50 câu hỏi trắc nghiệm (có đáp án) tìm hiểu Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020)
Trang 1TRẮC NGHIỆM LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 2012
(SỬA ĐỔI, BỔ SUNG 2020)
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 là một trong những văn bản pháp luật quan trọng, được sử dụng rộng rãi với nhiều lực lượng, ban ngành khác nhau Xuất phát từ một người yêu thích nghiên cứu các quy định pháp luật, bản thân nhận thấy chỉ học, đọc thôi sẽ không nhớ lâu, hiểu sâu Nên bản thân
đã xây dựng 50 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh Luật Xử lý vi phạm hành chính nhằm mục đích có thể trao đổi với những anh chị có cùng sở thích để tiếp thu được nhiều kiến thức mới
Dưới đây là hệ thống các câu hỏi và đáp án mọi thắc mắc anh chị có thể trao đổi trực tiếp qua Email: Phantrunghieu197.dn@gmail.com Có thể làm trên Google Forms (đường link ở cuối tài liệu)
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất?
A Biện pháp xử lý hành chính bao gồm: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
B Biện pháp xử lý hành chính bao gồm: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; nhắc nhở, biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng và biện pháp quản lý tại gia đình
C Biện pháp xử lý hành chính bao gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; giáo dục tại
xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
D Biện pháp xử lý hành chính bao gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; giáo dục tại
xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; nhắc nhở, biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng và biện pháp quản lý tại gia đình
E: Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 2: Ngày 10/5/2024, A bị xử phạt hành chính về hành vi vượt đèn
đỏ Ngày 17/5/2024 A đã chấp hành quyết định xử phạt trên Ngày 23/5/2024, A tiếp tục vượt đèn đỏ và bị xử phạt vi phạm hành chính Hỏi, lần
này A có bị áp dụng biện pháp tăng nặng là “vi phạm hành chính nhiều lần” không?
A Có
Trang 2B Không
Câu 3: Độ tuổi nhỏ nhất có thể bị xử lý vi phạm hành chính là từ đủ
bao nhiêu tuổi?
A: 12 tuổi
B: 14 tuổi
C: 16 tuổi
D: 18 tuổi
E: Tất cả đáp án trên đều sai
Câu 4: Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài Đúng hay sai?
A: Đúng
B: Sai
Câu 5: Thời gian ban đêm được tính như thế nào?
A: Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 07 giờ ngày hôm sau
B: Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau
C: Thời gian ban đêm được tính từ 24 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau
D: Thời gian ban đêm được tính từ 24 giờ ngày hôm trước đến 07 giờ ngày hôm sau
E: Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 6: Nhận định “Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính và một hình thức xử phạt bổ sung kèm theo”, đúng hay sai?
A: Đúng
B: Sai
Câu 7: Nhận định “Cảnh cáo được áp dụng đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện”, đúng hay sai?
A: Đúng
B: Sai
Trang 3Câu 8: Nhận định “Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính
do Chủ tịch UBND cấp đó thực hiện”, đúng hay sai?
A: Đúng
B: Sai
Câu 9: Nhận định “Trường hợp vụ việc vi phạm hành chính có nhiều hành vi vi phạm thì nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc về người thụ lý đầu tiên thực hiện”, đúng hay sai?
A: Đúng
B: Sai
Câu 10: Người được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính không được giao quyền cho người khác Đúng hay sai?
A: Đúng
B: Sai
Câu 11: Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến?
A: 200.000 đồng đối với cá nhân
B: 250.000 đồng đối với cá nhân
C: 300.000 đồng đối với cá nhân
D: 500.000 đồng đối với cá nhân
E: Đáp án khác
Câu 12: Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính có cần phải đánh bút lục
không?
A: Có
B: Không
Câu 13: Trường hợp người vi phạm không ký vào biên bản vi phạm hành chính thì biên bản phải có chữ ký của ít nhất bao nhiêu người chứng kiến (trường hợp có người chứng kiến)?
A: 01
B: 02
C: 03
Trang 4D: 04
E: Không có quy định cụ thể
Câu 14: Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn bao lâu? (trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa)
A: Kịp thời
B: 12 giờ kể từ khi lập biên bản
C: 24 giờ kể từ khi lập biên bản
D: 02 ngày làm việc kể từ khi lập biên bản
Câu 15: Trong trường hợp cần xác định giá trị tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền
xử phạt, thì đối với tang vật, phương tiện là hàng giả thì giá của tang vật, phương tiện đó là?
A: Giá ghi trên hóa đơn
B: Giá thành phần cấu tạo nên tang vật, phương tiện giả
C: Giá trên tờ khai báo
D: Giá thị trường của hàng hóa thật
Câu 16: Cá nhân vi phạm có quyền giải trình trong trường hợp mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm từ?
A: 5.000.000 đồng trở lên
B: 7.500.000 đồng trở lên
C: 10.000.000 đồng trở lên
D: 15.000.000 đồng trở lên
E: Đáp án khác
Câu 17: Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức
vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn tối đa là bao lâu?
A: 02 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính
B: 03 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính
C: 05 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính
Trang 5D: 10 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính
E: Đáp án khác
Câu 18: Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn bao lâu?
A: 02 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính
B: 03 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính
C: 05 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính
D: 10 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính
E: Đáp án khác
Câu 19: Trường hợp nào sau đây không thuộc các trường hợp không
xử phạt vi phạm hành chính?
A: Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết
B: Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ
C: Người dưới 16 tuổi thực hiện hành vi vi phạm hành chính với lỗi vô ý D: Không có trường hợp nào trong các trường hợp trên
Câu 20: Căn cứ xác định thẩm quyền phạt tiền?
A: Mức tiền phạt của từng hành vi vi phạm cụ thể
B: Tổng mức tiền phạt của tất cả các hành vi vi phạm
C: Mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm
cụ thể
D: Tổng mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể
Câu 21: Thời hạn ra quyết định xử phạt có thể kéo dài tối đa là bao nhiêu ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính?
A: 10 ngày
B: 01 tháng
C: 02 tháng
D: 03 tháng
E: Đáp án khác
Trang 6Câu 22: Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định
xử phạt, đúng hay sai?
A: Đúng
B: Sai
Câu 23: Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi
vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì phải ra nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức Đúng hay sai?
A: Đúng
B: Sai
Câu 24: Thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể nhiều hơn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt Đúng hay sai?
A: Đúng
B: Sai
Câu 25: Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính tối thiểu bao lâu, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt trong trường hợp phạt tiền?
A: 06 tháng
B: 01 năm
C: 02 năm
D: Kể từ khi chấp hành xong quyết định xử phạt
Câu 26: Cá nhân bị phạt tiền từ bao nhiêu trở lên thì có thể thuộc trường hợp “Hoãn thi hành quyết định phạt tiền”?
A: 2 triệu đồng
B: 5 triệu đồng
C: 10 triệu đồng
D: 50 triệu đồng
Câu 27: Cá nhân thuộc trường hợp “Hoãn thi hành quyết định phạt tiền” vì gặp khó khăn về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải
có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên Đúng hay sai?
A: Đúng
Trang 7B: Sai
Câu 28: Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá bao lâu, kể từ ngày có quyết định hoãn?
A: 01 tháng
B: 03 tháng
C: 06 tháng
D: Đáp án khác
Câu 29: Việc giảm một phần tiền phạt đối với cá nhân, tổ chức không quá bao nhiêu?
A: 50% mức tiền phạt
B: 40% mức tiền phạt
C: 30% mức tiền phạt
D: Không có quy định cụ thể
Câu 30: Cá nhân bị phạt tiền từ bao nhiêu trở lên thì có thể thuộc trường hợp “Nộp tiền phạt nhiều lần”?
A: 5 triệu
B: 10 triệu
C: 15 triệu
D: 30 triệu
Câu 31: Tổ chức bị phạt tiền từ bao nhiêu trở lên thì có thể thuộc trường hợp “Nộp tiền phạt nhiều lần”?
A: 50 triệu
B: 100 triệu
C: 150 triệu
D: 300 triệu
Câu 32: Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá bao lâu, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực?
A: 2 tháng
B: 4 tháng
C: 6 tháng
D: Đáp án khác
Trang 8Câu 33: Số lần nộp tiền phạt (trường hợp nộp tiền phạt nhiều lần) tối
đa không quá?
A: 2 lần
B: 3 lần
C: 4 lần
D: Không có quy định cụ thể
Câu 34: Mức nộp phạt lần thứ nhất (trường hợp nộp tiền phạt nhiều lần) tối thiểu là bao nhiêu phần trăm so với tổng số tiền phạt?
A: 50%
B: 40%
C: 30%
D: Không quy định cụ thể
Câu 35: Khi lập biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có bao nhiêu người chứng kiến?
A: 01 người
B: 02 người
C: 03 người
D: Không quy định cụ thể
Câu 36: Người sau đây không có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt?
A: Chủ tịch UBND cấp xã
B: Trưởng Công an cấp xã
C: Trưởng đồn Công an
D: Tất cả các chức danh trên đều có thẩm quyền
Câu 37: Đâu không phải là biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính?
A: Áp giải người vi phạm
B: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
C Khám người
D Khám phương tiện vận tải, đồ vật
Trang 9Câu 38: Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm
hành chính trong trường hợp cần thiết Đúng hay sai?
A: Đúng
B: Sai
Câu 39: Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được áp dụng trong trường hợp sau đây:
A: Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác
B: Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
C: Để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
D: Để xét nghiệm người nghi vấn sử dụng trái phép chất ma túy
Câu 40: Trong mọi trường hợp, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của họ biết Đúng hay sai?
A: Đúng
B: Sai
Câu 41: Người nào sau đây không có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính?
A: Chủ tịch UBND cấp xã
B: Trưởng Công an cấp xã
C: Trưởng đồn Công an
D: Tất cả các phương án trên đều có thẩm quyền
Câu 42: Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79, khi nào thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ?
A: Sau khi nộp tiền phạt lần đầu
B: Sau khi chấp hành xong quyết định xử phạt
C: Sau khi nộp từ 75% trở lên so với tổng số tiền phạt
D: Sau khi nộp từ 50% trở lên so với tổng số tiền phạt
Trang 10Câu 43: Trong trường hợp niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ thì cần ít nhất bao nhiêu người chứng kiến (trong trường hợp cần người chứng kiến)?
A: 01 người
B: 02 người
C: 03 người
D: Không có quy định cụ thể
Câu 44: Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm nào?
A: Từ thời điểm người thẩm quyền lập biên bản
B: Từ thời điểm người có thẩm quyền ban hành quyết định
C: Từ thời điểm bị tạm giữ thực tế
D: Không có quy định cụ thể
Câu 45: Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thể kéo dài tối đa bao nhiêu ngày?
A: 10 ngày
B: 01 ngày
C: 02 tháng
D: Tất cả đều sai
Câu 46: Không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính Đúng hay sai?
A: Đúng
B: Sai
Câu 47: Đâu không phải là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên?
A: Nhắc nhở
B: Quản lý tại gia đình
C: Giáo dục dựa vào cộng đồng
D: Tất cả đều sai
Câu 48: Tổ chức, cá nhân vi phạm trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính thì không được phép sử dụng phương tiện vi phạm đó tham gia giao thông Đúng hay sai?
Trang 11A: Đúng
B: Sai
Câu 49: Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền Đúng hay sai?
A: Đúng
B: Sai
Câu 50: Trường hợp người chưa thành niên không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì xử lý như thế nào?
A: Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt thực hiện thay và chi phí được lấy từ nguồn ngân sách dự phòng cấp cho cơ quan đó
B: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người vi phạm cư trú thực hiện thay và chi phí được lấy từ nguồn ngân sách dự phòng cấp cho cơ quan đó
C: Được hoãn hoặc miễn thi hành
D: Tất cả đều sai
- HẾT - Link Google Forms: https://forms.gle/VB58bVTSHByJe4Mi8
Trang 12ĐÁP ÁN Câu 1: A
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật XLVPHC
Cảnh cáo, phạt tiền: Là hình thức xử phạt
Biện pháp nhắc nhở, biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng và biện pháp quản lý tại gia đình: Là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
Câu 2: B
Vì A thuộc trường hợp tái phạm
“Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạm”
Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện
hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý
Câu 3: A
Điều 90 Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1 Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự
Câu 4: A
Câu 5: B
Câu 6: B
Khoản 3 Điều 21: Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức
xử phạt chính, có thể quy định một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo
Câu 7: A
Điều 22: Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng
hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện
Câu 8: B