1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xa hoi hoc tdtt

9 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Giá trị xã hội của TDTT được thể hiện ở như sau: 1. Mối quan hệ của TDTT với chính trị 1.1. Khái niệm “chính trị” Thuật ngữ "chính trị" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại “politika”, có nghĩa là "công việc nhà nước” hay "những công việc xã hội". Trong tiếng Hán cổ đại, "chính trị" nghĩa là “chính sách quốc gia", "công việc trị quốc"... Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều các cách hiểu khác nhau về khái niệm chính trị như: nghệ thuật của phép cai trị; những công việc của chung; sự thỏa hiệp và đồng thuận; quyền lực và cách phân phối tài nguyên hay lợi ích… Chính trị là lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm các hoạt động và các mối quan hệ liên quan đến các công việc và giải quyết các vấn đề chung của toàn xã hội. Đây là biểu hiện bề ngoài của chính trị. Thực chất, chính trị là mối quan hệ, sự tương tác giữa chủ thể xã hội với toàn bộ các tổ chức và thành viên trong xã hội với quyền lực chi phối chứa đựng bên trong đó, quyền lực chung (quyền lực xã hội), gọi là quyền lực chính trị. Trong các công việc chung của xã hội thì công việc của nhà nước chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp chiếm ưu thế luôn luôn muốn giành lấy vai trò thực hiện các công việc chung để xác lập và duy trì địa vị thống trị của giai cấp mình. Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, thực chất chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, là những hoạt động xoay quanh vấn đề giành, giữ chính quyền và sử dụng quyền lực nhà nước. (Tài liệu đăng trên Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam) Như vậy, khái niệm “chính trị” chỉ bắt đầu xuất hiện trong xã hội có giai cấp. Chính trị bao gồm hệ tư tưởng, quan điểm, đường lối của giai cấp thống trị nhằm duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước. Hệ thống chính trị quy định và điều khiển toàn bộ hoạt động của xã hội với mục đích giai cấp rõ ràng. 1.2. Mối quan hệ giữa TDTT và chính trị Mối quan hệ giữa TDTT và chính trị luôn là vấn đề tranh luận của giới nghiên cứu TDTT. Có người chủ trương: “Khi bạn đã đặt chân vào ngôi nhà chung Olimpíc thì hãy gạt vấn đề chính trị ra bên ngoài”. Tuy nhiên, tách biệt hoàn toàn TDTT và chính trị, cho rằng giữa chúng không có mối quan hệ nào là suy nghĩ rất ấu trĩ. TDTT không thể tồn tại trong một môi trường chính trị xã hội “chân không”. TDTT là một thành tố không thể thiếu trong xã hội loài người và chịu sự ảnh hưởng của các lực lượng khác như chính trị, kinh tế, xã hội …. TDTT có mối quan hệ mật thiết với chính trị. Tuy nhiên, nhấn mạnh sự phụ thuộc của TDTT vào chính trị một cách thái quá cũng không hợp lý. Chúng ta hãy xem xét vấn đề này từ góc độ lịch sử phát triển của TDTT. Ở giai đoạn mạnh nha hình thành, TDTT quả thực không hề liên quan đến chính trị giai cấp. TDTT được hình thành trong xã hội công xã nguyên thủy không phân chia giai cấp và chủ yếu phục vụ cho lao động, giáo dục và rèn luyện sức khỏe. Sự kết hợp giữa TDTT và chính trị là sản phẩm của xã hội có phân chia giai cấp. Trong xã hội tiền tư bản, TDTT được sử dụng nhằm mục đích giáo dục đạo đức, duy trì, bảo vệ quyền lợi giai cấp, huấn luyện quân sự và đấu tranh dân tộc. Trong xã hội tư bản, TDTT được sử dụng để tuyên truyền chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa quân quốc, chủ nghĩa hòa bình và các quan niệm giá trị khác nhưng chủ yếu vẫn nhằm phục vụ và bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư bản. Trong đời sống quốc tế hiện nay, mối quan hệ giữa TDTT và chính trị quốc tế, chính trị dân tộc càng ngày càng mật thiết. TDTT trở thành một công cụ cho các hoạt động ngoại giao, đấu tranh quốc tế. Rất nhiều giải thể thao quốc tế, đặc biệt là Đại hội Olimpíc được coi là nơi để các quốc gia thể hiện sức mạnh và tranh giành ảnh hưởng quyền lực chính trị. Thậm chí, có người còn cho rằng: các giải đấu thê thao quốc tế là những “cuộc chiến” không khói thuốc, không vũ khí. Nêu ví dụ minh họa: Olimpíc Matxcơva năm 1980, chỉ có sự tham gia của khối các nước XHCN mà thiếu vắng các nước tư bản lớn như Mỹ, Anh, Đức…

Trang 1

Phân tích các giá trị xã hội của Thể dục thể thao Liên hệ với công việcthực tế hiện nay của anh/chị?

Chính trị là lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm các hoạt động và các mối quan hệ liênquan đến các công việc và giải quyết các vấn đề chung của toàn xã hội Đây là biểu hiện bề ngoàicủa chính trị Thực chất, chính trị là mối quan hệ, sự tương tác giữa chủ thể xã hội với toàn bộ cáctổ chức và thành viên trong xã hội với quyền lực chi phối chứa đựng bên trong đó, quyền lựcchung (quyền lực xã hội), gọi là quyền lực chính trị.

Trong các công việc chung của xã hội thì công việc của nhà nước chiếm vị trí quan trọnghàng đầu Trong xã hội có giai cấp, giai cấp chiếm ưu thế luôn luôn muốn giành lấy vai trò thựchiện các công việc chung để xác lập và duy trì địa vị thống trị của giai cấp mình Chính vì vậy,chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, thực chất chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, là những hoạtđộng xoay quanh vấn đề giành, giữ chính quyền và sử dụng quyền lực nhà nước (Tài liệu đăngtrên Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam)

Như vậy, khái niệm “chính trị” chỉ bắt đầu xuất hiện trong xã hội có giai cấp Chính trịbao gồm hệ tư tưởng, quan điểm, đường lối của giai cấp thống trị nhằm duy trì và sử dụng quyềnlực nhà nước Hệ thống chính trị quy định và điều khiển toàn bộ hoạt động của xã hội với mụcđích giai cấp rõ ràng

1.2 Mối quan hệ giữa TDTT và chính trị

Mối quan hệ giữa TDTT và chính trị luôn là vấn đề tranh luận của giới nghiên cứu TDTT.Có người chủ trương: “Khi bạn đã đặt chân vào ngôi nhà chung Olimpíc thì hãy gạt vấn đề chínhtrị ra bên ngoài” Tuy nhiên, tách biệt hoàn toàn TDTT và chính trị, cho rằng giữa chúng khôngcó mối quan hệ nào là suy nghĩ rất ấu trĩ TDTT không thể tồn tại trong một môi trường chính trịxã hội “chân không” TDTT là một thành tố không thể thiếu trong xã hội loài người và chịu sựảnh hưởng của các lực lượng khác như chính trị, kinh tế, xã hội … TDTT có mối quan hệ mật

Trang 2

thiết với chính trị Tuy nhiên, nhấn mạnh sự phụ thuộc của TDTT vào chính trị một cách thái quácũng không hợp lý Chúng ta hãy xem xét vấn đề này từ góc độ lịch sử phát triển của TDTT.

Ở giai đoạn mạnh nha hình thành, TDTT quả thực không hề liên quan đến chính trị giaicấp TDTT được hình thành trong xã hội công xã nguyên thủy không phân chia giai cấp và chủyếu phục vụ cho lao động, giáo dục và rèn luyện sức khỏe

Sự kết hợp giữa TDTT và chính trị là sản phẩm của xã hội có phân chia giai cấp Trongxã hội tiền tư bản, TDTT được sử dụng nhằm mục đích giáo dục đạo đức, duy trì, bảo vệ quyềnlợi giai cấp, huấn luyện quân sự và đấu tranh dân tộc Trong xã hội tư bản, TDTT được sử dụngđể tuyên truyền chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa quân quốc, chủ nghĩa hòa bìnhvà các quan niệm giá trị khác nhưng chủ yếu vẫn nhằm phục vụ và bảo vệ quyền lợi của giai cấptư bản

Trong đời sống quốc tế hiện nay, mối quan hệ giữa TDTT và chính trị quốc tế, chính trịdân tộc càng ngày càng mật thiết TDTT trở thành một công cụ cho các hoạt động ngoại giao, đấutranh quốc tế Rất nhiều giải thể thao quốc tế, đặc biệt là Đại hội Olimpíc được coi là nơi để cácquốc gia thể hiện sức mạnh và tranh giành ảnh hưởng quyền lực chính trị Thậm chí, có người còncho rằng: các giải đấu thê thao quốc tế là những “cuộc chiến” không khói thuốc, không vũ khí.Nêu ví dụ minh họa: Olimpíc Matxcơva năm 1980, chỉ có sự tham gia của khối các nước XHCNmà thiếu vắng các nước tư bản lớn như Mỹ, Anh, Đức…

1.3 Ảnh hưởng của Chính trị đối với TDTT chủ yếu thể hiện ở những mặt sau:

- Chính trị quyết định mục đích, tính chất của TDTT:

Trong xã hội có giai cấp, chính trị tập trung thể hiện quyền lợi, nguyện vọng và yêu cầucủa giai cấp thống trị Do đó, mục đích tính chất của TDTT trong xã hội có giai cấp cũng sẽ mangđặc điểm và dấu ấn giai cấp và thời đại Giai cấp thống trị sẽ thông qua những chính sách, tổ chứcvà cách quản lý nhất định quyết định tính chất của TDTT VD: TDTT của xã hội tư bản chỉ nhằmphục vụ cho nhu cầu giải trí, tăng cường sức khỏe của giai cấp tư sản Người dân lao động bìnhthường hoặc giai cấp công nhân vô sản không có cơ hội được tiếp cận và thụ hưởng những giá trịtốt đẹp của TDTT Ngược lại, trong chế độ XHCN, nhà nước chủ trương mang lại cơ hội tậnhưởng các giá trị văn hóa xã hội (trong đó có TDTT) bình đẳng cho mọi thành viên trong xã hội,không phân biệt giàu nghèo, cao thấp

- Thể chế chính trị quyết định thể chế TDTT:

Thể chế TDTT là một bộ phận của thể chế chính trị Các thể chế chính trị khác nhau sẽhình thành nên các thể chế TDTT khác nhau Thể chế chính trị của chủ nghĩa tư bản có đặc trưnglà phân quyền nên hình thành nên thể chế TDTT về cơ bản do tư nhân, xã hội quản lý Ở các nướcXHCN, TDTT là một bộ phận sự ngiệp của chính phủ Trong thời kì kinh tế kế hoạch, khi cácnước XHCN thực thi chế độ chính trị tập trung cao độ thì TDTT cũng được quản lý theo thể chếnhà nước tập trung Bước vào giai đoạn kinh tế thị trường, thể chế chính trị cải thiện, cho phép

Trang 3

các tầng lớp xã hội tham gia nhiều hơn vào hoạt động chính trị thì TDTT cũng xuất hiện xu thế xãhội hóa, các tổ chức TDTT xã hội hoạt động mạnh mẽ hơn

- Tác dụng của TDTT đối với Chính trị

- Cải thiện sức khỏe nhân dân, nâng cao tố chất con người, nâng cao sức mạnh tổng hợpcủa quốc gia, thể hiện tính ưu việt của chế độ, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảovệ Tổ quốc

Bác Hồ đã nói “Dân cường thì nước thịnh” Một dân tộc không thể mạnh, không thể tự bảovệ nền độc lập tự chủ của mình cũng như không thể xây dựng một đất nước giàu mạnh với nhữngcông dân yếu về thể chất, nhược về tinh thần

Hội thảo “Nâng cao tầm vóc trẻ em Việt Nam” do Viện Dinh dưỡng Quốc gia và HãngLacdkid (Hàn Quốc) tổ chức ngày 28/9/2013 tại Hà Nội, đã công bố kết quả điều tra (năm 2010)về chiều cao trung bình của người Việt Nam là thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á và thấp hơnrất nhiều khi so sánh với một số nước phát triển ở khu vực châu Á (đó là chưa tính đến thời điểmthu thập số liệu nghiên cứu của Việt Nam muộn hơn 5-6 năm so với các nước), theo đó:

- Chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam từ 22 - 26 tuổi (năm 2010) là 1,644m,trong khi đó của Thái Lan là 1,675m (1991-1995); Singapore là 1,706m (2005); Trung Quốc là1,702m (2004) và Hàn Quốc là 1,739m (2006).

- Chiều cao trung bình của nữ thanh niên Việt Nam từ 22 - 26 tuổi (năm 2010) là 1,548m,trong khi đó của Thái Lan là 1,573m (1991-1995); Trung Quốc là 1,586m (2004) và Hàn Quốc là1,611m (2006)

Tại Hội thảo, các chuyên gia đầu ngành dinh dưỡng cũng khẳng định, việc phát triển chiềucao của con người phụ thuộc 20% vào di truyền và 80% vào dinh dưỡng, môi trường sống và rènluyện thể thao Như vậy thể dục, thể thao được coi là một trong 3 nhân tố quan trọng hàng đầuquyết định đến chiều cao và thể lực của con người, bên cạnh yếu tố dinh dưỡng và di truyền Mộttrong những nguyên nhân chính, dẫn đến thể chất của thanh - thiếu niên nước ta xếp vào loại thấpnhất, so với các nước trong khu vực, là do học sinh, sinh viên Việt Nam ưa thích chơi Gameonline, lướt web, xem phim, tụ tập ăn uống hơn là những hoạt động TDTT Điều này dẫn đếnviệc cơ thể thiếu vận động, coi nhẹ thể dục, thể thao ở độ tuổi thanh thiếu niên Lười vận độngcòn gây ra hàng loạt các loại bệnh nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong Theo đánh giá củatạp chí y khoa The Lancet (Anh), Việt Nam chỉ có 15,3% người dân tập thể dục nhiều hơn 30phút mỗi ngày Như vậy, trong 100 người thì chỉ có hơn 15 người bỏ ra nửa tiếng đồng hồ mỗingày để vận động, tỷ lệ này thật đáng báo động so với dân số hơn 90 triệu người hiện nay.

Tại Lễ công bố Tổng điều tra dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010 do Viện Dinh dưỡng quốcgia (tổ chức ngày 4/4/2013 tại Hà Nội), các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết quả sau 35 năm (từ năm1975-2010), chiều cao trung bình của người Việt Nam trưởng thành chỉ tăng thêm được 4cm vànặng hơn 8kg, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm 14% (còn 29,3%), nhưngvẫn nằm trong số 36 quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trên phạm vi toàn cầu, tình trạng

Trang 4

béo phì lại vượt 0,6% so với chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010, trong đó tỷlệ trẻ dưới 5 tuổi ở thành phố lên tới 6,5% (cao hơn mức trung bình 1,5%) Việt Nam đang phảiđối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng, tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm nhưng vẫn ở mức cao, trongkhi tỷ lệ thừa cân, béo phì và các bệnh mãn tính đang gia tăng Một trong những nguyên nhânchính được xác định là do chế độ ăn, uống và vận động chưa hợp lý

Vậy, chúng ta có thể giàu về kinh tế, mạnh về chính trị, có đủ sức đương đầu, chiến đấuvới các thế lực bành trướng nước ngoài luôn âm mưu rình rập, thôn tính nước ta với lực lượng dânsố thấp bé về thể hình, yếu về thể lực như vậy không Nâng cao sức khỏe nhân dân, cải thiệnnguồn nhân lực đất nước là một chức năng chính trị quan trọng hàng đầu của TDTT Cụ thể, bằngcách nào?

TDTT là một trong những biện pháp quan trong để nâng cao sức khỏe, thể lực, nâng cao tốchất của người lao động → nâng cao năng suất lao động → góp phần tăng trưởng kinh tế → nângcao tiềm lực quốc gia → xây dựng đất nước.

TDTT góp phần rèn luyện sức khỏe, thể lực cho các chiến sỹ trong lực lượng vũ trang, chogiới thanh niên để đủ sức khỏe, sẵn sàng làm nhiệm vụ chiến đấu và chiến thắng trong công cuộcđấu tranh, giữ vững chủ quyền Tổ quốc → tăng cường sức mạnh chính trị của đất nước

TDTT là biện pháp quan trọng để rèn luyện thể chất, nâng cao thể lực, giáo dục nhân cáchcho trẻ em → góp phần bồi dưỡng nguồn lực tương lai cho đất nước → đảm bảo sức mạnh chínhtrị vững bền cho đất nước.

TDTT góp phần chăm sóc, cải thiện sức khỏe người cao tuổi, giảm bớt chi phí khám chữabệnh cho đối tượng này → tiết kiệm nguồn lực cho đất nước → dành đầu tư cho những lĩnh vựcquan trọng, cấp thiết khác như quốc phòng, an ninh

- Chấn hưng tinh thần dân tộc, giáo dục chủ nghĩa yêu nước

Đây là giá trị chủ yếu của thể thao thành tích cao Tại các giải đấu quốc tế, VĐV đều thamdự theo đơn vị quốc gia, đều mang trên mình màu cờ sắc áo của đất nước Kết quả thi đấu củaVĐV đều mang những ý nghĩa chính trị nhất định Những chiến thắng nức lòng của các VĐV tạicác đấu trường quốc tế, những trận cầu nghẹt thở, những chiến thắng vỡ òa của đội tuyển Bóng đá… đều có tác dụng hội tụ, chấn hưng tinh thần dân tộc và giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lòng tựhào dân tộc một cách tự nhiên, sâu rộng và hiệu quả

- Góp phần xây dựng tình đoàn kết, hiểu biết và lối sông hài hòa, thân ái, hữu nghị giữacon người với con người, giữa các dân tộc khác nhau, duy trì sự ổn định, bình yên của xã hội

TDTT là nơi mà con người ở các giai cấp khác nhau, giới tính khác nhau, dân tộc khácnhau, tôn giáo khác nhau, xuất thân khác nhau, ngôn ngữ khác nhau….đều có thể hòa chung vàomột sân chơi, bỏ lại bên ngoài những sự khác biệt để từ đó thấu hiểu nhau hơn, đoàn kết hữu nghịhơn, sống chung với nhau một cách thân ái, nhường nhịn nhau hơn, hòa bình hơn → xã hội nhờđó mà cũng bớt tranh chấp, căng thẳng, cũng yên bình hơn VD: TDTT khu dân cư giúp người

Trang 5

dân trong một khu vực sống xích lại gần nhau hơn, hàng xóm láng giềng hiểu và thân ái với nhauhơn → sống yên bình hơn, ít tranh chấp, cãi cọ hơn

Tương tự như vậy với TDTT các dân tộc thiểu số, TDTT trong công ty – xí nghiệp …

- Phục vụ cho mục đích ngoại giao của quốc gia

TDTT là một phương thức ngoại giao đặc biệt Các giải đấu thể thao quốc tế là một phầnquan trọng của giao lưu văn hóa quốc tế, đưa các quốc gia xích lại gần nhau hơn, tăng cường sựhiểu biết và tình hữu nghị đoàn kết giữa các quốc gia, là cơ hội để các nước giới thiệu, quảng báhình ảnh thân thiện và vẻ đẹp của đất nước mình, mở rộng, tăng cường giao lưu quốc tế Đặc biệt,các sự kiện thể thao lớn của quốc tế và khu vực như Olimpic,Worldcup, ASIAD, SEAGames…thu hút sự chú ý của hàng triệu, hàng tỷ người, được truyền hình trực tiếp trên toàn thế giới là cơhội rất tốt để các quốc gia giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước đến thế giới Khi đó, các VĐV –HLV không đơn thuần chỉ có nhiệm vụ thi đấu thể thao mà còn mang trên mình sứ mệnh củanhững sứ giả ngoại giao của đất nước VD: nếu không có SEAGames 27 thì rất ít người VN hiểubiết về đất nước Myanma, một đất nước còn khá khép mình, bí ẩn với thế giới Điều này cũng giảithích vì sao trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của chiến tranh nhưng Chính phủ Việt Nam vẫncử các đoàn VĐV tham gia các giải thi đấu thể thao quốc tế như GANEFO ….trong thời kì khángchiến chống Mỹ cứu nước VĐV chúng ta đến đó, đôi khi không phải để thi đấu đua tranh thứhạng mà là để nói lên tiếng nói chính nghĩa của nhân dân VN, để tranh thủ sự ủng hộ của cộngđồng quốc tế đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc Thậm chí, có đôi khi, giao lưu thểthao lại là nhân tố có trước và làm cầu nối cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia.VD như chính sách ngoại giao Bóng bàn của Trung Quốc khi muốn lập lại quan hệ ngoại giaochính thức với Hoa Kỳ vào những năm 70 của thế kỉ trước – khi chiến tranh lạnh đang diễn ra.Chế độ “hưu chiến” (đình chiến) ở Olimpíc cổ đại … Trong những ngày Biển Đông dậy sóng thìsự kiện binh lính của lực lượng vũ trang Việt Nam và Philippin cùng nhau thi đấu giao hữu Bóngchuyền trên quần đảo Trường Sa được coi là một minh chứng hùng hồn nhất, hiệu quả nhất chochức năng chính trị của TDTT Sự kiện đó chứng minh rằng: cho dù còn tồn tại bất đồng, tranhchấp nhưng các dân tộc, các quốc gia trên thế giới hoàn toàn có thể ngồi lại đàm phán với nhau,giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình Trong đó, TDTT là một trong những con đườnghóa giải hiệu quả nhất để các quốc gia xích lại gần nhau hơn

2 Mối quan hệ giữa TDTT và Kinh tế 2.1 Khái niệm “Kinh tế”

Theo quan điểm của Kinh tế chính trị Mác – Lê nin, kinh tế là toàn bộ hoạt động sản xuấtra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người

Hoạt động kinh tế (hoạt động sản xuất ra của cải vật chất) của con người bao gồm 2 yếutố: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Sự thống nhất và tác động qua lại giữa 2 yếu tố nàytạo nên phương thức sản xuất Bất kì một nền kinh tế nào cũng đều có phương thức sản xuất

Trang 6

tương ứng, phù hợp với nó Xem xét mối quan hệ giữa TDTT và kinh tế, trước hết phải xem xétmối quan hệ giữa phương thức sản xuất và TDTT.

2.2 Mối quan hệ giữa phương thức sản xuất và TDTT

Xã hội loài người đã trải qua nhiều thời kì phát triển với các loại công cụ lao động khácnhau: đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, máy hơi nước, điện khí hóa và đến thời kì tự động hóa và tin họchóa ngày hôm nay Thời kì đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, lao động chủ yếu dựa vào sức mạnh thể lực, cơbắp của con người Ở những thời kì đó, hoạt động lao động chân tay giản đơn của con người cũngđã bao gồm rất nhiều hoạt động thể lực Hoạt động TDTT đan xen luôn vào trong các hoạt độnglao động của con người

Bắt đầu từ khi có động cơ hơi nước cho đến thời kì điện khí hóa, lao động trí óc đã đóngvai trò ngày càng quan trọng, đặc biệt trong thời kì điện tử hóa và tin học hóa hiện nay Lực lượngsản xuất và công cụ sản xuất càng phát triển thì tỉ lệ lao động trí óc trong kết cấu lao động cũngngày càng cao Tỉ lệ lao động trí óc cao đồng nghĩa với việc sẽ hạn chế bớt những kĩ năng vậnđộng vốn có của con người Con người sẽ dần chuyển từ lao động thể lực, chân tay (trạng thái vậnđộng) sang những loại hình lao động trí óc (trạng thái yên tĩnh) Trong xã hội loài người, tìnhtrạng “thừa cân”, “thiếu vận động” sẽ xuất hiện ngày càng nhiều với những căn bệnh của xã hộivăn minh như: tai biến mạch máu não, tiểu đường, béo phì … Sự phát triển mất cân bằng về thểlực và trí tuệ đã trở thành một vấn đề xã hội cấp thiết.

Như vậy, sự tiến bộ không ngừng của lực lượng sản xuất đã khiến cho giá trị của TDTTtrong xã hội ngày càng tăng lên Giá trị này thể hiện ở chỗ TDTT là một biện pháp quan trọnggiúp con người đối phó với nguy cơ về sức khỏe trong xã hội lấy lao động trí óc làm chính

Ngược lại, lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất thay đổi sẽ giúp giải phóng sứclao động của con người, tạo cho con người có nhiều thời gian nhàn rỗi, nhiều cơ hội tham gia tậpluyện và thưởng thức TDTT hơn

2.3 Mối quan hệ giữa trình độ phát triển kinh tế và TDTT

Sự phát triển TDTT của bất kì quốc gia nào cũng luôn chịu sự chi phối của trình độphát triển kinh tế của quốc gia đó

Trình độ phát triển kinh tế về cơ bản sẽ quyết định quy mô và tốc độ phát triển của TDTT.

Những chỉ tiêu cơ bản của nền kinh tế như GDP, thu nhập bình quân đầu người là những chỉtiêu tiền đề cho sự phát triển của TDTT Nêu và phân tích các ví dụ cụ thể: theo một nghiên cứucủa học giả nước ngoài, người dân sẽ bắt đầu chú ý và tăng cường chi tiêu cho các hoạt độngTDTT khi thu nhập bình quân đầu người đạt mức từ 800 – 3000USD/người/năm Thu nhập bìnhquân đầu người hiện nay của VN là 1168USD/người/năm – là mức lý tưởng để bắt đầu tăng chitiêu cho hoạt động TDTT

Thực tế, thể thao thế giới cũng chứng minh rằng, các cường quốc TDTT trên thếgiới đại đa số đều là những nước có tiềm lực kinh tế hùng hậu VD: Mỹ, Úc, Trung Quốc, Hàn

Quốc, Nhật Bản, Nga….Tiềm lực kinh tế hùng hậu mới cho phép đầu tư lớn để phát triển TDTT,

Trang 7

đặc biệt là thể thao thành tích cao Cuộc chạy đua thành tích thể thao thành tích cao của thế giớihiện nay không đơn thuần chỉ dừng lại ở thể lực hay kĩ thuật đơn thuần mà còn là cuộc đua tranhtổng lực ở tất cả các mặt như dinh dưỡng, phục hồi, trang thiết bị, nghiên cứu khoa học … mà tấtcả những yếu tố trên đều đòi hỏi phải có sự đầu tư kinh tế tương xứng

2.4 Giá trị kinh tế của TDTT

- TDTT nâng cao tố chất của người lao động, nâng cao chất lượng của lực lượng sản xuất.TDTT giúp nâng cao trình độ thể lực của người lao động, tăng năng suất lao động; giúp người laođộng phòng tránh và hạn chế được các loại bệnh nghề nghiệp, từ đó giảm bớt chi phí y tế, giảmbớt gánh nặng khám chữa bệnh cho xã hội VD:

- TDTT cũng giúp nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động, tăng cường sự gắnkết, bồi dưỡng tinh thần đồng đội, nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy doanhnghiệp sản xuất và kinh doanh hiệu quả hơn VD:

- TDTT cũng là một ngành kinh tế mới nổi và đóng góp ngày càng quan trọng trong nềnkinh tế chung TDTT là một ngành kinh tế mới nổi, chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu rèn luyện sứckhỏe và văn hóa tinh thần của con người Cùng với sự phát triển của xã hội và lối sống hiện đại,nhu cầu của con người đối với các hoạt động TDTT ngày càng tăng Chính vì vậy, từ chỗ khôngcó vị trí độc lập, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách quốc gia, kinh tế TDTT đã ngày càng đóngvai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Tại các quốc gia có nền kinh tế và TDTT phát triển,kinh tế TDTT đã trở thành một trong những ngành trụ cột, đóng góp tỉ lệ lớn vào nền kinh tế quốcdân Nêu và phân tích ví dụ cụ thể: những năm 80 của thế kỉ 20, ngành kinh tế TDTT của Mĩđóng góp 1,3% vào GDP của cả nước, đứng thứ 22 trong bảng tổng sắp đóng góp của các ngànhtrong nền kinh tế quốc dân, thậm chí còn vượt trên cả các ngành công nghiệp dầu khí, ngành chếtạo ô tô, hàng không, đồ gỗ ….cùng thời bấy giờ Đến năm 1995, ngành kinh tế TDTT của Mĩvươn lên đứng thứ 11 trong bảng tổng sắp về mức độ đóng góp cho GDP quốc gia, cao hơn cácngành Bảo hiểm, sản xuất và chế tạo xe cơ giới, sửa chữa và dịch vụ ô tô…Theo một thống kênăm 1997, người Mĩ thời đó cứ kiếm được 8USD thì sẽ chi 1USD cho các hoạt động rèn luyện,giải trí TDTT Ngoài Mỹ, có thể kế đến các quốc gia có nền kinh tế TDTT phát triển, chiếm thứhạng cao trong bảng tổng sắp đóng góp vào GDP quốc gia khác như Anh (năm 1990 đứng thứ 5),Ý (chủ yếu ngành công nghiệp Bóng đá – có thể lọt vào top 25 ngành kinh tế lớn), Tây Ban Nha(1,98% GDP), Phần Lan (1,07% GDP), Thụy Sỹ (3,3% GDP) vào những năm 90 của thế kỷ 20 Ởcác quốc gia này, TDTT thậm chí đã trở thành một điểm tựa, một đòn bẩy để thúc đẩy nền kinh tếđất nước phát triển

3 Mối quan hệ giữa TDTT và văn hóa

3.1 Khái niệm “văn hóa” và “văn hóa thế chất”

Có rất nhiều khái niệm “văn hóa” Ở đây chúng ta lấy khái niệm được chấp nhận rộng rãinhất: Văn hóa là tổng hòa các giá trị vật chất và giá trị tinh thần mà con người sáng tạo ra cũngnhư phương thức mà con người sáng tạo ra chúng

Trang 8

Theo sách giáo khoa Lí luận và PP TDTT “TDTT (Văn hóa thể chất) là một bộ phận củanền văn hóa xã hội, một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực nhằmtăng cường thể chất cho con người, nâng cao thành tích thể thao, góp phần làm phong phú sinhhoạt văn hóa và giáo dục con người phát triển toàn diện”.

Như vậy, có thể hiểu: Văn hóa TDTT là tổng hòa các giá trị vật chất và tinh thần tronghoạt động động TDTT của loài người Văn hóa TDTT bao gồm: tri thức TDTT, lý tưởng TDTT,quan niệm về giá trị TDTT, đạo đức TDTT, thể chế TDTT … cũng như các điều kiện vật chất củaTDTT

3.2 TDTT là một loại hình hoạt động văn hóa.

- Trước hết, TDTT là một loại hoạt động xã hội mà chỉ có duy nhất ở xã hội loài người,do con người sáng tạo ra Đặc trưng quan trọng để phân biệt con người với các loài động vật kháclà: con người có thể sáng tạo ra các loại hình hoạt động văn hóa khác nhau và TDTT chính là mộttrong số các loại hình hoạt động văn hóa đó Các hoạt động vận động thân thể, tứ chi hay các tròchơi nghịch ngợm của động vật hoàn toàn là các hoạt động bản năng, không chứa đựng bất kì ýnghĩa văn hóa nào Trong khi đó, hoạt động TDTT là do con người sáng tạo ra trong quá trình laođộng, là yếu tố không mang tính di truyền

- Hoạt động TDTT mang đầy đủ đặc trưng của văn hóa, đó là: tính kế thừa, tính thời đại,tính dân tộc, tính quốc tế, tính giai cấp … Lấy VD cụ thể để minh họa

- TDTT không chỉ dừng lại ở các giá trị vật chất bên ngoài như các hình thức vận độngthân thể cũng như các trang thiết bị, sân bãi dụng cụ đi kèm mà TDTT còn có những nội dung ẩnsâu bên trong như các quan niệm về giá trị, các quy phạm hành vi … như tinh thần Olimpíc “đoànkết, trung thực, cao thượng”, tôn chỉ Olimpíc “nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn”, tinh thần “fairplay” … đã trở thành một bộ phận trong lý tưởng đạo đức chung của xã hội loài người

Văn hóa TDTT ngày nay sẽ phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, thậm chí sẽ trởthành một tiêu chí đánh giá trình độ văn minh của xã hội

3.3 Giá trị văn hóa của TDTT

- Giá trị văn hóa vĩ đại của TDTT nằm ở chỗ: cũng giống như hoạt động cải tạo môitrường tự nhiên thông qua lao động của con người, TDTT cũng góp phần cải tạo và sáng tạo môitrường Chỉ có điều, môi trường đó không phải là môi trường tự nhiên bên ngoài mà là môi trườngsinh lý tự nhiên bên trong của chính mỗi con người Từ đó thậm chí có thể cải tạo môi trường sinhlý, tâm lý của một quần thể trong xã hội

- Giá trị văn hóa của TDTT với vai trò là một loại hình hoạt động thực tiễn còn nằm ở chỗTDTT giúp phát triển và nâng cao giá trị của tự thân mỗi con người Đó là sự phát triển toàn diện,tự do, hài hòa; là sự phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần của con người; là sự hài hòa vàthống nhất của nhân cách cá nhân và nhân cách xã hội

- TDTT là một hình thức quan trọng để chuyển tải những nét đặc sắc của các các dân tộc.VD: Vovinam – truyền tải truyền thống thượng võ, độ dẻo dai, linh hoạt của người Việt Đua

Trang 9

thuyền, đua ghe go – truyền tải nét đẹp văn hóa của nền văn minh sông nước; Samurai của NhậtBản không đơn thuần chỉ là một môn thể thao mà còn là linh hồn của nước Nhật, thể hiện tinhthần quả cảm của người Nhật…

Giá trị văn hóa của TDTT đã được thể hiện sinh động trong phong trào Olimpíc hiện đại.Chính nhờ những giá trị văn hóa cao đẹp đó mà TDTT nói chung và phong trào Olimpíc hiện đạinói riêng nên TDTT mới có được sự phát triển huy hoàng như ngày hôm nay

Ngày đăng: 01/06/2024, 07:29

w