Thực trạng và kết quả áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong phục hồi và quản lý rừng

Hiện nay, VQG Cát Bà tiếp tục áp dụng Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 và Thông

tư 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 quy định cụ thể về đối tượng rừng và biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động trong phục hồi rừng tự nhiên như: KNXTTS; KNXTTS-TBS; nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng Các biện pháp khoanh nuôi có tác động như phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung và làm giàu rừng nhằm phục hồi rừng chủ động hơn, nhanh hơn Về bản chất, làm giàu rừng không có sự khác biệt lớn so với khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, điều kiện cần và đủ để bảo đảm thành công trong làm giàu rừng tương tự như đối với khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung; cây trồng

bổ sung hay làm giàu rừng đều là các loài cây gỗ bản địa có giá trị kinh tế Tuy nhiên, 2 Thông tư này vẫn còn nhiều bất cập, ví dụ: cần có sự thống nhất giữa các quy định về đối tượng và biện pháp áp dụng cho từng đối tượng khác nhau ; việc phát dọn toàn bộ dây leo, cây bụi đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ có phù hợp

và cần thiết không; áp dụng 02 Thông tư này cho việc phục hồi rừng tự nhiên bị suy thoái chưa dựa trên các đặc điểm cấu trúc, chức năng của rừng là chưa phù hợp với rừng đặc dụng, có chức năng chính là bảo tồn ĐDSH và các dịch vụ sinh thái

3.2 Đặc điểm lâm học của các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá tại VQG Cát Bà

3.2.1 Phân loại các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi

Hiện trạng rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà đã được phân loại và mô tả dựa trên trạng

Trang 11

thái (trữ lượng) rừng, mà chưa bao quát và thể hiện đầy đủ đặc điểm hệ thực vật của VQG Cát Bà Dựa trên quan điểm sinh thái phát sinh quần thể thực vật của Thái Văn Trừng (1978, 1999), đề tài luận án đã phân loại rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (Rkx) và được phân chia thành các kiểu phụ rừng Các kiểu phụ rừng này có phân bố không tập trung và dàn trải trên toàn bộ diện tích thuộc lâm phận VQG quản lý (khu vực vùng lõi, gồm: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái), cũng như khu vực vùng đệm (vùng đệm trong và ngoài) của VQG, bao gồm: 1 Kiểu phụ thổ nhưỡng kiệt nước trên đất đá vôi xương xẩu ít bị tác động (I.Đk1), thuộc trạng thái rừng nguyên sinh gỗ tự nhiên núi đá LRTX giàu với diện tích là 1.056,37 ha; 2 Kiểu phụ thứ sinh nhân tác trên đất đá vôi xương xẩu (I.Np1-1), thuộc trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX trung bình với diện tích 703,3 ha; 3 Kiểu phụ thứ sinh nhân tác trên đất đá vôi phục hồi sau khai thác chọn (I.Np1-2), thuộc trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi

đá LRTX nghèo với diện tích 669,7 ha; 4 Kiểu phụ thứ sinh nhân tác trên đất đá vôi phục hồi sau khai thác mạnh (I.Np1-3), thuộc trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX nghèo với diện tích 837,09 ha; 5 Kiểu phụ thứ sinh nhân tác trên đất đá vôi phục hồi sau khai thác kiệt (I.Np1-4), thuộc trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi

đá LRTX nghèo với diện tích 937,54 ha; 6 Kiểu phụ thứ sinh nhân tác trên đất đá vôi thoái hoá chân núi sau khai thác (I.Np2-1), thuộc trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX nghèo kiệt với diện tích 904,5 ha; 7 Kiểu phụ thứ sinh nhân tác trên đất đá vôi thoái hoá sau nương rẫy (I.Np2-2), thuộc trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi

đá LRTX nghèo kiệt với diện tích 573,33 ha

3.2.2 Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao

Kiểu phụ thổ nhưỡng kiệt nước trên đất đá vôi xương xẩu ít bị tác động (I.Đk1)

Kiểu phụ rừng I.Đk1 phân bố tập trung ở độ cao dưới 300 m tại khu vực trung tâm VQG, độ tàn che từ 0,7 - 0,8, độ che phủ của cây bụi, thảm tươi >80% Rừng có cấu trúc 5 tầng Số loài cây gỗ tương đối đa dạng, trung bình có 27 loài/OTC và khi tính tổ thành chung cho các ô tiêu chuẩn thì có 53 loài thực vật Mật

độ cây cao trung bình là 630 cây/ha, dao động từ 625 - 635 cây/ha Sinh trưởng trung bình về: D1.3 = 20,6 cm (dao động từ 19,8 - 21,3 cm), Hvn = 16,3 m (15,9 - 16,7 m), G = 31,7 m2/ha (30,5 - 33,8 m2/ha), M = 266,7

m3/ha (250,0 - 282,5 m3/ha)

Kiểu phụ thứ sinh nhân tác trên đất đá vôi xương xẩu (I.Np1-1)

Kiểu phụ rừng I.NP1-1 phân bố thành thảm tương đối lớn và tập trung ở độ cao dưới 300 m tại khu vực trung tâm VQG, độ tàn che của rừng 0,6, độ che phủ của cây bụi, thảm tươi từ 60 - 70% Rừng có cấu trúc 5 tầng, số loài cây gỗ xuất hiện ở kiểu thảm thực vật này tương đối đa dạng, trung bình 14 loài/OTC, khi tính tổ thành chung cho các ô tiêu chuẩn thì có 47 loài thực vật xuất hiện ở kiểu thảm thực vật này, trong đó 6 loài tham gia vào CTTT Mật độ cây rừng trung bình là 613 cây/ha, dao động từ 610 - 630 cây/ha Sinh trưởng trung bình về: D1.3 = 19,2 cm (dao động từ 29,0 -29,8 cm), Hvn = 14,0 m (13,2 - 15,1 m), G = 29,0 m2/ha (29,0

- 29,8 m2/ha), M = 182,3 m3/ha (177,5 - 202,4 m3/ha)

Kiểu phụ thứ sinh nhân tác trên đất đá vôi phục hồi sau khai thác chọn (I.Np1-2)

Kiểu phụ rừng I.Np1-2 đã hình thành tầng giữa vươn lên chiếm ưu thế sinh thái, có 4 tầng Số loài tham gia vào CTTT trên các OTC theo các ưu hợp từ 5 - 8 loài Sinh trưởng trung bình của cây rừng theo các ưu hợp tương đối ổn định, D1.3 = 17,4 cm (dao động từ 17,0 -17,7 cm), Hvn = 13,3 m (13,1 - 13,4 m), G = 17,8

m2/ha (17,1 - 18,3 m2/ha), M = 106,8 m3/ha (102,7 - 108,1 m3/ha) Độ tàn che trung bình là 0,5

Kiểu phụ thứ sinh nhân tác trên đất đá vôi phục hồi sau khai thác mạnh (I.Np1-3)

Kiểu phụ rừng I.Np1-3 được hình thành bởi hậu quả của tình trạng khai thác mạnh, rừng nghèo về trữ lượng, kết cấu tầng thứ bị phá vỡ Rừng có cấu trúc 4 tầng, số loài cây gỗ trung bình là 17 loài/OTC (28 loài khi tính tổ thành chung cho các OTC; 5 loài tham gia vào tổ thành) Mật độ cây cao trung bình là 507 cây/ha, dao động từ 500 - 510 cây/ha Sinh trưởng trung bình về: D1.3 = 15,8 cm (dao động từ 15,4 - 16,4 cm), Hvn

Trang 12

= 13,5 m (13,0 -14,4 m), G = 12,4 m2/ha (12,2 - 12,7 m2/ha), M = 69,8 m3/ha (68,2 - 72,7 m3/ha) Độ tàn che trung bình là 0,5 Chất lượng cây trong lâm phần không có sự khác biệt rõ rệt giữa các OTC và ưu hợp, trong

đó trung bình cây có phẩm chất tốt chiếm 21,1%, trung bình 51,3% và xấu (27,6%

Kiểu phụ thứ sinh nhân tác trên đất đá vôi phục hồi sau khai thác kiệt (I.Np1-4)

Kiểu rừng I.Np1-4 ở vùng đệm bị phá vỡ kết cấu tầng thứ, nghèo về trữ lượng và kém chất lượng Rừng

có cấu trúc 4 tầng, tầng cây gỗ bao gồm 2 tầng phụ, dưới tán rừng nhiều dây leo, bụi rậm, tre nứa xâm lấn Đa

số lâm phần hỗn giao với tre nứa Mật độ cây rừng trung bình là 493 cây/ha, dao động từ 460 - 530 cây/ha Sinh trưởng trung bình về: D1.3 = 15,6 cm (dao động từ 14,8 - 16,2 cm), Hvn = 12,2 m (12,0 - 12,5 m), G = 11,2

m2/ha (10,6 - 11,6 m2/ha), M = 66,8 m3/ha (62,9 - 71,6 m3/ha) Độ tàn che trung bình là 0,8

Kiểu phụ thứ sinh nhân tác trên đất thoái hoá chân núi sau khai thác (I.Np2-1)

Kiểu phụ rừng I.Np2-1 đang trong giai đoạn phục hồi và phát triển mạnh Rừng có cấu trúc gồm 2 tầng cây gỗ, tầng cây bụi và tầng thảm tươi Số loài cây gỗ trung bình có 13 loài, khi tính chung cho các ô tiêu chuẩn thì có 31 loài (7 loài tham gia vào CTTT) Mật độ cây cao trung bình là 603 cây/ha, dao động từ 420 -

450 cây/ha Sinh trưởng trung bình về: D1.3 = 13,1 cm (dao động từ 13,0 - 13,2 cm), Hvn = 9,7 m (9,1 - 10,4 m),

G = 9,8 m2/ha (9,2 - 10,1 m2/ha), M = 42,9 m3/ha (40,2 - 41,2 m3/ha) Độ tàn che trung bình là 0,4

Kiểu phụ thứ sinh nhân tác trên đất thoái hoá sau nương rẫy (I.Np2-2)

Kiểu phụ rừng I.Np2-2 đã bị phá vỡ kết cấu do bị ảnh hưởng mạnh của hoạt động canh tác của người dân; rừng chỉ có 1 tầng gồm những cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh đều tuổi, đường kính nhỏ, trữ lượng không đáng kể Số loài cây gỗ trung bình là 8 loài/OTC, khi tính tổ thành chung cho các ô tiêu chuẩn thì có 13 loài (6 loài tham gia vào CTTT) Mật độ cây cao trung bình là 260 cây/ha, dao động từ 220 - 300 cây/ha Sinh trưởng trung bình về: D1.3 = 12,7 cm (dao động từ 12,2 - 13,3 cm), Hvn = 6,9 m (6,8 - 7,0 m), G = 3,9 m2/ha (3,1 - 5,0 m2/ha), M = 12,1 m3/ha (9,7 -15,9 m3/ha) Độ tàn che trung bình là 0,3

3.2.3 Đặc điểm cấu trúc lớp cây tái sinh

Kiểu phụ thổ nhưỡng kiệt nước trên đất đá vôi xương xẩu ít bị tác động (I.Đk1)

Mật độ cây tái sinh trung bình 16.000 cây/ha, dao động từ 13.500 - 18.000 cây/ha Trong đó, cây tái sinh triển vọng chiếm từ 25,8 - 27,9% (trung bình 27,0%) Số cây tái sinh theo cấp chiều cao trung bình biến động từ 8.500 cây/ha ở cấp chiều cao <50 cm, 3.176 cây/ha (50 -100 cm) và 4.333 cây/ha (>100 cm) Số cây tái sinh ở cấp chiều cao >100 cm lớn nhất ở QXTV Sấu + Mòng + Huỳnh đường cao (5.000 cây/ha) và thấp nhất ở QXTV Lòng mang đa + Chẹo tía + Ô rô (3.500 cây/ha)

Kiểu phụ thứ sinh nhân tác trên đất đá vôi xương xẩu (I.Np1-1)

Tổ thành loài các lớp cây tái sinh ở kiểu rừng này khá đa dạng, phong phú với thành phần chủ yếu là

các loài cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, như: Ô rô, Thị rừng, Mé cò ke, v.v Số loài cây tái sinh ở 3 QXTV

dao động từ 13 - 17 loài (tổng số 34 loài khi tính chung cho cả 3 QXTV), với 6 -8 loài ưu thế tham gia và tổ thành rừng

Mật độ cây tái sinh trung bình 15.000 cây/ha, dao động từ 12.000 - 17.000 cây/ha Trong đó, cây tái sinh triển vọng chiếm từ 20,8 - 25,0% (trung bình 23,1%) Số cây tái sinh theo cấp chiều cao trung bình biến động từ 9.000 cây/ha ở cấp chiều cao <50 cm, 2.500 cây/ha (50 -100 cm) và 3.500 cây/ha (>100 cm) Số cây tái sinh ở cấp chiều cao >100 cm lớn nhất ở QXTV Huỳnh đường cao + Ô rô và Re Hương + Sao hòn gai + Hồng Tùng, với 4.000 cây, trong khi QXTV Sấu + Ô rô chỉ có 2.500 cây/ha

Kiểu phụ thứ sinh nhân tác trên đất đá vôi phục hồi sau khai thác chọn (I.Np1-2)

Mật độ cây tái sinh trung bình 7.833 cây/ha, giữa các QXTV dao động từ 7.000 cây/ha (Chẹo tía + Kháo vàng) đến 8.500 cây/ha (Chẹo tía + Côm Trắng) So sánh giữa thành phần cây tái sinh (26 loài) với thành phần loài tầng cây cao (38 loài) cho thấy, có một số loài cây gỗ ở tầng cây cao bắt gặp cây tái sinh dưới tán

Ngày đăng: 01/06/2024, 12:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w