Thu hoạch cuối khóa

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Thu hoạch cuối khóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THU HOẠCH CUỐI KHÓA CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP PHẦN 1. MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài; Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện các quy định của Nhà nước trong việc tuyển dụng và sử dụng viên chức giáo dục thực hiện theo vị trí việc làm và nguyên tắc vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó. Đồng thời, người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó. Vì vậy, viên chức giáo dục phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện của mình nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ quan tuyển dụng cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Xuất phát từ thực tế đó, việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cũng như bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục trong tình hình mới. Để đáp ứng với yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tôi đã tham gia lớp học chức danh nghề nghiệp do Đại Học sư phạm Huế tổ chức giảng dạy với các chuyên đề: Năng lực hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn giáo dục THCS; Phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS; Năng lực thích ứng với sự thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên THCS; Năng lực tự học và nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong giáo dục học sinh THCS; Các quy định của pháp luật về chính sách phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông; Xu thế phát triển giáo dục phổ thông trên thế giới, chiến lược phát triển giáo dục phổ thông của Việt Nam; Chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh THCS; Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông. Đây là những nội dung hết sức bổ ích và cần thiết cho người quản lí, giáo viên giảng dạy trong việc thực thi nhiệm vụ tại đơn vị đang công tác. Với các chuyên đề của các giảng viên đã giúp cho các học viên nhận thức được nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn mới trong công tác dạy và học. Qua một thời gian học tập bản thân đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích nên tôi chọn đề tài "Phân tích một số yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở"; để làm bài thu hoạch cuối khóa. 2. Mục đích nghiên cứu; - Nghiên cứu các cơ sở để hình thành và phát triển các năng lực của giáo viên trong giảng dạy phát triển phẩm chất năng lực của học sinh theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. - Phân tích một số năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS trong giảng dạy phát triển phẩm chất năng lực của học sinh theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. - Các giải pháp để phát triển năng lực của bản thân và các giải pháp của nhà trường để phát huy năng lực của giáo viên trong đơn vị. 3. Đối tượng nghiên cứu; - Các năng lực của Giáo viên THCS trong giảng dạy phát triển phẩm chất năng lực của học sinh theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. - Liên hệ của bản thân và đơn vị đang giảng dạy về phát triển các năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu; - Phân tích một số năng lực nghề nghiệp của Giáo viên THCS trong giảng dạy phát triển phẩm chất năng lực của học sinh theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. - Liên hệ thực tế trong công tác giảng dạy của bản thân và đơn vị. 5. Cấu trúc đề tài: Gồm 3 phần - Phần 1: Mở đầu. - Phần 2: nội dung. - Phần 3: Kết luận. PHẦN 2. NỘI DUNG I. Bối cảnh. 1. Bối cảnh xã hội hiện nay: Thực hiện Chương trình GDPT 2018 cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Đối với chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cấp THCS đã thực hiện các khối 6,7,8. Dạy học theo phát triển phẩm chất năng lực của học sinh. Chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và giáo dục không chỉ là việc áp dụng công nghệ số vào quá trình học tập mà còn tạo nền tảng cho sự đổi mới và cải tiến liên tục trong giáo dục. Nó giúp mang lại những trải nghiệm học tập tốt hơn, phù hợp với xu hướng phát triển xã hội và công nghiệp 4.0. Các văn kiện chính trị của Đảng, Quốc hội và chính phủ; cụ thể là: nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013, Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2014 của chính phủ ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW và quyết định số 404/QĐ-TT ngày 27 tháng 3 năm 2015 phê duyệt đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Nghị quyết số 29/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã khẳng định: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo. Xây dựng kế hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo… Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp…” . Năng lực nghề nghiệp là thành phần quan trọng trong nhân cách người giáo viên, nó phản ánh đặc trưng lao động sư phạm và là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Để thực hiện trọng trách của mình, người giáo viên phải thực hiện thông qua năng lực nghề nghiệp hay còn gọi là “tay nghề sư phạm”. Có năng lực nghề nghiệp vững vàng và khéo léo, giáo viên không chỉ giúp cho học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ nhận thức mà bên cạnh đó còn ảnh hưởng sâu sắc đến hứng thú, thái độ và niềm đam mê học tập của học sinh. Bên cạnh đó, đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục, đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, chương trình giáo dục phổ thông 2018 đòi hỏi giáo viên phải luôn trau đồi nhân cách nghề nghiệp nói chung, năng lực nghề nghiệp nói riêng. Thực tế, một bộ phận giáo viên còn lúng túng, chưa đáp ứng yêu cầu công việc, khó thích nghi với thực tiễn công tác, dẫn đến tâm lý lo sợ và chán nản, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở các nhà trường. Do vậy, tôi xác định yêu cầu năng lực nghề nghiệp của giáo viên hiện nay để đáp ứng được với dạy học theo phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh bản thân cần xây dựng các nội dung, chuyên đề bồi dưỡng, tham gia các lớp tập huấn của giáo viên do ngành tổ chức để nâng cao năng lực nghề nghiệp của mình, tích cực trong công tác, đặc biệt là thích ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục cũng như sự phát triển của xã hội hiện đại. 2. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên. 2.1. Năng lực: Khái niệm năng lực là một phạm trù đã được các nhà Tâm lí học, giáo dục học, xã hội học xem xét từ rất lâu, xem năng lực như là một trong những thành tố cơ bản của cấu trúc nhân cách con người. Ngày nay, khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng tựu chung có hai hướng chính: Một là, xem năng lực là thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân. Đại diện cho hướng này là F.N Gônôbôlin, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Quang Uẩn, Vũ Dũng, Hoàng Phê… Theo họ, năng lực là tập hợp các thuộc tính hay phẩm chất tâm lý của cá nhân, là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo. Hai là, xem năng lực như là sự vận dụng kiến thức, kinh nghiệm vào hoạt động thực tiễn. Theo đó, các tác giả Rogies X., Barnett R., McLagan P.A cho rằng: năng lực là tập hợp các hoạt động dựa trên sự huy động và sử dụng có hiệu quả kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để giải quyết vấn đề, ứng xử phù hợp bối cảnh thực tế. Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm về năng lực, theo tôi: năng lực là tổ hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ và khả năng vận dụng linh hoạt trong các tình huống của hoạt động lao động, nhằm tạo ra sản phẩm. Năng lực còn mang đậm màu sắc cá nhân bởi nó phụ thuộc vào yếu tố tư chất và đặc điểm tâm lý (cấu trúc sinh lí thần kinh, kinh nghiệm và vốn hiểu biết, tình cảm, phẩm chất tâm lí…). Những yếu tố này chi phối và tạo nên sự khác biệt giữa các cá nhân và năng lực riêng của từng người. 2.2. Năng lực nghề nghiệp. Năng lực của mỗi cá nhân được hình thành và phát triển trong hoạt động cụ thể. Năng lực nghề nghiệp được hình thành và phát triển trong môi trường hoạt động nghề nghiệp cụ thể. Theo tôi, năng lực nghề nghiệp là tổ hợp các yếu tố kiến thức, kỹ năng, thái độ và khả năng vận dụng linh hoạt trong các tình huống của hoạt động nghề nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị đối với xã hội. 2.3. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên. 2.3.1. Cơ sở để xác định cấu trúc năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau cũng có những đặc trưng riêng, phù hợp với sự phát triển các mặt tâm lý, xã hội của HS và các yêu cầu của thực tiễn nghề nghiệp và đổi mới giáo dục trong mỗi thời điểm. Do vậy cần xác định đúng các cơ sở để xác định cấu trúc năng lực nghề nghiệp của giáo viên Qua nghiên cứu, theo tôi, cơ sở để xác định cấu trúc năng lực nghề nghiệp của giáo viên hiện nay cần dựa vào một số các qui định sau: - Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Theo thông tư 20/2018/TT-BGDĐT, chuẩn nghề nghiệp của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông gồm các tiêu chuẩn liên quan đến năng lực nghề nghiệp đó là: Tiêu chuẩn “Phát triển chuyên môn nghiệp vụ” Tiêu chuẩn “Xây dựng môi trường giáo dục” Tiêu chuẩn “Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội” Tiêu chuẩn “Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục”. Mục đích ban hành chuẩn nghề nghiệp của giáo viên nhằm làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên cuối năm học mà còn là cơ sở để xây dựng các chương trình bồi dưỡng giáo viên trong mỗi giai đoạn, đồng thời là các căn cứ quan trọng để các trường sư phạm xây dựng khung năng lực nghề nghiệp trong đào tạo sinh viên các khoa sư phạm. - Yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau: + Những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; + Những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.

Trang 1

THU HOẠCH CUỐI KHÓA

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆPPHẦN 1 MỞ ĐẦU:

1 Lý do chọn đề tài;

Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện các quy định của Nhà nước trong việc tuyểndụng và sử dụng viên chức giáo dục thực hiện theo vị trí việc làm và nguyên tắc vị tríviệc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó.Đồng thời, người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩncủa chức danh nghề nghiệp đó Vì vậy, viên chức giáo dục phải đảm bảo tiêu chuẩn, điềukiện của mình nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ quan tuyển dụng cũng như hoàn thành tốtnhiệm vụ được giao Xuất phát từ thực tế đó, việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danhnghề nghiệp giáo viên có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo chuẩn nghề nghiệp giáoviên cũng như bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáoviên nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục trong tình hình mới Để đáp ứng với yêu cầu vềchuẩn nghề nghiệp giáo viên tôi đã tham gia lớp học chức danh nghề nghiệp do Đại Họcsư phạm Huế tổ chức giảng dạy với các chuyên đề: Năng lực hỗ trợ đồng nghiệp trongphát triển chuyên môn giáo dục THCS; Phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viênTHCS; Năng lực thích ứng với sự thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viênTHCS; Năng lực tự học và nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa họctrong giáo dục học sinh THCS; Các quy định của pháp luật về chính sách phát triển độingũ giáo viên phổ thông; Xu thế phát triển giáo dục phổ thông trên thế giới, chiến lượcphát triển giáo dục phổ thông của Việt Nam; Chuyển đổi số trong hoạt động dạy học vàgiáo dục học sinh THCS; Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông

Đây là những nội dung hết sức bổ ích và cần thiết cho người quản lí, giáo viêngiảng dạy trong việc thực thi nhiệm vụ tại đơn vị đang công tác Với các chuyên đề củacác giảng viên đã giúp cho các học viên nhận thức được nhiều vấn đề về lý luận và thựctiễn mới trong công tác dạy và học Qua một thời gian học tập bản thân đã tiếp thu được

nhiều kiến thức bổ ích nên tôi chọn đề tài "Phân tích một số yêu cầu về năng lực nghềnghiệp của giáo viên trung học cơ sở"; để làm bài thu hoạch cuối khóa.

2 Mục đích nghiên cứu;

- Nghiên cứu các cơ sở để hình thành và phát triển các năng lực của giáo viêntrong giảng dạy phát triển phẩm chất năng lực của học sinh theo chương trình Giáo dụcphổ thông 2018.

- Phân tích một số năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS trong giảng dạy pháttriển phẩm chất năng lực của học sinh theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

- Các giải pháp để phát triển năng lực của bản thân và các giải pháp của nhàtrường để phát huy năng lực của giáo viên trong đơn vị.

3 Đối tượng nghiên cứu;

- Các năng lực của Giáo viên THCS trong giảng dạy phát triển phẩm chất năng

lực của học sinh theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

- Liên hệ của bản thân và đơn vị đang giảng dạy về phát triển các năng lực nghềnghiệp của giáo viên THCS.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu;

- Phân tích một số năng lực nghề nghiệp của Giáo viên THCS trong giảng dạyphát triển phẩm chất năng lực của học sinh theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

- Liên hệ thực tế trong công tác giảng dạy của bản thân và đơn vị.

5 Cấu trúc đề tài: Gồm 3 phần

- Phần 1: Mở đầu.

Trang 2

- Phần 2: nội dung.- Phần 3: Kết luận.

PHẦN 2 NỘI DUNGI Bối cảnh

1 Bối cảnh xã hội hiện nay:

Thực hiện Chương trình GDPT 2018 cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúphọc sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã họcvào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xâydựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâmhồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự pháttriển của đất nước và nhân loại Đối với chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cấpTHCS đã thực hiện các khối 6,7,8 Dạy học theo phát triển phẩm chất năng lực của họcsinh

Chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và giáo dục không chỉ là việc áp dụngcông nghệ số vào quá trình học tập mà còn tạo nền tảng cho sự đổi mới và cải tiến liêntục trong giáo dục Nó giúp mang lại những trải nghiệm học tập tốt hơn, phù hợp với xuhướng phát triển xã hội và công nghiệp 4.0

Các văn kiện chính trị của Đảng, Quốc hội và chính phủ; cụ thể là: nghị quyết số29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013, Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11năm 2014, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2014 của chính phủ ban hànhchương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW và quyết địnhsố 404/QĐ-TT ngày 27 tháng 3 năm 2015 phê duyệt đổi mới chương trình sách giáo khoagiáo dục phổ thông.

Nghị quyết số 29/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổimới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đạihóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tếđã khẳng định: “ Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mớigiáo dục đào tạo Xây dựng kế hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo vàcán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh,quốc phòng và hội nhập quốc tế Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấphọc và trình độ đào tạo… Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo,đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầunâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp… ”

Năng lực nghề nghiệp là thành phần quan trọng trong nhân cách người giáo viên,nó phản ánh đặc trưng lao động sư phạm và là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chấtlượng giáo dục trong các nhà trường Để thực hiện trọng trách của mình, người giáoviên phải thực hiện thông qua năng lực nghề nghiệp hay còn gọi là “tay nghề sư phạm”.Có năng lực nghề nghiệp vững vàng và khéo léo, giáo viên không chỉ giúp cho học sinhhoàn thành tốt nhiệm vụ nhận thức mà bên cạnh đó còn ảnh hưởng sâu sắc đến hứngthú, thái độ và niềm đam mê học tập của học sinh

Bên cạnh đó, đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục, đổi mới chươngtrình, sách giáo khoa phổ thông, chương trình giáo dục phổ thông 2018 đòi hỏi giáoviên phải luôn trau đồi nhân cách nghề nghiệp nói chung, năng lực nghề nghiệp nóiriêng Thực tế, một bộ phận giáo viên còn lúng túng, chưa đáp ứng yêu cầu công việc,khó thích nghi với thực tiễn công tác, dẫn đến tâm lý lo sợ và chán nản, ảnh hưởng đếnchất lượng giáo dục ở các nhà trường

Do vậy, tôi xác định yêu cầu năng lực nghề nghiệp của giáo viên hiện nay để đápứng được với dạy học theo phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh bản thân cần

Trang 3

xây dựng các nội dung, chuyên đề bồi dưỡng, tham gia các lớp tập huấn của giáo viên dongành tổ chức để nâng cao năng lực nghề nghiệp của mình, tích cực trong công tác, đặcbiệt là thích ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục cũng như sự phát triển của xã hội hiệnđại

2 Năng lực nghề nghiệp của giáo viên

2.1 Năng lực:

Khái niệm năng lực là một phạm trù đã được các nhà Tâm lí học, giáo dục học, xãhội học xem xét từ rất lâu, xem năng lực như là một trong những thành tố cơ bản của cấutrúc nhân cách con người Ngày nay, khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩakhác nhau, nhưng tựu chung có hai hướng chính:

Một là, xem năng lực là thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân Đại diện cho hướng

này là F.N Gônôbôlin, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Quang Uẩn, Vũ Dũng, Hoàng Phê…Theo họ, năng lực là tập hợp các thuộc tính hay phẩm chất tâm lý của cá nhân, là đặcđiểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo

Hai là, xem năng lực như là sự vận dụng kiến thức, kinh nghiệm vào hoạt độngthực tiễn Theo đó, các tác giả Rogies X., Barnett R., McLagan P.A cho rằng: năng lực là

tập hợp các hoạt động dựa trên sự huy động và sử dụng có hiệu quả kiến thức, kinhnghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để giải quyết vấn đề, ứng xử phù hợp bối cảnhthực tế

Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm về năng lực, theo tôi: năng lực là tổ hợp cáckiến thức, kĩ năng, thái độ và khả năng vận dụng linh hoạt trong các tình huống củahoạt động lao động, nhằm tạo ra sản phẩm

Năng lực còn mang đậm màu sắc cá nhân bởi nó phụ thuộc vào yếu tố tư chất vàđặc điểm tâm lý (cấu trúc sinh lí thần kinh, kinh nghiệm và vốn hiểu biết, tình cảm,phẩm chất tâm lí…) Những yếu tố này chi phối và tạo nên sự khác biệt giữa các cánhân và năng lực riêng của từng người

2.2 Năng lực nghề nghiệp

Năng lực của mỗi cá nhân được hình thành và phát triển trong hoạt động cụ thể.Năng lực nghề nghiệp được hình thành và phát triển trong môi trường hoạt động nghềnghiệp cụ thể Theo tôi, năng lực nghề nghiệp là tổ hợp các yếu tố kiến thức, kỹ năng,thái độ và khả năng vận dụng linh hoạt trong các tình huống của hoạt động nghề nghiệpnhằm tạo ra sản phẩm có giá trị đối với xã hội.

2.3 Năng lực nghề nghiệp của giáo viên

2.3.1 Cơ sở để xác định cấu trúc năng lực nghề nghiệp của giáo viên.

Năng lực nghề nghiệp của giáo viên trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau cũng cónhững đặc trưng riêng, phù hợp với sự phát triển các mặt tâm lý, xã hội của HS và cácyêu cầu của thực tiễn nghề nghiệp và đổi mới giáo dục trong mỗi thời điểm Do vậy cầnxác định đúng các cơ sở để xác định cấu trúc năng lực nghề nghiệp của giáo viên

Qua nghiên cứu, theo tôi, cơ sở để xác định cấu trúc năng lực nghề nghiệp của giáoviên hiện nay cần dựa vào một số các qui định sau:

- Chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Theo thông tư 20/2018/TT-BGDĐT, chuẩn nghề nghiệp của giáo viên cơ sở giáodục phổ thông gồm các tiêu chuẩn liên quan đến năng lực nghề nghiệp đó là: Tiêu chuẩn“Phát triển chuyên môn nghiệp vụ”

Tiêu chuẩn “Xây dựng môi trường giáo dục”

Tiêu chuẩn “Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội” Tiêuchuẩn “Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thácvà sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục”

Trang 4

Mục đích ban hành chuẩn nghề nghiệp của giáo viên nhằm làm cơ sở để đánh giá,xếp loại giáo viên cuối năm học mà còn là cơ sở để xây dựng các chương trình bồidưỡng giáo viên trong mỗi giai đoạn, đồng thời là các căn cứ quan trọng để các trườngsư phạm xây dựng khung năng lực nghề nghiệp trong đào tạo sinh viên các khoa sưphạm

- Yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh nhữngphẩm chất chủ yếu sau: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Chươngtrình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõisau:

+ Những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phầnhình thành, phát triển : năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực

giải quyết vấn đề và sáng tạo;

+ Những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua mộtsố môn học và hoạt động giáo dục nhất định : năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán,

năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lựcthẩm mỹ, năng lực thể chất

+ Với những yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần đạt được của học sinh, các mônhọc và hoạt động giáo dục bắt buộc (đối với cấp Tiểu học, THCS, THPT) và các chuyênđề học tập (đối với cấp THPT) là những cơ sở quan trọng để định hướng cho giáo viêntrong quá trình tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học Theo định hướng trongviệc thực hiện chương trình môn học, giáo viên cần phải có những năng lực sau: Tăngcường, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh; hướng dẫn học sinh nghiên cứu sáchgiáo khoa và tài liệu học tập để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức Vận dụng phươngpháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, chú trọng việc pháthiện và giải quyết vấn đề, sử dụng các phương tiện trực quan, hướng dẫn học sinh cáchtìm tòi, khai thác các nguồn thông tin, tư liệu trên Internet phục vụ học tập Tích cực ứngdụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học; Rèn luyện cho học sinh kĩ năngvận dụng kiến thức môn học để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn;

+ Vận dụng kết hợp nhiều hình thức đánh giá, phương pháp đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

+ Với những yêu cầu về tổ chức thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018,đòi hỏi cần có những thay đổi trong cấu trúc năng lực nghề nghiệp của giáo viên, hướngđến việc dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, đa dạng và hiệu quả

- Đặc trưng của lao động sư phạm: Lao động sư phạm của giáo viên là lao động đặc

thù, được thể hiện qua các đặc điểm sau:

+ Mục đích của lao động sư phạm: Hoạt động nghề nghiệp của giáo viên cần phải

hướng đến hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh thông qua quá trìnhdạy học và giáo dục Quá trình này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và thốngnhất ở các bậc học, cấp học từ mầm non đến phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dụcđại học

+ Đối tượng của lao động sư phạm: Với vai trò là chủ thể của hoạt động sư phạm,đối tượng của giáo viên là người học, là những người đang trong quá trình trưởng thành,họ cần sự tác động, giúp đỡ của người Thầy để hình thành, phát triển và hoàn thiện nhâncách Tuy nhiên học sinh là một đối tượng đặc biệt, biết tiếp thu những tác động củangười Thầy một cách tích cực, chủ động và biết chuyển hóa những tác động, yêu cầucủa giáo viên thành nhu cầu, mong muốn chính đáng của bản thân mình, hay nói cáchkhác, biết chuyển hóa quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục

Trang 5

- Công cụ của lao động sư phạm: Để thực hiện có hiệu quả hoạt động sư phạm,

giáo viên phải sử dụng các công cụ sư phạm như: Bảng, phấn, sách giáo khoa, đồ dùngdạy học, phương tiện kỹ thuật, thiết bị, công nghệ giáo dục Đặc biệt, giáo viên còn sửdụng một công cụ vô cùng đặc biệt và quan trọng đó là nhân cách nghề nghiệp với cácphẩm chất và năng lực đặc thù của nghề sư phạm Nhân cách nghề nghiệp của giáo viênlà công cụ hữu hiệu và sắc bén để ảnh hưởng và giáo dục học sinh một cách hiệu quả

- Sản phẩm của lao động sư phạm: Sản phẩm của lao động sư phạm của giáo viên

chính là sự phát triển nhân cách của học sinh sau một quá trình học tập, rèn luyện dưới sự tác động, giúp đỡ của giáo viên

- Lao động sư phạm của người giáo viên là dạng lao động đặc thù, với mục đích,nhiệm vụ là giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người có nhân cách hoàn thiện, đáp ứngyêu cầu xã hội Lao động sư phạm của giáo viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng, hơn nữagiáo viên phải dùng chính nhân cách nghề nghiệp (gồm phẩm chất và năng lực) để tácđộng đến học sinh và tập thể học sinh Như vậy, nhân cách nghề nghiệp của giáo viênđáp ứng yêu cầu giáo dục và giàu nghệ thuật sư phạm sẽ có ảnh hưởng vô cùng quantrọng đến quá trình giáo dục và tự giáo dục của học sinh Thông qua các hoạt động sưphạm, cụ thể là hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, giáo viên tổ chức điều khiểnhọc sinh lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức khoa học, phát triển các phẩm chất, năng lực trí tuệvà giáo dục đạo đức, lối sống Muốn vậy, giáo viên cần có những năng lực nghềnghiệp đặc thù để giáo dục toàn diện học sinh, năng lực đặc thù phải bao quát toàn bộhoạt động sư phạm, không chỉ trong quá trình dạy học mà còn thể hiện trong giáo dụchọc sinh

2.3.2 Cấu trúc năng lực nghề nghiệp của giáo viên

Hoạt động nghề nghiệp của giáo viên là quá trình hình thành và phát triển toàn diệnnhân cách cho học sinh thông qua dạy học, giáo dục, các hoạt động tự học, tự nghiên cứuvà

hoạt động xã hội, cộng đồng Vì vậy, năng lực nghề nghiệp của giáo viên không chỉthể hiện ở khả năng dạy học, giáo dục mà bao gồm cả các kĩ năng mềm, kỹ năng sửdụng CNTT, kỹ năng hoạt động xã hội, kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho học sinh … Tất cả những kỹ năng này được hình thành và phát triển trong học tập, rèn nghề, tự bồidưỡng và tự rèn luyện ở trường sư phạm

Từ cơ sở phân tích trên, theo tôi, năng lực nghề nghiệp của giáo viên gồm có:

Thứ nhất, Năng lực dạy học gồm các năng lực sau:

Năng lực chuyên môn; Năng lực thiết kế chương trình, kế hoạch dạy học theohướng p hát triển phẩm chất, năng lực học sinh; N ăng lực tổ chức quá trình dạy học;Năng lực sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy phẩm chất và năng lựchọc sinh; Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học theo hướng phát huy phẩm chấtvà năng lực học sinh; Năng lực ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học;Năng lực khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, công nghệ vàhọc liệu trong dạy học; N ăng lực tư vấn, hỗ trợ và giúp đỡ học sinh, đặc biệt là học sinhcá biệt trong quá trình dạy học; Năng lực dạy học theo các lý thuyết, mô hình dạy họchiện đại (dạy học theo định hướng STEM, STEAM, dạy học phân hóa, dạy học tíchhợp…); Năng lực hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu các vấn đề lý luận và thựctiễn

Thứ hai, Năng lực giáo dục gồm các năng lực sau :

Năng lực tìm hiểu học sinh; Năng lực thiết kế chương trình, kế hoạch giáo dục;Năng lực giáo dục qua môn học và các hoạt động giáo dục; Năng lực tổ chức các hoạtđộng giáo dục (hoạt động trải nghiệm; hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp…); Nănglực sử dụng các phương pháp giáo dục; Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục;

Trang 6

Năng lực sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin trong giáo dục; Năng lực tư vấn, hỗ trợvà giúp đỡ học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt trong quá trình giáo dục; N ăng lực tư vấntâm lý, hướng nghiệp cho học sinh ; lồng ghép các hoạt động tư vấn tâm lý, hướng nghiệpvào trong hoạt động dạy học và giáo dục; N ăng lực xây dựng môi trường giáo dục; Nănglực quản lý học sinh.

Thứ ba, Năng lực cá nhân Gồm các năng lực sau:

Năng lực giao tiếp; Năng lực ngôn ngữ; Năng lực nghiên cứu khoa học; Năng lựctự học, tự bồi dưỡng; Năng lực phát triển chương trình giáo dục và tài liệu dạy học;Năng lực phát triển nghề nghiệp của bản thân; Năng lực giải quyết xung đột; Năng lựchướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong thực hiện hoạt động nghề nghiệp; Năng lực hướngdẫn, hỗ trợ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển năng lực chuyên môn, nghiệpvụ.

Thứ tư, Năng lực xã hội gồm các năng lực sau: Năng lực p hối hợp với đồng

nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh; Năng lựchoạt động xã hội

2.3.3 Yêu cầu đối với GV trong việc tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục pháttriển phẩm chất, năng lực.

GV cần tổ chức chuỗi hoạt động học để HS chủ động khám phá những điều chưabiết Tổ chức là sự sắp xếp, bố trí cho thành một chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc

và những chức năng chung nhất định Chuỗi hoạt động học là tập hợp các hoạt động họctập được sắp xếp theo một trình tự nhất định Tổ chức chuỗi các hoạt động học tập làviệc GV sắp xếp, bố trí các hoạt động học tập theo một trình tự nhất định, phù hợp vớimục tiêu bài học CT GDPT 2018, định hướng các hoạt động học tập của HS bao gồmhoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụngnhững điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống),được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học, đặc biệt là công cụ tin học và các hệthống tự động hoá của kĩ thuật số

Trong dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất - năng lực, yêu cầu này đòi hỏiGV phải có khả năng thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học của HS để HS tíchcực chủ động tham gia và thực hiện các nhiệm vụ học tập, từ đó tìm hiểu các kiến thức,kĩ năng mới, vừa học hỏi được phương pháp để hình thành kiến thức, kĩ năng đó Cácnhiệm vụ học tập có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà, không gói gọn trong phạmvi một tiết học Để hướng đến mục tiêu phát triển phẩm chất - năng lực đã đặt ra trongbài học, ở mỗi hoạt động học cần xác định rõ các yếu tố: mục tiêu hoạt động, nội dunghoạt động, sản phẩm học tập của HS, cách thức tiến hành, phương án kiểm tra đánh giámức độ mà HS đạt được mục tiêu do GV đã đề ra Trong quá trình tổ chức các hoạtđộng học, GV cần theo dõi, có những phương án hỗ trợ HS khi cần thiết

Công văn số 5555/BGDĐT- GDTrH V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổimới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt độngchuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng đã nêu rõquá trình dạy học mỗi chuyên đề cần được thiết kế thành các hoạt động học của HSdưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà.HS tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sựhướng dẫn của GV Phân tích hoạt động dạy học của GV cần tuân thủ quan điểm phântích hiệu quả hoạt động học của HS, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, địnhhướng hoạt động học cho HS của GV Các tiêu chí cụ thể được đưa ra có thể đề cập (BộGiáo dục và Đào tạo, 2014):

2.4 Năng lực dạy học là một thành phần của năng lực giáo dục và năng lực

Trang 7

quan trọng nhất của người giáo viên:

2.4.1 Năng lực thiết kế dạy học: Thiết kế dạy học là công việc quan trọng của

giáo viên trong hoạt động dạy học Tất cả các những công việc chuẩn bị cho buổi dạyhọc phải được thể hiện trong bản thiết kế dạy học - giáo án Năng lực thiết kế dạy họcđược thể hiện qua một số năng lực cụ thể hơn là:

2.4.1.1 Năng lực chuẩn bị thiết kế bài học: Để có thể chuẩn bị thiết kế dạy học

được tốt, đòi hỏi người GV phải có năng lực hiểu HS lớp được phân công giảng dạy;năng lực nghiên cứu chương trình, kế hoạch đào tạo; xác định được các mục tiêu cần đạttrong bài học (nội dung dạy học); năng lực thu thập giáo trình, tài liệu; năng lực nghiêncứu tài liệu Trong nhiều năng lực kể trên, năng lực hiểu biết đối tượng (năng lực hiểuHS lớp được phân công dạy) là một trong những năng lực quan trọng của năng lực

chuẩn bị thiết kế dạy học Năng lực này thể hiện sự xác định khả năng nắm vững nhữngkiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cần có trước liên quan đến bài học ở HS (để lựa chọn hoạtđộng học) Nhờ có năng lực này, người GV dễ dàng xác định được sự phát triển phảmchất và năng lực của học sinh Phân tích đặc điểm hoạt động của lớp học để có phươngán tổ chức lớp; Phân tích các điều kiện thực hành hiện có để chuẩn bị phương án tổ chứclớp học hợp lí; Xác định những hạt nhân cho mỗi nhóm và cách tổ chức nhóm (nếu cóthảo luận hoặc làm việc nhóm) Vì vậy, biểu hiện trước hết của năng lực hiểu biết đốitượng là ở chỗ, người GV biết xác định được các phẩm chất và năng lực của học sinhcần đạt.

2.4.1.2: Năng lực thiết kế bài học: Thiết kế bài học là một quá trình có tính hệ

thống để biến các nguyên tắc dạy học thành kế hoạch hoạt động dạy, hoạt động học vàsử dụng, khai thác phương tiện, tài liệu học tập Thiết kế bài học gắn với việc viết mụctiêu bài học, xác định nội dung và hoạt động dạy học, thiết kế các tài liệu học tập

Theo dạy học phát triển phẩm chất năng lực của học sinh, thiết kế bài học dựa trênmấy luận điểm chính sau:

a Dạy và học tích cực phải là lấy hoạt động học làm trung tâm hình thành ở ngườihọc vào cuối bài, thể hiện tập trung ở những hành động mà mọi người học phải thựchiện được

b Kế hoạch dạy học với ý nghĩa là sản phẩm của thiết kế dạy học phải thể hiệnđược kế hoạch của các hoạt động học kết hợp với kế hoạch khai thác các phương tiện,tài liệu

c Khi mang ý nghĩa là một qui trình chặt chẽ, từng hoạt động trong kế hoạch dạyhọc phải đạt đến một yêu cầu chất lượng cụ thể có thể đo đếm, quan sát được, làm cơ sởđể quyết định để chuyển sang bước kế tiếp.

Hệ thống hoạt động dạy và hoạt động học và sự phối hợp giữa chúng thể hiện phương pháp dạy học được chọn Chú trọng hình thành PC & NL; lấy mục tiêu học để làm, học để cùng chung sống làm trọng

2.4.1.3 Năng lực xác định hoạt động dạy học.

Hoạt động dạy học theo Phẩm chất năng lực học sinh thường bắt đầu từ hoạt độngcủa người học, do vậy năng lực này thể hiện ở việc xác định được những hoạt động củangười học trong buổi học Xác định được các hoạt động mà HS phải tiến hành cũng đồngnghĩa với xác định phương pháp dạy học, vì mỗi hoạt động của HS cần có ít nhất mộthoạt động tương ứng của GV để hướng dẫn, tổ chức, đánh giá các hoạt động đó

Giáo viên là người tổ chức các hoạt động, hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, chiếmlĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khảnăng giao tiếp… giáo viên sử dụng nhiều phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tíchcực (giải quyết vấn đề, hợp tác, khám phá…) phù hợp với yêu cầu cần đạt về phẩm

Trang 8

chất & năng lực của người học Học sinh chủ động tham gia hoạt động, có nhiều cơhội được bày tỏ ý kiến, tham gia phản biện, tìm kiếm tri thức, kĩ năng

- Kế hoạch bài dạy được thiết kế dựa vào trình độ và năng lực của học sinh;phương pháp dạy học

2.4.1.4 Năng lực tiến hành dạy học.

Điều khiển hoạt động của người học nhằm lĩnh hội được phẩm chất và năng lực,hình thành thái độ nghề nghiệp, chứ không phải là áp đặt những thứ đó cho người học.Năng lực tiến hành dạy học được biểu hiện ở chỗ: Hiểu biết sâu, thấu đáo về các phươngpháp dạy học mới và biết vận dụng một cách phù hợp với từng nội dung, điều kiện dạyhọc cụ thể; Tổ chức quá trình nhận thức tri thức, rèn luyện kĩ năng rõ ràng, dễ hiểu vàlàm cho nó trở lên vừa sức với đối tượng người học; Gây hứng thú và kích thích ngườihọc suy nghĩ tích cực và độc lập; Tạo ra tâm thế có lợi cho sự lĩnh hội, rèn luyện, khắcphục sự suy giảm của hoạt động trong giờ giảng hoặc thái độ thờ ơ, uể oải); xếp chúngthành trình tự hợp lí, xác định các yếu tổ khó, các khâu chuyển tiếp, dự kiến các sai sótcó thể xảy ra khi HS luyện tập; Chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ cần thiết tương ứng;Định mức thời gian thực hiện và dự kiến những giải thích kèm Năng lực tiến hành dạyhọc bao gồm một số theo; Dự kiến vị trí và các điều kiện biểu diễn để năng lực thành tốsau:

2.4.1.5 Năng lực sử dụng các phương pháp dạy học.

Mỗi một phương pháp dạy học, dù truyền thống hay hiện đại, đều nhấn mạnh lênmột khía cạnh nào đó của cơ chế dạy học hoặc nhấn mạnh lên mặt nào của cơ chế dạyhọc hoặc nhấn mạnh lên mặt nào đó thuộc về vai trò của người dạy Chính vì thế màkhông có một phương pháp giảng dạy nào mà không có một phương pháp giảng dạy nàođược cho là lí tưởng, là tối ưu nhất trong dạy học Mỗi một phương pháp đều có ưu điểmcủa nó Điều quan trọng của năng lực này là người dạy biết khai thác, vận dụng, sử dụngmột cách tối ưu, hiệu quả các phương pháp trong điều kiện có thể Phương pháp dạy họctruyền thống phải được kết hợp với các phương pháp dạy học hiện đại để phát huy tínhtích cực của người học Như vậy, năng lực này đòi hỏi GV phải biết vận dụng phươngpháp dạy học một cách sáng tạo vào các nội dung bài giảng cụ thể

Phương pháp, giáo dục được hiểu là cách thức, con đường hoạt động chung giữangười dạy và người học, trong những điều kiện dạy học, giáo dục xác định, nhằm đạt tớimục tiêu dạy học và giáo dục đã xác định Tài liệu này quan tâm đến phương pháp dạyhọc áp dụng đối với các môn học và hoạt động giáo dục, theo đó phương pháp dạy học,giáo dục được định nghĩa là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa người dạy vàngười học, trong những điều kiện dạy học, giáo dục xác định, nhằm đạt tới mục tiêu dạyhọc, giáo dục Có nhiều cách phân loại phương pháp dạy học Dựa trên cơ sở nhấn mạnhphương diện lập kế hoạch hành động dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn, có thể phân loạiPPDH theo ba bình diện là quan điểm dạy học (phương pháp dạy học theo nghĩa rộng),phương pháp dạy học (theo nghĩa hẹp) và KTDH Trong tài liệu này, phương pháp dạyhọc

được tiếp cận theo nghĩa chung, bao gồm quan điểm dạy học ( phương pháp dạy họcnghĩa rộng), PPDH (PPDH nghĩa hẹp) và cả các KTDH cụ thể để tiến hành PPDH Đặcbiệt, GV phải có sự hiểu biết về nội hàm của KTDH, trong đó lưu tâm đến cách thức sửdụng để từ đó có cơ sở lựa chọn PPDH sao cho hiệu quả Mỗi PPDH, KTDH đều có đặcđiểm, ưu điểm và hạn chế nhất định Điều quan trọng là cần lựa chọn các PPDH, KTDHphù hợp với khả năng của HS, của GV; tính chất của hoạt động cụ thể trong kế hoạchbài dạy, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, địa phương nhằm đạt được mục tiêudạy học đã đề ra Trong dạy học phát triển PC và NL, cần chú trọng khai thác các PPDH,KTDH tích cực, hiện đại cũng chính là các PPDH, KTDH đặc trưng nhằm phát triển PC,

Trang 9

NL người học để HS có cơ hội chủ động tham gia vào các hoạt động học tập, từ đó pháttriển các PC và NL cần thiết

2 4.1.6 Năng lực sử dụng phương tiện dạy học

GV phải có năng lực sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học, biết đưa mô hình,học cụ cho học sinh quan sát đúng lúc, để tập trung sự chú ý của HS Nếu khai thácđược các phương tiện dạy học, thiết bị thực hành sẽ giúp cho HS tiếp cận với thực tế,GV đỡ vất vả trong giờ lên lớp, giờ giảng sẽ trở nên hấp dẫn, HS chú ý vào nội dung bàigiảng, hiệu quả giờ giảng sẽ tăng lên rõ rệt Nguyên tắc chung khi khai thác và sử dụngphương tiện dạy học đó là: Đảm bảo phục vụ thiết thực cho bài giảng; Sử dụng phù hợpvới đặc điểm tâm sinh lí của HS; Sử dụng đúng lúc, đúng cách, đủ cường độ; Đảm bảocác quy tắc điều khiển và vận hành; sử dụng phải an toàn

2.4.1.7 Năng lực tổ chức hoạt động theo nhóm.

Dạy học theo nhóm vừa là một hình thức dạy học vừa là một phương pháp dạy họctích cực đang được sử dụng phổ biến vì tính ưu việt của nó cả về mặt xã hội và về giáodục Tuy nhiên, muốn dạy học tương tác theo nhóm có kết quả, người GV cần có cácNLTH sau đây

a) Năng lực chuẩn bị: Đòi hỏi GV phải có có khả năng chuẩn bị nội dung, về

phương pháp dạy học, chuẩn bị tài liệu, phương tiện, thiết bị luyện tập, vị trí luyệntập.v.v để đảm bảo cho hoạt động nhóm được thực hiện có hiệu quả

b) Năng lực tổ chức, quản lí : Đòi hỏi GV phải biết thủ thuật chia nhóm theo yêu

cầu của bài học và mục đích dạy học của mình Theo dõi hoạt động của các nhóm (ghibiên bản, ghi chép, theo dõi, ), gợi ý kịp thời các vướng mắc của các nhóm,

2.4.1.8 Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ là năng lực biểu đạt rõ ràng, mạch lạc ýnghĩ và tình cảm của mình bằng lời nói cũng như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ Năng lực nàyđòi hỏi GV phải chú ý đến cả nội dung và hình thức biểu đạt cụ thể:

a) Về nội dung: Ngôn ngữ phải chứa đựng mật độ thông tin lớn, diễn tả, trình bàyphải chính xác, cô đọng, súc tích, Lời nói phải phản ánh được tính kế tục, đảm bảo thôngtin logic;

b) Về hình thức: Ngôn ngữ giản dị, sinh động, giàu hình ảnh, có ngữ điệu, sángsủa, biểu cảm với cách phát âm mạch lạc trong đó không có những sai phạm về tu từhọc, về ngữ pháp, về ngữ âm Hình thức trình bày sao cho dễ hiểu, có chiều sâu về tưtưởng, có sức lay động tâm hồn người học

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của người GV Người GV có ngôn ngữ rõ ràng,diễn cảm sẽ giúp cho HS hiểu bài tốt hơn, HS sẽ tập trung chủ ý trong giờ giảng Ngônngữ còn là yếu tố của tài năng sư phạm, nhiều GV nhờ có khả năng diễn đạt tốt mà làmcho HS dễ tiếp thu bài giảng

2.4.1.9 Năng lực xử lí tình huống sư phạm.

Tình huống sư phạm là hiện tượng, sự việc xẩy ra trong quá trình giáo dục mà GV

phải giải quyết Trong thực tế dạy học có rất nhiều loại tình huống sư phạm xảy ra như:c) Các tình huống về cách ứng xử của HS Hoạt động dạy học và giáo dục luôn diễn rahết sức phức tạp, đa dạng, vì vậy đòi hỏi người GV phải có năng các tình huống sưphạm nảy sinh, đáp ứng được các tình huống sư phạm nảy sinh,

a) Các tình huống về kiến thức, kĩ năng;

b) Các tình huống về tư thế, tác phong, trang phục của GV;

c) Các tình huống về cách ứng xử của HS Hoạt động dạy học và giáo dục luôndiễn ra hết sức phức tạp, đa dạng, vì vậy đòi hỏi người GV phải có năng các tình huốngsư phạm nảy sinh, đáp ứng được các tình huống sư phạm nảy sinh, đáp ứng được yêu

Trang 10

cầu của dạy học và giữ được uy tín cho GV

2.4.1.10 Năng lực kiểm tra, đánh giá dạy học.

Năng lực này đòi hỏi việc kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, công

bằng và chuẩn xác.Làm được như thế thì uy tín của người GV sẽ được tăng lên, tạo rađược niềm tin của HS Ngoài việc đánh giá kết quả học tập của HS công, hạn chế củatừng bài giảng để có biện pháp khắc phục Để đánh giá kết quả học tập của HS đượckhách quan, công bằng và chuẩn xác, đòi hỏi GV phải có năng lực biên soạn công cụđánh giá, năng lực sử dụng các công cụ đánh giá, năng lực phân tích các minh chứngđánh giá, vận dụng thành thạo và linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật kiểm tra, đánhgiá theo tiếp cận Phát triển phẩm chất năng lực của học sinh

2.4.1.11 Năng lực quản lí dạy học:

Để đảm bảo dạy học thành công, đòi hỏi người GV không chỉ có các năng lực

thiết kế dạy học, tiến hành dạy học, kiểm tra đánh giá mà còn phải có năng lực quản líquá trình thực hiện công việc (dạy học) của chính mình, đảm bảo cho việc dạy học đạtmục tiêu đề ra Năng lực quản lí dạy học thể hiện ở việc người GV phải biết thu thậpthông tin để lập các kế hoạch, lịch trình, thời gian biểu cho hoạt động dạy học (lập kếhoạch); biết huy động phân phối, tổ chức các nguồn lực, quản lí lớp học thực hiện);hướng dẫn, điều hành công việc học tập trong lớp, nhóm, đảm bảo tiến trình và thời giandạy học để việc dạy học đạt mục tiêu dạy học đã đề ra (chỉ đạo, điều khiển) Mặt khác,phải biết tự kiểm tra

Như vậy, theo dạy học theo phát triển phẩm chất năng lực của học sinh, của GV đãđược xác định rõ cả về cấu trúc, nội dung, thể hiện tính khoa học và thực tiễn cao GiáoViên THCS là sự phản ảnh toàn bộ các nhiệm vụ, công việc dạy học hàng ngày củangười giáo viên trong một hệ thống thống nhất, chặt chẽ, logic Đây sẽ là cơ sở quantrọng để thiết kế.

II Các xu thế của giáo dục phổ thông trên thế giới:

Xu hướng hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học, giáo dục phát triển phẩmchất, năng lực: Ngày nay, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực đang trở nên phổ biếntrên thế giới Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực thể hiện sự quan tâm tới việcngười học làm được gì sau quá trình đào tạo chứ không thuần túy là chỉ biết được gì;quan tâm tới người dạy sẽ dạy như thế nào để hình thành phẩm chất, năng lực của ngườihọc chứ không phải chỉ là dạy nội dung gì cho người học với mong muốn người họcbiết càng nhiều, càng sâu Dạy học hiện đại đặt ra hàng loạt các yêu cầu đối với cácthành tố của hoạt động dạy học, trong đó đặc biệt lưu tâm đến PPDH phát triển phẩmchất, năng lực cho người học

Xu hướng hiện đại được hiểu là khuynh hướng, chiều hướng mang tính mới, tiêntiến Xu hướng hiện đại về phương pháp, kỹ thuật dạy học phát triển phẩm chất, nănglực được xem xét là chiều hướng lựa chọn và sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạyhọc mới, tiên tiến nhằm phát triển phẩm chất, năng lực Xu hướng hiện đại về phươngpháp, kỹ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực bao gồm các chiều hướng:

- Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học rèn luyện phương pháphọc, hình thành kĩ năng tự học, kĩ năng nghiên cứu khoa học; bồi dưỡng hứng thú vàlòng say mê học tập cho HS như dạy học bằng sơ đồ tư duy, công não, dạy học dựa trêndự án,…

- Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực,độc lập nhận thức; phát triển tư duy sáng tạo ở HS như dạy học khám phá, dạy học giảiquyết vấn đề, phương pháp trò chơi,…

- Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học hình thành và phát triển

Ngày đăng: 15/05/2024, 20:52

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan