Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài gồm 3 mục tiêu chính: - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận chung về phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp - Phân tích tình h
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Tổng quan phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là một hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình tạo lập và phân phối nguồn tài chính và quỹ tiền tệ, quá trình tạo lập và chu chuyển nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm phục vụ mục đích sản xuất để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp đó
Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của hệ thống tài chính, tại đây nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời đây cũng là nơi thu hút trở lại phần quan trọng các nguồn tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, đến sự phát triển hay suy thoái của nền sản xuất Toàn bộ các quan hệ kinh tế được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong doanh nghiệp thể hiện nội dung của tài chính doanh nghiệp, bao gồm các quan hệ tài chính sau
- Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: đó là các khía cạnh tài chính liên quan đến vấn đề phân phối thu nhập và chính sách tài chính của doanh nghiệp như vấn đề cơ cấu tài chính, chính sách tái đầu tư, chính sách lợi tức cổ phần, sử dụng ngân quỹ nội bộ doanh nghiệp
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và Nhà nước: đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, khi Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian: thể hiện cụ thể trong việc huy động các nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn cho nhu cầu kinh doanh như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư chứng khoán…
- Quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau: trong nền kinh tế doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hóa, dịch vụ, sức lao động Bên cạnh đó là các quan hệ để thực hiện tiêu thụ sản phẩm ở thị trường đầu ra (đại lý, cơ quan xuất nhập khẩu …) và quan hệ với các đối thủ cạnh tranh
1.1.2 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là một tập hợp khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép tập hợp và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm trợ giúp cho việc ra quyết định tài chính Trọng tâm của phân tích tài chính doanh nghiệp là phân tích các báo cáo tài chính và chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua hệ thống phương pháp, công cụ và kỹ thuật giúp cho nhà phân tích từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, vừa xem xét chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra các quyết định tài chính, quyết định tài trợ và quyết định đầu tư
Thư viện ĐH Thăng Long
Phân tích TCDN được dùng để xác định kinh tế, đánh giá các mặt mạnh yếu của doanh nghiệp cũng như cơ hội và thách thức đặt ra với điều kiện hiện tài của doanh nghiệp Ngoài ra, phân tích TCDN còn là tiền đề của việc lập dự báo và lập kế hoạch tài chính, xây dựng mục tiêu kinh doanh nhằm phân tích năng lực và vị thế tài chính của doanh nghiệp trong tương lai Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.3 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
Mục tiêu của phân tích TCDN là giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá đúng sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm Bên cạnh đó, phân tích TCDN còn cung cấp những thông tin hữu ích về tình hình quản lý, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng thanh toán… nhằm phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản trị, nhà đầu tư và những người sử dụng thông tin tài chính khác Mỗi đối tượng sử dụng thông tin TCDN với mục đích khác nhau để đưa ra các quyết định phù hợp Cụ thể
- Phân tích TCDN đối với nhà quản lý doanh nghiệp: mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ để đảm bảo sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp Đồng thời tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua và cung cấp thông tin cơ sở cho những dự đoán tài chính để từ đó nhà quản lý có định hướng khai thác hợp lý và đi đến quyết định thực hiện các phương án kinh doanh trước mắt và lâu dài một cách hiệu quả
- Phân tích TCDN đối với nhà đầu tư: các nhà đầu tư thường không hài lòng trước tiền lời được tính toán trên sổ sách kế toán và cho rằng tiền lời này chênh lệch rất xa so với tiền lời thực tế Cho nên, sự quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức tăng trưởng, khả năng thanh toán vốn… Vì vậy phân tích TCDN đối với các nhà đầu tư là để tìm hiểu những thông tin về điều kiện tài chính, mức độ an toàn của đồng vốn bỏ ra, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, khả năng sinh lời hiện tại và tương lai… từ đó đưa ra quyết định
- Phân tích TCDN đối với các tổ chức tín dụng: các nhà đầu tư tín dụng là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất -kinh doanh Khi cho vay, mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Đối với những khoản cho vay ngắn hạn, nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp Hay nói cách khác là khả năng ứng phó của doanh nghiệp khi nợ vay đến hạn trả Đối với các khoản cho vay dài hạn, nhà cung cấp tín dụng dài hạn phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi lại tuỳ thuộc vào khả năng sinh lời này Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng cũng rất quan tâm tới số vốn của chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là
5 khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro Do đó, phân tích tình hình tài chính đối với người cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng để từ đó đưa ra các quyết định cho vay phù hợp
- Phân tích TCDN đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ và luật pháp quy định không, tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và khách hàng… Đồng thời có cơ sở để hoạch định các chính sách vĩ mô phù hợp với tình hình chung của doanh nghiệp
- Phân tích TCDN đối với người lao động: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có tác động trực tiếp đến người lao động, quyết định các khoản thu nhập nhận được của họ
Vì vậy giúp người lao động biết được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tạo lòng tin và sự an tâm làm việc
Các phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp (TCDN) sử dụng hệ thống các phương pháp và biện pháp để nghiên cứu sự kiện, hiện tượng liên quan đến doanh nghiệp, các mối quan hệ trong ngoài, dòng chảy tài chính và tình hình kinh doanh Thông qua các chỉ tiêu, quá trình phân tích giúp đánh giá toàn diện thực trạng tài chính doanh nghiệp Trong thực tế, các nhà quản trị thường áp dụng nhiều phương pháp phân tích TCDN khác nhau.
So sánh là việc đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của báo cáo tài chính Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích tài chính để nhận biết được kết quả của việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra, cũng như nhận định xu hướng thay đổi tình hình tài chính
Thư viện ĐH Thăng Long
8 Để áp dụng được phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu (phải thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian, đơn vị tính toán của các chỉ tiêu so sánh) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh Gốc so sánh có thể chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian Kỳ (điểm) được chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích (hoặc điểm phân tích) Các trị số của chỉ tiêu tính ra ở từng kỳ tương ứng gọi là trị số chỉ tiêu kỳ gốc, kỳ phân tích Ngoài ra, còn có thể sử dụng các kỹ thuật phân tích của phương pháp so sánh như
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được sự cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch đề ra để thấy được mức độ hoàn thiện chỉ tiêu công việc của doanh nghiệp
Tỷ lệ so sánh giữa doanh số thực tế của công ty với mức trung bình của ngành giúp thể hiện tình trạng tài chính của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng ngành Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá được tình hình tài chính của mình đang ở mức tốt hay xấu, đạt được mục tiêu đề ra hay chưa.
- So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của các báo cáo kế toán - tài chính, nó còn gọi là phân tích theo chiều dọc (cùng cột của báo cáo)
- So sánh chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và chiều hướng biến động các kỳ trên báo cáo kế toán tài chính, nó còn gọi là phân tích theo chiều ngang (cùng hàng trên báo cáo)
1.3.2 Phương pháp tỷ lệ Đây là phương pháp truyền thống và được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính, thực hiện dựa trên ý nghĩa và chuẩn mực các tỷ lệ của chỉ tiêu tài chính
Phương pháp tỷ lệ cho phép các nhà phân tích khai thác hiệu quả dữ liệu, phân tích hệ thống các tỷ lệ theo thời gian hoặc theo giai đoạn Nhờ đó, thông tin kinh tế, tài chính được cải thiện đáng kể, cung cấp một bức tranh toàn cảnh hơn.
Từ đó cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ như
- Tỷ lệ về khả năng thanh toán: Được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
- Tỷ lệ và khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn: qua chỉ tiêu này phảnánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính
- Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh: đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp
- Tỷ lệ về khả năng sinh lời: phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Phương pháp phân tích tài chính Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính qua đó giúp phát hiện ranhững nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định Đây là kỹ thuật mà các nhà quản lý nội bộ doanh nghiệp thường sử dụng để xác định các yếu tố tạo nên điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh, từ đó có cái nhìn cụ thể hơn, sâu sắc hơn trong việc ra quyết định
Bản chất của phương pháp Dupont là tách một chỉ tiêu tổng hợp thành tích của một chuỗi các tỷ số có quan hệ chặt chẽ với nhau cho phép phân tích tác động của từng chỉ tiêu thành phần lên chỉ tiêu tổng hợp để đưa ra quyết định phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp Cụ thể, mô hình Dupont thực hiện việc tách các tỷ số ROA, ROE thành các bộ phận có liên hệ với nhau nhằm đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả cuối cùng.
Tóm lại, phương pháp phân tích Dupont là một công cụ đơn giản nhưng vô cùnghiệu quả, cho phép nhà phân tích có thể nhìn khái quát được toàn bộ các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn Điều này có ý nghĩa lớn đối với quản trị doanh nghiệp thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tácđộng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính
1.4.1 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh toàn diện tình hình và hiệu quả kinh doanh trong một kỳ kế toán, chi tiết theo từng hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế và các khoản phải nộp khác của doanh nghiệp.
- Phần 1: Lãi, lỗ - phản ánh tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bày số liệu của kỳ trước (để so sánh) và số lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo
Phần 2 của bài viết đề cập đến "Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước", cung cấp thông tin về các khoản đóng góp theo luật định, bao gồm thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản khác cần nộp Nội dung này nhằm phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của các cá nhân và tổ chức đối với Nhà nước, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thư viện ĐH Thăng Long
- Phần 3: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa - phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ; thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn, còn được hoàn; thuế GTGT được giảm, đã giảm và còn được giảm cuối kỳ; thuế GTGT bán hàng nội địa đã nộp vào Ngân sách Nhà nước và còn phải nộp cuối kỳ
Quá trình đánh giá khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể thông qua việc phân tích hai nội dung cơ bản
Phân tích kết quả các loại hoạt động kinh doanh bao gồm việc đánh giá doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng loại hoạt động Bằng cách so sánh doanh thu và chi phí tương ứng, có thể nhận định về hiệu quả hoạt động của từng loại và xác định đóng góp của chúng vào tổng kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh chính: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động do chức năng kinh doanh đem lại trong từng thời kỳ hạch toán của doanh nghiệp, là cơ sở chủ yếu để đánh giá, phân tích hiệu quả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân cơ bản đến kết quả chung của doanh nghiệp Bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh đúng đắn và chính xác sẽ là số liệu quan trọng để tính và kiểm tra số thuế doanh thu, thuế lợi tức mà doanh nghiệp phải nộp và sự kiểm tra, đánh giá của các cơ quan quản lý về chất lượng hoạt động của doanh nghiệp Để kiểm soát các hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cần xem xét tình hình biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh Khi phân tích cần tách ra và so sánh mức và tỷ lệ biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc trong từng chỉ tiêu, để từ đó thấy được tình hình biến động cụ thể của từng chỉ tiêu liên quan đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh đó, để biết được hiệu quả kinh doanh cũng cần so sánh chúng với doanh thu thuần (coi doanh thu thuần là gốc), kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp so với các kỳ trước là tăng hay giảm hoặc so với các doanh nghiệp khác là cao hay thấp
1.4.2 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp qua bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo) Đây là báo cáo có ý nghĩa quan trọng với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý với doanh nghiệp Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu vốn hình thành các tài sản đó Nội dung của bảng cân đối kế toàn thể hiện qua các hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản Các chỉ
11 tiêu được phân loại, sắp xếp theo từng loại, mục và các chỉ tiêu cụ thể Các chỉ tiêu được mã hóa để thuận tiện hơn cho việc kiểm tra đối chiếu và được phản ánh theo số đầu kỳ và số cuối kỳ
Bảng cân đối kế toán được phân chia làm hai phần theo nguyên tắc cân đối:
TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN
Phần tài sản trong báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm cuối kỳ kế toán, bao gồm các loại tài sản như tài sản tiền mặt, tài sản tồn kho, các khoản phải thu, tài sản cố định Về mặt kinh tế, phần tài sản cho biết giá trị, quy mô và cấu trúc các loại tài sản của doanh nghiệp Về mặt pháp lý, số liệu trong phần tài sản phản ánh quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theo nguồn hình thành tài sản của đơn vị (nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đi vay, vốn chiếm dụng,…) tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tài chính của doanh nghiệp Xét về mặt kinh tế: các chỉ tiêu ở nguồn vốn phản ánh qui mô, kết cấu và đặc điểm sở hữu của các nguồn vốn đã được doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh Xét về mặt pháp lý: đây là các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn cho doanh nghiệp (cổ đông, ngân hàng, nhà cung cấp,…)
Việc tiến hành phân tích bảng cân đối kế toán được tiến hành xem xét cơ cấu và sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua việc tính toán tỉ trọng của từng loại, so sánh giữa số cuối kì và số đấu năm cả về số tuyệt đối và số tương đối Qua đó thấy được sự biến động về qui mô tài sản và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp Mặt khác cần tập trung vào một số loại tài sản cụ thể
- Sự biến động tài sản tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ảnh hưởng đến khả năng ứng phó đối với các khoản nợ đến hạn
- Sự biến động của hàng tồn kho chịu ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu dự trữ sản xuất đến khâu bán hàng
Việc biến động khoản phải thu bị ảnh hưởng bởi các hoạt động thu tiền và chính sách tín dụng đối với khách hàng Điều này có ảnh hưởng tới hoạt động quản lý sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
- Sử biến động của tài sản cố định cho thấy qui mô và năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp
Thư viện ĐH Thăng Long
Phân tích cơ cấu vốn giúp đánh giá sự hợp lý và biến động của nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn, so sánh số tuyệt đối và số tương đối giữa cuối kỳ và đầu năm Nếu nguồn vốn chủ sở hữu cao, doanh nghiệp có khả năng tự bảo đảm tài chính tốt, ít phụ thuộc vào chủ nợ Ngược lại, công nợ phải trả cao làm giảm khả năng tài chính của doanh nghiệp Cần kết hợp phân tích cơ cấu vốn với tài sản để đánh giá mối quan hệ với các chỉ tiêu khác, giúp phân tích sâu hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu, các khoản mục trên bảng cân đối kế toán, xem xét việc bố trí tài sản và nguồn vốn trong kỳ kinh doanh đã phù hợp chưa
Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp
Là những nhân tố do bên ngoài tác động ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp Ví dụ như hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành, môi trường kinh tế, vốn nhân lực…
Chỉ tiêu trung bình ngành: đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích từ đó có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tương ứng của doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngành Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế của doanh nghiệp mình từ đó đánh giá được thực trạng tài chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình
Môi trường văn hóa xã hội bao gồm trình độ văn hóa, phong cách sống, tập quán và tâm lý xã hội ảnh hưởng đến năng lực tiếp thu kiến thức và kỹ năng của lực lượng lao động Đồng thời, nó cũng tác động đến nhu cầu về sản phẩm của các doanh nghiệp, do đó có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ.
Môi trường kinh tế: bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa
Môi trường ngành: sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ Ngoài ra, khả năng gia nhập mới của doanh nghiệp với sản phẩm thay thế cũng là nhân tố trong môi trường ngành ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp
Là những nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động trực tiếp đến chất lượng phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Điển hình là nhân tố con người; kỹ thuật, công nghệ và công tác kiểm toán, kế toán, thống kê
Nhân tố con người quan trọng nhất là các nhà phân tích có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp Trên cơ sở các thông tin cần thiết và mục tiêu phân tích, cán bộ phân tích phải sử dụng các phương pháp phù hợp để tính toán các chỉ tiêu, xây dựng bảng biểu và xem xét chúng trong mối liên hệ với nhau để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, phát hiện điểm mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân tồn tại Chính tầm quan trọng và sự phức tạp của phân tích tài chính đồi hỏi cán bộ phân tích phải có trình độ chuyên môn cao
Sự quan tâm và quan điểm của nhà lãnh đạo giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng chất lượng và hiệu quả của quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp Khi ban lãnh đạo coi trọng công tác này, họ sẽ sẵn sàng đầu tư kinh phí, ứng dụng phần mềm hiện đại và thành lập đội ngũ phân tích chuyên nghiệp Điều này đảm bảo quá trình phân tích được tiến hành bài bản, khoa học và đạt được kết quả chất lượng cao.
Kỹ thuật, công nghệ: Tính phức tạp của phân tích tài chính đòi hỏi nhà phân tích phải sử dụng tổng hợp nhiều kỹ thuật để đánh giá xác đáng tình hình tài chính của doanh nghiệp Đồng thời công tác phân tích tài chính cũng đòi hỏi sử dụng nguồn thông tin phong phú, mức độ chính xác cao, khối lượng tính toán nhiều, kịp thời… do đó nếu chỉ đơn thuần làm bằng phương pháp thủ công thì tốc độ rất chậm và xác suất sai sót cao Vì vậy cần thiết áp dụng các công nghệ và phần mềm chuyên dụng cho phân tích tài chính nhằm đảm bảo tính chính xác, kịp thời đáp ứng nhu cầu quản lý tài chính doanh nghiệp
Thư viện ĐH Thăng Long
Công tác kiểm toán, kế toán, thống kê: Phân tích tài chính doanh nghiệp dựa trên các tỷ số tài chính phụ thuộc lớn vào tính chính xác của các báo cáo tài chính Tuy nhiên mức độ tin cậy của các số liệu trên báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam không cao, kể cả các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán, điển hình như nhiều giá trị trên báo cáo tài chính chỉ là giá trị trên sổ sách không đúng theo giá trị thực của thị trường, nhiều giá trị trên báo cáo tài chính thiếu chính xác… do đó chất lượng công tác kế toán, kiểm toán của doanh nghiệp ảnh hưởng lớn đến kết quả phân tích tài chính
Bên cạnh đó, phân tích tài chính còn đòi hỏi nguồn thông tin đầy đủ và đa dạng, một khi thông tin không đầy đủ, không phù hợp, không kịp thời, phiến diện thì kết quả mà phân tích đem lại chỉ là hình thức và không đánh giá đúng thực trạng cũng như năng lực tài chính của doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp cũng sẽ có ý nghĩa hơn nếu có sự tham chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành Thông qua việc so sánh với các doanh nghiệp có cùng đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp có thể biết được vị thế của mình cũng như tiềm năng và mục tiêu cần hướng tới Do đó công tác thống kê, thu thập thông tin cũng có tác động lớn đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp, kể cả thông tin bên ngoài và trong nội bộ doanh nghiệp
Chương 1 của khóa luận đã đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề về tài chính doanh nghiệp, các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp cũng như các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán, khả năng quản lý nợ, khả năng sinh lời,… Dựa trên những cơ sở lý thuyết này khóa luận sẽ đi phân tích tình hình tài chính tại Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL
Giới thiệu khái quát về Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel 2.1.1.1 Thông tin khái quát
Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (viết tắt là Viettel Post)
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0104093672
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 1,132,172,370,000 đồng Địa chỉ trụ sở: Số 01, Giang Văn Minh, P Kim Mã, Q Ba Đình, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Số 2, ngõ 15 Duy Tân, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: (84-24)-62660306
Website: www.viettelpost.com.vn
Ngành nghề kinh doanh chính:
Chuyển phát: Chuyển phát truyền thống, phát hàng thu tiền COD, chuyển phát quốc tế
Logistics: Vận tải nguyên chuyến, vận tải hàng gom, freight forwarding, dịch vụ kho, khai báo hải quan
Với trọng tâm kinh doanh tập trung vào lĩnh vực dịch vụ, công ty chủ yếu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ như: vé máy bay, dịch vụ viễn thông, quản lý vận hành cửa hàng, điểm bán viễn thông Hoạt động kinh doanh của công ty được phân bổ trên thị trường trong nước và thị trường Campuchia để mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng và đa dạng hóa nguồn doanh thu.
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Viettel Post
Viettel Post tiền thân là Trung tâm phát hành báo chí, được thành lập ngày 01/07/1997, với nhiệm vụ ban đầu là phục vụ các cơ quan trong Bộ Quốc phòng Năm
2006, Bưu chính Viettel chuyển đổi từ mô hình hạch toán phụ thuộc sang hạch toán độc lập, thành lập Công ty TNHH Nhà nước MTV Bưu chính Viettel Năm 2009, Viettel Post chính thức hoạt động với tư cách Công ty Cổ phần sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng Ngày 13/04/2012,
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thư viện ĐH Thăng Long
22 cho Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel, mã số doanh nghiệp 0104093672 Với việc cấp phép này Viettel Post chính thức là Tổng Công ty Cổ phần đầu tiên trong mô hình Tập đoàn Viễn thông Quân đội nay là Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội
Với tầm nhìn dài hạn và quan điểm phát triển bền vững, Viettel Post định hướng tập trung đầu tư vào lĩnh vực Bưu chính, Chuyển phát để trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam với mạng lưới rộng khắp 100% các tỉnh thành trên toàn quốc, tới tận thôn, xã, hải đảo Sứ mệnh của Viettel Post là hướng đến tạo dựng một hệ sinh thái khép kín dựa trên nền tảng Logistics thông minh để mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng Đến nay, Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel đang sở hữu các Chi nhánh trên
63 tỉnh, 10 phòng ban chức năng, 4 Trung tâm, 5 Công ty thành viên, hơn 2,000 bưu cục, cửa hàng với gần 40,000 nhân sự chuyên nghiệp Hệ thống logistics được đầu tư công nghệ hiện đại tại 3 trung tâm phân phối vùng, 4 trung tâm phân phối Fulfillment, 98 trung tâm phân phối tỉnh trên toàn quốc với tổng diện tích gần 740,000m kho Viettel Post cung cấp các dịch vụ chính là Chuyển phát trong nước - quốc tế, đáp ứng với từng nhu cầu vận chuyển của khách hàng, tương ứng cho từng loại hàng hóa đặc thù kèm dịch vụ cộng thêm đa dạng
Không chỉ tập trung phát triển dịch vụ trong nước, Viettel Post còn vươn mình trở thành doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát đầu tiên kinh doanh tại thị trường nước ngoài (Cambodia, Myanmar) Việc đầu tư ra thị trường nước ngoài không chỉ là một bước tiến táo bạo mà còn là khát khao muốn vươn mình tới tầm thế giới của Viettel Post
Năm 2022, đứng trước áp lực cạnh tranh từ các đối thủ, Viettel Post đã tích cực triển khai các thay đổi lớn đối với công tác kinh doanh; công tác vận hành ở tất cả các khâu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ; chất lượng phục vụ Xây dựng hệ thống NOC để cảnh báo và điều hành các chỉ số hàng ngày đến từng đơn vị Đồng thời, Viettel Post tiếp tục triển khai quy hoạch hạ tầng mạng lưới toàn quốc để phục vụ cho hoạt động bưu chính, chuyển phát và phát triển dịch vụ kho vận, mang đến cho khách hàng một hệ sinh thái dịch vụ hoàn chỉnh, từng bước khẳng định hình ảnh công ty chuyển phát “Nhanh nhất - Tin cậy nhất” trong mắt khách hàng
2.1.1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh của Viettel Post
Tầm nhìn của công ty:
Trở thành Công ty Logistics công nghệ cao, nằm trong nhóm 5 doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2025
Chiến lược phát triển của Viettel Post vẫn tập trung vào việc đa dạng hóa dịch vụ, đưa dịch vụ đến gần hơn với khách hàng trong và ngoài nước, đồng thời khẳng định vị thế là một doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.
Với Viettel Post đó là phát triển bền vững Viettel Post là doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất ngành bưu chính, luôn tiên phong trong ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong kỷ nguyên công nghệ số 4.0
Với tầm nhìn dài hạn và quan điểm phát triển bền vững, Viettel Post luôn tập trung đầu tư công nghệ vào lĩnh vực chuyển phát Ngoài ra, Viettel Post luôn tạo một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, phát huy tối đa quyền được làm việc, cống hiến, phát triển, tôn vinh của người lao động và sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của cán bộ, nhân viên
Sứ mệnh của công ty:
Không ngừng sáng tạo cách thức cung cấp dịch vụ, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng, khai thác tối đa nguồn lực dựa trên nền tảng số đảm bảo cung cấp đầy đủ dịch vụ Logistics với hiệu quả cao nhất cho toàn xã hội
Song song với việc không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, mở rộng mạng lưới Trong suốt những năm qua, Viettel Post luôn kiên trì với triết lý phục vụ khách hàng của mình:
Lấy khách hàng làm trung tâm: mỗi khách hàng là một cá thể riêng biệt cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ ngày càng hoàn hảo
Kinh doanh bằng sự tử tế: tư duy quản trị tử tế, sản phầm và dịch vụ tử tế, nhân viên tư tế
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel
Thực trạng tình hình tài chính của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel…
2.2.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel giai đoạn 2020 – 2022
Bảng 2 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2020-2022 ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 17,234,281 21,452,031 21,628,809 4,217,750 24.47 176,778 0.82
2 Các khoản giảm trừ doanh thu - - - -
3 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 17,234,281 21,452,031 21,628,809 4,217,750 24.47 176,778 0.82
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 698,591 601,108 645,558 (97,483) (13.95) 44,450 7.39
6 Doanh thu hoạt động tài chính 98,863 93,870 105,408 (4,993) (5.05) 11,538 12.29
Trong đó: Chi phí lãi vay 54,005 47,613 55,589 (6,392) (11.84) 7,976 16.75
Thư viện ĐH Thăng Long
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 247,965 242,352 336,912 (5,613) (2.26) 94,560 39.02
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 473,786 364,911 317,259 (108,875) (22.98) (47,652) (13.06)
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 370,599 370,543 323,417 (56) (0.02) (47,126) (12.72)
15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 74,706 74,695 66,773 (11) (0.01) (7,922) (10.61)
16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 295,893 295,848 256,643 (45) (0.02) (39,205) (13.25)
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Viettel Post giai đoạn 2020-2022)
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: Công ty không có khoản giảm trừ doanh thu nên doanh thu của công ty bằng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ Có thể thấy được doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của Viettel Post liên tục tăng qua các năm từ năm 2020 cho đến năm 2022 Cụ thể, năm 2021 doanh thu thuần tăng 4,217,750 triệu đồng tương đương với tăng 24.47% so với năm 2020, năm 2022 doanh thu thuần tăng 176,778 triệu đồng tương đương với 0.82% so với năm 2021 Sự tăng lên không ngừng của doanh thu cho thấy doanh nghiệp ngày càng thực hiện tốt việc bán hàng của mình thể hiện qua việc đáp ứng đầy đủ, kịp thời các đơn đặt hàng, tạo được niềm tin trong lòng khách hàng Ngày càng có nhiều hợp đồng mua sản phẩm dài hạn được ký kết dẫn đến doanh thu tăng rất lớn trong năm 2021 Bên cạnh đó, lý giải cho sự tăng trưởng tích cực của doanh thu thuần là Viettel Post đã cho ra mắt sàn thương mại điện tử Vỏ Sò kể từ cuối năm 2019, cũng như ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 dẫn tới nhu cầu mua sắm online tăng đột biến Tuy nhiên việc tăng trưởng doanh thu này làm ảnh hưởng tới margin của doanh nghiệp khi lợi nhuận từ sàn thương mại điện tử chỉ đến từ phần hoa hồng với tỷ lệ rất thấp của giao dịch giữa các bên với nhau Qua bảng phân tích trên, còn có thể nhận thấy được một điều, đó là trong cả ba năm các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp bằng 0 Việc không có khoản giảm trừ doanh thu có thể phản ánh rằng công ty không cần phải áp dụng các khoản giảm trừ doanh thu để duy trì khách hàng, điều này có thể là dấu hiệu của chất lượng dịch vụ hoặc sản phẩm tốt Khách hàng có thể hài lòng và duy trì mối quan hệ kinh doanh lâu dài mà không cần ưu đãi đặc biệt
Bên cạnh những nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp thì những nhân tố khách quan cũng có những tác động không nhỏ đến doanh nghiệp Có thể thấy rõ điều đó khi xem xét đến tình hình kinh tế trên toàn giới trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022 Cụ thể là năm 2020 là một năm mà nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, gây ra một loạt biến động và khó khăn Đại dịch COVID-19 đã lan rộng trên toàn cầu và dẫn đến cuộc khủng hoảng sức kháng toàn cầu Nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp cách ly xã hội, đóng cửa doanh nghiệp và giãn cách xã hội để kiểm soát dịch bệnh Điều này đã gây ra sự suy thoái kinh tế toàn cầu Nhiều quốc gia đã trải qua suy thoái kinh tế trong năm 2020 Khoản giảm trưởng kinh tế thường rất lớn, và nhiều ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là du lịch, hàng không và ngành dịch vụ Năm 2021 đã chứng kiến sự phục hồi kinh tế tương đối, nhất là so với năm 2020 Tuy nền kinh tế thế giới đã có những khởi sắc nhất định tuy chưa phải là lớn nhưng cũng góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Viettel Post cũng không nằm ngoài quy luật đó cụ thể là doanh thu của doanh nghiệp tăng 4,217,750 triệu đồng Tuy nhiên, năm 2022 hoạt động kinh tế toàn cầu đang trải qua một cuộc suy thoái trên diện rộng và mạnh hơn dự kiến Lạm phát toàn cầu cao chưa từng thấy trong vài thập kỷ qua, tăng từ 4.7% vào năm 2021 lên 8.8% vào năm 2022 Một loạt các yếu tố bất cập bày ra trước mắt đó là giá
Thư viện ĐH Thăng Long
30 vàng tăng mạnh, tỷ lệ lạm phát tăng cao, thắt chặt chi tiêu dẫn đến doanh thu bán hàng của doanh nghiệp sụt giảm từ 14,244,100 triệu đồng năm 2021 xuống còn 12,593,846 triệu đồng năm 2022 Nhưng nhìn chung doanh thu thuần của doanh nghiệp vẫn có mức tăng là 176,778 triệu đồng năm 2022 so với năm 2021 Lý do giải thích tăng trưởng doanh thu thuần của doanh nghiệp là vì doanh thu cung cấp dịch vụ tăng từ 7,207,931 triệu đồng năm
Giá vốn hàng bán: Có thể thấy, giá vốn hàng bán của Viettel Post có chiều hướng tăng lên qua ba năm Cụ thể, giá vốn hàng bán năm 2021 là 20,850,922 triệu đồng, tăng 4,315,232 triệu đồng tương đương với 26.10% so với năm 2020 Giá vốn hàng bán tăng lên chủ yếu là do lượng hàng hóa công ty xuất ra được nhiều hơn so với năm trước Bên cạnh đó, do tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến nền kinh tế thị trường dẫn đến chi phí nhập mua nguyên vật liệu tăng cao Năm 2021 cũng là năm khó khăn đối với các doanh nghiệp nói chung với Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel nói riêng bởi giai đoạn đầu năm
Do dịch COVID-19, năm 2021 nền kinh tế toàn quốc đều rơi vào tình trạng trì trệ do lệnh phong tỏa Cuối năm 2021, khi các lệnh phong tỏa được gỡ bỏ và hoạt động kinh doanh bắt đầu mở cửa trở lại sau một thời gian dài đóng băng, nền kinh tế vẫn đang gồng mình chống chọi với những tác động nặng nề do đại dịch gây ra, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội.
19, giá nguyên vật liệu tăng cao, điều này đã làm cho giá vốn hàng bán tăng lên Đến năm
2022, chỉ tiêu này có dấu hiệu chững lại khi chỉ tăng 132,328 triệu đồng tương ứng với mức tăng 0.63% lên 20,983,250 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Lợi nhuận gộp là chỉ tiêu phản ánh sự chênh lệch của doanh thu thuần và giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp của năm 2020 là 698,591 triệu đồng, đến năm 2021 lợi nhuận gộp giảm 97,483 triệu đồng với mức tỷ lệ giảm 13.95% tương đương 601,108 triệu đồng Điều dễ thấy ở Viettel Post là doanh thu thuần tăng nhưng biên lợi nhuận sụt giảm Doanh thu tăng trưởng đều và ấn tượng , biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp giảm sâu , dẫn tới doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận không mấy tích cực Nguyên nhân của hiệu quả kinh doanh sụt giảm bởi doanh thu tăng trong thời gian đại dịch COVID-19 chủ yếu là tăng trưởng đột biến từ mảng thương mại (mảng mà doanh nghiệp không có lợi thế cạnh tranh quá lớn), trong khi đó mảng liên quan tới dịch vụ: vận chuyển và chuyển phát (được kỳ vọng nhiều) thì doanh thu không tăng đáng kể Mà mảng mang lại biên lợi nhuận gộp lớn nhất là mảng dịch vụ liên quan đến vận chuyển, còn mảng thương mại chỉ có mức biên lợi nhuận thấp Trong cơ cấu doanh thu của Viettel Post, mảng thương mại đang chiếm tỷ trọng lớn > 60%, điều này dẫn tới biên lợi nhuận gộp tổng thể sụt giảm Ngoài ra nguyên nhân dẫn tới việc doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận trong giai đoạn đại dịch có xu hướng giảm là do giá xăng dầu tăng cao, khi giá xăng tăng cao dẫn tới chi phí về vận chuyển và các chi phí khác kéo theo sẽ tăng lên Năm 2020, có nhiều yếu tố cả trong lẫn ngoài tác động khiến Viettel Post không hoàn thành kế hoạch Cụ thể bên trong tiếp nhận chuỗi cửa hàng Viettel Solution chưa thể bắt
31 nhịp hoạt động, trong khi bên ngoài là COVID-19 và cuộc chiến giảm giá dịch vụ của các đơn vị mới gia nhập có vốn đầu tư nước ngoài
Năm 2021, nguyên nhân khiến lợi nhuận gộp suy giảm mạnh là do mảng cung cấp dịch vụ (CCDV) mảng đóng góp lợi nhuận chủ yếu (chiếm trên 96% tổng lợi nhuận gộp năm 2020) có biên lợi nhuận gộp sụt giảm mạnh trong nửa sau năm 2021 Đi vào chỉ tiết mảng CCDV với hai hoạt động chính là chuyển phát và logistics đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp phong tỏa của nhiều địa phương trên cả nước, khiến hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ trong Q3/2021 Chỉ có hoạt động vận chuyển hàng hóa qua sàn TMĐT Vỏ Sò được đẩy mạnh trong thời gian này với mục tiêu chính là hỗ trợ thực phẩm cho người dân Do vận chuyển qua sàn Voso có biên lợi nhuận gộp thấp hơn so với mảng chuyển phát truyền thống, cùng với đó chi phí nhân sự tăng cao do phát sinh chi phí xét nghiệm, khử khuẩn phòng ngừa dịch đã dẫn tới hiệu quả hoạt động của VTP chạm đáy lịch sử trong Q3/2021 Sang Q4/2021, về cơ bản hoạt động chuyển phát đã phục hồi tích cực ngay khi yêu cầu giãn cách được gỡ bỏ tại các thành phố lớn, tuy nhiên dịch bệnh vẫn còn bùng phát tại một số tỉnh thành khiến hoạt động chuyển phát chưa thể phục hồi hoàn toàn, đồng thời việc phát sinh chi phí xét nghiệm định kỳ cho đội ngũ shipper để đảm bảo an toàn theo quy định của một số địa phương và tình trạng thiếu hụt lao động sau dịch khiến chi phí thuê ngoài, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên đáng kể trong Q4/2021 và đây là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động hồi phục chậm trong Q4/2021 Năm 2021 biên lợi nhuận gộp mảng chuyển phát của VTP suy giảm mạnh nhất Chi phí lao động và dịch vụ mua ngoài là 2 chi phí chiếm trọng số lớn nhất trong cơ cấu chi phí của VTP và thông thường dao động từ 70% - 80% tổng giá vốn của VTP Trong năm
2021, bất chấp số lượng nhân sự có sụt giảm ở nhiều bưu cục/Hub thuộc khu vực cách ly, phong tỏa nhưng VTP vẫn chịu chi phí nhân sự cao do đáp ứng yêu cầu 3 tại chỗ, chi phí xét nghiệm covid, tăng lương cho nhân viên giao hàng trong thời gian phong tỏa Doanh thu từ dịch vụ tài chính sụt giảm do (1) giãn cách xã hội đã ảnh hưởng tới hoạt động vận chuyển toàn ngành trong nửa cuối năm (2) VTP đang dần chiếm thêm thị phần từ đối thủ Năm 2022, lợi nhuận gộp đã có mức tăng lên 645,558 triệu đồng tương ứng với mức tăng tỷ lệ 7.39% so với năm 2021 Nguyên nhân chính khiến biên lợi nhuận gộp có tăng nhưng vẫn chưa thể hồi phục hoàn toàn bất chấp đà tăng trưởng mạnh mẽ ở mảng doanh thu cốt lõi là do tác động đồng thời từ yếu tố diễn biến bất thường của giá xăng dầu, dịch bệnh COVID-19 và giá dịch vụ chuyển phát giảm Cụ thể, tính đến nửa đầu năm 2022 giá xăng tăng trên 30% so với đầu năm và tăng trên 75% so với cùng kỳ khiến VTP phải tăng chỉ phí nhằm hỗ trợ nhân viên, cộng tác viên giao hàng Kết quả chi phí nhiên liệu và chỉ phí dịch vụ mua ngoài 6 tháng đầu năm lần lượt tăng mạnh Bên cạnh chi phí tăng, thì VTP cũng giảm khoảng 5% giá dịch vụ chuyển phát trong nửa đầu năm Do đó, biên lợi nhuận
Thư viện ĐH Thăng Long
32 trong năm 2022 giảm Ngoài ra, diễn biến dịch bệnh COVID-19 còn bùng phát ở một số thành phố lớn trong năm 2022 cũng ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả mảng chuyển phát
Chi phí tài chính: Chi phí tài chính của Viettel Post bao gồm các khoản chi phí: lãi tiền vay, lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong năm và lỗ chênh lệch tỷ giá đánh giá cuối năm Trong đó, chi phí lãi tiền vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong khoảng từ 96% đến 99% Chi tiết năm 2020, chi phí tài chính của công ty là 54,912 triệu đồng, đến năm 2021 chi phí tài chính giảm xuống 47,808 triệu đồng tương đương với mức giảm tỷ lệ 11.78% Sự giảm trong chi phí tài chính có thể phản ánh việc quản lý nợ hiệu quả hơn của công ty, từ đó thông qua việc tái cấu trúc nợ để giảm lãi suất hoặc thương lượng điều kiện tài chính tốt hơn với các đối tác tài chính Nguyên nhân làm cho chi phí tài chính giảm là do ảnh hưởng của chính sánh lãi suất thị trường, năm 2021 mặt bằng lãi suất cho vay giảm 0.82%/năm, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với một số ngành, lĩnh vực ở mức 4.3%/năm, thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (4.5%/năm)
Năm 2022, chỉ tiêu này có sự tăng lên 57,739 triệu đồng tương đương tăng 20.77%
Sự tăng chi phí tài chính của một công ty có thể nói lên một số vấn đề và thách thức trong quản lý tài chính của doanh nghiệp Nguyên nhân chính đó là sự tăng lãi suất, khi đó công ty đã phải chịu chi trả lãi suất cao hơn
Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng trong ba năm có sự biến động tăng giảm Chi phí bán hàng năm 2020 là 21,510 triệu đồng, năm 2021 tăng lên 39,907 triệu đồng tương đương tăng 85.53% - một mức tăng đáng kể với năm chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 Chi phí bán hàng của công ty tăng hơn 85%, điều này có thể mang lại một số ý nghĩa và tác động đáng chú ý trong quản lý tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty Chỉ tiêu này phản ánh việc tăng cường chiến lược quảng cáo và tiếp thị Công ty có thể đã đầu tư nhiều hơn vào quảng cáo trực tuyến, chiến dịch quảng cáo truyền hình, hoặc các hoạt động tiếp thị khác để tăng cường nhận thức thương hiệu và tìm kiếm khách hàng Bên cạnh đó là việc mở rộng chiến lược bán hàng, bao gồm việc tăng cường đội ngũ nhân viên bán hàng, mở rộng mạng lưới phân phối, hoặc thực hiện các chiến lược bán hàng mới Sự tăng chi phí bán hàng có thể cũng phản ánh việc triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá, hoặc ưu đãi đặc biệt để kích thích mua sắm và giữ chân khách hàng Việc chi phí bán hàng tăng là do doanh thu tăng, nhưng cũng có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới kết quả thực hiện lợi nhuận của công ty Đến năm 2022, chi phí bán hàng của Viettel Post giảm nhẹ 2.13% so với năm 2021 với mức giảm 852 triệu đồng tương đương 39,055 triệu đồng Sự giảm trong chi phí bán hàng có thể phản ánh sự tối ưu hóa và hiệu quả trong quản lý chi phí Công ty có thể đã thực hiện các biện pháp để cắt giảm chi phí mà không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và hiệu suất bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp như chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp, chi phí bảo hiểm,… Năm 2020, chi phí quản lý doanh nghiệp của Viettel Post là 247,965 triệu đồng, đến năm 2021 chỉ tiêu này giảm xuống còn 242,352 triệu đồng, giảm 2.26% tương đương 5,613 triệu đồng Nguyên nhân chủ yếu là do công ty thực hiện chính sách quản lý nguồn nhân sự như giảm nhân sự không hiệu quả, giảm chương trình nhận thưởng, cải thiện quy trình đào tạo, có thể là một cách để tối ưu hóa nguồn nhân lực Bên cạnh đó nguyên nhân giảm chi phí quản lý doanh nghiệp là sự giảm trong chi phí nguyên liệu, vật liệu Đến năm 2022, chi phí quản lý doanh nghiệp của Viettel Post tăng 39.02% lên 336,912 triệu đồng so với năm 2021 Trong năm 2021 nếu như công ty cắt giảm đi chi phí nhân công thì đến năm 2022 lại ngược lại, công ty đã áp dụng chính sách tăng lương và phúc lợi, đặc biệt là công ty tăng lương cho nhân viên và cung cấp các chương trình phúc lợi mới Nguyên nhân cũng dẫn đến sự tăng chi phí quản lý doanh nghiệp của Viettel Post đó là khoản mục tăng chi phí dự phòng Sự tăng chi phí quản lý từ mức tăng chi phí dự phòng cũng là một phần của chiến lược nâng cao sức khỏe tài chính tổng thể của công ty Điều này có thể bao gồm việc xây dựng tích lũy dự phòng để đối phó với tình huống không mong muốn
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Nhìn chung chỉ tiêu này của Viettel
Post có xu hướng giảm dần qua ba năm Năm 2020 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty là 473,786 triệu đồng, năm 2021 lợi nhuận thuần giảm xuống 364,911 triệu đồng tương đương 22.98%, năm 2022 chỉ tiêu này tiếp tục giảm xuống còn 317,259 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 13.06% Lợi nhuận thuần giảm là do tốc độc tăng của lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ thấp hơn so với tốc độc tăng của chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Điều này cho thấy Viettel Post chưa có hướng đi đúng đắn và chưa kiểm soát tốt chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để mang lại được hiệu quả kinh kinh tế
Thu nhập khác: Thu nhập khác là khoản mục bao gồm thu nhập từ nhượng bán thanh lý TSCĐ, thu nhập từ nhượng bán, thanh lý công cụ dụng cụ, thu nhập từ các khoản nhận bồi thường, lãi do đánh giá lại tài sản, tiền phạt thu được, thưởng đạt sản lượng vận chuyển hàng không, tiền thuê nhà được hỗ trợ và thu nhập khác Thu nhập khác năm 2020 của Viettel Post là 9,027 triệu đồng, năm 2021 tăng nhẹ lên 9,062 triệu đồng và giảm xuống còn 8,543 triệu đồng vào năm 2022 Năm 2022 thu nhập khác giảm vì tiền thuê nhà được hỗ trợ của công ty đã giảm
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: Năm 2020, lợi nhuận kế toán trước thuế của
Đánh giá hiệu quả sử dụng tài chính của Tổng Công ty Cổ Phần Bưu chính
Có thể thấy ở Viettel Post hội tụ đầy đủ các yếu tố để trên để vươn lên số 1 Việt Nam trong giao nhận hàng hóa , những lợi thế lớn của Viettel mà không có doanh nghiệp chuyển phát nào khác có được: Theo đại diện Viettel Post, trước những biến động khó lường về cả kinh tế - chính trị - xã hội, Viettel Post vẫn kiên định với định vị là đơn vị chuyển phát
“Nhanh nhất - Tin cậy nhất” dựa trên nền tảng công nghệ cao để vững vàng bước qua cơn bão biến động của thị trường Năm 2022, thị phần chuyển phát của Viettel Post đã vươn lên vị trí thứ 3 toàn ngành, doanh thu chuyển phát tăng trưởng 9.3%, tổng giá trị tài sản tăng 5.55%
Viettel Post đang dần trở thành một công ty công nghệ nhất là khi có tập đoàn Viettel hỗ trợ Viettel Post cũng tăng độ phủ trong năm khi mở rộng 10 hệ thống kho bãi lớn, đồng thời thực hiện cơ cấu lại giữa Viettel Telecom với Viettel Post Viettel Post sở hữu KH trung thành khi nằm trong hệ sinh thái của Viettel bên cạnh đó Ngân hàng MBBank cam kết sử dụng dịch vụ Lợi thế cạnh tranh từ mạng lưới Viettel Post hiện tại đang sở hữu 2,200 bưu cục (đứng thứ 2 trong ngành, chỉ sau VN Post) và hệ thống giao nhận trải dài trên hầu hết các tỉnh thành Điều này mang đến cho doanh nghiệp lợi thế về phạm vi hoạt
Thư viện ĐH Thăng Long
62 động và ưu thế vượt trội trên thị trường giao hàng liên tỉnh Đặc biệt, hệ thống cửa hàng Viettel Telecom (được Viettel Post tiếp nhận dần từ năm 2020) sau quá trình tái cơ cấu hiện đã hoạt động ổn định và đảm nhận thêm chức năng như những điểm giao nhận hàng hóa
Với hệ thống phân phối rộng khắp Việt Nam, Viettel Post phủ sóng gần như toàn bộ các khu vực trong nước, đảm bảo cung cấp dịch vụ chuyển phát đến tận tay khách hàng Bên cạnh hoạt động nội địa, Viettel Post còn vươn ra thị trường quốc tế, mang dịch vụ chuyển phát và logistics đến nhiều quốc gia trên thế giới Điều này không chỉ mở rộng cơ hội phát triển mà còn gia tăng đáng kể doanh thu của công ty.
Viettel Post cũng rất đa dạng về dịch vụ, ngoài dịch vụ chuyển phát cơ bản, Viettel Post cung cấp các dịch vụ gia tăng, chẳng hạn như dịch vụ giao hàng cùng ngày, bảo hiểm hàng hóa và dịch vụ logistics, giúp họ thu hút nhiều đối tượng khách hàng khác nhau Ưu đãi cho khách hàng doanh nghiệp thì Viettel Post có các chương trình và ưu đãi riêng cho khách hàng doanh nghiệp, giúp họ thu hút và duy trì mối quan hệ khách hàng dài hạn
Viettel Post đã tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ của mình thông qua đầu tư vào công nghệ và tự động hóa Sự tận dụng tài nguyên cơ sở hạ tầng của Tập đoàn Viettel, bao gồm các cửa hàng, điểm giao nhận và hệ thống viễn thông, đã hỗ trợ Viettel Post trong việc cung cấp dịch vụ chuyển phát hiệu quả.
Viettel Post đặt sự bảo mật và an toàn của hàng hóa khách hàng lên hàng đầu và thực hiện các biện pháp để đảm bảo sự an toàn trong quá trình chuyển phát Việc tuân thủ các cam kết và thời gian giao hàng đáng tin cậy đã giúp Viettel Post xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng và đối tác
Bên cạnh những kết quả mà Viettel Post đã đạt được là đi cùng với đó là những hạn chế mà công ty cần lưu ý:
Hạn chế đầu tiên của phải nhắc tới là chi phí tăng: Tăng cường dịch vụ và mở rộng quy mô kinh doanh có thể đi kèm với chi phí tăng lên, bao gồm chi phí nhân công, nhiên liệu và hạ tầng Điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty
Sự phụ thuộc vào hạ tầng tạo nên rủi ro cho hoạt động của Viettel Post vì nó cần có mạng lưới chuyển phát hiệu quả để đảm bảo chất lượng dịch vụ Mọi sự cố hoặc công tác bảo trì hạ tầng đều có thể gây gián đoạn cho hoạt động của công ty.
Biến động thị trường: Các biến động trong nền kinh tế và thị trường có thể ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chuyển phát và logistics Sự sụt giảm trong kinh tế hoặc
63 thay đổi trong mô hình tiêu dùng có thể tác động đến nhu cầu và cạnh tranh trong ngành này
Phụ thuộc vào thị trường nội địa: Sự phụ thuộc quá mức vào thị trường nội địa có thể là một điểm yếu Sự sụt giảm trong nền kinh tế Việt Nam hoặc các biến động chính trị có thể tác động đến kết quả kinh doanh của Viettel Post Độ phủ sóng khu vực, đôi khi Viettel Post có thể gặp khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ chuyển phát đồng đều và hiệu quả trong các khu vực xa, đặc biệt là trong các vùng nông thôn hoặc khu vực hẻo lánh Điều này có thể gây khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của tất cả khách hàng
Phụ thuộc vào khách hàng lớn: Nếu Viettel Post phụ thuộc quá nhiều vào một số khách hàng lớn, họ có thể gặp rủi ro cao nếu mất một số hợp đồng quan trọng Điều này có thể ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty
Tính không đồng đều trong mùa cao điểm: Công việc chuyển phát có thể trở nên tăng cường vào các mùa cao điểm, chẳng hạn như mùa lễ hội hoặc mùa giảm giá Điều này có thể làm tăng áp lực lên hạ tầng và nhân công của Viettel Post trong những thời kỳ này
Sự phụ thuộc vào các đối tác vận chuyển có thể tạo ra sự rủi ro cho Viettel Post Việc các đối tác vận chuyển không đáng tin cậy hoặc thay đổi hợp đồng đột ngột có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
2.3.3 Cơ hội và thách thức
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL
Định hướng phát triển của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel
Có thể thấy ở Viettel Post hội tụ đầy đủ các yếu tố để trên để vươn lên số 1 Việt Nam trong giao nhận hàng hóa, những lợi thế lớn của Viettel mà không có doanh nghiệp chuyển phát nào khác có được: Theo đại diện Viettel Post, trước những biến động khó lường về cả kinh tế - chính trị - xã hội, Viettel Post vẫn kiên định với định vị là đơn vị chuyển phát “ Nhanh nhất - Tin cậy nhất ” dựa trên nền tảng công nghệ cao để vững vàng bước qua cơn bão biến động của thị trường Thị phần chuyển phát của Viettel Post đã vươn lên vị trí thứ
Tổng công ty Vận tải Petrolimex (VTP) đặt mục tiêu tổng doanh thu năm 2023 đạt 18.464 tỷ đồng, tăng trưởng 9% so với năm 2022 Mục tiêu lợi nhuận của công ty được xác định là 376 tỷ đồng trước thuế, tăng 49,6% so với cùng kỳ.
Viettel Post đang dần trở thành một công ty công nghệ, nhất là khi có tập đoàn Viettel hỗ trợ Viettel Post cần tăng độ phủ trong thời gian tới khi có kế hoạch mở rộng 10 hệ thống kho bãi lớn, đồng thời thực hiện cơ cấu lại giữa Viettel Telecom với Viettel Post Viettel Post sở hữu KH trung thành khi nằm trong hệ sinh thái của Viettel bên cạnh đó Ngân hàng MBBank cam kết sử dụng dịch vụ Lợi thế cạnh tranh từ mạng lưới Viettel Post hiện tại đang sở hữu 2,200 bưu cục (đứng thứ 2 trong ngành, chỉ sau VN Post) và hệ thống giao nhận trải dài trên hầu hết các tỉnh thành Điều này mang đến cho doanh nghiệp lợi thế về phạm vi hoạt động và ưu thế vượt trội trên thị trường giao hàng liên tỉnh Đặc biệt, hệ thống cửa hàng Viettel Telecom (được Viettel Post tiếp nhận dần từ năm 2020) sau quá trình tái cơ cấu hiện đã hoạt động ổn định và đảm nhận thêm chức năng như những điểm giao nhận hàng hóa
Viettel Post chú trọng trong việc mở rộng phát triển hệ thống phân phối , có được một hệ thống phân phối và mạng lưới rộng lớn tại Việt Nam, giúp họ cung cấp dịch vụ chuyển phát đến hầu hết các vùng khu vực trong quốc gia Mạng lưới quốc tế: Ngoài hoạt động trong nước, Viettel Post đã mở rộng hoạt động quốc tế, cung cấp dịch vụ chuyển phát và logistics đến nhiều quốc gia khác, tạo ra cơ hội phát triển và tăng doanh thu
Sau khi hoàn thành tiếp nhận và tái cơ cấu toàn bộ hệ thống cửa hàng Viettel Telecom, VTP sẽ trở thành doanh nghiệp sở hữu quy mô và mật độ mạng lưới đứng đầu cả nước, qua đó giúp hưởng lợi mạnh mẽ trước những xu hướng mới trong ngành.
Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel
3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và huy động vốn
Về nguồn vốn, hiện nay công ty đang phụ thuộc vào nguồn vốn từ nợ phải trả ngắn hạn và huy động từ bên ngoài là chủ yếu, không chủ động được về tài chính của mình Vì
Thư viện ĐH Thăng Long
68 vậy, công ty cần đa dạng hóa chính sách huy động vốn, xác định nhu cầu và phân bổ vốn hợp lý; huy động thêm các nguồn vốn dài hạn để đảm bảo an toàn tài chính cho công ty Để tăng vốn chủ sở hữu, công ty cần tận dụng nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại để có thể sẵn sàng đáp ứng cho các nhu cầu đầu tư Công ty có thể sử dụng hình thức phát hành thêm cổ phiếu để huy động lượng vốn chủ sở hữu lớn Huy động vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu Tăng cường huy động vốn thông qua ngân hàng, các tổ chức tín dụng Huy động vốn thông qua kênh tín dụng nhà cung cấp, qua thuê tài chính hay có thể thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài
3.2.2 Nâng cao hiệu quả thu hồi công nợ
Công ty cần có giải pháp cụ thể, toàn diện từ chính sách: con người, công cụ hỗ trợ đến kỹ năng, quy trình thu nợ, phối hợp giữa các phòng ban chức năng (Phòng kinh doanh, Phòng kế hoạch, Phòng kế toán ) để xây dựng chính sách thu hồi công nợ hợp lý: Lập danh sách nợ phải thu; thời gian thu hồi; đa dạng hóa hình thức thu hồi nợ
Xây dựng tốt mối quan hệ với khách hàng, phân loại khách hàng để đưa ra tiêu chuẩn nợ, hạn mức nợ nhằm hạn chế các khoản nợ xấu và rủi ro các khoản nợ không có khả năng thanh toán để có chính sách thu nợ hợp lý
Quy định rõ thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, các điều khoản phạt vi phạm hợp đồng ngay từ khi ký kết hợp đồng Quy định rõ lộ trình thanh toán và tỷ lệ ứng trước giá trị hợp đồng theo tỷ lệ nhất định, đồng thời giữ uy tín với khách hàng, thực hiện đúng các điều khoản nêu tại hợp đồng, nhằm nâng cao uy tín, tạo điều kiện thu hồi công nợ Cùng với đó phối hợp với các phòng ban trong công ty, bố trí phân công hợp lý nhân viên thu hồi công nợ Trong trường hợp phát sinh nợ khó đòi, công ty phân tích đánh giá để có kế hoạch và biện pháp đòi nợ
3.2.3 Tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khoản phải thu
Trong hoạt động kinh sản xuất kinh doanh các khoản phải thu phát sinh như là một nghiệp vụ bắt buộc giữa các thành phần kinh tế trong việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ Một trong những các nhận tố ảnh hưởng đến các khoản phải thu thì chính sách tín dụng thương mại có tác động lớn nhất, nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của các khoản phải thu mà còn làm tăng doanh thu, giảm chi phí hàng tồn kho Tín dụng thương mại đem đến cho công ty nhiều lợi thế nhưng cũng gặp không ít rủi ro Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản phải thu, công ty có tham khảo một số giải pháp sau
- Thực hiện phân tích và cho điểm tín dụng đối với từng khách hàng, từ đó đưa ra chính sách bán hàng phù hợp như: thời hạn nợ, mức dư nợ, chính sách giá để nhằm rút ngắn tối đa tuổi nợ của khoản phải thu Xây dựng hạn mức bán chịu tối ưu cho toàn công ty và cho từng đối tượng khách hàng Đưa ra chính sách kiểm soát nợ để nắm bắt kịp thời các thông tin về con nợ, chính sách thu hồi nợ, phạt tiền, đưa ra tòa án nếu như khách hàng cố tình không trả nợ
Để quản lý chặt chẽ công nợ phải thu, tổ chức phân công rõ trách nhiệm và quyền hạn cho từng cấp trong việc đưa ra quyết định về khoản nợ cần chịu Đồng thời, xây dựng chế độ báo cáo và giám sát để theo dõi sát sao quá trình thu hồi nợ, nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình này.
- Công ty nên sắp xếp các khoản thu theo tuổi nợ để theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ kịp thời, đồng thời phải xác định số dư các khoản phải thu theo đối tượng khách hàng để xem khách hàng đó có số dư vượt quá mực dư nợ cho phép thì thu hồi ngay
- Thường xuyên cử cán bộ độc lập với kế toán công nợ xác minh đối chiếu nợ nhằm cảnh giác trường hợp cán bộ thu nợ thông đồng với khách hàng để kéo dài thời gian trả nợ hoặc chiếm dụng các khoản nợ đã thu tiền rồi
- Trường hợp phát sinh nợ quá hạn xảy ra công ty nên áp dụng các biện pháp mềm dẻo để yêu cầu khách hàng trả nợ như: Cử cán bộ đến trực tiếp làm việc, điện thoại, fax hay gửi thư điện tử yêu cầu trả nợ với nội dung tế nhị và thân thiện
3.2.4 Tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh
Có nhiều nguyên nhân làm cho kiểm soát chi phí trở thành chức năng tất yếu của quản lý Trong kinh doanh, kiểm soát chi phí là kiểm chứng xem các khoản chi có được thực hiện theo đúng kế hoạch hay không, và phải tìm ra những nguyên nhân sai sót để điều chỉnh
Kiểm soát chi phí là nhu cầu cơ bản đối với quản lý tài chính, giúp thẩm định tính đúng đắn và hiệu quả của các khoản chi Việc kiểm soát này không chỉ bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến tính hợp lý, mà còn mở rộng sự tham gia toàn doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hợp tác Bên cạnh đó, kiểm soát chi phí còn thúc đẩy dân chủ, khuyến khích ủy quyền, phù hợp với xu hướng kinh tế thị trường Quan trọng hơn, đây là một hoạt động liên tục đòi hỏi những đổi mới không ngừng để đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý tài chính.
Suy cho cùng doanh nghiệp nào cũng hướng tới mục tiêu lợi nhuận Mà biết được rằng lợi nhuận được xác định với công thức đơn giản: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí Như vậy để thu được nhiều lợi nhuận có hai cách cơ bản sau:
Một là tăng doanh thu, điều này đồng nghĩa với việc tăng giá bán khi mà số lượng hàng hóa không đổi Nhưng thường thì nhận được kết quả không được tốt khi mà trên thị trường đầy những đối thủ cạnh tranh, hàng hóa thay thế và hàng hóa sung Như vậy giải pháp này thiếu tính khả thi