đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường đất tại rừng tràm mỹ phước sóc trăng

60 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường đất tại rừng tràm mỹ phước sóc trăng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trần Thị Loan Anh MSSV: B1508920 ii TRANG PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG Luận văn kèm theo đây, với tựa đề là “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT TẠI RỪNG TRÀM MỸ PHƯỚC – SÓC TRĂNG”,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT TẠI RỪNG TRÀM

Cần Thơ, tháng 12 - 2018

Trang 2

Trần Thị Loan Anh (MSSV: B1508920) i

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Kim Hồng đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn

Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô bộ môn Quản lý môi trường đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và tạo điều kiện giúp em học tập và tìm hiểu những điều bổ ích

Em xin cảm ơn chị Trần Lê Ngọc Trâm đã hướng dẫn và giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian thực hiện luận văn

Em xin cảm ơn sự hỗ trợ của các cô, các chú ở trừng tràm Mỹ Phước, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng đã tận tình giúp đỡ và trao đổi những kinh nghiệm bổ ích cho em học tập

Xin cảm ơn toàn thể các bạn lớp Quản lý môi trường K41A2, các anh chị cao học và các em khóa sau đã hỗ trợ, động viên và giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và làm luận văn

Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba, mẹ và người thân đã luôn luôn bên cạnh, quan tâm, chăm sóc em trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Loan Anh

Trang 3

Trần Thị Loan Anh (MSSV: B1508920) ii

TRANG PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG

Luận văn kèm theo đây, với tựa đề là “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT TẠI RỪNG TRÀM MỸ PHƯỚC – SÓC TRĂNG”, do sinh

viên TRẦN THỊ LOAN ANH thực hiện và báo cáo đã được hội đồng chấm luận văn thông qua ngày tháng năm

Thành viên của hội đồng

ThS Võ Thị Phương Linh

Trang 4

Trần Thị Loan Anh (MSSV: B1508920) iii

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i

TRANG PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG ii

1.3NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

2.1GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN MỸ TÚ 3

2.1.1Điều kiện tự nhiên 3

2.1.1.1Vị trí địa lý 3

2.1.1.2Đặc điểm địa hình 4

2.1.1.3Khí hậu 4

2.1.1.4Sông ngòi 4

2.1.2Điều kiện kinh tế - xã hội 5

2.1.2.1Điều kiện kinh tế 5

2.1.2.2Điều kiện xã hội 6

2.2SƠ LƯỢC VỀ RỪNG TRÀM MỸ PHƯỚC 7

2.2.5Độ dày và màu sắc của đất 10

2.2.6Ảnh hưởng của đất đến cây trồng 10

2.2.7Các thông số hóa lý đất cơ bản 11

Trang 5

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 19

3.2PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.2.1Phương tiện nghiên cứu 19

3.2.2Phương pháp thu thập số liệu 19

3.2.3Phương pháp thu và phân tích mẫu 19

3.2.3.1Xác định vị trí 19

3.2.3.2Phương pháp thu mẫu 20

3.2.3.3Phương pháp phân tích mẫu 21

3.2.4Phương pháp xử lý số liệu 22

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23

4.1HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT TẠI CÁC VỊ TRÍ NGHIÊN CỨU TRONG 2 MÙA NẮNG - MƯA 23

Trang 6

4.3ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT 38

4.4ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT… 39

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41

5.1KẾT LUẬN 41

5.2KIẾN NGHỊ 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

PHỤ LỤC 44

Trang 7

Trần Thị Loan Anh (MSSV: B1508920) vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVHTT : Bộ văn hóa thông tin BVTV : Bảo vệ thực vật CHC : Chất hữu cơ Ctv : Cộng tác viên

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long EC : Độ dẫn điện

GPS : Global Positioning System - Hệ thống định vị toàn cầu GIS : Geographical Information System - Hệ thống thông tin địa lý MS : Microsoft

P2O5 : Lân tổng số QĐ : Quyết định

SPSS : Statistical Package for the Social Sciences– Phần mềm phân tích thống kê

TN : Đạm tổng số

VnSAT : Dự án sử dụng vốn vay của ngân hàng thế giới

Trang 8

Trần Thị Loan Anh (MSSV: B1508920) vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.3 Đánh giá hàm lượng đạm tổng số trong đất 15

Bảng 2.5 Thang đánh giá hàm lượng chất hữu cơ trong đất 18 Bảng 3.1 Phương pháp phân tích các thông số môi trường đất 21 Bảng 4.1 Giá trị trung bình của các chỉ tiêu trong 2 mùa nắng - mưa 31

Trang 9

Trần Thị Loan Anh (MSSV: B1508920) viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.2 Bản đồ rừng tràm Mỹ Phước, tỉnh Sóc Trăng 7 Hình 3.1 Vị trí thu mẫu đất tại rừng tràm Mỹ Phước – Sóc Trăng 20

Hình 4.3 Hàm lượng nhôm trao đổi tại các vị trí nghiên cứu 26 Hình 4.4 Hàm lượng sắt tổng tại các vị trí nghiên cứu 27 Hình 4.5 Hàm lượng đạm tổng tại các vị trí nghiên cứu 28 Hình 4.6 Hàm lượng lân tổng tại các vị trí nghiên cứu 29 Hình 4.7 Hàm lượng chất hữu cơ tại các vị trí nghiên cứu 30 Hình 4.8 Giá trị pH trung bình trong 2 mùa nắng – mưa 32 Hình 4.9 Giá trị EC trung bình trong 2 mùa nắng – mưa 33 Hình 4.10 Hàm lượng nhôm trao đổi trung bình trong 2 mùa nắng – mưa 34 Hình 4.11 Hàm lượng sắt tổng trung bình trong 2 mùa nắng – mưa 35 Hình 4.12 Hàm lượng đạm tổng số trung bình trong 2 mùa nắng – mưa 36 Hình 4.13 Hàm lượng lân tổng số trung bình trong 2 mùa nắng – mưa 37 Hình 4.14 Hàm lượng chất hữu cơ trung bình trong 2 mùa nắng – mưa 38

Trang 10

Trần Thị Loan Anh (MSSV: B1508920) ix

TÓM TẮT

Đề tài “Đánh giá chất lượng môi trường đất tại rừng tràm Mỹ Phước – Sóc Trăng” được thực hiện từ tháng 5 - 12/2018 tại rừng tràm Mỹ Phước, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng Các chỉ tiêu: pH, EC, nhôm trao đổi, sắt tổng, nitơ tổng, photpho tổng, chất hữu cơ được thu và đo tại 28 vị trí vào 2 mùa nắng và mưa Kết quả phân tích cho thấy, giá trị pH mùa mưa cao hơn mùa nắng và đa số giá trị pH đất đều thấp, đây là loại đất phèn chua nhiều có thể làm ảnh hưởng đến sự hữu dụng của các chất dinh dưỡng và sự phát triển của cây Độ dẫn điện (EC) mùa nắng cao hơn mùa mưa và đa số đều cao hơn 1 mS/cm Hàm lượng Al mùa nắng cao hơn mùa mưa ngược lại hàm lượng Fe mùa mưa cao hơn mùa nắng Hàm lượng đạm và chất hữu cơ mùa mưa cao hơn mùa nắng, hàm lượng đạm đạt ở mức khá và giàu đạm, ngược lại hàm lượng lân tổng số của cả 2 mùa gần bằng nhau nhưng đa số chỉ ở mức nghèo lân đến trung bình, chất hữu cơ đa số đều ở mức khá

Nhìn chung, đa số các chỉ tiêu về chất lượng môi trường đất có sự chênh lệch giữa các vị trí và giữa 2 mùa tại rừng tràm Mỹ Phước – Sóc Trăng

Từ khóa: Môi trường đất, rừng tràm, Mỹ Phước

Trang 11

Khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng (được gọi tắt trong thời chiến là Căn cứ Mỹ Phước) căn cứ này được xây dựng trong khu rừng tràm thuộc xã Mỹ Phước Trước đây, nơi đây chỉ là cánh đồng hoang vu đầy cỏ dại, rộng hàng chục ngàn ha, sau đó người dân đến đây khai phá, định cư và lập ấp Pháp đẩy mạnh khai thác tài nguyên, chiếm đất nông sản, bắt nhân dân đào kênh gạch và trồng tràm Có thể nói Căn cứ Mỹ Phước lúc bấy giờ là nơi đứng chân chỉ đạo của Tỉnh ủy Sóc Trăng, góp phần quan trọng trong công cuộc kháng chiến chung của cả nước đánh bại chủ nghĩa thực dân Pháp Với những giá trị và ý nghĩa lịch sử ngày 16/6/1992, Bộ văn hóa thông tin ra quyết định số 734/QĐ-BVHTT công nhận Khu căn cứ Tỉnh ủy là Di tích Lịch sử cách mạng cấp quốc gia

Rừng tràm có vai trò rất quan trọng là hệ sinh thái của nhiều loài động – thực vật sinh sống và phát triển vì rừng tràm có nhiều chất hữu cơ trong đất, có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí trong đất (Võ Thị Gương, 2010) Nếu có sự thay đổi về đời sống thì nguy cơ đa dạng sinh học sẽ bị thay đổi theo Nguyên nhân sự thay đổi đó là do khai thác, săn bắt, biến đổi khí hậu hay sự xâm nhập của sinh vật ngoại lai, sự biến mất và xuống cấp môi trường sống tự nhiên là mối đe dọa lớn nhất đối với đa dạng sinh học Bên cạnh đó, một số chất được sinh ra trong quá trình phân hủy chất hữu cơ dưới nước, trong điều kiện yếm khí cũng gây độc đối với đời sống sinh vật và thủy sinh, cản trở quá trình hô hấp của các loài thủy sản (Andrew Lazur, 2007) Từ sự biến đổi tính chất của đất sẽ tác động ngược lại đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, động vật theo chuỗi thức ăn dẫn đến mất môi trường sống và đồng thời mất đi sự đa dạng (gen)

Trang 12

Trần Thị Loan Anh (MSSV: B1508920) 2 Với những giá trị, ý nghĩa lịch sử của khu căn cứ và sự phát triển của rừng tràm

thì đề tài “ Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường đất tại rừng tràm Mỹ Phước – Sóc Trăng.” được thực hiện nhằm để giúp cho công tác quản lý chất lượng

đất và bảo tồn đa dạng sinh học tại rừng tràm Mỹ Phước được tốt hơn

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Thu thập thông tin từ ban quản lý về hiện trạng rừng, bản đồ nền và khảo sát sơ bộ về hiện trạng rừng, ghi nhận đặc điểm rừng tràm

Xác định vị trí dự kiến thu mẫu trên bản đồ, khảo sát thực địa các điểm đã chọn trên bản đồ và định vị bằng công cụ GPS Sau đó, đưa vị trí khảo sát này lên bản đồ nền và căn cứ vào các tọa độ đã định vị ở lần khảo sát đó, để các lần thu mẫu sau có thể đến đúng vị trí tọa độ đã xác định

Thu mẫu và phân tích các chỉ tiêu: pH, độ dẫn điện (EC), Nitơ tổng, Photpho tổng, nhôm trao đổi, sắt tổng và chất hữu cơ

Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường đất tại rừng tràm Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Đề xuất phương hướng quản lý đất tại rừng tràm Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Trang 13

Trần Thị Loan Anh (MSSV: B1508920) 3

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN MỸ TÚ

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Mỹ Tú có tổng diện tích đất tự nhiên là 36.819,26 ha chiếm 11,12% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, bao gồm 8 xã và 1 Thị trấn: Thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, các xã Long Hưng, Hưng Phú, Mỹ Hương, Mỹ Tú, Mỹ Phước, Thuận Hưng, Mỹ Thuận và Phú Mỹ Huyện Mỹ Tú giáp ranh với 5 huyện thuộc 2 tỉnh, cụ thể như sau:

- Phía Đông giáp với Thành phố Sóc Trăng, huyện Châu Thành và huyện Mỹ Xuyên

- Phía Tây giáp với huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang), huyện Ngã Năm và huyện Thạnh Trị

- Phía Nam giáp huyện Thạnh Trị, Ngã Năm và huyện Mỹ Xuyên

- Phía Bắc giáp với huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) và huyện Châu Thành

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Mỹ Tú

(Nguồn: báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2017 huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng)

Trang 14

Trần Thị Loan Anh (MSSV: B1508920) 4 Toàn huyện có 4 nhóm đất chính rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp: nhóm đất phèn chủ yếu sử dụng cho việc trồng tràm và một số cây chịu phèn như khóm, mía,… Nhóm đất phù sa là loại đất chịu ảnh hưởng của kênh xáng Phụng Hiệp không có phèn, mặn Nhóm đất giồng cát được cấu tạo bởi cát mịn thường có dạng vòng cung kéo dài và nhóm đất nhân tác được hình thành trong quá trình canh tác của con người và sự tác động cơ giới hóa,… Chủ yếu là thổ canh, thổ cư, đất vườn đã được lên líp, phân bố rộng khắp các xã trong huyện

2.1.1.4 Sông ngòi

Huyện có hệ thống kênh gạch chằn chịt, các kênh Quản lộ Phụng Hiệp và Nhu Gia là hệ thống cung cấp nước chủ yếu cho vùng

Trang 15

Trần Thị Loan Anh (MSSV: B1508920) 5

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Điều kiện kinh tế

Huyện Mỹ Tú có tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú, rất có ít cho sự phát triển kinh tế của vùng Nổi bật nhất là tài nguyên thủy sản và tài nguyên rừng

+ Tài nguyên thủy sản: nhờ hệ thống kênh mương chằn chịt với tổng chiều dài các tuyến kênh mương là 1.459,56 km Do đó, tài nguyên thủy sản khá đa dạng và phong phú, đa số là các loại thủy sản nước ngọt, có một phần nhỏ thủy sản nước lợ như tôm sú được nuôi ở khu vực ngoài đê có lợi thế trong việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên phạm vị toàn huyện Các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá tra, cá mè vinh, cá rô phi, cá rô đồng, cá trê lai, tôm càng xanh, tôm sú, ba ba, rùa,…

+ Tài nguyên rừng: rừng được trồng trên diện tích đất lâm nghiệp kém hiệu quả với diện tích là 1.050 ha, tập trung ở các lâm trường thuộc các phân trường Sóc Trăng, Mỹ Phước, Phú Lợi và rải rác ở Long Hưng, Hưng Phú, chủ yếu là trồng tràm, bạch đàn, xà cừ; ngoài giá trị kinh tế, còn có giá trị rất lớn trong công tác phòng hộ và bảo vệ môi trường, là nơi cư trú của các loài sinh vật có giá trị như: ong, rùa, rắn và các loài cá, tôm, cua,…đặc biệt có mô hình trồng tràm kết hợp với nuôi ong cho hiệu quả kinh tế cao

Mỹ Tú là huyện có diện tích sản xuất lúa lớn nhất tỉnh Sóc Trăng Huyện tập trung khai thác lợi thế, tiềm năng để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp Nhất là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng cường phối hợp với các nhà khoa học hướng dẫn, tập huấn chuyên môn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân vào sản xuất; Thực hiện tái cơ cấu mùa vụ theo hướng giảm diện tích lúa thu đông và xuân hè để chuyển sang cây trồng khác, duy trì các mô hình cánh đồng sản xuất tập trung, tiếp tục mở rộng diện tích cánh đồng mẫu lớn Nhờ vậy đã giúp nông dân phá thế độc canh cây lúa, làm ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, góp phần cải thiện đời sống nhân dân và từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển bền vững

Ngoài ra, trên địa bàn huyện đã triển khai thực hiện các dự án như: Dự án sản xuất nông nghiệp bền vững VnSAT, dự án lúa đặc sản, kế hoạch nhân giống lúa xác nhận, dự án hỗ trợ nông nghiệp cacbon thấp; Hỗ trợ con giống thủy sản cho hộ dân

Trang 16

Trần Thị Loan Anh (MSSV: B1508920) 6 thuộc các xã vùng trũng thực hiện mô hình nuôi cá đồng để thay thế vụ lúa Thu đông không hiệu quả Đã góp phần rất lớn vào việc triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp trên cây lúa của huyện

2.1.2.2 Điều kiện xã hội

Giáo dục - Đào tạo: Hiện nay mầm non có 46 điểm, cấp tiểu học 58 điểm, cấp trung học cơ sở 10 điểm Năm học 2017 - 2018, toàn huyện huy động 22.618 học sinh, đạt 102,39% Trong đó, mầm non 3.994 học sinh, nhà trẻ 191 học sinh, tiểu học 10.045 học sinh, trung học cơ sở 6.221 học sinh, trung học phổ thông 2.217 học sinh

Văn hóa - Thông tin: Tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin tình hình kinh tế, chính trị và ý nghĩa các ngày lễ, tết trong năm Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao thiết thực mừng Đảng, mừng xuân

Lĩnh vực Y tế: Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác

phòng, chống dịch bệnh, khám, điều trị bệnh cho người dân Tổ chức tháng hành động vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm Tuyên truyền vận động 3.540 lượt đối tượng thực hiện kế hoạch hóa gia đình đạt 84,9% Hội Chữ thập đỏ huyện tổ chức vận động hiến máu tình nguyện

An sinh xã hội: Huyện luôn chú trọng đến công tác cấp phát thẻ bảo hiểm y tế

cho các nhóm đối tượng chính sách, người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ dưới 06 tuổi Xây dựng nhà tình nghĩa Triển khai tốt các chính sách an sinh xã hội như hỗ trợ tiền điện; hỗ trợ chi phí học tập, cấp bù học phí; tạo việc làm, phát triển sản xuất, hỗ trợ hộ nghèo, vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135…

Trang 17

Trần Thị Loan Anh (MSSV: B1508920) 7

2.2 SƠ LƯỢC VỀ RỪNG TRÀM MỸ PHƯỚC

Tọa lạc tại xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng là khu rừng tràm Mỹ Phước có diện tích 2.708 ha với hàng ngàn ha rừng tràm cùng với hệ sinh thái đa dạng và nhiều loại động thực vật vô cùng phong phú

Hình 2.2 Bản đồ rừng tràm Mỹ Phước, tỉnh Sóc Trăng

Rừng tràm Mỹ Phước với hệ sinh thái đặc trưng, hiện rừng tràm có 1 sinh cảnh là tràm và có nhiều loài động vật quý hiếm Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, rừng tràm Mỹ Phước có 127 loài thực vật bậc cao trên cạn, 8 loài thú, 70 loài chim, 15 loài lưỡng cư và bò sát, 25 loài cá,… trong đó có nhiều loài quý hiếm như: cốc đế, cầy hương, rái cá Nằm trong khu rừng tràm là Di tích Khu Căn Cứ Tỉnh Ủy Sóc Trăng thu hút khách về nguồn tham quan các di tích và tìm hiểu về lịch sử

Trang 18

Theo Phan Tuấn Triều (2009), đất được hình thành và tiến hoá chậm hàng thế kỷ do sự phân huỷ xác thực vật dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường Một số đất được hình thành do sự bồi lắng phù sa sông, biển hay gió Đất có bản chất chất khác cơ bản với đá là có độ phì nhiêu và tạo sản phẩm cây trồng

Đất phèn (Acid sulphate soils) là tên gọi dùng để chỉ đất có chứa các vật liệu mà kết quả của các tiến trình sinh hóa xảy ra là acid sulfuric được tạo thành

2.2.2 Thành phần của đất

Đất là một vật xốp, bao gồm 3 thành phần: rắn, lỏng và khí Các thành phần rắn được kết dính lại với nhau hình thành các hạt, keo đất Giữa chúng là các lỗ rỗng (còn gọi là các tế khổng – spore) chứa không khí và nước

• Thành phần rắn thường chiếm 50% thể tích đất và bao gồm tất cả các vật liệu vô cơ (khoáng sét) và hữu cơ (mùn)

• Thành phần lỏng: bao gồm nước trong đất hoặc dung dịch đất, trong một môi trường lý tưởng, thành phần nước sẽ chiếm 25% thể tích đất

• Thành phần khí trong đất sẽ chiếm khoảng 25% thể tích còn lại, bao gồm tất cả các loại khí chủ yếu như cacbonic (CO2), oxygen (O2) và nitơ (N2) Trong các loại đất bùn có thêm khí metan (CH4) và H2S (hyđro sulfit) Không khí trong đất chứa nhiều CO2 (do sự phân giải các chất hữu cơ, sự hô hấp của rễ cây thải ra) và ít O2

Theo Phan Tuấn Triều (2009) Lượng CO2 trong đất phụ thuộc vào trạng thái của đất Đất chặt lượng CO2 nhiều hơn đất tơi xốp, càng xuống sâu lượng CO2 càng tăng lên

Trang 19

Trần Thị Loan Anh (MSSV: B1508920) 9

2.2.3 Phân loại đất phèn

Nhóm đất phèn ở ĐBSCL là nhóm đất quan trọng, là đối tượng của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Theo Trần Kim Tính (2002) nhóm đất phèn này được

chia thành 2 phụ nhóm là: nhóm đất phèn tiềm tàng và nhóm đất phèn hoạt động

• Đất phèn tiềm tàng được hình thành do sự có mặt của tầng sinh phèn, là tầng tích lũy vật liệu sinh phèn (pyrite) Hàm lượng pyrite trong đất phèn có thể cao đến 10% Các tính chất của tầng này tầng sét và tầng hữu cơ ngập nước, thường ở trạng thái yếm khí, chứa SO3 trên 1,7% khi oxy hóa pH xuống thấp 3,5, sự chênh lệch pH giữa trạng thái oxy hóa với trạng thái khử đạt trên 2 đơn vị

• Đất phèn hoạt động được hình thành do tầng phèn, là một dạng tầng B xuất hiện trong quá trình thoát thủy làm hạ mực nước thủy cấp làm cho đất phèn tiềm tàng bị oxy hóa Tầng phèn, tầng jarosite hay tầng sulfuric là tầng chỉ thị cho đất phèn hoạt động Tính chất nhận biết của tầng này là có sự xuất hiện của khoáng jarosite dưới dạng đốm, vết vàng rơm (màu 2,5Y 8/6 – 8/8), có pH nhỏ hơn 3,5 và dày ít nhất 25 cm Nếu là tầng có nhiều hữu cơ thì có trên 0,5% sulfate dù có sự hiện diện của đốm jarosite hay không Dựa vào độ sâu xuất hiện tầng phèn người ta chia nhóm đất phèn hoạt động được chia thành các loại đất như: đất phèn nặng (0 – 50 cm), đất phèn trung bình (50 – 100 cm), đất phèn nhẹ (100 – 150 cm)

2.2.4 Chức năng của đất

Theo Phan Tuấn Triều (2009), đất có 5 chức năng:

- Môi trường để các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển

- Địa bàn cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải hữu cơ và khoáng - Nơi cư trú cho các động vật đất

- Địa bàn cho các công trình xây dựng - Địa bàn để cung cấp nước và lọc nước

Trang 20

Trần Thị Loan Anh (MSSV: B1508920) 10

2.2.5 Độ dày và màu sắc của đất

Độ dày của đất được xác định từ tầng mặt đến tầng mẫu chất hình thành đất Độ dày phẫu diện đất thay đổi từ 40 – 50 cm đến 100 – 150 cm, có nơi dày 10 m hay hơn (Feralit trên đá basalt Tây Nguyên) (Phan Tuấn Triều, 2009)

Màu sắc là đặc điểm quan trọng phản ánh các tính chất của đất Nhiều loại đất

được gọi tên theo màu: đất đen, đất đỏ, đất xám, đất màu hạt dẻ,…

Dựa vào màu sắc có thể đánh giá chất lượng và độ phì đất Màu sắc đất phụ thuộc vào hàm lượng mùn và thành phần khoáng học và hóa học của đất

Theo Phan Tuấn Triều (2009), có 3 nhóm hợp chất: chất mùn (đen), chất chứa sắt (đỏ), oxytsilic canxicabonat, canxisunfat (trắng) ảnh hưởng tới màu của đất Màu đen còn do hydroxyt hay oxyt Mn, FeS hay màu đen của đá hình thành đất,…

2.2.6 Ảnh hưởng của đất đến cây trồng

Đất là môi trường sống và là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây Nhưng chế độ độ ẩm, độ thoáng khí, nhiệt độ cùng với cấu trúc của đất (nhất là đất tầng mặt) đã ảnh hưởng đến sự phân bố của một số loại cây trồng và hệ rễ của chúng

Mùn là thành phần quan trọng nhất của đất được hình thành nhờ sự hoạt động của vi sinh vật trong đất, chúng phân hủy cac rễ cây chết, lá rụng, tạo thành nguồn dinh dưỡng cho cây trồng

Ngoài mùn thì nước cũng đóng một vai trò quan trọng trong đất Nước là môi trường để tiến hành các phản ứng hóa học trong đất, ngoài việc hòa tan các chất dinh dưỡng giảm độ độc do muối mặn và muối chua, nước còn cho quá trình khoáng hóa các chất hữu cơ, kho dự trữ dinh dưỡng của cây trồng

Trang 21

pH = -log [ H+ ] = log

Ở đây, [ H+ ] là lượng bằng gram của ion H+ chứa trong một lít dung dịch

Độ chua, độ kiềm của đất ngoài ảnh hưởng rất lớn đến sự hữu dụng của các chất dinh dưỡng trong đất và khả năng sinh trưởng, phát triển của rễ cây trồng, còn ảnh hưởng đến hiệu quả của việc bón phân pH của đất không phải là một giá trị cố định, nó có thể thay đổi theo thời gian

(Nguồn: Ngô Ngọc Hưng, 2004)

Mức độ pH (hay nồng độ của H+) của đất ít khi có ảnh hưởng trực tiếp trên sinh trưởng cây trồng, nhưng quan trọng vì nó xác định sự hữu dụng của các dinh dưỡng khoáng cho cây pH thấp có ảnh hưởng xấu đến sự hữu dụng của N, K, Ca, Mg ngược lại sự hữu dụng của các nguyên tố Fe, Mn, Bo, Cu và Zn tốt hơn Độ chua nhiều có thể gây ngộ độc nhôm (Al)

Trang 22

Trần Thị Loan Anh (MSSV: B1508920) 12 pH đất cũng được dùng như một chi thị cho sự xuất hiện các vấn đề của đất:

 pH < 5,0: Al, Fe, và Mn trở nên dễ hoà tan và có thể gây độc cho cây Xuất hiện dấu hiệu thiếu Ca và Mo

 pH < 5,5: xuất hiện dấu hiệu thiếu Mo, Zn, và S  pH > 7,5: xuất hiện ngộ độc do Al, Zn, và Fe

 pH > 8,0: có sự tạo thành các Calcium Phosphate mà cây không hấp thu được

 pH > 8,5: lượng Na trên mức bình thường Ngộ độc muối Xuất hiện dấu hiệu thiếu Zn và Fe

2.2.7.2 Độ dẫn điện (EC)

EC là độ dẫn điện của đất, dung dịch có nồng độ muối càng cao thì có độ dẫn điện càng cao Muối tan trong đất bao gồm các cation và các anion tan trong nước các cation chủ yếu là Na+, K+, Ca2+, và Mg2+ liên kết với các anion Cl-, SO42-, một ít CO32-

và HCO32- (Ngô Ngọc Hưng, 2000)

EC là độ mặn của đất, biểu thị trực tiếp hoặc gián tiếp nồng độ muối hòa tan trong đất Độ mặn của đất làm giảm lượng nước hữu dụng cho cây và phá hủy cấu trúc đất Mặn là nguyên nhân tích lũy muối trong rễ cây làm cản trở quá trình hút nước và dinh dưỡng của cây trồng

Không chỉ có đất mặn mới có lượng muối trong đất cao, mà trong đất phèn sự tác động của acid vào khoáng sét, nồng độ muối trong đất có thể cao và gây độc cho cây (Ngô Ngọc Hưng, 2005) Độ dẫn điện của đất (EC) tỉ lệ thuận với tổng số muối tan và áp suất thẩm thấu của dung dịch đất

Trang 23

Trần Thị Loan Anh (MSSV: B1508920) 13

Bảng 2.2 Thang đánh giá mức độ dẫn điện EC (mS/cm)

(Nguồn: Ngô Ngọc Hưng, 2004)

Đất có quá nhiều muối Al và Fe sẽ làm cây bị ngộ độc Al, Fe Tất cả các chất dinh dưỡng Ca2+, Mg2+, NH4+, Na+, K+, hoặc độc chất Fe, Al… đều là cation, anion nên đều dẫn điện Vì vậy, EC có thể được coi là một chỉ số chuẩn đoán sự gia tăng nồng độ các ion trong dung dịch

Biết được mức độ EC của mẫu đất sẽ giúp kế hoạch sử dụng đất hợp lý cũng như chọn các loài cây trồng phù hợp Đơn vị của EC là µS/cm, mS/cm hoặc dS/m

2.2.7.3 Al trao đổi

Hàm lượng nhôm trung bình ở vỏ trái đất chiếm khoảng 8% khối lượng Hàm lượng nhôm trong đất phụ thuộc rất lớn vào đá mẹ và có thể tồn tại ở dạng oxit hay hydroxit

Trong điều kiện tự nhiên cũng có thể hình thành và tích lũy các khoáng vật – các muối chứa Al nhưng các hợp chất nhôm này không bền, phần lớn Al trong các loại đất ở dạng các silicat đây cũng chính là các hợp chất bền vững nhất của nhôm

Về mặt hàm lượng nhôm trong đất thì nhôm sau silic, phần lớn nhôm ở trạng thái không hòa tan trong nước, không tham gia vào chu trình dinh dưỡng và không có tác động gây độc cho cây Nhưng trong đất phèn hoạt động, một phần nhôm ở trạng thái di động có ảnh hưởng thực sự đến cây trồng, nhôm gây độc chủ yếu ở dạng Al3+ Những

Trang 24

Trần Thị Loan Anh (MSSV: B1508920) 14 cation này sinh ra khi phân ly Al2(SO4)3, đây là loại muối khi khô thì dạng tinh thể giòn tan, nhẹ xốp, ẩm thì có dạng nhờn trơn Đây là cation độc nhất trong đất phèn Ngoài ra nhôm phản ứng với photpho làm diễn ra tình trạng thiếu photpho trong đất phèn Do đó trên đất phèn tình trạng nghèo lân và lân bị cố định do bởi các oxide Fe, Al có thể làm tăng tính độc hại của nhôm (Astrom, 1998) Theo Hedlund (1996), nhôm ở dạng Al(OH)2- thì gây độc cho cây trồng trong khi nhôm ở dạng phức hữu cơ, AlF hoặc nhôm sulphate thì không gây độc cho cây

2.2.7.4 Fe tổng

Hàm lượng sắt trong đất khoảng 2 – 10% phụ thuộc vào thành phần đá mẹ và khí hậu Trong đất sắt thường gặp trong thành phần của nhóm Ferosilicat dưới dạng oxit, hydroxit, các muối đơn giản và các phức chất hữu cơ chứa sắt

Trong đất phèn, acid sulfuric phản ứng với Aluminsilicate trong khoáng sét trong đất, giải phóng nhiều Al3+, Fe đồng thời tạo ra dạng liên kết với Fe, K, sulphate có sẵn trong đất tạo thành sulphate kép sắt nhôm Kết quả phèn hóa tạo ra các muối FeSO4, Al(SO4)3, H2SO4 Từ đây chúng lại phân ly ra các ion làm cho nước trong hay dung dịch đất chứa nhiều Al3+, Fe2+, H+, SO42- gây độc cho hầu hết các sinh vật

Ngộ độc Fe2+ trở nên rất nghiêm trọng trên các loại đất phèn, đất Oxisols và đất (Ulrisol Sanchez, 1976) Sắt gây độc ở dạng Fe2+ và một ít ở dạng Fe3+ Chúng có thể xuất hiện ở dạng các hợp chất FeSO4, Fe(OH)2, FeS, Fe(HCO3)2, Fe2(SO4)3 hay các hợp chất sắt hữu cơ Trong đất phèn nồng độ sắt di động quá cao nên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cây trồng Ngộ độc sắt chỉ thấy trên đất phèn khi pH khoảng 5,0 và có thể nghi ngờ khi thấy Fe(OH)3 trên mặt đất làm thành cặn bã màu nâu trông hơi đỏ hoặc làm thành váng dầu

2.2.7.5 Đạm tổng số (TN)

Đạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây trồng Trong đất đạm tổng số bao gồm đạm hữu cơ và vô cơ, phần lớn đạm (>95%) ở dạng hữu cơ chứa trong mùn là dạng khó tiêu đối với thực vật, chỉ một phần nhỏ đạm vô cơ tồn tại dưới dạng NO3- và NH4+ cây có thể hút thu trực tiếp Nhìn chung, hàm lượng đạm trong đất có mối tương quan chặt với hàm lượng mùn, đất càng giàu chất hữu cơ thì hàm lượng đạm tổng số càng cao

Trang 25

Trần Thị Loan Anh (MSSV: B1508920) 15 Theo Nguyễn Như Hà (2006), đạm là chất không thể thiếu đối với các cơ thể sinh vật nói chung, do đạm là thành phần cơ bản và thường chiếm 15 – 17% của chất protein, mà protein là biểu thị của sự sống “Sự sống là phương thức tồn tại của protein”, không có đạm thì cây không có protein và cũng không có sự sống, vì vậy cây không có đạm thì cây sẽ chết

Đạm là yếu tố cơ bản của quá trình đồng hóa cacbon do đạm có tác dụng kích thích sự phát triển của bộ rễ và việc hút các yếu tố dinh dưỡng khác của cây Phần lớn thực vật không có khả năng đồng hóa nguyên tố nitơ dưới dạng khí N2 mà chủ yếu dưới dạng muối nitrat Các dạng đạm vô cơ đều dễ tan và cây trồng dễ hút nên hàm lượng đạm tổng số trong đất thay đổi rất nhiều không những theo mùa mà còn thay đổi giữa ngày và đêm, giữa ngày mưa và nắng

Theo Đỗ Thị Thanh Ren (1999), đạm được xem là nguyên tố quan trọng trong việc gia tăng năng suất Trên hầu hết các loại đất bón phân đạm giúp gia tăng sự tăng trưởng cây trồng đặc biệt là sự phát triển của thân và lá

Bảng 2.3 Đánh giá hàm lượng Đạm tổng số trong đất N tổng số

Trang 26

Trần Thị Loan Anh (MSSV: B1508920) 16

2.2.7.6 Lân tổng số (P2O5)

Lân là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đối với cây trồng Lân đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, hút dinh dưỡng và vận chuyển các chất trong cây Lân cũng là yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản sinh năng lượng của tế bào Cây thiếu lân sẽ sinh trưởng chậm, cho năng suất thấp

Hàm lượng lân tổng số trong đất phụ thuộc chủ yếu vào thành phần khoáng vật của đá mẹ, thành phần cơ giới đất, chế độ canh tác và phân bón Trong đất lân tổng số được chia làm 2 dạng là: lân hữu cơ và lân vô cơ Tỷ lệ lân hữu cơ phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng mùn, tầng đất mặt thường thường chứa nhiều lân hữu cơ hơn tầng dưới sâu bởi sự tích lũy sinh học

Đất ở Việt Nam do quá trình tích lũy sắt và nhôm tương đối phát triển nên hàm lượng lân hữu dụng trong đất thấp, đặc biệt là loại đất phèn chua chúng bị cố định bởi các photphat sắt và nhôm Ở ĐBSCL đất được tạo thành từ các khoáng nghèo lân Đất phù sa được bồi đắp hàng năm và đất mặn có hàm lượng lân tổng số cao nhất, thấp nhất là các loại đất phèn (Ngô Ngọc Hưng, 2004) Tuy nhiên, độ hữu dụng của lân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: pH của đất, sự phân hủy các chất hữu cơ, hoạt động của vi sinh vật

Hàm lượng lân trong cây trồng và đất thấp hơn Nitơ và Kali Trong đất lân có khuynh hướng phản ứng với các thành phần trong đất tạo ra các hợp chất không hòa tan, chậm hữu dụng cho cây trồng Nguyên tố lân trong tự nhiên kết hợp với oxy để cho ra P2O5, kết hợp với nước để cho ra acid orthoPhotphoric (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999)

Trang 27

Chất hữu cơ của đất có 2 dạng chính: hợp chất mùn và không phải chất mùn Hợp chất không phải chất mùn bao gồm các sản phẩm của xác bả thực vật đang trong quá trình phân hủy Các hợp chất hữu cơ được tổng hợp trong tiến trình mùn hóa từ các sản phẩm phân hủy của ligin và các hợp chất nitrogen sản sinh trong quá trình phân hủy chất hữu cơ Các hợp chất mùn bao gồm humic, acid humic và acid fulvic (Trần Sỹ Nam, 2011)

Chất hữu cơ của đất là chỉ tiêu số một về độ phì và ảnh hưởng đến nhiều tính chất của đất Chất hữu cơ trong đất bao gồm các nguyên tố chính là C, H, O, N, S, P với hàm lượng rất thấp Vì vậy, chất hữu cơ được xem là yếu tố quan trọng cung cấp dinh dưỡng, hấp thụ, giữ nhiệt, kích thích sinh trưởng cây trồng, tăng kết cấu đất, cải thiện tính chất vật lý và khả năng giữ ẩm của đất Chất hữu cơ đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng chủ yếu trong hệ sinh thái đất

Trang 28

Trần Thị Loan Anh (MSSV: B1508920) 18 Theo Trần Sỹ Nam (2011), hàm lượng và thành phần mùn quyết định hình thái và các tính chất vật lý, hóa học, độ phì của đất Sự tích lũy chất hữu cơ ở dạng mùn trong đất là do hoạt động của vi sinh vật, thực vật cũng như bón phân hữu cơ Gần đây người ta nhấn mạnh rằng để phát triển nông nghiệp bền vững nhất thiết phải giảm sự mất mát chất hữu cơ đất, nhất là sử dụng đất ở vùng nhiệt đới

Bảng 2.5 Thang đánh giá hàm lượng chất hữu cơ trong đất Chất hữu cơ trong đất

Trang 29

Trần Thị Loan Anh (MSSV: B1508920) 19

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

− Thời gian: Từ tháng 5 – 12/2018 Mẫu được thu vào 2 mùa, mùa nắng thu vào ngày 11/5/2018 (tại thời điểm này cuối mùa nắng và bắt đầu chuyển sang mùa mưa, lượng mưa ít nên không ảnh hưởng đến chất lượng đất mùa nắng) và mùa mưa thu vào ngày 17/8/2018

− Địa điểm: Rừng tràm Mỹ Phước, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Phương tiện nghiên cứu

- Máy GPS

- Bút mực, bút lông, sổ ghi chép

- Dụng cụ lấy mẫu: Cây khoan đất, dao, túi nhựa

- Dụng cụ phân tích mẫu: tủ sấy, tủ lạnh khô, bình hút ẩm, rây phẳng, rây lưới, cân phân tích,…

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập bản đồ có sẵn tại địa phương, các số liệu về hiện trạng môi trường (về thành phần, chất lượng môi trường đất) từ Ban quản lý rừng tràm; thu thập thông tin về diện tích, bản đồ nền tại rừng tràm Mỹ Phước; các tài liệu chuyên khảo liên quan đến đề tài: sách, báo, tạp chí khoa học,…

3.2.3 Phương pháp thu và phân tích mẫu

3.2.3.1 Xác định vị trí

- Sử dụng các dụng cụ: máy định vị GPS, bản đồ hiện trạng rừng để xác định vị trí khảo sát

- Xác định vị trí thu mẫu: Dựa vào bản đồ đã thu thập được, chọn và đánh dấu vị trí dự kiến thu mẫu trên bản đồ (để chọn cho các vị trí có khoảng cách và đại diện mẫu tương đối hợp lý) Khảo sát và thu mẫu tại 28 vị trí thuộc rừng tràm Mỹ Phước

Trang 30

Trần Thị Loan Anh (MSSV: B1508920) 20 - Khảo sát thực địa các điểm đã chọn trên bản đồ và định vị bằng công cụ GPS Sau đó, đưa vị trí khảo sát này lên bản đồ nền và căn cứ vào các tọa độ đã định vị ở lần khảo sát đó, để các lần thu mẫu sau có thể đến đúng vị trí tọa độ đã xác định

Hình 3.1 Vị trí thu mẫu đất tại rừng tràm Mỹ Phước – Sóc Trăng

3.2.3.2 Phương pháp thu mẫu

- Mẫu đất (tầng mặt) được thu thập sẽ được khoanh ô tiêu chuẩn là 100 m2, trong 1 ô tiêu chuẩn đó thu 3 mẫu đất và trộn 3 mẫu đó lại với nhau khoảng 1kg Dùng khoan tay thu mẫu, khi khoan đất thì loại bỏ lớp thực bì khúc trên rồi từ đó thu lấy phần đất khoảng 40 cm Sau đó ghi nhận tọa độ, số ô mẫu, thời gian và đặc điểm sinh cảnh

- Các mẫu đất sau khi thu có khối lượng như nhau và được cho vào túi nhựa, ghi kí hiệu mẫu, địa điểm và ngày lấy mẫu

- Sau khi thu mẫu toàn bộ mẫu đất được đưa về phòng thí nghiệm và tiến hành phơi khoảng 7 – 10 ngày ở nhiệt độ của phòng

- Mẫu đất sau khi phơi khô thì loại bỏ sỏi, đá, xác bã thực vật, tiến hành nghiền mịn và rây mẫu với lưới 2 mm

Ngày đăng: 26/05/2024, 18:03

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan