Kế hoạch bài dạy môn công nghệ lớp 2. Bài sử dụng đèn học, sách cánh diều. Kế hoạch bài dạy hoàn chỉnh, đảm bảo đúng chương trình giáo dục phổ thông 2018
Trang 1BÀI : SỬ DỤNG ĐÈN HỌC ( LỚP 3) (2 tiết)
I YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ phận chính của đèn học (1)
– Nhận biết được một số loại đèn học thông dụng (2)
– Xác định vị trí đặt đèn; bật, tắt, điều chỉnh được độ sáng của đèn học (3)
– Nhận biết và phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi sử dụng đèn học (4)
1 Phẩm chất
- Chăm chỉ, ham học: hoàn thành tốt các nhiệm vụ giáo viên giao Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học vào đời sống hằng ngày (5)
- Có trách nhiệm: trong việc bảo quản đèn học, sử dụng tiết kiệm điện (6)
- Trung thực: trong việc đánh giá ý kiến của mình, của bạn, của nhóm (7)
2 Năng lực:
2.1 Năng lực công nghệ:
* Nhận thức công nghệ:
- Thấy được vai trò của đèn học trong cuộc sống (8)
- Nhận biết được một số loại đèn học thông dụng (9)
- Biết được một số thao tác sử dụng đúng cách và an toàn (10)
- Nêu và mô tả được cấu tạo, chức năng của các bộ phận chính đèn học (11)
- Biết được tên nhà sáng chế ra bóng đèn (12)
* Sử dụng công nghệ:
- Thực hiện được các thao tác kĩ thuật cắm, bật, tắt và điều chỉnh độ sáng khi sử dụng đèn học (13)
- Sử dụng đèn học đúng cách, đặt, để đúng vị trí an toàn (14)
- Nhận biết và phòng tránh được những tình huống nguy hiểm khi sử dụng đèn học, biết cách bảo quản giữ gìn đèn học (15)
* Đánh giá công nghệ:
- Biết lựa chọn loại đèn học phù hợp với nhu cầu, điều kiện sử dụng cá nhân (16)
- So sánh và nhận biết được chức năng của một số đèn học (17)
2.2 Năng lực chung:
Trang 2* Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân
trong học tập; biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập; kiên trì thực hiện kế hoạch học tập; tự học và tự hoàn thiện mình (18)
* Giao tiếp và hợp tác:
+ Biết lắng nghe, phản hồi, giao tiếp; gương mẫu, khiêm tốn, đánh giá được
bản thân; tổ chức được hoạt động nhóm (19)
+Tích cực tham gia các hoạt động học tập (thảo luận, trao đổi, tương tác…
trong học tập) (20)
* Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đánh giá sự vật, hiện tượng, vấn đề; biết lắng
nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc; biết đánh giá vấn
đề, tình huống (21)
2.3 Năng lực đặc thù khác
- Năng lực ngôn ngữ: Dùng lời nói để mô tả các bộ phận chính, chức năng, cách sử dụng đèn học (22)
II CHUẨN BỊ
1 Học sinh
- Tìm hiểu trước về các loại đèn học
- SGK, vở bài tập
2 Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy, slide trình chiếu, trò chơi
- Các hình ảnh đèn học, sơ đồ các bộ phận chính của đèn học
- Tranh tình huống
- Vật mẫu thật về chiếc đèn học thông dụng
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A Hoạt động khởi động (5phút)
Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho học sinh vào bài học mới, kích thích sự tò mò học
tập của học sinh
………
………
Nội dung: Học sinh quan sát qua tranh ảnh, video, sơ đồ do giáo viên cung cấp.
Trang 3Sản phẩm: Phần trả lời của học sinh về tác dụng của đèn học.
Cách thực hiện, PPDH: PP trực quan, PP vấn đáp
- Gv cho HS xem video và đặt câu hỏi:
+ Trong video có hình ảnh gì?
+ Ngày xưa chưa có điện con người sử dụng
ánh sáng từ những nguồn nào?
+ Em nào có thể giới thiệu cho cô và các
bạn biết một số đồ dùng xung quanh góc học
tập của mình ?
- Câu trả lời dự kiến của HS:
+ Bàn học, bút, thước, đèn học…
+ Theo em ở góc học tập của mình đèn học
có tác dụng gì?
+ Đèn học cung cấp ánh sáng khi chúng
ta học bài nơi thiếu ánh sáng
+ Nếu trong tối mà chúng ta tắt và bật đèn
học thì em cảm thấy thế nào?
+ Tắt: Không thấy gì Bật: Thấy rất rõ mọi thứ
GV chốt và dẫn dắt vào bài học: Như các
em đã thấy, đèn học có vai trò quan trọng
trong cuộc sống hằng ngày và đặc biệt quan
trọng trong quá trình học tập của các em, để
nắm rõ hơn về đèn học, chúng ta cùng tìm
hiểu qua bài học hôm nay, bài“ Sử dụng
đèn học”.
- HS chú ý lắng nghe và nhắc lại tên bài học
B Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đèn học (20 phút)
Mục tiêu:
………
………
Nội dung: Học sinh tìm hiểu hình dáng, màu sắc, cấu tạo và chức năng các bộ phận của
đèn học thông qua vật mẫu, tranh ảnh và sơ đồ
Sản phẩm : Câu trả lời của HS, câu trả lời trên phiếu bài tập.
PPDH: PP thảo luận, PP quan sát, PP thuyết trình.
a) Tìm hiểu các bộ phận chính của đèn
học và chức năng của chúng.
- GV chiếu hình ảnh đèn học - HS quan sát
- Cho HS thảo luận nhóm 4, nêu được các bộ
phận chính của đèn học và tác dụng của
chúng
- HS làm việc nhóm quan sát, thảo luận
và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
- Đại diện các nhóm trình bày, câu trả
Trang 4lời dự kiến:
- Gọi tên các bộ phận có của đèn học ? + Các bộ phận của đèn:
• Chụp đèn
• Bóng đèn
• Thân đèn
• Đế đèn
• Nút công tắc on/off
• Dây điện
• Phích cắm điện
- Nêu chức năng của từng bộ phận trong đèn
học ?
+ Các bộ phận của đèn học có các chức năng sau:
• Chụp đèn: Giúp nâng cao hiệu quả chiếu sáng
• Bóng đèn: Dùng để chiếu sáng phục
vụ học tập
• Thân đèn: Là thành đỡ cho chụp đèn
và bóng đèn
• Đế đèn: Giúp giữ thăng bằng
• Nút công tắc on/off: Dùng để tắt mở đèn
• Dây điện: Dùng để nối nguồn điện với đèn
• Phích cắm điện: Nối nguồn điện với dây điện
- Gv gọi học sinh nhận xét
- Gv nhận xét và kết luận
- Đưa ra hình ảnh thể hiện các bộ phận của
đèn
- Sử dụng vật mẫu để học sinh quan sát và
thực hành nêu tên các bộ phận của đèn thông
dụng
- Học sinh nhận xét
- Học sinh quan sát
- Học sinh thực hành
b) Giới thiệu sơ qua về nhà sáng chế:
Thomas Edison: người chính thức đã phát - Học sinh lắng nghe và nắm được
Trang 5minh ra bóng đèn sợi đốt.
c) Thông số kĩ thuật:
- Về thông tin chủ yếu như điện áp, công
suất tiêu thụ một cách đơn giản
- Ví dụ: Thông số ghi trên đèn là :
220V-50Hz, 60W có nghĩa là đèn dùng ở lưới điện
có điện áp 220V, tần số 50Hz và công suất
của đèn là 60W
d) Nguyên lí hoạt động:
- Đưa ra sơ đồ rút gọn về nguyên lí hoạt
động cho học sinh quan sát
thông tin tên nhà sáng chế ra đèn học
- Học sinh lắng nghe và tham khảo
- Học sinh quan sát và ghi nhớ
Hoạt động 2: Một số đèn học thông dụng (10 phút)
Mục tiêu:
………
………
Nội dung: HS quan sát hình ảnh một số loại đèn học thông dụng và phân biệt.
Sản phẩm: HS nhận ra được một số loại đèn khác nhau trong cuộc sống.
PPDH: PP thảo luận, PP quan sát, PP thuyết trình.
- Chiếu hình ảnh các loại đèn học thông
dụng
- HS quan sát
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi chia sẻ
và nêu được tên gọi của các loại đèn thông
dụng và các loại đèn đã sưu tầm được
- HS thảo luận
- Mời các nhóm lên trình bày - Đại diện các nhóm lên trình bày
+ Đèn bàn dây tóc (đèn sợi đốt) + Đèn bàn dùng bóng Halogen + Đèn bàn học huỳnh quang Compact + Đèn bàn dùng bóng đèn LED hiện đại
- Cho HS nhận xét, bổ sung - HS nhận xét, bổ sung
- Giáo viên giới thiệu cho HS về một số đặc
điểm của các loại đèn
- HS lắng nghe
- Đèn bàn dây tóc: Đây là loại đèn có lịch
Trang 6sử lâu đời nhất và cũng được sử dụng nhiều
nhất
+ Giá thành rẻ, duy trì độ sáng liên tục
nhưng thường gây mỏi mắt, tốn nhiều điện
và không bền
- Đèn bàn dùng bóng Halogen:
+ Ánh sáng tốt và giá thành rẻ nhưng tuổi
thọ thấp
- Đèn bàn học huỳnh quang Compact:
+ Độ bền cao, tiết kiệm điện và giá thành
rẻ nhưng ít được sử dụng làm đèn học vì bên
trong có chứa thủy ngân gây nguy hiểm
- Đèn bàn dùng bóng đèn LED hiện đại:
+ Ánh sáng tốt, tiết kiệm điện,độ bền cao
hơn nhiều so với các loại đèn khác tuy nhiên
giá thành cao hơn
Hỏi:
- Trong cuộc sống các em thấy đèn học có đa
dạng hay không?
- Vậy nó đa dạng như thế nào?
- GV chốt lại kiến thức và kết luận: Đèn
học đa dạng về loại, màu sắc, kích thước
nhưng đều có công dụng chung là chiếu
sáng
- Có
- Đa dạng về màu sắc, kích thước, các loại…
- Học sinh lắng nghe
C Hoạt động luyện tập thực hành:
Hoạt động 3 : Thực hành sử dụng đèn học ( 10 phút)
Mục tiêu:
………
………
Nội dung: HS quan sát giáo viên hướng dẫn, video clip về cách sử dụng đèn học.
Sản phẩm: Học sinh thực hành được cách đặt đèn; bật, tắt, điều chỉnh được độ sáng của
đèn học
PPDH: PP thực hành, PP quan sát.
Trang 7- Cho HS xem video quy trình sử dụng đèn
học
- HS quan sát và thảo luận theo nhóm đôi
- Cho HS thảo luận và nêu các bước sử dụng
đèn học mà các em quan sát được - Đại diện một số nhóm trình bày
- GV nhận xét và đưa ra quy trình chuẩn:
Bước 1: Đặt đèn ở vị trí thích hợp
Bước 2: Cắm phích cắm vào ổ điện
Bước 3: Bật đèn
Bước 4: Điều chỉnh độ sáng
Bước 5: Tắt đèn khi sử dụng xong
Bước 6: Ngắt nguồn điện
- HS lắng nghe
- Các nhóm khác nhận xét
- GV đưa ra hình ảnh , hướng dẫn HS những
thao tác cắm, bật, tắt , điều chỉnh độ sáng khi
sử dụng đèn học
- HS quan sát, nhận biết cách sử dụng
- Cho HS thực hành theo các thao tác cắm,
bật, tắt, điều chỉnh độ sáng đèn học
- HS thực hành
- Mời đại diện các học sinh thực hiện biểu
diễn những thao tác cắm, bật, tắt , điều chỉnh
độ sáng khi sử dụng đèn học trước lớp
- HS thực hiện
- GV nhận xét cách thực hiện thao tác, động
Hoạt động 4: Cách phòng tránh và bảo quản khi sử dụng đèn học (15 phút)
Mục tiêu:
………
………
Nội dung: Giáo viên cho HS quan sát một số tình huống mất an toàn khi sử dụng đèn
học (chập điện, cháy bỏng, rò rỉ ở dây điện…) qua tranh ảnh, clip
Sản phẩm: HS nêu được và ghi nhớ cách xử lí các tình huống mất an toàn khi sử dụng
đèn học
PPDH: Phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm
GV đưa 4 bức tranh:
- Tình huống 1: Em thấy chị của em dùng
tay ướt để cắm phích điện đèn học.(Tranh 1)
- Tình huống 2: Giả sử em thấy bạn của em
dùng tay chạm trực tiếp vào bóng đèn
- HS quan sát
Trang 8(Tranh 2)
- Tình huống 3: Anh của em sử dụng đèn học
xong, không chịu tắt đèn và rút phích điện ra
khỏi ổ cắm sau khi sử dụng xong (Tranh 3)
- Tình huống 4: Em thấy em trai của mình
chỉnh đèn quá sát với bàn học và ánh sáng
đèn rọi trực tiếp vào mắt(Tranh 4)
- Các nhóm quan sát và thảo luận đưa ra
cách giải quyết tình huống trên:
+ GV theo dõi và hướng dẫn các nhóm
+ GV mời các nhóm trình bày
+ GV mời các nhóm nhận xét
- GV nhận xét và tuyên dương các nhóm có
cách xử lí hay hiệu quả
- GV liên hệ thực tế giáo dục HS
GV: Chốt lại kiến thức:
_ Cách sử dụng an toàn
_ Những hành động dẫn đến việc sử dụng
đèn không an toàn và cách phòng tránh
_ Cách xử lí các tình huống mất an toàn
đơn giản và báo cho người lớn biết
- Học sinh thảo luận và trình bày
- Các nhóm khác nhận xét
CÁCH BẢO QUẢN ĐÈN HỌC
- Cho HS nêu một số cách bảo quản đèn học
mà mình biết
- HS nêu
- GV nêu ra một số cách bảo quản đèn
học
+ Kiểm tra bóng định kỳ 2 năm/lần
- HS lắng nghe
+ Trong quá trình sử dụng, nếu tắc te bị đen
hoặc gỉ cần thay ngay
+ Không để đèn tại những nơi ẩm ướt, tránh
gây chập cháy
Trang 9+ Vào mùa ẩm, các bạn nên lắp đèn để bàn
vào máng đèn thay vì chỉ treo bóng
+ Khi lắp đèn, cần nhẹ tay và đúng quy tắc
bởi chỉ lệch chút thôi là có thể ảnh hưởng tới
chất lượng của sản phẩm
+ Luôn đảm bảo nguồn điện ổn định để kéo
dài tuổi thọ cho bóng và đảm bảo ánh sáng
khi sử dụng
D Hoạt động vận dụng (5 phút)
Mục tiêu:
………
………
Nội dung: HS quan sát để nắm được cách lưa chọn đèn học thông qua tranh ảnh.
Sản phẩm: HS biết cách lựa chọn đèn học phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình PPDH: PP trực quan, pp vấn đáp.
- Chiếu hình tranh ảnh, các loại đèn học có
đánh dấu số thứ tự
- HS quan sát
- Yêu cầu học sinh quan sát và lựa chọn loại
đèn học theo số thứ tự đã đánh dấu mà các
em cảm thấy phù hợp với bản thân và điều
kiện của gia đình mình
- HS thực hiện
- Mời học sinh trình bày lí do lựa chọn loại
đèn đó
- HS trình bày
+ Đèn bàn dây tóc (đèn sợi đốt) + Đèn bàn dùng bóng Halogen + Đèn bàn học huỳnh quang Compact + Đèn bàn dùng bóng đèn LED hiện đại
- Cho HS nhận xét, bổ sung - HS nhận xét
- Gv nhận xét:Nên chọn loại đèn phù
hợp với bản thân và điều kiện gia đình
- HS lắng nghe
E Củng cố dặn dò (5’)
- Tổ chức trò chơi củng cố - HS tham gia
- Gv nhận xét chung về việc thực hiện nhiệm
vụ của cả lớp trong tiết học
- Tuyên dương, ghi nhận sự cố gắng
của các cá nhân trong lớp
- GV yêu cầu học sinh về nhà thực hành
- HS lắng nghe
Trang 10cách sử dụng đèn học hiệu quả và chú ý
an toàn
- Chuẩn bị cho tiết sau